Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM

KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY

ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

Đề tài: Máy rửa sử dụng sóng siêu âm

GVHD: Thầy Lê Minh Tài

Sinh viên thực hiện

STT Tên MSSV Chữ ký

1 Đặng Đức Trọng 16104107

2 Nguyễn Duy Khánh 16104046

TP.HCM, Tháng 12 năm 2019


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đây là một đề tài mang tính thực tiễn mà nhóm đã chọn với mong muốn tạo ra một sản
phẩm có thể ứng dụng được trong công nghiệp. Dựa trên những tính chất vật lý rất hữu
dụng của sóng siêu âm về sự dao động để làm cho thiết bị có tác dụng tẩy rửa với hiệu
suất cao hơn các phương pháp tẩy rửa thông thường. Với những đặc trưng của ngành
Cơ điện tử là sự kết hợp giữa cơ khí, điện tử và công nghệ thông tin, nhóm đã cố gắng
vận dụng những gì đã được học vào đồ án này. Vì thế máy rửa sử dụng sóng siêu âm
này là kết quả của các thiết kế cơ khí, thiết kế mạch điện bao gồm cả mạch điều khiển
và mạch công suất rồi cuối cùng là lập trình cho vi điều khiển.
Mục lục
A. Giới thiệu ............................................................................................................... 2
1. Công nghệ làm sạch truyền thống ......................................................................... 2
2. Làm sạch bằng công nghệ rửa siêu âm ................................................................. 2
a. Nguyên lý làm sạch bằng công nghệ rửa siêu âm. .............................................. 3
b. Các đặc trưng của sự truyền sóng ...................................................................... 4
c. Khối lượng riêng, vận tốc sóng âm, trở kháng âm của các vật liệu thông dụng .. 5
d. Quá trình làm sạch bằng công nghệ rửa siêu âm. ............................................... 6
e. Phạm vi ứng dụng.............................................................................................. 9
f. Khó khăn trước khi sử dụng ............................................................................. 10
g. Thuận lợi sau khi sử dụng ............................................................................... 11
B. Chức năng............................................................................................................ 12
1. Cấu tạo của thiết bị rửa siêu âm ......................................................................... 12
a) Đầu khuếch đại sóng siêu âm .......................................................................... 13
b) Máy phát điện phát sóng siêu âm .................................................................... 13
c) Bể chứa và các loại chất lỏng làm sạch............................................................ 14
2. Chức năng .......................................................................................................... 16
C. Mô phỏng giao diện hệ thống ............................................................................. 18
1. Giới thiệu về Arduino UNO R3 và LCD 16x2 ..................................................... 18
a. Tổng quan Arduino UNO R3 ........................................................................... 18
b. Thông số kỹ thuật – Uno R3 ............................................................................ 19
c. I/O Pins ........................................................................................................... 20
d. Nguồn ............................................................................................................. 21
e. Điều khiển LCD1602 bằng Arduino UNO ...................................................... 21
2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống ...................................................................... 23
D. Kết luận và kiến nghị: ......................................................................................... 24
1. Kết luận .............................................................................................................. 24
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 24
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 25
Phụ lục...................................................................................................................... 26

1
A. Giới thiệu

1. Công nghệ làm sạch truyền thống


Làm sạch là vấn đề mà tất cả chúng ta thường xuyên phải đối mặt hàng ngày. Nói
một cách bao quát hơn, đó là sự tẩy rửa những chất liệu không cần thiết, rắc rối ra
khỏi từ những vị trí của những thiết bị bộ phận cần làm sạch.

Sự làm sạch có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Một trong những phương pháp
truyền thống thông thường thủ công là ngâm thiết bị trong dung dịch. Phương pháp
này là sự kết hợp của tác động hóa học và tác động cơ học. Phương pháp truyền thống
chủ yếu là dùng bàn chải, chổi để làm sạch với những bộ phận có cấu trúc đơn giản,
được dùng cho bề mặt phẳng, nhẵn mà không phải là những vùng ngóc ngách hay chỗ
khó cọ chải trực tiếp.

 Ưu:
 Quy trình rửa nhanh, đơn giản, không đòi hỏi công nghệ cao.
 Rẻ tiền
 Nhược:
 Không thể rửa được những thiết bị có cấu tạo phức tạp, có khe hở hẹp, ngóc
ngách nhỏ bên trong thiết bị
 Gây xước bề mặt do dùng bàn chải hoặc chổi.
 Biến dạng bề mặt, cấu trúc gây gẫy vỡ các chi tiết nhỏ, mỏng của thiết bị.

