Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN PHÂN

Câu 1: (ĐHA08) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
A. sự khử ion Na+ B. sự khử ion Cl- C. sự oxi hoá ion Cl- D. sự oxi hoá ion Na+
Câu 2: (CĐ13) Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp)
A. K và Cl2 B. K, H2 và Cl2 C. KOH, H2 và Cl2 D. KOH, O2 và HCl
Câu 3: (ĐHA11) Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, màng ngăn xốp):
A. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl −
B. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl −
C. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl −
D. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl −
Câu 6: Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M, ở catot thu được 6g kim loại và ở anot có 3,36 lít khí (đktc)
thoát ra. Muối clorua đó là: A. NaCl B. KCl C. CaCl2 D. BaCl2
Câu 7: (CĐ11)Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 3,2 gam kim loại
thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot: A. 3,36 lít B. 1,12 lít C. 0,56 lít D. 2,24 lít
Câu 8 : Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch muối sunfat của một kim loại hóa trị II với I= 3A. Sau 1930 giây
điện phân thấy khối lượng catot tăng 1,92g. Kim loại đó là:
A. Cu B. Ba C. Ca D. Zn
Câu 9: (CĐ12) Tiến hành điện phân (điện cực trơ) V lít dung dịch CuCl2 0,5M khi dừng điện phân thu được dúng dịch
X và 1,68 lít khí Cl2 (đktc) duy nhất ở anot. Toàn bộ dung dịch X tác dụng vừa đủ với 12,6g Fe. Giá trị của V:
A. 0,45 B. 0,80 C. 0,60 D. 0,15
Câu 10: (ĐHA10) Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot
xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot:
A. khí Cl2 và H2. B. khí Cl2 và O2. C. chỉ có khí Cl2. D. khí H2 và O2
C â u 1 1 : (ĐHB07) Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp).
2-
Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO4
không bị điện phân trong dung dịch). A. b > 2a. B. b = 2a. C. b < 2a. D. 2b = a.
Câu 12: (ĐHB09) Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực
trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả
năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là: A. 4,05. B. 2,70. C. 1,35. D. 5,40
Câu 1 3 : (ĐHA10) Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện
có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là
A. 1,344 lít. B. 2,240 lít. C. 1,792 lít. D. 2,912 lít.
Câu 14:(ĐHA13) Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl 1M (điện cực trơ, màng ngăn
xốp hiệu suất 100%) đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch
Xvà 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,4g Al2O3. Giá trị của m là:
A. 23,5 B. 25,6 C. 50,4 D. 51,1
Câu 15: (CĐ14) Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 0,05 mol và NaCl bằng dòng điện có cường độ không đổi 2A
(điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và khí ở hai điện cực có
tổng thể tích là 2,24 lít (đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,8g MgO. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra
không tan trong dung dịch. Giá trị của t là: A. 6755 B. 772 C. 8685 D. 4825
Câu 16: (ĐHA14) Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ
dòng điện không đổi). Trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì
tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không
tan trong dung dịch. Giá trị của a là: A. 0,15 B. 0,24 C. 0,26 D. 0,18
Câu 17:(ĐHA11) Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp)
đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể)
Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là
A. KNO3 và KOH. B. KNO3, KCl và KOH. C. KNO3 và Cu(NO3)2 D. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2
Câu 18: (ĐHA07) Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một
lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản
ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch
NaOH là: A. 0,15M. B. 0,2M. C. 0,1M. D. 0,05M.
Câu 19: (ĐHB10) Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được
dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y,
sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là
A. 1,50. B. 3,25. C. 2,25. D. 1,25.
Câu 20:(ĐHA11) Hoà tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ
1
dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn
nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là
A. 4,788. B. 3,920. C. 1,680. D. 4,480
Câu 21:(ĐHA12) Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong thời gian t giờ, cường độ dòng điện
không đổi 2,68A (hiệu suất điện phân là 100%) thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6g Fe vào Y, sau
khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5g hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5). Giá trị của t
A. 0,8 B. 1,2 C. 1,0 D. 0,3
Câu 22: (ĐHB13) Điện phân nóng chảy Al2O3 với các điện cực bằng than chì thu được m kg Al ở catot và 89,6 m3 (ở
đktc) hỗn hợp khí X ở anot. Tỉ khối của X so với hiđro bằng 16,7. Cho 1,12 lít X (đktc) phản ứng với dung dịch
Ca(OH)2 (dư) thu được 1,5 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 115,2 B. 82,8 C. 114,0 D. 104,4
Câu 23 : Sau một thời gian điện phân 200 ml dd CuSO4 với điện cực graphit, khối lượng dung dịch giảm 8g.
Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 100 ml dung dịch H2S 0,5M.
Nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu lần lượt là (biết khối lượng riêng của dd
CuSO4 ban đầu là 1,25g/ml)
A. 0,75M và 9,6% B. 0,75M và 6,4% C. 0,5M và 6,4% D. 0,5M và 9,6%
Câu 24:(PTQG 15) Điện phân dung dịch muối MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau
thời gian t giây thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực
là 2,5 a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước . Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tại thời điềm 2t giây có bột khí ở catot
B. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết
C. Dung dịch sau điện phân có pH < 7
D. Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện bột khí ở catot
Câu 25:(PTQG 16) Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol cuSO4 bằng dòng điện 1 chiều có cường độ 2A (điện
cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,352 lít
( đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa 2,04g Al2O3. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không
tan trong dung dịch. Giá trị của t là:
A. 9650 B. 8685 C. 7720 D. 9408
Câu 26: (MHPTQGL217) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm CuSO4 và KCl vào H2O thu được dung dịch Y. Điện phân Y
(có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Số mol khí thoát ra ở
anot bằng 4 lần số mol khí thoát ra từ catot. Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X.
A. 61,70% B. 44,61% C. 34,93% D. 50,63%
Câu 27: (Thi thử Sở GDĐT Hà Nội 2017) Dung dịch X chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (2a>b). Điện phân (có màng
ngăn, điện cực trơ) dung dịch X đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân, thu được V lít khí
(đktc) thoát ra ở anot. Giá trị của V tính theo a,b là:
A. 5,6(2a+ b) B. 11,2.(a-0,5b) C. 5,6.(a+ 2b) D. 5,6.(a-2b)

