Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Tình hình Đã Nẵng từ thế kỉ 16-19 ( Nhi, Thái Khoa)

Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn nhất miền
Trung Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều
thế kỉ trước.

Năm 1645
          Những di dân người Hoa đến Hội An được chúa Nguyễn cho phép cư trú lâu dài ở Đàng
Trong và lập thành làng Minh Hương đầu tiên được hưởng nhiều chính sách ưu đãi. Sự kiện này
đánh dấu chủ trương mở cửa của chúa Nguyễn nhằm phát triển mậu dịch với bên ngoài.

Đà Nẵng trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh và thời Tây Sơn trở thành vùng tranh
chấp dữ dội và đã chứng kiến những trận đánh quyết liệt của quan quân nhà Nguyễn
trong cuộc tấn công vào cửa Đà Nẵng và Đại Chiêm. Năm 1797, quân Nguyễn Ánh đem
đại binh tiến đánh Đà Nẵng.

Năm 1835, Sang thế kỉ 18, việc giao thương ở Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp vì giang cảng Hội
An không đủ sâu và rộng để dung chứa các thuyền lớn của phương Tây. Các thương nhân
thuộc công ty Đông Ấn, Pháp đến Đà Nẵng và Hội An để thăm dò thị trường
khi vua Minh Mạng có dụ: “Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, còn các biển khác không được
tới buôn bán” thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Từ thời điểm
này trở đi, thay vì cửa Đại Chiêm như trước đây, các quan hệ về buôn bán, ngoại giao ngày
một tập trung dần vào một đầu mối chính của miền Trung là cửa biển Đà Nẵng. Nhờ vị trí và
vai trò ngày càng quan trọng với miền Trung, Đà Nẵng bắt đầu phát triển các ngành tiểu thủ
công nghiệp địa phương như những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm sản, các
dịch vụ thương mại liên quan.

Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng.
Sau khi thành lập Liên bang Đông Dương thì Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam với

Nhà Nguyễn

Với vị trí chiến lược quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an nguy của kinh đô Phú
Xuân, Đà Nẵng là một quân cảng và một thương cảng quan trọng bậc nhất của triều
Nguyễn. vương triều Nguyễn đã chú trọng xây dựng tại đây một hệ thống quản lý và
phòng thủ cảng biển đặc biệt. Năm 1813, Nguyễn Văn Thành lập pháo đài Điện Hải
và đồn An Hải gần sông Hàn để quan sát ngoài biển, phòng thủ Đà Nẵng. Trung
tâm hành chính của tỉnh Quảng Nam được chuyển từ Dinh Chiêm (gần Hội An) ra
đại đồn La Qua (Vĩnh Điện).
Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15) đồn đổi tên là thành Điện Hải.
Năm 1835, thì Đà Nẵng trở thành hải cảng chính thức và duy nhất thực thi chính
sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các nước đến quan hệ qua đường biển.
Vua Thiệu Trị cũng đặc biệt quan tâm đến việc an ninh cảng biển tại Đà Nẵng và đưa ra
những quy định chặt chẽ quản lý người phương Tây đến buôn bán tại đây.
Nhà Nguyễn tiếp tục thực thi nhiều chính sách khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối
với quần đảo Hoàng Sa. .
giai đoạn 1843-1857 thì mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp đã trở nên
nóng bỏng.Tháng 3 năm 1847, Augustin de Lapierre chỉ huy tàu Gloire cập bến Đà Nẵng,
trình thư cho nhà Nguyễn nhưng bị từ chối.
15 tháng 4 năm 1847, tàu Pháp đụng độ với bốn tàu của triều đình Huế , đánh tan
quân triều đình chỉ sau hai giờ. Giữa tháng 9 năm 1856, tàu Catinat do Lelieur chỉ huy
ghé Đà Nẵng, trình quốc thư nhưng tiếp tục bị nhà Nguyễn từ chối. Ngày 28 tháng 9,
phía Pháp cho tàu Catinat nã súng vào các pháo đài bảo vệ Đà Nẵng và cho quân đổ bộ
đóng đinh vô hiệu hóa nhiều khẩu thần công của Việt Nam Tính chung suốt từ 1843
đến 1857, Pháp đã sáu lần gửi chiến hạm đến Đà Nẵng.

