Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

BỘ ĐỀ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP DÂN SỰ 2 (PHẦN CÂU HỎI LÝ THUYẾT) DÀNH CHO SINH VIÊN ÔN TẬP

1. Nêu và phân tích các căn cứ phát sinh nghĩa vụ? Cho ví dụ minh họa.

I. Nghĩa vụ

Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển
giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện
công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

II. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

Căn cứ vào những quy định về các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự
năm 2015 thì nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ sau:

1. Hợp đồng;

2. Hành vi pháp lý đơn phương;

3. Thực hiện công việc không có uỷ quyền;

4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.

Cụ thể như sau:

– Về hợp đồng, là sự thỏa thuận của các bên, qua đó nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự. Với tính chất này, khi các bên thỏa thuận nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền và nghĩa vụ của nhau thì đây sẽ là căn cứ hình thành nghĩa vụ.

VD: A vay của anh B 2 tỷ và có thỏa thuận là anh A trả 2 tỷ đồng cho anh B vào ngày 02/11/2019. Qua
thỏa thuận đó đã làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của anh A cho anh B 2 tỷ khi đến hạn là ngày
02/11/2019.

– Về hành vi pháp lý đơn phương: được hiểu là tuyên bố ý chí của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Với căn cứ này, quan hệ nghĩa vụ chỉ phát sinh khi người tuyên bố
ý chí đưa ra các yêu cầu và một chủ thể nào đó phải thực hiện yêu cầu đó.

VD: Hành vi hứa thưỏng, thi có giải.

– Thực hiện công việc không có ủy quyền:

Xuất phát từ sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Về bản chất, khi một người không có nghĩa
vụ phải thực hiện công việc của người khác mà họ tự nguyện thực hiện thì quan hệ nghĩa vụ phát sinh
giữa người có công việc và người thực hiện công việc. Cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ tương xứng
với nhau.

VD: Bà X và bà Y là hàng xóm của nhau. Do phải đi trông cháu nội, bà X vắng nhà 2 tuần và nhờ bà Y để ý
nhà cửa hộ mình. Nhà bà X có một vườn cây ăn quả và một đàn gà. Trong thời gian bà X đi vắng, bà Y đã
thu hoạch, bán số hoa quả chín và chăm sóc đàn gà thay bà X.
Từ đó, phát sinh nghĩa vụ của bà X là thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình. Phải
thực hiện công việc như công việc của chính mình; phải báo cho bà X về quá trình, kết quả thực hiện
công việc nếu có yêu cầu.

2. Địa điểm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định địa điểm và thời hạn
thực hiện nghĩa vụ?

*Địa điểm thực hiện nghĩa vụ

Địa điểm thực hiện nghĩa vụ là vị trí không gian xác định để các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ thực
hiện nghĩa vụ của mình. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ của các bên được quy định tại Điều 277 Bộ luật dân
sự 2015:

Điều 277. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ

1. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận.

2. Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau:

a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;

b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.

Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí
tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Là nơi các bên thỏa thuận.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bên thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình trong quan
hệ nghĩa vụ đã xác lập, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên chủ thể xác định vị trí không gian
để thực hiện nghĩa vụ của mình. Đây cũng được xác định là nguyên tắc tối cao trong quan hệ pháp luật
dân sự. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên phải là nơi có thể tiến hành việc thực
hiện nghĩa vụ, tránh trường hợp các bên xác định địa điểm không thể tiến hành thực hiện nghĩa vụ như
những địa điểm quân sự, địa điểm không còn tồn tại...

- Trường hợp các bên chủ thể không có thỏa thuận, pháp luật dự liệu như sau:

+ Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của quan hệ nghĩa vụ là bất động sản (quy định xác định bất động
sản tại Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015). Bất động sản là những tài sản có tính chất không thể di dời
được, do đó, việc xác định thẹo nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ tại nơi có bất động sản là hoàn toàn hợp
lý. Ví dụ: A bán cho B căn nhà. Vậy, địa điểm thực hiện nghĩa vụ giao nhà là nơi có căn nhà.

+ Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản. Nơi
cư trú nếu bên có quyền là cá nhân - việc xác định nơi cư trú phải phù hợp với Bộ luật dân sự và Luật Cư
trú năm 2006, sửa đổi bổ sung 2013. Trụ sở - nếu bên có quyền là pháp nhân, chủ thể khác. Việc xác
định trụ sở của pháp nhân thường gắn liền với hoạt động đăng ký hoặc thay đổi đăng ký kinh doanh, cấp
phép hoạt động. Trụ sở này được ghi trên giấy phép hoạt động của chủ thể loại này.

*Thời hạn thực hiện nghĩa vụ


Thời hạn được hiểu là giới hạn điểm đầu và điểm kết thúc về mặt thời gian. Trong quan hệ pháp luật dân
sự, thời hạn được xác định là một sự kiện pháp lý mà khi xuất hiện, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể
trong quan hệ đó sẽ phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt. Đối với quan hệ nghĩa vụ, thời hạn thực hiện
được quy định tại Điều 278 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 278. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ

1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định
của cơ quan có thẩm quyền.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác.

Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận
việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.

3. Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì
mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông
báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.

Giới hạn thời gian để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình thông thường do các bên chủ thể thỏa thuận.
Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật quy định hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền ấn định
khoảng thời gian này, các bên chủ thể sẽ phải thực hiện theo. Ví dụ: Luật nhà ở năm 2014 quy định việc
bảo hành, bảo trì các công trình xây dựng nhà ở chung cư đối với chủ thể xây dựng tối thiểu là 60 tháng
kể từ thời điểm hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng. Hoặc khoảng thời gian Tòa
án ấn định để các bên hoàn thiện quy định về hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật là
khoảng thời hạn do pháp luật quy định hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ấn định qua đó yêu cầu
các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong quan hệ nghĩa vụ đã xác lập.

3. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới và nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới?

1.1. Nghĩa vụ liên đới là gì?

Theo Điều 274 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ có nội dung cụ thể như sau:

“Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải
chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được
thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có
quyền).”

Theo Khoản 1 Điều 288 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ liên đới có nội dung cụ thể như
sau:

“Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ
ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.”

Thông qua quy định cụ thể được nêu trên ta nhận thấy để quyền dân sự của các chủ thể được bảo đảm,
trong một số trường hợp, nghĩa vụ nhiều người sẽ được xác định là nghĩa vụ dân sự liên đới nếu các bên
có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Mục đích chính của việc xác định một nghĩa vụ liên đới khi có nhiều người cùng tham gia quan hệ nghĩa
vụ là buộc những người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ đó theo đúng thoả thuận
và quy định của pháp luật nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi cho chủ thể có quyền kể cả khi có một
trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Cũng chính bởi vì vậy mà trong quan hệ nghĩa vụ liên đới, những người có nghĩa vụ luôn luôn liên quan
với nhau trong cả quá trình thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cũng như quyền yêu cầu của những người có
quyền luôn được coi là một thể thống nhất.

Thông qua các phân tích bên trên, ta nhận thấy rằng nghĩa vụ dân sự liên đới là loại nghĩa vụ của nhiều
người, nhiều loại đối tượng khác nhau mà trong đó, một trong số những người có nghĩa vụ phải thực
hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ
ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Như vậy, thông qua các quy định của pháp luật dân sự, ta nhận thấy, các đặc điểm của nghĩa vụ dân sự
liên đới như sau:

– Một đặc điểm vô cùng quan trọng đó là nghĩa vụ dân sự liên đới là một loại nghĩa vụ của nhiều người.

– Nghĩa vụ dân sự liên đới sẽ có sự liên quan trong việc thực hiện nghĩa vụ giữa những người có nghĩa vụ
và sự liên quan trong việc hưởng quyền giữa người có quyền.

1.2. Các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới:

Theo Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp cụ thể chịu trách nhiệm liên đới, có thể
thấy nghĩa vụ dân sự liên đới phát sinh từ các căn cứ sau:

– Thứ nhất: Hợp đồng:

Thỏa thuận của các bên trong hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Các chủ thể trong quan hệ dân sự có vị trí độc
lập, bình đẳng với nhau ví vậy pháp luật dân sự khi điều chỉnh các quan hệ dân sự cũng dựa trên sự tự
thỏa thuận của các bên. Nếu trong hợp đồng, các bên đã thỏa thuận rõ về việc nghĩa vụ sẽ được liên đới
thực hiện thì phải liên đới thực hiện nghĩa vụ đó.

– Thứ hai: Hành vi pháp lý đơn phương là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới.

– Thứ ba: Thực hiện công việc không có ủy quyền là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên
đới.

– Thứ tư: Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là một trong
những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới.

– Thứ năm: Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên
đới.

– Thứ sáu: Các căn cứ khác do pháp luật quy định cụ thể.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có thể thấy căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới có thể thông
qua sáu trường hợp cụ thể sau đây: Hợp đồng, Hành vi pháp lý đơn phương; Thực hiện công việc không
có ủy quyền; Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; Gây thiệt
hại do hành vi trái pháp luật và các căn cứ khác do pháp luật quy định. Nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh
dựa trên các căn cứ cụ thể nêu trên. Trong các trường hợp khác thì nghĩa vụ liên đới không phát sinh.

2. Quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới:

Theo Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung sau đây:

“1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất
cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

2. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ
liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.

3. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn
bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện
nghĩa vụ.

4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ
liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực
hiện phần nghĩa vụ của họ.”

Như vậy, thực hiện nghĩa vụ liên đới là việc có nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ cụ thể. Và,
những người đó được gọi là người có nghĩa vụ liên đới. Tất cả các chủ thể này đều là chủ thể có nghĩa
vụ. Cũng chính bởi vì vậy mà các chủ thể là người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số họ phải
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Nếu một trong số những người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ
mà những người khác chưa thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì quan hệ nghĩa vụ giữa người đã thực
hiện với người có quyền vẫn chưa được coi là chấm dứt theo quy định ủa pháp luật hiện hành. Hay hiểu
một cách đơn giản hơn thì người có nghĩa vụ không những phải thực hiện phần của mình mà còn phải
thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác khi người đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Các chủ thể là người có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ cho từng người có quyền và cũng có thể thực
hiện toàn bộ nghĩa vụ cho một trong số những người có quyền liên đới. Khi nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ
đã được thực hiện xong thì nghĩa vụ liên đới vẫn chấm dứt toàn bộ theo đúng quy định pháp luật. Đồng
thời cũng phát sinh một nghĩa vụ hoàn lại, trong đó người có quyền nào đã tiếp nhận sự thực hiện nghĩa
vụ phải thanh toán cho những người có quyền khác phần quyền mà mình đã nhận thay họ.

Đối với trường hợp khi các chủ thể là người có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ
thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ mà sau đó lại miễn việc thực hiện cho người đó thì nghĩa vụ dân
sự được chấm dứt toàn bộ. Còn nếu các chủ thể là người có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho
một trong số những người có nghĩa vụ liên đới với riêng phần của họ thì những người khác vẫn phải liên
đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại theo đúng quy định pháp luật dân sự.

Khi quan hệ nghĩa vụ được xác định là nghĩa vụ liên đới mà có nhiều người có quyền thì các chủ thể sẽ
được gọi là người có quyền liên đới. Cũng chính bởi vì vậy pháp luật dân sự cho phép một trong số
những người đó đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ mà không
cần có sự uỷ quyền của những chủ thể là người có quyền liên đới khác. Hay hiểu một cách đơn giản hơn
thì các chủ thể là người có quyền không những có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ đối với phần quyền
của mình mà còn có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện trước mình phần nghĩa vụ đối với
những người có quyền khác.
Dựa trên các quy định pháp luật, ta nhận thấy pháp luật dân sự ghi nhận một đặc quyền của bên có
quyền. Đó là bên có quyền sẽ được quyền yêu cầu bất cứ ai có nghĩa vụ liên đới với họ phải thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ đó. Đây là một quyền lợi đáp ứng được mong muốn của người được thụ hưởng. Cũng
là một quy định thật sự hợp lý của pháp luật. Bởi vì nếu như có nhiều người phải thực hiện nghĩa vụ với
một người thì việc thực hiện nghĩa vụ này khi được chia đều cho từng người mà người có quyền lại
không có đặc quyền được nêu trên sẽ người có quyền sẽ gặp rất nhiều bất lợi khi chờ đợi việc hoàn
thành tất cả các nghĩa vụ từ những người có nghĩa vụ.

