Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 201

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC


------

NGUYỄN TUẤN BÌNH

QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR
(1962 - 2011)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HUẾ - NĂM 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
------

NGUYỄN TUẤN BÌNH

QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR
(1962 - 2011)

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới


Mã số: 62 22 03 11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH HOA
PGS.TS. ĐẶNG VĂN CHƯƠNG

HUẾ - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của giảng viên hướng dẫn. Kết quả nghiên cứu
trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Tuấn Bình


Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ, tôi đã nhận được sự hỗ trợ quý

báu và hiệu quả từ nhiều cá nhân, cơ quan và đơn vị.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hoàng Thị Minh

Hoa và PGS.TS. Đặng Văn Chương - hai thầy cô hướng dẫn khoa học đã luôn

đồng hành, ủng hộ, tận tâm giúp đỡ tôi suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Đại học Huế, Ban Giám hiệu,

Phòng Đào tạo Sau đại học và Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử của Trường Đại học

Khoa học - Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án.

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy cô thuộc Khoa Lịch sử, Bộ môn

Lịch sử thế giới của trường Đại học Khoa học và Trường Đại học Sư phạm - Đại

học Huế đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và

thực hiện đề tài.

Tôi cũng trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Viện Nghiên cứu Đông

Nam Á, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Thông tấn xã Việt Nam, Thư viện

Quốc gia Việt Nam đã hỗ trợ tôi trong quá trình tìm kiếm và sưu tầm tư liệu liên

quan luận án.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là

lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình thân yêu đã luôn quan tâm, động viên và đồng

hành bên tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Đây chính là nguồn động lực

to lớn giúp tôi vượt qua mọi trở ngại để nỗ lực phấn đấu đạt những kết quả nhất

định trong học tập, công tác và cuộc sống.

Huế, tháng 04 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Tuấn Bình


MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
4. Các nguồn tài liệu .............................................................................................. 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 5
6. Đóng góp của luận án ........................................................................................ 6
7. Bố cục luận án .................................................................................................... 7
NỘI DUNG ............................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 8
1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề khoa học ở trong nước ..................................... 8
1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề khoa học ở nước ngoài ................................... 11
1.3. Một số nhận xét và vấn đề đặt ra cho luận án .............................................. 16
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR (1962 -
2011) ......................................................................................................................... 18
2.1. Cơ sở địa - chính trị ...................................................................................... 18
2.2. Cơ sở văn hoá và lịch sử ............................................................................... 20
2.3. Khái quát quan hệ Ấn Độ - Myanmar trước năm 1962 ................................ 21
2.4. Vị trí của Ấn Độ và Myanmar trong chính sách đối ngoại của mỗi nước .... 26
CHƯƠNG 3. QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR TỪ NĂM 1962 ĐẾN NĂM
1991 .......................................................................................................................... 42
3.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 1991) .......... 42
3.2. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 1991) trên một số lĩnh vực chủ yếu .... 50
3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao ....................................................... 50
3.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế ............................................................................. 59
3.2.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng ...................................................... 62
CHƯƠNG 4. QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM
2011 .......................................................................................................................... 67
4.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 - 2011) .......... 67
4.2. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 - 2011) trên một số lĩnh vực chủ yếu ..... 73
4.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao ....................................................... 74
4.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế ............................................................................. 81
4.2.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng ...................................................... 96
4.2.4. Trên lĩnh vực hợp tác đa phương ........................................................ 102
CHƯƠNG 5. THÀNH TỰU, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ
ẤN ĐỘ - MYANMAR (1962 - 2011) ................................................................... 107
5.1. Thành tựu và hạn chế trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) ..... 107
5.2. Đặc điểm của quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) ........................... 112
5.3. Tác động của quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) đối với hai nước và
khu vực ............................................................................................................... 122
5.3.1. Đối với Ấn Độ ..................................................................................... 122
5.3.2. Đối với Myanmar ................................................................................ 126
5.3.3. Đối với khu vực ................................................................................... 129
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................... 135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 137
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Danh mục các mặt hàng xuất khẩu từ Ấn Độ vào Miến Điện và ngược lại
theo Hiệp định thúc đẩy thương mại năm 1962 ....................................................... 59
Bảng 3.2. Kim ngạch thương mại song phương Ấn Độ - Myanmar
(1991 - 2011) ............................................................................................................ 82

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Trang
Biểu đồ 3.1. Cán cân thương mại song phương Ấn Độ - Myanmar
(2000 - 2011) ............................................................................................................ 84
Biểu đồ 3.2. Kim ngạch thương mại biên giới Ấn Độ - Myanmar (1997 - 2011) ... 86
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt


All Burma Federation of Hội Liên hiệp sinh viên toàn
ABFSU
Student Unions Miến Điện
ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á

AEC Asian Economic Community Cộng đồng Kinh tế châu Á


Khu vực Thương mại Tự do
AFTA ASEAN Free Trade Area
ASEAN
Asia - Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu
APEC
Cooperation Á - Thái Bình Dương
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEAN
Association of Southeast Asian Hiệp hội Các quốc gia Đông
ASEAN
Nations Nam Á
Cơ chế hợp tác giữa ASEAN với
ASEAN + 1 ASEAN Plus One
từng nước đối thoại đầy đủ
Cơ chế hợp tác giữa ASEAN và
ASEAN + 3 ASEAN Plus Three ba nước Đông Bắc Á gồm Nhật
Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
ASEM The Asia - Europe Meeting Diễn đàn Hợp tác Á - Âu
Bay of Bengal Initiative for Sáng kiến Vùng Vịnh Bengal về
BIMSTEC Multi Sectoral Technical and Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa
Economic Cooperation khu vực
Bilateral Investment Promotion Hiệp định xúc tiến đầu tư song
BIPA
Agreement phương
BJP Bharatiya Janata Party Đảng Nhân dân Ấn Độ

CNF The Chin National Front Mặt trận Dân tộc Chin
DTAA Double Taxation Avoidance Hiệp định tránh đánh thuế hai
Agreement lần
EU European Union Liên minh Châu Âu
Công ty trách nhiệm hữu hạn
GAIL Gas Authority of India Limited
khí đốt Ấn Độ

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm Quốc nội

IEB India’s EXIM Bank Ngân hàng xuất nhập khẩu Ấn Độ

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

IS Islamic State Nhà nước Hồi giáo tự xưng


Indian Technical and Hợp tác Kỹ thuật và Kinh tế của
ITEC
Economic Cooperation Ấn Độ
JTC Joint Trade Committee Uỷ ban Thương mại hỗn hợp

KIA Kachin Independence Army Quân đội độc lập Kachin


Ngân hàng Ngoại thương
MFTB Myanmar Foreign Trade Bank
Myanmar
Memorandum of
MoU Bản ghi nhớ
Understanding
Tổ chức Hợp tác Mekong -
MGC Mekong - Ganga Cooperation
Sông Hằng
NAM Non-Aligned Movement Phong trào Không liên kết
North Atlantic Treaty
NATO Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
Organization
National Coalition
Liên minh Chính phủ Quốc gia
NCGUB Government of the Union of
Liên bang Miến Điện
Burma
NICs Newly Industrialized Countries Các nước công nghiệp mới
National League for Liên minh quốc gia vì nền dân
NLD
Democracy chủ
National Socialist Council of Hội đồng quốc gia xã hội chủ
NSCN
Nagaland nghĩa Nagaland
Công ty trách nhiệm dầu khí
OEF Oil Essar Firm
Essar
Oil and Natural Gas Tập đoàn Dầu mỏ và Khí đốt
ONGC
Corporation quốc gia Ấn Độ
Organization of Petroleum Tổ chức Các nước xuất khẩu
OPEC
Exporting Countries dầu lửa
PLA People’s Liberation Army Quân đội giải phóng nhân dân
People’s Revolutionary Party Đảng Nhân dân cách mạng
PREPAK
of Kangleipak Kangleipak
Rs Rupee Đơn vị tiền tệ của Ấn Độ
South Asian Association for
SAARC Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á
Regional Cooperation
The State Law and Order Hội đồng Khôi phục Trật tự và
SLORC
Restoration Council Luật pháp Quốc gia
The State Peace and Hội đồng Hòa bình và Phát
SPDC
Development Council triển quốc gia
Treaty of Amity and
TAC Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác
Cooperation
ULFA United Liberation Front of Asom Mặt trận thống nhất giải phóng Asom
UNLF United National Liberation Front Mặt trận thống nhất giải phóng Dân tộc
USD United States dollar Đồng dollar Mỹ
The Union Solidarity and Đảng Liên minh Đoàn kết và
USDP
Development Party Phát triển
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đến đầu thập niên thứ hai
của thế kỷ XXI, lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều biến động to lớn, phức tạp và
khó lường. Trật tự thế giới lưỡng cực được thiết lập sau năm 1945 tồn tại hơn 40
năm đã sụp đổ vào năm 1991 khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước
Đông Âu sụp đổ. Chiến tranh lạnh kết thúc, một trật tự thế giới mới được hình
thành. Trong tiến trình lịch sử đó, mỗi quốc gia đều chịu ảnh hưởng từ những biến
động trên. Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar từ sau khi hai nước giành độc lập
đến thập niên đầu thế kỷ XXI cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Ấn Độ và Myanmar là hai nước láng giềng có mối quan hệ truyền thống gần
gũi và lâu đời. Cả hai đều đã từng là thuộc địa của người Anh và Myanmar cũng
từng bị sáp nhập, trở thành một phần lãnh thổ của Ấn Độ thuộc Anh trong những
năm 1886 - 1937. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử, mối quan hệ
truyền thống trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa - xã hội và kinh tế của Ấn Độ và
Myanmar luôn là “sợi chỉ” kết nối hai nước cả trong cuộc đấu tranh giành độc lập
đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi bên kéo dài cho đến tận ngày
nay. Trong những năm 1948 - 1962, quan hệ Ấn Độ - Myanmar nhìn chung diễn ra
hữu nghị và thân thiện. Tuy nhiên, cuộc đảo chính do Tướng Ne Win cầm đầu đã mở
ra thời kỳ quân đội lên nắm quyền ở Myanmar (tháng 3-1962) đã góp phần làm cho
mối quan hệ hai nước trở nên lạnh nhạt và căng thẳng trong nhiều thập kỷ sau đó. Từ
đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã mở ra một
thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế - thời kỳ hoà dịu, đối thoại và hợp tác trên quy mô
toàn cầu. Tình hình mới của thế giới và khu vực đã tác động đến sự điều chỉnh chính
sách ngoại giao của các quốc gia, tạo nên những chất xúc tác mới nối lại mối quan
hệ hợp tác hoà bình, cùng có lợi, trong đó có Ấn Độ và Myanmar. Bên cạnh đó,
những đổi thay ở Myanmar trong những năm đầu thế kỷ XXI cũng đã tạo ra những
cơ hội mới cho việc tăng cường quan hệ giữa nước này với Ấn Độ. Cùng với vị trí
chiến lược quan trọng, Myanmar là điểm kết nối ba thị trường lớn của châu Á
1
(ASEAN, Trung Quốc và Ấn Độ), là “cây cầu” nối liền Nam Á với Đông Nam Á và
được các cường quốc xem đây là “ngã tư của châu Á”. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar
được xem như là một trong những động lực phát triển của khu vực. Sự gia tăng quan
hệ hợp tác giữa hai nước láng giềng Ấn Độ với Myanmar không chỉ nâng cao vị thế
của mỗi nước, mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc duy trì hoà bình, thúc đẩy
hợp tác cùng phát triển ở Nam Á, Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.
Vậy, cơ sở địa - chính trị, văn hoá, lịch sử của quan hệ Ấn Độ - Myanmar là
gì? Tình hình quốc tế và khu vực Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương và nhân tố
Trung Quốc có tác động như thế nào đến tiến trình quan hệ hai nước? Mối quan hệ
song phương này đã diễn tiến ra sao trong những năm 1962 - 2011? Những nội
dung hợp tác chủ yếu giữa hai nước trong giai đoạn 1962 - 2011 là gì? Mối quan hệ
này đã có tác động như thế nào đến chiến lược và chính sách phát triển của mỗi
nước cũng như tình hình khu vực? Vị thế, đặc điểm của quan hệ Ấn Độ - Myanmar
ở khu vực trong sự đối sánh với quan hệ Trung Quốc - Myanmar?... Với những vấn
đề nêu trên, mối quan hệ giữa hai nước láng giềng Ấn Độ và Myanmar (1962 -
2011) đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong giới nghiên
cứu lịch sử nói chung và lịch sử quan hệ quốc tế nói riêng. Điều này thực sự ý nghĩa
nếu có được một công trình nghiên cứu cơ bản, có hệ thống về quan hệ Ấn Độ -
Myanmar trong giai đoạn được đề cập.
Với mục đích góp phần nhìn nhận, lý giải các vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn
vấn đề “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)” làm luận án tiến sĩ, chuyên
ngành Lịch sử thế giới. Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Về góc độ khoa học, thông qua việc tái hiện một cách tương đối toàn diện và
có hệ thống quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong giai đoạn 1962 - 2011, luận án sẽ chỉ
ra những nhân tố tác động, các thành tựu chủ yếu của mối quan hệ hai nước trong
giai đoạn nghiên cứu. Trong tiến trình phát triển, mối quan hệ này luôn chịu sự tác
động của nhân tố nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia đang cạnh tranh ảnh
hưởng và quyền lợi với Ấn Độ tại Myanmar nói riêng và ở châu Á nói chung. Đồng
thời, từ việc tìm hiểu những bước thăng trầm trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar
(1962 - 2011), đề tài cố gắng làm rõ những thành tựu và hạn chế, đặc điểm cũng
như tác động của mối quan hệ này đối với hai nước và khu vực.
2
Về góc độ thực tiễn, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chính
sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế nhằm
đưa đất nước ngày càng phát triển ổn định, hòa bình. Nghiên cứu quan hệ Ấn Độ -
Myanmar là một cách giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm ngoại giao từ hai nước,
tìm ra một đối trọng có thể cân bằng ảnh hưởng và vị thế với Trung Quốc ở khu
vực. Trong quan hệ với các nước láng giềng, nhất là với Trung Quốc, chúng ta cần
phải có chính sách đối ngoại phù hợp nhằm duy trì mối quan hệ hữu nghị, nâng cao
vị thế trên trường quốc tế, đem lại lợi ích cao nhất cho đất nước.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tái hiện lại quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) theo thời
gian, đề tài phân tích và làm rõ những bước phát triển của mối quan hệ trong bối
cảnh quốc tế, khu vực và nội tình mỗi nước, từ đó rút ra một số nhận xét về quan hệ
Ấn Độ - Myanmar đối với sự phát triển của hai nước, vị thế, tác động của mối quan
hệ này đối với mỗi nước và khu vực.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)” thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, phân tích cơ sở địa - chính trị, văn hoá, lịch sử, những nhân tố tác
động đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar, bao gồm: Bối cảnh quốc tế, khu vực, vị trí của
Ấn Độ và Myanmar trong chính sách đối ngoại của mỗi nước, nhân tố Trung Quốc.
- Thứ hai, trình bày tiến trình quan hệ giữa Ấn Độ với Myanmar trong những
năm 1962 - 2011 trên các lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc
phòng và hợp tác đa phương.
- Thứ ba, đưa ra một số nhận xét về thành tựu, đặc điểm của quan hệ Ấn Độ -
Myanmar (1962 - 2011) và phân tích tác động của mối quan hệ này đối với mỗi
nước và khu vực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ
năm 1962 đến năm 2011 trên các lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh -
quốc phòng cả ở cấp độ song phương và hợp tác đa phương.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian, luận án tập trung nghiên cứu quan hệ song phương giữa
hai nước Ấn Độ và Myanmar, đồng thời có mở rộng ra một số quốc gia và tổ chức
có liên quan trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt nhân tố Trung Quốc
trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar.
Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của luận án là thời kỳ 1962 - 2011.
Mốc mở đầu của đề tài là năm 1962, sự kiện đảo chính của quân đội do Tướng Ne
Win đứng đầu, chế độ quân sự Myanmar được thành lập. Đây là thời điểm đánh dấu
mối quan hệ của Myanmar với Ấn Độ đi từ hoà bình, hữu nghị sang căng thẳng và
thiếu thân thiện trong nhiều năm sau. Những hành động đàn áp dân chủ của chính
quyền quân sự Myanmar trong những năm 1962 - 1991 càng làm gia tăng sự căng
thẳng trong mối quan hệ hai nước và sự cô lập của thế giới đối với Myanmar (ngoại
trừ Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ với nước láng giềng này).
Năm 2011, Quốc hội Myanmar bỏ phiếu bầu ông Thein Sein làm Tổng thống
Myanmar, đánh dấu bước chuyển từ chính thể nhà nước quân sự sang nhà nước dân
sự. Ấn Độ là một trong những quốc gia lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với tiến trình
cải cách dân chủ ở Myanmar. Sau sự kiện trên, mối quan hệ giữa Ấn Độ và
Myanmar đã bước sang một thời kỳ mới đầy triển vọng. Cũng trong năm này, Tổng
thống Myanmar Thein Sein đi thăm Ấn Độ - chuyến công du nước ngoài đầu tiên
sau khi nhậm chức - nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương. Năm 2012, Thủ
tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã có chuyến thăm Myanmar kể từ sau chuyến
thăm của Thủ tướng Rajiv Gandhi (tháng 12-1987). Chuyến thăm Ấn Độ của Tổng
thống Thein Sein và chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng M. Singh góp phần mở
ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước, là các sự kiện quan trọng
đưa Myanmar hội nhập, phát triển trong khu vực và thế giới. Vì những lý do trên,
chúng tôi giới hạn mốc kết thúc của luận án là năm 2011. Ngoài ra, ở một mức độ
nhất định, đề tài cũng đề cập đến một số vấn đề, sự kiện lịch sử xảy ra ngoài phạm
vi khung thời gian nói trên nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến luận án.
Về nội dung, đề tài luận án tập trung nghiên cứu cơ sở và những nhân tố tác
động đến quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar, tiến trình quan hệ hai nước từ năm
1962 đến năm 2011 trên các lĩnh vực chủ yếu: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, an
4
ninh - quốc phòng và trên lĩnh vực hợp tác đa phương (từ năm 1992). Trong khuôn
khổ luận án và sự giới hạn về điều kiện, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ
Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) trên các lĩnh vực tiêu biểu như trên.
Về tên gọi, tên đề tài là “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)”, tuy
nhiên trong luận án có thể sử dụng các tên gọi chính thức của hai nước là Cộng hòa
Ấn Độ và Cộng hòa Liên bang Myanmar (từ năm 2010 đến nay - 2017), hoặc Liên
bang Miến Điện (1948 - 1974), Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến Điện
(1974 - 1988), Liên bang Miến Điện (1988 - 1989), Liên bang Myanmar (1989 -
2010) tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử và các tên gọi này đều có giá trị như nhau.
4. Các nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài luận án, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo sau:
- Nguồn tư liệu gốc cung cấp những kiến thức lịch sử có độ tin cậy cao nhất
như các văn kiện của chính phủ Ấn Độ và chính phủ Myanmar; các Báo cáo thường
niên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ; các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo cấp cao hai
nước; các Tuyên bố chung, hiệp ước, hiệp định về chính trị - ngoại giao, thương mại,
an ninh biên giới...; các số liệu thống kê của Bộ Công thương Ấn Độ, Bộ Thương
mại Myanmar, Bộ Tài chính Myanmar. Nguồn tư liệu này bao gồm các tập tư liệu
gốc được công bố trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Bộ Công
thương Ấn Độ, trong những công trình tập hợp các văn bản chính sách đối ngoại của
Ấn Độ, trên website của Viện Thông tin pháp luật của Khối Thịnh vượng chung...
- Các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài viết
đăng trên các tạp chí chuyên ngành, báo cáo tham luận tại các cuộc hội thảo khoa
học liên quan đến đề tài luận án của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước (chủ
yếu bằng tiếng Anh) đã được công bố trong những năm gần đây.
- Một số luận án tiến sĩ, tài liệu tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam và tài
liệu website trên mạng Internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx - Lenin. Đây là nền tảng để
chúng tôi xử lý các nguồn tư liệu nhằm phân tích, đánh giá các sự kiện, các vấn đề
5
chủ yếu trong quan hệ giữa Ấn Độ với Myanmar trong giai đoạn nghiên cứu của
luận án. Theo đó, phương pháp luận này được chúng tôi vận dụng để xem xét, nhìn
nhận sự vận động và tiến trình phát triển quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong gần nửa
thế kỷ kể từ sau khi giành độc lập.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)” là một đề tài nghiên cứu
lịch sử, do vậy các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp lịch sử,
phương pháp logic được xem là những phương pháp cơ bản khi thực hiện đề tài. Với
việc sử dụng phương pháp lịch sử, luận án sẽ khôi phục lại tiến trình quan hệ Ấn Độ
- Myanmar (1962 - 2011) theo trình tự thời gian với những nội hàm cụ thể của nó.
Bằng phương pháp logic, trên cơ sở các nguồn tư liệu có được, luận án sẽ nghiên
cứu, phân tích tiến trình quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) trong sự vận động
và phát triển của các sự kiện, các nhân tố tác động đến quan hệ hai nước.
Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như:
phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, phân kỳ lịch sử... khi nghiên cứu
nhằm nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách xác thực. Trên cơ sở trình bày nội
dung tiến trình quan hệ Ấn Độ - Myanmar, luận án sẽ phân tích, tổng hợp nhằm hệ
thống hoá vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình xử lý tư liệu, chúng tôi có sự đối
chiếu giữa các nguồn tài liệu, số liệu của các học giả nhằm xác định tư liệu phù hợp
nhất phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, luận án sử dụng phương pháp
so sánh, thống kê bảng biểu, niên biểu, biểu đồ... khi nghiên cứu từng nội dung cụ
thể của đề tài. Luận án sử dụng phương pháp phân kỳ lịch sử nhằm phân chia mốc
thời gian nghiên cứu, các giai đoạn lịch sử phù hợp khi thực hiện đề tài.
6. Đóng góp của luận án
Đề tài luận án “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)” sẽ có những đóng
góp cụ thể sau:
6.1. Về mặt khoa học
- Thứ nhất, luận án là công trình khoa học lịch sử nghiên cứu một cách tương
đối có hệ thống và khá toàn diện về quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011).
- Thứ hai, luận án làm rõ quá trình phát triển và thực trạng quan hệ giữa Ấn
Độ và Myanmar trên các lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc
6
phòng trong giai đoạn nghiên cứu nói trên, từ đó rút ra một số nhận xét và đánh giá
tác động của mối quan hệ này đối với mỗi nước và khu vực.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Thứ nhất, luận án là tài liệu tham khảo cần thiết cho giảng viên, cán bộ
nghiên cứu, học viên, sinh viên ngành lịch sử, ngành quan hệ quốc tế và cho những
ai quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar, đóng góp vào việc
nghiên cứu quan hệ Ấn Độ với các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).
- Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án (ở một mức độ nhất định) có thể
cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định
chính sách của Việt Nam, nhất là trong quan hệ ứng xử với Ấn Độ và Myanmar.
7. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận án được chia làm năm chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở hình thành quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)
Chương 3. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1962 đến năm 1991
Chương 4. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1992 đến năm 2011
Chương 5. Thành tựu, đặc điểm và tác động của quan hệ Ấn Độ - Myanmar
(1962 - 2011)

7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Quan hệ Ấn Độ - Myanmar là đối tượng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều học giả Việt Nam và nước ngoài. Nhìn chung, có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về các khía cạnh của quan hệ hai nước. Trong phạm vi những công trình
và tài liệu có thể tiếp cận được, chúng tôi trình bày một số nét chính về vấn đề
nghiên cứu theo hai hướng như sau:
1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề khoa học ở trong nước
Ở trong nước, việc nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar được nhiều học giả
quan tâm. Trên cơ sở nguồn tài liệu về quan hệ hai nước và các vấn đề liên quan,
chúng tôi chia thành hai nhóm nội dung lớn:
Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Myanmar
và ASEAN, chính sách đối ngoại của Myanmar đối với Ấn Độ và các nước Nam Á
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu
và công bố trên nhiều ấn phẩm như sách, tạp chí... Tác giả Trần Thị Lý với công trình
sách Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến 2000 (Nxb. Khoa
học Xã hội, 2002) đề cập sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ vào những
năm 90 của thế kỷ XX. Trong tác phẩm Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và
quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI (Nxb. Chính trị Quốc gia,
2006), các tác giả tập trung nghiên cứu chiến lược đối ngoại của Mỹ, Trung Quốc,
Nga, Nhật Bản, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) trong hai thập niên đầu thế kỷ
XXI. Có thể nói, các công trình trên đã trình bày chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ
sau Chiến tranh lạnh trở đi, nhất là chính sách “hướng Đông”.
Bên cạnh đó, nhiều ấn phẩm của các tạp chí chuyên ngành trong nước cũng đã
trình bày một số vấn đề trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ Chiến tranh
lạnh, như: “Tìm hiểu tư tưởng hoà bình trong chính sách đối ngoại của nước Cộng
hoà Ấn Độ”, (Nghiên cứu Lịch sử, số 3, 1998) của Nguyễn Cảnh Huệ, “Vài suy nghĩ

