Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

II, Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến

chống đế quốc Mỹ xâm lược , giải phóng miền Nam , thống nhất đất
nước ( 1954-1975)
1.Sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng hai miền Nam – Bắc (1954-1965)

a, Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ
gìn lực lượng sang thế tiến công ( 1954- 1960)

 Bối cảnh lịch sử:


Sau Hiệp định Giơnevơ(7/1954), đất nước bị chia làm 2 miền với chế độ chính trị xã hội khác nhau:
miền Bắc được giải phóng và phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, miền Nam trở thành thuộc
địa kiểu mới của Mỹ.

Miền bắc

 Đường lối của Đảng:


Tình hình phức tạp nêu trên đã đặt Đảng ta trước một yêu cầu bức thiết là phải vạch ra
đường lối đung đắn, phù hợp tình hình mỗi bên, tinh hình cả nước và xu thế thời đại.
-Tháng 9/1954, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc trước mắt là hàn gắn vết
thương chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định xã hội.
-Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (3/1955) và lần thứ 8 (8/19550): củng cố miền Bắc,
đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 10 (9/1956) : đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm
trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, công khai tự phê bình.
- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 13(12/1957): đường lối tiến hành đồng thời hai chiến
lược cách mạng được xác định
- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 14 ( 11/1958) đề ra kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế,
văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh (1958-
1960)
- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 16 (4/1959): xác định hình thức và bước đi của hợp tác
xã, chủ chương cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, ….
Kết quả của 3 năm phát triển kinh tế-văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa ( 1958-1960) :
Miền Bắc được củng cố, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương vững
chắc cho cách mạng Việt Nam

Miền nam
 Bối cảnh lịch sử:
Từ năm 1954,đế quốc Mỹ thay chân Pháp thống trị miền Nam.
Âm mưu :biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, một mắt xích quan trọng trong hệ
thống căn cứ quân sự ở Đông Nam Á
 Đường lối Cách Mạng:
-15-17/7/1954, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đã chỉ rõ: Đế
quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương
-Ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng bào và cán bộ, chiến sĩ
cả nước nhấn mạnh “ Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ
thống nhất, đồng bào cả nước nhất đinh được giải phóng
-9/1954, Hội nghị Bộ Chính Trị : chỉ ra đặc điểm của cách mạng, chuyển từ chiến
tranh sang hoà bình, nước nhà tạm chia làm 2 miền
-10/1954, Xứ ủy Nam Bộ được thành lập do Lê Duẩn làm bí thư
-8/1954, Lê Duẩn soạn thảo xong Đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam , nêu
rõ để chống Mỹ và tay sai , nhân dân miền Nam phải tiến hành con đường cách
mạng
-1/1959, Hội nghị Trung ương 15,vạch ra con đường cơ bản của CM miền
Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân , kết hợp đấu tranh chính trị
và vũ trang

-Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương 15, toàn miền Nam đã dấy lên phong
trào Đồng Khởi mạnh mẽ.

Diệm, xây dựng một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình
thống nhất nước nhà.
 Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi là “bước nhảy vọt” có ý nghĩa lịch sử, đưa cách
mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ khởi nghĩa từng phần
sang chiến tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.
-20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đươjc thành lập tại xã
Tân Lập( Tây Ninh) do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch

b, Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phát triển thế tiến công của cách mạng miền nam
(1961-1965)

Miền bắc
 Hoàn cảnh lịch sử:
- Miền Bắc thắng lợi trong việc cải tạo và khôi phục kinh tế, cách mạng miền Nam nhảy vọt sau Đồng
Khởi.

 Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội:
-Nhiệm vụ chung: xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh.

-Hai nhiệm vụ chiến lược có mỗi quan hệ mật thiết với nhau: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc và giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà.
-Vai trò, vị trí của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam

-Con đường thống nhất Tổ quốc: tiến hành hai chiến lược cách mạng, kiên trì con đường hòa bình
thống nhất theo tinh thần Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hòa
bình thống nhất Việt Nam.

-Triển vọng cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà: gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài song nhất
định thắng lợi, đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

• Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965):
-Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
-Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã mở nhiều hội nghị chuyên đề nhằm cụ thể hóa
đường lối, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
-Nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua được triển khai; thực hiện được hơn bốn
năm (tính đến ngày 5-8-1964) thì được chuyển hướng do phải đối phó với chiến tranh
phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ; những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch đã cơ bản
hoàn thành.
- Kế hoạch 5 năm đang thực hiện có kết quả ngày 7/2/1965, Mĩ gây chiến tranh phá hoại
miền Bắc lần thứ nhất, miền Bắc chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp
với điều kiện chiến tranh.

Miền nam
• Bối cảnh lịch sử
-Từ những năm 1961, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất
bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-
1665).

-Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm triển khai thực hiện kế hoạch bình định miền
Nam trong vòng 18 tháng, dự định lập 17.000 ấp chiến lược là “quốc sách”.

• Âm mưu
-“Dùng người Việt đánh người Việt”
• Miền Nam từ năm 1961 và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng:
-Hội nghị của Bộ Chính trị (đầu năm 1961, 1962): giữ vững và phát triển thế tiến công; từ
khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng; kết hợp khởi nghĩa của
quần chúng với chiến tranh cách mạng, giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh chính trị với
nâng tầm đấu tranh vũ trang; đánh địch bằng 3 mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh
vận) trên 3 vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, thành thị).
-Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 ( cuối năm 1963): đấu tranh chính trị song song với
đấu tranh vũ trang (đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định trực tiếp), nhấn mạnh
yêu cầu mới của đấu tranh vũ trang; cách mạng miền Bắc là căn cứ địa, hậu phương đối
với cách mạng miền Nam đồng thời sẵn sàng đối phó với các âm mưu đánh phá.

