Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 46

1

MỤC LỤC
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU ....................................................................................................... 3
TEST 1 ......................................................................................................................................................... 5
READING PASSAGE 1 .......................................................................................................................... 5
Sự phát triển của tàu điện ngầm tại London ................................................................................... 5
READING PASSAGE 2 .......................................................................................................................... 9
Sân vận động: Quá khứ, hiện tại và tương lai ................................................................................... 9
READING PASSAGE 3 ........................................................................................................................ 13
“To catch a king” .............................................................................................................................. 13
TEST 2 ....................................................................................................................................................... 16
READING PASSAGE 1 ........................................................................................................................ 16
Các Cuộn Sách Biển Chết ................................................................................................................ 16
READING PASSAGE 2 ........................................................................................................................ 19
Nỗ lực tiếp theo trong việc thuần giống cà chua ............................................................................ 19
READING PASSAGE 3 ........................................................................................................................ 22
Là hiểu biết sâu sắc hay là tiến hoá? ............................................................................................... 22
TEST 3 ....................................................................................................................................................... 26
READING PASSAGE 1 ........................................................................................................................ 26
Loài thylacine .................................................................................................................................... 26
READING PASSAGE 2 ........................................................................................................................ 29
Cây cọ ................................................................................................................................................ 29
READING PASSAGE 3 ........................................................................................................................ 32
Sự ra đời và phát triển của những tòa nhà chọc trời tại Mahattan ............................................. 32
TEST 4 ....................................................................................................................................................... 35
READING PASSAGE 1 ........................................................................................................................ 35
Loài dơi với sự giải cứu: Loài dơi Madagasca đang cứu những cánh rừng nhiệt đới như thế nào?35
READING PASSAGE 2 ........................................................................................................................ 39
Giáo dục có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không? ........................................................................ 39
READING PASSAGE 3 ........................................................................................................................ 43
Timur Gareyev- Kiện tướng cờ vua bịt mắt .................................................................................. 43

2
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Tài liệu này sẽ đưa ra bản dịch nghĩa tiếng Việt của các bài Reading 17 kèm theo các từ/ cụm từ
hay xuất hiện trong 4 TESTS của quyển Cambridge 17

Trong mỗi bản dịch bài đọc sẽ có các mục như sau:

 Đoạn văn bản của đoạn văn

 Từ vựng/cụm từ vựng/cách diễn đạt được in đậm trong văn bản

 Nghĩa tiếng Việt của từ vựng/cụm từ vựng /cách diễn đạt

Cách sử dụng tài liệu:

Khi đọc một bài đọc, bạn nên có sẵn 1 bản đọc bằng tiếng anh để đối chiếu với bản dịch của tài
liệu như sau:

3
Như vậy, trong quá trình đọc bạn có thể dò được các cụm từ có nghĩa tương đương giữa bản gốc
và bản dịch bao gồm có những từ vựng đặc sắc đã được đánh dấu cho bạn. Sau đó, bạn có thể sử
dụng phím Ctrl+F để tìm nghĩa tiếng Việt của chúng trong list từ vựng (VOCABULARY) ở phía
dưới mỗi bài (tham khảo hình minh hoạ bên dưới).

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng từ điển để có thể hiểu rõ các từ vựng và áp dụng chúng vào các bài
viết task 2 của mình.

4
TEST 1

***
READING PASSAGE 1

Sự phát triển của tàu điện ngầm tại London


Trong nửa đầu những năm 1800, dân số ở London tăng với tốc độ đáng kinh ngạc (at an
astonishing rate) và khu vực trung tâm ngày càng trở nên tắc nghẽn. Bên cạnh đó, việc mở rộng
mạng lưới đường sắt trên mặt đất (overground railway) khiến lượng hành khách di chuyển đến
thủ đô ngày càng nhiều. Tuy nhiên, vào năm 1846, Hội đồng Hoàng gia đã quyết định rằng đường
sắt không được phép đi vào Thành phố, trung tâm lịch sử và kinh doanh của thủ đô. Kết quả là
các ga tàu điện ngầm được xây dựng tạo thành một vòng bao quanh cả Thành phố. Khu vực bên
trong bao gồm các khu ổ chuột (slums) tồi tàn, đông đúc và những con phố đông nghịt xe ngựa.
Để đi qua Thành phố đã trở thành một cơn ác mộng (nightmare). Có thể mất đến một giờ rưỡi để
đi 8 km bằng xe ngựa (horse- drawn carriage) hoặc xe buýt. Rất nhiều kế hoạch đã được đề xuất
để giải quyết những vấn đề này, nhưng rất ít trong số đó đã thành công.
Trong số những người ủng hộ (advocate) mạnh mẽ nhất trong việc đề ra giải pháp cho các vấn
đề giao thông ở London là Charles Pearson, người từng làm luật sư (solicitor) cho Thành phố
London. Ông đã nhận thấy những lợi ích về mặt kinh tế xã hội trong việc xây dựng một tuyến
đường sắt ngầm (underground railway) có thể kết nối với các ga tàu điện trên mặt đất, đồng thời
cùng lúc xóa sổ các khu ổ chuột ở London. Ý tưởng của ông là di dời những người lao động nghèo
sống trong các khu ổ chuột trong nội thành ra các vùng ngoại ô mới xây, và cung cấp dịch vụ đi
lại bằng đường sắt giá rẻ để họ di chuyển đến nơi làm việc. Ý tưởng của Pearson đã nhận được sự
đồng tình của một số doanh nhân và vào năm 1851, ông đã đề xuất một kế hoạch lên Quốc hội. Ý
tưởng của ông vẫn bị bác bỏ, nhưng đồng thời (coincided with) một đề xuất từ một nhóm khác
cùng về một tuyến đường sắt kết nối ngầm đã được Quốc hội thông qua.
Hai nhóm hợp nhất và thành lập Công ty Đường sắt Metropolitan vào tháng 8 năm 1854. Kế hoạch
của công ty là xây dựng một tuyến đường sắt ngầm từ ga Great Western (GWR) tại Paddington
đến khu vực rìa của Thành phố tại đường Farringdon – với khoảng cách gần 5 km. Công ty đã gặp
khó khăn trong việc huy động kinh phí (raising the funding) cho một kế hoạch cấp tiến (radical)
và tốn kém như vậy, đặc biệt là do (not least because) các bài báo phê bình được in trên báo chí
(the press). Những người phản đối (Objectors) cho rằng các đường hầm sẽ sụp đổ dưới sức nặng

5
của giao thông trên cao, các tòa nhà sẽ bị rung chuyển và hành khách sẽ bị nhiễm độc do khí thải
từ động cơ xe lửa. Tuy nhiên, Pearson và các cộng sự của ông vẫn tiếp tục kiên trì.
GWR, cũng nhận thức được rằng với tuyến đường mới này cuối cùng sẽ cho phép họ chạy các
chuyến tàu vào trung tâm Thành phố, và họ đã đầu tư gần 250.000 bảng Anh vào dự án này. Cuối
cùng, trong khoảng thời gian 5 năm, quỹ huy động đã lên tới 1 triệu bảng Anh. Tuyến đường được
chọn chạy ngay bên dưới các con đường chính hiện có để giảm thiểu chi phí phá dỡ (demolishing)
các tòa nhà. Dự kiến ban đầu là hoàn thành trong 21 tháng, nhưng việc xây dựng (construction)
tuyến đường sắt ngầm phải mất ba năm. Tuyến đường này được xây dựng ngay dưới mặt đường
bằng cách sử dụng một kỹ thuật được gọi là ‘cắt và đắp’. Người ta đào một cái rãnh (trench) rộng
chừng mười mét, sâu sáu mét, hai bên dựng tạm những thanh xà gỗ. Các bức tường gạch sau đó
được xây dựng, và cuối cùng một vòm gạch được thêm vào để tạo ra một đường hầm. Một lớp đất
sâu hai mét đã được đắp lên trên đường hầm và con đường phía trên được xây dựng lại.

Tuyến đường sắt của công ty Metropolitan, được khai trương vào ngày 10 tháng 1 năm 1863, và
là tuyến đường sắt ngầm đầu tiên trên thế giới. Vào ngày đầu tiên hoạt động, gần 40.000 hành
khách đã được lên chuyến tàu này từ Paddington và Farringdon, và cả chuyến đi mất khoảng 18
phút. Vào cuối năm hoạt động đầu tiên của Metropolitan, 9,5 triệu chuyến tàu đã được thực hiện.
Ngay cả khi Metropolitan mới bắt đầu đi vào hoạt động, các kế hoạch mở rộng đầu tiên của tuyến
đường đã được cấp phép; chúng sẽ được xây dựng trong vòng 5 năm tiếp theo, đi tới Moorgate ở
phía đông London và Hammersmith ở phía tây. Kế hoạch ban đầu là kéo các đoàn tàu bằng đầu
máy hơi nước (steam locomotives), sử dụng gạch chịu lửa (firebricks) trong lò hơi công nghiệp
(boilers) để cung cấp hơi nước, nhưng những động cơ này chưa bao giờ được đưa vào sử dụng.
Thay vào đó, tuyến đường sắt này sử dụng các đầu máy được thiết kế đặc biệt có gắn các bồn

6
chứa nước để hơi nước có thể ngưng tụ. Tuy nhiên, khói và bụi vẫn là vấn đề, mặc dù các trục
thông gió đã được thêm vào đường hầm.
Mặc dù đã có kế hoạch mở rộng tuyến đường sắt ngầm, vào những năm 1880, tình trạng tắc nghẽn
trên đường phố London ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Vấn đề một phần là do các tuyến tàu điện
ngầm hiện có tạo thành một vòng bao quanh trung tâm thành phố London và kéo dài ra các vùng
ngoại ô, nhưng không đi qua trung tâm thủ đô. Phương pháp xây dựng 'cắt và đắp' không phải là
một lựa chọn phù hợp ở khu vực này của thủ đô. Giải pháp thay thế (alternative) duy nhất là đào
đường hầm sâu dưới lòng đất.
Mặc dù đã sử dụng công nghệ để tạo ra những đường hầm này, nhưng đầu máy hơi nước vẫn
không thể được sử dụng trong một không gian hạn chế như vậy. Mãi cho đến khi sự phát triển của
một động cơ điện đáng tin cậy hơn và một phương tiện để truyền năng lượng từ máy phát điện
sang một đoàn tàu đang di chuyển, thì tuyến tàu điện tầng sâu (deep-level electric railway) đầu
tiên trên thế giới, City & South London, mới trở nên khả thi. Tuyến đường này mở cửa vào năm
1890 và khởi hành từ Thành phố đến Stockwell, phía nam sông Thames. Các đoàn tàu gồm có ba
toa (carriages) và được điều khiển bằng các động cơ điện. Các toa tàu hẹp (narrow) và có cửa sổ
nhỏ ngay dưới mái nhà vì người ta cho rằng hành khách sẽ không muốn nhìn ra các bức tường
của đường hầm. Tuy nhiên, tuyến đường này không phải là không có vấn đề, mà nguyên nhân chủ
yếu là do nguồn điện không thật sự an toàn. Mặc dù Đường sắt City & South London là một thành
tựu kỹ thuật tuyệt vời, nhưng nó không tạo ra lợi nhuận (make a profit). Sau đó, vào năm 1900,
Tuyến đường sắt Central London, được gọi là 'Tuppenny Tube', bắt đầu đi vào hoạt động bằng
cách sử dụng đầu máy điện mới. Nó rất phổ biến và ngay sau đó các tuyến đường sắt và kế hoạch
mở rộng mới đã được thêm vào mạng lưới đường hầm đang phát triển. Đến năm 1907, trung tâm
của hệ thống Tàu điện ngầm ngày nay vẫn ở đúng vị trí của nó (was in place).