ĐÁP ÁN
1A- 2C- 3D-4B -5C – 6C – 7C – 8A – 9C- 10B – 11A- 12B – 13C- 14D- 15C- 16A-17D-18C-19D-
20D-21C-22D-23A-24D-25C-26B-27A
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (ĐHA08) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
A. sự khử ion Na+ B. sự khử ion Cl- C. sự oxi hoá ion Cl- D. sự oxi hoá ion Na+
Hướng dấn
Na Cl , catot (-) : ion Na+ về (âm hút +), chất oxi hóa (Na+ + 1e → Na): bị khử, sự khử, quá trình khử → chọn A
+ -

Nếu đề hỏi cực anot:


Anot (+) : ion Cl- về (dương hút âm), chất khử ( 2Cl- → Cl2 + 2e) : bị oxi hóa, sự oxi hóa, quá trình oxi hóa → chọn C.

Câu 2: (CĐ13) Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp)
A. K và Cl2 B. K, H2 và Cl2 C. KOH, H2 và Cl2 D. KOH, O2 và HCl
Hướng dấn
K (từ Li →Al) không tham gia điện phân nên có sự tham gia điện phân của H2O, K+ bị hút về cực âm (giải phóng H2)
2
Nên: 2KCl + 2H2O → 2KOH + H2+ Cl2 → chọn C

Câu 3: (ĐHA11) Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, màng ngăn xốp):
A. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl −
+ −
B. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl
C. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl −
D. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl −
Hướng dấn
catot (-) Na+Cl- (H2O) a not (+)
+
Na , H2O Cl-, H2O

2H2O + 2e → H2 + 2OH- 2Cl- → Cl2 + 2e

ở cực âm: nước tham gia điện phân ở cực dương: Cl- tham gia điện phân
chất oxi hóa: quá trình khử H2O Chất khử: quá trình oxi hóa ion Cl-
→ chọn D
PTĐP: 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2+ Cl2
(Na+ từ Li → Al không tham gia điện phân, H2O điện phân, Na+ phải kết hợp với OH- để tạo NaOH nên bán phản ứng
của nước tạo OH- (cách nhớ để viết đúng bán phản ứng của nước) còn nếu bên anot gốc axit không tham gia điện phân,mà
gốc axit phải kết hợp với H+ để tạo ra axit nên bán phản ứng của H2O bên cực anot: H2O →1/2 O2 +2 H+ + 2e (2 H+
nên nhường 2e, có thể viết 2H2O → O2 + 4 H + 4e phụ thuộc vào cách cân bằng bán phản ứng)
+

Câu 4: Điện phân hoàn toàn 14,9g muối clorua nóng chảy của một kim loại kiềm người ta thu được 2,24 lít
Cl2(đktc).Kim loại đó là: A. Na B. K C. Rb D. Li
Hướng dấn
2XCl → 2X + Cl2
0,2 ← 0,1
14,9
→ MXCl = = 74,5 → MX = 74,5 – 35,5 = 39 → chọn B
0,2
Câu 5: Điện phân hoàn toàn 33,3g muối clorua nóng chảy của một kim loại nhóm IIA người ta thu được 6,72 lít
Cl2(đktc).Kim loại đó là: A. Mg B. Ba C. Ca D. Sr
Hướng dấn

XCl2 → X + Cl2
0,3 ←0,3
33,3
→ MXCl2 = = 111 → MX = 111- 71 = 40 → chọn C
0,3

Câu 6: Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M, ở catot thu được 6g kim loại và ở anot có 3,36 lít khí (đktc)
thoát ra. Muối clorua đó là: A. NaCl B. KCl C. CaCl2 D. BaCl2
Hướng dấn
Theo đáp án, kim loại chỉ có hóa trị I, và II nên giả sử kim loại có hóa trị I, nếu hóa trị I không đúng thì hóa trị II,
thường thì ta nên giả sử hóa trị II trước nếu đúng thì không cần thử hóa trị I)
(Hóa trị II thì số mol đều bằng nhau, còn Hóa trị I thì số mol muối và kim loại gấp đôi số mol khí)
6
Giả sử kim loại có hóa trị II: nKl = nCl2 = 0,15 mol → MKl = = 40 (Ca) → chọn C
0,15
Hoặc: XCl2 → X + Cl2
0,15 ←0,15

Câu 7: (CĐ11) Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 3,2 gam kim loại
thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot: A. 3,36 lít B. 1,12 lít C. 0,56 lít D. 2,24 lít
Hướng dấn
Cách 1:
CuSO4 + H2O → Cu + 1/2O2 + H2SO4
0,05 ←0,05→ 0,025

3, 2
nCu = = 0,05 mol
64
3
→ VO2 = 0,025 . 22,4 = 0,56 lít

(ở đây số nCuSO4 ban đầu bằng 0,1 mol mà số mol CuSO4 phản ứng tính dựa vào số mol Cu thu được chỉ 0,05 mol, nên
CuSO4 điện phân còn dư nên khi đề cho nhiều số mol ta cần dựa vào số mol sản phẩm thu được để tính số mol các
chất còn lại trong phương trình phản ứng)

Cách 2: Dựa vào định luật bảo toàn e: số mol e nhường bằng số mol e nhận
ở catot (-) Cu2+ + 2e → Cu
0,1 ←0,05

ở anot (+) 2H2O → O2 + 4 H+ + 4e (Hoặc H2O →1/2 O2 +2 H+ + 2e )


0,025 ← 0,1 0,025 ← 0,1

→ VO2 = 0,025 . 22,4 = 0,56 lít


(ở cực anot: gốc SO42- không tham gia điện phân nên H2O điện phân nên bán phản ứng bên anot là bán phản ứng của
H2O) . Giải theo cách 2 ta thấy được bản chất của quá trình điện phân.