Ý nghĩa của việc quy định nghĩa vụ dân sự liên đới: Nghĩa vụ liên đới bảo đảm cho nghĩa vụ được thực
hiện đầy đủ, tạo nhiều lợi thế cho người có quyền. Người có quyền có thể lựa chọn bất kỳ ai trong số
những người có nghĩa vụ có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, khả năng đáp ứng lợi ích phát sinh từ
quan hệ nghĩa vụ sẽ cao hơn.

4. Điều kiện và hậu quả pháp lý của việc chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ? Cho ví
dụ minh họa?

Chuyển giao quyền yêu cầu là gì ?

Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với
người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người thứ ba đó. Người thứ ba đươc gọi là người
thế quyền, là người có quyền mới, có quyền yêu cầu bên có nv thực hiện nv cho mình.

Điều kiện chuyển giao quyền yêu cầu

Thứ nhất,quyền yêu cầu phải là quyền yêu cầu có hiệu lực về mặt phát lý có thể chuyển giao, không
thuộc các trường hợp pháp luật không cho phép chuyển giao:

+ Quyền yêu cầu cấp dưỡng, BTTH do xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

+ Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận không được chuyển giao quyền

+ Những trường hợp mà pháp luật có quy định không được chuyển giao quyền yêu cầu.

Thứ hai, khi thực hiện chuyển giao quyền yêu cầu, bên có quyền phải thông báo cho bên có nghĩa vụ
được biết. Mặc dù nguyên tắc thì không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ tuy nhiên bên có quyền
phải thông báo cho bên có nghĩa vụ bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu.

Thứ ba, người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết. chuyển giao giấy tờ có liên
quan cho người thế quyền, nếu không thực hiện mà xảy ra thiệt hại thì người chuyển giao quyền yêu cầu
phải bồi thường thiệt hại.

Thứ tư, trong trường hợp chuyển giao quyền yeu cầu có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm cũng
được chuyển giao.

Hậu quả pháp lý: Việc chuyển giao quyền yêu cầu là người thứ 3 thay thế có quyền trước tham gia vào
mọt quan hệ nghĩa vụ dân sựhoàn toàn với tư cách là một chủ thể. Người đã chuyển quyền yêu cầu thì
chấm dứt quan hệ nv với người có nv. Do đó, người chuyển giao quyền yêu cầu hoàn toàn không phải
chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của ngươi có nghĩa vụ (trừ trường hợp có thỏa thuận)

Nếu người có nghĩa vụ thực hiện không đúng, không đầy đủ nv dân sự, thì ng thế quyền với tư cách là
người có quyền mới, được thực hiện quyền yêu càu của mình theo quy định của pháp luật. Nếu bên
chuyển giao quyền yêu cầu mà không thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà phát sinh chi phí
cho bên có nv thì bên chuyển giao quyền phải thanh toán chi phí.

Ví dụ: A vay B 1 tỷ đồng, và đã thế chấp căn nhà cho B để B cho vay tiền. Sau khi cho A vay tiền, B đã
chuyển quyền yêu cầu cho C- bồ yêu dấu của B, và C sẽ là người có quyền nhận lại số tiền mà A đã vay
của B. A chấm dứt quan hệ, biện pháp bảo đảm chấm dứt.\

Chuyển giao nghĩa vụ là gì ?

Chuyển gia nghĩa vụ là sự thỏa thuận giữa bên có nghĩa vụ với người thứ 3 (người thế nghĩa vụ) trên cơ
sở có sự đồng ý của bên mang quyền, theo đó người thế nghĩa vụ sẽ trở thành bên có nghĩa vụ mới,
thực hiện nghĩa vụ trước bên mang quyền.

Điều kiện chuyển giao nghĩa vụ

Việc chuyển giao nghĩa vụ buộc phải có sự đồng ý của bên mang quyền, bởi vì việc thay đổi bên có nghĩa
vụ sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Nghĩa vụ chuyển giao phải là nghĩa vụ có hiệu lực pháp lý và không thuộc các trường hợp mà pháp luật
không cho phép chuyển giao nghĩa vụ (những nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ, nghĩa
vụ mà pháp luật quy định hoặc các bên thỏa thauajn không được chuyển giao, nghĩa vụ đang có tranh
chấp kể cả các bên)

Nếu nghĩa vụ được chuyển giao là một nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm, thì biện pháp bảo đảm đương
nhiên chấm dứt.

Hậu quả pháp lý 

Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự có hiệu lực sẽ làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa người thế nghĩa
vụ với bên có quyền làm phát sinh mối quan hệ pháp lí giữa người thế nghĩa vụ với bên có quyền. Theo
đó người thế nghĩa vụ sẽ trở thành người có nghĩa vụ, phải thuực hiện đúng và đầy đủ nv trước bên
mang quyền.

Khi chuyển giao nghĩa vụ, bên đã chuyển giao không phải chịu trách nhiệm về hành vi không thực hiện,
th k đầy đủ or k đúng của bên có nghĩa vụ mới với bên có quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ví dụ: A thuê B đến nhà mình để bê đồ chuyển nhà vào hôm t4. Thì đến hôm t3 B đánh nhau với vợ và B
bị gãy chân và 1 tay. B đã chuyển giao nv này cho c, báo cho A rằng k thể đến để bê đồ cho A được nên
đã bảo c làm việc này, a đồng ý.

5. Phân biệt chuyển giao quyền đòi nợ với bán quyền đòi nợ.

1. Quyền đòi nợ là gì?

Quyền đòi nợ là một tài sản quy định tại Điều 322 Bộ luật Dân sự: Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự trong đó có quy định: Quyền đòi nợ là một quyền tài sản dùng để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự. Và quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện hành Điều
163 “Bộ luật dân sự năm 2015”, cụ thể: Tài sản bao gồm: Vật, Tiền, Giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Trong đó, “Quyền tài sản” quy định trong BLDS. Tuy nhiên, quyền tài sản không tồn tại một cách hữu
hình như vật và tiền, mà sự tồn tại của quyền tài sản chỉ được thể hiện thông qua các giấy tờ chứng
minh quyền sở hữu quyền tài sản đó hoặc sự thừa nhận của các bên trong quan hệ nghĩa vụ liên quan
đến quyền tài sản đó. Trên thực tế, việc chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản từ bên bán sang cho
bên mua thực chất chỉ là chuyển giao các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với các quyền tài sản của
bên bán. Bên bán có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu quyền tài sản cho bên mua nếu pháp
luật có quy định.

Như vậy, có thể hiểu quyền đòi nợ tự thân nó là một tài sản. Ðối tượng của quyền đòi nợ chính là khoản
tiền sẽ được thanh toán vào một thời điểm nhất định.

2. Chuyển giao quyền đòi nợ

Theo quy định của pháp luật thì Quyền đòi nợ là một quyền về tài sản, theo đó bên có quyền đòi nợ có
thể yêu cầu bên mắc nợ phải trả nợ hoặc có quyền yêu cầu Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên
mắc nợ phải trả nợ, đây là một quyền yêu cầu hợp pháp.

Quyền đòi nợ là một quyền yêu cầu do đó được phép chuyển giao theo quy định về chuyển giao quyền
yêu cầu, khi đó bên nhận thế quyền sẽ là bên có quyền đòi nợ đối với bên có nghĩa vụ trả nợ.

Việc chuyển giao quyền đòi nợ sẽ theo các quy định sau:

- Về chuyển giao:

Điều 309 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định về việc Chuyển giao quyền yêu cầu:

Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế
quyền theo thỏa thuận.

Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao cho người thế quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế
quyền trở thành bên có quyền yêu cầu.

Những quyền yêu cầu sau đây không được chuyển giao:

+ Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín;

+ Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận là không được chuyển giao quyền yêu cầu;

+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

- Hình thức chuyển giao:

Điều 310 Bộ luật Dân sự quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản;
trong trường hợp pháp luật có quy định phải lập thành văn bản, phải công chứng, chứng thực, phải xin
phép thì tuân thủ theo quy định đó.

- Không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ:

Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác. Tuy nhiên người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng
văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu.

- Bên có nghĩa vụ có quyền từ chối thực hiện:


Điều 314 Bộ luật Dân sự có quy định: Quyền từ chối của bên có nghĩa vụ:

“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu hoặc
người thế quyền không chứng minh được tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có
nghĩa vụ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.

Trong trường hợp Bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực
hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có
nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình nữa”.

Trách nhiệm của người chuyển giao quyền yêu cầu:

Điều 312 quy định về việc không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu:

“Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên
có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

3. Mua bán quyền đòi nợ

Quyền đòi nợ còn xác định là đối tượng mua bán trong hợp đồng mua bán giữa các bên. Tại Điều 449 Bộ
luật Dân sự cũng quy định về việc Mua bán quyền tài sản thì Quyền đòi nợ là một quyền tài sản được
đem ra để mua bán. Thực tiễn có những doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ.

Nhìn chung, các quy định của Bộ luật dân sự đã giải quyết được về cơ bản các vấn đề pháp lý đặt ra đối
với giao dịch này. Tuy vậy, các nhà làm luật chưa đề cập tới tính đối kháng của các phương tiện phòng vệ
(hủy hợp đồng, bù trừ nghĩa vụ,…) mà bên có nghĩa vụ trả nợ có thể viện ra để từ chối thanh toán hay
chỉ thanh toán một phần quyền đòi nợ đã được chuyển giao.

6. Phân biệt nghĩa vụ với trách nhiệm dân sự? Cho ví dụ minh họa?

1. Khái niệm:

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải
chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không
được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên
có quyền) (Điều 274 Bộ luật dân sự 2015)

Trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể xác định phải gánh chịu khi vi phạm nghĩa vụ
dân sự.

2. Căn cứ phát sinh:

Nghĩa vụ dân sự:

- Hợp đồng dân sự;

- Hành vi pháp lý đơn phương;

- Thực hiện công việc không có uỷ quyền;

- Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;


- Những căn cứ khác do pháp luật quy định.

Trách nhiệm dân sự: Hành vi vi phạm luật dân sự hoặc khi chủ thể có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ dân sự
đó.

3. Đặc điểm:

Nghĩa vụ dân sự:

- Các bên chủ thể trong nghĩa vụ dân sự được xác định cụ thể.

- Là một loại quan hệ tài sản.

- Có sự ràng buộc pháp lý giữa các chủ thể.

- Vì lợi ích bên có quyền.

Ví dụ, trong quan hệ hợp đòng cho vay, bên có quyền đòi nợ là người đã cho vay, bên có nghĩa vụ trả nợ
là người vay nhưng cũng có thể người phải trả khoản nợ đó lại là người thứ ba (là người bảo lãnh đã
được các bên xác định trước). với các đặc điểm này mà quan hệ pháp luật về nghĩa vụ được coi là loại
quan hệ pháp luật tương đối. và Đồng thời cũng qua đặc điểm này, chúng ta thấy rằng quan hệ pháp
luật về nghĩa vụ hoàn toàn khác với quan hệ pháp luật về sở hữu. Trong quyền sở hữu, chỉ có chủ thể
mang quyền là được xác định cụ thể nên tất cả các chủ thể khác đều phải có nghĩa vụ tôn trọng các
quyền dân sự của chủ thể mang quyền đó. Chủ sở hữu tự thực hiện các quyền đối với tài sản để đáp ứng
các nhu cầu của mình, vì vậy quyền dân sự trong quan hệ pháp luật về sở hữu là quyền tuyệt đối theo
quy định của pháp luật

Trách nhiệm dân sự:

- Trách nhiệm dân sự là quan hệ giữa hai chủ thể độc lập có địa vị pháp lý bình đẳng, bên vi phạm phải
gánh chịu trực tiếp trước bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chứ không phải chịu trách nhiệm
trước Nhà nước (như trách nhiện hình sự).

- Trách nhiệm dân sự thông thường là trách nhiệm tài sản.

- Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với bên vi phạm phải tương xứng với hậu quả của hành vi vi
phạm (tương xứng với mức độ tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà người thiệt hại phải gánh chịu). 

- Trách nhiệm dân sự phải được áp dụng thống nhất và như nhau đối với các chủ thể của quan hệ pháp
luật dân sự.

4. Loại:

Nghĩa vụ dân sự:

- Nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng.

- Nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng.

Trách nhiệm dân sự:

- Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng:


+ Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ;

+ Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật;

+ Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

+ Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc;

+ Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ;

+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.

- Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

5. Đối tượng thực hiện:

Nghĩa vụ dân sự: Bên có nghĩa vụ trong quan hệ dân sự.

Trách nhiệm dân sự: Là người vi phạm nhưng cũng có thể là người khác (người đại diện theo pháp luật
cho người chưa thành niên, pháp nhân, cơ quan, tổ chức).

6. Mục đích:

Nghĩa vụ dân sự: Vì lợi ích của chủ thể có quyền.

Trách nhiệm dân sự: Khắc phục hậu quả xấu xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật dân sự.

7. Phân biệt nghĩa vụ liên đới với nghĩa vụ riêng rẻ? Cho ví dụ minh họa?

Phân biệt nghĩa vụ liên đới và nghĩa vụ riêng rẽ

  nghĩa vụ liên đới nghĩa vụ riêng rẽ

Khi nhiều người cùng thực hiện một


Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ nhiều người cùng phải
nghĩa vụ dân sự, nhưng mỗi người có
thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong
Khái niệm một phần nghĩa vụ nhất định và riêng
số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa
rẽ với nhau thì mỗi người chỉ phải
vụ
thực hiện phần nghĩa vụ của mình

Trách nhiệm Bất cứ ai cũng có thể thực hiện nghĩa vụ nếu bên có quyền Có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
thực hiện yêu cầu độc lập với nhau. Mỗi người chỉ cần
nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của mình
– Một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ có quyền yêu
cầu người có nghĩa vụ liên đới khác thực hiện phần nghĩa
vụ của họ phải thực hiện đối với mình

– Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số


những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ, nhưng sau đó miễn cho người đó thực hiện nghĩa vụ,
thì người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.

– Nếu chỉ miễn cho một người thì những người có nghĩa vụ
liên đới vẫn phải thực hiện nghĩa vụ

A, B, C cùng nhận trang trí một căn


Ví dụ nghĩa
A, B, C cùng vay của D 100 triệu trong đó B, C bảo lãnh cho nhà trong đó A sửa đèn, B sơn nhà, C
vụ liên đới
A. Nếu đến hạn A không trả tiền cho D trong trường hợp nội thất. Nếu như có thiệt hại với căn
và nghĩa vụ
này B C A cùng có nghĩa vụ liên đới đứng ra trả nợ cho D nhà, đối với phần nghĩa vụ của ai thì
riêng rẽ
người đó phải có trách nhiệm

8. Phân biệt thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định và thực hiện nghĩa vụ giao vật cùng loại? Cho ví dụ
minh họa?

Vật đặc định, vật cùng loại

Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

“1. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng
những đơn vị đo lường.

Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.

2. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng,
màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.”

Theo đó, vật đặc định có thể là vật độc nhất (không có vật thứ hai). Ví dụ như các loại đồ cổ quý hiếm,
bức tranh cổ của danh họa nổi tiếng.

Vật cùng loại có thể hiểu là những vật có thể thay thế được như gạo, muối, xăng cùng loại, xi măng của
một nhà máy sản xuất có cùng chất lượng…

Vật đồng bộ

Theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà
nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại
thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.”

Theo đó, vật đồng bộ là tập hợp các vật có mối liên hệ với nhau để khi sử dụng có đầy đủ chức năng
công dụng, giá trị thẩm mỹ…Ví dụ: bộ tranh tứ quý, bộ quần áo, bộ bàn ghế…

Quy định của pháp luật về nghĩa vụ giao vật

Nghĩa vụ giao vật theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015

Theo quy định tại Điều 279 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

 Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.
Quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của bên có nghĩa vụ giao vật, đồng thời ghi nhận sự hợp lý khi
người có nghĩa vụ giao vật đang là người thực tế nắm giữ, chiếm giữ vật đó. Lúc này họ có điều kiện bảo
quản, giữ gìn vật tốt hơn những chủ thể khác, đặc biệt là bên có quyền.

Ví dụ: Trong quan hệ mua bán, khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật, bên bán có nghĩa vụ giao vật sẽ phải
thực hiện vấn đề bảo quản, giữ gìn tài sản cho đến khi giao tài sản đó cho bên mua

Cụ thể hóa từng loại vật

– Khi bên có nghĩa vụ phát sinh nghĩa vụ giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó. Việc bàn giao vật
đặc định phải đúng tình trạng như đã cam kết.

– Khi giao vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng, chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không thỏa
thuận thì phải giao với chất lượng trung bình.

– Khi nghĩa vụ phải giao vật đồng bộ, nếu thiếu một trong các phần, các bộ phân hoặc các phần, bộ phận
không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.

Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Nếu các bên không có thỏa thuận nào khác, bên nào là bên giao vật sẽ phải chịu chi phí cho việc giao vật
đó.

Ví dụ: trong quan hệ mua bán ti vi, bên bán có nghĩa vụ chuyển giao ti vi, bên mua có nghĩa vụ thanh
toán tiền. Nên khi chuyển giao ti vi có phát sinh chi phí vận chuyển, bên bán sẽ phải thanh toán nếu các
bên không có thỏa thuận khác.

9. Phân biệt căn cứ chấm dứt nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên và bên có quyền miễn việc thực
hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ? Cho ví dụ minh họa?

1. Căn cứ xác lập nghĩa vụ

Bộ luật dân sự 2015 có quy định về căn cứ phát sinh nghĩa vụ tại Điều 275 như sau:

Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:

1. Hợp đồng.

2. Hành vi pháp lý đơn phương.

3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.

4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.

Khi nghĩa vụ phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, nghĩa vụ không tồn tại mãi
mãi, tới một thời điểm nào đó hoặc khi có một sự kiện phát sinh thì nghĩa vụ sẽ chấm dứt.

2. Thế nào là chấm dứt nghĩa vụ?


Chấm dứt nghĩa vụ được hiểu là việc một người có nghĩa vụ phải giao một tài sản hoặc thực hiện công
việc nhằm đáp ứng lợi ích cho bên có quyền sẽ không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Việc chấm dứt
nghĩa vụ sẽ giải phóng cho bên có nghĩa vụ khỏi việc thực hiện nghĩa vụ mà không bị coi là vi phạm và
không phải chịu bất cứ một chế tài nào. Nói cách khác, nghĩa vụ chấm dứt đồng nghĩa với việc chấm dứt
một mối quan hệ pháp luật về nghĩa vụ giữa hai bên và lúc này bên có quyền sẽ không có quyền yêu cầu
và bên có nghĩa vụ cũng không phải thực hiện nghĩa vụ.

 3. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự

Quan hệ nghĩa vụ không tự nhiên chấm dứt mà nó phải được chấm dứt dựa trên những căn cứ pháp lý
nhất định. Điều 372 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về 11 căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ:

Nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;

4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác;

5. Nghĩa vụ được bù trừ;

6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một;

7. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết;

8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá
nhân, pháp nhân đó thực hiện;

9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm
dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác;

10. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác;

11. Trường hợp khác do luật quy định.

Như vậy, khi có 1 trong 11 căn cứ trên thì nghĩa vụ sẽ chấp dứt.

 4. Giải thích về các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ, cho ví dụ minh họa

- Nghĩa vụ được hoàn thành: Nghĩa vụ được coi là hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong
toàn bộ nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ cũng được coi
là hoàn thành khi bên có nghĩa vụ thực hiện được một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có
quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ. Nếu đối tượng của nghĩa vụ là tài sản mà người có quyền chậm tiếp
nhận thì nghĩa vụ cũng coi là hoàn thành khi bên có nghĩa vụ gửi giữ tài sản đó tại nơi nhận gửi giữ theo
quy định của pháp luật.

Ví dụ: A vay tiền của B, hai bên thỏa thuận ngày 20/8/2020 A phải trả tiền cho B. Đến đúng ngày
20/8/2020, A đã trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho B. Trong trường hợp này A được coi là đã hoàn thành nghĩa
vụ.
- Theo thỏa thuận của các bên: Là sự thống nhất ý chí của các bên về việc chẫm dứt nghĩa vụ. Nghĩa vụ
sẽ chấm dứt kể từ thời điểm thỏa thuận của các bên có hiệu lực pháp luật. Xuất phát từ nguyên tắc tự
do, tự nguyện cam kết thỏa thuận trong việc xác lập, thực hiện cũng như chấm dứt các quyền, nghĩa vụ
dân sự của các chủ thể, pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận để chấm dứt nghĩa vụ dân sự bất
kỳ lúc nào. Tuy nhiên, việc thỏa thuận đó không được gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích họp pháp của các chủ thể khác.

Ví dụ: X thuê nhà của Y để kinh doanh, nhưng do dịch covid nên X không mở cửa kinh doanh được. X đã
thỏa thuận với Y rằng trong những tháng không thể mở cửa kinh doanh thì X sẽ không phải trả tiền thuê
cho Y và Y đồng ý. Như vậy, nghĩa vụ trả tiền thuê của X đã chấm dứt do hai bên thỏa thuận.

- Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ: Là việc thể hiện ý chí của bên mang quyền trong quan hệ
nghĩa vụ về việc không yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ. Quan hệ nghĩa vụ sẽ chấm dứt
kể từ thời điểm người có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

Ví dụ: A mua của B một bao gạo, do A chưa có tiền nên hai bên thỏa thuận khi nào có tiền thì A mới trả
cho B. Nhưng sau đó, thấy hoàn cảnh nhà A khó khăn nên B đã bảo A không cần phải thực hiện nghĩa vụ
trả tiền cho B nữa.

- Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác: Khi các bên thỏa thuận thay thế nghĩa vụ ban đầu bằng
nghĩa vụ khác thì nghĩa vụ ban đầu chấm dứt đồng thời phát sinh quan hệ nghĩa vụ mới.

Ví dụ: Các bên thỏa thuận giao vật thay bằng trả tiền thì nghĩa vụ giao vật chấm dứt và phát sinh nghĩa
vụ trả tiền giữa các bên.

- Nghĩa vụ được bù trừ: Là việc hai bên cùng có nghĩa vụ cùng loại đến thời hạn thì bù trừ nghĩa vụ cho
nhau. Khi nghĩa vụ được bù trừ mà đối tượng của nghĩa vụ có sự chênh lệch về giá trị thì các bên phải
thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch. Khi nghĩa vụ được bù trừ thì quan hệ nghĩa vụ chấm dứt.

Ví dụ: A vay tiền của B nhưng chưa đến thời hạn trả. B lại thuê chiếc xe máy của A để chạy xe ôm. Trong
trường hợp này, tiền thuê xe mà B phải trả cho A có thể được trừ vào khoản vay mà A đã vay B.

- Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một: Là trường hợp bên có nghĩa vụ trong quan hệ
nghĩa vụ lại trở thành người có quyền đối với nghĩa vụ đó.

Ví dụ như pháp nhân có quyền và pháp nhân có nghĩa vụ sáp nhập với nhau. Theo Điều 89 Bộ luật dân
sự 2015: "Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của
pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập."

- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã hết: Khi thời hạn pháp luật quy định cho bên có nghĩa vụ phải
thực hiện nghĩa vụ đã hết thì theo quy định của pháp luật chủ thể mang nghĩa vụ sẽ không phải thực
hiện nghĩa vụ nữa và nghĩa vụ chấm dứt kể từ thời điểm kết thúc của thời hạn.

Ví dụ: Khi mua một sản phẩm điện máy luôn đi kèm với thời gian bảo hành từ nhà sản xuất hay từ người
bán sản phầm, và khi kết thúc thời gian nói trên thì bên bán (nhà sản xuất) được miễn trừ nghĩa vụ bảo
hành đối với sản phẩm mà mình bán ra.

- Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân,
pháp nhân đó thực hiện: Đây thường là nghĩa vụ gắn với nhân thân của người có nghĩa vụ hoặc theo
thỏa thuận của các bên thì nghĩa vụ phải do chính chủ thể mang nghĩa vụ thực hiện thì khi bên có nghĩa
vụ là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ sẽ chấm dứt. Ví dụ: Nghĩa vụ cấp dưỡng
chấm dứt khi bên cấp dưỡng chết.

Ví dụ: theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa
vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình. Nhưng sau đó, người con chết thì nghĩa vụ chấp dưỡng cha mẹ chấm dứt.

- Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm
dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác. Ngược lại với căn cứ trên thì
trong trường hợp này bên chấm dứt tư cách chủ thể lại là bên mang quyền. Trong trường hợp quyền
yêu cầu gắn với nhân thân của cá nhân hoặc pháp nhân mà theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa
thuận của các bên khi cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt quyền yêu cầu đó không thể để lại thừa
kế hoặc không thể chuyển giao thì quan hệ nghĩa vụ cũng chấm dứt.

Ví dụ: Khi ly hôn, người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đã thành niên là người mất năng lực hành vi
dân sự mỗi tháng 2 triệu. Sau một thời gian, người con chết. Trong trường hợp này, nghĩa vụ cấp dưỡng
của người cha sẽ chấm dứt.

- Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác. Do vật đặc
định là vật phân biệt được với vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất
liệu, đặc tính, vị trí... nên vật đặc định không thể thay thể cho nhau. Khi các bên có nghĩa vụ chuyển giao
vật đặc định thì phải giao đúng vật đó và khi vật đặc định không còn thì nghĩa vụ chuyển giao vật đặc
định sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, trong trường hợp này các bên có thể thỏa thuận thay thế bằng nghĩa vụ
khác. Nếu không thỏa thuận được thì bên có nghĩa vụ giao vật sẽ phải thanh toán giá trị của vật và bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Ví dụ như: A là họa sĩ, A bán cho B một bức tranh, hai bên thỏa thuận một tuần sau B đến nhà của A để
lấy tranh và thanh toán tiền. Nhưng trong thời gian một tuần đó thì bức tranh bị trộm. Bức tranh trong
trường hợp này là vật đặc định, không thể thay thế được. Do đó, A và B có thể thỏa thuận A vẽ một bức
tranh cho B, B sẽ trả tiền cho A.

- Trường hợp khác do luật quy định: Là những trường hợp pháp luật dự liệu mà khi các trường hợp này
xảy ra thì nghĩa vụ không thể được thực hiện mà phải chấm dứt theo quy định của pháp luật như phá
sản hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ...

10.Phân biệt hoãn thực hiện nghĩa vụ và gia hạn thực hiện nghĩa vụ? Cho ví dụ minh họa?

Hoãn thực hiện nghĩa vụ là gì?

Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu tài sản của bên kia đã bị giảm
sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có
khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh.

Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ
trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.

Gia hạn thực hiện nghĩa vụ là gì?

-Theo Điều 476, Trong trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài
sản.
-Trong trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn… (Điều
550 BLDS 2015)

Phân biệt hoãn thực hiện nghĩa vụ và gia hạn thực hiện nghĩa vụ

Tiêu chí Hoãn thực hiện nghĩa vụ Gia hạn thực hiện nghĩa vụ

-Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện
đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có
ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ
Điều kiện phát
việc thực hiện nghĩa vụ
sinh Tuy nhiên BLDS 2015 không quy định cụ
-Được bên có quyền đồng ý thể về gia hạn hợp đồng như ở Điều
Xem điều 354 Blds 2015 305BLDS 2005

Điều 411 BLDS2015

Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn


thực hiện nghĩa vụ, nếu tài sản của bên kia đã bị -Theo Điều 476, Trong trường hợp bên cho
giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể
hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi gia hạn giao tài sản.
Các trường hợp bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc
có người bảo lãnh. -Trong trường hợp bên nhận gia công chậm
giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể
Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn gia hạn… (Điều 550 BLDS 2015)
thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện
nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình
khi đến hạn

Nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn


chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của
bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải
thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại;
nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần
Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thiết đối với bên có quyền thì bên này có
thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện
Hậu quả pháp lí
sinh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc do nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
nguyên nhân khách quan không thể thông báo.
Ví dụ như theo Điều 550: Nếu hết thời hạn
gia hạn mà bên nhận gia công vẫn chưa
hoàn thành công việc thì bên đặt gia công
có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng và yêu cầu BTTH…

Quyền và nghiã
Tạm đình chỉ Vẫn thực hiện như thường
vụ các bên

Chủ thể Các bên đều được hoãn Chỉ có bên có quyền yêu cầu mới có quyền
gia hạn

Ví dụ hoãn thực hiện nghĩa vụ và gia hạn thực hiện nghĩa vụ

Ví dụ về hoãn thực hiện hợp đồng:  A bán cho B một tài sản và hai bên thỏa thuận: Trả tiền, sau đó giao
tài sản. Nếu B chưa trả tiền thì A có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình, mặc dù nghĩa vụ của A đã
đến hạn.

Ví dụ về gia hạn hợp đống: A và B kí kết một hợp đồng thêu xe máy trong đó quy định B đặt cọc trước
một nửa số tiền thuê và ngày 20/5/2017 A sẽ giao xe máy cho B và B trả tiền còn lại cho A. Tuy nhiên vào
ngày này, A bị tai nạn và không thể giao xe đúng hạn cho B khi đó B có thể gia hạn giao tài sản cho A
hoặc hủy bỏ hợp đồng, yêu cầu BTTH.

11.Phân tích thời điểm giao kết và thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng về quyền sử dụng đất.

Thời điểm ký kết hợp đồng là gì?

Quy định về thời điểm giao kết hợp đồng được nêu tại Điều 400 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó,
khoản 1 Điều 400 Bộ luật Dân sự định nghĩa thời điểm giao kết hợp đồng như sau:

Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết

Theo đó, ví dụ bên bán và bên mua thoả thuận việc mua bán nhà, đất. Căn cứ quy định trên, hợp đồng
được giao kết vào thời điểm bên mua nhận được sự đồng ý bán nhà của bên bán. Ngoài ra, với mỗi hình
thức giao kết khác nhau thì thời điểm giao kết hợp đồng lại được quy định khác nhau. Cụ thể:

- Thời điểm giao kết bằng lời nói: Thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung hợp đồng.

Vẫn ví dụ trên, nếu hai bên chỉ thực hiện giao dịch, hợp đồng bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp
đồng là thời điểm các bên đã chấp nhận giao kết hợp đồng và bàn bạc, thoả thuận các nội dung trong
hợp đồng.

- Thời điểm giao kết bằng văn bản: Thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hoặc hình thức khác được
thể hiện trên văn bản.

Ví dụ, hai bên mua bán đất, hợp đồng có hiệu lực khi cả hai bên cùng ký vào hợp đồng mua bán và được
Công chứng viên tại Văn phòng công chứng/Phòng công chứng chứng nhận. Trong trường hợp này, thời
điểm giao kết hợp đồng là thời điểm Công chứng viên ký chứng nhận vào hợp đồng mua bán nhà, đất.

- Thời điểm giao kết hợp đồng nếu hai bên thoả thuận im lặng: Là sự chấp nhận giao kết trong một thời
hạn: Thời điểm giao kết là thời điểm cuối cùng của thời hạn này.

Ví dụ: Anh A vay anh B 10 triệu đồng và hai anh thoả thuận, trong thời gian 03 ngày sau khi anh A nhận
tiền từ anh B mà anh B im lặng, không thông báo gì với anh A về lãi suất thì anh A được vay không lãi
suất. Ngược lại, nếu trong 03 ngày, anh B cho vay lấy lãi thì hai bên sẽ bàn bạc lại và quyết định có vay
tiền nữa không.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là gì?

Nội dung về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Cụ thể, khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc luật liên quan có quy định khác

Theo quy định này, có thể thấy, thời điểm có hiệu lực được tính từ thời điểm giao kết, nghĩa là được tính
theo quy định của thời điểm giao kết hợp đồng nêu trên trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác
hoặc luật khác có quy định khác.

Nghĩa là, hợp đồng sẽ hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng nêu trên trừ hai trường hợp:

- Các bên thoả thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm giao kết của hợp đồng thì
thực hiện theo thoả thuận đó.

- Luật khác có quy định thì thực hiện theo Luật đó. Ví dụ, theo Điều 458 Bộ luật Dân sự, hợp đồng tặng
cho động sản có hiệu lực từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản. Riêng động sản mà Luật có quy
định phải đăng ký quyền sở hữu như ô tô, xe máy... thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm đăng
ký...

12.So sánh biện pháp cầm cố tài sản với ký cược?

Cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản là việc 1 bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho
bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Kí cược tài sản là gì?

Kí cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý
hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản kí cược) trong một thời hạn để bảo đảm trả lại tài
sản thuê.

So sánh biện pháp cầm cố tài sản và kí cược tài sản

Điểm giống nhau giữa cầm cố tài sản và kí cược tài sản

Với vai trò là biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự cầm cố và kí cược đều có những điểm giống
nhau cơ bản sau đây:

– Đều là biện pháp bảo đảm trong quan hệ dân sự, tồn tại với mục đích nâng cao trách nhiệm  của các
bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự trong phạm vi đã thỏa thuận.

– Hai biện pháp này đều có đối tượng là tài sản của bên bảo đảm

– Là hợp đồng phụ mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ ở hợp đồng chính.

– Đều có sự chuyển giao tài sản bảo đảm.

– Tài sản bảo đảm của bên cầm cố và bên kí cược đều có giá trị thanh toán cao.

Điểm khác nhau giữa cầm cố tài sản và kí cược tài sản

Tiêu chí Cầm cố tài sản Kí cược tài sản

Khái niệm Đ309: Cầm cố tài sản là việc 1 bên (sau đây gọi K1 Đ329: Kí cược là việc bên thuê tài sản là động
sản giao cho bên thuê một khoản tiền hoặc kim
là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu
khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây
của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận
gọi chung là tài sản kí cược) trong một thời hạn
cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
để bảo đảm trả lại tài sản thuê.

Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị
Đối tượng  Có thể là vật hoặc quyền tài sản.
(Không có quyền tài sản)

Phạm vi áp Áp dụng đối với hợp đồng thuê tài sản là động
Áp dụng đối với tất cả các giao dịch dân sự.
dụng sản.

Tài sản chuyển Chủ yếu chuyển giao tài sản cầm cố dưới dạng Chủ yếu chuyển giao tài sản kí cược dưới dạng
giao vật để được nhận lợi ích dưới dạng tiền. tiền để sử dụng tài sản thuê.

Giá trị tài sản Giá trị tài sản cầm cố thông thường lớn hơn giá Giá trị tài sản kí cược ít nhất là bằng giá trị tài
bảo đảm trị cần bảo đảm. sản thuê.

Hình thức xử lý Theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp Tài sản kí cược được chuyển quyền sở hữu sang
tài sản bảo đảm luật ( bán đấu giá) bên cho thuê.

13.Nêu các điều kiện của thực hiện công việc không có ủy quyền?

Thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự. Trong thực tế có các
trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền tạo nên sự ràng buộc pháp lý giữa người thực hiện
công việc và người có công việc được thực hiện, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo quyền lợi của
người thực hiện công việc.

Quy định tại Bộ luật dân sự 2015, việc thực hiện công việc không có ủy quyền thỏa mãn các điều kiện
nhất định sau:

Người thực hiện công việc không có ủy quyền là người không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó. Một
người có thể thực hiện công việc vì lợi ích của người khác. Nếu giữa hai bên có một hợp đồng ủy quyền
thì nghĩa vụ của họ xuất phát từ hợp đồng. nhưng trong trường hợp giữa họ không có hợp đông ủy
quyền nào, người thực hiện công việc không có nghĩa vụ phải làm nhưng đã thực hiện công việc một
cách tự nguyện, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc. Việc làm này tự nguyện trên tinh thần tương
thân, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong lúc gặp khó khăn tạm thời nên giữa họ không có mối quan hệ
pháp lý nào về công việc được thực hiện trước đó.

