Translation

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

Bill Clinton”s speech

Cảm ơn mọi nguời rất nhiều, và chúc các bạn một buổi chiều tốt lành. Tôi
không nghĩ ra đuợc nơi nào tốt hơn truờng Ðại học Quốc gia Hanoi để bắt đầu
chuyến thăm vào thời điểm đầy hi vọng này trong lịch sử của chúng ta. Tôi đã
đuợc dạy một câu tiếng Việt; tôi sẽ thử nói. Nếu tôi nói sai, các bạn cứ cuời tự
nhiên. [Nói tiếng Việt] "Xin chào các bạn".

Bao nhiêu hứa hẹn của quốc gia non trẻ này đặt vào các bạn. Tôi đuợc biết
rằng các bạn có trao đổi với sinh viên của hơn 100 truờng đại học, từ Pháp,
Canada, đến Hàn Quốc -và rằng các bạn đang tiếp đãi hơn một tá sinh viên
[toàn thời] từ truờng kết nghĩa của các bạn bên Hoa Kỳ, Ðại học California.

Tôi xin chào các cố gắng nhiệt thành của các bạn trong tiếp xúc với thế giới.
Tất nhiên , giống như sinh viên khắp nơi, tôi biết các bạn có những mối bận
tâm ngoài việc học hành. Chẳng hạn tháng Chín vừa rồi các bạn phải vừa học
vừa theo dõi những thành tựu Trần Hiếu Ngân giành đuợc ở Sydney. Tuần này
thì các bạn phải vừa học vừa cổ vũ cho Lê Huỳnh Ðức và Nguyễn Hồng Sơn
thi đấu bóng đá [lit. football] bên Bangkok.

Vinh dự cho tôi đuợc là tổng thống Mỹ đầu tiên đuợc thấy Hanoi và đuợc thăm
truờng đại học này. Tuy nhiên, tôi làm [hai việc này] với hiểu biết rằng lịch sử
của hai quốc gia chúng ta ràng buộc với nhau gây ra đau đớn cho các thế hệ đi
truớc, và cũng là một nguồn hứa hẹn cho các thế hệ sau này.

Xin chào mọi nguờị

Hai thế kỉ truớc, trong những ngày đầu của Hợp Chúng Quốc, chúng tôi đã
vuơn qua biển cả để tìm bạn hàng và Vietnam là một trong những quốc gia đầu
tiên chúng tôi gặp. Chính ra, một trong những cha anh lập quốc, Thomas
Jefferson, đã tìm cách nhập gạo giống từ Vietnam để trồng tại trang trại của
ông ta ở Vierginia 200 năm truớc. Tữ đó tới khi Chiến tranh Thê giới II dến,
Hoa Kỳ đã trở thành một nơi tiêu thụ đáng kể các mặt hàng xuất khẩu từ
Vietnam. Năm 1945, tại thời điểm khai sinh đất nuớc của các bạn, lời của
Thomas Jefferson đã đuợc chọn để vọng lại trong bản Tuyên ngôn Ðộc lập của
chính các bạn: "Mỗi nguời sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá đã cho
chúng ta những quyền không thể bị xâm phạm - quyền sống, quyền tự do, và
quyền mưu cãu hạnh phúc."

Tất nhiên, toàn bộ lịch sử chung này, cả 200 năm, đã bị xoá mờ trong vài thập
kỷ bởi cuộc đụng độ mà chúng tôi gọi là cuộc Chiến tranh Vietnam, còn các
bạn thì gọi là Kháng chiến [lit. chiến tranh] chống Mỹ. Có thể các bạn đã biết
là ở Washington, D.C., tại [Vuờn hoa] Quốc gia của chúng tôi, có một bức
tuờng cẩm thạch đen trang nghiêm khắc tên của từng nguời Mỹ một chết tại
Vietnam. Tại bức tuờng này, một số cựu chiến binh Mỹ đã nói tới "phía kia của
bức tuờng," sự hi sinh ghê gớm của nhân dân Vietnam từ cả hai phía của cuộc
chiến - hơn 3 triệu binh sĩ dũng cảm và dân thuờng.

Sự mất mát chung này đã cho hai nuớc chúng ta một quan hệ không giống
quan hệ nào khác. Vì cuộc chiến, nuớc Mỹ hiện nay là nhà của 1 triệu nguời
Mỹ gốc Việt. Vì cuộc chiến, 3 triệu cựu chiến binh Mỹ đã phục vụ ở Vietnam,
cũng như nhiều phóng viên, nhân viên ngoại giao, những nguời làm công tác
nhân đạo [lit. aid workers] và nhiều nguời khác mà đã bị ràng buộc với đất
nuớc các bạn mãi mãi.

Gần 20 năm truớc đây, một nhóm quân nhân [lit. servicemen] đã đi buớc đầu
trong việc tạo lại tiếp xúc giữa Hoa Kỳ và Vietnam. Họ trở lại Vietnam lần đầu
tiên kể từ sau chiến tranh, và khi họ đang buớc trên phố Hanoi, những nguời
Việt nghe đuợc về chuyến đi của họ đã lại gần: Các anh có phải là những nguời
lính Mỹ đó không, họ hỏi. Không chắc phải trông chờ cái gì, các cựu chiến
binh của chúng tôi đã trả lời, phải, đúng là chúng tôi. Và trong sự nhẹ nhõm
khôn luờng của họ, những nguời chủ nhà chỉ nói, chào mừng đã tới Vietnam.
Các cựu chiến binh khác đi tiếp theo, trong đó có những cựu chiến binh Mỹ
xuất chúng và những anh hùng mà hiện đang phục vụ tại Quốc hội Hoa Kỳ:
Nghị sĩ (N.S.) John McCain, N.S. Bob Kerrey, N.S. Chuck Robb, và N.S. John
Kerry của Massachusetts , nguời đang có mặt ở đây với tôi hôm nay, cùng với
một số dân biểu trong Quốc hội, vài nguời trong số họ là cựu binh của cuộc
đụng độ Vietnam.
Khi họ tới đây, họ đã quyết tâm làm vẻ vang [lit. honor] những nguời đã tham
chiến mà không phải tái diễn các trận đánh; ghi nhớ lịch sử nhưng không lặp
lại; tạo cho các thanh niên giống các bạn ở cả hai nuớc cơ hội đuợc sống trong
ngày mai, không phải trong ngày hôm qua. Như Ðại sứ Pete Peterson đã nói
một cách rất thông bác, "Ta không thay đổi đuợc quá khứ. Cái ta thay đổi đuợc
là tuơng lai".

Mối quan hệ mới của chúng ta đã trở nên gắn bó hon khi các cựu chiến binh
Mỹ bắt đầu các tổ chức phi lợi nhuận để làm việc đại diện cho những nguời
dân Vietnam, chẳng hạn như cung cấp thiết bị cho những nguời bị thuơng do
chiến tranh để giúp họ có cuộc sống bình thuờng hơn. Thiện chí của Vietnam
giúp đỡ chúng tôi đưa thi hài của những quân nhân đã ngã xuống về với gia
đình của họ là việc làm to lớn nhất để tăng cuờng các mối liên kết. Có nhiều
nguời Mỹ ở đây đã thực hiện sứ mạng đó nhiều năm nay, trong đó có Thư ký
các Vấn đề Cựu Chiến binh, Hershel Gober.

Lòng mong muốn đuợc đoàn tụ với những thân nhân đã mất là cái mà tất cả
chúng đa đều hiểu đuợc. Việc mỗi Chủ nhật tại Vietnam, chuơng trình truyền
hình đuợc nhiều nguời xem nhất có mục các gia đình nhờ sự giúp đỡ của khán
giả để tìm kiếm những nguời thân đã mất từ rất lâu trong chiến tranh làm xúc
động trái tim của những nguời Mỹ. Và chúng tôi nhớ ơn những nguời nông dân
Vietnam đã giúp đỡ tìm những nguời mất tích bên phía chúng tôi, và nhờ đó
tạo cho các gia đình của họ sự yên bình khi biết điều gì đã thực sự xảy ra đối
với thân nhân của họ.

Không có hai quốc gia nào từng làm những việc mà chúng ta đang làm để tìm
những nguời mất tích trong cuộc đụng độ Vietnam. Các toán Mỹ và Việt làm
việc cùng nhau, nhiều khi tại các địa điểm căng thẳng [lit. tight] và nguy hiểm.
Chính quyền Vietnam đã cho chúng tôi xử dụng hồ sơ và thông tin chính quyền
nhằm giúp đỡ cuộc tìm kiếm của chúng tôi. Nguợc lại, chúng tôi đã đuưa đuợc
cho Vietnam gần 400.000 trang tài liệu có thể giúp các bạn tìm kiếm. Trong
chuyến đi này, tôi mang theo 350.000 trang tài liệu nữa mà tôi hi vọng sẽ giúp
các gia đình Vietnam biết đuợc chuyện gì đã xảy ra với những nguời thân đã
mất tích của họ.

Hôm nay, tôi rất vinh dự đuợc trao những trang đó cho Chủ tịch của các bạn,
Trần Ðức Luơng. Và tôi nói với ông ấy rằng trong năm nay, Mỹ sẽ cung cấp
thêm một triệu trang tài liệu. Chúng tôi sẽ tiếp tục giúp và nhờ giúp vì cả hai
bên chúng ta đều tôn trọng [lit. honor] lòng quyết tâm của chúng ta làm bất kỳ
cái gì có thể bất kể bao lâu cho tới khi đạt đuợc thông tin đầy đủ nhất về những
nguời thân.

Sự hợp tác của các bạn trong công cuộc này trong vòng tám năm qua đã tạo
cho nuớc Mỹ cơ hội ủng hộ quốc tế cho Vietnam vay tiền, nối lại thuơng mại
giữa hai nuớc, thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và, trong năm nay, ký
một hiệp định cột mốc về thuơng mại.

Cuối cùng thì nuớc Mỹ cũng đã nhìn Vietnam nhưu đồng bào của các bạn đã
đòi hỏi hàng năm nay - nhuư một đất nuớc, không phải nhuư một cuộc chiến.
Một đất nuớc với tỷ lệ biết chữ cao nhất Ðông Nam á; một đất nuớc mà con em
của nó vừa mới đạt ba huy chung vàng tại Olympiad Toán Quốc tế ở Seoul;
một đất nuớc của những doanh nhân tài năng và cần cù đang vuơn ra khỏi
những năm tháng tranh chấp và bất định [lit. uncertainty] để gây dựng một
tuơng lai tuơi sáng.

Hôm nay, Hoa Kì và Vietnam mở ra một chuơng mới trong quan hệ cưủa
chúng ta, vào thời điểm mà mọi nguời trên khắp thế giới giao thuơng nhiều
hơn, du lịch nhiều hơn, biết nhiều hơn về nhau và nói với nhau nhiều hơn bao
giờ hết. Dù mọi nguời tự hào về nền độc lập quốc gia của họ, chúng ta biết
rằng chúng ta ngày càng phụ thuộc lẫn nhau hơn. Dòng nguời, tiền bạc và tuư
tuởng qua các biên giới, thật lòng, sinh ra sự nghi ngờ trong lòng nhiều nguời
tốt ở mỗi quốc gia. Họ lo về toàn cầu hoá vì những hệ quả bất ổn [lit.
unsettling] và bất luờng của nó.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa không phải cái ta có thể khất hay dập tắt. Trong kinh
tế, nó là cái tuơng đuơng với lực tự nhiên - như gió hay nuớc. Ta có thể thuận
gió để căng buồm. Ta có thể dùng nuớc để tạo ra năng luợng. Ta có thể cố
gắng để bảo vệ con nguời và tài sản khỏi bão và lụt. Nhưng không có lý gì để
chối bỏ sự tồn tại của gió và nuớc, hay cố gắng làm chúng biến mất. Ðối với
toàn cầu hóa cũng vậy. Chúng ta có thể làm để đạt lợi ích tối đa từ nó và giảm
các nguy cơ xuống mức tối thiểu, nhưng ta không thể tảng lờ nó, và nó cũng sẽ
không biến mất.

Trong thập kỷ vừa qua, với luợng mậu dịch [lit. volume of trade] quốc tế tăng
gấp đôi, đầu tưu chảy từ các nuớc giàu sang các nuớc đang phát triển đã tăng
sáu lần, từ 25 tỉ dollar [Mỹ] năm 1990 lên 150 tỉ dollar năm 1998. Các quốc gia
mở cửa nền kinh tế của họ cho hệ thống thuơng mại quốc tế tăng truởng nhanh
gấp ít nhất là hai lần các quốc gia với kinh tế đóng cửa. Việc làm sắp tới của
các bạn rất có thể sẽ phụ thuộc vào ngoại thuơng và đầu tưu [nuớc ngoài].
Nhân nghĩ đến chuyện này, vì tôi phải rời nhiệm trong vòng khoảng tám tuần,
việc làm tiếp theo của tôi có thể phụ thuộc vào ngoại thuơng và đầu tư.

Trong 15 năm qua, Vietnam đã bắt đầu chính sách Ðổi Mới, tham gia APEC và
ASEAN, bình thuờng hoá quan hệ với Liên Hợp Âu Châu (European Union)
và Hoa Kỳ, từ bỏ hợp tác nông nghiệp, cho nông dân quyền tự do trồng những
cái họ muốn và huởng hoa lợi từ lao động của chính họ. Các kết quả là bằng
chứng đầy thuyết phục cho sức mạnh của thị truờng của các bạn cũng nhưưu
khả năng của nguời dân. Các bạn không những đã chinh phục đuợc sự suy dinh
duỡng mà đã trở thành nhà xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới và đạt
đuợc mức tăng truởng kinh tế toàn diện [lit. overall economic growth] mạnh
hơn.

Ðúng là trong vài năm vừa rồi, tại đây suất tăng truởng đó đã chậm lại và đầu
tuư nuớc ngoài đã giảm xuống, cho thấy là mọi toan tính nhằm tự tách khỏi
những hiểm nguy của nền kinh tế toàn cầu đều bảo đảm cũng dẫn đến tách biệt
khỏi những giải thuởng (kết quả tốt đẹp) từ nó.

Hè vừa qua, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói , và tôi trích lại, "Chúng ta chưa
đạt đuợc mức phát triển tuơng ứng với tiềm năng của nuớc ta. Và chỉ có một
con đuờng để (là) mở rộng nền kinh tế hơn nữa". Vì thế, hè qua, trong cái mà
tôi tin sẽ đuợc nhìn nhận như là một buớc cột mốc lại gần sự phồn vinh trong
tuơng lai của các bạn, Vietnam đã cùng với Hợp Chúng Quốc kí một hiệp định
thuơng mại song phuơng mang tính lịch sử, đặt móng cho đuờng cuối cùng sẽ
dẫn Vietnam vào Tổ chức Thuơng mại Quốc tế.