8
về tư duy đối ngoại của Ấn Độ” (Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, 2001) của Tôn Sinh
Thành; “Tư tưởng không liên kết ở Ấn Độ từ Jawaharlal Nehru đến Indira Gandhi”,
(Nghiên cứu Lịch sử, số 2, 2005) của Ngô Minh Oanh... Các bài viết trên giúp chúng
tôi có cái nhìn cụ thể hơn về tư tưởng hoà bình, dân chủ, không liên kết trong chính
sách đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành độc lập đến cuối thế kỷ XX.
Chính sách “hướng Đông” là một vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều học giả trong nước. Trong Luận án Tiến sĩ Lịch sử với tiêu đề ASEAN trong
chính sách hướng Đông của Ấn Độ (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2011), tác
giả Võ Xuân Vinh trình bày các vấn đề liên quan đến nội dung của chính sách
“hướng Đông”, bao gồm các mục tiêu chủ yếu của chính sách, phạm vi và các giai
đoạn phát triển của chính sách, các lĩnh vực triển khai của chính sách, vị trí của
chính sách “hướng Đông” trong chiến lược đối ngoại của Ấn Độ. Một ấn phẩm
không thể không nhắc đến khi nghiên cứu về chính sách “hướng Đông” và quan hệ
Ấn Độ - Đông Á là cuốn sách Hướng về phía Đông - Một chiến lược lớn của Ấn Độ
(Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2015) của Nguyễn Trường Sơn. Nội dung công
trình tập trung trình bày khái quát về chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ, mối
quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Đông Á. Các công trình nêu trên là những tài
liệu tham khảo cần thiết cho chúng tôi khi nghiên cứu chính sách “hướng Đông” từ
sau Chiến tranh lạnh, vị thế của khu vực Đông Nam Á trong chiến lược đối ngoại
của Ấn Độ và quan hệ Ấn Độ - ASEAN, trong đó có Myanmar.
Chính sách đối ngoại “hướng Đông” còn được nghiên cứu trên các bài viết
của các tạp chí chuyên ngành có uy tín, có thể kể đến như: Võ Xuân Vinh với bài
viết “Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ: các nguyên nhân hình thành” (Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 3, 2005) và “Một số nội dung cơ bản trong chính sách hướng
Đông của Ấn Độ” (Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10, 2009); Hoàng Thị Minh Hoa
với “Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và tác động của nó tới quan hệ Ấn Độ -
Trung Quốc” (Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 9, 2009) và “Chính
sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á giai đoạn 1991 - 2010 và tác động của
nó” (Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 1, 2012)... Các bài viết trên tập
trung đề cập các nguyên nhân ra đời, nội dung cơ bản của chính sách “hướng
Đông”, nhân tố Trung Quốc trong chính sách này. Nội dung của các công trình này
9
tập trung phân tích sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới tác động của
bối cảnh trong nước và quốc tế, chủ yếu trình bày chính sách “hướng Đông”. Ở
phạm vi nhất định, các công trình cũng phân tích quá trình triển khai chính sách đối
ngoại của Ấn Độ đối với các nước Đông Nam Á, trong đó có Myanmar được cụ thể
hóa trên một số lĩnh vực chủ yếu: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc
phòng. Đây là những cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu chính sách đối ngoại của
Ấn Độ với Myanmar và quan hệ Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1962 - 2011.
So với các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ, công
trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Myanmar ở trong nước vẫn còn khá hạn
chế và chưa có sách chuyên khảo về vấn đề này. Trong bài viết “Chính sách đối
ngoại trung lập của Miến Điện giai đoạn 1962 - 1988” (Tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á, số 5, 2015), tác giả Đàm Thị Đào tập trung trình bày nguyên nhân, mục tiêu
và quá trình triển khai chính sách đối ngoại trung lập của Myanmar từ năm 1962
đến năm 1988. Bài viết này là một tài liệu tham khảo giúp chúng tôi tìm hiểu chính
sách đối ngoại của Myanmar và quan hệ đối ngoại giữa Myanmar với các nước lớn
trên thế giới, trong đó có Ấn Độ, trong quá trình thực hiện luận án.
Nhóm thứ hai: Nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Myanmar và các mối quan
hệ giữa Ấn Độ, Myanmar với một số nước, tổ chức trong khu vực
Đây là nhóm nội dung có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Quan hệ hai
nước Ấn Độ và Myanmar là một vấn đề nghiên cứu còn khá mới ở Việt Nam và hầu
như mới chỉ được đề cập một cách khái quát trong các tài liệu viết về mối quan hệ
giữa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN hoặc trong các công trình
viết riêng về lịch sử Ấn Độ, lịch sử Myanmar, cụ thể như: ấn phẩm sách Ấn Độ với
Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới (Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2016) do Trần
Nam Tiến chủ biên; “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1947 - 1962” (Nghiên
cứu Ấn Độ và châu Á, số 7, 2014) của Lê Thị Quí Đức; Lê Thế Cường và Phan Thị
Châu trong bài viết “Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Ấn Độ và Myanmar từ năm
2010 đến 2015”, (Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7, 2016)... Các công trình nêu trên
nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar trên nhiều lĩnh vực khác nhau và ở nhiều giai
đoạn cụ thể, giúp tác giả luận án có thêm tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
luận án từ năm 1962 đến năm 2011 một cách chi tiết hơn.
10
Vấn đề quan hệ Ấn Độ - Myanmar ít nhiều còn được đề cập trong các công
trình nghiên cứu về quan hệ giữa Ấn Độ với các nước ASEAN, giữa Ấn Độ với
Trung Quốc, giữa Trung Quốc với Myanmar, cụ thể như: bài viết “Quan hệ đối ngoại
của Myanmar với Trung Quốc giai đoạn 1988 - 2003” (Nghiên cứu Đông Nam Á, số
11, 2015) của tác giả Đàm Thị Đào, đề cập mối quan hệ Myanmar - Trung Quốc từ
năm 1988 đến năm 2003 qua hai giai đoạn: 1988 - 1997 và 1997 - 2003. Trong bài
viết này, tác giả cho rằng, Trung Quốc là nước in dấu ấn đậm nhất trong toàn bộ hoạt
động đối ngoại của Myanmar trong những năm 1988 - 2003 [6, tr. 20].
Như vậy, có thể thấy rằng, trong những năm gần đây đã có một số công trình
nghiên cứu trong nước mang tính khái quát về quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong một
số giai đoạn cụ thể hoặc quan hệ hai nước trên một số lĩnh vực riêng lẻ. Tuy nhiên,
hầu như chưa có công trình nào đề cập một cách toàn diện về mối quan hệ song
phương này từ năm 1962 đến năm 2011.
1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề khoa học ở nước ngoài
Nếu như tình hình nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar ở Việt Nam đang
còn khá hạn chế thì ở nước ngoài, đây là một đề tài được nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu. Trong phạm vi những tài liệu có thể tiếp cận được, chúng tôi chia
các công trình khoa học thành hai nhóm nội dung:
Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ và Myanmar
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ, nhất là chính sách “hướng Đông” từ đầu
những năm 90 của thế kỷ XX là vấn đề thu hút nhiều học giả nước ngoài quan tâm
nghiên cứu. Nhiều công trình, bài viết trên các tạp chí nghiên cứu về chính sách
“hướng Đông” của Ấn Độ, cụ thể như: “Some New Thoughts on India’s Look East
Policy” (IPCS Issue Brief, No. 54, Institute of Peace and Conflict Studies, New
Delhi, India, 2007) của Baladas Ghoshal; “India’s “Look East” Policy - The
Emerging Discourse” (FPRC Journal, No. 8, Foreign Policy Research Centre, New
Delhi, India, 2011) của Khriezo Yhome; “India's Look East Policy: Its Evolution
and Approach” (South Asian Survey, 18 (2), 2011) của Thongkholal Haokip... Các
công trình nêu trên đều nghiên cứu về giai đoạn Ấn Độ thực thi chính sách đối
ngoại “hướng Đông” và rút ra một số nhận xét, đánh giá về chính sách này. S.D.
Muni trong bài viết “India’s “Look East” Policy: The Strategic Dimension” (ISAS
11
Working Paper, No. 121, Institute of South Asian Studies, Singapore, 2011) đã
cung cấp một cách nhìn toàn diện về chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ. Có thể
nói, các công trình nêu trên là nguồn tài liệu giúp chúng tôi nghiên cứu chính sách
đối ngoại của Ấn Độ, nhất là từ sau năm 1992 đến năm 2011.
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Myanmar đã được đề cập trong một
số công trình, bài viết như: “India’s Myanmar Policy: A Dilemma between Realism
and Idealism” (IPCS Special Report No. 37, Institute of Peace and Conflict Studies,
New Delhi, 2007) của Yogendra Singh; “India’s Policy towards Burma” (Asia ASP
2013/02, Chatham House, London, 2013) của Gareth Price; “Principles, Pragmatism,
and Pipelines: The Evolution of India’s Myanmar Policy” (FPRC Journal 2013, No.
3, Foreign Policy Research Centre, New Delhi, India, 2013) của Lindsay Hughes...
Hầu hết các bài viết này đều tập trung phân tích vai trò, vị trí của Myanmar trong
chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay cũng như những
nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của quốc gia Nam Á này. Đây được xem là
những tài liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu chính sách của Ấn Độ đối với
Myanmar và quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong giai đoạn nghiên cứu của luận án.
Bên cạnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ, chính sách đối ngoại của
Myanmar cũng được một số học giả nghiên cứu, cụ thể như bài viết “Myanmar’s
Policy toward the Rising China since 1989” (RCAPS Working Paper Series
“Dojo”, Ritsumeikan Asia Pacific University, Japan, 2013) của Hnin Yi. Bài viết
xem xét những cơ hội và thách thức trong chính sách của Myanmar đối với Trung
Quốc kể từ năm 1989 và những tác động của cải cách chính trị ở Myanmar đối với
quan hệ Myanmar - Trung Quốc. Theo tác giả, trong giai đoạn 1988 - 2003, chính
phủ quân sự Myanmar đã cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc để duy trì sự
tồn tại của chế độ. Tuy nhiên, vì luôn ý thức Trung Quốc là một mối đe doạ tiềm
tàng nên Myanmar đã đa dạng hoá mối quan hệ với các nước khác như Ấn Độ, Nga
và các nước ASEAN để giảm bớt sự phụ thuộc vào nước láng giềng khổng lồ này.
Được xuất bản vào năm 2006, cuốn sách Myanmar’s Foreign Policy:
Domestic Influences and International Implications (The International Institute for
Strategic Studies, London) của Jurgen Haacke nghiên cứu mục tiêu, biện pháp, tính
hiệu quả trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ sau năm 1988 đến năm 2005.
12
Cũng trong năm 2006, bài viết với tiêu đề “Regionalism in Myanmar’s Foreign
Policy: Past, Present, and Future” (ARI Working Paper, No. 73, Asia Research
Institute, Singapore) của Maung Aung Myoe đã đề cập chủ nghĩa khu vực trong
chính sách đối ngoại của Myanmar từ khi giành được độc lập (năm 1948) đến năm
2006, chủ yếu trong bối cảnh quan hệ Myanmar - ASEAN. Ngoài ra, tác giả M.A.
Myoe còn công bố bài viết “Myanmar’s Foreign Policy under the USDP
Government: Continuities and Changes” (Journal of Current Southeast Asian
Affairs, Volume 35, No. 1, GIGA German Institute of Global and Area Studies,
Germany, 2016). Từ những công trình, bài viết trên có thể thấy, chính sách đối
ngoại của Myanmar, quan hệ Myanmar - Ấn Độ đã được nghiên cứu trên nhiều khía
cạnh khác nhau, giúp chúng tôi có cái nhìn đa chiều trong việc nghiên cứu luận án.
Nhóm thứ hai: Nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar trên các lĩnh vực chủ yếu
Nếu như ở Việt Nam, quan hệ Ấn Độ - Myanmar vẫn đang còn khá mới mẻ
thì ở nước ngoài, vấn đề này lại thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học của
nhiều nước. Trong đó phải kể đến tác phẩm Indo - Burmese Relations, 1948 - 1962
(Jawaharlal Nehru University, New Delhi, India, 1981) của Swatanter Kumari
Pradhan. Đây là công trình nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ sau khi hai
nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1948) đến thời điểm lực lượng
quân sự lên nắm chính quyền ở Myanmar (năm 1962). Theo tác giả S.K. Pradhan,
quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong những năm 1948 - 1962 “đánh dấu một thời kỳ
quan trọng trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước” [113, tr. 248].
Công trình tiếp theo nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Myanmar là India -
Myanmar Relations (1998 - 2008): A Decade of Redefining Bilateral Ties (ORF
Occasional Paper #10, Observer Research Foundation, 2009) của Khriezo Yhome.
Công trình đã trình bày quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong 10 năm (1998 - 2008).
Khriezo Yhome cho rằng Ấn Độ và Myanmar bắt đầu tái lập quan hệ vào năm 1991
và phát triển mạnh mẽ từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, thông qua hợp tác
chính trị, kinh tế và quân sự. Đây là một tài liệu tham khảo chủ yếu để nghiên cứu
quan hệ Ấn Độ - Myanmar trên một số lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc
phòng thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, cụ thể là từ năm 1998 đến năm 2008.

13
Trong cuốn sách India - Myanmar Relations: Changing Contours (Routledge
Taylor & Francis Group, India, 2016), tác giả R. Bhatia nghiên cứu quan hệ giữa
Ấn Độ với Myanmar từ những năm 90 của thế kỷ XX đến thập niên đầu thế kỷ XXI
và nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ này như là một trong những động
lực phát triển của khu vực. Liên quan đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar còn có công
trình sách India - Myanmar Connectivity: Current Status and Future Prospects
(KW Publishers Pvt Ltd, New Delhi, India, 2013) của P. De và J.K. Ray. Đây là
những công trình tham khảo giúp chúng tôi có thêm tư liệu về quan hệ hai nước Ấn
Độ - Myanmar giai đoạn từ thập niên cuối thế kỷ XX đến thập niên đầu thế kỷ XXI.
Trong cuốn sách Challenges to Democratization in Burma: Perspectives on
Multilateral and Bilateral Responses (International Institute for Democracy and
Electoral Assistance, Sweden, 2001), các tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa
Myanmar với các nước láng giềng (Bangladesh, Trung Quốc, Thái Lan), với các
nước ASEAN và chính sách của Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) đối với
quốc gia Đông Nam Á này. Các tác giả cũng đã dành khoảng 30 trang để đề cập khái
quát lịch sử quan hệ Myanmar - Ấn Độ, chính sách của Ấn Độ đối với Myanmar và
quan hệ hai nước trên các lĩnh vực chủ yếu: Chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng
trong 10 năm sau Chiến tranh lạnh. Các công trình nói trên chủ yếu chỉ nghiên cứu
chính sách đối ngoại của Ấn Độ, Myanmar và quan hệ hai nước giai đoạn trước năm
1962 và từ sau năm 1991, giai đoạn 1962 - 1991 chỉ được đề cập một cách khái quát.
Mặc dù vậy, chúng tôi xem đây là những tài liệu tham khảo chủ yếu của luận án.
Ngoài ra, quan hệ Ấn Độ - Myanmar còn được đề cập trên một số bài báo tạp
chí có uy tín, như: “India - Myanmar Relations: Triumph of Pragmatism” (Jindal
Journal of International Affairs, Volume 1, Issue 1, 2011) của B.P. Routray; “India
and Burma: Exploring New Vista of Relationship” (Working Paper No. 126, 2012)
của K.C. Ratha và S.K. Mahapatra; bài viết “India and Myanmar: Choices for
Military Cooperation” (ICWA Issue Brief, Indian Council of World Affairs, India,
2012) của V. Sakhuja; bài viết “India’s Security Cooperation with Myanmar:
Prospect and Retrospect” (ISAS Working Paper, No. 166, Institute of South Asian
Studies, Singapore, 2013) của C. Raja Mohan; bài viết “India - Myanmar Economic
Relations” (FPRC Journal 2013, No. 3, Foreign Policy Research Centre, India,
14
2013) của C.S. Kuppuswamy... Hầu hết các công trình đều tập trung phân tích vị trí
của Myanmar trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh, mối quan
hệ hai nước trên một số lĩnh vực: Kinh tế, quân sự, an ninh quốc phòng... Tuy vậy,
nhìn chung các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu thời kỳ từ sau Chiến tranh lạnh
đến những năm đầu thế kỷ XXI, còn giai đoạn từ năm 1962 đến trước khi kết thúc
Chiến tranh lạnh thì những bài viết vẫn dừng lại ở mức độ khái quát quan hệ hai
nước. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của
vấn đề, cung cấp các tư liệu về chính sách của Ấn Độ đối với Myanmar và quan hệ
hai nước trên các lĩnh vực chủ yếu, giúp chúng tôi có thể chọn lựa, phân tích để góp
phần làm phong phú thêm các nội dung, nhận định của luận án.
Quan hệ Ấn Độ - Myanmar còn được đề cập trong các mối quan hệ giữa Ấn
Độ với ASEAN, như: “India - ASEAN Relations: Analysing Regional Implications”
(IPCS Special Report, No. 72, Institute of Peace and Conflict Studies, India, 2009) của
M. Anand; “India’s Engagement with ASEAN: Beyond Trade in Goods” (ISAS
Working Paper, No. 129, Institute of South Asian Studies, Singapore, 2011) của S.
Nambiar; ASEAN - India Connectivity: The Comprehensive Asia Development Plan,
Phase II (ERIA Research Project Report 2010, No. 7, Economic Research Institute for
ASEAN and East Asia, Indonesia, 2011) của F. Kimura và S. Umezaki... Các công
trình trên đã trình bày quan hệ Ấn Độ - ASEAN, tác động của mối quan hệ này đối với
Đông Nam Á dưới tác động của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
Trong tiến trình quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011), Trung Quốc là
một trong những nhân tố quan trọng và có tác động thường xuyên. Sự cạnh tranh
giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong quan hệ với Myanmar, quan hệ Trung Quốc -
Myanmar, quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc - Myanmar đã thu hút nhiều học giả nước
ngoài quan tâm nghiên cứu. Trong bài viết “China and India’s Competitive
Relations with Myanmar” (ICS Working Paper No. 2008-7, Institute of China
Studies, Malaysia, 2008), tác giả Zhao Hong đã đề cập đến sự cạnh tranh giữa
Trung Quốc và Ấn Độ trong việc thiết lập quan hệ với Myanmar từ cuối những năm
80 của thế kỷ XX. Được đăng trên tạp chí Journal of Strategic Studies (Volume 19,
No. 2, London, 1996), bài viết “Burma and the Strategic Competition between

15
China and India” của Andrew Selth đã đề cập tầm quan trọng của Myanmar và sự
cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong quan hệ với nước này.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa Trung Quốc, Ấn Độ với Myanmar còn được đề
cập trong một số công trình khác như: “China, Myanmar and India: A Strategic
Perspective” (Indian Foreign Affairs Journal, Volume 8, No. 1, India, 2013) của R.
Gupta; “China - Myanmar Energy Engagements: Challenges and Opportunities for
India” (IPCS Issue Brief, No. 134, Institute of Peace and Conflict Studies, India,
2009) của T. Sinha; B. Lintner với bài viết “Burma and Its Neighbours”; Thant
Myint-U với cuốn sách Where China Meets India: Burma and the New Crossroads
of Asia (Farrar, Straus and Giroux, New York, 2011)... Có thể nói, đây là những tài
liệu tham khảo cần thiết khi nghiên cứu nhân tố Trung Quốc đối với quan hệ Ấn Độ
- Myanmar và “tam giác” quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar trong luận án.
Bên cạnh đó, N. Panwar trong bài viết “India and China Competing over
Myanmar Energy Resources” (Working draft for BISA Conference 2009, University
of Leicester, 2009) đã đề cập vấn đề an ninh năng lượng và sự cạnh tranh Ấn Độ -
Trung Quốc trong hợp tác với Myanmar những năm đầu thế kỷ XXI. Bài viết “Sino
- Myanmar Military Cooperation and Its Implications for India” (Journal of Defence
Studies, Volume 5, No. 3, India, 2011) của H. Shivananda tập trung phân tích hợp
tác quân sự Trung Quốc - Myanmar và tác động của mối quan hệ này đối với Ấn Độ
từ hai thập niên cuối thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI. Đây là những tài
liệu quý giá giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu quan hệ giữa Myanmar với
các nước nói chung và với Trung Quốc nói riêng, giúp cho việc nghiên cứu quan hệ
Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) có cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn.
1.3. Một số nhận xét và vấn đề đặt ra cho luận án
Qua việc trình bày tình hình nghiên cứu nói trên, có thể nhận thấy những tồn
tại và vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, cụ thể như sau:
Thứ nhất, mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar nói chung và quan hệ hai nước trong
giai đoạn 1962 - 2011 nói riêng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và nước
ngoài quan tâm và đạt được những kết quả đáng kể, thể hiện sự phong phú về mặt nội
dung và sự đa dạng về phong cách trình bày. Tuy nhiên có khá nhiều công trình tập
trung nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar một cách khái quát, tổng thể hoặc về lĩnh
16
vực hợp tác nhất định và trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Hầu như chưa có một
công trình chuyên khảo nào nghiên cứu hệ thống và toàn diện về quan hệ Ấn Độ -
Myanmar từ năm 1962 đến năm 2011 với tư cách là một đối tượng riêng biệt.
Thứ hai, một số công trình đã bước đầu nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ -
Myanmar nhưng chủ yếu dừng lại ở thời kỳ 1948 - 1962 và từ sau Chiến tranh lạnh
đến những năm đầu thế kỷ XXI. Các công trình, bài viết nghiên cứu về quan hệ hai
nước trong thời kỳ Chiến tranh lạnh vẫn đang còn khá khiêm tốn về số lượng. Mối
quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1962 đến năm 1991 cũng đã được một số học giả
nghiên cứu nhưng chưa có hệ thống và mới chỉ đề cập khá hạn chế trong một số công
trình, bài viết ở trong và ngoài nước. Hầu như chưa có công trình khoa học nào
nghiên cứu về đề tài này xuyên suốt từ năm 1962 đến hết thập niên đầu thế kỷ XXI.
Thứ ba, ngoài một số công trình khoa học trong nước, các sách báo, bài viết
của các nhà nghiên cứu nước ngoài được tác giả luận án xem là nguồn tài liệu chủ
yếu trong quá trình tham khảo. Những công trình nghiên cứu này dù rất phong phú,
đa dạng, song lại là ấn phẩm của các học giả đến từ nhiều nước cho nên cũng phản
ánh quan điểm và cách nhìn nhận, đánh giá của giới nghiên cứu ở nước đó. Vì vậy,
việc kế thừa đòi hỏi phải có sự phê phán và chọn lọc trong tiếp cận tư liệu nhằm
đảm bảo độ tin cậy và khách quan trong nhìn nhận, đánh giá vấn đề nghiên cứu.
Thứ tư, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy còn
khá nhiều nội dung liên quan đến luận án vẫn chưa được nghiên cứu một cách thấu
đáo, cần tiếp tục tìm hiểu, trao đổi như: Cơ sở của mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar?
Mối quan hệ song phương này đã diễn tiến như thế nào trong những năm 1962 -
2011? Những nhân tố tác động nào chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan hệ hai
nước? Những lĩnh vực hợp tác nào là chủ yếu? Tác động của mối quan hệ này đối
với chiến lược và chính sách phát triển của hai nước? Những thành tựu và hạn chế,
những vấn đề đặt ra của mối quan hệ song phương này trong giai đoạn hiện nay?...
Do vậy, việc kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu của các học giả
đi trước là điều hết sức quan trọng, giúp chúng tôi có cơ sở để giải quyết các nội
dung nêu trên dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo quý giá đã được tập hợp, từ đó
hoàn thành đề tài luận án “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)”.

17
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR (1962 - 2011)

Quan hệ ngoại giao giữa hai nước láng giềng Ấn Độ và Myanmar chính thức
được thiết lập từ năm 1948 (ngay sau thời điểm Myanmar giành độc lập) và được
hình thành dựa trên cơ sở địa - chính trị, văn hoá, lịch sử và những mối liên hệ
truyền thống gần gũi, lâu đời cũng như xuất phát từ vị trí của Ấn Độ và Myanmar
trong chính sách đối ngoại của mỗi nước.
2.1. Cơ sở địa - chính trị
Quan hệ Ấn Độ - Myanmar chịu tác động từ những nhân tố địa - chính trị
của hai nước. Về phía Ấn Độ, đây là một quốc gia có vị trí địa lý rất đặc biệt, một
“tiểu lục địa” ở khu vực Nam Á bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi Ấn Độ
Dương và dãy núi Himalaya hùng vĩ. Ấn Độ nằm trên con đường trung chuyển nối
liền hai châu lục (Âu - Á) nói riêng và giữa phương Đông và phương Tây nói
chung. Phần mũi đất cực Nam “chìa ra Ấn Độ Dương” giống như một bệ phóng
hướng ra đại dương và hai hướng Đông - Tây, nhưng đồng thời cũng là tấm lá chắn
cho cả khu vực Nam và Trung Á khi cần thiết. Vì thế trong lịch sử, Ấn Độ đã trở
thành mục tiêu của nhiều đế quốc: Macedonia của Alexander Đại đế (thế kỷ VI
trước Công nguyên), Đế quốc Hồi giáo Mogul (thống trị Ấn Độ từ thế kỷ XI đến thế
kỷ XVIII) và Đế quốc Anh (thế kỷ XIX - XX). Đất nước “tiểu lục địa” này là một
trong những cái nôi của văn minh nhân loại, một quốc gia đa dạng về sắc tộc, chủng
tộc, tôn giáo và có lịch sử hơn 5.000 năm. Sau khi trở thành một quốc gia độc lập
vào năm 1947, Ấn Độ dần dần có vị thế và tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế
và khu vực Nam Á. Từ chỗ là nước đưa ra “năm nguyên tắc chung sống hoà bình”
(cùng với Trung Quốc) và đồng sáng lập Phong trào Không liên kết (NAM), Ấn Độ
ngày càng đóng góp to lớn vào nền hoà bình, ổn định và phát triển của thế giới.
Bước sang thế kỷ XXI, với vị thế chính trị quan trọng cùng với sự trỗi dậy kinh tế
mạnh mẽ, Ấn Độ cùng với Trung Quốc được ví như hai cánh nhằm đưa “con chim
châu Á” bay cao hơn nữa vươn tới sự phát triển phồn vinh [42, tr. 30]. Trong số các
nước láng giềng của Ấn Độ, Myanmar có một vị trí địa - chính trị quan trọng.
18
Myanmar nằm giữa ngã ba Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á, là nước
láng giềng lớn thứ hai và là nước lớn nhất bên sườn phía Đông của Ấn Độ. Ấn Độ
có đường biên giới trên đất liền (khoảng 1.643 km) và cả đường biên giới trên biển
tại vịnh Bengal với Myanmar. Bốn trong sáu bang của khu vực Đông Bắc Ấn Độ là
Arunachal Pradesh, Nagaland, Manipur và Mizoram có chung biên giới với các
bang phía Tây của Myanmar. Đông Bắc Ấn Độ là vùng viễn Đông của Ấn Độ, là
nơi thường xuyên xảy ra tranh chấp lãnh thổ và xung đột biên giới giữa nước này
với Trung Quốc. Trong đó, bang Arunachal Pradesh (có đường biên giới giáp với
Trung Quốc khoảng 1.125 km) là vùng đất mà Bắc Kinh luôn khẳng định chủ quyền
tại đây [68, tr. 81]. Do vậy, duy trì quan hệ tốt đẹp với nước láng giềng Myanmar
còn góp phần giúp chính quyền Ấn Độ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình ở vùng
Đông Bắc xa xôi. Ngoài ra, hai nước láng giềng này còn có chung vùng biển ở vịnh
Bengal, bao gồm khu vực xung quanh hai quần đảo có vị trí chiến lược quan trọng
của Ấn Độ là Andaman1 và Nicobar. Với đường bờ biển dài 1.930 km dọc theo vịnh
Bengal và chỉ cách quần đảo Andaman của Ấn Độ khoảng 30 km, Myanmar ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh biển của Ấn Độ.
Tầm quan trọng của Myanmar đối với Ấn Độ còn thể hiện ở việc nước này
nằm trên tuyến giao thông thương mại đường biển của Ấn Độ Dương và có đường
biên giới dài 2.185 km với Trung Quốc ở phía Bắc. Cả Ấn Độ và Myanmar đều là
“hàng xóm” với Trung Quốc, trong đó, Myanmar nằm giữa hai nước này. Với vị trí
địa lý của mình, Myanmar trở thành một điểm đến của nhiều cường quốc trên thế
giới, trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc. Myanmar nắm giữ vị trí quan trọng chiến
lược ở châu Á, không một quốc gia châu Á nào ngoài Myanmar có đủ lợi thế về địa
lý để kết nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, vì thế hầu hết các nước lớn đều mong
muốn có vị thế chủ yếu ở nơi được coi là “ngã tư của châu Á”. Trong bối cảnh
xung đột biên giới Ấn - Trung vẫn đang diễn tiến phức tạp, Trung Quốc có thể thâm
nhập vào Ấn Độ Dương thông qua Myanmar và trở thành mối đe doạ đối với an
ninh trên biển Andaman và vịnh Bengal. Ấn Độ hoàn toàn nhận thức được tầm quan

1
Quần đảo Andaman là một quần đảo ở vịnh Bengal nằm giữa Ấn Độ (về phía tây) và Myanmar (về phía
đông và phía bắc). Đa phần quần đảo này thuộc Ấn Độ, trong khi một số đảo nhỏ ở phía bắc, gồm có hòn đảo
Coco, thuộc về Myanmar.
19
trọng chiến lược của quốc gia Đông Nam Á này. Có thể nói, với vị trí trọng yếu của
Myanmar, Ấn Độ không thể không quan tâm đến nước láng giềng này trong việc
hoạch định chính sách đối ngoại. Ngược lại, tăng cường quan hệ với Ấn Độ có thể
giúp Myanmar từng bước cải thiện hình ảnh đất nước trên trường quốc tế, nâng cao
vị thế và đa dạng hoá chính sách đối ngoại, tránh việc quá lệ thuộc vào Trung Quốc.
2.2. Cơ sở văn hoá và lịch sử
Ấn Độ và Miến Điện2 là hai nước láng giềng gần gũi có mối quan hệ lâu đời.
Ngay từ thời cổ đại, ảnh hưởng của Ấn Độ ở Miến Điện đã được thể hiện trên nhiều
lĩnh vực từ thương mại, triết học, chính trị đến tôn giáo, văn hoá. Hindu giáo và đạo
Phật từ Ấn Độ du nhập đến nước này vào khoảng thế kỷ III trước Công nguyên.
Năm 1044, sau khi thống nhất đất nước và sáng lập triều đại Pagan, vua Anawrahta
đã đưa Phật giáo trở thành quốc giáo của Miến Điện. Cùng với Phật giáo Tiểu thừa,
chữ Sanskrit và Pali xuất phát từ Ấn Độ là nguồn gốc của nhiều từ trong ngôn ngữ
của người Miến, trong đó chữ Sanskrit dùng để nói về thế quyền, về vua, còn chữ
Pali dùng để chép kinh Phật. Bên cạnh đó, Miến Điện cũng đã kế thừa hệ thống quy
phạm pháp luật của Ấn Độ: Các cuốn sách pháp luật đầu tiên mà người Miến gọi là
“Manusara Shwemin” chính là bộ “Wagaru Dhammathat” của Ấn Độ [131, tr. 88].
Quan hệ thương mại giữa hai nước cũng được thiết lập từ rất sớm với việc thành lập
nhiều khu định cư dọc theo bờ biển Miến Điện của các thương nhân Ấn Độ.
Sau quá trình xâm lược của người Anh, Miến Điện và Ấn Độ đều trở thành
một phần thuộc Đế chế Anh. Năm 1886, Anh sáp nhập Miến Điện vào lãnh thổ Ấn
Độ thuộc Anh và đặt Miến Điện dưới sự quản lý của chính phủ Ấn Độ [75, tr. 251].
Trong những năm 1886 - 1937, giai đoạn mà Miến Điện trở thành một tỉnh của Ấn
Độ thuộc Anh, một làn sóng người Ấn đã di cư đến nơi này. Theo W.S. Desai, 10
năm sau khi Anh tuyên bố sáp nhập Miến Điện vào Ấn Độ, có khoảng 18.000 binh
sĩ Ấn Độ đóng quân ở “tỉnh Miến Điện”. Năm 1861, cảnh sát ở Rangoon hoàn toàn
là người Ấn. Năm 1931, số người gốc Ấn Độ ước tính hơn một triệu trong tổng số
14 triệu dân Miến Điện, trong đó chiếm một nửa dân số ở Rangoon [61, tr. 938].
Vào thời điểm giành được độc lập (ngày 4-01-1948), có khoảng 300.000 - 400.000

