Trong Tam Kien Thuc On Tap HK1 Mon Ly 8

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN VẬT LÍ 8

A. Lý thuyết
I. Chủ đề chuyển động cơ
1. Chuyển động cơ học
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là
chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời
gian so với vật khác.
2. Tính tương đối của chuyển động
- Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối, vì cùng một vật có thể được
xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với
vật khác.
- Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
- Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật
mốc.
3. Các dạng chuyển động thường gặp
Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc
vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động
thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn
II. Chủ đề Lực cơ
1. Hai lực cân bằng
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ cùng nhau, phương
nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên,
đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
2. Quán tính
Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được vì
mọi vật đều có quán tính. Có thể nói quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của
vật.
3. Khi nào có lực ma sát?
a. Lực ma sát trượt:
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
b. Lực ma sát lăn:
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
c. Lực ma sát nghỉ:
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.
d. Đo lực ma sát: người ta dùng lực kế để đo lực ma sát.
III. Chủ đề áp suất
1. Áp lực
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị ép
càng nhỏ.
2. Áp suất
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
𝐹
- Công thức tính áp suất: p=
𝑆
Trong đó: F: áp lực (N)
S: diện tích mặt bị ép (m2)
p : áp suất (N/m2)
Ngoài đơn vị N/m2, đơn vị áp suất còn tính theo pa (paxcan) 1 pa = 1 N/m2
3. Áp suất chất lỏng
- Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành
bình và các vật ở trong lòng nó.
a. Công thức tính áp suất chất lỏng
- Công thức: p = d.h
Trong đó h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
b. Bình thông nhau
- Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau.
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất
lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao.
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại các điểm ở
trên cùng mặt phẳng ngang đều bằng nhau.
Chú ý: Một trong những ứng dụng cơ bản của bình thông nhau và sự truyền áp suất
trong chất lỏng là máy ép dùng chất lỏng.
4. Sự tồn tại của áp suất khí quyển
Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp
suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Áp suất này tác dụng theo mọi
phương và được gọi là áp suất khí quyển.
IV. Chủ đề Lực đẩy Ắc – si – mét.
1. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ
lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy
Ác-si-mét.
2. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét:
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA= d.V
Trong đó d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)

B. Bài tập
1. Chủ đề chuyển động cơ học (20 câu)
Câu 1: Một chiếc xe máy chở hai người đang chuyển động trên đường. Chọn nhận định
đúng ?
A. Hai người chuyển động so với mặt đường.
B. Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe.
C. Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái.
D. Hai người đứng yên so với một điểm vành bánh xe.
Câu 2: Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây, ví dụ nào sai ?
A. Trong chiếc đồng hồ đang chạy, đầu kim đứng yên so với cái bàn.
B. Trong chiếc ô tô đang chuyển động, người lái xe đứng yên so với ô tô.
C. Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước, người lái thuyền đứng yên so với
chiếc thuyền.
D. Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn.
Câu 3: Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng ?
A. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống.
B. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống.
C. Một điểm trên vành bánh xe khi xe đang chuyển động.
D. Một viên đá ban đầu được ném theo phương nằm ngang.
Câu 4: Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động.
Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là
A. toa tàu.
B. bầu trời.
C. cây bên đường.
D. đường ray.
Câu 5: Khi trời lặng gió, em đi xe đạp thì cảm thấy có gió từ phía trước thổi vào mặt do
A. không khí chuyển động khi chọn mặt người làm vật mốc.
B. không khí chuyển động khi chọn cây bên đường làm vật mốc.
C. mặt người chuyển động khi chọn cây bên đường làm vật mốc.
D. mặt người chuyển động khi chọn xe đạp làm vật mốc.
Câu 6: Chọn phát biểu sai.
A. Độ lớn vận tốc được tính bằng quãng đường nhân với thời gian.
B. Vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
C. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời
gian.
D. Đơn vị của vận tốc là km/h.
Câu 7: Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa quãng đường (s) vận tốc (v), thời
gian (t) sau đây, công thức nào đúng?
s
A. t=
v
v
B. t=
s
C. t = s.v
t
D. s=
v
Câu 8: Vận tốc của ô tô, xe máy, tàu hỏa lần lượt là 40 km/ h, 11,6 m/s, 600m/phút. Cách
sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng ?
A. Xe máy – ô tô – tàu hỏa.
B. Ô tô – tàu hỏa – xe máy.
C. Tàu hỏa – xe máy – ô tô.
D. Tàu hỏa – ô tô – xe máy.
Câu 9: Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Vận tốc của xe máy

