ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ 1 LỊCH SỬ 8

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

HỆ THỐNG TRƯỜNG VIỆT MỸ

VIETNAMSES AMERICAN SCHOOLS


VASCHOOLS.EDU.VN
TH-THCS-THPT VIỆT MỸ

ĐỀ CƯƠNG
Ôn tập kiểm tra giữa kì I - Năm học 2022-2023.
Môn: Lịch sử 8.
I. Tóm tắt nội dung về kiến thức, kỹ năng:
*Yêu cầu về nội dung kiến thức: HS ôn kĩ các bài sau:
Bài 1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794 ).
Bài 3. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới.
Bài 6. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
II. Các câu hỏi, bài tập:
A.Phần trắc nghiệm.
Đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) đem lại quyền lợi cho giai cấp nào ?
A. Nhân dân lao động Anh B. Quí tộc cũ
C. Giai cấp tư sản và quý tộc mới D. Vua nước Anh
Câu 2. Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào ?
A. Giải phóng dân tộc B. Nội chiến
C. Cải cách D. Cải cách và nội chiến
Câu 3. Sự kiện mở đầu cho thắng lợi cách mạng tư sản Pháp là sự kiện gì ?
A . Hội nghị ba đẳng cấp tại cung điện Vécxây
B . Phái lập hiến bị lật đổ
C . Cuộc tấn công pháo đài- nhà tù Baxti
D . Thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh
Câu 4. Xã hội Pháp trước cách mạng có những đẳng cấp nào ?
A. Tăng lữ, quý tộc, nông dân B. Tăng lữ, quý tộc, tư sản
C. Tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác.
Câu 5. Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cũng là cuộc cách mạng
tư sản vì:
A. Cho ra đời một quốc gia mới/Hợp chủng quốc Hoa Kì.
B. Mĩ là nước cộng hòa liên bang theo chế độ tổng thống.
C. Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, mở đường cho kinh tế tư bản Mĩ
phát triển.
D. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
Câu 6. Giêm- Oát phát minh ra máy hơi nước vào năm nào?
A. 1769 B. 1764
C. 1784 D. 1785
Câu 7. Nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa, với sự hình thành hai giai cấp mới đó là:
A. Tư sản và tiểu tư sản B. Tư sản và công nhân
C. Tư sản và vô sản D. Tư sản và nông dân
Câu 8. Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân chống lại tư sản là?
A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng. B. Mít tinh, biểu tình
C. Khởi nghĩa vũ trang. D. Bãi công
Câu 9: Ét-mơn Các -rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên ở Anh năm
A.Năm 1769 B. Năm 1785
C.Năm 1786 D. Năm 1788
Câu 10: Cuộc cách mạng nào được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới
1
A. Cách mạng tư sản Pháp.
B. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
C. Cách mạng tư sản Anh.
D. Cách mạng Hà Lan.
Câu 11: Trước sự phát triển của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ, thực dân Anh đã có hành động gì?  
A. tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển của công, thương nghiệp.  
B. đầu tư phát triển công, thương nghiệp thuộc địa để thu lợi nhuận.  
C. mở thêm nhiều hải cảng để thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hóa.  
D. đẩy mạnh khai hoang về phía Tây để mở rộng sản xuất.
Câu 12: Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là  
A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu
B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển
C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều
D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước
Câu 13: Thể chế chính trị của nước Pháp trước cách mạng là  
A. Cộng hòa dân chủ. B. Quân chủ chuyên chế.
C. Quân chủ lập hiến. D. Cộng hòa liên bang.
Câu 14: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ khi nào?
A. Năm 1830. B. Những năm 60 của thế kỉ XVIII.
C. Những năm 40 của thế kỉ XIX. D. Những năm 1850-1860.
Câu 15: Khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là
A. Tự do - Bình đẳng - Độc lập B. Tự do- Bình đẳng - Hạnh phúc
C. Tự do- Bình đẳng - Bác ái D. Tự do- Bình đẳng - Phát triển
Câu 16: Phát minh nào sau đây giúp cho các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận
tiện?  
A. máy kéo sợi bằng sức nước. B. máy dệt chạy bằng sức nước.
C. máy hơi nước. D. máy kéo sợi Gien-ni.
B. Tự luận: Học sinh trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Gợi ý trả lời:
*Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XIX:
-Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.
-Mở đường cho CNTB phát triển.
Câu 2. Trình bày những chuyển biến kinh tế, chính trị và đối ngoại của nước Anh cuối thế kỉ
XIX- đầu thế kỉ XX?
Gợi ý trả lời:
a. Kinh tế
- Trước 1870 Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
- Từ sau 1870 Anh mất dần vị trí này tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ, Đức)
- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công
nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
b. Chính trị
- Là nước quân chủ lập hiến , hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền. , bảo vệ quyền lợi giai
cấp tư sản.
c. Đối ngoại: Đẩy mạnh ch/sách xâm lược thuộc địa. Đến 1914 thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới.
=> Lênin gọi Chủ nghiã đế quốc Anh là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Câu 3. Trình bày những chuyển biến kinh tế, chính trị và đối ngoại của nước Pháp cuối thế kỉ
XIX- đầu thế kỉ XX?
Gợi ý trả lời:
a. Kinh tế
- Sau năm 1870 công nghiệp chậm phát triển, tụt xuống hàng thứ 4 thế giới (sau Mĩ, Đức, Anh)

2
- Tuy nhiên Pháp vẫn phát triển mạnh nhất là ngành khai mỏ , đường sắt , luyện kim chế tạo ôtô …
nhiều công ty độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp.
- Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi suất cao nên Lênin gọi Chủ nghiã đế quốc Pháp
“Chủ nghiã đế quốc cho vay lãi”
b. Chính trị
- Thể chế chính trị cộng hoà
- Tăng cường đàn áp nông dân.
c. Đối ngoại: Chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
Câu 4.Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Vì
sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Đức là: “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”?
*Kinh tế Đức phát triển mạnh, đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai thế giới sau Mĩ . Sản lượng gang,
thép của Đức gấp đôi Anh.
-Cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất và tư bản đã diễn ra ở Đức, xuất hiện các công ty độc
quyền chi phối đời sống kinh tế.
Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Đức là: “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến” vì:
+ Nước Đức chuyển sang Chủ nghiã đế quốc khi phần lớn đất đai là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của
Anhvà Pháp. Giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khuvực
ảnh hưởng trên thế giới.
Câu 5. Nhận xét về sự phát triển kinh tế của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

Hết

You might also like