2
Trước năm 1989, Myanmar được gọi là Miến Điện (Burma)
20
người Ấn Độ sinh sống ở Miến Điện [72, tr. 3], [131, tr. 88]. Sự hiện diện đông đảo
của cộng đồng người Ấn trên đất nước này sau năm 1948 đã tạo nên những mối
giao lưu về kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong quan hệ hai nước.
Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa nhân dân Ấn Độ và Miến Điện trong cuộc đấu
tranh chống lại sự cai trị của người Anh giành độc lập dân tộc đã góp phần tạo nên
sự hiểu biết chung giữa hai nước. Ngày 27 và 28-3-1931, quốc hội Ấn Độ đã thông
qua một nghị quyết thể hiện sự ủng hộ và tình cảm đối với nhân dân Miến Điện.
Bản nghị quyết nêu rõ: “Quốc hội Ấn Độ công nhận quyền của người dân Miến
Điện trong việc yêu cầu tách ra khỏi Ấn Độ và thiết lập một nhà nước Miến Điện
độc lập hoặc vẫn là một quốc gia tự trị trong một Ấn Độ tự do với quyền tách ra
khỏi Ấn Độ bất cứ khi nào họ muốn” [9, tr. 41].
Sau khi Miến Điện tách ra khỏi Ấn Độ (năm 1937), các nhà lãnh đạo phong
trào giải phóng dân tộc ở hai nước đã ủng hộ phong trào đấu tranh của nhau để
chống lại đế quốc Anh. Các nhà lãnh đạo Miến Điện theo dõi phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc của Ấn Độ, đặc biệt là trong những năm tháng cuối cùng trước
khi giành độc lập. Trong khi Aung San được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng
điều hành ở Miến Điện, Jawaharlal Nehru cũng giữ vị trí tương tự ở Ấn Độ. Khi
Aung San và 6 đồng sự trong Hội đồng điều hành bị ám sát vào ngày 19-7-1947 tại
Miến Điện, Jawaharlal Nehru đã bày tỏ sự thương tiếc đối với Aung San và các
đồng chí của ông: “Miến Điện và châu Á đã mất đi một trong những người con can
đảm và có tầm nhìn xa trông rộng” và ông khẳng định với người dân Miến Điện
rằng, Ấn Độ sẽ “đứng về phía họ trong những ngày khó khăn phía trước” [131, tr.
88]. Có thể nói, những nhân tố về vị trí địa lý, văn hoá, tôn giáo, chữ viết, lịch sử...
đã làm cơ sở cho mối quan hệ giữa Ấn Độ với Myanmar thời hiện đại.
2.3. Khái quát quan hệ Ấn Độ - Myanmar trước năm 1962
Ngày 04-01-1948, Ấn Độ và Miến Điện chính thức thiết lập quan hệ ngoại
giao, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử quan hệ hai nước [113, tr. 77]. Trong
ngày độc lập của nước láng giềng Miến Điện, Ấn Độ đã chúc mừng, chia sẻ và thể
hiện tình láng giềng gắn bó giữa hai nước qua lời Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal
Nehru: “Trong quá khứ cũng như trong tương lai, người dân Ấn Độ sẽ kề vai sát
cánh với nhân dân Miến Điện và cho dù là may mắn hay bất hạnh, chúng ta sẽ luôn
21
cùng chia sẻ với nhau. Đây là một ngày tuyệt vời và long trọng không chỉ đối với
Miến Điện mà còn đối với Ấn Độ và toàn bộ châu Á” [131, tr. 89]. Mối quan hệ
giữa Ấn Độ với Miến Điện càng được thắt chặt hơn trong việc soạn thảo các văn
kiện quan trọng, đặc biệt là Hiến pháp, cho chính quyền non trẻ U Nu. Cũng trong
năm 1948, theo lời mời của Thủ tướng Miến Điện U Nu, B.N. Rau, một trong
những chuyên gia xuất sắc của Ấn Độ về các vấn đề hiến pháp, đã đến thăm và giúp
đỡ chính phủ nước này soạn thảo Hiến pháp [67, tr. 15].
Từ năm 1948, chính phủ Miến Điện đã thực hiện một số biện pháp nhằm
tăng cường lợi ích kinh tế cho người dân và hạn chế quyền lợi của người nước
ngoài. Những biện pháp này thường nhằm vào người Ấn Độ, vì đây là bộ phận
chiếm đa số trong kiều dân ở Miến Điện sau khi nước này giành độc lập. Một trong
những biện pháp cụ thể được chính phủ Miến Điện thông qua là Đạo luật về chuyển
nhượng đất đai (Land Alienation Act). Theo nội dung của đạo luật, những cư dân
không phải là người Miến Điện sẽ không có quyền được mua đất ở nước này. Ngoài
ra, Dự luật Quốc hữu hoá đất đai (Land Nationalization Bill) của chính quyền Miến
Điện được thông qua ngày 11-10-1949 đã làm dấy lên sự phản ứng mạnh mẽ của
người Ấn Độ ở cả hai nước. Dự luật này cấm người dân (trừ những người làm nghề
nông) không được sở hữu nhiều hơn 50 mẫu đất (khoảng 20 ha), đã gây nên sự phản
đối của giới cho vay nặng lãi người Ấn (Chettiyar) vốn đang nắm giữ nhiều đất đai
ở Miến Điện [75, tr. 251]. Vì lợi ích hai nước, Thủ tướng J. Nehru đã tuyên bố
không ủng hộ cuộc đấu tranh của giới Chettiyar. Theo ông, mặc dù Dự luật Quốc
hữu hoá đất đai ảnh hưởng rất lớn đến người Ấn Độ ở Miến Điện nhưng nó không
mang tính phân biệt đối xử. Có thể nói, tình bạn thân thiết giữa hai nhà lãnh đạo J.
Nehru và U Nu đã ngăn chặn các cuộc đối đầu có nguy cơ xảy ra giữa hai nước.
Sau ngày độc lập, Miến Điện phải đối mặt với nhiều khó khăn, nổi bật nhất là
vấn đề mâu thuẫn dân tộc sâu sắc. Đó là sự nổi dậy của người Karen3 và các lực
lượng phiến quân khác. Tân Thủ tướng U Nu (1948 - 1962) rất cần đến sự viện trợ
của Ấn Độ, các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung và cả Mỹ. Trong Hội nghị

3
Người Karen (còn gọi là Kayin) là dân tộc đông dân thứ ba, chiếm khoảng 8% dân số Myanmar. Người
Sgaw và Pwo là hai nhóm chính của dân tộc Karen, sống chủ yếu ở vùng cao nguyên Shan, bang Karen và
vùng đồng bằng sông Irrawaddy.
22
Thủ tướng chính phủ các nước Khối Thịnh vượng chung tổ chức tại Sri Lanka (tháng
01-1950), Ấn Độ cùng các thành viên thuộc khối này đã nhất trí cho Miến Điện vay
6 triệu bảng Anh, trong đó Ấn Độ đóng góp 1 triệu bảng [85, tr. 4]. Bên cạnh đó,
chính phủ Ấn Độ còn thông qua một khoản vay 46 triệu USD cho chính phủ U Nu
vào năm 1958 [66, tr. 142]. Những hành động này thể hiện quan điểm đối ngoại hoà
bình, thân thiện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Ấn Độ với Miến Điện mà không kèm theo
bất cứ điều kiện nào. Trong bài diễn văn phát biểu tại quốc hội vào ngày 17-3-1950,
Thủ tướng Ấn Độ J. Nehru tuyên bố sự ủng hộ của Ấn Độ đối với Miến Điện không
phải là sự can thiệp vào công việc nội bộ của nước láng giềng và rằng “đó không
phải là mục đích của chúng tôi và chúng tôi không dùng mọi biện pháp nào để can
thiệp vào các nước khác, nhưng bất cứ khi nào có thể, chúng tôi đều sẽ sẵn sàng
giúp đỡ họ mà không kèm theo bất kỳ điều kiện can thiệp nào” [111, tr. 292-293].
Ấn Độ không chỉ tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng về an ninh và tài
chính trước mắt ở Miến Điện, mà còn hướng đến việc xây dựng cơ sở vững chắc
cho mối quan hệ lâu dài giữa hai nước. Hai bên thường xuyên tiến hành tham vấn
lẫn nhau và đề ra cách thức hợp tác cũng như chia sẻ những vấn đề liên quan đến
hòa bình thế giới và quan hệ quốc tế. Quan hệ nồng ấm giữa Ấn Độ và Miến Điện
đã góp phần làm cho Phong trào Không liên kết phát triển mạnh, đấu tranh vì hoà
bình, độc lập dân tộc, chống sự xâm lược và nô dịch của đế quốc, thực dân. Bản
thân hai nước đều là những thành viên tích cực trong Hội nghị Bandung năm 1955
và Phong trào Không liên kết.
Chỉ sau ba năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đến ngày 7-7-1951, Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao Miến Điện Sao Hkun Hkio và Đại sứ Ấn Độ tại Miến Điện M.A.
Rauf đã ký Hiệp ước hữu nghị tại Rangoon (Miến Điện) [113, tr. 81]. Nội dung Hiệp
ước tuyên bố: “Hòa bình và tình hữu nghị giữa hai nước sẽ vĩnh cửu, không bao giờ
thay đổi. Hai nước sẽ mãi mãi phấn đấu để tăng cường và phát triển hơn nữa mối
quan hệ chân thành hiện có giữa nhân dân hai nước” [145]. “Hai nước đồng ý rằng
các đại diện của họ phải gặp gỡ thường xuyên để trao đổi quan điểm về các vấn đề
cùng quan tâm và xem xét cách thức và phương tiện cho sự hợp tác lẫn nhau giữa
hai nước trong các vấn đề trên” [145]. Có thể nói, sự kiện này là một dấu mốc lịch
sử quan trọng của mối quan hệ thân thiện, gắn kết giữa Ấn Độ và Miến Điện.
23
Sau khi Hiệp ước hữu nghị được ký kết, các phái đoàn ngoại giao của Ấn Độ
và Miến Điện thường xuyên thăm viếng lẫn nhau tạo ra sự gắn kết, gần gũi hơn
trong quan hệ song phương. Thủ tướng Jawaharlal Nehru rất coi trọng tình hữu nghị
hai nước. Đối với ông, Miến Điện là một nước láng giềng thân thiết, có mối quan hệ
gần gũi [48, tr. 49]. Jawaharlal Nehru đã từng nói: “Chúng tôi đang liên lạc thường
xuyên với chính phủ Miến Điện trên nhiều vấn đề. Chúng tôi không chỉ là bạn bè
theo nghĩa thông thường, mà tôi có thể nói rằng điều này còn hơn cả tình bạn”
[113, tr. 84]. Không những thế, Ấn Độ còn giúp đỡ Miến Điện về mặt quân sự khi
chính quyền nước này phải đối phó với các cuộc nổi dậy, đấu tranh ly khai về sắc
tộc và tôn giáo của nhiều tộc người (không phải là người Miến) ở khắp nơi trên lãnh
thổ Miến Điện. Trước tình hình đó, Ấn Độ đã đưa quân đội đến hỗ trợ chính quyền
Miến Điện trong các năm 1949, 1958 để chống lại lực lượng nổi dậy. Có thể nói, sự
giúp đỡ và ủng hộ của Ấn Độ về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự đã góp phần
quan trọng cho nền hoà bình, ổn định chính trị - xã hội của Miến Điện sau khi giành
độc lập. Quan hệ chính trị - ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước đã tạo điều kiện thuận
lợi cho cộng đồng người Ấn ở Miến Điện phát triển. Họ là những nhà kinh doanh,
nhà đầu tư trong nhiều ngành kinh tế khác nhau ở Miến Điện; bên cạnh đó cũng có
một lực lượng lao động người Ấn sinh sống và làm việc ở nước này. Những điều
nói trên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan
hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Sau cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 - 1949), một bộ phận Quốc dân đảng
đã chạy sang Miến Điện, kéo theo đó là sự truy kích của quân đội Trung Quốc.
Chính phủ Miến Điện rất lo ngại về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trên lãnh
thổ của mình. Sau khi không thuyết phục được Mỹ trong việc can thiệp với Trung
Quốc để rút quân ra khỏi vùng Đông Bắc Miến Điện, năm 1953, Miến Điện quyết
định đưa vấn đề này ra Liên Hợp Quốc. Chính phủ Ấn Độ đã đứng về phía Miến
Điện thông qua việc ủng hộ mạnh mẽ nghị quyết giải trừ quân bị và di tản quân đội
nước ngoài ra khỏi lãnh thổ nước này. Ngày 05-11-1953, trong một cuộc tranh luận
tại Liên Hợp Quốc về việc Miến Điện chống lại sự hiện diện của quân đội Trung
Quốc trên lãnh thổ Miến Điện, V.K. Krishna Menon, đại diện của Ấn Độ tại Liên
Hợp Quốc đã cảnh báo: “Những gì tổn hại đến Miến Điện cũng là làm tổn thương
24
đến chúng tôi (Ấn Độ). Giữa chúng tôi không có liên minh quân sự nhưng Miến
Điện có liên quan chặt chẽ với chúng tôi và tất nhiên tình hình ở Miến Điện là mối
quan tâm lớn đối với chúng tôi” [131, tr. 90].
Năm 1956, khi quân đội Trung Quốc một lần nữa xâm nhập vào lãnh thổ
Miến Điện, Thủ tướng U Nu đã tìm đến sự hỗ trợ của Ấn Độ. Do đó, với vai trò
trung gian của J. Nehru, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã có chuyến thăm đầu
tiên đến Miến Điện và đồng ý thảo luận về vấn đề trên biên giới với người đồng cấp
U Nu [103, tr. 6]. Ngoài ra, hai vị Thủ tướng U Nu và Nehru còn chia sẻ quan điểm
chung về các vấn đề thế giới. Cả hai ông đều là những người ủng hộ nhiệt tình cho
sự đoàn kết châu Á. Hơn nữa, cả Miến Điện và Ấn Độ đều theo đuổi quan điểm
“không liên kết” đối với các vấn đề quốc tế. Trong quan hệ quốc tế, hai nước
thường ủng hộ lẫn nhau ở diễn đàn Liên Hợp Quốc cũng như trong các hội nghị
quốc tế khác. Miến Điện đã đồng hành cùng Ấn Độ trong chính sách đối với Trung
Quốc. Tháng 9-1950, Miến Điện ủng hộ Ấn Độ về việc đề nghị kết nạp Trung Quốc
vào Liên Hợp Quốc; tham gia cùng với Ấn Độ bỏ phiếu chống nghị quyết của Mỹ
gán cho Trung Quốc là kẻ xâm lược ở bán đảo Triều Tiên vào tháng 01-1951 [68, tr.
85]. Ấn Độ và Miến Điện là hai quốc gia duy nhất ngoài khối xã hội chủ nghĩa làm
điều này. Đây là những biểu hiện sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước
trong những năm 50 của thế kỷ XX.
Bước sang những năm 60 của thế kỷ XX, trong khi sự căng thẳng ở khu vực
biên giới với Ấn Độ gia tăng, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận cam kết không xâm
lược lẫn nhau với Miến Điện vào năm 1960, tạo ra những bất lợi lớn cho chính
quyền New Delhi. Sự trung lập của Miến Điện trong các vụ xung đột ở khu vực
biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 cũng góp phần làm cho quan hệ Ấn Độ -
Miến Điện không còn giữ được tình hữu nghị như trước. Trong thời gian này, Trung
Quốc cung cấp gói viện trợ đầu tiên và bắt đầu mua gạo của Miến Điện với giá cao
hơn giá thị trường. Miến Điện cũng thảo luận về khả năng tạo thuận lợi cho Trung
Quốc trong việc vận chuyển hàng hóa sản xuất ở Vân Nam. Khi Tướng Ne Win lên
nắm quyền ở Miến Điện bằng một cuộc đảo chính quân sự ngày 02-03-1962, mối
quan hệ Ấn Độ - Miến Điện đã rẽ sang một con đường khác.

25
Có thể nói, quan hệ giữa Ấn Độ và Miến Điện giai đoạn 1948 - 1962 được
xây dựng trên nền tảng vững chắc: Từ những liên hệ mật thiết về địa lý, lịch sử, văn
hoá, tầm quan trọng của Miến Điện đối với sự phát triển của Ấn Độ cũng như tình
bạn gắn bó giữa nhà lãnh đạo Jawaharlal Nehru và U Nu trong giai đoạn này. Quan
hệ tốt đẹp giữa Nehru với U Nu cũng như vị trí chiến lược quan trọng của Miến
Điện đối với Ấn Độ đã tạo nên thái độ rất ôn hòa và độ lượng về các vấn đề liên
quan trực tiếp đến hai nước. Mặc dù sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc ở Miến
Điện sau khi giành độc lập có thể làm suy giảm mối quan hệ tiềm năng giữa hai
nước; song những nguồn lực và vị trí chiến lược của Miến Điện vẫn có một chỗ
đứng quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ. Từ tầm quan trọng
đó của Miến Điện, J. Nehru nhận thức được sự cần thiết phải kiên nhẫn và hiểu biết
trong việc xây dựng quan hệ đối tác lâu dài với quốc gia láng giềng phía Đông này.
Do vừa giành được độc lập nên quan hệ Ấn Độ - Miến Điện từ năm 1948 đến trước
năm 1962 được hình thành với những biểu hiện chủ yếu trên lĩnh vực an ninh -
chính trị, còn hợp tác trên lĩnh vực kinh tế vẫn còn rất hạn chế. Tuy vậy, mối quan
hệ này cũng tạo ra những điều kiện, tiền đề quan trọng cho sự hợp tác toàn diện
giữa Ấn Độ và Miến Điện trong những giai đoạn tiếp theo.
2.4. Vị trí của Ấn Độ và Myanmar trong chính sách đối ngoại của mỗi nước
2.4.1. Bối cảnh lịch sử Ấn Độ và vị trí của Myanmar trong chính sách đối ngoại
của Ấn Độ
2.4.1.1. Tình hình Ấn Độ từ nửa sau thế kỷ XX đến thập niên đầu thế kỷ XXI
Tháng 8-1947, Ấn Độ tuyên bố độc lập, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử
phát triển quốc gia này. Nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước, chính phủ
Ấn Độ đã ban hành chính sách kinh tế nhằm xây dựng một “nền kinh tế hỗn hợp”.
Nhà nước nắm độc quyền một số ngành như sản xuất vũ khí, năng lượng nguyên tử
và đường sắt [22, tr. 138]. Trong những năm 1951 - 1965, chính phủ Ấn Độ đã thực
hiện lần lượt ba kế hoạch 5 năm với mục tiêu: Tăng trưởng kinh tế vững chắc; Hiện
đại hoá nền kinh tế; Tự lực cánh sinh; Công bằng xã hội; Xoá bỏ nạn nghèo khổ
[25, tr. 211]. Từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX, Ấn Độ tiến hành “cách mạng
xanh”, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào nông nghiệp, thực hiện “cách
mạng trắng” để giải quyết nhu cầu về sữa. Chính sách ưu tiên phát triển nông
26
nghiệp không chỉ nhằm giải quyết vấn đề lương thực, tạo việc làm, cải thiện đời
sống cho 3/4 dân số sống nhờ vào nông nghiệp, mà còn tạo cơ sở vững chắc cho
công cuộc công nghiệp hoá của Ấn Độ.
Từ năm 1964, Ấn Độ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội gay gắt. Nạn
thiếu lương thực trầm trọng và kéo dài, đời sống người dân ngày càng tồi tệ, mâu
thuẫn xã hội gay gắt làm giảm sút lòng tin vào chính phủ và Đảng Quốc đại. Ngày
19-01-1966, bà Indira Gandhi4 trở thành Thủ tướng thứ ba của Ấn Độ sau khi người
kế nhiệm J. Nehru là Thủ tướng Lal Bahadur Shastri qua đời. Chính phủ Gandhi đã
thực hiện các chính sách mới nhằm khôi phục và phát triển kinh tế. Nhờ vậy, Ấn Độ
đã đạt được những bước tiến mới về kinh tế, xã hội trong thời kỳ nắm quyền của Thủ
tướng I. Gandhi. Ngày 31-10-1984, Thủ tướng I. Gandhi bị ám sát bởi các thế lực
phản động và cánh hữu. Con trai của I. Gandhi là Rajiv Gandhi trở thành Thủ tướng
mới của Ấn Độ. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng R. Gandhi, nhân dân Ấn Độ phải
đương đầu với nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội và thu được những thành quả đáng
kể, đưa đất nước phát triển. Tháng 5-1991, Thủ tướng R. Gandhi bị sát hại, chấm dứt
hơn nửa thế kỷ Đảng Quốc đại cầm quyền dưới sự lãnh đạo của gia đình Nehru.
Bước vào những năm 90 của thế kỷ XX, những biến động trên thế giới (sự
tan rã của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết và sự sụp đổ chế độ xã hội
chủ nghĩa ở các nước Đông Âu, cuộc Chiến tranh vùng Vịnh...) cũng như những
khó khăn trong nước làm cho kinh tế Ấn Độ bị suy thoái nghiêm trọng, mức tăng
trưởng giảm sút. Trước tình hình đó, từ tháng 7-1991, Ấn Độ thực hiện cải cách
kinh tế theo cơ chế thị trường và tự do hoá, mở cửa, khuyến khích hợp tác đầu tư
nước ngoài, điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng, tranh thủ vốn và
kỹ thuật nước ngoài. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ trở thành một trong
những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Tính đến năm
2000, nền kinh tế Ấn Độ đứng thứ năm thế giới sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và
Đức. Mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Ấn Độ từ 50 USD (năm
1950) tăng lên 460 USD (năm 2003) [27, tr. 679].

4
Bà là con gái của Thủ tướng Jawaharlal Nehru
27
Về chính sách đối ngoại, từ sau khi giành độc lập, Ấn Độ thực hiện chính sách
đối ngoại hoà bình, độc lập, không liên kết bao gồm những điểm cơ bản sau: Bảo vệ
hoà bình, ủng hộ các nguyên tắc cùng tồn tại giữa các dân tộc, đấu tranh giải trừ quân
bị và cấm vũ khí hạt nhân, chống chủ nghĩa thực dân, giữ vững độc lập dân tộc, từ
chối không tham gia các khối và không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài trên
đất Ấn Độ [22, tr. 164]. Mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ là
phấn đấu cho hoà bình giữa các dân tộc. J. Nehru đã từng tuyên bố: “Hoà bình đối
với chúng tôi không chỉ là niềm hy vọng nhiệt thành mà còn là một nhu cầu khẩn
thiết” [25, tr. 294]. Sau Chiến tranh lạnh, để phục vụ công cuộc cải cách kinh tế trong
nước và thích ứng với tình hình quốc tế mới, Ấn Độ đã tiến hành điều chỉnh chính
sách đối ngoại của mình trên cơ sở thực hiện ngoại giao toàn diện “liên kết với
phương Tây và hướng về phương Đông”, coi trọng quan hệ với các nước phát triển,
các nước lớn, coi “ngoại giao kinh tế” là trọng tâm, lấy ngoại giao phục vụ phát triển
kinh tế, đảm bảo lợi ích dân tộc, lấy lại vị thế cường quốc trên thế giới. Mặc dù điều
chỉnh chính sách đối ngoại nhưng Ấn Độ không từ bỏ những nguyên tắc về hoà bình,
dân chủ, trung lập như lời phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ Narasimha Rao: “Thế giới
đã thay đổi, các nước đều thay đổi và không có gì có thể biện minh nếu Ấn Độ không
thay đổi. Chúng ta phải điều chỉnh và có cách đề cập thực tế nhưng chúng ta không
bao giờ thay đổi nguyên tắc mục tiêu” [20, tr. 121]. Có thể nói, trong 70 năm kể từ
khi giành được độc lập, Ấn Độ đã kiên trì theo đuổi chính sách đối ngoại hoà bình,
độc lập và không liên kết do Thủ tướng J. Nehru khởi xướng. Chính đường lối đó đã
giúp Ấn Độ từ một nước thuộc địa, kinh tế kém phát triển trở thành một nước có nền
kinh tế phát triển và có uy tín ngày càng cao trên các diễn đàn quốc tế hiện nay.
2.4.1.2. Myanmar trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ
Trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, Myanmar chiếm một vị trí quan
trọng, bao gồm những nhân tố sau:
Thứ nhất, với vị trí địa lý chiến lược trọng yếu, Myanmar đã trở thành một
“mắt xích” quan trọng trên con đường tiến vào Đông Nam Á của Ấn Độ
Đối với Ấn Độ, Myanmar có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt bởi vị trí kết
nối các khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á của quốc gia này. Sau khi
giành được độc lập vào năm 1947, Ấn Độ đã đề ra chính sách đối ngoại “chung sống
28
hoà bình, tự lực tự cường và hợp tác, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
không liên kết, ủng hộ phi thực dân hoá, giải trừ vũ khí, xây dựng trật tự kinh tế quốc
tế công bằng và đấu tranh trên toàn cầu chống phân biệt chủng tộc” [29, tr. 143]. Từ
sau Chiến tranh lạnh, Myanmar ngày càng có tầm quan trọng hơn đối với Ấn Độ trên
con đường tiến về Đông Nam Á. Myanmar được xem là một “chiếc cầu trên bộ” nối
liền Myanmar và Đông Nam Á và là một mắt xích có tính chất sống còn trong chính
sách “hướng Đông”, tạo nên một tuyến đường thương mại quan trọng đối với Ấn Độ
[142]. Trong đó, khu vực Đông Bắc được các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ coi
là điểm bắt đầu của “sợi dây” liên kết Ấn Độ với Đông Nam Á nhằm khôi phục mối
quan hệ lịch sử lâu đời giữa Ấn Độ với Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam
thông qua Myanmar để thúc đẩy thương mại. Chính điều này đã làm cho Myanmar
trở nên quan trọng trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ, như lời phát biểu của
Thủ tướng Manmohan Singh: “Myanmar là một đối tác then chốt trong chính sách
hướng Đông của Ấn Độ và có vị trí hoàn hảo để đóng vai trò là cầu nối kinh tế giữa
Ấn Độ và Trung Quốc, giữa Nam Á và Đông Nam Á” [30, tr. 28].
Ngoài ra, Ấn Độ và Myanmar đều là thành viên của các tổ chức tiểu khu vực
như: Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực
(BIMSTEC)5 và Tổ chức Hợp tác Mekong - Sông Hằng (MGC)6. Trên thực tế, khi
thiết lập quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ với hai tổ chức BIMSTEC và MGC thì
Myanmar đã trở thành cầu nối quan trọng trong sự chuyển dịch về phía Đông của Ấn
Độ. Mặt khác, với việc là thành viên của BIMSTEC đã giúp Myanmar trở thành một
đối tác chủ chốt trong việc triển khai các dự án trong lĩnh vực năng lượng và du lịch.
Myanmar không chỉ là “cửa ngõ” để Ấn Độ tiến vào Đông Nam Á, mà còn giữ một

