Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BÀI GIẢNG: ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (TRÍCH)

CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC


MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG

I. TIỂU DẪN
1. Tác giả:
a. Cuộc đời: (1899 – 1961):
- Sinh ra trong một gia đình trí thức tại bang Ilinoi.
- Sau khi tốt nghiệp trung học, tác giả bước vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới
khi chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.
- Sau khi bước ra khỏi chiến tranh với tấm huân chương và đôi nạng gỗ, tác giả tự nhận mình thuộc vào
“thế hệ mất mát”, những người chịu sự tác động của chiến tranh, không thể hòa nhập với cuộc sống,phải đi tìm
sự bình yên trong men rượu và tình ái.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Tác phẩm: “Dã từ vũ khí”, “Chuông nguyện hồn ai”…
- Đặc điểm sáng tác:
+ Phải viết một áng văn xuôi trung thực về con người.
+ Nguyên lí sáng tác “tảng băng trôi”
-> Nhận hai giải thưởng cao quý:
+ Pu – lít – dơ.
+ Nô – ben về văn học năm 1954.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Được hoàn thành năm 1952, sau gần 10 năm tác giả sống ở Cu – ba.
- Giá trị: là tác phẩm rất nổi tiếng ngay từ khi ra đời.
3. Đoạn trích:
- Vị trí: Nằm ở phần cuối của tác phẩm.
- Tóm tắt.
II. TÌM HIỂU ĐOẠN TRÍCH
1. Hình tượng con cá kiếm:
- Rất lớn và rất đẹp:
+ Một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền.
+ Cái đuôi lớn hơn cả một chiếc lưỡi hái lớn màu tím hồng dựng trên đại dương xanh thẳm.
+ Thân hình đồ sộ và những dọc màu tía trên mình.
+ Cánh vi trên lưng xếp lại, bộ vây to sụ ên sườn xòe rộng.
+ Con cá lại tiếp tục lượn vào theo vòng tròn của nó trông điềm tĩnh và tuyệt đẹp…
- Đầy sức mạnh:
+ Dù đã bị thương nhưng những vòng bơi liên tục của nó khiến ông lão hoa mắt, chóng mặt, choáng váng…
- Đầy kiêu hùng và bất khuất:
+ Khi bị ông lão phóng mũi lao trúng tim, bị kết liễu snh mạng nhưng nó vẫn dùng hết những sức lực cuối cùng
để tung người lên -> chết một cách oai hùng, mạnh mẽ, kiêu ngạo, đầy khí phách.
1 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
-> Dụng công miêu tả, ca ngợi con cá kiếm cũng chính là cách để tác giả tôn vinh ông lão đánh cá. Tác giả
muốn con cá phải là đối thủ ngang sức, ngang tài của ông lão đánh cá, xứng đáng là con ác mà ông lão chờ đợi.
Tôn vinh con cá cũng là tôn vinh chiến thắng vinh quang và tầm vóc của con người.
* Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm:
- Góc nhìn thiên nhiên: Con cá kiếm là biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của tự nhiên.
- Góc nhìn từ cuộc sống con người: Con cá kiếm là biểu tượng cho những chông gai, thử thách trong cuộc
đời.
- Góc nhìn nghệ thuật: Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ sáng tạo.
2. Hình tượng ông lão đánh cá:
a. Được đặt trong cuộc chiến không cân sức:
- Không cân sức:
+ Ông lão đánh cá: tuổi cao, sức yếu, đã mấy ngày đêm lênh đênh trên biển, đói, khát, rét, chỉ có một mình ->
suy kiệt về thể lực.
+ Con cá kiếm: rất lớn, đầy sức mạnh, kiêu hùng và bất khuất, biển khơi là thế ạnh của nó.
-> Hướng đến mục đích tôn vinh, ngợi ca ông lão với những phẩm chất làm nên chiến thắng.
* Là người thạo nghề, mưu trí và kinh nghiệm:
- Chỉ cần nhìn độ nghiêng, độ chếch của sợi dây có thể biết được con cá đang bơi tròn hay đang liên tục
ngoi lê trong lúc bơi.
- Chỉ dần dựa vào độ căng trùng của sợi dây có thể đoán biết được con cá đang làm gì -> có được cách xử
lí là kéo vào hay nới ra để con cá dần trở nên kiệt sức mà không bị đau đớn đến phát cuồng lên.
- Chọn đúng thời điểm và đưa ra đòn quyết định: phóng lao trúng tim con cá -> chính xác, dứt khoát,
quyết đoán, điêu luyện.
* Có niềm tin vào bản thân mình:
- Trong quá trình chiến đấu với con cá ông liên tục nhắc đi nhắc lại những lời động viên, khuyến khích
bản thân, tin tưởng vào chiến thắng: “tao sẽ tóm được mày”…
* Có ý chí và nghị lực phi thường:
- Nhiều lúc có thể gục ngã: hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, chóng mặt và choáng váng, có cảm giác đổ
sụp xuống bất cứ lúc nào…
- Tuy nhiên sức mạnh tinh thần đã nâng đỡ ông lão đánh cá gượng dậy tiếp tục chiến đấu và giành chiến
thắng.
=> Gửi gắm những thông điệp rất có ý nghĩa:
- Bài học về chiến thắng.
- Tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của con người.
- Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp và sức mạnh của con người.
b. Những cảm nhận của ông lão về con cá kiếm:
- Thương xót.
- Không óan trách.
- Ca ngợi.
-> Thông điệp sâu sắc:
+ Con người và thiên nhiên có mối quan hệ anh em, dù rằng đôi khi thiên nhiên đột nhiên trở thành kẻ thù số
một của con người. Con người dù phải chinh phục tự nhiên nhưng cũng không quên phải yêu mến và sống hài
hòa với tự nhiên.
+ Cần biết tôn trọng tự nhiên, cũng như tôn trọng kẻ thù nếu muốn giành chiến thắng.
+ Thừa nhận vẻ đẹp và những hành động không thể khác của đối thủ, của những người xung quanh mình là thái
độ cần thiết để giữ thăng bằng trong cuộc sống, tránh nhìn người, nhìn đời một cách phiến diện và để biết cảm
thông, chia sẻ với người khác.

2 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
III. TỔNG KẾT
1. Giá trị nội dung:
- Câu chuyện ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi, chiến đấu với con cá lớn nhất đời mình là biểu
tượng cho vẻ đẹp của ước mơ và biểu tượng cho hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện
thực.
2. Đặc sắc nghệ thuật:
- Xuất hiện nhiều đoạn độc thoại của nhân vật -> hình ảnh nhân vật hiện lên rất rõ.
- Nguyên lí “tảng băng trôi” trong phong cách nghệ thuật của Hê – minh – uê được thể hiện dày đặc.

3 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

You might also like