Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Tên : Nguyễn Hoàng Tường Vi

Lớp : Đ19LK2
Bài Tập Tuần 3
Câu 2: Phân tích những đặc trưng cơ bản của pháp luật nhà nước Phong kiến
Trung Quốc
Pháp luật phong kiến là pháp luật nho giáo: Thể hiện tất cả các quan
điểm đạo đức lễ nghi nho giáo được thể chế hóa vào trong pháp luật là những
đặc trưng quan trọng của pháp luật phong kiến Trung Quốc. Pháp luật Trung
Quốc có sự kết hợp giữa đức và pháp giữa lễ và hình. Luật công có xu hướng
phát triển hơn so với luật tư.
 Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa lễ và hình
Lễ là nguyên tắc xử sự của con người thuộc các đẳng cấp khác nhau
trong các quan hệ xã hội. Lễ là nội dung trọng tâm của nho giáo. Lễ giáo phong
kiến xác lập và củng cố mối quan hệ tam cương, ba mối quan hệ cơ bản trong
xã hội, quan hệ vua tôi, quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ chồng - vợ. Đó là
trật
tự của xã hôi phong kiến. Hình là hình phạt hay nói rộng ra là pháp luật.
Từ thời Tây Chu, lễ dần dần trở thành một thể chế chính trị, hỗ trợ cho
hình luật. Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình lúc bấy giờ và do sự xuất hiện các
tư tưởng chính trị khác, đặc biệt là thuyết pháp trị - phù hợp với tình hình xã
hội
nên việc áp dung lễ giáo chưa giữ vai trò chủ đạo. Đặc biệt trong triều đại nhà
Tần, Tần thủy Hoàng chủ trương chỉ sử dụng pháp luật, không dùng lễ giáo
nhân nghĩa để cai trị. Do đó, lễ giáo trong thời kì này rất mờ nhạt.
Từ nhà Hán trở về sau, đặc biệt là từ đời Hán Vũ Đế, ông chủ trương sử
dụng nho giáo để quản lí nhà nước và biến nho giáo thành quốc giáo thì lễ- nội
dung trọng tâm của nho giáo trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội
phong
kiến. Lễ kết hợp với hình luật để chủ trương xây dựng và thực thi pháp luật.
Trong mối quan hệ giữa lễ và hình thì các nguyên tắc của lễ làm sự chỉ đạo, còn
lễ mượn sự cưỡng chế của hình để duy trì. Thực hiện chủ trương kết hợp lễ và
hình, nhà nước phong kiến Trung Quốc áp dụng các nguyên tắc: Đức chủ hình
phụ, Lễ pháp tịnh dụng.
Nhà nước phong kiến Trung Quốc còn sử dụng nguyên tắc “tam cương
ngũ thường” của nho gia làm chủ đạo. Tam cương là nội dung cơ bản trong
giáo
lí của đạo nho và được pháp luật bảo vệ bằng việc quy định 10 trọng tội (thập
ác). Trong đó các tội trái với đạo hiếu có 6 tội (ác nghịch, bất đạo, bất hiếu, bất
mục, bất nghĩa, nội loạn). Các tội bất trung với hoàng quyền phong kiến có 4
tội
(mưu phản quốc, mưu đại nghịch, mưu phản loạn, đại bất kính). Trong quan hệ
hôn nhân theo giáo lí đạo Nho và cũng là theo luật pháp quy định, người chồng
có quyền li dị vợ nếu người vợ chỉ cần phạm một trong 7 điều sơ suất (thất
suất): không con, dâm dật, không phụng sự cha mẹ chồng, miệng lưỡi nói năng
lung tung, trộm cắp, ghen tuông, ác tật. Luât pháp từ Hán đến Đường, Tống,
Nguyên, Minh, Thanh đều “nhất chuẩn hồ lễ” (chỉ lấy lễ làm chuẩn). Hay nói
cách khác luật pháp luôn luôn củng cố và bảo vệ lễ giáo phong kiến, trật tự của
đẳng cấp của xã hội phong kiến, chính thể quân chủ chuyên chế phong kiến.
Tuy nhiên, việc dùng lễ đã gây ra việc áp dụng pháp luật không thống
nhất. Xuất hiện hiện tượng “tội đồng luận dị” (tội giống nhau nhưng lí luận
khác đi dẫn đến hình phạt cũng khác nhau) Và do vậy, tệ quan lại xét xử một
cách võ đoán hoành hành. Các quan lại tùy tiện trong cách xét xử, có điều kiện
phát sinh tiêu cực. Điển hình là Đổng Trọng Thư chủ trương dùng sách “Xuân
Thu” của Khổng tử để làm cơ sở cho việc xử án.
 Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa đức trị và pháp
trị, giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức.
Để cai trị dân giai cấp thống trị có trăm ngàn biện pháp. Trong xã hội
phong kiến Trung Quốc đã tồn tại hai quan điểm đối lập nhau đó là: Quan điểm
của Pháp gia và quan điểm của Nho gia. Hai quan điểm này như hai sợi chỉ đỏ
xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của xã hội phong kiến Trung Quốc.
Từ
đó đặt ra câu hỏi nên dùng pháp luật mà trừng trị ? Hay nên dùng đạo đức mà
giáo dục. Quan điểm của hai trường phái này được thể hiện tương ứng qua hai
học thuyết pháp trị và đức trị.
Nội dung của học thuyết pháp trị:
Học thuyết Pháp trị là học thuyết của phái Pháp gia, phái Pháp gia có
nguồn gốc từ thời Xuân Thu, người khởi xướng là Quản Trọng. Sau này có một
nhà tư tưởng xuất sắc đó là Hàn Phi. Hàn phi đã lập ra trường phái Pháp trị
muốn cai trị đất nước phải có ba yếu tố: Pháp, Thuật, Thế.
Pháp: Phải là pháp luật thành văn, phải có hệ thống pháp luật rõ ràng,
minh bạch, hợp lí, ổn định, ban hành cho khắp dân chúng biết; phải thi hành
pháp luật nghiêm chỉnh, triệt để, chí công vô tư” không khoan dung người
mình
yêu, không khắc nghiệt người mình ghét.
Thế: Quyền lực uy lực của nhà vua đảm bảo cho nhà vua có thể thực hiện
