QLBT - THUYẾT MINH - NHÓM 03

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO

CHIẾN LƯỢC BẢO TRÌ: KHÁI NIỆM, ỨNG DỤNG CHO


MỘT NHÀ MÁY CỤ THỂ VÀ CHO CÁ NHÂN TRONG
THỰC TIỄN
Mã môn học: MAIM330406_21_2_06

GVHD: Th.S Nguyễn Phương Quang

Nhóm thực hiện: Nhóm 3


Lê Minh Kiên 19124253
Lê Thị Trang Nhã 19124285
Nguyễn Thanh Nhàn 19124286
Huỳnh Thị Kiều Trinh 19124337

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 4 năm 2022


DANH SÁCH BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN LÝ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

1. Mã lớp môn học: MAIM330406_21_2_06 (Thứ 5, tiết 13-15)


2. Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Phương Quang
3. Tên đề tài: Chiến lược bảo trì: Khái niệm, ứng dụng cho một nhà máy cụ thể và cho
cá nhân trong thực tiễn
4. Danh sách nhóm viết tiểu luận cuối kỳ:

STT Họ và tên MSSV Tỷ lệ % Nội dung


tham gia
1 Lê Minh Kiên 19124253 100% Nội dung 2.1 + làm Powerpoint
2 Lê Thị Trang Nhã 19124285 100% Nội dung chương 1 + chương 3
3 Nguyễn Thanh Nhàn 19124286 100% Nội dung 2.3 + chương 3
4 Huỳnh Thị Kiều Trinh 19124337 100% Nội dung 2.3 + chương 4

Trưởng nhóm: Huỳnh Thị Kiều Trinh

Nhận xét của giảng viên:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022

Giảng viên phê duyệt


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC BẢO TRÌ..................................1


1.1 Các khái niệm......................................................................................................1
1.1.1 Tính cấp thiết của chiến lược bảo trì..............................................................1
1.1.2 Triết lý bảo trì.................................................................................................1
1.2 Các chiến lược bảo trì.........................................................................................2
1.2.1 Theo người Đức..............................................................................................2
1.2.1.1 Bảo trì theo sự cố (chữa cháy).....................................................................2
1.2.1.2 Bảo trì định kỳ (bảo trì phòng ngừa)...........................................................3
1.2.1.3 Bảo trì theo tình trạng..................................................................................3
1.2.1.4 Bảo trì tác động trở lại quá trình thiết kế (DOM – Design Out
Maintenance)............................................................................................................4
1.2.1.5 Bảo trì bổ sung (theo cơ hội).......................................................................5
1.2.2 Theo châu Âu..................................................................................................5
1.2.2.1 Bảo trì không có kế hoạch...........................................................................5
1.2.2.2 Bảo trì có kế hoạch......................................................................................6
1.3 Cơ sở lựa chọn chiến lược bảo trì.......................................................................6
1.3.1 Những lý luận chung khi lựa chọn chiến lược bảo trì.....................................6
1.3.2 Các phương pháp xác định chiến lược bảo trì................................................6
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC BẢO TRÌ CHO NHÀ MÁY
SẢN XUẤT BÁNH TRUNG THU KINH ĐÔ..............................................................11
2.1 Giới thiệu công ty...............................................................................................11
2.2 Sơ lược các thiết bị sản xuất.............................................................................12
2.2.1 Máy trộn bột liên tục.......................................................................................12
2.2.2 Máy chia bột....................................................................................................13
2.2.3 Máy nướng bánh công nghiệp.........................................................................13
2.3 Các điều kiện lựa chọn chiến lược bảo trì........................................................14
2.3.1 Tình trạng hoạt động công ty........................................................................14
2.3.2 Nguồn lực công ty.........................................................................................15
2.4 Lựa chọn chiến lược bảo trì cho các thiết bị sản xuất bánh trung thu Kinh
Đô 17
2.4.1 Dành cho máy trộn bột liên tục.......................................................................17
2.4.2 Dành cho máy chia bột....................................................................................17
2.4.3 Dành cho máy nướng bánh công nghiệp.........................................................18
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC BẢO TRÌ CHO CÁ NHÂN
.......................................................................................................................................... 20
3.1 Chiến lược bảo trì cho máy lạnh......................................................................20
3.2 Chiến lược bảo trì cho laptop...........................................................................21
3.2.1 Đối với pin laptop.........................................................................................22
3.2.2 Đối với quạt tản nhiệt...................................................................................22
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN..............................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................25
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC BẢO TRÌ

1.1 Các khái niệm


1.1.1 Tính cấp thiết của chiến lược bảo trì

Trước tình hình công nghiệp phát triển nhanh chóng như hiện nay, việc bảo trì công
nghiệp có một vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, cũng như tương lai của doanh nghiệp. Mặc dù vai trò của bảo trì trong công
nghiệp vô cùng quan trọng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nhận thức
được tầm quan trọng của việc đó. Theo tiêu chí bảo trì công nghiệp gồm năm cấp bậc phổ
biến trên thế giới, thì Việt Nam đang chập chững ở bậc thứ hai và về mặt bảo trì Việt
Nam tụt hậu 40 đến 50 năm so với thế giới. Một thực trạng xảy ra nữa, đó là nhiều doanh
nghiệp ở nước ta chưa có chiến lược bảo trì.

