Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO CUỐI KÌ


BỘ MÔN TRỰC QUAN HÓA VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ

ĐỀ TÀI: Báo cáo về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong
giai đoạn từ 2019 đến nửa cuối năm 2022

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Viên


Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Trúc
Lớp HP: 22C1ECO50114204
Lớp sinh viên: IVC03
MSSV: 31211026391

TP Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2022


0
MỤC LỤC BÁO CÁO
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ................................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................................................... 3
2. Mục đích của báo cáo: ............................................................................................................... 3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ......................................................................................... 4
1. Tổng quan về gạo: ...................................................................................................................... 4
1.1. Gạo: .................................................................................................................................... 4
1.2. Cách chế biến gạo: .............................................................................................................. 4
2. Xuất khẩu: ................................................................................................................................. 4
2.1. Định nghĩa hoạt động xuất khẩu: ...................................................................................... 4
2.2. Hoạt động xuất khẩu tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: ............................ 5
2.3. Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam: ................................................. 6
3. Tình hình chung của thế giới và khu vực hiện nay: .................................................................. 6
3.1. Đại dịch COVID-19: ........................................................................................................... 6
3.2. Chiến tranh Nga – Ukraine: ............................................................................................... 7
3.3. Thiên tai: ............................................................................................................................ 8
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 8
1. Quy trình thực hiện báo cáo: ..................................................................................................... 8
2. Phương pháp chọn dữ liệu:........................................................................................................ 9
3. Tiến hành thu thập dữ liệu: ....................................................................................................... 9
4. Kết quả phân tích: ................................................................................................................... 10
5. Mô tả dữ liệu: ........................................................................................................................... 10
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ............................................................................................. 11
1. Sơ lược về tình hình sản xuất gạo trong nước (giai đoạn 2019 - 2021): .................................. 11
2. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (giai đoạn 2019 – 2021): .............. 15
3. Vị trí của Việt Nam trong thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới trong những năm gần đây:18
4. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam: ............................................................................... 19
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN & GIẢI PHÁP ......................................................................................... 22
1. Kết luận: ................................................................................................................................... 22
2. Đề xuất giải pháp: .................................................................................................................... 23
2.1. Đối với nhà nước: ............................................................................................................. 23
2.2. Đối với doanh nghiệp: ...................................................................................................... 24

1
3. Hạn chế của báo cáo: ............................................................................................................... 25
4. Một số khuyến khích cho các báo cáo trong tương lai: ........................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 26

2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Như chúng ta đã biết, Việt Nam chúng ta là một nước nông nghiệp và chuyên xuất khẩu
các loại nông sản như cà phê, chè, hạt tiêu,... Và trong đó mặt hàng xuất khẩu nổi bật nhất
đó chính là gạo. Lúa gạo vừa là nguồn lương thực quan trọng, vừa là mặt hàng xuất khẩu
chiến lược của Việt Nam. Việc xuất khẩu gạo đã đóng góp một vai trò quan trọng đối với
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Những năm gần đây, ngành gạo đã có những bước
phát triển vượt bậc và đạt được nhiều kết quả.
Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, không chỉ Việt Nam mà các quốc gia trên
thế giới đều bị ảnh hưởng về nhiều mặt bởi đại dịch COVID-19 cũng như chiến tranh giữa
Nga và Ukraine. Không ngoại lệ, hoạt động xuất khẩu lúa gạo cũng là một trong số đó. Bên
cạnh đó, ngành lúa gạo Việt Nam cũng gặp nhìu khó khăn, thách thức trong quá trình hội
nhập. Vậy đối diện với các thách thức đó, làm thế nào để ta có thể tận dụng được các cơ
hội vượt qua thách thức, khắc phục những hạn chế của ngành, đẩy mạnh xuất khẩu gạo là
vấn đề đang đặt ra cần giải quyết.
2. Mục đích của báo cáo:
Qua báo cáo này, ta kỳ vọng đạt được những mục đích sau:
- Nắm được tổng quan tình hình sản xuất gạo trong nước trong bối cảnh đại dịch bùng
nổ
- Khái quát TOP 10 quốc gia tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới
- Khái quát được bức tranh xuất khẩu gạo của TOP 10 quốc gia xuất khẩu gạo lớn
nhất thế giới
- Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước
- Dự báo tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian sắp tới
3. Đối tượng, phạm vi của báo cáo:
- Đối tượng: hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, hoạt động sản xuất gạo của Việt
Nam, giá gạo trong và ngoài nước
- Phạm vi: Việt Nam và những quốc gia liên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo của
Việt Nam

3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1. Tổng quan về gạo:
1.1. Gạo:
Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc
đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ
trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt, gạo lức hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách
cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng, nếu xát rối để giữ phần lớn lượng cám bổ dưỡng thì
gọi là gạo xát rối hoặc gạo nguyên cám. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân
số thế giới.
Gạo cũng được biết đến như một loại lương thực chính trong ẩm thực châu Á, khác với
lương thực chính trong ẩm thực châu Âu, Mỹ là lúa mỳ, bột mỳ.
Gạo thật sự cần thiết cho hoạt động sống của con người khi nó là nguồn cung cấp năng
lượng cho cơ thể. Con người hấp thụ chất bột và một số vitamin từ gạo. Có khoảng 2 tỉ
người ở châu Á dùng gạo và các chế phẩm từ gạo để bổ sung 60% tới 70% nguồn năng
lượng hàng ngày cho cơ thể.
1.2. Cách chế biến gạo:
Mặc dù có nhiều cách để chế biến gạo bằng nhiều cách thức khác nhau nhưng đa số các
sản phẩm chủ yếu từ gạo là cơm. Để gạo có thể nấu thành cơm, ta phải luộc chúng trong
nước (vừa đủ) hay bằng hơi nước. Các nồi cơm điện rất phổ biến ở châu Á, đã đơn giản
hóa quá trình này. Gạo cũng có thể nấu thành cháo bằng cách cho nhiều nước hơn bình
thường. Bằng cách này gạo sẽ được bão hòa về nước và trở thành mềm, nở hơn. Các món
cháo rất dễ tiêu hóa và vì thế nó đặc biệt thích hợp cho những người bị ốm.
Khi nấu các loại gạo chưa xát bỏ hết cám, một cách thức nấu ăn giữ được các chất dinh
dưỡng gọi là Cơm GABA hay GBR có thể sử dụng. Nó bao gồm việc ngâm gạo trong
khoảng 20 giờ trong nước ấm (38 °C hay 100 °F) trước khi nấu. Quá trình này kích thích
sự nảy mầm, và nó kích hoạt các enzym có trong gạo. Bằng cách này, người ta có thể thu
giữ được nhiều amino acid hơn. Gạo có thể dùng để làm bánh (bánh cuốn, bánh đa, bánh
dày, bánh giò, bánh đa...), làm bún, nấu rượu, kẹo kéo (mạch nha).
2. Xuất khẩu:
2.1. Định nghĩa hoạt động xuất khẩu:
Theo lý luận thương mại quốc tế, xuất khẩu được xem là việc bán hàng hóa, dịch vụ ra
ngoài vùng lãnh thổ của quốc gia mình. Còn theo phương pháp tính toán cán cân thanh
toán quốc tế của IMF, đây được xem là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
Căn cứ vào Điều 28, khoản 1 của Luật thương mại 2005, khái niệm xuất khẩu được
định nghĩa như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật.”