Việc thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc. Người có hành vi tự nguyện thực hiện công
việc của người khác được coi là thực hiện công việc không có ủy quyền trước khi tiến hành công việc,
người thực hiện công việc không có ủy quyền tự ý thức rằng nếu không có ai thực hiện công việc này thì
người có công việc bị thiệt hại một số lợi ích vật chất nhất định. Lợi ích này có thể là những lợi ích mà
người có công việc được thực hiện không thu được hoặc lợi ích của họ giảm đáng kể. Người thực hiện
công việc không có ủy quyền xem đó là bổn phận của mình và phải thực hiện công việc nhằm mang lại
lợi ích cho người có công việc.

Việc thực hiện công việc không có ủy quyền phải có sự tự nguyện của người thực hiện công việc. Dù
không có nghĩa vụ thực hiện công việc, nhưng người thực hiện công việc vẫn có ý chí hết mình thực hiện
công việc của người khác như công việc của chính mình, không hề suy tính lợi ích cá nhân. Người thực
hiện nhận thức được hành vi thực hiện công việc của mình và trong điều kiện, khả năng thực hiện công
việc một cách độc lập nhằm đem lại lợi ích cho người có công việc được thực hiện.

Việc thực hiện công việc không có ủy quyền không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo
đức xã hội. Một người tự nguyện thực hiện công việc của người khác coi đó là bổn phận của mình và
phải xuất phát từ người có công việc. Mục đích và nội dung của việc thực hiện công việc là không trái
pháp luật và đạo đức xã hội.

2.4. Điều kiện để xác định việc thực hiện công việc không có ủy quyền:

Để xác định việc thực hiện công việc không có ủy quyền thì phải bao gồm đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Thứ nhất, người thực hiện công việc không có ủy quyền là người hoàn toàn không có nghĩa vụ phải
thực hiện công việc đó nhưng đã thực hiện công việc đó. Nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ pháp lý do luật định
hoặc do các bên thỏa thuận.

+ Thứ hai, việc thực hiện công việc đó phải hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc, nếu người thực
hiện công việc vì lợi ích của mình hoặc của người khác thì không áp dụng chế định này.

+ Thứ ba, người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không phản đối việc thực hiện đó.
Nếu người có công việc phản đối mà bên kia vẫn tiếp tục thực hiện thì không thuộc chế độ này. Tuy
nhiên, ý nguyện của người thực hiện công việc không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.

14.Nêu các điều kiện có hiệu lực của hơp đồng?

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là các điều kiện cần đáp ứng để hợp đồng có giá trị pháp lý.
Các bên chỉ có thể thực hiện giao dịch đã thoả thuận khi hợp đồng có hiệu lực. Do đó, bài viết dưới đây
Luật Long Phan sẽ cung cấp các thông tin về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo Bộ luật dân
sự 2015.

Hợp đồng dân sự

Trước khi tìm hiểu Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự thì bài viết đưa ra khái niệm hợp đồng dân
sự giúp khán giả hình dung. Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 thì “Hợp đồng dân sự
là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chẩm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự“.

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự. Hợp đồng dân sự được xác lập trên nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, các bên được tự do
thỏa thuận về nội dung hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội.

Hợp đồng dân sự có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi. Hợp đồng dân sự là một
trong các căn cứ hợp pháp, phổ biến, thông dụng làm phát sinh các hậu quả pháp lý với các đặc trưng
của quan hệ pháp luật dân sự, trong đó, quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia quan hệ được thể
hiện đầy đủ nhất.

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự cần được các bên quan tâm khi tiến hành ký kết hợp đồng.
Bên cạnh nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên trong giao dịch dân sự thì pháp luật
cũng đưa ra những yêu cầu tối thiểu buộc các chủ thể phải tuân theo.
Việc xác định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự giúp các chủ thể nắm được hợp đồng có hiệu
lực hay hợp đồng vô hiệu, chỉ những giao dịch dân sự hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của
chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Đây là căn cứ quan trọng trong việc ràng buộc các bên thực hiện đúng
nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng, hoặc xác định các nghĩa vụ bị vi phạm khi giải quyết tranh chấp hợp
đồng. Bởi hợp đồng vô hiệu sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng
đối với các bên.

Cụ thể theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 thì điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

“ Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác
lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có
quy định”.

Như vậy Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự bao gồm: năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành
vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập; sự tự nguyện của chủ thể tham gia hợp đồng; mục đích,
hình thức và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức của xã hội. Cụ
thể:

Thứ nhất: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.

Chủ thể của giao dịch dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Dù là cá nhân hay pháp nhân đều cần có
năng lực hành vi dân sự. Đối với cá nhân thì năng lực hành vi là năng lực thể hiện ý chí riêng và nhận
thức được hành vi của họ. Cá nhân có thể tự mình xác lập giao dich, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của
mình. Đồng thời cá nhân có thể hoàn toàn tự chịu trách nhiệm trong giao dịch dân sự đó. Đối với năng
lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định từ Điều 16 đến Điều 24 bộ luận dân sự năm 2015. Đối với
chủ thể là Pháp nhân thì khi pháp nhân tham gia vào giao dịch dân sự thông qua người đại diện của họ
(đại diện theo pháp luật, theo uỷ quyền). Người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh
người được đại diện. Các quyền, nghĩa vụ do người đại diện xác lập làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của
pháp nhân. Tuy nhiên pháp nhân chỉ tham gia các giao dịch dân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
mình. Người đại diện xác lập giao dịch dân sự làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân trong phạm
vi nhiệm vụ của chủ thể đó được điều lệ hoặc pháp luật quy định.

Thứ hai: Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Tự nguyện là hành vi chủ thể tham gia giao dịch nắm được hành vi của mình và tự chủ về hành vi đấy,
không có sự cưỡng ép hay ép buộc. Một số trường hợp giao dịch dân sự xác lập không có sự tự nguyện
sẽ không được pháp luật công nhận và bị coi là vô hiệu. Đó là các trường hợp vô hiệu do giả tạo; do
nhầm lẫn; do bị lừa dối, bị đe doạ, cưỡng ép; do xác lập tại thời điểm mà không nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình.
Thứ ba: Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức
xã hội.

Mục đích là điều các bên đều mong muốn khi ký kết hợp đồng với nhau. Tuy nhiên mục đích cần đảm
bảo tuân thủ pháp luật, không trái luân thường đạo lý của xã hội. Hợp đồng có thể có các nội dung như
đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm,
phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
Phương thức giải quyết tranh chấp. Các bên hoàn toàn có thể tự thỏa thuận với nhau về các nội dung
trên hoặc thêm 1 số nội dung khác. Tuy nhiên dù hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau nhưng đều cần
dựa trên quy định của pháp luật và không làm trái với đạo đức xã hội.

Thứ tư: Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.

Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch dân sự. Hình thức của
hợp đồng được hiểu là cách thức thể hiện hợp đồng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong hợp
đồng. Các bên có thể thỏa thuận về hình thức của hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành
vi cụ thể. Khi các bên thỏa thuận giao kết bằng một trong ba hình thức trên thì hợp đồng được xem xét
là đã giao kết và phải tuân theo quy định về nội dung của hình thức đó. Trong một số trường hợp cụ thể,
pháp luật có quy định về việc hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản và phải được công chứng,
chứng thực thì khi đó hình thức của hợp đồng bắt buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật.

15.Phân tích thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản?

Cơ sở pháp lý: 

– Bộ Luật Dân sự 2015;

– Luật công chứng 2014.

1. Quy định về hợp đồng tặng cho tài sản

Tặng cho tài sản là một trong những hình thức chuyển giao quyền sở hữu trong các giao dịch dân sự.
Việc tặng cho tài sản được thể hiện dưới hình thức là hợp đồng tặng cho tài sản.

Hợp đồng tặng cho tài sản là văn bản thể hiện việc chuyển giao tài sản giữa người tặng cho và người
nhận tặng cho. Đây là loại hợp đồng không có đền bù. Bên chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản
cho bên được tặng cho còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại bên tặng cho bất kì lợi ích nào.

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản, theo đó, hợp đồng tặng cho tài sản là
sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho
bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.

– Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản: Bộ luật dân sự năm 2015 không có quy định về hình thức của
hợp đồng tặng cho tài sản, do đó, hợp đồng tặng cho tài sản có thể được thể hiện bởi lời nói, bằng văn
bản hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể pháp luật quy định thì hợp đồng
tặng cho tài sản buộc phải lập bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp
lý: Hợp đồng tặng cho nhà ở, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất…

– Nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản: Nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản gồm một số nội dung
chính:
+ Đối tượng của hợp đồng: tài sản tặng cho

+ Điều kiện tặng cho (nếu có)

+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên

+ Việc nộp thuế và lệ phí chứng thực

+ Phương thức giải quyết tranh chấp

Tặng cho tài sản bao gồm các trường hợp tặng cho động sản và tặng cho bất động sản.

Tặng cho động sản: Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản. Đối với
động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời
điểm đăng ký.

Tặng cho bất động sản: Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực
hoặc phải đăng ký nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, nếu bất động sản không phải đăng
ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện thì bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện
một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp
luật và đạo đức xã hội. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho nếu bên được tặng
cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa
vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà
bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt
hại.

2. Điều kiện, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản

2.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở tại đô thị và nông thôn) được quy định như sau:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác
lập;

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội;

– Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có
quy định.

Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời
điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công
chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của
luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải
đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc
chứng thực.

Khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công
chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực; phải đăng ký chuyển quyền, thì có hiệu lực kể
từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Sau khi hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
được công chứng, chứng thực. Bên nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất.
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu đã đầy đủ thì tiến hành theo trình tự của
thủ tục. Hồ sơ đầy đủ bao gồm:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (1 bản chính + 2 bản photo có công chứng, chứng thực).

– CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu của 2 bên chuyển nhượng nhận chuyển nhượng hoặc 2 bên tặng cho và nhận
tặng cho (2 bản có công chứng, chứng thực).

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hoặc Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (2 bản
chính công chứng).

– Giấy tờ chứng minh tài sản chung/ riêng (Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, 2 bộ có công chứng,
chứng thực).

– Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ khi chuyển quyền
(nếu thuộc đối tượng này).

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (1 bản chính).

-Tờ khai lệ phí trước bạ (2 bản chính) của bên.

-Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (2 bản chính).

-Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (2 bản chính).

– Tờ khai đăng ký thuế.

– Sơ đồ vị trí nhà đất (1 bản chính).

Bộ hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan thuế và Phòng Tài nguyên và Môi trường để xác định nghĩa vụ tài
chính và tiến hành sang tên.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp cá nhân
giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá
nhân, pháp nhân đó thực hiện.

2.2. Tư vấn trường hợp cụ thể

Tóm tắt câu hỏi:

Lúc làm hợp đồng tặng cho và công chứng tại thời điểm người nhận tặng cho chưa đủ 18 tuổi, khi nộp
hồ sơ thẩm tra người nhận tặng cho đủ 18 tuổi. Như vậy hợp đồng tặng cho có hiệu lực không?

Luật sư tư vấn:

Tại Điều 457, 458, 459 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tặng cho tài sản như sau:

“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và
chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý
nhận.

Điều 458. Tặng cho động sản

Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp
luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 459. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký,
nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải
đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.

Căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự thì hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên,
theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không
yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.

– Đối với tặng cho động sản:

Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp
luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

– Đối với tặng cho bất động sản:

+ Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký,
nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu;

+ Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải
đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Như vậy, độ tuổi của nhận không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản. Trong trường
hợp của bạn thời điểm người nhận tặng cho chưa đủ 18 tuổi, khi nộp hồ sơ thẩm tra người nhận tặng
cho đủ 18 tuổi thì không ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng. 

16.Trình bày đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ?

Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Phụ thuộc vào nội dung, tính chất của từng quan hệ nghĩa vụ cụ thể, cũng như phụ thuộc vào điều kiện
của các chủ thể tham gia quan hệ ấy mà mỗi một biện pháp bảo đảm mang một đặc điểm riêng biệt.
Ngoài ra, tất cả các biện pháp bảo đảm đều có các đặc điểm chung sau đây:

Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc và gắn liền với một
nghĩa vụ nào đó. Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới cùng nhau
thiết lập một biện pháp bảo đảm. Nghĩa là việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không tồn tại một cách độc
lập. Nội dung, hiệu lực của biện pháp bảo đảm phù hợp và phụ thuộc vào nghĩa vụ chính. Vì vậy, người
ta gọi nghĩa vụ phát sinh từ các biện pháp bảo đảm là nghĩa vụ phụ.

Thứ hai, các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao ttách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa
vụ.

Thông thường, khi đặt ra biện pháp bảo đảm, các bên hướng tới mục đích nâng cao ưách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các bên còn hướng tới mục đích
nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên. Ví dụ: biện pháp đặt cọc buộc các bên
phải giao kết hợp đồng.

Mục đích của các biện pháp bảo đảm được thể hiện thông qua các chức năng của từng biện pháp cụ thể.
Mỗi một biện pháp bảo đảm có đặc điểm và tính chất riêng biệt, nên chức năng của chúng không thể
giống nhau hoàn toàn. Một chức năng riêng biệt có ở biện pháp này nhưng không có ở biện pháp khác.
Nhưng nếu nhìn một cách tổng thể thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đều có ba chức
năng nói chung: Chức năng tác động, chức năng dự phòng và chức năng dự phạt.

Thứ ba, đối tượng của các biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất

Lợi ích của các bên trong nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất. Quy luật ngang giá
trong các quan hệ tài sản cho chúng ta thấy rằng chỉ có lợi ích vật chất mới bù đắp được các lợi ích vật
chất. Vì vậy, các bên ttong quan hệ nghĩa vụ không thể dùng quyền nhân thân làm đối tượng của biện
pháp bảo đảm. Lợi ích vật chất là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là một tài sản (vật có
thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản hoặc là một công việc phải làm). Các đối
tượng này phải có đủ các yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối với một đối tượng của nghĩa vụ nói chung.

Thứ tư, phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác
định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính

Khoản 1 Điều 293 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:


"Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp
luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được
bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại".

Như vậy, về nguyên tắc, phạm vi bảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ khi các bên không thoả thuận và pháp luật
không quy định khác nhưng cũng có thể chỉ là một phần nghĩa vụ.

Ví dụ: "Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh".

Phạm vi của bảo lãnh không lớn hơn phạm vi của nghĩa vụ dù trong thực tế người có nghĩa vụ đưa một
tài sản có giá trị lớn hơn nhiều lần giá trị của nghĩa vụ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Vì rằng, dù
giá trị của đối tượng bảo đảm có lớn hơn giá trị nghĩa vụ nhưng mục đích của việc bảo đảm đó cũng chỉ
là để người mang nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi đã xác định.

Thứ năm, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ

Cho dù các bên đã đặt ra một biện pháp bảo đảm bên cạnh một nghĩa vụ chính nhưng vẫn không cần
phải áp dụng biện pháp bảo đảm đó nếu nghĩa vụ chính đã được thực hiện một cách đầy đủ. Thông
thường, trong một quan hệ nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ tự giác thực hiện nghĩa vụ của họ đối với người có
quyền và nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì biện
pháp bảo đảm nghĩa vụ đó cũng được coi là chấm dứt. Chức năng dự phòng của các biện pháp bảo đàm
cho thấy rằng các biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nhàm qua đó bảo đảm quyền lợi cho bên có quyền.

Thứ sáu, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ sự thoả thuận giữa các bên

Nếu các nghĩa vụ phát sinh từ những cãn cứ khác nhau (các căn cứ này có thể là sự thoả thuận, có thể là
do quy định của pháp luật) thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể phát sinh thông qua sự
thoả thuận của các bên ưong một giao dịch dân sự. Vì vậy, có quan đỉểm cho rằng các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ là những hợp đồng phụ được đặt ra bên cạnh một hợp đồng chính để bảo đảm
cho việc thực hiện hợp đồng chính. Quan điểm trên còn nhiều vấn đề cần tranh luận nhưng dù sao vẫn
phải thừa nhận rằng cách thức và toàn bộ nội dung của một biện pháp bảo đảm đều là kết quả của sự
thoả thuận giữa các bên. Có những hợp đồng dân sự mà pháp luật quy định buộc phải có biện pháp bảo
đảm (như hợp đồng cho vay mà bên cho vay là Ngân hàng nhà nước) nhưng không vì thế mà mất đi sự
thoả thuận giữa các bên. Dù pháp luật đã quy định phải có thế chấp của người vay nhưng người vay vẫn
có quyền lựa chọn thoả thuận để cùng với bên cho vay xác định về nội dung của thế chấp (đối tượng của
thế chấp là bất động sản nào, phương thức xử lí tài sản ra sao V.V.).

Từ khái niệm và những đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm, có thể nói ràng về bản chất pháp lí,
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một loại "chế tài" trong nghĩa vụ dân sự. Chế tài này do các
bên thoả thuận đặt ra dưới sự bảo trợ của pháp luật. Các bên có thể tự áp dụng như đã thoả thuận khi
có sự vi phạm nghĩa vụ hoặc nếu không CÓ thoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền áp dụng để bào đảm quyền lợi cho bên có quyền.

17.Trình bày các phương thức xử lý tài sản bảo đảm?

Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:
“1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa
thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”

Như vậy, nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ thanh toán hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của
bên có nghĩa vụ. Mặc dù vậy nhưng nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cần được quy về giá trị bằng tiền để
được thanh toán từ tiền xừ lý tài sản bảo đảm. Đối với doanh nghiệp của Quý khách, vì bên đối tác vi
phạm hợp đồng nên phát sinh nghĩa vụ bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng việc xử lý tài sản bảo đảm.

Tại Điều 59 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về giao dịch bảo đảm có quy
định:

“1. Bán tài sản bảo đảm.

2. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo
đảm.

3. Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp
quyền đòi nợ.

4. Phương thức khác do các bên thoả thuận.”

Như vậy theo quy định của pháp luật, có ba phương pháp để xử lý tài sản bảo đảm cơ bản mà các bên
trong hợp đồng có thể thỏa thuận đó là: bán tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo
đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền
hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ đối với bên thứ ba. Ngoài ra,
các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận bất kỳ một phương pháp xử lý tài sản bảo đảm khác. Đối vơi các
doanh nghiệp là bên bảo đảm thì điều quan trong hươn cả là tài sản bảo đảm cần được bán ở mức giá
cao nhất hoặc hợp lý về mặt thương mại để bên bảo đảm có cơ hội nhận được tiền sau khi đã trả nợ cho
bên nhận bảo đảm và thanh toán các khoản được ưu tiên khác.

*Phương pháp 1: Bán tài sản bảo đảm

Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trên thực tế trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Việc bán tài
sản bảo đảm có thể được tiến hành trên một trong hai cơ sở là bán đấu giấ hoặc bán riêng lẻ cho một
hoặc một số người mua tài sản bảo đảm không trên cơ sở đấu giá. Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 58 Nghị
định 163/2006/NĐ-CP cũng có quy định:

“1. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó
được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo
quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó
được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả
thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.”
Như vậy thì phương pháp bán đấu giá chỉ áp dụng trong trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp
luật hoặc khi các bên không có thỏa thuận hay không thỏa thuận được về phương thức xử lý tài sản. Vì
vậy các bên có thể thỏa thuận áp dụng việc bán riêng lẻ trong tất cả các trường hợp mà pháp luật không
bắt buộc phải bán đấu giá.

Đối với bán đấu giá, đây là hoạt động phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay
việc bán đấu giá tài sản bảo đảm phải được thực hiện thông qua một tổ chức bán đấu giá chuyên
nghiệp. Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp là một trung tâm dịch vụ bán đấu giá trực thuộc ủy ban nhân
dân cấp tỉnh hoặc là doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề dịch vụ bán đấu giá tài sản. Tổ chức bán đấu
giá chuyên nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản bảo đảm.
Ngược lại, đối với việc bán riêng lẻ thì giao dịch bảo đảm không có quy định riêng về thủ tục hay một yêu
cầu cụ thể nào. Trong trường hợp này, bên nhận bảo đảm vẫn phải thực hiện việc bán riêng lẻ làm sao
để bảo đảm được quyền cũng như lợi ích của các bên tham gia giao dịch, kể cả bên bảo đảm. Việc bán
tháo tài sản bảo đảm ở mức thấp hơn nhiều so với giá thị trường được nhận định là một hành vi không
bảo đảm quyền và lợi ích của bên bảo đảm. Vì vậy các bên bảo đảm cần lưu ý vấn đề này.

*Phương pháp 2: Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ

Phương pháp này có thể được hiểu là việc chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm từ bên bảo đảm sang
cho bên nhận bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Điểm khác biệt giữa
hai phương pháp bán tài sản bảo đảm và nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện
nghĩa vụ liên quan đến bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm. Với trường hợp bán tài sản bảo đảm,
bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm có thể là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Ngược lại đối với
trường hợp nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận chuyển
nhượng tài sản chính là bên nhân bảo đảm.

*Phương pháp 3: Nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác liên quan liên quan đến quyền đòi nợ từ bên
thứ ba.

Khoản 1 Điều 66 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ như
sau: “Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu  người thứ ba là người có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các
khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc cho người được uỷ quyền. Trong trường hợp người có nghĩa
vụ trả nợ yêu cầu thì bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền được đòi nợ.”. Có thể hiểu về bản chất
đây là việc chuyển nhượng quyền đòi nợ từ bên bảo đảm sang bên nhận bảo đảm và giá trị của quyền
đòi nợ có thể bù trừ với giá trị của nghĩa vụ bảo đảm.

18.Trình bày nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm?

Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

Đảm bảo công khai, minh bạch. ...

Dựa trên sự thỏa thuận của các bên. ...

Đảm bảo quyền lợi của các bên. ...

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản. ...

Bán đấu giá tài sản bảo đảm. ...


Nhận tài sản bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ ...

Phương thức xử lý khác. ...

Thông báo xử lý tài sản bảo đảm.

19.Phân tích đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ?

Đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là uy tín

Theo Điều 344 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

"Điều 344. Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội

Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một
khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật."

Để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo, Bộ luật Dân sự
quy định về việc các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bằng uy tín của tổ chức mình để bảo đảm
cho thành viên của mình vay vốn tại một tổ chức tín dung để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Các tổ chức chính trị - xã hội có thể bảo đảm bằng uy tín được quy định cụ thể tại Điều 45 Nghị định
102/2017 NĐ-CP

"Điều 45. Bên bảo đảm bằng tín chấp

Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp thì tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông
dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến
binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở là bên bảo đảm bằng tín chấp, trừ
trường hợp Điều lệ của tổ chức này quy định khác."

Quy định trên cho thấy đối tượng để bảo đảm cho khoản vay trong trường hợp này không phải là tài
sản. Các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở chỉ có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn vay và bằng uy
tín của mình để bảo đảm trước bên cho vay rằng vốn vay sẽ được sử dụng đúng mục đích, bên vay sẽ
hoàn trả vốn cùng lãi suất đúng thời hạn. Tuy nhiên, tổ chức bảo đảm không có trách nhiệm trả thay dù
bên vay không thể trả nợ khi đến hạn.

Bởi lẽ đó, có thể thấy rằng đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vu dân sự trong trường hợp tín chấp
là uy tín.

Tóm lại, có thể hiểu: Đối tượng bảo đảm là cái mà các bên trong quan hệ bảo đảm thông qua nó để bảo
đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ chính. Đối tượng bảo đảm có thể là tài sản, công việc phải thực hiên, uy
tín.

20.Phân tích đặc điểm pháp lý của biện pháp ký quỹ; cho ví dụ minh họa.

Căn cứ pháp lý của ký quỹ

– Điều 330 bộ luật dân sự 2015

Ký quỹ là gì?
Ký quỹ là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc
kim khí, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo việc
thực hiện nghĩa vụ. 