VOCABULARY
 At an astonishing rate: Với tốc độ đáng kinh ngạc
 Overground railway: đường sắt trên mặt đất
 Slums: các khu ổ chuột
 Nightmare: cơn ác mộng
 Horse- drawn carriage: xe ngựa
 Advocate: ủng hộ
 Solicitor: luật sư
 Underground railway: đường sắt ngầm
 Coincided with: đồng thời
 Raising the funding: Huy động kinh phí
 Radical: cấp tiến

7
 Not least because: đặc biệt là do
 Objectors: những người phản đối
 Demolishing: phá huỷ
 Construction: sự xây dựng
 Trench: cái rãnh
 Steam locomotives: đầu máy hơi nước
 Firebrick: gạch chịu lửa
 Boilers: lò hơi công nghiệp
 Alternative: giải pháp thay thế
 Deep-level electric railway: tuyến tàu điện tầng sâu
 Carriages: toa tàu
 Narrow: hẹp
 Make a profit:tạo ra lợi nhuận
 Be in place: ở đúng vị trí của nó

8
READING PASSAGE 2

Sân vận động: Quá khứ, hiện tại và tương lai


A Sân vận động là một trong những dạng kiến trúc đô thị (urban architecture) lâu đời nhất:
những sân vận động rộng lớn, nơi mọi người có thể xem các sự kiện thể thao ở trung tâm của
thành phố phương Tây từ (as far back as) thời các Đế chế Hy Lạp và La Mã cổ đại, trước khi xây
dựng các nhà thờ lớn thời Trung cổ và các ga đường sắt lớn của thế kỷ 19 và 20, nơi thống trị các
khu vực thành thị (urban skyklines) trong các thời đại sau này.
Tuy nhiên, ngày nay, sân vận động ngày càng bị đặt dưới sự hoài nghi (scepticism) nhiều hơn.
Chi phí xây dựng có thể tăng lên trên 1 tỷ bảng Anh và các sân vận động được hoàn thiện dành
cho các sự kiện lớn như Thế vận hội Olympic hoặc FIFA World Cup, đáng chú ý hơn là, đã rơi
vào tình trạng không còn được sử dụng (fallen into disuse) và hư hỏng.
Nhưng vấn đề này không nói lên được điều gì. Lịch sử cho thấy rằng các sân vận động có thể thúc
đẩy sự phát triển đô thị và thích ứng với văn hóa mọi thời đại. Thậm chí ngày nay, các kiến trúc
sư và nhà quy hoạch đang tìm ra những cách mới để thích ứng với các đấu trường thể thao đơn
chức năng (mono-functional sports arenas), điều này đã trở thành biểu tượng (emblematic) của
quá trình hiện đại hóa trong thế kỷ 20.
B Nhà thi đấu * ở Arles ở tây nam nước Pháp, với sức chứa 25.000 khán giả, có lẽ là ví dụ điển
hình nhất cho thấy các sân vận động đa di năng (versatile) như thế nào. Được xây dựng bởi người
La Mã vào năm 90 sau Công nguyên, nó đã trở thành một pháo đài (fortress) với bốn tòa tháp
sau thế kỷ thứ năm, và sau đó được chuyển đổi thành một ngôi làng có hơn 200 ngôi nhà. Với
càng nhiều sự quan tâm trong việc bảo tồn trong thế kỷ 19, nó đã được chuyển đổi trở lại thành
một đấu trường để tổ chức các trận đấu bò, do đó trả lại cấu trúc với mục đích sử dụng ban đầu
như một địa điểm (venue) cho các buổi biểu diễn công cộng (public spectacles).
Một ví dụ khác là đấu trường hoành tráng của Verona ở miền bắc nước Ý, với không gian cho
30.000 khán giả, được xây dựng trước nhà hát Arles 60 năm và trước Đấu trường La Mã nổi tiếng
40 năm. Nó đã tồn tại qua nhiều thế kỷ và hiện được coi là một trong những địa điểm chính (prime
sites) của thế giới dành riêng cho nhạc kịch, nhờ vào âm vang nổi bật của nó.
C Khu vực ở trung tâm thị trấn Lucca của Ý, được gọi là Piazza dell'Anfiteatro, là một ví dụ ấn
tượng khác về việc một nhà thi đấu (amphitheatre) hòa nhập vào kết cấu của thành phố (the
fabric of the city). Địa điểm này phát triển theo cách tương tự như Arles và dần dần được lấp đầy
bởi các tòa nhà từ thời Trung cổ cho đến thế kỷ 19, được sử dụng làm nhà ở, kho chứa muối (salt
depot) và nhà tù. Nhưng thay vì trở lại là một đấu trường, nó đã trở thành một khu chợ, được thiết

9
kế bởi kiến trúc sư theo trường phái Lãng mạn Lorenzo Nottolini. Ngày nay, tàn tích của nhà thi
đấu vẫn còn nằm trong các cửa hàng và khu dân cư xung quanh khu vực quảng trường.

D Có nhiều điểm tương đồng giữa các sân vận động hiện đại và các nhà thi đấu cổ xưa dành cho
các trận đấu. Nhưng một số tính linh hoạt đã bị mất đi vào đầu thế kỷ 20, khi các sân vận động
được tu sửa lại bằng cách sử dụng các vật dụng mới như thép và bê tông cốt thép (reinforced
concrete), đồng thời sử dụng đèn sáng cho các trận đấu vào ban đêm.
Nhiều sân vận động như vậy nằm ở các khu vực ngoại ô, được thiết kế chỉ dành cho mục đích thể
thao và được bao quanh bởi các bãi đậu xe. Những yếu tố này làm cho chúng có thể không hề dễ
tiếp cận đối với công chúng, và đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để hoạt động và làm tăng nhiệt độ
đô thị.
E Nhưng nhiều kiến trúc sư sáng tạo nhất hiện nay có thể nhìn ra rằng sân vận động có thể giúp
cải thiện thành phố. Trong số các chiến lược hiện tại, có hai chiến lược đang thành công nhất: sân
vận động mà hoạt động như một trung tâm đô thị (urban hub) và như một nhà máy điện.
Các sân vận động ngày càng có xu hướng được trang bị các không gian công cộng và các dịch vụ
phục vụ với một chức năng ngoài việc phụ vụ cho thể thao, chẳng hạn như là một khách sạn, cửa
hàng bán lẻ, trung tâm hội nghị, nhà hàng và quán bar, sân chơi cho trẻ em và không gian xanh.
Việc tạo ra phát triển các công dụng phức hợp như vậy sẽ củng cố tính nhỏ gọn (compactness)
và đa chức năng, sử dụng đất hiệu quả hơn và giúp tái tạo không gian đô thị.
Điều này mở ra không gian cho các gia đình và một bộ phận xã hội rộng lớn hơn, thay vì chỉ phục
vụ cho những người tập thể thao và người cổ vũ. Đã có nhiều ví dụ về điều này ở Anh: các công

10
trình phức hợp ở Wembley và Old Trafford đã trở thành bản thiết kế (blueprint) cho nhiều sân
vận động khác trên thế giới.
F Việc sân vận động được sử dụng như một trạm phát điện được nảy sinh từ ý tưởng rằng các
vấn đề năng lượng có thể được khắc phục bằng cách tích hợp các tòa nhà được kết nối với nhau
bằng điện lưới thông minh (smart grid), là mạng lưới cung cấp điện sử dụng công nghệ truyền
thông kỹ thuật số để phát hiện và phản ứng với những thay đổi cục bộ trong việc sử dụng điện,
mà không bị thất thoát năng lượng một cách đáng kể. Sân vận động là nơi lý tưởng cho những
mục đích này, bởi vì các mái vòm (caponies) của chúng có diện tích bề mặt lớn để lắp các tấm
quang điện (photovoltaic panels) và nhô lên đủ cao (hơn 40 mét) để tận dụng các tuabin gió siêu
nhỏ.
Sân vận động Freiburg Mage Solar ở Đức là sân vận động đầu tiên trong một làn sóng xuất hiện
các sân vận động mới với tư cách là nhà máy điện, bao gồm cả Sân vận động Amsterdam và Sân
vận động Quốc gia Cao Hùng. Sân vận động Cao Hùng được khánh thành vào năm 2009, với
8.844 tấm pin quang điện sản xuất tới 1,14 GWh điện hàng năm. Điều này làm giảm 660 tấn lượng
carbon dioxide sản sinh (output) hàng năm và cung cấp tới 80% khu vực xung quanh khi sân vận
động không được sử dụng. Đây là bằng chứng cho thấy một sân vận động có thể phục vụ cho
thành phố của nó, và có tác động tích cực nhất định (decidedly) đến việc giảm lượng khí thải
CO2.
G Các đấu trường thể thao luôn là trung tâm của đời sống và văn hóa của các thành phố. Trong
mọi thời đại, sân vận động đều có những giá trị và cách sử dụng mới: từ pháo đài quân sự đến khu
làng dân cư, không gian công cộng đến nhà hát và gần đây nhất là một lĩnh vực để thử nghiệm
(experimentation) kỹ thuật tiên tiến.
Sân vận động ngày nay phức hợp nhiều chức năng, do đó giúp các thành phố tạo ra một tương lai
bền vững (a sustainable future).

VOCABULARY
 Urban architecture: kiến trúc đô thị
 As far back as: từ
 Urban skyklines: các khu vực thành thị
 Scepticism: sự hoài nghi
 Fallen into disuse: rơi vào tình trạng không còn được sử dụng
 Mono-functional sports arenas: đấu trường thể thao đơn chức năng
 Emblematic: biểu tượng
 Versatile: đa di năng
 Fortress: pháo đài

11
 Venue: địa điểm
 Public spectacles: buổi biểu diễn công cộng
 Prime sites: địa điểm chính
 Amphitheatre: nhà thi đấu
 The fabric of the city: kết cấu của thành phố
 Salt depot: kho chứa muối
 Reinforced concrete: bê tông cốt thép
 Urban hub: trung tâm đô thị
 Compactness: tính nhỏ gọn
 Blueprint: bản thiết kế
 Smart grid: điện lưới thông minh
 Capony: mái vòm
 Photovoltaic panels: tấm quang điện
 Output: sản sinh
 Decidedly: nhất định
 Experimentation: thử nghiệm
 A sustainable future: một tương lai bền vững

12
READING PASSAGE 3

“To catch a king”


Những đánh giá của Anna Keay về cuốn sách của Charles Spencer về cuộc săn lùng Vua
Charles II trong Nội chiến Anh thế kỷ XVII

Cuốn sách mới nhất của Charles Spencer, To Catch a King, kể cho chúng ta về câu chuyện về
cuộc săn lùng Vua Charles II trong sáu tuần sau trận thua lẫy lừng của ông trong trận chiến
Worcester vào tháng 9 năm 1651. Và câu chuyện đó là như thế nào. Sau khi cha của ông bị các
Nghị sĩ hành quyết vào năm 1649, Charles II trẻ tuổi đã làm trái lại một trong những nguyên tắc
mà cha ông, người đã hy sinh vì nó và thực hiện một thỏa thuận với người Scotland, do đó chấp
thuận đưa Presbyterianism * lên làm quốc giáo để đổi lấy ngôi vị Vua của Scotland. Việc ông đến
Edinburgh đã ngòi nổ thúc đẩy quân đội của Nghị viện Anh xâm lược tấn công phủ đầu (a pre-
emptive strike) Scotland. Tiếp theo là cuộc xâm lược của người Scotland vào nước Anh. Hai bên
cuối cùng đã đối mặt với nhau tại Worcester ở phía tây nước Anh vào năm 1651. Sau khi bị quân
đội Nghị viện đánh bại toàn diện trên đồng cỏ bên ngoài thành phố, vị vua 21 tuổi tự nhận thấy
mình là đối tượng của một cuộc truy quét toàn quốc (national manhunt), với một khoản tiền
khổng lồ được sẽ trao thưởng nếu bắt được ông. Trong sáu tuần sau đó, ông đã xoay sở, trải qua
chuỗi ngày trốn chạy thót tim (heart-poundingly close escapes) để lẫn tránh khỏi các Nghị sĩ
trước khi tìm cách tị nạn ở Pháp. Trong chín năm tiếp theo, Một Charles không một xu dính túi

13
(penniless) và bị đánh bại thảm hại đã lang thang khắp châu Âu với chỉ một nhóm nhỏ những
người ủng hộ trung thành.
Nhiều năm sau, sau khi được phục ngôi vua, Charles II 50 tuổi đã yêu cầu một cuộc gặp với nhà
văn kiêm nhà viết biên niên sử Samuel Pepys. Mục đích của ông khi yêu cầu Pepys, cam kết câu
chuyện của mình đưuọc ghi chép lại là để đảm bảo rằng đoạn đời phi thường nhất này không bao
giờ bị lãng quên. Trong hai buổi gặp mặt kéo dài ba giờ, nhà vua đã kể chi tiết về những hồi ức
cá nhân của ông về sáu tuần mà ông đã trải qua khi chạy trốn (fugitive). Khi nhà vua và thư ký
đã ổn định chỗ ngồi (một cảnh chắc chắn là món quà cho một nhà viết kịch bản tương lai), Charles
bắt đầu câu chuyện của mình: ‘Sau khi trận chiến bị thất bại hoàn toàn, đến mức không còn chút
tia hy vọng phản kháng nào, tôi bắt đầu nghĩ ra cách tốt nhất cứu bản thân mình.’
Một trong những điều thú vị của cuốn sách của Spencer là người đọc cảm thấy gần gũi với các
hành động diễn ra trong câu chuyện nhờ cách sử dụng của chính Charles II cũng như của những
người ủng hộ ông. Việc kể lại hàng ngày những việc làm của những kẻ đào tẩu cho thấy những
chi tiết thú vị: việc nhà vua cắt tóc dài bằng kéo dùng trong nông nghiệp (agricultural shears),
dùng lá óc chó để nhuộm làn da nhợt nhạt của mình, và ngày Charles nằm trên một cành cây sồi
vĩ đại ở cánh rừng Boscobel khi mà binh sĩ của Quốc hội lùng sục (scoured) khắp tầng rừng bên
dưới. Spencer còn chỉ ra được cả sự hài hước - chẳng hạn như việc Henry Wilmot, bạn của Charles,
từ chối ngụy trang một cách phi lý với lý do điều đó không phù hợp với phẩm giá (dignity) của
anh ta - và sự căng thẳng về cảm xúc khi bí mật về sự hiện diện của nhà vua được tiết lộ một cách
thận trọng cho những người ủng hộ anh ta.
Cuộc phiêu lưu của Charles sau khi thua trận Worcester che giấu một sự thật không mấy thoải
mái rằng trong khi hầu hết mọi người ở Anh đều kinh hoàng (appalled) trước vụ hành quyết cha
Charles, họ đã không chào đón sự xuất hiện của người con trai của ông cùng với quân đội Scotland,
mà thay vào đó họ đã kiên quyết đóng chặt cửa lại. Điều này một phần là bởi vì ông đã cưỡi trên
đầu của một đội quân như là một đội quân xâm lược ngoại lai và một phần bởi vì, sau gần một
thập kỷ nội chiến, mọi người đã quá tuyệt vọng (desperate) và không muốn nó quay trở lại. Điều
này càng làm cho bản thân Charles II vô cùng yêu thích câu chuyện về sau càng trở nên thú vị
hơn. Cũng như kể lại nó cho bất cứ ai nghe, khiến các triều thần tròn mắt (eyerolling), ông đã đưa
ra một loạt ý tưởng để tưởng nhớ nó. Phải có một trật tự các hiệp sĩ (chivalry) mới, Hiệp sĩ của
cây sồi Hoàng gia. Một loạt các bức tranh sơn dầu khổng lồ mô tả đoạn đời đã được sản xuất, bao
gồm một bức tranh canvas rộng hai mét bằng Gỗ Boscobel và một bộ sáu bức tranh khổng lồ
tương tự về vị vua đang chạy trốn. Vào năm 1660, Charles II đã uỷ thác cho nghệ sĩ John Michael
Wright vẽ một tiểu đội các thiên thần nhí đang bay * mang theo một cây sồi lên trời trên trần
phòng ngủ của ông. Thật khó có thể tưởng tượng nhiều vị vua khác lại đánh dấu điểm tồi tệ nhất
trong cuộc đời của họ một cách nhiệt tình như vậy, hoặc thực sự lại thực hiện một cuộc trốn chạy
như vậy ngay từ đầu.

