Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 98

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu, xây dựng mạng truyền thông công
nghiệp cho hệ PLC Siemens tại bộ môn

VŨ TRÍ THÀNH
thanh.vt166751@sis.hust.edu.vn
Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
Chuyên ngành Tự động hoá công nghiệp

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Danh Huy


Chữ ký của GVHD
Bộ môn: Tự động hóa công nghiệp

Viện: Điện

HÀ NỘI, 7/2020
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Đề tài “Nghiên cứu, xây dựng mạng truyền thông công nghiệp cho hệ PLC Siemens
tại bộ môn”
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Danh Huy

Giáo viên hướng dẫn


Ký và ghi rõ họ tên
Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Danh Huy cùng toàn thể các thầy cô
trong bộ môn Tự động hoá công nghiệp cũng như các thầy cô trong viện Điện, tận
tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Mặc dù trong suốt quá trình thực hiện đồ án,
em đã cố gắng, nỗ lực với tinh thần quyết tâm cao nhất, nhưng do trình độ hiểu biết
về lý thuyết và thực tiễn còn nhiều hạn chế, nên đồ án của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em kính mong nhận được các góp ý, chỉ bảo và giúp đỡ của các
thầy cô giáo để đồ án này của em được hoàn thiện hơn.

Tóm tắt nội dung đồ án


Trong đề tài đồ án tốt nghiệp “ Nghiên cứu, xây dựng mạng truyền thông
công nghiệp cho hệ PLC Siemens ” , vấn đề đặt ra là điều khiển , giám sát các thiết
bị có sẵn tại bộ môn và trao đổi dữ liệu qua mạng truyền thông Modbus RTU,
Profibus và Profinet. Phần mềm sử dụng trong đồ án bao gồm phần mềm chính là
TIA PORTAL V15, Auto CAD… Các nội dung đồ án em đã làm được gồm có:
− Chương 1. Tìm hiểu chung về mạng truyền thông công nghiệp.
− Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Siemens.
− Chương 3. PLC Siemens và các giao thức truyền thông.
− Chương 4. Thiết kế, ghép nối hệ thống mạng truyền thông công nghiệp cho
hệ PLC Siemens tại phòng thí nghiệm.
− Chương 5. Kết luận.

Sinh viên thực hiện


Ký và ghi rõ họ tên
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG
NGHIỆP ...................................................................................................................... 1
1.1 Vai trò của mạng truyền thông công nghiệp ...................................................... 1
1.2 Cấu trúc tổng quan của mạng truyền thông công nghiệp ..................................3
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU CÁC MẠNG TRUYỀN THÔNG CỦA SIEMENS .....6
2.1 Truyền thông Modbus RTU ............................................................................... 6
2.1.1 Chuẩn vật lý .......................................................................................... 6
2.1.2 Giao thức............................................................................................. 14
2.1.3 Các thiết bị hỗ trợ ............................................................................... 17
2.2 Truyền thông Profibus ..................................................................................... 18
2.2.1 Chuẩn vật lý ........................................................................................ 18
2.2.2 Giao thức............................................................................................. 23
2.2.3 Các thiết bị hỗ trợ ............................................................................... 29
2.3 Truyền thông Profinet ...................................................................................... 30
2.3.1 Chuẩn vật lý ........................................................................................ 30
2.3.2 Giao thức............................................................................................. 31
2.3.3 Các thiết bị hỗ trợ ............................................................................... 34
CHƯƠNG 3. PLC SIEMENS VÀ CÁC GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG ......35
3.1 PLC S7-1200 và các giao thức truyền thông ................................................... 35
3.1.1 Giới thiệu PLC S7-1214C....................................................................35
3.1.2 Truyền thông Modbus S7-1200 với một số thiết bị trường ................. 37
3.1.3 Truyền thông Profinet với biến tần G120 Siemens ............................. 58
3.2 PLC S7-315 PN/DP và các truyền thông ......................................................... 61
3.2.1 Giới thiệu S7-315 PN/DP ...................................................................61
3.2.2 Truyền thông Profinet PLC với PLC .................................................. 63
3.2.3 Truyền thông Profibus PLC với PLC ................................................. 66
3.2.4 Truyền thông Profibus PLC với Remote I/O ..........................................68
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ, GHÉP NỐI HỆ THỐNG MẠNG TRUYỀN THÔNG
CÔNG NGHIỆP CHO HỆ PLC SIEMENS ......................................................... 72
4.1. Giới thiệu cấu trúc tổng quan .......................................................................... 72
4.2 Thiết kế mạng cấp phân xưởng ........................................................................ 74
4.3 Thiết kế mạng cấp trường ................................................................................ 75
4.4 Thiết kế hệ giám sát với HMI KTP600 /WINCC ............................................ 79
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ....................................................................................... 82
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 82
5.2 Hướng phát triển của đồ án trong tương lai ................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 83
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 84
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Nối dây truyền thông (a) và nối mạng công nghiệp (b) ................................ 1
Hình 1.2 Cấu trúc tổng quan của mạng truyền thông công nghiệp ............................. 3
Hình 2.1 Qui định trạng thái logic của tín hiệu RS-232 ..............................................6
Hình 2.2 Đầu nối DB-9 ................................................................................................ 7
Hình 2.3 Đầu nối DB-25 .............................................................................................. 8
Hình 2.4 Một số ví dụ ghép nối với RS-232 ................................................................ 9
Hình 2.5 Sơ đồ bộ kích thích (driver) và bộ thu (receiver) RS-485 .......................... 11
Hình 2.6 Qui định trạng thái logic của tín hiệu RS-485 ............................................11
Hình 2.7 Cấu hình mạng RS-485 hai dây ..................................................................12
Hình 2.8 Cấu hình mạng RS-485 sử dụng 4 dây ....................................................... 12
Hình 2.9 Cáp truyền thông RS485 ............................................................................. 17
Hình 2.10 Giắc cắm DB9 ........................................................................................... 18
Hình 2.11 Đầu nối M12 ............................................................................................. 20
Hình 2.12 Đầu nối kiểu Siemens-Hibrid ...................................................................20
Hình 2.13 Kiến trúc giao thức của PROFIBUS ......................................................... 24
Hình 2.14 Cấu hình Multi-Master trong PROFIBUS ................................................ 27
Hình 2.15 Các dịch vụ truyền dữ liệu PROFIBUS .................................................... 28
Hình 2.16 Một bộ nối PROFIBUS (SubD) ................................................................ 29
Hình 2.17 Cáp truyền thông Profibus ........................................................................30
Hình 2.18 Cổng RJ45 .................................................................................................31
Hình 2.19 Cấu trúc khung MAC theo IEEE 802.3 .................................................... 32
Hình 2.20 Bộ chuyển mạch (switch) .........................................................................34
Hình 3.1 Hình dáng bên ngoài S7-1214 và các module mở rộng .............................. 35
Hình 3.2 Module CM 1241 (RS422/485) ..................................................................37
Hình 3.3 Hệ thống điều khiển biến tần SINAMICS V20 ..........................................38
Hình 3.4 Sơ đồ kết nối hệ thống biến tần SINAMICS V20 ......................................38
Hình 3.5 Sơ đồ đấu dây của SINAMICS V20 ........................................................... 39
Hình 3.6 Màn hình điều khiển của SINAMICS V20 ................................................ 41
Hình 3.7 Cấu trúc tổng quan menu parameter của SINAMICS V20........................ 43
Hình 3.8 Kết nối theo Macro Cn11 ........................................................................... 44
Hình 3.9 Khối lệnh MB_COMM_LOAD ................................................................. 46
Hình 3.10 Khối lệnh MB_MASTER ........................................................................ 46
Hình 3.11 Biến tần Yaskawa V1000 ......................................................................... 47
Hình 3.12 Màn hình điều khiển của Yaskawa V1000 .............................................. 48
Hình 3.13 Sơ đồ đấu nối mạch điều khiển của Yaskawa V1000 .............................. 50
Hình 3.14 Đồng hồ đo MT4W .................................................................................. 54
Hình 3.15 Màn hình hiển thị của MT4W .................................................................. 54
Hình 3.16 Thông tin đặt hàng của MT4W ................................................................ 55
Hình 3.17 Sơ đồ đấu nối ngõ vào đo của MT4W ..................................................... 57
Hình 3.18 Sơ đồ kết nối ngõ ra của MT4W .............................................................. 57
Hình 3.19 Biến tần SINAMICS G120 ...................................................................... 58
Hình 3.20 Giao diện điều khiển của SINAMICS G120 ............................................ 59
Hình 3.21 Kết nối RS485 cho USS và MODBUS RTU của SINAMICS G120 ...... 60
Hình 3.22 Cài đặt Commissioning biến tần G120 .................................................... 60
Hình 3.23 CPU 315-2PN/DP .................................................................................... 61
Hình 3.24 Kết nối truyền thông Profinet giữa 2 PLC ............................................... 63
Hình 3.25 Thiết lập PLC Local và PLC Partner giữa 2 PLC .................................... 64
Hình 3.26 Lệnh PUT ................................................................................................. 64
Hình 3.28 PLC S7-400 .............................................................................................. 66
Hình 3.29 Địa chỉ và tốc độ truyền của S7-315 2PN/DP .......................................... 67
Hình 3.30. Chọn S7-315 2PN/DP làm DP Master .................................................... 68
Hình 3.31 Kết nối 2 PLC S7315 2PN/DP và S7-414 3DP với nhau ........................ 68
Hình 3.32 Module IM 151HF ................................................................................... 69
Hình 3.33 Hệ thống ET200S ..................................................................................... 69
Hình 3.34 Khởi tạo lớp mạng DP Master ................................................................. 70
Hình 3.35 Thiết lập vai trò DP Master.......................................................................70
Hình 3.36 Truyền thông Profibus với Remote I/O .................................................... 71
Hình 3.37 Cấu hình truyền thông DP Slave............................................................... 71
Hình 4.1 Sơ đồ cấu trúc hệ plc Siemens ....................................................................72
Hình 4.2 Hình ảnh thực tế cấu trúc mạng truyền thông PLC Siemens ...................... 73
Hình 4.3 Lệnh GET nhận dữ liệu của biến tần V20 và biến tần V1000 .................... 74
Hình 4.4 Lệnh GET nhận dữ liệu của biến tần G120 ................................................ 74
Hình 4.5 PLC S7-300 nhận dữ liệu biến tần V20 từ PLC S7-1200AC/DC/Rly .......75
Hình 4.6 PLC S7-300 nhận dữ liệu biến tần V1000 từ PLC S7-1200AC/DC/Rly ...75
Hình 4.7 PLC S7-300 nhận dữ liệu biến tần G120 từ PLC S7-1200DC/DC/DC ......75
Hình 4.8 Cài đặt các giá trị start, stop biến tần G120 ................................................ 76
Hình 4.9 Xử lí giá trị đặt tần số của biến tần G120 ................................................... 77
Hình 4.10 Xử lí giá trị tần số thực của biến tần G120 ............................................... 77
Hình 4.11 Hệ giám sát trên WinCC ...........................................................................80
Hình 4.12 Hệ giám sát trên HMI KTP600 thực tế ..................................................... 81
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tóm tắt các thông số quan trọng của RS-232 .............................................. 7
Bảng 2.2 Các thông số quan trọng của RS-485 ........................................................ 10
Bảng 2.3 Khung thông báo Modbus chế độ RTU ..................................................... 15
Bảng 2.4 Chiều dài tối đa của một đoạn mạng PROFIBUS (cáp STP loại A) ......... 19
Bảng 2.5 Mỗi đầu dây được kết thúc bằng một trở đầu cuối bị động ....................... 22
Bảng 2.6 Một số bộ cung cấp nguồn chuẩn theo IEC 1158-2 .................................. 22
Bảng 2.7 Chiều dài cáp dẫn theo IEC 1158-2 ........................................................... 23
Bảng 2.8 Ngữ nghĩa khung bức điện FDL ................................................................ 26
Bảng 2.9 Một số loại cáp truyền Profinet thông dụng .............................................. 30
Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật CPU S7-1200 1214C ................................................... 36
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật biến tần SINAMICS V20 ............................................ 39
Bảng 3.3 Tên và chức các chân điều khiển của biến tần SINAMICS V20 .............. 40
Bảng 3.4 Chức năng của các phím bấm .................................................................... 41
Bảng 3.5 Ý nghĩa các biểu tượng trạng thái trên màn hình điều khiển BOP ............ 42
Bảng 3.6 Ý nghĩa đèn led trên màn hình điều khiển BOP ........................................ 42
Bảng 3.7 Thông số động cơ (motor data) ................................................................. 44
Bảng 3.8 Thông số trong Macro Cn11 ...................................................................... 45
Bảng 3.9 Các giá trị thanh ghi dùng cho SINAMICS V20 ....................................... 45
Bảng 3.10 Tham số của khối lệnh MB_Comm_Load .............................................. 46
Bảng 3.11 Tham số của khối lệnh MB_MASTER ................................................... 47
Bảng 3.12 Các phím và chức năng của màn hình điều khiển Yaskawa V1000 ....... 48
Bảng 3.13 Thông số kỹ thuật biến tần Yaskawa V1000 ........................................... 49
Bảng 3.14 Thông số các đầu vào của biến tần Yaskawa V1000 .............................. 51
Bảng 3.15 Thông số các đầu ra của biến tần Yaskawa V1000 ................................. 52
Bảng 3.16 Thông số các chân truyền thông của Yaskawa V1000 ............................ 52
Bảng 3.17 Thông số kiểu điều khiển và thông số động cơ ....................................... 53
Bảng 3.18 Các thông số của truyền thông biến tần Yaskawa V1000 ....................... 53
Bảng 3.19 Thông số kỹ thuật của đồng hồ đo MT4W ............................................... 56
Bảng 3.20 Truyền thông MODBUS của MT4W ....................................................... 57
Bảng 3.21 Thông số kỹ thuật của biến tần SINAMICS G120...................................58
Bảng 3.22 Giao diện điều khiển và đèn báo của CPU 315-2PN/DP ......................... 62
Bảng 3.23 Thông số kỹ thuật của CPU 315-2PN/DP ................................................ 63
Bảng 3.24 Tham số của tập lệnh PUT .......................................................................65
Bảng 3.25 Tham số của tập lệnh GET .......................................................................66
Bảng 4.1 Các giá trị của thanh ghi biến tần G120 ..................................................... 76
Bảng 4.2 Giá trị Modbus điều khiển biến tần Yaskawa V1000 ................................ 78
Bảng 4.3 Thông số cấu hình để truyền thông biến tần Yaskawa V1000 ................... 78
Bảng 4.4 Giá trị Modbus điều khiển biến tần V1000 ................................................ 78
Bảng 4.5 Thông số Modbus cho đồng hồ đo MT4W ................................................ 79
Bảng 4.6 Thông số cài đặt S7-1200 AC/DC/Rly ....................................................... 79
Bảng 4.7 Thông số kỹ thuật màn hình KTP600 ........................................................ 80
CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ MẠNG TRUYỀN THÔNG
CÔNG NGHIỆP

1.1 Vai trò của mạng truyền thông công nghiệp


Đầu thế kỷ 20, các hệ thống điều khiển quá trình và hệ thống sản xuất được
thiết kế dựa nền tảng công nghệ cơ khí và các thiết bị xử lý bằng tín hiệu tương tự.
Sau thời kỳ đó, công nghệ điều khiển bằng khí nén và thủy lực phát triển đã được
đưa vào sử dụng. Công nghệ điều khiển khí nén giúp điều khiển hệ thống từ xa
thông qua hệ thống điều khiển trung tâm. Tới nay những kỹ thuật công nghệ này vẫn
còn rất phổ biến.
Sự phổ biến của các giải pháp tự động hóa sử dụng hệ thống truyền thông số
là kết quả tổng hợp của các tiến bộ trong kỹ thuật vi điện tử , kỹ thuật máy tính , kỹ
thuật thông tin , và đương nhiên là của cả kỹ thuật tự động hóa . Mạng truyền thông
công nghiệp hay mạng công nghiệp ( MCN ) là một khái niệm chung chỉ các hệ
thống mạng truyền thông số , truyền bit nối tiếp , được sử dụng để ghép nối các thiết
bị công nghiệp .Các hệ thống truyền thông công nghiệp phổ biến hiện nay cho phép
liên kết mạng ở nhiều mức khác nhau , từ các cảm biến , cơ cấu chấp hành dưới cấp
trường cho đến máy tính điều khiển , thiết bị quan sát , máy tính điều khiển giám sát
và các máy tính cấp điều hành xí nghiệp , quản lý công ty.
Ghép nối thiết bị, trao đổi thông tin là một trong những vấn đề cơ bản trong
bất cứ một giải pháp tự động hóa nào. Một bộ điều khiển cần được ghép nối với các
cảm biến và cơ cấu chấp hành. Giữa các bộ điều khiển trong một hệ thống điều
khiển phân tán cũng cần trao đổi thông tin với nhau để phối hợp thực hiện điều
khiển cả quá trình sản xuất. Ở một cấp cao hơn, các trạm vận hành trong trung tâm
điều khiển cũng cần được ghép nối và giao tiếp với các bộ điều khiển để có thể theo
dõi, giám sát toàn bộ quá trình sản xuất và hệ thống điều khiển.

a) b)
Hình 1.1 Nối dây truyền thông (a) và nối mạng công nghiệp (b)

