bản đang chốt của cánh buồm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

SO SÁNH LIÊN NGÔN NGỮ VIỆT - TRUNG

TRƯỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA “UỐNG TRÀ”

Mở đầu
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có nền văn hoá ẩm thực phong phú và
lâu đời. Ẩm thực vì thế đã trở thành một trong những nét văn hóa mang đặc trưng văn
hóa của hai quốc gia.
Đối với Trung Quốc, nếu chỉ nói đến văn hoá uống thì không thể không kể đến
văn hoá thưởng trà vì Trung Quốc không chỉ được coi là “quê hương của trà” với lịch
sử trồng trà đã hơn 2000 năm mà còn là quốc gia đầu tiên phát hiện ra trà và sử dụng
trà như một đồ uống thanh nhiệt, giải độc, làm thuốc chữa bệnh...
Việt Nam cũng là nước có lịch sử trồng trà lâu đời, có nhiều vùng đất nổi tiếng
với các loại trà ngon như Thái Nguyên, Mộc Châu, Suối Giàng... Trong so sánh với
Trung Quốc, Việt Nam cũng sớm phát hiện nhiều loại trà khác với trà Trung Quốc và
có thể khẳng định rằng, Việt Nam là một trong những cái nôi lâu đời nhất của cây trà.
So sánh về mặt ngôn ngữ ẩm thực, trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt, trường
từ vựng ẩm thực luôn thể hiện sâu sắc nét văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia, trong
đó phải kể đến trường từ vựng Trà Đạo. Vì vậy, nghiên cứu về trường ngữ nghĩa Trà
Đạo trong hai ngôn ngữ Việt Trung có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
I. Nguồn gốc của trà
Trà - thức uống có lịch sử lâu đời. Xét về khía cạnh lịch sử hay sinh học,
các chuyên gia đều thống nhất trà có nguồn gốc từ khu vực châu Á, cụ thể
là khu vực phía Bắc và Tây Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều
nghiên cứu và dẫn chứng lịch sử của trà khác nhau, song những dẫn chứng
này vẫn chưa được xác minh cụ thể. Theo ghi chép sự kiện lịch sử thu tập
được, vào thời nhà Thương (1600 TCN - 1048 TCN) trà bắt đầu được phát
hiện, và lịch sử của trà cũng bắt nguồn từ đây.
II. Quy nhóm phân loại theo các đặc trưng
a) Về hình thức ngôn ngữ
1. Danh từ: bao gồm các tiểu trường loại trà, các hãng trà, thời gian địa
điểm không gian thưởng trà, các từ chỉ người liên quan đến trà, dụng cụ,
nguyên liệu pha trà, các món ăn kèm.
2. Tính từ: bao gồm các tiểu trường màu sắc trà, hương vị trà (mùi hương
và vị), trạng thái
3. Động từ: bao gồm các tiểu trường chế biến, cách pha trà, cách thưởng
thức trà, công dụng.
4. Thành ngữ, tục ngữ về trà
b) Ngữ nghĩa – logic
• Sự vật (bao gồm cả người): bao gồm các tiếu trường loại trà, hãng trà,
đối tượng, các từ chỉ người liên quan đến trà, dụng cụ và nguyên liệu, các
món ăn kèm.
• Hoạt động: bao gồm các tiểu trường chế biến, cách pha trà, cách thưởng
thức trà, các hoạt động khác liên quan đến trà, công dụng
• Tính chất: bao gồm các tiểu trường màu sắc trà, mùi hương, vị trà, trạng
thái, tình trạng
• Địa điểm, không gian: tiểu trường địa điểm, không gian thưởng trà