Theo hiệp định đó, Vietnam sẽ cho công dân, và theo thời gian cho cả công dân
của các nuớc khác, quyền nhập, xuất, và phân phối hàng hoá, cho nhân dân
Vietnam thêm quyền [lit. expanding rights] định đoạt số phận kinh tế của chính
họ. Vietnam đã đồng ý sẽ đặt các quyết định quan trọng trong khuôn khổ luật
pháp và hệ thống thuơng mại quốc tế, tăng cuờng dòng thông tin đến nhân dân,
và gia tốc sự tăng truởng của kinh tế tự do và khu vực [kinh tế] tưu nhân.

Ðuơng nhiên là các bạn hàng quốc tế của Vietnam, như Hoa Kì, sẽ có lợi.
Nhưng các doanh nhân Vietnam, những nguời đang cần cù xây dựng cơ nghiệp
của chính họ, sẽ còn đuợc lợi nhiều hơn. Theo hiệp định này, Vietnam sẽ có
thể thu đuợc, theo World Bank, thêm 1,5 tỉ dollar [Mỹ] từng năm một riêng từ
xuất khẩu.

Cả hai quốc gia chúng ta đều đuợc khai sinh bằng Tuyên ngôn Ðộc lập. Hiệp
định thuơng mại này là một dạng tuyên ngôn của sự phụ thuộc lẫn nhau, một
lời tuyên bố rõ ràng, đơn nghĩa [lit. unequivocal] rằng thịnh vuợng [lit.
prosperity] trong thế kỷ 21 lệ thuộc vào sự ăn khớp (gắn liền) của một quốc gia
với phần còn lại của thế giới.

Sự cởi mở mới này là một cơ hội to lớn cho các bạn. Nhưng nó chưa chắc bảo
đảm thành công. Còn phải làm gì nửa ?. Vietnam thật là một đất nuớc trẻ, với
60 phần trăm dân số duới 30 tuổi, và 1,4 triệu nguời gia nhập lực luợng lao
động [lit. work force] mỗi năm. Các nhà lãnh đạo của các bạn đã nhận ra rằng
chính quyền và các doanh nghiệp nhà nuớc không thể tạo ra 1,4 triệu việc làm
hàng năm. Họ biết là các ngành công nghiệp lèo lái kinh tế thế giới ngày nay -
máy tính [lit. computers], viễn thông, công nghệ sinh học - tất cả đều dựa vào
kiến thức. Ðấy là lí do tại sao các nền kinh tế trên khắp thế giới tăng truởng
nhanh hơn khi thanh niên học hành lâu hơn, khi nữ giới có các cơ hội học hành
như nam giới, và khi thanh niên như các bạn có đầy đủ cơ hội để khám phá
những ý tuởng mới và biến những ý tuởng đó thành các cơ hội kinh doanh của
chính các bạn.

Các bạn có thể trở thành - đúng ra, những nguời ở trong sảnh [lit. hall] này
ngày hôm nay phải trở thành - đầu máy [lit. engine] của sự thịnh vuợng tuơng
lai của Vietnam. Như Chủ tịch Trần Ðức Luơng đã nói, nội lực [lit. internal
strength] của đất nuớc là trí tuệ và khả năng của nhân dân.

Hoa Kỳ mang lòng tôn trọng to lớn đối với trí tuệ và khả năng của các bạn.
Một trong những chuơng trình trao đổi giáo dục lớn nhất của chính quyền
chúng tôi là với Vietnam. Chúng tôi còn muốn làm hơn thế. N.S. Kerry ở ngay
đây, và tôi đã nhắc tới ông truớc đó - đang lãnh đạo một nỗ lực tại Quốc hội
Hoa Kỳ, cùng với N.S. John MacCain và các cựu chiến binh của cuộc đụng độ
ở đây, để lập ra một Quỹ Giáo dục Vietnam mới. Khi đã bắt đầu hoạt động,
quỹ này sẽ trợ giúp 100 học bổng nghiên cứu [lit. fellowships] hàng năm, tại
đây hoặc Hoa Kỳ, cho những nguời học và dạy khoa học, toán, kĩ thuật, và y
khoa [lit. medicine]. Hiện nay chúng tôi sẵn sàng dành thêm tiền cho các chung
trình trao đổi để nỗ lực này có thể lên đuờng ngay lập tức. Tôi hi vọng vài
nguời trong các số các bạn đang ở trong phòng này sẽ có cơ hội tham gia. Và
tôi muốn cảm ơn Nghị sĩ Kerry về ý tuởng tuyệt vời này. Cám ơn quí ngài về
những việc ngài đã làm. (Vỗ taỵ)

Tôi xin nói, dù kiến thức có quan trọng đến đâu, những lợi ích của kiến thức
nhất định bị giới hạn bởi những cấm đoán vô lý khi sử dụng nó. Nguời Mỹ
chúng tôi tin vào sự tự do tìm tòi, du lịch, suy nghĩ, phát ngôn, nhào nặn các
quyết định ảnh huởng tới cuộc sống của chúng tôi[,] cải thiện [lit. enrich] cuộc
sống của các cá nhân và quốc gia trên các mặt vuợt xa khỏi khuôn khổ kinh tế.

Nay, là lịch sử (hồ sơ, lit. Recort) của Mỹ trong lĩnh vực này (cũng) không
hoàn hảo. Nói cho cùng thì chúng tôi đã mất gần một thế kỉ để bãi bỏ chế độ nô
lệ. Chúng tôi còn mất nhiều thời gian hơn để cho nữ giới quyền bầu cử. Và
chúng tôi vẫn còn đang cố gắng để xứng đáng với một liên bang hoàn hảo hơn
nhuư những nhà lập quốc đã mơ tới và nhưu những lời trong Tuyên ngôn Ðộc
lập và Hiến pháp của chúng tôi. Nhuưng trải qua 226 năm đó--224 năm--
chúng tôi đã học đuợc vài bài. Chẳng hạn, chúng tôi đã nhìn ra rằng kinh tế
(phát triển) tốt hơn ở những nơi mà báo chí đuợc tự do phanh phui tham nhũng,
và toà án độc lập có thể bảo đảm rằng các hợp đồng đuợc tôn trọng, rẵng cạnh
tranh đuợc chắc chắn và công bằng, rằng các công chức tôn trọng luật pháp.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bảo đảm quyền tự do tín nguỡng và quyền bất
đồng chính trị không hề đe dọa sự ổn định xã hội. Nguợc lại, chúng xây dựng
lòng tin của nhân dân vào sự công bằng của thể chế (chế độ) của chúng tôi, và
giúp chúng tôi chấp nhận khi một quyết định không đúng theo ý chúng tôi. Tất
cả cái đó làm đất nuớc chúng tôi mạnh hơn trong sung suớng cũng như gian
khổ [lit. in good times and bad]. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thanh niên
dễ tin tuởng vào tuơng lai của họ hơn nếu họ có tiếng nói trong việc nhào nặn
(uốn nắn) nó, trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo chính quyền và việc có một
chính quyền có trách nhiệm đối với những nguời mà nó phục vụ.

Nay, tôi xin nhấn mạnh, chúng tôi không hề tìm cách áp đặt các lý tuởng đó, và
chúng tôi cũng không thể. Vietnam là một đất nuớc lâu đời và truờng tồn. Các
bạn đã chứng tỏ với thế giới rằng các bạn sẽ tự quyết định cho chính mình. Chỉ
có các bạn mới có thể quyết định, nói ví dụ, là các bạn có tiếp tục chia sẻ các
tài năng và ý tuởng của Vietnam với thế giới hay không; các bạn có tiếp tục mở
cửa (để ngỏ) Vietnam để có thể cải thiện nó với những đánh giá [nhận định, lit.
insights] của nguời khác hay không . Chỉ có các bạn mới có thể quyết định có
tiếp tục mở cửa thị truờng, mở cửa xã hội, và củng cố luật pháp hay không. Chỉ
có các bạn mới có thể quyết định làm sao để dệt tự do cá nhân và quyền con
nguời vào tấm vải rực rỡ [lit. rich] và bền vững của hồn [lit. identity] dân tộc
Vietnam.

Tuơng lai các bạn phải nằm trong tay các bạn, tay của nhân dân Vietnam.
Nhưng tuơng lai của các bạn cũng quan trọng đối với tất cả chúng tôi. Bởi lẽ
nếu Vietnam thành công, nó sẽ làm lợi cho khu vực này và các đối tác mậu
dịch của các bạn và bè bạn khắp thế giới.

Chúng tôi rất mong muốn đuợc tăng cuờng sự hợp tác với các bạn trên mọi
mặt. Chúng tôi muốn tiếp tục công việc dọn mìn và các bom đạn [lit. ordnance]
chưua phát nổ. Chúng tôi muốn củng cố các nỗ lực chung trong việc bảo vệ
môi truờng bằng cách loại bỏ xăng pha chì [lit. leaded gasoline] ở Vietnam, giữ
nguồn nuớc sạch, bảo vệ các rặng san hô và rừng nhiệt đới. Chúng tôi muốn
gia tăng các nỗ lực trong phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, kể cả các nỗ lực
của chúng tôi nhằm giúp đỡ những nguời phải chịu lụt ở đồng bằng sông Cửu
Long (Mekong). Hôm qua, chúng tôi đã tặng chính quyền các bạn các hình ảnh
vệ tinh từ Mạng Thông tin Thiên tai Toàn cầu -- những hình ảnh mô tả các mực
nuớc lũ gần đây nhất từ vùng Ðồng bằng [sông Mekong] đó một cách rất chi
tiết để có thể giúp các bạn tái thiết [lit. rebuild] .

Chúng tôi muốn gia tăng hợp tác khoa học, sự hợp tác mà trong tháng này tập
trung vào cuộc gặp tại Singapore để nghiên cứu các ảnh huởng y tế và sinh thái
của dioxin tới nhân dân Vietnam và những nguời Mỹ đã từng ở Vietnam; và sự
hợp tác mà chúng ta đang mở rộng bằng Hiệp định Khoa học và Kỹ thuật hai
nuớc chúng ta vừa mới kí ngày hôm nay.

Chúng tôi muốn là đồng minh của các bạn chống lại những bệnh dịch chết
nguời như AIDS (bệnh liệt kháng, Si-đa) , lao phổi, và sốt rét. Tôi rất vui mừng
đuợc tuyên bố rằng chúng tôi sẽ tăng gần gấp đôi sự ủng hộ của chúng tôi với
các nỗ lực của Vietnam trong việc ngăn chặn thảm họa AIDS bằng giáo dục,
phòng ngừa, chăm sóc và điều trị. Chúng tôi muốn hợp tác cùng các bạn biến
cho Vietnam thành một nơi an toàn bằng cách giúp các bạn giảm các tai nạn
[đáng lẽ] có thể ngăn ngừa đuợc--ngoài phố, trong nhà, và ở sở. Chúng tôi
muốn cùng các bạn khai thác triệt để hiệp định thuơng mại này, bằng cách
cung cấp trợ giúp kĩ thuật để bảo đảm sự vận hành tối đa và trơn tru của nó, và
tìm cách khuyến khích thêm đầu tuư của Hoa Kỳ ở Vietnam.

Chúng tôi, tóm lại, mong muốn xây dựng quan hệ bạn hàng [lit. partnership]
với Vietnam. Chúng tôi tin rằng điều đó tốt cho cả hai nuớc chúng ta. Chúng
tôi tin rằng nhân dân Vietnam có đủ tài để thành công trong kỉ nguyên toàn cầu
mớ'i này cũng nhuư họ đã từng làm trong quá khứ.

Chúng tôi biết thế vì chúng tôi đã thấy những tiến bộ các bạn đạt đuợc trong
thập kỉ vừa qua. Chúng tôi đã thấy tài năng và sự lanh lợi [lit. ingenuity] của
những nguời Việt tới Mỹ định cư. Những nguời Mỹ [gốc] Việt đã trở thành các
quan chức dân cử, quan toà, những nguời lãng đạo trong khoa học và các
ngành công nghệ kĩ thuật cao của chúng tôi. Năm ngoái, một nguời Mỹ-Việt
(Mỹ gốc Việt) đã đạt đuợc buớc đột phá trong toán học làm nhẹ việc thực hiện
các cuộc họp truyền hình chất luợng cao [lit. high-quality video-conferencing].
Và cả nuớc Mỹ đã chú ý khi Hoang Nhu Tran tốt nghiệp thủ khoa tại Học viện
Không lực Hoa Kỳ.

Những nguời Mỹ Việt dã thành đạt rực rỡ [lit. flourished] không chỉ nhờ vào
những khả năng đặc biệt và các giá trị tốt đẹp của họ, mà còn nhờ họ đã có cơ
hội để tận dụng các khả năng và giá trị của họ. Khi các cơ hội của bạn (có thể)
phát triển (your opportunities grow to) để sống, để học, để thể hiện sự sáng tạo,
sẽ không có điểm dừng cho nhân dân Vietnam. Và, tôi chắc chắn, các bạn sẽ
thấy rằng nhân dân Mỹ sẽ ở bên các bạn. Bởi lẽ trong thế giới phụ thuộc lẫn
nhau này, chúng tôi quả thực có phần hùn [lit. stake] trong thành công của các
bạn.

Gần 200 năm truớc, tại buổi đầu của mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Vietnam, hai
nuớc chúng ta đã có nhiều cố gắng để thỏa thuận một hiệp uớc mậu dịch, đại
loại giống như hiệp định thuơng mại chúng ta mới kí ngày nay. Nhưung 200
năm truớc, họ đều thất bại và không có hiệp uớc nào đuợc kí kết. Hãy nghe
một sử gia nói gì về những gì xảy ra 200 năm truớc, và thử nghĩ xem điều đó
đã có thể đuợc nói bao nhiêu lần trong hai thế kỉ kể từ ngày đó. Ông ta nói,
"Những cố gắng này đã thất bại vì hai nền văn hoá xa xôi đã không đếm xỉa
đến nhau [lit. were talking past each other], và sự quan trọng của bên này đối
với bên kia không đủ để vuợt qua những hàng rào đó."

Hãy để những ngày chúng ta không đếm xỉa đến nhau ra đi mãi mãi. Hãy cùng
công nhận sự quan trọng của của chúng ta đối với nhau. Hãy cũng tiếp tục giúp
đỡ lẫn nhau hàn gắn những vết thung chiến tranh, không phải bằng cách quên
đi lòng dũng cảm các bên đã thể hiện hay tấn thảm kịch mà các bên đã phải
chịu, mà bằng cách nâng niu tinh thần hoà giải và lòng quả cảm để xây dựng
một ngày mai tốt đẹp hơn cho con em của chúng ta.
Mong sao con em chúng ta sẽ học đuợc từ chúng ta rằng những nguời tốt, qua
đối thoại tôn trọng, có thể tìm ra và tìm lại tính nhân văn chung trong họ, và
một quá khứ đau, đau đớn có thể đuợc đền bù bằng một tuỏng lai hoà bình và
thịnh vuợng.

