Chức Năng Của Giao Tiếp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHỨC NĂNG CỦA GIAO TIẾP

1. Nhóm chức năng xã hội

1.1. Chức năng thông tin:


Ø Chức năng thông tin được biểu hiện ở khía cạnh truyền thông
(trao đổi thông tin) của giao tiếp.
Ø Qua giao tiếp, con người trao đổi cho nhau những thông tin nhất
định.
Ä Vd: người thư ký báo cáo lại kết quả của buổi làm việc với một
đối tác theo ủy quyền của giám đốc, giám đốc đưa ra những yêu cầu chỉ
thị mới đối với người thư ký.

1.2. Chức năng tổ chức, phối hợp hành động:


Ø Trong một tổ chức, một công việc thường do nhiều bộ phận,
nhiều người cùng thực hiện, để hoàn thành công việc một cách tốt đẹp thì
phải biết phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.
Ø Muốn được vậy, họ phải gặp nhau trao đổi, phân công nhiệm vụ
cho bộ phận, từng người..., trong quá trình thực hiện phải có những “tín
hiệu” để mọi người làm thống nhất.
Ä Vd: trước đây, khi chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, các
chiến sĩ kéo pháo đã “hò dô” để phối hợp hành động.

1.3. Chức năng điều khiển: ( đây là một chức năng rất quan trọng của
giao tiếp).
Ø Được thể hiện ở khía cạnh ảnh hưởng tác động qua lại của giao
tiếp.
Ø Một người có khả năng lãnh đạo chính là người đó biết “thu
phục lòng người”, lời nói của người đó có “trọng lượng” đối với người
khác.

1.4. Chức năng phê bình và tự phê bình:


Ø Trong xã hội, mỗi con người là một “chiếc gương”, giao tiếp với
họ chính là chúng ta tự soi mình, tự nhận ra ưu điểm và nhược điểm của
mình.

¬Câu hỏi: (trong file)


Nêu và giải thích các chức năng của giao tiếp?

2. Nhóm chức năng tâm lí:

2.1. Chức năng động viên, khích lệ:


Ø Chức năng động viên, khích lệ của giao tiếp liên quan đến lĩnh
vực cảm xúc trong đời sống tâm lí con người.
Ø Một lời khen chân tình được đưa ra kịp thời, một sự quan tâm
được thể hiện đúng lúc có thể làm người đó tự tin hơn.

2.2. Chức năng thiết lập, phát triển, củng cố các mối quan hệ:
Ø Giao tiêp không chỉ là mối quan hệ giữa con người với con
người mà còn là cách thức để con người thiết lập các mối quan hệ mới.
Ø Mối quan hệ này có trở nên bền chặt hay không, điều này phụ
thuộc nhiều vào quá trình giao tiếp.

2.3. Chức năng cân bằng cảm xúc:


Ø Trong giao tiếp, chúng ta mới tìm được sự đồng cảm, cảm thông
và giải tỏa được cảm xúc của mình.

2.4. Chức năng hình thành, phát triển tâm lí, nhân cách:
Ø Giao tiếp có nhiều chức năng quan trọng.
Ø Nó ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cuộc sống và hoạt
động. Để lại những giấu ấn tích cực hoặc tiêu cực trong sự phát triển tâm
lý, nhân cách của mỗi người.

You might also like