Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BÀI TẬP VỀ VÙNG TD&MNBB

Câu 1 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết tỉnh duy nhất
của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển là
A. Quảng Ninh.
B. Phú Thọ.
C. Thái Nguyên.
D. Lạng Sơn.
Câu 2 Địa bàn thuận lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô
thị ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. các tỉnh biên giới.
B. trung du Bắc Bộ.
C. tiểu vùng Tây Bắc.
D. miền núi Bắc Bộ.
Câu 3 Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là
A. núi cao, cắt xẻ mạnh.
B. gồm các cao nguyên xếp tầng.
C. núi thấp và trung bình.
D. đồng bằng rộng lớn.
Câu 4 Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông nào ?
A. Sông Đà.
B. Sông Lô.
C. Sông Chảy.
D. Sông Hồng.
Câu 5 Nhân tố chủ yếu tạo nên tính đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông
nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là
A. Sự phân hóa của địa hình giữa hai tiểu vùng Tây Bắc, Đông Bắc.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.
C. Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.
D. Người dân có kinh nghiệm canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau.
Câu 6 Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở tiểu vùng Đông
Bắc là:
A. Dầu mỏ.
B. Khí đốt.
C. Than đá.
D. Than gỗ.
Câu 7 Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ ?
A. Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
B. Trình độ dân cư – xã hội chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
C. Dân cư đông, mật độ dân số cao.
D. Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
Câu 8 Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không đúng với Trung du và miền núi
Bắc Bộ ?
A. Có sự phân hóa thành 2 tiểu vùng.
B. Chủ yếu là các sông nhỏ, trữ năng thủy điện ít.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
D. Nhiều khoáng sản, trữ lượng lớn, phân bố tập trung.
Câu 9 Đâu không phải là thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc ?
A. Chăn nuôi gia súc lớn.
B. Phát triển thủy điện.
C. Khai thác khoáng sản.
D. Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm.
Câu 10 Ngành kinh tế nào sau đây chỉ có thể phát triển ở tiểu vùng Đông
Bắc mà Tây Bắc không có ?
A. Khai thác khoáng sản.
B. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
C. Du lịch sinh thái.
D. Kinh tế biển.
Câu 11 Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do:
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.
C. Địa hình dốc và có nhiều sông lớn.
D. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa.
Câu 12 Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và
miền núi Bắc Bộ bị suy thoái là:
A. Hiện tượng cháy rừng.
B. Đất đai bị suy thoái, thiếu nước vào mùa khô.
C. Phát triển thủy điện.
D. Nạn du canh, du cư.
Câu 13 Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ là
A. Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao
B. Khoáng sản phân bố rải rác.
C. Địa hình dốc, giao thông khó khăn.
D. Khí hậu diễn biến thất thường.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công
nghiệp nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ có quy mô lớn nhất?
A. Việt Trì.
B. Hạ Long.
C. Cẩm Phả.
D. Thái Nguyên.
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết cửa khẩu
nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Thanh Thủy
B. Lệ Thanh
C. Cầu Treo
D. Nậm Cắn

Câu 16: Ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ phát triển mạnh nhờ
A. nguồn thủy năng và nguồn than phong phú.
B. nguồn thủy năng và dầu khí phong phú.
C. cơ sở nhiên liệu dồi dào từ than và khí.
D. khai thác tiềm năng thủy điện trên sông Hồng.
Câu 17: Các nhà máy nhiệt điện nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

A. Sơn La, Thác Bà.
B. Hòa Bình, Uông Bí.
C. Uông Bí, Phả Lại.
D. Hòa Bình, Phả Lại.
Câu 18: Công nghiệp chế biến thực phẩm của vùng phát triển dựa trên thế
mạnh về
A. nguồn lao động dồi dào.
B. nhu cầu thị trường lớn.
C. nguồn nguyên liệu tại chỗ.
D. cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
Câu 19: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi
Bắc Bộ là
A. Cà phê.
B. Chè.
C. Bông.
D. Hồi.
Câu 20: Các vật nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Bò, lợn.