14
Charles Spencer là người hoàn hảo để truyền lại câu chuyện cho một thế hệ mới. Áng văn của anh
ấy nhịp nhàng, dễ đọc khéo léo làm rõ các thành ngữ hiện đại và làm sống động một cách trang
nhã các chi tiết của câu chuyện tuyệt vời. Anh ấy đồng cảm không thiên vị (even-handed) với cả
vị vua chạy trốn và chế độ cộng hòa (republican regime) khốc liệt đang săn lùng ông ấy, và anh
ấy đã thành công với mong muốn khám phá bối cảnh của câu chuyện nhiều hơn những cuốn sách
trước đó cùng chủ đề đã được viết. Thật vậy, phần ba mở đầu của cuốn sách nói về cách Charles
II tìm thấy chính mình tại Worcester ngay từ đầu, mà đối với một số người sẽ chỉ đưa ra lý do để
đọc “To Catch a King”.
Cuối cùng, câu hỏi khó có thể trả lời còn lại là ý nghĩa của câu chuyện sau cùng là gì. Liệu Charles
II có phải là một vị vua khác nếu sáu tuần này không bao giờ xảy ra? Những ngày đêm ở ẩn chắc
hẳn đã ảnh hưởng đến ông theo một cách nào đó. Liệu việc cần cải trang, hay sống sót chỉ bằng
sự thông minh và quyến rũ, và sử dụng mánh khóe và thủ đoạn lừa gạt (subterfuge) để trốn thoát
khỏi trong gang tấc có giúp hình thành lên con người vị vua này? Đây là một phần mà cuốn sách
chưa thực sự thành công. Thay vào đó, mô tả của Charles II trong những năm cuối đời của ông
như một vị vua (mornach) không làm nên trò trống gì, yêu thích lạc thú (pleasure-loving) (những
mô tả đó cũng không chính xác), cũng thể hiện sự bất công với ông hoặc đối với sự phức tạp trong
tính cách của ông ấy. Nhưng nếu bỏ qua chi tiết đó sang một bên thì “To Catch a King” là một
tác phẩm xuất sắc, và những ai biết ít về câu chuyện nổi tiếng này sẽ tìm thấy một câu chuyện thú
vị trong các cửa hàng.
VOCABULARY
 A pre-emptive strike: tấn công phủ đầu
 National manhunt: cuộc truy quét toàn quốc
 Heart-poundingly close escapes: cuộc trốn chạy thót tim
 Penniless: không một xu dính túi
 Fugitive: chạy trốn
 Agricultural shears: kéo dùng trong nông nghiệp
 Scoured: lùng sục
 Dignity: phẩm giá
 Appalled: kinh hoàng
 Desperate: tuyệt vọng
 Eyerolling: tròn mắt
 Chivalry: hiệp sĩ
 Even-handed: không thiên vị
 Republican regime: chế độ cộng hoà
 Subterfuge: thủ đoạn lừa gạt
 Mornach: vua
 Pleasure-loving: yêu thích lạc thú

15
TEST 2

***
READING PASSAGE 1

Các Cuộn Sách Biển Chết


Vào cuối 1946 hay đầu 1947, có ba thanh niên Bedouin đang chăm sóc dê và cừu gần khu định
cư cổ đại của Qumran, nằm trên bờ biển Tây Bắc của Biển Chết, còn được gọi là Bờ Tây. Một
trong những chàng chăn cừu (shepherds) trẻ tuổi này đã ném một hòn đá vào một cái lỗ trên vách
đá và rất ngạc nhiên khi nghe một âm thanh vỡ nát. Anh ta và bạn (companions) đi vào hang và
tình cờ phát hiện ra (stumbled across) một bộ sưu tập các lọ đất sét lớn, bảy trong đó chứa những
cuộn giấy có chữ viết trên đó. Những thanh niên mang bảy cuộn sách đến một thị trấn gần đó, nơi
mà họ bán chúng với một số tiền nhỏ cho một người buôn đồ cổ địa phương. Tin về cuộc tìm thấy
được lan truyền, người Bedouin và các nhà khảo cổ cuối cùng cũng tìm được (unearthed) thêm
mười ngàn mảnh giấy tờ từ mười hang động gần đó, sau đó ghép chúng lại được 800 tới 900 bản
thảo. Rõ ràng đây là một trong những khám phá khảo cổ vĩ đại nhất từng có.
Nguồn gốc của các Cuộn Sách Biển Chết, được viết cách đây khoảng 2.000 năm từ năm 150 trước
Công nguyên đến năm 70 sau Công nguyên, vẫn là chủ đề tranh luận của giới học thuật cho đến
tận ngày nay. Theo lý thuyết phổ biến (prevailing theory), chúng là công trình của một cộng đồng
dân cư sinh sống trong khu vực cho đến khi quân đội La Mã phá hủy khu dân cư vào khoảng năm
70 sau Công nguyên. Khu vực này được gọi là Judea vào thời điểm đó, và người dân được cho là
thuộc một nhóm gọi là Essenes, một giáo phái Do Thái sùng đạo (a devout Jewish sect).
Phần lớn các phần văn bản trên Cuộn Sách Biển Chết được viết bằng tiếng Do Thái, với một số
đoạn được viết bằng một phiên bản cổ của bảng chữ cái được cho là đã không còn được sử dụng
vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên. Nhưng cũng có những ngôn ngữ khác. Một số cuộn giấy
được viết bằng tiếng Aramaic, ngôn ngữ được nhiều cư dân trong vùng sử dụng từ thế kỷ thứ sáu
trước Công nguyên cho đến khi thành Giê-ru-sa-lem bị bao vây (siege) năm 70 sau Công nguyên.
Ngoài ra, một số văn bản có bản dịch Kinh thánh tiếng Do Thái sang tiếng Hy Lạp.
Các Cuộn Sách Biển Chết bao gồm các mảnh vụn từ mọi cuốn sách Cựu Ước của Kinh Thánh
ngoại trừ Sách Esther. Toàn bộ cuốn sách duy nhất của Kinh thánh tiếng Do Thái được lưu giữ
trong số các bản viết tay từ Qumran là Isaiah; Bản sao này, có niên đại vào thế kỷ thứ nhất trước
Công nguyên, được coi là bản chép tay Kinh thánh (biblical) sớm nhất còn tồn tại. Cùng với các

16
văn bản Kinh thánh, các cuộn giấy bao gồm các tài liệu về các quy định của giáo phái (sectarian)
và các tác phẩm tôn giáo không xuất hiện trong Cựu ước.

Chữ viết trên các Cuộn giấy Biển Chết chủ yếu là mực đen hoặc đôi khi là mực đỏ, và bản thân
các cuộn giấy gần như được làm bằng giấy da (parchment) (da động vật) hoặc một dạng giấy
thuở đầu được gọi là 'giấy cói' (papyrus). Ngoại lệ duy nhất là cuộn được đánh số 3Q15, được
tạo ra từ sự kết hợp của đồng và thiếc. Được biết đến với cái tên ‘Cuộn đồng’, tài liệu kỳ lạ này
có các chữ cái được đục (chiselled) trên kim loại - có lẽ, như một số người đã đưa ra giả thuyết,
để chống chọi tốt hơn với thời gian. Một trong những bản thảo hấp dẫn nhất từ Qumran, đây là
một loại bản đồ kho báu cổ đại liệt kê hàng chục kho vàng và bạc. Bằng việc sử dụng vốn từ vựng
độc đáo và cách viết kỳ lạ, nó mô tả 64 nơi ẩn náu dưới lòng đất được cho là chứa của cải được
chôn cất để bảo vệ an toàn. Không nơi chôn kho báu (hoard) nào trong số này đã được tìm ra, có
thể vì người La Mã cướp phá xứ Giu-đê trong thế kỷ thứ nhất CN. Theo nhiều giả thuyết khác
nhau, kho báu thuộc về người dân địa phương, hoặc được chuyển đi khỏi Ngôi đền thứ hai trước
khi nó bị phá hủy hoặc không bao giờ tồn tại ngay từ đầu.
Một số Cuộn Sách Biển Chết đã có những cuộc hành trình thú vị. Năm 1948, một tổng giám mục
(archbishop) Chính thống Syria có tên là Mar Samuel đã mua lại bốn trong số bảy cuộn giấy ban
đầu từ một người thợ đóng giày và người buôn bán cổ vật bán thời gian ở Jerusalem, trả ít hơn
100 đô la cho họ. Sau đó, ông đến Hoa Kỳ và không thể bán lại chúng cho một số trường đại học,
bao gồm cả đại học Yale. Cuối cùng, vào năm 1954, ông đăng một tin quảng cáo trên tờ báo kinh

17
doanh “The Wall Street Journal” - ở mục 'Có bán các mặt hàng linh tinh (miscellaneous) ' – với
nội dung: 'Các bản thảo Kinh thánh có niên đại ít nhất là 200 năm trước Công nguyên đang được
rao bán. Đây sẽ là một món quà lý tưởng cho một tổ chức giáo dục hoặc tôn giáo của một cá nhân
hoặc một nhóm. ' May mắn thay, nhà khảo cổ học Israel và chính khách (statesman) Yigael Yadin
đã thương lượng việc mua chúng và đưa các cuộn giấy trở lại Jerusalem.
Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu từ Đại học Haifa đã khôi phục và giải mã (deciphered) một
trong những cuộn giấy cuối cùng chưa được dịch. Eshbal Ratson và Jonathan Ben-Dov của trường
đại học đã dành một năm để lắp ráp lại 60 mảnh tạo thành cuộn giấy. Được giải mã từ một đoạn
văn bản được mã hóa trên giấy da, phát hiện này đã cung cấp hiểu biết chi tiết về cộng đồng những
người đã viết nó và lịch 364 ngày mà họ đã sử dụng. Cuộn giấy ghi tên các buổi lễ kỷ niệm cho
biết sự thay đổi trong các mùa và nêu chi tiết hai sự kiện tôn giáo hàng năm được biết đến từ một
Cuộn giấy Biển Chết khác. Chỉ có một cuộn đã đã được tìm thấy nhưng vẫn chưa được dịch.

VOCABULARY
 Shepherds: người chăn cừu
 Companions: bạn
 Stumbled across: tình cờ phát hiện ra
 Unearthed: được tìm ra, được khai quật
 Prevailing theory: lý thuyết phổ biến
 A devout Jewish sect: giáo phái Do Thái sùng đạo
 Siege: bao vây
 Biblical: kinh thánh
 Sectarian: giáo phái
 Parchment: da
 Papyrus: giấy cói
 Chiselled: đục
 Hoard: nơi chôn kho báu
 Archbishop: tổng giám mục
 Miscellaneous: linh tinh
 Statesman: chính khách
 Deciphered: giải mã

18
READING PASSAGE 2

Nỗ lực tiếp theo trong việc thuần giống cà chua


A Phải mất ít nhất 3.000 năm con người mới học được cách thuần giống (domesticate) cây cà
chua dại và trồng trọt chúng để làm thực phẩm. Bây giờ hai nhóm riêng biệt ở Brazil và Trung
Quốc đã làm lại cả quá trình trong vòng chưa đầy ba năm. Và họ đã cải thiện điều đó tốt hơn theo
một số cách, vì cà chua đã được thuần giống lại giàu chất dinh dưỡng hơn những loại cà chua
chúng ta ăn hiện nay.
Cách tiếp cận này dựa trên kỹ thuật chỉnh sửa bộ gen (genome editing technique) CRISPR mang
tính cách mạng, trong đó những thay đổi được cố ý thực hiện đối với DNA của tế bào sống, cho
phép thêm, bớt hoặc thay đổi vật liệu di truyền. Kỹ thuật này không chỉ có thể cải thiện các loại
cây trồng hiện có mà còn có thể được sử dụng để biến hàng ngàn cây dại thành thực phẩm ăn được
và ngon hơn. Trên thực tế, một nhóm nghiên cứu thứ ba ở Mỹ đã bắt đầu thực hiện thực nghiệm
này với một họ hàng cà chua có tên là ‘che-ri đất’ (groundcherry).
Quá trình thuần giống nhanh chóng này (fast-track) có thể giúp nguồn cung cấp lương thực trên
thế giới lành mạnh hơn và có khả năng chống lại các loại bệnh tật, chẳng hạn như rôm sảy (rust
fungus) tàn phá cây lúa mì.
Jorg Kudla từ Đại học Munster ở Đức, một thành viên của nhóm từ Brazil, cho biết: 'Điều này có
thể biến đổi những gì chúng ta ăn.' Có 50.000 cây ăn được (edible) trên thế giới, nhưng 90% năng
lượng của chúng ta chỉ đến từ 15 loại cây trồng.'
Caixia Gao thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh cho biết: 'Giờ đây chúng ta có thể
bắt chước quá trình thuần giống của các loại cây trồng chính như lúa, ngô, bo bo (sorghum) hoặc
các loại cây khác. 'Sau đó, chúng tôi có thể cố gắng thuần giống những cây chưa bao giờ được
thuần giống.'
B Cà chua dại, có nguồn gốc từ vùng Andes ở Nam Mỹ, cho quả to bằng hạt đậu. Qua nhiều thế
hệ, các dân tộc như người Aztec và người Inca đã biến đổi cây trồng bằng cách chọn và lai tạo
những cây có đột biến* trong cấu trúc di truyền của chúng, dẫn đến những đặc điểm mong muốn
(desirable traits) như quả to hơn.
Nhưng mỗi khi một cây bị đột biến được lấy từ một quần thể lớn hơn để làm giống, thì nhiều sự
đa dạng di truyền sẽ bị mất đi. Và đôi khi những đột biến mong muốn đi kèm với những đặc điểm
không mấy có lợi. Ví dụ, các giống cà chua (tomato strains) được trồng cho các siêu thị đã mất
nhiều hương vị.