A. v = 11,1 m/s.
B. v = 24 km/h.
C. v = 400 m/ph.
D. v = 4 km/ph.
Câu 10: Một người đi quãng đường dài 1,5 km với vận tốc 10m/s. Thời gian để người đó
đi hết quãng đường là
A. t = 2,5 phút.
B. t = 0,15 giờ.
C. t = 15 giây.
D. t = 14,4phút.
Câu 11: Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường
người đó đi được là
A. 14,4 km.
B. 240m.
C. 2400m.
D. 4km.
Câu 12: Một người đi được quãng đường s1 hết thời gian t1 giây, đi quãng đường s2 hết
thời gian t2 giây. Vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường s1 và s2 là
s1 + s2 s1 s2 v1 + v2 t1 + t2
A. vtb = . B. vtb = + . C. vtb = . D. vtb = .
t1 + t2 t1 t2 2 s1 + s2
Câu 13: Một người đi bộ đi đều trên đoạn đường thứ nhất dài 2 km với vận tốc 2 m/s.
Người đó, đi đoạn đường thứ hai dài 2,2 km hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó
trên cả hai đoạn đường là
A. 1,5 m/s.
B. 1 m/s.
C. 3,2 m/s.
D. 2,1 m/s.
Câu 14: Một người đi xe máy từ A đến B theo hai đoạn đường liên tiếp: đoạn đường thứ
nhất đi hết 15 phút; đoạn đường còn lại đi hết 30 phút với vận tốc 12m/s. Biết vận tốc
trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h. Chiều dài đoạn đường thứ
nhất là
A. 5,4 km.
B. 3 km.
C. 10,8 km.
D. 21,6 km.
Câu 15: Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục
chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên
bi trên cả 2 đoạn đường là:
A. 10cm/s; B. 13cm/s; C. 6cm/s; D. 20cm/s.
Câu 16: Một vật chuyển động trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc 40 km/h; nửa thời
gian sau đi với vận tốc 30 km/h. Vận tốc trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển
động là:
A. 35km/h; B. 40km/h; C. 70km/h; D. 30km/h.
Câu 17: Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều, ngược chiều dòng nước với vận tốc
7 km/h đối với nước. Vận tốc chảy của dòng nước là 1.5 km/h. Vận tốc của thuyền so
với bờ là
A. 8,5 km/h.
B. 5,5 km/h.
C. 7,2 km/h.
D. 6,8 km/h.
Câu 18: Hai người cùng chèo trên một chiếc thuyền trên sông với vận tốc không đổi
6km/h, lúc đầu chèo ngược dòng nước chảy. Biết vận tốc nước chảy là 3,5km/h. Hai người
đó phải mất thời gian bao lâu để đi được 1km ?
A. 0,12h.
B. 0,17h.
C. 0,29h.
D. 0,40h.
Câu 19: Hai người cùng chèo trên một chiếc thuyền trên sông với vận tốc không đổi
6km/h, lúc đầu chèo ngược dòng nước chảy. Biết vận tốc nước chảy là 3,5km/h. Sau khi
chèo được 1km, hai người này chèo quay trở lại vị trí ban đầu. Hỏi thời gian tổng cộng
cả đi và về là bao nhiêu?
A. 0,410h.
B. 0,505h.
C. 0,575h.
D. 0,805h.
Câu 20: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3 giờ, khi chạy về mất 6 giờ. Nếu
phà tắt máy trôi theo dòng nước từ A đến B thì mất
A. 13 giờ.
B. 12 giờ.
C. 11 giờ.
D. 10 giờ.