1
Sử dụng mạng truyền thông công nghiệp, đặc biệt là bus trường để thay thế
cách nối điểm – điểm cổ điển giữa các thiết bị công nghiệp (như hình 1.1) mang lại
hàng loại lợi ích như sau:
− Đơn giản hóa cấu trúc liên kết giữa các thiết bị công nghiệp: Một số
lượng lớn các thiết bị thuộc các chủng loại khác nhau được ghép nối
với nhau thông qua một đường truyền duy nhất.
− Tiết kiệm dây nối và công thiết kế, lắp đặt hệ thống. Nhờ cấu trúc đơn
giản, việc thiết kế hệ thống trở nên dễ dàng hơn nhiều. Một số lượng
lớn cáp truyền được thay thế bằng một đường duy nhất, giảm chi phí
đáng kể cho nguyên vật liệu và công lắp đặt.
− Nâng cao độ tin cậy độ chính xác của thông tin: Khi dùng phương
pháp truyền tín hiệu tương tự cổ điển, tác động của nhiễu dễ làm thay
đổi nội dung thông tin mà các thiết bị không có cách nào nhận biết.
Nhờ kỹ thuật truyền thông số, không những thông tin truyền đi khó bị
sai lệch hơn, mà các thiết bị nối mạng còn thêm khả năng tự phát hiện
lỗi và chẩn đoán lỗi nếu có. Hơn thế nữa, việc bỏ qua nhiều lần
chuyển đổi qua lại tương tự - số và số - tương tự nâng cao độ chính
xác của thông tin.
− Nâng cao tính linh hoạt, tính năng mở của hệ thống: Một hệ thống
mạng chuẩn hóa quốc tế tạo điều kiện cho việc sử dụng các thiết bị
của nhiều hãng khác nhau. Việc thay thế thiết bị, nâng cấp và mở rộng
phạm vi chức năng của hệ thống cũng dễ dàng hơn nhiều. Khả năng
tương tác giữa các thành phần (phần cứng và phần mềm) được nâng
cao nhờ các giao diện chuẩn.
− Đơn giản hóa /tiện lợi hóa việc tham số hóa , chẩn đoán , định vị lỗi ,
sự cố của các thiết bị : Với một đường truyền duy nhất , không những
thiết bị có thể trao đổi dữ liệu quá trình, mà còn có thể gửi cho nhau
các dữ liệu tham số , dữ liệu trạng thái , dữ liệu cảnh báo và dữ liệu
chẩn đoán . Các thiết bị có thể tích hợp khả năng tự chẩn đoán, các
trạm trong mạng cũng có thể có khả năng cảnh giới lẫn nhau. Việc
cấu hình hệ thống, lập trình, tham số hóa, chỉnh định thiết bị và đưa
vào vận hành có thể thực hiện từ xa qua một trạm kỹ thuật trung tâm.
− Mở ra nhiều chức năng và khả năng ứng dụng mới của hệ thống : Sử
dụng mạng truyền thông công nghiệp cho phép áp dụng các kiến trúc
điều khiển mới như điều khiển phân tán , điều khiển phân tán với các
thiết bị trường , điều khiển giám sát hoặc chẩn đoán lỗi từ xa qua
internet , tích hợp thông tin của hệ thống điều khiển và giám sát với
thông tin điều hành sản xuất và quản lý công ty .
Có thể nói mạng truyền thông công nghiệp đã làm thay đổi hẳn tư duy về
thiết kế và tích hợp hệ thống. Ưu thế của giải pháp dùng mạng công nghiệp không
những nằm ở phương diện kỹ thuật, mà còn ở khía cạnh hiệu quả kinh tế. Chính vì
vậy, ứng dụng của nó rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp , như điều
khiển quá trình , tự động hóa xí nghiệp , tự động hóa tòa nhà , điều khiển giao thông
… Trong điều khiển quá trình , các hệ thống bus trường đã dần thay thế các mạch
dòng tương tự . Trong các hệ thống tự động hóa xí nghiệp, hoặc tự động hóa tòa
nhà, một số lượng lớn các phần tử trung gian được bỏ qua nhờ các bus ghép nối trực
tiếp các thiết bị cảm biến và chấp hành. Tóm lại, sử dụng mạng truyền thông công
nghiệp là không thể thiếu được trong việc tích hợp các hệ thống tự động hóa hiện
đại.

1.2 Cấu trúc tổng quan của mạng truyền thông công nghiệp

Hình 1.2 Cấu trúc tổng quan của mạng truyền thông công nghiệp

Bus trường, bus thiết bị


Bus trường (fieldbus) thực ra là một khái niệm chung được dùng trong các
ngành công nghiệp chế biến để chỉ các hệ thống bus nối tiếp, sử dụng kỹ thuật
truyền tin số để kết nối các thiết bị thuộc cấp điều khiển (PC, PLC) với nhau và với
các thiết bị ở cấp chấp hành, hay các thiết bị trường. Các chức năng chính của cấp
chấp hành là đo lường, truyền động và chuyển đổi tín hiệu trong trường hợp cần
thiết. Các thiết bị có khả năng nối mạng là các vào/ra phân tán (distributed I/O), các
thiết bị đo lường (sensor, transducer, transmitter) hoặc cơ cấu chấp hành (actuator,
valve) có tích hợp khả năng xử lý truyền thông. Một số kiểu bus trường chỉ thích

3
hợp nối mạng các thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp hành với các bộ điều khiển, cũng
được gọi là bus chấp hành/cảm biến.
Các hệ thống bus trường được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là PROFIBUS,
ControlNet, INTERBUS, CAN, WorldFIP, P-NET, Modbus và gần đây phải kể tới
Foundation Fieldbus. DeviceNet, AS-i, EIB và Bitbus là một vài hệ thống bus cảm
biến/chấp hành tiêu biểu có thể nêu ra ở đây.
Bus hệ thống, bus điều khiển
Các hệ thống mạng công nghiệp được dùng để kết nối các máy tính điều
khiển và các máy tính trên cấp điều khiển giám sát với nhau được gọi là bus hệ
thống (system bus) hay bus quá trình (process bus). Khái niệm sau thường chỉ được
dùng trong lĩnh vực điều khiển quá trình. Qua bus hệ thống mà các máy tính điều
khiển có thể phối hợp hoạt động, cung cấp dữ liệu quá trình cho các trạm kỹ thuật và
trạm quan sát (có thể gián tiếp thông qua hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu trên các
trạm chủ) cũng như nhận mệnh lệnh, tham số điều khiển từ các trạm phía trên.
Thông tin không những được trao đổi theo chiều dọc, mà còn theo chiều ngang. Các
trạm kỹ thuật, trạm vận hành và các trạm chủ cũng trao đổi dữ liệu qua bus hệ thống.
Ngoài ra các máy in báo cáo và lưu trữ dữ liệu cũng có thể được kết nối qua mạng
này.
Do các yêu cầu về tốc độ truyền thông và khả năng kết nối dễ dàng nhiều loại
máy tính, hầu hết các kiểu bus hệ thống thông dụng đều dựa trên nền Ethernet, ví dụ
Industrial Ethernet, Fieldbus Foundation’s High Speed Ethernet (HSE), Ethernet/IP.
Mạng xí nghiệp
Mạng xí nghiệp thực ra là một mạng LAN bình thường, có chức năng kết nối
các máy tính văn phòng thuộc cấp điều hành sản xuất với cấp điều khiển giám sát.
Thông tin được đưa lên trên bao gồm trạng thái làm việc của các quá trình kỹ thuật,
các giàn máy cũng như của hệ thống điều khiển tự động, các số liệu tính toán, thống
kê về diễn biến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Thông tin theo chiều
ngược lại là các thông số thiết kế, công thức điều khiển và mệnh lệnh điều hành.
Ngoài ra, thông tin cũng được trao đổi mạnh theo chiều ngang giữa các máy tính
thuộc cấp điều hành sản xuất, ví dụ hỗ trợ kiểu làm việc theo nhóm, cộng tác trong
dự án, sử dụng chung các tài nguyên nối mạng (máy in, máy chủ,...).
Khác với các hệ thống bus cấp dưới, mạng xí nghiệp không yêu cầu nghiêm
ngặt về tính năng thời gian thực. Việc trao đổi dữ liệu thường diễn ra không định kỳ,
nhưng có khi với số lượng lớn tới hàng Mbyte. Hai loại mạng được dùng phổ biến
cho mục đích này là Ethernet và Token-Ring, trên cơ sở các giao thức chuẩn như
TCP/IP và IPX/SPX.
Mạng công ty
Mạng công ty nằm trên cùng trong mô hình phân cấp hệ thống truyền thông
của một công ty sản xuất công nghiệp. Đặc trưng của mạng công ty gần với một
mạng viễn thông hoặc một mạng máy tính diện rộng nhiều hơn trên các phương diện
phạm vi và hình thức dịch vụ, phương pháp truyền thông và các yêu cầu về kỹ thuật.
Chức năng của mạng công ty là kết nối các máy tính văn phòng của các xí nghiệp,
cung cấp các dịch vụ trao đổi thông tin nội bộ và với các khách hàng như thư viện
điện tử, thư điện tử, hội thảo từ xa qua điện thoại, hình ảnh, cung cấp dịch vụ truy
cập Internet và thương mại điện tử, v.v... Hình thức tổ chức ghép nối mạng, cũng
như các công nghệ được áp dụng rất đa dạng, tùy thuộc vào đầu tư của công ty.
Trong nhiều trường hợp, mạng công ty và mạng xí nghiệp được thực hiện bằng một
hệ thống mạng duy nhất về mặt vật lý, nhưng chia thành nhiều phạm vi và nhóm
mạng làm việc riêng biệt.
Mạng công ty có vai trò như một đường cao tốc trong hệ thống hạ tầng cơ sở
truyền thông của một công ty, vì vậy đòi hỏi về tốc độ truyền thông và độ an toàn,
tin cậy đặc biệt cao. Fast Ethernet, FDDI, ATM là một vài ví dụ công nghệ tiên tiến
được áp dụng ở đây trong hiện tại và tương lai.

5
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU CÁC MẠNG TRUYỀN THÔNG CỦA SIEMENS

2.1 Truyền thông Modbus RTU


Modbus là một giao thức do hãng Modicon (sau này thuộc AEG và Schneider
Automation) phát triển. Theo mô hình ISO/OSI thì Modbus thực chất là một chuẩn
giao thức và dịch vụ thuộc lớp ứng dụng, vì vậy có thể được thực hiện trên các cơ
chế vận chuyển cấp thấp như TCP/IP, MAP (Manufacturing Message Protocol),
Modbus Plus và ngay cả qua đường truyền nối tiếp RS-232, RS-485.
Giao thức Modbus RTU là một giao thức mở, sử dụng đường truyền vật lý
RS-232 hoặc RS485 và mô hình dạng Master-Slave. Đây là một giao thức được sử
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như BMS (Building Management Systems), tự
động hóa, công nghiệp, điện lực....

2.1.1 Chuẩn vật lý


Giao thức Modbus RTU là một giao thức truyền thông nối tiếp. Trong mô hình
OSI, Modbus RTU là một giao thức ở lớp ứng dụng (Application Layer) nên nó cần
lớp vật lý (Physical Layer) phía dưới đề kết nối với các thiết bị khác. Đường truyền
vật lý chuẩn RS-232 và RS-485 được sử dụng ở cho giao thức này.
a) Truyền dẫn với RS-232
RS-232 là một hình thức truyền dữ liệu nối tiếp, hay nói một cách đơn giản
đó là một hình thức giao tiếp.
❖ Đặc tính điện học
RS-232 sử dụng phương thức truyền không đối xứng, tức là sử dụng tín hiệu
điện áp chênh lệch giữa một dây dẫn và đất. Mức điện áp được sử dụng dao động
trong khoảng từ -15V tới 15V. Khoảng từ 3V đến 15V ứng với giá trị logic 0,
khoảng từ -15V đến - 3V ứng với giá trị logic 1, như biểu diễn trên Hình 2.1.

Hình 2.1 Qui định trạng thái logic của tín hiệu RS-232
Chính vì từ -3V tới 3V là phạm vi không được định nghĩa, trong trường hợp
thay đổi giá trị logic từ 0 lên 1 hoặc từ 1 xuống 0 một tín hiệu phải vượt qua khoảng
quá độ đó trong một thời gian ngắn hợp lý. Ví dụ, tiêu chuẩn DIN 66259 phần 2 qui
định độ dốc tối thiểu của một tín hiệu phải là 6V/ms hoặc 3% nhịp xung, tùy theo
giá trị nào nhỏ hơn. Điều này dẫn đến việc phải hạn chế về điện dung của các thiết
bị tham gia và của cả đường truyền.
Tốc độ truyền dẫn tối đa phụ thuộc vào chiều dài dây dẫn. Đa số các hệ thống
hiện nay chỉ hỗ trợ tới tốc độ 19.2kBd (chiều dài cho phép 30-50m). Gần đây, sự
tiến bộ trong vi mạch đã góp phần nâng cao tốc độ của các modem lên nhiều lần so
với ngưỡng 19.2kBd.

Bảng 2.1 Tóm tắt các thông số quan trọng của RS-232
Thông số Điều kiện Tối thiểu Tối đa

Điện áp đầu ra hở mạch 25V

Điện áp đầu ra khi có tải 3kΩ ≤ RL ≤ 7kΩ 5V 15V

Trở kháng đầu ra khi cắt nguồn -2V ≤ VO ≤ 2V 300Ω

Dòng ra ngắn mạch 500mA

Điện dung tải 2500pF

Trở kháng đầu vào 3V ≤ VI ≤ 25V 3kΩ 7kΩ

Ngưỡng cho giá trị logic 0 3V

Ngưỡng cho giá trị logic 1 -3V

❖ Giao diện cơ học

Hình 2.2 Đầu nối DB-9

7
Hình 2.3 Đầu nối DB-25

Chuẩn EIA/TIA-232F qui định ba loại giắc cắm RS-232 là DB-9 (chín chân),
DB-25 (25 chân) và ALT-A (26 chân), trong đó hai loại đầu được sử dụng rộng rãi
hơn. Loại DB-9 cũng đã được chuẩn hóa riêng trong EIA/TIA-574.
Ý nghĩa của các chân quan trọng được mô tả dưới đây:
− RxD (Receive Data): Đường nhận dữ liệu.
− TxD (Transmit Data): Đường gửi dữ liệu.
− DTR (Data Terminal Ready): Chân DTR thường ở trạng thái ON khi thiết bị
đầu cuối sẵn sàng thiết lập kênh truyền thông. Qua việc giữ mạch DTR ở
trạng thái ON, thiết bị đầu cuối cho phép DCE của nó ở chế độ “tự trả lời”
chấp nhận lời gọi không yêu cầu. Mạch DTR ở trạng thái OFF chỉ khi thiết bị
đầu cuối không muốn DCE của nó chấp nhận lời gọi từ xa (chế độ cục bộ).
− DSR (Data Set Ready, DCE Ready): Cả hai modem chuyển mạch DSR sang
ON khi một đường truyền thông đã được thiết lập giữa hai bên.
− DCD (Data Carrier Detect): Chân DCD được sử dụng để kiểm soát truy
nhập đường truyền. Một trạm nhận tín hiệu DCD là OFF sẽ hiểu là trạm đối
tác chưa đóng mạch yêu cầu gửi dữ liệu (chân RTS) và vì thế có thể đoạt
quyền kiểm soát đường truyền nếu cần thiết. Ngược lại, tín hiệu DCD là ON
chỉ thị bên đối tác đã gửi tín hiệu RTS và giành quyền kiểm soát đường
truyền.
− RTS (Request To Send): Đường RTS kiểm soát chiều truyền dữ liệu. Khi một
trạm cần gửi dữ liệu, nó đóng mạch RTS sang ON để báo hiệu với modem
của nó. Thông tin này cũng được chuyển tiếp tới modem xa.
− CTS (Clear To Send): Khi CTS chuyển sang ON, một trạm được thông báo
rằng modem của nó đã sẵn sàng nhận dữ liệu từ trạm và kiểm soát đường
điện thoại cho việc truyền dữ liệu đi xa.
− RI (Ring Indicator): Khi modem nhận được một lời gọi, mạch RI chuyển
ON/OFF một cách tuần tự với chuông điện thoại để báo hiệu cho trạm đầu
cuối. Tín hiệu này chỉ thị rằng một modem xa yêu cầu thiết lập liên kết dial-
up.
❖ Chế độ làm việc
Chế độ làm việc của hệ thống RS-232 là hai chiều toàn phần (full-duplex),
tức là hai thiết bị tham gia cùng có thể thu và phát tín hiệu cùng một lúc. Như vậy,
việc thực hiện truyền thông cần tối thiểu 3 dây dẫn - trong đó hai dây tín hiệu nối
chéo các đầu thu phát của hai trạm và một dây đất, như a minh họa. Với cấu hình tối
thiểu này, việc đảm bảo độ an toàn truyền dẫn tín hiệu thuộc về trách nhiệm của
phần mềm.
Hình 2.4b minh họa một ví dụ ghép nối trực tiếp giữa hai thiết bị thực hiện
chế độ bắt tay (handshake mode) không thông qua modem. Qua việc sử dụng các
dây dẫn DTR và DSR, độ an toàn giao tiếp sẽ được đảm bảo. Trong trường hợp này,
các chân RTS và CTS được nối ngắn. Lưu ý rằng, trong trường hợp truyền thông
qua modem, cấu hình ghép nối sẽ khác một chút.

a) Cấu hình nối tổi thiểu b) Chế độ bắt tay


Hình 2.4 Một số ví dụ ghép nối với RS-232

b) Truyền dẫn với RS-485


❖ Đặc tính điện học
Về các đặc tính điện học, RS-485 sử dụng tín hiệu điện áp chênh lệch đối
xứng giữa hai dây dẫn A và B, nhờ vậy giảm được nhiễu và cho phép tăng chiều dài
dây dẫn một cách đáng kể. RS-485 thích hợp cho phạm vi truyền dẫn tới 1200 mét
mà không cần bộ lặp. Điện áp chênh lệch dương ứng với trạng thái logic 0 và âm
9
ứng với trạng thái logic 1. Điện áp chênh lệch ở đầu vào bên nhận có thể xuống tới
200mV ngưỡng giới hạn qui định cho VCM đối với RS-485 được nới rộng ra
khoảng -7V đến 12V. Các thông số quan trọng được tóm tắt trong bảng 2.2.