Thời Pháp thuộc

Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào
Đà Nẵng. Ngày 25 tháng 8 năm 1883, triều đình Huế buộc phải ký với Pháp Hiệp ước
Harmand. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để
thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa ở đây. [76]
Ngày 17 tháng 8 năm 1888, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập ba thành phố ở
Việt Nam là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Ngày 3 tháng 10 năm 1888, Vua Đồng
Khánh buộc phải ký một đạo dụ gồm 3 khoản quy định rõ "...Đà Nẵng được chính
phủ Đại Nam  kiến lập thành nhượng địa Pháp và nhượng trọn quyền cho chính phủ Pháp,
và chính phủ Đại Nam từ bỏ mọi quyền hành trên lãnh thổ đó". Theo phụ đính của đạo dụ
này, năm xã của huyện Hòa Vang gồm Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương
và Nại Hiên Tây nằm bên tả ngạn sông Hàn được cắt giao cho Pháp để lập "nhượng
địa" Tourane với diện tích 10.000 ha. Ngày 24 tháng 5 năm 1889, Toàn quyền Đông
Dương Étienne Richaudra nghị định thành lập thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng
Nam. Đà Nẵng là thành phố loại 2, tương tự như thành phố Chợ Lớn thành lập trước
đó. Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay
vì triều đình Huế. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý do Khâm sứ đề nghị và Toàn
quyền bổ nhiệm.[79] Ngày 15 tháng 1 năm 1901, dưới sức ép của Pháp, Vua Thành
Thái buộc phải ký một đạo dụ nới rộng nhượng địa Đà Nẵng thêm 14 xã, cụ thể là
thêm 8 xã thuộc huyện Hòa Vang bên tả ngạn sông Hàn và 6 xã thuộc huyện Diên
Phước bên hữu ngạn sông Hàn. Ngày 19 tháng 9 năm 1905, Toàn quyền Đông
Dương ra nghị định tách Đà Nẵng khỏi tỉnh Quảng Nam để trở thành một đơn vị
hành chính độc lập gồm 19 xã. Như vậy vào đầu thế kỷ XX, thành phố Tourane/Đà
Nẵng đã vươn về phía tây và tây bắc, còn phía đông thì đã vượt sang hữu ngạn sông
Hàn chiếm trọn bán đảo Sơn Trà.

Đà Nẵng hiện nay (tuấn, khoa)


thành phố Đà Nẵng thành phố được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng của
Việt Nam như chúng ta đã biết Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương duy
nhất nằm ở vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam là trung tâm kinh tế chính trị
công nghiệp tài chính du lịch dịch vụ Văn hóa giáo dục y tế khoa học công nghệ
khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của toàn bộ khu vực miền Trung Tây Nguyên về
mặt địa lý thì thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm của cả nước phía bắc giáp
với tỉnh Thừa Thiên Huế được ngăn cách Bởi đèo Hải Vân phía Nam giáp với tỉnh
Quảng Nam và cuối cùng là giáp với biển đông ở phía đông cách quần đảo Hoàng
Sa của nước ta khoảng 350km hiện nay thành phố Đà Nẵng có 8 đơn vị hành
chính. Trong đó bao gồm gồm 6 quận (Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu,
Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê) và 2 huyện (Hòa Vang, Hoàng Sa).
sở hữu diện tích tự nhiên 1285 km vuông và dân số trên toàn địa bàn thành phố xấp
xỉ 1,2 triệu người với mật độ dân số khoảng 883 người trên 1 km vuông trong đó
dân số tập trung chủ yếu ở ở khu vực ven biển đặc biệt ở khu vực trung tâm thành
phố và thưởng thức rất nhiều về phía tây
Đầu tư cho y tế, giáo dục bảo đảm cuộc sống có chất lượng cao cho người dân là
một mục tiêu quan trọng trong những nỗ lực của thành phố này. Trong thời điểm
hiện tại, Đà Nẵng có 15 trường Đại học, học viện, 17 trường cao đẳng; nhiều
trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc
học phổ thông tới ngành học mầm non. Chính quyền cũng tạo nhiều chính sách
dành cho học sinh và sinh viên. Như tiền thưởng cho học sinh đạt giải cấp quốc gia
với Giải Nhất: 4 triệu đồng, Giải Nhì: 2 triệu đồng, Giải Ba: 1 triệu đồng. Học
bổng hằng tháng cho học sinh học trường chuyên Lê Quý Đôn,....
Về y tế Đà Nẵng hiện có 18 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và
trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường với hơn 900 phòng khám chữa
bệnh tư.  Cùng với sự hình thành của trường đại học Y Dược và trường Đại học Kỹ
thuật Y tế trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành
trung tâm y tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Trong đợt dịch vừa qua Đà
Nẵng cũng đã tổ chức tiêm vắc xin trên địa bàn toàn cả nước cho trẻ em từ 13 tuổi
trở lên và hiện nay chính phủ cũng bắt đầu tiêm vac sin vs các trẻ em từ 5-12t.