Câu 8 : Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch muối sunfat của một kim loại hóa trị II với I= 3A. Sau 1930 giây
điện phân thấy khối lượng catot tăng 1,92g. Kim loại đó là:
A. Cu B. Ba C. Ca D. Zn
Hướng dấn
Khối lượng catot tăng 1,92g chính là khối lượng của kim loại thu được khi điện phân, kim loại có hóa trị II (n=2)

I .t 3.1930 1,92
→ nKL = = = 0,03 mol → MKl = = 64 → chọn A
n.F 2.96500 0,03

Câu 9: (CĐ12) Tiến hành điện phân (điện cực trơ) V lít dung dịch CuCl2 0,5M khi dừng điện phân thu được dung dịch
X và 1,68 lít khí Cl2 (đktc) duy nhất ở anot. Toàn bộ dung dịch X tác dụng vừa đủ với 12,6g Fe. Giá trị của V:
A. 0,45 B. 0,80 C. 0,60 D. 0,15
Hướng dấn
đpdd
CuCl2 → Cu + Cl2
Cu là chất rắn, Cl2 là chất khí, theo đề dung dịch X tác dụng với Fe nên CuCl2 chỉ điện phân một phần, dung dịch X là
CuCl2 dư
Fe + CuCl2dư → FeCl2 + Cu
0,225→ 0,225
CuCl2pứ → Cu + Cl2
0,075 ←0,075
0,3
→ nCuCl2bđ = 0,225 + 0,075 = 0,3 mol → VCuCl2bđ = = 0,6M
0,5
Câu 10: (ĐHA10) Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot
xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot:
A. khí Cl2 và H2. B. khí Cl2 và O2. C. chỉ có khí Cl2. D. khí H2 và O2
Hướng dấn
ở cực catot (-) : Na+, Cu2+, H2O
Na+ không tham gia điện phân Cu 2+ điện phân trước, khi hết ion Cu2+, H2O mới điện phân
ở cực anot (+) : Cl -, SO42-, H2O
SO42- không tham gia điện phân, Cl- điện phân trước, khi hết ion Cl-, H2O mới điện phân
Vì số mol của NaCl = số mol của CuSO 4 nên số mol của Cu2+ = số mol của Cl- = x mol
ĐLBT e: số mol e nhường = số mol e nhận
Catot anot
Cu2+ + 2e → Cu 2Cl → Cl2 + 2e
-

x
mol← x mol x mol→ x mol
2
Theo đề điện phân đến khi catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân, để catot xuất hiện bột khí thì phải có sự điện
4
phân của H2O bên cực catot nên Cu 2+ phải điện phân hết.
Theo ở trên khi ion Cl - điện phân hết thì ion Cu 2+ mới điện phân có x/2 mol mà số mol Cu 2+ ban đầu là x mol nên số
mol Cu2+ phải tiếp tục điện phân là x- x/2 = x/2 mol
Khi bên cực catot ion Cu 2+ tiếp tục điện phân x/2 mol nữa, mà bên cực anot ion Cl - đã điện phân hết nên bên cực anot
H2O phải điện phân (vì quá trình điện phân là phản ứng oxi hóa khử ở 2 điện cực, nên phải có quá trình nhường e và
nhận e)

Catot anot
Cu2+ + 2e → Cu H2O →1/2 O2 +2 H+ + 2e
x/2 → x x/4 ←x

Vậy khí thu được ở anot là khí Cl2 và O2


C â u 1 1 : (ĐHB07) Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn
xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion
SO42- không bị điện phân trong dung dịch)
A. b > 2a. B. b = 2a. C. b < 2a. D. 2b = a.
Hướng dấn

Dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì dung dịch sau điện phân phải có môi trường
bazơ, nên Cu2+ phải điện phân hết và bên cực catot có sự điện phân H2O
Catot (-): Cu2+, Na+, H2O Anot (+) : Cl- , SO42-, H2O

Cu2+ + 2e → Cu 2Cl- →Cl2 + 2e


a→ 2a 2a ←2a

Khi Cu2+ điện phân hết thì cần số mol Cl- là 2a mol, bên cực catot H2O tiếp tục bị điện phân để tạo ra OH- thì
phải cần thêm ion Cl- để điện phân nên số mol ion Cl- phải lớn hơn 2a mol. Nên b >2a → chọn A

2H2O + 2e → H2 + 2 OH- 2Cl- →Cl2 + 2e

Câu 12: (ĐHB09) Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực
trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả
năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là: A. 4,05. B. 2,70. C. 1,35. D. 5,40
Hướng dấn
nCuCl2 = 0,5.0,1 = 0,05 mol ; nNaCl = 0,5.0,5= 0,25 mol
→ nCu2+ = 0,05 mol ; nCl- = 0,05.2 + 0,25 = 0,35 mol

Catot (-):Na+, Cu2+, H2O Anot (+) : Cl-, H2O


Na+ không tham gia điện phân
Cu2+ + 2e → Cu 2Cl- →Cl2 + 2e
0,05→ 0,1 0,1 0,05 ←0,1

It 5.3860
Theo đề số mol Cl2 giải phóng ra ở anot: nCl2 = = = 0,1 mol ( Cl2 nhường 2e nên n=2)
nF 2.96500

Khi điện phân hết ion Cu2+, mới thu được nCl2 = 0,05 mol nên nCl2 cần tiếp tục tạo ra là 0,1 – 0,05 = 0,05 mol
Nên quá trình điện phân tiếp tục:

2H2O + 2e → H2 + 2OH- 2Cl- → Cl2 + 2e


0,1→ 0,1 0,1 ← 0,05→ 0,1

5
Al + OH- + H2O → AlO2- + 3/2H2
0,1 ← 0,1
→ mAl = 0,1. 27 = 2,7g
(ở đây ion Cl- ban đầu là 0,35 mol, ion Cl- tham gia điện phân chỉ 0,1 + 0,1 = 0,2 mol, nên ion Cl- vẫn còn dư,
còn tỉ lệ số mol OH- và Al luôn là như nhau: 1Al cần 1OH-, nếu Al2O3 có 2Al cần 2OH- để nhẩm nhanh trắc
nghiệm, không cần viết phản ứng)
Câu 1 3 : (ĐHA10) Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện
có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là
A. 1,344 lít. B. 2,240 lít. C. 1,792 lít. D. 2,912 lít.
Hướng dấn
nCu2+ = 0,2 mol; nCl- = 0,12 mol
Na+, SO42- không tham gia điện phân

Catot (-) : Cu2+ , Na+, H2O Anot (+) : Cl-, SO42-, H2O

Cu2+ + 2e → Cu 2Cl- → Cl2 + 2e


0,06 ←0,12 → 0,06 0,12 → 0,06 0,12

It 2.9650
Theo đề Số mol Cu giải phóng ra ở catot sau 9650 giây điện phân: nCu = = = 0,1 mol
nF 2.96500

Khi điện phân hết ion Cl- chỉ mới thu được 0,06 mol Cu nên Cu2+ tiếp tục điện phân để tạo ra 0,1 – 0,06
= 0,04 mol Cu nữa. Mà khi bên catot ion Cu2+ tiếp tục điện phân thì bên anot do Cl- đã điện phân hết nên
H2O sẽ tiếp tục điện phân.