19
Bằng cách so sánh bộ gen của thực vật hiện đại với bộ gen của họ hàng hoang dã của chúng, các
nhà sinh vật học đã tìm ra những thay đổi di truyền nào xảy ra khi thực vật được thuần giống. Các
nhóm nghiên cứu ở Brazil và Trung Quốc hiện đã sử dụng kiến thức này để giới thiệu lại những
thay đổi này từ đầu (from scratch) trong khi duy trì hoặc thậm chí cải thiện các đặc điểm mong
muốn của các dòng hoang dã.
C Nhóm của Kudla đã thực hiện sáu thay đổi hoàn toàn. Ví dụ, họ đã tăng kích thước của quả
lên gấp ba lần bằng cách chỉnh sửa gen có tên là FRUIT WEIGHT và tăng số lượng cà chua trên
mỗi giàn bằng cách chỉnh sửa một gen khác có tên MULTIFLORA.
Trong khi quá trình thuần giống cà chua ngày trước làm giảm mức độ sắc tố (pigment) đỏ
lycopene - được cho là có lợi cho sức khỏe - thì nhóm nghiên cứu ở Brazil đã tìm cách tăng cường
sắc tố này. Cà chua dại có gấp đôi lượng lycopene so với cà chua trồng; cây con mới thuần giống
có số lượng sắc tố đỏ nhiều gấp 5 lần.
Kudla nói: “Chúng khá ngon. 'Chắc tay một chút. Và rất thơm. '

Nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc đã thuần giống lại một số dòng cà chua hoang dã với các đặc
điểm mong muốn bị mất trong khi được thuần giống trước đó. Bằng cách này, họ đã tạo ra một
dòng kháng bệnh phổ biến được gọi là khuẩn gây đốm lá (bacterial spot race), có thể phá hoại
mùa màng. Họ cũng tạo ra một chủng khác có khả năng chịu mặn tốt hơn - và có hàm lượng
vitamin C cao hơn.
D Trong khi đó, Joyce Van Eck tại Viện Boyce Thompson ở bang New York đã quyết định sử
dụng cách tiếp cận tương tự để thuần giống cây che- ri đất hay cây hay là giống cheri vàng
(Physalis họ mận) lần đầu tiên. Loại quả này trông tương tự như quả có họ hàng gần với Tầm bóp
Nam Mỹ (Physalis peruviana).

20
Cheri đất đã được bán với số lượng hạn chế ở Mỹ, nhưng chúng khó sản xuất vì cây có thói quen
sinh trưởng bò lan ngổn ngang và quả nhỏ thường sẽ rụng khỏi cành khi chín. Nhóm của Van Eck
đã chỉnh giống cây trồng để tăng kích thước quả, giúp chúng phát triển gọn hơn (compact) và
ngăn quả rụng. Van Eck nói: “Có khả năng đây là một loại cây trồng thương mại.’ Nhưng cô ấy
nói thêm rằng việc tiến hành công việc sâu hơn sẽ rất tốn kém vì cần phải trả tiền để có giấy phép
cho công nghệ CRISPR và nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý.
E Jonathan Jones từ Phòng thí nghiệm Sainsbury ở Anh cho biết: Cách tiếp cận này có thể thúc
đẩy việc sử dụng nhiều loài thực vật mà ít người biết đến (obscure). ‘Nhưng sẽ rất khó để thực
phẩm mới phát triển phổ biến với nông dân và người tiêu dùng đến mức chúng trở thành cây trồng
chủ lực mới’, ông nghĩ.
Ba nhóm cũng đã chú ý đến các loại cây khác có thể được 'đưa vào dòng sử dụng chính', bao gồm
cỏ đuôi cáo, cỏ yến mạch và đậu đũa. Gao cho biết, bằng cách chọn những loại cây chịu hạn hoặc
chịu nhiệt, chúng ta có thể tạo ra những cây trồng phát triển mạnh ngay cả khi trái đất đang dần
ấm lên.
Nhưng Kudla không muốn tiết lộ loài nào đã lọt vào tầm ngắm của nhóm anh ấy, bởi vì CRISPR
đã làm cho quá trình này trở nên quá dễ dàng. 'Bất kỳ ai có kỹ năng phù hợp đều có thể đến phòng
thí nghiệm của họ và làm việc này.'

VOCABULARY
 Domesticate: thuần giống
 Genome editing technique: kỹ thuật chỉnh sửa bộ gen
 Groundcherry: che-ri đất
 Fast-track: nhanh chóng
 Rust fungus: rôm sảy
 Edible: có thể ăn được
 Sorghum: cây bo bo
 Desirable traits: đặc điểm trội, đặc điểm mong muốn
 Tomato strains: giống cà chua
 From scratch: từ đầu
 Pigment: sắc tố
 Bacterial spot race: khuẩn gây đốm lá
 Compact: gọn
 Obscure: ít người biết đến

21
READING PASSAGE 3

Là hiểu biết sâu sắc hay là tiến hoá?


Hai nhà khoa học xem xét nguồn gốc của các khám phá và các hành vi sáng tạo khác
Khám phá khoa học thường được cho là kết quả từ sự thiên tài tuyệt đối (sheer) của những ngôi
sao trí tuệ như nhà tự nhiên học Charles Darwin và nhà vật lý lý thuyết Albert Einstein. Quan
điểm của chúng tôi về những đóng góp độc đáo khoa học thường không quan tâm đến kinh nghiệm
trước đây của người đó và nỗ lực của những người đi trước ít được biết đến hơn của họ. Trí tuệ
thông thường cũng đóng vai trò quan trọng vào sự sáng suốt trong việc thúc đẩy các thành tựu
khoa học đột phá, như thể các ý tưởng nảy ra một cách tự nhiên trong đầu ai đó (spontaneously
pop into someone’s head) - được hình thành và được đưa vào thực hiện một cách toàn diện.
Có thể có một số sự thật hạn chế đối với quan điểm này. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng nó phần
lớn trình bày sai bản chất thực sự của khám phá khoa học, cũng như tính sáng tạo và đổi mới trong
nhiều lĩnh vực (realms) khác của nỗ lực con người.
Bỏ qua những người vĩ đại như Darwin và Einstein - những người có những đóng góp to lớn
(monumental) xứng đáng (duly) được tôn vinh - chúng tôi gợi ý rằng đổi mới là một quá trình
thử và sai, trong đó hai bước tiến lên đôi khi có thể đi kèm với một bước lùi, cũng như một hoặc
nhiều bước để sang phải hoặc trái. Quan điểm tiến hóa này về sự đổi mới của con người bác bỏ
quan niệm về thiên tài sáng tạo và thừa nhận bản chất tích lũy (cumulative) của tiến bộ khoa học.
Hãy xem xét một nhà khoa học không ngờ tới (unheralded): John Nicholson, một nhà vật lý toán
học làm việc vào những năm 1910, người đã đặt ra định đề (postulated) về sự tồn tại của 'nguyên
tố proto' trong không gian vũ trụ. Bằng cách kết hợp các số trọng lượng khác nhau của các nguyên
tử của các nguyên tố proto này, Nicholson có thể khôi phục trọng lượng của tất cả các nguyên tố
trong bảng tuần hoàn đã biết. Những thành công này càng đáng chú ý hơn vì thực tế là Nicholson
đã sai về sự hiện diện của các nguyên tố proto: chúng không thực sự tồn tại. Tuy nhiên, giữa
những lý thuyết thường hi hữu và những phỏng đoán hoang đường của mình, Nicholson cũng đề
xuất một lý thuyết mới lạ (novel) về cấu trúc của nguyên tử. Niels Bohr, cha đẻ của lý thuyết
nguyên tử hiện đại từng đoạt giải Nobel, đã nảy ra sáng kiến mới từ ý tưởng thú vị này để hình
thành (conceive) mô hình nguyên tử nổi tiếng hiện nay của ông.
Chúng ta rút ra được gì về câu chuyện này? Người ta có thể kết luận một cách đơn giản rằng khoa
học là một công trình tập thể và tích lũy. Điều đó có thể đúng, nhưng có thể có một cái nhìn sâu
sắc hơn mà có thể thu thập được. Chúng tôi đề xuất rằng khoa học là không ngừng phát triển,
giống như các loài động vật. Trong hệ thống sinh học, các sinh vật có thể mang các đặc điểm mới
do đột biến gen ngẫu nhiên. Theo cách tương tự, sự ngẫu nhiên, tùy ý (arbitrary) hoặc tình cờ

22
của các ý tưởng có thể giúp mở đường cho (pay the way for) những tiến bộ trong khoa học. Nếu
các đột biến chứng tỏ có lợi, thì động vật hoặc lý thuyết khoa học sẽ tiếp tục phát triển mạnh và
có lẽ sẽ sinh sôi thêm.

Sự ủng hộ cho quan điểm tiến bộ này về đổi mới hành vi đến từ nhiều lĩnh vực. Hãy xem xét một
ví dụ về một sự đổi mới có ảnh hưởng trong trò đua ngựa ở Mỹ. Cái gọi là vị trí bàn đạp ngựa
(stirrup) 'acey-deucy', trong đó chân của người lái ở chân kiềng bên trái của anh ta được đặt thấp
hơn bên phải 25 cm, được cho là mang lại (confer) lợi thế quan trọng về tốc độ khi rẽ trên đường
đua hình bầu dục. Nó được phát triển bởi một tay đua ngựa (jockey) vô danh tên là Jackie
Westrope. Có phải Westrope đã tiến hành các cuộc điều tra có phương pháp hoặc nghiên cứu các
đoạn phim được ghi lại trong một kế hoạch khôn ngoan (shrewd) để vượt qua các đối thủ của
mình? Anh ta có thấy trước lợi thế về tốc độ sẽ có được khi cưỡi ngựa có “acey-deucy” không?
Không. Anh ấy bị chấn thương ở chân, khiến anh ấy không thể gập hoàn toàn đầu gối trái của
mình. Sự thay đổi này của anh ấy chỉ xảy ra trùng hợp với hiệu quả rẽ trái được nâng cao. Điều
này dẫn đến việc nhiều tay đua áp dụng phương pháp “acey-deucy” một cách nhanh chóng và
rộng rãi, một phong cách đua tiếp tục trong các cuộc đua ngựa thuần chủng ngày nay.
Rất nhiều câu chuyện khác cho thấy rằng những tiến bộ mới có thể phát sinh từ sai sót, hành vi
sai trái, và cả sự tình cờ thuần túy ( pure serendipity) - một sự tình cờ có hậu. Ví dụ, vào đầu
những năm 1970, hai nhân viên của công ty 3M từng gặp một vấn đề: Spencer Silver có một sản
phẩm - một loại keo chỉ hơi dính - và không sử dụng được, trong khi đồng nghiệp Art Fry của ông
đang cố gắng tìm ra cách để làm ra đóng dấu trang tạm thời trong cuốn sách thánh ca (hymn

23
book) của mình mà không làm hỏng các trang của nó. Giải pháp cho cả hai vấn đề này là việc
phát minh ra tờ giấy ghi nhớ đơn giản nhưng thành công phi thường. Những ví dụ như vậy đưa ra
lời khẳng định rằng những bộ óc giảo hoạt (designing) và khéo léo có nhiệm vụ tạo ra sự sáng
tạo và phát minh của con người. Có thể có nhiều bộ óc tầm thường (banal) và máy móc danh cho
các công việc; nhưng cũng có các bộ óc có rất liên kết với các quy luật khoa học.
Các khái niệm về cái nhìn sâu sắc, sự sáng tạo và thiên tài thường được viện dẫn chứng, nhưng
chúng vẫn còn mơ hồ (vague) và có giá trị khoa học vẫn đáng ngờ vực, đặc biệt khi người ta xem
xét những đóng góp đa dạng và lâu dài của những cá nhân như Plato, Leonardo da Vinci,
Shakespeare, Beethoven, Galileo, Newton, Kepler, Curie, Pasteur và Edison. Những quan niệm
này chỉ đơn thuần là cái danh hơn là giải thích sự tiến hóa của những đổi mới của con người.
Chúng tôi cần một cách tiếp cận khác, và có một ứng cử viên đầy hứa hẹn.
Định luật Hiệu ứng được nhà tâm lý học Edward Thorndike đưa ra vào năm 1898, khoảng 40 năm
sau khi Charles Darwin công bố công trình đột phá (groundbreaking) của ông về sự tiến hóa
sinh học, “Về Nguồn gốc Các loài”. Định luật đơn giản này cho rằng các sinh vật có xu hướng lặp
lại các hành vi thành công và không thực hiện các hành vi không thành công. Cũng giống như
Quy luật Chọn lọc Tự nhiên của Darwin, Định luật Hiệu ứng liên quan đến một quá trình biến đổi
và chọn lọc hoàn toàn cơ học, không có bất kỳ mục tiêu cuối cùng nào trong tầm mắt.
Tất nhiên, nguồn gốc của sự đổi mới của con người cần được nghiên cứu thêm. Đặc biệt, nguồn
gốc (provenance) của nguyên liệu thô mà Định luật Hiệu ứng sử dụng thì không được biết rõ
ràng như nguồn gốc của các đột biến gen mà Quy luật chọn lọc tự nhiên áp dụng. Việc hình thành
các ý tưởng và hành vi mới có thể không hoàn toàn ngẫu nhiên, nhưng bị hạn chế bởi những thành
công và thất bại trước đó - của cá nhân hiện tại (chẳng hạn như Bohr) hoặc của các tiên bối đi
trước (chẳng hạn như Nicholson).
Có vẻ như đã đến lúc từ bỏ những quan niệm ngây thơ về sự sáng tạo thông minh và thiên tài, và
khám phá một cách khoa học nguồn gốc thực sự của hành vi sáng tạo.