• Kết quả:
-Cách mạng miền Nam có chiến thắng vang dội ở Ấp Bắc (Mỹ Tho). Chiến thắng Ấp Bắc
(2-1-1963) đã thể hiện sức mạnh và hiệu quả của đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu
tranh chính trị và binh vận.
-Ngày 1-11-1963, dưới sự chỉ đạo của Mỹ, lực lượng quân đảo chính đã giết chết anh em
Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu.
-Đến đầu năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ đã hoàn toàn bị
phá sản.

2. Lãnh đạo cách mạng cả nước ( 1965-1975)


a. Đường lối kháng chiến chống Mỹ , cứu nước của Đảng .

• Trước hành động gây “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, tiến hành
chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung ương
lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12 (12/1965) đã đề ra đường lối kháng
chiến:
-Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc: Nhận định tình hình và phát
động cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong toàn quốc.
-Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược”, hoàn thành CM dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình
thống nhất nước nhà.
-Phương châm chỉ đạo chiến lược chung: Chiến tranh nhân dân, kháng chiến lâu dài, dựa vào
sức mình là chính, càng đánh mạnh, mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành
thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.
-Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến
công, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, vận dụng 3 mũi giáp công và 3 vùng
chiến lược, đấu tranh quân sự có tính quyết định trực tiếp
-Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, xây dựng miền Bắc
trong điều kiện có chiến tranh , chống chiến tranh phá hoại, bảo vệ miền Bắc, chi viện cho
miền Nam, đề phòng địch mở rộng chiến tranh.
-Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền
Bắc là hậu phương lớn. Nhiệm vụ của cách mạng hai miền không tách rời nhau, mà mật
thiết gắn bó nhau, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, hòa bình, thống nhất Tổ quốc.
b) Xây dựng hậu phương, chống chiến tranh phá hoại của đế quóc Nỹ ở miền Bắc; giữ vững
thế chiến lược tiến công, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965-
1968)

*Miền Bắc
-cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ có ý đồ đưa miền Bắc trở về thời đồ đá, đè bẹp ý chí
quyết tâm chống Mỹ cứu nước của cả dân tộc ta
-chủ trương của miền Bắc:
+kịp thời chuyển hướng kinh tế
+tăng cường lực lượng quốc phòng
+ra sức chi viện cho miền Nam
+kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức
→Làm chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp chống Mỹ xâm lược

*Miền Nam
-quân và dân anh dũng chiến đấu chống chiến lược ‘chiến tranh cục bộ’
-phong trào đấu tranh chính trị vẫn tiếp tục phát triển với mức độ ngày càng quyết liệt
-28/1/1967 Hội nghị lần 13 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII quyết định mở mặt
trận ngoại giao để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
-cuộc tấn công trong tiết Mậu Thân là bước ngoặt quan trọng trong chủ trương của Đảng.
Tuy nhiên trong quá trình lãnh đạo có sự chủ quan nên đã đưa ra yêu cầu chưa sát với thực
tế
→Cách mạng miền Nam lâm vào thời kỳ khó khăn nghiêm trọng do bị tổn thất lớn về lực
lượng và thế trận
c) Khôi phục kinh tế, bảo vệ miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước

*Miền Bắc
-Đảng lãnh đạo nhân dân các kế hoạch ngắn hạn để khắc phục hậu quả sau chiến tranh và
tăng cường lực lượng cho miền Nam
-2/9/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
-nhân dân miền Bắc khẩn trương khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương sau chiến tranh
-tháng 4/1972 mi tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai Trong 12 ngày đêm
-Cuối năm 1972 chiếng thắng Điện Biên Phủ
-21/1/1973 ký kết Hiệp định Paris miền Bắc lập lại hòa bình
-đến năm 1975 xây dựng được tiềm lực kinh tế và quốc phòng hoàn thành nhiệm vụ hậu
phương

*Miền Nam
- Mỹ áp đặt chiến lược toàn cầu thay thế chiến lược cục bộ bằng chiến lược Việt Nam hóa
chiến tranh
- đang đề ra chủ trương mới lấy nông thôn làm hướng tiến công chính tập trung ngăn cản
và đẩy lùi chương trình bình định của địch
-năm 1971 quân và dân Việt Nam phối hợp với quân và dân Lào chủ động đánh bại cuộc
hành quân quy mô lớn của Mỹ-ngụy
-năm 1971 quân và dân Việt Nam phối hợp với quân và dân Campuchia đập tan cuộc hành
quân Toàn thắng 1-1971 của Mỹ-ngụy
-mùa xuân năm 1972 quân ta một cuộc tiến công chiến lược với quy mô lớn và cường độ
mạnh
-27/1/1973 ký kết Hiệp định Paris
-sau Hiệp định Paris chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ngang ngược phá hoại Hiệp định
→Con đường cách mạng của Việt Nam là con đường bạo lực
=> quyết định giải phóng miền Nam năm 1975
- cuộc tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã Toàn Thắng đánh dấu kết thúc thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam
3) Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1954-1975
a)Ý nghĩa

*Trong nước
-kết thúc 21 năm chiến đấu chống Đế quốc Mỹ xâm lược dành lại nền độc lập, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước
-kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước mở ra kỷ
nguyên mới cho dân tộc

*Thế giới
-làm thất bại âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc tiến công và chủ nghĩa xã hội và
cách mạng thế giới
b)Kinh nghiệm
- giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức mạnh toàn
dân đánh Mỹ cả nước đánh Mỹ
-tìm ra phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo
-phải có công tác tổ chức chiến đấu giỏi
-hết sức quan trọng không tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở miền Nam
và tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng
hộ của quốc tế

You might also like