• Phương thức : tiểu trường phương thức thưởng trà.
III. Từ vựng – ngữ nghĩa về “uống trà” trong hai ngôn ngữ Việt – Trung
1. Trà
1.1. Phân loại
1.1.1. Loại trà
- Có rất nhiều các loại lá trà khác nhau, cho nên có thể có thể chia trà thành rất
nhiều loại khác nhau, nhưng tiêu chí được mọi người biết đến nhiều nhất là dựa
theo màu sắc và phương pháp chế biến. Theo tiêu chí này, ta có thể chia trà
thành 6 loại: Hồng trà, Trà xanh, Trà Ô Long, trà đen, trà trắng, trà vàng.
(Nếu thầy giáo hỏi cụ thể phân loại như nào của từng loại thì:
Trà xanh: nước trà màu chủ đạo là màu xanh, tỉ lệ lên men là 0%
trà trắng: nước trà màu trắng, tỉ lệ lên men là 0-10%
Trà Vàng: lá trà và màu nước trà đều là màu vàng, tỉ lệ lên men là 10-20%
Trà Ô Long: nhiều màu sắc khác nhau, k rõ, 乌龙 trong tiếng Quảng Đông có
nghĩa là mơ hồ không rõ, tỉ lệ lên men là 30-60%
Trà đen: lá trà màu đen, tỉ lệ lên men là trên 80%
Hồng trà: nước trà có màu chủ đạo là màu đỏ, tỉ lệ lên men là khoảng 95%)
- Và loại thứ hai là dựa theo nguyên liệu, ngta cũng lấy tên nguyên liệu dùng
trong trà lm thành tên trà
 Trong tiếng Việt:
Dựa theo màu sắc và phương pháp chế biến chia làm 6 loại lớn: trà Xanh, trà
Đen, Hồng trà, trà Ô Long, trà vàng, bạch trà
Dựa theo nguyên liệu: trà San Tuyết, trà Nhài, trà Sen, trà Bá Tước, trà xanh
Matcha, trà Thiết Quan Âm, trà hoa cúc, trà hoa đậu biếc, trà thảo mộc, trà hoa
hồng, trà bạc hà, trà trái cây, trà gừng, trà sữa, trà hoa quả, trà bưởi mật ong, trà
thạch đào, trà đào cam xả, trà bí đao, trà quất mật ong, trà tắc
 Trong tiếng Trung:
根据茶汤颜色和加工方法: 白茶 trà trắng, 绿茶 trà xanh, 乌龙茶 (青茶) trà
Ô Long, 红茶 hồng trà, 黑茶 trà đen, 黄茶 trà vàng
根据原料: 莲花茶 trà sen, 茉莉花茶 trà hoa nhài, 西湖龙井茶 trà Long tỉnh
Tây Hồ, 铁观音 trà Thiết Quan Âm, 菊花茶 trà hoa cúc, 新疆茶 trà Tân Cương,
抹茶 trà xanh matcha, 奶茶 trà sữa.
1.1.2. Các hãng trà
 Trong tiếng Việt: trà shan tuyết cổ thụ tây bắc, Trà đinh Tân Cương Thái
Nguyên, trà xanh tân cương thái nguyên, trà sen tây hồ, chè mộc châu, trà nõn
tôm thái nguyên, trà lài Bảo Lộc, trà cổ thụ xà tùa Sơn La, trà Vàng Yên Bái,
Hồng trà Lào Cai, Trà tiên Hà Giang,
 Trong tiếng Trung: 云南普洱茶(trà Phổ Nhĩ Vân Nam), 安溪铁观⾳(trà
Thiết Quan Âm An Khê), ⻄湖⻰井 (trà Long Tỉnh Tây Hồ), 武夷岩茶(trà
Nham Vũ Di), 冻顶乌⻰ (trà Ô Long Ðống Ðỉnh), 天⽬湖⽩茶 (Trà Trắng
Hồ Thiên Mục),祁⻔红茶 (Hồng trà Kì Mô), 湖南⿊(trà đen Hồ Nam), 福鼎
⽩茶(Bạch trà Phúc Ðỉnh),..
1.1.3. Màu sắc của trà
 Trong tiếng Việt: xanh, vàng, vàng đậm, vàng nhạt, đỏ, đen, nâu, hổ
phách, xanh lá nhạt, vàng mật ong, nâu thẫm, vàng óng, cam đất, đỏ
gạch, nâu đỏ, xanh tươi, vàng mật ong, trắng, nâu nhạt, tím, xanh
xám..
 Trong tiếng Trung: 绿⾊ (xanh) 、⽩⾊(trắng)、⻩⾊(vàng),深⻩
(vàng đậm)、浅⻩(vàng nhạt)、红⾊ (đỏ)、⿊⾊ (đen)、棕⾊
(nâu)、琥珀(hổ phách)、⻘绿(xanh nhạt), 褐色(vàng nâu), 土黄色(
vàng đất), 朱红色(đỏ tươi),铁锈红(đỏ cam cháy),赤色(đỏ son), 栗
色 (Màu hạt dẻ), 桔红色(Màu cam quýt), 铜色(Màu đồng)
1.1.4. Mùi hương của trà