Bảng 2.2 Các thông số quan trọng của RS-485


Thông số Điều kiện Điều kiện Tối đa
Điện áp đầu ra hở mạch ±1,5V ±6V

Điện áp đầu ra khi có tải RLOAD = 54Ω ±1,5 V ±5V

Dòng ra ngắn mạch ±250mA

Thời gian quá độ đầu ra RLOAD = 54Ω 30% TB*


CLOAD = 54pF

Điện áp chế độ chung đầu RLOAD = 54Ω -1V 3V


ra VOC
Độ nhạy cảm đầu vào -7V ≤ VCM ≤ 12V ±200mV

Điện áp chế độ chung -7V 12V


VCM
Trở kháng đầu vào 12kΩ

Đặc tính cơ bản của RS-485 là khả năng ghép nối nhiều điểm, vì thế được
dùng phổ biến trong các hệ thống bus trường. Cụ thể, 32 trạm có thể tham gia ghép
nối, được định địa chỉ và giao tiếp đồng thời trong một đoạn RS-485 mà không cần
bộ lặp.
Để đạt được điều này, trong một thời điểm chỉ một trạm được phép kiểm soát
đường dẫn và phát tín hiệu, vì thế một bộ kích thích đều phải đưa về chế độ trở
kháng cao mỗi khi rỗi, tạo điều kiện cho các bộ kích thích ở các trạm khác tham gia.
Chế độ này được gọi là tri-state. Một số vi mạch RS-485 tự động xử lý tình huống
này, trong nhiều trường hợp khác việc đó thuộc về trách nhiệm của phần mềm điều
khiển truyền thông. Trong mạch của bộ kích thích RS-485 có một tín hiệu vào
“Enable” được dùng cho mục đích chuyển bộ kích thích về trạng thái phát tín hiệu
hoặc tri-state. Sơ đồ mạch cho bộ kích thích và bộ thu RS-485 được biểu diễn trên
hình 2.5.
Hình 2.5 Sơ đồ bộ kích thích (driver) và bộ thu (receiver) RS-485

❖ Số trạm tham gia


RS-485 cho phép nối mạng 32 tải đơn vị (unit load, UL), ứng với 32 bộ thu
phát hoặc nhiều hơn, tùy theo cách chọn tải cho mỗi thiết bị thành viên. Định
nghĩa một tải đơn vị được minh họa trên Hình 2.32. Thông thường, mỗi bộ thu
phát được thiết kế tương đương với một tải đơn vị. Gần đây cũng có những cố
gắng giảm tải xuống còn 1/2UL hoặc 1/4UL, tức là tăng trở kháng đầu vào lên
hai hoặc bốn lần, với mục đích tăng số trạm lên 64 hoặc 128. Tuy nhiên, tăng số
trạm theo cách này sẽ gắn với việc phải giảm tốc độ truyền thông, vì các trạm có
trở kháng lớn sẽ hoạt động chậm hơn.

Hình 2.6 Qui định trạng thái logic của tín hiệu RS-485

Giới hạn 32 tải đơn vị xuất phát từ đặc tính kỹ thuật của hệ thống truyền
thông nhiều điểm. Các tải được mắc song song và vì thế việc tăng tải sẽ làm suy
giảm tín hiệu vượt quá mức cho phép
❖ Cấu hình mạng

11
RS-485 là chuẩn duy nhất do EIA đưa ra mà có khả năng truyền thông đa
điểm thực sự chỉ dùng một đường dẫn chung duy nhất, được gọi là bus. Chính vì vậy
mà nó được dùng làm chuẩn cho lớp vật lý ở đa số các hệ thống bus hiện thời.
Cấu hình phổ biến nhất là sử dụng hai dây dẫn cho việc truyền tín hiệu, như
được minh họa trên hình 2.7. Trong trường hợp này, hệ thống chỉ có thể làm việc
với chế độ hai chiều gián đoạn (half-duplex) và các trạm có thể nhận quyền bình
đẳng trong việc truy nhập đường dẫn. Chú ý rằng đường dẫn được kết thúc bằng hai
trở tại hai đầu chứ không được phép ở giữa đường dây. Vì mục đích đơn giản, dây
đất không được vẽ ở đây, tuy nhiên trong thực tế việc nối dây đất là rất cần thiết.

Hình 2.7 Cấu hình mạng RS-485 hai dây

Hoặc là RS-485 cũng có thể được nối theo kiểu 4 dây, như hình 2.8 mô tả.
Một trạm chủ (master) đóng vai trò điều khiển toàn bộ giao tiếp giữa các trạm kể cả
việc truy nhập đường dẫn. Các trạm tớ (slave) không thể liên hệ trực tiếp mà đều
phải qua trạm chủ. Trạm chủ phát tín hiệu yêu cầu và các trạm tớ có trách nhiệm đáp
ứng. Vấn đề kiểm soát thâm nhập đường dẫn ở đây chính là việc khống chế các trạm
tớ không trả lời cùng một lúc. Với cấu hình này, việc truyền thông có thể thực hiện
chế độ hai chiều toàn phần (full-duplex), phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi tốc độ
truyền tải thông tin cao, tuy nhiên ở đây phải trả giá cho hai đường dây bổ sung.

Hình 2.8 Cấu hình mạng RS-485 sử dụng 4 dây


❖ Tốc độ truyền tải và chiều dài dây dẫn
RS-485 cho phép khoảng cách tối đa giữa trạm đầu và trạm cuối trong một
đoạn mạng là 1200m, không phụ thuộc vào số trạm tham gia. Tốc độ truyền dẫn tối
đa có thể lên tới 10Mbit/s, một số hệ thống gần đây có khả năng làm việc với tốc độ
12Mbit/s. Tuy nhiên có sự ràng buộc giữa tốc độ truyền dẫn tối đa và độ dài dây dẫn
cho phép, tức là một mạng dài 1200m không thể làm việc với tốc độ 10MBd. Quan
hệ giữa chúng phụ thuộc nhiều vào chất lượng cáp dẫn được dùng cũng như phụ
thuộc vào việc đánh giá chất lượng tín hiệu.
Tốc độ truyền tối đa cũng phụ thuộc vào chất lượng cáp mạng, cụ thể là đôi
dây xoắn kiểu STP có khả năng chống nhiễu tốt hơn loại UTP và vì thế có thể truyền
với tốc độ cao hơn. Có thể sử dụng các bộ lặp để tăng số trạm trong một mạng, cũng
như chiều dài dây dẫn lên nhiều lần, đồng thời đảm bảo được chất lượng tín hiệu.
❖ Cáp nối
RS-485 không phải là một chuẩn trọn vẹn mà chỉ là một chuẩn về đặc tính
điện học, vì vậy không đưa ra các qui định cho cáp nối cũng như các bộ nối. Có thể
dùng đôi dây xoắn, cáp trơn hoặc các loại cáp khác, tuy nhiên đôi dây xoắn là vẫn là
loại cáp được sử dụng phổ biến nhất nhờ đặc tính chống tạp nhiễu và xuyên âm.
❖ Trở đầu cuối
Do tốc độ truyền thông và chiều dài dây dẫn có thể khác nhau rất nhiều trong
các ứng dụng, hầu như tất cả các bus RS-485 đều yêu cầu sử dụng trở đầu cuối tại
hai đầu dây. Sử dụng trở đầu cuối có tác dụng chống các hiệu ứng phụ trong truyền
dẫn tín hiệu, ví dụ sự phản xạ tín hiệu. Trở đầu cuối dùng cho RS-485 có thể từ
100Ω đến 120Ω. Một sai lầm thường gây tác hại nghiêm trọng trong thực tế là dùng
trở đầu cuối tại mỗi trạm. Đối với một mạng bus có 10 trạm thì trở kháng tạo ra do
các trở đầu cuối mắc song song sẽ là 10Ω thay chứ không phải 50Ω như thông
thường.
Trong trường hợp cáp truyền ngắn và tốc độ truyền thấp, ta có thể không cần
dùng trở đầu cuối. Tín hiệu phản xạ sẽ suy giảm và triệt tiêu sau vài lần qua lại. Tốc
độ truyền dẫn thấp có nghĩa là chu kỳ nhịp bus dài. Nếu tín hiệu phản xạ triệt tiêu
hoàn toàn trước thời điểm trích mẫu ở nhịp tiếp thep (thường vào giữa chu kỳ) thì tín
hiệu mang thông tin sẽ không bị ảnh hưởng
❖ Nối đất
Mặc dù mức tín hiệu được xác định bằng điện áp chênh lệch giữa hai dây dẫn
A và B không có liên quan tới đất, hệ thống RS-485 vẫn cần một đường dây nối đất
để tạo một đường thoát cho nhiễu chế độ chung và các dòng khác, ví dụ dòng đầu
vào bộ thu. Một sai lầm thường gặp trong thực tế là chỉ dùng hai dây để nối hai
trạm. Trong trường hợp như vậy, dòng chế độ chung sẽ tìm cách quay ngược trở lại

13
nguồn phát, bức xạ nhiễu ra môi trường xung quanh, ảnh hưởng tới tính tương thích
điện từ của hệ thống. Nối đất sẽ có tác dụng tạo một đường thoát trở kháng nhỏ tại
một vị trị xác định, nhờ vậy giảm thiểu tác hại gây nhiễu. Hơn thế nữa, với cấu hình
trở đầu cuối tin cậy, việc nối đất tạo thiên áp sẽ giữ một mức điện áp tối thiểu giữa
hai dây A và B trong trường hợp kể cả khi bus rỗi hoặc có sự cố.

2.1.2 Giao thức


a) Định dạng gói tin RTU
Định dạng gói tin của Modbus RTU cho phép truyền các byte với đầy đủ toàn
bộ dải giá trị của byte từ 0-255. Không có ký tự bắt đầu hoặc kết thúc để chỉ ra việc
bắt đầu hoặc kết thúc gói tin.
Việc kết thúc gói tin được báo bới thơi gian trễ tương đương với thời gian
truyền 3byte trên giao thức truyền thông mà không có bất kỳ dữ liệu nào được
truyền đi.

Device Address Function Code Data CRC

− Device Addres – địa chỉ của Slave: chiếm 1 byte với tầm giá trị từ 1 đến
247. Địa chỉ Broadcast hay master là 0.
− Function Code – mã chức năng: chiếm 1 byte với tầm giá trị từ 1 đến 127
để miêu tả cho các mã chức năng cơ bản hay mở rộng. Mã chức năng
được gửi từ master tới slave để slave thực hiện các yêu cầu master chỉ
định.
− Data – dữ liệu: kích thước dữ liệu từ 0 – N byte chứa các thông tin được
yêu cầu theo mã chức năng.
− CRC – Cyclic Redundancy Check hay Error check– kiểm tra mã lỗi
truyền thông: chiếm 2 byte với giá trị được tính toán từ các byte của gói
tin. Giá trị này có thể được tính trên cả master và slave để xác minh độ tin
cậy rằng dữ liệu được truyền và nhận chính xác.
b) Chế độ truyền
Người sử dụng lựa chọn chế độ theo ý muốn, cùng với các tham số truyền
thông qua cổng nối tiếp như tốc độ truyền, parity chẵn/lẻ, v.v... Chế độ truyền cũng
như các tham số phải giống nhau đối với tất cả các thành viên của một mạng
Modbus.
Khi các thiết bị trong một mạng Modbus chuẩn được đặt chế độ RTU
(Remote Terminal Unit), mỗi byte trong thông báo được gửi thành một ký tự 8 bit.
Mỗi thông báo phải được truyền thành một dòng liên tục. Cấu trúc một ký tự khung
gửi đi được thể hiện như sau:

Start 0 1 2 3 4 5 6 7 P Stop

Mỗi ký tự khung bao gồm:


− 1bit khởi đầu (start bit).
− 8bit của byte thông báo cần gửi, trong đó bit thấp nhất được gửi đi trước.
− 1bit parity chẵn/lẻ nếu sử dụng parity.
− 1bit kết thúc (stop bit) nếu sử dụng parity hoặc 2bit kết thúc nếu không sử
dụng parity.
c) Cấu trúc bức điện
Một thông báo Modbus bao gồm nhiều thành phần và có chiều dài có thể
khác nhau. Khi ở chế độ Modbus RTU, một thông báo sẽ được đóng khung. Mỗi
khung bao gồm nhiều ký tự khung có cấu trúc như được mô tả ở phần trên. Các ký
tự này sẽ được truyền đi liên tục thành dòng ở chế độ RTU. Mục đích của việc đóng
khung là để đánh dấu khởi điểm và kết thúc của một thông báo, cũng như bổ sung
thông tin kiểm lỗi. Trường hợp thông báo không được truyền trọn vẹn có thể phát
hiện được và báo lỗi.
Trong chế độ RTU, một thông báo bắt đầu với một khoảng trống yên lặng tối
thiểu là 3.5 thời gian ký tự. Thực tế, người ta chọn thời gian đó bằng một số nguyên
lần thời gian ký tự, như được biểu thị bằng dãy (- - - -) trên bảng 2.3. Ô đầu tiên
được truyền sẽ là 8bit địa chỉ, sau đó đến 8bit mã hàm, một số byte tùy ý dữ liệu và
cuối cùng là thông tin kiểm lỗi CRC. Sau khi truyền ký tự cuối của mã CRC, khung
thông báo cũng phải được kết thúc bằng một khoảng trống yên lặng tối thiểu là 3.5
thời gian ký tự, trước khi bắt đầu một thông báo mới. Thực chất, khoảng trống kết
thúc của một thông báo cũng có thể chính là phần khởi đầu bắt buộc của thông báo
tiếp theo.

Bảng 2.3 Khung thông báo Modbus chế độ RTU


Khởi Địa chỉ Mã hàm Dữ liệu Mã Kết thúc
đầu CRC

(----) 8bit 8bit n x 8bit 16bit (----)

15
Địa chỉ
Phần địa chỉ trong một khung thông báo bao gồm tám bit (RTU). Các giá trị
địa chỉ hợp lệ nằm trong khoảng 0-247, trong đó địa chỉ 0 dành riêng cho các thông
báo gửi đồng loạt tới tất cả các trạm tớ. Nếu Modbus được sử dụng trên một mạng
khác, có thể phương thức gửi đồng loạt không được hỗ trợ, hoặc được thay thế bằng
một phương pháp khác.
Một thiết bị chủ sử dụng ô địa chỉ để chỉ định thiết bị tớ nhận thông báo yêu
cầu. Sau khi thực hiện yêu cầu, thiết bị tớ đưa địa chỉ của mình vào khung thông báo
đáp ứng, nhờ vậy thiết bị chủ có thể xác định thiết bị tớ nào đã trả lời. Trong một
mạng Modbus chuẩn chỉ có một trạm chủ duy nhất, vì thế ô địa chỉ không cần thiết
phải chứa cả địa chỉ trạm gửi và trạm nhận.
Mã hàm
Giống như địa chỉ, phần mã hàm trong một khung thông báo bao gồm tám bit
(RTU). Các giá trị hợp lệ nằm trong khoảng từ 1-255, trong đó các mã hàm trong
thông báo yêu cầu chỉ được phép từ 1-127. Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị chỉ hỗ trợ
một phần nhỏ số hàm trên và một số mã hàm được dữ trữ cho sau này.
Khi một thông báo gửi từ thiết bị chủ tới một thiết bị tớ, mã hàm chỉ địn hành
động mà thiết bị tớ cần thực hiện. Khi thiết bị tớ trả lời, nó cũng dùng chính mã hàm
đó trong thông báo đáp ứng bình thường. Trong trường hợp xảy ra lỗi, mã hàm trả
lại sẽ là mã hàm trong yêu cầu với bit cao nhất được đặt bằng 1 và phần dữ liệu sẽ
chứa thông tin chi tiết về lỗi đã xảy ra.
Dữ liệu
Trong một thông báo yêu cầu, nội dung phần dữ liệu nói lên chi tiết hành
động mà bên nhận cần thực hiện.Ví dụ trong một yêu cầu đọc các thanh ghi thì phần
dữ liệu chứa thông tin về địa chỉ thanh ghi đầu tiên, số lượng các thanh ghi cần đọc
và chiều dài thực tế của chính phần dữ liệu.
Trong trường hợp bình thường, phần dữ liệu trong thông báo đáp ứng sẽ chứa
kết quả của hành động đã thực hiện, ví dụ nội dung các thanh ghi đã đọc. Nếu xảy ra
lỗi, phần dữ liệu chứa mã ngoại lệ, nhờ đó mà thiết bị chủ xác định hành động tiếp
theo cần thực hiện. Lưu ý rằng, một số hàm không đòi hỏi tham số, vì vậy phần dữ
liệu có thể trống.
d) Bảo toàn dữ liệu
Mạng Modbus chuẩn sử dụng hai biện pháp bảo toàn dữ liệu ở hai mức: kiểm
soát khung thông báo và kiểm soát ký tự khung. Đối với chế độ truyền RTU, có thể
lựa chọn kiểm tra bit chẵn/lẻ cho từng ký tự khung. Hơn thế nữa, cả khung thông
báo lại được kiểm soát một lần nữa bằng mã CRC ở chế độ RTU.
Khi đặt cấu hình cho một thiết bị chủ, có thể chọn một khoảng thời gian timeout
mà nó có thể chờ đợi đáp ứng từ trạm tớ. Khoảng thời gian này cần phải đủ lớn để
bất cứ thiết bị tớ nào cũng có thể trả lời trong điều kiện bình thường. Trường hợp
thiết bị tớ phát hiện lỗi ở thông báo yêu cầu, nó sẽ không trả lời. Vì thế thiết bị chủ
cũng tự động nhận biết lỗi và chương trình chủ sẽ có trách nhiệm thực hiện các hành
động cần thiết.
Kiểm soát CRC
Mã CRC được áp dụng trong chế độ RTU dài 16 bit. Đa thức phát được sử
dụng G = 1010 0000 0000 0001. Khi đưa vào khung thông báo, byte thấp của mã
CRC được gửi đi trước, tiếp sau là byte cao.

2.1.3 Các thiết bị hỗ trợ


a) Cáp truyền thông RS485
Dây cáp tín hiệu RS485 được làm bằng các sợi được xoắn lại với nhau, theo
từng cặp. Nên khi nhiễu xảy ra ở dây này thì cũng xảy ra ở dây kia, tức là hai dây
cùng nhiễu giống nhau. Điều này làm cho điện áp sai biệt giữa hai dây thay đổi
không đáng kể, nên tại nơi thu vẫn nhận được tín hiệu đúng nhờ tính năng đặc biệt
của bộ thu đã loại bỏ nhiễu. Dây cáp tín hiệu RS485 được sử dụng rất rộng rãi trong
công nghiệp, nơi mà môi trường nhiễu khá cao và sự tin tưởng vào tính ổn định của
hệ thống là điều quan trọng. Bên cạnh đó khả năng truyền thông qua khoảng cách xa
ở tốc độ cao cũng rất được quan tâm, đặc biệt là tại những nơi mà có nhiều trạm
giao tiếp được trải ra trên diện rộng.