được. Ở đây thuyết pháp trị sử dụng nội dung “chính danh” của nho giáo, theo
đó vua phải làm tròn phận sự của mình, các quan lại, dân chúng tùy theo danh
phận của mình mà làm tròn công việc của mình. Trong đó chỉ có vua mới là
người có thể cai trị thiên hạ.
Thuật: phương pháp, thủ đoạn cai trị của người cầm quyền kiểm soát
được bề tôi, nó bao gồm hai nội dung: bổ nhiệm và khảo thạch “kiểm tra,
thưởng phạt”.
Ở Trung Quốc, tư tưởng pháp trị được biểu hiện đầu tiên trong một câu nói
của Quản Trọng - tướng quốc của Tề Hoàn Công vào khoảng đầu thời Xuân
Thu: “vua - tôi, trên - dưới, sang - hèn đều tuân theo pháp luật cả, thế gọi là đại
trị”. Sau những nguyên lí đức trị của Khổng Tử được đề ra, đã xuất hiện từng
bước những bất đồng về chính trị giữa “đức trị” và “pháp trị”. Sang thời chiến
quốc rối ren, loạn lạc, Tuân Huống, cũng là một danh nho đề ra thuyết “tính
ác”
coi bản tính con người vốn là ác, cho nên phải được uốn nắn bằng lễ, nghĩa thì
con người mới làm được điều thiện. Học trò của Tuân Huống là Hàn Phi lại
thiên về dùng pháp luật và hình phạt khắc nghiệt để ngăn chặn tính ác của con
người. Hàn Phi cùng một số triết gia khác lập ra trường phái pháp trị, trong đó
có Lí Tư, về sau làm cận thần của Tần Thủy Hoàng, thúc đẩy nhà vua ráo riết
thi hành pháp trị bằng mọi thủ đoạn và hình phạt tàn ác căn cứ theo 3 nguyên
tắc:
Pháp luật phải triệt đến cùng tội ác và kịp thời trừng trị tội ác khi nó chưa
kịp xảy ra.
Pháp luật phải được thi hành nghiêm khắc với mọi người, không có riêng
ai được ở ngoài vòng pháp luật.
Pháp luật phải thay đổi theo diễn biến của thời thế không có pháp luật
nào trước sau không đổi. Thời biến chuyển mà pháp luật không biến chuyển thì
loạn.
Nội dung của học thuyết đức trị: (là nội dung chủ yếu của nho giáo)
Là học thuyết chính trị của phái Nho gia ra đời ở thời Xuân thu do khổng
tử khởi xướng. là học thuyết chính trị đạo đức quan điểm của nho giáo thể
hiện
trên hai phương diện: Quan điểm đạo đức: cơ sở để duy trì trật tự xã hội nêu
ra
5 tiêu chuẩn đạo đức của người quân tử: Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín ông đặc
biệt nhấn mạnh nhân và lễ. Nhân là điều tốt đẹp con người luôn hướng tới,
cung
kính, khoan dung, luôn luôn giữ chữ tín, luôn luôn làm lợi cho người khác. Lễ
theo quan niệm của Khổng Tử: là các tiêu chuẩn đạo đức của con người, lễ
hướng con người ta có cách xử sự đúng đắn trong mối quan hệ giữa người với
người trong xã hội: vua – tôi, bề trên – người dưới, trong quan hệ vợ chồng.
Nêu lên mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, bằng hữu.
Theo Khổng Tử, pháp luật chỉ làm người ta sợ mà không dám làm điều
ác, khi có thể dấu đươc hành vi phạm tội, khi có thể tránh được sự trừng phạt
thì kẻ xấu vẫn làm điều ác. Nếu dùng đức trị mà cai trị dân, khi biến quyền lợi
của giai cấp phong kiến thành quyền lợi của dân, thì họ sẽ không vì sợ pháp
luật
nhưng vì sợ xấu hổ trước người khác, sợ lương tâm cắn rứt mà không làm điều
ác nữa. Thực hành đức trị, giai cấp phong kiến đưa ra những lợi ích, những trật
tự xã hội trở thành quy tắc xử xự hàng ngày của moi người, thành nghĩa vụ của
người dân. Do đó, nó là phương tiện lừa bịp của giai cấp thống trị: nó khiến
cho
kẻ áp bức bóc lột dân lại trở thành ân nhân của người dân. Cũng theo Khổng
Tử, đức trị muốn đạt hiệu quả cao phải đi đôi với lễ trị. Nghĩa là đạo đức sẽ
được củng cố bằng những lễ nghi, cách nói năng, ăn mặc, cư xử trong cuộc
sống.
Từ đời Hán trở đi, Đức trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội cũng
như trong chính sách cai trị của nhà nước. Đến thời Đường, Đức trị của nho
giáo còn được bổ sung thêm thuyêt Nhân trị của phật giáo. Nhân trị ở đây là
lòng từ bi, cứu nhân độ thế. Đến đời Tống, Minh sự suy yếu của đạo đức nho
giáo được biểu hiện qua sự suy thoái của triều đại, một số học giả khôi phục lại
học thuyết pháp trị nhưng không thành. Đến cuối đời Thanh, nho giáo và tư
tưởng đức trị cũng bị phê phán kịch liệt.
Tóm lại, trong suốt thời kì phong kiến Trung Quốc đức trị và pháp trị
đã cùng tồn tại với nhau, tương hỗ nhau. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau
thì mức độ ảnh hưởng của hai học thuyết này có khác nhau. Nhìn chung thì
nho
giáo giữ vị trí thượng tôn, pháp trị vẫn được áp dụng nhưng không thể hiện
một
cách công khai.
Pháp trị là tư tưởng chủ đạo và thực hành ở thời kì chiếm hữu nô lệ (cụ
thể là thời xuân thu chiến quốc) và ở buổi ban đầu của chế độ phong kiến
trung
Quốc (malan) còn chức vụ ( của nho giáo) là tư tưởng chủ đạo thịnh hành gần
như suốt trong chế độ phong kiến (từ Hán đến Thanh). Và đương nhiên trong
suốt quá trình đó tư tưởng pháp trị trong một chừng mực nhất định đã được
Câu 1 : Phân tích những đặc trưng cơ bản của nhà nước phong kiến Trung
Quốc

