Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC


TÀI CHÍNH - MARKETING
MẪU PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN

HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC-LENIN

Ngày làm bài: 24/12/2021

Họ tên: Trương Thị Ngọc Hân

Mã số sinh viên: 2121001365


Mã lớp học phần: 2111101113430

Bài làm gồm: 5 trang

Điểm CB chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:
Câu 1:

-Văn bản thể hiện rõ nhất quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn. Quy luật mâu thuẫn là hạt nhân của phép biện
chứng, chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản của sự vận động, phát triển của mọi sự
vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Các mặt đối lập là những đặc
điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược
nhau.

-Văn bản “GIÀU BẤT HẠNH, NGHÈO HẠNH PHÚC” đã làm sáng tỏ quy luật đó
qua hai khuynh hướng:

+ Các mặt đối lập bài trừ, triệt tiêu nhau, đấu tranh phụ định lẫn nhau:

“70% những người đạt các tiêu chuẩn nêu trên không tự nhận mình giàu
có. Chỉ có những người với khối tài sản giá trị trên 5 triệu đôla mới tự tin
cho rằng mình không cần phải lo lắng về tương lai, trong khi phần lớn những
2

người khác đều lo sợ cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu xảy ra một
biến động nào đó”. =>Ta thấy mâu thuẫn giữa việc có tiền và việc lo lắng về
tương lai, từ mâu thuẫn đó họ cố gắng học tập và làm việc kiếm nhiều tiền
hơn điều này thể hiện sự vận động để loại bỏ cảm giác lo lắng về tương lai.

Mâu thuẫn xuất hiện khi những người trúng số không hài lòng với cuộc sống
của mình sau khi nhận thưởng, người có thu nhập cao vẫn không thể đạt
được sự thoả mãn cuộc sống vì họ cho rằng giá trị của bản thân là do đồng
tiền quyết định. Từ mâu thuẫn này họ sẽ đi tìm nhưng giá trị khác ngoài tiền
những điều nho nhỏ như gia đình hay làm thiện nguyện để đáp ứng nhu cầu
thỏa mãn cuộc sống dần dần triệt tiêu đi sự không hài lòng trong bản thân.

Người nghèo hay so sánh bản thân với những người giàu, có điều kiện còn
những người giàu thường so sánh thu nhập, các khoản đầu tư, giá trị tài
sản của mình với những người còn giàu hơn, thay vì so sánh bản thân với
phần lớn xã hội. Sự so sánh này dẫn đến các mâu thuẫn trong giàu nghèo,
người giàu có điều kiện về nhiều mặt, nhiều sự lựa chọn nên nó khó tìm
được điều khiến bản thân thật sự hạnh phúc, còn người nghèo họ biết cách
tìm thấy hạnh phúc từ những điều nhỏ và đơn giản.

=>Mội sự vật, hiện tượng luôn tồn tại mâu thuẫn, sự đấu tranh của các mặt
đối lập từ đó giúp ta vận động bài trừ, triệt tiêu đi những vấn đề cũ tiêu cực
và phát triển để tốt hơn

+ Các mặt đối lập nương tựa vào nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề cho
sự tồn tại của mình, thống nhất của các mặt đối lập.

Phải có người nghèo thì mới có người giàu, hai cái luôn đi đôi với nhau.
những người nghèo có giá trị tài sản thấp được đưa ra để so sánh với những
người giàu có giá trị tài sản cao hơn và ngược lại vì những người giàu cùng
với khối tài sản cao được đưa ra để phân biệt với những người nghèo có
giá trị tài sản thấp hơn cả, đó là sự “đồng nhất” giữa các mặt đối lập.

Sự mẫu thuẫn còn được thể hiện ở mức độ hạnh phúc của mỗi người.
Những người nghèo về vật chất nhưng họ có được hạnh phúc từ những
điều nhỏ nhoi còn những người giàu thì họ lại không thỏa mãn, không tìm
3

được những niềm vui đó. Từ đó hạnh phúc trở thành tiền đề cho sự phát
triển giàu nghèo trong mội con người, con người hạnh phúc hay khong sẽ
quyết định sự phát triển của xã hội.

=>Từ văn bản ta thấy khi người nghèo phát triển và trở nên giàu có thì mâu thuẫn
giàu nghèo sẽ bị thay thể bởi mâu thuẫn giàu có và hạnh phúc cho nên trong mọi
sự vật hiện tượng điều tồn tại những mặt đối lập tại thành những mâu thuẫn bên
trong sự vật hiện tượng đó, sự thống nhất và đấu giữa các mặt đối lập này là
nguồn góc tạo nên sư vận động và phát triển.

=>Chúng ta phải tôn trọng sự mâu thuẫn này, thùa nhận các mặt đối lặp tồn tại và
đầu tranh thì mới có được sự phát triển. Có mau thuẫn giàu nghèo thì con người
mới biết phấn đấu để tốt hơn có mâu thuẫn giữa hạnh phúc với bất hạnh con
người mới biết đi tìm hạnh phúc cho bản thân, suy nghĩ lạc quan hơn để nhìn cuộc
sống tươi đẹp. Có cạnh tranh mâu thuẫn mới có thể rút ra được vấn đề và bài học
để phát triển. Chúng ta cần phân tích mâu thuẫn và tìm ra giải pháp phù hợp để
giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không thỏa hiệp, điều
hòa mâu thuẫn.