B. Gia cầm, bò.
C. Trâu, lợn.
D. Trâu, bò.
Câu 21: Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc
Bộ không phải là
A. góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
B. kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.
C. phát triển du lịch.
D. nuôi trồng thủy sản nước mặn.
Câu 22: Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa lớn về môi trường là
A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B. Đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
C. Hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất; điều hòa khí hậu.
D. Tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân.
Câu 23: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu phát triển mạnh và
chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước không phải vì?
A. Nhu cầu về sức kéo, phân bón lớn.
B. Đàn trâu thích hợp với điều kiện khí hậu lạnh.
C. Cơ sở giống, dịch vụ thú y phát triển.
D. Có nhiều đồng cỏ, cánh rừng rộng lớn cho chăn thả trâu.
Câu 24: Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ cây chè phát triển mạnh và chiếm tỉ
trọng lớn so với cả nước chủ yếu là nhờ:
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, đất feralit màu mỡ với diện
tích lớn.
B. Đất đai đa dạng, có hai loại đất chính là phù sa và feralit.
C. Nguồn nước dồi dào, có nhiều sông lớn.
D. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây chè.
Câu 25: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công
nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 là
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ cột ghép.
Câu 26: Khó khăn của việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền
núi Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay không phải là:
A. Địa hình miền núi hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn.
B. Cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn yếu kém.
C. Mâu thuẫn, tranh chấp ở vùng biên giới phía Bắc diễn ra liên tục.
D. Tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Câu 27: Địa danh nổi tiếng về trồng rau ôn đới, sản xuất giống rau quanh
năm và trồng hoa xuất khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Lào Cai
B. Sa Pa.
C. Điện Biên.
D. Mộc Châu.
------------------------------------------------------------------------------------------------
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau
đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Thái Nguyên.
B. Ninh Bình.
C. Hải Dương.
D. Hưng Yên.
Câu 2: Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với khu vực nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Vịnh Bắc Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 3: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng
bằng sông Hồng là:
A. Đất feralit.
B. Đất badan.
C. Đất xám phù sa cổ.
D. Đất phù sa.
Câu 4: Thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát
triển mạnh cây vụ đông là:
A. đất phù sa màu mỡ.
B. nguồn nước mặt phong phú.
C. có mùa đông lạnh.
D. địa hình bằng phẳng.
Câu 5: Loại thiên tai xảy ra hằng năm ở vùng đồng bằng sông Hồng là:
A. Lũ quét.
B. Ngập lụt.
C. Động đất.
D. Sóng thần.
Câu 6: Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể ở đồng bằng sông Hồng là:
A. than đá, bô xit, dầu mỏ.
B. đá vôi, sét cao lanh, than nâu.
C. than nâu, đá vôi, apatit, chì – kẽm.
D. sét cao lanh, đá vôi, thiếc.
Lời giải
Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể ở đồng bằng sông Hồng là đá vôi, sét
cao lanh, than nâu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Đặc điểm nổi bật nhất về dân cư Đồng bằng sông Hồng là:
A. đông đúc nhất cả nước.
B. tỉ lệ gia tăng dân số giảm.
C. lao động có trình độ cao.
D. sống chủ yếu ở nông thôn.
Câu 8: Cửa ngõ biển quan trọng của đồng bằng sông Hồng hướng ra vịnh
Bắc Bộ là:
A. Hà Nội.
B.Hải Phòng.
C. Thái Bình.
D. Nam Định.
Câu 9: Ngành kinh tế biển nào sau đây ít được chú trọng phát triển nhất ở
vùng biển và ven biển đồng bằng sông Hồng?
A. Đánh bắt thủy sản.
B. Nuôi trồng thủy sản.
C. Khai thác khoáng sản biển.
D. Phát triển du lịch.
Câu 10: Nguồn lao động của đồng bằng sông Hồng có chất lượng cao, biểu
hiện ở đặc điểm:
A. Nguồn lao động dồi dào.
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
D. Nhiều lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật tốt.
Câu 11: Nét độc đáo của nền văn minh sông Hồng thể hiện ở đặc điểm nào
trong kết cấu hạ tầng sau đây?
A. Mạng lưới giao thông dày đặc.
B. Đường giao thông nông thôn phát triển.
C. Hệ thống đê điều được xây dựng và bảo vệ từ lâu đời.
D. Cơ sở điện, nước được đảm bảo rất đầy đủ.
Câu 12: Nội dung nào sau đây không thể hiện việc vai trò của hệ thống đê
điều ở đồng bằng sông Hồng:
A. Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt vào mùa mưa bão.