5
Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực (BIMSTEC) được thành lập năm
1997, với 1,5 tỷ dân, tổng GDP của nhóm lên tới 2,5 nghìn tỷ USD và bao gồm một số nước Nam Á và Đông
Nam Á như: Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Bhutan và Nepal. Năm 2004, BIMSTEC
tiến hành hội nghị cấp cao đầu tiên tại thủ đô Bangkok của Thái Lan; Ấn Độ đăng cai tổ chức hội nghị cấp
cao lần thứ hai của BIMSTEC năm 2008 và là nước đi tiên phong trong một loạt sáng kiến trong nhiều lĩnh
vực, trong đó có lĩnh vực du lịch, giảm nhẹ thiên tai và tăng cường kết nối khu vực.
6
Hợp tác Mekong - Sông Hằng (MGC) được thành lập vào ngày 10-11-2000 ở Vientiane trong cuộc họp cấp
bộ trưởng lần thứ nhất của MGC. Tổ chức bao gồm 6 thành viên là Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Campuchia,
Myanmar, Thái Lan. Tổ chức này tập trung vào bốn lĩnh vực hợp tác là du lịch, văn hóa, giáo dục và liên kết
giao thông vận tải để có nền tảng vững chắc cho thương mại trong tương lai và hợp tác đầu tư trong khu vực.
29
vị trí quan trọng trong sự phát triển các mối quan hệ kinh tế, đặc biệt là hợp tác
thương mại giữa Đông Bắc Ấn Độ với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và ASEAN.
Thứ hai, sự tác động của nhân tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại
của Ấn Độ với Myanmar
Trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại với Myanmar, Ấn Độ không thể
không tính đến sự tác động của nhân tố Trung Quốc. Nếu như quan hệ Ấn Độ -
Myanmar thăng trầm trong nhiều thập kỷ trở lại đây thì quan hệ Trung Quốc -
Myanmar lại là mối quan hệ thân thiết. Trong những năm 1988 - 1992, khi Ấn Độ còn
đang theo đuổi những nguyên tắc lý tưởng về hoà bình, dân chủ, ủng hộ phong trào đấu
tranh dân chủ ở Myanmar thì Trung Quốc đã thiết lập được một vị trí vững chắc tại
nước láng giềng này. Trong giai đoạn 1962 - 1991, mối quan hệ lạnh nhạt và “đóng
băng” giữa Ấn Độ với Myanmar đã tạo nên “khoảng trống” cho Trung Quốc có điều
kiện thâm nhập sâu hơn và tăng cường sự hiện diện, ảnh hưởng của họ ở Myanmar.
Qua đó, Trung Quốc đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền quân sự
Myanmar và khai thác nhiều tiềm năng, lợi thế từ quốc gia này. Quan hệ Trung Quốc -
Myanmar ngày càng tiến triển tốt đẹp bao nhiêu thì càng làm cho Ấn Độ lo ngại bấy
nhiêu vì nếu Trung Quốc thành công trong việc lôi kéo Myanmar, động thái này sẽ mở
đường cho Trung Quốc bao vây Ấn Độ thông qua ba chính quyền thân Trung Quốc là
Bangladesh, Pakistan và Myanmar, tạo nên sự bất ổn về an ninh đối với Ấn Độ.
Bên cạnh đó, sự can thiệp ngày càng sâu của Trung Quốc vào chính quyền
quân sự Myanmar cùng những cơ sở chiến lược mà Trung Quốc đang xây dựng tại
Myanmar càng làm cho Ấn Độ hết sức lo ngại. Ngoài việc trở thành đối tác cung
cấp vũ khí lớn nhất của Myanmar, Trung Quốc đã xây dựng hành lang từ Côn Minh
tới khu vực bờ biển phía Tây Myanmar, đối diện với vành đai Ấn Độ Dương. Ngoài
ra, Trung Quốc cũng đã hỗ trợ Myanmar trong việc phát triển các căn cứ hải quân
tại Sittwe, Hianggyi, Khaukphyu, Mergui và Zadetkyi Kyun bằng cách xây dựng
các cơ sở tiếp nhiên liệu và các trạm radar cho các tàu ngầm Trung Quốc hoạt động
trên vịnh Bengal [123, tr. 3]. Những động thái của Trung Quốc ở vùng vịnh Bengal
và biển Andaman là bước đi đầu tiên nhằm đảm bảo những lợi ích cao nhất cho
Trung Quốc trên biển Ấn Độ Dương. Các cơ sở này được sử dụng nhằm thu thập tin
tức tình báo về những hoạt động của hải quân Ấn Độ và là căn cứ tiền tiêu cho các
30
hoạt động của hải quân Trung Quốc tại biển Ấn Độ Dương. Trong bối cảnh những
nỗ lực mở rộng lực lượng hải quân của Ấn Độ đang bị bế tắc, sự hiện diện ngày
càng tăng của hải quân Trung Quốc tại khu vực nói trên đã gây nên hậu quả to lớn
đối với Ấn Độ, vì những lợi thế về địa lí truyền thống của Ấn Độ ngày càng có
nguy cơ bị đe dọa trước khả năng xâm nhập ngày càng sâu vào Myanmar của Trung
Quốc. Kể từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã can dự một cách
mạnh mẽ vào Myanmar và ngấm ngầm làm giảm ảnh hưởng của Ấn Độ thông qua
việc thực thi chiến lược “chuỗi ngọc trai”7 nhằm thiết lập một loạt các cảng biển ở
các nước ven Ấn Độ Dương và Đông Nam Á. Để thực hiện chiến lược này, Trung
Quốc đã cải thiện quan hệ với hầu hết các nước láng giềng của Ấn Độ bao gồm
Pakistan, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka. Trong bối cảnh đó, Myanmar là nơi mà
Trung Quốc có thể sử dụng làm bàn đạp cho tham vọng mở rộng phạm vi ảnh
hưởng của mình xuống khu vực Đông Nam Á và Nam Á [68, tr. 82]. Có thể nói,
Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Myanmar là “nhân tố chủ chốt” thúc đẩy Ấn Độ
phải nhanh chóng hợp tác với chính quyền quân sự Myanmar.
Thứ ba, vấn đề an ninh biên giới tại khu vực Đông Bắc Ấn Độ
Những vấn đề an ninh biên giới được chính phủ Ấn Độ coi là cơ sở hết sức
quan trọng trong hoạch định chính sách đối ngoại với Myanmar như: Làn sóng nổi
dậy tại các bang Đông Bắc của Ấn Độ (các nhóm nổi dậy thiết lập trại huấn luyện
trên lãnh thổ Myanmar); buôn bán vũ khí trên đất liền và trên biển; nạn buôn lậu ma
túy và khủng bố... Trong đó, mối quan tâm an ninh trực tiếp đối với Ấn Độ là phong
trào chống đối dai dẳng ở các bang vùng Đông Bắc Ấn Độ, địa bàn của hơn 40 triệu
dân có biên giới tiếp giáp với Myanmar. Các tổ chức nổi dậy có vũ trang như: Hội
đồng Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Nagaland (NSCN), Mặt trận Thống nhất Giải
phóng Asom (ULFA), Đảng Nhân dân Cách mạng Kangleipak (PREPAK), Quân đội
Giải phóng Nhân dân (PLA), Mặt trận Thống nhất Giải phóng Dân tộc (UNLF)... đã
xây dựng các căn cứ tại các tỉnh Kachin và Sagaing (Myanmar) và sử dụng lãnh thổ

7
“Chuỗi ngọc trai” (String of Pearls) là một thuật ngữ được các nhà phân tích Mỹ dùng để mô tả các tuyến
giao thông hàng hải của Trung Quốc kéo dài đến Sudan, đi qua eo biển chiến lược Mandab, eo biển Malacca,
eo biển Hormuz và eo biển Lombok. Trung Quốc muốn đặt nhiều căn cứ quân sự, cụ thể là căn cứ hải quân,
tại nhiều nước khác nhau được xem là “Ngọc Trai” nằm trong “Chuỗi” trải dài từ phía nam Trung Quốc
sang Ấn Độ Dương.
31
của nước này làm nơi ẩn náu an toàn [122, tr. 119-120]. Hoạt động chống phá của các
tổ chức này gia tăng mạnh mẽ với các vụ bạo loạn ngày càng leo thang ở khu vực
Đông Bắc kể từ sau khi Ấn Độ giành được độc lập đã làm cho khu vực này ngày càng
nghèo đi. Ấn Độ nhận thức rõ rằng, nếu không có sự giúp sức của chính quyền quân
sự Myanmar thì mọi nỗ lực của Ấn Độ nhằm triệt phá lực lượng nổi dậy tại khu vực
Đông Bắc sẽ không thể thành công. Do đó từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thay
vì theo đuổi những quan điểm lý tưởng về dân chủ, hoà bình, Ấn Độ đã thực hiện
chính sách ngoại giao mang tính thực tế hơn trong quan hệ với Myanmar.
Thứ tư, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và sở hữu trữ lượng dầu khí
khổng lồ của Myanmar
Myanmar có tiềm năng rất lớn về tài nguyên dầu khí, đá quý, rừng nguyên
sinh và thủy điện. Myanmar hiện là một trong những thị trường hiếm hoi còn lại hầu
như chưa được khai thác với nguồn tài nguyên được đánh giá có thể sánh ngang với
các quốc gia giàu tài nguyên của châu Á. Myanmar là quốc gia giàu có về dầu mỏ và
có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo ước tính,
Myanmar có trữ lượng dầu mỏ “khoảng 600 triệu thùng và dự trữ khí đốt tổng cộng
là 88 nghìn tỷ feet khối (tcf8) - chỉ ít hơn so với Indonesia. Mới đây, Myanmar còn tìm
thấy trữ lượng ở ba khu vực ở vịnh Bengal - Mya, Shwe và Shwe Phyu (hay còn gọi là
dự án Shwe) với ước tính là 5,7-10 nghìn tỷ feet khối” [72, tr. 9], [124, tr. 2]. Theo
đánh giá của Liên Hợp Quốc, Myanmar đứng thứ 10 thế giới về trữ lượng dầu khí với
3,2 tỷ thùng dầu và 2.460 tỷ m3 khí tự nhiên. Riêng về xuất khẩu khí đốt (chủ yếu
sang Thái Lan và Trung Quốc), trong những năm đầu thế kỷ XXI, hàng năm mang về
hơn 3 tỷ USD cho Myanmar [19, tr. 132]. Với nguồn tài nguyên giàu có, Myanmar
trở thành “mảnh đất vàng” cho các cường quốc trên thế giới đẩy mạnh đầu tư, khai
thác năng lượng và Ấn Độ là một trong những đối tác có nhiều ưu thế thuận lợi nhất.
Trong mối quan hệ với Myanmar, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh đến nay,
năng lượng được coi là nhân tố đảm bảo chiến lược tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ.
Trong những năm gần đây, hai nền kinh tế lớn của châu Á là Ấn Độ, Trung Quốc đã
có sự trỗi dậy mạnh mẽ. Với việc Ấn Độ và Trung Quốc cùng có chung đường biên

8
tcf là đơn vị đo khí đốt, tính bằng 1 triệu triệu feet khối

32
giới với quốc gia giàu tài nguyên như Myanmar, làm cho nước này trở thành nhân
tố chiến lược trong sự cạnh tranh năng lượng của hai cường quốc nói trên, đặc biệt
là đối với Ấn Độ khi nước này đang tiến hành cuộc cải cách toàn diện từ những năm
cuối thế kỷ XX và ngày càng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Do đó, vấn đề an ninh
năng lượng đang trở thành ưu tiên chiến lược quốc gia và thường được đưa lên hàng
đầu trong các chương trình nghị sự của chính sách đối ngoại Ấn Độ.
Với bốn nhân tố chiến lược nêu trên, Ấn Độ muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa
với chính quyền quân sự Myanmar nhằm gỡ bỏ tâm lý thù địch trước đây (do trong
một thời gian dài Ấn Độ ủng hộ phe đối lập chống lại chính quyền quân sự), chống
lại những lợi thế chiến lược của Trung Quốc tại Myanmar; và nhu cầu cần thiết
trong việc giải quyết các mối đe dọa phi truyền thống đối với vấn đề an ninh khu
vực Đông Bắc cũng như mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và
châu Á - Thái Bình Dương nói chung.
Tóm lại, đối với Ấn Độ, Myanmar là nước láng giềng có tầm quan trọng
chiến lược, “là nhân tố sống còn đối với sự thành công của chính sách hướng Đông
của Ấn Độ” [37, tr. 7]. Sự chuyển hướng trong chính sách của Ấn Độ đối với
Myanmar tuy có hơi muộn nếu xét về mối quan hệ truyền thống, lịch sử và vị thế
trọng yếu của nước láng giềng này, nhưng đó vẫn là một chính sách đúng đắn. Sự
lựa chọn trong chính sách đối ngoại với Myanmar của Ấn Độ giai đoạn 1992 - 2011
vẫn kế thừa truyền thống dân chủ nhưng mang tính thực tế và linh hoạt hơn nhằm
đạt hiệu quả cao nhất, “trái tim người Ấn Độ vẫn nhớ tới bà Suu Kyi nhưng cái đầu
họ mách bảo rằng cần quan hệ với chính quyền quân sự Myanmar” [35, tr. 10].
2.4.2. Bối cảnh lịch sử Myanmar và vị trí của Ấn Độ trong chính sách đối ngoại
của Myanmar
2.4.2.1. Tình hình Myanmar từ nửa sau thế kỷ XX đến thập niên đầu thế kỷ XXI
Sau khi giành độc lập vào năm 1948, Miến Điện9 bước vào thời kỳ xây dựng
và phát triển đất nước. Năm 1952, Chính phủ U Nu thông qua kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội Pyidawtha10 (Pyidawtha theo tiếng Miến có nghĩa là thịnh vượng,

9
từ năm 1989 đổi tên thành Liên bang Myanmar
10
Đây là kế hoạch phát triển tổng thể với 195 mục tiêu nhằm xây dựng nền kinh tế mới, nền dân chủ mới, làm
thay đổi hoàn toàn bộ mặt đất nước. Kế hoạch Pyidawtha dự kiến thực hiện trong 8 năm, qua hai giai đoạn:
33
hạnh phúc). Tuy nhiên, trên thực tế, những mục tiêu đề ra trong kế hoạch này đều
không được thực hiện thành công do không phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị
của Miến Điện trong bối cảnh lúc bấy giờ. Thất bại của chính sách phát triển kinh tế
- xã hội ở Miến Điện gắn liền với những bất ổn về chính trị, tình trạng chia rẽ trong
nội bộ giới lãnh đạo do bất đồng quan điểm về phát triển kinh tế và mâu thuẫn cá
nhân. Bên cạnh cuộc đấu tranh quyền lực giữa các phe phái chính trị là tình trạng
mâu thuẫn tôn giáo và sắc tộc.
Ngày 26-8-1961, quốc hội Miến Điện thông qua luật sửa đổi Hiến pháp, nâng
Phật giáo thành quốc giáo. Mục 1, điều 21 của Hiến pháp quy định: “Phật giáo là tôn
giáo của đại đa số công dân trong Liên bang, là tôn giáo quốc gia” [33, tr. 54]. Tuy
nhiên, điều đó đã làm cho các cộng đồng tôn giáo khác bất bình. Cùng với vấn đề tôn
giáo, vấn đề mâu thuẫn sắc tộc cũng ngày càng trầm trọng. Theo Hiến pháp Miến
Điện năm 1947, các tiểu quốc trong Nhà nước liên bang có quyền ly khai sau thời hạn
10 năm. Năm 1957, các đại diện dân tộc Shan đưa ra Nghị quyết đòi tách ra khỏi Liên
bang, mở đầu cho xu hướng ly khai của hàng loạt các dân tộc thiểu số khác. Những
bế tắc trong việc giải quyết các vấn đề chính trị, tôn giáo, sắc tộc cùng với những thất
bại trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới sự sụp đổ của Chính phủ U Nu.
Ngày 02-3-1962, dưới sự lãnh đạo của Tướng Ne Win, quân đội quốc gia
tiến hành đảo chính, lật đổ chính phủ U Nu, thiết lập một chính phủ quân sự và đưa
ra đường lối phát triển mới. Sau khi nắm quyền, Tướng Ne Win thành lập Hội đồng
cách mạng, bao gồm các tướng lĩnh trong quân đội để điều hành công việc quốc gia.
Tháng 4-1962, Hội đồng cách mạng đưa ra Cương lĩnh con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội của Miến Điện, thể hiện quan điểm về xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nhà
lãnh đạo Miến Điện trên cơ sở kết hợp giữa các lý thuyết về Phật giáo và tư tưởng
Marxist. Về đối ngoại, Chính phủ Ne Win tiếp tục thực hiện đường lối ngoại giao
trung lập, chủ trương quan hệ hữu nghị hoà bình với tất cả các nước, không tham

1952 - 1956 và 1956 - 1960, phấn đấu đến năm 1960 nâng tổng sản lượng nông nghiệp lên cao hơn 30% so với
trước chiến tranh, tức là hơn 70% so với đầu kế hoạch; GDP đạt 7 tỷ Kyat, vượt 60% so với 4,3 tỷ Kyat của
năm 1952 - 1953; GDP/đầu người cao hơn trước chiến tranh 40%. Trong lĩnh vực công nghiệp, chính phủ
Myanmar chủ trương xây dựng ba trung tâm công nghiệp liên hợp ở thủ đô Rangoon (trung tâm của miền
Nam), Madalay (trung tâm của miền Bắc) và Akyab (thuộc Arakan ở miền Tây Myanmar). Mỗi trung tâm sẽ là
một quần thể hoàn chỉnh các cơ sở luyện kim, hoá chất, cơ khí, xi măng, dược, dệt... [33, tr. 34].
34
gia vào các khối liên minh quân sự. Trong hơn 10 năm đầu thực hiện Cương lĩnh
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Miến Điện, nền kinh tế Miến Điện vẫn ở
trong tình trạng trì trệ, sản xuất không đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, tỉ lệ
lạm phát tăng nhanh, từ 20% trong hai năm 1972 - 1973 tăng lên 35,5% vào năm
1975 - 1976 [23, tr. 466]. Ngày 01-01-1974, Chính phủ Ne Win công bố Hiến pháp
mới thay thế Hiến pháp năm 1947, đặt tên nước là “Liên bang Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Miến Điện”. Các nội dung dân chủ của Hiến pháp 1947 đều bị bãi bỏ.
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, sự phát triển không ổn định của nền
kinh tế, tình trạng trì trệ trong đời sống kinh tế - xã hội của Miến Điện đã dẫn tới làn
sóng đấu tranh phản đối của quần chúng nhân dân và trong nội bộ giới lãnh đạo. Ngày
8-8-1988, nhân dân thủ đô xuống đường biểu tình với quy mô lớn, các thành phố lớn
khác cũng hưởng ứng theo. Quân đội đã nổ súng vào đoàn biểu tình, máu đổ ở nhiều
nơi, hàng nghìn người chết, bị thương và bị bắt giam. Giữa lúc tình hình đang căng
thẳng, hỗn loạn và phức tạp, ngày 18-9-1988, Tướng Saw Maung cùng các tướng lĩnh
thân cận tiến hành cuộc đảo chính quân sự, thành lập Hội đồng Khôi phục Trật tự và
Luật pháp Quốc gia (SLORC) do Tướng Saw Maung làm chủ tịch [59, tr. 48]. Hội
đồng nhà nước và quốc hội cùng các hội đồng địa phương bị giải tán. Sự kiện này
đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội của Tướng Ne
Win, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử Miến Điện - thời kỳ mở cửa và cải cách.
Từ năm 1992, Thống tướng Than Swe, người đứng đầu SLORC, từng bước
tăng cường các biện pháp nhằm cải thiện tình hình kinh tế - xã hội trong nước. Để ổn
định tình hình và giảm bớt sự chỉ trích từ bên ngoài về thể chế chính trị, tháng 11-
1997, chính phủ Myanmar tuyên bố đổi tên Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật
pháp Quốc gia (SLORC) thành Hội đồng Hòa bình và Phát triển quốc gia (SPDC).
Bên cạnh đó, Myanmar tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở với các
nước trên thế giới. Năm 1996, Myanmar tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Tháng 8-1997, Myanmar chính thức trở thành một thành viên của tổ chức ASEAN
[23, tr. 553]. Đây được xem là một bước ngoặt quan trọng giúp Myanmar có điều
kiện thuận lợi hơn để tiến hành cải cách kinh tế - chính trị trong nước, thúc đẩy quá
trình hội nhập với khu vực và thế giới sau hơn nửa thế kỷ đóng cửa và bị cô lập.

35
Bước sang thế kỷ XXI, chính phủ Myanmar tiếp tục thực hiện nhiều chính
sách cải cách nhằm cải thiện tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong nước. Ngày
13-11-2010, theo chiếu lệ của tòa án Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi11 chính thức
được trả tự do sau 21 năm bị giam lỏng và bị quản thúc tại gia [149]. Đây được xem
là một bước đi tiến bộ nhằm giải quyết các bất đồng thông qua đàm phán và hòa
giải những mâu thuẫn chính trị. Bên cạnh đó, trong những năm đầu thế kỷ XXI,
chính phủ Myanmar tiếp tục đẩy mạnh quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tế,
thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước ASEAN, Trung Quốc và Ấn Độ. Điều
này thể hiện những nỗ lực của Myanmar trong việc tìm kiếm những mối quan hệ
thân thiết với các đối tác lớn nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ những đòn tấn
công về chính trị, trừng phạt về kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây.
2.4.2.2. Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Myanmar
Từ sau năm 1962, mối quan hệ giữa Ấn Độ với Myanmar trở nên xấu đi do
sự kiện đảo chính quân đội của Tướng Ne Win. Những chính sách đối nội và đối
ngoại của chính quyền quân sự mới đã làm nhiều người Ấn bị tịch thu tài sản và
buộc phải rời khỏi Miến Điện. Với sự lạnh nhạt và căng thẳng trong quan hệ hai
nước, Chính phủ Ne Win đã hạ thấp mức độ quan hệ ngoại giao với Ấn Độ. Từ một
nước láng giềng trung lập và thân thiện, Ấn Độ hầu như không tồn tại trong chính
sách đối ngoại của Miến Điện [83, tr. 235]. Do đó, trong những năm 1962 - 1991,
Ấn Độ không phải là đối tượng chủ yếu trong chính sách ngoại giao mà chính
quyền quân sự Myanmar nhắm đến. Đây là giai đoạn mà Myanmar đang thực hiện
chính sách cân bằng quan hệ ngoại giao với ba nước lớn là Mỹ, Liên Xô và Trung
Quốc, cùng với đó là sự giảm sút trong quan hệ giữa nước này với Ấn Độ. Bước
sang đầu những năm 90 của thế kỷ XX, quan hệ Myanmar và Ấn Độ đã được điều
chỉnh, cải thiện và có bước phát triển hơn so với giai đoạn trước (1962 - 1991). Ấn

11
Aung San Suu Kyi sinh ngày 19-6-1945 tại Rangoon (nay là Yangon). Bà là con gái của anh hùng
Myanmar, tướng Aung San, người thành lập quân đội Myanmar hiện đại và đàm phán để Myanmar được độc
lập khỏi Anh năm 1947. Aung San Suu Kyi là một chính trị gia và là chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì
Dân chủ (NLD) của Myanmar. Năm 1991, bà vinh dự được nhận giải thưởng Nobel Hoà bình cho những
hoạt động dân chủ ở Myanmar. Cho tới năm 2014, bà xếp thứ 61 trong danh sách 100 người phụ nữ quyền
lực nhất theo Tạp chí Forbes.
36
Độ ngày càng có một vị trí quan trọng nhất định trong chính sách đối ngoại đa
phương của Myanmar bởi những nhân tố sau:
Thứ nhất, với việc tăng cường quan hệ với Ấn Độ, Myanmar mong muốn đa
dạng hóa chính sách đối ngoại và tránh bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Với mối quan hệ truyền thống, không thể phủ nhận sự thân thiết giữa Trung
Quốc và Myanmar, nhưng chính quyền quân sự Myanmar không muốn bị phụ thuộc
quá chặt chẽ vào Trung Quốc. Việc quay sang nối lại quan hệ với người láng giềng
ở phía Tây (Ấn Độ) là một hành động sáng suốt của giới cầm quyền Myanmar
nhằm trung lập hóa ảnh hưởng của Trung Quốc tại nước này. Trong nhiều thập kỷ
qua, với mối quan hệ “anh em” thân thiết, Myanmar bị lệ thuộc khá chặt chẽ vào
chính quyền Bắc Kinh. Từ năm 1988, khi Myanmar bị Mỹ và các nước phương Tây
cấm vận thì Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng và lợi ích của mình ở nước láng
giềng Đông Nam Á này. Trung Quốc đã lợi dụng việc cộng đồng quốc tế cô lập
Myanmar sau những sự kiện chính phủ quân sự đàn áp những người dân chủ để
giành được những lợi ích chiến lược của họ, xây dựng các tuyến đường bộ, đường
sắt, cảng biển và đường ống dẫn dầu, nối miền Nam và miền Tây Trung Quốc với
Ấn Độ Dương qua Myanmar. Sự trợ giúp của Bắc Kinh đối với chính quyền quân
sự Myanmar cũng là nhân tố mang lại lợi ích cho Trung Quốc trong việc kiềm chế
các nhà nước tự trị người Karen và Shan, nhằm ngăn chặn những đội quân nổi dậy
ở Myanmar có thể lan sang tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Trong một thời kỳ dài duy trì quan hệ với Trung Quốc, chính quyền quân sự
Myanmar không phải không nhận ra những toan tính về lợi ích và chiến lược của
Bắc Kinh. Tuy nhiên do bối cảnh quốc tế, tình hình khu vực Đông Nam Á và trong
nước lúc bấy giờ, họ vẫn phải tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ với nước láng giềng
khổng lồ phía Bắc này. Nói cách khác, với Myanmar, mối quan hệ với Trung Quốc
trong nhiều năm qua đã đặt họ vào thế “tiến thoái lưỡng nan”: Myanmar phải vừa
giữ vững sự độc lập và chính sách trung lập, lại vừa phải duy trì một mối quan hệ
tốt đẹp với các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc [121, tr. 39].
Trong quan hệ với Trung Quốc, bên cạnh những lợi ích từ viện trợ kinh tế,
quân sự và sự ủng hộ về chính trị của Trung Quốc thì những nguy cơ từ một bộ
phận không nhỏ người Hoa ở Myanmar khiến cho giới cầm quyền và đại đa số
37
người dân nước này lo ngại. Vị thế, ảnh hưởng của người Hoa ở Myanmar bắt đầu
được hình thành tính từ thời điểm năm 128712 [102, tr. 32]. Trải qua nhiều thế kỷ,
cộng đồng người Hoa được xác lập và trở thành một trong những dân tộc của
Myanmar. Tính đến năm 2016, người Hoa ở Myanmar có số dân là 1,7 triệu người
(chiếm 3% dân số Myanmar) [133]. Một bộ phận người Hoa nắm giữ nhiều vị trí
quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, sở hữu nhiều xí nghiệp ở các thành phố lớn
của Myanmar. Trong đó, Mandalay được ví như “một thành phố ảo của Trung
Quốc” [68, tr. 85]. Điều này đã buộc chính quyền quân sự Myanmar phải lựa chọn
thêm các mối quan hệ với các đối tác khác ở khu vực, trong đó đặc biệt là nước láng
giềng Ấn Độ. Có thể thấy, chính quyền Myanmar một mặt vẫn muốn dựa vào Bắc
Kinh, nhưng mặt khác lại muốn đa phương hóa quan hệ ngoại giao, tránh tình trạng
phụ thuộc quá sâu vào Trung Quốc và hạn chế lợi ích của Hoa kiều tại Myanmar.
Thứ hai, Ấn Độ cũng là nhân tố mà Myanmar thật sự cần thiết trong việc
hoạch định chính sách đối ngoại nhằm nâng cao vị thế của chính quyền quân sự
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, chính quyền quân sự Myanmar đã điều
chỉnh chính sách ngoại giao với Ấn Độ. Hợp tác với Ấn Độ mang lại nhiều lợi ích
cho Myanmar. Đối với mối lo ngại về sự thừa nhận của quốc tế đối với chính quyền
quân sự Myanmar, quan hệ với Ấn Độ (một trong những quốc gia dân chủ) sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho tính hợp pháp của chính quyền nước này. Bên cạnh đó, tăng
cường quan hệ với Ấn Độ sẽ góp phần hạn chế và rút bỏ sự hậu thuẫn của Ấn Độ đối
với các nhóm ủng hộ dân chủ hoạt động ở Ấn Độ và các nơi khác - vốn có thể làm
dịu một cách đáng kể tình trạng bất ổn định ở Myanmar. Việc gia tăng quan hệ với
Ấn Độ sẽ hạn chế bớt sự lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, tạo điều kiện cho
Myanmar thực thi chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá. Myanmar cũng
đã nhận thức được họ như là “một chiếc bánh sandwich”, bị kẹp giữa hai “người
láng giềng” Trung Quốc và Ấn Độ, cũng là hai trong nhiều nước có tốc độ phát triển
kinh tế nhanh nhất trên thế giới hiện nay. Do vậy, quốc gia này tìm kiếm mối quan hệ
hợp tác với cả hai, muốn tận dụng vị trí chiến lược của mình để nhận được lợi ích tối