1. Mùi thân thảo (草香): mùi cỏ, mùi lá khô,… (草香味,干叶香味...)


2. Mùi hoa (花香): mùi của các loại hoa: hoa cúc, hoa hồng, hoa đậu
biếc(各种各样花的香味: 菊花香味, 玫瑰花香味...)
3. Mùi trái cây (水果香): mùi của các loại trái cây thiên nhiên (水果的香
味) táo, cam, chanh, đào (苹果、橙子、柠檬、桃子)
4. Mùi gia vị (佐料香): cam thảo, quế… (甘草香味,桂的香味…)
5. Mùi sữa: mùi thơm ngọt dịu của sữa. (酪乳的香味) trà sữa (奶茶)
6. Mùi ngọt (甜香): mật ong, phấn hoa,… (蜂蜜,花粉,…)
7. Mùi đậm: chocolate, caramel, mứt, mật ong,.. (浓味:巧克力,焦糖,
果脯, 蜂蜜)
8. Mùi gỗ: trà ô long 乌龙茶
9. Mùi cháy: cà phê rang, lá trà rang..(烧香味: 炒咖啡香味, 炒茶香味
…)
10. Các từ khác: thơm (香); thơm dịu, thơm mát, thoang thoảng(清香);
nồng(浓); nhẹ(淡); phảng phất (幽香)

