Địa chất công trình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

I Khái niệm chung

1 khái niệm động đất


Là sự chấn động của vỏ trái đất phát sinh do nội động lực hoặc ngoại động lực
• Động đất là kết quả nhảy vọt của giải thoát năng lượng tại một nơi nào đó trong vỏ Trái
Đất. Năng lượng này được truyền đi trong đất đá dưới dạng sóng đàn hồi.
2 Các nguyên nhân gây động đất
Động đất do chuyển động kiến tạo: các mảng dịch chuyển đụng vào nhau -> giải phóng năng
lượng -> động đất. Đặc điểm: phổ biến, cường độ mạnh, quy mô lớn
Động đất do núi lửa: do magma, hơi, khí đi lên, bị tắc lại, có xu hướng được giải phóng -> nổ
-> động đất.
Đặc điểm: cường độ, phạm vi ảnh hưởng không lớn, xảy ra không nhiều.
Động đất do đất sụt do sụt các hố đất trên các hang động, hầm mỏ.
Đặc điểm: Cường độ nhỏ, ảnh hưởng hẹp
Động đất do hoạt động của con người: Nổ bom, mìn, hồ chứa…

3 Các đặc trưng của động đất


Chấn tiêu (nội chấn tâm, tâm trong) là điểm nằm trong lòng đất, nơi phát ra các sóng
động đất đầu tiên. Tùy theo khảng cách từ chấn tiêu đến mặt đất mà người ta chia ra:
- Động đất trên mặt khi chấn tiêu nằm cách mặt đất < 70km
- Động đất ở độ sau trung bình khi chấn tiêu nằm cách mặt đất từ 70 – 250km
- Động đất dưới sâu khi chấn tiêu nằm cách mặt đất > 250km
Động đất ở độ sâu trung bình (70%) là động đất trên mặt đất. Chấn tiêu càng ở sâu thì
phạm vi ảnh hưởng càng rộng.
Chấn tâm (ngoại chấn tâm, tâm ngoài) là hình chiếu theo phương thẳng đúng của chấn
tiêu lên mặt đất.
Những dao động đàn hồi lan truyền từ chấn tiêu ra tất cả các hướng dưới dạng sóng dọc,
sóng ngang với phương trình sóng là:

y= Asin .t
T
Sóng dọc gây ra sự co giãn của đất đá dọc theo phương truyền song. Tốc độ truyền song
phụ thuộc vào mật độ của đất đá.

V d=
√ 1,2 E
ρ
Sóng ngang gây ra sự trượt và biến dạng của đất đá theo phương vuông góc với phương
truyền sóng và chỉ truyền trong môi trường rắn với tốc độ nhỏ hơn sóng dọc 1,7 lần.


V n= 0,4
E
ρ

Trong đó: E - Mô đun đàn hồi của đá


ρ – Khối lượng thể tích của đá
Trên mặt đất, từ chấn tâm sẽ truyền đi một loại sóng đặc biệt gọi là sóng mặt (giống như
sóng biển) tốc độ của nó cũng sấp xỉ bằng tốc độ sóng ngang.
Gia tốc sóng động đất:
2 2
d y 4π 2 πt
a= = 2 Asin
dt 2
T T

Trong đó: A và T – Biên độ và chu kì dao động của sóng động đất
Chèn video vũ tiến dũng gửi trên nhóm vào
II Phân cấp độ mạnh của động đất
Kn : Độ mạnh của động đất phụ thuộc vào năng lượng của động đất.
Người ta dùng các thang phân cấp độ mạnh của động đất
 Thang độ M.C.S (G.Mercalli, A.Cancani, A.Sieberg 1912)
Độ mạnh của động đất được chia thành 12 cấp dựa theo gia tốc cực đại của sóng động
đất (amax)
Cấp I a < 0.25cm/s2 yếu
Cấp II a = 2,5 - 5 cm/s2 khá mạnh
Cấp V a = 50 – 100 cm/s2 tàn phá
Cấp XI a = 250 – 500 cm/s2 thảm họa
Cấp XII a > 500 cm/s2 đại thảm họa
 Thang độ M.S.K – 64 (X.V.Medvedv, V.Spomheier, V.Karnik - 1964)
Dựa theo mức độ phá hủy của sóng động đất, chia làm 12 cấp
Cấp I những giao động không nhận thấy
Cấp II dao động yếu
Cấp V đánh thức người đang ngủ
Cấp VI gây khiếp sợ
Cấp VIII phá hủy nhà cửa
Cấp IX thảm họa
Cấp XII phá hủy làm thay đổi toàn bộ địa hình
Thang độ Richter
Khái Niệm:Thang độ Richter là một loại thang để xác định sức tàn phá của các cơn
động đất (địa chấn)
Năng lượng được giải phóng của một trận động đất có thể tính được theo công thức
cảu B.Golixhưn :

