Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 20

Fanpage Yêu con : https://www.facebook.

com/yeuthuongconnhieu 2014
TỔNG HỢP TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG Ở TRẺ

Biên soạn: Yêu con (https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu)

I. Giới thiệu về Howard Gardner và thuyết trí thông minh đa dạng:

Howard Gardner đã công bố thuyết “Theory of multiple intelligence, MI” tên tiếng Việt được
dịch theo các nghĩa: (i) Lý thuyết trí khôn nhiều thành phần (ii) thuyết “trí thông minh đa dạng”
(iii) thuyết “đa trí tuệ, đa năng lực”. Lý thuyết MI phản đối cách “đo nghiệm” trẻ chỉ bằng những
câu hỏi và nhận được những câu trả lời bằng cây bút chì và tờ giấy trắng – đặc biệt coi trọng đưa
lên ngôi Vương cho trí thông minh toán học, lý thuyết cho rằng trí khôn con người phong phú
hơn rất nhiều và cũng uyển chuyển hơn thế nhiều.

Theo H. Gardner, và quan điểm này đã được tất cả các nền giáo dục nào muốn dân chủ hóa đến
tận gốc rễ nhận thức của người học, con người ta có ít nhất 7 thành phần trí thông minh, có người
có đủ cả 7 thành phần, nhưng không nhất thiết ai ai cũng cứ phải có đủ các thành phần đó thì mới
“khôn”. Bảy thành phần đó là: Trí thông minh ngôn ngữ, Trí thông minh lôgic-toán, Trí thông
minh âm nhạc, Trí thông minh không gian, Trí thông minh cơ thể ở dạng động, Trí thông minh
cá nhân hướng nội, và Trí thông minh hướng ngoại. Quan điểm này của Gardner về trí thông
minh con người làm đảo lộn quan niệm về nhà trường vì cho rằng có những khi trí khôn con
người được hình thành ngay cả bên ngoài nhà trường nữa.Quan điểm này đặc biệt ủng hộ sự đa
dạng hóa nhà trường không dựa trên giàu nghèo và địa vị xã hội, mà dựa trên việc tổ chức một
cách phù hợp nhất năng lực tự nhận thức của người học.

Thuyết đa trí tuệ (đa năng lực) của Howard Gardner

Năm 1983, tiến sĩ Howard Gardner – một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard- đã xuất
bản một cuốn sách có nhan đề “Frames of Mind” (tạm dịch “Cơ cấu của trí tuệ”), trong đó ông
công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of
Multiple Intelligence ).

Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) được ông quan niệm như sau “là khả năng giải quyết
các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay
nhiều môi trường văn hóa” (the ability to solve problems, or to create products, that are valued
within one or more cultural settings) và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy
nhất qua chỉ số IQ.

Sau đây là 7 loại trí thông minh mà Gardner đã đề nghị tại thời điểm đó:

Trí thông minh về toán học/logic (mathematical/logical): những người có trí thông minh này có
thiên hướng học tập thông qua các lập luận logic, thích toán học, lập trình, chơi xếp hình,…

Trí thông minh về ngôn ngữ/lời nói (verbal/linguistic): những người có trí thông minh này có
thiên hướng học tập thông qua việc nói và viết, thích đọc, chơi ô chữ,…
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
Trí thông minh về thị giác/không gian (visual/spatial): những người có trí thông minh này có
thiên hướng học tập thông qua hình ảnh, đồ vật, sử dụng tốt bản đồ và định hướng tốt trong
không gian,…chúng ta không nên nghĩ rằng trí thông minh này chỉ gắn với thị giác vì Gardner
tin rằng đối với các trẻ em khiếm thị thì trí thông minh về không gian này cũng phát triển.

Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): những người có trí thông minh này có thiên
hướng học tập thông qua các vận động và sử dụng động tác, cảm thấy thích thú khi vận động cơ
thể, chơi thể thao…

Trí thông minh về âm nhạc/giai điệu (musical/rhythmic): những người có trí thông minh này có
thiên hướng học tập thông qua các giai điệu, âm nhạc, thích chơi nhạc cụ, hát, đọc truyền cảm
các tác phẩm,…

Trí thông minh hướng ngoại (interpersonal): những người sở hữu trí thông minh này có thiên
hướng học tập thông qua sử dụng các kỹ năng xã hội, giao tiếp, hợp tác làm việc với người khác,
thích gặp gỡ và trò chuyện, có khả năng thông hiểu người khác,…

Trí thông minh hướng nội (intrapersonal): những người có trí thông minh này có thiên hướng
học tập thông qua tình cảm, cảm giác, điều khiển và làm chủ tốt việc học của mình, hiểu rõ các
suy nghĩ của bản thân, từ đó có thể hiểu được cảm xúc, tình cảm của người khác,…

Vào năm 1996, Gardner có bổ sung thêm 2 loại trí thông minh mà ông và đồng nghiệp đang
nghiên cứu:

Trí thông minh hướng về thiên nhiên (naturalist): người có khả năng học tập thông qua hệ thống
sắp xếp, phân loại, yêu thích thiên nhiên, các hoạt động ngoài trời,…

Trí thông minh về sự tồn tại (existential): người có khả năng học tập thông qua việc thấy bức
tranh tổng thể, thông qua những câu hỏi như “Tại sao chúng ta tồn tại ở đây?”, “Vai trò của tôi
trong thế giới này là gì?”, “Vai trò của tôi trong gia đình, nhà trường và cộng đồng là gì?”. Loại
trí tuệ này tìm kiếm sự kết nối giữa những kiến thức mới học với các ứng dụng, các kiến thức
trong thực tế.

Lý thuyết của Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông
minh trên, tuy nhiên, sẽ có kiểu thông minh trội hơn trong mỗi người. Bên cạnh đó, Gardner đã
chỉ ra rằng trong trường học thông thường chỉ đánh giá một học sinh thông qua 2 loại trí thông
minh là trí thông minh về ngôn ngữ và trí thông minh về logic/toán học, và điều này là không
chính xác. Trường học đã bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị
giác, giao tiếp…đồng thời lèo lái tất cả mọi học sinh đi theo cùng một con đường và cùng chịu
chung một sự đánh giá và phán xét. Nhiều học sinh đã có thể học tập tốt hơn nếu chúng được
tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của chúng.

II. Những gợi ý để phát triển trí thông minh đa dạng tổng quát
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
Mỗi người trong chúng ta đều có cá tính, sở thích, thị hiếu khác nhau, trẻ em cũng thế. Và do đó,
chúng cũng sẽ có cách học khác nhau. Giáo viên và các bậc phụ huynh cần hiểu biết và đánh giá
đúng những sự khác biệt này. Thông qua quan sát, các bậc cha mẹ, thầy cô có thể biết được con
mình, học trò mình có dạng nổi trội về mặt nào theo Lý thuyết đa trí tuệ và chúng ta có thể phát
triển các hoạt động phù hợp để phát triển khả năng của đứa bé.

Bé là người có thể học tập thông qua ngôn ngữ / lời nói

- Nhạy cảm với ngữ nghĩa, nhịp điệu, âm thanh của các từ.

- Bé thích thú với việc kể chuyện và viết lách.

