ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MỚI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 92

Bộ Xây Dựng

Trường Đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh


Khoa Kiến Trúc

ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2021

KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ SÀI GÒN BÊN SÔNG

Giảng viên hướng dẫn ThS.KTS. Ninh Việt Anh


Nhóm sinh viên thực hiện Dương Phủ Diễm Khanh - KT18A1 - 18510101141
Phạm Mai Hồng Phúc - KT18A2 - 18510101264
Diệp Lam Quỳnh - KT18A2 - 18510101276
Đoàn Nguyễn Gia Như - KT17A2 - 17510201202
MỤC LỤC
PHẦN A: MỞ ĐẦU – ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………...…4
1.2. Tính cấp thiết của đề tài……………………………….………………………...….4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………..……...….9
1.3.1. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………....9
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………….9
1.4. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………....9
1.5. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………….……..9
1.6. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….10
1.7. Cấu trúc nghiên cứu……………………………………………………………….10
1.7.1. Tên đề tài…………………………………………………………………....10
1.7.2. Tóm tắt …………………………………………………………………....10
1.7.3. Nội dung…………………………………………………………………….10
1.8. Nghiên cứu liên quan đến đề tài…………………………………………………..10
PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ SÀI GÒN BÊN SÔNG
1.1. Những khái niệm cơ bản về không gian đô thị bên sông………………………….10
1.1.1. Khái niệm không gian bên sông trong đô
thị………………………………..10
1.1.2. Ý nghĩa không gian bên sông trong đô
thị…………………………………..10
1.2. Tổng quan về không gian đô thị Sài Gòn bên sông……………………………….11
1.2.1. Lịch sử hình thành không gian đô thị Sài Gòn bên sông……………………11
1.2.2.1. Sự thay đổi và phát triển của các không gian đô thị Sài Gòn bên sông theo
thời gian……………………………………………………………………………..12
1.2.2.2. Giai đoạn phát triển…………………………………………………….12
1.2.2. Giai đoạn hiện nay………..………………………………………………..16
1.2.3. Ý nghĩa của các không gian đô thị Sài Gòn bên sông……………………...18
1.3. Thực trạng khu vực nghiên cứu………………………………………………….18
1.3.1. Khảo sát hiện trạng………………………………………………………...18
1.3.2. Khảo sát xã hội học trong khu vực………………………………………...26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ SÀI GÒN BÊN
SÔNG
2.1. Cơ sở pháp lý…………………………………………………………………….26
2.1.1. Quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết………………………………..26
2.1.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến đề tài………………………………..26
2.2. Cơ sở lý luận……………………………………………………………………..27
2.2.1. Lý luận về tạo lập hình ảnh đô thị bên sông……………………….……...27
2.2.2. Lý luận về đường Silhouette (Hình bóng đô thị bên sông)..........................29
2.2.3. Khái niệm kiến tạo nơi chốn đô thị sông nước………………….………...30
2.3. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………………...31
2.3.1. Cơ sở thực tiễn của một số đô thị bên sông trên thế giới………………….31
2.3.2. Cơ sở thực tiễn một số đô thị bên sông Việt Nam………………………...35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN TẠO KHÔNG
GIAN ĐÔ THỊ SÀI GÒN BÊN SÔNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
3.1. Nhận diện giá trị không gian đô thị Sài Gòn hiện hữu ………………………….38
3.2. Kết quả khảo sát xã hội học trong khu vực……………………………………....64

2
3.3. Rút ra các vấn đề thời sự cần giải quyết trong hiện tại cũng như các vấn đề trong
tương lai……………………………………………………………………………....71

3.4 Phương hướng kết nối không gian bên sông/ không gian đô thị Sài Gòn………..72

3.5 Phương hướng kiến tạo không gian đô thị Sài Gòn bên sông có tính biểu tượng và
bản sắc………..………………………………………………………………………81

PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận………………………………………………………………….………...82
2. Kiến nghị…………………………………………………………………………..83
PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………83
Danh mục hình ảnh…………………………………………………………………...84
Danh mục từ viết tắt…………………………………………………………………..88

3
PHẦN A: MỞ ĐẦU – ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài:
Sông Sài Gòn là con sông huyết mạch của thành phố sầm uất, mang trong mình bao
trọng trách che chở, bảo vệ cho những kỷ niệm đẹp của bao người con Sài Thành.
Là dòng chảy chính của một trong những thành phố lớn nhất Việt Nam, sông Sài Gòn
với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có ảnh hưởng lớn đến khí hậu, cảnh quan,
là nền tảng để cư dân sinh sống quanh con sông tồn tại và phát triển qua bao thế hệ nay.
Hiện trạng tổng quan: Sông Sài Gòn đang mất đi nhiều giá trị tinh thần mà nó lẽ ra
đáng được nhận, người dân cũng đang dần quên lãng dòng sông đã từng chứa đựng biết
bao nhiêu kỉ niệm quý báu. Con sông đang bị đối xử một cách bất cẩn khi nhiều cá
nhân và tổ chức vô ý thức đã làm cho mức độ ô nhiễm của con sông tăng cao, gây ra
các vấn đề đáng lo ngại cho dân sinh của khu vực bên sông. Đồng thời, hiện nay dòng
sông không còn gắn liền với sinh hoạt và văn hóa của người dân trong quá trình đô thị
hóa, mọi người bắt đầu khai thác những không gian bên sông phục vụ cho các hình thức
dịch vụ, mua bán nhỏ lẻ và thật sự vẫn chưa thể nắm bắt được tất cả những lợi thế của
những khu vực này, trong khi trong quá trình phát triển lịch sử Sài Gòn được xem như
là một thành phố quy hoạch bên sông, tấp nập thuyền hàng mua bán của các thương
nhân trong và ngoài nước, có thể nói trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, Sài Gòn
gắn bó mật thiết với những không gian này.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Vậy tại sao chúng ta không nghiên cứu, tìm hiểu chuyên
sâu để có thể tạo ra không gian đô thị, tiện ích bên sông sao cho có thể áp dụng và phát
triển các không gian bên sông đô thị Sài Gòn, tạo nên một nét văn hóa mới có quy
hoạch và có định hướng phát triển chung?
Kế thừa phát huy: Nghiên cứu bắt đầu khai thác từ những hình ảnh trong lịch sử và ở
thời điểm hiện tại, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu để đưa ra những đề xuất
liên quan đến hướng phát triển trong tương lai. Những không gian này chính là những
không gian của sự “hồi sinh” – ở đây sự “hồi sinh” được áp dụng cho một nền văn hóa
giao dịch qua các bến cảng, thuyền bên sông đã mất đi để phát triển theo hướng phù
hợp hơn trong suốt quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài:
Vẻ đẹp tiềm ẩn: Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hiện tại chưa có cảnh quan thiên
nhiên nào có nhiều yếu tố có thể khai thác được hơn sông Sài Gòn. Đây là một yếu tố
thiên tạo, tự thân mang trong mình nhiều yếu tố hấp dẫn, không chỉ mang lại cho con
người một nguồn lợi to lớn về vật chất mà sông Sài Gòn còn chứa đựng những lợi thế
hiếm có để nó có thể hóa thân thành một dòng sông đô thị đặc sắc, góp phần tạo dựng
một đô thị với bộ mặt rất giàu tính nhân văn, tương đồng với vị thế và vai trò của thành
phố ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

4
Hình 1: Dải sông Sài Gòn ôm trọn một khoảng trời xanh (Nguồn: Báo Sài Gòn của tui, bài viết “Muôn
màu muôn vẻ của sông nước Sài Gòn”)

Hình 2: Nét đáng yêu của sông nước Sài Gòn (Nguồn: Báo Sài Gòn của tui, bài viết “Muôn màu muôn
vẻ của sông nước Sài Gòn”)

Dòng chảy quanh co, uốn lượn của sông Sài Gòn chảy qua địa phận thành phố dài
37km, như vậy tổng chiều dài hai bên bờ khoảng 80km cùng với các dòng kênh nhỏ

5
khác như Kênh Thị Nghè, Kênh tẻ, Kênh Thanh Đa,... Với chiều rộng lòng sông rơi vào
khoảng 150 - 350m, đây chính là kích thước tương đối phù hợp để hình thành nên các
không gian cảnh quan độc đáo, phong phú. Sông Sài Gòn là một dòng sông với những
khu vực uốn lượn, chuyển mình rất đặc sắc, không hề đơn điệu như các con sông
thường thấy, điều này làm sông Sài Gòn rất có tiềm năng khai thác tạo nên những điểm
nhìn hấp dẫn cho đô thị. Thêm nữa, sông Sài Gòn chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, là một hướng gió tốt đem luồng không khí mát từ biển vào, nếu được khai thác
tốt sẽ tạo lập được vi khí hậu cho thành phố.

Hình 3: Địa phận TPHCM và phần sông Sài Gòn chảy qua (Nguồn: nhóm Nghiên cứu khoa học)

6
Hình 4: Bản đồ địa phận Sài Gòn 1921 và phần sông sài Gòn chảy qua (Nguồn: Bảo tàng lịch sử
TPHCM, bài viết: Triển lãm “Từ Sài Gòn đến Thành phố Hồ Chí Minh: Bản đồ và hình ảnh” (From
Saigon to Hochiminh City: Mapping and Illustration))

Hình 5: Bản đồ Sài Gòn năm 1973 (Nguồn: OVV, bài viết “ Bản đồ Đô Thành Saigon và phụ cận -
trước 1975 và bây giờ”)

7
Hiện trạng bờ sông: Mới được chỉ tập trung đầu tư nhiều tới phục vụ sản xuất và giao
thông nhưng chưa quan tâm một cách tổng quát về không gian bên sông, quy hoạch còn
rời rạc và nhỏ lẻ. Điển hình như khu vực hai bên bờ Kênh Tẻ chưa được bờ kè hóa, khu
dân cư chưa được quy hoạch, sinh sống lấn sông và vật liệu nhà ở cũ kĩ khiến cho mặt
đứng sông trở nên lộn xộn, không điểm nhấn.

Hình 6: Các không gian tiện ích bên sông được quy hoạch chủ yếu là công viên cây xanh và quảng
trường, phân bố rải rác, nhỏ lẻ (Nguồn: Bản đồ lấy địa phận Sài Gòn xưa để khảo sát và dùng thông
tin của trang Sở Quy Hoạch TPHCM)
Hiện trạng lòng sông: Một số khu vực bị khai thác cát từ lòng sông phục vụ cho việc
sản xuất xây dựng, gây nên tình trạng sạt lở đất nghiêm trọng cho các bờ sông Sài Gòn.
Hiện trạng mặt sông: Mặt sông ở một số khu vực ô nhiễm nghiêm trọng do sự vô ý
thức của một số đơn vị sản xuất, doanh nghiệp đã không có các biện pháp xử lý nước
thải phù hợp và trách nhiệm thuộc về các cá nhân trực tiếp đổ rác thải xuống lòng sông,
mặc dù hiện nay đã có một số giải pháp xử lý những nguồn rác thải và chất thải này,
nhưng các vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Vì lẽ đó, cần đưa ra những đề xuất về việc sử dụng đúng đắn những không gian bên
sông này trước khi chúng dần bị mất đi và bị tước đoạt bởi những sự tận dụng không
hợp lý, và một khi đã mất đi thì khó có thể nào khôi phục lại được.

Sau đây là một số gợi ý của Kiến trúc sư (KTS) chuyên ngành quy hoạch:
“Tốt nhất là nên biến hai bên sông Sài Gòn thành không gian văn hóa, giải trí, kết hợp
các loại hình kinh doanh thích hợp. Sông Sài Gòn sẽ là một dòng sông taxi phục vụ văn
hóa và du lịch, với hệ thống bến đò cùng những công viên rộng tiếp cận bờ sông. Hai

8
bờ sông là không gian thích hợp để trình diễn những kiến trúc độc đáo, những công
trình văn hóa - nghệ thuật… tạo nên bộ mặt đô thị hấp dẫn.
Những đại lộ thênh thang uốn lượn theo hai bờ sông được kè đá với hàng lan can
thoáng rộng; du khách tản bộ trên đường mặc sức thả hồn dưới bóng những hàng cây
ngát hương để cho cảm giác đổi thay nơi những vòng cung khi dòng sông chuyển
hướng. Người dân thành phố chiều chiều ra hóng mát, đứng bên bờ sông lộng gió …”
Chưa bàn đến tính đúng sai, nhưng KTS cũng đã có những gợi ý mang tính tham khảo
làm tiền đề để giải quyết các vấn đề đặt ra và phát triển bài nghiên cứu. Các vấn đề trên
cũng đã mở ra những câu hỏi về đây thấy tính cấp thiết trong việc cải tạo các không
gian đô thị tiện ích bên sông Sài Gòn trong sự phát triển chung của đô thị hiện nay, phải
giải quyết được các vấn đề được đặt ra và khai thác tốt các yếu tố, đặc điểm thuận lợi
của các điểm khảo sát trong đề tài.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu không gian đô thị Sài Gòn bên sông với sông nước tự nhiên từ đó đưa ra
giải pháp thích dụng nhằm kết nối, dung hòa tự nhiên với con người và kiến tạo các
không gian dân dụng hòa hợp với thiên nhiên sông nước.
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhận diện giá trị - hình ảnh thực trạng không gian đô thị bên sông thuộc khu vực
nghiên cứu:
Kết nối không gian bên sông – không gian đô thị Sài Gòn.
Kiến tạo không gian đô thị Sài Gòn bên sông có tính biểu tượng và bản sắc.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Không gian tự nhiên và xã hội thuộc đô thị Sài Gòn bên sông.
Không gian đô thị bên sông thuộc ranh giới nằm trong khu vực từ Kênh Thanh Đa,
Kênh Tẻ đến đường Cách mạng tháng 8

Hình 7: Bản đồ khu vực nghiên cứu (Nguồn: Nhóm Nghiên cứu khoa học)
1.5. Phạm vi nghiên cứu

9
Một số không gian đô thị bên sông tiêu biểu thuộc đối tượng nghiên cứu: Bến Bạch
Đằng, Kênh Tẻ, Kênh Thị Nghè, Kênh Thanh Đa.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Tìm kiếm, đối sánh qua các tư liệu có sẵn (qua internet, mạng xã hội, sách, báo, những
nghiên cứu khoa học trước đây,….) nhằm khai thác thông tin cả chính thống và chưa
chính thống từ đó làm tiền đề để phát triển bài nghiên cứu.
Khảo sát hiện trạng và nghiên cứu tình hình thực tế.
Khảo sát ý kiến người dân có cuộc sống gắn liền với con sông và ý kiến của chuyên gia
1.7. Cấu trúc nghiên cứu:
1.7.1. Tên đề tài: Không gian đô thị Sài Gòn bên sông.
1.7.2. Tóm tắt
Mô hình nghiên cứu tập trung vào việc cải tạo các không gian bên sông Sài Gòn, bằng
việc nghiên cứu những nơi trọng điểm bên sông Sài Gòn nhằm mục đích đưa về vị thế
của nó vốn có, từ đó làm tiền đề để đưa ra các định hướng phát triển trong tương lai.
1.7.3. Nội dung
PHẦN A: Mở đầu - Đặt vấn đề
PHẦN B: Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về không gian đô thị Sài Gòn bên sông.
Chương 2: Cơ sở nghiên cứu không gian đô thị Sài Gòn bên sông.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và đề xuất kiến tạo không gian đô thị Sài Gòn bên
sông có tính kết nối và biểu trưng
Chương 4: Đề xuất giải pháp cụ thể cho khu vực kênh ….
PHẦN C: Kết luận và kiến nghị
1.8. Nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Khai thác giá trị không gian dọc bờ Tây sông Sài Gòn
(đoạn từ Bến Nhà Rồng đến Tân Cảng)” - Nhóm sinh viên Kiến Trúc - Gợi ra ý tưởng
và phương hướng nghiên cứu đề tài, định hình những khái niệm cơ bản nhất về không
gian bên sông Sài Gòn.

PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ SÀI GÒN BÊN SÔNG
1.1. Những khái niệm cơ bản về không gian đô thị Sài Gòn
1.1.1. Khái niệm không gian mở đô thị
“Không gian mở đô thị là không gian mở nhằm phục vụ cho mục đích chung của đô thị
và cư dân sinh sống xung quanh khu vực từ đó tạo nên một sự nối kết về xã hội, về bản
sắc “hàng xóm láng giềng”, góp phần phát triển văn hóa bản địa và văn hóa dân tộc.” (1)
1.1.2. Ý nghĩa không gian đô thị Sài Gòn
Không gian bên sông từ xưa đến nay đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã
hội của chúng ta. Nó làm tăng sự gắn bó của cư dân với con sông, với đô thị và cộng
đồng địa phương, khuyến khích sự tương tác, hòa nhập xã hội và thể hiện bản sắc văn
hóa, lối sống của đô thị bên sông.
Là con sông kết nối, hòa nhập và lưu truyền các văn hóa độc đáo mà chỉ bên bờ sông
mới có được. Nét đẹp được ta cảm nhận bằng nhiều giác quan, càng quan tâm tìm hiểu
ta lại yêu và trân trọng nó nhiều hơn. Nơi kết nối con người, đi đến một thành phố mới,
chỉ cần đi đến con sông ta đã có có thể hiểu được một phần cuộc sống của cư dân bên
sông, các đô thị được mọc lên cạnh bên những bờ sông xinh đẹp, đó là một cảnh quan
thiên nhiên quý báu mà không phải nơi nào cũng có được.

