Dịch cam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Tại sao truyện cổ tích là những câu chuyện đáng sợ

Một số người nghĩ rằng truyện cổ tích chỉ là những câu chuyện dùng để mua vui
cho trẻ em, nhưng niềm yêu thích rộng rãi và lâu dài là nhờ một vài lí do đáng sợ
khác.

Mọi người của các nền văn hóa kể cho nhau những câu chuyện cổ tích nhưng cùng
một câu chuyện thường có nhiều các biến thể. Trong truyện Cô bé quàng khăn đỏ
mà những đứa trẻ châu Âu đã quen, một cô bé đang trên đường đi đến gặp bà ngoại
đã gặp một con sói và nói với nó nơi cô đang đến. Con sói chạy nhanh và nuốt
chửng bà cô bé, sau đó mặc đồ của bà và nằm lên giường đợi cô bé quàng khăn đỏ.
Bạn có thể nghĩ bạn biết tình tiết câu chuyện – nhưng là bản nào? ở một vài phiên
bản, con sói nuốt chửng bà, trong khi ở bản khác thì nó nhốt bà vào tủ quần áo. Ở
một vài câu chuyện, cô bé quàng khăn đỏ đã tự mình đánh bại con sói, trong khi số
khác thì người thợ săn hay người đốn củi nghe thấy tiếng khóc của cô và tới cứu cô
ấy.

Sự thích thú rộng rãi của loạt truyện này thường là do chúng chứa những thông
điệp cảnh báo: trong truyện Cô bé quàng khăn đỏ, hãy nghe lời mẹ của bạn, và
tránh nói chuyện với người lạ. “ Điều thú vị về câu chuyện là nội dung liên quan
đến sự sống” một nhà nhân học Jamie Tehrani ở trường Durham vương quốc Anh
nói. Nhưng nghiên cứu của ông lại nói ngược lại. “Chúng ta có một lỗ hổng lớn ở
kiến thức về thời lịch sử và tiền lịch sử và truyện cổ tích, dù chúng ta biết rằng thể
loại này đã có từ lâu.” Ông nói. Điều đó không ngăn cản được các nhà nhân chủng
học, nhà dân gian học và các học giả khác tìm ra những giả thuyết để giải thích tầm
quan trọng của truyện cổ tích trong xã hội loài người. Giờ Tehrani đã tìm ra cách
để kiểm tra các giả thuyết này, mượn một kĩ thuật từ những nhà sinh học tiến hóa.

Để tìm hiểu lịch sử, sự phát triển, mối quan hệ tiến hóa giữa các sinh vật sống, các
nhà sinh học đã so sánh đặc tính của các loài này theo một quá trình gọi là phân
tích phát sinh chủng loài. Tehrani đã sử dụng cách tiếp cận giống như vậy để so
sánh các bản liên quan của chuyện cổ tích để tìm ra cách chúng phát triển và nhân
tố nào tồn tại lâu nhất.

Phân tích của ông Tehrani tập trung vào truyện Cô bé quàng khăn đỏ ở nhiều phiên
bản khác nhau, bao gốm cả truyện cổ tích ở phương Tây tên là “Con sói và đứa
trẻ”. Kiểm tra sự thay đổi trong hai loại truyện này và những câu chuyện tương tự
từ châu Phi, Đông Á và các khu vực khác, ông kết luận được 58 câu chuyện được
truyền miệng. Khi phân tích phát sinh chủng loài của ông kết luận rằng chúng thật
ra là có liên quan, ông sử dụng cách sử dụng các phương pháp tương tự để khám
phá ra cách chúng phát triển và thay đổi theo thời gian.

Đầu tiên ông ấy kiểm tra một vài giả định về việc khía cạnh nào của câu chuyện ít
thay đổi nhất vì nó tiến hóa, chỉ ra sự quan trọng của chúng. Nhà dân gian học tin
rằng những gì xảy ra trong truyện thì quan trọng hơn nhân vật trong đó – ví dụ như
việc đến thăm họ hàng, gặp phải con thú đáng sợ đang ngụy trang, quan trọng hơn
việc người thăm là một cô bé hay 3 anh chị em, hay con động vật là một con hổ
thay vì là sói.

Tuy nhiên, Tehrani phát hiện không có sự thay đổi đáng kể trong tỉ lệ của việc thay
đổi các sự kiện so với các nhân vật. “Một số tập không thay đổi nhiều bởi vì chúng
quan trọng trong câu chuyện, nhưng có rất nhiều chi tiết tiến hóa khá tự do” ông
nói. Cả những phân tích của ông ấy cũng không ủng hộ giả thuyết rằng phần trọng
tâm của câu chuyện là phần ít thay đổi nhất. Ông thấy không có sự thay đổi đáng
kể trong biến thể của phần đầu hay cuối.

