Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA TÀI CHÍNH CÔNG


QUYỀN TỰ DO KINH DOANH

MÔN : LUẬT KINH DOANH


Giảng viên hướng dẫn : GV Dương Mỹ An

Mã lớp học phần : 21C1LAW51100111

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bảo Tú

Lớp : DH47FB002

MSSV : 31201021530

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2021

1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................4
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH..........................................5
I. Khái niệm, cơ sở pháp lý và nội dung của Quyền tự do kinh doanh................................5
1. Khái niệm của Quyền tự do kinh doanh........................................................................5
2. Cơ sở pháp lý................................................................................................................5
II. Nội dung Quyền tự do kinh doanh....................................................................................6
1. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp............................................................................7
2. Quyền lựa chọn ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh, mô hình kinh doanh, hình thức tổ
chức kinh tế..........................................................................................................................8
3. Quyền lựa chọn ngành, nghề kinh doanh......................................................................8
4. Quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh...................................................................8
5. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế...........................................................9
6. Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách huy động vốn...................................................9
7. Quyền tự do hợp đồng...................................................................................................9
7.1.Quyền được tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng.............................................10
7.2.Quyền được tự do thỏa thuận nội dung giao kết hợp đồng.......................................10
7.3.Quyền được tự do thỏa thuận các điều kiện đảm bảo để thực hiện hợp đồng:.........10
8. Quyền tự quyết định các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh:........10
9 Quyền tổ chức lại, rút lui khỏi thị trường........................................................................11
PHẦN 2: MINH HỌA BẰNG VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT VÀ QUYỀN TỰ
DO KINH DOANH...................................................................................................................12
A, TÓM TẮT VỤ VIỆC........................................................................................................12
B, PHÂN TÍCH, GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC............................................................................14
Kết luận:.............................................................................................................................18
Thông tin thêm:..................................................................................................................18
PHẦN 3: NHẬN XÉT CỦA TÁC GIẢ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÁP LÝ...................................20
A, Nhận xét:...........................................................................................................................20
B, Kiến nghị:..........................................................................................................................21
KẾT LUẬN CHUNG:...............................................................................................................22
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................................23

2
PHẦN MỞ ĐẦU
Nền kinh tế luôn song hành cùng hoạt động kinh doanh. Hiện nay, trong nền kinh tế
hội nhập và phát triển, hoạt động kinh doanh đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy
nền kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó, “Quyền tự do kinh doanh cũng đóng một vai trò rất
quan trọng, đây cũng là biểu hiện của một chế độ tự do, bình đẳng kèm theo đó là sự
văn minh, tiến bộ xã hội. Và chính một xã hội phát triển, tiến bộ, và văn minh luôn
hướng con người đến sự tự do, để khám phá, tìm thấy những khả năng tìm ẩn của
mình, từ đó bản thân có thể phát triển toàn diện năng lực của bản thân để hướng đến
một cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn bao giờ hết. Và Quyền tự do kinh doanh chính là
một trong những sự tự do đó, , là sự dân chủ đó, là thứ ‘giải phóng con người’. Tôn
trọng Quyền tự do kinh doanh là tôn trọng quyền con người, quyền dân chủ vốn có của
mỗi cá nhân. Bởi, bản chất của Nhà nước ta chính là ‘Nhà nước của dân, do dân và vì
dân’.
Theo năm tháng, những quy định của pháp luật liên quan đến Quyền tự do kinh doanh
đã được bổ sung, hoàn thiện theo hướng tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập,
chưa phát huy hết vai trò của những quy định này kèm theo đó là những sự thiếu hiểu
biết về luật pháp cũng như một số lí do chủ quan khiến những quy định liên quan đến
Quyền tự do kinh doanh còn bị hạn chế.”
Vì những lí do trên, việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về Quyền tự do
kinh doanh có ý nghĩa và cấp thiết.

3
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH
I. Khái niệm, cơ sở pháp lý và nội dung của Quyền tự do kinh doanh
1. Khái niệm của Quyền tự do kinh doanh
“Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các quyền cơ bản
của công dân”. trước hết chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về quyền con người và
quyền công dân nói chung dưới góc độ lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử xã hội loài người
đều gắn liền với đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. Đây là phương thức cách
mạng và đấu tranh giải phóng con người, giúp con người chúng ta có thể tự do trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả lĩnh vực kinh doanh.
Trước hết, chúng ta có thể hiểu quyền tự do kinh doanh được hiểu là khả năng
của cá nhân trong việc tổ chức, “hoạt động một cách có ý thức trong quá trình tổ chức
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở phương diện này, quyền tự do được hiểu là
bao gồm một số hành vi mà các chủ thể có thể thực hiện như tự do đầu tư vốn để thành
lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh, tự do cạnh
tranh...Những hành vi này là thuộc tính tự nhiên của chủ thể và những hành vi, những
khả năng xử sự của doanh nghiệp đã được Nhà nước thể chế hóa bằng pháp luật và khi
đó mới trở thành "thực quyền". Vì vậy, quyền của chủ thề trong quá trình tự do kinh
doanh cũng có những hạn chế hay giới hạn nhất định, những giới hạn này xuất hiện do
khả năng nắm bắt và thực hiện của con người,” mức độ ghi nhận của pháp luật, và cả
những yếu tố như trình độ phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Mặt khác, “dưới góc độ
khách quan thì quyền tự do kinh doanh là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực hiện được trên thực tế
quyền được tự do kinh doanh của mình”. Về khía cạnh này, “quyền tự do kinh doanh
chính là một chế định pháp luật”. Như vậy, dưới góc độ khách quan hoặc xem xét dưới
góc độ một chế định pháp luật thì quyền tự do kinh doanh là hệ thống các quy phạm
pháp luật và những bảo đảm về mặt pháp lý do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện
cho các tổ chức hay cá nhân thực hiện quyền được tự do kinh doanh.”