10
Là không gian lịch sử, trọng tâm của các đô thị, là bộ mặt đại diện cảnh quan khu vực,
không gian bên sông Sài Gòn luôn mang những kỷ niệm xưa cũ trong lòng người dân
nơi đây, nếu là người vừa đến thì nơi đây sẽ cho bạn biết Sài Gòn đang rất phát triển
với những đô thị ngày càng đẹp hơn bên cạnh dòng sông xinh đẹp.
1.2. Tổng quan về không gian đô thị Sài Gòn bên sông
1.2.1. Lịch sử hình thành không gian đô thị Sài Gòn bên sông
THỜI KỲ HOANG SƠ:
Các cuộc khảo cổ trên khu vực Sài Gòn xưa và khu vực lân cận cho thấy, ở đây đã tồn
tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí. Những cư dân cổ từ nhiều
thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp.
Văn hóa Sa Huỳnh, khoảng 1000 năm trước Công nguyên, từng tồn tại trên khu vực
này với những nét rất riêng: Di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ được phát hiện vào năm 1993
với gần 350 mộ chum, 10 mộ đất và nhiều hiện vật cổ.
Thời kỳ văn hóa Óc Eo, từ đầu Công Nguyên cho tới thế kỷ 7, khu vực miền Nam
Đông Dương có nhiều tiểu quốc và Sài Gòn khi đó là miền đất có quan hệ với những
vương quốc này.
KHAI PHÁ:
Giai đoạn từ 1623 đến 1698 được xem như thời kỳ hình thành của Sài Gòn. Lưu dân
miền Trung bỏ quê vào Nam khai hoang lập làng ấp. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt
đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Khmer, người Chăm, người
Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định vào năm 1698 cùng với hai huyện Phước
Long, Tân Bình. Vùng Đông Nam Bộ được sáp nhập vào cương vực Việt Nam. Thời
điểm ban đầu này, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 10.000 hộ với 200.000 khẩu.
Công cuộc khai hoang được tiến hành theo những phương thức mới, mang lại hiệu quả
hơn.
Cuối thế kỷ 18, sau các biến loạn và chiến tranh, thương nhân dần chuyển về vùng Chợ
Lớn. Khu vực Sài Gòn dần trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất Nam Bộ.
Năm 1790, Nguyễn Ánh cho xây dựng Thành Bát Quái làm trụ sở của chính quyền
mới. "Gia Định Thành" khi đó được đổi thành "Gia Định Kinh".

11
Hình 8: Bản đồ Sài Gòn cổ, được người Pháp vẽ vào năm 1790 (Nguồn: Saigoncuatui, bài viết “Sài
Gòn, từ thành cổ đến khu đô thị”)

Sau khi chiến thắng Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi và đẩy mạnh công cuộc khai khẩn
Miền Nam. Miền Nam được chia thành 5 trấn, gọi là "Gia Định ngũ trấn". Các công
trình kênh đào Rạch Giá – Hà Tiên, Vĩnh Tế... được thực hiện.
Qua 300 năm, các trung tâm nông nghiệp phát triển bao quanh những đô thị sầm uất
được hình thành. Năm 1808, "Gia Định Trấn" lại được đổi thành "Gia Định Thành".
1.2.2. Sự thay đổi và phát triển các không gian đô thị Sài Gòn bên sông theo thời
gian
1.2.2.1. Giai đoạn phát triển
1.2.2.1.1. Thời kỳ Pháp thuộc
CHẾ ĐỘ QUÂN CHÍNH (1860-1879): Do các Đô đốc Pháp quản lý
Theo bản đồ của Coffyn được công bố vào ngày 13/5/1862, quy hoạch ban đầu của
Sài Gòn bao gồm cả tỉnh Chợ Lớn với khu hành chính 200ha.
Đến 1864, Chợ Lớn được tách khỏi Sài Gòn.
Ngày 3/10/1865, Pierre Rose ra lệnh quy hoạch lại Sài Gòn. Ranh Thị xã Sài Gòn -
lấy theo tên đường hiện nay:
+ Rạch Thị Nghè
+ Sông Sài Gòn
+ Rạch Bến Nghé
+ Đường Yersin
+ Một đoạn đường Lý Tự Trọng tới ngã sáu Phù Đổng
+ Đường Cách mạng tháng tám
+ Đường Nguyễn Thị Minh Khai tới rạch Thị Nghè

12
Hình 9: Bản đồ thị xã Sài Gòn năm 1864 (Nguồn: Báo Thanh Niên, bài viết “Bất ngờ ngắm
Sài Gòn xưa qua các bản đồ cổ” )
Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố, như Dinh Thống đốc Nam
Kỳ, Dinh Toàn Quyền được Pháp thiết kế và huy động nhân công xây dựng. Thành
phố Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình Châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ
quan công vụ như: Dinh Thống Đốc, Nhà Giám Đốc Nội Vụ, Tòa Án, Tòa Thượng
Thẩm, Tòa Sơ Thẩm, Tòa Án Thương Mại, Tòa Giám Mục,... Sài Gòn dưới thời Pháp
thuộc là một đô thị thương cảng nổi tiếng
Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành
phố Sài Gòn.

Hình 10: Bản đồ vùng Chợ Lớn năm 1874 hồi chưa có Kênh Tẻ, được tách ra khỏi vùng Sài Gòn
(Nguồn: Dotrongdanh.vn, bài viết “Saigon...dòng thời gian!”)

13
ĐỘ DÂN QUYỀN (1879-1887) VÀ TOÀN QUYỀN (1887-1945)
Năm 1893, mở rộng thành phố - lấy theo tên đường hiện nay:
+ Tây nam: tới đường Nguyễn Thái Học
+ Bắc: ra khỏi đường Nguyễn Thái Học là làng Tân Hòa
+ Bên kia đường Nguyễn Đình Chiểu là làng Xuân Hòa, Tân Định, Phú
Hòa, Nam Chơn, Hòa Mỹ

Hình 11: Bản đồ Sài Gòn năm 1896 do người Pháp lập quy hoạch (Nguồn: Virtual - Saigon.net)

Hình 12:Trung tâm thành phố Sài Gòn - TPHCM từ thời Pháp thuộc cho đến nay (Nguồn: Báo
Vietgiaitri, bài viết “Sài Gòn hơn 300 năm qua ảnh”)

1.2.2.1.2. CHẾ ĐỘ CỘNG HÒA (1955-1975)

14
Hình 13: Bản đồ Sài Gòn thời kỳ Cộng Hòa (Nguồn: Virtual SaiGon, Maps Database)

Từ năm 1949, Thủ Đô của Quốc Gia Việt Nam là Sài Gòn.
Sau khi Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa được thành lập (1955), Sài Gòn được chọn
làm Thủ Đô với tên gọi chính thức "Đô Thành Sài Gòn". Vùng Chợ Lớn được xác
nhập vào Đô Thành Sài Gòn.
Chiến tranh Đông Dương tác động khiến việc di dân từ nông thôn lên thành thị tăng
nhanh. Thời điểm 1948 dân số đã lên đến 1.179.000 người, đến năm 1949 thì dân số
khu vực đã tăng lên 1.200.000.
Năm 1954, với hàng trăm nghìn người Bắc di cư vào Nam sau khi chia đôi đất nước từ
vĩ tuyến 17 thì dân số Sài Gòn leo cao, đạt 2.000.000. Dân di cư tập trung tại các khu
vực như Xóm Mới – Gò Vấp, Bình An – Quận 8, và rải rác tại các quận khác.
Với Nghị định số 110-NV ngày 27 tháng 3 năm 1959 của Tổng Thống Ngô Đình
Diệm, từ 6 quận, Sài Gòn được chia lại thành 8 quận với tổng cộng 41 phường.
Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Sài Gòn trở thành
một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí tại Miền Nam Việt Nam, là thành
phố lớn nhất của kinh tế Việt Nam Cộng Hòa.
Từ giữa thập niên 1960 đến những năm đầu thập niên 1970, việc Quân đội Hoa Kỳ
vào tham chiến tại Miền Nam Việt Nam nhiều công trình quân sự, cao ốc mọc lên kết
hợp với cơ sở hạ tầng đường sắt hình thành.

15
Hình 14: Con kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn chảy qua cầu Kiệu trong ảnh chụp năm 1955 và hiện
nay (Nguồn: Báo Vietgiaitri, bài viết “Sài Gòn hơn 300 năm qua ảnh”)

Hình 15: Bản đồ Sài Gòn năm 1973 (Nguồn: OVV, bài viết “Bản đồ Đô Thành Saigon và phụ cận -
trước 1975 và bây giờ”)
1.2.2.2. Giai đoạn hiện nay
1.2.2.2.1. Thời kỳ chưa đổi mới
Sau khi Quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chiếm được Sài Gòn, nền văn hóa,
văn minh Sài Gòn bị tàn lụi và cái tên "Saigon Hòn Ngọc Viễn Đông" đã bị lu mờ từ
đây.
Cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa VI họp kỳ đầu tiên quyết định đổi
tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí
Minh trải qua nhiều giai đoạn
Giai đoạn 1976-1985: Thành phố chú trọng phục hồi sau chiến tranh, các công trình
lớn mang tính biểu trưng chưa được xây dựng. Các công trình công cộng như trường
học, bệnh viện cùng với các cơ quan nhà nước dần được hình thành.

16
Hình 16: Bản đồ Sài Gòn năm 1978 (Nguồn: Virtual - Saigon.net)

1.2.2.2.2. Thời kì đổi mới (Sau 1986 đến nay)

17
Hình 17: Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh năm 1988 (Nguồn: Virtual - Saigon.net)

Thành phố Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn đổi mới, trở thành một trung tâm công
nghiệp, văn hóa, khoa học kỹ thuật, một trung tâm giao dịch quốc tế, một đầu mối giao
thông quan trọng, một trung tâm du lịch và là một trong 3 thành phố lớn của cả nước.
Cảng nước sâu Sài Gòn được thành lập từ năm 1862 mở ra một cơ hội phát triển mới về
cả công thương nghiệp cũng như du lịch.
Các công trình công cộng, quảng trường: Công trường Mê Linh, phố đi bộ Nguyễn
Huệ, Thảo cầm viên hình thành bên cạnh sông Sài gòn tạo cảnh quan cho khu vực.

18
Các tòa nhà thương mại chọc trời như Bitexco, Landmark 81 được hình thành cùng với
sông Sài Gòn tạo nên hình bóng đô thị biểu trưng cho Thành phố Hồ Chí Minh (đường
Silhouette).
Cơ sở hạ tầng và cầu đường được hình thành nối các quận, huyện trong thành phố: Cầu
Tân Thuận, cầu Khánh Hội , Hầm Thủ Thiêm (2011), đường Võ Văn Kiệt.
1.2.3. Ý nghĩa của các không gian đô thị Sài Gòn bên sông
Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cơ sở hạ tầng và
các yếu tố cảnh quan như cây xanh, mặt nước,... góp phần vào sự hình thành đô thị hiện
nay.
Không gian đô thị Sài Gòn bên sông là một phần của không gian đô thị nhưng phạm vi
gói gọn trong không gian bên sông. Bản chất của không gian này đã mang các yếu tố
cảnh quan đô thị với chủ thể chính là con sông.
Tổ chức không gian đô thị bên sông nhằm mục đích sử dụng, khai thác, tạo cảnh quan
đô thị, là đại diện cho sự phát triển của thành phố.
Ý nghĩa về kết nối không gian cảnh quan sông nước với đô thị : những không gian này
là nền tảng chung, nơi văn minh và ý thức tập thể của con người được phát triển và thể
hiện, ngoài việc phục vụ các yếu tố xã hội, một nhân tố có ý nghĩa quan trọng, phản ánh
một phần sự phát triển của một quốc gia, một dân tộc. Kết nối thị giác mạnh mẽ giữa
mặt đất, các tòa nhà và con người.
Ý nghĩa hàm chứa yếu tố trọng tâm của bản sắc dân tộc, giữ gìn giá trị hình thành sự
sống con người đến hình thành sự sống cộng đồng luôn mang ý nghĩa hết sức quan
trọng, cần xoáy sâu và giữ gìn nó là một điều tất yếu của cuộc sống. Từ đó cải thiện đời
sống cộng đồng, hòa hợp với những điều cốt lõi hình thành cuộc sống.
1.3. Thực trạng khu vực nghiên cứu
1.3.1. Khảo sát hiện trạng
HIỆN TRẠNG CHUNG TOÀN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
- Các vấn đề thuận lợi:
+ Một số người dân hiện nay đã có những nhận thức về tầm quan trọng của con
sông mang lại cho cuộc sống của họ, từ đó đã có những đóng góp tích cực để cải
thiện, những yếu tố nhất định đó cũng góp phần trong công cuộc xây dựng đất
nước.
+ Nhà nước hiện nay đã đưa ra những mức xử phạt cho những hành vi phá hoại tài
nguyên tự nhiên quan trọng của quốc gia, nhà nước luôn có những đầu tư cho
con sông vì nó chính là một yếu tố hình thành cuộc sống (bao gồm không khí,
nguồn nước, lương thực,...).
- Các vấn đề khó khăn:
+ Sông Sài Gòn đang ở mức độ cảnh báo về sự ô nhiễm nguồn nước, không khí,...
+ Các yếu tố quy hoạch hiện nay đang gặp những vấn đề khá bế tắc, tình trạng tự
túc, lấn đất, chưa được đầu tư quy hoạch hợp lý ở những đoạn sông.
+ Dân số khu vực bên sông khá cao làm ảnh hưởng đến các từ rác thải sinh hoạt,
dân số cao bắt buộc đất xây dựng cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu ở, tăng áp
lực về an ninh xã hội.
+ Cơ sở hạ tầng, đường xá vẫn còn ngập lụt vào mùa mưa, vấn đề đường cống và
xử lý nước thải chưa được làm tốt.
+ Khu vực có mức độ tiếng ồn (sinh hoạt, giao thông) cao vượt ngưỡng ảnh hưởng
đến sức khỏe con người.

MỘT VÀI DẪN CHỨNG SỐ LIỆU

19
- Dân số: dân số khoảng 18000 người, mật độ khoảng 2,3 người / m2 (số liệu mật
độ dân số của Quận 1)
- Môi trường :
+ Không khí: khá ô nhiễm Air Quality Index (AQI) 174 (19/3/2021) (Chỉ số AQI
từ 150 – 200 là mức không lành mạnh và mọi người bắt đầu bị tác động về sức
khỏe)
+ Nước: Có 24% giá trị chỉ số chất lượng nước Water Quality Index (WQI) đạt
mức sử dụng cho cấp nước sinh hoạt. Còn 1,3% giá trị ở mức nước ô nhiễm
nặng. (số liệu 2020)
+ Hàm lượng Coliform cao vượt mức, nơi cao nhất là 50000 MPN/100ml (2015)
dễ gây ngộ độc thực phẩm nếu không được xử lí kĩ.
+ Địa chất: Trên bề mặt là sét, bột, cát chứa nhiều bùn thực vật là các lớp (đất
yếu), sức chịu tải của đất rất yếu từ 0,3 kg/cm2 tới 0,7 kg/cm2
+ Thủy văn sông: Biên độ triều trung bình từ 1,0-1,1m, triều cường cao nhất là
1,6m nhỏ nhất là 0,3m. Thủy triều đang có xu hướng dâng cao do biến đổi khí
hậu toàn cầu.
+ Tiếng ồn: 70,5- 81,6 dB vượt mức (số liệu quan trắc môi trường TPHCM 2017)

HIỆN TRẠNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ ĐOẠN KÊNH, KHÚC SÔNG TRONG KHU
VỰC NGHIÊN CỨU

* KÊNH TẺ
VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KÊNH TẺ
- Các vấn đề thuận lợi: Giúp cho sự kết nối, khiến người dân dễ dàng tiếp cận với
con sông hơn
+ Chiều rộng sông lớn, thuận lợi cho giao thông đường thủy
+ Có nhiều bến tàu dọc hai bên bờ cho tàu neo đậu
+ Các công trình công cộng về văn hóa, y tế, dịch vụ khá đa dạng
+ Có nhiều tuyến đường lớn phục vụ giao thông: đường Trần Xuân Soạn (10m),
đường Tôn Thất Thuyết (25m)
+ Nhiều cầu đường nối đôi bờ sông, kết nối các không gian bên sông lại với nhau
- Các vấn đề khó khăn: Chưa có sự quy hoạch cụ thể cũng như cơ sở hạ tầng chưa
đáp ứng kịp với sự biến đổi khí hậu và đô thị hóa của khu vực
+ Quy hoạch khu vực hai bên bờ kênh chưa được triển khai, người dân xây nhà lấn
sông ở phía bờ Tây. Kiến trúc nhà ở bên sông còn lụp xụp, mặt đứng chưa đồng
bộ
+ Vấn đề biến đổi khí hậu làm triều cường dâng cao gây ngập lụt cản trở giao
thông và sinh hoạt của người dân xung quanh
+ Giao thông đường thủy: các tuyến xe bus sông chưa phát triển
+ Tình trạng ô nhiễm do người dân sống ở hai bên bờ đổ rác thẳng xuống sông rất
nhiều
+ Bến tàu chỉ là bãi đất hoang chưa có đầu tư phát triển để sử dụng cũng như du
lịch
MỘT VÀI DẪN CHỨNG SỐ LIỆU
- Vị trí địa lý: Dài 1.32km, đi qua quận 8 và quận 7, bắt đầu từ cầu Tân Thuận 1
đến cầu Nguyễn Văn Cừ
- Môi trường:
+ Tiếng ồn: 74.5 dB vượt mức (số liệu quan trắc môi trường TPHCM 2017)

20
+ Không khí: TPS 615 µg/m3 vượt mức (2020)
+ Nước: chỉ tiêu nhu cầu oxy hóa học - Chemical Oxygen Demand (COD)
50mg/l và nhu cầu oxy sinh hoá - Biochemical oxygen Demand (BOD) 25mg/l
đều ở mức thấp nhất (mức B2 theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 08 :
2008/BTNMT) (2015)
- Cơ sở hạ tầng:
+ Giao thông đường bộ: Tuyến đường Trần Xuân Soạn và đường Tôn Thất
Thuyết chạy dọc 2 phía của kênh
+ Cầu qua kênh Tẻ: Cầu Tân Thuận 1, cầu Tân Thuận 2, cầu vượt Nguyễn Hữu
Thọ, cầu Nguyễn Văn Cừ
+ Giao thông công cộng: có các tuyến xe bus 140, 17, 34, 44, 46, 68,...
+ Giao thông đường thủy: Thuyền bè qua lại tấp nập, bờ Tây tập trung các bãi đất
trống bên sông để tàu thuyền neo đậu nhưng vẫn chưa có tuyến xe bus đường
thủy đi ngang.