- Thích đọc, thơ ca, truyện cười và thích thú khi chơi với các trò đố chữ, giải đáp các câu đố, …

+Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên

- Hãy cùng đọc với con của bạn.

- Hãy lắng nghe con của bạn một cách chăm chú về những câu hỏi, mối bận tâm, những trải
nghiệm của chúng.

- Khuyến khích con bạn kể cho bạn nghe những câu chuyện mà chúng vừa đọc hoặc chia sẻ với
bạn những gì chúng vừa viết ra (một máy thu âm sẽ là một phương tiện rất hữu ích).

- Cho trẻ cơ hội tham viếng các thư viện công cộng hoặc các nhà sách.

- Cho trẻ tham gia viết báo tường của lớp.

Bé là người có thể học tập thông qua phân tích logic / toán học (logical)

- Thích chơi các trò chơi liên quan đến các con số, trò chơi ghép hình, giải quyết vấn đề, làm các
thử nghiệm/thí nghiệm.

- Có kỹ năng lập luận tốt và biết đặt các câu hỏi có tính logic.

- Thích các trật tự và những chỉ dẫn tuần tự từng bước.

+ Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên

- Hãy để cho trẻ được làm các thí nghiệm/ thử nghiệm.

- Hãy nhờ con bạn giúp bạn bỏ các bánh bạn làm vào lò nướng hoặc tạo ra các màu sơn mới
bằng cách trộn các màu sơn có sẵn.

- Chỉ cho con bạn cách sử dụng máy tính (calculator)

- Yêu cầu con bạn giúp bạn xếp đặt bàn ăn, sắp xếp quần áo hoặc sắp xếp ngăn bàn.
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
- Chơi các loại cờ như cờ vua, cờ tướng, carô, …

- Yêu cầu trẻ giải các bài toán mẫu cho lớp xem.

Bé là người có thể học tập thông qua thị giác / hình ảnh (visual)

- Thích tạo ra các hoa văn, hình vẽ và cần có sự kích thích về thị giác.

- Bé hay mơ mộng.

- Có năng khiếu về nghệ thuật.

+ Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên

- Cho phép trẻ sáng tạo với các mẫu nghệ thuật, thủ công.

- Thầy cô có thể nhờ bé phụ làm những mẫu thủ công cho lớp, tham gia việc trang trí báo tường,

- Cho trẻ các cơ hội để giải quyết các câu đố hoặc phát minh .

- Để trẻ tự thiết kế một góc vui chơi của riêng mình trong phòng của chúng.

- Tham quan các bảo tàng nghệ thuật.

- Cho trẻ sử dụng một máy chụp hình để chụp hình các thành viên trong gia đình, bạn bè của trẻ.

- Cung cấp cho bé các công cụ nghệ thuật khác nhau như bút chì, sơn, bút đánh dấu.

Bé là người có thể học tập thông qua âm nhạc (musical)

- Thích chơi các nhạc cụ, thích hát hò, gõ trống

- Thích các âm thanh như giọng nói, âm thanh tự nhiên, âm thanh từ nhạc cụ.

- Học dễ dàng hơn nếu có bật nhạc hoặc có các vật gì đó gõ nhịp.

+Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên

- Cho phép con bạn lựa chọn các bản nhạc tại cửa hàng bán băng đĩa nhạc.

- Khuyến khích trẻ hát theo hoặc vỗ tay theo nhịp điệu một bản nhạc.

- Nếu có thể, cho trẻ tham gia vào các buổi học âm nhạc.

- Cho trẻ có cơ hội được đi tham dự các buổi trình diễn âm nhạc hay hòa nhạc.

- Nhờ bé cùng tham gia và hướng dẫn các bạn trong lớp hát một bài, hoặc tham gia đội văn nghệ.
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
Bé là người có thể học tập thông qua vận động (physical)

- Bé khỏe mạnh và năng động.

- Thích đóng kịch, khiêu vũ, thể hiện bản thân với những hành động và chuyển động của cơ thể
(hip hop, …).

- Học tập thông qua các chuyển động của cơ thể và thông qua việc chạm vào và cảm giác về sự
vật.

- Sử dụng các chuyển động, cử chỉ, điệu bộ và các biểu hiện cơ thể để học hỏi và giải quyết vấn
đề.

+ Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên

- Cho trẻ tham gia vào các hoạt động khiêu vũ, đóng kịch, thể thao.

- Cung cấp các hoạt động thực nghiệm lôi cuốn.

- Đi bộ, chạy bộ, chơi tennis, đạp xe,…cùng gia đình.

- Giáo viên thể dục có thể nhờ trẻ làm các động tác thể dục mẫu cho cả lớp.

Bé là người có thể học tập thông qua hoạt động hướng ngoại (extrovert)

- Trẻ là người thích giao tiếp xã hội.

- Có thể “đọc” được các cảm xúc và cách cư xử của người khác.

- Là nhà lãnh đạo xuất sắc và thích tham gia đội nhóm.

- Có thể giúp đỡ bạn cùng tuổi và làm việc hợp tác với những người khác.

+ Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên

- Chơi những trò chơi gia đình.

- Khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động nhóm.

- Khuyến khích thảo luận và giải quyết vấn đề.

- Giao cho trẻ vai trò quản lý nhóm khi chia nhóm học tập trong lớp.

Bé là người có thể học tập thông qua hoạt động hướng nội (introvert)

- Thích làm việc độc lập

- Biết tự động viên, khuyến khích bản thân và thích các hoạt động một mình.
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
- Thường tách ra và không đi theo xu hướng của đám đông.

- Có khả năng hiểu cảm xúc, động lực và tâm trạng của mình.

+ Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên

- Cho trẻ có thời gian làm việc và chơi một mình.

- Yêu cầu trẻ hãy tạo ra vài thứ gì đó cho toàn gia đình để trẻ có cơ hội làm việc mình thích.

- Khuyến khích trẻ lưu giữ nhật ký hoặc các ghi chép hàng ngày.

Do đó, để có thể giúp mỗi trẻ em phát triển theo đúng thế mạnh của chúng, phụ huynh và giáo
viên cần nhìn thấy và hiểu được các cách thức theo đó trẻ sẽ học tốt nhất. Các nhà giáo dục cũng
cần cố gắng cung cấp một môi trường học tập mà mọi trẻ em cảm thấy thích thú và thành công.

III. 36 CÁCH PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH NGÔN NGỮ

1. "Chơi trò "Nếu- thì" với con bạn (ví dụ, điều gì xảy ra nếu con là Cá sấu? Điều gì xảy ra nếu
ngôi nhà được làm bằng bơ sữa?" Viết và minh họa các câu chuyện của bạn <Tăng cường trí
thông minh không gian >. Chia sẻ câu chuyện của Con với bạn bè. Câu chuyện giúp con hiểu
thêm về các nhân vật khác ra sao? <Tăng cường trí thông minh nội tâm>

2. Hãy để Con bạn tường thuật một câu chuyện cho một người thứ ba. Con của bạn sẽ mô tả sự
kiện, bối cảnh và các nhân vật ra sao? Một số trở ngại/thách thức khi con bạn mô tả câu chuyện
đó? <Tăng cường trí thông minh giao tiếp>

3. Viết ra các từ với mỗi âm tiết là các mầu khác nhau [Tăng cường trí thông minh không gian.]

4. Lựa chọn một đồ vật và cung cấp cho con của bạn một số thông tin nhận dạng cho đến khi Em
bé có thể nhận ra. [Tăng cường trí thông minh không gian.]

