Lý Sinh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1:

Câu 1:Phát biểu nào sau đây là nội dung nguyên lí II nhiệt động học?
A.Tính trật tự của một hệ cô lập chỉ có thể giữ nguyên hoặc tăng dần
B.Entropi của một hệ cô lập luôn tăng
C.Không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu loại 1
D.Nhiệt có thể truyền từ vật lạnh sang vật nóng
Câu 2:Quá trình bất thuận nghịch có đặc điểm nào sau đây?
A.Quá trình xảy ra chậm, ít ma sát
B.Làm thay đổi môi trường xung quanh
C.Lặp lại mọi quá trình trung gian cũ
D.Đi từ trạng thái đầu đến trạng thái cuối
Câu 3: Trong biểu thức nguyên lý I nhiệt động lực học , quy ước về dấu đối với quá trình chất khi nhận
nhiệt và sinh công là gì?
Câu 4: Vì sao ta có thể nói công và nhiệt đều là hàm của quá trình?
A. Công và nhiệt có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
B. Công và nhiệt không phải là một dạng năng lượng
C. Công và nhiệt phụ thuộc vào quá trình biến đổi
D. Ở mỗi trạng thái đều có giá trịn của công và nhiệt
Câu 5: Áp dụng nguyên lý I nhiệt động lực học, làm rõ khi cung cấp cho hệ một nhiệt lượng , nếu hệ không
thực hiện công thì toàn bộ nhiệt lượng mà hệ nhận được sẽ như thế nào?
A.Bảo toàn nội năng của hệ B.Làm giảm nội năng của hệ
C.Làm tăng nội năng của hệ D.Triệt tiêu nội năng của hệ
Câu 6: Thương số hô hấp xác định của khẩu phần ăn là 0,87. Hãy xác định loại thức ăn cung cấp cho cơ thể
đó là gì?
A. Hỗn hợp B. Lipit C. Gluxit D. Protein
Câu 7: Đối với quá trình biến đổi vô cùng nhỏ, biểu thức của nguyên lý một được viết như sau?
Câu 8: Hệ thức nào sau đây biểu diễn phương trình cân bằng nhiệt của cơ thể?
Câu 9: Một thanh niên nằm nghỉ trong thời gian 15 phút, giả thiết người đó đã hấp thụ 3 lít O2 và thải 3 lít
khí CO2. Hỏi thanh niên này đã trao đổi bao nhiêu nhiệt lượng trong thời gian nói trên?
A. 45.423 Kcal B. 15,141 Kcal C. 30,282 Kcal D. 60,654 Kcal
Câu 10: Sư truyền năng lượng từ hệ này sang hệ khác gắn liền với sự di chuyển vị trí của hệ được gọi là gì?
A. Công B. Thế năng C. Cơ năng D. Nhiệt
Câu 11: Nếu hệ thực sự nhận công và nhiệt từ bên ngoài thì nội năng của hệ thay đổi như thế nào?
A. Giảm B. Không đổi C. Tăng D. Có thể tăng, có thể giảm
Câu 12:Nếu dựa vào sự trao đổi năng lượng và vật chất với môi trường xung quanh thì hệ được chia làm
bao nhiêu loại hệ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
CHƯƠNG 2:
Câu 1:Màng tế bào ở các mô khác nhau có thuộc tính lý hóa và cấu trúc khác nhau nhưng đều có tính chất
chung nào sau đây?
A.Cấu trúc đồng nhất B.Lưỡng chiết quang
C.Điện trở nhỏ D.Sức căng mặt ngoài lớn
Câu 2:Hình thức vận chuyển thực bào và ẩm bào giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A.Đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất
B.Hai hình thức này không cần cung cấp năng lượng
C.Đưa các chất ra ngoài tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất
D.Dòng vật chất chuyển động theo chiều gradien nồng độ
Câu 3:Hiện tượng nào có sự tham gia của các lực bên ngoài?
A.Điện phân B.Khuếch tán C.Thẩm thấu D.Lọc-siêu lọc
Câu 4:Tại những chổ có tiết diện lớn, chất lưu chảy với vận tốc như thế nào so với những chổ có tiết diện bé?