Hình 18: Tiện ích công cộng hai bờ Kênh Tẻ (Nguồn: Nhóm Nghiên cứu khoa học)

KIẾN TRÚC VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KHÔNG GIAN BÊN KÊNH

- Các loại hình công trình kiến trúc:


+ Công trình công cộng: bệnh viện đa khoa Tân Hưng, bệnh viện đa khoa Phước
An,...Tiểu học Vĩnh Hội, Trung học Cơ sở (Nguyễn Huệ, Quang Trung), Đại
học Nguyễn Tất Thành
+ Công trình tôn giáo: nhà thờ Giáo Xứ Xóm Chiếu, tịnh xá Quang Linh, tịnh xá
Ngọc Ân, chùa Phật Quang, chùa Kiều Đàm,...
+ Công trình nhà ở: Chung cư Charmington Iris, chung cư Hoàng anh Gia Lai,
khu dân cư Tân Kiểng 1,...
+ Dịch vụ (thương mại, chợ…): trung tâm mua sắm 1102, phòng gym, chợ nổi
Kênh Tẻ, chợ Tân Thuận, chợ Tân Kiểng 1,...

21
+ Tiện ích công cộng: Thiếu tiện ích công cộng như nhà vệ sinh công cộng, chỉ
có một ít ở các trung tâm thương mại.
+ Cảnh quan: Dọc chiều dài sông có 5 công viên cây xanh tập trung chủ yếu ở bờ
Đông
- Phong cách kiến trúc: Nhà cọc rải rác trên sông với các vật liệu cũ mang dáng vẻ
xập xệ, mặt đứng không đồng bộ tạo nên vẻ lộn xộn. Công trình nhà thờ tôn giáo
mang kiến trúc từ thời Pháp thuộc và công trình Phật giáo mang lối kiến trúc dân
gian Việt Nam
- Mối liên hệ với không gian bên sông: Người dân nơi đây sống phụ thuộc vào con
sông, cuộc sống gắn liền với sông nước, giao lưu văn hoá qua các chuyến tàu lưu
thông qua nơi này.

* KÊNH THỊ NGHÈ

VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KÊNH THỊ NGHÈ

- Các vấn đề thuận lợi :


+ Có bờ kè được quy hoạch khá đẹp, nhiều công viên, cảnh quan, cây xanh chạy
dọc hai bên bờ. Điều kiện vi khí hậu bên sông luôn mát mẻ, thoáng đãng
+ Nhiều khu chung cư và nhiều tiện ích phục vụ cho người dân
+ Giao thông công cộng phát triển, nhiều tuyến bus
+ Nhiều cầu lớn và nhỏ bắt qua dòng kênh, kết nối không gian đô thị hai bên sông
- Các vấn đề khó khăn :
+ Đã được quy hoạch nhưng chưa được tối ưu nhất, nhà ở của người dân xây dựng
tự phát không theo quy hoạch chung.
+ Tình trạng ngập nước vào mùa mưa gây cản trở giao thông lưu thông.
+ Nước còn bị ô nhiễm nhưng đang dần được cải thiện.
+ Lưu lượng xe tương đối đông đúc, đặc biệt vào giờ cao điểm gây ùn tắc giao
thông trên hai con đường Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếng ồn của khu dân cư bên
sông luôn ở mức cao

MỘT VÀI DẪN CHỨNG SỐ LIỆU

- Vị trí địa lý: Dòng kênh bắt đầu từ Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh đến cầu Thị
Nghè, tiếp giáp Quận 1, Quận 3, Quận Bình Thạnh
- Môi trường:
+ Tiếng ồn: 77dB vượt mức (số liệu quan trắc môi trường TPHCM 2017)
+ Không khí: TPS 375 µg/m3 vượt mức (2017)
+ Nước: Lượng oxy hòa tan cần thiết cho thủy sinh - Desolved Oxygen (DO) 5.5
mg/l ở mức trung bình thấp (2012) và vào mùa mưa nước thải từ cửa kênh có xu
hướng lan truyền ô nhiễm xuống khu vực bến Bạch Đằng
+ Chỉ tiêu COD 50mg/l và BOD 25mg/l đều ở mức thấp nhất (mức B2 theo QCVN
08 : 2008/BTNMT) (2015)
- Giao thông/ cơ sở hạ tầng (giao thông công cộng)
+ Giao thông đường bộ: Tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa chạy xuyên suốt con
kênh, cắt ngang các nút giao thông lớn: Vòng xoay Điện Biên Phủ, cầu vượt
Nguyễn Hữu Cảnh,...Cầu qua kênh Thị Nghè: Cầu Thị Nghè 1-2, Cầu Lê Văn
Sỹ, Cầu Trần Quang Diệu,...
+ Giao thông công cộng: có các tuyến xe bus 149, 6, 2, …

22
+ Giao thông đường Thủy: Thuyền bè ít ra vào, có bờ kè chạy dọc 2 bên bờ kênh

Hình 19: Các tiện ích công cộng xung quanh khu vực Kênh Thị Nghè
(Nguồn: Nhóm Nghiên cứu khoa học)

KIẾN TRÚC VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KHÔNG GIAN BÊN KÊNH

- Các loại hình công trình kiến trúc:


+ Công trình công cộng : Nhà sách Phú Nhuận, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Bệnh viện
Quận 3, Nhà văn hóa phụ nữ TPHCM
+ Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Đại học Khoa Học Xã Hội và
Nhân Văn, Khoa dược đại học Y Dược TPHCM, Đại học Kinh Tế,...
+ Công trình tôn giáo : chùa Ngọc Hoàng, chùa Pháp Hoa dòng thánh Phaolô
thành Chartres, nhà thờ Thị Nghè, chùa Vĩnh Nghiêm, nhà thờ Tân Định.
+ Công trình nhà ở: Vinhomes Golden River Sài Gòn, Somerset Ho Chi Minh
City, Wink Hotels Saigon Centre, Chung cư Phạm Viết Chánh, Chung cư Ngô
Tất Tố,...
+ Dịch vụ (thương mại, chợ…): chợ Phú Nhuận, Chợ Tân Định, Master Plaza, An
Phú Plaza,...
+ Tiện ích công cộng: Thiếu tiện ích công cộng như nhà vệ sinh công cộng, chỉ có
một ít ở các trung tâm thương mại.
+ Cảnh quan: Thảo Cầm Viên, hồ bơi Rạch Miễu, Trung tâm thể dục thể thao (Phú
Nhuận, Ga Sài Gòn,..)
- Phong cách kiến trúc: Một số công trình nhà thờ tôn giáo mang lối kiến trúc thời
Pháp thuộc và Cộng Hòa. Kiến trúc Phật giáo qua nhiều lần trùng tu vẫn giữ được
nét kiến trúc dân gian. Kiến trúc nhà ở đa số theo phong cách hiện đại được xây
dựng sau năm 1975. Nhưng điểm yếu của việc du nhập các hình thức kiến trúc

23
mới chưa được quản lý này đã làm cho các công trình ở đây không thống nhất về
mặt hình thức
- Mối liên hệ với không gian bên sông: Đô thị bên sông thu hút nhiều người đến
sinh sống nơi đây, tạo nguồn động lực thu hút đầu tư phát triển trong tương lai.
Nơi đây hội tụ đầy đủ các công trình phục vụ cuộc sống con người, từ tôn giáo
(chùa, thánh đường,...) đến các chợ, và siêu thị hỗ trợ mua sắm. Ở đây con sông
như một cảnh quan chính để phục vụ cho các không gian bên nó tạo nên chuỗi các
công trình hiện đại phục vụ tốt cho đời sống người dân.

* BẾN BẠCH ĐẰNG


VẤN ĐỀ CHUNG CỦA BẾN BẠCH ĐẰNG
- Các vấn đề thuận lợi :
+ Chiều rộng lớn, có bến tàu lớn, thuận lợi phát triển cảng và giao thông đường
thủy phát triển
+ Nằm tại trung tâm quận 1 nên cơ hội phát triển về kinh tế, du lịch khá cao.
+ Có nhiều tiện ích cộng đồng phục vụ sinh hoạt.
+ Nằm ở các trục giao thông lớn, thuận lợi cho việc tiếp cận
+ Giao thông công cộng phát triển cả về đường bộ lẫn đường thủy
- Các vấn đề khó khăn :
+ Nguồn nước ít ô nhiễm hơn so với kênh Tẻ và kênh Thị Nghè nhưng mức độ ô
nhiễm vẫn rất cao
+ Vấn đề thoát nước ở đây chưa làm tốt dẫn đến ngập lụt vào mùa mưa khi nước
sông dâng cao.
+ Giao thông trên tuyến đường chính Tôn Đức Thắng kẹt xe vào giờ cao điểm gây
ùn tắc, cản trở lưu thông gây bất tiện.
MỘT VÀI DẪN CHỨNG SỐ LIỆU
- Vị trí địa lý: Nằm ngay trung tâm Quận 1, trên sông Sài Gòn
- Môi trường:
+ Tiếng ồn: 74.5 db vượt mức (số liệu quan trắc môi trường TPHCM 2017)
+ Không khí: TPS 375 µg/m3 vượt mức (2017)
- Giao thông/ cơ sở hạ tầng (giao thông công cộng)
+ Giao thông đường bộ:
Tuyến đường Tôn Đức Thắng và vòng xoay Công trường Mê Linh
Cầu qua bến Bạch Đằng: Hầm Thủ Thiêm, Cầu Thủ Thiêm 2
+ Giao thông công cộng: có tuyến xe bus 1, 2, 3, 12, 30, 45, 56, 120
+ Giao thông đường thủy: nhiều bến tàu lớn: Bến tàu cao tốc Bạch Đằng, Bến du
thuyền, có tuyến xe bus đường thủy đi ngang trạm Ga tàu thủy Bạch Đằng

KIẾN TRÚC VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KHÔNG GIAN BÊN KÊNH

- Các loại hình công trình kiến trúc:


+ Công trình công cộng: Bệnh Viện Raffles, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bảo tàng
Tôn Đức Thắng,... Trường Trung học ( Quốc tế Á Châu, Thân Nhân Trung,.. )
+ Công trình nhà ở: Chung cư Riverside, chung cư The Vertex,...
+ Dịch vụ (thương mại, chợ…): Khách sạn Majestic, Khách sạn Liberty Central,
Khách sạn Hilton Sài Gòn, Khách sạn Lotte Sài Gòn,...Tháp Bitexco và các
quán cafe vô cùng sang trọng.
+ Tiện ích công cộng: Do nằm ở khu vực trung tâm nên các tiện ích như trạm xe
bus, cây atm, .. tương đối đầy đủ

24
+ Cảnh quan: Công viên bờ sông Bến Nghé, Vườn hoa Bạch Đằng
- Phong cách kiến trúc: Kiến trúc hiện đại chiếm đa số với khoảng 70% từ chung cư
cho đến các không gian công cộng (Bitexco, phố đi bộ Nguyễn Huệ,.....) mốt số
nhỏ kiến trúc thời Pháp thuộc như nhà thờ, bưu điện, và thư viện, tạo nên nhiều
nét kiến trúc độc đáo
- Mối liên hệ với không gian bên sông: Bến Bạch Đằng là nơi đánh dấu sự phát
triển của Sài Gòn, nằm ở trung tâm quận nhất với các công trình lớn như Bitexco,
phố đi bộ Nguyễn Huệ là nói thu hút khách du lịch khi đến với Sài Gòn. Không
gian mang hơi hướng hiện đại, kết hợp với màu sắc Việt Nam qua những quán ăn
đậm chất Việt được bày bán, khiến cho không gian trở nên sinh động. Trục đường
phố đi bộ Nguyễn Huệ kéo dài tới bến Bạch Đằng tạo nên một trục giao thông văn
hoá, không gian công cộng phục vụ đời sống đô thị xung quanh.

Hình 20: Các tiện ích công cộng xung quanh khu vực Bến Bạch Đằng (Nguồn: Nhóm Nghiên cứu
khoa học)

* KÊNH THANH ĐA

25
VẤN ĐỀ CHUNG KÊNH THANH ĐA
- Các vấn đề thuận lợi :
● Dọc bờ kênh có công viên, cảnh quan tạo vi khí hậu mát mẻ
- Các vấn đề khó khăn :
● Công trình được quy hoạch từ thời Pháp đến nay, các công trình xuống cấp.
● Có tuyến bờ kè chạy dọc bờ kênh nhưng có nguy sụp lún gây nguy hiểm.
● Các công trình công cộng chưa được quan tâm đầu tư
● Chiều rộng sông hẹp, lòng sông nông không thích hợp cho tàu lớn lưu thông.
MỘT VÀI DẪN CHỨNG SỐ LIỆU
- Vị trí địa lý: Nằm trong địa bàn Quận Bình Thạnh, dài khoảng 1,3 km bắt đầu
từ chân cầu Bình Triệu
- Môi trường:
● Tiếng ồn: 74.5 dB vượt mức (số liệu quan trắc môi trường TPHCM 2017)
● Không khí: TPS 325 µg/m3 vượt mức (2017)
- Giao thông/ cơ sở hạ tầng (giao thông công cộng)
● Giao thông đường bộ:
Tuyến đường Tầm vu và đường bờ kè chạy dọc phía bên kia kênh
Cầu qua kênh Thanh Đa: Cầu Kinh, Cầu Bình Triệu,...
Giao thông công cộng: có tuyến xe bus 44
● Giao thông đường thủy: có tuyến xe bus đường thủy đi ngang trạm Ga tàu thủy
Thanh Đa.

Hình 21: Các tiện ích công cộng xung quanh khu vực Kênh Thanh Đa (Nguồn: Nhóm Nghiên
cứu khoa học)

KIẾN TRÚC VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KHÔNG GIAN BÊN SÔNG

26
- Các loại công trình kiến trúc
● Công trình tôn giáo: nhà thờ Thanh Đa,..
● Công trình công cộng: Trường Trung học cơ sở Cù Chính Lan, Trường Tiểu
học Tầm Vu, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Bình Thạnh,...
● Công trình nhà ở: khu dân cư Cầu Kinh, chung cư Thanh Đa,
● Dịch vụ (thương mại, chợ…): Khách sạn Dầu khí, quán cà phê,...
● Tiện ích công cộng: Khu vực thiếu rất nhiều tiện ích công cộng hơn so với các
khu vực
● Cảnh quan: Công viên bờ kè dọc 2 bờ kênh Thanh Đa, sân thể dục thể thao
- Phong cách kiến trúc: Phong cách kiến trúc thời Pháp thuộc còn lại khá nhiều
bên cạnh các công trình kiến trúc nhà ở theo hướng hiện đại mới
- Mối liên hệ với không gian bên sông: Công viên dọc bờ kênh Thanh Đa kết nối
cộng đồng dân cư xung quanh, thu hút từ người già đến người trẻ đến vui chơi,
sinh hoạt. Đồng thời không gian xanh này còn giúp cải thiện vi khí hậu khu
vực, các lớp cây tán rộng cao từ 4-5m giúp giảm bớt khói bụi và tiếng ồn từ
khu vực cầu Bình Triệu

1.3.2. Khảo sát xã hội học trong khu vực

Các không gian đô thị Sài Gòn bên sông có lịch sử lâu đời

- Không gian bên sông bến Bạch Đằng

- Không gian bên sông Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

- Không gian bên sông Kênh Tẻ

- Không gian bên sông Kênh Thanh Đa

Thông qua khảo sát các khu vực trên nhìn nhận được những hạn chế của đô thị bên
sông hiện tại. Từ đó rút ra những nhu cầu thực tế của người dân với không gian bên
sông và tạo cơ sở hình thành cho các giải pháp kết nối không gian đô thị bên sông.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ SÀI GÒN BÊN
SÔNG

2.1. Cơ sở pháp lý

2.1.1. Quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết khu vực nghiên cứu

Chỉ tiêu đất dân dụng ở mức từ 45-100 m 2/người nhằm đảm bảo mức độ tập trung dân
số nhất định trong các khu dân dụng từ đó bố trí hệ thống hạ tầng đô thị hiệu quả nhất.
Chỉ tiêu đất đơn vị ở ở mức 15-55m2/người nhằm đảm bảo bán kính di chuyển phù hợp
đến các cơ sở dịch vụ phục vụ nhu cầu hàng ngày của cộng đồng dân cư.