Một trong những vấn đề đầu tiên cần nghĩ đến để nâng cao năng lực bảo trì chính là
CHIẾN LƯỢC BẢO TRÌ. Để lựa chọn được cho mình chiến lược phù hợp, doanh nghiệp
cần phải xem xét lại chính mình, tìm ra đâu là ưu điểm và nhược điểm. Để từ đó vạch ra
được chiến lược và các hành động bảo trì cụ thể. Chiến lược bảo trì đúng đắn và phù hợp
sẽ giúp giảm thiểu lãng phí và phát huy mọi tiềm lực của Doanh nghiệp, tăng khả năng
cạnh tranh, tạo động lực phát triển cho Doanh nghiệp.

1.1.2 Triết lý bảo trì

Triết lý bảo trì là một khái niệm quan trọng trong quản lý bảo trì; đó chính là
phương pháp chung để lập kế hoạch và định hướng việc bảo trì và là kim chỉ nam soi sáng
toàn bộ chiến lược. Tùy vào triết lý bảo trì người ta sẽ xác định chiến lược, chính sách rồi
đến các hoạt động cụ thể trong quá trình bảo trì. Dựa vào thực tiễn bảo trì có thể liệt kê sơ
lược triết lý bảo trì được phân chia theo các dạng sau:

 Triết lý bảo trì 1: Giảm thiểu chi phí của tình trạng dừng thiết bị mà không chú ý tới
tính kinh tế của chi phí bảo trì.
 Triết lý bảo trì 2: Cân đối giữa chi phí bảo trì trong mối tương quan tới chi phí của
tình trạng dừng thiết bị.
1
 Triết lý bảo trì 3: Giảm thiểu chi phí bảo trì mà không chú ý tới tính kinh tế chi phí
của tình trạng dừng thiết bị, vì khi đó chúng ta chờ đến khi thiết bị hư hỏng hoặc có
trục trặc mới xem xét đến bảo trì.
 Triết lý bảo trì 4: Tổng hợp các triết lý từ 1 tới 3. Triết lý này cần rất nhiều nỗ lực từ
phía người quản lý và cả doanh nghiệp; thể hiện sự thay đổi liên tục triết lý bảo trì tùy
theo tình hình thực tế.
1.2 Các chiến lược bảo trì
1.2.1 Theo người Đức
Theo người Đức, chiến lược bảo trì được phân làm 5 loại như sau:
1.2.1.1 Bảo trì theo sự cố (chữa cháy)

Bảo trì theo sự cố là bảo trì theo hướng chờ đến hư hỏng rồi mới sửa. Nghĩa là thụ
động, ngồi chờ sự cố xảy ra để bảo trì. Bảo trì theo sự cố hay còn được gọi là bảo trì chữa
cháy.

 Ưu điểm:
- Không cần phải lên kế hoạch, không đòi hỏi có sự chuẩn bị của nhà máy.
- Không yêu cầu nhiều nhân lực. Trong những trường hợp sửa chữa phức tạp yêu
cầu nhân sự chất lượng cao, biện pháp thuê ngoài sẽ được sử dụng nhằm giảm
thiểu chi phí cho nhân viên nội bộ.
- Nếu được áp dụng đúng, nó có thể rất hiệu quả về mặt chi phí.
 Nhược điểm:
- Không có cảnh báo hỏng hóc, điều này có thể đưa ra độ an toàn đáng kể hoặc rủi ro
do môi trường.
- Sẽ dẫn đến nhà máy bị ngưng hoạt động, sự ngưng làm việc xảy ra một cách không
mong đợi.
- Sẽ có những thiệt hại và những trì hoãn sản xuất, chắc chắn sẽ dẫn đến chi phí
tăng.
- Có nhu cầu cung cấp nhà máy dự phòng nếu các cấp lợi ích cao hơn sự đòi hỏi,
điều này có thể dẫn đến chi phí xây dựng cao hơn.

2
- Đòi hỏi một đội ngũ bảo trì dự phòng lớn. Khi không có bất cứ hư hỏng gì, vẫn cần
đến một đội ngũ dự phòng sẵn sàng để sửa chữa bất kì thiết bị nào
- Hư hại thứ cấp hoặc dẫn xuất có thể xảy ra, hỏng vòng bi có thể dẫn đến hỏng trục
động cơ, theo sau là máy bơm,…
- Đòi hỏi kho phụ tùng thay thế lớn để đáp ứng bất kì dạng hỏng hóc nào có thể xảy
ra.
1.2.1.2 Bảo trì định kỳ (bảo trì phòng ngừa)

Bảo trì định kỳ được thực hiện theo một khoảng thời gian xác định. Đây là hình thức
bảo trì theo kế hoạch. Nghĩa là cứ theo kế hoạch đã định trước, người ta thực hiện các
hoạt động bảo trì như bảo dưỡng, kiểm định và sửa chữa thay thế. Như vậy sẽ bảo đảm
thiết bị luôn trong trạng thái tốt để phục vụ sản xuất.

 Ưu điểm:
- Làm giảm hỏng hóc (so với bảo trì theo sự cố)
- Sử dụng lực lượng chi phí thấp với lịch công tác lập sẵn.
- Cho phép công việc được lập kế hoạch tốt về sau.
 Nhược điểm:
- Hoạt động bảo trì và chi phí kết hợp gia tăng.
- Chỉ được áp dụng hiệu quả vào những khoảng định kì nơi mà sự hư hỏng có hiệu
quả.
- Hoạt động bảo trì thực tế có thể đôi khi tự nó gây ra hư hỏng.
- Có thể thay thế một linh kiện mặc dù còn sử dụng được.
1.2.1.3 Bảo trì theo tình trạng

Là bảo trì dựa trên cơ sở kiểm tra, giám sát trạng thái của máy móc thiết bị. Hạn chế
được tình trạng thay thế sớm hoặc chờ hư rồi mới thay. Xét về tính kinh tế thì bảo trì theo
tình trạng dung hòa giữa bảo trì theo sự cố và bảo trì định kỳ.