5. Phát minh ra một từ mới và gắn ý nghĩa của từ đó trong bối cảnh hài hước <Tăng cường trí
thông minh nội tâm>

6. Mô tả cảm xúc với một người bạn; hãy hỏi họ xem, họ đã từng trải qua cảm xúc đó hay chưa?
Liệu cảm xúc đó có giống hay khác với cảm xúc hiện tại của bạn? [Tăng cường trí thông minh
nội tâm] [Tăng cường trí thông minh giao tiếp]

7. Lựa chọn 3 quyển sách hoặc truyện phù hợp với lứa tuổi của con bạn, đọc cùng chúng và phân
tích sự khác biệt, điểm tương đồng giữa chúng. [Tăng cường trí thông minh logic toán học]

8. Nghe kể chuyện qua audio/youtube. Yêu cầu trẻ minh họa lại câu chuyện. [Tăng cường trí
thông minh không gian.]
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
9. Lựa chọn một tác phẩm nghệ thuật sinh động, yêu cầu con của bạn nhắm mắt lại để bạn mô tả
các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm đó. [Tăng cường trí thông minh không gian.]

10. Đưa ra những câu hỏi/câu đố cho con của bạn. "Vừa bằng cái vung, vùng xuống ao, đào
không thấy, lấy không được!".

11.Hãy cùng con của bạn tập đánh vần xuôi rồi đánh vần ngược một từ

12. Vẽ một hình mà không cho con của bạn xem trước, yêu cầu chúng vẽ lại theo chỉ dẫn [Tăng
cường trí thông minh không gian.] Các trở ngại/thách thức khi con bạn thực hiện công việc này?
[Tăng cường trí thông minh giao tiếp.]

13. Khám phá nguồn gốc và ý nghĩa của một từ. Hãy tìm các từ khác biệt để diễn tả cùng một ý
tưởng và tìm từ có ý nghĩa trái ngược.

14. Nhập vai một người và trong vai trò giả định, hãy dạy/nói chuyện với con của bạn trên vai trò
đó. Những trở ngại/thách thức của bạn là gì? [Tăng cường trí thông minh nội tâm] [Tăng cường
trí thông minh giao tiếp]

15. Viết truyện sử dụng cách viết theo dòng thẳng đứng [Tăng cường trí thông minh không gian.]

16. Hãy để con bạn Lựa chọn những từ ấn tượng nhất khi mô tả về bản thân? Tại sao lại lựa chọn
những từ đó? Sắp xếp cặp từ đó cùng nhóm. Những nhóm này nói về cá nhân bạn như thế nào?
[Tăng cường trí thông minh giao tiếp]

17. Cùng trẻ đọc sách, tìm kiếm những từ và cụm từ/cấu trúc được nhấn mạnh. Hỏi trẻ, tại sao
người đọc lại trọng tâm vào những từ trên? Họ có thể lựa chọn những từ/cụm từ/cấu trúc khác?
Những từ/cụm từ này cógiúp nội dung ấn tượng hơn không? [Tăng cường trí thông minh nội
tâm.] [Tăng cường trí thông minh giao tiếp.]

18.Viết một câu chuyện về một đồ vật và đứng trên quan điểm của đồ vật đó để mô tả [Tăng
cường trí thông minh nội tâm]

19. Yêu cầu trẻ cắt chữ từ tạp chí và sử dụng để viết thư gửi tới bạn bè hoặc người thân. [Tăng
cường trí thông minh không gian.]

20.Cùng con bạn nhìn vào bức tranh và giúp trẻ hình dung đang được dạo chơi ở bức tranh đó.
Hãy yêu cầu trẻ viết về chuyến thám hiểm mà trẻ được trải nghiệm. [Tăng cường trí thông minh
không gian.] [Tăng cường trí thông minh nội tâm]

21. Tìm những từ đồng nghĩa/trái nghĩa của một từ nhất định

Đọc cho con bạn các câu truyện với giọng điệu và cảm xúc khác nhau. Cùng thảo luận với đứa
trẻ xem, các giọng điệu và cảm xúc đó tác động đến người nghe ra sao? [Tăng cường trí thông
minh nội tâm]
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
22. Đọc câu truyện từ những nền văn hóa khác nhau?Tính tương đồng với nền văn hóa của
mình? Tính khác biệt? Những câu truyện trên cho bạn hình dung về tác giả ra sao [Tăng cường
trí thông minh nội tâm]

23. Cùng trẻ thiết kế một mô hình trên các chất liệu khác nhau và mô tả về cách thức xây dựng
mô hình đó. Liệu trẻ có thể tự làm mô hình đó hay không? Lý do có thể và không thể xây dựng
mô hình? [Tăng cường trí thông minh không gian.][Tăng cường trí thông minh nội tâm][Tăng
cường trí thông minh logic toán học]

24. Tạo ra những chuỗi từ bao gồm các ký tự và các từ, các số, yêu cầu đứa trẻ nhận dạng *[Tăng
cường trí thông minh logic toán học.]

25. Hãy tạo ra và yêu cầu trẻ giữ thói quen ghi chép những điều quan trọng trong cuộc sống
thường nhật của trẻ [Tăng cường trí thông minh giao tiếp.]

26. Tạo ra một mã bí mật và mã hóa bằng các ký tự, cùng chia sẻ với con của bạn để giải các mã
bí mật đó. [Tăng cường trí thông minh không gian.][Tăng cường trí thông minh logic toán học.]
[Tăng cường trí thông minh nội tâm]

27. Yêu cầu con bạn ghi chép lại một câu chuyện mà chúng được nghe, sử dụng ghi chép để hình
thành khung câu chuyện và kể lại. [Tăng cường trí thông minh nội tâm]

28. Học về một nền văn hóa khác/về một quốc gia khác. Yêu cầu trẻ tưởng tượng sẽ ra sao nếu
sống trong một quốc gia/một nền văn hóa như vậy? Hãy viết một câu chuyện tưởng tượng liên
quan [Tăng cường trí thông minh giao tiếp][Tăng cường trí thông minh nội tâm]

29. Yêu cầu trẻ quan sát bạn và người thân trong gia đình. Khuôn mặt, cơ thể và giọng nói của
họ so với cảm xúc của họ ra sao. Tiến hành nghiên cứu về cảm xúc của họ và đưa vào một câu
chuyện. [Tăng cường trí thông minh cử động cơ thể.][Tăng cường trí thông minh nội tâm][Tăng
cường trí thông minh không gian.]

30. Đọc chuyện cùng trẻ và thảo luận các ý chính của câu chuyện. Ý nghĩa của câu chuyện ra sao
và vai trò của người kể chuyện [Tăng cường trí thông minh nội tâm][Tăng cường trí thông minh
giao tiếp]

31. Hướng dẫn con của bạn thao tác theo một bài tập được hướng dẫn, càng chi tiết hóa càng tốt.
[Tăng cường trí thông minh không gian.]