2. Chủ đề Lực cơ (15 câu)


Câu 1: Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào?
A. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài
biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
B. Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý.
C. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
D. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài
tuỳ ý biểu thị cường độ của lực.
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào sai?
A. Lực không phải là một đại lượng véc tơ.
B. Lực có tác dụng làm thay đổi độ lớn của vân tốc.
C. Lực có tác dụng làm đổi hướng của vận tốc.
D. Lực là một đại lượng véc tơ.
Câu 3: Hình vẽ nào sau đây biểu diễn một lực tác dụng lên vật theo phương ngang,
chiều từ phải sang trái, cường độ 40N, theo tỉ xích 1cm ứng với 20N ?

Hình 1. Hình 2. Hình 3. Hình 4.

A. Hình 2. B. Hình 4. C. Hình 1. D. Hình 3.


Câu 4:

10 N

Hình vẽ trên biểu diễn lực có đặc điểm là


A. điểm đặt tại vật, phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
B. phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
C. phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
D. điểm đặt tại vật, cường độ 20N.
Câu 5: Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 5kg?

25N 2,5N 2,5N 25N

Hình 1. Hình 2. Hình 3. Hình 4.

A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 4. D. Hình 3.


Câu 6: Hai lực cân bằng là hai lực có cùng cường độ,
A. có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một
vật.
B. có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
C. có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.
D. cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
Câu 7: Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì
A. vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
B. vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần.
C. vật đang đứng yên sẽ chuyển động.
D. vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần.
Câu 8: Trường hợp nào vật không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng ?
A. Vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.
B. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
C. Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.
D. Một vật nặng được treo đứng yên bởi sợi dây.
Câu 9: Khi vật được treo đứng yên bởi sợi dây thì
A. vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực căng của sợi dây và trọng lực.
B. vật không chịu tác dụng của lực nào.
C. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
D. vật chỉ chịu tác dụng của lực căng của sợi dây.
Câu10: Tại sao khi có một lực đẩy theo phương ngang tác dụng vào một chiếc bàn
nặng, chiếc bàn vẫn đứng yên ?
A. Do lực đẩy cân bằng với lực ma sát giữa bàn và mặt sàn.
B. Do lực hút của Trái Đất tác dụng vào bàn quá lớn so với lực đẩy.
C. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng chỗ.
D. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng hướng.
Câu 11: Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị
A. xô người về phía trước.
B. nghiêng người sang phía phải.
C. nghiêng người sang phía trái.
D. ngả người về phía sau.
Câu 12: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động theo quán tính?
A. Xe đạp tiếp tục chạy sau khi dừng đạp xe.
B. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.
C. Xe máy chạy đều trên đường.
D. Lá rơi từ trên cao xuống.
Câu 13: Hiện tượng nào sau đây không giải thích dựa vào quán tính của vật?
A. Xe lập tức tăng tốc khi lái xe tăng ga.
B. Giũ mạnh áo cho sạch bụi.
C. Vẩy mạnh bút máy cho ra mực khi bút bị tắc mực.
D. Người ngã về phía trước khi bị vấp.
Câu 14: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ ?
A. Hòn đá nằm yên trên mặt đất nằm ngang.
B. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn dốc.
C. Bao xi măng nằm trên băng chuyền bắt đầu chuyển động.
D. Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động.
Câu 15: Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát?
A. Khi chó kéo xe trượt mà xe không đi, phải bỏ bớt hàng hoá trên xe.
B. Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào bột phấn.
C. Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột.
D. Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt.

3. Chủ đề Áp suất (22 câu)


Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực ?
A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. Áp lực là lực ép lên mặt bị ép.
C. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn.
D. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn.
Câu 2: Với kí hiệu áp lực là F, diện tích bị ép bởi áp lực là S, áp suất p được tính theo
công thức nào sau đây?
F S
A. p = . B. p = .
S F
p S
C. F = . D. F = .
S p
Câu 3: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật
lên vật khác ?
A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.
B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.
C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.
D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.
Câu 4: Đơn vị đo áp suất là gì ?
A. Niutơn trên mét vuông (N/m2).
B. Niutơn (N).
C. Niutơn mét (Nm).
D. Niutơn trên mét (N/m).
Câu 5: Tác dụng của áp lực càng lớn khi nào ?
A. Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
B. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng nhỏ.
C. Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng lớn.
D. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng lớn.
Câu 6: Lực nào sau đây không phải là áp lực?
A. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn.
B. Lực do quyển sách tác dụng lên bàn nằm ngang khi nằm yên trên đó.
C. Lực do búa tác dụng vuông góc vào mũ đinh.
D. Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật.
Câu 7: Một người đứng thẳng gây ra áp suất 18000 N/m2 lên mặt đất. Biết diện tích tiếp
xúc của hai bàn chân với mặt đất là 0,03 m2. Khối lượng của người đó là
A. 54kg.
B. 540N.
C. 600N.
D. 60kg.