4
Như vây, ta có thể hiểu hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài,
nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên
trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.Xuất
khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu
ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu,
khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và
tăng thu ngoại tệ.
2.2. Hoạt động xuất khẩu tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam:
Những nghiên cứu đầu tiên về tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế sử dụng
dữ liệu chéo, có thể kể đến là các nghiên cứu của Emery (1968), Kravis (1970),...
Michalopoulos và Jay (1973) xem xét mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng trong
khung lý thuyết hàm sản xuất tân cổ điển của 39 nước đang phát triển trong giai đoạn từ
năm 1960 đến năm 1973. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng, sản lượng là một hàm của
đầu tư, việc làm và xuất khẩu, đồng thời, ủng hộ quan điểm các nước đang phát triển với sự
ưu tiên xuất khẩu trải qua tốc độ tăng trưởng sản lượng cao hơn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo có một số hạn chế, nên các nghiên cứu
đã mở rộng áp dụng cho số liệu chuỗi thời gian. Có thể kể đến các nghiên cứu như của
Keong và cộng sự (2001) ước lượng mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế cho
Malaysia, giai đoạn 1959-2000; Abual- Foul (2004) nghiên cứu trường hợp của Jordan,
thời kỳ 1976-1997;... Các nghiên cứu này cũng đồng thuận rằng, tăng cường xuất khẩu có
tác động nhân quả tới tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tác động này được
thể hiện trong mối quan hệ trực tiếp giữa hai biến số và gián tiếp qua các biến số kinh tế
khác như vốn, lao động, nhập khẩu, tỷ giá (điển hình là nghiên cứu của Keong và cộng sự
(2001) với hệ VAR 6 biến). Tác động tích cực này được lập luận là kết quả của những thay
đổi cơ cấu và thể chế, như nới lỏng các hạn chế về chuyển vốn và lợi nhuận, khuyến khích
đầu tư của doanh nghiệp tư nhân nội địa, tạo ra những nhân tố thu hút đầu tư nước ngoài
(Abual - Foul, 2004), giúp quốc gia vượt qua quy mô hạn chế của thị trường nội địa.
Theo bài nghiên cứu về tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam do
hai tác giả Đinh Thị Hải Phong và Nguyễn Thị Mai Phương đến từ Học viện Tài chính đã
đăng trên Tạp chí Tài chính vào kỳ 1 tháng 8/2021 cho thấy một kết quả tác động cùng
chiều giữa hai nhân tố này. Số liệu được dùng trong bài nghiên cứu bao gồm: Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP, nghìn tỷ đồng), giá trị xuất khẩu hàng hóa (EX, tỷ USD) thu thập từ
Ngân hàng Thế giới, giai đoạn từ 1996 đến 2019. Áp dụng mô hình tự hồi quy có phân
phối trễ AEDL được thừa kế từ nghiên cứu của Persaran và cộng sự (1996), bài nghiên cứu
cho ra kết quả trong cả ngắn hạn và dài hạn như sau:

5
+ Trong ngắn hạn và trong giai đoạn nghiên cứu, GDP năm trước tăng thì cũng kích
thích GDP năm sau tiếp tục tăng. Đồng thời, giá trị xuất khẩu trong năm có đóng góp tích
cực cho GDP năm đó. Đây là một biểu hiện tích cực của tăng trưởng kinh tế tại các nước
đang phát triển, như Việt Nam. Giá trị xuất khẩu trong năm có tác động thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, thể hiện ở hệ số hồi quy mang dấu dương có ý nghĩa thống kê.
+ Trong dài hạn, giá trị xuất khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tức là
có bằng chứng về tăng trưởng kinh tế dựa trên xuất khẩu cho tình huống của Việt Nam giai
đoạn 1996-2019.
2.3. Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam:
Chính sách đổi mới năm 1986 đã mở đầu cho quá trình Việt Nam hội nhập vào nền
kinh tế thế giới và triển khai những chính sách quan trọng trong phát triển nông nghiệp,
nhờ đó sản xuất lúa gạo của Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Năm 1989, Việt Nam lần đầu
tiên xuất khẩu gạo, chấm dứt thời kỳ thiếu gạo và chuyển sang xuất khẩu.
Cho đến nay, hoạt động xuất khẩu gạo đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình
đối với nền kinh tế Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Tích lũy vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:
Trước đòi hỏi về vốn cho công nghiệp hoá đất nước, lúa gạo nước ta hiện nay vẫn giữ vị trí
cao trong các mặt hàng xuất khẩu.
Thứ hai: Cải thiện đời sống dân cư nông thôn, thực hiện CNH: Hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn. Phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo là thực sự cần thiết để nâng cao thu
nhập cho trên 70% dân số nông thôn nước ta, nhất là vùng xuất khẩu gạo.
Thứ ba: Phát huy được lợi thế trong nước: Sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam
có những lợi thế cơ bản về đất đai, về khí hậu, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực, vị trí địa lý
và cảng khẩu. Một chiến lược đúng đắn nhất phải là chiến lược khai thác được nhiều nhất
những lợi thế trong nước. Từ việc nhìn nhận đó chúng ta thấy rõ hơn sự cần thiết của xuất
khẩu gạo cũng như ii tính đúng đắn của định hướng xuất khẩu gạo.
Thứ tư: Tranh thủ cơ hội của thị trường thế giới: Theo thuyết lợi thế trong thương
mại quốc tế, các nước đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế, khi biết tận dụng
những ưu thế của phân công lao động quốc tế.
Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo cũng tranh thủ cơ hội của xu thế thương mại hoá và hội
nhập hiện nay.
3. Tình hình chung của thế giới và khu vực hiện nay:
3.1. Đại dịch COVID-19:
Như chúng ta đã biết, dịch Covid-19 đã gây ra bao nỗi ám ảnh cho mọi người trên toàn
thể mà đến nay chúng vẫn chưa thể dừng lại. Vào cuối tháng 12/2019, tại Vũ Hán – Hồ
Bắc (Trung Quốc), dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát từ một địa điểm mua bán động
vật hoang dã. Tác nhân gây bệnh tìm thấy ở người bệnh được xác định là virus Corona –