Cám ơn các bạn đã đón tiếp tôi và gia đình tôi cùng toàn thể phái đoàn Mỹ tới
Vietnam. Cám ơn các bạn về lòng tin của các bạn vào tuơng lai. [Nói tiếng
Việt] "Chúc các bạn sức khoẻ và thành công"

Cám ơn các bạn vô cùng.

Obama’s speech
Xin chào! (Vỗ tay). Xin chào Việt Nam! (Vỗ tay). Xin cảm ơn. Cảm ơn các
bạn rất nhiều. Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự
chào đón nồng nhiệt và lòng mến khách trong chuyến thăm này. Và cảm ơn tất
cả các bạn đã có mặt ở đây ngày hôm nay. (Vỗ tay). Chúng ta thấy, tới đây
hôm nay là người Việt từ khắp mọi miền của đất nước vĩ đại này, trong đó có
rất nhiều bạn trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt
Nam.

Trong chuyến thăm này, trái tim tôi thực sự xúc động trước tấm lòng nhân hậu
vốn nổi tiếng của người Việt Nam. Qua vô số những người đứng xếp hàng trên
các con phố, tươi cười và vẫy tay chào, tôi cảm nhận được tình hữu nghị giữa
hai dân tộc. Tối qua, tôi đã đến thăm phố cổ Hà Nội và thưởng thức một vài
món ăn đặc sắc của Việt Nam. Tôi đã ăn Bún Chả. (Vỗ tay). Uống một chút bia
Hà Nội. Nhưng tôi phải thú thực là đường phố thật đông đúc, cả đời tôi chưa
bao giờ thấy có nhiều xe máy đến vậy. (Cười). Vì vậy tôi chưa thử đi qua
đường, nhưng có thể sau này khi có dịp tôi quay trở lại, các bạn có thể chỉ cho
tôi cách qua đường.

Tôi không phải là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm
gần đây. Nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên, cũng giống nhiều bạn ở đây, đã
trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai nước chúng ta. Khi những lực lượng cuối
cùng của Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam, tôi mới tròn 13 tuổi. Do vậy lần đầu tiên
tôi trực tiếp biết đến Việt Nam và tiếp xúc với người Việt Nam là khi tôi lớn
lên ở Hawaii, với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đầy tự hào ở đó.

Đồng thời, nhiều bạn ở đất nước này còn trẻ hơn tôi. Cũng giống như hai cô
con gái của tôi, rất nhiều bạn sinh ra và lớn lên cả đời chỉ biết một điều – đó là
hòa bình và mối quan hệ đã được bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Do vậy, khi đến đây, tôi đã ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử đầy khó
khăn của chúng ta, nhưng cũng hướng tới tương lai – sự thịnh vượng, an ninh
và nhân phẩm mà chúng ta cùng nhau thúc đẩy.

Tôi cũng đến đây với tinh thần trân trọng sâu sắc những di sản lâu đời của Việt
Nam. Trải qua hàng ngàn năm, những người nông dân đã vun xới cho mảnh đất
này – một lịch sử được hiển hiện qua trống đồng Đông Sơn. Ở khúc ngoặt của
dòng sông Hồng là Hà Nội đã có trên một ngàn năm lịch sử. Thế giới đã biết
đến và trân quý những tấm lụa và những bức tranh của Việt Nam, đồng thời
Văn Miếu còn là một minh chứng cho tinh thần hiếu học của các bạn. Thế
nhưng, trải qua nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn lại thường xuyên bị định
đoạt bởi những thế lực bên ngoài. Mảnh đất thân thương này không phải lúc
nào cũng là của các bạn. Nhưng giống như cây tre, tinh thần bất khuất của
người Việt Nam đã được đúc kết trong áng thơ của Lý Thường Kiệt – “Sông
núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”.

Ngày hôm nay, chúng ta cũng nhớ tới giai đoạn lịch sử dài hơn giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ vốn vẫn thường bị lãng quên. Cách đây hơn 200 năm, khi Thomas
Jefferson, người cha lập quốc của chúng tôi, tìm kiếm giống lúa cho trang trại
của mình, ông đã tìm đến Việt Nam, mà theo ông, giống lúa ấy “nổi tiếng là
trắng, thơm ngon và năng suất cao nhất”. Chẳng bao lâu sau, những tàu buôn
Hoa Kỳ đã cập cảng của các bạn để tìm kiếm cơ hội giao thương.

Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, người Mỹ đã đến đây để giúp các bạn
trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Khi những chiếc máy bay Hoa Kỳ bị
bắn rơi, người Việt Nam đã cứu những viên phi công gặp nạn. Và vào ngày
Việt Nam tuyên bố độc lập, người dân đã đổ ra khắp những phố phường Hà
Nội và Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Ông đã nói:
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Vào một thời điểm khác, việc tuyên bố những lý tưởng chung đó và cuộc đấu
tranh tương tự đánh đuổi thực dân của cả hai dân tộc lẽ ra đã có thể giúp chúng
ta sớm xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, sự đối đầu trong Chiến tranh Lạnh và
nỗi lo sợ về chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chúng ta tới xung đột. Cũng giống như
biết bao cuộc xung đột khác trong lịch sử nhân loại, chúng ta một lần nữa đã
rút ra một sự thật cay đắng – rằng chiến tranh, cho dù mục đích của mỗi bên có
là gì đi chăng nữa, cũng chỉ đem lại những đớn đau và bi kịch.

Ở tượng đài liệt sỹ của các bạn cách đây không xa, và trên bàn thờ của các gia
đình ở khắp nơi trong cả nước, các bạn đang tưởng nhớ tới khoảng ba triệu
người Việt Nam, cả những người lính và dân thường, ở cả hai phía, đã ngã
xuống. Trên bức tường tưởng niệm ở Washington, chúng ta có thể chạm vào
tên của 58.315 người Mỹ đã hy sinh tính mạng của họ trong cuộc chiến. Ở cả
hai nước, những cựu binh và gia đình của những người đã ngã xuống vẫn đau
đáu đi tìm những người bạn và những người thân đã mất. Đúng như ở Mỹ,
chúng tôi đã được học, ngay cả khi chúng ta bất đồng về một cuộc chiến, chúng
ta cũng phải luôn tôn vinh những người đã đứng trong quân ngũ và mở rộng
vòng tay đón họ trở về với lòng kính trọng mà họ xứng đáng được hưởng,
chúng ta có thể cùng bên nhau ngày hôm nay, cả người Việt lẫn người Mỹ và
cùng thừa nhận những nỗi đau và hy sinh của cả hai phía.

Gần đây hơn, trong hơn hai thập niên vừa qua, Việt Nam đã đạt được những
tiến bộ to lớn và hiện nay cả thế giới có thể chứng kiến những nỗ lực lớn lao
của các bạn. Nhờ đổi mới kinh tế và các hiệp định thương mại, trong đó có hiệp
định thương mại với Hoa Kỳ, các bạn đã hội nhập kinh tế quốc tế, bán hàng
hóa của mình khắp nơi trên thế giới. Đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều hơn.
Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Châu Á, Việt
Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình.

Chúng tôi đã thấy những tiến bộ của Việt Nam qua những tòa tháp cao chọc
trời và những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, qua những
trung tâm mua sắm và khu đô thị mới. Chúng tôi đã thấy những tiến bộ như vậy
qua những vệ tinh mà Việt Nam đưa vào không gian và qua một thế hệ mới
đang được kết nối trực tuyến, khởi nghiệp và điều hành những doanh nghiệp
mới. Chúng tôi đã thấy những tiến bộ như vậy qua hàng chục triệu người Việt
Nam kết nối trên Facebook và Instagram. Và các bạn không chỉ đăng những
tấm ảnh selfies – mặc dù tôi được biết các bạn rất hay chụp như thế – (Cười) –
cho đến giờ có rất nhiều bạn đã mời tôi cùng chụp selfies. Các bạn còn nói lên
tiếng nói của mình về những vấn đề mà các bạn quan tâm, như bảo vệ cây cổ
thụ ở Hà Nội.

Chính sự năng động như vậy đã đem lại những bước tiến thực sự trong cuộc
sống của người dân. Ở đây, ở Việt Nam, các bạn đã giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói
cùng cực, nâng mức thu nhập của các hộ gia đình và giúp hàng triệu người
vươn lên trở thành tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Đói nghèo, bệnh tật,
tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em đều giảm. Số người có nước sạch và điện, số trẻ
em trai và trẻ em gái được đến trường, tỷ lệ biết đọc biết viết – tất cả đều tăng
lên. Đó là sự tiến bộ vượt bậc. Đó là những thành tựu mà các bạn đã có thể đạt
được trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Cùng với sự chuyển mình của Việt Nam là sự chuyển biến trong mối quan hệ
giữa hai nước. Chúng tôi đã rút ra một bài học từ lời răn dạy của Thiền sư
Thích Nhật Hạnh, rằng “Bằng đối thoại chân thành, cả hai bên đều sẵn sàng
thay đổi”. Bằng cách đó, chính cuộc chiến vốn đã chia rẽ chúng ta lại trở thành
nguồn cội để hàn gắn. Điều đó đã cho phép chúng ta tìm kiếm những người đã
mất tích và cuối cùng đưa họ trở về quê hương. Điều đó đã cho phép chúng ta
tháo gỡ bom mìn còn sót lại, vì chúng ta không thể để những đứa trẻ phải mất
chân chỉ vì vui chơi ở ngoài trời. Ngay cả khi chúng tôi tiếp tục giúp đỡ những
người Việt Nam khuyết tật, bao gồm cả trẻ em, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục loại
bỏ chất độc da cam – dioxin – để Việt Nam có thể giành lại những mảnh đất
của mình. Chúng tôi tự hào về công việc mà chúng ta đã cùng làm ở Đà Nẵng,
và mong muốn tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của các bạn ở Biên Hòa.

Chúng ta cũng không nên quên rằng việc hàn gắn giữa hai nước đã có những
đóng góp lớn lao của những cựu binh vốn đã từng đối mặt ở hai đầu chiến
tuyến. Hãy nhớ tới Thượng Nghị sỹ John McCain, người đã từng là tù binh
chiến tranh trong nhiều năm ở đây, đã gặp Tướng Giáp, người đã nói hai nước
không nên cứ là kẻ thù, mà hãy làm bạn. Hãy nhớ tới tất cả những cựu binh, cả
Việt Nam và Hoa Kỳ, đã giúp chúng ta hàn gắn và gây dựng những mối quan
hệ mới. Ít ai có thể làm nhiều hơn thế trong lĩnh vực này qua nhiều năm so với
cựu Trung úy Hải quân, nay là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, người cũng
có mặt ở đây ngày hôm nay. Thay mặt cho tất cả mọi người, xin trân trọng cảm
ơn John vì những nỗ lực vượt bậc của mình. (Vỗ tay).

Nhờ những cựu binh đã dẫn đường cho chúng ta, nhờ những chiến binh đã có
lòng quả cảm vươn tới hòa bình mà hai dân tộc chúng ta giờ đây đã gần gũi
nhau hơn bao giờ hết. Thương mại song phương đã tăng mạnh. Sinh viên và
học giả của cả hai bên cùng học hỏi lẫn nhau. Chúng tôi đón nhiều sinh viên từ
Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á.
Và mỗi năm, các bạn cũng đón ngày càng nhiều khách du lịch từ Hoa Kỳ, bao
gồm cả các bạn trẻ người Mỹ đeo ba lô, tới 36 phố phường ở Hà Nội, những
cửa hàng ở phố cổ Hội An và cố đô Huế. Cả người Việt và người Mỹ đều có
thể đồng cảm với những lời ca của nhạc sỹ Văn Cao – “Từ đây người biết quê
người; từ đây, người biết thương người”.

Với tư cách là Tổng thống, tôi đã phát huy những tiến bộ như vậy. Với mối
quan hệ đối tác toàn diện mới, chính phủ của cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ
với nhau hơn bao giờ hết. Và cùng với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt nền
tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ song phương trong nhiều thập niên tới.
Xét từ góc độ nào đó, sợi dây dài kết nối hai nước vốn bắt đầu từ Thomas
Jefferson cách đây hơn hai thế kỷ đến bây giờ đã kết trọn một vòng. Quá trình
đó đã diễn ra qua bao nhiêu năm và đòi hỏi những nỗ lực to lớn. Nhưng giờ
đây, chúng ta có thể nói điều mà trước kia khó có thể tưởng tượng nổi: ngày
hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã là đối tác.

Và tôi tin rằng kinh nghiệm của chúng ta sẽ là những bài học cho cả thế giới.
Vào thời điểm mà nhiều cuộc xung đột dường như vô cùng nan giải, dường
như không có hồi kết, chúng ta đã minh chứng rằng trái tim có thể thay đổi và
rằng một tương lai khác sẽ đến nếu như chúng ta khước từ làm tù binh của quá
khứ. Chúng ta đã cho thấy hòa bình có thể tốt đẹp hơn chiến tranh như thế nào.
Chúng ta đã minh chứng rằng tiến bộ và nhân phẩm chỉ có thể được thúc đẩy
tốt nhất qua hợp tác, chứ không phải xung đột. Đó là những gì mà Việt Nam và
Hoa Kỳ có thể chứng minh với thế giới.

Giờ đây, mối quan hệ đối tác mới của Hoa Kỳ với Việt Nam được bắt nguồn từ
một vài chân lý cơ bản. Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, và
không có bất kỳ quốc gia nào khác có thể áp đặt ý chí hay định đoạt vận mệnh
của các bạn. (Vỗ tay). Bây giờ, Hoa Kỳ có mối quan tâm ở đây. Chúng tôi quan
tâm tới sự thành công của Việt Nam. Nhưng mối quan hệ đối tác toàn diện của
chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu. Trong thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của
mình, tôi muốn chia sẻ với các bạn một tầm nhìn mà tôi tin rằng có thể định
hướng cho chúng ta trong nhiều thập niên tới đây.

Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau hợp tác để tạo ra những cơ hội thực sự và sự
thịnh vượng cho tất cả người dân của mình. Chúng ta biết những thành tố của
thành công kinh tế trong thế kỷ 21. Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và
thương mại sẽ đến bất kỳ nơi nào có pháp quyền, bởi vì không ai muốn phải
hối lộ để được khởi nghiệp. Không ai muốn bán hàng hay đi học nếu họ không
biết mình sẽ được đối xử ra sao. Trong các nền kinh tế tri thức, việc làm sẽ
được tạo ra ở những nơi mà người dân có quyền tự do suy nghĩ, trao đổi ý
tưởng và đổi mới sáng tạo. Và mối quan hệ đối tác kinh tế thực sự không phải
là chuyện nước này đi khai thác tài nguyên của nước khác, mà là đầu tư vào
nguồn lực quý báu nhất của mình – đó chính là con người, kỹ năng và tài năng
của họ, cho dù họ sống ở thành phố lớn hay ở làng quê. Và đó chính là mối
quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ đem tới.