2
E=π pv ( )
A 2
T
, ⅇrg

Trong đó: p – Khối lượng thể tích lớp đất phía trên của vỏ trái đất , g/cm 3
v- Tốc độ truyền sóng động đất , cm/s
A và T – Biên độ (cm) và chu kỳ dao động (s) của sóng động đất
Dựa vào trị số logarit thập phân của năng lượng được giải phóng từ các trận động đất , người
ta phân cấp cấp động đất theo thang độ richter như sau :

M Độ Richter
=3 - 3,4 Yếu
4,5 - 4,8 Khá mạnh
5,5 - 6 Rất mạnh
6,6 - 7 Tàn hại
7,4 – 8,1 Rất thảm khốc
> 8,1 Thảm họa

Người ta cũng tìm thấy sự tương quan giữa các thang độ trên dưới các dạng công thức
kinh nhiệm như :
M = 1,3 + 0,6 (M.C.S)
Hay M = 4,6 – 5 tương đương với cấp VI M.S.K – 64
M = 6,1 – 6,5 tương đương với cấp VIII M.S.K – 64
Độ mạnh của động đất còn phụ thuộc vào tính đàn hồi của đất đá.Do vậy người ta còn
chia ra độ mạnh cơ bản, độ mạnh thực tế và độ mạnh tính toán.
*Độ mạnh cơ bản: Độ mạnh của một vùng có tính dự báo, xác định qua thống kê
Độ mạnh thực tế: Độ mạnh động đất tại vị trí xây dựng truyền trực tiếp lên công
trình (xét đến tính đàn hồi của đất đá ở khu vực xây dựng)
Độ mạnh tính toán: Độ mạnh thực tế có xét đến kết cấu và tầm quan trọng của công
trình.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ mạnh:
- Năng lượng từ tâm
- Độ sâu từ mặt đất đến tâm
- Đất đá làm nền công trình
- Địa hình địa mạo
- Chiều sâu mực nước ngầm
- Quy mô công trình (đối với độ mạnh tính toán)
Các tỉnh Điện Biên, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Cao Bằng hay Hà Nội là những tỉnh
thành đã từng đón nhận các trận động đất hay rung chấn nhỏ xảy ra trong thời gian qua.
-Cụ thể, vào hồi 11 giờ 49 phút ngày 24/10/2018, một trận động đất có cường độ 2.7 độ richter
đã xảy ra tại huyện Bắc Trà My, Quảng Nam, gần khu vực hồ chứa thủy điện sông Tranh 2.
Trận động đất có tọa độ 15.221 vĩ độ Bắc, 108.224 độ kinh Đông với độ sâu chấn tiêu khoảng 8
km.
Trước đó, ngày 21/10/2018, hai trận động đất có độ lớn 2,6 độ richter xảy ra ở huyện Bắc Trà
My vào lúc 9h32. Hơn 2 tiếng sau, một trận động đất có độ lớn 2,8 độ richter đã xảy ra ở huyện
Nam Trà My.
Riêng trong tháng 8, từ ngày 21-28/8, đã có 3 trận động đất xảy ra ở khu vực thủy điện Sông
Tranh 2, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
-Nằm tại khu vực Nam Bộ, TP.HCM rất ít khả năng xảy ra động đất. Tuy nhiên, TP từng
chịu một số dư chấn khiến các nhà cao tầng rung nhẹ
III. Ảnh hưởng của động đất đến các công trình xây dựng
Gây ra lực bổ sung
Ps = ksP
Trong đó: P – Trọng lượng công trình
a
Ks – Hệ số động đất, ks =
g
Làm tăng áp lực nước trong hồ chứa
Áp lực phụ thêm tại độ sâu y:
7
P = γnks√ Hy
8