Cu2+ + 2e → Cu H2O →1/2 O2 +2 H+ + 2e


0,08 ← 0,04 0,02 ←0,08

→ Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot: V = VCl2 + VO2 =( 0,06 + 0,02) . 22,4 = 1,792 lít

Câu 14:(ĐHA13) Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl 1M (điện cực trơ, màng ngăn
xốp hiệu suất 100%) đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X
và 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,4g Al2O3. Giá trị của m là:
A. 23,5 B. 25,6 C. 50,4 D. 51,1
Hướng dấn
Dung dịch X hòa tan được Al2O3→ dung dịch X có môi trường bazơ hoặc axit
Trường hợp 1: dung dịch X có môi trường bazơ → ở catot có sự điện phân của H2O và theo đề điện
phân đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, chứng tỏ bên cực anot 6,72 lít khí
(đktc) ở anot chỉ là thể tích của Cl2 (H2O chưa điện phân) còn bên cực catot, nước đã điện phân.
nAl2O3 = 0,2 mol; nCl2 = 0,3 mol
Na+, SO42- không tham gia điện phân
( Hai quá trình phải xảy ra song song, phải có quá trình nhận e và nhường e)

Catot (-) : Cu2+ , Na+, H2O Anot (+) : Cl-, SO42-, H2O

Cu2+ + 2e → Cu 2Cl- → Cl2 + 2e


0,1 ←0,2 0,2 ←(0,3-0,2)→ 0,2

2H2O + 2e → H2 + 2OH- 2Cl- → Cl2 + 2e


0,4 ← 0,4 0,4 0,2 ←0,4
Al2O3 + 2OH → 2AlO2 + H2O
- -

0,2→ 0,4
→ nNaCl = nCl- = 0,2 + 0,4 = 0,6mol
→ nCuSO4 = nCu2+ = 0,1 mol
→ m = mCuSO4 + mNaCl = 0,1. 160 + 0,6 . 58,5 = 51,1g → chọn D.
Do đề có đáp án nên không xét trường hợp dung dịch X có môi trường axit, Nếu khi môi trường bazơ mà
không có kết quả trong đáp án, lúc đó ta sẽ xét trường hợp dung dịch X có môi trường axit, và khi đó bên
cực anot, H2O sẽ điện phân và bên cực catot H2O chưa điện phân.
6
Câu 15: (CĐ14) Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 0,05 mol và NaCl bằng dòng điện có cường độ không đổi 2A
(điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và khí ở hai điện cực
có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,8g MgO. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra
không tan trong dung dịch. Giá trị của t là: A. 6755 B. 772 C. 8685 D. 4825
Hướng dấn
nhh khí = 0,1 mol ; nMgO = 0,02 mol

Catot (-) : Cu2+ , Na+, H2O Anot (+) : Cl-, SO42-, H2O

Cu2+ + 2e → Cu 2Cl- → Cl2 + 2e


0,05→ 0,1 0,05 2y ← y→ 2y

2H2O + 2e → H2 + 2OH- H2O →1/2 O2 + 2 H+ + 2e


2x ←x→ 2x 0,01+x/2 ← ( 0,04+ 2x) →( 0,04+ 2x)
H+ + OH- → H2O
2x ← 2x

Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,8g MgO : dung dịch Y có môi trường axit, khi ngừng điện phân thu được khí ở
cả 2 điện cực, chứng tỏ Cu2+ điện phân hết, có sự điện phân của H2O ở cả hai điện cực, và do dung dịch Y có môi
trường axit nên H+ sẽ dư
MgO + 2Hdư+ → Mg2+ + H2O
0,02→ 0,04
nhh khí = 0,1 mol → x + y + 0,01 + x/2 = 0,1 → 3x + 2y = 0,18 (1)
Theo ĐLBT e: 0,1 + 2x = 2y + 0,04+ 2x → y = 0,03 thay vào (1) → x = 0,04
→ số mol e nhận = 0,1 + 2x = 0,1+ 2.0,04 = 0,18
It 0,18.96500
→ nenhận = → t= = 8685 giây
F 2
( Do đề không cho số mol của Cl- bằng bao nhiêu, nên ta không chia từng giai đoạn như cách giải của các bài tập trên
được, ta chỉ biết bên cực catot có sự điện phân của ion Cu2+ và H2O, bên cực anot có sự điện phân của ion Cl- và H2O
Nhưng khi giải xong,bản chất của bài toán là: ta có số mol của Cl- = 0,06, khi ion Cl- điện phân hết thì ion Cu2+ mới
điện phân 0,03 mol, bên cực catot ion Cu2+ tiếp tục điện phân 0,02 mol nữa thì bên cực anot H2O điện phân, khi hết ion
Cu2+ bên cực catot nước tiếp tục điện phân thì bên anot nước cũng tiếp tục điện phân (quá trình điện phân của H2O ở 2 điện
cực) cho đến t = 8685 giây thì ngừng điện phân. )
Anot ( +): 2Cl- → Cl2 + 2e catot: Cu2+ + 2e → Cu
0,06→ 0,03 0,06 0,03 ←0,06
nCu2+ còn lại = 0,05 – 0,03 = 0,02
Tiếp tục

H2O →1/2 O2 + 2 H+ + 2e Cu2+ + 2e → Cu


0,01 0,04 ←0,04 0,02→ 0,04
Tiếp tục
H2O →1/2 O2 + 2 H+ + 2e 2H2O + 2e → H2 + 2OH-
………………………