Như tôi đã công bố ngày hôm qua, Peace Corps (Tổ chức Hòa bình) lần đầu
tiên sẽ tới Việt Nam, tập trung giảng dạy tiếng Anh. Một thế hệ sau khi những
thanh niên Mỹ đến đây để chiến đấu, một thế hệ người Mỹ mới sẽ tới đây để
giảng dạy, xây dựng và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị giữa hai dân tộc. (Vỗ
tay). Một số công ty công nghệ hàng đầu và những cơ sở đào tạo của Hoa Kỳ
đang hợp tác với các trường đại học của Việt Nam để tăng cường đào tạo trong
lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, toán và y học. Ngay cả khi chúng tôi tiếp tục đón
nhận thêm nhiều sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập, chúng tôi cũng tin
rằng các bạn trẻ hoàn toàn xứng đáng được tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp
quốc tế ngay tại đây ở Việt Nam.

Đó là một trong những lý do chúng tôi rất phấn khởi khi mùa thu này, trường
đại học Fulbright Việt Nam sẽ đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh –
đây sẽ là trường đại học phi lợi nhuận, độc lập đầu tiên của Việt Nam – đó sẽ là
nơi có tự do học thuật hoàn toàn và học bổng cho những người có hoàn cảnh
khó khăn. (Vỗ tay). Sinh viên, học giả và các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào
chính sách công, quản trị và kinh doanh; vào khoa học máy tính và kỹ thuật, và
các môn nghệ thuật tự do – mọi lĩnh vực từ thơ của Nguyễn Du, cho đến triết lý
của Phan Chu Trinh và toán học của Ngô Bảo Châu.

Và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn trẻ và doanh nhân khởi
nghiệp, bởi chúng tôi tin rằng khi các bạn có thể tiếp cận các kỹ năng, công
nghệ và vốn mà mình cần thì không có gì có thể cản đường các bạn – và điều
đó bao gồm cả những phụ nữ tài năng của Việt Nam. (Vỗ tay). Chúng tôi cho
rằng bình đẳng giới là một nguyên tắc quan trọng. Từ thời Bà Trưng Bà Triệu
đến nay, những người phụ nữ mạnh mẽ và tự tin luôn luôn có thể giúp Việt
Nam tiến về phía trước. Bằng chứng rất rõ ràng – tôi nói điều này ở bất cứ nơi
nào tôi đến trên khắp thế giới – gia đình, cộng đồng, và các quốc gia đều thịnh
vượng hơn khi trẻ em gái và phụ nữ có cơ hội ngang bằng để thành công ở
trường học và ở nơi làm việc và trong chính phủ. Điều đó đúng ở mọi nơi và
điều đó đúng ở Việt Nam. (Vỗ tay).

Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giải phóng tối đa tiềm năng của nền kinh tế của
các bạn thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay tại
Việt Nam, TPP sẽ giúp các bạn bán được nhiều sản phẩm hơn ra thế giới và
hiệp định này sẽ thu hút đầu tư mới. TPP sẽ đòi hỏi cải cách để bảo vệ công
nhân và pháp quyền và quyền sở hữu trí tuệ. Và Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Việt
Nam khi Việt Nam nỗ lực thực hiện đầy đủ các cam kết của mình. Tôi muốn
các bạn biết rằng, với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP
bởi các bạn còn có thể mua nhiều hơn các sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ.

Hơn nữa, tôi ủng hộ TPP bởi những lợi ích chiến lược quan trọng của hiệp định
này. Việt Nam sẽ bớt phụ thuộc vào bất kỳ một đối tác thương mại duy nhất
nào và hưởng lợi từ quan hệ rộng rãi hơn với nhiều đối tác, bao gồm Hoa Kỳ.
(Vỗ tay). Và TPP sẽ củng cố hợp tác khu vực. TPP sẽ giúp Việt Nam giải quyết
bất đình đẳng kinh tế, và sẽ thúc đẩy nhân quyền, với mức lương cao hơn và
điều kiện lao động an toàn hơn. Lần đầu tiên ở Việt Nam, quyền lập công đoàn
độc lập và luật cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em. Và hiệp định có
các biện pháp bảo vệ môi trường mạnh mẽ nhất và những tiêu chuẩn chống
tham nhũng cao nhất so với bất kỳ hiệp định thương mại nào trong lịch sử. Đó
là tương lai mà TPP mang lại cho tất cả chúng ta, bởi tất cả chúng ta – Hoa Kỳ,
Việt Nam và các quốc gia tham gia – sẽ phải tuân thủ các quy định mà chúng ta
đã cùng nhau tạo nên. Đó là tương lai dành cho tất cả chúng ta. Vì thế chúng ta
phải đạt được hiệp định này – vì sự thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc gia
của chúng ta.

Tiếp theo, tôi muốn nói đến lĩnh vực thứ hai mà chúng ta có thể cùng hợp tác
với nhau, đó là đảm bảo an ninh chung của chúng ta. Với chuyến thăm này,
chúng ta đồng thuận về việc đẩy mạnh hợp tác an ninh và tăng cường lòng tin
giữa quân đội hai nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp các khóa đào tạo và
trang thiết bị cho Cảnh sát biển Việt Nam nhằm tăng cường năng lực hàng hải
của Việt Nam. Chúng tôi sẽ đồng hành để cung cấp hỗ trợ nhân đạo khi xảy ra
thảm họa. Với tuyên bố tôi đã đưa ra ngày hôm qua về việc gỡ bỏ hoàn toàn
lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, Việt Nam sẽ có được sự tiếp cận lớn hơn
với trang thiết bị quân sự các bạn cần để đảm bảo an ninh của mình. Và Hoa
Kỳ đang thực hiện cam kết của mình nhằm bình thường hóa quan hệ hoàn toàn
với Việt Nam. (Vỗ tay).

Nói một cách rộng hơn, thế kỷ 20 đã cho tất cả chúng ta– cả Hoa Kỳ và Việt
Nam – thấy rằng trật tự thế giới làm nền tảng cho an ninh chung của chúng ta
được hình thành dựa trên những quy tắc và chuẩn mực nhất định. Các quốc gia
đều có chủ quyền, bất luận quốc gia đó lớn hay nhỏ, chủ quyền của họ phải
được tôn trọng, và lãnh thổ của họ không nên bị xâm phạm. Các quốc gia lớn
không nên bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn. Các tranh chấp nên được giải quyết
một cách hòa bình. (Vỗ tay). Và các thiết chế khu vực, ví dụ như ASEAN và
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nên tiếp tục được củng cố mạnh mẽ. Đó là điều
tôi tin tưởng. Đó là điều Hoa Kỳ tin tưởng. Đó là quan hệ đối tác mà Hoa Kỳ
mang đến khu vực này. Tôi mong muốn thúc đẩy tinh thần tôn trọng và hòa
giải vào cuối năm nay khi tôi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm
Lào.

Về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), Hoa Kỳ không là một quốc gia tuyên bố
chủ quyền trong tranh chấp hiện nay. Tuy nhiên chúng tôi sát cánh cùng các
đối tác để bảo vệ những nguyên tắc cốt lõi, như quyền tự do hàng hải và hàng
không, và thương mại hợp pháp không bị cản trở, và cách giải quyết những
tranh chấp một cách hòa bình, thông qua các công cụ pháp lý, theo luật pháp
quốc tế. Trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay và đưa tàu thuyền hoạt động ở
bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi sẽ ủng hộ quyền của tất
cả các quốc gia thực hiện việc làm tương tự như vậy. (Vỗ tay).

Ngay cả khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực mà tôi vừa nói
đến, quan hệ đối tác của chúng ta còn bao gồm thành tố thứ ba – giải quyết
những lĩnh vực mà chính phủ của chúng ta còn khác biệt, bao gồm nhân quyền.
Không quốc gia nào là hoàn hảo cả. Hai thế kỷ đã trôi qua, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục
cố gắng để thực hiện những lý tưởng có từ thời lập quốc của chúng tôi. Chúng
tôi vẫn đang giải quyết những bất cập của mình – quá nhiều tiền đổ vào chính
trị, bất bình đẳng kinh tế gia tăng, phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp
hình sự, phụ nữ vẫn không được trả lương ngang bằng với nam giới trong cùng
một công việc. Chúng tôi vẫn còn nhiều vấn đề. Và chúng tôi không phải
không bị chỉ trích, tôi thú thực với bạn như vậy. Tôi vẫn nghe những lời chỉ
trích hàng ngày. Nhưng chính sự giám sát đó, những cuộc tranh luận công khai,
chỉ ra những điểm không hoàn hảo của chúng tôi, và cho phép tất cả mọi người
có tiếng nói đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và
công bằng hơn.

Tôi đã nói điều này từ trước– Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt mô hình chính
phủ của chúng tôi lên Việt Nam. Những quyền mà tôi nói đây, tôi tin rằng
không phải các giá trị Mỹ, tôi nghĩ đó là giá trị phổ quát được minh định trong
Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Những quyền đó được minh định trong
Hiến pháp Việt Nam, khẳng định rằng “người dân có quyền tự do ngôn luận và
tự do báo chí, và có quyền tiếp cận thông tin, quyền tụ họp và quyền lập hội, và
quyền biểu tình”. Điều đó được nêu trong hiến pháp Việt Nam. (Vỗ tay). Vì
thế, thực sự vấn đề ở đây là tất cả chúng ta, từng quốc gia, cố gắng áp dụng
nhất quán những nguyên tắc này, đảm bảo rằng chúng ta – những người đang
làm việc trong chính phủ – thành thật với những lý tưởng đó.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt Nam
cam kết đảm bảo pháp luật của mình sẽ thống nhất với hiến pháp mới và với
chuẩn mực quốc tế. Theo quy định của một số luật mới được ban hành gần đây,
chính phủ sẽ công khai nhiều hơn về ngân sách và công chúng sẽ có quyền tiếp
cận nhiều thông tin hơn. Và, như tôi đã nói, Việt Nam cam kết thực hiện cải
cách kinh tế và lao động theo TPP. Vì thế, tất cả đều là những bước đi tích cực.
Cuối cùng, tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định bởi chính người dân
Việt Nam. Mỗi quốc gia có con đường riêng của mình, và hai quốc gia chúng ta
có những truyền thống khác biệt, hệ thống chính trị khác biệt và văn hóa khác
biệt. Nhưng là một người bạn của Việt Nam, cho phép tôi chia sẻ quan điểm
của tôi – tại sao tôi tin tưởng các quốc gia sẽ thành công hơn khi những quyền
phổ quát được đảm bảo.

Khi có quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ
ý tưởng và tiếp cận internet và mạng xã hội mà không bị cấm đoán, điều đó sẽ
tạo đà cho đổi mới sáng tạo mà các nền kinh tế cần để có thể vươn lên. Đó là
nơi nảy ra những ý tưởng mới. Đó chính là cách thức khởi đầu của Facebook.
Đó chính là cách thức mà nhiều trong số những công ty vĩ đại nhất của chúng
tôi đã khởi nghiệp – nhờ ai đó có ý tưởng mới. Ý tưởng khác biệt. Và họ có thể
chia sẻ ý tưởng đó. Khi có tự do báo chí – khi nhà báo và blogger có thể vạch
trần những bất công và lạm dụng – điều đó sẽ buộc các quan chức phải có trách
nhiệm và sẽ xây dựng niềm tin của người dân để hệ thống có thể hoạt động.
Khi các ứng viên có thể chạy đua vào các vị trí và tranh cử tự do, và cử tri có
thể lựa chọn những người lãnh đạo của mình trong các cuộc bầu cử tự do và
công bằng thì điều đó sẽ làm cho các quốc gia ổn định hơn, bởi vì người dân
biết rằng tiếng nói của họ được lắng nghe và rằng những thay đổi một cách hòa
bình là điều có thể. Và điều đó sẽ đưa những con người mới vào hệ thống.

Khi có quyền tự do tôn giáo, thì điều đó không chỉ cho phép người dân được
bày tỏ đầy đủ tình yêu và đam mê vốn là giá trị cốt lõi của tất cả mọi tôn giáo
lớn, mà còn cho phép các nhóm đức tin phục vụ cộng đồng của họ thông qua
trường học và bệnh viện, và chăm sóc người nghèo và người dễ bị tổn thương.
Và khi có quyền tự do hội họp – khi người dân được tự do tổ chức xã hội dân
sự – thì các quốc gia sẽ giải quyết tốt hơn các thách thức mà chính phủ đôi khi
không thể tự mình giải quyết. Do vậy, tôi cho rằng việc thúc đẩy các quyền này
không phải là mối đe dọa đối với sự ổn định, mà thực ra là củng cố sự ổn định
và là nền tảng cho sự tiến bộ.

Suy cho cùng, việc khát khao có được những quyền này đã thôi thúc người dân
trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, đánh đuổi chủ nghĩa thực dân. Tôi tin
rằng việc thúc đẩy các quyền này là sự hiện thân đầy đủ nhất của độc lập mà
nhiều quốc gia đề cao, bao gồm cả nơi này, ở một quốc gia đã tuyên bố “của
dân, do dân và vì dân”.

Cách thực hiện của Việt Nam sẽ khác với của Hoa Kỳ. Và cách thức của mỗi
chúng ta cũng sẽ khác với các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng có những
nguyên tắc căn bản mà tôi cho rằng tất cả chúng ta đều cần phải cố gắng thực
hiện và cải thiện. Tôi đã nói điều này với tư cách là người sắp hết nhiệm kỳ, do
vậy tôi có lợi thế trong gần tám năm để giờ đây có thể suy ngẫm xem hệ thống
của chúng tôi hoạt động như thế nào và tương tác với các quốc gia thế giới ra
sao khi mà họ đang không ngừng cải thiện hệ thống của mình.

Cuối cùng, tôi cho rằng, mối quan hệ đối tác của chúng ta có thể ứng phó với
những thách thức toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải
quyết được. Nếu chúng ta tiếp tục đảm bảo sức khỏe cho người dân của mình
và vẻ đẹp của hành tinh này thì chúng ta phải phát triển bền vững. Những kỳ
quan tự nhiên như Vịnh Hạ Long và Hang Sơn Đoòng cần phải được gìn giữ
cho con cháu chúng ta. Nước biển dâng đe dọa các bờ biển và giao thông
đường thủy vốn là huyết mạch trong cuộc sống của nhiều người Việt Nam. Với
tư cách là các đối tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chúng ta cần
thực hiện đầy đủ cam kết mà chúng ta đã tuyên bố ở Paris, chúng ta cần giúp
những người nông dân và những ngôi làng và người dân mưu sinh bằng nghề
cá có thể thích ứng và đem lại nhiều năng lượng sạch hơn đến những khu vực
như Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa của thế giới mà chúng ta cần để đảm
bảo lương thực cho những thế hệ sau này.