2. Cơ sở pháp lý
4
• Khái niệm về "kinh doanh" theo “Luật Doanh nghiệp 2005 (khoản 2 Điều 4) và Luật
Doanh nghiệp 2014 (khoản 16, Điều 4) : "Kinh doanh là việc thực hiện một, một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi" (được luật hóa về kế thừa từ
khoản 2, Điều 3, Luật Công ty 1990).
•Tại điều 57 của Hiến pháp 19922, bản Hiến pháp đầu tiên của thời kỳ Đổi mới và mở
cửa, đã khẳng định quyền tự do kinh doanh của công dân một cách chặt chẽ: "Công
dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật". Đây cũng chính là lần đầu
tiên ghi nhận một quyền công dân so các bản hiến pháp trước (Hiến pháp 1946, Hiến
pháp 1959, Hiến pháp 1980). Và với Hiến pháp 1992, đây cũng là lần đầu tiên quyền tự
do kinh doanh trở thành một quyền được hiến pháp quốc gia ghi nhận và bảo vệ ở Việt
Nam. Và trong Hiến pháp 2013 ở một vị trí trang trọng hơn, quyền này tiếp tục được
ghi nhận, với một phạm vi được rộng mở hơn: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh
trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm" (Điều 33). Chúng ta nhận thấy rằng,
theo Hiến pháp 2013, quyền tự do được coi là quyền của tất cả mọi người, chứ không
phải chỉ riêng công dân Việt Nam như tại Điều 57, Hiến pháp 1992. Như vậy, Quyền
tự do kinh doanh đã có một bước tiến mới, cởi mở hơn, với hai ý quan trọng, đó là: mọi
người có quyền tự do kinh doanh; và những gì luật cấm là giới hạn của quyền tự do
kinh doanh.
Như vậy, có thể nói, theo năm tháng, những văn bản quy phạm pháp luật đã có những
thay đổi gần như là hoàn toàn về những quy định về quyền tự do kinh doanh. Chủ thể
thực hiện quyền tự do kinh doanh hay phạm vi quyền tự do kinh đã được mở rộng một
cách đáng kể, tạo nên nền tảng hay cơ sở pháp lý giúp cho các chủ thể giải phóng năng
lực đầu tư cũng như kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, còn tạo nên một môi trường,
điều kiện thuận lợi nhất có thể để mọi người được tự do kinh doanh, làm giàu một cách
chính đáng theo quy định của pháp luật Việt Nam, từ đó góp phần tạo động lực phát
triển một đất nước vững mạnh về lĩnh vực kinh tế cũng như là lĩnh vực xã hội.”

II. Nội dung Quyền tự do kinh doanh

5
"Tự do" luôn đi kèm với quyền và nghĩa vụ và bên cạnh đó, cũng như các quyền khác,
với tính chất đặc biệt quan trọng và toàn diện, “những quy định của pháp luật có liên
quan đến quyền tự do kinh doanh đều có nội dung rất cụ thể. Chính vì thế nội dung của
quyền này không bất biến mà luôn có sự bổ sung, theo hướng ngày càng phát triển, đầy
đủ và toàn diện hơn do sự hoàn thiện và phát triển không ngừng của các điều kiện kinh
tế, xã hội, chính trị của đất nước ta. Tuy nhiên, nếu xét về cơ bản thì nội dung của
quyền tự do kinh doanh thường bao gồm một số yếu tố có tính bền vững, bao gồm 6
nội dung cơ bản:
• Quyền tự do thành lập doanh nghiệp
• Quyền lựa chọn ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh, mô hình kinh doanh, hình thức tổ
chức kinh tế”
• Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách huy động vốn
• Quyền tự do hợp đồng
• Quyền tự quyết định các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực sản xuất,kinh doanh
• Quyền tổ chức lại, rút lui khỏi thị trường

1. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp


“Quyền tự do thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh là nội dung cốt lõi của
quyền tự do kinh doanh, có thể nói là điều kiện tiên quyết để thực hiên các quyền khác
thuộc quyền tự do kinh doanh bởi nếu xét về nguyên tắc thì, hoạt động kinh doanh chỉ
có thể diễn ra khi các chủ thể kinh doanh bắt đầu tiến hành với tính chất nghề nghiệp.
Để thực hiện quyền tự do kinh doanh, các nhà đầu tư trước hết phải xác lập tư cách
pháp lý cho chủ thể kinh doanh, và thông qua chính tư cách pháp lý đó để tiến hành các
hoạt động kinh doanh của mình. Với quyền tự do thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu
tư (chủ sở hữu tư liệu sản xuất) có khả năng quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh
và lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phù hợp để tiến hành hoạt động kinh doanh đạt
hiệu quả cao.”
Hiện nay, theo Khoản 1, Điều 18, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định quyền tham gia,
thành lập doanh nghiệp của cá nhân tổ chức: “tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và
quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam” “theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 trừ 6
6
trường hợp. Những trường hợp có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp cũng được
quy định tại Điều 39 Luật phòng chống tham nhũng 2018 . Như vậy, ngoại trừ 6 trường
hợp được quy định rõ ràng tại Điều 39, Luật phòng chống tham nhũng 2018, trừ 6
trường hợp kể trên thì mọi cá nhân, tổ chức trên đều có quyền thành lập, quản lý, tổ
chức hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam.”
‫ ﮮ‬Chúng ta nhận thấy rằng, các quy định pháp luật đã tạo một nền tảng cơ sở vững
chắc và cần thiết về mặt pháp lý “cho những đối tượng có quyền thành lập và góp vốn
vào doanh nghiệp nhằm huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh”
một cách tối đa và tối ưu. Để từ đó, các hoạt động kinh doanh, với nhiều loại ngành
nghề kinh doanh, nhiều quy mô, mô hình tổ chức kinh doanh để các nhà đầu tư có thể
lựa chọn; và bên cạnh đó, còn giúp các thủ tục đăng ký kinh doanh hay thành lập doanh
nghiệp được đơn giản hóa.

2. Quyền lựa chọn ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh, mô hình kinh
doanh, hình thức tổ chức kinh tế
Chúng ta biết rõ rằng việc thành lập doanh nghiệp là sự khai sinh ra một chủ thể kinh
doanh. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp cũng đi kèm với Quyền lựa chọn ngành,
nghề, lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, “tự do” luôn phải đáp ứng yêu cầu của quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp. Ngoài Hiến pháp 1992, Bộ luật Dân sự 2015, những
nội dung về quyền được lựa chọn ngành, nghề hay lĩnh vực kinh doanh cũng được ghi
nhận chủ yếu tại Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể
như:

3. Quyền lựa chọn ngành, nghề kinh doanh


Người thành lập doanh nghiệp chỉ được đăng ký tổ chức hoạt động kinh doanh trong
các lĩnh vực, ngành nghề mà không thuộc phạm vi cấm của Nhà nước, dựa theo quy
định của Nghị định 139/2007/ND-CP, những ngành nghề cấm bao gồm các ngành như
kinh doanh chất ma túy các loại, kinh doanh các loại pháo, văn hóa đồi trụy...

4. Quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh

7
Chủ đầu tư được tự do quyết định mức vốn mình sẽ đầu tư, tuy nhiên việc tự do ấy phải
đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu kinh doanh trong một số ngành nghề
nhất định như: dịch vụ bảo vệ, dịch vụ tài chính, kinh doanh vàng,...

5. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế

Phụ thuộc vào số lượng nhà đầu tư cũng như là phương thức và cách thức huy động
nguồn vốn đầu tư mà các nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định phù hợp về việc
lựa chọn một trong những loại hình tổ chức kinh tế đối với doanh nghiệp của mình.
Các loại hình kinh tế mà các chủ đầu tư có thể lựa chọn bao gồm “từ đơn giản (hộ kinh
doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh) cho đến phức tạp (công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần).”

6. Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách huy động vốn


Vốn cũng là một phần thiết yếu trong những hoạt động kinh doanh, quyền tự do lựa
chọn hình thức, cách huy động vốn chính là việc chủ đầu tư quyết định tăng vốn vay
hoặc tăng vốn điều lệ; và quyết định cách thức tăng vốn vay thông qua hợp đồng hay
thông qua việc phát hành trái phiếu.

7. Quyền tự do hợp đồng


Mọi người thường ví von rằng pháp luật hợp đồng chính là "chất dầu" bôi trơn để nền
kinh tế có thể vận hành một cách tốt nhất. Nền kinh tế thiếu đi luật hợp đồng, như mất
đi cánh tay phải đắc lực. Luật hợp đồng là luật cung cấp cơ chế giải quyết những tình
huống tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh, trao đổi mua bán cũng như
là để chứng minh cam kết của xã hội trong việc đảm bảo quyền tự do và quyền tự quyết
của cá nhân. Chính vì vậy, tự do kinh doanh nhất thiết phải đi kèm với hợp đồng.
Trong chúng ta, không một ai chắc chắn rằng, việc kinh doanh của chúng ta lúc nào
cũng hoạt động theo cách chúng ta muốn, theo một cách suôn sẻ nhất có thể. Tất cả
mọi việc đều có những rủi ro nhất định, và hợp đồng là một trong những cơ sở để giải
quyết một số vấn đề có thể xảy ra. Quyền tự do hợp đồng bao gồm một số khía cạnh cơ
bản sau:

8
7.1.Quyền được tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng
"Tự do" trong chính "tự do". “Hệ thống pháp luật hiện hành cũng không quy định, chỉ
rõ cá nhân nào, thương nhân nào, người sử dụng lao động hay người lao động nào được
quyền giao kết, kí kết hợp đồng với nhau. Đây chính là sự thể hiện tôn trọng quyền
được lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng.” Cụ thể như pháp luật dân sự, thương mại và
lao động chỉ quy định các điều kiến để được quyền giao kết hợp đồng.