12
Năm 1287, vua Hốt Tất Liệt đã chỉ huy quân Nguyên Mông tiến hành cuộc xâm lược Miến Điện. Vương
quốc Pagan của người Miến tồn tại 250 năm (849 - 1287) đã bị sụp đổ. Sau khi triều đại Pagan diệt vong,
Miến Điện rơi vào tình trạng chia cắt và phân tranh cho đến tận giữa thế kỷ XVI.
38
đa, trong khi vẫn giữ được sự độc lập tự chủ. Ngoài ra, quan hệ với Ấn Độ sẽ giúp
Myanmar ổn định khu vực biên giới Ấn Độ - Myanmar nhằm phát triển đất nước.
Hướng đến Ấn Độ, Myanmar còn mong muốn góp phần quan trọng trong
công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong nước. Mặc dù có mối quan hệ hữu
nghị trong những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng từ sau cuộc đảo chính năm 1962,
quan hệ hai nước đi vào tình trạng căng thẳng, tác động không có lợi đến sự phát
triển kinh tế của hai nước. Từ năm 1992, mặc dù Myanmar bắt đầu có những cải
cách quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, song thực tế vẫn còn nhiều vấn đề
đặt ra cho đất nước này. Năm thập kỷ dưới chế độ độc tài đã biến một đất nước
phồn vinh thành một quốc gia bị cô lập và lạc hậu nhất khu vực. Nếu như vào năm
1962, GDP bình quân đầu người của Myanmar đạt 670 USD/năm, cao gấp đôi Thái
Lan và gấp ba Indonesia thì đến năm 2010, GDP của Myanmar còn thấp hơn cả Lào
và Campuchia trong cùng khối ASEAN theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) [136]. Cơ
sở hạ tầng lạc hậu, luật đầu tư yếu kém, hệ thống ngân hàng gần như tê liệt, vấn đề
quản lý nhà nước không hiệu quả, tình trạng thiếu việc làm, sự thiếu hụt của lao
động tay nghề cao... là những vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết.
Trước những khó khăn, thách thức đó, Myanmar không thể không tiến hành
cải cách, mở cửa và đẩy mạnh tìm kiếm nhiều hơn các đối tác khu vực, trong đó Ấn
Độ là một sự lựa chọn trước mắt cũng như lâu dài. Trong bối cảnh một nước
Myanmar đang còn kém phát triển, Ấn Độ sẽ mang lại nguồn viện trợ cần thiết cho
nhân dân nước này thông qua hợp tác thương mại và kinh tế. Đổi lại, những lợi ích
từ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của Myanmar cũng sẽ tạo
điều kiện góp phần đưa nền kinh tế Ấn Độ phát triển hơn. Tăng cường quan hệ với
Ấn Độ cũng sẽ tạo điều kiện cho Myanmar thâm nhập sâu hơn vào thị trường nước
này. Điều này sẽ giúp Myanmar xây dựng ngành công nghiệp phần mềm, tin học và
công nghiệp năng lượng dựa vào các nguồn tài nguyên để có thể tận dụng các lợi
thế so sánh. Ngoài ra, đây cũng là động lực thúc đẩy nguồn đầu tư vào các dự án
đường sắt và đường bộ của Ấn Độ, cùng với sự có mặt của các công ty của Trung
Quốc, Hàn Quốc... sẽ là xung lực làm tăng khả năng cạnh tranh tại Myanmar, góp
phần cải thiện triển vọng kinh tế của nước Đông Nam Á này.

39
Thứ ba, nhân tố thúc đẩy Myanmar chú trọng quan hệ với Ấn Độ là do hai
nước là láng giềng liền kề nên việc ổn định biên giới sẽ là động lực phát triển kinh
tế và an ninh chính trị, xã hội cho Myanmar.
Hợp tác với Ấn Độ còn giúp Myanmar giữ vững an ninh khu vực biên giới,
góp phần đảm bảo an ninh chung của đất nước. An ninh biên giới là một trong
những vấn đề chủ yếu trong quan hệ hai nước. Tại khu vực phía Bắc kém phát triển,
Myanmar vấp phải những khó khăn trong nỗ lực đối phó với lực lượng Quân đội
độc lập Kachin (KIA) và Mặt trận giải phóng Chin (CNF). Cả hai nhóm này đang
tìm mọi cách đòi quyền tự trị giống như các nhóm nổi dậy hoạt động giáp biên giới
với vùng Đông Bắc Ấn Độ. Sự hợp tác giữa Ấn Độ và Myanmar sẽ giúp khống chế
các thành phần ly khai thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, tin tức, hợp đồng tác
chiến... Có thể nói, từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Myanmar thực hiện đa
dạng hoá chính sách đối ngoại và cải thiện quan hệ với Ấn Độ. Nhu cầu đa dạng
hóa các mối quan hệ quốc tế của Myanmar càng được coi trọng sau khi nhận thức rõ
mức độ quá phụ thuộc vào Trung Quốc ngày càng gia tăng vào cuối những năm 90
của thế kỷ XX. Các nhà lãnh đạo Myanmar lúc bấy giờ đã hướng về Ấn Độ, xem
quốc gia này như là một đối trọng của Trung Quốc. Hơn thế nữa, chính quyền quân
sự Myanmar thông qua việc cải thiện quan hệ với Ấn Độ để nâng cao hơn nữa hình
ảnh và tính hợp pháp của họ trên trường quốc tế. Trong những nhân tố nói trên, điều
quan trọng nhất đối với Myanmar trong việc tìm kiếm quan hệ đối với Ấn Độ là
mối lo ngại về việc Trung Quốc đang lấn át lợi ích của nước này. Myanmar nhận
thức được các mối nguy hiểm tiềm tàng khi quá lệ thuộc vào Trung Quốc trong
nhiều năm qua. Ngoài ra, với chính sách tăng cường quan hệ với nước này để làm
đối trọng với nước kia, Myanmar sẽ có thể thu hút được lợi ích từ cả Trung Quốc và
Ấn Độ ở châu Á. Có thể nói, trong bối cảnh quốc tế và khu vực mới, cùng với nhu
cầu của mỗi nước đã tạo cơ hội cho Ấn Độ và Myanmar cải thiện và phát triển mối
quan hệ của mình. Hai nước đã khép lại những bất đồng trong quá khứ và sẵn sàng
cho những mối quan hệ hợp tác mới trên nhiều lĩnh vực trong hiện tại và tương lai.
Ấn Độ đã nâng tầm quan hệ với nước láng giềng Myanmar nhằm thúc đẩy chính
sách “hướng Đông” của mình. Ngược lại, những động thái của Myanmar cũng cho
thấy nước này đã quan tâm đặc biệt và đặt ưu tiên cao hơn cho quan hệ song
40
phương với Ấn Độ. Có thể thấy, cả “Ấn Độ cũng cần Myanmar và Myanmar cũng
rất cần Ấn Độ, đó là nền tảng chung trong quan hệ giữa hai nước” [143].

Tiểu kết chương


Xuất phát từ những cơ sở về địa - chính trị, văn hoá, tôn giáo, lịch sử..., mối
quan hệ giữa Ấn Độ với Myanmar đã được hình thành và phát triển cho đến hiện
nay. Hai quốc gia láng giềng này có vị trí chiến lược quan trọng không chỉ ở khu
vực mà còn trên thế giới. Nếu như Ấn Độ là một điểm trung chuyển của con đường
giao thương từ châu Âu sang châu Á, là một trong những cái nôi của nền văn minh
loài người có lịch sử hàng nghìn năm, một “tiểu lục địa” ở Nam Á đang trỗi dậy
mạnh mẽ từ những năm cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI thì Myanmar đang
ngày càng cho thấy vị trí địa - chính trị mang tầm chiến lược quan trọng của mình ở
Đông Nam Á và thế giới. Myanmar đã trở thành “cầu nối” giữa Nam và Đông Nam
châu Á, nơi mà bất kỳ nước lớn nào, trong đó có Ấn Độ, muốn nâng cao vị thế ở
khu vực cũng phải tính đến nhân tố chiến lược Myanmar, đất nước được xem là
“ngã tư của châu Á” trong thế kỷ XXI.
Quan hệ hai nước bắt đầu hình thành từ rất sớm trên lĩnh vực thương mại,
dần dần phát triển dưới thời kỳ đô hộ của người Anh và nhất là từ sau khi hai nước
giành được độc lập. Trong những năm đầu sau khi chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao (1948 - 1962), quan hệ giữa Ấn Độ với nước láng giềng Myanmar diễn
ra tốt đẹp, gắn bó giống như tình bạn thân thiết giữa hai nhà lãnh đạo hai nước là
Jawaharlal Nehru và U Nu. Sự giúp đỡ về mặt kinh tế, an ninh quân sự của Ấn Độ
đối với Myanmar trong những năm sau ngày độc lập đã tạo nền tảng vững chắc cho
sự nồng ấm, hữu nghị của quan hệ hai nước trong giai đoạn này. Có thể nói, với
những mối liên hệ mật thiết về địa lý, văn hoá, tôn giáo, thương mại... từ những thời
kỳ đầu của lịch sử, với việc vị trí địa lý gần gũi (có chung đường biên giới trên đất
liền lẫn trên biển), cả Ấn Độ và Myanmar ngày càng có vị trí chiến lược quan trọng
về chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng trong chính sách đối ngoại của nhau, nhất
là từ sau Chiến tranh lạnh đến thập niên đầu của thế kỷ XXI.

41
CHƯƠNG 3
QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR TỪ NĂM 1962 ĐẾN NĂM 1991

Từ khi chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao (năm 1948) đến đầu thập
niên thứ hai của thế kỷ XXI (năm 2011), quan hệ Ấn Độ - Myanmar diễn tiến phức tạp
và thăng trầm trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ năm 1962 đến năm 2011, quan hệ
hai nước trải qua hai giai đoạn chủ yếu: 1962 - 1991 và 1992 - 2011. Quan hệ giữa Ấn
Độ với Myanmar trong những năm 1962 - 1991 trở nên lạnh nhạt và có lúc gần như
“đóng băng” bởi những nhân tố quốc tế, khu vực trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và tình
hình nội tại của hai nước, nhất là sự thay đổi thể chế chính trị ở Myanmar từ năm 1962.
3.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 1991)
3.1.1. Bối cảnh thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến kết thúc Chiến
tranh lạnh
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (năm 1945), một trật tự thế giới
mới được thiết lập với tên gọi là “Trật tự hai cực Yalta”. Trong suốt thời gian tồn
tại, trật tự hai cực Yalta dưới tác động của Chiến tranh lạnh đã phân chia thế giới
thành hai khối với hai hệ thống chính trị - xã hội khác biệt, đối lập nhau: Khối Xã
hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu và khối Tư bản chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Mỹ. Diễn biến tình hình thế giới trong thời kỳ Chiến tranh lạnh đã tác động mạnh
mẽ đến các mối quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ Ấn Độ - Myanmar.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân loại lại đứng trước bờ vực của một
cuộc chiến mới. Tháng 3-1947, Tổng thống Mỹ Harry Truman chính thức phát động
Chiến tranh lạnh nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong
trào cách mạng thế giới, khống chế các nước đồng minh phương Tây do Mỹ cầm
đầu, từng bước thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ. Mối quan hệ đồng
minh giữa Liên Xô với Mỹ và các nước phương Tây trong thời kỳ chiến tranh
chống phát xít chính thức tan vỡ, thay vào đó là cuộc “Chiến tranh lạnh”. Trước tình
hình đó, đáp trả lại những âm mưu, hành động thù địch của Mỹ và các nước đế
quốc, Liên Xô cũng ra sức tập hợp lực lượng, đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện
giữa các nước xã hội chủ nghĩa và giữa chủ nghĩa xã hội với các lực lượng cách
42
mạng thế giới. Để làm đối trọng với tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
(NATO), Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã thành lập khối Hiệp ước
Warszawa. Sau khi thành lập, cả hai khối quân sự đều ra sức chạy đua vũ trang
nhằm gia tăng sức mạnh, đẩy thế giới trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thắng lợi của Liên Xô và các lực lượng
Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã tạo điều kiện thuận lợi cho
phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước này bước vào một thời kỳ
phát triển mới. Tháng 4-1955, Hội nghị Bandung được triệu tập, đánh dấu sự kiện
nhân dân các nước Á, Phi bước đầu bước lên vũ đài quốc tế, tự quyết định lấy vận
mệnh của mình [125, tr. 277]. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân các nước châu
Á, châu Phi đoàn kết với nhau trong một mặt trận thống nhất của các dân tộc bị áp
bức chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Với tư cách là một trong những nước sáng
lập Phong trào Không liên kết, Ấn Độ đã cùng với các nước thuộc Thế giới thứ ba
(trong đó có Myanmar) đoàn kết thành lập mặt trận thống nhất đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc. Điều đó làm cho quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar có điều kiện phát
triển trong những năm đầu sau khi hai nước giành độc lập. Trong thập niên 60 và
những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tình hình quan hệ quốc tế với cuộc
chạy đua vũ trang giữa hai khối vẫn tiếp diễn cùng với cuộc chiến tranh biên giới
Ấn Độ - Trung Quốc (năm 1962), chiến tranh Ấn Độ - Pakistan (1965, 1971) đã có
nhiều tác động sâu sắc đến tiến trình quan hệ Ấn Độ - Myanmar.
Bên cạnh đó, từ nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới có
những bước tăng trưởng mới, nguồn vốn cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế
cũng như các nước Mỹ, Nhật Bản... đối với các quốc gia đang phát triển khá thuận
lợi. Về chính trị, thế giới vẫn ở trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nhân loại đang
chứng kiến cuộc chạy đua vũ trang gay gắt giữa hai cực Liên Xô - Mỹ và hai khối
xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cũng từ thập niên 70 của thế kỷ
XX, những xu hướng mới hoà dịu bắt đầu xuất hiện trong quan hệ quốc tế. Quan hệ
Mỹ - Trung Quốc đã được cải thiện và đánh dấu bằng sự kiện hai nước ký Thông
cáo chung Thượng Hải (năm 1972). Đến nửa cuối những năm 70 - đầu thập niên 90
của thế kỷ XX, toàn cầu hóa xuất hiện lôi kéo các nước trên thế giới vào xu thế hội
43
nhập, nhất là về kinh tế. Điều đó đặt ra yêu cầu cho các quốc gia muốn lớn mạnh
phải hợp tác với nhau trong một môi trường hòa bình cùng phát triển. Trong xu
hướng chung đó, mặc dù quan hệ Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1962 - 1991 nhìn
chung diễn ra ở mức độ hạn chế nhưng mối quan hệ này chưa bao giờ bị đứt gãy
hoàn toàn. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh đang còn tiếp diễn, quan hệ Ấn Độ -
Myanmar lại chịu tác động từ chính sách đối ngoại của mỗi nước. Trong khi Ấn Độ
vẫn là nước có tiếng nói quan trọng trong Phong trào Không liên kết và duy trì quan
hệ thân thiết với Liên Xô, thì sau những biến động của nội tình Myanmar, mối quan
hệ giữa Myanmar với Trung Quốc ngày càng gắn bó chặt chẽ và ảnh hưởng không
có lợi đến quan hệ Myanmar - Ấn Độ.
Có thể nói, sự đối đầu, chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ cũng như hai
khối xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, sự ra đời và hoạt động của Phong trào
Không liên kết, quan hệ thân thiết giữa Ấn Độ với Liên Xô, giữa Myanmar và
Trung Quốc trong những năm Chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại trung lập của
Ấn Độ và Myanmar là những nhân tố tác động chủ yếu đến tiến trình quan hệ Ấn
Độ - Myanmar từ năm 1962 đến năm 1991. Cho nên, mặc dù mối quan hệ này diễn
ra thân thiện và hữu nghị trong giai đoạn trước (1948 - 1962) nhưng lại có những
chuyển biến phức tạp, khó lường trong giai đoạn 1962 - 1991.
3.1.2. Bối cảnh khu vực Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương
Khu vực Nam Á
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc
trên thế giới và ở Nam Á lan rộng và phát triển mạnh mẽ. Anh buộc phải trao trả
độc lập cho Ấn Độ vào năm 1947. Thực hiện âm mưu chia để trị, thực dân Anh đã
lợi dụng mâu thuẫn tôn giáo (Hồi giáo và Ấn Độ giáo) và sử dụng Liên minh Hồi
giáo chia cắt tiểu lục địa thành hai quốc gia: Ấn Độ (chủ yếu theo Ấn Độ giáo) và
Pakistan (gồm những khu vực theo đạo Hồi ở hai phần Tây Pakistan và Đông
Pakistan). Phong trào đòi tự trị ở miền Đông Pakistan lên cao trong những năm 50 -
60 của thế kỷ XX và với sự giúp đỡ của Ấn Độ, nước Bangladesh được thành lập
vào năm 1971. Bên cạnh Ấn Độ và Pakistan, tính đến đầu những năm 70 của thế kỷ
XX, hầu hết các nước Nam Á khác đều đã giành được độc lập: Afghanistan (1919),
Bhutan và Nepal (1947), Sri Lanka (1948) và Maldives (1965)... Song song với
44
cuộc đấu tranh giành độc lập, tình hình các nước Nam Á diễn ra khá phức tạp với
những cuộc xung đột liên tục, đặc biệt là giữa Ấn Độ với Pakistan. Nhiều vấn đề
tồn tại giữa hai nước vẫn chưa được giải quyết đó là vấn đề Kashmir, nguồn nước
lưu vực sông Ấn, yêu sách về tài chính, tranh chấp biên giới... Những bất đồng về
các vấn đề nói trên là nguyên nhân bùng nổ ba cuộc chiến tranh vào các năm 1947,
1965 và 1971 giữa Ấn Độ và Pakistan.
Tháng 12-1985, Ấn Độ cùng Bangladesh, Bhutan, Nepal, Maldives, Sri
Lanka thành lập Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) nhằm tăng cường hợp
tác, giúp đỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài,
phối hợp hành động để nâng cao tiếng nói của khu vực trên diễn đàn quốc tế, phấn
đấu cho một trật tự thế giới mới công bằng và bình đẳng [25, tr. 300]. Đây là sự
kiện đánh dấu bước phát triển có tính bước ngoặt trong lịch sử quan hệ giữa các
nước ở khu vực Nam Á và mở ra thời kỳ hợp tác vì sự tiến bộ chung của mỗi nước,
hoà bình, hữu nghị ở Nam Á và châu Á. Tuy nhiên, cơ chế của tổ chức này sau khi
thành lập đã không đem lại hiệu quả, nội bộ các nước thành viên trong tổ chức thiếu
thống nhất, nghi ngờ, tranh chấp lẫn nhau. Thêm vào đó, những tranh chấp bất đồng
giữa Ấn Độ với một số nước khác như Pakistan về vấn đề Jammu và Kashmir, với
Bangladesh về vấn đề chia nguồn nước ở một số con sông cũng là trở ngại lớn với
sự hợp tác khu vực. Chính sự bất ổn về mặt chính trị và tranh chấp lãnh thổ... khiến
cho mối quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Nam Á gặp trở ngại và vị thế của Ấn Độ
bị suy giảm nghiêm trọng. Do đó, Ấn Độ phải tìm cách cải thiện, gia tăng quan hệ
với các nước láng giềng của mình, nhất là Myanmar, nhằm tạo sự ổn định biên giới
và đặc biệt là kết nối với Đông Nam Á, nâng cao vị thế của Ấn Độ ở khu vực.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á
Xét trên góc độ địa - chính trị, địa - chiến lược và kinh tế, khu vực châu Á -
Thái Bình Dương có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là nơi tập trung hầu hết các
nước lớn của thế giới với nhiều nền kinh tế quan trọng hàng đầu như Mỹ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc...; Là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí
đốt rất lớn; Là nơi hội tụ hơn một nửa các nước thành viên của tổ chức G-2013.

13
G-20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP (PPP)) và
Liên minh châu Âu (EU). Tổ chức G-20 được thành lập từ năm 1999 và hiện chiếm 85% nền kinh tế thế giới,
45
Chính vì vậy, châu Á - Thái Bình Dương là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn về lợi
ích, cạnh tranh khốc liệt về vai trò, ảnh hưởng của các cường quốc.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, sự đối đầu hai cực Liên Xô - Mỹ đã lôi kéo
hàng loạt quốc gia vào vòng xoáy của cuộc chiến quyết liệt và kéo dài qua nhiều
thập kỷ, khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Đây là khu vực phản ánh trực tiếp sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ với nhiều cuộc
chiến tranh diễn ra như Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), Chiến tranh Việt
Nam (1954 - 1975)... Tuy nhiên, bên cạnh sự quyết liệt của các cuộc chiến tranh
khu vực, châu Á - Thái Bình Dương cũng chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của các
nền kinh tế như Nhật Bản, các nước Công nghiệp mới (NICs)... tác động mạnh mẽ
đến sự phát triển kinh tế ở khu vực này.
Khu vực Đông Nam Á - một bộ phận không thể tách rời của châu Á - Thái
Bình Dương - là địa bàn chiến lược trọng yếu và là nơi tranh chấp giữa các nước
lớn trên thế giới. Đông Nam Á nằm ở khu vực thuận lợi về mặt thông thương và
phòng thủ quốc tế; nằm ở ngã ba châu Á, án ngữ con đường hàng hải thuận tiện
nhất từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, giữa Đông Bắc Á và Nam Thái Bình
Dương [18, tr. 60]. Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là hành lang, là cầu nối hay
trạm trung chuyển giữa Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải với Trung Quốc, Nhật
Bản. Đây là khu vực có vị trí chiến lược hết sức trọng yếu, là điểm then chốt của
cầu nối giữa hai châu lục Á - Âu, giữa Tây Nam Á và Trung Cận Đông, Bắc Phi và
Đông Bắc Á, là nơi giao điểm của các trục đường hành lang giao thông vận chuyển
quân sự, hàng hóa, nguyên, nhiên liệu từ Đông sang Tây, từ phía bắc châu Á xuống
châu Đại Dương. Ngoài ra, khu vực này cũng tập trung nhiều tuyến đường biển
quan trọng, trong đó có eo biển Malacca (nằm giữa Malaysia và đảo Sumatra của
Indonesia) là một trong năm eo biển chiến lược lớn nhất thế giới. Hầu hết hàng hóa
của các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á đều phải đi qua eo biển Malacca. Hàng
năm có hơn 4 vạn tàu biển qua lại, hàng ngày có khoảng 7 triệu thùng dầu lửa được
vận chuyển qua eo biển này.

G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý và Canada
cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các nước Argentina, Australia, Brazil, Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
46
Nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, tôn giáo và thương mại, Ấn Độ và Đông
Nam Á có mối liên hệ khá mật thiết. Những sự tiếp xúc đầu tiên giữa Ấn Độ và
Đông Nam Á có nguồn gốc từ thời tiền sử và tiếp tục cho đến thời kỳ cận đại. Cùng
với khu vực Tây Á và Trung Quốc, Đông Nam Á chính là điểm dừng chân của các
thương nhân và các nhà truyền giáo Ấn Độ. Ấn Độ giáo, Phật giáo được du nhập
vào Đông Nam Á và được thừa nhận về mặt văn hóa. Bên cạnh đó, con đường buôn
bán hương liệu từ Tây Á, vịnh Ba Tư tới Indonesia đã liên kết Ấn Độ và Đông Nam
Á lại với nhau. Với những ảnh hưởng của văn hoá, sự tiếp xúc và gia tăng quan hệ
kinh tế với Ấn Độ, nhiều vùng ở Đông Nam Á đã thành lập được nhà nước của
mình như nước Phù Nam trên đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, nước Lâm Ấp
(sau là Champa) trên vùng ven biển miền Trung Việt Nam...
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo nên những biến chuyển căn bản ở
khu vực Đông Nam Á, mở ra cơ hội có một không hai để các dân tộc ở đây có thể
thay đổi vận mệnh của mình. Trải qua các giai đoạn đấu tranh gay go, quyết liệt từ
những cuộc chiến tranh đẫm máu đến những cuộc thương thuyết hòa bình kéo dài,
đến năm 1975, về cơ bản các nước Đông Nam Á đã lần lượt giành độc lập và bước
vào thời kỳ xây dựng và phát triển. Ngay sau năm 1947, Ấn Độ đã từng bước thiết
lập quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á với các thể chế chính trị - xã
hội khác nhau: Indonesia, Myanmar (trung lập), Malaysia (thuộc Khối Thịnh vượng
chung14), các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) và các nước thân
phương Tây (Thái Lan, Philippines)... Mối quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Đông
Nam Á nói chung và với nước láng giềng Myanmar nói riêng trong những năm sau
khi độc lập diễn ra hoà bình và hữu nghị.
Trong bối cảnh xu hướng khu vực hóa bắt đầu xuất hiện và ngày càng phổ
biến từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hàng loạt các tổ chức khu vực đã được thiết
lập trên thế giới. Trước tình hình các nước Đông Nam Á cũng có nhu cầu xích lại
gần nhau trong quá trình phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đối với

14
Khối Thịnh vượng chung của các quốc gia (Commonwealth of Nations, thường gọi tắt là Thịnh vượng
chung), là một tổ chức liên chính phủ bao gồm 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trụ sở của Khối đóng tại Tòa
nhà Marlborough, Luân Đôn, Anh. Khối Thịnh vượng chung hoạt động theo sự nhất trí liên chính phủ của
các quốc gia thành viên được tổ chức thông qua Ban thư ký Thịnh vượng chung và các tổ chức phi chính phủ
được tổ chức thông qua Quỹ Thịnh vượng chung.
47
khu vực này. Ngày 8-8-1967, Ngoại trưởng của năm nước (Indonesia, Malaysia,
Philippines, Thái Lan, Singapore) đã chính thức đưa ra Tuyên bố Bangkok về việc
thành lập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tổ chức này ra đời báo
hiệu một thời kỳ lịch sử mới, đánh dấu bước phát triển của các nước Đông Nam Á
trong việc xây dựng một tổ chức hợp tác khu vực.
Sự kết thúc chiến tranh ở Việt Nam (năm 1975) đã dẫn tới cục diện mới ở
Đông Nam Á. Tuy nhiên, lịch sử Đông Nam Á trong vòng 15 năm (1975 - 1990)
vẫn chứng kiến những diễn biến phức tạp, đầy kịch tính dưới tác động của những
nhân tố bên trong và bên ngoài khu vực, trong sự đan xen lợi ích khác nhau của các
cường quốc và ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh lạnh đang tiếp diễn. Sau khi giải
quyết vấn đề Campuchia, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết vào tháng
10-1991 cùng với việc kết thúc Chiến tranh lạnh đã mở ra thời kỳ mới của sự hợp
tác và phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Bước vào thập niên đầu thế kỷ XXI,
Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng đứng trước những cơ hội, thách thức
đan xen trên con đường khẳng định vị thế của mình. ASEAN ngày càng có tiếng nói
quan trọng hơn, đóng góp nhiều hơn trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, gìn giữ hoà
bình, an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
3.1.3. Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 1991)
Trung Quốc là nước lớn ở châu Á, có đường biên giới liền kề với cả Ấn Độ
và Myanmar. Với diện tích lớn thứ ba và dân số đứng đầu thế giới, Trung Quốc từ
lâu đóng vai trò quan trọng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia và các khu
vực chủ yếu trên thế giới. Trong số năm nước có chung biên giới đất liền với
Myanmar, Trung Quốc có đường biên giới dài nhất (2.185 km). Hai nước đã duy trì
mối quan hệ truyền thống bền vững qua nhiều thế kỷ. Đây là mối quan hệ thu hút rất
nhiều sự quan tâm của châu Á cũng như thế giới. Chính quyền quân sự Myanmar
xem Trung Quốc là “Pauk-Phaw”15. Điều này phản ánh mối quan hệ gần gũi và thân
mật giữa hai nước, bởi vì từ “Pauk-Phaw” chưa bao giờ được Myanmar dùng để chỉ
mối quan hệ của mình với bất kỳ quốc gia nào khác [64, tr. 1], [79, tr. 87].

