Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1.

Cho biết hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đến
Việt Nam?
Các nước tư bản: bên trong tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài
xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa.
Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay
gắt.
Phong trào đấu tranh xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
2. Chính sách cai trị của Thực dân Pháp ở Việt Nam và hậu quả của nó?
+ Kinh tế:
- Nông nghiệp, công nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nông
dân theo kiểu phát canh thu tô, tập trung khai thác than kim loại; xây
dựng một số ngành: xi măng, điện nước, giấy, rượu…
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống vận tải đường bộ, đường thuỷ,
đường sắt.
- Thương nghiệp, tài chính: nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam; đánh
thuế nặng, đặt thêm thuế mới tăng ngân sách.
Hậu quả: Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột nặng nề, nông nghiệp lạc hậu,
nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất; công nghiệp phát triển
nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
+ Chính trị
- Thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề, mọi quyền
hành thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp.
- Thi hành chính sách chia để trị, chia nước làm ba kì, mỗi kì đặt một chế
độ cai trị riêng và nhập ba kì đó với nước Lào, Campuchia để lập ra Liên
Bang Đông Dương thuộc Pháp.
- Gây chia rẽ và thù giận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, dân tộc
+ Văn hoá, giáo dục:
- Cho đến năm 1919 Pháp vẫn duy trì nền giáo dục của thời phong kiến.
- Năm 1905 thiết lập hệ thống giáo dục phổ thông gồm 3 bậc: Âu học, Tiểu
học, Trung học
- Năm 1906 mở trường đại học Đông Dương
Hậu quả: nhân dân mù chữ
3. Sự phân hóa kết cấu giai cấp ở Việt Nam?
+ Giai cấp cũ- Địa chủ: bị phân hóa thành đại –trung – tiểu địa chủ. Trong
đó: Đại địa chủ thân cấu kết với Pháp bóc lộ nhân dân ta  Là đối tượng của
Cách mạngTrung và tiểu địa chủ có tinh thần yêu nước, lực lượng của CM-
Nông dân: chiếm 90% dân số, là tầng lớp chịu nhiều áp bức. Chia thành
trung nông, bần nông, cố nông
+ Giai cấp mới- Tư sản: mới hình thành và bị phân hóa thành tư ssanr mại
bản và tư sản dân tộcTrong đó: + Tư sản mại bản thân Pháp, là đối tượng
của CM+ Tư sản dân tộc: quan hệ mật thiết với nhân dân và có tinh thần yêu
nước- Tiểu tư sản: gồm có trí thức, dân nghèo thành thị, buôn bán nhỏ, học
sinh sinh viên  Có kiến thức và tiến bộ song bị chi phối bởi nhiều yếu tổ (tư
tưởng, lý luận không rõ ràng…)- Công nhân: mới ra đời nhưng phát triển
nhanh về số lượng và chất lượng
 Do những đặc điểm vốn có, công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo của
CMVN.

4. Công lao của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc vận động thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam ?
Về chính trị: Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong
nước. Nguyễn Ái Quốc đã phác thảo những vấn đề cơ bản về đường lối cứu
nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung trong những bài
giảng của Người cho những cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 1927, những bài giảng của
người trong các lớp huấn luyện được in thành sách lấy tên là Đường Kách
mệnh. Tác phẩm chỉ ra vấn đề then chốt có tác dụng lớn không chỉ đối với
Việt Nam, mà còn đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân
các nước thuộc địa Phương Đông. Những vấn đề đó là: cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng, chủ yếu là công nông, vì vậy phải tổ chức quần
chúng lại; cách mạng muốn thành công phải có một Đảng Cộng sản lãnh
đạo; phải có đường lối và phương pháp cách mạng đúng; cách mạng giải
phóng dân tộc phải liên hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản thế giới…

Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác -


Lênin vào Việt Nam nhằm làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, đặc
biệt là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin từng bước
chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm chuyển biến mạnh mẽ phong trào
yêu nước xích dần đến lập trường của giai cấp công nhân. Nội dung truyền
bá là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được cụ thể hóa
cho phù hợp với trình độ của các giai tầng trong xã hội. Những bài viết, bài
giảng với lời văn giản dị, nội dung thiết thực đã nhanh chóng được truyền
thụ đến quần chúng. Đồng thời, Người đã vạch trần bản chất xấu xa, tội ác
của thực dân Pháp đối với nhân dân thuộc địa, nhân dân Việt Nam. Trong
tác phẩm Đường Kách mệnh, Người tố cáo thực dân Pháp đã bắt dân bản xứ
phải đóng "thuế máu" cho chính quốc... để "phơi thây trên chiến trường châu
Âu"; "đày đọa" phụ nữ, trẻ em thuộc địa; các thống sứ, quan lại thực dân
"độc ác như một bầy thú dữ" v.v... Tác phẩm đã "hướng các dân tộc bị áp
bức" đi theo con đường cách mạng Tháng Mười Nga, tiêu diệt "hai cái vòi
của con đỉa đế quốc" – một "vòi" bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một
"vòi" bám vào nhân dân thuộc địa và đề ra cho dân Việt Nam con đường
cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Mác – Lênin.

Về tổ chức: Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho


sự ra đời của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là
huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở
Quảng Châu (Trung Quốc) để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho
75 đồng chí. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã giúp cho những người
Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp thu tư
tưởng cách mạng của Người, phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công của
Người trong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời.

Trong những năm 1928 - 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của
nhân dân ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Chủ nghĩa
Mác - Lênin được Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong truyền bá
về trong nước, cùng với phong trào "vô sản hoá" đã làm chuyển biến phong
trào công nhân, giác ngộ họ và tổ chức họ đấu tranh cách mạng một cách tự
giác. Thông qua phong trào “vô sản hoá”, lớp lớp thanh niên yêu nước được
rèn luyện trong thực tiễn, giác ngộ lập trường giai cấp công nhân sâu sắc,
hiểu rõ nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ,
tiến tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tạo điều
kiện chín muồi và hợp qui luật cho sự ra đời của Đảng.

Có thể thấy rằng, sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức


cho việc ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam vào những ngày đầu năm 1930 là
những đóng góp to lớn, vững chắc và là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ
nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam của Nguyễn Ái Quốc - Người thanh niên yêu nước chân chính, tài ba,
lỗi lạc.
5. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lính chính trị đầu tiên của Đảng?
Hội nghị thành lập Đảng Hội nghị được tiến hành trong thời gian (từ ngày 6-
1-1930 đến ngày 7-2-1930), với nhiều địa điểm khác nhau tại Hương Cảng
(Trung Quốc). Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã
quyết định lấy ngày 3-2-1930 là ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
6. So sánh sự giống và khác nhau giữa Cương lĩnh Chính trị đầu tiên và
Luận cương tháng 10/1930?

Sự giống nhau giữa cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương tháng 10 năm 1930
qua những ý sau:

 Phương hướng chiến lược: Làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản.
 Nhiệm vụ và mục tiêu là Chống đế quốc và phong kiến làm cho nước Nam được
hoàn toàn độc lập.
 Tính chất của cách mạng: Lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền sau đó tiếp
tục phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản thẳng tiến  lên con đường XHCN.
 Phương pháp cách mạng: Sử dụng bạo lực cách mạng. Tuyệt đối không đi vào con
đường thỏa hiệp.
 Về lực lượng lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản thông qua đội tiên phong là
ĐCS.
 Về quan hệ quốc tế: CM Việt Nam và CM Đông Dương là một bộ phận của CM vô
sản thế giới.