27
Chỉ tiêu đất cây xanh sử dụng công cộng bao gồm chỉ tiêu đất cây xanh sử dụng công
cộng trong đơn vị ở được khống chế mức tối thiểu là 2m 2/người và đất cây xanh sử
dụng công cộng ngoài đơn vị ở được khống chế ở mức tối thiểu từ 4-7m 2/người tùy
thuộc loại đô thị (đô thị được phân loại càng cao thì có chỉ tiêu tối thiểu càng lớn và
ngược lại).

Hình 22: Quy hoạch khu trung tâm 930ha TPHCM (Nguồn: CKG, bài viết “Quy hoạch lõi trung tâm
Thành Phố 930ha”)

2.1.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến đề tài

Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam số 362:2005 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng
trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.

Tiêu chuẩn quy hoạch phát triển đô thị xanh tại Việt Nam

QCVN 01:2019/BXD Quy chuẩn Việt Nam về quy hoạch xây dựng

2.2. Cơ sở lý luận

2.2.1. Lý luận về tạo lập hình ảnh đô thị bên sông

Khai thác yếu tố mặt nước

Hiện nay người ta chú trọng diện tích phủ xanh đô thị hơn là diện tích mặt nước của đô
thị mặc dù yếu tố mặt nước mang lại nhiều lợi ích như giúp làm trong sạch bầu không
khí, giảm bức xạ mặt trời, thay đổi nhiệt độ và độ ẩm không khí và chế độ gió trong
một khu vực nhất định. Hiểu một cách khái quát thì mặt nước một bộ phận không gian

28
mở, gồm: sông, hồ, bể bơi, vườn cảnh, thác nước, suối, mảng nước tiểu cảnh trang trí
trong khu đất công trình.

Không phải chỉ ở nước ta, mà yếu tố mặt nước đã sớm tham gia vào việc hình thành đô
thị từ xa xưa, khi mà trong quá trình hình thành đô thị, tụ điểm thương mại thường hình
thành trên cơ sở của đầu mối giao thông thủy.

Yếu tố mặt nước có vai trò và tác dụng rất to lớn trong đô thị trong giai đoạn hiện
tại:

Điều hòa nước mưa: Đảm bảo thoát hết nước mưa trong mùa mưa (bên cạnh hệ thống
thoát nước còn hạn hẹp), tránh cho đô thị khỏi úng ngập cục bộ. Các hồ, ao có tác dụng
chứa nước mưa, rồi sau đó mới thoát dần theo hệ thống cống. Các hồ điều hòa có khả
năng hỗ trợ hệ thống thoát nước trong đô thị, bởi làm giảm được lưu lượng nước chảy
sau đó, giảm công suất trạm bơm…

Tạo cảnh quan cho đô thị: Đâu phải ngẫu nhiên mà các công viên, nơi giải trí trong đô
thị thường ở gần hay ngay trong khu vực mặt nước của đô thị. Lấy các hồ có tại
TPHCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ mà xem xét, rõ ràng là hồ Bán Nguyệt (Quận
7), hồ Nguyễn Du (Long Xuyên, An Giang), hồ Tà Pạ (Tri Tôn, An Giang) …đều là
những nơi vui chơi giải trí, có cảnh quan đẹp vì địa hình, vị trí tương đối với không
gian kiến trúc chung quanh.

Xử lý nước thải: Đó là khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm thông qua các quá trình làm
sạch tự nhiên (lý học, hóa học, sinh học) diễn ra trong môi trường nước.

Quá trình này diễn ra tương đối nhanh và làm phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ có trong
nước sau 20 ngày.

Tác dụng dẫn xuất là tạo ra thức ăn cho nguyên sinh động vật, rồi sinh vật phù du và
nhuyễn thể…làm cho nước ngày càng sạch hơn.

Nuôi trồng thủy sản: Nuôi cá nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường đồng thời nâng cao hiệu
quả sử dụng mặt nước đô thị. Tuy nhiên, phải có sự cân đối thích hợp giữa sản lượng cá
nuôi, diện tích mặt nước và chất lượng nước hồ.

Khai thác yếu tố cây xanh cảnh quan: đây là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong việc
tạo lập các giá trị thẩm mĩ cho đô thị, không chỉ là màu xanh, mà từ những hàng cây
được trồng có quy hoạch còn tạo nên giá trị văn hóa, những nét độc đáo và được xem là
yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng sống đô thị, không chỉ giúp điều hòa không khí,
cây xanh còn đóng vai trò cách âm tự nhiên cho đô thị. Từ bao đời, bao thế hệ, tự các
bóng cây xanh cũng đã hình thành nên các không gian sinh hoạt cộng đồng.

Do đó, các yếu tố tự nhiên cũng góp phần hình thành các không gian nghỉ dưỡng,
quy hoạch các trục đi bộ từ các khu dân cư đến các khu vực công cộng, tiện ích đô
thị.

29
Ngoài ra còn có các yếu tố như địa hình, thổ nhưỡng: việc tận dụng các đặc điểm
đặc biệt của địa hình, đất đai cũng góp phần vào việc tạo lập các yếu tố khác biệt hay
điểm nhấn của đô thị.

Các công trình đặc thù: việc quy hoạch các nhóm công trình, các khu vực công trình
một cách hợp lý, cùng với việc kết hợp các yếu tố cảnh quan nêu trên tạo nên sự vận
hành trơn tru và mỹ quan chung đô thị.

2.2.2. Lý luận về đường Silhouette (Hình bóng đô thị bên sông)

Với vẻ đẹp vốn có của con sông này, mục tiêu nghiên cứu cần phải tạo ra được những
nhịp điệu của đô thị ở hai bên sông, bảo đảm yếu tố thị giác và cảm xúc thẩm mỹ cho
người nhìn. Việc tạo ra các công trình điểm nhấn kiến trúc là rất quan trọng đối với đô
thị, vấn đề ở đây là phải hoạch định cụ thể các vị trí có thể xây dựng các công trình.
Phải hạn chế chiều cao các tòa nhà tiệm cận bờ sông để đảm bảo tầm nhìn của người
dân từ trong đô thị ra bờ sông và ngược lại nhưng không phải tất cả đều hạn chế, cần có
một vài công trình cao tầng để tạo điểm nhấn cho đường Silhouette. Và quan trọng hơn,
trong không gian các điểm nhấn kiến trúc nếu được đặt ở vị trí phù hợp có thể đối thoại
với nhau, tạo nên ngôn ngữ kiến trúc và nhịp điệu sinh động cho đô thị.

Việc quy hoạch kiến trúc mặt đứng hai bên bờ sông cần được xem xét chi tiết để có thể
tận dụng được hết cảnh sắc đôi bờ mang lại các điểm nhìn tốt cho đô thị.

Sông Hương ở Huế trước kia là một ví dụ điển hình trong việc khai thác chưa tốt và
thiếu những chuyên gia trong việc quy hoạch mặt đứng, hai bên bờ sông xuất hiện quá
nhiều nhà cao tầng đã gây nên nhiều tranh cãi trong địa phương.

Tuy nhiên, Sau khi dự án “Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Huế đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 06/6/2014. KOICA
tiếp tục hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện dự án “Quy hoạch chi tiết hai bên bờ
sông Hương và dự án thí điểm” với tổng nguồn vốn tài trợ 6 triệu USD đã thay đổi
hoàn toàn bộ mặt khu vực bên sông của thành phố này.

30
Hình 23: dự án Quy hoạch sông Hương - Huế (Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, bài viết “Quy
hoạch chi tiết hai bờ sông Hương: “Cú hích” thúc đẩy đầu tư phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế” ) (*)

Và riêng đối với đề tài nghiên cứu khoa học này, cần phải khai thác làm rõ các điểm
nhìn và hình bóng đô thị bên sông thông qua việc khảo sát các địa điểm đã được nêu
trên để từ đó có thể khai thác các yếu tố mạnh và yếu, đủ và thiếu của các không gian
này, đồng thời đưa ra các đề xuất phù hợp với các tiêu chí của một khu tiện ích nhưng
vẫn đảm bảo các yêu cầu nối kết với khu vực xung quanh.

2.2.3. Kiến tạo nơi chốn đô thị bên sông

31
Kiến tạo nơi chốn: là một quá trình đánh giá một cách chi tiết về mọi mặt của các khu
vực trong đô thị nhằm tìm ra những ý tưởng quan trọng xuất phát từ những giá trị của
nơi chốn sẽ góp phần làm cho các đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị mang tính khả thi
cao hơn.
Nơi chốn, cụ thể là đô thị bên sông, được nhận diện qua các yếu tố đặc trưng sau:
- Các giá trị về khí hậu: có thể tận dụng khí hậu con sông để tạo vi khí hậu cho khu
vực do sông Sài Gòn nằm ở hướng Đông Nam - Tây Bắc, mang làn gió mát vào
trong đô thị. Việc xây dựng các công trình, các tiện ích đô thị,... cũng cần phải
xem xét yếu tố này để có thể tăng tính bền vững cho các công trình được tạo nên
trong suốt quá trình kiến tạo.
- Các giá trị tự nhiên: giá trị về cảnh quan tự nhiên và các đặc trưng của từng vùng
là một trong những phương thức quan trọng phản ánh giá trị nơi chốn của các khu
vực. Giá trị tự nhiên của không gian đô thị bên sông được thể hiện rất rõ rệt do
bản chất của các không gian này nằm ở các yếu tố cảnh quan như cây xanh, mặt
nước,... và việc cần làm khi kiến tạo không gian là phát triển thêm các yếu tố này
để làm sinh động hơn khu vực cải tạo, nghiên cứu.
- Công trình kiến trúc: Các dạng công trình kiến trúc là phương thức nhận dạng đặc
trưng nơi chốn đầu tiên và là phương thức dễ nhận biết do tính biểu tượng. Đối
với không gian đô thị bên sông, điều này được thể hiện qua các công trình tiêu
biểu như cầu bắc qua sông, bến tàu, quảng trường,..
- Các giá trị văn hoá và con người: Quan trọng nhất trong các giá trị nơi chốn chính
là yếu tố con người và cảm nhận của con người đối với khu vực. Các giá trị nơi
chốn quan trọng luôn được quan sát và cảm nhận bởi con người và cộng đồng sinh
sống trong khu vực. Cần nghiên cứu phát triển các không gian đô thị bên sông sao
cho có thể phục vụ cho cuộc sống con người quanh khu vực cải tạo, đảm bảo các
thói quen cũng đồng thời hình thành, gìn giữ các nếp sống văn hóa. Yếu tố phát
triển bền vững, các vấn đề về phát triển con người cũng như phát triển các giá trị
cuộc sống hiện nay cũng cần được nghiên cứu trong quá trình kiến tạo đô thị bên
sông.”(2)

2.3 Cơ sở thực tiễn

Dẫn chứng các ví dụ thực tiễn về phát huy, cải tạo không gian đô thị bên sông để đạt
mục tiêu kết nối cộng đồng và kiến tạo không gian

2.3.1 Cơ sở thực tiễn của một số đô thị bên sông trên thế giới

Suối Cheonggyecheon - Hàn Quốc


“Là một nhánh của sông Hán. Sau chiến tranh, dòng suối dài 9km chảy qua trung tâm
Seoul này trở thành nơi định cư của người dân. Áp lực dân số 2 bên bờ khiến chính
quyền thành phố buộc phải xây một con đường cao tốc dài 5,6km lên phía trên suối,
biến Cheonggyecheon thành một cống ngầm tự nhiên khổng lồ.

32
Hình 24: Suối Cheonggyecheon được giải cứu sau khi bị cống hóa (Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt
Nam, bài viết “Hàn Quốc và công cuộc hồi sinh nhưng dòng chảy chết”)

Tuy nhiên, đến năm 2003, thị trưởng Seoul khi đó là ông Lee Myeong-Bak quyết định
loại bỏ con đường phía trên suối Cheonggyecheon, làm sạch cống và khôi phục dòng
chảy. Kể từ đó, mỗi năm có ít nhất du khách từ 30 quốc gia khác nhau đến thăm suối
Cheonggyecheon.

Nhiệt độ trung bình của khu vực giảm 3,6 độ so với những nơi khác ở Seoul. Nó cũng
hồi sinh đường đi bộ 2 bên suối nối các khu vực Bukchon, Namchon và Daehangro.
Ngoài ra, việc hủy đường cao tốc cũng khiến lưu lượng xe vào nội đô giảm, tăng số
lượng người sử dụng phương tiện công cộng. Hàng năm, chính quyền Seoul còn tổ
chức lễ hội đèn lồng, lễ hội văn hóa trên dòng suối để thu hút thêm khách du lịch.
Suối Cheonggyecheon từ chỗ bị cống hóa đã hồi sinh mạnh mẽ, trở thành một trong
những điểm du lịch hấp dẫn nhất Seoul.” (3)

33
Hình 25: Suối Cheonggyecheon ngày nay trở thành điểm du lịch hấp dẫn ở Seoul (Nguồn: Báo Nông
Nghiệp Việt Nam, bài viết “Hàn Quốc và công cuộc hồi sinh nhưng dòng chảy chết”)

Hình 26: Lễ hội đèn lồng độc đáo ở suối Cheonggyecheon (Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam, bài
viết “Hàn Quốc và công cuộc hồi sinh nhưng dòng chảy chết”)

Suối Cheonggyecheon được hồi sinh nhờ việc thoát khỏi cống hóa, cảnh quan hai bên
bờ được cải tạo lại với các bậc thang, lối đi bộ,... giúp người dân có thể đến gần hơn
với con suối, tạo nên một con đường giao lưu văn hóa trên mặt nước, biến một địa
điểm dường như đã chìm vào quên lãng trở thành một địa điểm du lịch thu hút.

Giữa không gian đô thị tấp nập, khói bụi, tiếng ồn từ xe cộ, suối Cheonggyecheon từ
một con đào nhân tạo chưa được quan tâm, đầu tư nay đã trở thành một dải xanh, mỹ
quan đô thị giữa lòng thành phố, tạo nên một không gian kết nối, đưa con người đến
gần hơn với thiên nhiên, giúp cải tạo vi khí hậu, giảm ô nhiễm từ hai tuyến đường lớn
đông đúc phía trên. Con suối mang lại không chỉ là điểm nhấn cho đô thị cho Seoul
còn mang lại cảnh quan sinh thái cho người dân sống nơi khu vực này. Đây là một bài
học thực tiễn cho việc thay đổi suy nghĩ, mang các không gian kết nối cộng đồng làm
điểm nhấn đô thị trước áp lực phát triển, quy hoạch cơ sở hạ tầng.

34
Sông Thames - London, Anh

“Chiều dài khoảng 330 km, diện tích lưu vực khoảng 14.250 km2. Từ những năm
1980, những khu công nghiệp bên sông bắt đầu nhường chỗ cho các tòa nhà chung cư
và văn phòng, lối đi dạo, công viên. Các dự án phát triển khu vực bên sông Thames
đều tính đến yếu tố lịch sử địa phương, cảnh quan đô thị, bảo tồn thiên nhiên, mạng
lưới tiếp cận và quản lý đất đai. Với việc tạo ra những công trình kiến trúc công cộng
mang tính biểu tượng như tòa nhà Millennium Dome, tái sử dụng một cách thích hợp
những tòa nhà xuống cấp thành trung tâm văn hóa, cải tạo các bến tàu thành khu kinh
doanh mới như khu phức hợp Canary Wharf, khu vực bên sông trở nên có bản sắc
riêng và đóng vai trò đầu tàu kinh tế lớn.