Câu 16: (ĐHA14) Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ
dòng điện không đổi). Trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì
tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không
tan trong dung dịch. Giá trị của a là: A. 0,15 B. 0,24 C. 0,26 D. 0,18
Hướng dấn
Trong thời gian t giây, nkhí anot = 0,11 mol; trong thời gian 2t giây, nkhí ở 2 cực = 0,26 mol

Catot (-) : Cu2+ , K+, H2O Anot (+) : Cl-, SO42-, H2O

Xét trong thời gian t giây

Cu2+ + 2e → Cu 2Cl- → Cl2 + 2e


0,2→ 0,1 0,2
Khi điện phân hết ion Cl chỉ thu được 0,1 mol khí ở anot, mà theo đề trong thời gian t giây, thu được 0,11 mol
-

khí, nên số mol khí còn lại = 0,11 – 0,1 = 0,01 chính là số mol O2 do khi hết ion Cl-, H2O tiếp tục điện phân
H2O →1/2 O2 + 2 H+ + 2e
7
0,01→ 0,04
→ số mol e nhường trong thời gian t giây = 0,2 + 0,04 = 0,24 mol
→ số mol e nhường trong thời gian 2t giây = 0,24. 2 = 0,48 mol
Xét trong thời gian 2t giây

Khí thu được ở cả 2 điện cực = 0,26 mol, chứng tỏ bên cực catot có sự điện phân của H2O

Cu2+ + 2e → Cu 2Cl- → Cl2 + 2e


a mol→ 2a 0,2 → 0,1 0,2

2H2O + 2e → H2 + 2OH- H2O →1/2 O2 + 2 H+ + 2e


0,18 ←0,09 x→ 4x

ne nhường = 0,2 + 4x = 0,48 → x = 0,07 mol → nH2 = 0,26 – nCl2 – nO2 = 0,09 mol

ne nhận = ne nhường = 0,48 mol


→ 2a + 0,18 = 0,48→ a = 0,15 mol

Câu 17:(ĐHA11) Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp)
đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể).
Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là
A. KNO3 và KOH. B. KNO3, KCl và KOH.
C. KNO3 và Cu(NO3)2. D. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2
Hướng dấn
nKCl = 0,1 mol; nCu(NO3)2= 0,15 mol

Catot (-) : Cu2+ , K+, H2O Anot (+) : Cl-, NO3-, H2O

Cu2+ + 2e Cu 2Cl- → Cl2 + 2e


0,05 ← 0,1 → 0,05 0,1→ 0,05 0,1
Áp dụng định luật bảo toàn e: số mol e do ion Cl nhường bằng số mol e do Cu nhận
- 2+

Khối lượng dung dịch giảm chính là do tạo ra Cu và Cl2, khi điện phân hết 0,1 mol ion Cl- thì ion
Cu2+ mới điện phân được 0,05 mol , khi đó khối lương dung dịch giảm = mCl2 + mCu = 0,05.71+ 0,05.64
= 6,75g < 10,75g theo đề, nên bên cực catot ion Cu2+ tiếp tục điện phân và bên cực anot H2O điện phân.
nCu2+ còn lại = 0,15 – 0,05 = 0,1 mol
Giả sử ion Cu2+ điện phân hết 0,1 mol
Cu2+ + 2e → Cu H2O →1/2 O2 + 2 H+ + 2e
0,1→ 0,2 0,1 0,05 ←0,2
mdd giảm = 6,75 + 0,1. 64 + 0,05.32 = 14,75> 10,75 đề cho
→ ion Cu2+ điện phân còn dư nên cực catot H2O chưa điện phân, ion Cu2+ còn dư , trong dung dịch tồn tại
ion K+ mà chỉ có 1 gốc NO3- (vì ion Cl- đã điện phân hết tạo khí Cl2) nên tồn tại 2 muối Cu(NO3)2 và KNO3,
bên cực anot có sự điện phân của H2O tạo H+ kết hợp với gốc NO3- nên dung dịch có HNO3
Vậy các chất tan trong dung dịch sau điện phân gồm: Cu(NO3)2, KNO3 và HNO3
Câu 18: (ĐHA07) Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một
lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản
ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch
NaOH là: A. 0,15M. B. 0,2M. C. 0,1M. D. 0,05M.

Hướng dấn
đpdd
CuCl2 Cu + Cl2
0,005→ 0,005

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O


0,005→ 0,01
0,01
Vì thể tích dung dịch không thay đổi nên VNaOH = 0,2 lít → CM (NaOH pứ )= = 0,05M
0,2
→ CMNaOHbđ = CMNaOH pứ + CMNaOH còn lại = 0,05 + 0,05 = 0,1M
8
Câu 19: (ĐHB10) Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được
dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y,
sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là
A. 1,50. B. 3,25. C. 2,25. D. 1,25