Hình 2.9 Cáp truyền thông RS485

b) Giắc cắm DB9

17
Hình 2.10 Giắc cắm DB9
Phần giắc cắm DB9 đã được trình bày chi tiết ở phần Giao diện cơ học của
RS232.

2.2 Truyền thông Profibus


PROFIBUS (Process Field Bus) là một hệ thống bus trường được phát triển
tại Đức từ năm 1987, do 21 công ty và cơ quan nghiên cứu hợp tác. Sau khi được
chuẩn hóa quốc gia với DIN 19245, PROFIBUS đã trở thành chuẩn châu Âu EN 50
170 trong năm 1996 và chuẩn quốc tế IEC 61158 vào cuối năm 1999. Bên cạnh đó,
PROFIBUS còn được đưa ra vào trong chuẩn IEC 61784 cũng như với các phát triển
mới gần đây, PROFIBUS không chỉ dừng lại là một hệ thống truyền thông, mà còn
được coi là một công nghệ tự động hóa.
PROFIBUS kết nối các bộ điều khiển hoặc hệ thống điều khiển với các thiết
bị phân tán ( cảm biến và các thiết bị thực thi , bộ truyền động …) ở cấp fieldbus,
đồng thời cũng cho phép trao đổi dữ liệu nhất quán ( consistent data ) với các hệ
thống truyền thông cao hơn.

2.2.1 Chuẩn vật lý


a) Truyền dẫn với RS-485:
Chuẩn PROFIBUS theo IEC 61158 quy định các đặc tính điện học và cơ học
của giao diện RS-485 cũng như môi trường truyền thông, trên cơ sở đó các ứng
dụng có thể lựa chọn các thông số thích hợp. Các đặc tính điện học bao gồm:
− Tốc độ truyền thông từ 9,6 kbit/s đến 12 Mbit/s.
− Cấu trúc đường thẳng kiểu đường trục / đường nhánh (trunk-line/drop- line)
hoặc daisy-chain, trong đó có tốc độ truyền từ 1,5 Mbit/s trở lên theo yêu cầu
cấu trúc daisy-chain.
− Cáp truyền được sử dụng là đôi dây xoắn có bảo vệ (STP). Hiệp hội PI
khuyến cáo dùng cáp loại A.
− Trở kết thúc có dạng tin cậy (fail-safe biasing) với các điện trở lần lượt là
390Ω-220Ω-390Ω.
− Chiều dài tối đa của một đoạn mạng từ 100m đến 1200m, phụ thuộc vào tốc
độ truyền được lựa chọn. Quan hệ giữa tốc độ truyền và chiều dài tối đa của
một đoạn mạng được tóm tắt trong bảng 2.4.
− Số lượng tối đa các trạm trong mỗi mạng là 32. Có thể dùng tối đa 9 bộ lặp
tức 10 đoạn mạng. Tổng số trạm tối đa trong một mạng là 126.
− Chế độ truyền tải không đồng bộ và hai chiều không đồng thời.
− Phương pháp mã hóa bit NRZ.

Bảng 2.4 Chiều dài tối đa của một đoạn mạng PROFIBUS (cáp STP loại A)
Tốc độ 9,6/19,2/ 187,5 500 1500 3000/6000/
(kbit/s)
45,45/93,75 12000

Chiều dài 1200 1000 400 200 100


(m)

Về giao diện cơ học cho các bộ nối, loại D-sub 9 chân được sử dụng phổ biến
nhất với cấp bảo vệ IP20. Trong trường hợp yêu cầu cấp bảo vệ IP65/67 có thể sử
dụng một trong các loại sau đây:
− Bộ nối tròn M12 theo chuẩn IEC 947-5-2.
− Bộ nối Han-Brid theo khuyến cáo của DENISA.
− Bộ nối Hibrid của Siemens.
Đầu nối HAN-BRID có thể dùng cho truyền dữ liệu qua cáp quang và điện áp
nguồn 24V cho các ngoại vi qua cáp đồng.
− Đầu nối M12 cho RS 485 -cấp bảo vệ IP 65/67. sơ đồ chân: 1: VP, 2:
RxD/TxD-N, 3: DGND, 4: RxD/TxD, 5: vỏ bọc.

19
Hình 2.11 Đầu nối M12
− Đầu nối Han-Brid kiểu Cu-Fo. Dùng để truyền dữ liệu qua cáp quang và điện
áp 24V cung cấp cho các ngoại vi. Đầu nối này cũng có kiểu Cu-Cu.
− Đầu nối Siemens-Hybrid, truyền điện áp cung cấp 24 V. dữ liệu PROFIBUS
qua cáp đồng cho các thiết bị với cấp bảo vệ IP 65.

Hình 2.12 Đầu nối kiểu Siemens-Hibrid


Khi kết nối tới trạm hãy đảm bảo rằng các đường dữ liệu không bị đảo
ngược. Việc sử dụng đường dây dữ liệu có bọc là hoàn toàn cần thiết để hệ thống có
khả năng tránh được những ảnh hưởng của từ trường. Vỏ bọc dây dẫn cần phải được
nối vối PE ở cả 2 phía. Ngoài ra đường dây dữ liệu phải đặt cách cáp dẫn điện áp
cao. Khi tốc độ truyền >= 1,5 Mbit/s không được sử dụng trong các đường nhánh
cụt. Hiện có các đầu nối dạng cắm có khả năng kết nối trực tiếp cáp dữ liệu vào và
cáp dữ liệu ra. Qua đó loại trừ sử dụng đường nhánh cụt và đầu nối BUS có thể cắm
vào hoặc tháo ra khỏi BUS bất cứ thời gian nào mà không làm ảnh hưởng đế sự
truyền dữ liệu.
Khi có vấn đề xảy ra trong mạng PROFIBUS thì hơn 90% các trường hợp là
do nối dây và lắp đặt sai. Các vấn đề này có thể giải quyết bằng thiết bị BUS - tester,
nó có thể phát hiện nhiều lỗi nối dây điển hình trước khi hoạt động.
Truyền dẫn với RS-485IS:
Một trong những ưu điểm của RS-485 là cho phép truyền tốc độ cao, vì thế
nó được phát triển để phù hợp với môi trường đòi hỏi an toàn cháy nổ. Với RS-
485IS (IS: Intrinsically Safe), tổ chức PNO đã đưa ra các chỉ dẫn và các qui định
ngặt nghèo về mức điện áp và mức dòng tiêu thụ của các thiết bị làm cơ sở cho các
nhà cung cấp. Khác với mô hình FISCO chỉ cho phép một nguồn tích cực an toàn
riêng, ở đây mỗi trạm đều là một nguồn tích cực .Khi ghép nối tất cả các nguồn tích
cực, dòng tổng cộng của tất cả các trạm không được phép vượt quá một giá trị tối đa
cho phép. Các thử nghiệm cho thấy cũng có thể ghép nối tối đa 32 trạm trong một
đoạn mạng RS-485IS.
Truyền dẫn với cáp quang:
Cáp quang thích hợp đặc biệt trong các lĩnh vực ứng dụng có môi trường làm
việcnhiễu mạnh hoặc đòi hỏi phạm vi phủ mạng lớn. Các loại cáp quang có thể sử
dụng ở đây là:
− Sợi thủy tinh đa chế độ với khoảng cách truyền tối đa 2-3km và sợi thủy tinh
đơn
chế độ với khoảng cách truyền có thể trên 15km.
− Sợi chất dẻo với chiều dài tối đa 80m và sợi HCS với chiều dài tối đa 500m.
Do đặc điểm liên kết điểm-điểm ở cáp quang, cấu trúc mạng chỉ có thể là hình
sao hoặc mạch vòng. Trong thực tế, cáp quang thường được sử dụng hỗn hợp với
RS-485 nên cấu trúc mạng phức tạp hơn.
Truyền dẫn với MBP:
MBP (Manchester Coded, Bus-Powered) là một kỹ thuật truyền dẫn được đưa
ra trong chuẩn IEC 1158-2 cũ nhằm vào các ứng dụng điều khiển quá trình trong
công nghiệp chế biến như lọc dầu, hóa chất, nơi có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
cháy nổ và nguồn cung cấp cho các thiết bị trường. Chuẩn IEC 61158-2 mới qui
định nhiều kỹ thuật truyền dẫn khác nhau, trong đó có MBP, vì vậy tên mới này
được sử dụng để tránh nhầm lẫn.
Như cái tên của nó đã thể hiện, MBP sử dụng mã Manchester, cho phép đồng
tải nguồn trên đường bus, chế độ truyền đồng bộ và tốc độ truyền 31,25kbit/s. Về
mặt tín hiệu, thực chất MBP cũng sử dụng phương thức truyền dẫn chênh lệch đối
xứng, với cáp đôi dây xoắn và trở đầu cuối là 100Ω. Mức điện áp tối đa được qui
định nằm trong khoảng 0,75-1V. Trong phạm vi dải tần tín hiệu, các trạm phải có
trở kháng rất lớn để việc chia nguồn không ảnh hưởng tới chất lượng truyền tải dữ
liệu.
Trong một số ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là ngành xăng dầu, hóa
chất, môi trường làm việc rất nhạy cảm với xung điện nên mức điện áp cao trong
chuẩn truyền dẫn RS-485 không thích hợp. PROFIBUS-PA sử dụng lớp vật lý theo
phương pháp MBP (chuẩn IEC 1158-2 cũ). Phương pháp mã hóa bit Manchester rất
bền vững với nhiễu nên cho phép sử dụng mức tín hiệu thấp hơn nhiều so với RS-
485, đồng thời cho phép các thiết bị tham gia bus được cung cấp nguồn với cùng
đường dẫn tín hiệu.
Kỹ thuật truyền dẫn MBP thông thường được sử dụng cho một đoạn mạng an
toàn riêng (thiết bị trường trong khu vực dễ cháy nổ), được ghép nối với đoạn RS-
21
485 qua các bộ nối đoạn (segment coupler) hoặc các liên kết (link). Một segment
coupler hoạt động theo nguyên tắc chuyển đổi tín hiệu ở lớp vật lý, vì vậy có sự hạn
chế về tốc độ truyền bên đoạn RS-485. Trong khi đó, một link ánh xạ toàn bộ các
thiết bị trường trong một đoạn MBP thành một trạm tớ duy nhất trong đoạn RS-485,
không hạn chế tốc độ truyền bên đoạn RS-485.

Bảng 2.5 Mỗi đầu dây được kết thúc bằng một trở đầu cuối bị động
Chế độ truyền Đồng bộ

Mã hóa bít Manchester code

Tốc độ truyền 31,25kbit/s

Cáp truyền Hai đôi dây xoắn STP

Cung cấp nguồn từ xa Tùy chọn, sử dụng đường dây tải dữ liệu

Mức bảo vệ cháy nổ EEx ia/ib và EEx d/m/p/q

Cấu trúc Đường thẳng, cây, hình sao hoặc phối hợp

Số trạm Tối đa 32 trạm một đoạn, tổng cộng tối đa 126

Số bộ lặp Tối đa 4 bộ lặp

Số trạm tối đa trong một đoạn mạng theo qui định là 32, nhưng số trạm thực
tế có thể ghép nối được phụ thuộc vào mức bảo vệ được chọn và công suất nguồn
nuôi. Trong một mạng an toàn riêng, điện thế cũng như dòng nguồn nuôi cũng bị
hạn chế ở một mức nhất định. Bảng 2.6 liệt kê một số thông số cho các bộ cung cấp
nguồn chuẩn, với điều kiện tiêu hao nguồn tại mỗi trạm là 10mA. Trong trường hợp
tiêu hao nguồn lớn hơn, số lượng trạm tối đa sẽ phải giảm đi theo tỉ lệ tương ứng.

Bảng 2.6 Một số bộ cung cấp nguồn chuẩn theo IEC 1158-2
Kiểu Mức an toàn riêng Điện Dòng Công Số
thế tối đa suất trạm

I EEx ia/ib IIC 13,5V 110mA 1,8W 9

II EEx ib IIC 13,5V 110mA 1,8W 9

III EEx ib IIB 13,5V 250mA 4,2W 22

IV Không 24V 500mA 12W 32


Chiều dài tối đa của một đoạn mạng một mặt phụ thuộc vào công suất nguồn
nuôi, mặt khác phụ thuộc vào số trạm tham gia. Có thể tính toán chiều dài này một
cách tương đối dựa vào bảng 2.4 Tổng dòng tiêu hao ở cột thứ nhất được tính bằng
tổng tiêu hao của các trạm, cộng với dòng dự trữ 9mA mỗi đoạn mạng cho thiết bị
ngắt lỗi FDE (Fault Disconnection Equipment). Trong điều khiển quá trình, một
trạm có sự cố không được phép làm tê liệt cả đoạn mạng. Vì vậy, FDE được tích
hợp trong mỗi trạm và có nhiệm vụ tách trạm liên quan ra khỏi đoạn bus, trong
trường hợp trạm đó tiêu hao dòng quá lớn vì lý do sự cố bên trong.

Bảng 2.7 Chiều dài cáp dẫn theo IEC 1158-2


Bộ nguồn cung cấp Kiểu I Kiểu II Kiểu III Kiểu IV Kiểu IV Kiểu IV

Điện thế (V) 13,5 13,5 13,5 24 242 24

Tổng dòng tiêu hao 110 110 250 110 250 500

tối đa (mA)

Chiều dài tối đa (m) 900 900 400 1900 1300 650

tiết diện 0,8 mm2

Chiều dài tối đa (m) 1000 1500 500 1900 1900 1900

tiết diện 1,5 mm2

Với MBP, các cấu trúc mạng có thể sử dụng là đường thẳng (đường
trục/đường nhánh), hình sao hoặc cây. Cáp truyền thông dụng là đôi dây xoắn STP
với trở đầu cuối dạng RC (100Ω và 2μF). Số lượng trạm tối đa trong một đoạn là 32,
tuy nhiên số lượng thực tế phụ thuộc vào công suất bộ nạp nguồn bus. Trong khu
vực nguy hiểm, công suất bộ nạp nguồn bị hạn chế, vì thế số lượng thiết bị trường
có thể ghép nối tối đa thông thường là 8-10. Số lượng bộ lặp tối đa là 4, tức 5 đoạn
mạng. Với chiều dài tối đa một đoạn mạng là 1900m, tổng chiều dài của mạng sử
dụng kỹ thuật MBP có thể lên tới 9500m.

2.2.2 Giao thức


a) Kiến trúc giao thức
PROFIBUS chỉ thức hiện các lớp 1, lớp 2 và lớp 7 theo mô hình quy chiếu
OSI. Tuy nhiên PROFIBUS-DP bỏ qua lớp 7 nhằm tối ưu hóa việc trao đổi dữ liệu
quá trình giữa cấp điều khiển với cấp chấp hành. Một số chức năng còn thiếu được
bổ sung qua giao diện sử dụng nằm trên lớp 7. Bên cạnh các hàm dịch vụ DP cơ sở
và mở rộng được quy định tại lớp giao diện sử dụng , hiệp hội PI còn đưa ra một số
23
quy định chuyên biệt (profiles) về đặc tính và chức năng đặc biệt của thiết bị cho
một số lĩnh vực tiêu biểu . Các đặc tả này nhằm mục đích tạo khả năng tương tác và
thay thế lẫn nhau của thiết bị từ nhà sản xuất.

Hình 2.13 Kiến trúc giao thức của PROFIBUS

Cả ba giao thức FMS, DP và PA đều có chung lớp liên kết dữ liệu (lớp
FDL).PROFIBUS-PA có cùng giao diện sử dụng như DP, tuy nhiên tính năng của
các thiết bị được qui định khác nhằm phù hợp với môi trường làm việc dễ cháy nổ.
Kỹ thuật truyền dẫn MBP (Manchester coded, Bus Powered) theo IEC 1158-2 cũ
được áp dụng ở đây đảm bảo vấn đề an toàn và cung cấp nguồn cho các thiết bị qua
cùng dây dẫn bus. Để tích hợp các đoạn mạng DP và PA có thể dùng các bộ chuyển
đổi (DP/PA-Link, DP/PACoupler) có sẵn trên thị trường.
Lớp ứng dụng của FMS bao gồm hai lớp con là FMS (Fieldbus Message
Specification) và LLI (Lower Layer Interface), trong đó FMS chính là một tập con
của chuẩn MMS (xem chi tiết trong chương 5). Lớp FMS đảm nhiệm việc xử lý giao
thức sử dụng và cung cấp các dịch vụ truyền thông, trong khi LLI có vai trò trung
gian cho FMS kết nối với lớp 2 mà không phụ thuộc vào các thiết bị riêng biệt. Lớp
LLI còn có nhiệm vụ thực hiện các chức năng bình thường thuộc các lớp 3-6, ví dụ
tạo và ngắt nối, kiểm soát lưu thông. PROFIBUS-FMS và PROFIBUS-DP sử dụng
cùng một kỹ thuật truyền dẫn và phương pháp truy nhập bus, vì vậy có thể cùng hoạt
động trên một đường truyền vật lý duy nhất.
Lớp liên kết dữ liệu ở PROFIBUS được gọi là FDL (Fieldbus Data Link), có
chức năng kiểm soát truy nhập bus , cung cấp các dịch vụ cơ bản (cấp thấp) cho việc
trao đổi dữ liệu một cách tin cậy , không phụ thuộc vào phương pháp truyền dẫn ở
lớp vật lý.
DP là giao thức truyền thông hiệu quả, sử dụng cho lớp 1 và lớp 2 cũng như
giao tiếp ứng dụng. Lớp 3 đến lớp 7 là không sử dụng. Qua cấu trúc này đảm bảo
việc truyền dữ liệu nhanh và hiệu quả. Bản đồ liên kết dữ liệu trực tiếp (Direct Data
Link Mapper, DDLM) cung cấp giao tiếp ứng dụng dễ dàng truy cập đến lớp 2.
Trong giao tiếp ứng dụng xác định các chức năng ứng dụng cho người dùng, cũng
như các đặc tính hệ thống, đặc tính thiết bị của các loại DP khác nhau.
b) Cấu trúc bức điện
Một bức điện (telegram) trong giao thức thuộc lớp 2 của PROFIBUS được
gọi là khung (frame). Ba loại khung có khoảng cách Hamming là 4 và một loại
khung đặc biệt đánh dấu một token được qui định như sau:
− Khung với chiều dài thông tin cố định, không mang dữ liệu:

SD1 DA SA FC FCS ED

− Khung với chiều dài thông tin cố định, mang 8 byte dữ liệu:

SD3 DA SA FC DU FCS ED

− Khung với chiều dài thông tin khác nhau, với 1-246 byte dữ liệu:

SD2 LE Ler SD2 DA SA FC DU FCS ED

− Token:

SD4 DA SA

Byte điều khiển khung (FC) dùng để phân biệt các kiểu bức điện, ví dụ bức
điện gửi hay yêu cầu dữ liệu (Send and/or Request) cũng như xác nhận hay đáp ứng
(Acknowledgement/Response). Bên cạnh đó, byte FC còn chứa thông tin về việc
thực hiện hàm truyền, kiểm soát lưu thông để tránh việc mất mát hoặc gửi đúp dữ
liệu cũng như thông tin kiểu trạm, trạng thái FDL.
PROFIBUS-DP sử dụng phương thức truyền không đồng bộ, vì vậy việc
đồng bộ hóa giữa bên gửi và bên nhận phải thực hiện với từng ký tự. Cụ thể, mỗi
byte trong bức điện từ lớp 2 khi chuyển xuống lớp vật lý được xây dựng thành một
ký tự UART dài 11 bit, trong đó một bit khởi đầu (Start bit), một bit chẵn lẻ (parity
chẵn) và một bit kết thúc (Stop bit).
Các ô DA, SA, FC và DU được coi là phần mang thông tin. Trừ ô DU, mỗi ô
còn lại trong một bức điện đều có chiều dài 8bit (tức một ký tự) với các ý nghĩa cụ
thể như sau:
25
Bảng 2.8 Ngữ nghĩa khung bức điện FDL
Ký Tên đầy đủ Ý nghĩa
hiệu

SD1… Start Delimiter Byte khởi đầu, phân biệt giữa các loại
khung
SD4
SD1=10H, SD2=68H, SD3=A2H,
SD4=DCH

LE Length Chiều dài thông tin (4-249 byte)

LEr Length repeated Chiều dài thông tin nhắc lại vì lý do an


toàn

DA Destination Address Địa chỉ đíc (trạm nhận) , từ 0-127

SA Source Address Địa chỉ nguồn (trạm gửi ), từ 0-126

DU Data Unit Khối dữ liệu sử dụng

FC Frame Control Byte điều khiển khung

FCS Fram Check Byte kiểm soát lỗi , HD=4


Sequence

ED End Delimiter Byte kết thúc, ED=16H

Dãy bit truyền đi :


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
20 27
LSB MSB

0 b1 b2 b3 b4 b5 b6 b7 b8 P 1

Start bit (ST) Stop bit (BP)


Parity bit (chẵn)
c) Truy nhập bus
PROFIBUS phân biệt hai loại thiết bị chính là trạm chủ (master) và trạm tớ
(slave). Các trạm chủ có khả năng kiểm soát truyền thông trên bus. Một trạm chủ có
thể gửi thông tin khi nó giữ quyền truy nhập bus. Một trạm chủ còn được gọi là trạm
tích cực. Các trạm tớ chỉ được truy nhập bus khi có yêu cầu của trạm chủ. Một trạm
tớ phải thực hiện ít dịch vụ hơn, tức xử lý giao thức đơn giản hơn so với các trạm
chủ, vì vậy giá thành thường thấp hơn nhiều. Một trạm tớ còn được gọi là trạm thụ
động.
Hai phương pháp truy nhập bus có thể được áp dụng độc lập hoặc kết hợp là
TokenPassing và Master/Slave. Nếu áp dụng độc lập, Token-Passing thích hợp với
các mạng FMS dùng ghép nối các thiết bị điều khiển và máy tính giám sát đẳng
quyền, trong khi Master/Slave thích hợp với việc trao đổi dữ liệu giữa một thiết bị
điều khiển với các thiết bị trường cấp dưới sử dụng mạng DP hoặc PA. Khi sử dụng
kết hợp (Hình 2.14), nhiều trạm tích cực có thể tham gia giữ Token. Một trạm tích
cực nhận được Token sẽ đóng vai trò là chủ để kiểm soát việc giao tiếp với các trạm
tớ nó quản lý, hoặc có thể tự do giao tiếp với các trạm tích cực khác trong mạng.

Hình 2.14 Cấu hình Multi-Master trong PROFIBUS

Chính vì nhiều trạm tích cực có thể đóng vai trò là chủ, cấu hình truy nhập
bus kết hợp giữa Token-Passing và Master/Slave còn được gọi là nhiều chủ (Multi-
Master). Thời gian vòng lặp tối đa để một trạm tích cực lại nhận được Token có thể
chỉnh được bằng tham số. Khoảng thời gian này chính là cơ sở cho việc tính toán
chu kỳ thời gian của cả hệ thống.
❖ Dịch vụ truyền dữ liệu
Các dịch vụ truyền dữ liệu thuộc lớp 2 trong mô hình OSI, hay còn gọi là lớp
FDL (Fieldbus Data Link), chung cho cả FMS, DP và PA. PROFIBUS chuẩn hóa
bốn dịch vụ trao đổi dữ liệu, trong đó ba thuộc phạm trù dịch vụ không tuần hoàn và
một thuộc phạm trù dịch vụ tuần hoàn, cụ thể là:
− SDN (Send Data with No Acknowledge): Gửi dữ liệu không xác nhận.
− SDA (Send Data with Acknowledge): Gửi dữ liệu với xác nhận.

27
− SRD (Send and Request Data with Reply): Gửi và yêu cầu dữ liệu.
− CSRD (Cyclic Send and Request Data with Reply): Gửi và yêu cầu dữ liệu
tuần hoàn.
Các dịch vụ không tuần hoàn thường được sử dụng để truyền các dữ liệu có
tính chất bất thường, ví dụ các thông báo sự kiện, trạng thái và đặt chế độ làm việc,
vì vậy còn được gọi là các dịch vụ truyền thông báo.

Hình 2.15 Các dịch vụ truyền dữ liệu PROFIBUS


Dịch vụ SDN được dùng chủ yếu cho việc gửi đồng loạt (broadcast) hoặc gửi
tới nhiều đích (multicast). Một trạm tích cực có thể gửi một bức điện đồng loạt tới
tất cả hoặc tới một số trạm khác mà không cần cũng như không thể đòi hỏi xác nhận.
Có thể lấy một vài ví dụ tiêu biểu như việc tham số hóa, cài đặt và khởi động
chương trình trên nhiều trạm cùng một lúc. Để thực hiện theo các chế độ này, không
cần phải gửi các bức điện tới từng địa chỉ mà chỉ cần gửi một bức điện duy nhất
mang địa chỉ đặt trước là 127. Chính vì vậy, các trạm chỉ có thể nhận địa chỉ từ 0-
126.
Dịch vụ SDN được dùng chủ yếu cho việc gửi đồng loạt (broadcast) hoặc gửi
tới nhiều đích (multicast). Một trạm tích cực có thể gửi một bức điện đồng loạt tới
tất cả hoặc tới một số trạm khác mà không cần cũng như không thể đòi hỏi xác nhận.
Có thể lấy một vài ví dụ tiêu biểu như việc tham số hóa, cài đặt và khởi động
chương trình trên nhiều trạm cùng một lúc. Để thực hiện theo các chế độ này, không
cần phải gửi các bức điện tới từng địa chỉ mà chỉ cần gửi một bức điện duy nhất
mang địa chỉ đặt trước là 127. Chính vì vậy, các trạm chỉ có thể nhận địa chỉ từ 0-
126.
Dịch vụ trao đổi dữ liệu tuần hoàn duy nhất (CSRD) được qui định với mục
đích hỗ trợ việc trao đổi dữ liệu quá trình ở cấp chấp hành, giữa các module vào/ra
phân tán, các thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp hành với máy tính điều khiển. Dịch
vụ này khác với SRD ở chỗ là chỉ cần một lần yêu cầu duy nhất từ một lớp trên
xuống, sau đó các đối tác logic thuộc lớp 2 tự động thực hiện tuần hoàn theo chu kỳ
đặt trước. Một trạm chủ sẽ có trách nhiệm hỏi tuần tự các trạm tớ và yêu cầu trao đổi
dữ liệu theo một trình tự nhất định. Phương pháp đó được gọi là polling. Vì thế, dữ
liệu trao đổi luôn có sẵn sàng tại lớp 2, tạo điều kiện cho các chương trình ứng dụng
trao đổi dữ liệu dưới cấp trường một cách hiệu quả nhất. Khi một chương trình ứng
dụng cần truy nhập dữ liệu quá trình, nó chỉ cần trao đổi với thành phần thuộc lớp 2
trong cùng một trạm mà không phải chờ thực hiện truyền thông với các trạm khác.
Ngoài các dịch vụ trao đổi dữ liệu, lớp 2 của PROFIBUS còn cung cấp các
dịch vụ quản trị mạng. Các dịch vụ này phục vụ việc đặt cấu hình, tham số hóa, đặt
chế độ làm việc, đọc các thông số và trạng thái làm việc của các trạm cũng như đưa
ra các thông báo sự kiện.

2.2.3 Các thiết bị hỗ trợ


Bộ nối (connector)
Bộ nối là linh kiện liên kết giữa cáp truyền với phần cứng giao diện mạng của
một thiết bị tham gia. Các phích cắm Sub-D (RS-485, RS-232), các bộ nối chữ T
(Ethernet), các bộ nối cáp quang (optical link module, OLM) là một vài ví dụ tiêu
biểu. Đối với cấu trúc mạng đường thẳng kiểu daisy-chain, người ta có thể kết hợp
chức năng trở đầu cuối trên bộ nối. Trên Hình 2.16 là hình ảnh một phích cắm
PROFIBUS, trên đó có công tắc chuyển chế độ trở đầu cuối (ON = chặn, OFF =
không chặn).

Hình 2.16 Một bộ nối PROFIBUS (SubD)

Thông thường, các bộ nối chỉ có chức năng thích ứng giao diện cơ học. Đối
với một mạng cáp quang, các bộ nối thường phức tạp hơn rất nhiều. Bên cạnh việc
thực hiện việc chuyển đổi qua lại giữa các tín hiệu điện và quang, một số bộ nối

29
quang còn có chức năng cách ly và by-pass để có thể tách một trạm ra khỏi mạng
trong trường hợp có sự cố trên trạm.
Cáp truyền thông Profibus

Hình 2.17 Cáp truyền thông Profibus


Cáp Profibus thiết kế gồm 2 lõi cáp đồng trục gồm 3 lớp bảo vệ: lớp lưới
nhôm chống nhiễu, lớp lá nhôm giúp bảo vệ và lớp PE chống nước.

2.3 Truyền thông Profinet


Profinet ( được viết tắt của Process Field Net) là một tiêu chuẩn kỹ thuật công
nghiệp để truyền dữ liệu qua Ethernet công nghiệp. Profinet dựa trên nền Ethernet
và dùng chuẩn TCP/IP và IT đồng thời bổ sung thêm giao thức đặc biệt và cơ khí
hóa để đạt được hiệu suất thời gian thực tốt nhất. PROFINET cho phép tích hợp hệ
thống Fieldbus như Profibus, DeviceNet, và Interbus, mà không làm thay đổi thiết bị
hiện có.

2.3.1 Chuẩn vật lý


a) Cấu trúc mạng và kỹ thuật truyền dẫn
Profinet rất linh hoạt khi thiết lập cấu trúc hệ thống mạng. Tuy nhiên, cấu
trúc mạng thường thiết lập với 4 kiểu thông dụng như: Line, Star, Ring, Tree,
Wireless.
Profinet sử dụng 2 loại cáp thông dụng nhất cùng các đặc tính được liệt kê
trong bảng 2.9.

Bảng 2.9 Một số loại cáp truyền Profinet thông dụng


Tên hiệu Loại cáp Chiều dài đoạn tối đa

100BASE-TX Đôi dây xoắn hạng 5 100 m


100BASE-FX Cáp quang 2000 m

Với 100BASE-TX, đôi dây xoắn hạng 5 được sử dụng có khả năng làm việc
ở tần số nhịp 125MHz và cao hơn nữa. Việc sử dụng hai đôi dây xoắn tạo khả năng
truyền hai chiều đồng thời. Khác với 100BASE-T4, một phương pháp mã hóa bit có
tên là 4B5B được sử dụng ở đây. Dãy bit từ khung MAC được mã hóa lại thành các
tổ hợp 5bit trên đường truyền. Chỉ có 16 trong 32 tổ hợp biểu diễn dữ liệu, các tổ
hợp còn lại được sử dụng cho đánh dấu, điều khiển và tín hiệu phần cứng.
Đối với mỗi loại mạng trên, việc nối dây có thể thông qua một bộ chia hoặc
một bộ chuyển mạch. Một bộ chuyển mạch có chi phí cao hơn nhiều so với một bộ
chia, nhưng nâng cao hiệu suất của hệ thống một cách đáng kể nhờ chức năng phân
vùng xung đột. Loại 100BASE-FX cũng cho phép truyền hai chiều toàn phần, sử
dụng hai sợi quang đa chế độ cho hai chiều. Đối với các ứng dụng đòi hỏi khoảng
cách truyền lớn hoặc khả năng kháng nhiễu cao thì đây là giải pháp thích hợp.
b) Giao diện cơ học
Truyền thông Profinet sử dụng cổng RJ45 làm giao diện cơ học.

Hình 2.18 Cổng RJ45

Dây mạng RJ45 có cấu tạo chung là 8 dây nhỏ với 4 cặp màu như sau:

− Cam / Cam trắng


− Xanh lá / Xanh lá trắng
− Xanh dương / Xanh dương trắng
− Nâu/ Nâu trắng

2.3.2 Giao thức


a) Cấu trúc bức điện

31
IEEE 802.3/Ethernet chỉ qui định lớp MAC và lớp vật lý, vì vậy một bức điện
còn được gọi là khung MAC. Cấu trúc một khung MAC được minh họa ở hình 2.19.

Hình 2.19 Cấu trúc khung MAC theo IEEE 802.3

Mở đầu một khung MAC là 56 bit 0 và 1 luân phiên, tức 7byte giống nhau có
giá trị 55H. Với mã Manchester, tín hiệu tương ứng sẽ có dạng tuần hoàn, được bên
nhận sử dụng để đồng bộ nhịp với bên gửi. Như vậy, việc đồng bộ hóa chỉ được thực
hiện một lần cho cả bức điện. Ở tốc độ truyền 10 Mbit/s, khoảng thời gian đồng bộ
hóa là 5,6μs. Tiếp sau là một byte SFD (Start of Frame Delimiter) chứa dãy bit
10101011, đánh dấu khởi đầu khung MAC. Đúng ra, dãy bít mở đầu và byte SFD
không thực sự thuộc vào khung MAC.
Theo 802.3, địa chỉ đích và địa chỉ nguồn có thể là 2 hoặc 6 byte, nhưng
chuẩn qui định cho truyền dải cơ sở 10 Mbit/s (tức 10BASEx) chỉ sử dụng địa chỉ 6
byte. Bit cao nhất trong địa chỉ đích có giá trị 0 cho các địa chỉ thông thường và giá
trị 1 cho các địa chỉ nhóm. Đối với các thông báo gửi cho tất cả các trạm
(broadcast), tất cả các bit trong địa chỉ đích sẽ là 1.
b) Truy nhập bus
Một vấn đề lớn thường gây lo ngại trong việc sử dụng Ethernet ở cấp trường
là phương pháp truy nhập bus ngẫu nhiên CSMA/CD và sự ảnh hưởng tới hiệu suất
cũng như tính năng thời gian thực của hệ thống. Ở đây, một trong những yếu tố
quyết định tới hiệu suất của hệ thống là thuật toán tính thời gian chờ truy nhập lại
cho các trạm trong trường hợp xảy ra xung đột.
Thời gian lan truyền tín hiệu một lần qua lại đường truyền được gọi là khe
thời gian. Giá trị này được tính cho tối đa 2,5km đường truyền và bốn bộ lặp là 512
thời gian bit hay 51,2 μs. Sau lần xảy ra xung đột đầu tiên , mỗi trạm sẽ chọn ngẫu
nhiên 0 hoặc 1 lần khe thời gian chờ trước khi thử gửi lại. Nếu hai trạm ngẫu nhiên
cùng chọn một khoảng thời gian, hoặc có sự xung đột mới với một trạm thứ ba, thì
số khe thời gian lựa chọn chờ sẽ là 0, 1, 2 hoặc 3. Sau lần xung đột thứ i, số khe thời
gian chọn ngẫu nhiên nằm trong khoảng từ 0 tới 2i - 1. Tuy nhiên, sau mười lần
xung đột, số khe thời gian chờ tối đa sẽ được giữ lại ở con số 1023. Sau 16 lần xung
đột liên tiếp, các trạm sẽ coi là lỗi hệ thống và báo trở lại lớp giao thức phía trên.
Thuật toán nổi tiếng này được gọi là Binary Exponential Backoff (BEB).
c) Kiến trúc giao thức TCP/IP
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là kết quả nghiên
cứu và phát triển giao thức trong mạng chuyển mạch gói thử nghiệm mang tên
Arpanet do ARPA (Advanced Research Projects Agency) thuộc Bộ quốc phòng Hoa
kỳ tài trợ. Khái niệm TCP/IP dùng để chỉ cả một tập giao thức và dịch vụ truyền
thông được công nhận thành chuẩn cho Internet. Cho đến nay, TCP/IP đã xâm nhập
tới rất nhiều phạm vi ứng dụng khác nhau, trong đó có các mạng máy tính cục bộ và
mạng truyền thông công nghiệp.
Nếu tách riêng TCP và IP thì đó là những chuẩn riêng về giao thức truyền
thông, tương đương với lớp vận chuyển và lớp mạng trong mô hình OSI. Nhưng
người ta cũng dùng TCP/IP để chỉ một mô hình truyền thông, ra đời trước khi có
chuẩn OSI.
Lớp ứng dụng
Nếu tách riêng TCP và IP thì đó là những chuẩn riêng về giao thức truyền
thông, tương đương với lớp vận chuyển và lớp mạng trong mô hình OSI. Nhưng
người ta cũng dùng TCP/IP để chỉ một mô hình truyền thông, ra đời trước khi có
chuẩn OSI.
Lớp vận chuyển
Cơ chế bảo đảm dữ liệu được vận chuyển một cách tin cậy hoàn toàn không
phụ thuộc vào đặc tính của các ứng dụng sử dụng dữ liệu. Chính vì thế, cơ chế này
được sắp xếp vào một lớp độc lập để tất cả các ứng dụng khác nhau có thể sử dụng
chung, được gọi là lớp vận chuyển. Có thể nói, TCP là giao thức tiêu biểu nhất, phổ
biến nhất phục vụ việc thực hiện chức năng nói trên. TCP hỗ trợ việc trao đổi dữ
liệu trên cơ sở dịch vụ có nối.
Bên cạnh TCP, giao thức UDP (User Data Protocol) cũng được sử dụng cho
lớp vận chuyển. Khác với TCP, UDP cung cấp dịch vụ không có nối cho việc gửi dữ
liệu mà không đảm bảo tuyệt đối đến đích, không đảm bảo trình tự đến đích của các
gói dữ liệu. Tuy nhiên, UDP lại đơn giản và hiệu suất, chỉ đòi hỏi một cơ chế xử lý
giao thức tối thiểu, vì vậy thường được dùng làm cơ sở thực hiện các giao thức cao
cấp theo yêu cầu riêng của người sử dụng; một ví dụ tiêu biểu là giao thức SNMP.
Lớp internet
Tương tự như lớp mạng ở OSI, lớp Internet có chức năng chuyển giao dữ liệu
giữa nhiều mạng được liên kết với nhau. Giao thức IP được sử dụng ở chính lớp này,
như cái tên của nó hàm ý. Giao thức IP được thực hiện không những ở các thiết bị
đầu cuối, mà còn ở các bộ router. Một router chính là một thiết bị xử lý giao thức
dùng để liên kết hai mạng, có chức năng chuyển giao dữ liệu từ một mạng này sang
một mạng khác, trong đó có cả nhiệm vụ tìm đường đi tối ưu.