1.1.5. Vị của trà


 Trong tiếng Việt: nồng, nhẹ, hăng, chát, nhạt, thanh,mặn,ngọt,
chua, đắng, ngọt thanh, nhàn nhạt, chua nhẹ, dịu, đăng đắng,
đắng chát, chát dịu, chan chát, ngọt đậm, ngọt dịu, nồng đậm,
gắt, không gắt
 Trong tiếng Trung: 浓 nồng、轻 nhẹ、涩 chát, 淡 nhạt, 清淡
thanh, 酸 chua, 甜 ngọt, 苦 đắng, 咸 mặn、清甜 ngọt thanh、淡
淡 nhàn nhạt 、苦苦 đăng đắng 、 浓烈甜 ngọt đậm、淡甜 ngọt
dịu、 浓烈 nồng đậm、涩涩 chan chát、淡涩 chát dịu、轻酸
chua nhẹ、苦涩 đắng chát
1.1.6. Trạng thái của trà
 Trong tiếng Việt: dạng bột, vo viên, nén, đóng túi, nguyên lá, khô
quắt
 Trong tiếng Trung: 粉状 dạng bột, 颗粒状 vo viên, 压片 nén, 袋装
đóng túi, 整叶 nguyên lá, 枯萎 khô quắt
1.1.7. Tình trạng của trà
 Trong tiếng Việt: khô, tươi, mới, cũ, mốc, héo, thiu
 Trong tiếng Trung:干 - khô、鲜 - tươi、新- mới、旧 - cũ、霉
– mốc、蔫 héo, 败 thiu
1.2. Chế biến trà
 Trong tiếng Việt: thu hái, phân loại, phơi khô, vò, sàng tơi, lên men,
sấy khô, định hình
 Trong tiếng Trung: 收获 (thu hái), 分类(phân loại) , 晒干(phơi khô)
, 搋 (vò) ,簸(sàng) , 发酵(lên men) , 烘干(sấy khô), 定性(định hình)
1.3. Các hoạt động khác liên quan đến trà
 Trong tiếng việt: mua trà, bán trà, thưởng trà, pha trà, bảo quản trà
 Trong tiếng Trung: 买茶、卖茶、饮茶、泡茶、保存茶
1.4. Công dụng của trà
 Trong tiếng Việt: ngăn ngừa ung thư , tăng canxi cho xương, giảm
cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch, cải thiện hơi thở có mùi, ngăn
ngừa bệnh nha chu, ngăn ngừa bệnh gút, loại bỏ chất béo
 Trong tiếng Trung: 預防癌症:ngăn ngừa ung thư 、增加骨密度:
tăng canxi cho xương、降低膽固醇: giảm cholesterol、預防心血
管疾病: ngăn ngừa bệnh tim mạch、改善口臭: Cải thiện hơi thở có
mùi、預防牙周病: Ngăn ngừa bệnh nha chu、預防痛風: ngăn
ngừa bệnh gút、排解脂肪: Loại bỏ chất béo
1.5. Các từ chỉ người liên quan đến trà
 Trong tiếng Việt: trà nô, người pha trà, người thưởng trà, bạn trà,
nhà trà đạo, người hầu trà, trà nhân, trà hữu, trà sư, người pha trà.
 Trong tiếng Trung: 茶奴 trà nô, 茶人 trà nhân, 茶友 trà hữu, 茶师
trà sư.
2. Uống trà
2.1. Đối tượng uống trà
 Trong tiếng Việt: người trẻ, người trung niên, người già, không nên
uống trà (người già, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh
mãn tính)
 Trong tiếng Trung: 年轻人、中年人、老年人、不应该喝茶怀孕
(老年人、怀孕的妇女、小孩)
2.2. Thời gian uống trà
 Trong tiếng Việt: sáng, trưa, sau các bữa ăn, sau khi tập luyện thể
thao, mùa đông, không uống trà khi bụng đói
 Trong tiếng Trung: 早上、中午、餐后、锻炼身体后、冬天、不
不要空腹喝茶 – không uống trà khi bụng đói
2.3. Không gian uống trà
 Trong tiếng Việt: thanh tịnh, nho nhã, an tĩnh
 Trong tiếng Trung: 情景、优雅、安静
2.4. Địa điểm uống trà
 Trong tiếng việt: quán cà phê, quán trà sữa, nhà hàng, tại nhà,
vườn
 Trong tiếng trung: 咖啡店,奶茶店,餐厅,园子,在家
2.5. Phương thức uống trà
 Trong tiếng Việt: độc ẩm (một mình), đối ẩm (hai người), và quần
ẩm (nhiều người).
 Trong tiếng Trung:独饮 độc ẩm, 对饮 đối ẩm, 聚饮 quần ẩm.
2.6. Dụng cụ pha và uống trà
 Trong tiếng Việt:
thìa, gói trà, bịch trà, bình trà, ấm pha trà, ấm độc ẩm, ấm song ẩm,
ấm quần ẩm, chén trà, tách trà, cốc trà, chén tống, chén quân, khay
trà, túi lọc, liễn trà, lọc trà, kháo trà, hộp đựng trà, hộp đựng trà cụ,
que gắp chén, phễu rót trà, bình đun nước, muỗng trà, gạt trà, kẹp trà,
bàn trà,nhiệt kế, đồng hồ, cân đo tiểu ly, bàn uống trà, ghế ngồi
uống trà
 Trong tiếng Trung:
茶壶(ấm pha trà)、煮水壶( ấm đun nước)、 大茶壶(bình trà
lớn), 盖碗 (nắp đậy), 茶袋 gói trà, 独饮壶茶 (ấm độc ẩm)、过滤
袋(túi lọc), 茶具 bộ đồ trà、 茶盘 khay trà、茶杯 ly trà、玻璃杯(ly
tủy tinh), 茶碗- chén uống trà、茶漏斗(phễu rót trà)、茶几 bàn
trà、茶滤(lọc trà)、茶匙(thìa cà phê)、 茶托(đĩa đựng tách trà)、
茶夹(kẹp trà)、温度计(nhiệt kế)、跑表(đồng hồ bấm giờ)、分
析天秤(cân tiểu li)、茶桌(bàn trà)、茶椅(ghế ngồi uống trà)
2.7. Nguyên liệu pha trà
 Trong tiếng Việt: lá trà, hoa, lá cây, nước, đường, sữa, hoa quả,
muối, đá
 Trong tiếng Trung: 茶叶 lá trà, 花 hoa,树叶 lá cây,水 nước,
糖 đường, 牛奶 sữa, 水果 hoa quả, 盐 muối, 冰 băng.
2.8. Cách pha trà
 Trong tiếng Việt: bốc, sao, hãm, rót, lấy, đong, lọc, pha, rang,
đảo, ấn, tráng, lật, xay, sấy, tán, ép, hấp, gắp, lắc, ủ ấm chén, khuấy,
xúc, gạt, gạn, chắt nước, đun sôi