32. Thảo luận với chúng xem hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào không. Bài tập khiến cảm
giác ra ntn? Vì sao? [Tăng cường trí thông minh nội tâm][Tăng cường trí thông minh giao tiếp].
Tham khảo tại
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
33. Yêu cầu trẻ cùng nhóm bạn "viết" ra câu chuyện dựa trên sắp xếp các ý tưởng và cấu trúc .
Cùng minh họa câu chuyện đó bằng hình ảnh. . [Tăng cường trí thông minh không gian.][Tăng
cường trí thông minh nội tâm]

34. Lựa chọn câu chuyện yêu thích của bạn và viết phần tiếp theo của câu chuyện. Những thách
thức của bạn là gì? [Tăng cường trí thông minh logic toán học][Tăng cường trí thông minh giao
tiếp]

35. Đọc sách hoặc bài báo về chủ đề tự nhiên và môi trường. Viết chủ đề riêng theo cách bạn
khám phá và phát hiện thế giới tự nhiên. [Tăng cường trí thông minh tự nhiên.]

36. Yêu cầu trẻ viết một vở kịch và diễn cùng nhóm bạn [Tăng cường trí thông minh cử động cơ
thể.]

IV. 23 CÁCH PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH LOGIC- TOÁN HỌC

1. Yêu cầu con bạn ghi chép lại một câu chuyện mà chúng được nghe, sử dụng ghi chép để hình
thành khung câu chuyện và kể lại. [Tăng cường trí thông minh nội tâm]

2. Sưu tầm các loại lá và phân loại theo các cách khác nhau[Tăng cường trí thông minh về tự
nhiên]

3. Thực hành các phép tính cộng trừ nhân chia với các đồ vật/cúc áo khác nhau. raisins, buttons
or other objects.

4. Cho trẻ chơi trò ghép hình/xếp hình. [Tăng cường trí thông minh không gian]
5. Trò chơi mê cung hoặc ô chữ. [Tăng cường trí thông minh không gian]

6. Nghe các thể loại nhạc khác nhau. [Tăng cường trí thông minh âm nhạc.]

7. Sắp xếp các đồ vật trong gia đình theo chủng loại, theo các tiêu chí khác nhau, giải thích lý do.
[Tăng cường trí thông minh không gian][Tăng cường trí thông minh giao tiếp.]

8. Đo và so sánh các đồ vật với các bộ phận của cơ thể. So sánh độ dài của các đồ vật khác nhau
trong ngôi nhà. [Tăng cường trí thông minh về cơ thể.]

9. Cùng con bạn dự đoán phần kết của câu chuyện con bạn được đọc. [Tăng cường trí thông
minh ngôn ngữ.]

10. Yêu cầu con bạn ghi chép các nội dung chính trong câu chuyện mà con bạn được đọc, được
nghe. Dựa trên đó, phát triển thành các nội dung thành câu chuyện mới. [Tăng cường trí thông
minh ngôn ngữ]
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014

11. Sáng tạo ra các câu đố sáng tạo để đố bạn bè/thành viên gia đình.[Tăng cường trí thông minh
ngôn ngữ]

12. Yêu cầu trẻ viết ra các cách thức để hoàn thành một công việc và cùng thảo luận tính hiệu
quả để thực hiện công việc. [Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ][Tăng cường trí thông minh
giao tiếp.]

13. Yêu cầu trẻ nghĩ về một vấn đề đang cần cách giải quyết và minh họa một cỗ máy do trẻ nghĩ
ra có thể giải quyết được vấn đề đó. [Tăng cường trí thông minh không gian]

14. Tạo ra những chuỗi từ bao gồm các ký tự và các từ, các số, yêu cầu đứa trẻ nhận dạng *[Tăng
cường trí thông minh ngôn ngữ.], [Tăng cường trí thông minh không gian]
15. Tạo ra một mã bí mật và mã hóa bằng các ký tự, cùng chia sẻ với con của bạn để giải các mã
bí mật đó. [Tăng cường trí thông minh không gian.][Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.][Tăng
cường trí thông minh nội tâm]

16. Lựa chọn câu chuyện yêu thích của bạn và viết phần tiếp theo của câu chuyện. Những thách
thức của bạn là gì? [Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ][Tăng cường trí thông minh giao tiếp]

17. Cùng trẻ lựa chọn một chủ đề để thảo luận và tìm các quan điểm để bảo vệ (đồng thuận và
không đồng thuận). Tiến hành tranh biện về chủ đề. Đưa ra nhận xét xung quanh chủ đề tranh
biện đó[Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ][Tăng cường trí thông minh giao tiếp.]

18. Cùng trẻ gợi nhớ về một sự kiện "mang tính lặp đi lặp lại" hoặc các sai lầm bị mắc nhiều lần
trong một khoảng thời gian. Thảo luận cùng trẻ nguyên nhân tại sao và làm thế nào để tránh mắc
phải những sai lầm đó. [Tăng cường trí thông minh nội tâm.]

19. Thực hiện theo một công thức để làm bánh. Minh họa công thức [Tăng cường trí thông minh
ngôn ngữ][Tăng cường trí thông minh không gian][Tăng cường trí thông minh về cơ thể.]

20. Thực hiện một điệu nhảy với 10 bước nhảy khác nhau và dạy điệu nhảy đó cho bạn bè. [Tăng
cường trí thông minh về cơ thể.][Tăng cường trí thông minh giao tiếp.]

21. Cùng trẻ thiết kế các bức tranh "được vẽ bởi các con số" [Tăng cường trí thông minh không
gian]

22. Cùng trẻ thiết kế ra một quyển lịch để ghi chép các sự kiện quan trọng. [Tăng cường trí thông
minh ngôn ngữ][Tăng cường trí thông minh không gian]
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
23. Cùng trẻ thực hiện các thao tác trong tự nhiên (chạy/đi bộ ngoằn ngoèo, zic - zac v.v.) [Tăng
cường trí thông minh về tự nhiên]

V. 20 CÁCH PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH ÂM NHẠC CHO TRẺ

1.Cùng với trẻ và bạn bè học một bài hát mới và kiểm tra kiến thức của trẻ [Tăng cường trí thông
minh ngôn ngữ.] [Tăng cường trí thông minh nội tâm.] [Tăng cường trí thông minh giao tiếp]

2. Cùng trẻ hoặc một bài hát hoặc một đoạn nhạc giúp chúng ghi nhớ những kiến thức mới [Tăng
cường trí thông minh ngôn ngữ.] [Tăng cường trí thông minh nội tâm.]

3. Cho trẻ nghe một nhạc cụ và thảo luận ý nghĩa với con của bạn. Thảo luận với trẻ về cảm xúc
đó tác động đến chúng ra sao? [Tăng cường trí thông minh nội tâm.] [Tăng cường trí thông minh
giao tiếp]

4. Yêu cầu trẻ "viết ra" một bài hát dựa trên một câu chuyện chúng đã từng được đọc hoặc được
nghe. [Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.] [Tăng cường trí thông minh không gian.]

5. Yêu cầu trẻ nghe các thể loại nhạc khác nhau và nói ra cảm nhận của chúng, thể loại nhạc giúp
chúng thư giãn, thể loại giúp chúng tập trung và thể loại nào có khả năng thức tỉnh chúng cảm
xúc, v.v [Tăng cường trí thông minh nội tâm.]

