Chương 2 - 2.2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ SỰ PHÁT

TRIỂN CỦA DỊCH VỤ VÀ CÁC LOẠI


HÌNH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
2.2 Các giải pháp góp phần hoàn thiện dịch vụ và các loại
hình dịch vụ ở Việt Nam
2.2.1 Giải pháp phát triển ngành dịch vụ
Kinh nghiệm thực tế từ Trung Quốc cho thấy, kể từ sau Đại hội
Đảng Cộng sản lần thứ 18 (tháng 11/2012), quốc gia này đã đẩy mạnh
điều chỉnh chính sách, tập trung vào cải cách cơ cấu kinh tế, chuyển
đổi phương thức, mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, trong đó
chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang
mô hình tăng trưởng cân bằng hơn, chủ yếu dựa vào tiêu dùng nội địa
và ngành Dịch vụ, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung
phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, ngành Dịch vụ và ưu tiên
phát triển công nghệ cao...
Việt Nam có thể nghiên cứu và tận dụng được những kinh nghiệm
của Trung Quốc trong bối cảnh đẩy mạnh tái cơ cấu gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng. Theo đó, cần đẩy mạnh phát triển ngành Dịch
vụ vừa theo chiều rộng, vừa theo chiều sâu, theo hướng hiện đại, với
tốc độ bình quân 7-7,5%/năm, cao hơn tốc độ tăng các khu vực sản
xuất và GDP như mục tiêu đề ra.
Cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa loại hình dịch vụ gắn với
việc phát triển của khoa học công nghệ và vai trò của kinh tế tri thức,
phát triển dịch vụ trung gian nhằm tăng cường sự kết nối bổ trợ giữa
các ngành kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nền kinh tế nhằm đưa tỷ trọng dịch vụ đạt 45% GDP vào năm 2020.
Về tổng thể, để phát huy tiềm năng và đẩy mạnh phát triển dịch vụ
trong bối cảnh tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng của nền
kinh tế, trong thời gian tới, chúng ta cần chú ý thực hiện tốt các giải
pháp chủ yếu sau:
Một là, cần hiểu rõ vai trò, vị trí của ngành Dịch vụ trong thúc đẩy
phát triển kinh tế và tạo ra giá trị gia tăng để có những định hướng
phát triển bền vững cho khu vực này trong thời gian tới. Theo đó, cần
xác định phát triển dịch vụ có vai trò quan trọng, không chỉ trực tiếp
tạo động lực phát triển, mà còn tạo lập và củng cố sự liên kết, bảo
đảm đầu ra cho các ngành công - nông nghiệp và tác động lan tỏa
trong toàn bộ nền kinh tế.
Sự phát triển của dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia. Trình độ phát triển kinh tế của một nước càng cao thì tỷ
trọng của dịch vụ - thương mại trong cơ cấu ngành kinh tế càng lớn.
Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục có thêm nhiều chủ trương, chính sách
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển để khu vực
dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời
sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế…
Hai là, xây dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách và thể chế
phù hợp và tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành Dịch vụ.
Trong đó, các bộ, ngành liên quan tập trung nghiên cứu đề xuất ban
hành chính sách phát triển một số ngành Dịch vụ tiềm năng, có hàm
lượng tri thức và công nghệ cao như tài chính, ngân hàng, hàng hải,
logistics, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, hàng không, dịch vụ thương mại;
dịch vụ giáo dục, đào tạo; dịch vụ logistics, dịch vụ y tế, chăm sóc sức
khỏe; các loại dịch vụ kiểm toán, tư vấn, pháp lý...
Ba là, thúc đẩy cạnh tranh trong ngành Dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu
dịch vụ; Chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại
tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính-ngân
hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông, vận tải
hàng không và đường biển; Giảm thâm hụt cán cân dịch vụ.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa,
khu vực và quốc tế; Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản
xuất, xác định đúng và khai thác tốt các lợi thế và định huớng chuyển
dịch cơ cấu kinh doanh, sản phẩm, cải thiện năng lực đổi mới và công
nghệ, nâng cao liên kết và sức cạnh tranh kinh tế, mở rộng thị trường
tiêu thụ; Đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực
dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng
cạnh tranh và phát triển.