Nhà nước phong kiến trung quốc ra đời từ thế kỉ thứ III trước công
nguyên.chế độ phong kiến từng bước dược hình thành cả ở hi yếu tố:
quan hệ sản xuất phong kiến và thượng tầng kiến trúc – nhà nước
phong kiến. nhà nước phong kiến trung quốc ngay từ đầu và trong suốt
quá trình tồn tại là chính thẻ quân chủ chuyên chế và ngày càng được
hoàn thiện cho nên mang một số đặc trưng sau:

* nhà nước phong kiến trung quốc là chính thể quân chủ chuyên
chế điển hình ở phương đông. ở bất kì triều đại nào, xây dựng theo mô
hình quân chủ chuyên chế ngày càng phát triển mang tính cực đoan.

- trước tiên biểu hiện của chính thẻ quân chủ chuyên chế là thực
hiện trung ương tập quyền cao độ, nhưng quaann quyền là trên hết mọi
quyền lực nằm trong tay hoang đế. Hoàng đế có: vương quyền, thần
quyền  và pháp quyền.

- chính thể quân chủ chuyên chế phong kiến trung quốc tồn tại và
phát trỉn dựa trên cơ sở và do những nhu cầu sau:

 Cơ sở kinh tê xã hội: đó là chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất.

 Cơ sở chính trị: giai cấp địa chủ trung quốc hầu hết là tung và đại
địa chủ.

 Cơ sở tư tưởng của nhà nước quân chủ cuyên chế trung hoa là
thuyết trị nho giáo.

- nhà nước quân chủ chuyên chế trung quốc được thiết lập, không
chỉ đáp ứng nhu cầu tổ chức công cuộc trị thủy – thủy lợi, đàn áp phong
trào đấu tranhcuar nhân dân trong nước mà còn đáp ứng yêu cầu bành
trướng và xâm lược của giai cấp phong kiến bên ngoài.

* . trong suốt thời kì tồn tại của mình, nhà nước luôn luôn suer
dụng nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị.