Không dừng lại ở việc cải tạo cảnh quan hai bên bờ sông, chính quyền London còn tập
trung giải quyết vấn đề ô nhiễm từng gây nhức nhối. Giờ đây, dòng sông trở thành tài
sản thiên nhiên và văn hóa quan trọng, phản ánh lịch sử và sự phát triển của thành
phố.”(4)

Hình 27: Sông Thames khi ô nhiễm nặng (Nguồn: Báo VNExpress, bài viết “Những thành
phố đổi diện mạo nhờ quy hoạch ven sông”)

35
Hình 28: Sông Thames ngày nay (Nguồn: Báo VNExpress, bài viết “Những thành phố đổi diện mạo
nhờ quy hoạch ven sông)

Sông Thames được hồi sinh nhờ vào sự khôi phục và cải tạo hệ thống nước thải cũ của
Luân Đôn vào cuối những năm sau 1960 do những hậu quả nặng nề chiến tranh mang
lại. Đồng thời nhờ vào quá trình dọn dẹp thủ công của người dân địa phương, nhận
thức môi trường được tăng cao, thuốc trừ sâu, các loại hóa chất độc hại dần dần ít
được sử dụng hơn để hạn chế thải ra dòng sông,...Sự quan tâm đúng mức của nhà
nước cũng như của người dân đã khiến dòng sông Thames hồi sinh trên bờ vực ô
nhiễm trầm trọng

36
2.3.2. Cơ sở thực tiễn một số đô thị bên sông ở Việt Nam

Quy hoạch hai bờ sông Hàn tại Đà Nẵng

Hình 29: Sự thay đổi của sông Hàn sau 10 năm (Nguồn: VietSense Travel, bài viết “Đà Nẵng xưa và
nay”)

Một hình ảnh đối lập tới 100% khi bên trái là bờ sông Hàn trước kia với những ngôi
nhà tạm bợ, nhếch nhác nhắc lại một khoảng thời gian nghèo nàn lạc hậu của người
đà Thành. Cứ mỗi đợt con nước nổi lên hay bão “ghé thăm’’ nơi này thì thành phố
lại mang trong mình nỗi niềm buồn da diết. Còn ngày nay, mảnh đất này lại được
mệnh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam với sự văn minh, sự phồn hoa đô
thị. Liên tiếp là những tòa nhà cao tầng mọc lên hai bên bờ sông, những cây cầu
cũng được hoàn thành để nối bờ đông và bờ tây.

Hình 30: Thành phố Đà Nẵng (Nguồn: Flickr, Le Quang Photography)

37
Quy hoạch Phố cổ Hội An

Hình 31: Chợ Hội An những năm đầu thế kỷ XX qua ống kính của người phương Tây (Nguồn: Blog
Hội An, bài viết “Ký ức phố cổ Hội An xưa”)

Hình 32: Hội An ngày nay (Nguồn: Kenpham.net, bài viết “Bộ Ảnh Việt Nam xưa và nay siêu hot”)

38
Hình 33: Phố cổ Hội An về đêm

Hình 34: Bản đồ quy hoạch phố cổ Hội An

Biến động của tự nhiên, lịch sử, xã hội đã khiến cho đô thị Hội An không còn đứng ở
vị trí thương cảng bậc nhất. Song, qua quá trình quy hoạch và định hình lại hướng
phát triển, Hội An đã tìm được con đường cho riêng mình. Trong đó, yếu tố sông –
biển – địa hình đã tạo cho Hội An một quy hoạch tự nhiên rõ nét, không gian đô thị
hài hòa giữa con người và sinh thái, các di tích trong khu phố cổ Hội An phong phú về
số lượng, đa dạng về loại hình và hầu hết còn lại khá nguyên vẹn. Các công trình Pháp
có mặt ở Hội An đã góp phần làm phong phú hơn các loại hình di tích, tổng thể quy
hoạch đô thị được định hình, sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và
hiện đại làm sinh động hơn quần thể di tích. Tất cả những điều đó đã giúp Hội An trở
thành một địa điểm du lịch văn hóa thu hút, hấp dẫn.

39
Tại thủ đô Hà Nội và TPHCM, các kế hoạch quy hoạch đô thị bên sông đã được lên
kế hoạch và đang dần triển khai. Thế nhưng các dự án trên đều đang vướng nhiều vấn
đề để tận dụng những lợi thế của dòng sông chảy trong lòng đô thị. Việt Nam vẫn còn
trong quá trình chuyển mình tìm kiếm phương hướng quy hoạch phù hợp (quy hoạch
chưa đồng bộ và chưa triệt để) cho các đô thị bên sông.

2.3.3 Kết luận

Các không gian bên sông nhiều nơi từng đứng trước bờ vực xuống cấp trầm trọng,
nhưng nhờ sự quy hoạch, cải tạo lại kịp thời, hợp lý của cả người dân lẫn chính quyền
địa phương đã khiến cho các khu vực này hồi sinh. Các không gian này không chỉ trở
thành không gian kết nối cộng đồng mà còn trở thành điểm nhấn đô thị, thu hút một
lượng lớn khách du lịch đến tham quan. Đây là bài học quan trọng, cấp thiết mà Việt
Nam nói chung cũng như TPHCM nói riêng trong tiến trình quy hoạch, đô thị hóa các
đô thị bên sông.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN TẠO KHÔNG
GIAN ĐÔ THỊ SÀI GÒN BÊN SÔNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN

3.1 Nhận diện giá trị không gian đô thị Sài Gòn bên sông hiện hữu

Hình 35: Kênh Tẻ

Hình 36: Thị Nghè

40
Hình 37: Bến Bạch Đằng

Diện mạo Sài Gòn được tạo dựng lên bởi rất nhiều yếu tố, cả vật thể và phi vật thể;
nhưng không thể không nhắc tới sông ngòi, kênh rạch. Sài Gòn là thành phố của sông
nước. Sông nước mang lại đặc thù địa hình và nét đẹp rất riêng của thành phố.

Yếu tố mặt nước và kiến tạo nơi chốn cho khu vực bên sông

Giá trị lịch sử:

Trung tâm Sài Gòn gần như được ôm trọn bởi các dòng nước sông Sài Gòn, rạch Bến
Nghé, rạch Thị Nghè. Sông Sài Gòn tựa như một dải lụa mềm mại, hiền hoà phản
chiếu hình bóng đô thị xuống lòng sông. Đường mặt nước ngăn cách, đã từng tạo nên
khung cảnh sinh hoạt “trên bến dưới thuyền” tấp nập và là văn hóa biểu trưng một thời
của đô thị Sài Gòn.

Đô thị Sài Gòn trải qua quá trình dài hình thành và phát triển đã có mối gắn kết mật
thiết với mặt nước. Những con sông, kênh quanh co, uốn lượn, len lỏi sâu vào từng
ngõ ngách thành phố trở thành một phần quan trọng chi phối văn hóa sinh hoạt của cư
dân Sài Thành từ xa xưa: Sông Sài Gòn bao bọc, cung cấp nước cho hào bảo vệ thành
Quy.

41
Hình 38: Vị trí thành Bát Quái

Hình 39: Hào bảo vệ thành Quy được dẫn nước từ sông Sài Gòn

42
Về sau ở thời Pháp, con sông khẳng định tầm quan trọng khi trở thành đường giao
thông chính, giao thông đường thủy để lưu thông hàng hóa ngày một phát triển. Năm
1884 cảng Sài Gòn được xây dựng cùng với các cảng biển ở nhiều nơi khác cũng
được Pháp dựng lên đã làm tiền đề và khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng của
con sông thông qua hình thức giao thông đường thủy thời bấy giờ.

Qua thời gian, các giá trị lịch sử của các khu vực bên sông được hình thành và công
nhận, trở thành các chứng nhân lịch sử cho sự phát triển của đô thị Sài Gòn một thời.
Tiêu biểu là các công trình kiến trúc (Bến Nhà Rồng), các tuyến đường lịch sử (đường
Đồng Khởi, đường Tôn Đức Thắng, khu vực Bến Bạch Đằng...) và các trục cảnh quan
đặc trưng (Đại lộ Nguyễn Huệ, từ đường Lê Thánh Tôn tới đường Tôn Đức Thắng,
Đại lộ Hàm Nghi...).

Bên cạnh đó, hiện nay nhận thức chung về di sản và bảo tồn di sản còn bị hạn chế, đa
phần là các kế hoạch quy hoạch mới muốn bỏ đi các khu vực lịch sử (nhà máy đóng
tàu Ba Son, cây cầu Sắt trong Thảo Cầm Viên, hàng cây trăm tuổi trên đường Tôn
Đức Thắng,...), công trình di sản này hoặc trùng tu theo kiểu mới. Xu hướng sử dụng
công trình di sản cũng bị thay đổi vì mục đích thương mại, thậm chí bỏ qua mục tiêu
phát triển và bảo tồn văn hóa.

Giá trị các khu vực đô thị bên sông: Đô thị bên sông từ xa xưa đã được phân định
chức năng rõ ràng.

Hình 40: Vị trí của xưởng thủy

Xưởng thủy: được xây dựng năm 1791 để phục vụ cho việc thủy chiến, là một điểm
phòng thủ ở phía Bắc thành trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn

43
Hình 41: Cảng Ba Son ngày trước

Khu vực này sau đó còn là địa điểm tiền đề để nghề đóng tàu phát triển với sự giúp
sức của người Pháp, hay được người dân gọi với cái tên thủy xưởng Ba Son.

44
Hình 42: Bến Bạch Đằng cuối thập niên 1950

Hình 43: Bến Bạch Đằng đầu thế kỉ 20

Bến Bạch Đằng được Pháp quy hoạch là một khu giải trí bên sông cùng với văn hóa
“trên bến dưới thuyền” đã biến khu vực này trở thành một khu vực phục vụ cộng đồng
bậc nhất Sài Gòn lúc bấy giờ, cùng kết hợp với các tuyến đường đại lộ (boulevard) với
các hàng cây lớn xanh mướt trên vỉa hè đã góp phần tạo nên một giá trị đô thị to lớn
cho Sài Gòn xưa.

Hình 44: Một đoạn kênh Tàu Hủ xưa

Vùng Chợ Lớn xưa buôn bán được thịnh vượng một phần lớn là nhờ vào kênh Tàu

Hủ, là đường thủy nối liền Thủ đô Sài Gòn với các sông ngòi miệt Hậu Giang. Sở dĩ
đây là con đường huyết mạch trong việc buôn bán thông qua đường thủy của khu vực
Chợ Lớn thời bấy giờ vì nó là con đường tiện lợi nhất, gần và ít nguy hiểm, vì không
cần đi đường biển vào cửa Cần Giờ. Các tàu nhỏ, ghe thương lái, các chài lúa từ các

45
vùng khác cũng đều men theo con kênh này mà giao dịch với Thương cảng Sài Gòn
để gửi hàng hóa đi ngoại quốc.
Hình 45: Nhà máy xay lúa bên kênh Tàu Hủ

Hình 46: Thuyền chở gạo trên kênh Tàu Hủ

Dọc hai bên bờ kênh xưa, có nhiều nhà máy xay gạo danh tiếng của Hoa Kiều và
nhiều chành lúa gạo được dựng tạm san sát liền kề nhau từ bến Bình Tây đến bến
Bình Đông.

46
Hình 47: Ga Chợ Lớn năm 1905

Khu vực Bến Nghé phát triển công trình dành cho đường sắt - xây dựng các trạm ga
tàu, xưởng toa xe.

Khu Kinh Thanh Đa cũng được quy hoạch năm 1972 với chức năng ở là chủ yếu.
Toàn khu Thanh Đa có diện tích khoảng 55 ha thì cụm chung cư chiếm khoảng 36 ha.
Khu chung cư Thanh Đa với 23 lô được xây dựng năm 1972, khu cư xá này được thiết
kế theo mô hình tiểu khu nhà ở có quy mô lớn nhất cả nước thời bấy giờ. Quy hoạch
ban đầu, khu cư xá có đầy đủ hệ thống giao thông, các công trình công cộng, thương
mại dịch vụ, hành chính, y tế, giáo dục, công viên cây xanh… Mật độ xây dựng chỉ
30%-40%.

47

nh 48: Cầu Kinh xưa

Hình 49: Toàn cảnh vùng kinh Thanh Đa

Tuy nhiên, các khu vực này đang dần mất đi các giá trị lịch sử và các chức năng
vốn có:

Thủy xưởng Ba Son nay phải nhường chỗ lại cho các tòa cao ốc văn phòng, làm dấy
lên sự lo ngại về sự mất đi các công trình kiến trúc cũ mang dấu ấn một thời mà thay
thế bằng các tòa nhà hiện đại.

48
Hình 50: Dự án cao ốc văn phòng cao 60 tầng The Sun Tower BaSon được dự định sẽ xây dựng trên
khu đất thủy xưởng Ba Son cũ, khu vực đường Tôn Đức Thắng với mục đích tạo điểm nhấn

Khu kênh Tàu Hủ - Bến Nghé một thời gian sau này đã bị bỏ phế, bùn đất bồi lắng
làm dòng kênh cạn dần; nhà cửa nhếch nhác, tạm bợ được cất san sát dọc hai bờ kênh;
rác nổi lềnh bềnh trên dòng kênh lớn nhất chạy ngang trung tâm thành phố này…

49
Hình 51: Một vài hình ảnh nhếch nhác đầy rác và những căn nhà xập xệ, tạm bợ của kênh Tàu Hủ -
Bến Nghé cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21

50
Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé hiện nay đã được hồi phục lại sự sống nhưng các chức năng
ban đầu đã gần như mất đi, nhường chỗ cho sự phát triển của đô thị và các công trình
cao tầng mọc lên với tốc độ chóng mặt ở hai bên bờ sông.

Hình 52: Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé hiện nay

Tuy nhiên, khu vực bến Bình Đông vẫn còn giữ được nét riêng vốn có, mang đậm dấu
ấn Sài Gòn xưa và có nét tương đồng với một số đô thị trong và ngoài nước (các đô thị
nãy cũng đã và đang khai thác rất tốt thế mạnh của mình) mặc dù hiện nay thủy lộ
không còn là chủ yếu, bến thuyền không còn tấp nập như xưa, thậm chí nhiều khi
vắng vẻ song nơi đây vẫn là điểm đến và là nơi neo đậu của những con thuyền buôn
bán từ phương xa tới Sài Gòn - TP.HCM.

Mặt khác, dù cho một số gia đình vẫn giữ nét kiến trúc cũ độc đáo này thì một số khác
quyết định xây mới và không giữ được nét kiến trúc cũ.

51
Hình 53: Mặt đứng đô thị của bến Bình Đông

Hình 54: Một góc phố cổ Hội An

Hình 55: Brandevoort, Hà Lan

52
Khu cư xá Thanh Đa hiện nay đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng những vẫn
chưa có hướng giải quyết cụ thể và thiết thực, tình trạng xuống cấp vẫn còn tiếp tục
nhưng các dự án hiện nay chỉ là các dự án treo và vẫn chưa thể nào thực hiện được.

Hình 56: Cư xá Thanh Đa hiện đang xuống cấp trầm trọng

Kết luận: Xuyên suốt các thời kỳ phát triển, các khu vực này trong quá trình theo kịp
tốc độ đô thị hóa đã phải đổi mới về diện mạo, về chất lượng và cũng dần đánh mất
vai trò trong tổng thể chung của thành phố, mất đi phần nào dấu ấn lịch sử của đô thị
Sài Gòn xưa, việc quy hoạch hiện nay được xem là đổi mới so với thời Pháp cũng
chưa cho thấy sự hiện quả rõ rệt và chưa tận dụng được hết các không gian bên sông
cũng như tiềm năng mà con sông mang lại.

Giá trị kiến trúc:

Kiến trúc lúc đô thị phát triển cực thịnh ở thời gian trước: Có thể nhận định rằng các
đồ án quy hoạch thời kỳ trước mang tính khoa học rất cao.Trong các đồ án này, các
yếu tố địa hình, địa mạo, địa chất, khí hậu, thủy văn được quan tâm đúng mức. Chính
nhờ khảo sát tốt và sâu mà hiện nay mà sau gần 200 năm các công trình xây dựng, các
hạ tầng kỹ thuật đa phần vẫn còn sử dụng rất tốt:

+ Các ô phố và đường sá được bố cục theo ô vuông bàn cờ.


+ Các trục đường chính được bắt đầu từ sông Sài Gòn để đón gió.
+ Các điểm giao nhau có vòng xoay (tiểu đảo, bùng binh).
+ Các công trình điểm nhấn.
+ Các tổ chức không gian chức năng.
+ Mật độ cây xanh, không gian công cộng.

53
+ Khoảng lùi các công trình.
+ Chiều cao công trình.
+ Các công trình kỹ thuật (thoát nước, vỉa hè, cống…)
+ Các con đường được đặt tên.
+ Các căn nhà được đánh số theo thứ tự.

Điểm khởi đầu cho việc đánh số các dãy nhà tỏa ra theo hình tia mặt trời là từ nhà thờ
Đức Bà là số 1 và nhà Bưu điện thành phố là số 2. Các nhà quy hoạch Pháp đã tạo ra
được một lòng chảo xanh mà tâm điểm là nhà thờ Đức Bà, nhà ở trong khu vực này
cao không quá hai tầng, cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa phủ khắp nơi.