3
Nhưng đôi khi có những thiết bị có cấu trúc phức tạp thì chi phí theo dõi tình trạng
rất đắt. Muốn sửa chữa phải dừng máy, hao phí nguồn lực khá cao dẫn đến phương thức
bảo trì này trở nên không hiệu quả.

 Ưu điểm:
- Hư hỏng sắp xảy ra có thể được phát hiện
- Thiết bị có thể được tắt máy trước khi hư hỏng nặng xảy ra hay thiết bị có thể được
chạy đến khi hư nếu muốn
- Sản xuất có thể được điều chỉnh để kéo dài thêm chút ít, chẳng hạn giảm tải trên
thiết bị sao cho nó có thể chạy tiếp cho đến khi nhà máy ngưng hoạt động theo kế
hoạch trong lần tiếp theo.
- Công việc bảo trì theo yêu cầu có thể được lên kế hoạch với nhân công được quản
lí, những đồ dự phòng tiếp nhận.
- Tăng sự phát triển năng lực nhân công thông qua gia tăng sự thạo việc.
 Nhược điểm:
- Lãng phí nếu thực hiện sai (tức là nếu việc kiểm soát điều kiện được đảm bảo mà
không hiểu biết về thiết bị coi như không Phải là một phần trong kế hoạch bảo trì)
- Chi phí cho nhân công và thiết bị chẩn đoán cao.
1.2.1.4 Bảo trì tác động trở lại quá trình thiết kế (DOM – Design Out
Maintenance)

Trong quá trình bảo trì sẽ có những hỏng hóc vẫn cứ xảy ra mặc dù quy trình bảo trì
đã hợp lý, thao tác nhân viên vận hành không sai. Hỏng hóc đó có thể xuất phát từ quá
trình thiết kế. Lúc này phía bảo trì có thể đề nghị phía thiết kế thiết kế lại sản phẩm để
tránh những sự cố đáng tiếc. Quá trình này là quá trình bảo trì tác động trở lại quá trình
thiết kế.

Chiến lược bảo trì DOM sử dụng thông tin máy móc thiết bị từ chiến lược bảo trì sự
cố, chiến lược bảo trì theo tình trạng và chiến lược bảo trì định kỳ để tìm ra những lỗi
không phải do hoạt động sử dụng hay bảo trì mà do chính từ quá trình thiết kế gây nên.

4
Từ đó, tác động ngược trở lại quá trình thiết kế, có thể là thiết kế lại hoặc cải tiến máy
móc thiết bị đó cho phù hợp hơn.

Ví dụ:

Mẫu xe Honda Super Dream khi được sản xuất theo điều kiện xe hoạt động ở Nhật thì
tấm chắc bùn sau được làm ngắn và nhỏ hơn. Tuy nhiên, khi xe qua Việt Nam; do điều
kiện cơ sở hạ tầng chưa tốt nên khi đi xe trong điều kiện đường ướt sẽ làm văng nước
hoặc bùn lên người đi xe… Vì vậy, hãng Honda Việt nam đã thiết kế lại miếng chắn bùn
to và dài hơn.

 Ưu điểm:
- Đó là hoạt động bảo trì chỉ diễn ra một lần
- Làm giảm các hỏng hóc
- Có khả năng dẫn đến việc tăng năng suất
- Có khả năng dẫn đến loại bỏ hoặc làm giảm nhu cầu bảo trì
 Nhược điểm:
- Những thay đổi thiết kế lớn có thể rất tốn kém.
- Sự ngừng hoạt động của nhà máy có thể được xảy ra để thực hiện những thay đổi
trong thiết kế.
- Trừ khi những căn nguyên hỏng hóc hoàn toàn hiểu được thì những thay đổi có thể
không hiệu quả hoặc gây bất lợi tiềm ẩn.
- Đôi khi có những kết quả thay đổi trong thiết kế bất ngờ có thể gây ra nhiều kho
khăn về sau này.
1.2.1.5 Bảo trì bổ sung (theo cơ hội)

Bảo trì bổ sung là hoạt động bảo trì mà bất kì cái gì mà chúng có thể được thực hiện
trên một bộ phận của thiết bị chỉ khi có cơ hội xuất hiện (nghĩa là khi bộ phận thiết bị đó
không thực hiện đúng chức năng vì lí do này hay lí do khác).
Chúng ta công nhận bảo trì bổ sung có thể đứng bên trong bất kì một kế hoạch bảo
trì nào nhưng không xem nó như là một kế hoạch bảo trì then chốt.