Từ năm 1997, khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Đà Nẵng đã có nhiều
thay đổi theo hướng tích cực. Trong hơn 10 năm qua, Đà Nẵng đã liên tục thay đổi
gương mặt của mình. Chưa bao giờ trong quá trình phát triển, Đà Nẵng quyết liệt
như thế trong nhu cầu tự làm mới mình. Sự phát triển Đà Nẵng vừa là nhu cầu tự
thân, vừa là để đáp ứng yêu cầu của một thành phố đầu tàu có sứ mệnh liên đới
trách nhiệm đối với miền Trung trong giai đoạn mới của đất nước.
Chỉ trong mấy năm trở lại đây, Đà Nẵng đã khác trước nhiều. Những vận động nội
lực đã khiến Đà Nẵng ngày càng mở rộng tầm vóc của mình. Bắt đầu từ kế hoạch
phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở về hạ tầng giao thông, tiến hành chỉnh trang
đô thị, xây dựng một môi trường mới hiểu theo nghĩa rộng, tạo điều kiện cho công
cuộc phát triển mới. Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong những năm qua Đà
Nẵng đã có những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển. Tốc độ GDP
bình quân tăng cao hơn mức bình quân chung của cả nước, giá trị sản xuất các mặt
hàng công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện … kim ngạch xuất
khẩu tăng, các ngành du lịch thương mại, dịch vụ chuyển biến tích cực.
Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Đà Nẵng là
nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, công
nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…
Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
20% /năm. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương
đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam
Đà Nẵng hiện là trung tâm lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, với
hơn 40 ngân hàng thương mại nhà nước, thương mại cổ phần, liên doanh, và công
ty tài chính đang hoạt động, cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán
quy mô lớn…
Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu chính lớn nhất nước với tất
cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di
động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet…, chuyển tiền nhanh, chuyển phát
nhanh, điện hoa…
Dịch vụ du lịch phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và quan
trọng, bước đầu đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch lớn của khu vực và cả
nước, có khả năng cạnh tranh quốc tế và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-
xã hội của Thành phố. Năm 2018, tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng ước đạt
7,47 triệu lượt, gấp 1,4 lần so với năm 2016; du lịch đóng góp trên 24% GRDP,
trong đó đóng góp trực tiếp là 14%