2. Làm sạch bằng công nghệ rửa siêu âm


Ngày nay nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại các dây chuyền sản xuất ra
đời bảo đảm sản xuất hàng triệu sản phẩm cùng loại trong một năm. Thực tế này đòi
hỏi chất lượng, độ đồng đều kích thước, độ lặp lại rất cao để bảo đảm lắp lẫn một
cách dễ dàng, tốn ít thời gian công sức và hạ giá thành sản phẩm. Để đạt được điều đó
các dây chuyền công nghệ thường trang bị nhiều thiết bị rửa siêu âm trong các công
đoạn khác nhau. Bảo đảm làm sạch “tuyệt đối” bề mặt của các sản phẩm trước khi
bước sang công đoạn gia công khác trên sản phẩm đó. Công nghệ rửa siêu âm đặc
biệt rất cần trong công nghiệp chế tạo các bản mạch điện tử có mật độ linh kiện cao,
trong các thiết bị chế tạo các chi tiết cơ khí bằng kim loại, có hình dáng ngóc ngách,
nhiều lỗ nhưng, phải có độ sạch, độ cứng, độ chính xác cao. Công nghệ rửa siêu âm
2
giúp chúng ta xử lý các bụi bẩn trên bề mặt chi tiết trên trước khi đưa vào công đoạn
phủ mặt, làm bóng bề mặt.

a. Nguyên lý làm sạch bằng công nghệ rửa siêu âm.


Vậy siêu âm là gì? Và nó được ứng dụng như thế nào để chế tạo máy rửa siêu âm?

Công nghệ rửa các vật thể bằng hóa chất tẩy rửa và tác động cơ học ngày nay đã
không còn đáp ứng được yêu cầu về làm sạch bề mặt và nâng cao chất lượng của sản
phẩm trong sản xuất công nghiệp, trong tẩy rửa các dụng cụ y tế, dụng cụ quang học,
dụng cụ màng lọc tinh vi trong công nghệ sinh học và công nghệ chế tạo hóa chất.

Với sự kết hợp của một số hóa chất tẩy rửa và công nghệ rửa siêu âm cho phép
chúng ta làm sạch bề mặt của vật cần tẩy rửa ở mọi vât thể có cấu tạo ngóc ngách,
hoặc các vết bẩn có kích thước nhỏ cỡ vài µm mà không hề xây xước hoặc làm biến
dạng bề mặt hay hình dạng của vật.

Sóng siêu âm là sóng có tần số lớn hơn 18kHz, ở tần số này người không thể nghe
thấy được.

Trong máy rửa siêu âm tần số sóng thường nằm trong dải từ 20kHz ÷ 200kHz. Sóng
siêu âm dùng trong các máy rửa siêu âm áp dụng cho các dây chuyền sản suất và làm
sạch các dụng cụ y tế có tần số lớn từ 10kHz ÷ 50kHz. Các máy rửa siêu âm dùng tần
số cao hơn 50kHz được ứng dụng để rửa các dụng cụ quang học, màng lọc sinh học,
công nghiệp, máy làm sạch răng ở các bệnh viện.

Sóng siêu âm ở các máy rửa siêu âm là sóng cơ và nó mang đầy đủ các tính chất vật
lý như phương thức truyền, tính phản xạ, giao thoa sóng, v.v… trong các môi trường
truyền khác nhau.

Khi một sóng cơ học được tạo ra trong không khí hay trong chất lỏng, dưới tác dụng
của áp suất một lượng vật chất được dồn nén tạo thành các con sóng, sóng này được
dịch chuyển về phía có áp suất thấp hơn và được lan truyền theo các hướng khác nhau
nhưng mạnh hơn cả vẫn là hướng thẳng trực tiếp của lực đẩy. Chùm sóng này chứa vô
số chùm sóng có tần số cao hơn tạo nên vì vậy xuất hiện trong búp sóng vô vàn các
búp sóng nhỏ thường được gọi là bong bóng. Kích thước những bong bóng này phát

3
triển khá đa dạng, thông thường phụ thuộc vào tần số của sóng siêu âm. Sóng siêu âm
càng cao kích thước sóng bong bóng càng nhỏ.

Những bong bóng này di chuyển kế tiếp nhau trong môi trường chất lỏng cho đến
khi đập vào bề mặt vật cản trên đường truyền sóng. Dưới tác dụng lực nén của sóng
các bong bóng vỡ tung tạo ra các vụ nổ, bắn các hạt chất lỏng trực tiếp vào bề mặt
vật. Những vụ bắn phá này chia cắt các màn chất bẩn, bụi cặn phủ trên bề mặt và kéo
chúng ra khỏi vật khi có áp suất âm xuất hiện trong lòng chất lỏng gần sát bề mặt vật.

Để công nghệ rửa siêu âm có hiệu suất cao chúng ta phải áp dụng các dung môi tẩy
rửa phù hợp cho từng loại chất bẩn bảo đảm chất bị chia tách dễ hòa tan trong dung
môi và tách dễ dàng ra khỏi bề mặt vật cần rửa. Trong quá trình rửa siêu âm lớp dung
môi tẩy rửa gần với bề mặt vật dần dần bị bão hòa do mật độ chất bẩn tách ra khỏi vật
tăng. Như vậy theo thời gian các dung môi tẩy rửa lớp gần với bề mặt vật mất khả
năng kích hoạt. Để tăng hiệu suất tẩy rửa ta có thể chao lắc vật hoặc thay đổi cường
độ sóng siêu âm theo một tần số thấp hơn nhiều so với tần số làm việc thực tế của
sóng siêu âm.

Đối với bề mặt vật cần rửa có nhiều hốc, lỗ sâu trong vật hoặc có hình dáng ngoằn
ngèo chúng ta cần đặt vật trong bể rửa ở tư thế sao cho chất bẩn tách ra dễ dàng di
chuyển ra khỏi lỗ, hốc của nó. Trong một số trường hợp cần tạo một dòng chất lỏng
tuần hoàn trong dung dịch tẩy rửa.