Sự khác nhau
Nội dung Cương lĩnh chính trị Luận cương chính trị
(2/1930) (10/1930)
Đường lối chiến lược Tiến hành cách mạng tư Cách mạng dân quyền
sản dân quyền và thổ địa tiếp tục phát triển bỏ qua
cách mạng để đi tới xã thời kì TBCN tiến lên
hội cộng sản XHCN
Nhiệm vụ cách mạng Đánh đổ đế quốc Pháp, Đánh đổ phong kiến,
phong kiến, tư sản phản đánh đổ đế quốc, hai
cách mạng làm cho nước nhiệm vụ có quan hệ
Việt Nam hoàn toàn độc khăng khít với nhau
lập
Lực lượng tham gia Công nhân, nông dân, Công nhân, nông dân
tiểu tư sản trí thức, còn
phú nông, trung và tiểu
địa chủ, tư sản thì lợi
dụng hoặc trung lập
Lực lượng lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, Lãnh đạo cách mạng là
đội tiên phong của giai vô sản với đội tiên phong
cấp vô sản, giữ vai trò là Đảng cộng sản.
lãnh đạo cách mạng

7. Chủ trương đấu tranh 1930-1931 và khôi phục phong trào cách mạng?
Vừa mới ra đời, Đảng trở thành đội tiên phong lãnh đạo cách mạng, phát
động được một phong trào cách mạng rộng lớn, mà đỉnh cao là Xôviết Nghệ
Tĩnh. Đế quốc Pháp và tay sai thẳng tay đàn áp, khủng bố. Lực lượng của ta
đã bị tổn thất lớn: nhiều cơ sở Đảng tan vỡ, nhiều cán bộ cách mạng, đảng
viên ưu tú bị địch bắt, giết, tù đày. Phong trào đấu tranh lắng xuống.
Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 mà quân thù
không thể xoá bỏ được là: Khẳng định trong thực tế vai trò và khả năng lãnh
đạo cách mạng của giai cấp vô sản, của Đảng; Hình thành một cách tự nhiên
khối liên minh công-nông trong đấu tranh cách mạng; Đem lại cho nhân dân
niềm tin vững chắc vào Đảng, vào cách mạng
Bị địch khủng bố nhưng một số nơi tổ chức cơ sở Đảng vẫn được duy trì: Hà
Nội, Sơn Tây, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh…. Các đảng viên chưa bị bắt nỗ lực
lần tìm lại cơ sở để lập lại tổ chức.
Công việc khôi phục Đảng phải kể đến vai trò to lớn của Quốc tế Cộng sản:
Lựa chọn những thanh niên tốt nghiệp tại Đại học Phương Đông, cử về
Hồng Kông (Trung Quốc) thành lập Ban chỉ huy hải ngoại-hoạt động với tư
cách là Ban Chấp hành Lâm thời (thay cho Ban Chấp hành cũ đã tan vỡ): Lê
Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên….Ban lãnh đạo hải ngoại do Lê
Hồng Phong đứng đầu đã công bố Chương trình hoạt động của Đảng Cộng
sản Đông Dương (tháng 6-1932).
Cuộc đấu tranh đòi ân xá chính trị phạm đã dẫn tới năm 1934 toàn quyền
Đông Dương đã ký lệnh ân xá tù chính trị ở Đông Dương. Đây là lần đầu
tiên Pháp ký lệnh ân xá tù chính trị.
Như vậy, nhờ sự cố gắng phi thường của Đảng, được sự giúp đỡ của Quốc tế
Cộng sản, đến cuối 1934 đầu 1935 hệ thống tổ chức của Đảng đã được khôi
phục và phong trào quần chúng dần được nhen nhóm lại.
Khi hệ thống tổ chức của Đảng được khôi phục từ cơ sở tới Trung ương,
Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng quyết định triệu tập Đại hội Đảng. Tháng 3-
1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao (Trung Quốc). Đại hội
đề ra các nhiệm vụ trước mắt: Củng cố và phát triển Đảng cả về lượng và
chất; Đẩy mạnh cuộc vận động và thu phục quần chúng; Tuyên truyền chống
đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô và cách mạng Trung Quốc…
Hồ Chí Minh nói: “Chính sách Đại hội Ma Cao vạch ra không sát với phong
trào cách mạng thế giới và trong nước bấy giờ”.
8. Chủ trương đấu tranh 1936-1939, 1939-1945?
- Chủ trương đấu tranh 1936-1939 là dùng bạo lực đàn áp phong trào đấu
tranh trong nước và chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới để chia lại thị
trường. Chủ nghĩa Phatxit xuất hiện và tạm thời thắng thế ở một số nơi.
- Chủ trương đấu tranh 1939 - 1945 là thực dân Pháp thực hiện chính sách
tăng cường vơ vét sức người, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng.
9. Sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng thông qua HNTW 6,7,8?