Nhưng bất ngờ lớn nhất là khi ông nhìn vào yếu tố cảnh báo của câu chuyện.
“Nghiên cứu về những truyện cổ tích có nội dung săn bắn hái lượm nói rằng những
câu chuyện kể bao gồm những thông tin rất quan trọng về môi trường và những
nguy hiểm tiềm tàng ta có thể gặp ở đó – những thứ liên quan đến sự sống còn,”
ông nói. Nhưng trong phân tích của ông những yếu tổ này chỉ biến đổi tương tự
như những chi tiết nhỏ nhặt khác. Vậy, cái gì là đủ quan trọng để được xuất hiện từ
thế hệ này qua thế hệ khác?

Câu trả lời, có lẽ là nỗi sợ - một khía cạnh khát máu và đáng sợ của câu chuyện, ví
dụ như việc con sói ăn thịt bà ngoại, là phần ít thay đổi trong số tất cả. Tại sao
những chi tiết này lại được giữ nguyên qua các thế hệ bởi các người kể chuyện,
trong khi các tình tiết khác thì không? Tehrani có một ý tưởng: “Trong thời kì
truyền miệng, một câu chuyện không tồn tại vì một người kể chuyện giỏi. Có thể
cũng thú vị khi chúng được kể bởi một người không nhất thiết phải là một người
kể chuyện giỏi.” Có thể bị nuốt chửng hoàn toàn bởi con sói, sau đó vẫn sống sót
thì thật li kì giúp cho câu chuyện vẫn phổ biến, dù người kể có tệ như thế nào.
Jack Zipes ở trường Minnesota, Minneapolis, cảm thấy không thuyết phục bởi ý
kiến của Tehrani về truyện cổ tích. “Dù chúng có đáng sợ, nếu không có ảnh
hưởng quan trọng thì cũng không phù hợp.” Ông nói. Ông tin rằng bối cảnh lặp đi
lặp lại là việc người phụ nữ luôn là nạn nhân trong câu chuyện như Cô bé quàng
khăn đỏ giải thích tại sao họ cảm thấy liên quan. Nhưng Tehrani chỉ ra rằng dù đó
là tình tiết thường gặp trong các truyện ở phương Tây, nhưng không phải ở đâu
cũng đúng. Ở Nhật hay Trung và ở cả Iran và Nigeria, nạn nhân là con trai.

Mathias Clasen ở trường Aarhus ở Denmark không bất ngờ bởi phát hiện của
Tehrani. “Sự thay đổi thói quen và các chuẩn mực đạo đức, nhưng thứ làm chúng
ta sợ, và sự thật chúng ta tìm sự giải trí được thiết kế để gây sợ hãi cho chúng ta –
thứ luôn cố định.” Ông nói. Clasen tin rằng câu chuyện kinh dị dạy chúng ta cảm
giá sợ hãi mà không cần trải nghiệm thực tế, từ đó xây dựng sự kháng cự lại những
cảm xúc tiêu cực.

Bộ khử khuẩn: Sản xuất nước sạch

Du lịch vòng quanh Thái Lan vào những năm 1990, William Janssen rất ấn tượng
với hệ thống sưởi sử dụng tấm pin mặt trời ở trên rất nhiều ngôi nhà, nơi năng
lượng từ mặt trời bị hấp thụ bởi một tấm đĩa và sau đó sử dụng để nung nóng nước
cho sử dụng trong nước. Hai thập kỉ sau Janssen phát triển ý tưởng đơn giản ông
thấy ở Nam Á thành một thiết bị dễ mang theo sử dụng năng lượng từ mặt trời để
làm sạch nước.

Bộ khử khuẩn hoạt động như một thiết bị khử muỗi di động có thể lấy nước từ
nhiều nơi khác nhau, như biển, sông, giếng khoan, mưa, và làm sạch nó để con
người sử dụng. Thiết bị đặc biệt hữu dụng ở những vùng nơi nước dự trữ dưới lòng
đất đã bị ô nhiễm, hay nơi nước biển là nguồn nước duy nhất.

Janssen thấy rằng cần một cách lâu dài để làm sạch nước là cả những nước đang và
đã phát triển khi ông chuyển đến các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và thấy
quá trình chế biến nước quy mô lớn. “Tôi đã phải đối mặt với lượng carbon khổng
lồ mà các quốc gia vùng Vịnh tạo ra trong quy trình khử muối” Ông nói.