Như vậy để rửa siêu âm hiệu quả cao cần có một quy trình rửa cụ thể cho từng đối
tượng vật cần rửa cũng như dạng bụi bẩn bám trên vật đó.

b. Các đặc trưng của sự truyền sóng


* Tần số

- Tần số của một sóng cơ học cũng là tần số dao động của các nguyên tử của môi

trường mà trong đó sóng truyền. Tần số biểu thị số lượng chu kỳ trong một giây. Ký
hiệu của tần số là f, đơn vị là Hertz(Hz).

4
* Bước sóng

- Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong khoảng thời gian một chu kỳ T.
Các nguyên tử ở cách nhau một quãng đường sẽ có cùng trạng thái dao động tức là
dao động cùng pha khi sóng truyền qua môi trường.

* Vận tốc

- Tốc độ năng lượng được truyền giữa hai điểm trong môi trường bởi sự chuyển động
của sóng được gọi là vận tốc v của sóng.

c. Khối lượng riêng, vận tốc sóng âm, trở kháng âm của các vật liệu thông dụng

5
d. Quá trình làm sạch bằng công nghệ rửa siêu âm.
Khi cấp điện cho cảm biến siêu âm, cảm biến này tạo ra những dao động sóng cơ
trên bề mặt của nó với tần suất lớn hơn 20.000 dao động/giây. Sóng cơ này được
truyền trực tiếp vào thép không rỉ của bể rửa siêu âm và tạo ra những xung kích có tần
số cao trong lòng chất lỏng của bể rửa siêu âm. Dưới tác động của những xung kích
cơ học tần số cao vô số bong bóng kích thước nhỏ được tạo ra trong thời gian ngắn và
được truyền theo mọi hướng trong lòng chất lỏng và sự dịch chuyển này tuân thủ
hoàn toàn các định luật của sóng cơ trong chất lỏng. Những chùm bong bóng dịch
chuyển lên phía trước và đập vào bề mặt của vật cần rửa tạo ra một sự bắn phá cơ học
lên bụi bẩn bám trên bề mặt. Dưới tác động lực bắn phá này thì những bụi bẩn bị tách
ra khỏi bề mặt và dễ dàng tan vào dung môi tẩy rửa nhờ tác dụng của hóa chất. Như
vậy bọt càng nhỏ khả năng chui sâu càng lớn do đó có tác dụng tẩy rửa bề mặt của
các vật có các lỗ hoặc có cấu tạo ngoằn nghèo phức tạp, mà công nghệ rửa thông
thường không thể nào đạt được.

Hình dưới đây mô tả quá trình tẩy rửa bề mặt của một vật. Để cho dung dịch tẩy rửa
hòa tan được các hạt bụi bẩn điều cần thiết là dung dịch cần phải được tiếp xúc trực
tiếp với hạt bụi. Trong trường hợp này quá trình tẩy rửa đóng vai trò tạo sự tiếp xúc
giữa hóa chất hoặc bụi bẩn.

Khi hóa chất hòa tan bụi bẩn thì một lớp hóa chất gần sát bề mặt của vật dần dần bị
bão hòa do vậy tác dụng hòa tan của nó ngày một dày như vậy quá trình tảy rửa bị
chậm lại hoặc mất hẳn. Để quá trình làm sạch nhanh hơn cần bổ xung thường xuyên
hóa chất tẩy rửa mới (xem hình vẽ).

6
Với việc tạo bọt sóng và bắn phá bề mặt bằng bọt sóng, sóng siêu âm đã làm tăng
hiệu suất tẩy rửa bằng cách hạn chế sự hình thành lớp hóa chất bão hòa tạo điều kiện
cho lớp hóa chất tích cực trực tiếp tiếp xúc với bề mặt vật cần rửa.

Một vài bụi bẩn không hòa tan mà chỉ bám một cách lỏng lẻo trên bề mặt của vật
nhờ lực liên kết ion hoặc lực Cohesive. Những bụi bẩn này dễ dàng loại bỏ bằng cách
cưỡng bức một lực lớn hơn lực bám dính của nó với bề mặt là bụi bẩn đã được tách ra
khỏi bề mặt một cách dễ dàng. Xem hình dưới:

7
Để quá trình tẩy rửa siêu âm đạt hiệu quả cao đòi hỏi dung dịch tẩy rửa phải dính
ướt được các hạt bụi bẩn cần làm sạch

Trong thực tế có rất nhiều dạng bụi bẩn khác nhau có thể tan hoặc không tan trong
dung dịch tẩy rửa. Để công nghệ rửa siêu âm có hiệu quả cần phải chọn chất tẩy rửa
phù hợp cũng như cung cấp năng lượng siêu âm cần thiết và yếu tố nhiệt độ cũng
không kém phần quan trọng thúc đẩy quá trình làm sạch bề mặt.

8
Khác với các kiểu tẩy rửa khác sóng siêu âm thông qua các bong bóng có thể tiếp
cận với các điểm khác nhau về độ sâu, độ ngoắt nghéo, và rửa sạch bề mặt của vật có
hình dạng bất kỳ rất có hiệu quả.