 Trong tiếng Trung: 撮 bốc, 烹 hãm, 倒 rót, 量 đong , 精制 lọc, 分


筛 rây,搭 đảo, 压 ép, 抖 lắc, 烘干 sấy, 揉捻 nhào, 蒸 hấp, 烧水 đun
sôi, 滗 chắt.
2.9. Cách thưởng trà
2.9.1. Cách thức (cách ngồi, cách rót, cách mời, cách uống)
 Cách ngồi:
 Trong tiếng Việt: ngồi yên, không bắt chéo chân, không duỗi chân,
gò bó, khuôn sáo, xổm, bệt, khoanh chân, quỳ, tư thế ngồi thiền
 Trong tiếng Trung: 静坐 ngồi yên, 拘束 gò bó, 跪 Guì quỳ, 双腿交
叉 khoanh chân, 蹲 xổm, 赖在地上 ngồi bệt xuống đất
 Cách rót:
 Trong tiếng Việt: từ từ, chậm rãi, không quá đầy, không quá nông, ít
một, đầy, tỉ mỉ, tinh tế, vòng quanh, thêm, nhỏ giọt, đổ ào
 Trong tiếng Trung: 慢慢 từ từ/ chậm rãi, 不太满 không quá đầy, 不
太浅 không quá vơi,一点 một chút,仔细 tỉ mỉ, 滴 nhỏ giọt
 Cách mời:
 Trong tiếng Việt: mời bằng cả hai tay, hơi cúi người, cẩn thận, cúi
đầu (quỳ gối cúi đầu, ngồi, đứng), duỗi lòng bàn tay, miệng mỉm
cười
 Trong tiếng Trung: 用两只手邀请 mời bằng cả hai tay 、微微低头
hơi cúi người、一丝不苟 cẩn thận 、手掌伸展 duỗi lòng bàn tay、
微笑 miệng mỉm cười
 Cách uống trà:
 Trong tiếng Việt: thưởng, mời, nếm, ngửi, nhấp, nhâm nhi, uống,
ngậm, nhấp môi, uống cạn, uống ừng ực, uống cạn.
 Trong tiếng Trung: 饮 thưởng, 喝 uống, 请 mời, 尝 nếm, 闻 ngửi,
品茶 nhâm nhi trà, 含 ngậm, 喝光 uống cạn
2.9.2. Các món ăn kèm khi uống
 Các món ăn kèm khi uống trà ở Việt Nam
o Cách loại bánh (9): bánh trung thu, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh
ngọt, kẹo lạc, chè lam, bánh cu đơ, bánh quy, bánh kẹo.
o Các loại mứt (11): cà rốt, gừng, quýt, dừa, dứa, chuối, khế, hồng,
nho, hạt sen,dâu.
o Hoa quả tươi (3): táo, hồng, lê ( các loại có vị ngọt nhẹ để làm tăng
vị trà)
o Củ quả được sấy khô (5): khoai tây, mít, hồng, cà rốt, khoai lang…
(mùi vị bùi thơm rất dễ hòa quyện với nước trà tạo ra hương vị rất
đặc biệt)
o Các loại hạt sấy khô (9): hạt bí, hạt dẻ cười, hướng dương, hạt dưa,
ngũ cốc, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, óc chó.
 中国茶点:
o 一般(8):花生 đậu phộng、瓜子 hạt dưa、开心果 hạt dẻ cười、
腰果 hạt điều、豆子 đậu、葡萄干 nho khô、糖果 kẹo、肉脯 thịt
khô、饼类 bánh ngọt
o 喝绿茶时- khi uống trà xanh(4):菠萝酥 bánh dứa、蛋黄酥 bánh
trung thu ngàn lớp、红枣糕 bánh chà là đỏ、糖果 kẹo。
o 喝红茶时 – khi uống hồng trà(4):奶油蛋糕 Bánh kem、蔓越
莓蛋糕 bánh việt quất、水果派 bánh trái cây、奶酪 phô mai。
o 喝乌龙茶 – khi uống trà Ô Long(4):瓜子 hạt dưa、腰果 hạt
điều,、开心果 hạt dẻ cười、花生 đậu phộng。
o 黑茶、普洱茶时- khi uống trà đen / trà Phổ Nhĩ (3):蛋黄酥 bánh
trung thu ngàn lớp、月饼 bánh trung thu、肉脯 thịt khô。
3. Ca dao tục ngữ về trà
 Trong tiếng Việt:

Ai lên Tuyên Hóa quê miềng,

Chè xanh mật ngọt thắm tình nước non

Thuốc An Lương hương thơm, khói nhẹ

Chè Hoà Hội nước đậm, mùi thơm

Em về mua vải chợ Gồm

Gò Găng mua nón, phiên Chàm anh vô

Muốn ăn cơm trắng cá mè

Thì về làng Quỷnh hái chè với anh


Muốn ăn cơm trắng cá rô

Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh

Chè ngon ai hái nửa nương

Cau non nửa chẽ người thương nửa chừng

Hai hàng nước mắt ngập ngừng

Thà rằng ngày trước ta đừng gặp nhau

Nước trong pha với chè tàu

Lấy chồng Đồng Phú không giàu cũng vui.

Vợ đẹp càng tổ đau lưng

Chè ngon một giọng, thuốc ngon quyện đờm

Uống nước chè tàu, ăn trầu cơi thiếc.

Uống chè tàu, ngồi ghế trường hai kỷ.

Tay tiên rót chén trà ngon

Gừng cay, muối mặn xin còn nhớ nhau.

 Trong tiếng Trung:

1.茶余饭饱:泛指闲眼之时。

2.茶余饭后:泛指休息或空闲的时候。
3.浪酒闲茶:指风月场中的吃喝之事。

4.榷酒征茶:征收酒茶税。亦泛指苷捐杂税。

5.茶余酒后:泛指休息或空闲的吋候。

6.不茶不饭:不思饮食。形容心事重重。

7.残茶剩饭:残留下的一点茶水,剩下来的一点食物。

8.粗茶淡饭:粗:粗糙、简单;淡饭:指饭菜简单。形容饮食简单,
生活简朴。

Định lượng và định tính


a) Định lượng
Trường từ vựng về “trà và uống trà” trong tiếng Việt và tiếng Trung:
b) Tiếng việt Tiếng trung
Loại trà 27 14
Hãng trà 11 9
Màu sắc 21 18
Mùi hương 29 25
Trà Vị 23 19
Trạng thái 6 6
Tình trạng 7 7
Chế biến 8 8
Các hoạt động khác liên
5 5
quan
Công dụng 8 8
Các từ chỉ người liên
10 4
quan
Tổng 155 123
Đối tượng 4 4
Thời gian 6 6
Không gian 3 3
Địa điểm 5 5
Phương thức 3 3
Uống trà Dụng cụ pha và uống trà 32 23
Nguyên liệu pha 9 9
Cách pha 27 14
Cách ngồi 10 6
Cách rót 12 6
Cách mời 6 5
Cách uống 12 8
Các món ăn kèm 37 23
Ca dao tục ngữ 9 8
Tổng 175 123
c) Định tính