- tư tưởng cơ bản của nho giáo là muốn tạo ra những thể chế xã
hội ổn định trong trật tự gia đình, trong nhà nước,coi việc đảm bảo lợi
ích của giai cấp thống trị là mục tiêu cơ bản

- phương pháp giải quyết mối quan hệ trong xã hội của nho giáo là
bắt buộc phải tuôn theo vô điều kiện: nười trẻ tuổi phải phục tùng người
nhiều tuổi; người dưới phải phục tùng người trên; nười không phải là
người trung quốc phải phục tùng người trung quốc.

- tam cương là nền tảng giáo lí của đạo nho. Về mặt chính tri, thực
chất quan hẹ vua tôi; cha con; chồng vợ nhằm củng cố trật tụ đẳng cấp
phong kiến mà cụ thể là trật tự quan liêu và trật tự gia trưởng. trong đó
trung quân là cốt lõi của mọi trật tự xã hội và quan hệ xã hội.

- mục tiêu giáo lí của nho giáo là xây dựng một nhà nước quân
chủ chuyên chế và bành trướng xâm lược ra bên ngoài. Cho nên, ngay
từ sớm và trong suốt quá trình tồn tại, giai cấp thống trị  trung quốc đã
lấy nho giáo làm cơ sở lí luận và tư tưởng cho công cuộc xây dựng và
củng cố nhà nước.
* luôn luôn tiến hàng ciến tranh xâm lược nhàm mở rộng lãnh thổ
và ách thống trị của mình. Chức năng xâm lược ra bên ngoài là chức
năng cơ bản của nhà nước trung quốc.

- trong suốt lịch sử hàng nghìn năm của thời kì phong kiến, hầu
hết các triều đại đều là đế chế lớn: tần, hán, tùy, đường, tống, nguyên,
minh, thanh.trên cơ sở lịch sử lâu lâu đời và phát triển kế tiếp của các
nến đế chế, nhà nước trung quoocsraats giàu kinh nghiệm và thủ đoạn
trong việc áp bức bóc lột nhân dân trong nước và chinh phục đồng hóa
các dân tộc khác.

- theo quan niệm của đạo nho, hệ tue tưởng của giai cấp thống trị
trung quốc thì thiên hạ rất rộng lớn, tất cả các vùng ngoài trung quốc
đều là thiên hạ. nó bao gồm hầu như tất cả các dân tộc và các quốc gia
trên trái đất đều thuộc về hoàng đế trung quốc. do vậy, thiên hạ đồng
thời cũng là đế chế của trung quốc. hoàng đế trung quốc có nhiệm vụ
bình thiên hạ tức là chinh phục các nước khác.

- trong quá trình trinh phục các nước khác, các đế ché phong kiến
trung hoa đã kết hợp được rất nhiều các thủ đoạn và phương thức khác
nhau:

 Chinh phục đi đôi với đồng hóa là phương thúc cơ bản và điển
hình nhất.

  Kết hợp ngoại giao, kinh tế, chính trị, quân sự.

  Di dân, lấn chiếm lãnh thổ, quấy rối biên giới các nước láng
giềng tiến tới vũ trang.

  Lôi kéo, chia rẽ dùng nước này đánh nước khác.

* pháp luật phong kiến tương đối phát triển.

- luật pháp trung quốc kết hợp giữa lễ và hình; kết hợp giữa đức trị
và hòa đồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức.

Trung quốc là nước lớn, có nền văn minh phát triển sớm và
thường xuyên chinh phục, bành chướng đồng hóa các dân tộc, quốc lân
cận. văn hóa trung hoa có ảnh hưởng lớn tói nhiều nước như: triều tiên,
nhật bản,việt nam…riêng về nhà nước, pháp luật sự ảnh hưởng đó thể
hiện ở những đặc trưng:

  tư tưởng chính trị pháp lí nho giáo,


- xác lập hình thức nhà nước quân chủ tuyệt đối trên cơ sở nền
kinh tế nông nghiệp tự nhiên manh mún.

  mô hình tổ chức hành chính theo chế độ lục bộ và một số cơ


quan chức năng khác; mô hình tổ chức đơn vị hành chính địa phương
theo chế độ quận, huyện; chế độ quan lại…

  Tư tưởng pháp luật kết hợp cả đức trị và pháp trị; hình thức pháp
luật, kĩ thuật làm luật và nhiều chế định pháp luật.