5
1.2.2 Theo châu Âu
1.2.2.1 Bảo trì không có kế hoạch
 Bảo trì theo sự cố
 Bảo trị phục hồi khẩn cấp không có kế hoạch
1.2.2.2 Bảo trì có kế hoạch
 Bảo trì dự phòng
 Bảo trì hiệu chỉnh
 Bảo trì phục hồi khẩn cấp có kế hoạch
1.3 Cơ sở lựa chọn chiến lược bảo trì
1.3.1 Những lý luận chung khi lựa chọn chiến lược bảo trì
 Mỗi chiến lược bảo trì đều có những ưu điểm khi người quản lý sử dụng đúng. Ngược
lại nó sẽ thể hiện nhược điểm nếu người quản lý sử dụng sai.
 Không có chiến lược nào tỏ ra vạn năng (ứng dụng tốt trong tất cả các trường hợp).
 Cần phải có nghệ thuật trong lựa chọn chiến lược bảo trì.
1.3.2 Các phương pháp xác định chiến lược bảo trì
 Phương pháp 1: Dựa vào thiết bị cần bảo trì

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến vì nó không bị ràng buộc bởi nhiều điều
kiện ban đầu. Phương pháp này được xây dựng gồm các tiêu chí:

- Bối cảnh vận hành – cả về mặt sản xuất lẫn các điều kiện môi trường làm việc.
- Nguồn lực bảo trì sẵn có: nguồn lực của doanh nghiệp có đáp ứng được yêu cầu mà
thiết bị đưa ra
- Đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người thực hiện
- Tính khả thi
- Chi phí
 Phương pháp 2: Dựa vào chỉ số MTBF

6
MTBF – Mean Time Between Failures là thời gian trung bình giữa những lần thiết
bị bị hư hỏng, không hoạt động được. Đây là một phương pháp dự đoán mức độ đáng tin
cậy của một thiết bị.

Ngoài ra cũng có 2 thuật ngữ khác là MTTR ( Mean Time To Repair – Thời gian
trung bình để sửa chữa) và MTTD (Mean Time To Diagnose – Thời gian trung bình để
chẩn đoán hư hỏng). Đảm bảo sức khỏe và an toàn.

MTBF = MTTF + MTTD + MTTR

− MTBF: thời gian trung bình giữa những lần hỏng hóc
− MTTF: thời gian từ khi máy chạy đến lần hỏng hóc tiếp theo

Dựa vào lưu đồ 1 như sau để có thể hình dung rõ hơn.

7
Chi tiết cần bảo trì

Yes

No
Xác định
MTBF đúng DOM
nguyên nhân
như dự đoán
hỏng hóc

Yes

No
Sự có xảy ra có Bảo trì chữa
thể phát hiện cháy

Yes

Dự đoán được No
z Bảo trì định
thời gian hỏng
kỳ
hóc

Yes

Bảo trì theo


tình trạng
(CBM)

Lưu đồ 1: Lựa chọn chiến lược bảo trì dựa vào phương pháp MTBF

8
 Phương pháp 3: Dựa vào hệ số rủi ro ưu tiên của hỏng hóc (RPN: Risk Prioty
Number)

Giống như phân tích ABC – pareto, trong lựa chọn chiến lược bảo trì cũng cần xem
xét đến hệ số rủi ro ưu tiên của hỏng hóc. RPN có lý luận tương tự như MTBF nhưng dựa
vào mức độ ưu tiên.

Hệ số rủi ro ưu tiên (RPN: Risk Priority Numbers) là tích của mức độ tác động, tần
suất xảy ra và mức độ phát hiện rủi ro:

RPN = S x O x D

Trong đó:

− S (Severity): mức độ tác động (tính nghiêm trọng của tác động)
− O (Occurrence rate): Tần suất xảy ra sự cố
− D (Detection): Mức độ phát hiện của chúng ta đối với hỏng hóc đó

Dựa vào lưu đồ 2 như sau để có thể hình dung rõ hơn.

9
Chi tiết cần bảo
trì

Biết được đặc No Xác định hỏng hóc


tính hay thông qua phân tích DOM
nguyên nhân hỏng hóc
hỏng hóc

Ye
s

No Chi phí có
Chi tiết Bảo trì theo sự
No
bao nhiêu chế độ ưu tiên cố
cao
Ye
Ye
s s
-Dự đoán được khả năng
hỏng hóc
-Xác định khả năng hao
mòn Chi phí cho
-Tác động của hao mòn bảo trì định
-Phát hiện hao mòn trước kỳ hiệu quả
No
khi có sự cố xảy ra
-Xác định được RPN
Ye
s
Bảo trì định kỳ
No
RPN cao

Ye
s

No
Có khả năng
theo dõi tình
trạng thiết bị
No
Ye 10
s
Chi phí theo
Thiết lập đo lường
dõi tình trạng Bảo trì theo
các thông số quá
thiết bị không Ye tình trạng
Lưu đồ 2: Lựa chọn chiến lược bảo trì dựa vào phương pháp RPN

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC BẢO TRÌ CHO NHÀ MÁY
SẢN XUẤT BÁNH TRUNG THU KINH ĐÔ
2.1 Giới thiệu công ty

Công ty cổ phần Kinh Đô thành lập và đi vào hoạt động năm 1993. Khởi đầu là một
phân xưởng sản xuất nhỏ đặt tại quận 6, với tổng vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ và khoảng 70
nhân viên. Chuyên sản xuất, kinh doanh các loại bánh Snack.

Năm 1966, công ty đầu tư xây dựng thêm 1 nhà xưởng mới tại quận Thủ Đức ngày
nay là TP Thủ Đức với các dây chuyền sản xuất kẹo, chocolate, bánh Cookies, bánh
Crackers.

Năm 2001 công ty đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Singapore, Lào,
Nhật, Thái Lan, … Nên họ đã đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất
lượng, bao bì mẫu mã để xuất khẩu.