A.Nhỏ hơn B.Lớn hơn C.Bằng nhau D.Nhỏ hơn hoặc lớn hơn
Câu 5: Vận chuyển thụ động xảy ra theo nhiều cơ chế khác nhau nhưng cơ chế nào là chủ yếu?
A.Khuếch tán B.Thẩm thấu C.Phân ly D.Lọc -Siêu lọc
Câu 6:Áp suất của chất lưu tại những chỗ có tiết diện lớn như thế nào so với những chổ có tiết diện bé?
A.Nhỏ hơn B.Nhỏ hơn hoặc lớn hơn C.Lớn hơn D.Bằng nhau
Câu 7: Động lực của hiện tượng thẩm thấu là gì?
A.Gradient điện thế B. Gradient nồng độ
C. Áp suất thẩm thấu D. Năng lượng dự trữ ATP
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây là đúng nhất khi nói về các hiện tượng khuếch tán, thẩm thấu, lọc- siêu lọc?
A. Trong hiện tượng lọc- siêu lọc cơ thể phải tiêu tốn năng lượng
B. Trong hiện tượng thẩm thấu có sự tham gia của các lực bên ngoài
C. Trong hiện tượng khuyêchs tán chất hòa tan chuyển động ngược chiều gradient nồng độ
D. Trong hiện tượng thẩm thấu dòng vật chất chuyển động cùng chiều gradient nồng độ
Câu 9: Áp lực máu ở đầu hệ tuần hoàn, tức là trong tâm thất trái khoảng 130 tor, áp suất máu ở cuối hệ, tức
là trong tâm nhĩ phải khoảng 5 tor. Tính sức cản của hệ mạch ngoại vi, biết thể tích máu lưu thông khắp hệ
mạch trong 1 phút là 5 lít?
A.0.5 đ/v B.1.8d/v C.2.0 đ/v D.1,5 đ/v
Câu 10: Động lực của hiện tượng khuếch tán là gì?
A. Năng lượng dự trữ ATP B. Áp suất thẩm thấu
C. Gradient điện thế D. Gradient nồng độ
Câu 11: Sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào được chia làm bao nhiêu trong quá trình chính
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 12: Cơ sở để người ta phân loại các quá trình vận chuyển vật chất qua màng tế bào đó là sự khác nhau
tương đổi của các yếu tố nào?
I.Động lực II. Cơ chế III. Gradien
A.I, II B.II, III C. I, II, III D.I, III
Câu 13: Quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho mô taị các khớp là nhờ vào hiện tượng nào sau đây?
A. Hiện tượng siêu lọc B. Hiện tượng khuyêch tán
C. Hiện tượng lọc D. Hiện tượng thẩm thấu
Câu 14: Động mach chủ có bán kính 0,9 cm và tóc độ máu trung bình qua đó với người trưởng thành trong
trạng thái nghỉ ngơi là 33 cm/s. Biết rằng tổng thiết diẹn của các động mạch chính là 20cm2. Tính tốc độ
máu trung bình qua các động mạch này?
A.7, 4cm B.74,4cm/s C.0,42 cm/s D.4,2cm/s
Câu 15: Động lực của hiện tượng lọc-siêu lọc?
A.Năng lượng dự trữ ATP B.Gradien điện thế
C.Áp suất thẩm thấu D.Gradien nồng độ
Câu 16:Dưới tác dụng của gradien nồng độ, các phân tử nước và các anion thường chuyển động thành dòng
trong dung môi tuân theo cơ chế khuếch tán nào sau đây?
A.đơn giản B.trao đổi C.phức tạp D.liên hợp
Câu 17:Khi pha thuốc tiêm, dịch truyền người ta thường dùng dung dịch nào sau đây?
I. Đẳng trương
II. Ưu trương
III. Nhược trương
A,I, II B. II, III C. III D.I
Câu 18: Hai đoạn của một ống dòng có diện tích tiết diện là S1, S2.Khi vận tốc chảy của một chất lưu lý
tưởng trong hai đoạn ống này là v1=20m/s; v2=30m/s; thì tỉ số giữa S1 và S2 là bao nhiêu?
A.1/2 B.1/3 C.3/2 D.2/3
Câu 19: Bề dày của màng tế bào có kích thước bao nhiêu?