Làm giảm góc ổn định của mái dốc


tgφ−k s
Tgαo =
1+ k s tgφ

Làm tăng áp lực lên tường chắn:


1 φ+α
E = γh2tg2¿ 45− )
2 2
γ: dung trọng của đất sau tường
α: góc địa chấn
𝛗: góc ma sát trong của đất sau tường
h: chiều cao của đất sau tường chắn
Hậu quả của động đất: chèn ảnh hoàng anh gửi trên nhóm
IV Các biện pháp xây dựng trong vùng có động đất
Chọn vị trí xây dựng: Chọn khu vực có địa hình bằng phẳng, ít bị chia cắt, cấu tạo
địa chất đơn giản, mực nới dới đất nằm sâu, tránh xây dựng công trình trên vùng địa
hình phân cắt mạnh, vùng gần đứt gẫy kiến tạo.
Chọn vật liệu xây dựng: Chọn loại nhẹ, dễ đàn hồi, có chu kỳ dao động riêng khác
chu kỳ dao động địa chất
Chọn kết cấu công trình: Chắc chắn, đối xứng và có trọng tâm công trình ở thấp
Các biện pháp xử lý động đất đối với công trình củaViệt Nam và các nước trên thế giới.
1. Xử lý về kết cấu công trình:
+ Dùng vật liệu nhẹ và kết cấu nhẹ để giảm trọng lượng công trình, giảm được tĩnh tải tác dụng
lên móng.
+ Dùng kết cấu tĩnh định hoặc phân cắt các bộ phận của công trình bằng khe lún để làm tăng độ
mềm của kết cấu công trình kể cả móng để khử được ứng suất phụ thêm phát sinh trong kết cấu
khi xảy ra lún lệch hoặc lún không đều.
+ Dùng các đai bê tông cốt thép tăng khả năng chịu ứng suất kéo khi chịu uốn, đồng thời có thể
gia cố tại các vị trí dự đoán xuất hiện ứng suất cục bộ lớn.
2. Các biện pháp xử lý nền móng
+ Thay đổi chiều sâu chôn móng để giải quyết về mặt lún và khả năng chịu tải của nền.
+ Thay đổi kích thước và hình dáng móng sẽ có tác dụng thay đổi trực tiếp áp lực tác động lên
mặt nền nên giảm việc chịu tải và biến dạng đều.
+ Tăng diện tích đáy móng làm giảm áp lực tác dụng lên mặt nền và làm giảm độ lún của công
trình. Tuy nhiên với đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu thì biện pháp này không tốt.
+ Thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp điều kiện địa chất công trình.
3. Xử lý nền đất yếu
+ Để có thể xây dựng công trình trên các nền đất có địa chất yếu đồi hỏi phải lựa chọn được các
phương pháp xử lý nền đất yếu phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp có thể tham khảo:

 Phương pháp bấc thấm: Phương pháp này có tác dụng thấm thẳng đứng, đẩy nhanh quá
trình thoát nước, làm giảm độ rỗng, tăng dung trọng. Phương pháp này giúp cố kết của
nền đất yếu, tăng sức chịu tải và làm cho nền đất đạt độ lún đúng tiêu chuẩn xây dựng.
 Phương pháp Cố kết động: Phương pháp này vừa giúp tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm
chi phí. Để kiểm tra hiệu quả của giải pháp này cần được sử dụng các thiết bị khảo sát.
 Cọc cát đầm: Phương pháp này giúp tăng sức chịu tải và rút ngắn thời gian củng cố độ
bền của đất nền. Đây là giải pháp công nghệ xử lý nền nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
 Cọc đất vôi, đất xi măng: Phương pháp này được dùng rộng rãi để xử lý đất nền. Đây là
giải pháp hiệu quả, giúp tăng cường độ ổn định của nền nhanh chóng. Và đây cũng là một
trong các phương pháp xử lý nền đất yếu rất được đánh giá cao.
 Phương pháp gia tải trước: Phương pháp này mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp xử lý
nền móng trên nền đất yếu hiệu quả. Khi ứng dụng phương pháp này cần phải đánh giá
độ ổn định của nền dưới tải trọng tác dụng.
 Dùng cọc tre và cọc tràm: Phương pháp xử lý nền móng trên nền đất yếu này rất thông
dụng tại Việt Nam. Giải pháp này giúp tiết kiệm chi phí, giúp gia cố nền đất hiệu quả. 
Tuy nhiên giải pháp này chỉ có tác dụng cho công trình vừa và nhỏ.

-Nhiều quốc gia hiện nay đã xây dựng mô hình “công viên thiên tai”. Ở đó họ mô phỏng
diễn biến động đất và thiệt hại có thể xảy ra để tuyên truyền, phổ biến kiến thức một cách trực
quan sinh động đến mọi người dân
► Các giải pháp chống động đất của Nhật Bản
Các giải pháp động đất cho tòa nhà có thể phân thành 2 loại như sau:
– Cấu trúc kháng địa chấn: Các cột trụ và bức tường được cố định với nền. Chống đỡ động
đất bằng cách tạo ra một tòa nhà cứng cáp và mạnh mẽ.
– Cấu trúc cách ly địa chấn: Nền không được cố định và sử dụng miếng đệm để hấp thu
rung chấn. Ý tưởng của việc này là giảm thiểu ảnh hưởng của lực rung chấn với tòa nhà.
Các ngôi đền và chùa ở Nhật thời cổ đại thường được xây dựng với phương pháp cách ly
địa chấn. Công nghệ tương tự cũng được sử dụng cho nhà ở.
► Phương pháp Upcon:
Bên cạnh các tòa nhà bị sụp đổ bởi rung chấn và cuốn đi bởi sóng thần, một loại thiệt hại
khác được ghi nhận trong trận động đất phía Đông Nhật Bản: đó là sự hóa lỏng. Đây là nguyên
nhân khiến đường xá bị sụt lún và các căn nhà bị nghiêng đổ.
Để khắc phục thiệt hại này, một công ty Nhật Bản đã sáng chế ra phương pháp Upcon để
sửa chữa lún đất bằng cách sử dụng loại nhựa urethane đặc biệt.
Với phương pháp này, người ta khoan một lỗ nhỏ vào bề mặt đất lún hoặc bê tông sau đó
lấp đầy nhựa urethane lỏng. Chất lỏng nhựa sẽ tạo bọt trong 10-20 giây, sau đó cứng lại khi
loang dần ra. Đây là phương pháp khắc phục để nâng nền đất sử dụng áp lực.
► “Hệ thống giảm xóc bằng hơi”:
Đây là phương pháp cách ly địa chấn hấp thụ rung chấn bằng cách làm cho bản thân tòa
nhà đứng vững vàng trước tác động rung lắc. Rất ít phương pháp có thể đối phó được với các
cơn chấn động từ hai hướng dọc và ngang, vậy phương pháp này có cơ chế như thế nào?
Khi xảy ra động đất, miếng cao su sẽ di chuyển theo chiều ngang còn dòng khí đàn hồi sẽ
di chuyển theo chiều rung lắc dọc. Với trường hợp động đất mạnh 7 độ richter, hệ thống sẽ làm
giảm chuyển động ngang tới 1/8 và chuyển động dọc tới 1/3 khi so sánh với các cấu trúc xây
dựng chống động đất thông thường khác. Bất chấp sự rung lắc mạnh của mặt đất thì tòa nhà vẫn
di chuyển không đáng kể.

-Nhật Bản đã xây dựng hệ thống báo tin và cảnh báo động đất cho phép xử lý và gửi
thông tin tốc độ cao đến cộng đồng

You might also like