6
loại virus phổ biến gây bệnh ở động vật (khả năng cao từ dơi, tê tê hoặc rắn) nhưng đã
được biến đổi thành virus gây bệnh trên người. Nhưng đặc biệt hơn là tốc độ lây truyền của
loại virus này rất nhanh và dần lan rộng dẫn đến tình hình mất kiểm soát trên toàn thế giới.
Theo số liệu thống kê của Our World in Data, số ca nhiễm hiện nay trên toàn thế giới là
635 triệu người và số ca tử vong là 6.61 triệu người – một con số khổng lồ đáng lo ngại.
Dù hiện tại, tình hình Covid-19 ở hầu hết khắp nơi trên thế giới đã được kiểm soát nhưng
chúng chưa biến mất hoàn toàn và vẫn tồn tại những nguy hiểm tiềm tàng mà con người
phải đối mặt.
Tại Việt Nam, thời điểm ghi nhận có người nhiễm Covid-19 đầu tiên là vào ngày
23/01/2020. Với mong muốn kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan khủng khiếp này, chính
phủ đã nhiều lần đưa ra những chính sách kịp thời để đảm bảo an toàn cho người dân cả
nước. Và kết quả đã cho thấy chúng ta rất thành công trong công cuộc kiểm soát được tình
hình dịch bệnh Covid-19 khi nhận được rất nhiều sự đánh giá tích cực và công nhận trong
cộng đồng quốc tế. Song, đối với nền kinh tế của nước nhà vẫn không thể tránh khỏi những
bất cập của những chính sách ấy, đặc biệt là với hoạt động xuất khẩu.
3.2. Chiến tranh Nga – Ukraine:
Hiện nay, một trong những sự kiến khiến cả thế giới phải lo ngại đó chính là cuộc xung
đột quân sự giữa Nga – Ukraine. Cuộc khủng hoảng chính trị Nga - Ukraine hiện nay bắt
nguồn từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh đến nay, gần hơn là năm 2014 khi Nga sáp nhập
bán đảo Crimea, tiếp theo là một số bất ổn ở khu vực Donbass, phía đông của Ukraine - nơi
có hai nước Cộng hòa tự xưng là Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR).
Gần đây nhất là từ cuối năm 2021 đến nay, tình hình trở nên đặc biệt căng thẳng vào
thời điểm tháng 12/2021, Nga gửi đến Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
(NATO) bản đề nghị an ninh gồm 8 điểm, trong đó nêu rõ các quan ngại về an ninh được
coi như những “lằn ranh đỏ”, đó là: 1) Ukraine không thể trở thành thành viên của NATO;
2) NATO không tiếp tục mở rộng sang phía đông; 3) NATO quay trở lại điểm xuất phát
năm 1997, nghĩa là trước khi mở rộng sang phía đông, kết nạp các nước Đông Âu và ba
nước Cộng hòa Baltic làm thành viên mới mà Nga cho là đe dọa nghiêm trọng đến an ninh
và lợi ích chiến lược của Nga. Sau khoảng 1 tháng rưỡi, Mỹ và NATO gửi lại bản phản hồi
tới Nga kèm theo các đề nghị không được đáp ứng thỏa đáng. Theo Mỹ và NATO, tất cả
quốc gia có chủ quyền như Ukraine nếu có yêu cầu về an ninh, có thể làm đơn xin gia nhập
không chỉ NATO mà bất kỳ tổ chức nào khác phù hợp với lợi ích quốc gia của Ukraine.
Bản phản hồi cũng nhấn mạnh, việc Nga yêu cầu NATO quay trở lại điểm xuất phát năm
1997 là không hợp lý. Điều này khiến Nga cho rằng, những đề nghị chính đáng của mình
không được Mỹ và NATO coi trọng.
Xoay quanh việc Nga triển khai lực lượng quân sự lớn tới khu vực giáp biên giới với
Ukraine từ cuối tháng 11/2021, ngày 22/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công

7
bố quyết định công nhận độc lập của hai nước DPR và LPR, đồng thời điều quân đến đây
để thực hiện “nhiệm vụ gìn giữ hòa bình”. Trước nguy cơ an ninh ngày càng hiện hữu sau
khi Ukraine dự kiến ký kết một hiệp định quân sự chiến lược với Anh và Ba Lan, vào ngày
24/2/2022, Tổng thống Nga V. Putin tiếp tục tuyên bố mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở
miền Đông Ukraine, nhằm đáp lại lời đề nghị hỗ trợ bảo đảm an ninh của lãnh đạo hai
nước DPR và LPR.
3.3. Thiên tai:
Được biết, thiên tai là điều mà không một quốc gia nào trên thế giới mong muốn xảy ra
nhưng lại không thể tránh khỏi. Hằng năm, trên thế giới có rất nhiều vụ thiên tai thương
tâm gây thiệt hại về người lẫn của đã xảy ra. Điển hình như: vụ lũ quét làm hơn 150 người
ở Afghanistan mất mạng (26/08/2020); siêu bão Amphan khiến hơn 85 người thiệt mạng ở
Ấn Độ và Bangladesh (20/05/2020); cháy rừng ở Úc (2019 – 03/2020); ...
Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia hứng chịu thiên tai nhiều nhất
trên thế giới. Do đặc điểm vị trí địa lý và địa hình đa dạng nên Việt Nam thường xảy ra
nhiều loại hình thiên tai khác nhau như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập
mặn,... Thiên tai đã trở thành một phần của cuộc sống ở nơi đây, tuy nhiên biến đổi khí
hậu đã tác động mạnh mẽ đến tần suất và mức độ nghiêm trọng của những thảm họa này
trên khắp toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Trong ba thập kỷ qua, các hiện tượng thời tiết
cực đoan đã cướp đi sinh mạng của 500 người mỗi năm. Với phần lớn dân số tập trung sinh
sống ở các vùng ven biển hẹp và vùng trũng thấp của đồng bằng ven sông – những khu vực
dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai – Việt Nam nằm trong danh sách năm quốc gia có khả năng
bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Những khu vực vùng trũng thấp này từ lâu
cũng là nơi rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế quan trọng
khác, vì vậy khi thiên tai xảy ra nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Quy trình thực hiện báo cáo:
Quy trình thực hiện báo cáo trực quan bao gồm:
Bước 1: Xác định chủ đề báo cáo.
Bước 2: Mục tiêu báo cáo hướng đến.
Bước 3: Cơ sở lý thuyết : Dựa trên các nghiên cứu về xuất khẩu nói chung và xuất khẩu
gạo nói riêng tác động đến nền kinh tế của Việt Nam, một số vấn đề ảnh hưởng đến
xuất khẩu gạo
Bước 4: Xác định dữ liệu cần thiết: dựa trên mục đích của báo cáo
Bước 5: Xử lí số liệu