15
Theo tiếng Myanmar có nghĩa là anh chị em ruột hoặc người bạn thân thiết
48
Myanmar có vị trí chiến lược quan trọng, nằm giữa hai nước lớn của châu Á
là Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là vị trí nối liền vành đai chiến lược châu Á - Thái
Bình Dương với Ấn Độ Dương. Myanmar trở thành “cầu nối” quan trọng để hàng
hoá Trung Quốc đi vào khu vực Đông Nam Á và sang Ấn Độ. Bên cạnh đó,
Myanmar lại là một quốc gia ven biển Ấn Độ Dương, do vậy đối với các nhà hoạch
định chính sách Trung Quốc thì Myanmar ngày càng có giá trị chiến lược trọng yếu
hơn đối với nước này. Myanmar là nước láng giềng duy nhất có thể giúp Trung
Quốc tiếp cận với Ấn Độ Dương từ phía đông, cụ thể là vịnh Bengal và biển
Andaman [108, tr. 26-27]. Do đó, quốc gia Đông Nam Á này có ý nghĩa quan trọng
đối với chiến lược đầu tư, đối ngoại, an ninh dầu khí cũng như vấn đề an ninh biên
giới của Trung Quốc.
Mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar được hình thành ngay từ sau khi Trung
Quốc mới giành được độc lập16. Tháng 12-1949, Myanmar là nước đầu tiên ngoài
các nước xã hội chủ nghĩa công nhận nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa [70, tr.
184]. Năm 1954, Trung Quốc và Myanmar đã ký kết hiệp định thương mại đầu tiên.
Ngày 28-01-1960, Myanmar và Trung Quốc đã ký kết Hiệp ước hữu nghị và không
xâm lược lẫn nhau [126, tr. 191]. Quan hệ Trung Quốc - Myanmar trải qua một thời
kỳ hữu nghị sau khi hai nước giành độc lập. Suốt một thời gian dài, Bắc Kinh luôn
nỗ lực để thiết lập mối quan hệ thương mại, quân sự và kinh tế chặt chẽ với
Yangon. Sau sự kiện Tướng Ne Win tiến hành đảo chính, thiết lập chính phủ quân
sự ở Myanmar (năm 1962) bị cộng đồng quốc tế lên án, Trung Quốc vẫn là nước
duy nhất vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với nước láng giềng Myanmar.
Trong những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung
Quốc đã tác động mạnh mẽ đến Myanmar khiến cho mối quan hệ Trung Quốc -
Myanmar trở nên xấu đi. Năm 1967, Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar khuyến
khích người Hoa đeo huy hiệu và tham gia các hoạt động của Cách mạng Văn hoá,
chẳng hạn như nghiên cứu tư tưởng Mao Trạch Đông. Nhưng Chính phủ Ne Win đã
ngăn cấm các hoạt động này, dẫn đến những cuộc xung đột giữa người dân
Myanmar và người Hoa kiều. Những người Myanmar ở Yangon đã tấn công những

16
Trung Quốc và Myanmar chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 08-06-1950
49
người Trung Quốc và người Miến gốc Hoa. Hơn nữa, những động thái hỗ trợ Đảng
Cộng sản Miến Điện (BCP) của Trung Quốc càng làm cho quan hệ song phương
giữa hai nước trở nên lạnh nhạt và dẫn đến việc cả hai đều tuyên bố đình chỉ quan
hệ ngoại giao. Sự kiện này đã góp phần đẩy mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar
xuống đến mức thấp nhất vào cuối năm 1967 [130, tr. 7]
Sau Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc chủ động cải thiện quan hệ với
Myanmar thông qua các kênh ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân. Quan hệ
hai nước chính thức được bình thường hoá từ tháng 3-1971. Tháng 8-1971, Tướng
Ne Win trở thành vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên đến thăm Trung Quốc kể từ sau
cuộc Cách mạng Văn hoá theo lời mời của Thủ tướng Chu Ân Lai [126, tr. 193].
Chuyến thăm này đã thắp lại tình hữu nghị “Pauk-Phaw” giữa Trung Quốc và
Myanmar. Mối quan hệ hai nước dần dần được cải thiện trở lại trong những năm
1971 - 1988. Kể từ năm 1988, Trung Quốc đã trở thành một đồng minh thân thiết và
là quốc gia có tiếng nói quan trọng đối với Hội đồng quân sự cầm quyền tại nước
láng giềng Myanmar. Chính quyền quân sự Myanmar coi sự hậu thuẫn có hiệu quả
về kinh tế, quân sự và chính trị của Trung Quốc có ý nghĩa sống còn trong một thế
giới mà họ có rất ít bạn bè hùng mạnh. Trải qua nhiều thăng trầm, Myanmar và
Trung Quốc đã không ngừng củng cố, thắt chặt và nâng cấp quan hệ hai nước lên
tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (tháng 5-2011) sau chuyến thăm
Trung Quốc của Tổng thống Thein Sein [55, tr. 58]. Vị trí địa - chiến lược của
Myanmar càng được nâng cao khi quốc gia này tiến hành cải cách chính trị và kinh
tế từ đầu thế kỷ XXI. Myanmar đã và đang trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng
của các nước lớn, trong đó phải kể đến Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản...
3.2. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 1991) trên một số lĩnh vực chủ yếu
3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Nếu như trong những năm 1948 - 1962 là giai đoạn ghi dấu tình láng giềng
hữu nghị, thân thiện giữa Ấn Độ và Miến Điện17, thì từ năm 1962 đến năm 1991 lại
là giai đoạn gần như giảm sút và “đóng băng” trong quan hệ hai nước. Sự kiện đánh
dấu mối quan hệ Ấn Độ - Miến Điện rẽ sang một hướng khác là cuộc đảo chính

Từ năm 1948 đến năm 1989, Myanmar có các tên gọi sau: Liên bang Miến Điện (1948 - 1974), Cộng hòa
17

Xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến Điện (1974 - 1988), Liên bang Miến Điện (1988 - 1989)
50
quân sự do Tướng Ne Win cầm đầu (tháng 3-1962), mở ra thời kỳ quân đội lên nắm
quyền lực ở Miến Điện. Nền dân chủ của Miến Điện chỉ kéo dài được 14 năm (1948
- 1962). Sau khi lên nắm chính quyền, Tướng Ne Win đã tập trung mọi quyền lực
vào tay mình và đặt đời sống chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá... của đất nước
Miến Điện dưới sự kiểm soát quân sự nghiêm ngặt [56, tr. 6]. Cuộc đảo chính quân
sự đã làm cho nhiều nhà lãnh đạo dân chủ trước đây của Miến Điện, trong đó có
cựu Thủ tướng U Nu phải sống lưu vong ở Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal
Nehru đã nồng nhiệt đón tiếp U Nu và cho phép gia đình ông cư trú tại Ấn Độ mà
không lo ngại bất cứ sự phản ứng nào từ phía Chính phủ Ne Win. Cùng với nhiều
quốc gia khác trên thế giới, Ấn Độ đã lên tiếng phản đối sự thành lập chính quyền
quân sự ở Miến Điện.
Sau khi nắm quyền lãnh đạo đất nước, Tướng Ne Win đã thi hành một số
chính sách không có lợi cho mối quan hệ Miến Điện - Ấn Độ. Ngày 30-4-1962, Hội
đồng cách mạng công bố Cương lĩnh con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Miến
Điện, nêu rõ những mục tiêu phát triển của chế độ mới, “không nhằm phục vụ lợi
ích của một nhóm, một tổ chức, một giai cấp hay một đảng phái nào, mà là một nền
kinh tế mang mục tiêu duy nhất nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu về vật chất, tinh
thần và văn hoá của toàn dân tộc” [34, tr. 462]. Về cơ cấu kinh tế, Miến Điện chấp
nhận nền kinh tế nhiều thành phần, gồm các khu vực: Nhà nước, tập thể, tư nhân;
đồng thời khẳng định khu vực nhà nước phải có vai trò nền tảng, khu vực hợp tác xã
cần được nâng đỡ còn kinh tế tư nhân chỉ được phép tồn tại trong khuôn khổ nhất
định. Nhằm thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ Ne Win đã ra lệnh trục xuất cộng
đồng ngoại kiều (gồm người Ấn và người Hoa) ra khỏi Miến Điện nhằm nhanh
chóng xóa bỏ vai trò và vị thế của tầng lớp kinh doanh tư bản Ấn kiều và Hoa kiều
và coi chủ nghĩa xã hội nhà nước là con đường duy nhất để đem lại nền kinh tế độc
lập cho đất nước Miến Điện. Trong những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, đã có hàng
trăm ngàn người Ấn Độ phải rời khỏi Miến Điện, trong đó năm 1964 có khoảng
100.000 người [117, tr. 301]. Điều này càng làm tăng thêm sự bất bình vốn có giữa
chính phủ dân sự/dân chủ Ấn Độ với chính phủ quân sự/độc tài Miến Điện.
Trong chính sách đối ngoại từ năm 1962 đến năm 1972, Chính phủ Ne Win
chỉ tìm kiếm sự cân bằng trong quan hệ quốc tế giữa Miến Điện với ba nước lớn
51
Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc mà hầu như không chú ý đến Ấn Độ. Mặc dù là một
nước láng giềng có vị thế trên trường quốc tế nhưng Ấn Độ không phải là nhân tố
quan trọng trong đường lối ngoại giao của Miến Điện. Bên cạnh đó, Miến Điện còn
thực hiện chính sách trung lập tiêu cực, có nghĩa là giảm thiểu tối đa mối quan hệ
của nước này với các quốc gia khác (ngoại trừ Trung Quốc), kể cả việc Miến Điện
tuyên bố rút khỏi Phong trào Không liên kết trong Hội nghị thượng đỉnh được tổ
chức ở Havana (Cuba) vào năm 197918. Về sự kiện này, Ấn Độ bày tỏ mối quan
ngại và mong muốn Miến Điện tái gia nhập Phong trào [93, tr. 8].
Là người theo chủ nghĩa dân tộc bài ngoại, kể từ khi lên nắm quyền, Tướng
Ne Win đã bắt đầu loại bỏ ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và văn hoá của nước
ngoài ở Miến Điện và ủng hộ cho một hệ tư tưởng mới - Con đường Miến Điện đi
lên chủ nghĩa xã hội (Burmese way to Socialism). Tất cả các hoạt động và các
chương trình đang diễn ra của nước ngoài đều bị yêu cầu dừng lại19. Quyền sở hữu
tư nhân của nước ngoài trong các lĩnh vực ngân hàng, thương mại, công nghiệp
cũng bị chính phủ quân sự xoá bỏ. Nhấn mạnh sự tự lực cánh sinh và không sẵn
sàng đóng một vai trò tích cực trong các vấn đề quốc tế, thông qua chính sách trung
lập tiêu cực trong quan hệ ngoại giao, Chính phủ Ne Win đã làm suy giảm đến mức
tối thiểu mối quan hệ giữa Miến Điện với phần còn lại của thế giới trong suốt giai
đoạn này. Chính sách đối ngoại đó của Miến Điện đã tác động tiêu cực đến quan hệ
giữa nước này với Ấn Độ trong nhiều năm tiếp theo.
Tháng 10-1962, cuộc chiến tranh biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc bùng
nổ20. Khi cuộc chiến tranh này nổ ra, Miến Điện đã thể hiện thái độ trung lập.

18
Miến Điện lo ngại nếu vẫn còn là một thành viên của Phong trào Không liên kết sẽ làm cho Trung Quốc
không vừa lòng. Cho nên, động thái này được xem như là cố gắng của chính phủ quân sự Myanmar nhằm
duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc trong bối cảnh Phong trào Không liên kết ngày càng có mối liên
hệ chặt chẽ với Liên Xô và quan hệ Trung - Xô lại đang căng thẳng [119, tr. 221].
19
Từ đầu tháng 4-1962, Hội đồng cách mạng ra lệnh đình chỉ hoạt động của các tổ chức tư nhân nước ngoài
như: Quỹ châu Á, Quỹ Ford, Dự án Bảo tàng Rockefeller. Thư viện Thông tin Mỹ, Hội đồng Anh và Lãnh sự
quán Mỹ ở Mandalay cũng bị yêu cầu đóng cửa.
20
Nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh là việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang
Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng. Xung đột nổ ra vào ngày 20-10-1962 giữa Quân
Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Quân đội Ấn Độ. Quân đội Trung Quốc được chuẩn bị chu đáo nên khi
chiến sự nổ ra đã ồ ạt tiến quân và dễ dàng đánh bại quân đội biên phòng Ấn Độ kém tinh nhuệ và trang bị
lạc hậu hơn. Cuộc chiến tranh kết thúc khi Trung Quốc chủ động tuyên bố ngưng bắn vào ngày 20-11-1962,
trao trả tù binh và rút khỏi phần lớn các khu vực chiếm được. Sau cuộc chiến tranh biên giới, Ấn Độ coi
52
Nhưng dưới góc nhìn của giới cầm quyền Ấn Độ thì điều đó có nghĩa là Miến Điện
có thái độ “thân Trung Quốc” (pro-Chinese) [123, tr. 1], [131, tr. 91]. Tất cả những
thực tế lịch sử đó đã làm cho chính quyền Ấn Độ phản đối, lên án chế độ quân sự
cầm quyền ở Miến Điện. Trong ba thế lực quốc tế (Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc) thì
Miến Điện đã có mối quan hệ tốt nhất với Trung Quốc. Chính vì lẽ đó, chính quyền
quân sự Miến Điện ngày càng ảnh hưởng và có phần lệ thuộc nặng nề vào chính
sách đối ngoại thực dụng của Trung Quốc.
Năm 1964, chính quyền quân sự Miến Điện đã thực hiện Chương trình quốc
hữu hóa các xí nghiệp tư nhân. Hành động này tạo nên những ảnh hưởng nặng nề
đối với cuộc sống của giới kinh doanh Ấn Độ (kiểm soát đến 60% hoạt động thương
mại của Miến Điện lúc bấy giờ) ở Miến Điện [5, tr. 18]. Hậu quả là đa số người Ấn
Độ và Pakistan phải di cư khỏi đất nước này. Khi rời khỏi Miến Điện, những người
Ấn Độ không được phép mang theo bất cứ thứ gì. Những động thái trên của chính
phủ quân sự Miến Điện đã làm cho mối quan hệ giữa nước này với Ấn Độ ngày
càng xấu đi. Tuy nhiên, từ cuối năm 1964, quan hệ giữa hai nước bắt đầu có dấu
hiệu bình thường trở lại do chính phủ hai nước đã dàn xếp nhiều cuộc gặp gỡ sau đó
và thống nhất đi đến một giải pháp hoà bình.
Các quan chức cấp cao hai nước cũng đã có nhiều chuyến thăm lẫn nhau.
Theo lời mời của Tổng thống Ấn Độ, vào tháng 02-1965, Tướng Ne Win đã đi thăm
chính thức nước này. Trong các cuộc hội đàm, lãnh đạo hai nước đều bày tỏ quan
điểm thống nhất về việc theo đuổi chính sách đối ngoại không liên kết [88, tr. 1].
Tuyên bố chung hai nước khẳng định: “Một quan điểm chung về các vấn đề quốc tế
xuất phát từ việc theo đuổi chính sách không liên kết đã giúp cho việc phát triển mối
quan hệ láng giềng gần gũi và tốt đẹp giữa hai quốc gia” [131, tr. 92]. Chuyến thăm
Ấn Độ của Tướng Ne Win đã góp phần mở đường cho sự hiểu biết nhiều hơn về
những vấn đề đang gặp phải. Đây là kết quả của việc hai nước cùng theo đuổi chính
sách không liên kết, nhằm giúp cải thiện quan hệ hai nước vốn đang bị lạnh nhạt.

Trung Quốc là mối nguy cơ tiềm tàng ở phương Bắc. Nhằm đối phó lại nguy cơ đó, Ấn Độ tăng cường quan
hệ với Liên Xô và cải thiện quan hệ với Mỹ. Ngược lại, Pakistan trước đây quan hệ chặt chẽ với Mỹ thì nay
thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc để tìm kiếm viện trợ quân sự và kinh tế từ nước này [7, tr. 258].
53
Tháng 3-1969, Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi sang thăm Miến Điện [90, tr.
22]. Chuyến thăm này giúp hai nước có cơ hội trao đổi, trình bày công khai các
quan điểm về các vấn đề quan hệ song phương và quốc tế. Có thể nói, chuyến thăm
Ấn Độ của Tướng Ne Win (năm 1965) và chuyến công du Miến Điện của Thủ
tướng I. Gandhi (năm 1969) đã góp phần bình thường hoá và duy trì quan hệ chính
trị - ngoại giao giữa hai nước trong những năm 70 của thế kỷ XX (vốn đã bị lạnh
nhạt và trì trệ từ đầu thập niên 60).
Trong suốt thời kỳ Ne Win cầm quyền (1962 - 1988), các cuộc trao đổi cấp
cao chính thức giữa Miến Điện với Ấn Độ vẫn tiếp tục được diễn ra nhưng chỉ
mang tính hình thức, ngoại giao bên ngoài. Ấn Độ luôn giữ quan hệ trung lập và ít
quan tâm tới nước láng giềng Myanmar. Lúc bấy giờ, các nhà lãnh đạo Ấn Độ cho
rằng ưu tiên hàng đầu là những cam kết về “giá trị dân chủ”, còn những “lo ngại
về an ninh” được cho là thứ yếu trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với
Miến Điện [123, tr. 1].
Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX trở đi, hoà bình, đối thoại đã trở thành
một xu thế phổ biến trong quan hệ quốc tế cũng như ở châu Á và khu vực Đông
Nam Á. Năm 1987, Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi sang thăm Miến Điện sau một
thời kỳ dài “đóng băng”. Trong các cuộc hội đàm, lãnh đạo hai nước tập trung vào
các cách thức và biện pháp củng cố, mở rộng hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hiện
tại giữa các quốc gia trên tinh thần của sự thân thiện và cảm thông. Nhân chuyến
thăm này, Thủ tướng Rajiv Gandhi đã đến tham quan ngôi chùa Shwedagon21, công
trình Phật giáo linh thiêng nhất Miến Điện. Bên cạnh đó, Thủ tướng R. Gandhi cũng
đã trao lại cho nhân dân Miến Điện những bản viết tay bằng lá cọ của tướng Maha
Bandula trước đây bị người Anh tịch thu và lưu trữ ở Đài tưởng niệm Victoria,
Calcutta [98, tr. 5]. Đây là một bước đột phá trong tư duy đối ngoại nói chung của
Ấn Độ mà biểu hiện cụ thể là đối với Miến Điện.
Tuy nhiên, diễn biến lịch sử ở Miến Điện vào một năm sau đó buộc Ấn Độ
phải quay trở lại với những giá trị truyền thống về dân chủ của “chủ nghĩa lý

21
Chùa Shwedagon (còn gọi là Chùa Vàng) nằm trên đồi Singuttara, thuộc thành phố Yangon, cao 98 m,
được dát vàng và trang trí bằng kim cương, đá quý. Theo truyền thuyết, chùa Shwedagon có lịch sử 2.500
năm. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ ước tính công trình bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ VI.
54
tưởng”22 (idealism). Cụ thể ngày 8-8-1988, hàng ngàn sinh viên và nhân dân ở thủ
đô Rangoon và các thành phố lớn đã xuống đường biểu tình phản đối chính phủ
tham nhũng, bóp nghẹt dân chủ, bất lực trong quản lý kinh tế và phát triển đất nước
(lịch sử Myanmar gọi là sự kiện “8888”). Tuy nhiên, cuộc biểu tình đã bị chính phủ
quân sự đàn áp đẫm máu. Điều này khiến cho hàng ngàn sinh viên và người dân vô
tội Miến Điện bị thiệt mạng. Sự kiện này cũng là “giọt nước tràn ly” dẫn đến sự ra
đời Liên minh quốc gia vì nền dân chủ (NLD) vào ngày 27-8-1988 do bà Aung San
Suu Kyi đứng đầu và cuộc đảo chính quân sự của Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng
Saw Maung lật đổ chính phủ của Thủ tướng Ne Win (ngày 18-9-1988). Sự kiện
“8888” đã tạo ra một làn sóng phản đối trên khắp thế giới và cũng là nguyên nhân
chủ yếu khiến Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước phương Tây thực hiện chính sách
bao vây cấm vận, trừng phạt kinh tế đối với Miến Điện. Chẳng hạn như: Mỹ ban
hành đạo luật cấm đầu tư vào Miến Điện và cấm nhập khẩu các mặt hàng của Miến
Điện vào Mỹ; Mỹ cấm Miến Điện sử dụng các dịch vụ tài chính của Mỹ, kể cả việc
giao dịch bằng đồng dollar; Các tướng lĩnh quân đội và quan chức chính phủ Miến
Điện cũng như các thành viên trong gia đình họ không được phép nhập cảnh vào
Mỹ và các nước EU. Ngoài ra, với vị trí lãnh đạo trong các tổ chức tài chính quốc
tế, Mỹ và phương Tây đã ngăn cấm Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thực hiện các chương trình đầu tư phát
triển kinh tế ở Miến Điện [56, tr. 64]. Hệ quả của chính sách bao vây cấm vận này
làm cho Miến Điện một mặt bị các nhà tài trợ lớn cắt hoặc ngừng viện trợ, ngừng
các chương trình hỗ trợ phát triển đất nước; mặt khác do sự cô lập của Mỹ và
phương Tây nên Miến Điện không thể tiếp cận được các nguồn vốn quan trọng từ
Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB) và các tổ chức tài chính quốc tế khác.

22
“Chủ nghĩa lý tưởng” (idealism) trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ có nguồn gốc từ thời vua Ashoka
(273 - 236 TCN) của triều đại Maurya (322 - 185 TCN). Tư tưởng cơ bản của nó là duy trì hoà bình, “bất bạo
động” trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại. Tư tưởng mang tính nhân văn sâu sắc này đã được
Mahatma Gandhi vận dụng thành công trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Ấn Độ vào đầu thế kỷ
XX và được chính phủ Jawaharlal Nehru (1947 - 1964) kế thừa sau khi Ấn Độ giành được độc lập (1947).

55
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc không những không phản đối mà còn ủng hộ,
tài trợ cho chính quyền quân sự Miến Điện. Đổi lại, Miến Điện cho phép Trung
Quốc kinh doanh và hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại...
khác nhau. Mối liên kết giữa Bắc Kinh và Rangoon càng được thắt chặt. Năm 1988,
kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc - Miến Điện đạt 1,5 tỷ USD [119, tr.
214]. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã được Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật
pháp Quốc gia (SLORC) ưu tiên đầu tư vốn, thiết bị, sản xuất hàng hoá và cung cấp
các dịch vụ khác. Năm 1991, Miến Điện và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định song
phương về hợp tác kinh tế và kỹ thuật, theo đó, Trung Quốc cung ứng một gói viện
trợ lớn, chủ yếu liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng dân dụng như cầu đường,
đường sắt và các hải cảng [119, tr. 214]. Từ năm 1988, Trung Quốc đã cung cấp cho
Miến Điện các khoản vay cũng như viện trợ, đồng thời xoá bỏ nhiều khoản nợ. Tính
đến năm 2005, Trung Quốc đã viện trợ cho nước này khoảng 100 triệu USD. Từ
năm 1991 đến năm 2005, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu
Trung Quốc đã cung cấp cho Myanmar một gói tín dụng trị giá hơn 1 tỷ USD [72, tr.
5]. Nhờ vậy, chính quyền quân sự Myanmar đã đứng vững trước những chính sách
cấm vận, cô lập của Mỹ và các nước phương Tây. Mối quan hệ giữa Myanmar và
Trung Quốc tiếp tục được gia tăng và không có lợi cho quan hệ Myanmar - Ấn Độ.
Sau cuộc biểu tình năm 1988, Ấn Độ là một trong những nước chỉ trích
chính quyền quân sự Miến Điện mạnh mẽ nhất tại các diễn đàn hội nghị quốc tế
[119, tr. 217]. Bên cạnh đó, Ấn Độ tuyên bố ủng hộ phong trào dân chủ ở Miến
Điện và ca ngợi “ý chí ngoan cường của người dân Miến Điện trong cuộc đấu
tranh đòi nền dân chủ” [75, tr. 254]. Mối quan hệ Ấn Độ - Miến Điện trở nên lạnh
nhạt. Thái độ, quan điểm của chính phủ Ấn Độ đối với chính phủ Miến Điện về vấn
đề dân chủ đã làm cho quan hệ hai nước rơi xuống điểm thấp nhất (năm 1988) do
những phản ứng quyết liệt từ phía Ấn Độ trước hành động chính phủ nước này đàn
áp người biểu tình, trong đó có nhiều người gốc Ấn Độ [128, tr. 1]. Trong cuộc nổi
dậy của các lực lượng dân chủ ở Miến Điện năm 1988, Đại sứ quán Ấn Độ tại
Rangoon đã tích cực hỗ trợ cho các cá nhân, các tổ chức hoạt động dân chủ như bà
Aung San Suu Kyi, cựu Thủ tướng U Nu và Hội liên hiệp sinh viên toàn Miến Điện
(ABFSU)... Bên cạnh đó, sau này, Ấn Độ cũng cho phép Liên minh Chính phủ
56
Quốc gia Liên bang Miến Điện (NCGUB)23 mở trụ sở tại New Delhi vào tháng 7-
1992 [69, tr. 34]. Cũng trong năm này, Ấn Độ đã cùng với Mỹ và các nước phương
Tây ủng hộ Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết lên án chính phủ quân sự
Myanmar về việc đối xử vô nhân đạo với các nhà hoạt động vì dân chủ và vấn đề vi
phạm nhân quyền tại nước này [117, tr. 303].
Bên cạnh đó, Ấn Độ là quốc gia duy nhất trong khu vực thực hiện chính sách
công khai ủng hộ các lực lượng dân chủ và người tị nạn chính trị của Miến Điện. Các
nhà hoạt động dân chủ, những người bất đồng chính kiến và những người tị nạn chính
trị từ Miến Điện đã được Ấn Độ cho phép cư trú tại nước này và được tự do ngôn
luận để chống lại chính quyền Saw Maung. Vào cuối năm 1988, chính phủ Ấn Độ đã
cho phép lập các trại tị nạn tại Mizoram, Manipur, Nagaland, Arunachal Pradesh,
Assam để giúp đỡ sinh viên và những người đấu tranh đòi dân chủ của Miến Điện
[48, tr. 50]. Chính quyền Rangoon xem những bước đi đó của Ấn Độ như là một sự
can thiệp công khai vào công việc nội bộ của Miến Điện nhưng chính phủ quân sự lại
không có lý do chính đáng để ép buộc New Delhi xem xét lại chính sách của họ.
Ngoài ra, trong những năm 1989 - 1990, Ấn Độ đã khởi xướng “chiến dịch
All India Radio” nhằm hỗ trợ lực lượng đấu tranh đòi dân chủ của Myanmar24. Tất
cả các đài phát thanh ở Ấn Độ đã được chính phủ này sử dụng để phát sóng nhiều
chương trình ủng hộ phong trào dân chủ ở Myanmar [60, tr. 3], [75, tr. 254]. Sự
việc này bị chính quyền quân sự Myanmar lên án kịch liệt và phản đối chính phủ
Ấn Độ can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này. Phó Chủ tịch Hội đồng Khôi
phục Trật tự và Luật pháp Quốc gia (SLORC), Tướng Than Shwe cho rằng Ấn Độ
đã “khuyến khích và hỗ trợ các nhóm nổi dậy trong nước” và “can thiệp vào công
việc nội bộ của Miến Điện, những hành động không phù hợp với cách cư xử bình
thường của một nước láng giềng thân thiện” [75, tr. 254]. Ngược lại, các tướng lĩnh
quân đội Myanmar đã cáo buộc chính phủ Ấn Độ câu kết với những người hoạt
động dân chủ ở Yangon25 (thông qua Đại sứ quán Ấn Độ), cũng như hỗ trợ người

23
một chính phủ đối lập với chính phủ quân sự Myanmar, được thành lập vào tháng 12-1990
24
Từ năm 1988 đến năm 2010, quốc hiệu Myanmar là Liên bang Miến Điện. Năm 1989, chính quyền quân
sự đổi tên Miến Điện thành Myanmar, gọi là Liên bang Myanmar (1989 - 2010) và Cộng hòa Liên bang
Myanmar (từ năm 2010 đến nay - 2017)
25
Từ năm 1989, Rangoon chính thức được đổi tên thành Yangon
57
Kachin, người Karen trong các cuộc xung đột sắc tộc trên khắp đất nước Myanmar,
đặc biệt dọc theo biên giới với Ấn Độ [60, tr. 3-4]. Những động thái trên của cả Ấn
Độ và Myanmar đã làm cho quan hệ hai nước ngày càng trở nên căng thẳng.
Sau sự kiện “8888”, nhằm mục tiêu đặt nghị viện dưới sự kiểm soát của quân
đội (giống như thời Ne Win trước đây), giới cầm quyền quân sự Myanmar đã tổ
chức cuộc bầu cử quốc hội vào năm 1990. Trong cuộc bầu cử này, Liên minh quốc
gia vì nền dân chủ (NLD) giành thắng lợi với 72,5% phiếu ủng hộ và 392 đại biểu
trúng cử trên tổng số 485 (chiếm gần 81%) ghế trong Hạ viện [107, tr. 13]. Tuy
nhiên, Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Quốc gia (SLORC) lại tuyên bố
không công nhận kết quả bầu cử và từ chối chuyển giao quyền lực cho cơ quan dân
cử mới bất chấp sự phản đối của các lực lượng dân chủ ở trong và ngoài nước. NLD
lên tiếng đòi chuyển giao quyền lực cho quốc hội theo quy định của Hiến pháp
1947. Đáp lại, SLORC cho rằng mục đích của cuộc bầu cử là để thành lập một quốc
hội lập hiến nhưng việc đó chưa thể đáp ứng được vì chưa có hiến pháp mới, Hiến
pháp 1947 đã lạc hậu và là di sản của thời kỳ thực dân, được soạn ra trước khi
Myanmar giành độc lập [34, tr. 541]. Chính những hành động đàn áp phong trào
dân chủ (năm 1988) và phủ nhận kết quả bầu cử quốc hội (năm 1990) của chính phủ
quân sự Myanmar đã khiến cho cộng đồng quốc tế càng lên án mạnh mẽ giới cầm
quyền nước này, trong đó có nước láng giềng Ấn Độ. Có thể nói, chính sách ủng hộ
phong trào dân chủ ở Myanmar của chính phủ Ấn Độ bắt nguồn từ những di sản
thừa hưởng từ Mahatma Gandhi và thể hiện đậm nét những nguyên tắc “lý tưởng”
về hoà bình, dân chủ dưới thời Jawaharlal Nehru cầm quyền (1947 - 1964).
Tuy nhiên, về mặt chiến lược, do kết hợp với sự cô lập của Mỹ và các nước
phương Tây đối với Myanmar nên chính sách của Ấn Độ giai đoạn 1988 - 1991 đã
góp phần đáng kể trong việc đẩy Myanmar lại gần Trung Quốc. Bắt đầu từ năm
1988, Trung Quốc trở thành quốc gia duy nhất có quan hệ mật thiết với chính quyền
quân sự Myanmar. Mối quan hệ ngày càng thắt chặt giữa Myanmar và Trung Quốc
là bài học đắt giá cho Ấn Độ về mặt chiến lược và lợi ích quốc gia. Chính điều này
đã buộc Ấn Độ phải tính toán lại chính sách đối ngoại của mình đối với nước láng
giềng Myanmar kể từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX.