33
Lớp truy nhập mạng
Lớp truy nhập mạng liên quan tới việc trao đổi dữ liệu giữa hai trạm thiết bị
trong cùng một mạng. Các chức năng bao gồm việc kiểm soát truy nhập môi trường
truyền dẫn, kiểm lỗi và lưu thông dữ liệu, giống như lớp liên kết dữ liệu trong mô
hình OSI.
Lớp vật lý
Giống như trong mô hình OSI, lớp vật lý đề cập tới giao diện vật lý giữa một
thiết bị truyền dữ liệu (ví dụ máy tính PC, PLC) với môi trường truyền dẫn hay
mạng, trong đó có đặc tính tín hiệu, chế độ truyền, tốc độ truyền và cấu trúc cơ học
các phích cắm/giắc cắm.
So sánh giữa TCP/IP và OSI là một ví dụ làm sáng tỏ bản chất và ý nghĩa thật
sự của mô hình qui chiếu OSI. Trong thực tế không có một giao thức nào được gọi
là giao thức OSI, cũng không có dịch vụ nào được gọi là dịch vụ OSI. Ta chỉ có thể
sắp xếp giao thức nào, dịch vụ nào thuộc lớp nào hay tương đương với lớp nào trong
mô hình qui chiếu này.

2.3.3 Các thiết bị hỗ trợ


Bộ chuyển mạch (switch)
Một bộ chuyển mạch được sử dụng để ghép nối nhiều thiết bị vào mạng,
tương tự như một bộ chia. Thông tin từ một trạm gửi tới một trạm khác không được
chuyển tới các cổng khác ngoài cổng tương ứng với trạm đích. Một bức điện từ trạm
2 gửi cho trạm 4 chỉ được chuyển tới cổng tương ứng với trạm 4. Cơ chế này giúp
cho hạn chế xung đột trên đường truyền, đặc biệt với các phương pháp truy nhập bus
ngẫu nhiên.

Hình 2.20 Bộ chuyển mạch (switch)


CHƯƠNG 3. PLC SIEMENS VÀ CÁC GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG

3.1 PLC S7-1200 và các giao thức truyền thông

3.1.1 Giới thiệu PLC S7-1214C


PLC S7-1200 là bộ điều khiển có sự linh hoạt và sức mạnh để kiểm soát
nhiều loại thiết bị hỗ trợ cho nhu cầu tự động hóa của bạn. Với thiết kế nhỏ gọn, cấu
hình linh hoạt và bộ hướng dẫn mạnh mẽ kết hợp để biến S7-1200 thành một giải
pháp hoàn hảo để kiểm soát nhiều ứng dụng.
CPU là sự kết hợp của một bộ vi xử lí, bộ nguồn được tích hợp sẵn, các cổng
input và output, tích hợp cổng kết nối PROFINET, bộ đếm tốc độ cao, và các cổng
vào analog input được tích hợp trong một khối nhỏ gọn để tạo nên một bộ điều khiển
mạnh mẽ. Sau khi tải xuống chương trình, CPU chứa những logic để kiểm soát và
giám sát những thiết bị trong yêu cầu của người điều khiển. CPU đọc giá trị đầu vào
và thay đổi những giá trị đầu ra theo logic trong chương trình, có thể bao gồm các
phép toán cơ bản, PID, bộ đếm, thời gian, hay là giao tiếp với các thiết bị thông
minh khác.
S7-1214 có một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ quyền truy cập vào cả CPU
và chương trình điều khiển (Tất cả các CPU đều cung cấp bảo vệ bằng Password
chống truy cập vào PLC: Tính năng “know-how protection” để bảo vệ các block đặc
biệt của mình). S7-1214 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và
TCP/IP. Ngoài ra còn có thể dùng các module truyền thông mở rộng kết nối bằng
RS485 hoặc RS232.
Phần mềm dùng để lập trình cho S7-1214 là Step7 Basic hỗ trợ ba ngôn ngữ
lập trình FBD, LAD và SCL. Phần mềm này được tích hợp trong TIA Portal của
Siemens.

Hình 3.1 Hình dáng bên ngoài S7-1214 và các module mở rộng

35
Thông số kỹ thuật:

Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật CPU S7-1200 1214C


Kích thước vật lý 110x100x75
(mm)

Bộ Bộ nhớ 75Kbytes
làm việc
nhớ
Bộ nhớ 4Mbytes
người nạp
dùng Bộ nhớ 10Kbytes
giữ lại
Vào ra Số 14 đầu vào
tích
hợp 10 đầu ra
trên Tương tự 2 đầu vào
CPU

Vùng Đầu vào 1024 bytes


nhớ
ảnh 1024 bytes
Đầu ra
vào ra

Vùng nhớ bit M 8192 bytes


Mở rộng module 8
vào ra
Mạch tín hiệu, 1
mạch pin, mạch
truyền thông
Module truyền 3
thông
Ngõ ra xung 4
Thẻ nhớ Thẻ nhớ SIMATIC

Module truyền thông RS485/422


Theo thực tế thiết bị có trong hệ, để điều khiển tốc độ khuấy ta điều khiển tần
số biến tần V20 Siemens. Có hai cách để điều khiển tần số cho biến tần:
− Dùng tín hiệu analog khi đó sẽ cần thêm module analog của PLC.
− Dùng module truyền thông điều khiển biến tần qua Modbus.
Do giá thành module analog cao hơn module truyền thông RS485. Ngoài ra,
khi sử dụng module truyền thông RS485 rất thuận tiện khi mở rộng thêm nhiều hơn
so với module analog.

Hình 3.2 Module CM 1241 (RS422/485)

Thông số kỹ thuật module CM 1241 (RS422/485):


− Điện áp nguồn cấp: 24 V DC
− Nhiệt độ hoạt động tối đa: 60°C
− Nhiệt độ hoạt động tối thiểu: -20°C
− Công suất tiêu thụ: 1,1W
− Giao thức truyền thông: Modbus, 3964 (R), Freeport

3.1.2 Truyền thông Modbus S7-1200 với một số thiết bị trường


a) Biến tần V20 – Siemens
Ngày nay, các máy công cụ ngày càng phổ biến trong hoạt động sản xuất
trong nhà máy. Phần lớn các máy công cụ này đòi hỏi một giải pháp truyền động
đơn giản, tiết kiệm năng lượng và giá thành rẻ. Siemens đưa ra dòng sản phầm
SINAMICS V20, dòng biến tần căn bản nhằm đáp ứng yêu cầu trên.
Biến tần SINAMICS V20 có kích thước nhỏ gọn với tầm công suất từ
0.12kW đến 15kW hỗ trợ điện lưới 1 pha 220V và 3 pha 380V. Giao tiếp với
người sử dụng một cách thân thiện, dễ dàng với màn hình tích hợp trên biến tần.
Điều khiển động cơ theo dạng V/f tuyến tính và V/f bình phương. Ngoài ra biến tần
37
này còn tích hợp module truyền thông theo chuần USS và Modbus RTU nên dễ
dàng tích hợp vào hệ thống điều khiển một cách linh hoạt.

Hình 3.3 Hệ thống điều khiển biến tần SINAMICS V20

Tổng quát sơ đồ kết nối hệ thống biến tần SINAMICS V20:

Hình 3.4 Sơ đồ kết nối hệ thống biến tần SINAMICS V20

Thông số kỹ thuật:
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật biến tần SINAMICS V20
Dải điện áp 1AC 230V: 1AC 200V…240V (-10%...+10%)

Điện áp đầu ra lớn nhất 100% điện áp đầu vào

Dải công suất 1AC 230 V 0.12 … 3.0 kW (1/6 … 4 hp)

Hệ số công suất ≥ 0.95 / 0.72

Khả năng quá tải 150% dòng điện ra định mức trong 60s, chu kỳ 600s

Tần số ra 0….500Hz độ phân giải 0.01 Hz

Hiệu suất 98%

Chế độ điều khiển V/f: tuyến tính, bình phương, đa điểm


Chế độ điều khiển dòng từ thông FCC

Sơ đồ đấu dây chi tiết:

Hình 3.5 Sơ đồ đấu dây của SINAMICS V20

39
Bảng 3.3 Tên và chức các chân điều khiển của biến tần SINAMICS V20
Chức năng Chân điều khiển Mô tả

Nguồn 10V 10V Cung cấp điện áp ra 10V (± 5%) 11mA

Chân Analog AI1 Kênh analog ngõ vào 1, hỗ trợ analog


ngõ vào giá trị -10Vđến +10V, 0mA đến 20mA
AI2 Kênh analog ngõ vào 2, hỗ trợ analog
giá trị 0Vđến +10V, 0mA đến 20mA
Chân Analog AO1 Kênh Analog ngõ ra, hỗ trợ analog giá
ngõ ra trị 0mA đến 20mA
Chân 0V 0V Chân 0V dùng cho kênh analog và
truyền thông RS485
Truyền thông P+ Chân RS485+
RS485
N- Chân RS485-

Ngõ vào số DI1 3. Chân Digital ngõ vào, hỗ trợ kết nối
dạng Source và Sink
DI2 4. Hoạt động ở điện trong dãi điện áp
0V-30V
DI3
5.Điện áp >11V là mức 1, điện áp <5V
DI4 là mức 0
6. Chịu dc dòng điện 15mA
DIC

Nguồn 24V 24V Cung cấp điện áp ra 24V (± 15%)


50mA
Nguồn 0V 0V Chân 0V của nguồn 24V

Ngõ ra DO1+ 7. Chân ngõ ra DO1 transistor


transistor 8.Điện áp hoạt động là 35VDC, 100mA
DO1-

Ngõ ra DO2 NC Chân ngõ ra DO2 relay thường đóng


relay Chân ngõ ra DO2 relay thường mở
DO2 NO Chân ngõ ra DO2 relay chung
Điện áp hoạt động 220VAC/30VDC,
DO2 C
0.5A
Giới thiệu màn hình điều khiển BOP

Hình 3.6 Màn hình điều khiển của SINAMICS V20


Chức năng các phím:

Bảng 3.4 Chức năng của các phím bấm


Ảnh của phím Thời gian nhấn Chức năng

< 2s Tắt động cơ theo OFF1 ở chế độ Hand

> 3s Tắt động cơ khẩn cấp theo OFF2 ở


chế độ Hand
Chạy động cơ ở chế độ Hand

< 2s

> 2s Dùng để truy cập và thay đổi giá trị


các thông số của biến tần
< 2s

> 2s

Chuyển giữa các chế độ Hand, Auto,


Jog
Tăng giá trị setpoint ở chế độ Hand,
tăng giá trị parameter cần cài đặt
Giảm giá trị setpoint ở chế độ Hand,
Giảm giá trị parameter cần cài đặt
Đảo chiều động cơ ở chế độ Hand

41
Ý nghĩa các biểu tượng trạng thái:

Bảng 3.5 Ý nghĩa các biểu tượng trạng thái trên màn hình điều khiển BOP
Biến đang bị lỗi

Biến tần hiện cảnh báo

Hiện luôn động cơ đang chạy


nhấp nháy Biến tần đang ở chế độ bảo vệ
Biến tần đang ở chế độ bảo vệ

Hiện luôn Biến tần đang ở chế độ Hand

Nhấp nháy Biến tần đang ở chế độ Jog

Ý nghĩa các đèn led:

Bảng 3.6 Ý nghĩa đèn led trên màn hình điều khiển BOP
Trạng thái Ý nghĩa
Sáng vàng Đang cấp nguồn
Sáng xanh Biến tần ở trạng thái sẵn sàn
Nháy xanh 0.5Hz Biến tần đang ở chế độ cài đặt
Nháy đỏ 2Hz Biến tần đang bị lỗi
Nháy cam 1Hz Đang sao chép dữ liệu

Cấu trúc tổng quan menu parameter


Menu các thông số của biến tần được chia làm 3 mục lớn là:
− Setup Menu: dùng để cài đặt thông số động cơ, chức năng IO, chức năng
ứng dụng. Menu này giúp ta cài đặt biến tần nhanh hơn với các bằng cách
liệt kê ra các thông số thông dụng hay dùng.
− Display Menu: hiển thị các giá trị trạng thái của động cơ như tần số ngõ ra,
điện áp ngõ ra, dòng điện ngõ ra, điện áp DC, setpoint.
− Parameter Menu: dung để cài đặt và xem tất cả các thông số của biến tần (kể
cả những thông số mà Setup Menu không hỗ trợ).
Hình 3.7 Cấu trúc tổng quan menu parameter của SINAMICS V20

Cài đặt thông số SINAMICS V20:


− Dải công suất: 0.12kW – 22kW
− Cấp điện áp 1 pha: 200-240 VAC (-10%/+10%)
− Cấp điện áp 3 pha: 380-480 VAC (-15%/+10%)
− Chế độ điều khiển: V/f hoặc V/f bình phương
− Tần số điều chế: 4kHz (lên đến 16kHz)
− Giao tiếp truyền thông: Modbus RTU, USS
− Điều khiển PID: Có
Để điều khiển biến tần thông qua Modbus RTU thì ta cần cài đặt thông số
động cơ, thông số liên quan đến truyền thông và thanh ghi phục vụ việc truyền
thông.

43
Bảng 3.7 Thông số động cơ (motor data)
Thông số Ý nghĩa và giá trị
Chọn chuẩn đơn vị và tần số hoạt động của biến tần:
- 0: đơn vị Kw, 50Hz
P0100
- 1: đơn vị HP, 60Hz
- 2: đơn vị Kw, 60Hz
P0304 Điện áp định mức của động cơ (V)
P0305 Dòng điện định mức của động cơ (A)
Công suất định mức của động cơ
P0307
(đơn vị Kw khi P0100 = 0 hoặc 2, đơn vị HP khi P0100 = 1)
P0308 Hệ số cos φ của động cơ (chỉ hiện ra khi P0100 = 0 hoặc 2)
Hiệu suất của động cơ (chỉ hiện ra khi P0100 = 1)
P0309
Nên đặt giá trị 0 để biến tần tự tính toán nội bộ
P0310 Tần số định mức của động cơ (Hz)
P0311 Tốc độ định mức của động cơ (RPM)
Nhận dạng động cơ:
P1900 - 0: không nhận dạng động cơ
- 2: nhận dạng động cơ ở trạng thái đứng yên

Tiếp theo chọn đến thông số Connection Macro: Chọn Macro 11 (Cn0011) để
điều khiển biến tần thông qua truyền thông Modbus RTU.

Hình 3.8 Kết nối theo Macro Cn11


Các thông số trong Macro:

Bảng 3.8 Thông số trong Macro Cn11


Thông số Giá trị Ý nghĩa
P0700 5 Chọn nguồn điều khiển từ RS485 USS
P1000 5 Chọn nguồn Setpint từ RS485 USS
P2023 2 Chọn giao thức MODBUS RTU
P2010 6 Tốc độ baudrate 9600 bps
P2021 1 Địa chỉ USS của biến tần
P2022 1000 Thời gian chờ phản hồi
P2014 100 Thời gian để nhận dữ liệu
P2034 2 Kiểm tra chẵn/lẻ trong Modbus
P2035 1 Số bit stop sử dụng

Các thanh ghi liên quan đến truyền thông Modbus RTU:

Bảng 3.9 Các giá trị thanh ghi dùng cho SINAMICS V20
Thanh ghi Giá trị Ý nghĩa
16#047E Dừng biến tần
STW 16#047F Cho phép động cơ quay theo chiều thuận
16#0C7F Cho phép động cơ quay theo chiều nghịch
HSW 16#4000H = 50Hz Tần số đặt tỉ lệ giá trị của 4000H
Với:
− STW (Control Word): Địa chỉ Modbus 40100. Dùng để điều khiển
hoạt động biến tần
− HSW (Speed Control): Địa chỉ Modbus 40101. Dùng để đặt tốc độ cho
biến tần
− ZSW (Status Word): Địa chỉ Modbus 40110. Dùng để phản hồi các
trạng thái của biến tần
− HIW (Actual Speed): Địa chỉ Modbus 40111. Dùng để phản hồi tốc độ
thực của động cơ
Cuối cùng ta cần dùng 2 khối lệnh để truyền thông từ PLC xuống biến tần
SINAMICS V20:
− Khối lệnh MB_Comm_Load
Để lấy được khối lệnh ra, ta truy cập theo đường dẫn sau: Instructions
→ Communication→ CommunicationProcessor → MODBUS → MB_Comm_Load

45
Hình 3.9 Khối lệnh MB_COMM_LOAD
Tham số của khối lệnh MB_Comm_Load mô tả trong bảng 3.10:

Bảng 3.10 Tham số của khối lệnh MB_Comm_Load


Tham số Khai báo Kiểu dữ liệu Miêu tả
Bắt đầu truyền dữ liệu bằng tín hiệu
REQ IN Bool
xung cạnh lên.
PORT IN PORT (UInt) Địa chỉ quy định bởi HW indentifier.
BAUD IN UDInt Lựa chọn tốc độ truyền nhận dữ liệu.
PARITY IN UInt Lựa chọn trạng thái chẵn lẻ.
Tham chiếu đến khối dữ liệu của
MB_DB IN/OUT MB_BASE
modbus master hoặc slave.
TRUE sau một chu kỳ nếu không có
DONE OUT Bool
lỗi.
ERROR OUT Bool TRUE sau một chu kỳ nếu bị lỗi.
STATUS OUT Word Bảng mã lỗi.