Và chúng ta có thể cứu sống người dân ở ngoài biên giới của mình. Bằng cách
giúp các quốc gia khác nâng cao hệ thống y tế của họ, chúng ta có thể phòng
ngừa không để bệnh tật bùng phát trở thành dịch bệnh đe dọa tất cả chúng ta.
Khi Việt Nam làm sâu sắc cam kết của mình với lực lượng gìn giữ hòa bình
Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ tự hào giúp đào tạo các quân nhân gìn giữ hòa bình
của các bạn. Và điều quan trọng ở đây là – hai nước chúng ta, từng chiến đấu
chống lại nhau, giờ lại sát cánh cùng nhau và cùng giúp nhau đạt được hòa
bình. Vì thế, bên cạnh quan hệ song phương của mình, mối quan hệ đối tác còn
cho phép chúng ta góp phần hình thành môi trường quốc tế theo hướng tích
cực.

Bây giờ, thực hiện được đầy đủ tầm nhìn mà tôi mô tả ngày hôm nay không
phải là điều xảy ra một sớm một chiều, và không phải đương nhiên sẽ xảy ra.
Có thể sẽ có những thăng trầm trên con đường đó. Sẽ có những lúc xảy ra hiểu
nhầm. Con đường đó đòi hỏi nỗ lực bền bỉ và đối thoại chân thành trong những
lĩnh vực mà cả hai bên sẽ tiếp tục thay đổi. Tuy nhiên, khi xem xét cả chặng
đường lịch sử và những trở ngại mà chúng ta đã vượt qua, tôi đang đứng trước
các bạn ở đây ngày hôm nay, rất lạc quan về tương lai chung của chúng ta. (Vỗ
tay). Và niềm tin của tôi, lúc nào cũng vậy, luôn luôn bắt nguồn từ tình hữu
nghị và khát vọng chung của cả hai dân tộc.

Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ và người Việt Nam đã vượt qua biển cả
mênh mông – trong đó có một số người lần đầu tiên được đoàn tụ với gia đình
sau nhiều thập niên – và những người như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã viết
trong ca khúc của mình, đã nối vòng tay lớn để mở tấm lòng của mình ra để
thấu suốt trái tim mình và nhìn thấu tình người trong mỗi chúng ta. (Vỗ tay).

Tôi nghĩ đến tất cả người Mỹ gốc Việt thuộc mọi tầng lớp đã thành danh – từ
bác sỹ, nhà báo, thẩm phán, công chức. Một trong số họ, được sinh ra ở đây, đã
viết cho tôi một lá thư và nói rằng “Ơn Chúa, tôi đã có thể thực hiện được giấc
mơ Mỹ…Tôi rất tự hào là người Mỹ nhưng tôi cũng rất tự hào là người Việt
Nam”. (Vỗ tay). Và ngày hôm nay, ông ấy ở đây, trở lại mảnh đất sinh thành,
bởi vì, như ông ấy đã nói, “niềm đam mê cá nhân” của ông là “cải thiện cuộc
sống cho từng người dân Việt Nam”.

Tôi nghĩ tới một thế hệ người Việt Nam mới – với rất nhiều người trong số các
bạn, rất nhiều bạn trẻ có mặt ở đây – những người luôn sẵn sàng ghi lại dấu ấn
của mình trên thế giới. Và tôi muốn nói với tất cả những người trẻ đang lắng
nghe tôi nói rằng: tài năng của bạn, con đường của bạn, những giấc mơ của
bạn–trong tất cả những thứ đó, Việt Nam đã có có tất cả những thành tố cần
thiết để phát triển. Vận mệnh của bạn là trong tay của bạn. Đây là thời điểm
của bạn. Và khi bạn theo đuổi tương lai mà bạn muốn, tôi muốn bạn biết rằng
Hoa Kỳ sẽ ở đó bên bạn như là đối tác của bạn và là bạn của bạn. (Vỗ tay).

Và trong nhiều năm tới kể từ bây giờ, khi ngày càng có nhiều người Việt Nam
và Mỹ đang học tập với nhau; đổi mới sáng tạo và kinh doanh với nhau; cùng
chung tay vì an ninh của chúng ta, thúc đẩy nhân quyền và cùng nhau bảo vệ
hành tinh của mình … tôi hy vọng bạn hãy nhớ lại thời điểm này và ấp ủ hy
vọng từ tầm nhìn mà tôi đã đề ra ngày hôm nay. Hay, nếu tôi có thể nói một
cách khác – mượn lời của Truyện Kiều mà các bạn đều biết “Rằng trăm năm
cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”. (Vỗ tay).

Cám ơn các bạn. Rất cám ơn các bạn. Cám ơn Việt Nam. Cám ơn.

Obama’s speech 2016


Cảm ơn các bạn. Xin chào. (Vỗ tay.) Cảm ơn các bạn rất nhiều. Cảm ơn các
bạn. Thật tuyệt vời khi được đến Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn ngồi.

Tôi vừa có cơ hội đến thăm Chùa Ngọc Hoàng. Tôi nghĩ rằng việc đi từ ngôi
chùa thiêng liêng 100 năm tuổi cho tới không gian DreamPlex của thế kỷ 21
này đã thể hiện một cách tuyệt vời sự phát triển đang diễn ra ở Việt Nam – một
quốc gia vinh danh lịch sử nhưng cũng vững vàng tới tương lai.

Và đó cũng là câu chuyện của thành phố này. Đây là một thành phố lúc nào
cũng chuyển động. Khi di chuyển từ sân bay vào nội đô, chúng tôi đã được
chứng kiến mọi hoạt động đang diễn ra. Và tôi không chỉ nói về giao thông đâu
– (cười) – mặc dù tôi nghĩ di chuyển bằng xe máy sẽ dễ hơn xe hộ tống. (Cười)

Nhưng thành phố này, cũng như đất nước này, tràn đầy năng lượng. Bạn có thể
thấy điều đó qua những tòa cao ốc vươn lên trên đường chân trời và những cửa
hàng mọc lên ở khắp các ngõ phố. Bạn có thể thấy điều đó trên Internet, nơi
hàng chục triệu người Việt đang kết nối với nhau và với thế giới. Bạn có thể
cảm nhận điều đó ở đây tại DreamPlex, nơi ý tưởng trở thành hiện thực. Tôi
vừa có cơ hội chứng kiến một vài ý tưởng đang được hiện thực hóa – những
người trẻ đang thực hiện những việc đó. Tôi đã thấy một trò chơi ảo giúp phục
hồi chấn thương dây thần kinh, một cái máy giúp điện thoại bạn điều khiển
được máy cắt laser – mặc dù bạn sẽ phải cẩn thận với cái máy đó. (Cười)

Có lẽ một phần năng lượng này là nhờ vào cà phê trứng nổi tiếng của các bạn.
Thứ đó rất mạnh, tôi hiểu. Nhưng động lực thực sự của tăng trưởng ở Việt Nam
hay thành phố Hồ Chí Minh là tinh thần khởi nghiệp – đó chính là tinh thần
đưa chúng tôi đến đây ngày hôm nay.

Và tôi đã chứng kiến điều đó ở mọi nơi tôi đến trên thế giới. Tôi gặp gỡ nhiều
người – đặc biệt là những người trẻ, như ba người mà chúng ta sắp gặp tới đây
– những người khao khát tự lập nghiệp, bắt đầu một điều gì đó mới mẻ, và tự
quyết định số phận của mình. Rất nhiều người muốn làm được nhiều hơn là chỉ
tạo ra một ứng dụng mới tuyệt vời trên điện thoại. Họ muốn đóng góp cho cộng
đồng và giúp mọi dân có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Và đó chính là cốt lõi của tinh thần khởi nghiệp. Đó là xây dựng doanh nghiệp
– và hy vọng là thu được lợi nhuận. Đó cũng còn là tạo ra công ăn việc làm,
phát triển sản phẩm mới, sáng tạo ra nhiều cách phục vụ khách hàng. Tinh thần
khởi nghiệp là nhiên liệu cho sự thịnh vượng, nó giúp hướng nền kinh tế đang
đi lên vào con đường tới thành công. Nó đem lại cho những người trẻ như các
bạn cơ hội đưa năng lượng và đam mê của mình vào những điều lớn lao hơn.
Và nó còn giúp chúng ta xóa bỏ rào cản văn hóa để cùng nhau giải quyết những
thách thức lớn mà thế giới đang gặp phải.

Tất nhiên, trở thành một doanh nhân không phải điều dễ dàng. Không dễ để
làm vậy ở Hoa Kỳ, ở Việt Nam, hay ở bất cứ đâu trên thế giới. Những bước
đầu tiên bao giờ cũng khó khăn. Rất khó để huy động vốn. Rất khó để có được
những kỹ năng xây dựng doanh nghiệp. Không phải bao giờ bạn cũng có
những cố vấn hay mối quan hệ giúp đỡ bạn suốt cả quá trình. Phụ nữ còn gặp
nhiều khó khăn hơn nữa vì những định kiến xã hội từ xưa, vì không có nhiều cơ
hội.

Vì vậy chúng ta sẽ phải thúc đẩy tất cả những người có năng lực trong xã hội.
Vấn đề bạn nghèo không có nghĩa là bạn không thể làm chủ một doanh nghiệp.
Bạn không trông giống như những doanh nhân khác không có nghĩa là bạn
không thể cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ tuyệt vời.

Và đó là lý do vì sao DreamPlex lại quan trọng đến vậy. Đây không chỉ là ngôi
nhà của những người khởi nghiệp bằng công nghệ như bạn. Đây còn là nơi bạn
chia sẻ ý tưởng và cùng xây dựng cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau.

Bên cạnh sự coi trọng tinh thần khởi nghiệp, những nơi ấp ủ ý tưởng như thế
này đã khiến các công ty khởi nghiệp phát triển nhiều chưa từng thấy ở Việt
Nam. Trong vòng một năm trở lại đây, nguồn vốn cho khởi nghiệp đã tăng lên
gấp đôi. Chúng ta đang chứng kiến những thương vụ thâu tóm khổng lồ, như
Tập đoàn Fossil mua lại Misfit Wearables, một công ty Việt Nam chuyên sản
xuất thiết bị đeo thông minh. Chúng ta đang chứng kiến những người Mỹ gốc
Việt đến đây để mạo hiểm – điều đó cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa Hoa Kỳ
và Việt Nam.

Và cả thế giới đang chú ý. Tập đoàn đầu tư mạo hiểm hàng đầu thế giới mang
tên 500 Startups vừa mới công bố quỹ đầu tư trị giá 10 triệu USD ở thành phố
Hồ Chí Minh. Tại Hội nghị Khởi nghiệp Toàn cầu vào tháng sau – một chương
trình mà tôi đã chủ trì từ vài năm nay – tôi sẽ chào đón tám doanh nhân Việt
Nam tới Thung lũng Silicon, nơi họ có thể học hỏi từ những doanh nhân, nhà
khởi nghiệp, và nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu thế giới. Và thành công của các
bạn sẽ để lại thông điệp cho nhà đầu tư toàn cầu về tiềm năng đổi mới tuyệt vời
của đất nước này. Hy vọng rằng điều đó cũng sẽ khuyến khích những doanh
nhân Việt theo đuổi ý tưởng mới và thành lập công ty, để tiếp tục tạo động lực
cho nền kinh tế không ngừng phát triển.
Tôi tới đây ngày hôm nay vì Hoa Kỳ cam kết là đối tác khi các bạn phát triển.
Tổ chức Hòa bình (Peace Corp) sẽ tới Việt Nam lần đầu tiên, và tình nguyện
viên của chúng tôi sẽ giúp các bạn học tiếng Anh – ngôn ngữ thông dụng toàn
cầu. Qua những chương trình như Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á, chúng
tôi muốn giúp cho hàng nghìn người trẻ Việt có được kỹ năng và mạng lưới
cần thiết để họ đưa ý tưởng của mình thành hiện thực. Với chương trình Sáng
kiến Kết nối Hoa Kỳ – ASEAN (U.S.-ASEAN Connect Initiative), chúng tôi
hy vọng sẽ kết nối những doanh nghiệp ở Việt Nam với nhà đầu tư Mỹ trong
những lĩnh vực như là năng lượng sạch. Với trung tâm khởi nghiệp của phụ nữ
mà chúng tôi sắp mở cửa ở Việt Nam – chúng tôi đặt tên là WECREATE,
chúng tôi sẽ giúp tăng cường năng lực cho thế hệ kế cận những phụ nữ làm
kinh doanh.

Và nếu chúng ta thực sự muốn khuyến khích khởi nghiệp và đổi mới, tôi muốn
nói rằng chúng ta cần nhanh chóng thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP), bởi vì TPP sẽ không những cho phép chúng ta bán được
nhiều hàng hóa hơn và mang nền kinh tế hai nước lại gần nhau, hiệp định còn
giúp thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, tăng tính cạnh tranh, mở
rộng thị trường mới cho các công ty lớn cũng như công ty nhỏ và vừa. Hiệp
định sẽ nâng cao các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, và cải thiện môi
trường kinh doanh để những người khởi nghiệp như của các bạn có thể phát
triển.

Lời nhắn gửi của tôi ngày hôm nay đến tất cả những người khởi nghiệp là tôi
tin ở các bạn, nước Mỹ tin ở các bạn, và chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào thành
công của các bạn. Nói cho cùng, tương lai Việt Nam trong những thập kỷ tới
đây nằm trong tay các bạn, những nhà sáng chế và những người có ước mơ,
những người mà tôi vừa gặp và chúng ta sẽ sớm gặp lại thôi, và tất cả những
người đang lắng nghe tôi ở đây.

Vì thế tôi mong muốn được nghe từ những nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc này. Cảm
ơn các bạn rất nhiều. Cảm ơn. (Vỗ tay)
Giờ tôi sẽ giới thiệu qua về những doanh nhân trẻ xuất sắc đang dẫn đầu ở Việt
Nam. Chúng tôi mời họ đến đây để nói về việc điều gì đã có thể làm cho việc
khởi nghiệp dễ dàng hơn và họ sẽ tiếp tục nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp
như thế nào.

Người đầu tiên là Khoa Phạm, Giám đốc Pháp lý và Hoạt động doanh nghiệp
Microsoft Việt Nam. Chúng ta còn có Lê Hoàng Uyên Vy, nhà sáng lập của
Adayroi, trang thương mại điện tử với mục tiêu trở thành Amazon của Việt
Nam. Và đây là Đỗ Thị Thúy Hằng, Phó Chủ tịch Seedcom, một quỹ chuyên
đầu tư vào các công ty Việt Nam. Hãy cho họ một tràng pháo tay trước khi
chúng ta bắt đầu cuộc đối thoại này. (Vỗ tay)

Chúng ta hãy cùng bắt đầu với bạn nhé Vy. Hãy kể cho chúng tôi, có vẻ bạn có
hứng thú với kinh doanh từ khi còn rất trẻ.

VY: Chào buổi tối Ngài Tổng thống. Chào buổi tối tất cả mọi người. Đầu tiên,
tôi muốn gửi lời cảm ơn tới chính phủ Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ vì đã tổ
chức một chương trình tuyệt vời như thế này. Tôi tên là Vy, và tôi đã tốt nghiệp
Đại học Georgetown vào năm 2009 chuyên ngành tài chính. Thực ra, tôi có
đam mê với công nghệ khi còn đi học. Khi tôi 13 tuổi, tôi quyết định tự thành
lập công ty thiết kế web của mình. Tôi rất thích ý tưởng kết nối người bán và
người mua trên cùng một nền tảng trực tuyến, như eBay hay Amazon.