58
Tóm lại, với những thăng trầm kéo dài trong những năm 1962 - 1991, Ấn Độ
dường như đã để cho nước láng giềng Myanmar trượt ra khỏi tầm ảnh hưởng của
mình, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và an ninh - quốc phòng. Đối với Myanmar, Ấn
Độ có lợi ích chiến lược và kinh tế hết sức quan trọng. Thời kỳ lạnh nhạt 30 năm
(1962 - 1991) đã làm cho cả Ấn Độ và Myanmar ngày càng xa nhau hơn trong quan
hệ đối ngoại. Thực tế này đã mang lại cho Trung Quốc - quốc gia láng giềng khác ở
phía Bắc Myanmar những mối lợi to lớn về chính trị, kinh tế và quân sự. Tất cả
những điều đó đã cho Ấn Độ một nhận thức sâu sắc rằng, việc Ấn Độ cố gắng cô
lập Myanmar từ năm 1988 đến năm 1991 đã phải nhận bài học đắt giá về những tổn
hại trên lĩnh vực an ninh khu vực Đông Bắc của quốc gia Nam Á này. Từ những bài
học trên cùng với những tác động của bối cảnh quốc tế, khu vực và nội tình hai
nước đã đặt ra vấn đề cấp thiết cho cả Ấn Độ và Myanmar là cần phải chú ý cải
thiện và gia tăng mối quan hệ hai nước vì lợi ích chiến lược.
3.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế
Song song với sự suy giảm về quan hệ chính trị - đối ngoại, trên lĩnh vực
kinh tế, từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã thay thế Ấn Độ trở
thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Miến Điện. Điều này làm cho quan hệ hai
nước Miến Điện và Ấn Độ bắt đầu có sự sụt giảm. Tuy Ấn Độ không ủng hộ việc
thành lập chế độ quân sự sau sự kiện Tướng Ne Win đảo chính ở Miến Điện, nhưng
hợp tác kinh tế giữa hai nước vẫn tiếp tục được duy trì. Ngày 24-12-1962, Hiệp
định thúc đẩy thương mại giữa chính phủ Ấn Độ và chính phủ Miến Điện được ký
kết tại Rangoon [146]. Theo hiệp định này, hai nước quy định cụ thể các mặt hàng
nhập khẩu từ Ấn Độ vào Miến Điện và ngược lại (xem bảng 3.1) nhằm đa dạng hoá
và cân bằng trong quan hệ thương mại. Hiệp định này được xem là văn kiện đặt nền
tảng cho quan hệ thương mại hai nước.
Bảng 3.1. Danh mục các mặt hàng xuất khẩu từ Ấn Độ vào Miến Điện và
ngược lại theo Hiệp định thúc đẩy thương mại năm 1962
Các mặt hàng xuất khẩu từ Ấn Độ vào Các mặt hàng xuất khẩu
STT
Miến Điện từ Miến Điện vào Ấn Độ
1. Sợi bông và chỉ khâu Gạo
2. Vải bông và hàng dệt len, sợi dệt tổng hợp, Gỗ teak

59
hàng hoá sản xuất từ nguyên liệu trên
3. Cây đay các sản phẩm làm từ đay Các loại gỗ cứng
4. Sợi xơ dừa và các mặt hàng Các mặt hàng da
5. Tôm khô, cá và các chế phẩm Quặng chì và các loại
quặng khoáng khác
6. Các mặt hàng nông nghiệp và thực phẩm Khoai tây giống
như: Gia vị, cà phê, chè, dầu thực vật
hydro hoá, lá Biri, gỗ đàn hương
7. Than đá
8. Hóa chất, dược phẩm và các sản phẩm liên
kết, bao gồm sơn, bột màu, dầu bóng, mực
và thuốc nhuộm
9. Hàng hoá kỹ thuật, kể cả hàng điện tử;
Máy móc thiết bị cho các nhà máy đay,
dệt, đường, dầu ăn, in ấn, giấy và xi măng;
Quạt, xe đạp, máy may và linh kiện, phụ
tùng; Máy bơm, động cơ diesel, dầu
expeller; Xe lăn đường sắt; Két sắt, hộp
điện thoại, thiết bị điện thoại, điện báo;
Dụng cụ và dụng cụ nông nghiệp; Linh
kiện máy móc, phụ tùng và phụ kiện
10. Các mặt hàng làm bằng kim loại và vật liệu
xây dựng
11. Các loại tạp hoá như đá nhân tạo, chất tạo
đặc và chất dẻo, cánh kiến đỏ và nhựa cây,
sách in, báo, tạp chí định kỳ, văn phòng
phẩm và đồ thể thao, cao su nhựa plastic
Nguồn: Ministry of External Affairs, Government of India, “Agreement between the
Government of India and the Government of Burma Concerning Trade and
Commerce” trên http://www.mea.gov.in/bilateral-
documents.htm?dtl/7235/Agreement_on_Trade_and_Commerce
Mặc dù Hiệp định thúc đẩy thương mại giữa Ấn Độ và Miến Điện đã được
ký kết nhưng cho đến hết những năm 60 của thế kỷ XX, quan hệ thương mại hai
nước vẫn không có sự tăng trưởng đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách
kinh tế của Chính phủ quân sự Ne Win, đặc biệt là chính sách quốc hữu hóa các xí

60
nghiệp tư nhân. Năm 1964, Chính phủ Ne Win tiến hành quốc hữu hoá các cơ sở
kinh doanh và cửa hàng tư nhân. Chính sách của chính quyền quân sự đã ảnh hưởng
mạnh mẽ đến các thương nhân người Ấn. Theo báo cáo của Hiệp hội Những người
bị trục xuất khỏi Miến Điện, chính sách quốc hữu hoá đã làm thiệt hại đến hơn
12.000 cổ phần của Ấn kiều với tổng giá trị khoảng 150 triệu Rs [131, tr. 91].
Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và Miến
Điện đã bắt đầu có sự phát triển trở lại, chủ yếu là trong lĩnh vực thương mại và một
số dự án đầu tư của hai nước. Ngày 17-8-1974, một hiệp định thương mại mới được
ký kết giữa Ấn Độ và Miến Điện, dự án này cho phép Miến Điện mua từ Ấn Độ hàng
dệt bông, dược phẩm, hàng điện tử và phần cứng trị giá 75 triệu Rs; Ấn Độ nhập khẩu
từ Miến Điện phân urê và quặng khoáng sản [131, tr. 92]. Bên cạnh đó, các sản phẩm
trao đổi giữa hai nước có sự đa dạng hơn so với thời gian trước. Các sản phẩm xuất
khẩu chính của Ấn Độ sang Miến Điện bao gồm hóa chất, mỹ phẩm, dược phẩm, các
sản phẩm công nghệ, sắt và thép cuộn, sắt và thép bán thành phẩm, kính, đồ thủy tinh,
đồ gốm, men sứ, sơn dầu, xi măng... Các sản phẩm nhập khẩu chính của Ấn Độ từ
Miến Điện gồm: đậu, gỗ và sản phẩm từ gỗ, đường, trái cây và hạt điều...
Tháng 6-1976, Ấn Độ và Miến Điện đã ký kết một bản ghi nhớ (MoU), theo
đó, Ấn Độ đồng ý thực hiện thí điểm 15 dự án theo Chương trình ITEC26 hỗ trợ cho
chính phủ Miến Điện [91, tr. 13]. Trong việc thực hiện Chương trình ITEC ở Miến
Điện, Ấn Độ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà cửa và bệnh viện
ngoài việc đào tạo nhân viên của mình. Trong số 21 dự án thí điểm mà Ấn Độ đã cam
kết thực hiện tại Miến Điện theo Chương trình ITEC, 15 dự án đã hoàn thành và 6 dự
án còn lại hoàn thành vào tháng 6-1981 [94, tr. 55]. Tháng 9-1978, Bộ trưởng Hợp

26
Hợp tác Kỹ thuật và Kinh tế của Ấn Độ (ITEC) là một chương trình hỗ trợ song phương do chính phủ Ấn
Độ thực hiện. Đây là một chương trình theo định hướng nhu cầu, phản hồi tập trung vào việc giải quyết nhu
cầu của các nước đang phát triển thông qua hợp tác công nghệ sáng tạo giữa Ấn Độ và quốc gia đối tác.
Chương trình Hợp tác Kỹ thuật và Kinh tế Ấn Độ (ITEC) được thành lập theo quyết định của Nội các Ấn Độ
vào ngày 15-9-1964. Thủ tướng Jawahar Nehru là kiến trúc sư chính của chương trình ITEC. Chương trình
ITEC bao gồm sáu lĩnh vực: Đào tạo nhân viên dân dụng và quốc phòng, các dự án và các hoạt động liên
quan đến dự án như dịch vụ tư vấn, tham quan nghiên cứu, tặng thiết bị, cử chuyên gia Ấn Độ đến các nước
đối tác và trợ giúp cứu trợ thiên tai. Đào tạo nhân viên theo ITEC bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như
ngân hàng, CNTT và máy tính, quản lý nhân sự và các lĩnh vực hành chính và khoa học. ITEC được điều
hành bởi Bộ Ngoại giao của chính phủ Ấn Độ và tất cả các chi phí bao gồm tiền vé máy bay, nội trú, học phí
và tiền học phí của các nhân viên được chọn do chính quyền Ấn Độ chịu trách nhiệm.
61
tác xã Miến Điện, Đại tá Sein Tun dẫn đầu một phái đoàn kinh tế đến thăm Ấn Độ.
Trong chuyến thăm này, Ấn Độ cam kết hỗ trợ Miến Điện phát triển kinh tế thông
qua việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và thiết bị theo yêu cầu của chính phủ Miến
Điện [92, tr. 3]. Có thể nói, những dự án, chương trình hỗ trợ của chính phủ Ấn Độ
đã giúp ích rất nhiều cho quá trình xây dựng đất nước của Miến Điện, qua đó góp
phần duy trì quan hệ kinh tế nói riêng và quan hệ ngoại giao nói chung giữa hai nước.
Từ năm 1980 đến năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của Miến Điện đối với Ấn
Độ có chiều hướng đi lên. Năm 1980, xuất khẩu của Miến Điện sang Ấn Độ đạt
5,71 triệu USD, năm 1985 là 10,03 triệu USD, đến năm 1991, tăng lên 47 triệu
USD [127, tr. 134], gấp hơn 8 lần so với năm 1980. Trong khi đó, kim ngạch nhập
khẩu của Miến Điện đối với Ấn Độ lại không có được sự tăng trưởng. Năm 1980,
nhập khẩu của Miến Điện từ Ấn Độ đạt 4,76 triệu USD, năm 1985 giảm xuống còn
3,86 triệu USD, đến năm 1991, tăng lên được 4 triệu USD, chưa bằng mức nhập
khẩu cách đây 10 năm [127, tr. 134]. Sở dĩ như vậy là do từ nửa sau những năm 80
của thế kỷ XX, Trung Quốc dần dần trở thành đối tác kinh tế lớn nhất của Miến
Điện. Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), năm 1990, Ấn Độ đứng thứ tư
trong danh sách các đối tác xuất khẩu của nước láng giềng này (chiếm 10,8% tổng
giá trị xuất khẩu), trong khi Trung Quốc đứng tiếp sau với 8,1%. Tuy nhiên, Trung
Quốc lại là đối tác nhập khẩu lớn nhất vào Miến Điện (chiếm 20,6% giá trị hàng
nhập khẩu của nước nay) từ năm 1990 [79, tr. 90].
Có thể nói, mặc dù đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng quan hệ kinh tế
giữa Ấn Độ và Miến Điện từ năm 1962 đến năm 1991 nhìn chung vẫn còn mờ nhạt.
Hợp tác giữa hai nước diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực thương mại. Trong quan hệ
kinh tế với Miến Điện, Ấn Độ luôn gặp phải sự cạnh tranh từ Trung Quốc. Tuy vậy,
những thành quả trong quan hệ kinh tế hai nước giai đoạn này cũng đã tạo nền tảng
cho sự phát triển toàn diện của quan hệ hai nước ở giai đoạn tiếp sau (1992 - 2011).
3.2.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng
Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng, Ấn Độ và Miến Điện cũng đã bước đầu
đạt được một số thành quả nhất định trong lĩnh vực hợp tác hải quân, công tác phân
định cắm mốc biên giới trên đất liền và trên biển giữa hai nước.

62
Vào ngày 23-01-1962, lần đầu tiên một phái đoàn gồm 17 thành viên của
quân chủng Hải quân và Không quân Miến Điện sang thăm Ấn Độ [86, tr. 20]. Sự
kiện này được ghi dấu như là một cột mốc quan trọng đặt nền tảng cho sự hợp tác
an ninh - quốc phòng giữa hai nước. Tiếp nối sự kiện trên, trong tháng 6-1962, hai
tàu khu trục của Hải quân Ấn Độ có tên là I.N.S. GODAVARI và I.N.S. KHUKRI
đến thăm thủ đô Rangoon (Miến Điện). Trong chuyến thăm này, Hải quân Miến
Điện đã cử 4 sĩ quan tham gia các cuộc tập trận của hai tàu Ấn Độ với tư cách là
quan sát viên [87, tr. 12]. Có thể nói, đây là lĩnh vực hợp tác an ninh - quốc phòng
sớm nhất trong quan hệ giữa Ấn Độ với Miến Điện.
Bên cạnh đó, việc phân định cắm mốc biên giới trên đất liền là một vấn đề
quan trọng được cả hai nước quan tâm. Vào ngày 10-3-1967, chính phủ Miến Điện
và chính phủ Ấn Độ đã ký kết Hiệp định Biên giới tại Rangoon nhằm “lập kế hoạch
và tiến hành phân giới đường biên giới giữa hai nước” [147]. Bản hiệp định này đặt
cơ sở cho việc hoạch định và phân chia ranh giới truyền thống giữa hai nước. Theo
nội dung Hiệp định, Ủy ban Biên giới chung Ấn Độ - Miến Điện được thành lập và
đã tổ chức phiên họp đầu tiên tại New Delhi và Dehradun (Ấn Độ) từ ngày 6 đến
ngày 10-4-1968 [89, tr. 1]. Từ năm 1968 đến năm 1991, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban
Biên giới chung Ấn Độ - Miến Điện, hai nước đã nhiều lần cử các đoàn công tác để
tiến hành đo đạc, phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền.
Ngoài việc cắm mốc phân giới trên đất liền, Ấn Độ và Miến Điện còn bước
đầu tiến hành phân định ranh giới trên mặt biển. Năm 1984, hai nước đã đạt được
thỏa thuận về việc phân định ranh giới biển giữa hai nước ở vùng biển Andaman,
đảo Coco và vịnh Bengal [95, tr. 7]. Ngày 23-12-1986, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Miến Điện U Ye Goung và người đồng cấp Ấn Độ Narayan Datt Tiwari đã ký Hiệp
định về việc phân định ranh giới hàng hải ở biển Andaman, hòn đảo Coco và vịnh
Bengal tại Rangoon [96, tr. 72]. Việc ký kết văn kiện này nhằm xác định đường
biên giới trên biển, phạm vi lãnh hải giữa Ấn Độ với Miến Điện ở vùng biển
Andaman, đảo Coco và vịnh Bengal. Theo nội dung hiệp định, “đường biên giới
trên biển giữa hai nước ở biển Andaman, đảo Coco và vịnh Bengal được phân chia
theo một đường thẳng liên tục nối từ điểm 1 (09°38'00" vĩ độ Bắc, 95°35'25" kinh
độ Đông) đến điểm 14 (14°00'59" vĩ độ Bắc, 92°50'02" kinh độ Đông)” [97, tr.
63
1145]. Hiệp định công nhận chủ quyền của Ấn Độ và Miến Điện đối với các hòn
đảo hiện tại và bất kỳ hòn đảo nào có thể nổi lên nằm rải rác trên đường ranh giới
hàng hải. Hiệp định cũng thừa nhận mỗi bên đều có chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán tại các vùng biển của mình trong phạm vi lãnh hải, phù hợp với các
quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 [97, tr. 1146-1147].
Có thể nói, Hiệp định về việc phân định ranh giới hàng hải ở biển Andaman, hòn
đảo Coco và vịnh Bengal đã tạo ra cơ sở pháp lý cho Ấn Độ và Miến Điện trong
việc phân định ranh giới, xác lập chủ quyền và bảo vệ an ninh trên biển.
Bên cạnh công tác phân giới cắm mốc, vấn đề an ninh biên giới cũng được
chính phủ hai nước đề cập. Năm 1969, Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đi thăm
Miến Điện để bàn về mối quan hệ hai nước, chủ yếu là về các quan điểm hai nước
về vấn đề biên giới, hoạt động của các nhóm nổi dậy và vấn đề xuất nhập khẩu hai
bên. Trong chuyến thăm này, Tướng Ne Win cam kết Miến Điện sẽ không cho phép
bất kỳ nhà nước hoặc tổ chức nào có những hành động chống phá Ấn Độ diễn ra
trên lãnh thổ [117, tr. 302].
Trong khi quan hệ an ninh - quốc phòng giữa Ấn Độ và Miến Điện đang còn ở
dạng tiềm năng và chưa phát triển nhiều thì ngược lại, Trung Quốc đã có sự hợp tác
quân sự khá chặt chẽ với nước láng giềng này. Kể từ khi các lệnh trừng phạt quốc tế
được áp dụng đối với chính quyền quân sự vào năm 1988, Trung Quốc trở thành nhà
cung cấp vũ khí chủ yếu cho Miến Điện với giá trị vũ khí bán cho nước láng giềng
này gần 2,5 tỉ USD [68, tr. 85]. Số lượng vũ khí này bao gồm máy bay chiến đấu, tàu
tuần tra, xe tăng, tàu chở thiết bị bọc thép, máy phóng tên lửa, pháo binh, thiết bị
truyền thông, vũ khí nhỏ và đạn dược. Ngoài ra, chính phủ Miến Điện đã cho phép
cho các sĩ quan Trung Quốc sang Miến Điện để huấn luyện quân sự cho binh lính
nước này về cách trang bị vũ khí, hướng dẫn sử dụng các thiết bị vũ khí mới... Đồng
thời, Miến Điện cũng đã gửi các sĩ quan đi đào tạo ở Trung Quốc [119, tr. 215].
Như vậy, sự lạnh nhạt có lúc căng thẳng của mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar
(1962 - 1991) đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hợp tác giữa hai nước, trong
đó có lĩnh vực kinh tế và an ninh - quốc phòng. Mặc dù cũng đạt được một số thành
quả nhất định, nhưng quan hệ Ấn Độ - Myanmar nói chung và hợp tác kinh tế, an
ninh - quốc phòng nói riêng nhìn chung còn hạn chế và ở dạng tiềm năng. Bên cạnh
64
đó, sự hiện diện thường trực của nhân tố Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực hợp
tác giữa Ấn Độ và Myanmar đã ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình quan hệ. Nhân tố
này hứa hẹn sẽ chi phối mạnh mẽ hơn nữa đến quan hệ hai nước trong những năm
tiếp theo.

Tiểu kết chương


Mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1962 đến năm 1991 chịu tác động rõ
nét của tình hình quốc tế, khu vực và nhân tố Trung Quốc cùng những chuyển biến
khó đoán định trong nội tình của hai nước, nhất là từ phía Myanmar. Trong suốt gần
ba thập kỷ, nhất là từ đầu những năm 60 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX,
cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô - Mỹ và hai khối xã hội chủ nghĩa và tư bản
chủ nghĩa diễn ra căng thẳng, quyết liệt. Dưới tác động của Chiến tranh lạnh, xu thế
khu vực hóa, chủ yếu là về mặt quân sự đã xuất hiện. Các cuộc xung đột, đảo chính,
chạy đua vũ trang... kéo theo việc thiết lập các chính phủ và các tổ chức quân sự ở
khu vực đã tác động đến chính quyền Myanmar. Các nhân tố đó là nền tảng quan
trọng và chi phối không nhỏ đến quan hệ giữa Ấn Độ (một nước lớn ở Nam Á có
nền dân chủ truyền thống, có vai trò tích cực trong phong trào giải phóng dân tộc và
Phong trào Không liên kết) với Myanmar (nước láng giềng liền kề của Ấn Độ vốn
có tư tưởng trung lập, không liên kết và có quan hệ lâu đời với Ấn Độ nhưng đã bị
lực lượng quân sự đảo chính và nắm chính quyền) trong những năm 1962 - 1991.
Mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 1991) hầu như diễn tiến đối lập với
giai đoạn thân thiện và hữu nghị trước đó (1948 - 1962). Từ khi Tướng Ne Win lên
nắm quyền sau cuộc đảo chính quân sự (năm 1962), Myanmar chuyển từ thể chế
dân sự sang thể chế quân sự. Đây cũng là thời điểm ghi dấu mối quan hệ giữa
Myanmar với Ấn Độ bắt đầu giảm sút và trở nên lạnh nhạt, có lúc căng thẳng trong
những năm tiếp theo. Quan hệ hai nước từ năm 1962 đến năm 1991 chủ yếu diễn ra
trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, còn các lĩnh vực khác (kinh tế, an ninh - quốc
phòng...) hầu như mờ nhạt và hạn chế. Trong giai đoạn này, do đường lối đối nội và
đối ngoại của chính quyền quân sự Myanmar nên các hoạt động dân chủ ở nước này
bị hạn chế ở mức độ rất thấp. Kể từ năm 1988 trở đi, với những biến động mới tại
Myanmar (do chính quyền quân sự đàn áp những người biểu tình dân chủ sau sự
65
kiện “8888” và sự phản đối nền độc tài quân sự Myanmar của Ấn Độ trên các diễn
đàn quốc tế), thêm vào đó là chính sách cô lập của Mỹ và các nước phương Tây đối
với Myanmar, quan hệ giữa Ấn Độ với nước láng giềng phía Đông này càng rơi
xuống mức thấp nhất trong những năm 1988 - 1991.
Chính trong thời điểm Ấn Độ “lạnh nhạt” với chính quyền quân sự Myanmar
thì cũng là lúc Ấn Độ đẩy Myamar xích lại gần hơn với Trung Quốc. Quan hệ
Trung Quốc - Myanmar đã phát triển tốt đẹp đến mức được ví là “mối quan hệ anh
em”. Có thể nói, quan hệ Ấn Độ - Myanmar chịu sự tác động rất rõ nét từ nhân tố
Trung Quốc. Chính thực tiễn quan hệ Trung Quốc - Myanmar và những biến
chuyển của tình hình quốc tế, khu vực sau Chiến tranh lạnh đã buộc Ấn Độ phải
điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng “hiện thực” hơn trong việc cải thiện,
duy trì và phát triển mối quan hệ với nước láng giềng Myanmar.