Hướng dấn
D u n g d ị ch Y v ẫ n c ò n m à u xa n h ch ứ n g t ỏ d un g d ị ch CuSO4 chỉ mới điện phân một phần (còn dư)
CuSO4 + H2O → Cu + H2SO4 + 1/2O2
a mol→ a a a/2
Khối lượng dung dịch giảm do tạo ra Cu và O2 nên khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu chính là
khối lượng của Cu và O2.
a
→ 64a + 32 . = 8 → a = 0,1 mol
2
Dung dịch Y gồm H2SO4 và CuSO4 dư, khi cho Fe vào dung dịch Y thì Fe phản ứng với H2SO4 trước, khi hết
H2SO4, Fe mới phản ứng với CuSO4 (kinh nghiệm vì đề yêu cầu tính CuSO4 nên chắc chắn CuSO4 phải phản ứng
hết, Fe có thể phản ứng vừa đủ hoặc còn dư, nếu kim loại chỉ có Cu thì tính ra số mol rất lẻ nên chắc chắn Fe sẽ
còn dư) nhưng với cách giải tổng quát dưới đây, ta không cần biết Fe có dư hay không cứ cho số mol Fe phản ứng
với CuSO4 là b mol thì số mol Fe dư = số mol Fe ban đầu trừ đi số mol Fe phản ứng với H2SO4 và CuSO4 ,nếu giải
ra b= 0,2 thì Fe phản ứng vừa đủ, còn nhỏ hơn 0,2 thì Fe dư.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
0,1 ←0,1
Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
b→ b b
nFebđ = 0,3 mol → nFe dư = 0,3 – (0,1 + b)
→ mCu + mFe dư = 12,4
→ 64b + 56 (0,3 – 0,1 – b) = 12,4
→ b = 0,15 mol
→ Fe dư 0,05 mol
0,25
→ nCuSO4bđ = a + b = 0,1 + 0,15 = 0,25 → x = = 1,25M
0,2
(Hoặc giả sử kim loại chỉ có Cu → nCu = 12,4: 64 = 0,19375 → nFe/CuSO4 = 0,19375→ nFebđ = 0,1 + 0,19375 =
0,29375 < 0,3 mol đề cho → Fe dư)
Câu 20:(ĐHA11) Hoà tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ
dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn
nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là
A. 4,788. B. 3,920. C. 1,680. D. 4,480
Hướng dấn
Trong thời gian t giây khí thu được khí ở anot là 0,035 mol → trong thời gian 2t giây khí thu được ở anot là
0,035.2 = 0,07 mol
Khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol, chứng tỏ bên cực catot có sự điện phân của H2O và ion M2+
điện phân hết.
Xét quá trình điện phân trong 2t giây
Catot (-) : M2+ , H2O Anot (+) : SO42-, H2O

M2+ + 2e → M H2O →1/2 O2 + 2 H+ + 2e


x→ 2x x 0,07→ 0,28

2H2O + 2e → H2 + 2OH-
0,109← 0,0545

nH2 = 0,1245 – 0,07 = 0,0545 mol

13,68
Theo ĐLBT e có: 2x + 0,109 = 0,28 → x = 0,0855 mol → MMSO4= = 160 → MM = 160 – 96 = 64
0,0855
Xét quá trình điện phân trong t giây:
Cu2+ + 2e → Cu H2O →1/2 O2 + 2 H+ + 2e
0,14→ 0,07 0,035→ 0,14
→ y = mCu = 0,07 . 64 = 4,48g

9
Câu 21:(ĐHA12) Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong thời gian t giờ, cường độ dòng điện
không đổi 2,68A (hiệu suất điện phân là 100%) thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6g Fe vào Y, sau
khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5g hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5). Giá trị của t
là: A. 0,8 B. 1,2 C. 1,0 D. 0,3
Hướng dấn
Cách 1:
2AgNO3 + H2O → 2Ag + 2HNO3 + 1/2O2
x→ x
Trong dung dịch Y: Khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5g hỗn hợp kim loại, chứng tỏ Fe dư, và dung dịch Y
gồm có HNO3 và dd AgNO3 dư. Khí Fe dư thì muối thu được chỉ là muối Fe(II) (Fe tác dụng với HNO 3 tạo muối Fe
(III), Fe dư tiếp tục phản ứng với Fe(III) tạo Fe(II) mà Fe dư sau phản ứng thì toàn bộ lượng Fe(III) đã chuyển thành
muối Fe(II) )

nAgNO3 dư = 0,15 – x
nFebđ = 0,225 mol
Fe → Fe2+ + 2e Ag+ + 1e → Ag
(0,075-0,125x) ← (0,15 -0,25x) ( 0,15 – x) → ( 0,15 – x) ( 0,15 – x)

4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O


x→ 0,75x
nFe dư = 0,225 – 0,075 + 0,125x = 0,15+ 0,125x → mhhkl = mFe dư + mAg = 14,5
→ 56. (0,15 + 0,125x ) + 108 . ( 0,15 – x) = 14,5
→ x= 0,1 = nAgNO3 đp = nAg
It 0,1.1.96500
→ nAg = →t= = 3600s = 1h
nF 2,68
Hoặc ∆mtăng = 14,5 – 12,6 = 1,9g
Khối lượng kim loại tăng = khối lượng Ag sinh ra – khối lượng Fe phản ứng
→ 108. ( 0,15 – x) - 56. (0,075-0,125x) = 1,9
→ x= 0,1
It 0,1.1.96500
→ nAg = →t= = 3600s = 1h
nF 2,68

Cách 2: 2AgNO3 + H2O → 2Ag + 2HNO3 + 1/2O2


x→ x x
dung dịch Y gồm: HNO3 và AgNO3 dư

Fe + 2AgNO3 dư → Fe(NO3)2 + 2Ag


(0,075 – x/2) ← (0,15 – x) → (0,15 – x)

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O


x/4 ← x→ x/4
Fedư + 2Fe(NO3)3→ 3Fe(NO3)2
x/8 ← x/4

→ nFe pứ = 0,075 – x/2 + x/4 + x/8 = 0,075 - x/8

→ nFe dư = 0,225 – 0,075 + x/8 = (0,15 + x/8 ) mol


mhhkl = mFe dư + mAg = 14,5
→ 56. (0,15 + x/8 ) + 108 . ( 0,15 – x) = 14,5
→ x= 0,1
It 0,1.1.96500
→ nAg = →t= = 3600s = 1h
nF 2,68

Câu 22: (ĐHB13) Điện phân nóng chảy Al2O3 với các điện cực bằng than chì thu được m kg Al ở catot và 89,6 m3 (ở
đktc) hỗn hợp khí X ở anot. Tỉ khối của X so với hiđro bằng 16,7. Cho 1,12 lít X (đktc) phản ứng với dung dịch
Ca(OH)2 (dư) thu được 1,5 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 115,2 B. 82,8 C. 114,0 D. 104,4
Hướng dấn
10
m3 tương ứng với kg
M X = 16,7.2 = 33,4 → mX = 33,4 .4 = 133,6 kg
nX = 4 kmol
Cho X + Ca(OH)2 dư → kết tủa
→ X có khí CO2, CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3 + H2O
89,6 m3 = 89600 dm3 = 89600 lít
0,015.89600
nCO2/1,12lit = nCaCO3 = 0,015 mol→ nCO2/89,6m3 = = 1200 mol = 1,2 kmol
1,12
Al2O3 → 2Al + 3/2O2
x kmol→ 2x 3 x /2

vì các điện cực làm bằng than chì nên:

C + O2 → CO2
a ←a kmol
C + CO2 → 2 CO
(a – 1,2) → (2a – 2,4)
→ hỗn hợp khí X có thể là CO2 : 1,2 kmol
CO : 2a – 2,4
O2 dư: 3 x /2 – a
(ban đầu tạo a kmol CO2, CO2 còn lại 1à 1,2 kmol, nên CO2 tạo khí CO là a – 1,2)
→ nX = 1,2 + 2a-2,4 + 3 x /2 – a = 4
→ a + 3 x /2 = 5,2→ 2a + 3x = 10,4 (1)
mX = mCO2 + mCO + mO2 = 133,6
→ 44. 1,2 + 28. (2a – 2,4) + 32. (3 x /2 – a) = 133,6
→ 24a + 48x = 148 → 6a + 12x = 37(2)
Giải (1) và (2) → x = 1,933 kmol→ nAl = 2x = 3,866 kmol→ mAl = 104,4 kg
Câu 23 : Sau một thời gian điện phân 200 ml dd CuSO4 với điện cực graphit, khối lượng dung dịch giảm 8g.
Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 100 ml dung dịch H2S 0,5M.
Nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu lần lượt là (biết khối lượng riêng của dd
CuSO4 ban đầu là 1,25g/ml)
A. 0,75M và 9,6% B. 0,75M và 6,4% C. 0,5M và 6,4% D. 0,5M và 9,6%
Hướng dấn
CuSO4 + H2O → Cu + H2SO4 + 1/2O2
x→ x x/2
Khối lượng dung dịch giảm do tạo Cu và O2
→ mCu + mO2 = 8
→ 64x + 32.x/2 = 8
→ x = 0,1 mol
nH2S = 0,05 mol
CuSO4 + H2S → CuS↓ + H2SO4
0,05 ←0,05
0,15
→ nCuSO4bđ = 0,1 + 0,05 = 0,15 mol → CM (CuSO4) = = 0,75M
0,2
mdd CuSO4 = 1,25.200 = 250g
mCuSO4 = 0,15. 160 = 24g
24.100
→ %CuSO4 = = 9,6%
250
Câu 24:(PTQG 15) Điện phân dung dịch muối MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau
thời gian t giây thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực
là 2,5 a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước . Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tại thời điềm 2t giây có bột khí ở catot
B. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết
C. Dung dịch sau điện phân có pH < 7

11
D. Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện bột khí ở catot
Hướng dẫn
Tại thời điểm t giây: ở anot có a mol khí → 2t giây: anot có 2a mol khí
Mà theo đề khi 2t giây tổng số mol khí ở cả 2 điện cực là 2,5a mol → ở catot giải phóng 2,5a-2a = 0,5a mol khí
Nên tại thời điểm 2t giây có bột khí ở catot là một câu đúng.
Gọi số mol của MSO4 là x mol
MSO4 → M2+ + SO42-
x→ x
Catot (-) : M2+, H2O Anot (+) : SO42- (ko điện phân), H2O
Xét tại thời điểm 2t giây,do ở catot thoát ra 0,5a mol khí nên ion M2+ đã điện phân hết và ở catot có H2O điện phân
Catot (-) Anot (+)
M2+ + 2e → M H2O → 1/2O2 + 2H+ + 2e
x → 2x 2a→ 8a
2H2O + 2e → H2 + 2OH-
a ←0,5a
ĐLBT e: 2x + a = 8a→ x = 3,5a (mol)
Xét tại thời điểm t giây, anot thoát ra a mol khí.
M2+ + 2e → M H2O → 1/2O2 + 2H+ + 2e
2a ←4a a→ 4a
→ Tại thời điểm t giây ion M2+ mới chỉ điện phân 2a < 3,5 a
→ Câu B. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết là một câu đúng.
Câu C: Dung dịch sau điện phân có pH < 7 là một câu đúng vì phương trình điện phân dung dịch MSO4
MSO4 + H2O → M + H2SO4 + 1/2O2↑
Tạo H2SO4 → dung dịch sau điện phân có môi trường axit nên pH < 7
Theo quy tắt loại trừ câu D sai. Được chứng minh như sau:
Giả sử ion M2+ điện phân hết 3,5a mol
Catot (-) Anot (+)
M2+ + 2e → M H2O → 1/2O2 + 2H+ + 2e
3,5a→7a 1,75a ←7a
Khi ion M2+ điện phân hết, số mol khí thu được ở anot chỉ 1,75a mol→ muốn thu được 1,8a mol khí ở anot thì bên cực anot
phải điện thêm 1,8a – 1,75a= 0,05 mol khí. Mà khí bên anot điện phân để thu thêm 0,05a mol khí thì bên cực catot H2O
điện phân vì sự điện phân phải xảy ra đồng thời ở cả hai điện cực.
2H2O + 2e → H2 + 2OH- H2O → 1/2O2 + 2H+ + 2e
0,2a→ 0,1a 0,05a→ 0,2a
Vậy Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì bên cực catot thu được 0,1a mol khí H2
Câu 25:(PTQG 16) Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol cuSO4 bằng dòng điện 1 chiều có cường độ 2A (điện
cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,352 lít
( đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa 2,04g Al2O3. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không
tan trong dung dịch. Giá trị của t là:
A. 9650 B. 8685 C. 7720 D. 9408
Hướng dẫn: Gần giống đề cao đẳng 2014
NaCl→ Na+ + Cl- CuSO4→ Cu2+ + SO42-
Catot(-): Na+ (ko điện phân) Cu2+, H2O Anot (+): SO42- (ko điện phân), Cl-, H2O
nhhkhí = 0,105 mol ; nAl2O3 = 0,02 mol
Trường hợp 1: Dung dịch X hòa tan Al2O3, giả sử H+ hết, OH- dư và OH- hòa tan Al2O3