B.Bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm cho vùng đất trong đê.
C. Giữ gìn và phát triển các di lịch sử, giá trị văn hóa.
D. Là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông của vùng.
Câu 13: Đâu không phải là vai trò của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên ở vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. Giảm sức ép lên các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm.
C. Bổ sung nguồn lao động dự trữ lớn trong tương lai.
D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên.
Câu 14: Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất cả nước không phải
vì:
A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.
B. Điều kiện địa hình, nguồn nước, khí hậu thuận lợi.
C. Nền nông nghiệp thâm canh lúa nước.
D. Mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước.
Câu 15: Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng
bằng sông Hồng hiện nay là:
A. Thiếu tài nguyên thiên nhiên.
B. Thiếu lao động có kĩ thuật.
C. Dân số đông trong khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
D. Nhiều vùng đất bị thoái hóa, bạc màu.
Câu 16: Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng:
A. Tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
B. Giảm tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng.
C. Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
D. Tăng tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng.
Câu 17: Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Hồng tập
trung chủ yếu ở:
A.Hà Nội, Hải Phòng.
B. Hà Nội, Bắc Ninh.
C. Hà Nội, Hải Dương.
D. Hà Nội, Nam Định.
Câu 18: Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành trọng điểm ở
đồng bằng sông Hồng?
A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Sản xuất vật liệu xây dựng.
C. Chế biến lương thực, thực phẩm.
D. Khai thác khoáng sản.
Câu 19: Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do có:
A. diện tích lúa lớn nhất.
B. trình độ thâm canh cao.
C. sản lượng lúa lớn nhất.
D. hệ thống thủy lợi tốt.
Câu 20: Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh:
A. chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
B. chăn nuôi lợn, trâu, bò, nuôi trồng thủy sản.
C. chăn nuôi lợn, gia cầm, đánh bắt thủy sản, bò sữa.
D. nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi lợn, bò thịt.
Câu 21: Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là:
A. Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long.
B. Hà Nội – Hải Phòng – Cẩm Phả.
C. Hà Nội – Hải Dương– Hải Phòng.
D. Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Yên.
Câu 22: Một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta
thuộc đồng bằng sông Hồng là:
A. TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội.
C. Hải Phòng.
D. Đà Nẵng.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp ở đồng
bằng sông Hồng?
A. Hình thành sớm nhất Việt Nam.
B. Có tốc độ tăng trưởng nhanh.
C. Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.
D. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành trọng điểm.
Câu 24: Bình quân sản lượng lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông
Hồng thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do:
A. sản lượng lương thực ít.
B. năng suất lúa thấp.
C. dân số quá đông.
D. diện tích lúa bị thu hẹp.
Câu 25: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
A. Hải Dương.
B. Hưng Yên.
C. Vĩnh Phúc.
D. Nam Định.
Câu 26: Sản lượng lương thực của đồng bằng sông Hồng tăng chậm nguyên
nhân chủ yếu do:
A. diện tích đất canh tác giảm.
B. năng suất giảm.
C. dân số đông.
D. sâu bệnh phá hoại.
Câu 27: Cho biểu đồ: Biểu đồ thể hiện năng suất lúa của đồng bằng sông
Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 1995 – 2004.
Nhận xét không đúng về năng suất lúa của hai đồng bằng và cả nước là:
A. Năng suất lúa của hai đồng bằng cao hơn mức trung bình cả nước.
B. Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long.
C. Năng suất lúa của hai đồng bằng và cả nước đều tăng lên đều.
D. Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn đồng bằng sông
Cửu Long.
Câu 28: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của đồng bằng sông Hồng theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ
trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là do:
A. Tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
B. Tác động của quá trình đô thị hóa.
C. Vùng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
D. Cơ sở vật chất kĩ thuật cho phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và đồng
bộ.
Câu 29: Khó khăn nào sau đây gây trở ngại lớn nhất đến việc phát triển kinh
tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng?
A. Diện tích đất canh tác giảm.
B. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Dân số đông.

You might also like