VOCABULARY
 Sheer: tuyệt đối
 Spontaneously pop into someone’s head: nảy ra 1 cách tự nhiên trong đầu ai đó
 Realms: lĩnh vực
 Monumental: to lớn
 Duly: xứng đáng
 Unheralded: không ngờ tới
 Postulated: đặt ra định đề
 Novel: mới lạ
 Conceive: hình thành

24
 Arbitrary: tuỳ ý
 Pay the way for: mở đường cho
 Stirrup: bàn đạp ngựa
 Confer: mang lại
 Jockey: một tay đua ngựa
 Shrewd: khôn ngoan
 Pure serendipity: tình cờ thuần tuý
 Hymn book: cuốn sách thánh ca
 Designing: giảo hoạt
 Banal: tầm thường
 Vague: mơ hồ
 Groundbreaking: công trình đột phá
 Provenance: nguồn gốc

25
TEST 3

***
READING PASSAGE 1

Loài thylacine

Loài thylacine đã tuyệt chủng, còn được gọi là hổ Tasmania, là một loài thú có túi (marsupial) *
có bề ngoài (superficial) rất giống chó. Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là có 13–19 sọc màu
nâu sẫm trên lưng, bắt đầu ở phía sau cơ thể và kéo dài đến đuôi. Chiều dài từ mũi đến đuôi trung
bình của thylacine đối với con đực trưởng thành là 162,6 cm, so với 153,7 cm ở con cái.
Thylacine dường như chiếm giữ hầu hết các loại địa hình (terrain) ngoại trừ rừng nhiệt đới rậm
rạp, với rừng bạch đàn (eucalyptus) mở được cho là môi trường sống chính của nó. Về cách kiếm
ăn, nó là loài ăn thịt độc nhất, và dạ dày của nó cơ bắp với khả năng co bóp để có thể ăn một lượng
lớn thức ăn cùng một lúc, có lẽ đây là một sự thích nghi để bù đắp cho thời gian dài khi săn bắn

26
thất bại và thức ăn khan hiếm. Thylacine không phải là kẻ chạy nhanh và có lẽ đã tóm gọn con
mồi bằng cách vắt kiệt sức trong một cuộc truy đuổi dài (long pursuit). Trong các cuộc rượt đuổi
đường dài, thylacines có khả năng dựa vào mùi hương nhiều hơn bất kỳ giác quan nào khác.
Chúng hay săn mồi vào buổi tối, đêm và sáng sớm, thường có xu hướng lẩn vào rừng núi trú ẩn
vào ban ngày. Mặc dù có tên chung là 'hổ', thylacine có tính khí (temperament) nhút nhát, sợ sệt.
Mặc dù hoạt động chủ yếu về đêm, nó được nhìn thấy khi đang di chuyển vào ban ngày và một
số cá thể thậm chí còn được ghi lại khi đang phơi mình dưới ánh nắng mặt trời.
Thylacine có mùa sinh sản kéo dài từ mùa đông sang mùa xuân, với các dấu hiệu cho thấy một số
còn sinh sản quanh năm. Giống như tất cả các loài thú có túi, thylacine đều rất nhỏ và không có
lông khi được sinh ra. Con sơ sinh chui vào trong cái túi (pouch) trên bụng của mẹ và tự gắn vào
một trong bốn núm vú, ở trong đó cho đến ba tháng. Khi đủ lớn để rời khỏi túi, con non ở trong
hang ổ như hang đá sâu, tổ kín hoặc khúc gỗ rỗng, trong khi mẹ săn mồi.
Khoảng 4.000 năm trước, thylacine phổ biến khắp New Guinea và phần lớn lục địa Australia,
cũng như đảo Tasmania. Lần xuất hiện gần đây nhất (well-dated occurrence), có niên đại tốt
nhất của một thylacine trên đất liền là một hóa thạch có niên đại carbon (carbon-dated fossil) từ
Hang Murray ở Tây Úc, khoảng 3.100 năm tuổi. Sự tuyệt chủng của nó trùng với sự xuất hiện của
những con chó hoang được gọi là dingoes ở Úc và một loài săn mồi tương tự ở New Guinea.
Dingoes chưa bao giờ đến được Tasmania và hầu hết các nhà khoa học coi đây là lý do chính cho
sự tồn tại của loài thylacine ở đó.
Sự suy giảm nghiêm trọng của thylacine ở Tasmania, bắt đầu từ những năm 1830 và kéo dài trong
suốt một thế kỷ, thường được cho là do những nỗ lực không ngừng (relentless) của những người
chăn nuôi cừu và thợ săn tiền thưởng (bounty hunters) ** với súng ngắn. Mặc dù chiến dịch
mang tính quyết định này chắc chắn đóng vai trò lớn, nhưng có khả năng là nhiều yếu tố khác
cũng góp phần vào sự suy giảm và cuối cùng là sự tuyệt chủng của loài này.
Những yếu tố này bao gồm sự cạnh tranh với những con chó hoang do những người định cư ở
châu Âu đưa vào, mất môi trường sống cùng với sự biến mất của các loài săn mồi và bệnh như
bệnh sài sốt chó (distemper) cũng có thể ảnh hưởng đến thylacine.
Nỗ lực thành công duy nhất trong việc nhân giống thylacine trong điều kiện nuôi nhốt là tại Sở
thú Melbourne vào năm 1899. Điều này bất chấp một số lượng lớn loài này đã di trú ở một số
vườn thú, đặc biệt là Sở thú London và Sở thú Tasmania’s Hobart. Nhà tự nhiên học nổi tiếng
John Gould đã thấy trước được sự diệt vong (demise) của loài thylacine khi ông xuất bản cuốn
sách Những loài động vật có vú ở Úc từ năm 1848 đến năm 1863, viết rằng: 'Số lượng loài động
vật kỳ lạ này sẽ nhanh chóng giảm đi, sự tiêu diệt (extermination) sẽ ảnh hưởng hoàn toàn, và
sau đó, nó sẽ giống như loài sói của Anh và Scotland, được ghi nhận là một loài động vật chỉ còn
lại trong quá khứ.

27
Tuy nhiên, dường như có rất ít áp lực từ công chúng đối với việc bảo tồn thylacine, và các nhà
khoa học cũng không bày tỏ nhiều quan ngại về sự suy giảm của loài này trong những thập kỷ sau
đó. Một ngoại lệ đáng chú ý là T.T. Flynn, Giáo sư Sinh học tại Đại học Tasmania. Năm 1914,
ông lo lắng về sự khan hiếm của thylacine và đề nghị rằng một số con nên bị bắt và đưa đến ở một
hòn đảo nhỏ. Nhưng phải đến năm 1929, khi loài này đang ở bờ vực (on the very edge of) tuyệt
chủng, Ban Bảo vệ Động vật và Chim của Tasmania mới thông qua một đề nghị (motion) bảo vệ
thylacines chỉ trong tháng 12, được cho là mùa sinh sản chính của chúng.
Thylacine hoang dã cuối cùng được biết đến bị giết do một nông dân ở phía đông bắc Tasmania
bắn năm 1930, chỉ để lại những mẫu vật nuôi nhốt (captive specimens). Chính phủ Tasmania
chính thức bảo vệ loài này vào tháng 7 năm 1936, 59 ngày trước khi cá thể cuối cùng được biết
đến qua đời tại vườn thú Hobart vào ngày 7 tháng 9 năm 1936.
Đã có rất nhiều cuộc thám hiểm (expeditions) và tìm kiếm thylacine trong những năm qua, không
có cuộc thám hiểm nào đưa ra bằng chứng xác thực rằng thylacine vẫn còn tồn tại. Loài này đã bị
chính phủ Tasmania tuyên bố tuyệt chủng vào năm 1986.
VOCABULARY
 Marsupial: thú có túi
 Superficial: bề ngoài
 Terrain: địa hình
 Eucalyptus: bạch đàn
 Long pursuit: cuộc truy đuổi dài
 Temperament: tính khí
 Pouch: cái túi
 Well-dated occurrence: lần xuất hiện gần đây nhất
 Relentless: không ngừng
 Bounty hunters: thợ săn tiền thưởng
 Distemper: bệnh sài sốt chó
 Demise: sự diệt vong
 Extermination: sự tiêu diệt
 On the very edge of: ở bờ vực
 Motion: đề nghị
 Captive specimens: mẫu vật nuôi nhốt
 Expeditions: cuộc thám hiểm

28
READING PASSAGE 2

Cây cọ
A Dầu cọ là một loại dầu ăn (edible oil) được chiết xuất (derived from) từ quả của cây cọ dầu
Châu Phi, và hiện là loại dầu thực vật được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Gần như chắc chắn
nó có trong xà phòng chúng ta rửa vào buổi sáng, bánh sandwich chúng ta ăn trưa và bánh quy
chúng ta ăn vặt trong ngày. Tại sao dầu cọ lại hấp dẫn các nhà sản xuất đến vậy? Chủ yếu là do
các đặc tính độc đáo của nó - chẳng hạn như giữ được trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng - làm cho
nó trở thành một thành phần lý tưởng để bảo quản lâu dài, cho phép nhiều thực phẩm đóng gói
trên kệ siêu thị có ngày đến hạn tốt nhất của tháng, thậm chí hàng năm trong tương lai.
B Nhiều nông dân đã nắm bắt cơ hội (seized the opportunity) để phát triển tối đa việc trồng
cây cọ dầu. Từ năm 1990 đến năm 2012, diện tích đất toàn cầu dành để (devoted to) trồng cây cọ
dầu đã tăng từ 6 đến 17 triệu ha, hiện chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất trồng trọt trên toàn
thế giới. Từ chỉ hai triệu tấn dầu cọ được sản xuất hàng năm trên toàn cầu cách đây 50 năm, hiện
đã có khoảng 60 triệu tấn được sản xuất mỗi năm, một con số có vẻ sẽ tăng gấp đôi hoặc thậm chí
gấp ba vào giữa thế kỷ này.
C Tuy nhiên, có nhiều lý do tại sao các nhà bảo tồn (conservationists) lại cho rằng sự lan rộng
nhanh chóng của các đồn điền (plantations) cọ dầu là một mối lo ngại lớn. Có vô số tin tức về
nạn phá rừng, hủy hoại môi trường sống và suy giảm (dwindling) quần thể loài, tất cả đều là kết
quả trực tiếp của việc khai khẩn đất để thiết lập độc canh cây cọ dầu trên quy mô công nghiệp,
đặc biệt là ở Malaysia và Indonesia. Các loài có nguy cơ tuyệt chủng - nổi tiếng nhất là đười ươi
Sumatra, ngoài ra còn có tê giác, voi, hổ và nhiều loài động vật khác - đã phải hứng chịu sự lây
lan không thể ngăn cản của các đồn điền cọ dầu.
D "Dầu cọ chắc chắn là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học toàn
cầu", Tiến sĩ Farnon Ellwood thuộc Đại học West of England, Bristol tuyên bố. ‘Dầu cọ đang thay
thế rừng nhiệt đới, và rừng nhiệt đới là nơi sinh sống của tất cả các loài sinh vật. Đó chính là vấn
đề. ”Điều này đã dẫn đến một số câu hỏi cấp tiến (radical) giữa các nhà bảo vệ môi trường, chẳng
hạn như liệu người tiêu dùng có nên cố gắng tẩy chay hoàn toàn dầu cọ hay không.
Trong khi đó, Bhavani Shankar, Giáo sư tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi của
London, lập luận, "Thật dễ dàng để nói rằng dầu cọ là kẻ thù và chúng ta nên phản đối nó. Điều
đó tạo nên một câu chuyện kịch tính hơn và rất trực quan (intuitive). Nhưng với sự phức tạp của
lập luận, tôi nghĩ rằng một câu chuyện có nhiều góc nhìn hơn sẽ gần với sự thật hơn. '
E Một phản ứng đối với phong trào tẩy chay là lập luận cho vai trò quan trọng của dầu cọ trong
việc đưa hàng triệu người ở các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo. Liệu dầu cọ có bị tẩy
29
chay, thay thế, loại bỏ khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu hay không, trong bối cảnh có bao nhiêu người
thu nhập thấp ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào dầu cọ để kiếm sống? Cách nào tốt nhất
để đạt được sự cân bằng thực dụng (strike a utilitarian balance) giữa các yếu tố cạnh tranh này,
đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng của sự tranh cãi.