Nhắc đến Kinh Đô phải nói đến sản phẩm tạo nên thương hiệu của họ là Bánh Trung
Thu Kinh Đô. Đây là 1 trong những loại bánh thành công nhất của Kinh Đô. Với việc đầu
tư dây chuyền sản xuất hiện đại, chất lượng sản phẩm tốt, sự đa dạng các chủng loại đã
đưa bánh Trung Thu Kinh Đô đến gần hơn với người tiêu dùng.

11
2.2 Sơ lược các thiết bị sản xuất

2.2.1 Máy trộn bột liên tục

Hình 1: Hình minh họa cho máy trộn bột liên tục

Sản phẩm là một dòng sản phẩm đa năng có thể dùng để trộn các loại bột để làm
bánh khác nhau với các chế độ có sẵn hoặc có thể thiết lập thủ công… Cơ chế hoạt động
tự động, chất lượng cao.

Toàn bộ thiết bị được chọn chất liệu inox để sản phẩm có độ sáng bóng, dễ vệ sinh,
vững chắc và độ bền cao.

12
2.2.2 Máy chia bột

Hình 2: Hình minh họa cho máy chia bột

Đây là một loại thiết bị không thể thiếu trong dây chuyền làm bánh. Thiết bị có khả
năng chia bột nhanh và đều trong thời gian ngắn giúp tăng năng suất, chất lượng bánh và
tiết kiệm thời gian. Máy được thiết kế chắc chắn, cơ chế hoạt động ổn định liên tục và độ
bền cao.

2.2.3 Máy nướng bánh công nghiệp

Hình 3: Hình minh họa cho máy nướng bánh

13
Để hoàn thành một mẻ bánh trung thu không thể bỏ qua công đoạn nướng. Lò
nướng bánh công nghiệp với công suất lớn, hiện đại sẽ giúp công ty sản xuất được nhiều
bánh hơn, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.3 Các điều kiện lựa chọn chiến lược bảo trì
2.3.1 Tình trạng hoạt động công ty

Công ty cổ phần Kinh Đô là một trong những thương hiệu về dòng sản phẩm bánh
kẹo phổ biến đối với người tiêu dùng Việt Nam. Trong đó, bánh trung thu Kinh đô là
dòng sản phẩm quen thuộc. Với hoạt động sản xuất, bánh trung thu là mặt hàng có tính
mùa vụ nổi bật, thế nhưng lại có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu
(chiếm trung bình khoảng 15%). Sản lượng cung ứng hiện tại dao động 6.8 triệu cái/
tháng. Theo báo cáo về thị trường bánh trung thu, Kinh Đô chiếm thị phần lớn nhất trên
toàn quốc. Năm 2013, Kinh Đô chiếm 76% (theo “Báo cáo Bạch của công ty cổ phần
Kinh Đô” tháng 6 năm 2013).

Tình hình hoạt động của công ty quý 3/2021:

Báo cáo kết quả kinh doanh của Kinh Đô quý 3/2021 (Ảnh: Kinh Đô)

14
2.3.2 Nguồn lực công ty
a. Máy móc thiết bị

Hiện nay, Kinh Đô đang sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhất
tại Việt Nam, trong đó có nhiều dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương và thế giới. Toàn bộ máy móc thiết bị của Kinh Đô được trang bị mới
100%, mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản phẩm là một sự phối hợp tối ưu các máy
móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau:

 Một dây chuyền sản xuất bánh cookies của Đan Mạch, trị giá 5 triệu USD, công suất
10 tấn/ngày, đưa vào sản xuất năm 1996. Vừa qua, Kinh Đô đã lắp đặt và vận hành
thử một dây chuyền sản xuất bánh cookies công nghệ Châu u và đưa vào sản xuất
cuối năm 2007.
 Một dây chuyền lớn sản xuất bánh trung thu với các thiết bị của Nhật Bản và Việt
Nam.

 Máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần Kinh Đô khá hiện đại so với các đối thủ cạnh
tranh trong nước, nhưng để đẩy mạnh xuất khẩu và thay thế bánh kẹo nhập ngoại thì
Kinh Đô cần phải nhập nhiều thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất tiên tiến hơn.

b. Nguồn nhân lực công ty

Với đội ngũ nhân viên đông đảo, có trình độ chuyên môn cao về thị trường, cũng
như được đào tạo vững vàng về chuyên môn vận hành sản xuất là một điểm mạnh để công
ty tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

15
c. Quản lý chất lượng sản phẩm
 Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng:
 Hiện nay, Kinh Đô đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000, do tổ chức BVQI của Anh Quốc cấp tháng 10/2002.
 Hệ thống chất lượng ISO 9001:2000 được công ty tuân thủ nghiêm ngặt. Từ năm 2002
đến nay, công ty đã được tổ chức BVQI tiến hành tái đánh giá hệ thống quản lý chất
lượng của công ty theo chu kỳ cứ 6 tháng tái đánh giá một lần với kết quả tốt.
d. Khả năng bảo trì nhà máy

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm. Với lượng mưa trung bình hàng năm lên tới 1.500mm và độ ẩm rơi vào khoảng
80%. Kiểu khí hậu này đẩy các nhà máy sản xuất thực phẩm vào trạng thái lo ngại do môi
trường nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, đe dọa an toàn vệ
sinh thực phẩm. Vì vậy, công ty như Kinh Đô thường xuyên chú trọng hơn tới quy trình
vệ sinh nhà xưởng bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm.