7.2.Quyền được tự do thỏa thuận nội dung giao kết hợp đồng
Có lẽ đây chính là nội dung cơ bản nhất trong Quyền tự do giao kết hợp đồng, bởi việc
các thỏa thuận nội dung giao kết hợp đồng tác động trực tiếp đến lợi ích của các bên
tham gia vào hoạt động kinh doanh.

7.3.Quyền được tự do thỏa thuận các điều kiện đảm bảo để thực hiện hợp
đồng:
Pháp luật dân sự đã quy định rõ để đảm bảo quyền tự do thỏa thuận các điều kiện đảm
bảo để thực hiện hợp đồng bằng một số quy định cụ thể trong BLDS 2015 như:
• Về biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 318 đến Điều 325)
• Về cầm cố tài sản (Điều 326 đến Điều 341)
• Về hợp đồng thế chấp (Điều 342 đến Điều 357)
• Về đặt cọc (Điều 358)
• Về ký cược (Điều 359)
• Về ký quỹ (Điều 360)
• Về bảo lãnh (Điều 361 đến 371)
• Về tín chấp (Điều 372, Điều 373).

8. Quyền tự quyết định các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh:
Trong hoạt động thương mại, các bên vừa hợp tác đồng thời vừa cạnh tranh nhau để
đạt được nhũng mục đích đề ra vì vậy việc phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng trong
quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên là điều tất yếu. Trong quá trình xảy

9
ra tranh chấp kinh doanh, các chủ thể kinh doanh có quyền tự do quyết định các hình
thức giải quyết các tranh chấp kinh doanh bằng thương lượng, hòa giải, tòa án hay
trọng tài tùy vào tình hình, ưu, nhược điểm của các phương pháp trên mà có các chủ
thể có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

9 Quyền tổ chức lại, rút lui khỏi thị trường


Việc tổ chức hoạt động kinh doanh không lúc nào cũng suôn sẻ và ngay trong bối cảnh
của nền kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế của nước nhà đang gặp một số khó khăn
nhất định, đặc biệt quan trọng hơn hết chính là trong khoảng thời gian cả nước gồng
mình chống chọi với dịch bệnh COVID 19. Dịch bệnh và một số yếu tố khác tác động
đến các doanh nghiệp một cách đáng kể. Cùng với việc đơn giản hóa các thủ tục thành
lập doanh nghiệp, thì bên cạnh đó chúng ta cũng nên đặt mối quan tâm lên việc đơn
giản hóa thủ tục rút lui khỏi thị trường một cách đúng mức. Việc đơn giản hóa các thủ
tục liên quan đến quyền tổ chức lại, rút lui khỏi thị trường cũng khắc phục được một số
vấn đề đã và đang tồn đọng trong nền kinh tế hiện nay: với những khó khan hiện các
doanh nghiệp đang gặp phải, rất nhiều doanh nghiệp nộp đơn xin được rút lui khỏi thị
trường, hoặc là các doanh nghiệp đã không được xóa khỏi dữ liệu về doanh nghiệp khi
đã phá sản,.. Đồng thời, với việc đơn giản hóa thủ tục rút lui khỏi thị trường cũng góp
phần làm “sạch” dữ liệu doanh nghiệp.
Đây cũng là một quyền đóng vai trò khá quan trong trong quyền tự do kinh doanh, tạo
thuận lợi một cách tối đa cho doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình thành lập, hoạt
động, rút lui. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2020 đã đề cập một số quy định về việc giải
thể, rút lui khỏi thị trường như:
“ • Điều 207: Về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
• Điều 208: Về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
• Điều 209: Về việc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án
• Điều 210: Về hồ sơ giải thể doanh nghiệp
• Điều 211: Về các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể

10
• Điều 212: Về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
• Điều 213: Về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm
kinh doanh
• Điều 214: Về việc phá sản doanh nghiệp”

PHẦN 2: MINH HỌA BẰNG VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT
VÀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH
VẤN ĐỀ BÀN LUẬN: VẤN ĐỀ TRONG NHẬN THỨC VÀ VIỆC XỬ LÍ
NÓNG VỘI DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT
A, TÓM TẮT VỤ VIỆC
Ngày 8/8/2015, quán cà phê Xin chào khai trương, chủ hộ kinh doanh là ông Nguyễn
Văn Tấn, 50 tuổi, ngụ tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc ở dối diện
trụ sở mới của Công an huyện Bình Chánh, kinh doanh ăn uống (ăn sáng, ăn trưa) và
cà phê.
Vào thời điểm này, ông đã có làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
và được hẹn trả kết quả vào ngày 19-8-2015.
Trong khoảng thời gian chờ đợi kết quả hồ sơ (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)
thì vào sáng ngày 13/8/2015, quán của ông bị lập biên bản với lỗi vi phạm: “Hoạt động
kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” khi Công an huyện
Bình Chánh kiểm tra hành chính. Và sau đó ông Tấn được công an huyện Bình Chánh
mời tới trụ sở làm việc, lúc này ông Tấn đã xuất trình giấy hẹn trả kết quả hồ sơ đăng
ký kinh doanh và các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm vào
ngày 19/8.
Tuy nhiên vào ngày 17-8, ông tiếp tục “bị công an huyện Bình Chánh mời đến trụ sở
làm việc, lần này ông Tấn bị lập biên bản với 5 hành vi vi phạm hành chính trong đó có
hành vi: Hoạt động kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

