Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Chụp X quang

Khi nào bác sĩ chỉ định chụp X quang?

Tìm hiểu về chụp x quang


Chụp X quang xương và răng trong các trường hợp sau :

 Gãy xương và nhiễm trùng: Trong hầu hết các trường hợp, gãy xương và nhiễm trùng ở xương và
răng hiển thị rõ ràng trên phim chụp X quang.
 Viêm khớp: Phim X quang khớp có thể cung cấp bằng chứng của bệnh viêm khớp. Việc quan sát
những thay đổi trên phim X quang trong nhiều năm có thể giúp bác sĩ theo dõi bệnh viêm khớp của
bạn có đang xấu đi hay không.
 Sâu răng: Nha sĩ thường sử dụng phim X quang để kiểm tra lỗ sâu răng của bạn.
 Bệnh loãng xương: Một số phương pháp chụp X-quang đặc biệt có thể đo mật độ xương của bạn.
 Ung thư xương: Chụp X-quang có thể giúp bác sĩ phát hiện khối u xương.

Chụp x quang lồng ngực để phát hiện:


 Viêm phổi hoặc các bệnh lý khác của phổi: Bằng chứng của viêm phổi, lao hoặc ung thư phổi có
thể hiển thị trên phim X quang ngực.
 Ung thư vú: Chụp nhũ ảnh là một phương pháp chụp X quang đặc biệt để kiểm tra mô vú nhằm
phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm.
 Bóng tim lớn: Đây là dấu hiệu của tình trạng suy tim sung huyết, hiển thị rõ ràng trên phim X
quang.
 Tình trạng tắc mạch: Khi tiêm chất cản quang có chứa i-ốt sẽ giúp làm nổi bật các mạch máu trong
hệ thống tuần hoàn của bạn trên phim chụp X quang.
Chụp X quang bụng để phát hiện:
 Các vấn đề về đường tiêu hóa: Thuốc cản quang như barium có thể giúp bác sĩ phát hiện các vấn
đề trong hệ tiêu hóa của bạn.
 Dị vật: Nếu con bạn nuốt phải vật lạ, chẳng hạn như chìa khóa hoặc đồng xu, phim X quang có thể
cho biết vị trí của dị vật.

Thuốc cản quang


Một số trường hợp chụp X quang, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc cản quang. Các
thuốc cản quang có chưa các hợp chất như bari và i-ốt, giúp khảo sát rõ nét hình ảnh X
quang bằng cách tăng độ tương phản của cấu trúc hoặc dịch cơ thể trên phim chụp. Thuốc
cản quang có thể được đưa vào cơ thể bằng đường uống, bơm trực tràng hoặc tiêm tĩnh
mạch / động mạch.

Ở một số người, việc tiêm hoặc uống thuốc cản quang có thể gây ra các phản ứng phụ như:
Cảm giác nóng rát/ Có vị kim loại trong miệng hoặc khi ợ/ Choáng váng/ Buồn nôn/ Ngứa/
Nổi mề đay.Thỉnh thoảng một số bệnh nhân cũng gặp các phản ứng nghiêm trọng với thuốc
cản quang, bao gồm: Hạ huyết áp nghiêm trọng/ Sốc phản vệ/ Ngưng tim

Một số lưu ý sau khi chụp x quang


Sau khi chụp X-quang, bạn thường có thể sinh hoạt bình thường. Chụp X-quang định kỳ
thường không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu bạn được tiêm chất cản quang trước khi
chụp, hãy uống nhiều nước để giúp loại bỏ chất cản quang khỏi cơ thể. Bạn cần liên hệ ngay
với bác sĩ nếu bạn bị đau, sưng hoặc đỏ ở vết tiêm. Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng
khác, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để theo dõi sức khoẻ tốt.