Nhưng lúc đó, tôi còn rất trẻ và không thể tự lập một doanh nghiệp thực sự. Vì
vậy, sau khi tốt nghiệp, tối quyết định quay trở về Việt Nam và bắt đầu lập một
địa chỉ bán đồ thời trang trực tuyến. Rất may mắn, sau năm năm chúng tôi đã
trở thành một trong những địa chỉ hàng đầu cho những tín đồ thời trang ở Việt
Nam. Chúng tôi được mua lại bởi tập đoàn lớn nhất ở Việt Nam. Giờ đây tôi
đang điều hành trang web Adayroi.com. Về cơ bản, chúng tôi là Amazon của
Việt Nam. Chúng tôi bán mọi thứ từ đồ điện tử cho tới hành tạp hóa trên mạng.
Mục tiêu của chúng tôi là mang lại cho mọi hộ gia đình ở Việt Nam những sản
phẩm an toàn, chất lượng cao với giá phải chăng.
TỔNG THỐNG OBAMA: Điều đó thật tuyệt. Bạn trông cũng rất tuyệt nữa.
Đây có phải là một trong những sản phẩm thời trang mà bạn bán trên mạng
không? (Cười). Có phải bạn mua vòng cổ và đôi khuyên tai này ở đó không?

VY: Những món đồ này đều có ở trên Adayroi.com. (Cười)

TỔNG THỐNG OBAMA: Vậy nếu các bạn đang tìm kiếm món hời thì biết
chỗ rồi – (cười). Thật xuất sắc.

Còn bạn, Hằng, bạn bắt đầu với vai trò một doanh nhân. Còn bây giờ bạn đã là
một nhà đầu tư. Hãy kể cho chúng tôi nghe về những thách thức bạn gặp phải.
Hẳn là có những thách thức đặc biệt khi là một nữ doanh nhân và nhà đầu tư ở
Việt Nam.

HẰNG: Thưa Ngài Tổng thống, tôi rất vinh hạnh khi được ở đây ngày hôm
nay. Quay ngược lại một chút, khi tôi quay trở lại Việt Nam vào năm năm
trước sau chín năm ở Hoa Kỳ. Nước Mỹ như ngôi nhà thứ hai của tôi vậy. Tôi
quay trở lại Việt Nam vì tôi có rất nhiều điều gắn bó ở đây. Gia đình tôi ở đây,
quê hương tôi ở đây, rất nhiều người ở đây. Môi trường ở đây rất tốt, và tôi đã
học được nhiều điều từ những thế hệ đi trước. Tôi cũng đã chứng kiến rất nhiều
mô hình thành công ở đây, vì thế tôi quyết định quay lại.

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng là một nữ doanh nhân lại là điểm bất lợi tại môi
trường trong nước, bởi vì từ những kinh nghiệm cá nhân tôi có thể tự hào nói
rằng phụ nữ Việt Nam được đối xử bình đằng và được tạo nhiều cơ hội. Vì vậy
mọi nỗ lực đều phải đến từ bản thân mỗi chúng ta. Chúng ta có thể thấy rất
nhiều nữ doanh nhân trong phòng này. Lê Hoàng Uyên Vy, như Ngài vừa nhắc
đến, là một người tuyệt vời. Cô ấy không phải là một doanh nhân, nhưng cô ấy
đã làm được những việc xuất sắc tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đều
yêu quý cô ấy. (Cười và vỗ tay)

Vì vậy nếu thế giới được lãnh đạo bởi phụ nữ — và tôi đang nghĩ đến cuộc bầu
cử tại Hoa Kỳ năm nay – nó sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Như những gì Ngài nói.
Ngài luôn nói như vậy.
TỔNG THỐNG OBAMA: Đúng vậy. (Cười.) Vậy giờ bạn đang tìm kiếm
những loại hình doanh nghiệp nào để đầu tư?

HẰNG: Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực xuất
khẩu nông sản. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác
trong ngành nông nghiệp. Và trình độ kỹ thuật cũng như năng suất lao động
trong ngành vẫn còn thấp. Tại Seedcom, chúng tôi đã làm việc với rất nhiều
công ty bán lẻ, công nghệ hay hậu cần. Nhưng dự án mà chúng tôi thích nhất
bây giờ là về lĩnh vực nông nghiệp. Chúng tôi áp dụng công nghệ vào nông
nghiệp truyền thống – như tự động hóa chẳng hạn. Về cơ bản chúng tôi sẽ trực
tiếp mang sản phẩm đến cho người tiêu dùng với giá trị cao hơn.

Tôi nghĩ đó chính là làn sóng khởi nghiệp tiếp theo ở Việt Nam, khi cả doanh
nghiệp và nhà đầu tư đến với nhau, sử dụng khoa học kỹ thuật để thay đổi các
ngành truyền thống.

TỔNG THỐNG OBAMA: Vậy Phạm, bạn sinh ra ở đây rồi chuyển tới Hoa Kỳ
năm 11 tuổi phải không?

PHẠM: Đúng vậy.

TỔNG THỐNG OBAMA: Và bạn học tập ở đó, làm việc ở Washington, cuối
cùng thì gia nhập một công ty khởi nghiệp rất ấn tượng mang tên Microsoft.
(Cười.) Và bây giờ bạn đang đại diện cho Microsoft ở Thành phố Hồ Chí
Minh. Nói cho chúng tôi, Microsoft đang thấy những cơ hội gì? Và theo bạn thì
làm thế nào mà các công ty Mỹ có thể tương tác hiệu quả nhất với doanh nhân
Việt Nam, các công ty khởi nghiệp và những người khởi nghiệp?

PHẠM: Chào mừng đến Việt Nam, Ngài Tổng thống. Tôi biết giờ mới là sáng
sớm ở Thủ đô Washington. –

TỔNG THỐNG OBAMA: Tôi hết mệt mỏi do lệch múi giờ rồi.
PHẠM: — Vậy tôi mừng vì ông đang tỉnh táo. (Cười.) Lý do tôi trở lại Việt
Nam giống với lý do mà ba mẹ tôi đã mang tôi ra khỏi Việt Nam khi tôi còn là
một cậu bé, và đó là do họ muốn tôi có cơ hội cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Và chúng tôi đã có điều đó ở Mỹ. Và sau 35 năm sống ở Mỹ, tôi quyết định trở
lại Việt Nam để mang lại cơ hội tương tự như vậy và tạo nên sự khác biệt cho
những người trẻ Việt Nam – có thể vài người trong số họ đang ngồi ở đây hôm
nay.

Và như vậy, cách mà tôi nhìn nhận chuyến trở về của tôi là Microsoft cho tôi
cơ hội để tạo nên sự khác biệt, để cải thiện cuộc sống của người dân, để sản
xuất công nghệ, cũng như để thúc đẩy phát triển của đất nước này thông qua
công nghệ, bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ của chúng ta. Tôi thấy
có rất nhiều nhà đầu tư, doanh nhân khởi nghiệp trẻ, và tinh thần khởi nghiệp ở
Việt Nam. Và đó là lý do tôi trở lại Việt Nam.

TỔNG THỐNG OBAMA: Vậy thì, Vy, bạn đã đề cập rằng muốn thành lập
Amazon của Việt Nam đến thế nào. Nói cho tôi về những thách thức bạn đối
mặt khi nỗ lực xây dựng một nền tảng công nghệ phục vụ thương mại ở Việt
Nam, và điều gì khiến việc phát triển nền tảng đó ở Việt Nam khác với ở Mỹ,
nơi rõ ràng là có nhiều nền tảng công nghệ và sự tham gia nhiều hơn. Tôi đang
cho rằng, đặc biệt nếu bạn muốn vươn tới những vùng nông thôn, thì một số
thách thức hậu cần là khác nhau. Vì thế, nói cho chúng tôi về một vài khía cạnh
khó khăn nhất trong việc xây dựng tầm nhìn của bạn, và theo bạn thì làm thế
nào để Chính phủ Việt Nam, hay Chính phủ Hoa Kỳ, hay những công ty quan
tâm đến hợp tác với bạn hay với các doanh nhân khởi nghiệp khác có thể trở
nên có ích nhất. Cản trở lớn nhất mà bạn thấy nằm ở chỗ nào?

VY: — về việc mang các tiện ích và lối sống lành mạnh hơn đến với người dân
Việt Nam. Hãy tưởng tượng rằng những bà mẹ đi làm phải làm việc từ 9h đến
6h, và sau 6h chiều, cô ấy lại phải chạy vội ra siêu thị, ra chợ để chuẩn bị cơm
tối, và có thể mất đến 1 tiếng mới về đến nhà, rồi sau đó nấu nướng cho gia
đình.
TỔNG THỐNG OBAMA: Bởi vì giao thông ở đây –

VY: Đúng vậy, tắc đường. (Cười.) Vì thế hãy tưởng tượng rằng một ngày nào
đó cô ấy có thể ngồi ngay ở văn phòng và đặt các nguyên liệu, và khi cô ấy về
nhà thì mọi thứ đã ở đó để cô ấy có thể nấu bữa tối cho gia đình. Như vậy,
chúng ta có thể tiết kiệm cho cô ấy 1 tiếng đồng hồ để cô ấy dành thời gian đó
cho gia đình. Hãy tưởng tượng rằng chúng ta có thể tiết kiệm cho cô ấy 360
tiếng một năm, nghĩa là 7.300 giờ trong 20 năm, số giờ đó tương đương gần
một năm. Như thế, trong 20 năm thì chúng ta có thể tiết kiệm cho một phụ nữ 1
năm. Đó là giấc mơ của chúng tôi.

Nhưng về cơ bản, điều này rất thách thức bởi thậm chí những cửa hàng rau củ
trực tuyến như vậy cũng khó khăn vì cơ sở hạ tầng. Rất khó cho chúng tôi để
giao hàng đến cho khách đúng giờ, và đặc biệt khi bạn cam kết sẽ giao hàng
trong 2 tiếng, điều này khá là bất khả thi khi chúng tôi mới bắt đầu. Nhưng
chúng tôi quyết giữ cam kết. Và thế là chúng tôi tự đi giao hàng. Và cho đến
giờ thì tôi nghĩ chúng tôi biết về việc này, vì thế chúng tôi có thể giao hàng
nhanh hết mức có thể để làm hài lòng khách hàng.

Một vài thách thức mà tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam hay Chính phủ Mỹ đều có
thể giúp chúng tôi là, trước hết, giúp chúng tôi phát triển cơ sở hạ tầng của
chúng tôi – dịch vụ hậu cần, hệ thống thanh toán, và mang công nghệ đến Việt
Nam. Đó luôn luôn mà ước mơ của tôi.

TỔNG THỐNG OBAMA: Như vậy, một trong số những thách thức chỉ là đảm
bảo rằng các bạn có cơ sở hạ tầng vật lý để các bạn có thể giao hàng đủ nhanh
chóng. Nhưng còn cơ sở hạ tầng số, có phải đã phát triển tốt rồi không vì mọi
người giờ đều có điện thoại thông minh?

VY: Cơ sở hạ tầng số hiện tốt hơn rất rất nhiều rồi bởi mọi người đều quen sử
dụng điện thoại thông minh để đặt hàng trực tuyến. Ba năm trước, khi tôi mới
bắt đầu, rất khó để kéo mọi người lên mạng. Nhưng giờ thì điều đó rất dễ dàng.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng vận hành thì vẫn chưa có ở đây, vì thế chúng tôi cần
học hỏi từ những công ty thành công như Amazon, hoặc chúng tôi cần đưa ra
những giải pháp của chính chúng tôi ở Việt Nam. Bởi ngành này ở Việt Nam
không giống như ở Mỹ. Ông hiểu là như vậy, phải không? Vì thế tất cả những
người giao hàng của chúng tôi đều dùng xe máy. Và họ phải biết đường đi lối
lại. Rất là khó để cài đặt định vị GPS.

TỔNG THỐNG OBAMA: Và chỉ một câu hỏi cuối nữa. Về vấn đề vốn, đặc
thù ở đây là các công ty khởi nghiệp đều tự xoay vốn, hoặc vay vốn từ ngân
hàng? Ở đây có đủ cơ sở hạ tầng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
không? Hay bạn – và hầu hết doanh nhân khởi nghiệp đang sử dụng tiền tiết
kiệm của gia đình? Có quỹ đầu tư mạo hiểm không? Mọi người ở đây bắt đầu
như thế nào?

VY: Câu hỏi rất hay. Thành thật mà nói, tôi nghĩ ở Việt Nam, rất khó để có
được nguồn vốn đầu từ ngay từ đầu. Đặc biệt là không có nhiều quỹ đầu tư
mạo hiểm ở đây. Tài trợ hạt giống và nhà đầu tư, rất hạn chế. Tôi nghĩ hầu hết
các nhà đầu tư ở Việt Nam, họ muốn đầu tư vào các công ty có kinh nghiệm
quản lý vốn, điều đó quả là một thách thức đối với một công ty khởi nghiệp ở
Việt Nam. Chúng tôi có cộng đồng khởi nghiệp ở đây. Đó là tin tốt cho chúng
tôi. Và chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai gần, có nhiều quỹ đầu tư mạo
hiểm hơn đến Việt Nam, đặc biệt từ Mỹ, để giúp chúng tôi phát triển tất cả các
doanh nghiệp mới.

TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi, tôi đang cố quảng cáo cho bạn ở đây.
(Cười). Hy vọng ai đó ở Mỹ đang chú ý.

Hằng, bạn đã nói về nông nghiệp. Rõ ràng là phần lớn Việt Nam vẫn phụ thuộc
vào nông nghiệp cơ bản và những tiểu nông. Liệu có mục tiêu nào giúp họ có
thể đưa sản phẩm của mình ra thị trường với mức giá tốt hơn và nhanh chóng
hơn không? Hay bạn mong muốn đưa sản phẩm lên vị trí cao hơn trong chuỗi
giá trị, như vậy sẽ thực hiện nhiều hơn các công đoạn chế biến, và như vậy
không chỉ là gạo hay các loại nông sản, mà là các sản phẩm được chế biến từ
những giống cây lương thực đang được trồng cấy? Hay là tất cả những điều
trên đây? Nói cho tôi thêm một chút nữa về bạn thấy cơ hội cho nông nghiệp
Việt Nam tăng tốc như thế nào.

HẰNG: Tôi nghĩ là tất cả. Tất nhiên, bản thân tôi, chúng tôi không thể thay đổi
(không nghe rõ), nhưng nhiều nhà đầu tư và doanh nhân khởi nghiệp đang làm
việc cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra ảnh hưởng. Như tôi đã đề cập, có hai đối
tác trong công việc kinh doanh của chúng tôi. Một có nhiệm vụ áp dụng công
nghệ nhiều hơn. Một số công nghệ thực sự rất rất đơn giản. Các bạn có thể
nhắn tin. Các bạn có thể (không nghe rõ) trên đồng ruộng… Như thế sẽ tăng
năng suất rất lớn, và như thế giúp nông dân tăng sản lượng và cuối cùng là tăng
thu nhập cho họ.