Rõ ràng người Pháp đã tạo ra được một không gian kiến trúc cổ điển đậm phong cách
châu Âu một cách hài hòa, lãng mạn và tuyệt đẹp. Các bức họa đồ và các bức ảnh còn
giữ lại cho đến hôm nay cho thấy người Pháp đã quy hoạch và xây dựng thành công
một Sài Gòn hiện đại ngay vào thời kỳ đó theo đúng tinh thần “là một bản sao của một
thành phố có quy mô trung bình của Pháp”.(5)

Hình 57 : Ảnh phối cảnh chim bay một góc Sài Gòn quy hoạch thời Pháp, nhà thờ Đức Bà được xem
như là Landmark với các công trình nhà ở xung quanh không được cao quá 2 tầng.

54
Hình 58: Một số góc sông Sài Gòn với khung cảnh “trên bến dưới thuyền” kết hợp với đường đi bộ
dọc bờ sông của đô thị Sài Gòn thời kỳ hưng thịnh.

Ngoài ra, có thể thấy rõ ràng một điều rằng đường Silhouette đô thị vào thời điểm này
rất cân đối và hài hòa ở hầu hết tất cả các khu vực, khu đô thị bên sông không bị tách
biệt với khu đô thị còn lại nhờ vào việc quy hoạch hợp lý về tầng cao.

55
Hình 59: Bến Bạch Đằng xưa rất thoáng đãng cùng với đường Silhouette hài hòa không tạo ra một
sự gay gắt và choáng ngợp bởi sự dày đặc bởi mật độ và tầng cao công trình như hiện nay.

Một số công trình nổi tiếng ở thời Pháp:

Hình 60 : Tòa nhà Hải Quân 1900

56
Hình 61 : Khách sạn Majestic, Sài Gòn, 1920

57
Hình 62: Cột cờ Thủ Ngữ được xây dựng năm 1865

Hình 63: Hình thức mặt đứng đường Võ Văn Kiệt, gần bến Chương Dương

Khu vực kênh Tàu Hủ (đường Võ Văn Kiệt - gần bến Chương Dương), tại khu vực
này các nhà phố kết hợp kinh doanh thương mại, kho hàng kiến trúc hài hòa với cây
xanh, mặt nước…

Hiện nay, dưới sự đô thị hóa nhanh chóng đã làm mất đi sự hài hòa vốn có của các
khu vực, đặc biệt là khu vực Bến Bạch Đằng. Các công trình mới cao tầng như văn
phòng, chung cư xây dựng xen cấy vào các công trình cũ làm tách biệt các không gian
của khu vực đô thị bên sông với các khu vực còn lại của thành phố. Sau đây là một số
hình ảnh dẫn chứng cho tình trạng xây xen cài các công trình mới vào hiện trạng khu

vực các con kênh:

Hình 64: Bến Bạch Đằng

58
Hình 65: Kênh Tẻ

Hình 66: Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

59
Hình 67: Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé

Đồng thời như đã đề cập đến ở phần cơ sở lý luận, yếu tố mặt nước mang lại nhiều giá
trị cho đô thị trong việc cải thiện môi trường không khí và điều hòa nhiệt độ, độ ẩm
không khí. Do đó việc giữ gìn, bảo vệ yếu tố mặt nước là vô cùng quan trọng. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển đô thị bên sông Sài Gòn, giá trị của dòng sông không
được phát huy đúng mức, sự đô thị hóa làm ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng lớn đến đời
sống sinh hoạt của người dân. Hiện nay dòng sông đã dần nhận được sự quan tâm
đúng mức của Nhà nước, các kế hoạch nhằm cải thiện chất lượng nước ở một số khúc
sông đã được thực hiện (Nhiêu Lộc - Thị Nghè), cải thiện được chất lượng nước cũng
như chất lượng sống của người dân. Kênh Thị Nghè được đầu tư chỉnh trang kiến trúc
cảnh quan bên sông so với quá khứ nhưng chỉ mới phần nào giải quyết được về mặt
giao thông và cải thiện môi trường nước, tăng sự tương tác với dòng kênh, thật sự khu
vực này vẫn cần phát huy và tận dụng triệt để hơn nữa.

60

nh 68: Kênh Thị Nghè hiện nay đã giải quyết được các vấn đề về môi trường và giao thông, nhưng
vẫn chưa thực sự triệt để

Hình thức kiến trúc được phản ánh qua ba dấu ấn tiêu biểu: kiến trúc dân gian đô thị,
kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc, kiến trúc thời kỳ Cộng Hòa.

Dấu ấn kiến trúc dân gian trong phố thị Sài Gòn (chùa, nhà cọc trên sông, … phản ánh
sự phát triển của đô thị thời bấy giờ, các mối quan tâm xuyên suốt quá trình phát triển,
cũng góp phần làm nổi bật các đặc điểm riêng của đô thị so với các đô thị khác trên
thế giới) đã dần được thay thế bởi kiến trúc nhà ống đô thị với tính chất gắn kết, tương
tác với đường phố trong tổ chức không gian. Thông qua quá trình liên tục được cải tạo
hoặc xây mới, nhà phố trở thành minh họa sống động cho những đổi thay của lối sống
và thể hiện được khả năng thích ứng linh hoạt trong mọi diễn biến của các thời kỳ đô
thị hoá, góp phần tạo nên tính tiếp nối lịch sử cho tiến trình phát triển đô thị tại TP
HCM.

Dấu ấn kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc được thể hiện qua một số lượng lớn các công
trình kiến trúc do người Pháp xây dựng như khách sạn (Rex, Continental…), nhà thờ
(Thị Nghè, Thanh Đa, Giáo xứ Xóm Chiếu).

Người Pháp cũng thiết kế khách sạn Continental như là một con thuyền vươn ra trực
đường Đồng Khởi nối kết với bờ sông.

61
Hình 69: Khách sạn Continental năm 1930

Kiến trúc thời kỳ sau 1975 cho đến nay: Kiến trúc Sài Gòn từ 1975 đến nay phát triển
theo hướng kiến trúc hiện đại đa dạng với sự du nhập của nhiều đặc điểm kiến trúc,
phản ánh sự hội nhập năng động với các trào lưu nghệ thuật hiện đại trên thế giới, góp
phần làm thay đổi diện mạo kiến trúc Sài Gòn. Đại diện cho loại hình công trình này
là Bitexco, Landmark 81, Lotte Hotel, chung cư Charmington Iris,...

Hình 70: Tòa nhà Bitexco Hình 71: Tòa nhà Landmark 81

62
Hình 72: Dãy nhà cổ trên đường Võ Văn Kiệt (gần Bến Bạch Đằng)

Tựu chung, về kiến trúc công trình hiện nay thật sự chưa có sự quản lý tốt trong việc
tạo lập hình ảnh đô thị, các công trình khá thoải mái và không có sự đồng bộ về hình
thức kiến trúc, đặc biệt là trào lưu phong cách hiện đại quốc tế ở Việt Nam, các công
trình có sự buồn tẻ trong hình thức mặt đứng, được phủ kính và sử dụng hầu hết hình
thức thông gió cưỡng bức, không tận dụng được yếu tố bản địa và cũng chưa phù hợp
với yếu tố khí hậu của Việt Nam hiện nay.

Kiến trúc một số nhà cao tầng ảnh hưởng tới khu vực bên sông tạo điểm mốc mới cho
đô thị hiện đại, điều này là một điểm tốt trong việc quy hoạch, là một sự kế thừa quy
hoạch trước đó của thời thuộc địa. Tuy nhiên các công trình này lại được xây dựng
khá sát mép sông, móng của các công trình khá sâu gây các tác hại tiềm ẩn đối với địa
hình và môi trường nước trong tương lai cho nên cần phải có sự xử lý hợp lý về vấn
đề nước và rác thải.

Đường Silhouette

Con sông từng được coi là “mặt tiền” của Sài Gòn xưa, nay trở thành yếu tố cốt lõi
hình thành nên một đô thị hiện đại, phát triển, thành công tạo dựng vẻ đẹp biểu trưng
mới cho khu vực. Do đó, các công trình đô thị bên sông vẫn luôn được đánh giá là các
đô thị trọng tâm liên quan đến kinh tế, lối sống, đại diện cho bộ mặt và được chú trọng
phát triển.

Đường Silhouette nhìn chung của các không gian đô thị Sài Gòn mang một vẻ đẹp đặc
trưng nhờ vào việc quy hoạch mặt đứng tốt, các đường Silhouette thật sự sẽ mất đi giá
trị nếu nó không gắn liền với con sông. Các đường Silhouette tiêu biểu ở Sài Gòn:

63
Hình 73: Mặt đứng sông và cảnh quan khu vực Thị Nghè

Không gian cảnh quan khu vực Thị Nghè khá tiềm năng với hai đường bờ kè hai bên
luôn rợp bóng cây xanh. Xung quanh hai bên đường lấp ló, thoắt ẩn, thoắt hiện, một
vài công trình cao hẳn lên tạo điểm nhấn cho đường bờ kênh. Sự phản chiếu của con
sông cũng góp phần làm sinh động thêm mỹ quan của đường Silhouette.

Khu vực Thị Nghè có các công trình tôn giáo tạo ra được điểm nhấn ở một số đoạn,
mang lại sự đặc trưng, định hướng được không gian khu vực đó. Tuy nhiên nhìn
chung thì cả đoạn kênh cũng bị tách biệt với các khu vực đô thị còn lại của thành phố
khi các trục giao thông kết nối đều là những đường quy mô nhỏ (lộ giới nhỏ hơn
10m). Các chung cư, tòa văn phòng xây dựng thiếu quy định về tầng cao làm che đi vẻ
đẹp mỹ quan của khu vực, khiến cho sự tiếp cận của người dân bị hạn chế đi rất nhiều.

Hình 74

64
Đường Silhouette của bến Bạch Đằng rất đặc trưng bởi các tòa nhà cao tầng (Bitexco,
các tòa Landmark,...), cùng với chiều dày lịch sử của mình mà bến Bạch Đằng được
ưu ái tạo lập ra một không gian tiện ích đô thị mang tính biểu tượng của TPHCM và
khu vực này vẫn một phần nào đó giữ lại được văn hóa “trên bến dưới thuyền”. Tuy
nhiên dưới sự đô thị hóa thiếu tính quản lý chặt chẽ đã làm cho các công trình kính
cao tầng mọc lên san sát bờ sông, nằm xen cấy với các công trình cũ, phá vỡ đi sự hài
hòa của mặt đứng bên sông.

Không gian cảnh quan khu vực Bến Bạch Đằng qua quá trình phát triển cũng bị đánh
đổi đi khá nhiều khi trục cảnh quan Charner nay đổi thành trục văn hóa Phố đi bộ
Nguyễn Huệ. Các dãy cây xanh trăm tuổi trên đại lộ Tôn Đức Thắng cũng bị chặt bỏ
phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng. Một thành phố được mệnh danh là “thành phố
dưới tán cây” nay đã đánh mất đi giá trị vốn có của nó.

Hình 75: Bến Bạch Đằng

Khu vực Thanh Đa được bao phủ bởi các công viên cây xanh dọc hai bên bờ kênh,
hình thành nên một trục cảnh quan khá tiện ích, thu hút được lượng lớn người dân nơi
đây tiếp cận đến bên sông.

Đường Silhouette khu vực Thanh Đa thiếu đi sự đặc trưng riêng biệt, thêm vào đó là
sự xuống cấp của các chung cư, nhà ở thấp tầng nơi đây đã tạo nên một mặt đứng
sông không thẩm mỹ, thiếu điểm nhấn cho khu vực.

65
Hình 76: Toàn cảnh thành phố nhìn từ Thanh Đa

Đường Silhouette của Kênh Tẻ là các ngôi nhà cọc bên sông (một đặc điểm rất đặc
trưng của đô thị Sài Gòn xưa), tuy nhiên các ngôi nhà này đang xuống cấp rất trầm
trọng và thiếu sự quy hoạch một cách chặt chẽ về mặt hình thức mặt đứng. Mặt đứng
sông thể hiện sự lộn xộn trong cả hình thức và ngôn ngữ đường nét.

Sự xuống cấp của các nhà cọc bên sông đã làm tách biệt khu vực này với các khu vực
đô thị bên trong. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, các đường giao thông không đáp ứng
được nhu cầu kết nối của người dân đến các khu vực bên sông. Bên cạnh đó, vấn đề ô
nhiễm nguồn nước và sự quy hoạch chưa phù hợp đã làm cho một khu vực còn non
trẻ, đầy tiềm năng phát triển này dần trở thành một khu vực chết.

Hình 77: Dãy nhà trên sông

Kênh Thị Bến Bạch


Kênh Tẻ Kênh Thanh Đa
Nghè Đằng
Xuất hiện từ
Yếu Tuy mới được thời Pháp thuộc
tố quy hoạch và còn nguyên
Khu vực Khu vực bến
mặt đến sau này giá trị đến hiện
Giá trị cảng Ba Son Bạch Đằng có
nước nhưng tiềm nay. Tuy nhiên
lịch sử có giá trị lịch giá trị lịch sử
năng phát đang không
sử lâu đời lâu đời
triển khu vực được trùng tu,
vô cùng lớn quan tâm đúng
mức

Giá trị Loại hình Loại hình Loại hình kiến Nhiều loại hình
kiến kiến trúc chủ kiến trúc chủ trúc nhà ở dân kiến trúc (nhà
trúc yếu là nhà ở yếu là nhà ở, gian chiếm đa cao tầng, bến
không đa số, không đa tàu, trục cảnh
dạng dạng quan…) hòa
lẫn vào nhau

66
Tận dụng Chủ yếu là các
Giá trị Tận dụng
được mặt Tận dụng được công trình cao
của mặt được mặt
nước vào mặt nước vào tầng, không tận
nước nước vào điều
điều hòa vi điều hòa vi khí dụng yếu tố
với đô hòa vi khí hậu
khí hậu khu hậu khu vực thông gió tự
thị khu vực
vực nhiên

Kiến trúc chủ


Công trình yếu từ thời
Kiến trúc chủ
chủ yếu là Pháp thuộc
yếu từ thời Pháp Kiến trúc hiện
kiến trúc dân và Cộng
thuộc, bên cạnh đại chiếm đa số
gian (nhà ở, Hòa, bên
Hình thức kiến đó là các kiến bên cạnh một
chùa..) bên cạnh đó là
trúc trúc nhà ở dân vài công trình
cạnh kiến trúc việc du nhập
gian di sản lâu đời
thời Pháp các lối kiến
thuộc trúc hiện đại
mới

Đặc trưng Đường


Đặc trưng với
bởi sự hòa Silhouette là các
Đặc trưng với các kiến trúc
Đường lẫn giữa các mảng xanh kết
nhà trên cọc hiện đại
Silhouette công trình và hợp nhà ở cao
nhấp nhô (Bitexco,
cây xanh tầng và thấp
Landmark 81)
cảnh quan tầng

- Kênh Tẻ là khu vực mới được phát triển sau này, mang được vẻ
đẹp nhà cọc truyền thống trên sông nhưng về tổng thể vẫn chưa
có sự quy hoạch đúng mức về cả hình thức lẫn ngôn ngữ kiến
trúc, mặt đứng sông còn lộn xộn, vật liệu cũ kỹ, thiếu đi các
mảng xanh tự nhiên.
- Kênh Thị Nghè tuy được đầu tư chỉnh trang kiến trúc cảnh quan
bên sông nhưng mới chỉ phần nào giải quyết được về mặt giao
thông và cải thiện môi trường nước, tăng sự tương tác với dòng
kênh - cần phát huy và tận dụng triệt để hơn nữa.
Tổng kết
- Kênh Thanh Đa sở hữu trục cảnh quan phát triển, thu hút được
nhiều người dân đến tiếp cận tuy nhiên khu vực này dường như
bị lãng quên bởi sự thiếu cải tạo, nâng cấp kiến trúc. Ngoài ra sự
phát triển đô thị của khu vực cũng thiếu đi sự đặc trưng.
- Bến Bạch Đằng là khu vực có giá trị lịch sử lâu đời, gắn liền với
các trục cảnh quan chính của thành phố tuy nhiên sự đô thị hóa
thiếu quản lý đã làm cho khu vực này xuất hiện các hình thức
kiến trúc không phù hợp cũng như mất dần đi các mảng xanh tự
nhiên.

Kết luận: Quy hoạch tổng thể về sự phát triển của đô thị hiện nay bên sông Sài Gòn
đang có nhiều sự thay đổi chưa phù hợp. Các giá trị đặc thù, lợi thế của mỗi khu vực
đang không được phát huy và dần mất đi như khu vực Bạch Đằng được cho là khu
giải trí, trục cảnh quan hàng đầu đang dần bị thương mại hóa bởi các cao ốc ngay bên

67
cạnh sông, cây xanh trăm năm tuổi bị chặt đi hay Xưởng thủy (Cảng Ba Son) nay đã
bị tháo dỡ thay vào đó là khu phức hợp các chung cư cao tầng và tiện ích hiện đại.
Bên cạnh đó là sự phát triển đô thị chưa đồng bộ, các công trình mới cũ xen cài vào
nhau tạo nên một mặt đứng lộn xộn trong cả hình thức và ngôn ngữ. Hơn thế nữa, vấn
đề ô nhiễm môi trường, suy tàn nhiều văn hóa bên sông vẫn đang là các vấn đề đáng
quan tâm và giải quyết hơn hết.