Bốn là, thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích các phát minh, sáng tạo
trong ngành dịch vụ.
Đặc biệt, cần nâng cao năng suất lao động, tính chuyên nghiệp
trong hoạt động dịch vụ, coi đây là một trong những giải pháp ưu tiên
hàng đầu; Xây dựng các “vùng liên kết dịch vụ - công nghiệp - nông
nghiệp” mở rộng để tăng cường tác động lan tỏa của ngành Dịch vụ
đối với toàn bộ nền kinh tế; Xây dựng và thực thi hiệu quả các hệ
thống chuẩn quốc gia về chất lượng hàng hóa và dịch vụ; Nâng cao
chất lượng các dự báo thị trường, trong đó dự báo cần bám sát, cập
nhật và đưa ra các cảnh báo cần thiết về các biến động thị trường
khách quan trong nước và quốc tế, coi trọng dự báo tác động hai mặt
của chính sách theo yêu cầu quản lý kinh tế thị trường…
2.2.1 Giải pháp phát triển cho các loại hình hàng hóa
Thương mại trong nước tạo ra giá trị trên 15% GDP và thu hút
khoảng 5,4 triệu lao động, tức chiếm khoảng 10% tổng lao động toàn
xã hội. Muốn có thị trường trong nước phát triển phải có một hệ thống
giải pháp, chính sách phát triển đồng bộ với những phương thức hỗ
trợ phù hợp. Theo đó cần phải xử lý tốt một số vấn đề sau:
Phát triển và đa dạng hóa các kênh phân phối
Quan điểm chung là đa dạng hóa các kênh phân phối, các loại hình
tổ chức và phương thức hoạt động, các thành phần kinh tế, các chế độ
sở hữu và các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển. Kết hợp thương
mại truyền thống với thương mại hiện đại. Xây dựng và củng cố các
hệ thống phân phối lớn trên phạm vi cả nước đi đôi với tổ chức và
phát triển mạng lưới phân phối nhỏ của địa phương. Tăng cường quản
lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối vì lợi ích Nhà nước,
doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo đó:
- Với hệ thống bán lẻ của các tập đoàn, tổng công ty ngành hàng, thiết
lập và phát triển mối liên kết dọc có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định
và ràng buộc trách nhiệm trên từng công đoạn của quá trình lưu thông
từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến bán buôn và bán lẻ thông qua các
quan hệ trực tuyến hoặc quan hệ đại lý, mua bán.
- Thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ
thống tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logisstics được bố trí
theo khu vực thị trường để tiếp nhận hàng hoá từ các cơ sở sản xuất,
nhập khẩu và cung ứng hàng hoá cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ (cửa
hàng trực thuộc, các đại lý) trên địa bàn.
- Khuyến khích các doanh nghiệp lớn kinh doanh các nhóm, mặt hàng
có mối liên hệ trong tiêu dùng tạo mối liên kết ngang trong khâu phân
phối để giảm chi phí đầu tư, chi phí lưu thông của doanh nghiệp và
giảm chi phí của xã hội nhờ tiết kiệm được thời gian mua sắm
- Có chính sách, giải pháp bảo vệ hệ thống bán lẻ trong nước khi thực
hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thực thi các chương trình khai thác thị trường nội địa
Thứ nhất, cần sớm ban hành hệ thống luật liên quan tới bán lẻ như
Luật Bán lẻ, Luật Chất lượng sản phẩm… Bổ sung các quy chuẩn
hiện có để hướng dẫn kinh doanh bán lẻ phát triển lành mạnh và làm
cơ sở để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát thị trường.
Thứ hai, quy hoạch tổng thể ngành bán lẻ trong cả nước và từng địa
phương. Từ đó, đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng thương mại theo
hướng văn minh, hiện đại, trước mắt, tập trung cho các chuỗi siêu thị
bán lẻ, hệ thống các chợ.