6. Sử dụng âm nhạc là nền để học các kiến thức mới, hỏi trẻ về tác động của âm nhạc tới nhận
thức của chúng. 

7. Nghe các cấu trúc/giai điệu khác nhau [Tăng cường trí thông minh logic - toán học.]

8. Nghe các nhạc cụ khác nhau và sử dụng giọng nói để bắt chước các loại nhạc cụ đó. [Tăng
cường trí thông minh vận động cơ thể.]

9. Yêu cầu trẻ tạo ra những cử động/biểu đạt với các bộ phận cơ thể, cùng tạo ra các âm thanh
tương ứng với các biểu đạt đó. [Tăng cường trí thông minh vận động cơ thể.] [Tăng cường trí
thông minh giao tiếp]

10. Khám phá ý nghĩa của các từ có nguồn gốc "âm thanh" và tiếng động (e.g. “boom”). Tìm
những từ có nguồn gốc tương tự. [Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.]

11. Yêu cầu trẻ viết ra một bài thơ, đọc to, đúng ngữ điệu và nhấn vào các trọng âm cần thiết.
Thay đổi cách nhận vào các trọng âm khác. Sự khác biệt giữa những cách đọc trên. [Tăng cường
trí thông minh ngôn ngữ.]
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
12. Yêu cầu trẻ tạo ra những cử động/biểu đạt với các bộ phận cơ thể, cùng tạo ra các âm thanh
tương tứng với các biểu đạt đó. [Tăng cường trí thông minh vận động cơ thể.]

13.Nghe các giai điệu âm nhạc của các t nền văn hóa khác/về một quốc gia khác. Yêu cầu trẻ
tưởng tượng sẽ ra sao nếu sống trong một quốc gia/một nền văn hóa như vậy? [Tăng cường trí
thông minh giao tiếp.]

14. Cùng trẻ đi dạo và lắng nghe các âm thanh khác nhau. Yêu cầu trẻ liên tưởng tới các âm
thanh nghe được giống như các âm thanh nào trong cuộc sống tự nhiên/trong đời sống âm nhạc.
[Tăng cường trí thông minh tự nhiên.] [Tăng cường trí thông minh không gian.]

15. Nghe một đoạn nhạc và minh hoạt cho câu truyện mà đoạn nhạc đó truyền đạt. [Tăng cường
trí thông minh không gian.]

16. Yêu cầu trẻ lắng nghe các thể loại âm nhạc khác nhau và quan sát các loại hình nghệ thuật
khác nhau. Hỏi trẻ cách cảm nhận với từng loại hình. Nhạc công và nghệ sỹ đã làm gì để truyền
đạt những cảm xúc như vậy? [Tăng cường trí thông minh nội tâm] [Tăng cường trí thông minh
giao tiếp]

17. Cùng chơi với con trò chơi vần điệu bằng cách cố gắng tìm càng nhiều từ có vần với từ đầu
tiên. Tạo ra một câu chuyện sử dụng những từ này[Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.]

18. Cùng trẻ đọc to một câu chuyện, tập trung vào ngữ điệu và sự trôi chảy/thuần thục, thảo luận
điều này với trẻ, những điều trên ảnh hưởng đến những câu chuyện như thế nào [Tăng cường trí
thông minh giao tiếp] [Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.]

19. Sáng tạo ra một dụng cụ âm nhạc mới và minh họa .. [Tăng cường trí thông minh logic - toán
học.] [Tăng cường trí thông minh không gian.]

20. Yêu cầu trẻ tạo ra những cử động/biểu đạt với các bộ phận cơ thể, cùng tạo ra các âm thanh
tương ứng với các biểu đạt đó. [Tăng cường trí thông minh vận động cơ thể.] [Tăng cường trí
thông minh logic - toán học.]

VI. 32 CÁCH PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH KHÔNG GIAN CHO TRẺ

1. Hãy để Con bạn tường thuật một câu chuyện cho một người thứ ba. Con của bạn sẽ mô tả sự
kiện, bối cảnh và các nhân vật ra sao? Một số trở ngại/thách thức khi con bạn mô tả câu chuyện
đó?[Tăng cường trí thông minh giao tiếp.][Tăng cường trí thông minh về ngôn ngữ.]

2. Nghe kể chuyện qua audio/youtube. Yêu cầu trẻ minh họa lại câu chuyện. [Tăng cường trí
thông minh về ngôn ngữ.][Tăng cường trí thông minh âm nhạc.]
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
3. Viết ra các từ với mỗi âm tiết là các mầu khác nhau [Tăng cường trí thông minh về ngôn ngữ.]

4. Chơi trò "what if" với con bạn (ví dụ, điều gì xảy ra nếu con là Cá sấu? Điều gì xảy ra nếu
ngôi nhà được làm bằng bơ sữa?" Viết và minh họa các câu chuyện của bạn <Tăng cường trí
thông minh ngôn ngữ >. Chia sẻ câu chuyện của Con với bạn bè. Câu chuyện giúp con hiểu thêm
về các nhân vật khác ra sao? <Tăng cường trí thông minh nội tâm>

5. Kể lại một câu chuyện chỉ sử dụng hình minh họa.

6. Vẽ/viết một từ theo nghĩa của từ đó (ví dụ “snake” theo hình dạng của Con rắn). [Tăng cường
trí thông minh về ngôn ngữ.]

7. Yêu cầu trẻ cắt chữ từ tạp chí và sử dụng để viết thư gửi tới bạn bè hoặc người thân. [Tăng
cường trí thông minh về ngôn ngữ.]

8. Lựa chọn một tác phẩm nghệ thuật sinh động, yêu cầu con của bạn nhắm mắt lại để bạn mô tả
các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm đó.. [Tăng cường trí thông minh về ngôn ngữ.][Tăng cường
trí thông minh nội tâm.]

9. Vẽ một hình mà không cho con của bạn xem trước, yêu cầu chúng vẽ lại theo chỉ dẫn [Tăng
cường trí thông minh ngôn ngữ.] 
Các trở ngại/thách thức khi con bạn thực hiện công việc này? [Tăng cường trí thông minh giao
tiếp.]

10. Cùng chơi trò tìm đồ vật trong nhà thông qua vẽ một bản đồ và yêu cầu con bạn tìm kiếm
dựa trên bản đồ đó [Tăng cường trí thông minh về logic - toán học.]

11. Viết truyện sử dụng cách viết theo dòng thẳng đứng [Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.]

12. Cùng trẻ xây dựng nội dung hình ảnh của một chủ đề mà chúng yêu thích và cùng thảo luận
xoay quay chủ đề; lí do vì sao yêu thích? [Tăng cường trí thông minh nội tâm] [Tăng cường trí
thông minh giao tiếp]

13. Quan sát các tác phẩm nghệ thuật từ các nền văn hóa khác nhau? Tính tương đồng và khác
biệt? Các tác phẩm nghệ thuật cho biết về các tác giả ra sao? [Tăng cường trí thông minh giao
tiếp.]

14. Cùng trẻ nhìn vào bức tranh và giúp trẻ hình dung đang được dạo chơi ở bức tranh đó. Hãy
yêu cầu trẻ viết về chuyến thám hiểm mà trẻ được trải nghiệm. [Tăng cường trí thông minh ngôn
ngữ.] [Tăng cường trí thông minh nội tâm]

15. Cùng trẻ đi dạo bộ và lắng nghe các âm thanh khác nhau, yêu cầu trẻ tưởng tượng các âm
thanh đó với những âm thanh tương đồng cũng như nguồn gốc của các âm thanh. [Tăng cường trí
thông minh âm nhạc.]