 Ưu điểm

Có một số những ưu điểm lợi ích thực sự từ ứng dụng của kỹ thuật sóng siêu âm
đến việc làm sạch chính xác.

 Nâng cao tốc độ làm sạch. Kỹ thuật làm sạch bằng sóng siêu âm nhanh hơn bất
kỳ một phương thức làm sạch thông thường nào khác. Toàn bộ quá trình có thể
được làm sạch mà không cần tách rời, tiết kiệm nhân lực làm cho kỹ thuật siêu
âm được lựa chọn mang lại lợi nhuận nhất.
 Tính làm sạch ổn định chắc chắn là không gì sánh nổi. Tác dụng làm sạch đồng
đều của sóng siêu âm đối với tất cả các vật có kích thước lớn hay nhỏ, đơn giản
hay phức tạp, đơn lẻ hay rửa nhiều bộ phận trong một lượt. Công nghệ rửa siêu
âm giúp ta làm sạch kỹ lưỡng hoàn hảo các chất bẩn trên toàn bộ bề mặt vật và
không phụ thuộc vào người vận hành.
 An toàn và đúng quy định về môi trường từ việc giảm bớt nồng độ hóa học nguy
hiểm hay có thể thay thế được của sự ăn mòn chất làm sạch trung gian.
 Làm giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp của người vận hành với chất làm sạch nguy
hiểm.
 Tiết kiệm năng lượng, nhân lực và giá thành thấp.
 Máy rửa siêu âm mang lại giá trị năng suất thực sự cho ứng dụng làm sạch chính
xác.
e. Phạm vi ứng dụng

Bởi những đặc điểm và khả năng ưu việt nên kỹ thuật rửa siêu âm được ứng dụng
rộng rãi với phạm vi rộng trong nhiều lĩnh vực.

 Trong Phòng thí nghiệm khoa học


 Đồ thủy tinh
 Ống kiểm tra, ống soi, ống thí nghiệm
 Ống hút Pipettes

9
 Thấu kính
 Dụng cụ nghiên cứu khoa học
 Hợp chất
 Sản xuất công nghiệp
 Thiết bị chuyển mạch
 Rơ le và động cơ
 Phụ tùng đồ gá lắp, bánh răng…
 Thiết bị chính xác
 Bộ phận kim loại và nhựa plastic
 Các chi tiết làm bằng kim loại và nhựa PVC.
 Quy trình ghép nối lắp ráp
 Công nghệ hoàn kim
 Đồng hồ và các phụ kiện đồng hồ.
 Kim loại và đá quý.
 Rửa sạch các bộ phận phức tạp
 Công nghệ chuỗi hạt
 Đồ trang sức.
 Tiền đồng xu
 Làm sạch tượng, sạch các chai, lọ, bình cổ.

f. Khó khăn trước khi sử dụng


Trước khi sử dụng máy rửa bằng sóng siêu âm, chúng ta thường rửa sạch các vết
bẩn bằng các phương pháp thủ công, tẩy các vết rỉ sét bằng dung môi hoặc axit. Các
phương pháp đó đều có những hạn chế như:

+ Không rửa sạch được các ngóc ngách, chỗ hẹp.

+ Nếu rửa bằng tay lâu dài mà không có đồ bảo hộ sẽ dễ nhiễm các bệnh về da

+ Cơ thể người rửa tiếp xúc nhiều với môi trường hóa chất

+ Chậm, năng suất thấp

+ Dễ gây hư hỏng các chi tiết

10
+ Chiếm nhiều diện tích khi làm việc

+ Sấy tay

+…

g. Thuận lợi sau khi sử dụng


Trong khi, nếu chúng ta áp dụng công nghệ rửa bằng sóng siêu âm, chúng ta sẽ có
nhưng lợi ích như:

+ Rửa sạch mọi ngóc ngách

+ Tay, cơ thể không cần tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại

+ Nhanh, năng suất cao

+ Đảm bảo không hư hỏng các chi tiết

+ Giá sử dụng rẻ

+ Tiết kiệm các chi phí không cần thiết

+ Tiết kiệm diện tích

+ Sấy tự động bằng máy

+…..

11
B. Chức năng

Hình 2.1. Sơ đồ khối

- Máy có:

+ Dung tích 0.8(l)

+ Kích thước bể rửa là 150*85*65(mm)

+ Kích thước máy là 178*110*130(mm)

- Nên máy có khả năng rửa những chi tiết có kích thước ≤ kích thước bể và có thể rửa
nhiều chi tiết nhỏ trong một lần.

1. Cấu tạo của thiết bị rửa siêu âm


- Để có thể làm sạch các đồ vật, cấu tạo của thiết bị làm sạch bằng sóng siêu âm cũng
rất quan trọng, chúng cần có các bộ phận chính sau:
+ Đầu khuếch đại sóng siêu âm,
+ Máy phát siêu âm
+ Bể chứa kèm các loại chất lỏng làm sạch

12
- Trong đó, đầu khuếch đại sóng siêu âm và máy phát điện đảm bảo hiệu suất và độ tin
cậy của thiết bị, chúng được xác định bởi kích thước bể rửa. Đồng thời, hiệu quả tổng
thể của việc làm sạch phụ thuộc vào chất lỏng làm sạch.