F Ngay cả lập luận về nạn phá rừng cũng không đơn giản (straightforward) như người ta vẫn
tưởng. Các đồn điền cọ dầu sản xuất ít nhất bốn lần và có khả năng nhiều hơn mười lần dầu trên
một ha so với đậu nành, hạt cải dầu, hướng dương hoặc các loại dầu cạnh tranh khác. Năng suất
cao ngất ngưởng đó (immensely high yield) - chủ yếu là yếu tố khiến nó có lợi nhuận cao - cũng
có khả năng là một lợi ích sinh thái. Nếu dầu cọ có thể được sản xuất từ một mảnh đất nhiều hơn
mười lần so với bất kỳ loại dầu cạnh tranh nào, thì sẽ cần phải khai khẩn đất nhiều hơn mười lần
để sản xuất cùng một khối lượng dầu từ đối thủ cạnh tranh đó.
Đối với câu hỏi về lượng khí thải carbon, vấn đề thực sự phụ thuộc vào loại cây cọ dầu đang được
thay thế. Cây trồng khác nhau về mức độ mà chúng cô lập carbon - nói cách khác, lượng carbon
mà chúng thu nhận từ khí quyển và lưu trữ trong cây. Thực vật càng hấp thụ nhiều carbon thì càng
làm giảm tác động của biến đổi khí hậu. Như Shankar giải thích: ‘[Sản xuất dầu cọ] thực sự cô
lập nhiều carbon hơn theo một số cách so với các lựa chọn thay thế khác. […] Tất nhiên, nếu chặt
phá rừng nguyên sinh thì đó lại là điều khủng khiếp - đó là những gì đang xảy ra ở Indonesia và
Malaysia, điều đó được phép vượt ra khỏi ngoài tầm kiểm soát. Nhưng nếu nó thay thế gạo, chẳng
hạn, nó có thể thực giữ (sequester) nhiều carbon hơn."
G Ngành công nghiệp này hiện được điều chỉnh bởi một nhóm được gọi là Hội nghị bàn tròn
về Dầu cọ bền vững (Roundtable on Sustainable Palm Oil) (RSPO), bao gồm những người

30
trồng cọ, các nhà bán lẻ, nhà sản xuất thành phẩm và các bên liên quan khác. Trong khoảng hơn
một thập kỷ qua, một thỏa thuận đã dần đạt được liên quan đến các tiêu chuẩn mà các nhà sản
xuất dầu cọ phải đáp ứng để sản phẩm của họ chính thức được coi là 'bền vững'. RSPO khẳng định
không phá rừng nguyên sinh, minh bạch và đánh giá thường xuyên trữ lượng các-bon, trong số
các tiêu chí khác. Chỉ khi các yêu cầu này được đáp ứng đầy đủ thì dầu mới được phép bán được
gọi là dầu cọ bền vững được chứng nhận (CSPO). Các số liệu gần đây cho thấy RSPO hiện chứng
nhận khoảng 12 triệu tấn dầu cọ hàng năm, tương đương khoảng 21% tổng sản lượng dầu cọ của
thế giới.
H Thậm chí còn có hy vọng rằng các đồn điền cọ dầu có thể không cần phải là những cây trồng
độc canh vô trùng (sterile monocultures), hay còn gọi là "sa mạc xanh", như Ellwood mô tả.
Nghiên cứu mới tại phòng thí nghiệm của Ellwood gợi ý về một loại cây có thể tạo nên sự khác
biệt. Dương xỉ tổ chim (bird’s nest fern) (Asplenium nidus) mọc trên cây theo kiểu biểu sinh (có
nghĩa là nó phụ thuộc vào cây chỉ để hỗ trợ chứ không phải để lấy chất dinh dưỡng), và có nguồn
gốc ở nhiều vùng nhiệt đới, nơi là loài then chốt, nó thực hiện một vai trò sinh thái quan trọng .
Ellwood tin rằng việc đưa dương xỉ tổ chim vào các đồn điền cọ dầu có khả năng cho phép các
khu vực này phục hồi đa dạng sinh học, cung cấp ngôi nhà cho tất cả các loài, từ nấm và vi khuẩn
đến động vật không xương sống (invertebrates) như côn trùng, lưỡng cư, bò sát và thậm chí cả
động vật có vú.
VOCABULARY
 Edible oil: dầu ăn
 Derived from: được chiết xuất
 Seized the opportunity (collocation): nắm bắt cơ hội
 Devoted to: dành để
 Conservationists: các nhà bảo tồn
 Plantations: các đồn điền
 Dwindling: suy giảm
 Radical: cấp tiến
 Intuitive: trực quan
 Strike a utilitarian balance (collocation): đạt được sự cân bằng thực dụng
 Straightforward: đơn giản
 Immensely high yield: năng suất cao ngất ngưởng
 Sequester: thực giữ
 Roundtable on Sustainable Palm Oil: hội nghị bàn tròn về dầu cọ bền vững
 Sterile monocultures: độc canh vô trùng
 Bird’s nest fern: dương xỉ tổ chim
 Invertebrates: động vật không xương sống

31
READING PASSAGE 3

Sự ra đời và phát triển của những tòa nhà chọc trời tại Mahattan
Katharine L. Shester đánh giá cuốn sách của Jason Barr về sự phát triển của Thành phố
New York
Trong “Building the Skyline”, Jason Barr đưa người đọc đi qua lịch sử chi tiết của thành phố New
York. Cuốn sách kết hợp địa chất, lịch sử, kinh tế và rất nhiều dữ liệu để giải thích lý do tại sao
chuỗi các doanh nghiệp phát triển ở nơi họ đã bắt đầu và cách các quyết định ban đầu của người
lao động và doanh nghiệp đã định hình đường chân trời mà chúng ta thấy ngày nay. Cuốn
“Building the Skyline” được tổ chức thành hai phần riêng biệt. Chương đầu chủ yếu mang tính
lịch sử và đề cập đến việc định cư và phát triển của New York từ năm 1609 đến năm 1900; phần
thứ hai chủ yếu đề cập đến thế kỷ 20 và là tập hợp (compilation) các chương bình luận về các
khía cạnh khác nhau của sự phát triển đô thị của New York. Giọng văn và cách tổ chức của cuốn
sách có phần thay đổi giữa phần đầu tiên và phần thứ hai, vì các chương sau kết hợp các khía cạnh
của các bài nghiên cứu liên quan của Barr.

Barr bắt đầu chương một bằng cách đưa người đọc lên chuyến đi của "cỗ máy thời gian trực
thăng" (helicopter time-machine) – một lối kể chuyện hấp dẫn về phong cảnh New York năm
1609 nhìn từ trên bầu trời như thế nào. Sau đó, ông chuyển sang chuyến tham quan đi bộ dưới
lòng đất của thành phố, chỉ ra vị trí của đá và nước bên dưới lòng đất, trước khi đưa người đọc trở
32
lại bề mặt. Tình yêu của ông ấy đối với thành phố xuất hiện khi ông mô tả nhiều sự kiện thú vị
khác nhau về vị trí của dinh thự ở New York của phó tổng thống Aaron Burr đầu thế kỷ 19 cũng
như một số truyền thuyết về thành phố.
Chương hai và ba đưa người đọc đến với Nội chiến (1861–1865), với chương hai tập trung vào
sự phát triển ban đầu của đất đai và việc triển khai hệ thống lưới điện vào năm 1811. Chương ba
tập trung vào việc sử dụng đất trước Nội chiến. Cả hai chương đều có nhiều thông tin và được
nghiên cứu kỹ lưỡng và tạo tiền đề cho các phân tích kinh tế trong phần sau của cuốn sách. Tôi
muốn Barr mở rộng khi ông tuyên bố rằng các chung cư hiện tại (existing tenements) * đã ngăn
chặn các tòa nhà chọc trời ở một số khu vực lân cận nhất định bởi vì ‘có thể không có nhà phát
triển nhà chọc trời nào quan tâm đến việc thực hiện“ giải tỏa khu ổ chuột ” (slum clearance) cần
thiết. Sau đó trong cuốn sách, Barr khẳng định rằng độ sâu của nền đá ** không phải là một yếu
tố hạn chế đối với các nhà phát triển, vì chi phí nền tảng là một phần nhỏ của chi phí phát triển.
Thoạt nhìn, không rõ tại sao việc giải phóng mặt bằng khu ổ chuột sẽ bị hạn chế, trong khi những
nền móng đắt tiền hơn thì không.
Chương bốn tập trung vào vấn đề nhập cư và vị trí của các khu dân cư cuối thế kỷ 19. Barr xác
định bốn khu vực nhập cư chính và phân tích vị trí của chúng dựa trên các tiện nghi sẵn có trong
khu vực. Hầu hết các khu đất này (enclaves) đều nằm trên khu đất kém giá trị nhất, giữa các khu
công nghiệp nằm bên bờ sông và các khu dân cư giàu có giáp Công viên Trung tâm.
Phần hai của cuốn sách bắt đầu bằng cuộc thảo luận về tính kinh tế của chiều cao nhà chọc trời.
Trong chương năm, Barr phân biệt giữa chiều cao kỹ thuật, chiều cao kinh tế và chiều cao của nhà
phát triển - trong đó chiều cao kỹ thuật là tòa nhà cao nhất có thể được xây dựng một cách an toàn
tại một thời điểm nhất định, chiều cao kinh tế là chiều cao hiệu quả nhất theo quan điểm của xã
hội và chiều cao của nhà phát triển là chiều cao thực tế do nhà phát triển chọn, người đang cố
gắng tối đa hóa lợi tức đầu tư.
Chương năm cũng là cuộc thảo luận thú vị về những tiến bộ công nghệ dẫn đến việc xây dựng các
tòa nhà chọc trời. Ví dụ, sự ra đời của khung sắt thép (iron and steel skeletal frames) làm cho
những bức tường dày, chịu lực không cần thiết, mở rộng diện tích sử dụng của các tòa nhà và tăng
việc sử dụng cửa sổ và nguồn ánh sáng tự nhiên. Sau đó, chương sáu trình bày dữ liệu về chiều
cao của tòa nhà trong suốt thế kỷ 20 và sử dụng phân tích hồi quy để ‘dự đoán’ việc xây dựng tòa
nhà. Mặc dù ít kỹ thuật hơn bài nghiên cứu chương này dựa vào, nhưng nó có lẽ mang tính kỹ
thuật hơn những gì được khán giả nói chung ưa thích.
Chương bảy đề cập đến ‘giả thuyết nền tảng’, giả định rằng việc không có nền đá gần bề mặt giữa
ngoại thành và trung tâm New York là lý do khiến các tòa nhà chọc trời không được xây dựng
giữa hai trung tâm đô thị. Thay vào đó, Barr lập luận rằng mặc dù lớp đá móng sâu hơn làm tăng
chi phí nền móng, nhưng những chi phí này không quá cao (prohibitively high) và cũng không

33
quá lớn so với tổng chi phí xây dựng một tòa nhà chọc trời. Điều tôi thích nhất ở chương này là
cuộc thảo luận của Barr về cách nền móng thực sự được xây dựng. Ông mô tả việc sử dụng các
thùng lặn, giúp công nhân có thể đào xuống trong khoảng cách đáng kể, thường là dưới mực nước
ngầm, cho đến khi chạm đến lớp đá móng. Lịch sử công nghệ kỹ lưỡng của Barr không chỉ thảo
luận về cách hoạt động của các thùng lặn mà còn cả những mối nguy hiểm liên quan. Mặc dù
chương này đề cập đến các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm, nhưng nó tương đối dễ đọc.
Chương tám và chương chín tập trung vào sự ra đời của trung tâm thành phố và sự bùng nổ xây
dựng của những năm 1920. Chương tám bao gồm các cuộc thảo luận dài về lý thuyết kinh tế đô
thị có thể làm mất tập trung những độc giả chủ yếu quan tâm đến New York. Tuy nhiên, chúng sẽ
rất phù hợp cho sinh viên chưa tốt nghiệp học về kinh tế của các thành phố. Trong chương tiếp
theo, Barr xem xét hai trong số những lời giải thích chính cho sự bùng nổ xây dựng của những
năm 1920 - thứ nhất là sự hoa lệ (exuberance) và thứ hai là tài chính. Ông sử dụng dữ liệu để
đánh giá khả năng tồn tại của hai cách giải thích này và nhận thấy rằng các yếu tố cung và cầu
giải thích phần lớn sự phát triển của những năm 1920; Mặc dù nó đã tạo ra sự bùng nổ, nhưng tín
dụng giá rẻ không phải là nguyên nhân chính.
Trong chương cuối cùng (chương 10), Barr thảo luận về một bài báo thực nghiệm (empirical
papers) khác của ông về ước tính giá trị đất ở Manhattan từ giữa thế kỷ 19 cho đến ngày nay.
Việc nghiên cứu dữ liệu đi sâu vào các ước tính này đặc biệt ấn tượng. Ở cuối chương, Barr đánh
giá "liệu các tòa nhà chọc trời là nguyên nhân hay hệ quả của giá trị đất cao". Ông nhận thấy rằng
những thay đổi trong giá trị đất dự đoán chiều cao của tòa nhà trong tương lai, nhưng điều ngược
lại là không đúng. Cuốn sách kết thúc với phần kết (epilogue), trong đó Barr thảo luận về tác động
của biến đổi khí hậu đối với thành phố và đưa ra các đề xuất về chính sách cho New York trong
tương lai.
VOCABULARY
 Compilation: tập hợp
 Helicopter time-machine: cỗ máy thời gian trực thăng
 Existing tenements: các chung cư hiện tại
 Slum clearance: giải tỏa khu ổ chuột
 Enclaves: khu đất
 Iron and steel skeletal frames: khung sắt thép
 Prohibitively high: quá cao (chi phí)
 Exuberance: sự hoa lệ
 Empirical papers: bài báo thực nghiệm
 Epilogue: phần kết