Câu 2:

Tồn tại xã hội là toàn bộ những sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, phản ánh tồn tại xã hội.

Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội được thể hiện trên nội
dung văn bản trên:

-Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội: Khi con người còn nghèo khó, chưa tạo
ra được nhiều của cải vật chất, khối tài sản còn thấp, thì họ sẽ ý thức được phải
tìm kiếm hạnh phúc, những con người nghèo về vật chất đó sẽ biết cách dễ dàng
thỏa mãn với những điều nho nhỏ. Lúc ấy nọ nghĩ người giàu là người có nhiều
tiền tài, của cải. Nhưng khi họ có khối tài lớn hơn, sống trong điều kiện giàu có thì
suy nghĩ về hạnh phúc của họ sẽ thay đổi, họ có nhiều lựa chọn hơn và trở nên
phân vân khó có niềm vui thật sự. “Khi trở nên giàu có hơn, con người ta thường
trở nên thoả mãn trong thời gian đầu, thế nhưng sự thoả mãn không kéo dài” vì
4

kinh tế xã hội phát triển, mọi nhu cầu đều tăng lên và họ không còn thấy thỏa mãn
với cuộc sống như vầy và họ sẽ nhận ra tiền bạc không phải là thứ duy nhất tạo
nên sự giàu có, hạnh phúc mới là thứ tài sản quý giá nhất, người có được hạnh
phúc là người có khối tài sản lớn nhất.

=> Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất đặc điểm xu hướng vận động, sự
biến đổi và sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội, nền kinh tế giàu nghèo
và môi trường sống của mỗi người sẽ quyết định ý thức về hạnh phúc của họ.

-Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:

+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội: nền kinh tế phát triển quá
nhanh mà còn người vẫn còn giữ những tư tưởng cũ, lạc hậu. “Khi trở nên
giàu có hơn, con người ta thường trở nên thoả mãn trong thời gian đầu, thế
nhưng sự thoả mãn không kéo dài” biến đổi về kinh tế xã hội trước thì cảm
giác của con người mới biến đổi sau nên ý thức xã hội lạc hậu hơn. Hơn
nữa sự biến đổi về kinh tế tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến những hoạt
động thực tiễn của con người nên xã hội phát triển thường diễn ra quá
nhanh, kinh tế tăng lên, nhu cầu thiết yếu và vận động tăng lên mà họ vẫn
còn thói quen sống trong những điều cũ nên ý thức sẽ không phản ánh kịp
họ sẽ không thấy thoải mãi nữa.

+ Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội: khoa học tiên tiến phát triển
và các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư Mỹ đã có những nhận định về tương
lai của sự giàu có cho rằng hình tượng truyền thống của vật chất đang thay
đổi, mọi người có thu nhập cao nhưng thay vì chọn đầu tư họ lại chọn chi
tiền cho những trãi nghiệm để đi tìm sự hạnh phúc, “trải nghiệm thực tế
bằng cách du lịch là cách nhìn mà Pia Webb ủng hộ”. Việc lo sợ cuộc sống
bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu xảy ra một biến động nào đó là những dự
đoán của người giàu về tương lai cũng họ, về sự phát triển quá nhanh của
xã hội có thể gây ra những lo lắng cho cuộc sống của họ.

+ Ý thức xã hội có tính kế thừa: những người nghèo họ không hạnh phúc
về mặt vật chất, niềm vui của họ vượt lên trên tiền và vật chất chẳng hạng
như họ sẽ thường xuyên dành thời gian cho gia đình hoặc làm các công
việc tình nguyện hơn. Và khi trở nên giàu có họ cũng kế thừa lại ý thức này,
5

người giàu họ chỉ thỏa mãn ở thời gian đầu về vật chất, mà không có được
hạnh phúc lâu dài, họ vẫn phải tìm đến niềm hạnh phúc từ những trãi nghiệm
thực tế bằng du lịch.

+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội: trong xã hội có sự
phân hóa giàu nghèo nhưng ai cũng có nhu cầu muốn có được hạnh phúc,
ý thức được sự phát triển của xã hội, mọi người sẽ có cảm nhận và suy
nghĩ về hạnh phúc khác nhau dù là người giàu hay người nghèo trong hoàn
cảnh nào khác nhau. Kinh tế sẽ tác động đến cảm xúc của con người làm
cho họ cảm thấy thỏa mãn về vật chất hoặc tinh thần và người lại kinh tế
cũng sẽ bị tác động bởi những suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, chúng không
ngừng tác động lẫn nhau.

+ Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội theo hai hướng: ngoài kiếm
tiền, họ sẽ tìm những “niềm vui vượt lên trên tiền và vật chất như giành thời
gian cho gian đình hoặc làm các công việc tình nguyện”, con người sẽ lạc
quan hơn, tư tưởng tiến bộ thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Còn ngược
lại, nếu ý thức xã hội của con người tác động tiêu cực lại với tồn tại xã hội.
những người giàu không thấy thỏa mãn dẫn tới suy nghĩ “Liệu chúng ta có
nên cố gắng khi kiếm bao nhiêu tiền vẫn không đủ để cảm thấy giàu có?”
dẫn đến họ không muốn phát triễn, những người nghèo nhìn vào thì họ cũng
sẽ không muốn trở nên quá giàu có nữa, như vậy sẽ kìm hãm sự phát triển.

You might also like