Hình 2.2. Hình ảnh tổng thể của máy rửa siêu âm
a) Đầu khuếch đại sóng siêu âm
- Là bộ chuyển đổi phát ra sóng siêu âm bằng cách cộng hưởng với tần số siêu âm phát
ra của máy phát điện.
- Hiện nay có hai loại hiệu ứng vật lý có thể tạo ra nguồn sóng siêu âm công suất lớn
là:
+ Hiệu ứng từ rảo(Magnetostrictive)
+ Hiệu ứng áp điện (Piezoelectric).

Hình 2.3.Đầu khuếch đại sóng siêu âm


đa tần số
b) Máy phát điện phát sóng siêu âm
- Thực hiện chức năng cung cấp năng lượng cho đầu khuếch đại sóng siêu âm, biến đổi
năng lượng điện từ các nguồn điện vào một hình thức phù hợp với hiệu quả của các
13
đầu khuếch đại tại tần số sử dụng bằng cách tạo ra một tín hiệu điện tử của điện áp cao
rồi gửi nó đến các đầu khuếch đại sóng siêu âm.
- Hiện nay rất nhiều hãng trên thế giới chế tạo nhiều máy phát siêu âm với nhiều chủng
loại khác nhau. Máy phát siêu âm thực chất là một máy điện công suất lớn nhằm tạo ra
nguồn điện công suất lớn tần số sóng siêu âm dải từ 20 kHz cho đến 120kHz có công
suất từ vài chục Watts đến hàng kWatts tùy theo mục đích sử dụng. - Máy phát siêu
âm bao gồm máy phát tín hiệu và bộ khuếch đại công suất dải rộng nhằm kích hoạt
đầu dò siêu âm.

Hình 2.4. Máy phát sóng siêu âm


c) Bể chứa và các loại chất lỏng làm sạch
- Bể chứa: thường được làm bằng chất liệu thép không gỉ, có khả năng chịu được môi
trường axit và bazo.

- Chất lỏng làm sạch: có thể là nước tinh khiết hoặc một loại dung dịch có tính kiềm
hay axit yếu đóng vai trò như một chất tẩy rửa.

14
Hình 2.5. Bể chứa

- Thiết bị rửa siêu âm có nhiều dạng khác nhau: máy rửa siêu âm độc lập, máy rửa siêu
âm tách biệt hai khối, máy rửa siêu âm nhiều khối đa chức năng (Hình 2.6).

Hình 2.6

Hình 2.7. Cấu tạo của bể chứa và đầu dò dưới đáy bể

15
2. Chức năng
Cây chức năng của hệ thống

- Ý nghĩa của từng chức năng:

+ Chọn dung dịch: Máy sẽ có 3 ngăn chứa dung dịch, khi rửa ta sẽ chọn dung dịch
phù hợp để rửa.

+ Rửa tùy chỉnh: Trong chế độ này sẽ thực hiện các thao tác như chọn tần số của sóng
siêu âm, thời gian rửa…

+ Rửa tự động: Chế độ này sẽ đem chi tiết rửa theo tần số và thời gian đã được lập
trình mặc định

+ Rửa sạch: Rửa lại chi tiết bằng nước.

+ Sấy: Làm khô chi tiết bằng quạt hoặc máy sấy.

16
Lưu đồ quá trình hoạt động của hệ thống

17
C. Mô phỏng giao diện hệ thống

Hình 3.1. Giao diện hệ thống trên Proteus

- Hệ thống trên được mô phỏng trên phần mềm proteus sử dụng: Arduino R3 (vi xử lí
trung tâm ATmega328p), màn hình LCD 16x2, có 3 cụm nút nhấn
 Cụm nút nhấn chọn chức năng rửa gồm: COMBINE, RINSE, WASH
 Cụm nút nhấn chọn Dung Dịch gồm: DUNGDICH1, DUNGDICH2,
DUNGDICH3
 Cụm nút nhấn chọn tần số rửa gồm: 45KHZ, 140KHZ
- OUTPUT: Drain (ống dẫn), Detergent (chất tẩy rửa), Fill (Làm đầy nước),
Ultrasonic (sóng siêu âm), Fan (quạt làm khô)
- INPUT: Liquid level sensor (cảm biến mức chất lỏng)
1. Giới thiệu về Arduino UNO R3 và LCD 16x2
a. Tổng quan Arduino UNO R3

Arduino Uno là một bo mạch vi điều khiển dựa trên chip Atmega328P. Uno có 14
chân I/O digital (trong đó có 6 chân xuất xung PWM), 6 chân Input analog, 1 thạch
anh 16MHz, 1 cổng USB, 1 jack nguồn DC, 1 nút reset.

Uno hỗ trợ đầy đủ những thứ cần thiết để chúng ta có thể bắt đầu làm việc.