11
Biên bản được lập không phải do hai người kiểm tra trực tiếp tại quán vào ngày 13/9
mà do ông Nguyễn Hoàng Tuấn (đội phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản
lý kinh tế và chức vụ Công an H.Bình Chánh) và ông Nguyễn Trí Tiến (cán bộ) lập
biên bản vi phạm hành chính. Ngay sau đó, ngày 18-8, ông Tấn bị xử phajtvi phạm
hành chính về 5 hành vi trên tổng cộng 17 triệu đồng bởi quyết định của đại tá Nguyễn
Văn Quý - Trưởng Công an H.Bình Chánh.”
Ông Tấn đã đi đóng phạt. Ngày 19-8, ông được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh ngành nghề bán ăn uống, cà phê, nước giải khát… Đến ngày 22-8, ông và các
nhân viên làm việc trong quán đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực
phẩm.
“Ngày 4-9, ông Tấn đã hoàn tất hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm, bộ phận tiếp nhận của UBND H.Bình Chánh hẹn trả kết quả
vào ngày 29-9. Ông Tấn cũng đã ngừng bán đồ ăn và chỉ bán các loại thức uống như
cà phê và nước uống đóng chai.
Ngày 10-9, Công an H.Bình Chánh một lần nữa lại kiểm tra hành chính quán của ông
và lập biên bản các lỗi sử dụng khu vực chế biến có côn trùng độc hại, gây hại, sử dụng
nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm.”
"Dựa trên biên bản vi phạm hành chính được lập như trên vào ngày 19-8, ngày 25-8,
đại tá Nguyễn Văn Quý - trưởng Công an, thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công
an H.Bình Chánh ký quyết định khởi tố bị can với tôi", ông Tấn cho biết.
Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Bình Chánh đã phê chuẩn quyết định này.
“Trong quá trình điều tra, Phòng Kinh tế H.Bình Chánh có văn bản gửi cơ quan điều
tra khẳng định: Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Tấn hoạt động kinh doanh ăn uống là đúng
với ngành nghề đã đăng ký, không vi phạm vào hành vi kinh doanh sai ngành nghề đã
đăng ký kinh doanh.” “
“Trường hợp, hộ kinh doanh không thực hiện đúng quy định về đảm bảo an toàn thực
phẩm thì sẽ bị xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm theo quy định.

12
Ngày 11-3-2016, Viện KSND H.Bình Chánh ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn
Văn Tấn về hành vi Kinh doanh trái phép.”

B, PHÂN TÍCH, GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC


 Câu hỏi đặt ra: Ông Tấn bị xử phải 17 triệu, đúng hay sai?
Đầu tiên, ta phải hiểu giấy phép kinh doanh là gì? Ông Tấn có những trách nhiệm,
nghĩa vụ gì khi kinh doanh để thực hiện pháp luật của một công dân?
Theo quy định của Luật DN 2014:
Định nghĩa về giấy phép kinh doanh:” Là giấy cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động
kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện được đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật hiện hành.”
Theo quy định tại Điều 7 Luật Thương mại 2005 thì nghĩa vụ đăng ký kinh doanh
của thương nhân được quy định cụ thể như sau:
“Thương nhân có “nghĩa vụ” đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thương nhân bao gồm cả cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên và có đăng ký kinh doanh.”
Ông Tấn có trách nhiệm phải đi đăng kí kinh doanh từ trước khi khai trương quán, và
có giấy phép kinh doanh khi thực hiện bán quán.
Vì vậy:
Ông Tấn đăng kí giấy phép kinh doanh chậm hơn 5 ngày so với ngày khai trương, và
chậm hơn 11 ngày so với ngày có giấy cấp phép. Và bị công an huyện lập biên bản, căn
cứ theo điều 159 của bộ luật hình sự năm 1999:
“1.  Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với
nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp
luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến
hai năm:”
Ông Tấn đã vi phạm điều luật này, và bị xử phạt hành chính.

13
 Việc ông Tấn bị phạt 17 triệu đồng, có đúng luật đã quy định không?
Ông Tấn kinh doanh bán cà phê, ăn sáng, cơm trưa văn phòng, thì cần phải đảm bảo
VSATTP, và có giấy chứng nhận VSATTP theo quy định. Vì chưa có nên ngày 17-8
Công An đã xử phạt và lập biên bản thêm 4 hành vi khác, (theo Nghị định
178/2013/NĐ/CP) :
“1. ‘Vi phạm quy định về tiêu chuẩn sức khỏe trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm,
phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa
đựng thực phẩm’
2. “Việc sử dụng khu vực chế biến, bảo quản không đảm bảo vệ sinh là : ‘Vi phạm quy
định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc
loại hình cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm
chín’
3. ‘Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm’
4. ‘Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu về quá trình sản
xuất, kinh doanh thực phẩm’.” - Trích từ nguồn báo vietnamnet
 Vì vậy, việc Trưởng công an huyện Bình Chánh- đại tá Nguyễn Văn Quý ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt tổng cộng 17 triệu đồng với 5 hành
vi trên. Là có thể phạt ông Tấn.
Nhưng sau đó :
“Tuy nhiên ngày 10-9, Công an H.Bình Chánh tiếp tục kiểm tra hành chính quán của
ông, lập biên bản các lỗi sử dụng khu vực chế biến có côn trùng độc hại, gây hại, sử
dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm.
‘Dựa trên biên bản vi phạm hành chính được lập như trên vào ngày 19-8, ngày 25-8,
đại tá Nguyễn Văn Quý - trưởng Công an, thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công
an H.Bình Chánh ký quyết định khởi tố bị can với tôi’, ông Tấn cho biết.”
– Theo Báo Tuổi trẻ.

