Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

SẢN PHẨM TỰ HỌC: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bùi Ngọc Tân

STT: 54

Tên đề tài “Nêu hiểu biết của anh chị về quản trị cung thanh khoản trong ngân hàng thương
mại Việt Nam”

BÀI LÀM

Cách tiếp cận đề tài của em là từ những yếu tố cơ bản nhất cho đến phân tích sâu vào quản
trị cung thanh khoản trong ngân hàng thương mại và lấy ví dụ minh họa thực tế.

1. Thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản trong tiếng anh là Liquidity, chỉ mức độ lưu động (hay tính lỏng) của
một sản phẩm/tài sản bất kì có thể được mua vào hoặc bán ra trên thị trường mà giá thị
trường của nó không bị ảnh hưởng nhiều.

Hiểu đơn giản, tính thanh khoản dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một
tài sản hoặc một sản phẩm.

Ví dụ: Tiền mặt là một loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Bởi vì tiền có thể sử dụng
để mua bán trao đổi tất cả các loại hàng hoá trên thị trường. Bên cạnh đó, các tài sản như
máy móc, bất động sản, nhà máy,… có tính thanh khoản thấp hơn. Để có thể chuyển đổi
các tài sản này thành tiền thì phải mất 1 khoảng thời gian nhất định để tìm người giao dịch
có nhu cầu tương ứng.

2. Ý nghĩa của thanh khoản

Tính thanh khoản được các với ngân hàng, chủ nợ và nhà đầu tư quan tâm với ý nghĩa sau:

2.1. Đối với doanh nghiệp


- Giúp doanh nghiệp nắm được các vấn đề trong tình hình thanh toán của mình. Từ
đó kịp thời xem xét và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.
- Giúp doanh nghiệp phát hiện ra các nguy cơ tiềm ẩn và loại bỏ dứt điểm những rủi
ro đó. Đồng thời, đảm bảo tính đúng hạn của các các khoản vay nợ. Giúp giữ vững
niềm tin của các nhà đầu tư và đối tác có ý định đầu tư vào doanh nghiệp.
- Dựa vào tính thanh khoản, đội ngũ lãnh đạo sẽ đưa ra hướng quản trị phù hợp để tối
ưu nguồn tài chính và làm tăng tính thanh khoản. Nghĩa là làm tăng sự linh hoạt và
sự lành mạnh của dòng tiền để phát triển khi có cơ hội hoặc tiết kiệm cần thiết khi
khó khăn tới.
2.2. Đối với ngân hàng, chủ nợ và chủ đầu tư
- Việc đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp giúp các tổ chức tín dụng, nhà
đầu tư thể nhận biết được các rủi ro thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp trong
tương lai. Từ đó, cân nhắc và đưa ra quyết định có nên cho vay hoặc đầu tư không.
- Nếu đang có khoản nợ với ngân hàng, doanh nghiệp buộc phải thanh lý tài sản để
đáp ứng chi trả cho khoản nợ đó. Khi đó, ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp vay
thông qua hình thức thế chấp tài sản.
- Đây là chỉ số giúp các nhà đầu tư đánh giá và đưa ra quyết định có nên đầu tư hay
mua cổ phiếu của doanh nghiệp hay không.
3. Tính thanh khoản trong ngân hàng

Dựa vào tính thanh khoản, ta có thể đánh giá một ngân hàng đang hoạt động tốt hay
xấu. Ngân hàng được đánh giá có tính thanh khoản tốt hay không thông qua việc đáp
ứng các nhu cầu rút tiền mặt hoặc giải ngân một cách tức thì như đã cam kết hay không.

4. Quản lý tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại


4.1. Khái niệm quản lý thanh khoản trong ngân hàng thương mại

Quản lý thanh khoản của ngân hàng là quá trình tác động liên tục có tổ chức, có mục đích
của các nhà quản trị ngân hàng lên cung và cầu thanh khoản nhằm đạt được các mục tiêu
an toàn thanh khoản và mục tiêu lợi nhuận của mỗi ngân hàng thương mại trong những
thời kỳ cụ thể

4.2. Vai trò và mục tiêu của quản lý thanh khoản trong ngân hàng thương mại
Quản lý thanh khoản của ngân hàng là quá trình tác động liên tục có tổ chức, có mục đích
của các nhà quản trị ngân hàng lên cung và cầu thanh khoản nhằm đạt được các mục tiêu
an toàn thanh khoản và mục tiêu lợi nhuận của mỗi ngân hàng thương mại trong những
thời kỳ cụ thể