3.2 Kết quả khảo sát xã hội học trong khu vực

3.2.1 Kết quả khảo sát người dân: khảo sát trên 52 người được hỏi

Dựa vào các kết quả phân tích sơ bộ của phần 3.1 để đưa ra các câu hỏi khảo sát xã hội
học nhằm mục đích khẳng định lại các vấn đề, xếp hạng vấn đề theo các hướng từ cấp
bách nhất đến ít cấp bách nhất, cũng từ đó làm tiền đề để đưa ra các hướng giải pháp tối
ưu thông qua các quan niệm, các đánh giá và các giải pháp ban đầu được đưa ra bởi 52
người được khảo sát.

Tỉ lệ các khu vực sông/kênh Sài Gòn khảo sát:

Quan niệm của các đối tượng khảo sát về không gian đô thị bên sông:

68
Không gian công cộng (công viên, bờ kè đi bộ...): 41 người (78.8%)

Không gian cây xanh: 15 người (28.8%)

Không gian sinh sống (chung cư, nhà ở...): 17 người (32.7%)

Không gian thương mại (chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm...): 8 người (15.4%)

Không gian dịch vụ công cộng (cơ quan hành chính, y tế...): 3 người (5.8%)

Không gian dịch vụ sinh hoạt (du lịch, vui chơi,...): 13 người (25%)

Không gian bao gồm vật thể kiến trúc cây xanh mặt nước: 1 người (1.9%)

Tỉ lệ tần suất đến bờ sông:

Mặt tốt và mặt trái của các không gian bên sông theo quan điểm của đối tượng khảo sát:

69
Tỉ lệ các hoạt động thường được diễn ra ở không gian bên sông:

Mức độ quan trọng của các không gian bên sông:

Quan điểm của các đối tượng khảo sát về các không gian bên sông:

70
Các vấn đề đáng quan tâm của các không gian bên sông:

Mức độ ảnh hưởng của các không gian bên sông đến đời sống các đối tượng khảo sát:

71
Mong muốn của các đối tượng khảo sát về định hướng phát triển không gian bên sông:

Các đề xuất cho con sông trở nên tốt hơn của các đối tượng được khảo sát

Các ý kiến về việc cải thiện môi trường

- Thắt chặt việc vứt rác xuống sông ngòi, kênh rạch. Cần có biện pháp chế tài thật
mạnh cho những người vi phạm
- Giải pháp bảo vệ môi trường. Quy hoạch dân cư buôn bán
- Cải tạo, nâng cấp giúp sông bớt ô nhiễm
- Kiểm soát nguồn nước gây ô nhiễm, có hệ thống chống ngập bên sông do nước
dâng lên vào mùa mưa
- Đặt nhiều thùng rác đẹp bên sống tránh ô nhiễm, có camera giám sát và phạt những
người vì phạm nội quy làm ảnh hưởng đến sông, xây dựng thêm nhiều biểu tượng
đẹp để check-in điều này vừa đẹp vừa để người dân trân trọng không muốn làm dơ
sông, nên cần làm biểu tượng theo trào lưu để thu hút tránh gây nhàm chán.
- Nên tuyên truyền vận động giữ gìn vệ sinh môi trường cho người dân sống ở đó
- Lọc rác, vệ sinh
- Vấn đề nằm ở giáo dục, cần nâng cao ý thức bảo vệ con sông
- Xây dựng thêm nhiều cây xanh, quản lý các nơi bán hàng rong gây mất mỹ quang
đô thị và ô nhiễm nước, thu gom rác thải tạo môi trường sạch.

Các ý kiến về việc tạo lập các không gian tiện ích, thương mại, cảnh quan,...

- Cải thiện chất lượng không gian bên sông để tổ chức các hoạt động cộng đồng thu
hút giới trẻ
- Tuyên truyền người dân về ý thức, hình thành các khu du lịch, khu vui chơi giải trí
bên sông để tận dụng triệt để cảnh quan hiện có.
- Kết hợp dịch vụ mua bán và tham quan trên sông
- Cần quy hoach bài bản, khoa học và thực hiện nghiêm túc quy hoạch đó
- Bố trí nhiều băng đá để ngồi ngắm sông

72
- Phát triển thêm giao thông đường thủy trên sông để phục vụ như giao thông công
cộng và du lịch
- Nên có thêm không gian để thu hút giới trẻ đến vui chơi giải trí, cải thiện chất
lượng, môi trường nước và khu vực quanh sông
- Mở rộng cảnh quan bên sông
- Xây dựng thêm nhiều cây xanh, quản lý các nơi bán hàng rong gây mất mỹ quang
đô thị và ô nhiễm nước, thu gom rác thải tạo môi trường sạch.
- Gắn kết với con người
- Cần có hệ thống đèn chiếu sáng tốt

3.2.2 Kết quả khảo sát chuyên gia

Chuyên gia kiến trúc - quy hoạch TS.KTS. Trương Thị Thanh Trúc

Câu hỏi: Ý kiến của cô về thực trạng hiện tại của đô thị bên sông Sài Gòn?
“Nhiều công trình được mọc xen cấy, tức là xây dựng mang tính chất xen cài hoặc là
có một số công trình người ta đã xóa vị trí đó đi và người ta xây dựng những công
trình mới hoàn toàn ở những vị trí cũ quên đi việc hòa hợp giữa công trình với công
trình, với cảnh quan xung quanh, với không gian mặt nước và người ta chỉ quan tâm
đến việc tính toán lợi nhuận của chủ đầu tư là chủ yếu mà quên đi cái yếu tố phục vụ
cộng đồng”.

Câu hỏi: Theo Cô hướng phát triển của các khu vực đô thị bên sông trong tương lai là
gì?
“Ở Hàn Quốc có một bài học kinh nghiệm mà nó được cả thế giới khen, không chỉ là
sự thành công của mỗi Seoul, Hàn Quốc. Trước đây có một dòng suối, nó là một cái
kênh đào, để giải quyết vấn đề thoát nước đô thị và nó đã trở thành một kí ức tiềm
thức của người dân sống ngay cái suối đó. Sau này người ta không thấy được giá trị
của nó nên sẵn sàng lấp đi, tạo thành một cái trục đường, nhưng mà sau khi người ta
xài cái trục đường đó xong người ta nhận ra không giải quyết nhiều hơn cho việc giao
thông đô thị là mấy, vì hiệu ứng gây nên giá trị đặc thù của địa phương không có, bị
mất luôn, không có giá trị nhận diện vì nó rất giống với các đô thị khác. Ban đầu
người ta mới nghĩ đến chuyện làm lại, nhưng mà làm lại không có nghĩa là làm lại y
chang mà người ta cải tạo, thiết kế lại cảnh quan, gọi là mĩ thuật đô thị, xong người ta
cho cũng như là một cái nơi mà người ta đến thưởng thức, người ta đến để tham quan,
còn người dân được hưởng cảnh quan của không gian đó, thì đó là một bài học mà
mình nghĩ là thành công mà mình có thể học tập, tức là mình sẽ dành những không
gian nào đó để kết nối được tính cộng đồng, ví dụ như là cái trục đi bộ Nguyễn Huệ,
thì thực ra nó không phải để tăng thêm tính mỹ quan, vì nếu như nói về cái trục
Nguyễn Huệ trước đó nó có một cái Boulevard với mảng xanh rất đẹp cho nên nói về
mỹ quan đô thị, về nét xanh của đô thị thì ngày xưa đẹp hơn nhưng mà khi người ta
quy hoạch lại thì nó trở thành nơi kết nối cộng đồng tốt hơn, mặc dù nó chỉ là một con
đường, nó không phải là dòng sông, không phải là mặt nước, nếu các bạn suy nghĩ ở
một đoạn nào đó cần thiết gần bờ sông ví dụ như bến Bạch Đằng chẳng hạn thì giờ
mình biến nó thành những không gian sinh hoạt cộng đồng hay là mình cải tạo nó
thành những không gian sinh hoạt cộng đồng chính quy, nó được tổ chức bài bản
hơn thì nó sẽ phát huy được và đương nhiên khi khi nó làm được điều đó thì nó
sẽ mang lại những giá trị ngược lại cho các công trình ở lân cận”.

73
Câu hỏi: Vậy theo Cô mình cần phải đánh đổi các mảng xanh để đổi lấy sự phát triển
của đô thị không?
“Không phải là mình sẽ đánh đổi, tức là tôi đang có một sự so sánh về các giải pháp
ví dụ như cái giải pháp ở trục đường Nguyễn Huệ, nhiều khi người ta sẽ có một cái
giải pháp vẹn toàn hơn, không cần phải cái đổi cái trục Boulevard xanh nhưng mà vẫn
biến nó trở thành cái trục đi bộ gắn kết cộng đồng thì sao? Tôi đang nói về mục đích
người ta bỏ cái mảng xanh đó đi nhưng bù lại người ta tăng được tính cộng đồng
nhưng mà giả sử có một giải pháp tốt hơn là tôi vẫn giữ cái mảng xanh đó nhưng nó
vẫn là không gian kết nối cộng đồng mang tính gắn kết cục bộ. Thì tùy vào đề xuất có
thể rút kinh nghiệm từ trục đường Nguyễn Huệ, có thể trả giá bằng cái mảng xanh.
Đối với khu bến Bạch Đằng thì quy hoạch làm sao vẫn giữ được mặt nước, mảng
xanh đó một cách quy củ hơn, mở được không gian sinh hoạt cộng đồng một
cách hiệu quả hơn”.
Cảm ơn cô đã có những đóng góp quý giá cho bài nghiên cứu của nhóm em!

ThS.KTS. Nguyễn Hữu Tâm Hiền

Câu hỏi: Cô có thường hay đến các khu vực sông, kênh của TPHCM hay không? Nếu
có, Cô thường đến đó nhằm mục đích gì?
“Có. Tôi thường đến các khu vực sông chủ yếu thông qua việc lưu thông trên đường.
Có đi qua khảo sát sơ về đặc tính đô thị, không gian ở. Tôi nhiều lần đi qua hầm Thủ
Thiêm trên tuyến đường Võ Văn Kiệt, có thể thấy sự thay đổi, sự ảnh hưởng của phát
triển đô thị lên những dãy nhà hai bên dòng kênh. Thấy sự mất đi, sự xuống cấp thay
đổi từng ngày, từng tuần, khoảng 20 năm của Sài Gòn. Thời gian không phải là lâu
nhưng cũng có thể thấy những giai đoạn quan trọng về mặt phát triển hạ tầng đô thị
của Sài Gòn, thấy được giá trị của những nhà cổ khi nó được đặt cùng nhau trong một
bối cảnh đô thị, thấy được sự tương tác của nó và thấy được sự giằng co để giành giật
lại sự tồn tại của nó. Khá là phức tạp về mặt xã hội. Chúng ta nhìn về các nhà cổ hay
không gian đô thị cổ đặt để trong quan điểm hóa về chuyên môn đương nhiên ta
có thể nhìn thấy các giá trị của nó. Nhưng nếu chúng ta nhìn nhận nó về khía
cạnh xã hội hay những góc nhìn có lợi ích trực tiếp thì nó lại gặp nhiều vấn đề
khác. Khía cạnh quản lý nó sẽ khác, khía cạnh về sử dụng sẽ khác và khía cạnh
về người làm bảo tồn sẽ khác.”

Câu hỏi: Theo cô thì không gian đô thị bên sông có nghĩa là gì? Khi nhắc tới không
gian đô thị bên sông, điều gì cô nghĩ đến đầu tiên?
“Nếu nhắc tới bên sông Sài Gòn thì chắc chắn phải nhắc tới nhịp sống bên sông.
Nhịp sống Sài Gòn sẽ không bao giờ tách rời khỏi hoạt động của người dân. Vì thế
theo tôi nghĩ nó không nên thuần về mặt công năng, nó nên có sự đa dạng về phân bổ
không gian công năng trên những tuyến đường đó, chứ không chỉ đơn nhất là công
viên hay công cộng hay thương mại. Sài Gòn về bản chất từ xưa đã là một đô thị
hơi hỗn hợp về mặt công năng, không phân khu theo tính điển hình rõ ràng, sự
hấp dẫn của Sài Gòn chính là sự lộn xộn về mặt bản chất của nó, chứ không phải
là sự phân tách rõ ràng về mặt công năng. Chúng ta phát triển đô thị nhưng nếu
chúng ta không quan tâm đến sự “lộn xộn” đó thì gần như nó sẽ mất luôn đặc
tính của Sài Gòn.”

74
Câu hỏi: Theo cô việc buôn bán hàng rong tại các khu vực bên sông có ảnh hưởng
tiêu cực hay tích cực đến khu vực này?
“Theo tôi thì việc buôn bán hàng rong sẽ tích cực nếu chúng ta có quy hoạch rõ ràng
trong thiết kế không gian đô thị chứ không phải theo hướng tự phát. Cho nên cần có
định hướng, định dạng, thậm chí là định vị cho các khu vực một cách rõ ràng. Chợ dân
gian, các khu bán hàng rong, ẩm thực đường phố không chỉ ở Sài Gòn mà ở nhiều nơi
trên thế giới cũng có những hoạt động này, vấn đề là định hướng phát triển và quy
hoạch rõ ràng và luôn nhớ người Sài Gòn gắn liền với hoạt động đường phố vô
cùng thú vị.

Câu hỏi: Theo cô tình trạng sông hiện nay ở Sài Gòn ra sao?
“Đang được cải thiện về chất lượng môi trường. Một số không gian bên sông có
được quan tâm, giữ lại cấu trúc cảnh quan tự nhiên, động thực vật bên sông, một số
mảng giữ lại được đặc tính của Sài Gòn một thời”.

Câu hỏi: Theo cô, sông Sài Gòn có thể phát triển hơn trong thời gian tới không? Nếu
có thì nên phát triển theo hướng nào?
“Ở sông Sài Gòn cả du lịch và thương mại đều nên được chú trọng phát triển chứ
không chỉ nên phát triển tính tự nhiên ở Sài Gòn được, nên đưa nó thành một khả năng
trong định hướng về phát triển du lịch hay thương mại, để thu hút người ta tới để phát
triển đầu tư”.
Cảm ơn cô đã có những đóng góp quý giá cho bài nghiên cứu của nhóm em!

3.3 Rút ra các vấn đề thời sự cần giải quyết trong hiện tại cũng như các vấn đề
trong tương lai

Cần quan tâm :

- Các không gian bên sông chưa được khai thác quy hoạch hợp lý : Hiện nay các
không gian bên sông được chiếm hữu không có tổ chức, làm cho khu trở nên lộn
xộn, nhà ở chưa được quan tâm quản lý, mọc lên một cách tự phát ảnh hướng đến
không gian đô thị.
- Giải quyết vấn đề quy hoạch: Quy hoạch đường xá nhất là đường cống chưa được
tốt, làm cho tình trạng ngập lụt những tháng triều dân làm ảnh hưởng đến người
dân bên sông và đường xá ngập nước làm hư hỏng xe cộ qua lại gây ảnh hưởng đến
giao thông lưu thông qua đây.
- Tăng mảng xanh dọc hai bờ kè: mảng xanh luôn là vấn đề được nhiều đất nước
quan tâm để cái thiện không khí, giúp lọc bỏ những khí thải có hại cho sức khỏe
con người, mức độ ô nhiễm sẽ được cải thiện nếu mảng xanh phủ đầy trên đất bị bỏ
trống được tăng cường.
- Lắng nghe nguyện vọng của người dân: Một đất nước phát triển cần lắng nghe
nguyện vọng của người dân, cải thiện theo nhu cầu, ước muốn của người dân sẽ lại
cho con người hòa hợp với thiên nhiên hơn.
- Thêm các không gian phục vụ cộng đồng: Các không gian kết nối để phục vụ cộng
đồng, giao lưu, bảo tồn văn hóa.

Cấp thiết :

75
- Hiện tượng xả rác trực tiếp xuống sông: Một số nơi người dân vẫn còn gắn liền với
sông nước, nên hiện tượng này xảy ra hằng ngày hằng giờ với một khối lượng lớn
và người thường lui tới khu vực này cũng xả rác trực tiếp xuống bờ sông. Mặc
khác, một số xí nghiệp nhỏ vẫn đổ rác xuống sông khó quản lý được.
- Lưu thông của giao thông: Các tuyến giao thông liên kết với nhau bởi một con
đường chính, nên vào những giờ cao điểm các con đường này trở nên ùn tắc (đường
Tôn Đức Thắng - bến Bạch Đằng, Hoàng Sa và Trường Sa - kênh Thị Nghè,.....)

Báo động :

- Mức độ ô nhiễm nặng nhưng được cải thiện dần theo thời gian: Con sông cùng với
sự phát triển của thành phố nên dần trở nên ô nhiễm từ nhiều nguồn (nước thải
công nghiệp, nước thải sinh hoạt, rác thải,....) làm cho môi trường trở nên xuống
cấp nhưng đang dần được cải thiện do các chính sách của nhà nước hiện nay.
- Hiện tượng khai thác cát trái phép: Hiện tượng này là hiện tượng trái phép, được
nhà nước xử lý nặng nếu vi phạm, nhưng vẫn còn những người vì lợi ích riêng đang
dần mất đi ý thức làm ảnh hưởng nặng nề đến với con sông, gây hiện tượng sạt lở
bên hai bờ sông.Các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng ven khu vực này: Các tệ nạn
xã hội như tụ tập hút chích ma túy trái phép vứt kim tiêm bừa bãi, phá hoại các
công trình công cộng,....