Ảnh chụp X quang được xử lý kỹ thuật số và lưu trên máy tính, bác sĩ có thể xem trên màn
hình sau khi chụp X quang. Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thường xem, giải thích kết quả và
gửi báo cáo cho bác sĩ điều trị của bạn, bác sĩ điều trị sẽ giải thích kết quả cho bạn. Trong
trường hợp khẩn cấp, kết quả chụp X-quang có thể được cung cấp cho bác sĩ điều trị trong
vài phút.

Cách đọc phim X quang


Tăng độ cản quang, khi ta thấy một vùng trắng hơn so với mức bình thường của chính nó
Giảm độ cản quang, còn gọi là hình quá sáng, biểu hiện một vùng xám hơn bình thường
của nó
Hình khuyết: có thể gặp trong các trạng rỗng, là hình xâm nhập vào lòng ống tiêu hoá
hoặc trong các xương của cơ thể làm cho thuốc cản quang không ngấm được. Có thể do
các nguyên nhân sau
Chèn ép từ bên ngoài: gây ra triệu chứng đầy đủ khu trú, chẩn đoán dựa trên góc
nối để phân biệt khối u ở trong hay ngoài thành ống, u ở trong thành góc nối là
góc nhọn, ở ngoài thành là góc tù. Dựa trên tâm của cung tròn so với thành: tâm ở
trong là trong thành, tâm ở ngoài là ngoài thành
Hình lồi: là hình xâm lấn vào trong thành ống tiêu hoá, tương ứng là các ổ loét hay túi
thừa tạo nên cái túi và thuốc cản quang sẽ chui vào. Ta dễ thấy hình này khi chụp tiếp
tuyến hay chụp nghiêng
Hình hơi dịch: hơi nằm trên và mức dịch nằm ngang, hình này chỉ thấy khi chùm tia đi
song song với mức dịch, cho dù ở bất kỳ trước như thế nào
Các bước đọc X Quang ngực cơ bản
X quang ngực là phương pháp kỹ thuật dùng để chẩn đoán hình ảnh nhằm đánh giá tình
trạng của ngực, các thành phần của nó và các cấu trúc lân cận của bệnh nhân. X quang ngực
là phim được chụp nhiều nhất trong y khoa, phương pháp này được bác sỹ sử dụng nhiều nhất
để đánh giá, giúp phát hiện triệu chứng bất thường của phim chụp Xquang ngực từ đó có thể
giúp các bác sỹ lâm sàng đưa ra chẩn đoán sơ bộ.

Có 4 tư thế chính khi chụp X quang:

 Sau - trước
 Nghiêng
 Trước - sau
 Nằm – nghiêng

Một số điểm lưu ý khi chụp X quang phổi

Chụp X quang phổi bao gồm chụp phim thẳng và phim nghiêng. Có 2 ngoại lệ để không phải
chụp phim nghiêng

 Ngoài phim thẳng: các kỹ thuật khác chụp khó khăn hoặc không thể thực hiện được
 Mục đích sàng lọc: hoặc kiểm tra khi bệnh nhân vào viện.

Kỹ thuật chụp
 Tư thế bệnh nhân sao cho tia đi chụm, không quay bệnh nhân, để tay bệnh nhân sao
cho xương bả vai bệnh nhân ở ngoài lồng ngực
 Bệnh nhân hít sâu sao cho đạt được 95% dung tích toàn phổi, do đó có thể đánh giá
được độ sáng của phổi, so sánh được độ sáng của nhu mô giữa hai lần chụp và nhận
định chính xác sự tăng hoặc giảm sáng của nhu mô phổi là do bệnh gây ra chứ không
phải do kỹ thuật chụp khác nhau
 Thời gian chụp càng ngắn càng nhìn rõ nhu mô phổi sau tim
 Đối với bệnh nhân nặng cân, phải làm giảm sự tán xạ tia xuống tối thiểu. Nói chung,
mặc dù đã áp dụng tốt các nguyên tắc nêu trên, hình ảnh của trung thất vẫn không rõ