Đà Nẵng cũng chịu ảnh hưởng rất lơn từ khi dịch bệnh bùng nổ.
Năm 2019 Đà Nẵng chứng kiến mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2013 đến
nay với chỉ số tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,47%, không đạt kế hoạch
đề ra là 8-9%. Toàn TP có tới hơn 2.000 khu đất bị đình trệ, chậm trễ trong giao
dịch.
Năm 2020, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8 – 9% và nhiều chỉ tiêu KT-XH khác đã
không thể hoàn thành như kế hoạch Nghị quyết đã đề ra. Đây cũng là năm đầu tiên
trong 23 năm từ khi chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng kinh tế - xã hội của TP.
Đà Nẵng tăng trưởng âm.
Năm 2121, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), tổng
thu ngân sách tăng; các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từng bước phục hồi.
Đây có thể xem là thành quả bước đầu của giai đoạn bình thường mới.
Kết thúc quý I/2022, kinh tế TP. Đà Nẵng có chuyển biến tích cực, tổng sản phẩm
trên địa bàn (GRDP) ước tăng 0,89% so với cùng kỳ 2021. Các doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nhằm
Chạy suốt theo chiều dài thành phố, dòng sông Hàn chia Đà Nẵng thành 2 nửa
Đông – Tây. Với 09 cây cầu bắc ngang, hai bờ sông Hàn được kết nối, giao thông
thuận tiện hơn, kinh tế các vùng của thành phố ngày càng phát triển đồng đều, các
tiềm năng du lịch, kinh tế được thành phố khai thác:
 1. Cầu Rồng - Cây Cầu Nổi Tiếng Nhất Đà Nẵng. ( Khánh thành năm
2013, Cầu Rồng là cây cầu thứ 6 bắc qua sông Hàn. Cây cầu dài 666m, có
thiết kế ấn tượng từng được vinh danh quốc tế bằng Giải thưởng Kỹ thuật
xuất sắc (EEA) của Hội đồng Các công ty kỹ thuật Mỹ (ACEC) năm 2014.)
 2. Cầu Trần Thị Lý - Cây Cầu Đẹp Nhất Đà Nẵng(Cầu Trần Thị Lý
là cây cầu dây văng huyền ảo nhất trên sông Hàn, nó trở thành một điểm
nhấn độc đáo cho cảnh quan đô thị Đà Nẵng. Đứng từ xa, cây cầu như cánh
buồm đầy màu sắc đang vươn ra biển lớn, thể hiện khát vọng vươn lên của
con người Đà Nẵng.)
 3. Cầu Thuận Phước - Cây Cầu Có Kiến Trúc Độc Đáo Đà Nẵng
(Hướng nhìn từ cầu về phía cửa biển, bạn có thể chiêm ngưỡng bán đảo
Sơn Trà sừng sững hiện ra, và ngược lại từ đỉnh Sơn Trà, du khách sẽ nhận
ra cầu Thuận Phước như một dải lụa mềm mại, uốn lượn bắc qua sông Hàn
thơ mộng. Không chỉ góp phần tạo nên điểm nhấn cho du lịch mà cầu Thuận
Phước còn là cầu nối giao thương, kinh tế cảng biển Đà Nẵng.)
 4. Cầu Nguyễn Văn Trỗi - Cây Cầu Của Giới Trẻ Đà Nẵng
 5. Cầu Tuyên Sơn - Cây Cầu Lâu Đời Đà Nẵng
 6. Cầu Tình Yêu - Cây Cầu Lãng Mạn Nhất Đà Nẵng
 7. Cầu Nguyễn Tri Phương - Cây Cầu Bắt Qua Sông Hàn Đà Nẵng
 8. Cầu Sông Hàn - Cây Câu Quay Duy Nhất Tại Đà Nẵng
 9. Cầu Hòa Xuân - Cây Cầu Công Nghệ Mới Đà Nẵng
Bên cạnh đó Đà Nẵng còn có các cây cầu như cầu Ngã ba huế (Cây cầu có ý
nghĩa phồn thực, trụ tháp là Linga tượng trưng cho dương tín, vòng xuyến là
Yoni, tượng trưng cho âm tín, âm-dương kết hợp tạo ra sự phồn vinh và tái sinh
của vũ trụ. Đây là những linh vật của nền văn hóa Chăm-pa. Một cây cầu mà
nó mang rất nhiều ý nghĩa: giao thông, đặc trưng vùng miền và tính thẩm mỹ
cao.) Cầu Vàng Bà Nà Hills địa điểm check in nổi tiếng ở Việt Nam và toàn
thế giới.

Xét về du lịch được ví là thiên đường nghỉ dưỡng của Việt Nam khi ra nắng may
mắn sở hữu nhiều bãi biển đẹp trải dài xoay xoay và các trắng miên man tiền Hình
như bãi tắm Mỹ Khê được mệnh danh là một trong những bãi biển đẹp nhất hành
tinh bên cạnh đó Đà Nẵng còn mang nhiều nét đẹp hấp dẫn khi có bán đảo Sơn Trà
với mình ra biển có dãy Ngũ Hành Sơn Đà hùng vĩ có chùa Linh Ứng tuyệt đẹp và
không thể không nhắc đến đó là Bà Nà Hills cái tên làm nên thương hiệu cho Du
lịch thành phố Đà Nẵng đưa du lịch trở thành xương sống cho nền kinh tế của Đà
Nẵng Đóng góp to lớn vào tầm sản phẩm xây dựng GDP của thành phố trong
những năm gần đây trong năm 2019 Đà Nẵng đón khoảng 8,619 triệu lượt khách
du lịch vận tốc đầu của cả nước xét về quy hoạch trong tương lai
 

You might also like