1A - Đề cương TLH đại cương - hệ chuẩn - 2021

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG (Hệ chuẩn)

1. Mã học phần: PSY 1051


2. Số tín chỉ: 03 (Lý thuyết: 30, Thảo luận: 15)
3. Học phần tiên quyết: không có
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):
5.1. Giảng viên 1:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Lượt
- Chức danh, học hàm, học vị: PGS.TS
- Đơn vị công tác: Khoa Tâm lý học, Tầng 1, nhà D, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.
5.2. Giảng viên 2:
- Họ và tên: Trương Quang Lâm
- Chức danh, học hàm, học vị: TS
- Đơn vị công tác: Khoa Tâm lý học, Tầng 1, nhà D, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.
5.2. Giảng viên 3:
- Họ và tên: Phạm Thị Thu Hoa
- Chức danh, học hàm, học vị: PGS.TS
- Đơn vị công tác: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn.
6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):
Kiến thức: Học phần cung cấp cho người học những kiến thức căn bản về bản
chất, cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của hiện tượng tâm lý người; cũng như đặc điểm
và quy luật của các vấn đề tâm lý cụ thể như: quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí,
nhân cách và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách con
người.
Kĩ năng: Những kiến thức, kỹ năng và thái độ thu được từ học phần nhằm giúp
người học có khả năng nhận diện và đánh giá đúng bản chất, nguồn gốc của các hiện
tượng tâm lý người.
Thái độ: có thái độ phù hợp trong việc ứng dụng những tri thức về tâm lý học
trong hoạt động nghề nghiệp hay đời sống.
7.Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):
- Về kiến thức:
+ Hiểu được bản chất, cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của các hiện tượng tâm lý
người. Từ đó, vận dụng những kiến thức đó để phân tích, đánh giá các hiện tượng tâm
lý cơ bản [CĐR 1.21].
+ Hiểu được các quá trình nhận thức của con người trong cuộc sống [CĐR
1.2.1].
+ Hiểu được khái niệm nhân cách, một số phẩm chất tâm lý của nhân cách và
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người [CĐR
1.21].
- Về kĩ năng:
+ Kỹ năng nhận diện các hiện tượng tâm lý người [CĐR 3.1.2]
+ Kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, giao tiếp [CĐR 3.2.2].
+ Kỹ năng lập kế hoạch trong học tập [CĐR 3.2.2]
- Về thái độ
+ Hình thành thái độ tôn trọng tính chủ thể của mỗi cá nhân.
+ Hình thành thái độ chủ động, tích cực trong học tập và giao tiếp [CĐR 3.2.2]
- Tư duy: hình thành tư duy độc lập, phản biện về các vấn đề tâm lý trong cuộc sống
[CĐR 4.2.1]
8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Kiểm tra - đánh giá thường xuyên (trọng số 10%)
* Thời gian: thường xuyên
* Hình thức: - Điểm danh.
- Làm bài tập
- Thảo luận nhóm
Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ (trọng số 30%)
* Hình thức: Trắc nghiệm/Tiểu luận/Bài tập nhóm/Tự luận
* Thời gian: tuần 7
* Nội dung: Các nội dung đã học từ tuần 1- tuần 6
Lịch thi, kiểm tra (trọng số 60%)
*Hình thức: Vấn đáp/tiểu luận/tự luận/dự án
* Nội dung: Những nội dung đã học từ tuần 1- tuần 15
* Thời gian: Theo lịch thi chung của Nhà trường
9. Tài liệu môn học
9. 1. Bắt buộc
(1). Nguyễn Quang Uẩn (2013), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQG HN. Tái
bản lần 21.
9.2. Tham khảo
(2). Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lý học, NXB Giáo dục.
(3). Robert S. Feldman (2003), Những điều trọng yếu trong Tâm lý học, NXB
Thống kê (sách dịch).
10. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp cho người học những tri thức khoa học về bản chất, cơ sở
tự nhiên và cơ sở xã hội của hiện tượng Tâm lý người; các nguyên tắc và phương pháp
nghiên cứu Tâm lý; khái quát sự hình thành và phát triên Tâm lý người. Ngoài ra, học
phần còn cung cấp các tri thức cơ bản về các quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí của
con người; về nhân cách và những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển nhân
cách con người.
11. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Tâm lý học là một khoa học
1.1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học.
1.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển khoa học Tâm lý học
1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học.
Chương 2: Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng Tâm lý
2.1. Bản chất
2.2. Chức năng
2.3. Phân loại
Chương 3: Cơ sở tự nhiên của Tâm lý người
3.1. Não và Tâm lý
3.2. Vấn đề định khu chức năng Tâm lý trong não
3.3. Phản xạ có điều kiện và Tâm lý
3.4. Hệ thống tín hiệu thứ hai và Tâm lý
3.5. Các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao và Tâm lý
Chương 4: Cơ sở xã hội của Tâm lý người
4.1. Quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội và Tâm lý con người
4.2. Hoạt động và sự hình thành, phát triển Tâm lý người.
4.3. Giao tiếp và sự hình thành, phát triển Tâm lý người.
Chương 5: Cảm giác và tri giác
5.1. Cảm giác
5.1.1. Khái niệm cảm giác
5.1.2. Vai trò của cảm giác
5.1.3. Các qui luật của cảm giác
5.2. Tri giác
5.2.1. Khái niệm tri giác
5.2.2. Vai trò của tri giác
5.2.3. Các qui luật của tri giác
Chương 6: Tư duy và tưởng tượng
6.1. Tư duy
6.1.1. Khái niệm tư duy
6.1.2. Đặc điểm của tư duy
6.1.3. Các giai đoạn của tư duy
6.2. Tưởng tượng
6.2.1. Khái niệm tưởng tượng
6.2.2. Đặc điểm của tưởng tượng
6.2.3. Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng

Chương 7: Trí nhớ


7.1. Khái niệm trí nhớ
7.2. Vai trò của trí nhớ
7.3. Phân loại trí nhớ
7.4. Các giai đoạn của trí nhớ
Chương 8: Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách
8.1. Khái niệm chung về nhân cách
8.2. Đặc điểm của nhân cách
8.3. Cấu trúc của nhân cách
8.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
Chương 9: Các phẩm chất tâm lý của nhân cách (Tình cảm)
9.1. Khái niệm xúc cảm, tình cảm
9.2. Các mức độ của đời sống tình cảm
9.3. Đặc điểm của tình cảm
9.4. Các quy luật của tình cảm
Chương 10: Các phẩm chất tâm lý của nhân cách (Ý chí)
10.1. Khái niệm ý chí
10.2. Các phẩm chất ý chí
10.3. Hành động ý chí
10.4. Hành động tự động hóa

You might also like