CHƯƠNG 3:
Câu 1: Đối với điện thế nghỉ, nồng độ K+ và Na+ ở bên trong màng tế bào như thế nào so với bên ngoài?
A.K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn
B.K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn
C.K+ và Na+ có nồng độ cao hơn
D.K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn
Câu 2: Kỹ thuật ghi đo điện thế nghỉ là gì?
A.điện cực ngoại bào
B.vi điện cực ngoại bào
C.điện cực nội bào
D.vi điện cực nội bào
Câu 3: Điện trở của các đối tượng sinh vật đối với dòng điện xoay chiều như thế nào so với dòng điện một
chiều? A. Lớn hơn. B. Nhỏ hơn . C. Bằng nhau. D. Nhỏ hơn hoặc bằng
Câu 4:Giá trị của điện thế nghỉ thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào?
A.lượng oxy trong môi trường
B.thành phần ion của môi trường
C.tác dụng của dòng điện bên ngoài
D.quá trình trao đổi chất bình thường của mô và tế bào
Câu 5:Điện thế hoạt động là một trong những điện thế sinh vật cơ bản.Điện thế hoạt động đặc trưng cho
trạng thái của tế bào:
A.Khi tế bào ở trang thái hưng phấn
B.Khi tế bào bị chất độc xâm nhập
C.Khi tế bào bị tổn thương
D.Khi tế bào ở trạng thái sinh lí bình thường
Câu 6:Trong lý thuyết ion màng Goldmann đã đưa ra giả thuyết nào sau đây:
A.Màng tế bào chỉ thấm đối với ion Na+ và Cl-
B.Màng tế bào thấm đối với ion K+, Cl-, Na+
C.Màng tế bào chỉ thấm đối với ion K+ và Cl-
D.Màng tế bào chỉ thấm đối với ion K+
Câu 7:Phương pháp hai pha trong việc ghi đo điện thế hoạt động được tiến hành bằng cách:
A.Đặt cả hai điện cực trên bề mặt sợi thần kinh
B.Đặt một điện cực bên ngoài và một điện cực bên trong sợi thần kinh
C.Đặt hai điện cực tại hai vị trí tùy ý
D.Đặt cả hai điện cực ở bên trong sợi thần kinh
Câu 8:Điều nào sau đây không đúng về giả thuyết Goldman?
A.Màng tế bào có tính đồng nhất về cấu trúc và điện trường tác dụng lên màng tại mọi vị trí là không đổi
B.Dung dịch điện ly của các dịch sinh vật được coi như là dung dịch lý tưởng
C.Các ion Natri cũng có tham gia vào quá trình hình thành nên điện thế tĩnh
D.Màng có tính chất bán thấm hoàn toàn tuyệt đối
Câu 9 :Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na-K hoạt động như thế nào?
A.Vận chuyển K+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy trì nồng độ K+ sát ngoài màng tế bào luôn cao và tiêu
tốn năng lượng
B.Vận chuyển K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và không tiêu
tốn năng lượng
C.Vận chuyển K+từ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng
lượng
Câu 10:Điện thế nghỉ chủ yếu hình thành do sự phân bố ion:
A.Đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion
B.Không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của màng tế bào với ion
C.Không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion
Câu 11:Trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện thế dương do:
A.K+ khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía trong của màng nên nằm sát màng
Câu 12:Cho các trường hợp sau:
(1)Cổng K+ và Na+ cùng đóng
(2)Cỏng K+ mở và Na+ đóng
(3)Cổng K+ và Na+ cùng mở
(4)Cổng K+ đóng và Na+ mở
Trong những trường hợp trên, trường hợp nào đúng khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi?
Câu 13:Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào:
A.Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương
Câu 14: Dựa vào phương trình Goldmann xác định điện thế tĩnh trên tế bào máu người ở 37 độ C. Biết rằng
màng tế bào trung hòa với ion Cl- và hệ số thấm của ion K+ lớn gấp 30 lần so với ion Na+. Cho nồng đô ion
K+ ở trong màng là 155 uM/cm3, phía ngoài mang là 4uM/cm^3 và nồng độ ioNaioNa+ ở trong màng là
12uM/cm3 còn ở ngoài màng là 145 uM/cm3?