Đặc điểm của ký quỹ

– Đối tượng: là tài sản có giá trị thanh toán để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ là tiền, kim khí, đá
quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền. Tài sản này phải có sẵn và được phong tỏa tại một tổ chức
tín dụng.

– Chủ thể: Các chủ thể trong quan hệ ký quỹ chủ yếu gồm bên ký và tổ chức tín dụng nhận, ngoài ra còn
có bên có quyền. Tuy pháp luật dân sự quy định rằng chủ thể nhận ký là các tổ chức tín dụng nhưng Luật
các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017) vẫn cho phép các tổ chức khác không phải tổ chức tín dụng
nhận ký quỹ. Cụ thể trong thực tế các công ty chứng khoán trong hoạt động của mình cũng có thể nhận
ký quỹ mặc dù không phải tổ chức tín dụng. 

Có trường hợp, bên có quyền cũng là bên nhận ký quỹ như đối với các giao dịch dân sự mà bên có quyền
là ngân hàng thì ngân hàng có thể vừa là bên ký quỹ, vừa là bên có quyền. 

– Mục đích: Mục đích là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên có quyền bằng một tài khoản ký quỹ. Bên
thực hiện gửi một khoản tài sản ký quỹ vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng. Trong trường
hợp mà bên ký không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc thực hiện nhưng thực hiện không đúng thì
tổ chức tín dụng nhận ký quỹ sẽ giao cho bên có quyền tài sản ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ.

Hậu quả pháp lý của quan hệ ký quỹ 

Trong trường hợp đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên ký không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ thì tổ chức tín dụng nơi ký sẽ dùng tài khoản đó để thanh toán cho bên có quyền. Nếu
bên có quyền bị thiệt hại do bên kia không thực hiện nghĩa vụ gây ra thì tổ chức tín dụng dùng tài khoản
đó để bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, tổ chức tín dụng có quyền thu một khoản chi phí dịch vụ từ tài
khoản đó trước khi thực hiện việc thanh toán và bồi thường.

21.Phân tích đặc điểm pháp lý của biện pháp cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu.

Khái niệm biện pháp bảo lưu quyền sở hữu

Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mới được
bổ sung ở Bộ luật dân sự 2015, được quy định tại tiểu mục 3, Mục 3 chương XV BLDS 2015. “Trong hợp
đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được
thực hiện đầy đủ”.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lưu quyền sở hữu.

Bên bán: quyền đòi lại tài sản. (Điều 332)

“Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền
đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn
tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại”
Quy định quyền đòi lại tài sản của bên bán khi bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán như trả
không đủ số tiền, không đúng thời hạn,… Tuy nhiên khi đòi lại tài sản bên bán phải trả lại đủ số tiền bên
mua đã thanh toán, sau khi trừ khấu hao do sử dụng. Bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
nếu có thiệt hại xảy ra.

Bên mua: Điều 333.

“1, Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu.

2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Trong trường hợp mua bán, bên bán chuyển giao tài sản cho bên mua mà bên mua chưa thanh toán
hoặc thanh toán chưa đầy đủ thì bên bán chịu nhiều rủi ro hơn. Vì quyền và lợi ích của bên bán có đạt
được hay không lại hoàn toàn dựa vào việc thực hiện hành vi của bên mua.

Bên bán có quyền đòi lại tài sản sau nếu bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán. Không
phải lúc nào bên bên mua cũng vi phạm nghĩa vụ trả tiền nên trong khoảng thời gian bảo lưu quyền sở
hữu, việc chiếm hữu thực tế tài sản của bên mua sẽ phát sinh quyền sử dụng, đó là khai thác, sử dụng
hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản.

Đồng thời bên mua phải chịu rủi ro về tài sản trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác. Rủi ro ở đây được hiểu là những tổn thất xảy ra với chính tài sản có thể do
điều kiện khách quan hoặc chủ quan như mất mát, hư hỏng. Bởi bên mua sau khi nhận tài sản cần có
trách nhiệm bảo quản tài sản.

Ví dụ về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu

A mua của B một chiếc điện thoại di động trị giá 10 triệu đồng tuy nhiên A chưa có đủ tiền, chỉ có 5 triệu.
Hai bên viết một bản hợp đồng mua bán tài sản trong đó có ghi nhận biện pháp bảo đảm là bảo lưu
quyền sở hữu cho đến khi B thanh toán hết số tiền cho A trong vòng 2 tháng.

Sau 2 tháng, B vẫn chưa trả A số tiền nên A đã đòi lại chiếc điện thoại di động, trả lại B 4 triệu đồng vì chỉ
trừ 1 triệu tiền hao phí sử dụng trong 2 tháng của B.

22.Phân biệt hiệu lực của các biện pháp bảo đảm với hiệu lực đối kháng của các biện pháp bảo đảm.

1. Khái niệm về giao dịch bảo đảm

Biện pháp bảo đảm (BPBĐ) là công cụ hữu hiệu nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ,
vừa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền. Trong giao lưu dân sự, đặc biệt là trong
quan hệ kinh doanh - thương mại, BPBĐ có vai trò rất quan trọng.

“BPBĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp trong đó một bên sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình hoặc sử dụng uy tín của mình (gọi là bên bảo đảm) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của
mình hoặc của chủ thể khác (gọi là bên được bảo đảm)”. Các BPBĐ theo pháp luật Việt Nam chủ yếu có
tính chất tài sản, trừ biện pháp tín chấp. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước khá
tương đồng về khái niệm BPBĐ tuy có sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ. Theo hướng dẫn của
UNCITRAL thì “Giao dịch bảo đảm (GDBĐ) là giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm. Mặc dù việc chuyển
nhượng tuyệt đối khoản phải thu không bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, nhưng để thuận tiện cho việc
dẫn chiếu, GDBĐ bao gồm cả việc chuyển nhượng khoản phải thu”, trong đó lợi ích bảo đảm là một lợi
ích tài sản gắn với một tài sản nhất định nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ nhất định. Theo pháp
luật của Mỹ thì GDBĐ cũng là giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm. Có thể thấy, “lợi ích bảo đảm” khá tương
đồng với “BPBĐ”.

Pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước đều thừa nhận bên bảo đảm có quyền sử dụng tài sản bao
gồm vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của
mình.

2. Hợp đồng bảo đảm là gì?

Tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP Quy định về thi hành bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiên
nghĩa vụ, hợp đồng bảo đảm được hiểu như sau:

Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp
đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh
hoặc hợp đồng tín chấp.

Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận
giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm.

Hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Một số loại hợp đồng bảo đảm

Theo Nghị định 21/2021/NĐ-CP Quy định về thi hành bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiên nghĩa vụ,
hợp đồng bảo đảm gồm các loại hợp đồng sau đây:

- Hợp đồng cầm cố tài sản;

- Hợp đồng thế chấp tài sản;

- Hợp đồng đặt cọc;

- Hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ;

- Hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

- Hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.

Đặc biệt, Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng hợp đồng
riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp.

4. Khái quát về nội dung hợp đồng bảo đảm

Năm 1999 pháp luật đã từng quy định, hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản “có các nội dung chủ yếu”,
bao gồm 6 nội dung (nghĩa vụ được bảo đảm; mô tả tài sản cầm cố, thế chấp; giá trị của tài sản cầm cố,
thế chấp, nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định; bên giữ tài sản cầm cố, thế chấp;
quyền và nghĩa vụ của các bên; các trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp) và
thứ 7 là “các thỏa thuận khác”. Với cách viết như vậy, nếu một giao dịch bảo đảm thiếu “các thỏa thuận
khác” thì có thể dẫn đến tranh cãi bị coi như chưa có hợp đồng và là vô hiệu, vì thiếu “nội dung chủ yếu
của hợp đồng là những điều khoản mà thiếu những điều khoản đó, thì hợp đồng không thể giao kết
được”.

Nhưng kể từ Bộ luật Dân sự năm 2005 trở đi, pháp luật không còn quy định hợp đồng nói chung, hợp
đồng bảo đảm nói riêng bắt buộc phải có những nội dung nào, mà chỉ quy định chung là “tuỳ theo từng
loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây”. Như vậy, trừ khi pháp luật có quy
định cụ thể về điều khoản bắt buộc như hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm, còn các hợp đồng khác
không cần biết có hay không có điều khoản chủ yếu (bắt buộc).

Ví dụ, giá trị của tài sản bảo đảm là một trong những nội dung trọng yếu của hợp đồng bảo đảm, nhưng
theo hướng, dẫn của Bộ Tư pháp thì lại không nhất thiết phải ghi trong hợp đồng bảo đảm, trừ thế chấp
nhà ở là phải ghi rõ, do phải thực hiện quy định tại Điều 114 “Điều kiện thế chấp nhà ở, Luật Nhà ở năm
2005. Và tiếp đó là sự khẳng định “Công chứng viên yêu cầu trong hợp đồng bảo đảm phải có điều
khoản về giá trị của tài sản bảo đảm là không đúng với quy định của pháp luật”. Nếu như vậy, thì hợp
đồng mua bán tài sản, nếu không ghi giá cả và giá trị thì cũng không trái với quy định của pháp luật?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, các bên tham gia hợp đồng bảo đảm có quyền thỏa thuận
về nội dung trong hợp đồng như đối với hợp đồng nói chung. Theo đó, hợp đồng bảo đảm có thể có các
nội dung sau đây: tài sản bảo đảm (số lượng, chất lượng, trị giá); biện pháp và nghĩa vụ bảo đảm (đối
tượng của hợp đồng); bên giữ tài sản bảo đảm; phương thức xử lý tài sản bảo đảm; quyền, nghĩa vụ của
các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp.

Trị giá của tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác. Ví
dụ, giá trị đối với quyền sử dụng đất thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được
xác định theo quy định tại bảng khung giá đất do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có tài sản, phù
hợp với các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ “Quy định về khung giá đất” đã quy định
gồm 11 khung giá đất, thấp nhất là 1.000 đồng/m2 đối với đất rừng sản xuất tại xã miền núi Vùng duyên
hải Nam Trung bộ, cao nhất là 162 triệu đồng/m2 đối vói đất ở tại hai thành phố Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh (đô thị đặc biệt).

Bảng khung giá đất thấp nhất và cao nhất

Đơn vị tính: nghìn đồng/m2

Giá đất

TT Loại đất Thấp nhất Cao nhất

1 Đất trồng cây hằng năm. 5 250

2 Đất trồng cây lâu năm. 5 300

3 Đất rừng sản xuất. 1 190

4 Đất nuôi trồng thủy sản. 3 250


5 Đất làm muối. 5 142

6 Đất ở tại nông thôn. 15 29.000

7 Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn. 16 23.200

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là
8 đất thương mại. 900 17.400

9 Đất ở tại đô thi. 50 162.000

10 Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị. 32 129.000

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là
11 đất thương mại, dịch vụ tại đô thị. 24 97.200

Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo đảm, các bên cũng có thể thỏa thuận về việc xác định lại trị giá
của tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm, nhất là các tổ chức tín dụng, có thể định giá lại tài sản bảo đảm
để xem xét thỏa thuận bảo đảm tiền vay mới hoặc chỉ để phục vụ mục tiêu quản lý rủi ro. Chẳng hạn
như Thông tư số 139/2015/TT- BTC và Thông tư số 10/2016/ TT-BTC quy định 4 trường hợp định giá lại
tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và thế chấp tài sản để bảo
đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh gồm: theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền; thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp (cổ phần hóa, bán hoặc chuyển đổi sở hữu doanh
nghiệp theo các hình thức khác); dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; các trường hợp khác
theo quy định của pháp luật.

Các quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm và biểu mẫu hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm
không yêu cầu ghi giá trị tài sản bảo đảm và giá trị phần nghĩa vụ được bảo đảm. Như vậy, không có cơ
sở pháp lý để thực hiện quy định “một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ,
nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

5. Hiệu lực hợp đồng và hiệu lực đối kháng

Có hai loại hiệu lực khác nhau đối với các hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo đảm nói riêng, đó là hiệu
lực đối với các bên giao kết hợp đồng và hiệu lực đối với người thứ ba, hay còn gọi là hiệu lực đối kháng
với người thứ ba.