34
TEST 4

***
READING PASSAGE 1

Loài dơi với sự giải cứu: Loài dơi Madagasca đang cứu những
cánh rừng nhiệt đới như thế nào?
Có rất ít nơi trên thế giới mà mối quan hệ giữa nông nghiệp và bảo tồn ngày càng trở nên căng
thẳng. Rừng Madagascar đang được chuyển đổi thành đất nông nghiệp với tỷ lệ một phần trăm
mỗi năm. Phần lớn sự tàn phá này được thúc đẩy bởi việc trồng cây lương thực chính (main staple
crop) của đất nước: lúa gạo. Và một lý do chính cho sự tàn phá này là do côn trùng gây hại đang
phá hủy một lượng lớn cây được trồng bởi những người nông dân địa phương tự cung tự cấp
(local subsistence farmers), khiến họ phải phá rừng để tạo ra những cánh đồng lúa mới. Kết quả
là môi trường sống bị tàn phá (devastating habitat) và mất đa dạng sinh học trên đảo, nhưng
không phải tất cả các loài đều phải gánh chịu. Trên thực tế, một số loài dơi ăn côn trùng trên đảo
hiện đang phát triển mạnh và điều này có ý nghĩa quan trọng đối với nông dân cũng như các nhà
bảo tồn.
Nhắc đến nhà động vật học Ricardo Rocha của Đại học Cambridge. Ông đam mê bảo tồn và loài
dơi. Cụ thể hơn, Ông quan tâm đến cách loài dơi phản ứng với hoạt động của con người và nạn
phá rừng nói riêng. Nghiên cứu mới của Rocha cho thấy một số loài dơi đang cung cấp cho nông
dân trồng lúa của Madagascar một dịch vụ kiểm soát dịch hại (pest control service) quan trọng
bằng cách ăn các loại côn trùng gây dịch. Và điều này, theo ông, có thể giảm bớt áp lực tài chính
đối với người nông dân trong việc biến rừng thành ruộng.
Dơi chiếm khoảng 1/5 tổng số loài động vật có vú ở Madagascar và 36 loài dơi được ghi nhận có
nguồn gốc từ hòn đảo, khiến nó trở thành một trong những khu vực quan trọng nhất để bảo tồn
nhóm động vật này ở mọi nơi trên thế giới.
Đồng dẫn đầu một nhóm các nhà khoa học quốc tế, Rocha phát hiện ra rằng một số loài dơi bản
địa đang lợi dụng việc thay đổi môi trường sống (habitat modification) để săn côn trùng sinh
sống trên các cánh đồng lúa của đất nước. Chúng bao gồm dơi tai chuột (mouse-eared bat)
Malagasy, dơi ngón dài (long-fingered bat) Major, dơi đuôi dài bụng trắng (white-bellied free-
tailed bat) Malagasy và dơi có nếp nhăn (wrinkle-lipped bat) của Peters.

35
Rocha nói: “Những loài này đang cung cấp một dịch vụ miễn phí rất có giá trị cho Madagascar
với tư cách là loài ngăn chặn dịch hại sinh học. "Chúng tôi phát hiện ra rằng sáu loài dơi đang săn
mồi sâu bọ hại lúa, bao gồm cả sâu bướm ăn lúa và sâu tơ trên cỏ. Những thiệt hại mà những loài
côn trùng này gây ra khiến nông dân trên đảo phải chịu áp lực tài chính lớn và điều đó khuyến
khích nạn phá rừng.”

Nghiên cứu hiện được công bố trên tạp chí Nông nghiệp, Hệ sinh thái và Môi trường, nhằm điều
tra hoạt động kiếm ăn của dơi ăn côn trùng (insectivorous bats), ở vùng đất nông nghiệp giáp
với Vườn quốc gia Ranomafana ở phía đông nam của đất nước.
Rocha và nhóm của ông đã sử dụng máy ghi âm siêu âm hiện đại (state-of-the-art) để ghi lại hơn
một nghìn tiếng 'vo ve kiếm ăn' (feeding buzzes) của dơi (chuỗi định vị bằng tiếng vang
(echolocation sequences) được dơi sử dụng để nhắm mục tiêu con mồi của chúng) tại 54 địa
điểm, nhằm xác định các điểm kiếm ăn yêu thích của dơi . Tiếp theo, họ sử dụng kỹ thuật mã vạch
DNA để phân tích phân được thu thập từ những con dơi ở các địa điểm khác nhau.
Các bản ghi âm cho thấy hoạt động của dơi trên ruộng lúa cao hơn nhiều so với trong rừng liên
tục - cao hơn bảy lần so với ruộng lúa trên mặt đất bằng phẳng và cao hơn mười sáu lần so với
các cánh đồng ở hai bên đồi - không có nghi ngờ gì về việc động vật này ưu tiên kiếm ăn trong
các hệ sinh thái nhân tạo này. Các nhà nghiên cứu cho rằng dơi ưa thích những cánh đồng này vì
thiếu nước và cạn kiệt chất dinh dưỡng khiến những cây trồng này dễ bị sâu bệnh phá hoại hơn.

36
Phân tích DNA cho thấy tất cả sáu loài dơi đã ăn sâu bọ quan trọng về kinh tế. Trong khi các phát
hiện chỉ ra rằng canh tác lúa được hưởng lợi nhiều nhất từ dơi, các nhà khoa học cũng tìm thấy
dấu hiệu cho thấy dơi đang tiêu thụ sâu bệnh hại cây trồng khác, bao gồm sâu đục cành đen (phá
hoại cây cà phê), ve sầu, sâu đục quả mắc ca, và mướp đắng (một loài gây hại cho trái cây họ cam
quýt).
Đồng tác giả James Kemp, từ Đại học Lisbon, cho biết: “Hiệu quả của loài dơi trong vai trò kiểm
soát dịch hại đã được chứng minh ở Hoa Kỳ và Catalonia. "Nhưng nghiên cứu của chúng tôi là
nghiên cứu đầu tiên cho thấy điều này xảy ra ở Madagascar, nơi mà tiền đặt cọc (stakes) cho cả
nông dân và các nhà bảo tồn rất cao."
Người dân địa phương có thể có lý do để biết ơn những con dơi của họ. Trong khi loài động vật
này thường có liên quan đến việc lây lan dịch bệnh, Rocha và nhóm của ông đã tìm thấy bằng
chứng cho thấy dơi Malagasy không chỉ ăn sâu bọ hại cây trồng mà còn ăn muỗi - vật mang bệnh
sốt rét, virus sốt Rift Valley và bệnh phù chân voi - cũng như đom đóm (blackflie), lây lan bệnh
mù song (river blindness).
Rocha chỉ ra rằng mối quan hệ này rất phức tạp. Khi thức ăn khan hiếm, dơi trở thành nguồn cung
cấp protein quan trọng cho người dân địa phương. Ngay cả những đứa trẻ cũng sẽ săn chúng. Và
cũng như đậu trên cây, đôi khi dơi đậu trong các tòa nhà, nhưng không được chào đón ở đó vì
chúng làm cho chúng trở nên ô uế. Tuy nhiên, đồng thời, chúng gắn liền với các hang động linh
thiêng và tổ tiên, vì vậy chúng có thể được xem như những sinh mệnh giữa các thế giới, điều này
làm cho chúng có ý nghĩa rất lớn trong văn hóa của người dân. Và một vấn đề tiềm ẩn là trong khi
những con dơi này được hưởng lợi từ việc nuôi, đồng thời nạn phá rừng đang làm giảm những
nơi chúng có thể trú ngụ, điều này có thể ảnh hưởng lâu dài đến số lượng của chúng. Rocha nói,
"Với sự giúp đỡ phù hợp, chúng tôi hy vọng rằng những người nông dân có thể thúc đẩy mối quan
hệ đôi bên cùng có lợi (mutually beneficial relationship) này bằng cách lắp đặt nhà cho dơi."
Rocha và các đồng nghiệp của ông tin rằng việc tối đa hóa quần thể dơi có thể giúp tăng năng suất
cây trồng và thúc đẩy sinh kế bền vững (sustainable livelihoods). Nhóm nghiên cứu hiện đang
kêu gọi nghiên cứu thêm để xác định số lượng đóng góp này. Rocha nói: “Tôi rất lạc quan. "Nếu
chúng ta giúp đỡ thiên nhiên, chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo (process of
regeneration)."
VOCABULARY
 Main staple crop: cây lương thực chính
 Local subsistence farmers: những người nông dân địa phương tự cung tự cấp
 Devastating habitat: nơi ở bị tàn phá
 Pest control service: dịch vụ kiểm soát dịch hại
 Habitat modification: việc thay đổi môi trường sống
37
 Mouse-eared bat: dơi tai chuột
 Long-fingered bat: dơi ngón dài
 White-bellied free-tailed bat: dơi đuôi dài bụng trắng
 Wrinkle-lipped bat: dơi có nếp nhăn
 Insectivorous bats: dơi ăn côn trùng
 State-of-the-art: hiện đại
 Feeding buzzes: vo ve kiếm ăn
 Echolocation sequences: định vị bằng tiếng vang
 Stakes: tiền đặt cọc
 Blackflies: đom đóm
 River blindness: bệnh mù song
 Mutually beneficial relationship: mối quan hệ đôi bên cùng có lợi
 Sustainable livelihoods: sinh kế bền vững
 Process of regeneration: quá trình tái tạo

38
READING PASSAGE 2

Giáo dục có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không?


A Trong thập kỷ qua, một cơ sở dữ liệu khổng lồ về cuộc sống của dân làng Tây Nam nước Đức
từ năm 1600 đến năm 1900 đã được biên soạn bởi một nhóm do Giáo sư Sheilagh Ogilvie tại
Khoa Kinh tế của Đại học Cambridge. Nó bao gồm hồ sơ tòa án, sổ cái bang hội (guild ledgers),
sổ đăng ký giáo xứ (parish registers), điều tra dân số làng (village censuses), danh sách thuế và
- phần bổ sung gần đây nhất - 9.000 bản kiểm kê viết tay (handwritten inventories) liệt kê hơn
một triệu tài sản cá nhân thuộc về phụ nữ và đàn ông bình thường trong suốt ba thế kỷ. Ogilvie,
người đã phát hiện ra những hàng tồn kho trong kho lưu trữ của hai cộng đồng người Đức cách
đây 30 năm, tin rằng họ có thể nắm giữ câu trả lời cho một câu hỏi hóc búa mà từ lâu đã khiến các
nhà kinh tế bối rối: thiếu bằng chứng về mối liên hệ nhân quả giữa giáo dục và tăng trưởng kinh
tế của một quốc gia.
B Như Ogilvie giải thích, ‘Giáo dục giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn, phát minh ra công
nghệ tốt hơn và kiếm được nhiều tiền hơn… chắc chắn nó phải rất quan trọng đối với tăng trưởng
kinh tế? Nhưng, nếu nhìn lại lịch sử, không có bằng chứng nào cho thấy tỷ lệ biết chữ cao (high
literacy rate) đã khiến một quốc gia trở nên công nghiệp hóa sớm hơn. 'Từ năm 1600 đến năm
1900, nước Anh chỉ có tỷ lệ biết chữ ở mức trung bình (mediocre) theo tiêu chuẩn châu Âu, nhưng
nền kinh tế của nước này phát triển nhanh và là nước đầu tiên quốc gia để công nghiệp hóa. Trong
thời kỳ này, Đức và Scandinavia có tỷ lệ người biết chữ cao, nhưng nền kinh tế của họ phát triển
chậm và công nghiệp hóa muộn. Bà cho biết thêm: “Các phân tích xuyên quốc gia hiện đại cũng
đã phải vật lộn để tìm ra bằng chứng cho thấy giáo dục tạo ra tăng trưởng kinh tế, mặc dù có nhiều
bằng chứng cho thấy tăng trưởng làm tăng giáo dục.
C Trong các bản kiểm kê viết tay mà Ogilvie đang phân tích là đồ đạc của phụ nữ và đàn ông
khi kết hôn, tái hôn và khi chết. Từ da lửng (badger skins) cho đến Kinh thánh, máy khâu đến
quần áo màu đỏ tươi (scarlet bodices) - toàn bộ hàng hóa thế giới của dân làng đều được bao
gồm. Hàng tồn kho thiết bị nông nghiệp và công cụ thủ công cho thấy các hoạt động kinh tế;
quyền sở hữu sách và các đồ vật liên quan đến giáo dục như bút và đá phiến (slates) cho thấy mọi
người đã học như thế nào. Ngoài ra, các danh sách thuế được đưa vào cơ sở dữ liệu ghi lại giá trị
của trang trại, nhà xưởng, tài sản và các khoản nợ; chữ ký và ước tính của mọi người về tuổi của
họ cho biết trình độ đọc viết và tính toán; và hồ sơ tòa án cho thấy những trở ngại (chẳng hạn như
hoạt động của các bang hội *) khiến ngành công nghiệp bị đình trệ (stifled).
Các nghiên cứu trước đây thường chỉ có một cách liên kết giáo dục với tăng trưởng kinh tế - có lẽ
là sự hiện diện của các trường học và nhà in, hoặc tuyển sinh của trường, hoặc khả năng ký tên.
Theo Ogilvie, cơ sở dữ liệu cung cấp nhiều chỉ số cho cùng một cá nhân, giúp có thể phân tích

39
mối liên hệ giữa khả năng đọc viết, tính toán, sự giàu có và sự siêng năng (industriousness) của
từng cá nhân phụ nữ và nam giới trong dài hạn.