Mục tiêu quản lý thanh khoản của ngân hàng bao gồm hai nội dung: (i) đảm bảo khả năng
chi trả kịp thời của ngân hàng với chi phí hợp lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động; (ii) dự
đoán các nguy cơ rủi ro thanh khoản và tổn thất có thể xảy ra để thực hiện chủ động ứng
phó thông qua các công cụ, các quá trình nhận biết, ước tính, theo dõi và kiểm soát rủi ro
theo đúng các chuẩn mực quốc tế về quản lý thanh khoản

4.3. Nội dung và quản lý thanh khoản của ngân hàng thương mại

Xây dựng và lựa chọn chiến lược quản lý thanh khoản: Việc xây dựng chiến lược quản lý
thanh khoản phù hợp với quy mô và tình hình hoạt động là nhân tố quyết định đến sự thành
công trong quản lý thanh khoản của ngân hàng. Tùy vào điều kiện cụ thể, các ngân hàng
có thể lựa chọn một trong các chiến lược quản lý thanh khoản khác nhau.

Lựa chọn phương pháp quản lý thanh khoản: Tùy vào quy mô hoạt động, mức độ phát triển
của công nghệ và định hướng kinh doanh, mỗi ngân hàng sẽ lựa chon một phương pháp
quản lý thanh khoản phù hợp.

Xác định cung thanh khoản: Cung thanh khoản có thể phát sinh từ tài sản, từ nguồn vốn
hoặc từ khoản mục ngoại bảng.

Xác định cầu thanh khoản: Tương tự cung thanh khoản, cầu thanh khoản có thể phát sinh
từ tài sản, từ nguồn vốn hoặc từ khoản mục ngoại bảng.

Xử lý trạng thái thanh khoản: Tùy vào trạng thái thanh khoản mà ngân hàng sẽ tiến hành
xử lý trạng thái thanh khoản cho phù hợp. Ngân hàng có thể xử lý thặng dư thanh khoản
hoặc xử lý thâm hụt thanh khoản

4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thanh khoản của ngân hàng thương mại
Các nhân tố chủ quan bao gồm: (i)Chiến lược kinh doanh của ngân hàng; (ii)Quá trình
trung gian hóa kỳ hạn (maturity intermediation) tại ngân hàng; (iii)Khả năng tham gia các
thị trường tiền tệ; (iv)Chất lượng của nhân sự tham gia điều hành thanh khoản; (v)Uy tín
của ngân hàng trên thị trường; (vi)Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản không phù hợp.

Các nhân tố khách quan bao gồm: (i)Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương; (ii)Năng
lực dự báo của các cơ quan hữu quan; (iii)Các yếu tố liên quan đến tâm lý khách hàng

5. Cung thanh khoản (Liquidity Supply)

Cung thanh khoản phản ánh dòng tiền ngân hàng thương mại thu được tại một thời điểm,
bao gồm nguồn huy động mới từ tiền gửi và công cụ nợ, các khoản tín dụng được khách
hàng hoàn trả, các khoản thu nhập, dòng tiền thu được từ chuyển hóa tài sản và vay trên
thị trường tiền tệ.