Hội nghị BCHTW 6 được tiến hành từ ngày 06 đến 08/11/1939 tại Bà Điểm,
Gia Định do đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư BCHTW Đảng chủ trì
(Tham dự có các đồng chí: Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ văn Tần) hội nghị
đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược;
Hội nghị quyết định: Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng Đông Dương; Hội nghị quyết định thay đổi một số khẩu hiệu, chuyển
hướng hình thức đấu tranh:
Tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của địa chủ mà chủ trương tịch thu
ruộng đất của đế quốc và tay sai; Không nêu khẩu hiệu thành lập chính phủ
Xô viết công nông binh mà đề ra khẩu hiệu lập Chính phủ Liên bang cộng
hoà dân chủ Đông Dương;
Hội nghị quyết định: Thành lập Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương,
thay thế cho Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.
- Hội nghị BCHTW 7: Tháng 11/1940 tại Đình Bảng, Bắc Ninh, có Đ/c
Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phan Đăng Lưu, Trần Đăng Ninh tham
dự
Hội nghi nhận định cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy, Đảng phải
chuẩn bị giành lấy sứ mệnh thiêng liêng cao cả là lãnh đạo cách mạng võ
trang giành chính quyền; Hội nghị xác định kẻ thù chính của cách mạng
Đông Dương lúc này là phát xít Nhật - Pháp; Hội nghị quyết định duy trì
cuộc khởi nghĩa Bắc sơn, xúc tiến xây dựng căn cứ cách mạng; Hội nghị cử
ra BCHTW lâm thời do đồng chí Trường Chinh làm quyền Tổng Bí thư Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Hội nghị BCHTW 8: Tháng 5/1941, tại Pắc Pó, Cao Bằng do đồng chí
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì, tham dự có các đồng chí Trường Chinh,
Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên và một số đồng chí đại
biểu của xứ uỷ Bắc kỳ, Trung kỳ, đại biểu của tổ chức Đảng ta ở nước
ngoài;
Hội nghị phát triển, hoàn chỉnh đường lối cách mạng của nghị quyết
BCHTW6, 7 và khẳng định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng
đầu, cấp bách của cách mạng Việt Nam;
Hội nghị chủ trương không giữ khẩu hiệu thành lập Chính phủ Liên bang
cộng hoà dân chủ Đông Dương như trước đây mà giải quyết vấn đề dân tộc
trong khuôn khổ từng nước. Hội nghị chỉ rõ: Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhân ta trong giai
đoạn hiện tại. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập
đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh)
Hội nghị quyết định những vấn đề quan trọng về tư tưởng chỉ đạo chiến lược
như: Mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; giữa
nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến; về sách lược tập hợp lực lượng cách
mạng; tư tưởng giải quyết vấn đề dân tộc theo khuôn khổ mỗi nước…Hội
nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương, bầu đồng chí Trường Chinh làm
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; bầu Ban Thường vụ gồm các
đồng chí Trường chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt.

10. Tính chất, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945?
1. Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam:
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực
dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ.
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự
do cho dân tộc.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên
quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai,
chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Bài học kinh nghiệm:
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo; nắm bắt tình hình thế giới và trong
nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
- Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong cả nước; cô lập kẻ thù, tiến
tới đánh bại chúng.

You might also like