D Ogilvie và nhóm của bà đã xây dựng cơ sở dữ liệu khổng lồ về tài sản vật chất bên cạnh việc
tái tạo nhân khẩu học đầy đủ của họ về những người sống trong hai cộng đồng người Đức này.
Bà nói: “Chúng ta có thể theo dõi những người giống nhau - và con cháu của họ - trong suốt 300
năm thay đổi về giáo dục và kinh tế. Cuộc sống cá nhân đã mở ra trước mắt họ. Những câu chuyện
tương tự về hai thanh niên 24 tuổi Ana Regina và Magdalena Riethmüllerin, những người bị phạt
vào năm 1707 vì đọc sách trong nhà thờ thay vì nghe bài giảng. Ogilvie giải thích: “Điều này cho
chúng tôi biết rằng họ đang tiếp tục phát triển kỹ năng đọc của mình ít nhất một thập kỷ sau khi
rời trường học. Cơ sở dữ liệu cũng tiết lộ trường hợp của Juliana Schweickherdt, một thợ quay 50
tuổi sống trong cộng đồng Rừng Đen nhỏ bé của Wildberg, người đã bị hội thợ dệt địa phương
khiển trách (reprimanded) vào năm 1752 vì "dệt vải và chải len, phản đối hội sắc lệnh (guild
ordinance) '. Khi Juliana tiếp tục nhận công việc dành riêng cho các thành viên guild nam, cô ấy
đã bị triệu tập (summoned) trước toà án guild và bị yêu cầu phải trả một khoản tiền phạt tương
đương một phần ba mức lương hàng năm của một người hầu. Đó là một hành động nhỏ không
tuân theo các tiêu chuẩn ngày nay, nhưng nó phản ánh thời kỳ mà luật pháp ở Đức và các nơi khác
quy định quyền tiếp cận thị trường lao động của mọi người. Sự thống trị của các bang hội không
chỉ ngăn cản mọi người sử dụng kỹ năng của họ, mà còn cản trở ngay cả những đổi mới công
nghiệp đơn giản nhất.
E Giai đoạn thu thập dữ liệu của dự án đã hoàn thành và bây giờ, theo Ogilvie, đã đến lúc phải
‘đặt những câu hỏi lớn’. Một cách để xem liệu giáo dục có tạo ra tăng trưởng kinh tế hay không
là "giữ của cải không đổi". Điều này liên quan đến việc theo dõi cuộc sống của những người khác

40
nhau với cùng mức độ giàu có trong một khoảng thời gian. Nếu sự giàu có là không đổi, thì có thể
phát hiện ra ví dụ, liệu giáo dục có liên quan đến việc trồng trọt các loại cây mới hay với việc áp
dụng các cải tiến công nghiệp như máy may. Nhóm cũng sẽ hỏi khía cạnh nào của giáo dục đã
giúp mọi người tham gia nhiều hơn vào các hoạt động hiệu quả và đổi mới. Chẳng hạn, đó có phải
là khả năng đọc viết, tính toán, sở hữu sách, số năm đi học không? Có phải đạt đến mức ngưỡng
(threshold level) - điểm tới hạn (tipping point)- để ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế (economic
performance) không?
F Ogilvie hy vọng sẽ bắt đầu tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này trong vài năm tới. Bà nói,
một điều đã rõ ràng: mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế còn lâu mới rõ ràng. Cô
giải thích: “Trung tâm nói tiếng Đức là một phòng thí nghiệm tuyệt vời để thử nghiệm các lý
thuyết về tăng trưởng kinh tế. Từ năm 1600 đến năm 1900, tỷ lệ người biết chữ và sở hữu sách
cao nhưng khu vực này vẫn nghèo. Cũng có trường hợp rằng các bang hội và hiệp hội thương
nhân địa phương cực kỳ mạnh mẽ và lập pháp chống lại bất cứ điều gì phá hoại sự độc quyền
(monopolies) của họ. Tại các làng khắp vùng, các bang hội đã ngăn chặn việc di cư lao động và
chống lại những thay đổi có thể làm giảm ảnh hưởng của họ.
Ogilvie nói: “Những phát hiện ban đầu cho thấy những lợi ích tiềm năng của giáo dục đối với nền
kinh tế có thể bị kìm hãm bởi những rào cản khác và điều này có ý nghĩa đối với ngày nay. "Một
số tiền khổng lồ được chi để cải thiện giáo dục ở các nước đang phát triển, nhưng khoản chi này
có thể không mang lại tăng trưởng kinh tế nếu những hạn chế ngăn cản mọi người - đặc biệt là
phụ nữ và người nghèo - sử dụng giáo dục của họ theo những cách có hiệu quả kinh tế. Ví dụ: nếu
các thể chế kinh tế được thiết lập kém, giáo dục không thể dẫn đến tăng trưởng. "
VOCABULARY
 Guild ledgers: sổ cái bang hội
 Parish registers: sổ đăng ký giáo xứ
 Village censuses: điều tra dân số làng
 Handwritten inventories: bản kiểm kê viết tay
 High literacy rate: tỉ lệ biết chữ cao
 Mediocre: mức trung bình
 Badger skins: da lửng
 Scarlet bodices: quần áo màu đỏ tươi
 Slates: đá phiến
 Stifled: bị đình trệ
 Industriousness: sự siêng năng
 Reprimanded: khiển trách
 Guild ordinance: hội sắc lệnh
 Summoned: bị triệu tập
41
 Threshold level: mức ngưỡng
 Tipping point: điểm tới hạn
 Economic performance: hoạt động kinh tế
 Monopolies: sự độc quyền

42
READING PASSAGE 3

Timur Gareyev- Kiện tướng cờ vua bịt mắt


A Vào tháng tới, một kỳ thủ cờ vua tên là Timur Gareyev sẽ đối đầu với gần 50 đối thủ cùng một
lúc. Nhưng đó không phải là phần khó nhất. Trong khi những người thách đấu sẽ chơi các trò chơi
như bình thường, thì bản thân Gareyev sẽ bị bịt mắt. Ngay cả theo tiêu chuẩn kỷ lục thế giới, nó
cũng đặt ra một tiêu chuẩn cao cho hiệu suất của con người. Người đàn ông 28 tuổi đã nổi bật
trong thế giới cờ bịt mắt hiếm có (the rarefied world). Anh ấy thích quần áo sáng màu và kiểu
tóc khác thường, và anh ấy có được những cú đá của mình từ môn thể thao mạo hiểm là nhảy
BASE. Anh ấy cũng đã chứng tỏ mình là một kỳ thủ cờ vua mạnh mẽ. Trong cuộc thi marathon
cờ vua kéo dài 10 giờ vào năm 2013, Gareyev đã chơi 33 ván trong đầu cùng một lúc. Anh thắng
29 và không thua ván nào. Kỹ năng đã trở thành thương hiệu của anh ấy: anh ấy tự gọi mình là
Vua Bịt mắt.

B Nhưng sức mạnh của Gareyev đã thu hút sự quan tâm từ bên ngoài cộng đồng chơi cờ. Với
hy vọng hiểu được làm thế nào anh ta và những người khác như anh ta có thể thực hiện những kỳ
công tinh thần (mental feats) như vậy, các nhà nghiên cứu tại Đại học California ở Los Angeles
(UCLA) đã gọi anh ta đến để kiểm tra. Bây giờ họ đã có kết quả đầu tiên của họ. Jesse Rissman,
người điều hành một phòng thí nghiệm trí nhớ tại UCLA, cho biết: “Khả năng chơi một ván cờ
mà nhắm mắt lại không phải là một điều quá xa vời đối với hầu hết những người chơi giỏi
(accomplished). “Nhưng điều đáng chú ý về Timur và một số cá nhân khác là số lượng trò chơi
mà họ có thể tiếp tục hoạt động cùng một lúc. Đối với tôi nó chỉ đơn giản là đáng kinh ngạc. "

43
C Gareyev học chơi cờ vua ở quê hương Uzbekistan khi anh mới 6 tuổi. Được ông nội dạy dỗ,
anh tham gia giải đấu đầu tiên khi mới 8 tuổi và nhanh chóng bị ám ảnh bởi các cuộc thi. Ở tuổi
16, anh đã đăng quang kiện tướng cờ vua trẻ nhất châu Á. Anh chuyển đến Mỹ ngay sau đó, và
khi còn là sinh viên đã giúp trường đại học của anh giành chức vô địch cờ vua quốc gia đầu tiên.
Năm 2013, Gareyev được xếp hạng là kỳ thủ cờ vua giỏi thứ ba ở Mỹ.
D Đối với những người mới bắt đầu (the uninitiated), cờ vua bịt mắt dường như đòi hỏi kỹ
năng siêu phàm. Nhưng màn trình diễn của kỳ tích đã có từ nhiều thế kỷ trước. Trò chơi đầu tiên
được ghi lại ở châu Âu được chơi ở Florence vào thế kỷ 13. Năm 1947, đại kiện tướng
(grandmaster) người Argentina Miguel Najdorf đã chơi 45 trận đồng thời trong tâm trí của mình,
giành chiến thắng 39 trong 24 giờ.
E Người chơi đã hoàn thành có thể phát triển kỹ năng chơi mù ngay cả khi không nhận ra. Bản
chất của trò chơi là chạy qua các bước di chuyển có thể có trong tâm trí để xem chúng diễn ra như
thế nào. Từ đó, những người chơi thường xuyên phát triển trí nhớ về các mẫu tạo ra các quân cờ,
cách phòng thủ và các cuộc tấn công. "Bạn tạo lại nó trong tâm trí của bạn.” Gareyev nói. ‘Rất
nhiều người chơi có khả năng làm những gì tôi đang làm.” Thử thách thực sự về tinh thần đến từ
việc chơi nhiều trò chơi cùng một lúc trong đầu. Không chỉ phải ghi nhớ vị trí của mỗi quân cờ
trên mỗi bàn cờ mà chúng còn phải được nhớ lại một cách trung thực khi cần thiết, cập nhật với
từng nước đi của người chơi và sau đó được lưu trữ lại một cách đáng tin cậy, để bộ não có thể
chuyển sang bàn cờ tiếp theo. Những động tác đầu tiên có thể khó nhớ vì chúng khá không thú vị.
Nhưng kết thúc của trò chơi cũng bị đánh thuế, khi tình trạng kiệt sức bắt đầu xảy ra. Khi Gareyev
mệt mỏi, ký ức của anh ta có thể trở nên chắp vá (patchy). Đôi khi anh ấy thực hiện các bước di
chuyển chỉ dựa trên trí nhớ phân mảnh về vị trí của các quân cờ.
F Đầu tiên, các nhà khoa học đã yêu cầu Gareyev thực hiện một số bài kiểm tra trí nhớ tiêu
chuẩn. Những điều này đánh giá khả năng ghi nhớ các con số, hình ảnh và từ ngữ của anh ấy. Một
bài kiểm tra cổ điển đo xem một người có thể lặp lại bao nhiêu con số, cả số tiến và số lùi, ngay
sau khi nghe chúng. Hầu hết mọi người quản lý khoảng bảy. Rissman nói: “Anh ấy không phải là
người xuất sắc trong bất kỳ bài kiểm tra tiêu chuẩn nào. "Chúng tôi không tìm thấy gì khác ngoài
việc chơi cờ mà anh ấy dường như có năng khiếu vượt trội." Nhưng tiếp theo là kết quả quét não.
Với việc Gareyev nằm trong máy, Rissman xem xét mức độ kết nối của các vùng khác nhau trong
não của người chơi cờ vua. Mặc dù kết quả chỉ mang tính chất dự kiến (tentative) và chưa được
công bố, nhưng kết quả quét cho thấy sự liên lạc lớn hơn nhiều so với mức trung bình giữa các bộ
phận trong não của Gareyev tạo nên cái được gọi là mạng điều khiển trực diện (frontoparietal
control network). Trong số 63 người được quét cùng với người chơi cờ, chỉ có một hoặc hai
người đạt điểm cao hơn trong thước đo. “Bạn sử dụng mạng này trong hầu hết mọi nhiệm vụ phức
tạp. Nó giúp bạn phân bổ sự chú ý, ghi nhớ các quy tắc và tìm ra liệu bạn có nên phản hồi hay
không.” Rissman nói.

44
G Đó không phải là điều duy nhất về điều gì đó đặc biệt trong não của Gareyev. Kết quả quét
cũng cho thấy mạng lưới thị giác của Gareyev có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ phận não khác
hơn bình thường. Kết quả ban đầu cho thấy rằng các vùng não xử lý hình ảnh trực quan của anh
ta - chẳng hạn như bàn cờ - có thể có liên kết mạnh hơn với các vùng não khác, và do đó mạnh
hơn bình thường. Mặc dù các phân tích vẫn chưa được hoàn thiện, nhưng chúng có thể nắm giữ
những manh mối đầu tiên về khả năng phi thường (extraordinary ability) của Gareyev.
H Đối với nỗ lực lập kỷ lục thế giới, Gareyev hy vọng có thể chơi 47 ván bịt mắt cùng một lúc
trong khoảng 16 giờ. Anh ấy sẽ cần 80% chiến thắng để giành được danh hiệu. "Tôi không lo lắng
quá nhiều về tỷ lệ chiến thắng, đó chưa bao giờ là vấn đề đối với tôi", anh nói. “Phần quan trọng
nhất của cờ vua bịt mắt đối với tôi là tôi đã tìm thấy một thứ mà tôi có thể cống hiến (dedicate)
hết mình. Tôi không có nỗi ám ảnh nào cả.”
VOCABULARY
 The rarefied world: thế giới cờ bịt mắt hiếm có
 Mental feats: những kỳ công tinh thần
 Accomplished: giỏi
 The uninitiated: những người mới bắt đầu
 Grandmaster: đại kiện tướng
 Patchy: chắp vá
 Tentative: mang tính chất dự kiến
 Frontoparietal control network: mạng điều khiển trực diện
 Extraordinary ability: khả năng phi thường
 Dedicate: cống hiến

45
46

You might also like