Câu 8: Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt
đất là 1,25m2. Áp suất xe tăng tác dụng lên mặt đất bằng
A. 360 000N/m2.
B. 36N/m2.
C. 36 000N/m2.
D. 18 000N/m2.
Câu 9: Một ô tô nặng 1800 kg có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất là 300 cm2,
áp lực và áp suất của ô tô lên mặt đường lần lượt là:
A. 18 000 N; 600 000N/m2.
B. 1800 N; 600 000N/m2.
C. 18 000 N; 60 000N/m2.
D. 1800 N; 60 000N/m2.
Câu 10:Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng ?
A. Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng.
B. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình.
C. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình.
D. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó.
Câu 11: Gọi p là áp suất tại điểm trong lòng chất lỏng có trọng lượng riêng d ở độ sâu
h, công thức đúng là
d h
A. p = d.h. B. p = . C. p = d.V. D. p = .
h d
Câu 12: Bốn bình 1,2,3,4 cùng đựng nước như hình vẽ. Áp suất của nước lên đáy bình
nào lớn nhất?
A. Bình 1.
B. Bình 2.
C. Bình 3.
D. Bình 4.
(1) (2) (3) (4)

Câu 13: Độ lớn của áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng
A. phụ thuộc vào trọng lượng riêng chất lỏng và độ sâu từ mặt thoáng đến điểm đó.
B. chỉ phụ thuộc độ sâu từ mặt thoáng đến điểm đó.
C. chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng chất lỏng.
D. chỉ phụ thuộc hình dạng bình chứa.
Câu 14: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là
1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
A. 25000Pa; B. 400Pa; C. 250Pa; D. 2500Pa.

Câu 15: Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Biết trọng lượng riêng của nước là
10000 N/m3. Áp suất tại điểm cách đáy thùng 20 cm bằng
A. 6000 N/m2.
B. 2000 N/m2.
C. 8000 N/m2.
D. 60000 N/m2.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau ?
A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng của chất
lỏng ở các nhánh có cùng độ cao.
B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng, mặt thoáng của chất lỏng ở các
nhánh có cùng độ cao.
C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở các
nhánh bằng nhau.
D. Trong bình thông nhau mà mỗi nhánh chứa một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng
của chất lỏng ở các nhánh có cùng độ cao.
Câu 17: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?
A. Tiết diện các nhánh của bình thông nhau phải bằng nhau.
B. Bình thông nhau là bình có hai hoặc nhiều nhánh thông nhau.
C. Bình thông nhau có thể chứa một hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở các
nhánh luôn cùng độ cao.
Câu 18: Một ống chứa đầy nước đặt nằm ngang như hình vẽ.Tiết diện ngang của phần
rộng là 60cm2, của phần hẹp là 20cm2. Biết lực tác dụng lên pittông lớn là 3600N và hệ
ở trạng thái cân bằng. Lực giữ píttông nhỏ có độ lớn là
A. 1200N.
B. 3200N.
C. 2400N.
D. 3600N.
𝐹 𝑆 𝐹⋅𝑠 3600.20
Hướng dẫn:Áp dụng công thức máy nén thủy lực ta có: = ⇒𝑓= = =
𝑓 𝑠 𝑆 60
1200(𝑁)
Câu19: Áp suất khí quyển được tạo thành do
A. Trái Đất tác dụng lực hút lên không khí tạo thành khí quyển.
B. Mặt Trời tác dụng lực hút lên Trái Đất.
C. Mặt Trăng tác dụng lực hút lên Trái Đất.
D. Trái Đất tự quay.
Câu 20: Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?
A. Các vật trên mọi thiên thể như Trái Đất, Mặt Trăng, ... đều chịu tác dụng của áp suất
khí quyển.
B. Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển.
C. Áp suất khí quyển được gây ra do áp lực của các lớp không khí bao quanh Trái Đất.
D. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
Câu 21: Tại sao nắp ấm pha trà có một lỗ nhỏ ?
A. Để dễ đổ nước ra chén do lợi dụng áp suất khí quyển.
B. Để nước nóng bay hơi bớt cho đỡ nóng.
C. Để trang trí cho đẹp.
D. Để cho đúng mốt.
Câu 22: Để lấy sữa đặc trong hộp thiếc kín ra cốc, người ta thường đục hai lỗ nhỏ trên
mặt hộp sữa
A. để lợi dụng áp suất khí quyển đẩy sữa ra khỏi hộp.
B. vì sữa đặc khó chảy khi đổ.
C. để dễ quan sát được lượng sữa còn lại trong hộp.
D. để không khí lọt vào nhiều sẽ tăng trọng lượng, sữa dễ chảy ra.