Câu 4: Phân tích những nguyên nhân của trạng thái phân quyền cát cứ ở Tây
Âu thời kì Phong Kiến

Cơ sở thiết lập nhà nước phân quyền cát cứ phong kiến Tây Âu
 Cơ sở lịch sử 
Ngay từ thời đế quốc Frăng đã nảy sinh hiện tượng phân quyền cát cứ.
Sau khi Clôvít chết năm 511, Vương quốc Frăng bị chi phối thành bốn
phần do những người con của ông cai quản. Từ cuối thế kỷ VI, nội chiến
giữa các anh em dòng họ Mêrôvanhgiêng thường xuyên xảy ra, khiến
cho quyền lực của các ông vua ngày càng suy yếu. Trong khi đó thế lực
quý tộc ngày càng mạnh, lấn át cả nhà vua, biến nhà vua thành lá chắn
để che đỡ trong việc tranh nhau giành quyền lợi. Nhiều vùng trước kia
thần phục, nay thoát ly khỏi phạm vi thế lực của nhà vua, trở thành những
vùng độc lập. Mãi tới đầu thế kỷ VIII, thừa tướng Sác lơ Mác ten dùng vũ
lực khôi phục lại trật tự cũ trong toàn vương quốc. Tuy nhiên với hòa ước
Veéc đoong, trạng thái phân quyền cát cứ ngày càng phổ biến và sâu
sắc hơn ở Tây Âu. Nội bộ đế quốc Frăng tan rã, từng đế quốc nhỏ cũng bị
chia rẽ. Cuộc chiến tranh giành quyền lực không ngừng diễn ra, đời sống
nhân dân muôn vàn cơ cực.
* Cơ sở kinh tế
- Nguyên nhân cơ bản, có tính quyết định là về kinh tế. Trong đó, trước
hết phải nói đến chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất. Đó là sở hữu tư
nhân rất lớn của phong kiến được hình thành từ hai nguồn:
Nguồn thứ nhất từ chế độ phân phong ruộng đất và chế độ thừa kế
ruộng đất.
Chế độ phân phong theo hình chóp từ trên xuống dưới và quan hệ thần
thuộc và tôn chủ, theo sơ đồ như sau:
Vua là người nắm trong tay nhiều ruộng đất nhất nên sẽ là phong quân
lớn nhất, khi đó, đại quý tộc  sẽ trở thành bồi thần của nhà vua; đến phần
mình, đại quý tộc là phong quân của trung quý tộc, trung quý tộc trở
thành bồi thần; và tương tự như vậy đối với tiểu quý tộc. Quan hệ này thể
hiện ở việc một người bồi thần chỉ phục vụ cho một phong quân trực tiếp
cấp ruộng đất cho mình và không phải trung thành và không có nghĩa vụ
với phong quân lớn hơn.
Chính quan hệ thần thuộc và tôn chủ này đã làm cho quyền lực về mặt
kinh tế của các nhà vua Tây Âu bị hạn chế, những đẳng cấp dưới sẽ
không phải thực hiện nghĩa vụ về mặt kinh tế (mà quan trọng nhất là
nghĩa vụ quân dịch) đối với nhà vua. Hơn nữa các đại quý tộc khi thế lực
lớn mạnh cũng sẽ không tôn phục nhà vua nữa.
Tập quán thừa kế cũng góp phần làm cho trạng thái phân quyền cát cứ
tồn tại lâu dài, bền chặt. Khởi đầu, các đất phong chưa trở thành vật sở
hữu có thể thừa kế. Sau đó trên thực tế, tất cả các con cái đều được
thừa kế đất đai mà cha ông mình được phong. Dần dần để lãnh địa
không bị chia nhỏ mà quyền lực của chúa phong kiến cũng không bị
phân chia theo cùng với đất đai, nên một tập quán đã được hình thành từ
thế kỷ XI: chỉ người con trưởng mới được thừa kế. Theo tập quán này, để
cho việc quản lý chặt chẽ hơn, người ta yêu cầu người nhận đất chỉ được
thừa kế cho con trai trưởng. Đây là yếu tố củng cố cho chế độ sở hữu lớn
ở các lãnh địa của lãnh chúa.
Nguồn thứ hai là số ruộng đất ít ỏi của những nông dân tự do, nằm rải
rác trong khu đất đai của lãnh địa, giống như những ốc đảo trên sa
mạc.Nông dân tự do ngoài nghĩa vụ đi lính cho nhà vua, còn là nạn nhân
của các cuộc nội chiến, là một đối tượng cướp bóc của giặc ngoại xâm,
nên họ phải nhờ chúa phong kiến ở lãnh địa “ bảo hộ” cho mình. Và
đương nhiên họ phải hiến dâng đất cho lãnh chúa và trở thành lệ nông
hoặc nông nô.
Chế độ phân phong và thừa kế như trình bày ở trên đã dẫn tới hậu quả
quyền sử hữu tối cao ruộng đất không thuộc nhà vua và dẫn tới trạng
thái phân quyền cát cứ. Trạng thái phân quyền cát cứ đẻ ra trạng thái
kinh tế tự cấp tự túc. Đến lượt nó nền kinh tế tự nhiên nó lại là một yếu tố
kinh tế kinh tế củng cố trạng thái chính trị phân quyền cát cứ.
- Về  giao thông, những con đường có từ thời đế quốc La Mã, do chiến
tranh loạn lạc không sửa chữa được, nên đều bị hư hỏng. Việc đi lại
chuyên chở không được an toàn vì nạn cướp bóc dọc đường thường
xuyên xảy ra. Chính tình trạng giao thông vận tải khó khăn, trắc trở khiến
cho mối liên hệ giữa các vùng không thường xuyên chặt chẽ. Đây là một
trong số các nguyên nhân dẫn tới khuynh hướng cát cứ địa phương của
các chúa phong kiến.
- Ngoài ra, ở từng nước còn có những nguyên nhân khác. Như ở Pháp, có
triều vua mà lãnh địa của vua nhỏ hơn rất nhiều so với lãnh địa của nhiều
lãnh chúa, thế lực của nhà vua rất hạn chế. Những lãnh chúa lớn thường
áp đảo nhà vua và tranh giành quyền lợi giữa bọn chúng với nhau.Ở Italia,
do sự hình thành của các quốc gia thành thị, do sự xâm lược và sâu xé
của của nhiều thế lực từ bên ngoài, do sự hình thành quốc gia của giáo
hoàng ở miền trung Italia nên toàn Italia không có chính quyền trung
ương. Ở Đức, bọn chúa phong kiến rất chú trọng việc xâm lược để thỏa
mãn nhu cầu ruộng đất và của cải. Thế lực của chúng rất mạnh nên cục
diện cát cứ ở Đức rất trầm trọng, thế kỉ XV ở Đức có tới khoảng 300 lãnh
địa lớn nhỏ.
 Biểu hiện của nhà nước phân quyền cát cứ phong kiến Tây Âu
