Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CFO – note: insert chart htk các năm

Trong giai đoạn 2019-2021, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biến
động mạnh và liên tục, nguyên nhân chủ yếu đến từ hoạt động nhập hàng tồn kho,
lợi nhuận và tăng/giảm các khoản phải thu/phải trả của doanh nghiệp. FRT được
niêm yết từ năm 2018, do đó sau khi huy động được nguồn vốn từ nhà đầu tư, FRT
tiến hành đẩy mạnh nhập hàng tồn kho, đợi số cửa hàng được mở rộng, dẫn đến CFO
giảm khá mạnh trong năm 2018 và 2019.
Vào năm 2020, sau khi công tác nhập hàng tồn kho hoàn thành, CFO của doanh
nghiệp không còn bị giảm do yếu tố trên nữa, từ đó tăng mạnh lên 1518 tỷ VND.
Trong giai đoạn 2021, khi dịch bệnh diễn ra phức tạp tại đa số các tỉnh thành ở Việt
Nam, dù hoạt động bán hàng được đẩy mạnh qua kênh trực tuyến giúp doanh thu tăng
trưởng đáng kể nhưng doanh nghiệp vẫn tiến hành nhập số lượng lớn hàng tồn kho để
phục vụ cho nhu cầu mua sắm sau dịch bệnh, do đó CFO năm 2021 giảm khá mạnh.
Trong giai đoạn 2022 – 2024, chúng tôi dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ
tăng nhẹ do nhu cầu mua sắm trong dịch bệnh và lượng hàng tồn kho lớn đã nhập
trong năm 2021. Trong đó CFO năm 2022 sẽ tăng mạnh hơn, CFO năm 2023 và
2024 dự báo thấp hơn do nhu cầu nhập hàng tồn kho phục hồi, nền kinh tế bước vào
giai đoạn tăng trưởng chậm khiến thu nhập người dân cũng bị ảnh hưởng tương ứng.

CFF
Dòng tiền từ hoạt động tài chính (CFF) sẽ lệch pha với chiều tăng của hàng tồn kho
khi FRT tiến hành vay ngân hàng mỗi khi nhập hàng tồn kho, trả lãi vay mỗi khi bán
được số lượng lớn hàng tồn kho. Vì vậy chúng tôi dự báo dù khoản thu từ phát hành cổ
phiếu rơi vào gần 600 tỷ đồng nhưng CFF năm 2022 sẽ âm khá lớn do tình hình kinh
doanh tích cực, thúc đẩy việc trả nợ vay. Trong năm 2023 và 2024, chúng tôi dự báo
tình hình kinh doanh sẽ không khả quan và FRT sẽ tiếp tục vay nợ để ổn định hoạt
động doanh nghiệp, qua đó làm CFF tăng nhẹ.

CFI
Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đã âm liên tục trong giai đoạn
2019-2021, nhân tố chính hình thành CFI này đến từ các hoạt động liên quan đến
tiền gửi ngân hàng. Do tỷ lệ phần trăm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chỉ tăng
đột biến trong năm 2021 nên chúng tôi cho rằng tỷ lệ này các năm sau sẽ giảm trở lại,
từ biến động các khoản đầu tư này, chúng tôi nhận định CFI trong năm 2022 sẽ tăng
đáng kể 940 tỷ đồng.

You might also like