4. Chủ đề Lực đẩy Ắc si mét (10 câu)

Câu 1: Gọi độ lớn lực đẩy Ác-si-mét là FA , trọng lượng riêng của chất lỏng là d, khối
lượng riêng chất lỏng là D, thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ là V, chiều cao cột
chất lỏng là h, trọng lượng vật là P . Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét là
A. FA= d.V. B. FA= P. C. FA= D.V. D. FA= d.h.
Câu 2: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào các yếu tố:
A. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B. trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
C. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
D. trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 3: Móc một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 30N. Nhúng
chìm quả nặng đó vào trong nước thì số chỉ của lực kế
A. giảm đi. B. tăng lên. C. không đổi. D. bằng
0.
Câu 4: Ta biết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét là FA= d.V. Ở hình vẽ thì V là thể tích
nào?
A. Thể tích phần chìm của vật.
B. Thể tích toàn bộ vật.
C. Thể tích chất lỏng.
D. Thể tích phần nổi của vật.

Câu 5: Một quả cầu bằng thép được nhúng lần lượt vào nước và rượu. Phát biểu nào
sau đây đúng ?
A. Nhúng quả cầu vào nước lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào rượu.
B. Nhúng quả cầu vào nước càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng lớn.
C. Nhúng quả cầu vào rượu càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng nhỏ.
D. Nhúng quả cầu vào rượu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào nước.
Câu 6: Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả
bị rỗng ở giữa ( không có khe hở vào phần rỗng), chúng cùng được nhúng chìm trong
dầu. Quả nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn?
A. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai quả cầu như nhau.
B. Quả cầu đặc.
C. Quả cầu rỗng.
D. Không so sánh được.
Câu 7: Có 2 vật cùng khối lượng: vật M bằng sắt, vật N bằng nhôm. Hai vật này được
treo vào 2 đầu của thanh CD như hình vẽ (CO = OD). Nếu nhúng ngập cả 2 vật vào
trong rượu thì thanh CD sẽ C O D
A. nghiêng về bên trái.
B. vẫn cân bằng.
C. nghiêng về bên phải. M N
D. nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong rượu.

Câu 8: Ba quả cầu có cùng thể tích: quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng
đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực
đẩy Ác-si-mét tác dụng lên mỗi quả cầu thì
A. F1A = F2A = F3A; B. F1A > F2A > F3A;
C. F3A > F2A > F1A; D. F2A > F3A > F1A.
Câu 9: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối
lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu là:
A. 40N; B. 40000N; C. 2500N; D. 4000N.
3
Câu 10: Treo một vật nặng có thể tích 0,5dm vào lực kế rồi nhúng ngập vật trong
nước. Khi đó, lực kế chỉ giá trị 5N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Trọng lượng của vật nặng là
A. 10N.
B. 5,5N.
C. 5N.
D. 0,1N.

You might also like