18
Sơ đồ chi tiết của Uno R3:

Hình 3.2. Uno R3

b. Thông số kỹ thuật – Uno R3

Vi điều khiển Atmega328P

Điện áp hoạt động 5V


Điện áp cấp (hoạt động tốt) 7 – 12 V
Điện áp cấp (giới hạn) 6 – 12 V
Chân I/O digital 14 ( có 6 chân xuất xung PWM)
Chân Input analog 6 (A0 – A5)
Dòng điện mỗi chân I/O 20 mA
Dòng điện chân 3.3V 50 mA
32 kB (Atmega328P) – trong đó 0.5 kB
Bộ nhớ Flash dùng cho bootloader.
SRAM 2 kB (Atmega328P)
EEPROM 1 kB (Atmega328P)
Tốc độ xung nhịp 16 MHz
Kích thước 68.6 x 53.4 mm
Trọng lượng 25 g

19
c. I/O Pins

Sơ đồ chân của vi điều khiển ATmega328P:

♦ Digital: Các chân I/O digital (chân số 2 – 13) được sử dụng làm chân
nhập, xuất tín hiệu số thông qua các hàm chính: pinMode(), digitalWrite(),
digitalRead(). Điện áp hoạt động là 5V, dòng điện qua các chân này ở chế
độ bình thường là 20mA, cấp dòng quá 40mA sẽ phá hỏng vi điều khiển.

♦ Analog: Uno có 6 chân Input analog (A0 – A5), độ phân giải mỗi chân là
10 bit (0 – 1023). Các chân này dùng để đọc tín hiệu điện áp 0 – 5V (mặc
định) tương ứng với 1024 giá trị, sử dụng hàm analogRead() .

♦ PWM: các chân được đánh số 3, 5, 6, 9, 10, 11; có chức năng cấp xung
PWM (8 bit) thông qua hàm analogWrite().

♦ UART: Atmega328P cho phép truyền dữ liệu thông qua hai chân 0 (RX)
và chân 1 (TX).

20
d. Nguồn

Có hai cách cấp nguồn chính cho bo mạch Uno: cổng USB và jack DC.

Giới hạn điện áp cấp cho Uno là 6 – 20V. Tuy nhiên, dải điện áp khuyên dùng là 7 –
12 V (tốt nhất là 9V). Lý do là nếu nguồn cấp dưới 7V thì điện áp ở ‘chân 5V’ có
thể thấp hơn 5V và mạch có thể hoạt động không ổn định; nếu nguồn cấp lớn hơn
12V có thể gấy nóng bo mạch hoặc phá hỏng.

Các chân nguồn trên Uno:

- Vin: chúng ta có thể cấp nguồn cho Uno thông qua chân này. Cách cấp nguồn
này ít được sử dụng.

- 5V: Chân này có thể cho nguồn 5V từ bo mạch Uno. Việc cấp nguồn vào chân
này hay chân 3.3 V đều có thể phá hỏng bo mạch.

- 3.3V: Chân này cho nguồn 3.3 V và dòng điện maximum là 50mA.

- GND: chân đất.

e. Điều khiển LCD1602 bằng Arduino UNO


LCD pinout - sơ đồ chân của LCD

a. VSS: tương đương với GND - cực âm

b. VDD: tương đương với VCC - cực dương (5V)

c. Constrast Voltage (Vo): điều khiển độ sáng màn hình

d. Register Select (RS): điều khiển địa chỉ nào sẽ được ghi dữ liệu

e. Read/Write (RW): Bạn sẽ đọc (read mode) hay ghi (write mode) dữ liệu? Nó sẽ
phụ thuộc vào bạn gửi giá trị gì vào.

f. Enable pin: Cho phép ghi vào LCD


21
g. D0 - D7: 8 chân dư liệu, mỗi chân sẽ có giá trị HIGH hoặc LOW nếu bạn đang ở
chế độ đọc (read mode) và nó sẽ nhận giá trị HIGH hoặc LOW nếu đang ở chế độ
ghi (write mode)

h. Backlight (Backlight Anode (+) và Backlight Cathode (-)): Tắt bật đèn màn hình
LCD.

Hình 3.3. Màn hình LCD

22
2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống

Khi nhất nút COMBINE trên hệ thống, lúc này sẽ kích hoạt chức năng rửa kết hợp,
Với chức năng rửa kết hợp hệ thống sẽ hoạt động theo 9 bước sau:

 Bước 1: Ống dẫn Drain hoạt động (5v) setup 5s chuyển qua bước 2
 Bước 2: Thêm chất tẩy rửa Detergent, lúc này chúng ta sẽ có 3 lựa chọn
dung dịch rửa, sau khi setup dung dịch rửa, sau 5s chuyển qua bước 3
 Bước 3: Fill water hoạt động đổ đầy nước khi đạt yêu cầu cảm biến chất
lỏng ngắt điện, chuyển qua bước 4
 Bước 4: Sau khi đổ đầy nước chúng ta có 2 lựa chọn mức tần số rửa là
45khz và 140khz, Lúc này bộ phát sóng siêu âm ULTRASONIC bắt đầu
hoạt động theo tần số vừa setup bật trong 5s tắt trong 5s bật lại trong 10s,
chuyển qua bước thứ 5
 Bước 5: Quay lại Drain để xả dung dịch vừa rửa, chuyển qua bước 6
 Bước 6: Bỏ qua bước thêm dung dịch rửa ở bước 2, FILL WATER hoạt
động đổ đầy nước tinh khiết, lúc này chỉ sử dụng nước tinh khiết để rửa
sạch chi tiết, chuyển qua bước 7
 Bước 7: Lúc này bộ phát sóng siêu âm ULTRASONIC bắt đầu hoạt
động với tần số đã setup trước đó bật trong 5s tắt trong 5s, chuyển qua
bước 8
 Bước 8: Quay lại Drain để xả nước, chuyển qua bước 9
 Bước 9: FAN hoạt động làm khô chi tiết, kết thúc

23
D. Kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận
 Đề tài đã hoàn thành tốt tất cả các nội dung, mục tiêu của đề tài.
 Đã thiết kế thành công giao diện của hệ thống, hoạt động tốt ổn định với chức
năng đã yêu cầu.