16. Yêu cầu trẻ mô tả một cảm xúc mà trẻ vừa trải qua. Cảm xúc có thay đổi qua những kinh
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
nghiệm khác nhau của bản thân trẻ? [Tăng cường trí thông minh nội tâm.]

17. Yêu cầu trẻ quan sát các thể loại và loại hình nghệ thuật khác nhau? Cảm nhận của trẻ và
những nghệ sĩ làm gì để truyền đạt cảm xúc đó? [Tăng cường trí thông minh nội tâm.]

18. Sắp xếp các đồ vật trong gia đình theo chủng loại, theo các tiêu chí khác nhau, giải thích lý
do. Mô tả kết quả thông qua biểu đồ [Tăng cường trí thông minh về logic - toán học][Tăng
cường trí thông minh về ngôn ngữ.]

19. Minh họa mùi hoặc mùi vị yêu thích của bạn [Tăng cường trí thông minh tự nhiên.]

20. Thực hiện theo một công thức để làm bánh. Minh họa công thức . [Tăng cường trí thông
minh tự nhiên.]

21. Yêu cầu trẻ vẽ bức tranh phong cảnh với động vật và cây cối. So sánh và liên hệ các nhân tố
ảnh hưởng tới đời sống của các loài động vật và cây cối đó? Mối liên hệ giữa chúng?[Tăng
cường trí thông minh tự nhiên.]

22. Tạo ra một mã bí mật và mã hóa bằng các ký tự, cùng chia sẻ với con của bạn để giải các mã
bí mật đó. [Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ][Tăng cường trí thông minh logic toán học.]
[Tăng cường trí thông minh nội tâm]

23. Hướng dẫn ai đó thao tác theo một bài tập được hướng dẫn, càng chi tiết hóa càng tốt. [Tăng
cường trí thông minh ngôn ngữ.] 
Thảo luận với họ xem hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào không. Bài tập khiến cảm giác ra
ntn? Vì sao? [Tăng cường trí thông minh nội tâm][Tăng cường trí thông minh giao tiếp]. Tham
khảo tại đâyhttp://goo.gl/dEDW9R

24. Yêu cầu trẻ cùng nhóm bạn "viết" ra câu chuyện dựa trên sắp xếp các ý tưởng và cấu trúc .
Cùng minh họa câu chuyện đó bằng hình ảnh. . [Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.][Tăng
cường trí thông minh nội tâm]

25. Ghép hình. [Tăng cường trí thông minh về logic - toán học.]

26. Trò chơi mê cung hoặc ô chữ [Tăng cường trí thông minh về logic - toán học.]

27. Cùng trẻ thiết kế các bức tranh "được vẽ bởi các con số" [Tăng cường trí thông minh về logic
- toán học.]

28. Lựa chọn một chủ đề và biểu đạt qua các phương diện nghệ thuật như vẽ, điêu khắc, tô màu.
So sánh các phương thức biểu đạt đó? [Tăng cường trí thông minh giao tiếp.]

29. Yêu cầu trẻ quan sát đồ vật và vẽ lại dưới các cách nhìn/góc độ khác nhau. Làm tương tự như
vậy với một đồ vật tưởng tượng. [Tăng cường trí thông minh về logic - toán học.]

30. Yêu cầu thiết kế hoặc làm ra sách theo chủ đề, sự kiện quan trọng trong đời sống của trẻ.
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
[Tăng cường trí thông minh về ngôn ngữ.][Tăng cường trí thông minh nội tâm.][Tăng cường trí
thông minh giao tiếp.]

31. Yêu cầu trẻ viết câu truyện viễn tưởng. [Tăng cường trí thông minh về ngôn ngữ.]

32. Sáng tạo ra một dụng cụ âm nhạc mới và minh họa . [Tăng cường trí thông minh về âm
nhạc.]
 VII. 18 CÁCH PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH GIAO TIẾP

1. Nhập vai một người và trong vai trò giả định, hãy dạy/nói chuyện với con của bạn trên vai trò
đó. Những trở ngại/thách thức của bạn là gì? [Tăng cường trí thông minh nội tâm] [Tăng cường
trí thông minh ngôn ngữ]

2. Cùng với bạn bè học một bài hát mới và kiểm tra kiến thức của trẻ [Tăng cường trí thông minh
âm nhạc.][Tăng cường trí thông minh nội tâm.]

3. Mô tả cảm xúc với một người bạn; hãy hỏi họ xem, họ đã từng trải qua cảm xúc đó hay chưa?
Liệu cảm xúc đó có giống hay khác với cảm xúc hiện tại của bạn? [Tăng cường trí thông minh
ngôn ngữ] [Tăng cường trí thông minh giao tiếp]

4. "Chơi trò ""what if"" với con bạn (ví dụ, điều gì xảy ra nếu con là Cá sấu? Điều gì xảy ra nếu
ngôi nhà được làm bằng bơ sữa?"" Viết và minh họa các câu chuyện của bạn <Tăng cường trí
thông minh không gian >. Chia sẻ câu chuyện của Con với bạn bè. Câu chuyện giúp con hiểu
thêm về các nhân vật khác ra sao? <Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ>

5. Yêu cầu con bạn đọc một câu truyện với giọng điệu và cảm xúc khác nhau dựa trên các tình
huống của truyện. Cùng thảo luận với đứa trẻ xem, các giọng điệu và cảm xúc đó tác động đến
người nghe ra sao? Tác động đến người đọc ra sao. [Tăng cường trí thông minh nội tâm.]

6. Yêu cầu trẻ quan sát bạn và người thân trong gia đình. Khuôn mặt, cơ thể và giọng nói của họ
so với cảm xúc của họ ra sao. Tiến hành nghiên cứu về cảm xúc của họ và đưa vào một câu
chuyện. [Tăng cường trí thông minh cử động cơ thể.][Tăng cường trí thông minh nội tâm][Tăng
cường trí thông minh không gian.]

7. Hỗ trợ và giúp đỡ bạn bè học một số điều mới mẻ. Bạn bè đã học các kiến thức mới ra sao?
Các khó khăn/thách thức mà họ đối mặt? Đưa ra các cách thức để bạn bè có thể tiếp thu tốt nhất
thông qua kỹ năng bạn truyền tải.[Tăng cường trí thông minh nội tâm.]

8. Yêu cầu trẻ tập và diễn kịch với bạn bè và nêu lên suy nghĩ về vai trò của bạn diễn [Tăng
cường trí thông minh cử động cơ thể.][Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.]
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
9. Yêu cầu trẻ nhớ lại một cuộc tranh luận với bạn bè chúng. Yêu cầu trẻ đứng trên suy nghĩ của
bạn bè và cố gắng hiểu cảm xúc và lời nói của đối phương [Tăng cường trí thông minh nội tâm]

10. Tạo một điệu nhảy sử dụng mười bước nhảy khác nhau, dạy cho bạn bè [Tăng cường trí
thông minh cử động cơ thể.]

11. Yêu cầu trẻ kể lại một thử thách mà chúng đã vượt qua. Tại sao gọi đó là thử thách? Cách
thức trẻ vượt qua thử thách đó? Trải nghiệm đó đã thay đổi trẻ ra sao? Yêu cầu trẻ chia sẻ câu
chuyện này với bạn bè, người thân và cách thức gia đình/người thân vượt qua được tình huống
tương tự? Cách giải quyết của gia đình/người thân liệu có giúp được trẻ vượt qua được thử thách
mà trẻ phải đối mặt hay không? [Tăng cường trí thông minh giao tiếp.]