Phân quyền cát cứ là trạng thái cơ bản, bao trùm và chi phối trong mọi
lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị phong kiến. Nó được biểu hiện cụ thể
về thời gian, không gian và thực quyền lãnh chúa. 
a. Biểu hiện về thời gian
Trạng thái phân quyền cát cứ chiếm hầu hết thời gian của chế độ phong
kiến Tây Âu. Ví  dụ như ở Đức, Italia trạng thái phân quyền cát cứ tồn tại
vững chắc trong suốt thời phong kiến, cho đến khi nước Đức, Ý thống
được thống nhất trạng thái này mới được chấm dứt. Tình trạng phân
quyền cát cứ manh nha từ thời đế quốc Frăng. Ngay từ năm 511, khi
Clôvít chết, vương quốc Frăng bị chi phối thành 4 phần do những người
con của ông cai quản. Từ thế kỷ VI, đã diễn ra cuộc nội chiến của dòng
họ Mê rô vanh đã làm cho quyền lực nhà vua ngày càng suy yếu và
quyền lực của quý tộc ngày càng mạnh và lấn át nhà vua. Nhiều vùng đã
thoát li trở thành những nước độ lập. Mãi đầu thế kỷ VIII, Sác lơ Mác ten
dùng vũ lực khôi phục lại trật tự cũ trong toàn vương quốc. Năm 843, với
việc ký kết hòa ước Véc đoong đã đánh dấu sự xác lập chế độ phân
quyền cát cứ phong kiến Tây Âu.
b.Biểu hiện về không gia
Có ở hầu hết các quốc gia phong kiến Tây Âu. Trong đó điển hình là Anh
và Pháp. Cá biệt ở Đức và Ý thì trạng thái phân quyền cát cứ có sự khác
biệt. Ở Ý, trạng thái phân quyền cát cứ thậm chí còn nặng nề hơn ở Pháp.
Ở Pháp có vua là người đứng đầu (mặc dù không có thực quyền), còn ở
Ý thì không có hoàng đế và chính quyền trung ương (dù chỉ là hình thức).
Ý chia thành ba vùng khác nhau là Bắc, Trung, Nam do ba lãnh chúa cai
trị. Còn ở Đức thì thế lực các “chư hầu” (lãnh chúa lớn) mạnh đến mức
họ bầu ra hoàng đế Đức. Nếu hoàng đế có mưu đồ tăng cường thế lực
của mình thì lập tức bị đánh đổ và được thay thế bằng người khác.
c. Thực quyền lãnh chúa
Nói đến trạng thái cát cứ là nói về lãnh địa và lãnh chúa phong kiến. Có
lãnh chúa thế tục và lãnh chúa tôn giáo tương ứng với hai loại lãnh địa là
lãnh địa của phong kiến và lãnh địa của giáo hội thiên chúa.
- Về kinh tế: Lãnh chúa có toàn quyền sở hữu đất đai thuộc lãnh địa của
mình. Mỗi lãnh địa có nhiều trang viên, trang viên phong kiến được chia
làm hai phần: Phần thứ nhất gồm lâu đài và một số ruộng đất, vườn tược
do lãnh chúa trực tiếp quản lý và sức lao dịch ở đây là tô lao dịch của
nông nô. Phần thứ hai chủ yếu gồm đất đai canh tác được chia thành
nhiều khoảnh nhỏ cấp cho gia đình nông dân lĩnh canh. Kinh tế của lãnh
địa là nền kinh tế tự cấp, tự túc. Lãnh chúa có quyền tự tổ chức sản xuất,
thu tô thuế, thậm chí có nơi lãnh chúa còn có quyền đúc tiền riêng.
- Về chính trị: Những tước vị và chức vụ trong chính quyền mà nhà vua
trao cho các lãnh chúa nay đã trở thành cha tuyền con nối. Không những
thế chúng còn biến luôn cả khu vực hành chính do chúng đứng đầu
thành lãnh địa riêng. Nhà vua không thể điều động, thuyên chuyển hoặc
thay thế chúng bằng người khác. Chúng còn dùng uy quyền biến các
thần thuộc của nhà vua thành thần thuộc của chúng, biến những thần
dân của nhà vua thành thần dân của chúng. Các lãnh chúa đều có tòa án
riêng xét xử những thần dân trong lãnh địa dám chống lại chúng. Những
vụ án xét xử còn đem lại cho lãnh chúa một khoản thu nhập lớn nhờ
những món tiền phạt và những vụ tịch thu tài sản. 
- Về quân sự: Giữa các lãnh chúa phong kiến thường xảy ra chiến tranh
nhằm cưỡng đoạt đất đai, tài sản, mở rộng phạm vi thế lực. Các lãnh
chúa tổ chức quân đội riêng. Bộ phận quân đội của lãnh chúa hoàn toàn
tách khỏi sự điều động của vua.
- Về xã hội: Quan hệ cơ bản là quan hệ giữa lãnh chúa (gồm cả tăng lữ
cao cấp, thực chất cũng là lãnh chúa) với nông dân. Nông dân có ba loại:
nông dân tự do, lệ nông và nông nô. Trong đó, lệ nông, nông dân tự do
đều dần dần trở thành nông nô. Nông nô lệ thuộc hoàn toàn vào lãnh
chúa phong kiến cả về ruộng đất và thân thể. Nông nô phải làm lao dịch
không công, nộp địa tô cho chủ…Họ phải nộp thuế thân cho chúa phong
kiến. Nông nô lấy vợ, lấy chồng phải nộp thuế kết hôn. Con cái nông nô
muốn thừa kế tài sản của cha cũng phải nộp thuế thừa kế. Nhưng so với
nô lệ trong xã hội cổ đại thân phận của nông nô có khá hơn. Nông nô có
nhà cửa, công cụ sản xuất, kinh tế gia đình riêng. 
Như vậy, trên thực tế, các lãnh địa đã trở thành những quốc gia nhỏ. Các
lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: lập
pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật
lệ riêng. Thậm chí ở Đức, vua Sác lơ IV (1347-1378) phải ban hành “Đạo
luật vàng” xác nhận quyền lực của các lãnh chúa. Hay nói cách khác, cục
diện phân quyền cát cứ được thể chế hóa bằng pháp luật.
Có thể nói, thời kỳ phân quyền cát cứ là thời kỳ phát triển của chế độ
phong kiến Tây Âu. Chính trong trạng thái phân quyền cát cứ đó, quan hệ
phong kiến được thể hiện rõ nét nhất, thể hiện qua chế độ sở hữu phong
kiến, quan hệ địa chủ phong kiến, nông nô, địa vị của hai giai cấp này
trong xã hội và phương thức bóc lột địa tô.
Câu 7 : Phân tích những yếu tố hình thành phát triển chính thể quân chủ
chuyên chế ở Phương Đông