A. -35 mV B, -76 mV C. 76 mV D. 35mV
Câu 15: Trong các tế bào và mô sống thường tồn tại bao nhiêu loại điện thế sinh vật cơ bản?
A.3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 16: Điện trở suất của tế bào động thực vật cũng như các mô đối với dòng một chiều có giá trị là bao
nhiêu?
Câu 17: Dựa vào phương trình Goldman xác đinh điện thế nghỉ trên cơ vân chó ở 37 độ C. Biết rằng màng
sợi cơ trung hòa với ion Cl- và Na+. Cho nồng độ ion K+ ở trong màng là 125uM/cm^3, phía ngoài màng là
2,6 uM/cm^3
A.-108,34 mV B.-101,23mV C.-103,39mV D.-105,23mV
Câu 18: HIện tượng điện động trên cơ thể sống được chia làm mấy loại ?
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 19: Người ta ứng dụng hiện tượng gì để tăng khả năng thâm nhập thuốc qua da?
A. Điện thế cháy B. Điện thế lắng C. Điện thẩm D. Điện di
Câu 20: Trong phương pháp một pha, khi chưa kích thích giữa điện cực (2) và vi điện cực (3) có xuất hiện
một sự chênh lệch điện thế, đó là điện thế nghỉ của sợi thần kinh. Điện thế này có giá trị khoảng bao nhiêu?
A.-80mV đến -100mV B. -60 mV đến -100mV
C.-50 mV đến -60mV D. -80mV đến -50mV
Câu 21: Hiện tượng nào ngược với điện di?
A. Điện di B. Điện thế lắng C. Điện thế chảy D. Điện phân
Câu 22: Dựa vào đặc điểm nào của laser mà nó được sử dụng để châm cứu vào các huyệt vị?
A. Laser được tạo ra bằng bức xạ cưỡng bức
B. Laser có độ đơn sắc lớn, định hướng tốt
C. Laser có bước sóng thuốc vùng ánh sáng đỏ
D. Laser có công suất lớn hơn các loại khác
Câu 23: Máy vật lý trị liệu đa năng Doctor home dùng trong điều trị được tích hợp bao nhiêu tác nhân vật
lý?
A. 6 B.5 C.4 D.3
CHƯƠNG 4:
Câu 1:Một xe máy chuyển động trên đường với vận tốc 40m/s theo hướng đi lại gần một người đang đứng
yên trên vỉa hè.Giả sử âm của tiếng còi do xe máy phát ra có tần số 430Hz, biết vận tốc âm trong không khí
là 340m/s.Tần số âm mà người đứng trên vỉa hẻ nghe được là bao nhiêu?
A.1215Hz B.384,7Hz C.487,3Hz D.1207Hz
Câu 2: Một xe cứu thương phát tiếng rít ở tần số 1600Hz vượt và đi qua một người chạy xe đạp với tốc độ 2
m/s. Sau khi bị xe vượt, người đi xe đạp nghe thấy một tần số 1590 Hz. Hỏi xe cứu thương chạy với tốc độ
bao nhiêu? A. 5,11 m/s. B. 4,15 m/s. C. 4,11 m/s. D. 5,15 m/s.
Câu 3: Vận tốc của sóng âm trong môi trường nào là lớn nhất?
A. Chất rắn. B. Chất lỏng. C. Chất khí. D. Chân không
Câu 4:Mục địch của phép thử Rhinner là gì:
A.Dùng âm thoa để xác định tổn thương ở thính giác
B.Dùng ống nghe để chẩn đoạn tình trang van tim
C.Dùng dùi gõ nhẹ vào bụng để chẩn đoán
D.Dùng dấu hiệu để xác định tổn thương ở thị giác
Câu 5: Một nguồn phát âm với tần số 1000Hz.Cả nguồn âm và quan sát viên đều chuyển động hương ra xa
nhau với vận tốc 100m/s.Nếu tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s thì quan sát viên sẽ nhận được âm
có tần số là bao nhiêu?
A.1000Hz B.1833Hz C.545,45Hz D.294Hz
Câu 6:Sóng âm được tạo ra nhờ hiệu ứng gì?