12. Yêu cầu trẻ nghĩ về một nhân vật lịch sử và các quyết định họ đã từng đưa ra. Tại sao các
nhân vật lịch sử lại hành động như vậy? Trẻ sẽ hành động ra sao nếu như trẻ là nhân vật lịch sử
đó? 
Hướng dẫn con của bạn thao tác theo một bài tập được hướng dẫn, càng chi tiết hóa càng tốt.
[Tăng cường trí thông minh không gian.] 

13. Thảo luận với chúng xem hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào không. Bài tập khiến cảm
giác ra ntn? Vì sao? [Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ][Tăng cường trí thông minh giao
tiếp]. Tham khảo tại đâyhttp://goo.gl/dEDW9R

14. "Hãy để Con bạn tường thuật một câu chuyện cho một người thứ ba. Con của bạn sẽ mô tả sự
kiện, bối cảnh và các nhân vật ra sao? Một số trở ngại/thách thức khi con bạn mô tả câu chuyện
đó? <Tăng cường trí thông minh không gian>; <Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ>

15. Cùng trẻ lựa chọn một chủ đề để thảo luận và tìm các quan điểm để bảo vệ (đồng thuận và
không đồng thuận). Tiến hành tranh biện về chủ đề. Đưa ra nhận xét xung quanh chủ đề tranh
biện đó. Liệu bạn bè đã đối mặt với những kinh nghiệm như vậy và cách thức để vượt qua những
trở ngại/thách thức đó.[Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.][Tăng cường trí thông minh Logic
- toán học>

16. Cùng thảo luận với con bạn về những sự kiện đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật và
yêu cầu trẻ mô tả lại, những sự kiện trên tác động tới cuộc sống ra sao? [Tăng cường trí thông
minh âm nhạc.][Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.][Tăng cường trí thông minh nội tâm.]

17. Cùng trẻ lựa chọn một chủ đề để thảo luận và tìm các quan điểm để bảo vệ (đồng thuận và
không đồng thuận). Tiến hành tranh biện về chủ đề. Đưa ra nhận xét xung quanh chủ đề tranh
biện đó. Liệu bạn bè đã đối mặt với những kinh nghiệm như vậy và cách thức để vượt qua những
trở ngại/thách thức đó.[Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.][Tăng cường trí thông minh Logic
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
- toán học>

18. Học về một nền văn hóa khác/về một quốc gia khác. Yêu cầu trẻ tưởng tượng sẽ ra sao nếu
sống trong một quốc gia/một nền văn hóa như vậy? Hãy viết một câu chuyện tưởng tượng liên
quan [Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ]

VIII. 18 CÁCH PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH NỘI TÂM CHO TRẺ

1. Mô tả cảm xúc với một người bạn; hãy hỏi họ xem, họ đã từng trải qua cảm xúc đó hay chưa?
Liệu cảm xúc đó có giống hay khác với cảm xúc hiện tại của bạn? [Tăng cường trí thông minh
ngôn ngữ] [Tăng cường trí thông minh giao tiếp]

2. Cùng đọc và thảo luận một quyển truyện với trẻ; hỏi trẻ về nội dung và cách xử lý vấn đề của
nhân vật chính? Yêu cầu trẻ đưa ra cách xử lý tình huống/vấn đề nếu như trẻ là nhân vật chính
đó. ? [Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.]

3. Yêu cầu trẻ gợi nhớ lại những tác động ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng (vui, buồn) và điều
gì khiến chúng có cảm xúc như vậy? Các yếu tố khiến cảm xúc đó tích cực hơn và tiêu cực hơn?
Tại sao có sự khác biệt trong cảm xúc như vậy?

4. Yêu cầu trẻ nghĩ về những việc đã giúp đỡ người khác. Hỏi trẻ những việc đó tác động đến trẻ
ra sao? Tại sao trẻ lại nghĩ như vậy?[Tăng cường trí thông minh giao tiếp.]

5. Yêu cầu trẻ nghĩ về những khó khăn mà chúng phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Cách
thức giải quyết những khó khăn đó? Cảm nghĩ của chúng khi nỗ lực giải quyết các khó khăn?
Những cảm xúc ảnh hưởng trong quá trình giải quyết? Cùng trẻ tìm ra các cách thức giải quyết
mới giúp trẻ vượt qua được những khó khăn kể trên. .
6. Yêu cầu trẻ minh họa một cảm xúc, hỏi trẻ tại sao chúng lại miêu tả cảm xúc theo cách lựa
chọn? Điều gì đã khơi gợi cảm xúc đó? Liệu hình ảnh biểu đạt cảm xúc đó thay đổi với những
trải nghiệm khác nhau? [Tăng cường trí thông minh không gian.]

7. Yêu cầu trẻ thực hành các bài tập trị liệu và hít thở sâu; các bài tập này giúp trẻ cảm nhận ra
sao và lý do. Thảo luận vấn đề tương tự với bạn bè, tìm ra các điểm giống và khác nhau trên kinh
nghiệm của mỗi người. . [Tăng cường trí thông minh giao tiếp.]

8. Hãy để con bạn Lựa chọn những từ ấn tượng nhất khi mô tả về bản thân? Tại sao lại lựa chọn
những từ đó? Sắp xếp cặp từ đó cùng nhóm. Những nhóm này nói về cá nhân bạn như thế nào?
[Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ]

9. Yêu cầu trẻ kể lại một thử thách mà chúng đã vượt qua. Tại sao gọi đó là thử thách? Cách thức
trẻ vượt qua thử thách đó? Trải nghiệm đó đã thay đổi trẻ ra sao? Yêu cầu trẻ chia sẻ câu chuyện
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
này với bạn bè, người thân và cách thức gia đình/người thân vượt qua được tình huống tương tự?
Cách giải quyết của gia đình/người thân liệu có giúp được trẻ vượt qua được thử thách mà trẻ
phải đối mặt hay không? [Tăng cường trí thông minh giao tiếp.]

10. Yêu cầu con bạn đọc một câu truyện với giọng điệu và cảm xúc khác nhau dựa trên các tình
huống của truyện. Cùng thảo luận với đứa trẻ xem, các giọng điệu và cảm xúc đó tác động đến
người nghe ra sao? Tác động đến người đọc ra sao[Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ]. <Tăng
cường trí thông minh âm nhạc>

11. Yêu cầu trẻ lắng nghe các thể loại âm nhạc khác nhau và quan sát các loại hình nghệ thuật
khác nhau. Hỏi trẻ cách cảm nhận với từng loại hình. Nhạc công và nghệ sỹ đã làm gì để truyền
đạt những cảm xúc như vậy? [Tăng cường trí thông minh không gian.][M.I.]