8
- Thu thập dữ liệu
- Làm sạch dữ liệu
- Cài đặt bộ dữ liệu vào Power BI
- Thực hiện các trực quan theo nhu cầu cá nhân
Bước 6: Kết quả trực quan
Bước 7: Kết luận và nhận xét
2. Phương pháp chọn dữ liệu:
- Đối tượng hướng đến:
+ Tình hình sản xuất gạo trong nước
+ Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
+ Top 10 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới
+ Tình hình giá gạo
+ Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
- Giai đoạn cần nghiên cứu: 2019 đến 10 tháng đầu năm 2022
- Yếu tố quan tâm:
+ Tình hình sản xuất gạo trong nước (2019-2021): sản lượng theo khu vực
(nghìn tấn), diện tích trồng lúa theo khu vực (nghìn ha)
+ Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (2019-2021): lượng
(nghìn tấn), trị giá (triệu USD)
+ Top 10 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới (2019-2021): lượng (nghìn
tấn)
+ Tình hình giá gạo (2019 – 09/2022): giá gạo thế giới (USD/Tấn), giá gạo Việt
Nam (USD/Tấn)
+ Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (2019 – 10/2022): lượng (nghìn tấn),
kim ngạch xuất khẩu (nghìn USD)
3. Tiến hành thu thập dữ liệu:
Các thông tin dữ liệu trên được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể như sau:
- Tình hình sản xuất gạo trong nước (2019-2021): Tổng Cục thống kê
(gso.gov.vn)
9
- Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (2019-2021): Tổng Cục
thống kê (gso.gov.vn)
- Top 10 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới (2019-2021): Tradologie
(tradologie.com), Wikipedia (wikipedia.com), Statista (statista.com)
- Tình hình giá gạo (2019 – 09/2022): Tổng Cục thống kê (gso.gov.com),
indexmundi (indexmundi.com)
- Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (2019 – 10/2022): Bảng thống kê số liệu
từ Tổng Cục Hải quan qua các năm
4. Kết quả phân tích:
Dùng Excel để sàn lọc dữ liệu và dùng Power BI để trực quan hóa dữ liệu
5. Mô tả dữ liệu:
BẢNG MÔ TẢ DỮ LIỆU
CỘT KIỂU DỮ LIỆU

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠO TRONG NƯỚC

Khu vực Văn bản

Năm Số nguyên

Diện tích (nghìn ha) Số thập phân

Sản lượng (nghìn tấn) Số thập phân

Năng suất sản xuất Số thập phân

MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM

Mặt hàng Văn bản

Năm Số nguyên

Lượng (nghìn tấn) Số thập phân

Trị giá (triệu USD) Số thập phân

TOP 10 QUỐC GIA XUẤT KHẨU GẠO LỚN NHẤT THẾ GIỚI

10
Quốc gia Văn bản

Năm Số nguyên

Lượng gạo xuất khẩu (nghìn tấn) Số nguyên

TÌNH HÌNH GIÁ GẠO

Năm Văn bản

Giá gạo thế giới (USD/Tấn) Số thập phân

Giá gạo VN (USD/Tấn) Số thập phân

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

Thị trường Văn bản

Năm Văn bản

Lượng gạo (nghìn tấn) Số thập phân

Kim ngạch xuất khẩu (nghìn USD) Số thập phân

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ


1. Sơ lược về tình hình sản xuất gạo trong nước (giai đoạn 2019 - 2021):
Trong bối cảnh nông nghiệp đang được đẩy mạnh, cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng
nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững là hướng đi cần thiết. Với mục tiêu: Đáp ứng đầy
đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất
lượng, giá trị dinh dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; hình thành và nâng cao hiệu
quả chuỗi giá trị lúa gạo; nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng;
xuất khẩu gạo đạt chất lượng và giá trị cao. Từ thế độc canh cây lúa chuyển sang đa dạng
hóa các loại cây trồng, phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Mục tiêu đề ra là thế nhưng trên thực tế khi thực hiện hóa, chúng ta lại gặp khá nhiều
yếu tố bất lợi trong giai đoạn này. Nhưng liệu điều đó có thật sự ảnh hưởng đến sự phát
triển của ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam không? Chúng ta hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu.

11
Đầu tiên, chúng ta cần có cái nhìn sơ lược về quy mô canh tác trồng lúa cũng như sản
lượng mà chúng ta thu được trên toàn lãnh thổ trong giai đoạn 2019 – 2021 thông qua bảng
1 dưới đây:

Như bảng 1 đã thể hiện, nếu lấy năm 2019 làm gốc thì ta có thể đánh giá rằng: tình hình
canh tác ruộng lúa trên cả nước có xu hướng giảm ở năm 2020 (giảm 436 nghìn ha so với
năm 2019) và tăng nhẹ nhưng không đáng kể ở năm 2021 (giảm 79.8 nghìn ha so với năm
trước đó). Theo một số nguồn thông tin cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc giảm diện tích
đất canh tác trong 2020 là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, chuyển đổi mùa vụ và gặp khó khăn từ ảnh hưởng của thời tiết và tình trạng ấy vẫn
tiếp tục xảy ra trong năm 2021. Ngoài ra, ta cũng có thể thấy được tỉ lệ thuận (cùng giảm)
giữa diện tích canh tác và sản lượng thu được trong năm 2020 và tỉ lệ nghịch (diện tích
giảm nhưng sản lượng tăng) giữa diện tích và sản lượng trong năm 2021. Nhưng điểm sáng
nổi bật khiến chúng ta phải chú ý tới ở bảng trên đó chính là cột năng suất sản xuất lúa gạo.
Mặc dù diện tích giảm theo thời gian nhưng năng suất sản xuất là tăng dần. Dù không tăng
đột biến nhưng nó lại thể hiện sự bền vững trong tăng trưởng ngành lúa gạo của nước ta.
Đây là một kết quả tốt mà chúng ta đều mong muốn duy trì. Điều nay cho thấy các chính
sách sử dụng đất trồng lúa được áp dụng một cách đúng đắn và cũng như công tác dự báo
thiên tai chính xác đã giúp cho bà con nông dân có thể khai thác được hiệu quả quỹ đất
canh tác này. Đồng thời cũng cho thấy được tình hình dịch Covid-19 là không ảnh hưởng
đến tình hình sản xuất gạo trong những năm này.
Theo số liệu được thống kê từ nhiều năm qua, nước ta có 69 khu vực trên toàn quốc
canh tác trồng lúa. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long luôn là nơi có diện tích trồng lúa
và sản lượng lớn nhất nước ta. Và điều đó cũng không ngoại lệ trong giai đoạn 2019 –
2021.