A.Hiệu ứng Compton B.Hiệu ứng quang điện C.Hiệu ứng tạo cặp D.Hiệu ứng áp điện
Câu 7:Sóng nào sau đây là sóng dọc?
A.Sóng trên mặt nước (sóng ngang) B.Sóng trên một sợi dây
C.Sóng lò xo D.Sóng điện từ
Câu 8:Tần số mà máy thu nhận được thay đổi như thế nào đối với trường hợp nguồn phát chuyển động ra
xa, nguồn thu đứng yên?
A.Không thay đổi B.Lớn hơn C.Nhỏ hơn D.Lớn hơn hoặc nhỏ hơn
Câu 9: Để đo vận tốc ô tô, cảnh sát đứng ở trạm dùng máy phát siêu âm phát tần số 33 KHz hướng vào ô tô.
Sóng này phản xạ lên ô tô và máy thu của trạm ghi nhận được tần số f’. Xác định vận tốc ô tô trong trường
hợp ô tô tiến dần về trạm với f’’= 36KHz. Cho vận tốc truyền âm là 340m/s.
A. 15,8 m/s B.. 14,8 m/s C. 10,8 m/s D. 12,8 m/s
Câu 10: Để tạo ra nguồn phát siêu âm người ta dựa vào hiệu ứng nào sau đây?
A. Áp điện thuận B. Cộng hưởng C. Áp điện phích D. Giao thoa
Câu 11: Trong quá trình tiếp nhận tín hiệu âm thanh để truyền lên não, bộ phận giúp bảo vệ tai trong trước
những âm có cượng độ lớn và khuếch đại áp lực âm thanh là gì?
A. Cửa sổ bầu dục B. Hệ thống xương con
B. Màng nhĩ D. Ngoại dịch perilympho
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiệu ứng Dopple?
A. Sự thay đổi về tần số sóng âm do chuyển động tương đối giữa nguồn âm và thiết bị thu âm
B. Sự thay đổi về hướng đo chuyển động tương đối giữa các vật
C. Trong một môi trường đồng tính bước sóng của sóng âm là không đổi
D. Sự thay đổi về hướng truyền sóng âm do chuyển động tương đối giữa nguồn âm và thiết bị thu âm.
Câu 13: Khoảng tân số mà tai người dễ vảm giác âm thanh nhất?
A. dưới 20 Hz B. Trên 20000 Hz
B. 20 Hz đến 20000 Hz D. 20Hz đến 1000 Hz
Câu 14: Tiếng còi có tần số 1000 Hz phát ra từ một ô thô đang chuyển động tiến lại gần bạn với tốc độ 10m/s,
tốc độ âm trong không khí là 330 m/ s. Khi đó bạn nghe được âm có tần số là bao nhiêu?
A. 1031,25Hz B. 970,59Hz C. 1030,30 Hz D. 969,69 Hz
Câu 15: Một máy dò tóc độ nằm yên phát ra sóng âm có tần số 1500Hz về phía một chiếc ô tô đang chạy lại
gần với tóc độ 45m /s. Cho biết tốc độ âm truyền trong không khí là 340m/s. Hãy tính tần số sóng phản xạ
trở lại máy dò?
A. 2830 Hz B. 3621 Hz C. 2380 Hz D. 3261 Hz
Câu 16: Bản chất của sóng âm là gì
A. Sóng ngang B. Sóng dọc
B. Sóng điện từ D. Sóng vô tuyến
Câu 17: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ
vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức
A. Sini= 1/n B. Sini=n C. Tani=n D.tani=1/n
Câu 18: Biết ngưỡng tần số âm khả thính của tai người là 20-20000 Hz. Còi có tần số siêu âm là 22KHz đặt
trên xe chạy như thế nào và với vận tốc bằng bao nhiêu thì ta có thể nghe được tiếng còi? Biết cho vận tốc
truyền âm v= 340m/s
A. Xe chạy ra xa ta với vận tốc V=38m/s
B. xe chạy lại gần ta với vận tốc V=38m/s
C. xe chạy ra xa ta với vận tốc C=34m/s
D. Xe chạy lại gần ta với vận tốc V=34m/s
Câu 19:Đặc tính của sóng siêu âm được ứng dụng trong điều trị và chẩn đoán?