Sự vật
Loại trà: Các loại trà Việt Nam được chủ yếu được định dạng bằng một yếu
tố, chẳng hạn: trà nhài, trà sen…Trong khi đó, có gần 2/3 trà Trung Quốc định danh
bằng hai yếu tố trở lên.
Các từ chỉ người trong trà đạo : ở tiếng Việt có nhiều từ vựng hơn thể hiện ở
sự linh hoạt giữa từ Hán Việt và thuần Việt
Dụng cụ và nguyên liệu: ở cả hai ngôn ngữ đều có điểm tương đồng, sự phong
phú hơn ở tiếng Việt cho thấy sự phức tạp và khéo léo trong văn hóa trà đạo nước ta.
Tính chất
Màu sắc: trong tiếng Việt, từ vựng chỉ màu sắc trà phong phú rất nhiều, từ
vựng linh hoạt dựa theo màu trà thực tế. ở tiếng Trung thì chỉ phân thành 6 màu trà
đó, dù màu sắc có hơi sai lệch cũng đều quy về 1 màu gần nhất trong 6 màu.
Hương vị: trà ở mỗi nơi, mỗi vùng, mỗi khu vực khác nhau sẽ có những
hương vị đặc trưng khác nhau. Trà Việt Nam thì luôn có vị đậm đà, trà Trung Quốc thì
có vị rất nhẹ nhàng. Điều đặc biệt là trà trung quốc ở từng mùa sẽ có hương vị khác
nhau, chỉ trà được sản xuất vụ đó mới có đúng hương vị đấy. Đây cũng là điểm khác
biệt rất lớn giữa trà Trung Quốc và Trà Việt Nam.
Hoạt động
 Có thể thấy rằng, các từ chỉ hoạt động về trà trong tiếng Hán và tiếng Việt có
số lượng rất phong phú, đặc biệt là hiện tượng đồng nghĩa, gần nghĩa.
Địa điểm và thời gian:
Thưởng trà được diễn ra vào bất kì thời điểm nào trong ngày tùy theo nhu cầu,
mong muốn của bản thân người thực hiện với những địa điểm thiên về sự bình yên,
tĩnh lặng, giúp cho con người trong quá trình thưởng trà có một sự thư thái nhất định
về mặt tâm hồn, từ vựng tuy ít nhưng ngữ nghĩa rõ ràng, đặc chỉ.
Phương thức
Do có sự giao thoa văn hóa trong tiến trình lịch sử nên phương thức “trà đạo”
tương đối giống nhau, đều có hình thức một người, hai người hay nhiều người.
Kết luận
Qua quá trình so sánh – đối chiếu liên ngôn ngữ Việt Trung trường từ vựng –
ngữ nghĩa “uống trà”, chúng ta có thể thấy ở hình thức ngôn ngữ thì danh từ, động từ,
tính từ chiếm số lượng lớn, thành ngữ chiếm số lượng ít; ở khía cạnh ngữ nghĩa –
logic thì hay, thú vị; nhóm từ ngữ liên quan đến trường đa dạng cả về số lượng và ý
nghĩa; phản ánh một mặt không thể thiếu trong đời sống của con người. Qua đó ta còn
có thể nhìn ra được sự phong phú của hai ngôn ngữ trong trường từ vựng – ngữ nghĩa
“uống trà”, nó mang nét nghĩa thiên hướng tích cực và thanh tao. Thông qua trường từ
vựng – ngữ nghĩa “uống trà” nhìn chung, tiếng Việt có nhiều từ ngữ miêu tả được
nhiều hơn tiếng Trung và mang nghĩa tốt đẹp, có một số từ ngữ ở tiếng Việt – một
ngôn ngữ giáu tính biểu đạt, ta không thể tìm thấy từ mang nghĩa tương tự ở tiếng
Trung – một ngôn ngữ mang tính nội hàm cao.

You might also like