Tiêu chuẩn đánh giá phim đạt chuẩn kỹ thuật chụp


Cân đối: đường liên mỏm gai cột sống chia đôi đường kết nối 2 đầu trong xương đòn
Xương bả vai ra ngoài lồng ngực
Trông thấy đốt sống cổ VI - VII ở phía trên, phía dưới thấy 2 góc sườn hoành, xương
sườn XII, hai bên thấy phần mềm lồng ngực
Bệnh nhân hít sâu: vòm hoành phải ngang mức cung sau xương sườn X
Bệnh nhân nín thở: không rung, bờ xương rõ nét
Tia không non, không già: Trông thấy 4 đốt sống ngực đầu tiên, phim nghiêng: bờ xương
ức, sườn rõ nét

Cách đọc phim X quang phổi


Xác định vị trí tổn thương

Theo giải phẫu X quang: Thuỳ và phân thuỷ


Theo vùng X quang
Vùng rốn phổi: chỗ chia nhánh của động mạch phổi và tĩnh mạch phổi
Từ cực trên và cực dưới của rốn phổi 2 bên, kẻ 2 đường ngang chia phổi ra 3 vùng, vùng
dưới đòn và vùng cạnh tím. Nếu đọc theo vùng thì cần xác định theo các khoảng gian
sườn phía trước

Mô tả tính chất của tổn thương

Tổn thương sáng hoặc mờ: nếu là tổn thương ở nhu mô phổi thì có liên quan đến các vân
ở phổi. Nếu là tổn thương ở màng phổi, thì không có các vân phổi.

+ Tính chất mờ: mờ đậm hay nhạt, thuần nhất, không thuần nhất hay tương đối thuần
nhất?
Ví dụ:
. Mũ bàng màng xuong là tổn thương xơ, mờ đậm hơn màng xương là vôi.
. Mờ thuần nhất trong tràn dịch màng phổi
. Mờ không thuần nhất trong lao thâm nhiễm đỉnh phổi

+ Dạng tổn thương: mờ thành đám là mờ không có ranh giới rõ ràng. Bóng mờ: ranh giới
tương đối rõ. Khối mờ: mờ đậm, ranh giới rõ
- Tổn thương hang: là một vòng khép kín, lòng sáng.
- Tổn thương nốt: đường kính < 10 mm.
- Tổn thương u cục: đường kính từ 10 mm trở lên
- Tổn thương xơ: mờ đậm kèm theo sự co kéo các tổ chức lân cận.
Ví dụ:
. Tổn thương dạng hang trong lao xơ hang
. Tổn thương dạng nốt trong di bào ung thư thể kê
. Tổn thương dạng u
. Tổn thương dạng xơ trong lao xơ hoá thuỳ trên phổi trái
2. Khi nào cần thực hiện chụp X quang ngực?
Bệnh nhân có chỉ định chụp X quang ngực khi bác sỹ nghi ngờ hoặc cần đánh giá tình trạng
của bệnh nhân liên quan tới phổi, xương:

 Viêm phổi
 Tràn khí màng phổi
 Bệnh phổi kẽ
 Suy tim
 Gãy xương
 Thoát vị hoành

Lợi ích của chụp phim Xquang:

 Kỹ thuật chụp đơn giản, dễ thực hiện.


 Chi phí thấp.
 Thời gian có kết quả chụp phim ngắn.

Nhược điểm của phương pháp này là kết quả phim chụp có chính xác hay không hoàn toàn
phụ thuộc vào kỹ năng của người chụp, sự hợp tác của người bệnh và kinh nghiệm, khả năng
đọc kết quả của bác sỹ.

Bệnh nhân có chỉ định chụp X quang ngực khi bác sỹ nghi ngờ hoặc cần đánh giá tình trạng
của bệnh nhân liên quan tới phổi

3. Các bước đọc X quang lồng ngực


 Kiểm tra lại thông tin bệnh nhân, ngày chụp X quang
 Cần chú ý tư thế chụp : thẳng, tại giường, nghiêng, chếch, nằm nghiêng.
 Xem các đánh dấu trên phim
 Xem chất lượng phim: Có quá sáng hay quá tối, hít vào đủ sâu không? Bất động
tốt không? Tư thế có ngay không.