A.ít bị phản xạ B.ít bị khúc xạ C.ít bị hấp thụ D.ít bị nhiễu xạ
CHƯƠNG 5:
Câu 1:Một người 25 tuổi đi khám mắt với triệu chứng nhìn xa kém ở cả hai mắt thì người đó bị tật gì ở mắt?
A.Mắt lão
B.Cận thị
C.Cả cận thị và viễn thị
D.Viễn thị
Câu 2:Chọn phát biểu đúng về đặc điểm cấu tạo của mắt:
A.Độ cong của thủy tinh thể có thể thay đổi nhưng khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc thì không
B.Khoảng cách từ quang tâm thủy tinh thể đến võng mạc luôn thay đổi
C.Độ cong của thủy tinh thể không thay đổi
D.Độ cong của thủy tinh thể và khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc đều có thể thay đổi
Câu 3:Nếu phân loại theo tác dụng ánh sáng lên cơ thể sống thì ta có thể phân ra bao nhiêu loại phản ứng
quang sinh?
A.3 B.4 C.2 D.1
Câu 4:Chọn phát biểu đúng về hiện tượng huỳnh quang và lân quang?
A.Ánh sáng phát ra do hiện tượng huỳnh quang tắt rất nhanh, hiện tượng lân quang còn kéo dài thêm một khoảng
thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Câu 5:Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì sẽ xảy ra
điều gì?
A.hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới bé hơn góc tới giới hạn
B.luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
C.Có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
D.Không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần
Câu 6:*. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm, đeo kính sát mắt có tụ số –1đp. Tìm giới
hạn nhìn rõ của mắt người này. A. 13,3cm → 75cm B. 15cm → 1,25 m C. 14,3cm → 1 m D. 17,5cm → 2m
Câu 7*: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 51,5cm. Để nhìn rõ vật ở vô cực không phải điều tiết,
người này đeo kính cách mắt 1,5cm. Độ tụ của kính là 1. +0,5dp B. +2,0dp C. –0,5dp D. –2,0dp
Câu 8: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mất 50 cm và điểm cực cận cách mắt 12.5 cm. Quang tâm
của kính coi như trùng với quang tâm của mắt. khi đeo kính f= -50 cm thì người ấy sẽ nhìn thấy những vật ở
gần nhất cách mắt là bao nhiêu?
A. 20cm B. 13cm C. 16,7 cm D. 20,3 cm
Câu 9: Thủy dịch trong suốt của mắt người có chiết suất là bao nhiêu?
A.1.333 B. 1,43 C. 1,334 D. 1.336
Câu 10: Trong quá trình thụ cảm ánh sáng xảy ra ở mắt, bản chất của phản ứng sáng là gì?
A. Phục hồi phân tử Opxin B. Phục hồi phân tử Rodopxin
C. Phân hủy phân tử Opxin D. Phân hủy phân tử Rôdopxin
Câu 11: Một người cân thị có điểm cực viễn cách mắt 51, 5cm. Để nhìn rõ vật ở vô cực kkhông phải điều tiết,
người này đeo kính cách mắt 1,5 cm. Độ tụ của kính là bao nhiêu?
A. -0,5 dp B. +0.5dp C. +2,0dp D. -2,0 dp
Câu 12: Trong quá trình tạo ảnh của mắt, ảnh cuối cùng nằm ở đâu thì chúng ta mới nhìn được rõ vật?
A. Con ngươi B. Võng mạc C. Điểm vàng D. Điểm mù
Câu 13: Mắt bị tật cận thị nên đeo loại kính nào?
A. Hội tụ B. Phân kì C. Kính râm D. Kính bơi
Câu 14: Một người cân thị khi đoe mắt kính có độ tụ - 2,5dp thì nhìn rõ các vật cách mắt từ 22 cm đến vô
cực. Kính cách mắt 2 cm. Tính độ biến thiên của độ tụ của mắt khi điều tiết không mang kính?
Câu 15: Tác dụng của tia tử ngoại lên các hệ thống sống xảy ra theo thứ tự các giai đoạn nào sau đây?