14
Về những đối tượng bắt buộc phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực
phẩm được quy định tại Chương V Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Bao gồm:
“Những cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, mang tính thủ công;
 Cơ sở Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
 Cơ sở Sơ chế nhỏ lẻ;
 Cơ sở Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
 Cơ sở Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, có nguồn gốc xuất xứ;
 Cơ sở Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
 Nhà hàng trong khách sạn – phục vụ cho khách sạn;
 Các Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
 Những hình thức Kinh doanh thức ăn đường phố;
Những Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt
(GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu
chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm
(FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.”
Và được biết là vào vào ngày 4/9/2016 thì việc hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở
kinh doanh của ông Nguyễn Văn Tấn đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Và
sau đó, vào ngày 29/9 nhằm mục đích để an toàn, chủ tiệm cà phê này đã tạm dừng
kinh doanh buôn bán đồ ăn và chỉ bán các loại nước uống đóng chai và cà phê.
Thì theo Chương V Nghị định 15/2018/NĐ-CP, quán của ông Tấn chỉ bán cà phê và
nước uống đóng chai thì thuộc vào hạng mục:
- Cơ sở Sơ chế nhỏ lẻ
- Cơ sở Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, có nguồn gốc xuất xứ
Hơn nữa, theo Báo Tuổi trẻ: “Luật sư Hà Hải - Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng: ‘Cơ
quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Tấn về hành vi
kinh doanh trái phép là khá vội vàng, không hợp tình và không tuân thủ đầy đủ quy
định pháp luật’.”

15
Bởi lẽ, theo  điều 31.1, 34.4 của Nghị định 178/2013/NĐ-CP (Quy định xử phạt vi
phạm hành chính về an toàn thực phẩm):
Điều 31.1 quy định như sau:
“Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm bao
gồm:
1. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại các điều 32, 33, 34, 35 và 36,
Khoản 1 Điều 37 Nghị định này.”
Điều 34.4 quy định:
“4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao
thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy;
Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật
tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt,
Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống
tội phạm về môi trường, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không
vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của
Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các
điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”
Trong khi:
“Người lập biên bản xử lý vi phạm hành chính ngày 13/8/2015 là 2 cán bộ công an,
không phải Trưởng Công an huyện Bình Chánh, là không đúng thẩm quyền.
Và tương tự, biên bản xử lý vi phạm hành chính lần hai cũng là do các cán bộ Công an

16
huyện Bình Chánh lập, biên bản lần hai này không thể hiện vi phạm của cơ sở kinh
doanh của ông Tấn về việc thiếu giấy chứng nhận cơ sở điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm (đây là điều kiện mà cơ quan tiến hành tố tụng dựa vào để xem xét, đưa ra các
quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can).”

Kết luận:
1. Ông Tấn bị oan khi bị công an huyện Bình Chánh khởi tố hình sự, và Công an H.
Bình Chánh đã vội vàng đưa ra quyết định và không làm theo đúng luật đã đươc quy
định trong các Nghị Định của Chính phủ. Cách làm việc của Công An là thiếu chuyên
nghiệp và đáng bị khiển trách.
2. Đáng lí ra nếu xét về tình thì Công an H. Bình Chánh đã chỉ cần lập biên bản cảnh
cáo cho quán ông Tấn để ông Tấn đi đăng kí giấy phép kinh doanh, và chú ý hơn trong
việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chứ không phải là phạt 17 triệu đồng cho một
quán nhỏ lẻ mới hoạt động.
3. Sau vụ việc trên, Ông Tấn xứng đáng được Công An H. Bình Chánh xin lỗi vì đã
ảnh hưởng đến tâm lí, lo sợ trong thời gian dài.
4. Những Công An làm sai về quy trình lập biên bản trong vụ việc này, nên được kỉ
luật đúng theo quy định.