Bộ khử khuẩn có thể sản xuất 15 lít nước uống mỗi ngày, đủ để duy trì cho việc ăn
uống của một gia đình. Điểm đặc biệt của nó là, không giống những kĩ thuật khử
muối tiêu chuẩn, nó không cần nguồn cung cấp năng lượng khác: chỉ cần ánh sáng
mặt trời. Kích thước của nó là 120cmx90cm, và rất dễ để di chuyển, nhờ vào hai
bánh xe. Nước đi qua một cái ống, và dòng chảy dẹt như một tấm film mỏng giữa
một tấm kính hai lớp và một tấm quang năng và được làm nóng bởi mặt trời. Dòng
nước ấm chảy vào một nồi hơi nhỏ (được làm nóng bởi tấm pin năng lượng mặt
trời) sau đó nó chuyển thành dạng hơi. Khi lượng hơi lạnh lại, nó trở thành nước
cất.Thiết bị này có một bộ lọc đơn giản dùng để giữ lại các căn và chỉ cần lắc nhẹ
để vứt chúng. Có hai ống để chất lỏng chảy ra:một cho rác thải – muối từ nước
biển,... và một cái cho nước cất. Hiệu suất của thiết bị được hiển thị lên màn hình
LCD và được chuyển đến công ty cung cấp dịch vụ khi cẩn thiết.

Một phân tích gần đây phát hiện rằng ít nhất hai phần ba dân số thế giới sống với
tình trạng thiếu nước nghiêm trọng trong ít nhất một tháng mỗi năm. Jassen cho
rằng đến năm 2030 một nửa dân số sẽ sống dưới áp lực thiếu nước – khi mà nhu
cầu vượt quá khả năng cung cấp trong một thời gian nhất định. “Đưa ra một giải
pháp bền vững là quan trọng để giúp mọi người.” Ông nói. Rất nhiều quốc gia
“không có tiền để xây dựng các nhà máy khử muối tốn kém. Họ không có tiền để
thiết lập chúng, cũng như bảo trì và mua dầu diesel để vận hành nhà máy, một viễn
cảnh thật sự tồi tệ.

Thiết bị được nhắm đến nhiều đối tượng người dùng khác nhau – từ người dân từ
các nước đang phát triển đang không có một nguồn cung cấp nước ổn định cho
đến những người ở các vùng nông thôn Hoa Kỳ. Các phiên bản thương mai đầu
tiên của máy khử muỗi được kì vọng sẽ được sản xuất ở Ấn Độ trong năm sau, sau
khi các thử nghiệm thực địa được tiến hành. Thiết bị tự cung tự cấp này nhắm đến
hai đối tượng – những người không thể chi trả cho thiết bị ngay lập tức và thanh
toán thông qua các khoản vay tín dụng nhỏ và những gia đình có thu nhập trung
bình có thể thuê thiết bị. “Mọi người ở Ấn Độ không thanh toán một cục tiền để
mua một cái tủ lạnh, họ thường trả góp trong thời gian 6 tháng. Họ đặt máy khử
muỗi lên mái nhà, kết nối thiết bị với hệ thống cung cấp nước của thành phố và
chẳng cần lo lắng gì về nước dùng hàng ngày nữa.” Jassen nói. Ở các nước phát
triển, thiết bị nhắm đến thị trường ngách nơi không có nước máy cho hoạt động
cắm trại, sinh hoạt trên tàu bè hay quân đội.

Giá sẽ dao động ở những nơi khác nhau. Ở các nước đang phát triển, giá phụ thuộc
vào các tổ chức viện trợ có đàm phán thành công hay không. Ở các nước phát
triển, nó có thể được bán ở mức giá 1000 đô một chiếc, Janssen nói. “Chúng tôi là
một doanh nghiệp với sứ mệnh của nhân loại. Chúng tôi hiểu rằng sản phẩm chúng
tôi chủ yếu sẽ ứng dụng trong các nước đang phát triển với mục đích nhân đạo và
đó là cách chúng tôi hoạt động. Tuy nhiên chúng tôi nhận ra rằng, để có thể tồn tại
thì chúng tôi cũng phải quan tâm đến mức thu nhập dòng của mình.” Ông nói.

Trụ sở của công ty đặt tại Imperial College London, dù Janssen, giám đốc điều
hành, vẫn đang sống ở UAE. Công ty đã gây quỹ được 340k đô. Ông nói, trong 2
năm, mục tiêu của công ty là bán 1000 thiết bị mỗi tháng, chủ yếu với mục đích
nhân đạo. Chúng được kì vọng bán ở khu vực như Úc, Bắc Chile, Peru, Texas và
California.

You might also like