5.1. Những nguồn cung thanh khoản


- Nguồn huy động mới từ tiền gửi và công cụ nợ: bao gồm các khoản huy động tiền
gửi mới của khách hàng và vốn huy động từ hoạt động phát hành trái phiếu, kỳ
phiếu…Hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại tiến hành thường
xuyên, thường nhật do đó nguồn tiền gửi là nguồn cơ bản bổ sung thiếu hụt thanh
khoản. Nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu, ký phiếu không có tính thanh
khoản thường nhật nhưng mức độ ổn định của nguồn vốn cao hơn nguồn tiền gửi.
- Các khoản tín dụng được khách hàng hoàn trả: đây là nguồn cung thanh khoản có ý
nghĩa rất quan trọng. Hoạt động thu hồi vốn tài trợ cho hoạt động tín dụng được
khách hàng thực hiện theo cam kết tín dụng. Việc khách hàng có thực hiện đầy đủ
và nghiêm túc cam kết tín dụng hay không quyết định đến khả năng mất vốn, do đó
ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và quy mô cung thanh khoản.
- Các khoản thu nhập của ngân hàng thương mại: bao gồm các khoản thu nhập được
từ hoạt động nội bảng và ngoại bảng. Thu nhập từ hoạt động ngoại bảng như thu phí
cung cấp dịch vụ thanh toán , dịch vụ ủy thác, bảo lãnh…là những khoản thu có tính
thường xuyên thông qua hoạt động cung ứng dịch vụ thu phí, do đó khi ngân hàng
thương mại triển khai mở rộng cung ứng dịch vụ thì khoản thu nhập này là nguồn
thu nhập ổn định mang tính lâu dài.
- Dòng tiền thu được từ chuyển hóa tài sản: bao gồm các khoản thu được từ việc bán
một bộ phận tài sản như trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, cổ phiếu lấy tiền ngay
nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
- Đi vay trên thị trường tiền tệ: để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời như khách
hàng đột ngột rút tiền với quy mô lớn mà chưa có nguồn vốn bù đắp thì ngân hàng
buộc phải vay thị trường tiền tệ. Sự mất cân dối thanh khoản và hoạt động vay trên
có tính chất tạm thời, tuy nhiên cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của ngân
hàng thương mại.
6. Thực tế hoạt động quản trị cung thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt
Nam trên thực tế.
6.1. Cung thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam có nhiều nguồn thu để đảm bảo tính thanh
khoản của mình cũng như phục vụ cho mục đích cho vay , thông qua đó cùng giúp ngân
hàng trung ương điều tiết nền kinh tế. Chiếm tỷ trọng lớn nhất hiện nay vẫn là vốn huy
động từ tiền gửi và các công cụ nợ (chiếm đến hơn 70%) số vốn của các ngân hàng. Các
ngân hàng có thể huy động vốn từ nhiều cách.

Đầu tiên là huy động vốn từ các khoản tiền gửi: tiền gửi không kì hạn; tiền gửi có kì hạn;
tiền gửi tiết kiệm. Các ngân hàng hiện nay đang chú trọng đến việc phát triển nguồn vốn
này vì tiền gửi là loại vốn có tính thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản. Ví dụ như
Ngân hàng thương Mại cổ phần Ngoại Thương VietcomBank
Theo cáo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng VietcomBank năm
2021, khoản thu lớn nhất vẫn đến từ các khoản tiền gửi từ khách hàng (68%). Con số này
ở BIDV, Shinhan VietNam, ACB lần lượt là 64%, 79%, 58%. Theo sau đó chính là khoản
tiền huy động được từ việc phát hành trái phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng tờ có giá. Và cuối
cùng mới đến các khoản thu nhập còn lại. Đó cũng là nguyên nhân vì sao mà các ngân hàng
thương mại chú ý đến việc phát triển tín dụng cá nhân nhiều hơn ở những năm gần đây.
6.2. Thực tiễn quản trị cung thanh khoản tại ngân hàng thương mại hiện nay

Quản trị cung thanh khoản như đã trình bày bên trên đó chính là đảm bảo tính thanh khoản
về nguồn vốn của ngân hàng, đầu tư kinh doanh và dự phòng cho những tình huống xấu.
Hiện nay, các ngân hàng đang thực hiện công tác quản trị cung thanh khoản rất tốt và luôn
có những chiến lược để không ngừng tăng cung thanh khoản của mình lên. Nhưng theo đó
cũng đi kèm hàng loạt rủi ro như các khoản tiền gửi không rõ nguồn gốc, bất cân xứng
thông tin và nghiệp vụ mua bán ngoại hối không đảm bảo tính minh bạch. Tiêu biểu cho
trường hợp này chính là ngân hàng SaigonBank về vụ bê bối liên quan đến việc không giải
ngân về tiền gửi trái phiếu và cũng như liên tục khẳng định vụ bà Trương Mỹ Lan bị bắt
và điều tra không hề có liên quan đến SaigonBank nhưng thực hư thế nào phải đợi cơ quan
điều tra.

Tựu chung lại, về công tác quản trị thanh khoản trong ngân hàng thương mại đã đạt được
đến một mức độ phát triển nhất định nhưng vẫn còn có những bất cập và cần được cải thiện.
Hy vọng trong thời gian sắp tới, công tác quản trị thanh khoản tại các ngân hàng thương
mại sẽ hiệu quả và minh bạch hơn.

-HẾT-

You might also like