16
Trong đó:

 Ban điều hành sản xuất, đặc biệt là các cấp quản lý, thường xuyên xem xét tình
trạng hoạt động của thiết bị, theo dõi quá trình sản xuất để đảm bảo hoạt động sản
xuất diễn ra liên tục
 Đội ngũ triển khai hệ thống có nhiều kinh nghiệm, công ty dành nhiều sự đầu tư
cho việc triển khai bảo trì sao cho diễn ra nhanh chóng, đảm bảo tiến độ
2.4 Lựa chọn chiến lược bảo trì cho các thiết bị sản xuất bánh trung thu Kinh Đô

2.4.1 Dành cho máy trộn bột liên tục


 Bối cảnh vận hành máy: máy sẽ thực hiện trộn hỗn hợp bột, các thành phần khác và
nước, vì vậy dễ bị han gỉ. Vì vậy, để đảm bảo được an toàn vệ sinh và hoạt động liên
tục của dây chuyển, cần phải thực hiện vệ sinh máy.  Chiến lược bảo trì định kỳ
 Nguồn lực bảo trì: vệ sinh thân máy và làm khô, công việc đơn giản.  Chiến lược
bảo trì định kỳ
 Đảm bảo sự an toàn: quá trình thực hiện đơn giản, không gây nguy hiểm cho công
nhân thực hiện.  Chiến lược bảo trì định kỳ
 Tính khả thi: dễ thực hiện, công nhân tháo rời phần nồi và chổi đánh để vệ sinh qua
dung dịch. Sau đó hong khô qua máy. Quá trình làm sạch không tốn quá nhiều thời
gian và công sức vì cấu tạo máy không quá phức tạp, người công nhân sẽ thực hiện
khi một ca sản xuất kết thúc.  Chiến lược bảo trì định kỳ
 Chi phí: chi phí cho công nhân vệ sinh và chất làm sạch, chi phí không cao.  Chiến
lược bảo trì định kỳ

 Lựa chọn chiến lược bảo trì định kỳ cho máy trộn bột liên tục.

2.4.2 Dành cho máy chia bột


 Bối cảnh vận hành máy: phần dao cắt bột cần được nhẵn và trơn để cắt bột, có thể bị
han gỉ. Do đó, để phần dao có thể làm việc có năng suất, cho ra mẻ bột đạt yêu cầu và
đảm bảo vệ sinh; cần phải giữ phần dao trong trạng thái mới.  Chiến lược bảo trì
theo định kỳ

17
 Khả năng bảo trì: lau chùi, vệ sinh dao; sau đó sẽ phết dầu lên phần dao.  Chiến
lược bảo trì định kỳ
 Đảm bảo an toàn: người công nhân được trang bị đồ bảo hộ là bao tay để tiến hành vệ
sinh và phết dầu lên phần dao; vì vậy đảm bảo sự an toàn cho công nhân thực hiện. 
Chiến lược bảo trì định kỳ
 Tính khả thi: việc vệ sinh và phết dầu không tốn quá nhiều thời gian, công sức 
Chiến lược bảo trì định kỳ
 Chi phí: công ty chỉ tốn chi phí chính cho phần dầu và một phần nhỏ chi phí cho công
nhân thực hiện.  Chiến lược bảo trì định kỳ

 Lựa chọn chiến lược bảo trì định kỳ cho máy chia bột

2.4.3 Dành cho máy nướng bánh công nghiệp

 Bối cảnh vận hành máy


− Đèn led: khoang của lò không còn sáng nữa, có thể là hệ thống đèn LED đã bị cháy.
 Chiến lược bảo trì theo sự cố

− Van điện từ phun nước có dấu hiệu rè, kèm theo đó là nước không ra hoặc phun không
đều. Điều này cho thấy rằng nó đã bị hỏng và có thể không dùng được nữa.
 Chiến lược bảo trì theo sự cố

18
 Nguồn lực bảo trì
− Đèn led: đèn led bị cháy cần được thay mới lại.  Chiến lược bảo trì theo sự cố
− Van phun nước: để lò nướng vận hành bình thường trở lại thì nên thay thế bằng van
khác.
 Chiến lược bảo trì theo sự cố

Tính khả thi: công nhân tiến hành thay đèn và van với vật tư được trang bị sẵn trong
kho.  Chiến lược bảo trì theo sự cố
 Đảm bảo an toàn: việc tiến hành thay mới không mất quá nhiều thời gian, đảm bảo an
toàn cho cả dây chuyền và công nhân tiến hành.  Chiến lược bảo trì sự cố
 Chi phí: chi phí cho vật tư thay mới và công nhân không cao.  Chiến lược bảo trì
theo sự cố

 Lựa chọn chiến lược bảo trì sự cố cho máy nướng

19
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC BẢO TRÌ CHO CÁ NHÂN
3.1 Chiến lược bảo trì cho máy lạnh

Ngày nay, máy lạnh đã trở thành một thiết bị không thể thiếu để chống lại cái nóng
như thiêu đốt của mùa hè. Ngoài ra, điều hòa không khí còn có thể cải thiện chất lượng
không khí trong nhà. Về cơ bản, điều hòa không khí có thể thay đổi nhiệt độ của không
khí tạo ra một môi trường thoải mái trong phòng. Tuy nhiên, nó chứa đựng một số nguy
cơ về sức khỏe, đặc biệt là khi không được bảo trì và làm vệ sinh đúng cách. Vì thế để
hạn chế hư hỏng và bảo vệ sức khỏe thì việc bảo trì là vô cùng quan trọng. Dưới đây là
một số tiêu chí lựa chọn cho chiến lược bảo trì máy lạnh.