Thông tin thêm:


“Ngay sau những ồn ào, xôn xao cũng như bức xúc của dư luận đối với vụ việc của
quán cà phê Xin chào trên, ngày 19/4/2016 Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng
cho biết ông đã chỉ đạo Giám đốc Công an TP.HCM, Viện trưởng VKSND TP.HCM
khẩn trương làm rõ vụ việc, bên cạnh đó sáng ngày 21/4/2016, Ngày 19/4, Bí thư
Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng cho biết, ngay sau khi báo chí đăng thông tin về vụ
việc chủ quán cà phê “Xin Chào” chậm đăng ký kinh doanh bị khởi tố, ông đã chỉ đạo
Giám đốc công an TP HCM, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP HCM
khẩn trương làm rõ vụ việc.
Sáng 21/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Chủ tịch UBND TP HCM đề nghị
cơ quan chức năng kiểm tra, xem xét việc khởi tố vụ án hình sự chủ quán “Xin Chào”

17
do chậm đăng ký kinh doanh; làm rõ trách nhiệm liên quan.”
- Trích từ nguồn báo Zingnews
“Đại tá Nguyễn Văn Quý bị cách chức Trưởng công an huyện Bình Chánh vì liên quan
đến những sai phạm trong vụ án oan quán cà phê Xin Chào gây bức xúc trong dư
luận.Chiều 23/8, theo nguồn tin của Zing.vn, Công an TP HCM đã công bố Quyết định
kỷ luật với đại tá Nguyễn Văn Quý, Trưởng công an huyện Bình Chánh, TP HCM.”
- Trích từ nguồn báo suckhoedoisong.vn

18
PHẦN 3: NHẬN XÉT CỦA TÁC GIẢ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
A, Nhận xét:
“Dục tốc bất đạt” là một câu thành ngữ tiếng Trung có nghĩa là chỉ nếu muốn nhanh
chóng đạt được đến ngưỡng thành công, hay đạt được một thứ gì đó mà ta mong muốn,
mà chúng ta lại quá nóng vội thì sẽ không đạt được thành công. Trong câu chuyện pháp
lý diễn ra xung quanh quán cà phê Xin chào, chúng ta đều nhận thấy sự nóng vội ở cả
ông Nguyễn Văn Tấn (chủ quán cà phê Xin chào) và các cán bộ liên quan giải quyết vụ
việc, đặc biệt là Đại tá Nguyễn Văn Quý- Trưởng Công an huyện Bình Chánh, TP.
HCM.
Đầu tiên, ông Tấn đã quá nóng vội trong việc mở cửa kinh doanh ngay khi chưa có
giấy phép kinh doanh ; ông Tấn đăng kí giấy phép kinh doanh chậm hơn 5 ngày so với
ngày khai trương, và chậm hơn 11 ngày so với ngày có giấy cấp phép. Chính điều này,
tưởng chừng là một vấn đề “nhỏ nhưng lại không nhỏ”, chúng ta có thể bao biện rằng
tất cả đều xuất phát từ việc ông Tấn chỉ quá nôn nóng, nhưng sâu bên trong sự nôn
nóng đó, chính là sự thiếu hiểu biết về luật pháp, đặc biệt là Luật Thương mại, Luật
Doanh nghiệp. Ta đều biết, luật pháp chính là tấm gương soi chiếu, mở đường cho hoạt
động kinh doanh. Việc chưa hiểu biết rõ về những quy định của pháp luật về kinh
doanh là một thiếu sót đáng kể của những chủ thể đã, đang và sắp tham gia vào hoạt
động kinh doanh.
Tiếp đến, dư luận cho rằng vụ việc xảy ra liên quan đến việc kinh doanh của quán cà
phê Xin chào chỉ là một việc nhỏ, ngay cả “Thiếu tướng Phan Anh Minh- Phó Giám
đốc Công an TP.HCM công khai khẳng định: "nhỏ xíu như móng tay", và ông Minh
cũng thừa nhận rằng Công an huyện Bình Chánh đã quá nôn nóng, vội vàng khi khởi tố
vụ án: ‘Việc "nhỏ xíu như móng tay’, vậy mà cơ quan pháp luật đã nhiệt tình quá mức,
nghiêm trọng hóa tới mức hết xử phạt hành chính rồi lại ra quyết định khởi tố vụ án
hình sự, khiến dư luận, giới luật sư phản đối. Để rồi Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh,
thậm chí cả Thủ tướng Chính phủ cũng vừa phải lên tiếng chỉ đạo dừng ngay việc hình

19
sự hóa vụ việc”
– Trích từ nguồn báo dangcongsan.vn
Theo Điều 8, Bộ luật Hình sự Việt Nam: "Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm
nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và
được xử lý bằng các biện pháp khác" . Ta nhận thấy rằng, nếu dựa trên nguyên tắc vừa
được nêu trên thì vi phạm của công dân Nguyễn Văn Tấn (chủ quán cà phê Xin chào)
chưa hề gây ra hậu quả gì, vậy tại sao lại cố tình xử lí hình sự?. Đây cũng chính là câu
hỏi mà dư luận, báo chí và luật sư đưa ra với tình huống xử lí thiếu chuyên nghiệp của
một bộ phận cơ quan pháp luật huyện Bình Chánh.
‫ ﮮ‬Từ câu chuyện trên, ta đặt ra một vấn đề rằng: sự hiểu biết, nhận thức đơn giản hay
hữu ý của cơ quan pháp luật huyện Bình Chánh cũng như nhận thức về pháp luật của
người dân (cụ thể là ông Nguyễn Văn Tấn) có thể gây đến hệ lụy vô cùng phức tạp và
nguy hiểm rất nhiều. Và với những sự việc trên, không những gây bất bình trong xã
hội, mà nó còn làm mất đi hình ảnh của một thành phố văn minh, hiện đại.