Mục tiêu hướng tới :

- Kết nối con sông với con người.


- Mở ra những không gian bên sông mang điểm nhấn đặc biệt.
- Tạo ra nhiều mảng xanh.
- Phát triển kinh tế - thương mại.
- Tạo ra dòng sông xanh - sạch - đẹp.
- Tăng cường quản lý đô thị tránh các tệ nạn xã hội.

3.4 Phương hướng kết nối không gian bên sông/ không gian đô thị Sài Gòn

Ở đây chúng ta nhìn qua một lượt các giá trị nhận định để đảm bảo cải thiện và phát
huy, song song với các vấn đề còn tồn đọng cần được giải quyết trong việc tạo lập các
không gian kết nối bên sông Sài Gòn để từ đó đưa ra một vài giải pháp cơ bản đáp ứng
được các vấn đề và mục tiêu đã đề ra ban đầu. Các giải pháp mang tính định hướng
chung cho tất cả các không gian đô thị bên sông:

Phương án 1:

Các giải pháp tương ứng ban đầu được đề ra để giải quyết các vấn đề trên:

76
77
- Giải quyết việc mất đi văn hóa: Tạo các không gian thương mại, các khu
vực gắn kết cộng đồng (được quy hoạch cụ thể các loại hình theo từng khu
vực):

Có thể mở rộng một vài “bước sóng” phục vụ việc neo đậu tàu thuyền, các khu vực
thương mại được tạo ra ngoài việc gắn kết cộng đồng cũng giúp cho việc trao đổi
hàng hóa bằng đường thủy thông qua những khu vực này bắt đầu quay trở lại, tạo
lập lại văn hóa “trên bến, dưới thuyền” đang dần mai một.

78
- Giải quyết vấn đề ô nhiễm: xây dựng các module bằng gạch rác (rác được tái
chế từ rác thải dưới sông và khu vực bờ sông) và thiết kế cách thức thu gom
rác để đem đến nhà máy tái chế, các module sẽ tiếp tục được mở rộng nhờ vào
rác thu gom được ở những khu vực này.

Hình 78: Gạch từ rác thải nhựa hiện nay đã xuất hiện ở Việt Nam (Báo Tài Nguyên Môi Trường, bài
viết ““Biến” rác thải nhựa thành gạch xây nhà”)

Phương thức thu gom rác: Dựa vào dòng chảy của sông để đón rác vào các rãnh
chứa các Seabin (hố chứa rác) để thu rác, rãnh thu rác được thiết kế một đầu to và một
đầu nhỏ để tăng sức hút của nước vào các khu vực này giúp việc thu rác dễ dàng hơn,
khi rác được thu đến một mức độ nhất định sẽ có các đội ngũ thu rác để đưa đến nhà
máy tái chế và tiếp tục mở rộng các module.

79
Câu chuyện dẫn dắt phương án cho đề tài nghiên cứu

Sông Sài Gòn mang rất nhiều lợi thế về khí hậu và đường Silhouette đô thị mang rất nhiều tiềm năng
để khai thác

80
Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết như đã được đề cập phía trên

81
Áp dụng module đã nghiên cứu cho các khu vực này

82
Phương án 2: Đưa ra sông các không gian đi bộ, tại đây kết hợp với các không gian
ngồi trò chuyện. Các thanh lam ngang chạy dọc các vị trí ngồi và có một số vị trí được
“cắt cảnh” để khai thác vẻ đẹp từ Silhouette sông Sài Gòn.

83
Không gian “cắt cảnh” để thấy được đường Silhouette của sông Sài Gòn

84
Phương án 3: Hạ thấp không gian đi bộ so với kè, mở một số cầu thang xuống khu
vực này, dẫn các đường rãnh nhỏ chạy vào công trình, khi thủy triều lên các con nước
được dẫn vào đường đi bộ tạo một sự gắn kết với thiên nhiên nhẹ nhàng và tự nhiên,
khi nước rút các đường rãnh khô tạo thành đường nét cảnh quan tô điểm cho các khu
vực này.

Điều cần lưu ý đối với phương án này là cần tính toán mực thủy triều lên xuống để
tính toán độ cao của khu vực đi bộ sao cho nước chảy tràn vừa đủ vào các rãnh mà
không ảnh hưởng đến các không gian đi bộ xung quanh.

Một phần đường đi bộ được tạo độ nghiêng để dễ dàng đưa nước vào các rãnh

3.5 Phương hướng kiến tạo không gian đô thị Sài Gòn có tính biểu tượng và bản
sắc

Cải tạo lại mặt đứng cho các dãy nhà bên sông: Tạo được sự đồng bộ, trật tự và hài hòa
cho khu vực, mang lại một bộ mặt mới nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng vốn có là
“nhà cọc trên sông”

85
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả đã khảo sát của nhóm, chúng ta có thể thấy được các giá trị và tầm
quan trọng rõ rệt của sông Sài Gòn đối với chúng ta nói chung và người dân Sài Thành
nói riêng. Hiện nay con sông đang trên đà phát triển song song cùng với tốc độ phát
triển của đô thị, tuy đã dần đáp ứng được phần lớn các giá trị quy hoạch nhưng không
đáp ứng được vấn đề ô nhiễm con sông, nhiều tuyến sông hôi thối, đầy rác thải, con
sông mất đi nguồn tài nguyên vô hạn của nó vốn có, cộng với việc chưa được nhìn nhận
một cách khách quan và khai thác các giá trị về vẻ đẹp của hình bóng đô thị quanh con
sông. Người ta cũng dần dà quên đi các không gian này và các giá trị về văn hóa, tinh
thần, về lịch sử,... mà nó từng mang lại. Các vấn đề cần được giải quyết kịp thời để khôi
phục lại vị thế của sông Sài Gòn vốn có.

86
Từ những thực tiễn và hạn chế kể trên chúng ta cần phải có những nhìn nhận rõ ràng
được mức độ nghiêm trọng và thận trọng hơn trong việc bảo vệ con sông. Cần sửa chữa
những khiếm khuyết đang mắc phải từ đó đưa ra phương án giải quyết và khắc phục nó,
có thể không thể một ngày, hai ngày…. mà chúng ta cần nhiều thời gian để khắc phục
nó một cách tự nhiên, giống như các con sông trên thế giới đã làm được. Mong một
ngày nào đó con sông Sài Gòn sẽ trở lại và trở thành con rồng vàng của người dân Việt
Nam.

2. Kiến nghị

Đối với người dân :

+ Mọi người cần chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta bằng cách
không xả rác bừa bãi,...
+ Tuân thủ đúng pháp luật và tự giác trong việc này.
+ Cần có trách nhiệm hơn với con sông trong việc bảo tồn và giữ gìn.
+ Tránh những hành vi phá hoại và làm mất đi hệ sinh thái tự nhiên

Đối với nhà nước :

+ Nhìn nhận rõ ràng và đưa ra được hướng giải quyết sáng suốt.
+ Cần giải quyết được vấn đề môi trường như đưa ra các hình phạt xử lý xác
đáng.
+ Quy hoạch một cách đầu tư, hệ thống, có kế hoạch tránh những sai lầm mắc
phải.
+ Đầu tư hợp lý cho con sông Sài Gòn hiện nay giống như cách Thị Nghè đang
được cải thiện.
+ Giúp người dân có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng một cách bài bản hơn.
+ Sử dụng dòng sông để đầu tư phát triển đất nước, nâng cao chất lượng đời sống
của các đô thị bên sông.

PHỤ LỤC

Tài liệu tham khảo

(1) : Đề tài nghiên cứu khoa học: “Khai thác giá trị không gian dọc bờ Tây sông
Sài Gòn (đoạn từ Bến Nhà Rồng đến Tân Cảng)”
(2) : Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng, bài viết “Đặc trưng nơi chốn và tạo lập
bản sắc đô thị”
(3) : Báo Nông Nghiệp Việt Nam, bài viết “Hàn Quốc và công cuộc hồi sinh
nhưng dòng chảy chết”
(4) : Báo VNExpress, bài viết “Những thành phố đổi diện mạo nhờ quy hoạch ven
sông”
(5) : Báo Dân Sài Gòn, bài viết “Đây không phải là Barcelona, đây là Sài Gòn
ngày xưa”

(*): Diễn giải sơ bộ:

Phạm vi lập quy hoạch dọc tuyến sông Hương với chiều dài khoảng 15km, đoạn từ đồi
Vọng Cảnh đến phố cổ Bao Vinh, bề rộng tiếp cận các tuyến đường dọc hai bờ sông

87
trung bình mỗi bên khoảng 100m và bố trí 3 cây cầu mới bên cạnh 4 cây cầu cũ theo
trục Bắc Nam của sông Hương. Quy hoạch chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm
thành phố Huế (hai bên bờ phía bắc và phía nam sông Hương).
Phía bờ Bắc sông Hương (đoạn đường Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo) hình thành nên cảnh
quan dọc bờ sông đối diện với Hoàng thành (Đại Nội - Huế) với các công viên Thương
Bạc và công viên Phú Xuân, chợ Đông Ba và các công trình thương mại, dịch vụ... Phía
bờ Nam sông Hương (đoạn đường Lê Lợi, cồn Hến và cồn Dã Viên) phân bố thành các
trục chức năng thương mại, khách sạn, các Bảo tàng (Bảo tàng Hồ Chí Minh, Lê Bá
Đảng) và ba công viên (Tứ Tượng, Lý Tự Trọng và công viên 3/2)...Cồn Hến và cồn
Dã Viên hai khu vực nằm về hai phía bên tả hữu của Hoàng thành Huế, mang giá trị
quan trọng về phong thủy trong quá trình hình thành nên đô thị Huế.
Giáo sư Ohn Yeoung Te - Quản lý dự án KOICA cho biết, trên cơ sở nghiên cứu địa lý,
lịch sử và văn hóa của vùng đất Cố đô Huế, quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương chú
trọng giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và vẻ đẹp thơ mộng của sông Hương, núi Ngự;
đồng thời phát triển không gian, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hướng dẫn thiết kế đô thị
khu vực trung tâm phía nam và phía bắc thành phố Huế để phát huy tiềm năng vốn có
của Huế là thành phố danh lam thắng cảnh.

Điểm nhấn của quy hoạch là thiết lập các điểm mốc bên sông Hương và địa điểm tổ
chức các sự kiện, lễ hội tầm vóc quốc tế; đồng thời hình thành cảnh quan bên sông hài
hòa với cảnh quan tự nhiên và môi trường văn hóa lịch sử. Sắp xếp và định hướng phát
triển các công viên xanh gắn với các khu vui chơi giải trí ngoài trời, quảng trường, khu
thương mại nhằm thiết lập không gian bên sông thân thiện môi trường và an toàn trước
thiên tai và biến đổi khí hậu. Đề xuất dự án đầu tư các địa điểm du lịch trọng tâm, đặc
trưng thông qua không gian lễ hội bên sông và trải nghiệm du lịch văn hóa truyền thống
bằng đường thủy trên sông.

Danh mục hình ảnh

Hình 1:

Hình 2:

Hình 3:

Hình 4:

Hình 5:

Hình 6:

Hình 7:

Hình 8:

Hình 9:

Hình 10:

Hình 11:

88
Hình 12:

Hình 13:

Hình 14:

Hình 15:

Hình 16:

Hình 17: Virtual - Saigon.net

Hình 18:

Hình 19: Nhóm Nghiên cứu khoa học

Hình 20: Nhóm Nghiên cứu khoa học

Hình 21: Nhóm Nghiên cứu khoa học

Hình 22:

Hình 23:

Hình 24:

Hình 25:

Hình 26:

Hình 27:

Hình 28: Hình 29:

Hình 30:

Hình 31:

Hình 32:

Hình 33: Báo TopReview, bài viết “Top 3 địa điểm Quảng Nam phải đến một lần trong
đời”

Hình 34: Issuu, bài viết “Quy hoạch bảo tồn khu phố cổ Hội An”

Hình 35: Wikipedia, Kênh Tẻ

Hình 36: iDulich, bài viết “Nhiêu Lộc - Thị Nghè: dòng kênh đang hồi sinh”

Hình 37: Kienviet.net, bài viết “Dòng sông và đô thị”

Hình 38: Wikipedia, Thành Bát Quái

89
Hình 39: VNExpress, bài viết “Số phận 2 thành cổ bảo vệ Sài Gòn xưa”

Hình 40: Tuổi Trẻ Online, bài viết “Ba Son - trăm năm chìm nổi”

Hình 41: GKG, bài viết “Cảng Ba Son - thay đổi diện mạo như thế nào trong năm
2020”

Hình 42: Nhạc Xưa Blog, bài viết: “60 tấm ảnh màu thể hiện sự phồn hoa của Sài Gòn
thập niên 1960-1970”

Hình 43: Tiền Phong, bài viết “Một địa chỉ phồn hoa ngay trái tim Sài Gòn sắp xuất
hiện”

Hình 44: Ảnh Xưa, bài viết “Hình Ảnh Cầu Xóm Chỉ Cạnh Kênh Tàu Hủ - Bến Bình
Đông Tại Khu Vực Chợ Lớn Xưa “

Hình 45: Tách Cà Phê, bài viết “Loạt ảnh cực quý về Chợ Lớn xưa của người Pháp

Hình 46: Tách Cà Phê, bài viết “Loạt ảnh cực quý về Chợ Lớn xưa của người Pháp

Hình 47: Ảnh Xưa, bài viết “Đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho”

Hình 48: GTSaiGon, bài viết “Kinh rạch và cầu xưa tại TPHCM”

Hình 49: GTSaiGon, bài viết “Kinh rạch và cầu xưa tại TPHCM”

Hình 50: Cao ốc The Sun Flower Ba Son

Hình 51: Dân Trí, bài viết “Tàu Hủ - Bến Nghé xưa và nay”

Hình 52: Sài Gòn giải phóng, bài viết “Sống lại những dòng kênh”

Hình 53: VOV, bài viết “Bến cũ Bình Đông”

Hình 54: Tinhte, bài viết “5 trải nghiệm khác biệt khi đi du lịch Hội An Đà Nẵng”

Hình 55: Fotocommunity, Helmond Brandevoort - De Plaetse 3

Hình 56: Hiệp Sĩ Top, bài viết “Cư xá nghĩa là gì”

Hình 57: Báo Dân Sài Gòn, bài viết “Đây không phải là Barcelona, đây là Sài Gòn ngày
xưa”

Hình 58: Nhạc Xưa Blog, bài viết “60 tấm ảnh màu thể hiện sự phồn hoa của Sài Gòn
thập niên 1960-1970”

Hình 59: Rever, bài viết “Quy hoạch Sài Gòn xưa đến TP Hồ Chí Minh”

Hình 60: Đô Thị Việt Nam, bài viết “Về tòa nhà Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh”

Hình 61: VNExpress, bài viết “Ba khách sạn lâu đời nhất Sài Gòn”

Hình 62: Dân Trí, bài viết “Diện mạo mới của cột cờ Thủ Ngữ trên bến Bạch Đằng”

90
Hình 63: Wikimedia Commons, Bến Chương Dương, đường Võ Văn Kiệt

Hình 64: Charmington, bài viết “Bến Bạch Đằng sẽ là phố ẩm thực Sài Gòn”

Hình 65: CafeLand, bài viết “Nhếch nhác nhà ổ chuột trên Kênh Tẻ”

Hình 66: UBND Quận 3, bài viết “Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè”

Hình 67: Wikipédia, bài viết “Canal Tàu Hủ - Bến Nghé”

Hình 68: Báo Dân Sinh, bài viết “TPHCM: Nạo vét kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hoàn
thành vào tháng 12”

Hình 69: Nhạc Xưa Blog, bài viết “Continental Palace – Khách sạn đầu tiên và hoành
tráng nhất Việt Nam của Sài Gòn xưa”

Hình 70: Wikipedia, Tòa nhà Bitexco Financial

Hình 71: Wikipedia, Landmark 81

Hình 72: Tuổi Trẻ Online, bài viết “Đường Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ: hạn chế nhà
phố

Hình 73: Tuổi Trẻ Online, bài viết “Nạo vét 40.000m3 bùn, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
bắt đầu trong xanh”

Hình 74: Charmington, bài viết “Bến Bạch Đằng sẽ là phố ẩm thực Sài Gòn”

Hình 75: Kinh tế & Đô thị, bài viết “TP Hồ Chí Minh: Chi gần 68 tỷ đồng nâng cấp
công viên bến Bạch Đằng”

Hình 76: Google Map

Hình 77: Mapio.net

Hình 78:

Danh mục từ viết tắt

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

KTS Kiến trúc sư

AQI Air Quality Index

WQI Water Quality Index

COD Chemical Oxygen Demand

BOD Biochemical oxygen Demand

91
QCVN Quy chuẩn Việt Nam

DO Desolved Oxygen

KOICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc

-HẾT-

92

You might also like