2. Kiến nghị
Lĩnh vực làm sạch các dụng cụ, chi tiết máy có độ sạch cao bằng công
nghệ rửa siêu âm có ý nghĩa rất lớn trong công nghiệp, y tế, sinh học, hoá dầu
v.v…vì vậy cho phép đề tài được triển khai, nghiên cứu ứng dụng, chế tạo
nhiều thiết bị có công suất và tần số khác nhau ứng dụng rửa các chi tiết và
dụng cụ trong y tế cũng như trong công nghiệp và an ninh quốc phòng nhằm
phục vụ cho chủ trương hiện đại hoá, công nghiệp hoá của nước nhà.

Để hoàn thành tốt được đồ án môn học này chúng em xin chân thành cảm ơn
GVHD Thầy Lê Minh Tài đã ủng hộ, và tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em hoàn
thành tốt nhiệm vụ.

24
Tài liệu tham khảo

 Tài liệu về lập trình Arduino


http://arduino.vn/reference
https://www.arduino.cc/
 Tạp chí bài viết về công nghệ siêu âm và ứng dụng:
 Phan Thanh Hà, 2014. Một vài ứng dụng của siêu âm. Tạp chí thông tin Khoa
học và Công nghệ Quảng Bình. 3/2014: 36-41
 Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Vũ Sơn và Trần Anh Vũ, 2003. Cơ sở Kỹ thuật
siêu âm. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 348 trang
 Nguyễn Tấn Minh, 2015. Siêu âm và ứng dụng, 29-07-2015.

25
Phụ lục
(Chương trình phần mềm )

#include <LiquidCrystal.h>
const int drain = 6;
const int detergent = 7;
const int fill = 8;
const int ultrasonic = 9;
const int fan = 10;
const int cb = 11; // CHÂN CẢM BIẾN LiqidSensor
int ANALOG = A0; // CHÂN ĐỌC NÚT NHẤN ANALOG
int i = 0;
int u = 0;
LiquidCrystal lcd(12, 13, 5, 4, 3, 2);

void setup() {

lcd.begin(16, 2);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("Ultrasonic"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("clearning systemp");// gia tri can hien thi len LCD
pinMode(cb, INPUT);
pinMode(drain, OUTPUT);
pinMode(detergent, OUTPUT);
pinMode(fill, OUTPUT);
pinMode(ultrasonic, OUTPUT);
pinMode(fan, OUTPUT);
digitalWrite(drain, LOW);
digitalWrite(detergent, LOW);
digitalWrite(fill, LOW);
digitalWrite(ultrasonic, LOW);
digitalWrite(fan, LOW);

}
void(* resetFunc) (void) = 0;//cài đặt hàm reset
// the loop function runs over and over again forever
void loop() {
int val = analogRead(ANALOG);
if ((val > 670) && (val < 690)) // ĐỢI NÚT NHẤN COMBINE
26
{
lcd.clear();
digitalWrite(drain, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("1.Drain"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("0 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("1 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("2 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.clear();
digitalWrite(drain, LOW);
digitalWrite(detergent, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("2.Add Detergent?"); // gia tri can hien thi len LCD
while (true)
{
int val = analogRead(ANALOG);
if ((val > 790) && (val < 800) or (val > 760) && (val < 770) or (val > 725)
&& (val < 740))

{
lcd.setCursor (0, 0);
lcd.print ("2.Detergentadded");
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("0 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("1 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("2 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.clear();
digitalWrite(detergent, LOW);
digitalWrite(fill, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("3.Fill water"); // gia tri can hien thi len LCD
27
lcd.setCursor (0, 1);
lcd.print ("liqid sensor=0");// gia tri can hien thi len LCD
while (true)
{
if (digitalRead(cb) == HIGH)
{
lcd.clear();
digitalWrite(fill, LOW);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("4.Ultrasonic"); // gia tri can hien thi len LCD
delay(500);
lcd.setCursor (0, 1);
lcd.print ("selectfrequency?");
delay(400);
while (true)
{
int val = analogRead(ANALOG);
if ((val > 835) && (val <840))
{
digitalWrite(ultrasonic, HIGH);
lcd.setCursor (0, 1);
lcd.print ("selected 45kHZ ");break;}
if ((val > 817) && (val <820))