I. Giai đoạn tích cực
II. Giai đoạn quang ion hóa
III. Giai đoạn phản ứng của gốc tự do và điện tử solvate
IV. giai đoạn phản ứng hóa học phá hủy a.a
A.I , II, III, IV B. I, II, IV, III
C.II, I, IV, III D. I, III, II, IV
Câu 16: Dựa vào tính chất nào của tia gamma mà nó được dùng trong điều trị ung thư?
A Năng lượng cao và hội tụ B. hội tụ và tán xạ
B.Tán xạ và hấp thụ D. Tán xạ và năng lượng cao
Câu 17:Có bao nhiêu cơ chế di chuyển năng lượng trong sinh vât?Có bao nhiêu cơ chế tác dụng bức xạ lên
sinh vật?
A.3 B.4 C.2 D.1
Câu 18:Hiện tượng nào sau đây thể hiện bản chất lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng?
A.giao thoa và quang điện
B.tạo cặp và nhiễu xạ
C.tán xạ và tạo cặp
D.quang điện và tạo cặp
-Trạng thái cơ bản-->singlet-->triplet--->TT cơ bản
Câu 19:Tác dụng quang động lực xảy ra khi có sự tham gia liên hợp của các yêu tố nào?
I.Chất màu II.Oxy III.Ánh sáng IV.Nhiệt độ
A.1,2,3 B.1,2,4 C.2,3 D.1,3

CHƯƠNG 6:
Câu 1:Tổn thương nào sau đây không phải là tổn thương đối với ADN?
A.Gãy các mạch nối đơn trong cấu trúc
B.Đứt từng đoạn ngắn và nối lại theo trật tự cũ
C.Tổn thương các bazo và các gốc đường
D.Phá hủy cấu trúc không gian của phân tử
Câu 2:Đâu là ảnh hưởng của bức xạ ion hóa lên amino acid và protein?
A.Mạch polypeptit hoặc protein bị đứt đoạn làm độ nhớt của chúng giảm xuống
B.Thay đổi hoạt tính hóa học của protein kéo theo sự thay đổi cấu trúc bậc 2, bậc 3
C.Khi chiếu xạ protein ở trạng thái khô tạo thành sản phẩm có trọng lượng phân tử nhỏ hơn
D.Biến tính về mặt sinh học diễn ra trễ hơn biến tính về mặt hình thái
Câu 3:Tổn thương nào sau đây không phải là tổn thương đối với nguyên sinh chất?
A.Các hiện tượng hóa lý mà bức xạ ion hóa gây nên tạo các chất biến dưỡng có hại trong nguyên sinh chất
B.Phá vỡ màng bao các ty lạp thể, các ribosome và giải phóng enzim
C.Làm thay đổi tính thấm chọn lọc, làm rối loạn cân bằng ion trong và ngoài tế bào
D.Phá hoại màng sinh học quanh lysosom, men tiêu hóa tràn ra góp phần giết chết tế bào
Câu 4: Tác dụng phóng xạ càng lớn ở những tế bào phân chia càng ..., tương lai phân bào càng dài(nghĩa là
càng xa giai đoạn cuối cùng của quá trình tái sản sinh tế bào), và chức năng, cấu trúc của chúng càng,....
A.mạnh/cố định
B.yếu/cố định
C.Mạnh/chưa cố định
D.yếu/chưa cố định
Câu 5:Các nơtron thần kinh có độ phóng xạ nhạy cảm như thế nào?
A. rất nhạy cảm
B.nhạy cảm vừa
C.nhạy cảm thấp
D.rất ít nhạy cảm
Câu 6:Trong điều trị ung thư, bênh nhân được chiếu xạ với 1 liều xác định nào đó từ 1 nguồn phóng xạ
( chất phóng xạ có chu kì bán rã là 5, 25 năm). Khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho 1 liều chiếu
xạ là 15 phút. Hỏi sau 2 năm thì thời gian cho một lần chiếu xạ là bao nhiêu phút?