12. Cùng trẻ đặt mục tiêu trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đưa ra các kế hoạch thực hiện
các mục tiêu trên. Cùng thảo luận các thách thức mà trẻ phải đối mặt và các chiến lược khác
nhau để vượt qua các thách thức đó.. [Tăng cường trí thông minh logic toán học.]

13. Viết ra các mục tiêu và định kỳ, theo dõi việc thực hiện các mục tiêu đó. Có đạt được mục
tiêu theo kế hoạch đề ra? Vì sao có và vì sao không? Cần phải làm gì để thực hiện đúng mục tiêu
đề ra.[Tăng cường trí thông minh logic toán học.] [Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.]

14. Đọc truyện cùng trẻ và thảo luận các ý chính của câu chuyện. Ý nghĩa của câu chuyện ra sao
và vai trò của người kể chuyện [Tăng cường trí thông minh nội tâm][Tăng cường trí thông minh
ngôn ngữ]

15. Hãy tạo ra và yêu cầu trẻ giữ thói quen ghi chép những điều quan trọng trong cuộc sống
thường nhật của trẻ [Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.]

16. Yêu cầu trẻ nghĩ về một nhân vật lịch sử và các quyết định họ đã từng đưa ra. Tại sao các
nhân vật lịch sử lại hành động như vậy? Trẻ sẽ hành động ra sao nếu như trẻ là nhân vật lịch sử
đó? 

17. Học về một nền văn hóa khác/về một quốc gia khác. Yêu cầu trẻ tưởng tượng sẽ ra sao nếu
sống trong một quốc gia/một nền văn hóa như vậy? Hãy viết một câu chuyện tưởng tượng liên
quan [Tăng cường trí thông minh giao tiếp][Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ]

18. Cùng trẻ lựa chọn một chủ đề để thảo luận và tìm các quan điểm để bảo vệ (đồng thuận và
không đồng thuận). Tiến hành tranh biện về chủ đề. Đưa ra nhận xét xung quanh chủ đề tranh
biện đó. Liệu bạn bè đã đối mặt với những kinh nghiệm như vậy và cách thức để vượt qua những
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
trở ngại/thách thức đó.[Tăng cường trí thông minh ngôn ngữ.][Tăng cường trí thông minh Logic
- toán học>

IX. 15 CÁCH PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH TỰ NHIÊN

1. Cùng trẻ đi dạo và lắng nghe các âm thanh khác nhau. Yêu cầu trẻ liên tưởng tới các âm thanh
nghe được giống như các âm thanh nào trong cuộc sống tự nhiên/trong đời sống âm nhạc [Tăng
cường trí thông minh không gian.][Tăng cường trí thông minh âm nhạc.]

2. Sưu tầm các loại lá và phân loại theo các cách khác nhau. [Tăng cường trí thông minh logic và
toán học.]

3. So sánh sự hình thành và phát triển của các loài cây khác nhau? Hạt giống, sự nảy mầm, sự
gieo hạt?. [Tăng cường trí thông minh logic và toán học.]

4. Yêu cầu trẻ vẽ bức tranh phong cảnh với động vật và cây cối. So sánh và liên hệ các nhân tố
ảnh hưởng tới đời sống của các loài động vật và cây cối đó? Mối liên hệ giữa chúng? [Tăng
cường trí thông minh không gian.][Tăng cường trí thông minh nội tâm.]

5. Đưa trẻ đến công viên và cùng phân biệt các động vật? Sự giống nhau và khác nhau giữa các
loại động vật đó? Ảnh hưởng/tác động của các loài động vật đến môi trường tự nhiên? (Ví dụ,
kền kền ăn xác động vật thối rữa là tốt cho môi trường). Cùng trẻ xây dựng các thông tin thú vị
về loài vật mà chúng yêu thích. [Tăng cường trí thông minh logic và toán học][Tăng cường trí
thông minh không gian.][Tăng cường trí thông minh giao tiếp.]

6. Học về các loài thực vật, cây cối, tìm ra sự khác biệt? Chúng có lợi và có hại ra sao với cuộc
sống con người? [Tăng cường trí thông minh logic và toán học.]

7.Yêu cầu trẻ trồng cây, quan sát và ghi chép, minh họa sự phát triển của cây hàng ngày.. [Tăng
cường trí thông minh logic và toán học.]][Tăng cường trí thông minh không gian.]

8. Đi dạo và quan sát các loài hoa, loài cây? Quan sát các cấu trúc khác nhau của các loài hoa,
loài cây đó? Chúng có hữu ích cho môi trường xung quanh? Tại sao? Tiến hành ghi chép về các
loài hoa/loài cây đó và minh họa bằng hình ảnh. [Tăng cường trí thông minh logic và toán học.]
[Tăng cường trí thông minh không gian.]

9. Yêu cầu trẻ vẽ bức tranh minh họa về cơ thể con người, cơ thể động vật? Có sự tương đồng và
khác biệt ra sao? Tại sao mỗi bộ phận cơ thể có một chức năng nhất định mà không phải là bộ
phận khác trên cơ thể? So sánh điều tương tự với động vật?[Tăng cường trí thông minh vận động
cơ thể.][Tăng cường trí thông minh không gian.][Tăng cường trí thông minh nội tâm.]
Fanpage Yêu con : https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu 2014
10. Cùng con học về các bộ phận trên cơ thể, các chức năng của bộ phận đó. Các bộ phận trên cơ
thể phối hợp hoạt động ra sao để giúp bạn hoạt động tốt. Điều gì xảy ra nếu thiếu đi một số bộ
phận trên cơ thể? (Ví dụ, điều gì xảy ra nếu thiếu mồm?? [Tăng cường trí thông minh vận động
cơ thể.][Tăng cường trí thông minh nội tâm.]

11. Trải nghiệm đồ ăn của các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau? Sự giống và khác biệt với
thức ăn Việt nam. Sự khác nhau đó giúp con bạn hình dung ra sao về các quốc gia? [Tăng cường
trí thông minh vận động cơ thể.][Tăng cường trí thông minh nội tâm.][Tăng cường trí thông
minh giao tiếp.]

12. Quan sát bầu trời về đêm và tìm ra quy luật/hình ảnh của các chòm sao, mặt trời, quỹ đạo vận
động, mây v.v. [Tăng cường trí thông minh không gian.][Tăng cường trí thông minh logic và
toán học.]

13. Cùng trẻ đi dạo và quan sát các mẫu/hoa văn/cấu trúc trong tự nhiên, ví dụ, so sánh sự khác
biệt giữa các loại lá khác nhau về màu sắc, hình dạng, hoa, nhánh cây, cành hoa, màu sắc của hoa
v.v.[Tăng cường trí thông minh âm nhạc.]

14. Đọc sách hoặc bài báo về chủ đề tự nhiên và môi trường. Viết chủ đề riêng theo cách bạn
khám phá và phát hiện thế giới tự nhiên. . [Tăng cường trí thông minh logic và toán học][Tăng
cường trí thông minh ngôn ngữ.][Tăng cường trí thông minh không gian.]

15. Cùng trẻ học về hệ sinh thái và các yếu tố hỗ trợ/cộng sinh trong hệ sinh thái. Những nhân tố
ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh? [Tăng cường trí thông minh nội tâm][Tăng cường
trí thông minh logic và toán học.]

Nguồn tổng hợp: Yêu con (https://www.facebook.com/yeuthuongconnhieu)

You might also like