Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên : Nguyễn Phi Hùng

Đậu Duy Anh


Nguyễn Thị Phương Lan
Nguyễn Ngọc Bích
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
MỞ ĐẦU
Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các nền kinh tế, kèm theo đó là sự
hòa nhập công nghiệp hóa - hiện đại hóa từng quốc gia mà các nước trên thế giới
nói chung và cả Việt Nam nói riêng đều thực hiện các điều ước quốc tế, nhưng
do điều kiện cơ sở hạ tầng của từng nước khác nhau nên pháp luật áp dụng của
các nước đó cũng có sự khác nhau, dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật giữ các
quốc gia. Vậy xung đột pháp luật được nhắc đến ở đây có nghĩa là gì? Phạm vi
của xung đột pháp luật được thể hiện ra sao? Xung đột pháp luật về quan hệ sở
hữu đối với tài sản được quy định như thế nào trong luật? Để giải quyết những
vấn đề trên, nhóm 05 chúng em xin lựa chọn đề tài: …..để làm vấn đề nghiên
cứu và đánh giá.
KẾT LUẬN
Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ sở hữu tài sản là vấn đề khá phổ
biến khi đề cấp tới quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế. Phương pháp xung đột
và phương pháp thực chất là hai phương pháp quan trọng để giải quyết xung đột
pháp luật. Để làm sáng tỏ hơn các vấn đề liên quan đến quan hệ sở hữu trong tư
pháp quốc tế cần phải nghiên cứu một số vấn đề như: Vấn đề chuyển dịch rủi ro
trong mua bán hàng hóa quốc tế, vấn đề quốc hữu hàng hóa tài sản thuốc quyền
sở hữu của người nước ngoài và sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam... Hiện nay, bằng việc kết hợp giữa phương pháp xung đột và phương pháp
thực chất, những quan hệ sở hữu tài sản tại Việt Nam đã được giải quyết một
cách thỏa đáng.
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về xung đột pháp luật về quan hệ sở hữu tài sản có
yếu tố nước ngoài
1.1. Khái niệm về quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài
Quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế là các quan hệ sở hữu có yếu tố nước
ngoài, được xem là có yếu tố nước ngoài khi quan hệ sở hữu đó thoả mãn một số
điều kiện nhất định mà pháp luật quy định 1
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 663 BLDS 2015, thì yếu tố nước ngoài trong quan
hệ sở hữu được thể hiện trong các trường hợp sau:
“ a, Có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ sở hữu là cá nhân, pháp
nhân nước ngoài;
b, Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ sở hữu đó xảy ra tại
nước ngoài;
c, Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
đối tượng của quan hệ sở hữu đó ở nước ngoài.”
Quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài sẽ làm phát sinh xung đột pháp luật.
Đó là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng
có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.
1.2. Xung đột pháp luật về quan hệ sở hữu tài sản và các phương pháp giải
quyết
Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các
nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự
theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (quan hệ tư pháp quốc tế).
Xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện
nay được giải quyết dựa trên hai phương pháp là phương pháp thực chất và
phương pháp xung đột.
1.2.1. Phương pháp thực chất
Phương pháp thực chất là phương pháp dùng quy phạm thực chất, trực tiếp
điều chỉnh quan hệ mà không cần qua bất kì một khâu trung gian nào.2
Quy phạm thực chất được coi là loại quy phạm dễ áp dụng và phương pháp
thực chất là phương pháp đơn giản nhất, nhanh chóng nhất trong việc giải quyết

1
Giáo trình Tư pháp quốc tế, tr 252
2
Giáo trình Tư pháp quốc tế, tr.56
xung đột pháp luật. Quy phạm thực chất có hai loại là quy phạm thực chất thống
nhất và quy phạm thực chất thông thường.
Phương pháp thực chất được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất để giải
quyết xung đột pháp luật, nhưng nó không phải là phương pháp duy nhất. Do
phương pháp này sử dụng các quy phạm thực chất mà phần lớn là các quy phạm
thực chất thống nhất mà không phải lĩnh vực nào cũng có điều ước quốc tế, đôi
khi trong quá trình đàm phán, thương lượng để xây dựng điều ước quốc tế để
thống nhất các quy phạm thực chất cũng rất khó khăn và có nhiều trường hợp
không thể thực hiện được. Vậy nên bên cạnh phương pháp thực chất để giải
quyết xung đột pháp luật, tư pháp quốc tế còn sử dụng một phương pháp nữa đó
là phương pháp xung đột.
Khi áp dụng phương pháp thực chất để giải quyết xung đột pháp luật về
quan hệ sở hữu tài sản sẽ tạo ra sự dễ dàng, thống nhất, linh hoạt, rõ ràng thông
qua việc quy định cụ thể như người nước ngoài được sở hữu những loại tài sản
gì; cho phép họ sử dụng quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) và quyền
khác đối với tài sản ra sao,…
Ví dụ: Khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ
của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài.3
1.2.2. Phương pháp xung đột
Phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột để
giải quyết xung đột pháp luật.4 Đây là các quy phạm đặc biệt, không quy định
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, không quy định các hình thức
và biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với bên vi phạm.
Nhiệm vụ của quy phạm pháp luật xung đột chỉ là xác định hệ thống pháp
luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ.
Ví dụ: Quy định tại điều 677 BLDS 20155 là một quy phạm xung đột bởi quy
phạm này xác định luật áp dụng để định danh tài sản là luật nơi có tài sản, còn
bất động sản hay động sản thì quy phạm này không làm rõ được.

3
Luật nhà ở 2014
4
Giáo trình Tư pháp quốc tế, tr.56
5
Bộ luật dân sự 2015
Phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh gián tiếp bởi phương pháp
này chỉ lựa chọn hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng chứ không có giải
pháp nội dung cụ thể để giải quyết trọn vẹn vấn đề. tuy nhiên, có một số trường
hợp pp xung đột được sử dụng để giải quyết các qhe không có xung đột pháp
luật nhưng thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế ( Ví dụ trong các
quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài).
Phương pháp xung đột là phương pháp phổ biến và đặc thù, nó phức tạp hơn
phương pháp thực chất, cần nắm được các vấn đề cơ bản liên quan đến quy
phạm xung đột để hiểu rõ và vận dụng đúng phương pháp này.

You might also like