 Bối cảnh vận hành: Máy lạnh sử dụng lâu ngày không được vệ sinh dẫn đến bộ lọc bị
bám bẩn quá nhiều, khả năng làm lạnh bị suy yếu, máy lạnh giảm tuổi thọ. Cùng với
chính sách bảo hành của nhà sản xuất, ta nên bảo hành định kỳ:
- Đối với hộ gia đình: Khoảng 3-4 tháng / lần nếu thường xuyên mở máy lạnh (gần
như cả ngày) hoặc khoảng 6 tháng/lần nếu chỉ thỉnh thoảng sử dụng máy lạnh như
3-4 ngày/tuần và 6-8 tiếng/ngày
- Đối với công ty, nhà hàng: Trung bình cứ 3 tháng/lần hoặc 2 tháng/lần tùy theo
môi trường có nhiều bụi bẩn hay không
- Đối với cơ sở, xí nghiệp sản xuất: Nên kiểm tra, vệ sinh khoảng 1 tháng/ lần vì tần
suất hoạt động dường như là liên tục.

 Vì thế ở bối cảnh vận hành, ta nên sử dụng chiến lược bảo trì định kỳ.

 Đảm bảo sức khỏe và an toàn: có thể dùng túi vệ sinh bao toàn bộ thân máy. Kế tiếp,
dùng dung dịch vệ sinh máy lạnh làm sạch các bộ phận trong dàn lạnh như cánh quạt
lồng sốc, bộ lọc không khí và các bộ phận khác. Điều này giúp làm sạch sâu máy lạnh,
đảm bảo sức khỏe người sử dụng, giảm những tác nhân gây bệnh về hô hấp do khí bụi
gây ra.  Chọn chiến lược bảo trì định kỳ cho máy lạnh.
 Tính khả thi: vệ sinh sơ bộ dàn lạnh của máy lạnh nhanh chóng, dễ thực hiện, không
mất quá nhiều thời gian. Đây là chiến lược bảo trì định kỳ.

20
 Chi phí: Bảo trì định kỳ sẽ giúp kéo dài được tuổi thọ của máy, hạn chế được những
sự cố có thể xảy ra. Ngoài ra thì việc sử dụng chiến lược bảo trì định kì với lạnh thì
người dùng có thể vệ sinh sơ bộ tại nhà giúp giảm thiểu được chi phí hoặc nếu thuê
dịch vụ thì chi phí không quá cao cho mỗi lần vệ sinh, so với việc chi trả cho chi phí
hư hỏng phát sinh thì chi phí bảo trì định kì có tính kinh tế hơn.
 Bảo trì theo định kỳ
3.2 Chiến lược bảo trì cho laptop

Công nghệ phát triển cho ra đời những sản phẩm hiện đại mang đến những lợi ích to
lớn cho mọi người. Một trong những sản phẩm thiết thực nhất dành cho mọi nhà hiện nay
là laptop. Laptop là một thiết bị có nhiều tiện ích trong cuộc sống, là một thiết bị hỗ trợ
cho học sinh, sinh viên, người đi làm trong quá trình học tập, trong quá trình làm việc;
hay là giúp cho con người về những hoạt động giải trí. Với nhiều lợi ích mà laptop mang
lại là thế, tuy nhiên máy tính sau khi sử dụng một thời gian có thể sẽ xảy ra hư hỏng đối
với các thiết bị như: bàn phím, màn hình, pin, chuột máy tính, case máy tính, CPU, ram, ổ
cứng, card đồ họa, quạt tản nhiệt,….Vì thế, để máy tính hoạt động tốt và ổn định thì
người sử dụng phải biết sử dụng vào bảo trì máy đúng cách.

Đối với bảo trì laptop thì nhóm sẽ chọn bảo trì cho 2 thiết bị:

- Bảo trì pin laptop: kiểm tra tình trạng pin, nếu pin quá yếu thi có thể thay pin bằng
cách tự thay tại nhà hay đến các cửa hàng sửa chữa máy tính để thay
- Bảo trì quạt tản nhiệt: có thể thực hiện kiểm vệ sinh và lau chùi. Nếu quạt laptop đặc
biệt bẩn hoặc bị bám bụi, bạn cũng có thể thổi khí nén qua lỗ thoát khí để làm sạch
hơn.