Nhà nước Phương Đông có nhiều thuận lợi hơn như vị trí địa lý nằm trên
các con sông lớn khí hậu nhiệt đới, đất đại màu mỡ có nhiều đồng bằng
rộng lớn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Cùng với đó, sự phụ thuốc
khí hậu là nguyên nhân dẫn đến nhưng thay đổi sau đó.

- Nhà nước La Mã thì tuy đất đai không màu mỡ bằng nhưng bù lại có
nhiều khoáng sản, cảng biển tạo thuận lợi cho thương nghiệp phát triển.
Chính điều nay đã tạo điều kiên cho hoạt động buôn bán thương nghiệp
phát triển thúc đẩy kinh tế phát triển kéo theo hệ quả sau đó.

 Về điều kiện kinh tế - xã hội


- Kinh tế:

+ Ở nhà nước phương Đông, vào khoảng tiên nhiên kỷ thứ IV TCN, công
cụ lao động bằng đồng xuất hiện. Hoạt động sản xuất với công cụ lao
động bằng đồng đã sớm giúp cư dân phương Đông có cuộc sống định
canh định cư trên các đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ. từ đó, xã hội
phương đông có sự phân công lao động. tuy nhiên, nó làm cho năng
suất lao động tăng và sản phẩm dự thừa bắt đầu xuất hiện. tư liệu sản
xuất chủ yếu là ruộng đất ở phương Đông tồn tại dưới chế độ công hữu
hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Vì thế, chế độ tư hữu xuất
hiện nhưng chậm chạp và manh nha.