12
Cụ thể biểu đồ 1 thể hiện tổng quát phần trăm diện tích cũng như sản lượng lúa thu
hoạch được so với tổng diện tích và tổng sản lượng về lúa gạo của cả nước trong giai đoạn
2019 - 2021. Ấn tượng đầu tiên khi nhìn vào biểu đồ này đó chính là khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long chiếm số phần trăm chênh lệch khá lớn so với 65 khu vực còn lại về cả
diện tích lẫn sản lượng gạo thu hoạch được từ năm 2019-2022. Và con số trăm của Đồng
bằng sông Cửu Long cho hai tiêu chí trên cũng không thay đổi quá lớn trong ba năm mà
bài nghiên cứu xem xét. Cụ thể như sau: trong ba năm 2019, 2020, 2021 lần lượt Đồng
bằng sông Cửu Long chiếm 27.24%, 27.23%, 26.93% về diện tích trồng lúa và chiếm
27.94%, 27.86%, 27.74% về sản lượng lúa gạo so với cả nước (xem chi tiết từng năm trong
Power BI). Điều này cũng dễ hiểu khi từ trước đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long luôn
được nhắc đến là vựa lúa số một Việt Nam và luôn không ngừng phát triển trong ngành
nông nghiệp gắn liền với tên tuổi nước nhà này. Được biết đây cũng là khu vực giữ vai trò
là nguồn cung lớn nhất cho xuất khẩu gạo của Việt Nam từ trước đến nay. Đứng ở vị trí thứ

13
2 và 3 trong bảng xếp hạng khu vực “lớn” trong ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam
trong giai đoạn 2019 – 2021 lần lượt là Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung và Đồng
bằng sông Hồng (xem chi tiết qua Power BI). Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn này các
khu vực vẫn giữa mức ổn định trong việc sản xuất lúa gạo. Top 3 vựa lúa lớn nhất Việt
Nam vẫn giữ nguyên so với các giai đoạn trước. Có thể lý giải cho điều này là do các điều
kiện thiên nhiên ở những vùng này ưu đãi và thích hợp cho ngành nông nghiệp lúa nước.
Điển hình như ở Đồng bằng sông Cửu Long – nơi có đất phù sa ngọt được bồi đắp phù sa
hằng năm, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu; có mạng
lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho việc cung cấp nước để sản xuất lúa.
Là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, nhưng liệu Đồng bằng sông Cửu Long có phải là nơi
có năng suất sản xuất lúa gạo lớn nhất nước ta không? Điều này sẽ được trả lời trong biểu
đồ 2 dưới đây:

Biểu đồ 2 thể hiện tổng năng suất sản xuất gạo trong giai đoạn từ 2019-2021. Kết quả
của biểu đồ cho thấy Phú Yên là tỉnh có năng suất sản xuất gạo cao nhất cao nhất trong ba
năm với tổng năng suất là 20.92 (tấn/ha) bao gồm: 2019: 6.73 (tấn/ha); 2020: 7.12 (tấn/ha);
2021: 7.07 (tấn/ha) (xem chi tiết trong Power BI). Như vậy, dù là vựa lúa lớn nhất Việt
Nam nhưng Đồng bằng sông Cửu Long lại đứng ở vị trí thứ 25 với tống năng suất là 18.23
(tấn/ha) (thấp hơn vị trí đầu tiên 2.69 tấn/ha) trong bảng xếp hạng năng suất sản xuất gạo

14
trên toàn quốc. Điều này là kết quả của việc áp dụng những tiến bộ của khoa học và kĩ
thuật vào sản xuất, tích cực trong việc thay đổi tập quán của người trồng lúa cùng những
giải pháp sử dụng lúa giống của chính quyền và bà con tại Phú Yên. Bên cạnh đó, biểu đồ
cũng cho thấy được khu vực có năng suất sản xuất lúa thấp nhất là Bình Phước với tổng
năng suất trong toàn giai đoạn này là 10.83 tấn/ha. Lý do giải thích cho kết quả này được
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng là do điều kiện tự nhiên, đất đai và thổ
nhưỡng của tỉnh không phù hợp với phát triển, thâm canh cây lúa, dẫn đến việc giảm diện
tích đất trồng lúa nên năng suất cây lúa đạt thấp.
2. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (giai đoạn 2019 –
2021):
Trước nhận định và đánh giá chi tiết về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, chúng ta
cần xem xét sơ qua tầm quan trọng của xuất khẩu gạo trong việc xuất khẩu nông sản của
quốc gia. Cụ thể, ta sẽ so sánh giữa 5 mặt hàng nông sản chủ yếu được Việt Nam đẩy mạnh
xuất khẩu, trong đó có gạo.

Bảng trên là bảng thống kế về trị giá xuất khẩu (triệu USD) cũng như số lượng xuất
khẩu (nghìn tấn) của năm mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong giai
đoạn từ 2019 đến 2021. Thông qua bảng trên, ta thấy được tổng trị giá xuất của 5 ngành
hàng trên trong ba năm đại dịch là 31,066.9 triệu USD chiếm 53.08% trên tổng kim ngạch

15
xuất khẩu nông sản chính gồm 8 mặt hàng của quốc gia trong giai đoạn 2019-2021 là 58.53
tỷ USD (số liệu được thu thập từ Tổng Cục thống kê). Như vậ29.6y, 5 mặt hàng này được
xem là có tỉ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam.
Để đánh giá được vai trò của xuất khẩu gạo trong bài toán xuất khẩu nông sản chính
của Việt Nam, ta cùng quan sát biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ 3: TỔNG QUÁT VỀ

Đầu tiên, chúng xét về lượng xuất khẩu của các mặt hàng trên. Có thể thấy trong 3 năm
đại dịch thì nhu cầu về lúa gạo là vẫn rất lớn trên toàn thế giới thế nên lượng gạo xuất khẩu
của Việt Nam đã có số lượng xuất đi áp đảo so với các mặt hàng còn lại, chiếm 71.33%.
Thế nhưng có vẻ như giá gạo xuất khẩu lại thấp hơn khá nhiều so với giá hạt điều nhân khi
lượng điều xuất ra chỉ chiếm 1.55% nhưng lại dẫn đầu về trị giá xuất khẩu (32.79%). Trong
khi đó, trị giá xuất khẩu gạo chỉ đứng ở vị trí thứ 2 với tỉ trọng là 29.66%. Cây điều là một
loại cây rất khó trồng và thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch phải mất từ 2 đến 3 năm.
Vì vậy, việc giá điều cao hơn giá gạo là điều chúng ta có thể hiểu được. Nhưng việc có sự
chênh lệch về trị giá như vậy sẽ rất dễ khiến cho bà con nông dân có xu hướng chuyển từ
trồng lúa sang đầu tư trồng điều, điển hình là khu vực Bình Phước.
*Tình hình giá gạo xuất khẩu trong giai đoạn từ 2019 đến 09/2022:
Do có đề cập đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nên chúng ta sẽ lướt sơ qua về xu
hướng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và thế giới:

16
Trong giai đoạn nay, nhìn chung thì giá gạo xuất khẩu trung bình của thế giới và Việt
Nam hầu như có xu hướng biến động tương tư nhau. Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy
được giá gạo xuất khẩu của Việt Nam (đường màu đỏ) luôn nằm ở phía trên giá gạo trung
bình của thế giới, nghĩa là mức giá của xuất khẩu gạo Việt Nam luôn cao hơn mức giá xuất
khẩu gạo trung bình của thế giới. Trong giai đoạn 2019 - 2021, ta thấy giá gạo xuất khẩu có
xu hướng tăng lên ở cả thế giới và Việt Nam trong năm 2020 và tiếp tục tăng nhẹ ở Việt
Nam trong năm 2021 nhưng lại giảm trên thế giới. Riêng trong năm 2022, giá gạo xuất
khẩu ở thế giới và Việt Nam đều có biến động mạnh qua các tháng. Giá gạo xuất khẩu cao
nhất của Việt Nam là vào tháng 4 (497 USD/Tấn) và thấp nhất vào tháng 9 (472
USD/Tấn). Như vây giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam năm 2022 sẽ được dự
đoán nằm trong khoảng 480 - 490 USD/Tấn. Trong khi đó, mức giá trung bình cao nhất
cho xuất khẩu gạo trên thế giới được xác định thấp nhất vào tháng 3 (422 USD/Tấn) và cao
nhất vào tháng 5 (464 USD/Tấn). Khoảng biến động của giá gạo xuất khẩu trung bình trên
thế giới cũng khá rộng (42 USD/Tấn). Vì vậy, sẽ rất khó để dự đoán được mức giá trung
bình của xuất khẩu gạo trên thế giới. Ở khoảng giữa năm 2022, giá gạo xuất khẩu tăng tại
Việt Nam được cho là do các tuyến giao thương với Trung Quốc mở lại sau đại dịch
Covid-19, cùng với việc nhiều người có nhu cầu tìm kiếm nguồn hàng thay thế do cuộc
khủng hoảng Ukraine. Động thái hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ do ảnh hưởng của hạn
hán và mất mùa vào đầu tháng 9 này cũng được dự báo sẽ tạo hiệu ứng đẩy giá gạo toàn
cầu lên cao do sụt giảm về nguồn cung lúa gạo.

17
3. Vị trí của Việt Nam trong thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới trong những
năm gần đây:

Như chúng ta đã biết, từ trước đến nay, Ấn Độ luôn là quốc gia xuất khẩu gạo nhiều
nhất trên thế giới. Lượng gạo Ấn Độ xuất khẩu hằng năm lên đến hơn 10 triệu tấn và luôn
chiếm thị phần áp đảo khoảng 35% lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới. Và trong giai
đoạn được đề cập trong biểu đồ 5 cũng không ngoại lệ. Vì vậy, mọi thay đổi của Ấn Độ
trong việc xuất khẩu gạo đều ảnh hưởng đến các quốc gia xuất khẩu gạo khác trên thế giới.
Cũng theo biểu đồ 5 cho thấy, xuất khẩu gạo Việt Nam hiện đang ở vị trí thứ 3 sau Thái
Lan. Thế nhưng hiện nay Việt Nam cũng không ngừng nỗ lực để vươn lên vị trí thứ 2 khi

18
kết quả cho thấy ở năm 2019 và 2021 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã đánh bại được
Thái Lan (Năm 2019 và 2021 Việt Nam chiếm lần lượt là 14.15% và 13.14% trong khi
Thái Lan chiếm lần lượt là 13.71% và 12.35% tổng lượng gạo xuất khẩu trên thế giới) và
đạt được thứ hạng mong muốn trong bảng xếp hạng xuất khẩu gạo thế giới. Gần đây, nửa
cuối năm 2022, khi chịu ảnh hưởng do hạn hán và mất mùa thì vào ngày 8/9, Tổng cục
Ngoại Thương Ấn Độ ban hành thông báo, quyết định cấm xuất khẩu gạo tấm, mã HS
1006 4.000, có hiệu lực kể từ ngày 9/9/2022. Điều này sẽ dẫn đến sự giảm sụt trong lượng
gạo được xuất ra từ Ấn Độ cũng như là cơ hội cho Việt Nam tăng lượng gạo xuất khẩu khi
bù đắp vào phần thâm hụt đó trên thị trường thế giới.
4. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam:
Đến đây, chúng ta sẽ phân tích chi tiết về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong
giai đoạn 2019 đến tháng 10/2022 thông qua các biểu đồ sau.
Năm 2019: Năm 2020:

Năm 2021: 10 tháng đầu năm 2022:

Đây là thống kê tổng lượng gạo và tổng kim ngạch của Việt Nam trong xuất khẩu gạo
trong giai đoạn 2019 đến tháng 10/2022. Nhìn chung thì lượng gạo xuất ra cũng như kim
ngạch thu về của quốc gia trong hoạt động này đều tăng qua các năm mặc dù không tăng
đột biến nhưng lại đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững. Đây là một kết quả đáng
mong đợt khi những yếu tố, vấn đề tiêu cực của giai đoạn này không ảnh hưởng quá nhiều
đến hoạt động xuất xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Vậy lượng gạo xuất ra sẽ về đâu và kim ngạch mà chúng ta thu về được là từ những thị
trường nào cũng là một bức tranh mà chúng ta cần phải quan tâm đến.

19
Như vậy, gạo của Việt Nam đã có mặt trên 31 quốc gia trên toàn thế giới. Biểu đồ 6 thể
hiện vị trí của các quốc gia nhập khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn 2019 đến tháng
10/2022. Các thị trường này tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, châu Phi và một số
nước ở châu Âu.
Biểu đồ 7: Thị phần của các thị trường trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong giai đoạn 2019 – tháng 10/2022