Tuy nhiên, hệ thốhg pháp luật về biện pháp bảo đảm trước đây rất phức tạp, mâu thuẫn, nhầm lẫn,
nhập nhằng, dẫn đến nhiều trường hợp không phân biệt được ý nghĩa pháp lý hoàn toàn khác biệt giữa
hai thời điểm có hiệu lực khác nhau.

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Tương tự, hợp đồng cầm cố,
thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy
định khác, như quy định việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp
luật có quy định.
Đồng thời Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định, biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với
người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản
bảo đảm. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm
được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán. Đây là một quy định mới của Bộ luật
Dân sự năm 2015 nhằm bảo đảm tốt hơn quyền lợi của bên nhận bảo đảm.

Cụ thể, cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ
tài sản cầm cố. Trường hợp cầm cố bất động sản và thế chấp tài sản thì việc cầm cố, thế chấp có hiệu lực
đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Những quy định trên đã rõ ràng và hợp lý hơn so với thời kỳ áp dụng quy định của hai Bộ luật Dân sự
năm 1995 và năm 2005. Đồng thời, qua các quy định trên, có thể rút ra một số vấn đề pháp lý như sau:

Thứ nhất, cần phân biệt hai loại hiệu lực khác nhau của hợp đồng, là hiệu lực giữa các bên tham gia giao
kết hợp đồng và hiệu lực đốĩ kháng với người thứ ba (có hiệu lực đối với người thứ ba). Điều này có
nghĩa là, nếu không có người thứ ba tranh chấp về việc nhận tài sản bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm vẫn
được quyền xử lý tài sản, mà không phụ thuộc vào việc có hay không hiệu lực đối kháng với người thứ
ba;

Thứ hai, về nguyên tắc, khi hợp đồng thế chấp đã được ký thì đã có hiệu lực vổi các bên, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Còn hiệu lực đôi kháng với người thứ ba xuất hiện
từ khi hợp đồng được đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên các trường hợp dưới đây, thì hai loại hiệu
lực của hợp đồng bảo đảm và hiệu lực đối kháng với người thứ ba lại trùng nhau;

Thứ ba, việc thế chấp tàu bay “có hiệu lực từ thời điểm được cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng bạ tàu
bay Việt Nam” theo quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;

Thứ tư, việc thế chấp quyền sử dụng đất “có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính” theo quy
định của Luật đất đai;

Thứ năm, việc thế chấp nhà ở thì thồi điểm “có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng
thực hợp đồng” theo quy định tại Luật Nhà ở;

Thứ sáu, “việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt
Nam” theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

Một loạt quy định trên vân tiếp tục gây ra tình trạng bất cập nhiều năm nay. Đó là, dù chỉ có một ngưòi
duy nhất nhận thế chấp nhà đất nhưng nếu không đăng ký thế chấp, thì cũng vẫn không được công nhận
giá trị của giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp này, người đã tự nguyện cam kết đưa tài sản vào thế
chấp, thậm chí đã công chứng hợp đồng thế chấp lại vẫn được giải phóng khỏi nghĩa vụ bảo đảm, vẫn có
thể mang tài sản đó đi bán, trao đổi, tặng cho, định đoạt, vì theo các quy định trên thì hợp đồng thế
chấp lại chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp.

Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm nói chung và hợp đồng thế chấp nói riêng đối vỡi người thứ
ba kể từ khi đăng ký thế chấp. Còn thời điểm cụ thể có hiệu lực của việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất là từ thời điểm Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào sổ địa
chính hoặc kể từ thời điểm đã ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình
thành trong tương lai (đối với Văn phòng dâng ký đất đai chưa sử dụng Sổ địa chính điện tử). 
Thời điểm có hiệu lực

TT Tài sản thế châ'p Ghỉ chú


Của hợp đổng thế Đốì kháng với
chấp người thứ ba

Đăng ký vào sổ. Đăng ký vào Sổ địa


1 Quyền sử dụng đất Cùng một thời điểm
địa chính chính

Công chứng hoặc Đăng ký vào sổ địa


2 Nhà ở Khác thời điểm
chứng thực chính

Công trình xây dựng


Đăng ký vào sổ địa
3 khác, vườn cây lâu Ký kết Khác thời điểm
chính
nám, rừng

Ghi vào Sổ đăng Ghi vào Sổ đăng bạ


4 Tàu bay Cùng một thời điểm
bạ tàu bay tàu bay

Ghi vào Sổ đăng Ghi vào Sổ đăng ký


5 Tàu biển Cùng một thời điểm
ký tàu biển tàu biển

Ký kết, trừ có
Nhập vào Cơ sở dữ
thỏa thuận hoặc
6 Tài sản khác liệu về giao dịch Khác thời điểm
luật có quy định
bảo đảm
khác

Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo đảm, có thể một trong các bên bảo đảm hoặc nhận bảo đảm
(bên nhận cầm cố, thế chấp, đặt cọc, đặt cược, ký quỹ, bảo lãnh) bị thay đổi, thậm chí không còn nữa.
Vậy, khi đó thì ai sẽ phải tiếp tục chịu trách nhiệm về nghĩa vụ bảo đảm? Đó chính là một loại rủi ro trong
giao dịch bảo đảm, tuy nhiên vấn đề này cũng tương tự như đối với các hợp đồng nói chung. Việc thay
đổi một hoặc các bên tham gia giao dịch bảo đảm không làm thay đổi thời điểm giao dịch bảo đảm có
giá trị pháp lý đối với người thứ ba.

Cá nhân cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để bảo đảm nghĩa vụ dân sự cho người khác, nếu chết thì những
người hưỏng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại
(tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Pháp nhân là bên cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nếu do chĩa, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình
thức pháp nhân (tổ chức lại pháp nhân) mà dẫn đến việc chấm dứt hoạt động thì luôn có ít nhất 1 pháp
nhân kế thừa trách nhiệm. Tuy nhiên, rất cần có sự thỏa thuận, cam kết rõ ràng trước và sau khi cải tổ
pháp nhân để bảo đảm sự chắc chắn và thuận lợi hơn trong quá trình xử lý nghĩa vụ trả nợ.

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định, trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại thì thực
hiện như sau:
Thứ nhất, bên bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại thông báo cho bên nhận bảo đảm về việc tổ chức
lại pháp nhân trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi;

Thứ hai, các bên thỏa thuận về việc kế thừa, thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm và giao dịch bảo đảm
trong quá trình tổ chức lại pháp nhân; nếu không thỏa thuận được thì bên nhận bảo đảm có thể yêu cầu
bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn; nếu không yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn
thì giải quyết như sau:

(1) Trong trường hợp chia pháp nhân thì các pháp nhân mới phải liên đới thực hiện giao dịch bảo đảm;

(2) Trong trường hợp tách pháp nhân thì pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách phải liên đới thực
hiện giao dịch bảo đảm;

(3) Trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân hợp nhất, pháp nhân sáp nhập phải thực hiện
giao dịch bảo đảm;

(4) Trong trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp, chuyển đổi công ty nhà nước thì doanh nghiệp được
chuyển đổi phải thực hiện giao dịch bảo đảm.

Thứ ba, đối với giao dịch bảo đảm được ký kết trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi
pháp nhân, mà vẫn còn hiệu lực thì các bên không phải ký kết lại giao dịch bảo đảm đó khi tổ chức lại
pháp nhân.

Đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì pháp nhân mới xuất trình văn bản của cơ quan có thẩm quyền
về việc tổ chức lại pháp nhân để thực hiện đăng ký thay đổi theo quy định của pháp luật.

Riêng trường hợp chấm dứt tồn tại hoàn toàn pháp nhân bằng việc giải thể hoặc phá sản pháp nhân thì
không có pháp nhân nào chịu trách nhiệm kế thừa pháp nhân bị giải thể, phá sản. Tuy nhiên, về nguyên
tắc pháp nhân giải thể phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, trong đó có
nghĩa vụ bảo đảm. Và pháp nhân là bên bảo đảm, nếu bị phá sản thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý để
trả nợ bên nhận bảo đảm.

Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị khác phụ thuộc pháp nhân chia, tách, hợp nhất,
sáp nhập, giải thể hay chấm dứt hoạt động thì trách nhiệm vẫn hoàn toàn thuộc về pháp nhân.

23.Phân tích các đặc điểm pháp lý của hợp đồng dịch vụ?

1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ

Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên
khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử
dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

Hợp đồng dịch vụ trong dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện
công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Theo đó, ta có thể rút ra cách hiểu về hợp đồng dịch vụ trong thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên sử dụng dịch vụ (khách hàng), còn
bên sử dụng dịch vụ phải thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ trong thương mại là
hình thức pháp lý của quan hệ cung ứng dịch vụ trong thương mại, nó gắn liền với hoạt động thương
mai là hoạt động cung ứng dịch vụ.
 2. Đặc điểm pháp lí của hợp đồng dịch vụ

- Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí nhất định và giao kết quả cho bên thuê dịch vụ.

- Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù

Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện
công việc và mang lại kết quả như đã thoả thuận.

- Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ

Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê
dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.

24.Phân tích các đặc điểm pháp lý của hợp đồng vận chuyển?

Khái niệm

Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định
theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước
phí vận chuyển.

Trong hợp đồng vận chuyển tài sản, các bên phải thỏa thuận rõ về số lượng hàng hóa, địa điểm nhận
hàng và giao hàng, thời gian vận chuyển. Cước phí vận chuyển do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật
quy định. Nếu hợp đồng vận chuyển do các cá nhân thực hiện thì cước phí vận chuyển do thỏa thuận

Đặc điểm pháp lý

Hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng song vụ: Bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển đều có các
quyền và nghĩa vụ tương ứng đối nhau

Hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng đền bù: Vận chuyển hàng hóa là dịch vụ phổ biến. Phương
tiện vận chuyển đa dạng như máy bay, tàu hỏa, ô tô, xe máy. Trong hợp đồng vận chuyển, giá cước
vận chuyển là lợi ích bên vận chuyển hướng tới để chi phí cho việc vận chuyển và tích lũy vốn.

Hợp đồng vận chuyển tài sản là một loại dịch vụ: Trong cơ chế thị trường, sản xuất hàng hóa và lưu
thông hàng hóa là hai hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có chức
năng riêng và chúng hỗ trợ cho nhau. Vì vậy thị trường hình thành các loại dịch vụ phục vụ cho sản
xuất kinh doanh, trong đó có dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng
không làm tăng thêm khối lượng và không làm thay đổi tính chất của tài sản được vận chuyển mà là
hợp đồng chuyển dịch tài sản từ địa điểm này sang địa điểm kia.

25.Phân tích các đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công?

Khái niệm hợp đồng gia công

Căn cứ theo Điều 542 BLDS 2015 thì Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên nhận
gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu.
2. Đặc điểm pháp lí của hợp đồng gia công

- Hợp đồng gia công là hợp đồng song vụ

Bên gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công phải chuyển cho mình vật liệu đạt tiêu chuẩn về chất
lượng, chủng loại, tính đồng bộ và số lượng cùng vật mẫu, bản vẽ để chế tạo. Bên gia công yêu cầu bên
đặt gia công nhận tài sản mới do chính mình tạo ra và trả tiền công như đã thoả thuận.

- Hợp đồng gia công là hợp đồng có đền bù

Khoản tiền mà bên thuê gia công phải ttả cho bên gia công là khoản đền bù. Khoản đền bù này là tiền
công do các bên thoả thuận trong hợp đồng gia công.

- Hợp đồng gia công có kết quả được vật thể hoá. Vật được xác định trước theo mẫu, theo một tiêu
chuẩn do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định trước. Vật mẫu hay tiêu chuẩn của vật gia công
chỉ được hiện thực hoá (vật chất hoá hay trở thành hàng hoá) sau khi bên nhận gia công đã hoàn thành
công việc gia công. Hợp đồng gia công còn có đặc điểm của hợp đồng mua bán, nếu nguyên vật liệu của
bên gia công thì bên đặt gia công phải trả tĩền mua nguyên vật liệu và tiền gia công hàng hoá từ số
lượng. Chất lượng của nguyên vật liệu được tạo ra thành phẩm là kết quả của hành vi gia công.

You might also like