21
3.2.1 Đối với pin laptop
 Bối cảnh vận hành: đối với pin laptop khi sử dụng một khoảng thời gian có thể bị giảm
tuổi thọ so với lúc ban đầu, có trường hợp bị chai phồng lên do sạc và sử dụng không
đúng cách. Do pin thì ta có thể theo dõi tình trạng hoạt động của pin, nên sử dụng
chiến lược bảo trì theo tình trạng.
 Nguồn lực bảo trì sẵn có: Việc thay pin cần mở nhiều bộ phận của máy, chúng ta có
thể tự thay mới nếu nắm rõ các bươc hoặc đem đến nơi sửa chữa uy tín để đảm bảo an
toàn cho máy.  Chiến lược bảo trì theo tình trạng
 Đảm bảo an toàn cho người sử dụng: Việc thay pin nhìn chung sẽ khá an toàn khi
chúng ta thay ở các cửa hàng. Tuy nhiên nếu tự thay pin cần chú ý các bộ phận, nguồn
điện có thể gây cháy nổ không đáng có.  Chọn chiến lược bảo trì theo tình trạng
 Tính khả thi: Chúng ta có thể theo dõi tình trạng của pin và có thể mang ra các cửa
hàng để thay mới.  Chiến lược bảo trì định kỳ
 Chi phí: chi phí thay pin khá đặt đỏ, nếu chúng ta thay định kỳ sẽ tốn rất nhiều chi phí.
Thay vào đó chúng ta có thể theo dõi tình trạng pin và thay đúng lúc, sẽ giảm được chi
phí rất nhiều.  Chiến lược bảo trì theo tình trạng
 Chiến lược bảo trì theo tình trạng
3.2.2 Đối với quạt tản nhiệt
 Bối cảnh vận hành: Máy tính hoạt động lâu ngày, bụi bẩn bám vào quạt tản nhiệt
khiến cho máy nhanh nóng, máy chạy chậm, treo, đơ máy, quạt tản nhiệt kêu to nhưng
không thấy nhiều khí nóng thoát ra khe tản nhiệt. Chính vì thế ta nên sử dụng chiến
lược bảo trì định kỳ để đảm bảo máy luôn hoạt động ổn định.  Chiến lược bảo trì
định kỳ
 Nguồn lực bảo trì sẵn có: có thể vệ sinh, lau chùi đơn giản hoặc sử dụng thổi khí nén
qua lỗ thoát khí để làm sạch hơn cho quạt.  Chiến lược bảo trì định kỳ
 Đảm bảo sức khỏe và an toàn: vệ sinh, lau chùi quạt tản nhiệt giúp duy trì hoạt động
bình thường của laptop. Tránh được bụi bẩn bám vào quạt tản nhiệt gây hại cho sức

22
khỏe người sử dụng. Ta nên sử dụng chiến lược bảo trì định kỳ.  Chiến lược bảo trì
định kỳ
 Tính khả thi: việc vệ sinh, kiểm tra quạt cũng khá dễ dàng thực hiện. Nếu chúng ta
muốn quạt có thể sạch hơn thì có thể mang đến các cửa hàng sữa chữa máy tính để vệ
sinh. Vì vậy ta có thể sử dụng chiến lược bảo trì định kỳ cho quạt tản nhiệt.  Chiến
lược bảo trì định kỳ
 Chi phí: vệ sinh định kỳ cho quạt thì chi phí sẽ không quá cao. Nếu để lâu dẫn đến hư
hỏng các bộ phận khác của laptop sẽ mất nhiều chi phí hơn.
 Chiến lược bảo trì định kỳ

23
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Với sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp như hiện nay, vấn đề bảo trì
công nghiệp có đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh –
sản xuất của doanh nghiệp. Đáng chú ý, để nâng cao được hiệu quả của bảo trì chính là
việc lựa chọn chiến lược bảo trì sao cho phù hợp với tình hình và năng lực hiện có của
doanh nghiệp. Chiến lược bảo trì đúng đắn và phù hợp sẽ là phương hướng chính cho
hoạt động bảo trì của doanh nghiệp; các kế hoạch cũng như phương hướng thực hiện sẽ
tuân theo phương hướng này trong suốt quá trình doanh nghiệp triển khai thực hiện.

Chiến lược bảo trì thể hiện sự phù hợp theo từng giai đoạn hoạt động (ngắn hạn hoặc
dài hạn) của doanh nghiệp. Nó cũng có thể thay đổi tùy theo từng thời kỳ khác nhau. Vì
vậy, một yêu cầu cần phải thực hiện đó là người quản lý cần giám sát và theo dõi hiệu quả
của hoạt động bảo trì cũng như tình hình hoạt động của máy móc thiết bị để đưa ra những
sự điều chỉnh cần thiết. Hiệu quả kinh tế chính là minh chứng rõ ràng nhất cho việc sử
dụng chiến lược bảo trì.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý rằng mỗi loại thiết bị, máy móc đều sẽ có các
chiến lược bảo trì khác nhau, phù hợp cho từng tình huống khác nhau. Vì thế không có
chiến lược bảo trì nào là tốt nhất chỉ có chiến lược bảo trì phù hợp và tối ưu. Hiểu rõ điều
này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nguồn lực, giảm thiểu các rủi
ro không đáng có trong quá trình thực hiện bảo trì.

24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quang Anh (2022), Mô hình kinh doanh của bánh trung thu Kinh Đô có gì đặc
biệt, Marketing AI blog, https://marketingai.vn/mo-hinh-kinh-doanh-cua-banh-
trung-thu-kinh-do-co-gi-dac-biet/, 9/4/2022
2. Công ty cổ phần Kinh Đô (6/2013), Báo cáo Bạch của công ty cổ phần Kinh Đô,
http://static2.vietstock.vn/data/HOSE/2013/BAN%20CAO%20BACH/VN/KDC_
Bancaobach_PhatHanhThem_2013.pdf, 12/4/2022
3. Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Điện An Thịnh (8/2017), Tại sao phải làm
bảo trì? Why have to do maintenance, https://anthinhservices.com/tin-tuc/tai-sao-
phai-lam-bao-tri-why-have-to-do-maintenance-, 16/4/2022
4. Nguyễn Phương Quang (2016), Quản lý bảo trì Công nghiệp, Nhà xuất bản Đại
học Quốc Gia TP.HCM

25

You might also like