Và thứ hai, một cách cơ bản, là có niềm tin và nhiều giá trị hơn, và mang sản
phẩm đến tay người tiêu dùng với mức giá cao hơn. Và tất nhiên kết quả của tất
cả những công việc đó là một thu nhập cao hơn. Và chúng tôi hiểu rằng có rất
nhiều thách thức như ông đề cập. Dịch vụ hậu cần thì chưa đáp ứng được, còn
rất nhiều việc phải làm. Nhưng chúng tôi là một đội ngũ rất trẻ, và họ là nhà
nông, và họ có rất nhiều – cá nhân tôi biết rằng rất nhiều người, những người
trẻ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Và chúng tôi giàu đam mê, năng
lượng và động lực, trên tất cả, chúng tôi có một chiến lược và kế hoạch hành
động để thực hiện ước mơ. Vì thế, hy vọng rằng, trong vài năm tới đây ông sẽ
thấy những thay đổi rất tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam.

TỔNG THỐNG OBAMA: Phạm, khi bạn nghĩ về kinh doanh ở đây so với kinh
doanh ở Hoa Kỳ mà bạn vẫn thường thấy, khác biệt lớn nhất là gì? Có lĩnh vực
cụ thể nào mà bạn cho rằng một sự đầu tư chiến lược sẽ tạo ra một thay đổi lớn
giúp tất cả các công ty khởi nghiệp cất cánh không? Và về chiến lược của
Microsoft, khách hàng chính của các bạn là các doanh nghiệp lớn và các bạn
chỉ giúp họ về vấn đề công nghệ thôi, hay các bạn đang làm việc cùng các công
ty khởi nghiệp nhỏ hơn để xem làm thế nào các bạn có thể phát triển kinh
doanh của họ và hy vọng rằng họ sẽ thực sự cất cánh?
PHẠM: Tôi chắc chắn rằng ông có nghe từ — công ty của chúng tôi. Sứ mệnh
của công ty chúng tôi là nâng cao năng lực cho mỗi cá nhân và mỗi tổ chức
trên hành tinh này để họ đạt được nhiều hơn. Và tôi nghĩ Việt Nam là thị
trường tốt nhất để thực hiện điều đó, bởi ở đây chúng ta có những doanh nhân
khởi nghiệp trẻ và sự thâm nhập, hạ tầng di động mà chúng ta có cùng với
những con người trẻ tuổi. Và tôi nghĩ về mặt nắm bắt cơ hội, tôi nghĩ quan
trọng là chúng tôi cần nhìn vào – chính phủ của chúng ta – và doanh nghiệp và
các doanh nhân khởi nghiệp để thực sự cân bằng cơ hội và trách nhiệm trong
một thế giới mới mà chúng ta đang sống, một thế giới di động.

Và nếu chúng ta nhìn thẳng vào thách thức ở khía cạnh đó, tôi nghĩ chính sách
công, và môi trường luật pháp – cần phải hiệu quả hơn, và cần được hiện đại
hóa để phù hợp với nền kinh tế số. Và tôi nghĩ rằng Việt Nam không phải là
duy nhất trong không gian của các thị trường đang phát triển. Tôi nghĩ Mỹ
cũng đang đối mặt với những điều tương tự, về việc làm thế nào để giải quyết
thương mại điện tử xuyên biên giới, các vấn đề thuế suất, và những thứ khác
liên quan. Tuy nhiên tôi nghĩ Việt Nam có thế (không nghe rõ) thị trường khác,
và nhìn ra và nắm bắt cơ hội đó.

Về phần Microsoft Việt Nam nói riêng, chúng tôi có một kế hoạch nâng cao
năng lực quốc gia về cơ bản phản ảnh kế hoạch ICT của Chính phủ tới năm
2020 nhằm thực sự đưa Việt Nam thành một quốc gia ICT tiên tiến. Và vì thế,
với kế hoạch này, chúng tôi nhắm tới 3 trụ cột chính, đóng vài trò là cơ sở hạ
tầng ICT của một quốc gia, thực sự giúp đảm bảo hệ thống an ninh mạng của
Việt Nam, thực sự chú trọng đến vấn đề riêng tư cùng với sự bảo vệ của cơ sở
hạ tầng ICT cho một hệ thống đám mây (cloud) quốc gia – nhằm thực sự tận
dụng được những lợi ích đó.

Và về đầu tư của chúng tôi, ở trụ cột thứ 2 liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và
vừa – tôi nghĩ đó sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở đất nước này.
Chúng tôi có khoảng 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở đây, và vì thế tôi nói
rằng cộng đồng khởi nghiệp với những công ty cực nhỏ đang bắt đầu. Và
chúng tôi có những chương trình cung cấp phần mềm miễn phí, dịch vụ đám
mây miễn phí cho các công ty khởi nghiệp. Với cách này, họ có thể thực sự tập
trung vào phát triển những sản phẩm tốt nhất.

Rồi sau đó, chân thành mà nói, về mặt giáo dục, chúng ta thực sự cần chú ý vào
mảng xây dựng năng lực, và đó là yếu tố giúp người Việt Nam đi từ một nền
kinh tế dựa vào sức lao động sang một nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế dựa
vào tri thức. Và giáo dục sẽ giúp họ có được những kỹ năng cần thiết cho ICT
và chúng tôi cũng cần đầu tư nhiều hơn vào giáo dục STEM (Khoa học – Công
Nghệ – Kỹ thuật – Toán học). Và chúng tôi đang thực hiện việc đó – và giảng
dạy công nghệ trong các lớp học, trong các cộng đồng khởi nghiệp, không gian
làm việc chung, các sự kiện cộng đồng để thúc đẩy giải mã, bởi tôi nghĩ điều
đó rất quan trọng. Và tôi nghĩ (không nghe rõ) – tôi nghĩ đó cũng là điều mà
chúng tôi làm ở đây thường niên.

TỔNG THỐNG OBAMA: Tôi nghĩ điểm này rất tuyệt vời, và Vy và Hằng, các
bạn có thể muốn nói thêm một chút về điểm này. Suy cho cùng, chính những ý
tưởng tốt và nguồn lực con người là yếu tố mang đến thành công cho các công
ty khởi nghiệp và doanh nhân khởi nghiệp. Rõ ràng các nhà đầu tư quan trọng
và cơ sở hạ tầng cũng quan trọng nhưng quan trọng nhất là con người. Và khi
các bạn nhìn vào Việt Nam ngày nay, có vẻ như là văn hóa khởi nghiệp đang
thực sự phát triển. Nhưng một trong số các câu hỏi mà tôi luôn tự hỏi ở Mỹ là
liệu hệ thống giáo dục của chúng tôi có đang trang bị cho trẻ em đủ hiệu quả để
tiến lên phía trước với những ý tưởng của họ hay chưa.

Cả hai bạn đều trẻ, vì thế các bạn có thể vẫn nhớ thời đi học như thế nào.
(Cười). Còn tôi thì quên mất rồi. Nhưng tôi vẫn sẽ nói rằng thời tôi đi học,
chúng tôi không có máy tính. Ừ thì các bạn đã có những cái máy tính to đùng,
nhưng lúc đó các bạn chưa có máy tính cá nhân. (Cười).

Các bạn thấy hệ thống giáo dục ở đây thích ứng với nhu cầu của nền kinh tế
mới thế kỷ 21 thế nào?
VY: Tôi vẫn còn nhớ những buổi học các lớp về khởi nghiệp ở Mỹ, và tôi thấy
cực kỳ hữu ích khi học về cách viết một kế hoạch kinh doanh, chọn nhà đầu tư
– và tôi nghĩ khi tôi trở lại đây, tôi không thấy có nhiều lớp khởi nghiệp ở Việt
Nam. Vì thế tôi nghĩ khu vực này còn trống và chúng ta có thể nhảy vào.

Và thứ hai, tôi nghĩ sau khi công ty khởi nghiệp có vốn, tôi nghĩ họ cần có
những chương trình chia sẻ kinh nghiêm. Đó là những điều sẽ giúp cộng động
khởi nghiệp ở Việt Nam. Và tôi cũng nghĩ rằng – tôi từng là một sinh viên
chương trình trao đổi. Tôi đến Mỹ khi tôi 17 tuổi. Tôi rất biết ơn điều đó bởi tôi
học được rất nhiều về sự đổi mới và tôi đã học cách mơ những giấc mơ lớn và
luôn luôn hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Vì thế tôi nghĩ có cơ hội
cho chúng ta tạo ra các chương trình trao đổi, không chỉ cho sinh viên mà cho
cả những người đi làm. Đặc biệt là chúng ta có thể gửi những người khởi
nghiệp trẻ tham gia các chương trình vừa học vừa làm hoặc chương trình thực
tập ở một số công ty Mỹ. Đó là những điều tôi thực sự muốn chia sẻ với người
khán giả.

TỔNG THỐNG OBAMA: Tốt.

Hằng?

HẰNG: Tôi muốn bổ sung thêm những gì Vy vừa nói – sức mạnh của công
nghệ. Lần nữa, tôi quay lại chủ đề này. Sinh viên ngày nay, họ có thể tiếp cận
với rất nhiều thông tin, và giáo dục là khu vực mới cho khởi nghiệp tiến vào và
về cơ bản (không nghe rõ). Một người bạn, anh ấy là một khởi nghiệp trong
lĩnh vực giáo dục. Một người bạn khác tôi biết khá rõ, cô ấy đã thành lập một
công ty khởi nghiệp giúp các bạn sinh viên học Tiếng Anh thông qua một ứng
dụng. Đó là những ví dụ cho bạn thấy rằng về cơ bản công nghệ mở ra cánh
cửa và mở ra cơ hội cho sinh viên Việt Nam tiếp cận với tri thức toàn cầu.

Và một bằng chứng cho điều đó là hầu hết các đội ngũ tôi làm việc cùng ở Việt
Nam trong dự án khởi nghiệp trước đây của tôi – tất cả họ đều học ở Việt Nam.
Tôi là một trong số ít những người may mắn được học vài năm ở Mỹ. Nhưng
tôi luôn rất tôn trọng đồng nghiệp – họ rất thông minh. Họ học tập ở Việt Nam.
Họ không chỉ học ở trường mà còn học hỏi thông qua làm việc, chuyện trò với
những người lớn tuổi hơn, và đương nhiên là học từ Internet nữa. Vì vậy, tôi
nghĩ công nghệ đang thay đổi giáo dục.

TỔNG THỐNG OBAMA: Phạm đang nói về bước nhảy vọt. Một trong những
điều các bạn thấy ở các quốc gia trên toàn thế giới là nếu họ chưa phát triển
một cơ sở hạ tầng điện thoại với điện thoại cố định và các cột điện thoại và
những đường ngầm dưới lòng đất, giờ đây, bỗng nhiêm, họ tiến thẳng đến các
tháp sóng di động và điện thoại thông minh. Và hệ thống ngân hàng cũng đã
có, và thương mại đã được thực hiện qua điện thoại. Và như vậy họ đã nhảy
vượt qua cả những yêu cầu cơ sở hạ tầng cho cả hai hệ thống đó.

Và điều đó cũng đúng đối với giáo dục. Nếu được thực hiện đúng cách, cơ hội
cho giáo dục trực tuyến vốn rẻ hơn rất nhiều mà vẫn đảm bảo chất lượng cao sẽ
có thể tăng cường cơ hội cho một trẻ em ở Việt Nam được học về mật mã, biết
được các bài học kinh doanh, và như thế, không cần chi phí đắt đỏ cho giáo dục
hay du học nước ngoài, vô cùng quan trọng. Và với đóng góp của chúng tôi
thông qua Tổ chức Hòa bình (Peace Corps), thông qua những hội nghị khởi
nghiệp, thông qua tài trợ mà chúng tôi sẽ kéo nhiều công ty khác nhau tham gia
vào, hy vọng của chúng tôi là, đó là chúng tôi sẽ có thể mang lại loại hình đào
tạo cho giới trẻ mà sau này sẽ vô cùng có ích cho họ.

Và tôi muốn cảm ơn Chính phủ Việt Nam cho sự hợp tác của họ, bởi chúng tôi
sẽ không thể hoàn thành nhiều cấu phần trong hệ thống mà chúng tôi đang cố
gắng xây dựng nếu chúng tôi thiếu sự ủng hộ mạnh mẽ của họ.

Tuy nhiên, các bạn có suy nghĩ nào mà các bạn cho rằng cả Tổng thống Hoa
Kỳ và Chủ tịch nước Việt Nam hoặc bất kỳ một lãnh đạo doanh nghiệp nào ở
đây nên lắng nghe không?

HỎI: Ngài Tổng thống, cho tôi được hỏi Ngài một câu. (Cười)

TỐNG THỐNG OBAMA: Ồ, chắc chắn rồi. Dòng triều đổi hướng. (Cười)
HỎI: Khi là một cậu bé, Ngài có mơ ước một ngày sẽ trở thành Tổng thống
không?

TỔNG THỐNG OBAMA: Không.(Cười). Tôi nghĩ có một số người vạch ra


tầm nhìn rõ rệt cho bản thân họ. Tôi thực sự lại không – Khi còn trẻ, tôi không
có tính tổ chức quy củ như tất cả các bạn đây. Tôi nghĩ là phải đến khi tôi học
đại học thì tôi mới bắt đầu có ý thức muốn tạo ra sự thay đổi. Và thậm chí là
sau đó tôi cũng chẳng biết chính xác tôi có thể làm điều đó như thế nào.

Lúc đó tôi thực sự rất đa nghi về chính trị vì tôi nghĩ rằng chính trị gia không
phải lúc nào cũng quan tâm tới nhân dân; đó là điều mà tôi đã nghĩ, họ chỉ
chăm lo cho bản thân họ thôi. Do đó tôi đã thực sự làm việc trong các cộng
đồng, cố gắng suy nghĩ về trách nhiệm của chính trị gia. Đó là công việc đầu
tiên tôi đã làm trong một khu vực phi lợi nhuận.

Do vậy, mãi cho đến khi tôi tốt nghiệp trường luật, tôi mới nghĩ rằng tôi có thể
quan tâm tới dịch vụ công. Thực tế, tôi đã học trường luật cùng với người mà
giờ là Đại diện Thương mại của tôi, Đại sứ Michael Froman của chúng ta. Và
anh ấy sáng dạ hơn tôi. (Cười). Song mãi cho tới khi tôi rời trường luật tôi mới
nghĩ rằng có lẽ tôi sẽ tranh cử vào một thời điểm nào đó.