Gọi x là số mol khí Cl2 , y là số mol khí O2 tạo ra


Cu2+ + 2e → Cu 2Cl- → Cl2 + 2e
0,05→ 0,1 0,05 2x ← x→ 2x

12
2H2O + 2e → H2 + 2OH- H2O →1/2 O2 + 2 H+ + 2e
(4y+ 0,04)(2y+ 0,02) ← (4y+ 0,04) y→ 4y 4y
H+ + OH- → H2O
4y → 4y
Al2O3 + 2OH- dư→2AlO2- + H2O
0,02→ 0,04
nhhkhí = 2y + 0,02 + x + y = 0,105→ x + 3y =0,085 (1)
Theo ĐLBTe : 0,1 + 4y + 0,04 = 2x + 4y → x = 0,07 thay vào (1) → y = 0,005
It 0,16.96500
Số mol e nhường = 2x + 4y = 0,16 mà nenhường = → t= = 7720 giây
F 2
Trường hợp 2: Giả sử OH- hết và H+ dư, H+ dư hòa tan Al2O3
Cu2+ + 2e → Cu 2Cl- → Cl2 + 2e
0,05→ 0,1 0,05 2x ← x→ 2x

2H2O + 2e → H2 + 2OH- H2O →1/2 O2 + 2 H+ + 2e


2y ←y→ 2y (0,5y + 0,03) ←( 2y + 0,12)→ (2y+ 0,12)
H+
+ OH- → H2O
2y ←2y

Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O


0,02→ 0,12
nhhkhí = y + x +0,5 y+ 0,03 = 0,105→ x + 1,5y =0,075 (1)
Theo ĐLBTe : 0,1 + 2y = 2x + 2y + 0,12 → x = -0,02 (loại)
Vậy đáp án C.
Kinh nghiệm: vì Al2O3 phản ứng được với cả axit và bazo nhưng do Al2O3 là một oxit lưỡng tính nên thường
đề khai thác tính chất lưỡng tính của Al2O3 nên thường OH- dư, nên khi làm bài xét trường hợp OH- hòa tan
Al2O3 trước nếu có đáp án thì chọn ko cần thử trường hợp H+ dư

Câu 26 đề minh họa lần 2 (2017) : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm CuSO4 và KCl vào H2O thu được dung dịch Y.
Điện phân Y (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Số mol khí
thoát ra ở anot bằng 4 lần số mol khí thoát ra từ catot. Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X.
A. 61,70% B. 44,61% C. 34,93% D. 50,63%
Hướng dẫn
CuSO4 → Cu 2+ + SO4 2−

Hỗn hợp X (CuSO4, KCl ) + H2O → dd Y  KCl → K + + Cl −
H O
 2
Catot (-) : Cu2+, K+ ( ko điện phân), H2O Anot (+): Cl-, SO42- (ko điện phân), H2O

Vì số mol khí thoát ra ở anot = 4 lần số mol khí thoát ra ở catot→ chứng tỏ catot có khí thoát ra mà ở catot chỉ có Cu2+
tham gia điện phân nên muốn có khí thì H2O phải điện phân tao ra khí H2.Mà đề chỉ điện phân đến khi H2O bắt đầu điện
phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân nên ta fải có số mol của Cu2+ nhỏ nhơn Cl- để khi Cu2+ điện phân hết, bên cực
anot ion Cl- vẫn chưa điện phân hết .Khi Cl- còn dư tiếp tục điện phân thì bên catot nước sẽ điện phân đến khi hết ion Cl-
thì dừng lại tức bên cực anot chưa có sự điện phân của H2O (điện phân đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực
thì dừng điện phân )

Gọi x là số mol CuSO4 = số mol Cu2+


ĐLBT e: số mol e nhường = số mol e nhận
Catot (-) : Cu2+ + 2e → Cu anot (+): 2Cl-→ Cl2 + 2e
x→ 2x 2x x ← 2x
Cu2+ điện phân hết nhưng Cl- chưa điện phân hết nên tiếp tục điên phân

Gọi số mol Cl- còn lại là y


2H2O + 2e → H2 + 2OH- 2Cl- → Cl2 + 2e
y → y /2 y→ y/2 y
Theo đề số mol khí ở anot = 4 lần số mol khí ở catot nên: x+ y/2 = 4.y/2 → y= 2/3x

mX = mCuSO4 + mKCl = 160x + 74,5 ( 2x + y)


Thay y=2/3x→ mX = 160x + 74,5 ( 2x + 2/3x) = 358,67x (g)

13
160 x.100%
%CuSO4 = = 44,61%
358,67 x
Câu 27: (Thi thử Sở GDĐT Hà Nội 2017) Dung dịch X chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (2a>b). Điện phân (có màng
ngăn, điện cực trơ) dung dịch X đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân, thu được V lít khí
(đktc) thoát ra ở anot. Giá trị của V tính theo a,b là:
A. 5,6(2a+ b) B. 11,2.(a-0,5b) C. 5,6.(a+ 2b) D. 5,6.(a-2b)
Hướng dẫn:
Kinh nghiệm để làm nhanh bài toán: ở anot nếu ko có sự điện phân của H2O thì chỉ thu được khí Cl2, mà đề
yêu cầu tính khí thoát ra ở anot ( ko thể chỉ có khí Cl2) nên chắc chắn có sự tham gia điện phân của H2O để tạo khí O2
mà khi anot có sự điện phân của H2O thì bên catot H2O sẽ ko điện phân vì đề cho điện phân dung dịch X đến khi nước
bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân nên không có quá trình điện phân của H2O ở cả hai điện cực
mà chỉ ở một trong hai điện cực mà thôi.
Nên khi Cl- điện phân hết thì Cu2+ vẫn chưa điện phân hết. Cu2+ tiếp tục điện phân thì bên cực anot H2O sẽ điện phân
đến khi Cu2+ vừa hết thì dừng điện phân.

Catot(-): Cu2+, Na+ (ko điện phân), H2O Anot(+) : SO42- (ko điện phân), Cl-
Cu2+ + 2e → Cu 2Cl- → Cl2 + 2e
b/2 ←b b→ b/2 b

Cu2+ + 2e → Cu H2O → 1/2 O2 + 2H+ + 2e


(a-b/2)→ 2(a-b/2) 0,5(a-b/2) ←2(a-b/2)
Số mol khí ở anot = b/2 + 0,5 (a-b/2) = 0,25 (2a +b)→ V = 22,4 . 0,25. (2a+ b) = 5,6 (2a + b) lít
Đáp án A.

14

You might also like