− Khối lệnh MB_MASTER


Để lấy được khối lệnh ra, chúng ta cũng truy nhập theo đường dẫn sau:
Instructions → Communication → Communication Processor → MODBUS
→ MB_Master.

Hình 3.10 Khối lệnh MB_MASTER


Các tham số của khối lệnh MB_MASTER được mô tả ở bảng 3.11:

Bảng 3.11 Tham số của khối lệnh MB_MASTER


Tham số Khai báo Kiểu dữ liệu Miêu tả
False: không có yêu cầu
REQ IN Bool
True: Yêu cầu gửi dữ liệu tới slave
MB_ADDR IN UInt Chọn địa chỉ Slave kết nối
MODE IN USInt Lựa chọn chế độ đọc/ghi
DATA_ADD
IN UDInt Địa chỉ bắt đầu thanh ghi của slave
R
DATA_LEN IN UInt Độ dài dữ liệu
Chỉ định tới vùng nhớ để thực hiện
DATA_PTR IN/OUT Variant
truy xuất dữ liệu với slave
TRUE sau một chu kỳ nếu không có
DONE OUT Bool
lỗi
False: lệnh không kích hoạt.
BUSY OUT Bool
True: Lệnh đang thực hiện.
ERROR OUT Bool TRUE sau một chu kỳ nếu bị lỗi.
STATUS OUT Word Bảng mã lỗi.

b) Biến tần V1000 – Yaskawa


Biến tần Yaskawa V1000 Là dòng biến tần điều khiển vector được thiết kế
theo tiêu chuẩn mới. Biến Tần Yaskawa V1000 Dựa trên các yêu cầu về hiệu suất và
khả năng vận hành cao trong công nghiệp, biến tần V1000 đáp ứng đầy đủ với chất
lượng vượt trội, đặc tính cao và khả năng điều khiển đa dạng.

Hình 3.11 Biến tần Yaskawa V1000

47
Màn hình điều khiển:

Hình 3.12 Màn hình điều khiển của Yaskawa V1000


Bảng 3.12 Các phím và chức năng của màn hình điều khiển Yaskawa V1000
STT Tên Công dụng

1 Hiển thị dữ liệu Hiển thị các cài đặt, thông số

2 Nút ESC Quay lại giao diện điều khiển trước

3 Nút RESET Reset lỗi và di chuyển cài đặt dữ liệu

4 Nút RUN Nhấn chạy động cơ. Đèn RUN sáng

5 Nút Tăng Di chuyển chức năng và tăng giá trị cài đặt

6 Nút Giảm Di chuyển chức năng và giảm giá trị cài đặt

7 Nút STOP Ngừng hoạt động của động cơ

8 Nút ENTER Xác nhận thông số cài đặt

9 Nút LO/RE Chọn chế độ LO/RE

10 Đèn báo của nút RUN Sáng khi động cơ chạy

11 Đèn báo của nút LO/RE Sáng khi ở chế độ LO/RE

12 Led ALARM Led hiển thị cảnh báo

13 Led REV Hiển thị chiều quay ngược

14 Led DRV Led điều khiển

15 Led FOUT Giám sát tần số ngõ ra


16 Cổng truyền thông Cổng được sử dụng cho Thiết bị sao chép
USB để kết nối với PC.

Bảng 3.13 Thông số kỹ thuật biến tần Yaskawa V1000


Nguồn cấp 3 Pha: 380 to 480VAC,50/60 Hz ,4.3A/3.2A

Công suất 1.5KW/0.75KW

Dải tần số 0-400Hz

Momen khởi 200 %/0.5 Hz (giả định tải nặng của động cơ là 3.7kW hoặc ít
động hơn sử dụng phương pháp điều khiển véc tơ vòng hở)
50 % / 6 Hz (giả định phương pháp điều khiển véc tơ vòng hở)
Khả năng quá Tải thường 120% trong 60 giây, tải nặng 150% trong 60 giây
tải

Phanh hãm Biến tần Yaskawa V1000 tích hợp sẵn mạch điều khiển hãm
động năng giúp dừng nhanh khi kết hợp với điện trở hãm

Phương pháp V/f, vector vòng hở, vector vòng hở cho động cơ đồng bộ,
điều khiển vector vòng kín cho động cơ đồng bộ

Ngõ vào Ngõ vào số đa chức năng, ngõ vào tần số tham chiếu, ngõ vào
an toàn

Ngõ ra Ngõ ra cách ly quang đa chức năng, báo lỗi relay, ngõ ra số đa
chức năng, ngõ ra giám sát, ngõ ra giám sát an toàn

Chức năng bảo Động cơ, quá dòng tức thời, quá tải, quá áp, thấp áp, mất áp,
vệ quá nhiệt, quá nhiệt điện trở phanh, ngăn chặn sụt

Truyền thông Hỗ trợ các chuẩn truyền thông RS422/RS485 (mặc định),
PROFIBUS - DP, DeviceNet, CC-
Link, CompoNet, CANopen, LONWORKS,
MECHATROLINK -2, MECHATROLINK-3

Thiết bị mở Màn hình vận hành LCD, cuộn kháng xoay chiều, cuộn kháng
rộng một chiều, bộ phanh, điện trở phanh, lọc nhiễu...
Card tham chiếu tốc độ, card truyền thông, card giám sát, card
điều khiển tốc độ máy phát

Cấp bảo vệ IP20, NEMA1

49
Sơ đồ đấu nối

Hình 3.13 Sơ đồ đấu nối mạch điều khiển của Yaskawa V1000
Bảng 3.14 Thông số các đầu vào của biến tần Yaskawa V1000
Chân điều khiển Chức năng Mô tả

S1 Chạy thuận / Dừng

S2 Chạy ngược / Dừng

S3 Lỗi bên ngoài Phần tử quang

Đầu vào số S4 Đầu vào 4 24VDC, 8mA


đa chức
năng S5 Đầu vào 5

S6 Đầu vào 6

SC Đầu vào chung

HC Cung cấp nguồn cho +24 VDC


đầu vào vô hiệu hóa
an toàn
Đầu vào vô H1 Vô hiệu hóa đầu vào Mở: Đầu ra bị vô hiệu
hiệu hóa an hóa
toàn
Đã đóng: Hoạt động
bình thường

RP Đầu vào chuỗi xung Tần số đáp ứng: 0,5


đa chức năng (tham đến 32 kHz
chiếu tần số)

+V Cung cấp nguồn đầu +10,5 VDC


vào tương tự
(max 20mA)
Đầu vào A1 Đầu vào tương tự đa Điện áp đầu vào 0 đến
tham chiếu chức năng 1 (tham +10 VDC (20 kΩ)
tần số chính chiếu tần số)

A2 Đầu vào tương tự đa Điện áp đầu vào hoặc


chức năng 2 (tham dòng điện đầu vào
chiếu tần số)

AC Tần số tham chiếu 0 VDC


chung

51
Bảng 3.15 Thông số các đầu ra của biến tần Yaskawa V1000
Chân điều Chức năng Mô tả
khiển

Đầu ra số MA Đầu ra thường mở Đầu ra kỹ thuật số 30VDC, 10


đa chức mA đến 1 A; 250 VAA, 10
năng MB Đầu ra thường mA đến 1 A
đóng
Tải tối thiểu: 5 Vdc, 10 mA
MC Đầu ra số chung (giá trị tham chiếu)

Đầu ra bộ P1 Đầu ra 1
ghép đa
năng P2 Đầu ra 2 Đầu ra của bộ ghép quang 48
VDC, 2 đến 50 mA
PC Đầu ra chung

Đầu ra MP Tần số đầu ra Tối đa 32kHz


giám sát
AM Đầu ra giám sát 0 đến 10 VDC
tương tự (2 mA trở xuống)

AC Chân chung 0V

Bảng 3.16 Thông số các chân truyền thông của Yaskawa V1000
Chân điều Tên tín hiệu Mô tả
khiển

R+ Đầu vào truyền thông


(+)
Truyền Truyền thông
thông R- Đầu vào truyền thông MODBUS RTU
MODBUS (-)
Sử dụng cáp RS422
S+ Đầu ra truyền thông hoặc RS485
(+)

S- Đầu ra truyền thông (-


)

IG Chân nối đất 0V


Cài đặt thông số động cơ và điều khiển
Chúng ta sẽ cài đặt kiểu điều khiển và thông số động cơ theonhững thông số
được mô tả dưới bảng sau đây:

Bảng 3.17 Thông số kiểu điều khiển và thông số động cơ


Thông số Ý nghĩa chức năng
Lựa chọn phương pháp điều khiển
A1-02
0: Điều khiển V/F
Chọn lựa tham chiếu tần số
B1-01
2: Từ mạng truyền thông
Chọn lựa phương pháp hoạt động
B1-02
2: Từ mạng truyền thông
E1-01 Thiết lập điện áp vào
Chọn đặc tính V/f
E1-03
f: Thiết lập đặc tuyến theo yêu cầu người sử dụng
E1-04 Tần số ngõ ra max
E1-05 Điện áp ra max
E1-06 Tần số cơ bản
E1-07 Tần số ra giữa
E1-09 Tần số ra min
E2-01 Dòng định mức motor
E2-02 Hệ số trượt định mức
E2-03 Dòng không tải motor
E2-04 Số cực motor
E2-11 Công suất ngõ ra định mức motor
Cài đặt các thông số liên quan tới truyền thông Modbus RTU được mô tả
dưới đây:

Bảng 3.18 Các thông số của truyền thông biến tần Yaskawa V1000
Thông số Ý nghĩa chức năng
H5-01 Địa chỉ trạm điều khiển
H5-02 Chọn tốc độ truyền thông Modbus
H5-03 Chọn bit chẵn lẻ
H5-04 Chọn phương pháp dừng khi có lỗi truyền thông
H5-05 Lựa chọn có phát hiện lỗi truyền thông
H5-06 Thời gian chờ gửi tin
H5-07 Chọn điều khiển RST
H5-09 Đặt thời gian yêu cầu đến khi phát hiện lỗi
H5-10 Lựa chọn đơn vị cho thanh ghi 0025H
H5-11 Chọn chức năng đăng nhập truyền thông
H5-12 Lựa chọn phương pháp lệnh RUN

53
Các giá trị thanh ghi dùng để phục vụ cho việc điều khiển biến tần qua truyền
thông Modbus RTU gồm:
− Thanh ghi 0001H: Có chức năng cho phép biến tần hoạt động hay dừng và
điều khiển chiều quay của biến tần. Nó phụ thuộc vào giá trị ta cài đặt trong
thông số H5-12.
− Thanh ghi 0002H: Có chức năng ghi tốc độ đặt cho biến tần.
− Thanh ghi 0024H: có chức năng biểu diễn tần số của biến tần.
Sau khi đã cài hết các thông số liên quan, ta sẽ tiến hành sử dụng 2 khối lệnh
MB_COMMLOAD và MB_MASTER trong phần mềm TIA Portal để thực hiện
điều khiển truyền thông biến tần V1000 thông qua Modbus RTU. 2 khối lệnh này đã
được mô tả chi tiết trên phần biến tần SINAMICS V20.
c) Hiển thị MT4 - Autonics

Hình 3.14 Đồng hồ đo MT4W

Định dạng mặt trước

Hình 3.15 Màn hình hiển thị của MT4W


− 1 HI: Chỉ thị ngõ ra High của giá trị đặt trước.
− 2 GO: Chỉ thị ngõ ra GO của giá trị đặt trước.
− 3 LO: Chỉ thị ngõ ra Low của giá trị đặt trước.
− 4 MD: Đăng nhập vào nhóm thông số/Nhớ giá trị cài đặt /Dịch chuyển mode
thông số.

− 5 : Dịch chuyển chữ số / Đăng nhập vào nhóm thông số .

: Thay đổi giá trị cài đặt .


− 6: Phần dán đơn vị.

Hình 3.16 Thông tin đặt hàng của MT4W

55
Thông số kỹ thuật

Bảng 3.19 Thông số kỹ thuật của đồng hồ đo MT4W


Nguồn cấp 120-240VAC, 50/60Hz (90 ~ 110% tỷ lệ điện áp

Công suất tiêu thụ 5VA

Dải hiển thị tối đa -1999 ~ 9999

Ngõ vào tối đa 110% thông số ngõ vào

Hiển thị Cách hiển thị: Led đỏ 7 đoạn, chiều cao chữ số 14.2mm
Độ chính xác hiển thị:
a. 230 C ± 500 C
Loại DC: F.S ±0.1% rdg ± 2 chữ số
Loại AC: F.S ±0.3% rdg ± 3 chữ số
Loại DC/AC: F.S ±0.3% rdg ± Max 3 chữ số (Chỉ cho
đầu nối 5A)
b. -100 C ± 500 C
Loại DC/AC: F.S ±0.5% rdg ± 3 chữ số

Ngõ ra Ngõ ra rơ le
Ngõ ra NPN/PNP collector hở
Lựa chọn:
Ngõ ra truyền thông RS485
Ngõ ra nối tiếp
Ngõ ra BCD
Ngõ ra dòng DC 4-20mA

Tiêu chuẩn CE

Nhiệt độ môi trường -10 ~ 500C

Độ ẩm môi trường 35 ~ 85% RH

Trọng lượng ~ 211g


Hình 3.17 Sơ đồ đấu nối ngõ vào đo của MT4W

Hình 3.18 Sơ đồ kết nối ngõ ra của MT4W

Truyền thông MODBUS

Bảng 3.20 Truyền thông MODBUS của MT4W


Chuẩn RS485

Số lượng kết nối 32(nó có giá trị để cài đặt địa chỉ từ 01 ~ 99)

Cách thức truyền thông 2 dây bán song công

Cách thức đồng bộ Loại không đồng bộ

Khoảng cách truyền thông Trong phạm vi 800m

Tốc độ truyền thông 1200,2400,4800,9600 kbytes

Bit start 1 (cố định)

Bit stop 1 (cố định)

Bit chẵn lẻ Không

Bit dữ liệu 8 bit (cố định)

Giao thức MODBUS RTU

57
3.1.3 Truyền thông Profinet với biến tần G120 Siemens

Hình 3.19 Biến tần SINAMICS G120


Thông số kỹ thuật

Bảng 3.21 Thông số kỹ thuật của biến tần SINAMICS G120


Công suất biến tần 0.75 kW

Cấp điện áp biến 3 pha x 380 ... 480V (±10%)


tần G120

Phạm vi điều chỉnh 0 ... 650 Hz (điều khiển V/f)


0 ... 200 Hz (điều khiển Vector)
Chế độ điều khiển V/f, Vector & Torque control

Có khả năng giao RS485/USS, PROFIBUS DP, CANopen, Modbus,


diện BACnet

Giao diện bên Với máy tính qua cổng USB, BOP-2, IOP, MMC
ngoài Card, SD Card

Ứng dụng biến tần - Hệ thống quạt, bơm, máy nén


G120 - Hệ thống máy đùn, máy trộn, máy nghiền, băng tải
Giao diện điều khiển

Hình 3.20 Giao diện điều khiển của SINAMICS G120

− 1: Khe cắm thẻ nhớ (MMC hoặc SD).


− 2: Giao diện cho bảng điều khiển.
− 3: Giao diện USB cho STARTER.
− 4: Đèn báo trạng thái.
− 5: Công tắc DIP cho địa chỉ bus trường.
− 6: Công tắc DIP cho ngõ vào tương tự.
− 7: Dải thiết bị đầu cuối.
− 8: Chỉ định cho thiết bị đầu cuối.
− 9: Cổng kết nối truyền thông USS và MODBUS RTU.
59
Hình 3.21 Kết nối RS485 cho USS và MODBUS RTU của SINAMICS G120

Truyền thông Profinet

Hình 3.22 Cài đặt Commissioning biến tần G120


Cách tiến hành:
− Setpoint specification: chọn từ PLC xuống biến tần
− Open-loop/close-loop control type: chọn phương pháp điều khiển, ở đây ta
chọn phương pháp U/f
− Defaults of setpoints/command sources: chọn tham chiếu setpoint. Ở đây ta
chọn Macro drive unit:[7] FBw/datSetChg (lựa chọn tham số qua truyền
thông)
− Drive setting: lựa chọn ứng dụng cho Module công suất
− Drive option: cài đặt lựa chọn điện trở xả
− Motor: cài đặt các thông số của động cơ
− Important parameter: Cài đặt các thông số quan trọng: giới hạn dòng, tốc độ
lớn nhất, thời gian tăng giảm tốc ứng với Ramp-function
− Drive functions: nhận dạng động cơ
− Summary: Tổng hợp các thông số đã cài đặt
Cài đặt thanh ghi để điều khiển biến tần:
− Lựa chọn bức điện: chọn thông số p0922 tương ứng với Standard telegram 1,
PZD 2/2
− STW1: Cho phép dừng / chạy thuận / chạy nghịch động cơ
− HSW1: Giá trị tốc độ đặt tỉ lệ với giá trị hexa 4000H

3.2 PLC S7-315 PN/DP và các truyền thông

3.2.1 Giới thiệu S7-315 PN/DP

Hình 3.23 CPU 315-2PN/DP

61
Bảng 3.22 Giao diện điều khiển và đèn báo của CPU 315-2PN/DP
1 Chỉ trạng thái và báo lỗi

2 Khe cắm thẻ nhớ SIMATIC

3 Chọn chế độ

4 Địa chỉ MAC và mã vạch 2D

5 Giao diện X1 (MPI/DP)

6 Nguồn cung cấp điện

7 Giao diện X2 (PN) với 2 công tắc

8 Cổng PROFINET 2

Trạng thái cổng PROFINET 2 được báo hiệu bằng đèn


LED hai màu (xanh / vàng):

• Đèn LED sáng xanh: Liên kết với đối tác đang
hoạt động

• Đèn LED chuyển sang màu vàng: lưu lượng dữ


liệu hoạt động (RX / TX)

R: Cổng vòng để thiết lập cấu trúc liên kết vòng với dự
phòng phương tiện

9 Cổng PROFINET 1

Trạng thái Cổng 1 được báo hiệu bằng đèn LED hai
màu (xanh / vàng):

• Đèn LED sáng xanh: Liên kết với đối tác đang
hoạt động

• Đèn LED chuyển sang màu vàng: lưu lượng dữ


liệu hoạt động (RX / TX)

R: Cổng vòng để thiết lập cấu trúc liên kết vòng với dự
phòng phương tiện
Bảng 3.23 Thông số kỹ thuật của CPU 315-2PN/DP
Thông số kỹ thuật

Nguồn cấp 24 VDC

Bộ nhớ làm việc 384 kbyte

Module mở rộng Tối đa 16384 địa chỉ

Thời gian xử lý bit 50 ns


Số lượng block 1024

Số lượng timer 256

Số lượng counter 256


Số lượng I/O 16384
Cổng truyền thông 1MPI/DP và 1PN
Khe cắm thẻ nhớ 8 Mbyte

Số lượng connection 16

Nhiệt độ hoạt động 0 ~ 600

Cấp bảo vệ IP20

3.2.2 Truyền thông Profinet PLC với PLC


Ta sẽ thực hiện tryền thông Profinet giữa PLC S7-1214C và PLC S7-315
2PN/DP bằng S7 connection, kết nối dựa trên phần cứng cổng Ethernet. Ta sử
dụng các lệnh kết nối PUT, GET, khi đó chỉ cần khai báo dữ liệu ở PLC Local. Các
bước truyền thông gồm:
❖ Cấu hình truyền thông

Hình 3.24 Kết nối truyền thông Profinet giữa 2 PLC

63
Thiết lập PLC Local và PLC Partner

Hình 3.25 Thiết lập PLC Local và PLC Partner giữa 2 PLC

❖ Lệnh PUT được dùng để truyền dữ liệu tới PLC Partner. Lệnh thực thi khi có
cạnh lên tín hiệu tại tham số REQ:
− Dữ liệu được truyền từ địa chỉ SD_i của PLC Local và đưa vào vùng địa
chỉ ADDR_i của PLC Partner.
− Dữ liệu truyền/nhận khai báo với kiểu dữ liệu Pointer.
− Khi lệnh thực hiện xong thì tham số DONE = 1.
− Nếu có lỗi, tham số Error =1, có thể truy xuất thông tin báo lỗi qua tham
số STATUS.