20
Để đánh giá xem đâu là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam, ta sẽ sử
dụng biểu đồ 7 để phân tích. Trong giai đoạn 3 năm 10 tháng này, Philipine luôn là thị
trường dẫn đầu về cả kim ngạch lẫn sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trong năm
2019, sản lượng gạo của Việt Nam được xuất sang Phillipine chiếm 41.38% trên tổng sản
lượng gạo xuất khẩu và kim ngạch chiếm 38.59% trên tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. Con
số này tiếp tục tăng thêm 0.97% về sản lượng và 1.67% về kim ngạch trong năm 2020 so
với năm 2019. Đến năm 2021, đà tăng trưởng vẫn tiếp tục diễn ra và càng mạnh mẽ hơn
khi tăng thêm 2.39% về sản lượng và 3.26% về kim ngạch trong năm 2021 so với năm
trước đó (2020). Trong 10 tháng đầu năm 2022, Phillipine lại tạo ra kỉ lục mới khi chiếm
51.36% về sản lượng và 49.37% về kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta. Việc Phillipine
trở thành thị trường lớn nhất về xuất khẩu gạo không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế
giới là do dân số ở quốc gia này lên đến 100 triệu người, nhưng với điều kiện thổ nhưỡng
khu vực chủ yếu là các đảo không có đồng bằng và khí hậu ít thuận lợi nên việc cung cấp
hoàn toàn nhu cầu gạo trong nước là rất khó. Bên cạnh đó, phần đông người tiêu dùng tại
Phillipine có thu nhập ở mức trung bình nên có nhu cầu sử dụng mặt hàng gạo có giá cả
phải chăng là chủ yếu. Từ trước khi Phillipine dẫn đầu về thị trường xuất khẩu gạo của
Việt Nam, Trung Quốc là đã từng là quốc gia nhập khẩu gạo Việt nhiều nhất. Nhưng điều
đó đã không còn chính xác trong giai đoạn 2019 đến nay. Trung Quốc đã bị tuột hạng và
trở thành vị trí thứ 2 với sản lượng chiếm 14.64% tổng lượng xuất khẩu trong giai đoạn và
kim ngạch chiếm 15.53% tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn. Với một quốc gia
đông dân nhất thế giới và có nền văn hóa tiêu thụ số lượng gạo lớn hằng năm, lý do được
đưa ra để giải thích cho việc giảm nhập khẩu gạo Việt trong giai đoạn này là do chính sách
hạn chế xuất nhập khẩu “Zero Covid” vẫn đang được thị trường này theo đuổi khiến việc
xuất khẩu gạo đến thị trường này trở nên khó khăn. Ngoài ra, trong năm 2022, Trung Quốc
đẩy mạnh nhập khẩu gạo tấm giá rẻ từ Ấn Độ và Pakistan để thay thế khẩu phần thức ăn
chăn nuôi trong bối cảnh giá lúa mì, lúa mạch tăng cao do xung đột Nga-Ukraine dẫn đến
việc tăng mạnh nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Lào… nhưng giảm mạnh
nhập khẩu từ Việt Nam và Myanmar.
Ở thị trường châu Âu, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam bao gồm: Tây Ban Nha,
Pháp, Hà Lan, Bỉ, Phần Lan, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ. Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam tại
thị trường châu Âu như sau: năm 2019: kim ngạch 0.56%, sản lượng 0.48%; năm 2020:
kim ngạch 0.6%, sản lượng: 0.54%; năm 2021: kim ngạch 0.75%, sản lượng 0.61%; 10
tháng đầu năm 2022: kim ngạch 0.96%, sản lượng 0.71% (xem chi tiết trong Power BI).
Như vậy, ta có thể thấy được thị phần của gạo Việt trên thị trường này là rất thấp nhưng
vẫn có xu hướng tăng dần theo thời gian.

21
Tóm lại, dù chịu nhiều áp lực về tình hình dịch bệnh, chiến tranh và thiên tai, song hoạt
động xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn vận hành tốt và ổn định trong giai đoạn này. Trong
tương lai xu hướng này vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt và ổn định dựa trên tình hình thực tế.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN & GIẢI PHÁP


1. Kết luận:
Qua phân tích trên, ta thấy được ngành lúa gạo đối với Việt Nam đóng một vai trò rất
quan trọng. Về vấn đề trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu gạo cũng giúp tăng thu nhập của
người nông dân đặc biệt ở các vùng chuyên canh lúa nước, đời sống người dân phụ thuộc
chủ yếu vào cây lúa. Ngoài ra còn giúp giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa trong
nước. Khi thực hiện tăng cường xuất khẩu thì kéo theo nó là vấn đề xay xát, chế biến phát
triển, vấn đề vận chuyển hàng hoá …những công tác trên thu hút khá nhiều lao động từ
không có trình độ kỹ thuật, quản lý đến có trình độ cao. Việc tạo việc làm ổn định cũng
chính là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập, ổn định xã hội.
Xuất khẩu gạo hay xuất khẩu hàng hoá nông sản nói chung có tác động to lớn đến nền
kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất cả các lợi thế tương đối cũng như tuyệt đối của Việt
Nam trong quá trình hội nhập. Trong quá trình sản xuất lúa gạo, Việt Nam đã thu đước
những kết quả to lớn từ một nước nhập khẩu trở thành một nước xuất khẩu thứ hai thế giới.
Trước tình hình Ấn Độ đưa ra những chính sách hạn chế việc xuất khẩu gạo làm mất đi
nguồn cung gạo khá lớn từ quốc gia này trên thế giới cùng với cuộc xung đột giữa Nga-
Ukraine khiến cho những quốc gia chủ yếu sử dụng lúa mì làm lương thực chính nay cũng
chuyển sang tìm nguồn cung gạo để bổ sung vào phần thiếu hụt của lúa mì thì tiềm năng và
cơ hội cho suất khẩu gạo của Việt Nam là quá lớn. Vì thế dự báo được đưa ra là xuất khẩu
gạo về cả số lượng và giá trị đều sẽ tăng trong thời gian sắp tới.

22
Tuy nhiên xuất khẩu gạo Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Nhiều
khó khăn khiến ngành lúa gạo chịu không ít áp lực về thị trường, tăng sản lượng và chất
lượng sản phẩm trong thời gian qua. Vì vậy, cần phải có giải pháp cụ thể cho vấn đề này.
2. Đề xuất giải pháp:
2.1. Đối với nhà nước:
Trước hết, về Quy hoạch lại sản xuất lúa gạo.
- Nhà nước cần có các biện pháp quy hoạch lại sản xuất lúa gạo nhằm nâng cao sản
lượng gạo của cả nước đảm bảo đến năm 2030, các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu ổn
định, hiệu quả và bền vững, đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới
về chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Trên cơ sở Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành Nông nghiệp đến năm 2020 và tầm
nhìn đến 2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần hướng dẫn các địa phương
rà soát quy hoạch cho phù hợp với điều kiện cụ thể, phát triển những ngành hàng có lợi
thế của địa phương.
- Thông qua hệ thống khuyến nông để chuyển tải các tiến bộ kỹ thuật mới đến nông dân
và hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất theo qui hoạch, sử dụng các công nghệ canh
tác mới, giống mới, đảm bảo nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản
hàng hóa.
- Thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho người nông dân, việc này cần chú trọng ngay
từ các thế hệ nông dân trẻ. Trước tiên là giáo dục nhận thức cho họ, sau đó là đào tạo về
kỹ thuật, nâng cao khả năng tiếp nhận công nghệ,… Để hướng tới xây dựng một nền
nông nghiệp hiện đại cần phải có nông dân có trình độ. Bên cạnh đó, đào tạo các cán bộ
nghiên cứu, cán bộ khuyến nông để giúp nông dân áp dụng công nghệ và kĩ thuật vào
sản xuất.
- Phát triển thương hiệu gạo vùng, địa phương thông qua phát triển thương hiệu gạo
vùng, địa phương đã được bảo hộ. Xây dựng và phát triển mới các thương hiệu gạo
vùng, địa phương. Ưu tiên lựa chọn 3 giống gạo đặc sản tại vùng đồng bằng sông Cửu
Long để hỗ trợ xây dựng, phát triển thành thương hiệu gạo vùng, địa phương hướng tới
trở thành thương hiệu quốc gia, bao gồm: giống jasmine, giống lúa thơm và giống nếp
đặc sản.
Thứ hai, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu mua gạo tạm trữ xuất khẩu và chính
sách trợ giá cho nông dân.
- Trong cơ chế thị trường, giá cả biến động theo qui luật cung cầu, đa số các mặt hàng
nông sản là loại hàng hóa thường sản xuất theo thời vụ, tiêu thụ cả năm, nên có nơi, có
lúc vào vụ thu hoạch tiêu thụ không kịp giá bị rớt, nhất là khi được mùa lớn. Để hạn chế