Nhưng điểm quan trọng tôi muốn nói đến là quá nhiều bạn trẻ có mặt ở đây
hôm nay – chắc chắn là tất cả các bạn – đúng, các bạn đủ tiêu chuẩn được coi là
trẻ. (Cười). Trẻ trung. (Cười). Hai bạn này trẻ. Các bạn trẻ hơn tôi (Cười).
Nhưng, tôi cho rằng, rất nhiều người trong số các bạn trẻ tôi gặp gỡ hôm nay có
ý tưởng khác nhau về nghề nghiệp và cuộc sống của họ. Tôi nghĩ họ sành điệu
hơn nhiều. Tôi cho rằng Internet đã mang lại cho họ nhiều ý tưởng hơn về
những gì họ có thể làm. Tôi tin tưởng nhiều bạn trẻ nhận ra rằng hệ thống trước
đây mà trong đó bạn tìm được cho bản thân một công việc và làm cùng một
công việc đó trong thời gian 30 hoặc 40 năm không hẳn là con đường cho họ
ngày nay bởi vì nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng.
Và tôi cho là có rất nhiều đam mê trong tất cả các bạn trẻ mà tôi gặp – chắc
chắn tại nơi đây ở Đông nam Á này, tại Hoa Kỳ, Châu Phi, Châu Âu, bất kỳ
nơi đâu tôi tới – họ đều cố gắng tự xoay xở, và cố gắng tìm kiếm sự hợp tác với
các nhóm người có cùng mối quan tâm để thử xem liệu họ có thực hiện được
đam mê không. Tôi cho đó là một điều tuyệt vời. Cũng rất thách thức. Tôi nghĩ
một trong những quy tắc nổi tiếng của Thung lũng Silicon là nếu như bạn chưa
thất bại một vài lần, bạn có thể không phải là một nhà doanh nghiệp rất tốt bởi
vì ý tưởng ban đầu của bạn không phải lúc nào cũng thực hiện được.Và các bạn
phải kiên trì, phải có thể học được nhiều điều từ thất bại của các bạn cũng như
từ những thành công.

Song, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng thế hệ này không những chỉ có tinh thần
doanh nghiệp khi nghĩ về thương mại, mà cũng có tinh thần doanh nghiệp khi
nghĩ về việc cố gắng giải quyết các vấn đề xã hội; có tinh thần doanh nghiệp
khi thế hệ này suy nghĩ về chính phủ và làm cho chính phủ đáp ứng nhiệt tình
hơn và có trách nhiệm hơn trước thường dân. Và điều đó khiến tôi rất hy vọng
về tương lai.

HỎI: Tôi cho rằng nhân dân Việt Nam rất thấm sâu tinh thần kinh doanh, giống
như đối với người Mỹ. Và Ngài đã thấy, ở ngay đây thôi, cộng đồng doanh
nghiệp khởi nghiệp sống động tại đây, thành phố Hồ Chí Minh. Hãy hình dung
sẽ gặt hái được nhiều hơn chừng nào nếu như có nhiều trao đổi hơn nữa về kiến
thức, vốn đầu tư, các bí quyết kỹ thuật giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.

Với suy nghĩ như vây, câu hỏi của tôi dành cho Ngài sẽ là: nếu con gái của
Ngài có một năm trống ở trường Harvard College, cô nói với Ngài rằng tuần tới
cô ấy muốn sống ở Việt Nam trong vòng một năm, Ngài sẽ nói gì với con gái?

TỔNG THỐNG OBAMA: Oh, tôi sẽ khuyến khích điều đó. Nhưng những gì
tôi đã thấm thía là,–con gái tôi Malia sẽ tròn 18 tuổi vào tháng tới, và cô ấy đã
không nghe tôi từ trước rồi, bất cứ điều gì tôi nói.(Cười). Vì vậy nếu bạn muốn
cô ấy tới Việt Nam, tôi không nên là người nói điều ấy với cô ấy. (Cười). Có lẽ
bạn nên nói với cô ấy. Vâng, hoàn toàn là như vậy. Nhưng chắc chắn tôi sẽ giới
thiệu với các sinh viên Hoa Kỳ hãy tới và học tập tại đây nhiều như là tôi đang
khuyến khích các sinh viên Việt Nam đến và học tập tại Hoa Kỳ.

Những người trẻ tuổi chuẩn bị sống trong một thế giới kết nối, trong một thị
trường toàn cầu. Và mỗi doanh nghiệp phải suy nghĩ một cách tổng thể. Thậm
chí là doanh nghiệp nhỏ. Nếu bạn có một sản phẩm tốt ngày hôm nay, bạn có
thể chào hàng tới hàng tỷ người nếu bạn có một chiến lược tốt, bạn có tiếp thị
tốt, bạn có thể xử lý các công việc hậu cần. Và do vậy, những rào cản đối với
việc thâm nhập mà trước đây từng tồn tại, chỉ cho phép tập đoàn Boeing hay
GE hoặc một công ty rất lớn có thể hoạt động ở Việt Nam, thì giờ không còn là
như vậy. Và cũng tương tự đối với các doanh nghiệp nhỏ tại đây ở Việt Nam.
Nếu bạn có một sản phẩm thú vị, đó là sản phẩm độc nhất và có lẽ là rất phổ
biến ở Việt Nam, nhưng không ai biết đến ở Hoa Kỳ, thông thường một số cách
tốt nhất để khởi động một doanh nghiệp là hãy lấy một cái gì đó mà là rất phổ
biến ở một nơi, nhưng lại không được biết đến ở nơi khác và là người đầu tiên
bán sản phẩm đó ở một quốc gia khác.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng một mảng giáo dục mà thanh niên cần phải có là hiểu về
các nền văn hóa khác và hiểu về các thị trường khác. Nếu bạn đủ may mắn để
có thể đi du lịch, thì đó là một cách để làm điều đó. Nhưng một trong những
điều tuyệt vời của Internet là nó mang lại cho bạn một cơ hội để tìm hiểu về
một nơi khác, ngay cả khi bạn không thể đặt chân đến đó. Vì vậy, đó là cái mà
tôi liên tục nhấn mạnh.

Câu hỏi hoặc nhận xét cuối cùng.

PHAM: Tôi có một câu hỏi. Phát biểu khai mạc của Ngài đã đề cập về TPP, và
chúng ta chưa có dịp để trao đổi về điều đó. TPP được coi là một hiệp định
thương mại thế kỷ 21, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế kỹ thuật số, bàn về
pháp quyền, mở rộng ra cả an ninh và quyền riêng tư và cũng tốn kém hơn
(không nghe rõ). TPP rất quan trọng đối với Việt Nam, và tôi biết rằng cộng
đồng doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ nó. Với tư cách là một nhân viên của
Microsoft, tôi có thể khẳng định rằng công ty của chúng tôi ủng hộ TPP.
Khi chúng ta nhìn vào báo cáo mới nhất do Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa
Kỳ đưa ra, báo cáo chỉ ra rằng, nếu được thực hiện đầy đủ, TPP sẽ mang lại
khoảng 57 tỉ đô la cho nền kinh tế Mỹ. Nhưng rõ ràng, Mỹ – giới chính trị Mỹ
lại quay ra phản đối TPP. Vì vậy, tôi muốn nghe ý kiến của Ngài. Ngài nghĩ
TPP sẽ ra sao – cần phải có những gì để TPP được thông qua tại Washington,
D.C. Và Ngài sẽ làm gì trong quyền hạn của Ngài để thực hiện được điều đó?

TỔNG THỐNG OBAMA: Vâng, một câu hỏi tuyệt vời. Và trước tiên, chỉ cần
mô tả để thấy được tại sao TPP quan trọng như vậy. Cái mà TPP làm là đưa 12
quốc gia dọc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đại diện cho số đông của thị
trường toàn thế giới, TTP tuyên bố rõ rằng chúng ta sẽ tạo ra các tiêu chuẩn về
ngoại thương và thương mại công bằng; tạo ra một sân chơi bằng phẳng; có
tiêu chuẩn cao; khuyến khích pháp quyền; khuyến khích bảo vệ sở hữu trí tuệ –
vì vậy nếu Vy hoặc Hằng có một ý tưởng tuyệt vời, ai đó sẽ không được ăn cắp
nó từ Internet, mà ý tưởng họ tạo ra đây phải được bảo vệ; có các điều khoản
về môi trường mạnh mẽ vì vậy các quốc gia không lợi dụng việc không bảo vệ
môi trường để cạnh tranh với các đối thủ – những người tuân thủ thông lệ bảo
vệ môi trường có trách nhiệm hơn.

Và không chỉ tất cả các quốc gia đang tham gia đều được lợi từ thương mại gia
tăng, mà đặc biệt là Việt Nam, tôi nghĩ là các nhà kinh tế, những người đã
nghiên cứu TPP, tin tưởng rằng sẽ là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất.

Từ quan điểm của Hoa Kỳ, đó là một việc làm bình thường bởi vì, thẳng thắn
mà nói, thị trường của chúng tôi đã mở hơn rất nhiều so với nhiều thị trường
của các quốc gia ký kết. Ví dụ, Nhật bản, có thể bán nhiều xe ô tô ở Hoa Kỳ
nhưng lại có rất nhiều vấn đề về nhập khẩu thịt bò từ Hoa Kỳ. Và những gì
chúng ta đã làm là để đảm bảo rằng rất nhiều các hàng rào thuế quan hiện nay
đang được áp đặt vào xuất khẩu Hoa Kỳ và hàng hóa Mỹ đang được cắt giảm.

Và do đó, nó sẽ tạo ra một môi trường tốt hơn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ –
đặc biệt là vì một số quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ, rất nhiều những gì
chúng tôi bán ra ngày nay là sản phẩm của nền kinh tế tri thức của chúng tôi.
Và vì vậy, xét toàn diện thì đây là một việc làm thông minh.

Giờ đây, vấn đề ở Hoa Kỳ là về thương mại – và điều này không phải là mới.
Điều này đã là như vậy trong suốt 30 năm qua – đó là một số trong các Hiệp
định thương mại trước đó đã không có luật bảo hộ lao động hay luật bảo vệ môi
trường được thi hành. Tôi nghĩ khi Trung Quốc tham gia vào WTO, Trung
Quốc đã có thể tranh thủ chuỗi cung cấp toàn cầu đang phát triển và nhiều hoạt
động sản xuất đã được chuyển sang Trung Quốc một cách rõ rệt. Vì vậy rất
nhiều người Mỹ đã chứng kiến các công ty đóng cửa và chứng kiến những gì
mà họ coi là công việc của họ bị xuất khẩu sang Trung Quốc. Và một số điều
đó đã diễn ra ở Mexico, với hiệp định NAFTA.

Và do đó có một nhận thức chung là điều này tồi đối với người lao động Mỹ và
việc làm Mỹ. Nếu bạn nhìn vào dữ liệu, sự thật là một số công việc sản xuất đã
bị mất do hậu quả của thương mại. Song mặt khác, các ngành khác của nền
kinh tế lại được cải thiện đáng kể. Về tổng thể thì, điều đó tốt cho nền kinh tế
Mỹ. Nhưng tôi nghĩ rằng do đề cương của một số thỏa thuận thương mại dầu
và một số sai lầm trong quá khứ, người dân trở nên ngờ vực về thương mại và
lo lắng rằng nếu chúng ta thực hiện TPP, thì khuôn mẫu tương tự sẽ lặp lại, và
Hoa Kỳ sẽ mất thêm việc làm.

Lý luận của tôi là nếu bạn không hài lòng với các sắp đặt thương mại hiện tại
trong đó thuế quan được áp đặt vào hàng hoá Mỹ nhưng hàng hoá khác đã lại
thâm nhập vào Hoa Kỳ rồi, tại sao bạn chỉ muốn duy trì nguyên trạng? Tại sao
không thay đổi nó để tất cả mọi người điều hành một cách công bằng và minh
bạch?

Và tin tốt lành là, đa số người Mỹ vẫn tin tưởng vào thương mại và vẫn tin rằng
cái đó tốt cho nền kinh tế của chúng tôi. Tin xấu là giới chính trị tại Hoa Kỳ
không phải lúc nào cũng – tôi nói thế nào nhỉ – hợp lý. Đó là từ tôi đang tìm
kiếm. (Cười). Nhưng tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể làm được điều đó bởi
vì, trong quá khứ, khi chúng tôi đàm phán các thỏa thuận thương mại, mặc dù
có rất nhiều phản đối, cuối cùng, chúng tôi kết thúc bằng việc thực hiện được
nó. Hãy nhớ rằng chúng tôi đã thương lượng một thỏa thuận thương mại tự do
rất lớn với Triều Tiên, và mặc dù chính quyền Bush đã đàm phán nó, ông đã
không nhận được sự thông qua, khi tôi nhậm chức, một trong những việc đầu
tiên chúng tôi làm là chúng tôi làm việc với Triều Tiên, chúng tôi làm một số
sửa đổi nhỏ đối với các điều khoản và chúng tôi đã thực hiện được, và ngày
nay nó đã có hiệu lực.

Vì vậy, luận cứ mà tôi đã đưa ra và tôi sẽ tiếp tục đưa ra tại Hoa Kỳ sẽ là chúng
ta sẽ không thể chấm dứt toàn cầu hóa. Chúng tôi phải làm cho toàn cầu hoá
phục vụ cho chúng tôi. Và điều đó có nghĩa rằng chúng tôi không cố gắng đặt
hàng rào và các bức tường ngăn cách chúng tôi với phần còn lại của thế giới;
thay vào đó, chúng tôi cố gắng để đảm bảo rằng thế giới có tiêu chuẩn cao, đối
đãi các công ty của chúng tôi một cách công bằng. Và nếu chúng tôi làm điều
đó, tôi tin tưởng chúng tôi có thể cạnh tranh với bất kỳ ai.

Thế đấy, không có gì là dễ dàng ở Washington những ngày này. Nhưng mặc dù
đôi khi thiếu sự hợp tác với Quốc hội, dường như tôi vẫn có thể thực hiện được
rất nhiều việc. (Cười). Nó đáng ra phải dễ dàng hơn. Tôi sẽ có ít tóc bạc hơn —
(Cười) — nếu Quốc hội đã làm việc hiệu quả hơn, nhưng chúng tôi có một số
thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, những người có mặt tại đây. Đó là Nghị sĩ Castro
và Nghị sĩ O’Rourke, là hai nghị sĩ trẻ xuất sắc từ bang Texas. Họ là những
người ủng hộ mạnh mẽ TPP và chúng tôi rất tự hào về công việc mà họ đã làm.
Vì vậy chúng tôi sẽ chỉ cần phải làm việc tích cực để thuyết phục đồng nghiệp
của họ. Và cuối cùng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể nhận được sự phê chuẩn.

Vâng, thưa tất cả các bạn, tôi nghĩ rằng nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ gì về tương
lai xuất sắc của doanh nhân Việt Nam, thì tất cả những nghi ngờ đó giờ đã
được đẩy lùi bởi các bài thuyết trình xuất sắc của ba cá nhân. Hãy dành một
tràng vỗ tay lớn cho họ.
Rất cám ơn các bạn. (Vỗ tay)

You might also like