Hình 3.26 Lệnh PUT


Bảng 3.24 Tham số của tập lệnh PUT
Tham số Khai báo Vùng nhớ Miêu tả

REQ In Bool Cho phép lệnh thực thi khi có cạnh


lên tín hiệu

ID In Word S7 connection ID (Hex)

DONE OUT Bool Lệnh thực thi thành công

ERROR OUT Bool Lỗi xảy ra

STATUS OUT Word Mã lỗi thực thi

ADDR_i IN/OUT Any Pointer chỉ định vùng dữ liệu CPU


Partner nhận

SD_i IN/OUT Any Pointer chỉ định vùng dữ liệu CPU


Local truyền

❖ Lệnh GET

Hình 3.27 Lệnh GET


Lệnh GET được sử dụng để đọc dữ liệu từ PLC Partner (remote). Lệnh thực thi
khi có xung cạnh lên tại tham số REQ. Các tham số của lệnh GET được mô tả ở
bảng 3.25:

65
Bảng 3.25 Tham số của tập lệnh GET
Tham số Khai báo Vùng nhớ Miêu tả

REQ In Bool Cho phép lệnh thực thi khi có cạnh


lên tín hiệu

ID In Word S7 connection ID (Hex)

DONE OUT Bool Lệnh thực thi thành công

ERROR OUT Bool Lỗi xảy ra

STATUS OUT Word Mã lỗi thực thi

ADDR_i IN/OUT Any Pointer chỉ định vùng dữ liệu CPU


Partner truyền

SD_i IN/OUT Any Pointer chỉ định vùng dữ liệu CPU


Local nhận

3.2.3 Truyền thông Profibus PLC với PLC


Đối với đề tài này, ta sẽ thực hiện truyền thông Profibus giữa S7-315 2PN/DP
và S7-414 3DP.

Hình 3.28 PLC S7-400

S7-300 đóng vai trò làm Master:


− Sử dụng vùng nhớ I và Q để nhận và truyền dữ liệu
− Số lượng byte nhận và truyền và địa chỉ bắt đầu được xác định khi
khai báo phần cứng
S7-400 đóng vai trò làm Slave:
− Số lượng byte nhận và truyền tại Master và Slave giống nhau
− Số lượng byte nhận và truyền và địa chỉ bắt đầu được xác định khi
khai báo phần cứng
− Số lượng byte nhận và truyền và địa chỉ bắt đầu được xác định khi
khai báo phần cứng
Để thực hiện truyền thông Profibus giữa PLC S7-315 2PN/DP và S7-414 3DP ta
thực hiện các bước sau:
❖ Thiết lập cấu hình DP Master và I-Slave
Ở đây ta chọn PLC S7-414 3DP làm I-Slave và S7-315 2DP/PN làm DP Master.
Đầu tiên ta thêm các PLC S7-300 và PLC S7-400 vào dự án, sau đó cấu hình phần
cứng như thực tế của mỗi con PLC.

Hình 3.29 Địa chỉ và tốc độ truyền của S7-315 2PN/DP

Tiếp theo ta chọn 2 trạm có cùng một tốc độ truyền là 1.5Mbps và phải khác
địa chỉ của S7-315 2PN/DP:

67
Hình 3.30. Chọn S7-315 2PN/DP làm DP Master
Sau khi đã cấu hình xong thì ta thực hiện việc kết nối 2 PLC với nhau. Ta
thêm CPU S7-414 3DP vào đường PROFIBUS (1), sau đó bấm couple là hoàn
thành.

Hình 3.31 Kết nối 2 PLC S7315 2PN/DP và S7-414 3DP với nhau
Để thiết lập địa chỉ giữa 2 PLC với nhau, ta bấm vào configuration rồi thiết
lập các địa chỉ cần mong muốn. Cuối cùng, để trao đổi dữ liệu thì ta sử dụng lệnh
MOVE để truyền giá trị.

3.2.4 Truyền thông Profibus PLC với Remote I/O


Trong hệ hệ thống tự động hóa công nghiệp hiện nay thì việc sử dụng cấu hình
với bộ điều khiển PLC trung tâm (CPU) giao tiếp truyền thông với các bộ I/O từ xa
là xu thế và tất yếu , bởi vì điều này giúp cho giảm chi phí thiết kế hệ thống như :
− Tối ưu chi phí về dây dẫn phải kéo từ thiết bị trường về tủ điều khiển trung
tâm, trong khi chỉ cần kéo về các tủ I/O từ xa gần thiết bị trường.
− Dễ dàng hơn trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống. Nếu kéo hết về tủ
trung tâm khi xả ra sự cố thì phải tìm lỗi rất nhiều dây dẫn làm cho việc bảo
trì, bảo dưỡng trở nên khó khăn và tốn thời gian.
Đối với đồ án này, chúng ta sẽ thực hiện truyền thông Profibus giữa PLC S7-315
2PN/DP và một bộ Remote I/O cụ thể đó là ET 200S module IM 151HF. Thiết bị
S7-315 đóng vai trò là master , module IM 151HF đóng vai trò slave .

Hình 3.32 Module IM 151HF

Hình 3.33 Hệ thống ET200S

Thành phần hệ thống ET200S bao gồm:


− Rail

69
− Module giao tiếp IM 151-1 BASIC / IM 151-1 STANDARD / IM 151-1 FO
STANDARD / IM 151-1 HIGH FEATURE: Kết nối module ET200S với DP
Master và chuẩn bị dữ liệu cho kết nối với các module khác.
− Module nguồn: Giám sát nguồn khi kết nối các module tín hiệu
− Terminal module: kết nối các module nguồn, module tín hiệu, kết nối dây

− Terminating module: module kết thúc ET200S

Các bước truyền thông:

❖ Đặt địa chỉ Profibus DP cho module IM-151HF, ta gạt các DIP switch để cài
đặt địa chỉ mong muốn.

❖ Khởi tạo lớp mạng DP Master, tốc độ truyền, chế độ hoạt động và địa chỉ cho
module Profibus.

Hình 3.34 Khởi tạo lớp mạng DP Master

Hình 3.35 Thiết lập vai trò DP Master


❖ Ta khai báo module IM-151HF, module PM-E và các module I/O.
Tiếp theo ta kết nối với nhau như hình 3.36.

Hình 3.36 Truyền thông Profibus với Remote I/O

❖ Cuối cùng ta khai báo địa chỉ DP Slave tương ứng khi ta cài đặt ở
phần cứng.

Hình 3.37 Cấu hình truyền thông DP Slave

71
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ, GHÉP NỐI HỆ THỐNG MẠNG TRUYỀN THÔNG
CÔNG NGHIỆP CHO HỆ PLC SIEMENS

4.1. Giới thiệu cấu trúc tổng quan


Sơ đồ cấu trúc mạng:

Hình 4.1 Sơ đồ cấu trúc hệ plc Siemens

Trong sơ đồ cấu trúc mạng thì:


− S7- 400 có vai trò cao nhất của cấp nhà máy.
− Từ S7- 300 trở xuống là cấp phân xưởng.
− Từ S7- 1200 trở xuống là cấp trường.
Trong cấp trường chia ra:
− Bus hệ thống:
S7-1200 là cấp điều khiển, có vai trò đọc các thông tin từ đồng hồ đo
xử lý và truyền các tín hiệu đến các biến tần.
S7-300 là cấp điều khiển giám sát, có thể nhận và truyền tất cả thông
tin từ S7-1200.
− Bus trường: bao gồm cấp điều khiển và cấp chấp hành
Cấp điều khiển: PLC S7-1200 có vai trò điều khiển, giám sát và đọc
các thông tin của các thiết bị trường.
Cấp chấp hành: là các thiết bị trường gồm biến tần V20, biến tần
V1000, biến tần G120, đồng hồ đo MT4W.

Hình 4.2 Hình ảnh thực tế cấu trúc mạng truyền thông PLC Siemens

73
4.2 Thiết kế mạng cấp phân xưởng
S7-315 2PN/DP trong cấp phân xưởng có vai trò giám toàn bộ máy 1, máy 2
và máy 3. Tiếp nhận các dữ liệu từ PLC S7-1214AC/DC/Rly và S7 1214DC/DC/DC
bằng truyền thông Profinet.
Ta dùng khối lệnh GET để nhận dữ liệu truyền từ 2 PLC S7-1200:

Hình 4.3 Lệnh GET nhận dữ liệu của biến tần V20 và biến tần V1000

Hình 4.4 Lệnh GET nhận dữ liệu của biến tần G120
Ta nhận được kết quả báo về như hình 4.5, hình 4.6 và hình 4.7
Hình 4.5 PLC S7-300 nhận dữ liệu biến tần V20 từ PLC S7-1200AC/DC/Rly

Hình 4.6 PLC S7-300 nhận dữ liệu biến tần V1000 từ PLC S7-1200AC/DC/Rly

Hình 4.7 PLC S7-300 nhận dữ liệu biến tần G120 từ PLC S7-1200DC/DC/DC

4.3 Thiết kế mạng cấp trường


a) Khu máy 1

75
Khu máy 1 bao gồm:
− PLC S7-1214DC/DC/DC
− Biến tần SINAMICS V20
− HMI KTP 600
❖ Biến tần SINAMICS G120
Địa chỉ IP: 192.168.0.6
Để chạy được biến tần, ta cần đặt các giá trị vào 2 thanh ghi STW1 và HSW.

Bảng 4.1 Các giá trị của thanh ghi biến tần G120
Thanh ghi Vùng nhớ Mô tả

STW QW64 16#047F : Chạy thuận

16#047E: Chạy ngược

NSOLL_A QW66 Tốc độ đặt động cơ tỉ lệ với 4000H.


Tốc độ tối đa là 4000H

NIST_A IW70 Tốc độ thực


❖ S7-1200DC/DC/DC
Địa chỉ IP: 192.268.0.5
Chức năng: điều khiển và giám sát biến tần SINAMISC G120.

Hình 4.8 Cài đặt các giá trị start, stop biến tần G120
Hình 4.9 Xử lí giá trị đặt tần số của biến tần G120

Hình 4.10 Xử lí giá trị tần số thực của biến tần G120

❖ Màn hình HMI có chức năng điều khiển và giám sát hoạt động của biến
tần, các dữ liệu của biến tần và trạng thái của biến tần sẽ được hiển thị trên
HMI.
b) Khu máy 2
Khu máy 2 bao gồm:
− PLC 1214AC/DC/Rly
− Biến tần Yaskawa V100
− Biến tần SINAMICS V20
− Đồng hồ đo MT4W
77
❖ Cấu hình truyền thông điều khiển biến tần Yaskawa V1000
Địa chỉ Modbus: 3

Bảng 4.2 Giá trị Modbus điều khiển biến tần Yaskawa V1000
Thanh ghi Giá trị đặt Chức năng

0001H 40002 1 : Chạy thuận Điều khiển biến tần chạy và


dừng
0 : Dừng

0002H 40003 Tần số đặt 0-50Hz ( tỉ lệ với 4000H)

0024H 40037 Tần số thực tế 0-50Hz ( tỉ lệ với 4000H)

Bảng 4.3 Thông số cấu hình để truyền thông biến tần Yaskawa V1000
Thông số Mô tả Giá trị
H5-01 Địa chỉ trạm điều khiển 3
H5-02 Chọn tốc độ truyền thông Modbus 3 (9.6 Kbps)
H5-03 Chọn bit chẵn lẻ 0
Chọn phương pháp dừng khi có lỗi truyền
H5-04 3
thông
H5-05 Lựa chọn có phát hiện lỗi truyền thông 1
H5-06 Thời gian chờ gửi tin 5 ms
H5-07 Chọn điều khiển RST 1
H5-09 Đặt thời gian yêu cầu đến khi phát hiện lỗi 2.0s

❖ Cấu hình truyền thông điều khiển biến tần SINAMICS V20
Địa chỉ Modbus: 2

Bảng 4.4 Giá trị Modbus điều khiển biến tần V1000
Thanh ghi Giá trị Ý nghĩa
16#047E Dừng biến tần
40100 16#047F Cho phép đông cơ quay theo chiều thuận
16#0C7F Cho phép đông cơ quay theo chiều nghịch
40101 0-50Hz Tần số đặt tỉ lệ giá trị của 4000H
40111 0-50Hz Tần số đầu ra tỉ lệ giá trị của 4000H
❖ Đồng hồ đo MT4W

Bảng 4.5 Thông số Modbus cho đồng hồ đo MT4W


Thông số Giá trị Chức năng
00210(00D1) 3 Địa chỉ modbus của MT4W là 3
00211(00D2) 3 Chọn tốc độ baudrate 9600 bps
Bit chẵn lẻ 0 Giá trị mặc định
Bit Stop 1 Giá trị mặc định
Bit Start 1 Giá trị mặc định

❖ S7-1200AC/DC/Rly

Bảng 4.6 Thông số cài đặt S7-1200 AC/DC/Rly


Tốc độ truyền 9.6 kbps

Bit chẵn lẻ 0

Dữ liệu bit 8 bits

Số bit stop 1

Thời gian chờ 20000 ms

S7-1200AC/DC/Rly đóng vai trò làm Master điều khiển, giám sát các thiết bị
trường là biến tần SINAMICS V20, biến tần Yaskaw V1000 và đồng hồ đo MT4W.
c) Khu máy 3
Khi đã cấu hình truyền thông với bộ ET200S xong như ở phần 3.2.4, ta nạp
dữ liệu xuống PLC và thực hiện gọi các địa chỉ module I/O từ xa như DI/DO hoặc
AI/AO như các module I/O gắn cùng PLC S7-300 trên thanh Rack.

4.4 Thiết kế hệ giám sát với HMI KTP600 /WINCC


Giao diện điều khiển được thiết kế theo yêu cầu của người sử dụng máy, có
tính năng điều khiển và giám sát biến tần G120 thông qua Profinet.
Thông số kỹ thuật của màn hình KTP600 Basic Mono PN:

79
Bảng 4.7 Thông số kỹ thuật màn hình KTP600
Kích thước 5.7inch

Thiết kế màn hình STN

Độ phân giải 320x240 pixel

Nguồn cấp 24VDC

Bộ nhớ RAM 1 Mbyte

Truyền thông Profinet

Phần mềm cấu hình WINCC BASIC V10.5/ STEP7 BASIC V10.5

Hình 4.11 Hệ giám sát trên WinCC


Hình 4.12 Hệ giám sát trên HMI KTP600 thực tế

81
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN

5.1 Kết luận


Sau thời gian làm đồ án với nhiệm vụ “Nghiên cứu, xây dựng mạng truyền
thông công nghiệp cho hệ PLC Siemens” em đã tìm hiểu và tiếp thu được nhiều kinh
nghiệm thực tế trong một bài toán điều khiển quá trình cụ thể. Thông qua đó, em đã
tổng hợp được nhiều kiến thức đã được học trong những năm tại trường Đại Học
Bách Khoa Hà Nội. Các kết quả cụ thể em đã thu được như sau:
− Thiết kế sơ đồ đấu nối các thiết bị trong hệ thống.
− Tìm hiểu các thiết bị chấp hành, vào/ra phân tán cho hệ thống.
− Thiết kế chương trình bộ điều khiển PLC S7-1200 và giao diện hệ thống.
− Chạy hệ thống và chỉnh định các tham số bộ điều khiển trên thực tế.
− Lập trình trên phần mềm Tia Portal và thiết kế giao diện HMI.
Do thời gian thực hiện đồ án có hạn và kiến thức bản thân còn hạn chế nên đồ án
của em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô và các bạn để đồ án của em có thể hoàn thiện
hơn.

5.2 Hướng phát triển của đồ án trong tương lai


Em xin đề xuất hướng phát triển của đồ án trong tương lai như sau:

− Hoàn thiện hệ thống mạng cấp nhà máy.


− Nghiên cứu, xây dựng hệ thống điều khiển và giám sát từ xa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Minh Sơn, Mạng truyền thông công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ
thuật, 2006.

[2] Trần Văn Hiếu, Tự động hóa PLC S7-300 với TIA Portal, Nhà xuất bản Khoa
học Kỹ thuật, 2019.

[3] Trần Văn Hiếu, Tự động hóa PLC S7-1200 với TIA Portal, Nhà xuất bản Khoa
học Kỹ Thuật, 2019.

[4] Tài liệu hãng Siemens.

83
PHỤ LỤC
Sơ đồ nguồn

You might also like