23
tình trạng này, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu mua gạo tạm trữ
xuất khẩu và có chính sách trợ giá cho nông dân.
Thứ ba, hợp tác với các quốc gia xuất khẩu gạo lớn để chiếm lĩnh thị trường.
- Vấn đề của Việt Nam là không có đủ gạo có chất lượng cao để xuất khẩu, trong khi gạo
chất lượng thấp và gạo 25% tấm rất nhiều nhưng lại rất khó xuất khẩu, do nhu cầu thị
trường đối với loại gạo này thấp và phải cạnh tranh với gạo của Ấn Độ và Pakistan có
giá thấp hơn nên gạo chất lượng thấp và gạo 25% tấm của Việt Nam rơi vào tình trạng ế
ẩm. Đã đến lúc Việt Nam và các quốc gia xuất khẩu gạo chủ đạo trong khu vực phải
hợp tác thành một khối, nhằm cạnh tranh và giành lại lợi thế trên thị trường gạo quốc tế.
2.2. Đối với doanh nghiệp:
Trước hết, cần ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến gạo xuất khẩu.
- Một yếu tố quan trọng gây hạn chế chất lượng gạo là công nghệ sau thu hoạch. Hoàn
thiện công nghệ sau thu hoạch: cần quan tâm đầu tư nâng cấp công nghệ thu hoạch, bảo
quản sau thu hoạch (dùng máy sấy thay cho phơi thóc bằng ánh sáng mặt trời). Tăng
cường đầu tư cho công nghiệp xay xát, chế biến gạo, áp dụng các công nghệ tiên tiến
trong tạm trữ như sử dụng khí cacbon dioxit, nitơ, công nghệ bảo quản mát. Hệ thống
cơ sở vật chất phục vụ cho việc cung cấp cây giống, khuyến nông, mua, bảo quản, tồn
trữ, vận chuyển, bốc xếp… phải thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn ISO, đặc biệt là ở
những vùng trọng điểm lúa gạo xuất khẩu.
Thứ hai, cần có giải pháp về phát triển thị trường.
- Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về xuất khẩu gạo như hiện nay và
những năm tới, các doanh nghiệp Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp
hữu hiệu về thị trường ngoài nước. Để tăng sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên
thị trường thế giới cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, không chỉ là tăng năng suất và
chất lượng sản xuất trong nước để giảm chi phí, mà còn phải mở rộng và ổn định thị
trường theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, đảm bảo chữ tín với khách hàng, tăng
cường tiếp thị, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường… Các giải pháp cụ thể như:
Nghiên cứu thị trường, Lựa chọn các thị trường mục tiêu.
Thứ ba, cần có giải pháp về xúc tiến thương mại.
- Các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm:
nghiên cứu thị trường; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm,... bằng cách thực hiện các
chiến dịch quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm, lập văn phòng đại diện ở nước
ngoài,…
- Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước trong vấn đề thị trường, các doanh nghiệp phải chủ
động tìm bạn hàng và phương thức kinh doanh thích hợp để xâm nhập, duy trì và mở
rộng chỗ đứng trên thị trường gạo thế giới. Các doanh nghiệp cần đa dạng hóa khách
hàng và tận dụng cả những hợp đồng có khối lượng không lớn; đồng thời cũng có thể

24
thiết lập quan hệ với các tập đoàn xuyên quốc gia là những tổ chức kinh tế vững mạnh
có tầm hoạt động rộng, sự am hiểu về thị trường và khả năng về vốn lớn để đảm bảo thị
trường xuất khẩu ổn định.
3. Hạn chế của báo cáo:
Trong quá trình thực hiện báo cáo, em rút ra được một số hạn chế như sau:
- Nguồn dữ liệu hạn hẹp, góp nhặt dữ liệu từ nhiều nơi.
- Cách phân tích và nhận xét còn hạn chế
4. Một số khuyến khích cho các báo cáo trong tương lai:
Báo cáo trên cho thấy được tình hình của hoạt động xuất khẩu Việt Nam trong một giai
đoạn ngắn chưa bao quát được tình hình phát triển thực tế của hoạt động này. Các báo cáo
sau có thể tham khảo báo cáo này nhưng nên sử dụng một mẫu gồm nhiều năm hơn để bao
quát được tình hình.

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Wikipedia contributors. (2022, November 9). Gạo. https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A1o
Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11. (n.d.). Copyright © 2011 by thuvienphapluat.vn.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-Thuong-mai-2005-36-2005-QH11-
2633.aspx
Tác động tích cực từ xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. (2021, August 28).
TapChiTaiChinh. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tac-dong-tich-cuc-tu-xuat-
khau-hang-hoa-toi-tang-truong-kinh-te-cua-viet-nam-338014.html
Một số nét chính trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. (2021, July 25). Tạp Chí Công Thương.
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-net-chinh-trong-xuat-khau-gao-cua-viet-nam-
82542.htm
CẬP NHẬT CÁC KIẾN THỨC VÀ THÔNG TIN VỀ DỊCH COVID-19. (n.d.).
https://hongngochospital.vn/tong-quan-covid-19
MỘT SỐ LÝ GIẢI VỀ CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE HIỆN NAY VÀ TÍNH TOÁN CHIẾN
LƯỢC CỦA CÁC. (2022, March 18). https://tuyengiao.vn/the-gioi/mot-so-ly-giai-ve-cuoc-
xung-dot-nga-ukraine-hien-nay-va-tinh-toan-chien-luoc-cua-cac-ben-138175
Anh, T. (2020, December 30). 10 thảm hoạ thiên tai dị thường không thể quên khắp thế giới trong
năm 2020. https://laodong.vn/photo/10-tham-hoa-thien-tai-di-thuong-khong-the-quen-
khap-the-gioi-trong-nam-2020-866120.ldo
Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. (2020, May 30). Tạp Chí Công
Thương. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/de-xuat-giai-phap-thuc-day-xuat-khau-mat-
hang-gao-cua-viet-nam-71979.htm
TRUNG QUỐC GIẢM MẠNH NHẬP KHẨU GẠO NẾP VIỆT. (2022, September 27).
https://vietnamnet.vn/trung-quoc-giam-manh-nhap-khau-gao-nep-viet-2064147.html
Ngọc Á. (2022, September 18). Gạo Việt sẽ chiếm lĩnh thị trường thế giới. Báo Kinh Tế Đô Thị.
https://kinhtedothi.vn/gao-viet-se-chiem-linh-thi-truong-the-gioi.html

26

You might also like