Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

 

Nguyễn Trần Gia Bảo 11TH


Xã hội phong kiến xưa luôn tôn thờ chế độ “Trọng nam, khinh nữ” khiến
cho cuộc đời và số phận của những người phụ nữ vô cùng bấp bênh, đau
khổ. Họ không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho bản thân, luôn phải sống
dưới khuôn khổ khắc khe “Tam tòng, tứ đức”. Trong hoàn cảnh đó, đa phần
mọi người đều lựa chọn khuất phục, cam chịu nhưng đồng thời cũng có
những người không chấp nhận số phận nghiệt ngã đó nên họ đã vùng lên
để đòi lại công bằng, hạnh phúc cho bản thân và Hồ Xuân Hương cũng là
một trong số đó. Hồ Xuân Hương hay còn được người đời gọi là bà chúa
thơ Nôm là một nhà văn nữ viết về phụ nữ hiếm hoi vào thời điểm đó. Bà
đã sáng tác ra bài thơ “Tự Tình” để bộc lộ tâm sự, những suy tư của mình
trong bốn câu thơ đầu:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Bài thờ bắt đầu với tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong một khoảng
không gian vô cùng đặc biệt:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

“Đêm khuya” vốn là khoảng thời gian vạn vật chìm vào giấc ngủ. Đối với
con người thì đó là khoảng thời gian mà chúng ta gạt bỏ đi hết những trăn
trở, khó khăn trong cuộc sống để nghỉ ngơi, để trở về với hạnh phúc gia
đình, hạnh phúc lứa đôi. Nhưng đối với những người phụ nữ cô đơn thì
“đêm khuya” chính là lúc họ có nhiều tâm tư, cô đơn và bất hạnh nhất. Hồ
Xuân Hương cũng không ngoại lệ, khi màn đêm buông xuống bao trùm lấy
mọi thứ cũng là lúc bà tự đối diện với lòng mình. Trong khoảng không tĩnh
mịch ấy bỗng “văng vẳng” tiếng “trống canh” một cách “dồn” dập. “Trống
canh” là tiếng trống báo hiệu thời gian kết hợp với từ láy tượng thanh
“văng vẳng” và từ “dồn” khiến âm thanh như từ xa vọng về đầy ma mị, rối
bời và dồn dập.Từ “dồn” nói lên sự dồn dập, hối hả của tiếng trống, của
thời gian lên mọi người. Tuy nhiên, ở đây tác giả đã sử dụng cấu trúc đảo
ngữ để khẳng định đây không chỉ đơn thuần là sự thúc giục của thời gian
lên con người mà còn là sự hối hả,dồn dập của thanh xuân giữa vòng tuần
hoàn giữa ngày và đêm của tạo hóa. Nếu thời gian của thế gian này là vô
hạn thì thì thời gian của con người là hữu hạn. Từ “trơ” có nghĩa là trơ trọi
nhưng nó còn có nghĩa là tủi hổ, bẽ bang trước số phận lẻ loi, tình yêu
không trọn vẹn.”Hồng nhan” là từ dùng để chỉ những người con gái đẹp
hàm ý nâng niu và trân trọng. Nhưng ở đây nhà thơ lại nói “cái hồng nhan”
nghe thật rẻ rúng và mỉa mai vì từ “cái” thường được dùng để chỉ vật, sự
vật hay những thứ tầm thường, rẻ rúng. “Cái hồng nhan” “trơ” với nước non
thể hiện sự cay đắng, bạc phận, xót xa, gợi lên sự nhỏ bé của số phận nhỏ
bé của người phụ nữ xưa.Tuy nhiên, “cái hồng nhan” khi đặt trong thế đối
sánh với “nước non” cũng có thể coi như là một thoáng kiên cường,mạnh
mẽ của người phụ nữ xưa nói chung và Hồ Xuân Hương nói riêng.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Trong sự cô đơn, người phụ nữ ấy đã tìm đến rượi để giải sầu nhưng càng
uống thì lại càng sầu. Cụm từ “say lại tỉnh” như vẽ ra một vòng lặp vô hạn
luẩn quẩn và bế tắc. Khi rượu cũng không thể giúp bà giảm bớt nỗi cô đơn,
buồn tuổi thì bà tìm đến “vầng trăng” như một người bạn tri kỉ để có thể
chia sẻ nổi niềm cô đơn,buồi tuổi ấy. Nhưng vào thời điểm ấy vầng trăng
lại “khuyết chưa tròn”. Bằng việc sử dụng bút phát tả cảnh ngụ tình, nhà
thơ đã tạo nên sự đồng điệu giữa tâm cảnh và ngoại cảnh. “Vầng trăng
khuyết chưa tròn” cũng như mối tình duyên của con người khi tuổi xuân đã
trôi qua nhưng vẫn chưa trọn vẹn. Tất cả những nổ lực của bà để thoát ra
khỏi nổi u sầu đều không thành, ngược lại còn khiến bà cảm thành buồn
tuổi, u sầu hơn.

 Như vậy, thông qua cách sử dụng ngôn ngữ giàu giá trị biểu đạt kết hợp
với những biện pháp tu từ như đảo ngữ, cùng những sáng tạo trong việc
xây dựng hình tượng, bốn câu thơ đầu của bài thơ “Tự tình” đã làm nổi bật
cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng buồn tủi cũng như ý thức sâu sắc
về bi kịch duyên phận đầy éo le, ngang trái của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.Chính
những yếu tố trên đã giúp bà trở thành “Bà Chúa thơ Nôm”, đồng thời
cũng là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương và tiếng
nói tự ý thức đầy bản lĩnh.

You might also like