{
digitalWrite(ultrasonic, HIGH);
lcd.setCursor (0, 1);
lcd.print ("selected 140kHZ "); break;}}
{
delay(1000);
lcd.clear();
lcd.setCursor (0, 0);
lcd.print ("5.Ultrasonic");
lcd.setCursor (0, 1);
lcd.print ("0 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("1 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("2 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
28
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("3 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("4 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("5 sec");// gia tri can hien thi len LCD
digitalWrite(ultrasonic, LOW);
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("6 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("7 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("8 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("9 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.clear();
digitalWrite(ultrasonic, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("6.Ultrasonic"); // gia tri can hien thi len LCD

{
lcd.setCursor (3, 1); lcd.print ("sec");
}
for (i = 0; i < 10; i++)
{
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print (i); // gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
}
lcd.clear();
digitalWrite(ultrasonic, LOW);
digitalWrite(drain, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
29
lcd.print ("7.Drain"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("0 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("1 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("2 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.clear();
digitalWrite(drain, LOW);
digitalWrite(fill, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("8.Fill water"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (0, 1);
lcd.print ("liqid sensor=0");// gia tri can hien thi len LCD
while (true)
{
if (digitalRead(cb) == HIGH)
{
lcd.clear();

//////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
digitalWrite(fill, LOW);
digitalWrite(ultrasonic, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("9.Ultrasonic"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (0, 1);
lcd.print ("0 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("1 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("2 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("3 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("4 sec");// gia tri can hien thi len LCD
30
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("5 sec");// gia tri can hien thi len LCD
digitalWrite(ultrasonic, LOW);
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("6 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("7 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("8 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("9 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.clear();
digitalWrite(drain, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("10.Drain"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("0 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("1 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("2 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.clear();
digitalWrite(drain, LOW);
digitalWrite(fan, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("11.Fan"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (3, 1); lcd.print ("sec");
for (i = 0; i < 10; i++)
{
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print (i); // gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
}
31
//////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
lcd.clear();
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("Ultrasonic"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("clearning systemp");// gia tri can hien thi len LCD

////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
while (true)
{
int val = analogRead(ANALOG);
if ((val > 580) && (val < 640)) // ĐỢI NÚT NHẤN RINSE
{
lcd.clear();
digitalWrite(fan, LOW);
digitalWrite(drain, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("1.Drain"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("0 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("1 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("2 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.clear();
digitalWrite(drain, LOW);
digitalWrite(detergent, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("2.Add Detergent?"); // gia tri can hien thi len LCD
while (true)
{
int val = analogRead(ANALOG);
if ((val > 790) && (val < 800) or (val > 760) && (val < 770) or (val > 725)
&& (val < 740))

lcd.setCursor (0, 0);


32
lcd.print ("2.Detergentadded");
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("0 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("1 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("2 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.clear();
digitalWrite(detergent, LOW);
digitalWrite(fill, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("3.Fill water"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (0, 1);
lcd.print ("liqid sensor=0");// gia tri can hien thi len LCD
while (true)
{
if (digitalRead(cb) == HIGH)
{

/////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
lcd.clear();
digitalWrite(fill, LOW);
digitalWrite(ultrasonic, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("4.Ultrasonic"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (0, 1);
lcd.print ("selected 45kHZ ");
delay(1500);
lcd.setCursor (0, 1);
lcd.print ("0 sec ");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("1 sec ");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("2 sec ");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("3 sec ");// gia tri can hien thi len LCD
33
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("4 sec ");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("5 sec ");// gia tri can hien thi len LCD
digitalWrite(ultrasonic, LOW);
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("6 sec ");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("7 sec ");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("8 sec ");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("9 sec ");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);

//////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
lcd.clear();
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("wait for push"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (0, 1);
lcd.print ("wash Button!!!");// gia tri can hien thi len LCD
while (true)
{
int val = analogRead(ANALOG);
if (val < 50) // ĐỢI NÚT NHẤN WASH
{
lcd.clear();
digitalWrite(ultrasonic, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("6.Ultrasonic"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (0, 1);
lcd.print ("selected 140kHZ ");
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1);
lcd.print ("0 sec ");// gia tri can hien thi len LCD
i = 1;
34
lcd.setCursor (2, 1); lcd.print ("sec");
while (true)
{
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print (i); // gia tri can hien thi len LCD
for (u = 0; u < 20 ; u++)
{
int val = analogRead(ANALOG);
if ((val > 460) && (val < 540)) // ĐỢI NÚT NHẤN SOFT
RESET
{
lcd.clear();
digitalWrite(ultrasonic, LOW);
digitalWrite(drain, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("12.Drain"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("0 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("1 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print ("2 sec");// gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);

lcd.clear();
digitalWrite(drain, LOW);
digitalWrite(fan, HIGH);
lcd.setCursor (0, 0); //vi tri dat con tro
lcd.print ("11.Fan"); // gia tri can hien thi len LCD
lcd.setCursor (3, 1); lcd.print ("sec");
for (i = 0; i < 10; i++)
{
lcd.setCursor (0, 1); //vi tri dat con tro
lcd.print (i); // gia tri can hien thi len LCD
delay(1000);}
resetFunc(); // reset CHƯƠNG TRÌNH VỀ BAN ĐẦU
}
delay(50);
}
i++;
35
}
}
}

}
delay(80);
}
}
delay(80);
}

///////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
//////////
}
delay(80);
}
}
delay(80);
}
}
delay(80);
}
}
}
}
}
}

36

You might also like