Thứ ba, có định chế tài chính, tín dụng, chính sách đầu tư, đất đai
thích hợp để hỗ trợ thực hiện quy hoạch xây dựng hạ tầng thương
mại.
Thứ tư, tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt
Nam” đi vào chiều sâu, thực chất, đến với số đông người tiêu dùng.
Hiệp hội Bán lẻ và Siêu thị phải làm đầu mối vận động các đơn vị hội
viên nâng cao tỷ trọng hàng Việt Nam tại các trung tâm bán lẻ và siêu
thị, kết hợp với các biện pháp quảng cáo, khuyến mại phù hợp.
Hỗ trợ doanh nghiệp phân phối Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh
và phát triển thị trường
- Tăng cường đối thoại công tư về chính sách phát triển hệ thống phân
phối và các biện pháp mở cửa thị trường phân phối (kể cả việc mở
cửa ngoài phạm vi cam kết).
- Hỗ trợ Hiệp hội trong việc tổ chức đào tạo các nhà phân phối nội
địa, nhất là đào tạo các nhà phân phối nhỏ lẻ.
- Tăng cường liên kết hợp tác giữa các nhà phân phối trong nước kể
cả mua bán, sáp nhập để tạo sức mạnh tài chính đổi mới công nghệ,
phát triển hệ thống xây dựng thương hiệu; liên kết giữa nhà sản xuất,
nhà phân phối để ổn định nguồn hàng và thị trường tiêu thụ.
- Hoàn thiện quy chế quản lý về quảng cáo, ngăn chặn tình trạng các
công ty mẹ ở nước ngoài chi trả quảng cáo cho các công ty trong nước
vượt quá định mức, tạo ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong
nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Hoàn thiện và bổ sung chính sách đầu tư, phát triển kết cấu hạ
tầng thương mại nông thôn
Kết cấu hạ tầng nông thôn nói chung, hạ tầng thương mại nói
riêng còn rất thiếu và yếu. Trên thị trường nông thôn hiện nay vẫn tồn
tại phổ biến các loại hình bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tư nhân),
loại hình cửa hàng tự chọn chiếm 1,9% và siêu thị mới chỉ chiếm
0,42% số lượng cơ sở bán lẻ. Hơn nữa, quy mô của các cửa hàng bán
lẻ phổ biến là hộ gia đình, sử dụng ít lao động và thiếu tính chuyên
nghiệp. Chợ ở địa bàn nông thôn phân bố không đều, phần lớn chợ
tập trung ở vùng nông thôn đồng bằng, còn tại địa bàn miền núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người còn rất thưa thớt. Phần lớn chợ có
quy mô nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, nghèo nàn, số chợ tạm
còn nhiều, hoạt động kém, hoặc không hiệu quả. Việc sửa đổi, bổ
sung chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ phát triển hạ tầng
thương mại ở địa bàn nông thôn là rất cần thiết, theo đó:
- Nhà nước cần xem xét bổ sung các dự án đầu tư hạ tầng thương mại
chủ yếu (kho, trung tâm logistic) vào danh mục được hưởng ưu đãi
đầu tư theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 29-9-2006
của Chính phủ.
- Cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại ở
nông thôn được hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư như các
dự án về nông nghiệp theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách
khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp mở
rộng cơ sở kinh doanh trực thuộc ở địa bàn nông thôn hoặc sử dụng
các hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh (ở mức độ nhất định) trên địa
bàn nông thôn làm đại lý mua hàng nông sản và bán vật tư, máy móc
phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mức giảm thuế nhiều hay ít tuỳ thuộc
vào số cơ sở kinh doanh tăng thêm, số hợp tác xã và hộ kinh doanh
tham gia vào hệ thống phân phối của doanh nghiệp với tư cách đại lý.
- Áp dụng chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các HTX
đối với phần thu nhập từ các dịch vụ phục vụ xã viên (cung ứng vật tư
phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá cho các hộ nông dân
là xã viên HTX). Các hoạt động giao dịch giữa xã viên HTX và HTX
không bị đánh thuế VAT. Đồng thời, cần tránh đánh thuế trùng lắp
(thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân) đối với HTX
và xã viên HTX.
- Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, là đại lý mua hàng nông sản
và đại lý bán vật tư sản xuất nông nghiệp của các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế, HTX, Liên hiệp HTX... được xem xét giảm
thuế thu nhập cá nhân hàng năm. Mức giảm cụ thể căn cứ vào số
lượng hàng nông sản được tiêu thụ và số vật tư cung ứng cho nông
dân (có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã).
Ứng dụng thương mại điện tử để thu thập và sử dụng có hiệu quả
các nguồn thông tin thị trường
Bối cảnh quốc tế và trong nước đã và đang đặt ra những yêu cầu
mới đối với hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin thị trường, cả về
sự đa dạng của nguồn tin lẫn nội dung và hình thức, cả về loại hình và
nội dung của lượng thông tin cần tư vấn và cung cấp cho doanh
nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam, các phương pháp tiếp cận, thu
thập và xử lý thông tin thị trường theo kiểu truyền thống (sử dụng
chuyên gia, sách báo, hồ sơ lưu trữ, điện thoại, hội nghị, hội thảo...) sẽ
vẫn tồn tại song song với việc sử dụng những phương tiện, công cụ
hiện đại như: Đĩa CD-ROM, máy tính nối mạng, hệ thống truyền
thông đa phương tiện... Các loại thẻ tín dụng, thẻ nợ, thẻ thông minh
đang mở ra khả năng để áp dụng các phương thức cung cấp thông tin
và thanh toán chi phí mới, tiện dụng.
Thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp thu được nguồn thông
tin thị trường phong phú, cập nhật và giảm chi phí thu thập thông tin.
Để tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp
cần có giải pháp tích cực hoàn thiện kết cấu hạ tầng thông tin, sử dụng
các chương trình phần mềm hệ thống thích hợp với hoạt động của
doanh nghiệp, hoàn thiện và đào tạo đội ngũ làm thông tin để tận
dụng được sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra mạng Internet và dịch vụ
cung cấp thông tin qua mạng là các nguồn thông tin thị trường nhanh
nhậy trợ giúp tìm kiếm thông tin với tốc độ cao. Để có thể khai thác
nguồn thông tin này có hiệu quả, các doanh nghiệp cần có những cán
bộ khai thác thông tin thị trường am hiểu về kỹ thuật khai thác tin và
nhanh nhậy trước phản ứng của thị trường.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ tổ chức một số hội chợ cấp
miền, cấp vùng cho những nhóm ngành hàng của doanh nghiệp sản
xuất trong nước cần tiêu thụ. Cần kết nối hệ thống phân phối trên toàn
quốc để tổ chức Tuần bán hàng Việt Nam, Tháng bán hàng Việt Nam
có thưởng, có khuyến mãi... tạo thành một sự kiện chung có quy mô
toàn quốc thay vì từng doanh nghiệp phải quảng cáo khuyến mại.
Xây dựng hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại nhằm 3 mục đích cụ thể:
giúp bảo hộ sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng và gìn giữ môi trường
sinh thái trong nước, đồng thời đối phó được với các rào cản của các
nước khác. Theo đó:
- Hàng rào được xây dựng bằng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an
toàn vệ sinh dịch tễ, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ
quan chức năng có liên quan. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản
phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục
xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận... cho đến các quy
định về phương pháp thống kê, chọn mẫu và đánh giá đều phải theo
các định chuẩn quốc gia được xây dựng phù hợp với quy định của
quốc tế.
- Hàng rào được xây dựng theo các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất
dựa theo các quy định về môi trường, chủ yếu áp dụng cho giai đoạn
sản xuất, bao gồm từ các định chuẩn về chế độ nuôi trồng... đến
những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, về tái
sinh, về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng. Kèm theo đó là yêu
cầu về nhãn mác, đóng gói, bao bì, lệ phí môi trường, nhãn sinh thái...
được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật.
Nhìn chung, hàng rào kỹ thuật trong thương mại là con đường bắt
buộc chúng ta phải đi qua để tiến hành hội nhập kinh tế với các nước
khác./.

You might also like