Hướng dẫn đọc X quang ngực

Kết quả hình X quang lồng ngực bình thường khi:


Xương lồng ngực:

Xương ức và xương cột sống ngực thường không thấy được trên phim thẳng, chỉ thấy rõ trên
phim chụp nghiêng.

Xương sườn : Xác định trên phim chụp thẳng.

 Cung sau: Đi từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.


 Cung trước: Đi từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Phần sụn không cản quang
nên không xác định được tổn thương.
 Các xương sườn 11, 12 chỉ thấy được trên phim chụp tiết niệu.

Cơ và phần mềm thành ngực:

 Cơ ngực lớn, cơ ức đòn chũm.


 Bóng vú và núm vú của phụ nữ.
Những bộ phận này chồng hình lên vùng nền và ngoại vi hai phế trường, làm giảm độ sáng
của phổi.

Nhu mô phổi và rốn phổi:

 Hai phế trường có màu đen trên phim chụp được gọi là hình sáng.
 Rốn phổi có màu trắng, gọi là hình mờ, xuất phát từ hai bên của bờ tim, hình rễ
cây. Rốn phổi được tạo thành bởi động mạch phổi và các phế quản. Rốn phổi trái
thường cao hơn rốn phổi phải khoảng 1 - 2 cm. Rốn phổi chia nhánh nhỏ dần ra
ngoại vi thành vân phổi. Khi cách thành ngực khoảng 1 cm thì vân phổi không còn
thấy rõ.

Bóng tim và trung thất:

 Bình thường ở vị trí lệch trái và có đường kính ngang < 1⁄2 đường kính ngang lồng
ngực.

Khí quản và phế quản gốc

 Thấy rõ được trên phim chụp điện áp cao.

 Vòm hoành

 Vòm hoành phải cao hơn vòm hoành trái khoảng 1 - 2 cm. Ngay dưới vòm hoành
trái là túi hơi dạ dày.
Chụp X quang là kỹ thuật phổ biến mà bất cứ bệnh viện nào cũng có

Phân chia phế trường và trung thất

 Phân chia phế trường

Trên phim thẳng:

Theo chiều ngang:

 Vùng đỉnh: Từ bờ trên cung trước sườn 2 trở lên.


 Vùng rốn : Từ bờ trên cung trước sườn 2 đến bờ trên cung trước sườn 4.
 Vùng nền : Từ bờ trên cung trước sườn 4 đến vòm hoành.

Theo chiều dọc:

 Vùng trung tâm: Dọc theo điểm giữa xương đòn trở vào.
 Vùng ngoại vi : Dọc theo điểm giữa xương đòn trở ra.

Theo các mốc giải phẫu X quang:

 Vùng trên đòn.


 Vùng dưới đòn.
 Góc sườn hoành hai bên.
 Góc tâm hoành hai bên.
 Vùng rốn phổi.

Trên phim nghiêng:


 Phổi được phân chia thành các thuỳ và phân thuỳ phổi. Phổi phải có 3 thuỳ trên,
giữa và dưới. Phổi trái có 2 thuỳ trên và dưới. Mỗi bên phổi được chia thành 10
phân thuỳ.

Phân vùng trung thất

Bình diện thẳng:

 Trung thất là hình mờ nằm giữa hai trường phổi, được giới hạn bởi phế mạc trung
thất hai bên. Được chia làm 3 tầng (trên, giữa và dưới) bằng hai mặt phẳng qua bờ
trên quai động mạch chủ và qua bờ dưới ngã ba khí phế quản.

Bình diện nghiêng:

Được phân chia theo sơ đồ của Felson :

 Trung thất trước: Từ mặt sau xương ức tới bờ trước khí quản (hoặc bờ sau tim).
 Trung thất giữa: Tiếp theo trung thất trước tới sau bờ trước cột sống ngực khoảng
1cm.
 Trung thất sau: Tiếp theo trung thất giữa tới hết máng sườn cột sống.

You might also like