A. 13 B. 14,1 C. 10,7 D. 19,5
Câu 7*. Một bệnh nhân điều trị ung thư bằng tia gama lần đầu tiên điều trị trong 10 phút . Sau 5 tuần điêu
trị lần 2. Hỏi trong lần 2 phải chiếu xạ trong thời gian bao lâu để bệnh nhân nhận được tia gama như lần
đầu tiên . Cho chu kỳ bán rã T =70 ngày và coi (t << T)
Câu 8: Trong điều trị ung thư bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác đinh (A Gy) từ một nguồn phóng
xạ. BIết nguồn có chu kì bán rã là 38 ngày. Khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho một liều chiếu
xạ là 15 phút. Sau đó 21 ngày, bệnh nhân tới điều trị lần tiếp theo, hỏi thời gian chiếu để nhận được một
lượng chiếu xạ như đầu là bao nhiêu?
A. 22 phút B. 10 phút C. 20 phút C. 30 phút
Câu 9: Vì sao tác dụng sinh vật của bức xạ ion hóa trên cơ thể sống chủ yếu tuân theo cơ chế gián tiếp?
A. Ion hóa nguyên tử gây nên các tổn thương
B. Phần lớn các phân tử hữu cơ (RH) trong tổ chức ít bị phá hủy
C. Cơ thể sống phần lớn chứa nước
D. Các quá trình kích thích gây nên các tổn thương
Câu 10: Có bao nhiêu câu đúng khi nói về ưu điểm của phẩu thuật bằng đao Gamma?
(1) Rút ngắn thời gian nằm viện
(2) Không gây chảy máu, không để lại sẹo
(3) Cần gây mê trước khi phẩu thuật
(4) Dùng để điều trị các bệnh mạch máu não, các khối u nằm sâu trong não
A. 2 B. 1 C.3 D. 4
Câu 11: Các noron thần kinh có độ nhạy cảm phóng xạ như thế nào
A. Rất nhạy cảm B. Rất ít nhạy cảm
C. Nhạy cảm vừa D.Nhạy cảm thấp
Câu 12: Lúc đầu, một nguồn phóng xạ Côban có 1014 hạt nhân phân rã trong ngày đầu tiên. Biết chu kỳ bán
rã của Côban là T=4 năm. Sau 12 năm, số hạt nhân của nguồn này phân rã trong hai ngày là bao nhiêu?
A, 5.10^13 hạt nhân B.2,5.10^3 hạt nhân
C.3,3.10^13 hạt nhân D. 6,6.10^13 hạt nhân
Câu 13: Các cơ chế cơ bản khi hạt vi mô truyền năng lượng là gì?
A. Hấp thụ và phản xạ
B. Kích thích và phản xạ
C. Kích thích và ion hóa vật chất
D. ion hóa và hấp thụ
Câu 14:Nguyên tắc phát ra tia Roentgen trong ống Roentgen là gì?
A.Cho chùm photon có bước sóng ngắn hơn giới hạn nào đó chiếu vào 1 tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn
B.Cho chùm electron có vận tốc lớn đập vào tấm kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 15: Tinh số notron trong 119 gam urani 23892U. BIết số Avogadro là 6,02.10^23, khối lượng mol của hạt
nhân U là 238 gam/mol
A. 8,8.10^25 hạt B. 2,2.10^25 hạt C. 4,4.10^25 hạt D. 1,2.10^25 hạt
Câu 16:Nuclong là tên gọi chung của hạt proton và hạt gì:
A. notron B.neutrino C.pozitron D.electron
Câu 17:Photpho 32P phóng xạ B- với chu kỳ bán rã T=14,2 ngày.Sau 42,6 ngày kể từ thời điểm ban đầu,
khối lượng của một khối chất phóng xạ 32P còn lại 2,5g.Khối lượng ban đầu của chất phóng xạ 32P là bao
nhiêu?
A.10g B.15g C.5g D.20g
Câu 18:Tia phóng xạ chuyển động chậm nhất trong các tia phóng xạ là tia nào?
A. tia gamma B.Tia anphal C.Tia B+ D.Tia B-
Câu 19:Lực hạt nhân là lực nào sau đây?
A.Lực liên kết giữa các nuclon
B.Lực tĩnh điện
C.Lực liên kết giữa các nơtron
D..Lực liên kết giữa các proton

You might also like