B, Kiến nghị:
"Pháp luật ngày nay không thuần túy là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, mà quan
trọng hơn, pháp luật là chuẩn mực cho mọi hành vi trong xã hội; hay nói cho đúng bản
chất, pháp luật đã và đang thể hiện đúng vai trò dẫn dắt, hỗ trợ và bảo vệ quyền công
dân trong xã hội, khuyến khích phát triển"
– Trích từ nguồn báo docluat.vn
Vấn đề biết- hiểu- vận dụng luật là một vấn đề cần thiết trong xã hội ngày càng phát
triển và văn minh ngày nay, chúng ta biết, hiểu, nắm rõ, vận dụng được luật để chúng
ta ít mắc sai lầm. Việc chủ động hiểu và vận dụng được luật giúp chúng ta đạt được rất
nhiều lợi ích từ việc nắm bắt được các cơ hội từ chính sách pháp luật và chủ động với
những rủi ro có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức, đạo đức và hiểu biết của những cán bộ, công, nhân,
viên chức nhà nước thuộc các cơ quan quản lí liên quan đến việc thực hiện quyền tự do
kinh doanh để tránh những sai lầm không đáng có như tình huống trên.

20
KẾT LUẬN CHUNG
Những quy định của Pháp luật như ngọn đèn soi đường cho các hoạt động kinh doanh
diễn ra suôn sẻ nhất một cách có thể, phải nói rằng pháp luật rất quan trọng trong hoạt
động kinh doanh. Những quy định quan trọng liên quan đến Quyền tự do kinh doanh
như một nền tảng quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các chủ thể
kinh doanh trong nền kinh tế hiện nay và cũng chính là tiền đề để phát triển nền kinh tế
nước nhà, mở cửa vươn tầm thế giới. Tuy rằng, những quy định về quyền tự do kinh
doanh đã có những cải thiện, bổ sung, hoàn thiện theo hướng tích cực theo năm tháng,
tuy vậy với xã hội phức tạp ngày nay lại xuất hiện một số trường hợp tiêu cực, điển
hình là việc tham nhũng. Hành vi tham nhũng trong kinh doanh được hiểu theo nhiều
trường hợp khác nhau, có thể là bên chủ thể nhận hối lộ để các tiến trình trong hoạt
động kinh doanh được thúc đẩy, trở nên suôn sẻ hơn hay hối lộ để trúng thầu,… Chúng
ta nhận thấy rằng “tự do” là tự do, nhưng phải theo khuôn khổ của pháp luật, nhận thấy
được việc tham nhũng trong hoạt động kinh doanh là một hành vi tiêu cực, làm “méo”
nền kinh tế, gây ảnh hưởng rất lớn, và hệ lụy kéo dài cho mai sau. Chính vì hiểu rõ
được tính cấp bách, cũng như sự cần thiết trong việc ban hành những điều luật để
phòng chống tiêu cực, giúp xã hội ngày càng văn minh hơn, Nhà nước đã có những
biện pháp tích cực hơn để phòng, chống tham nhũng. Tuy rằng, vẫn còn một số bất cập,
nhưng chúng ta phải công nhận một điều rằng những quy định về Quyền tự do kinh
doanh cũng như quy định về việc phòng, chống tham nhũng trong kinh doanh sẽ luôn
được hoàn thiện, bổ sung sửa đổi theo hướng tích cực nhất có thể, để phát huy được tác
dụng vốn có cũng như hài hòa với pháp luật quốc tế, để giúp xã hội ta ngày càng văn
minh và phát triển, chung tay đẩy lùi những tiêu cực và hướng đến những điều tích
cực!

21
Tài liệu tham khảo
1. Bùi An. 2021. Vụ khởi tố chủ quán cà phê Xin Chào: Chuyện nhỏ mà không nhỏ.
[online] Tại: <https://dangcongsan.vn/ban-doc/y-kien-ban-doc/vu-khoi-to-chu-quan-ca-
phe-xin-chao-chuyen-nho-ma-khong-nho-384634.html> [Truy cập vào 14 /12/ 2021].
2. Đỗ Trịnh Thúy Hằng, 2021. [online] Tại:
<http://hul.hueuni.edu.vn/upload/file/tn_caohoc/tt-do-trinh-thuy-hang.pdf?
fbclid=IwAR3ZMz-ET0X8wH-0rFKGldeluZsJC-29r3JSjv93jO5DhQ0kLtn-aVbxr90>
[Truy cập vào 14 /12/ 2021].
3. Gia Minh, 2021. Bị khởi tố vì bán đồ ăn không giấy phép. [online] TUOI TRE
ONLINE. Tại: <https://tuoitre.vn/bi-khoi-to-vi-ban-do-an-khong-giay-phep-
1086826.htm?fbclid=IwAR2-McA_qAyCdr8F3oJDXMx-
wTKHE3XhCpUkMN0ym7rn0aWsP-NCwz8aSRw> [Truy cập vào 14/12/ 2021].
4. Suckhoedoisong.vn. 2021. [online] Tại: <https://suckhoedoisong.vn/vu-ca-phe-xin-
chao-cach-chuc-truong-cong-an-binh-chanh-169121437.htm?
fbclid=IwAR1ACdR83im7L3fKVg4GasuuAsKwsHPsXbsr2Dsfi70tzVwITSzwpRr4JL
k> [Truy cập vào 14/12/ 2021].

------------------------------------------Hết-----------------------------------------

22

You might also like