+ Còn nhà nước La Mã (phương Tây), từ thế kỷ thứ VII – VII TCN nền kinh
tế nhìn chung vẫn tư cung tự cấp nhưng do hoạt đông phát triền của
công thương nghiệp nên nền kinh tế bị cuốn vào sản xuất nguyên liệu
phục vụ công nghiệp . Nền kinh tế phát triển mạnh, làm cho chế độ tư
hữu xuất hiên diễn ra nhanh chóng sự phân hóa giai cấp bắt đầu.

+ Như vậy , cơ sở kinh tế cho sự hinh thành chính thể quân chủ chuyên
chế phương dông là bắt nguyền từ hoạt động trị thủy làm xuất hiện chế
độ công hữu còn La mã ( phương Tây ) thì sự phát triển của thương
nghiệp làm kinh tế phát triển xuất hiện chế độ công hữu xã hội phân hóa
mâu thuẫn giai cấp xuất hiện thúc đẩy sự ra đời nhà nước .

- Về xã hội:

+ Ở phương đông, khi kinh tế phát triển các tiểu gia đình trong đại gia
đình thị tộc có xu hướng thoát ly khỏi công xã thị tộc để sinh sống. Lúc
này quan hệ huyết thống không còn đủ sức rằng buộc duy trì chế độ cũ
nên đã tan rã thay thế vào đó là các công xã láng giềng có nhiều ảnh
hưởng đến đời sống phương Đông.. Mặt khác, khi thị tộc tan ra thì chế
độ tư hữu xuất hiện đó là quá trình mà các tù trưởng tộc trưởng thủ lĩnh
liên minh bộ lạc chiếm được nhiều của cải họ dựa vào sức mạnh của
mình để bóc lột chỉ huy các cuộc chiến tranh để tranh giành đất đai tài
sản , mâu thuẫn xã hội bắt đầu sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ. Học
thuyết mác lê nin đã chỉ rõ răng “ khi mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt
không thể điều hòa được thì giai cấp mạnh hơn sẽ thành lập tổ chức để
điều hòa mâu thuân đó”

+ Trong khi đó ở phương Tây (La Mã), sự phát triển kinh tế làm cho xã
hội phân hóa giai cấp sâu sắc như : quý tộc, bình dân, nô lệ… Mỗi giai
cấp có địa vi khác nhau sự bất bình đẳng diễn ra ngày càng cao mâu
thuẫn giai cấp lớn đân. Nô lệ đóng vai trò quan trọng trong các nhành
cong nghiệp là lực lượng làm ra của cải, là đối tượng chủ nô bóc lột.
Trong xã hội dó, mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ diễn ra cực kỳ gay gắt.
Nô lệ bắt đầu vùng lên, chủ nô đã thiết lập nhà nước để dập tắt các cuộc
nổi dậy đó.

Như vậy, ở phương Đông cơ sở bắt nguồn chính là sự thay đổi quan hệ
sở hữu kéo theo sự phân hóa xã hội, do nhu cầu trị thủy sự tư lợi cho cá
nhân xảy ra chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thay cho ché độ công hữu
tồn tại trước đó, sự phân hóa giàu nghèo bắt đầu.

Câu 8 : Phân tích những đặc điểm cơ bản của Pháp luật Phong kiến

Kiểu pháp luật phong kiến là kiểu pháp luật ra đời, tồn tại, phát triển và
tiêu vong gắn liền với kiểu nhà nước phong kiến, với phương thức sản
xuất phong kiến.

Pháp luật phong kiến ra đời ở Trung Quốc vào thế kỉ III trước Công
nguyên, ở Tây Âu và Ấn Độ vào khoảng thế kỉ V, ở bán đảo Arập và vùng
Trung Á vào khoảng thế kỉ VII, ở Nga, Ba Lan, Ukraina và các dân tộc
Xlavơ từ khoảng thế kỉ VỊ đến thế kỉ IX, X.

Pháp luật phong kiến có một số đặc điểm cơ bản như mang tính đẳng
cấp, đặc quyền, chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng tôn giáo, có
các hình phạt dã man, tàn bạo, phát triển không toàn diện (nặng về hình
sự, nhẹ về dân sự; nặng về công pháp, nhẹ về tư pháp), thể hiện sự bất
bình đẳng về giới tính.

Pháp luật phong kiến có các bộ luật nổi tiếng như Bộ luật nhà Tần thế kỉ
III trước Công nguyên, Bộ cửu chương luật của nhà Hán (từ năm 206
trước Công nguyên đến năm 220), Bộ luật nhà Đường thế kỉ VII, Bộ đại
Thanh luật lệ năm 1740 của Trung Quốc, Bộ luật tục Noocmăngđi
(Normandie) năm 1275 của Pháp, Bộ luật Saxon thế kỉ XIII của Đức, Bộ
hội điển luật lệ Fleta năm 1290 của Anh, Bộ hội điển luật lệ năm 1649
của Nga, Bộ luật Hồng Đức thế kỉ XV của Việt Nam...

You might also like