Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Trang7

Tùy theo giống cây, tuổi cây và tùy mùa mà các thành phần trong latex có
thể bị biến đổi, tuy nhiên sự khác biệt không lớn, chủ yếu là khác về hàm
lượng cao su nguyên chất có trong latex.

1.1.2. Tính chất của mủ nước

Các hạt cao su lơ lửng trong latex được bao phủ bởi một lớp mỏng chất
đạm. Sau khoảng 5-6 giờ tiếp xúc với không khí, các vi sinh vật trong latex
hoạt động làm cho môi trường latex trở nên có tính acid ngày càng cao, lớp
chất đạm bao phủ hạt cao su bị phá hủy và các hạt này kết dính lại với nhau.
Đó là sự đông tụ tự nhiên, latex đông tụ thành khối mềm màu trắng sữa, càng
để lâu càng trở nên cứng và sẫm màu, Latex có thể bị đông tụ bởi các nguyên
nhân sau:

+ Hóa học: do rượu hay các acid.

+ Nhiệt: nóng hay lạnh.

+ Cơ động: sự khuấy động.

1.1.3. Cấu Trúc Của Mủ Nước :

Gồm hai phần cơ bản: phần lỏng và phần rắn.

Phần lỏng: chủ yếu là nước và một số hóa chất hòa tan trong nước được
gọi là serum.

Phần rắn: bao gồm những hạt cao su nguyên chất và các hóa chất không
hòa tan trong nước cấu tạo thành hạt huyền phù lơ lửng trong serum. Các hạt
huyền phù này tạo thành hai lớp: lớp bên trong là các hạt cao su nguyên chất,
lớp bên ngoài gồm những hạt protein và lipid làm cho các hat này không dính
vào nhau mà lơ lửng trong serum.

1.1.4. Tính chất lý học của mủ nước

Tỷ trọng:

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Trần Thu
Trang8

Đựơc ký hiệu là (d) đơn vị là g/ml dlatex= 0,98 g/ml: dcao su= 0,92g/ml,
dserum=1.02 g/ml.Chỉ số serum có tỷ trọng luôn hơn nước là do nó có chứa các
chất hòa tan trong nước.

Độ nhớt:

Là khả năng trượt lên nhau của các hạt cao su.

Ta khó xác định được trị số tuyệt đối của độ nhớt. độ nhớt của mủ nước
cũng khác nhau, có cùng hàm lượng cao su khô. Tổng quát độ nhớt Latex có
DRC = 35 % là từ 12 – 15 Centiposes. Còn đối với mủ nước đậm đặc từ 40 –
120 Centyposes. Người ta đo độ nhớt của mủ nước bằng dụng cụ là nhớt kế.

Sức căng mặt ngoài:

Sức căng mặt ngoài của mủ nước từ 30 – 40 cao su vào khoảng 38 – 48


dynes/cm còn sức căn mặt ngoài của nứơc nguyên chất là 70 dynes/cm.

Chính lipit và dẫn xuất của lipit ảnh hưởng tới sức căng mặt ngoài của mủ
nước nhất là sacvon axid béo.

Độ pH:

Độ pH mủ nước ảnh hưởng sâu xa đến độ ổn định của mủ nước . mới


chảy ra từ cây cao su có pH ≤ 8 , để lâu trong không khí thì pH sẽ giảm
xuống(pH<7) do các vi sinh vật xâm nhập vào.

I.1.5. Thành phần hóa học mủ nước:

- Hydrocarbon cao su: Pha phấn tán của mủ nước có gần hơn 86%
hydrocacbon cao su với công thức nguyên tử là (C5H8)n .

- Đạm: Chủ yếu là những protein hay những dẫn xuất.

- Lipid : Trong latex, lipid và dẫn xuất của chúng chiếm vào khoảng 2 %
có thể trìch đựơc bằng cồn hay aceton.

- Glucid: Tỉ lệ glucid chiếm 1 % trong latex, là những chất tan đựơc.

- Khoáng : Chứa các nguyên tố kim loại : Na, K, Rb, Mg, Ca, Mn, Fe và
Cu.

1.1.6. Ổn định mủ nước:


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Trần Thu
Trang9

Mủ nước cần được giữ ổn định nghĩa là không đông trước khi chế biến,
điều này rất quan trọng. Người ta ổn định latex bằng cách thêm vào nó một
số hóa chất để chống đông gọi là các hệ ổn định. Hệ số ổn định được dùng
rộng rãi nhất là dung dịch amoniac. Amoniac nguyên chất được pha với nước
thành dung dịch có nồng độ thấp, sau đó cho vào latex và khuấy đều nhờ đó
môi trường latex được giữ ở trạng thái kiềm, lớp chất đạm bao quanh hạt cao
su được bảo vệ nên latex không đông lại được.

Nồng độ amoniac pha vào tank mủ 2000 lít thì cần 2 – 3 lít amoniac 3%,
giữ độ pH trong mủ từ 6,9 – 7,2.

Nồng độ amoniac trong latex tùy thuộc vào loại mủ, thời gian cần bảo
quản và quy trình chế biến thường là 2 % và cao nhất đến 5 % tính trên trọng
lượng cao su nguyên chất có trong latex.

I.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỦ CỐM TINH

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Trần Thu
Trang10

Hình 2.1 : Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Mủ Cốm Tinh (CN Malasya)

Đi từ nguyên liệu mủ nước đã được tuyển chọn giống tại vườn cây 1 cách
chặt chẽ, khi tiếp nhận về nhà máy, mủ được kiểm tra, đo lường, lấy mẫu để
xác định TSC % - DRC %, xác định độ pH. Mủ được xả qua rây xuống hồ
tiếp nhận, khuấy đều và xử lý hóa chất. Sau khi xử lý hóa chất tính toán
lượng acid để đánh đông. Tiếp đến xả mủ cùng aicd xuống mương đánh đông
bằng hai dòng chảy rối. Mủ đông 8 h, thành khối mủ, khối mủ được mốc sắt
kéo lên cho cán qua máy kéo -> máy cán crep 1 -> băng tải 2 -> máy cán
crep 2 -> băng tải 3 -> máy cán crep 3 -> băng tải 4 -> máy băm cốm -> bơm

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Th.s Trần Thu

You might also like