66
CHƯƠNG 4
QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2011

Nếu như trong những năm 1962 - 1991, quan hệ Ấn Độ - Myanmar trở nên
lạnh nhạt và căng thẳng thì từ năm 1992 đến năm 2011, mối quan hệ giữa hai nước
dần dần được cải thiện dưới tác động của tình hình thế giới, khu vực và nội tình mỗi
nước sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong những
năm 1992 - 2011 đã bước đầu phát triển mạnh trên một số lĩnh vực chủ yếu: Chính
trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng và hợp tác đa phương...
4.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 - 2011)
4.1.1. Bối cảnh thế giới từ sau Chiến tranh lạnh đến đầu thế kỷ XXI
Từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhân loại đã
chứng kiến hàng loạt những biến động sâu sắc. Mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực
ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra một thời
kỳ đối thoại, hợp tác trên quy mô toàn cầu trong quan hệ quốc tế thay thế cho sự đối
đầu, căng thẳng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Xu thế hoà bình, hợp tác và phát
triển trở thành xu thế chủ đạo chi phối các mối quan hệ quốc tế. Sự phụ thuộc lẫn
nhau trong kỷ nguyên toàn cầu hoá đã buộc các quốc gia trên thế giới tăng cường
quan hệ hợp tác, đối thoại, hạn chế đối đầu, xung đột. Bên cạnh đó, những xung đột
khu vực, tôn giáo, sắc tộc, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, chạy đua sản xuất vũ
khí hạt nhân, vấn đề ô nhiễm môi trường... vẫn còn hiện hữu và là những thách thức
không nhỏ đối với các nước trên thế giới. Bối cảnh quốc tế mới buộc các quốc gia,
phải điều chỉnh chính sách đối ngoại để thích ứng và lấy lợi ích quốc gia dân tộc
làm nhân tố cơ bản chi phối những hoạt động chính trị, kinh tế của mỗi nước.
Cùng với sự kết thúc Chiến tranh lạnh, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ từ những năm 90 của thế kỷ XX đã tác động đến mọi
mặt của đời sống quốc tế, tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia. Cuộc
cách mạng còn đẩy tới sự quốc tế hoá sâu sắc quá trình sản xuất và phân phối, dẫn
tới sự hình thành và mở rộng hệ thống sản xuất, phân phối toàn cầu và sự lệ thuộc
lẫn nhau ngày càng lớn giữa các nước trên thế giới. Đây còn là động lực chính thúc
67
đẩy nhanh sự thay đổi tư duy của các nước về thế giới quan và chiến lược đối ngoại,
phương thức quan hệ và tương quan lực lượng giữa các nước, đặc biệt là giữa các
nước lớn, các trung tâm quyền lực [21, tr. 12]. Nhận thức được tầm quan trọng của
tình hình mới, hầu hết các nước, trong đó Ấn Độ và Myanmar phải điều chỉnh chính
sách đối ngoại nói chung và quan hệ song phương với nhau nói riêng.
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại tiếp tục chứng kiến những chuyển biến
mạnh mẽ, sâu sắc của tình hình thế giới. Ngày 11-9-2001, vụ tấn công khủng bố
nước Mỹ xảy ra, để lại những hậu quả to lớn đối với nước Mỹ và toàn thế giới. Sau
sự kiện ngày 11-9, những mâu thuẫn cơ bản trên thế giới được sắp xếp lại, mâu
thuẫn giữa khủng bố và chống khủng bố ngày càng sâu sắc và trở thành tiêu điểm
chi phối quan hệ quốc tế suốt những năm sau đó [1, tr. 282]. Bên cạnh sự trỗi dậy
của các tổ chức khủng bố, các vấn đề an ninh phi truyền thống tiếp tục tác động
mạnh đến tình hình thế giới, thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết toàn cầu vì an ninh
quốc gia và phát triển kinh tế. Cùng với quá trình trên, sự trỗi dậy của Trung Quốc,
sự phục hồi từng bước của Nga, sự suy giảm tương đối của Mỹ, Nhật Bản và Tây
Âu cũng như sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các vấn đề an ninh
phi truyền thống... buộc các quốc gia, trong đó có Ấn Độ và Myanmar, phải thay
đổi nhận thức về tư duy đối ngoại để thích ứng với điều kiện mới. Điều này được
thể hiện từ năm 2011, trong khi Ấn Độ đang tiếp tục triển khai giai đoạn thứ hai của
chính sách “hướng Đông” mở rộng phạm vi và lĩnh vực hợp tác từ Đông Nam Á
sang Đông Bắc Á, Australia, New Zealand ở Nam Thái Bình Dương, thì Myanmar
đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá, thực hiện chính sách đối ngoại đa phương. Để tạo
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế đất nước, Ấn Độ và Myanmar
đều nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ song phương phát triển hơn nữa trong bối cảnh
mới của tình hình quốc tế có nhiều biến động vào những năm đầu thế kỷ XXI.
4.1.2. Bối cảnh khu vực Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương
Khu vực Nam Á
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình khu vực Nam Á vẫn chưa có dấu
hiệu ổn định do những tranh chấp về biên giới lãnh thổ từ nguồn gốc lịch sử hoặc
do những mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo. Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan, hai
quốc gia lớn nhất khu vực Nam Á, vẫn luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu chi phối
68
mối quan hệ và sự hợp tác giữa các nước trong khu vực với nhau. Mặc dù cả Ấn Độ
và Pakistan đều mong muốn xây dựng mối quan hệ láng giềng hoà bình, ổn định để
phát triển, nhưng do sự tồn tại của vấn đề tranh chấp vùng Kashmir27 và chủ nghĩa
khủng bố nên quan hệ Ấn Độ - Pakistan vẫn tiếp tục căng thẳng trong hai thập niên
sau Chiến tranh lạnh. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đã tìm kiếm mối quan hệ hữu nghị
với các nước láng giềng khác, trong đó có Myanmar.
Có thể nói, Chiến tranh lạnh kết thúc đưa đến sự ra đời xu thế đối thoại, hoà
bình và hợp tác, lấy kinh tế làm trọng điểm vì lợi ích quốc gia - dân tộc đã tác động
mạnh đến quan hệ Ấn Độ và Myanmar. Do vậy, mặc dù vào năm đầu thập niên 90
của thế kỷ XX, quan hệ hai nước vẫn còn căng thẳng nhưng các nhà lãnh đạo Ấn
Độ đã có những tính toán thực tế hơn. Ấn Độ bắt đầu thực thi chính sách đối ngoại
“hướng Đông”, trong đó Myanmar là một địa bàn chiến lược trọng yếu để nước này
vươn ra châu Á - Thái Bình Dương. Đối với nước láng giềng Myanmar, tuy chế độ
quân sự vẫn còn nắm quyền lực nhưng Myanmar cũng đã có những xu hướng cải
cách, nới rộng dân chủ, đa dạng hoá hơn trong chính sách đối ngoại. Bên cạnh đó,
hai nước cũng tính đến lợi ích vị trí địa lý liền kề của nhau. Myanmar cần Ấn Độ để
giảm bớt sự quá lệ thuộc vào Trung Quốc, còn Ấn Độ cần một Myanmar hoà dịu
nhằm cạnh tranh lợi ích với Trung Quốc và ổn định các vấn đề an ninh biên giới.
Do vậy, dựa trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trước đây, Ấn Độ đã cải thiện
và gia tăng quan hệ với nước láng giềng Myanmar, góp phần tạo sự ổn định biên
giới, hợp tác cùng phát triển trong những năm 1992 - 2011. Ấn Độ tranh thủ sự ủng
hộ của Myanmar để tăng cường vị thế của mình trên trường quốc tế. Và Myanmar
cũng tận dụng sự ủng hộ của Ấn Độ - một quốc gia có tiếng nói quan trọng trong
Phong trào Không liên kết - để xây dựng và phát triển đất nước.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á
Vào cuối những năm 80 - đầu những năm 90 của thế kỷ XX, cùng với những
biến động của tình hình thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng có nhiều
thay đổi. Sự sụp đổ của trật tự hai cực Yalta, Chiến tranh lạnh kết thúc đã tạo điều
kiện cho khu vực này phát triển năng động và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Với

27
Kashmir là một vùng đất tiếp giáp với Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan và Trung Quốc. Kashmir
có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ đi sang Tây Á, Trung Đông và các nước xung quanh.
69
nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đặc biệt là trữ lượng dầu mỏ và nguồn nhân lực
được đào tạo một cách cơ bản, địa vị kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương trong nền
kinh tế thế giới ngày càng được nâng cao, hợp tác khu vực ngày càng đi vào chiều
sâu và trở thành “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Cùng với đó, châu Á -
Thái Bình Dương còn có vị thế chính trị quan trọng, là nơi tập hợp các nước lớn (Mỹ,
Nga, Trung Quốc...) có địa vị chính trị chủ yếu trên trường quốc tế. Chính những điều
kiện thuận lợi đó mà các nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... đều
phải có sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại hướng về châu Á - Thái Bình Dương.
Châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành trung tâm của quyền lực toàn cầu
trong thế kỷ XXI, là nơi tập trung những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Ấn Độ không phải là một quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, nhưng với vị trí địa lý
cận kề, quy mô dân số, diện tích, tầm ảnh hưởng văn hóa - ngoại giao cũng như tiềm
lực chính trị - quân sự của mình, Ấn Độ hoàn toàn có đủ sự quan tâm và lợi ích để
tham gia trọn vẹn vào tiến trình phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thủ tướng Ấn Độ J. Nehru đã từng phát biểu: “Thái Bình Dương có khả năng sẽ thay
thế Đại Tây Dương với tư cách là một trung tâm đầu não của thế giới trong tương
lai. Tuy không phải là một quốc gia trực tiếp ở Thái Bình Dương nhưng Ấn Độ sẽ
phải có được ảnh hưởng quan trọng ở đó” [20, tr. 232]. Bởi vậy, một châu Á - Thái
Bình Dương hòa bình và thịnh vượng chắc chắn không thể thiếu vai trò, đóng góp to
lớn của Ấn Độ với tư cách là một cường quốc khu vực đang ngày càng lớn mạnh và
xứng đáng có một vị thế tương xứng. Sau khi trật tự hai cực Yalta sụp đổ, Ấn Độ đã
thực hiện chính sách “hướng Đông” nhằm nâng cao vị thế và vai trò của mình ở châu
Á - Thái Bình Dương. Ấn Độ đã tạo dựng được mối quan hệ gần gũi với Mỹ, nỗ lực
tiến tới bình thường hóa quan hệ với Pakistan, quan hệ thân thiện với Trung Quốc,
đối thoại quan hệ với Nga, mở rộng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương và gia tăng hợp tác
với các nước Đông Nam Á - cửa ngõ để Ấn Độ tiến vào Thái Bình Dương.
Như vậy, từ sau Chiến tranh lạnh đến thập niên đầu thế kỷ XXI, trải qua
nhiều biến động lịch sử trong quan hệ quốc tế, châu Á - Thái Bình Dương bước vào
một thời kỳ lịch sử mới với xu thế đối thoại, hòa bình, hợp tác. Sự phát triển nhanh
chóng, năng động của châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói
riêng là nhân tố khách quan thuận lợi đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ và
70
Myanmar. Tình hình hoà bình, ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam
Á là điều kiện thuận lợi, nhân tố tác động quan trọng để Ấn Độ thiết lập và gia tăng
quan hệ với các quốc gia trong khu vực, trước hết là với nước láng giềng Myanmar.
Nhờ vậy, quan hệ Ấn Độ - Myanmar có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
4.1.3. Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 - 2011)
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhân tố Trung Quốc tiếp tục tác động
mạnh mẽ và rõ nét đến quan hệ hai nước Ấn Độ - Myanmar. Trong khi Ấn Độ, Mỹ
và các nước phương Tây lên tiếng phản đối chính phủ quân sự Myanmar vì những vụ
đàn áp dân chủ, vi phạm nhân quyền thì Trung Quốc lại trở thành nước duy nhất hầu
như có mối liên hệ chặt chẽ và hậu thuẫn cho chính quyền nước này. Sự nồng ấm
trong quan hệ Trung Quốc - Myanmar đã trở thành mối lo ngại nhất của Ấn Độ, cũng
như khiến cho mối đe dọa của Trung Quốc đối với các bang ở Đông Bắc Ấn Độ trở
nên hiện hữu28. Trung Quốc cũng ra sức triển khai và thúc đẩy việc xây dựng tuyến
hành lang vận tải Trung Quốc - Myanmar dựa trên những cơ sở lợi ích chiến lược và
kinh tế, tạo đà cho nước này thực hiện chiến lược “hai đại dương” [62, tr. 45].
Đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc càng gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các
khu vực trọng yếu của nước láng giềng Myanmar. Năm 2003, Trung Quốc hỗ trợ
Myanmar xây dựng một bến tàu dài 85 m đối với các cơ sở hải quân trên quần đảo
Coco, nằm cách đảo Nicobar (Ấn Độ) 18 km và thiết lập hệ thống trinh sát, thông
tin điện tử hiện đại trên đảo. Ngoài ra, Trung Quốc còn xây dựng một cảng nước
sâu ở Kyaukpyu thuộc bang Rakhine, Myanmar. Kyaukpyu có một vị trí chiến lược
nằm trên tuyến đường kết nối thành phố Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc) với Sittwe của Myanmar. Trung Quốc cũng đã thành lập các trạm quan sát
tình hình tại Sittwe và đảo Zadetkyi Kyun (nằm ngoài khơi mũi cực nam của
Myanmar), cho phép nước này giám sát việc lưu thông tại eo biển Malacca [72, tr.
6]. Thực tế đó cùng nhiều nhân tố khác đã làm cho giới cầm quyền Ấn Độ phải thay
đổi tư duy trong chính sách đối ngoại với nước láng giềng Myanmar. Thay vì kiên
quyết giữ vững những quan điểm truyền thống về dân chủ, hoà bình thì chính sách
của Ấn Độ trở nên thực tế hơn trong quan hệ với Myanmar kể từ năm 1992. Do vậy,

28
Khu vực Đông Bắc Ấn Độ nằm kẹp giữa các nước Bangladesh, Bhutan, Khu tự trị Tây Tạng của Trung
Quốc và Myanmar
71
Ấn Độ đã nỗ lực cải thiện và xây dựng mối quan hệ với Myanmar trên các lĩnh vực
chủ yếu và trước hết xây dựng lòng tin ở cấp cao nhất của hai nước.
Trong khi đó, việc duy trì mối quan hệ với Trung Quốc trong nhiều thập kỷ
qua đã làm cho chính quyền quân sự Myanmar không phải không nhận ra những hệ
luỵ từ việc quá lệ thuộc vào nước láng giềng khổng lồ này. Với mối quan hệ khá mật
thiết kéo dài qua nhiều thập kỷ, Myanmar đã được các nhà phân tích quốc tế xem là
“một vệ tinh ảo của Trung Quốc”. Tuy nhiên, chính quyền quân sự nước này lại phủ
nhận bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở Myanmar cũng như việc thiết lập một
liên minh chiến lược với Trung Quốc. “Một chủ nghĩa dân tộc truyền thống, sự tự lực
cánh sinh và thậm chí cả thái độ bài ngoại đã cho thấy rằng Myanmar không có ý
định trở thành con tốt của Trung Quốc và ngay khi có điều kiện, nước này sẽ giảm
bớt sự lệ thuộc vào Bắc Kinh” [72, tr. 12]. Trên thực tế, các nhà lãnh đạo quân sự
Myanmar dường như hoàn toàn nhận thức được những nguy hiểm tiềm ẩn khi đang ở
gần Trung Quốc. Do vậy, đây cũng là nhân tố khiến giới cầm quyền Myanmar thực
hiện chiến lược đa dạng hóa chính sách ngoại giao từ đầu những năm 90 của thế kỷ
XX nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, cho phép chính phủ Ấn Độ và các
cường quốc khác có cơ hội cải thiện và tăng cường quan hệ với nước này.
Mặc dù vậy, nếu xét về mức độ quan hệ Trung Quốc - Myanmar thì Ấn Độ
vẫn chưa thể tách Myanmar khỏi “vòng tay” của Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay
có sức mạnh kinh tế và chính trị lớn hơn so với Ấn Độ. Myanmar không chỉ quan
trọng về tầm chiến lược đối với Ấn Độ mà cũng là nhân tố sống còn đối với tham
vọng vươn ra Ấn Độ Dương của Trung Quốc. Cho nên, cùng với những hoạt động
đầu tư, khai thác tài nguyên năng lượng của Ấn Độ, Trung Quốc cũng thực thi
những biện pháp nhằm giữ vững quyền lợi và lợi ích chiến lược của họ ở Myanmar.
Do vậy, New Delhi chưa thể đạt được thế cân bằng với chính quyền Bắc Kinh trong
cuộc cạnh tranh tại quốc gia láng giềng Myanmar. Những phân tích trên đây cho
thấy Ấn Độ sẽ phải tiếp tục tìm mọi cách để kiềm chế ảnh hưởng đang ngày càng
tăng của Trung Quốc. Vậy nên, trong các lĩnh vực hợp tác với Myanmar, Ấn Độ
phải có chính sách đối ngoại khôn khéo với nước láng giềng này cũng như với Trung
Quốc để gạt bỏ những yếu tố bất lợi và nhân lên những yếu tố thành công nhằm đạt
được những lợi ích cao nhất cho Ấn Độ trong xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
72
Như vậy, có thể thấy trong mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1992 đến
năm 2011 cũng như trong giai đoạn trước đó (1962 - 1991), nhân tố Trung Quốc đã
tác động to lớn đến hai chủ thể Ấn Độ và Myanmar cũng như đối với sự tiến triển
của quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực mà trọng tâm là chính trị - ngoại giao, an
ninh chiến lược và kinh tế. Trung Quốc được xem là đối thủ chính của Ấn Độ trong
khu vực và là thách thức đối với Ấn Độ trong việc cải thiện và phát triển quan hệ
ngoại giao với các quốc gia láng giềng, trong đó có Myanmar.
4.2. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 - 2011) trên một số lĩnh vực chủ yếu
Từ thập niên cuối của thế kỷ XX trở đi, Ấn Độ và Myanmar đã có những nỗ
lực làm ấm dần mối quan hệ song phương sau một thời kỳ dài lạnh nhạt. Có nhiều lý
do để giải thích về “sự trở lại” của mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar. Về phía
Myanmar, trước đây do chính sách tự cô lập của chính quyền quân sự nước này, do
vậy dưới nhiều tác động mới của bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh lạnh, tình hình khu
vực châu Á, xu thế hoà bình, hoà giải ở Đông Nam Á, sự nhận thức của chính phủ
Myanmar nên từ năm 1992 (thời điểm Tướng Than Shwe lên nắm quyền lãnh đạo),
chính phủ Myanmar đã đưa ra những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình.
Về phía Ấn Độ, sau năm 1991, Ấn Độ đã điều chỉnh chiến lược đối ngoại dần dần
theo “chủ nghĩa hiện thực”29 (realism), lấy lợi ích quốc gia làm cơ sở phát triển quan
hệ với các nước trên thế giới. Sự chuyển động trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ
đối với Myanmar đã bắt đầu từ những năm 1987, 1988, nhưng đến năm 1992, sự điều
chỉnh này mới mang tính chất bước ngoặt. Đó là thời điểm Ấn Độ triển khai chính
sách “hướng Đông”30. Từ chỗ lên tiếng phản đối mạnh mẽ chính sách đàn áp dân chủ

29
“Chủ nghĩa hiện thực” có nguồn gốc từ hệ tư tưởng hiện thực hay thực chứng (positivistic) của Chanakya
Kautilya. Ông giữ chức tể tướng dưới triều đại Maurya vào thế kỷ IV trước Công nguyên, là tác giả của cuốn
“Khoa học của chiến thắng”. Trong tác phẩm này, Chanakya Kautilya cho rằng “cách duy nhất để một vị vua
tồn tại được trong thế giới là luật matsya nyaya (cá lớn nuốt cá bé) là phải trở thành một vijigisu (quốc gia
luôn có khao khát đi chinh phục)” [32, tr. 46].
30
Chính sách “hướng Đông” (Look East Policy) chính thức được ra đời vào năm 1992 và được thực thi từ
thời của Thủ tướng P.V. Narasimha Rao (1991 - 1996). Sự ra đời chính sách “hướng Đông” nằm trong tính
toán chiến lược lâu dài của Ấn Độ là vươn ra khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thông qua chính sách
“hướng Đông”, Ấn Độ xem khu vực Đông Á là mối quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình.
Chính sách “hướng Đông” được Ấn Độ triển khai toàn diện trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh -
quân sự, kinh tế, văn hoá và hợp tác tiểu khu vực. Thông qua việc phát triển quan hệ thương mại với các
quốc gia ở Đông Á, Ấn Độ hướng đến việc hội nhập kinh tế với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong
đó Ấn Độ hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế châu Á (AEC) [104, tr. 17]. Tính đến thời điểm
năm 2011, chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ đã trải qua giai đoạn thứ hai (từ năm 2002).
73
và bắt giữ bà Aung San Suu Kyi của chính quyền quân sự Myanmar, Ấn Độ đã thực
hiện chính sách thực tế, không can thiệp đối với nước láng giềng này [72, tr. 7].
Sự thay đổi trong chính sách của Ấn Độ đối với Myanmar được thúc đẩy bởi
ba nhân tố chủ yếu. Thứ nhất, Ấn Độ lo ngại không chỉ về ảnh hưởng và quyền lực
của Trung Quốc tăng lên ở Myanmar mà nó còn có thể tạo ra một “liên minh thân
Trung Quốc” trong khu vực bao gồm các nước: Pakistan, Bangladesh, Myanmar.
Thứ hai, Ấn Độ cần cải thiện quan hệ với Myanmar để đối phó với các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống đang nổi lên ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ. Thứ ba, ASEAN
và khu vực Đông Nam Á được Ấn Độ xem là trọng tâm trong chính sách đối ngoại
“hướng Đông”. Myanmar lại là thành viên duy nhất của ASEAN có chung đường
biên giới với Ấn Độ. Do đó, dưới góc nhìn của các nhà hoạch định chính sách Ấn
Độ, Myanmar được xem như là một “cửa ngõ” để Ấn Độ tiến vào thị trường
ASEAN. Từ sau năm 1992, quan hệ giữa Ấn Độ với Myanmar dần dần được cải
thiện và đạt được nhiều thành tựu bước đầu trên các lĩnh vực chủ yếu: Chính trị -
ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng và trên lĩnh vực hợp tác đa phương.
4.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Từ năm 1992 đến năm 2011, cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của
Ấn Độ và Myanmar, quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước đã được nối lại và
từng bước phát triển dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các cuộc gặp gỡ, thăm
viếng song phương, đa phương, các cuộc hội đàm trao đổi của các đoàn ngoại giao cấp
cao... của Ấn Độ và Myanmar đã mang tính hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho việc ký
kết nhiều văn kiện quan trọng trong các lĩnh vực hợp tác khác nhau giữa hai nước.
Tháng 3-1993, Ngoại trưởng Ấn Độ Jyotindra Nath Dixit đi thăm Myanmar
nhằm cải thiện quan hệ hai nước. Trong chuyến thăm này, một thỏa thuận song
phương về việc kiểm soát buôn bán ma túy và thương mại biên giới giữa hai bên đã
được ký kết [123, tr. 1]. Bước sang năm 1994, Ấn Độ và Myanmar đã tổ chức cuộc
hội đàm tại Myanmar. Tại cuộc hội đàm này, Ấn Độ đưa ra cam kết về việc không
can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar, đáp lại, phía Myanmar cũng bày tỏ sự
khẳng định với Ấn Độ về mối quan hệ giữa Myanmar với Trung Quốc sẽ không
nhằm vào việc chống lại Ấn Độ.

74
Mặc dù quan hệ Ấn Độ - Myanmar đã được cải thiện nhưng trong năm 1995,
tình hình lại trở nên xấu đi khi Ấn Độ trao tặng giải thưởng “Jawaharlal Nehru31”
cho bà Aung San Suu Kyi để ghi nhận “cuộc đấu tranh dũng cảm, bất bạo lực và
kiên quyết” của bà cho sự tự do, nền dân chủ và giá trị nhân phẩm [99, tr. 4]. Chính
quyền quân sự Miến Điện đã phản đối việc Ấn Độ trao giải thưởng trên và có những
hành động đơn phương rút khỏi sự hợp tác trong một số lĩnh vực mà hai nước đang
phối hợp. Mặc dù Ấn Độ đã thực thi chính sách “can dự có tính xây dựng” trong
việc cải thiện quan hệ với Miến Điện, nhưng việc trao giải thưởng “Jawaharlal
Nehru” cho bà Aung San Suu Kyi cho thấy rằng “chủ nghĩa lý tưởng” vẫn đang còn
tồn tại ít nhiều trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ với nước láng giềng này.
Mối quan hệ giữa Ấn Độ với Myanmar phát triển sang một bước mới từ sau
năm 1997, thời điểm Myanmar trở thành một thành viên của ASEAN. Điều này phù
hợp với tình hình của Ấn Độ năm 1998, khi Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) thắng cử
và lãnh đạo của Đảng là ông A.B. Vajpayee lên nắm quyền. Với thế hệ những nhà
lãnh đạo mang tư duy mới và năng động, kể từ đây đã xuất hiện động lực mới trong
mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar nhằm đạt những mục tiêu mà Ấn Độ đã hoạch định
dưới thời Thủ tướng Narasimha Rao. Tháng 02-1998, nhằm tái khởi động quan hệ
hai nước vốn được nối lại từ đầu những năm 90, Ấn Độ đã cử Thứ trưởng ngoại giao
K. Ragunath sang thăm Myanmar. Về phía Myanmar, từ cuối những năm 90 của thế
kỷ XX, Myanmar đã từng bước hội nhập khu vực nhằm đa dạng hóa chính sách đối
ngoại của mình và thoát khỏi tình trạng bị cô lập, cụ thể như: Myanmar đã tham gia
vào tổ chức ASEAN (năm 1997) và sau đó là các tổ chức tiểu khu vực như Sáng kiến
vùng Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực (BIMSTEC) (tháng 12-
1997); Tổ chức Hợp tác Mekong - Sông Hằng (MGC) (năm 2000)...
Từ đầu thế kỷ XXI, Myanmar trở thành một điểm đến quan trọng đối với các
nhà hoạch định chính sách Ấn Độ. Để đạt được mục tiêu của mình, Ấn Độ đã tập
trung phát triển hơn nữa mối quan hệ hai nước, trước hết là trong lĩnh vực chính trị -
ngoại giao. Sự kiện quan trọng đầu tiên đánh dấu mối quan hệ hai nước phát triển

31
Giải thưởng Jawaharlal Nehru có tên đầy đủ là Giải thưởng Jawaharlal Nehru cho sự Thông cảm quốc tế,
là một giải thưởng quốc tế của chính phủ Ấn Độ để vinh danh Jawaharlal Nehru, vị thủ tướng đầu tiên của
Ấn Độ. Giải thưởng này ra đời vào năm 1965, do Hội đồng Quan hệ văn hóa Ấn Độ quản lý, dành cho những
người “có đóng góp xuất sắc vào việc thúc đẩy sự thông cảm quốc tế, thiện chí và tình hữu nghị giữa các dân
tộc trên thế giới”.
75
lên một bước mới là Tướng Maung Aye - Phó Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và Phát
triển quốc gia (SPDC) - đã đến thăm Ấn Độ vào ngày 14-11-2000 [115, tr. 11].
Chính phủ Ấn Độ đón tiếp Tướng Maung Aye với nghi lễ trang trọng như là đón
một vị nguyên thủ quốc gia. Điều này cho thấy Ấn Độ đang mở ra một giai đoạn
mới trong mối quan hệ với Myanmar và khẳng định sẵn sàng theo đuổi quyền lợi
của mình ở châu Á. Chuyến thăm của Tướng Maung Aye là chuyến thăm cấp cao
đầu tiên giữa Ấn Độ và Myanmar kể từ khi cố Thủ tướng Rajiv Gandhi thăm
Myanmar vào năm 1987. Chuyến công du này đánh dấu sự thắng lợi của quá trình
hợp tác rất có hiệu quả giữa hai nước từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX trở lại
đây. Sự kiện này còn thể hiện quan điểm và sự cam kết mới mang tính chiến lược
của Ấn Độ đối với Myanmar. Một điểm đáng chú ý là trước phần các nghi lễ chính
thức trong hoạt động ngoại giao tại Ấn Độ, các nhà lãnh đạo của đoàn đại biểu
Myanmar do Tướng Maung Aye dẫn đầu đã tới thăm đền Mahabodhi ở Bodh Gaya
(nơi Phật đắc đạo) của Ấn Độ. Đây là một sự kiện ý nghĩa bởi đạo Phật là sự kết nối
chung được truyền bá từ Ấn Độ đến Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và nhiều nước
Đông Nam Á khác. Có thể thấy Ấn Độ và Myanmar đã sẵn sàng gạt bỏ những bất
đồng trong quá khứ, đặt nền móng cho một mối quan hệ song phương có hiệu quả.
Vào tháng 01-2002, Ấn Độ và Myanmar ký Hiệp định tái thiết lập Tổng lãnh
sự quán ở mỗi nước. Theo đó, Myanmar sẽ lập văn phòng đại diện ngoại giao tại
Kolkata32. Trong khi đó, Ấn Độ sẽ thiết lập văn phòng tại thành phố Mandalay
(Myanmar) [148]. Điều này đã góp phần phục hồi mối quan hệ một cách chính thức
có tính pháp lý và toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán thường
xuyên giữa hai nước. Để giữ hòa khí với Myanmar, phản ứng của Bộ Ngoại giao Ấn
Độ trước việc trả tự do cho bà Suu Kyi vào ngày 6-5-2002 cũng khá thận trọng,
thay vào đó là việc nhấn mạnh tới nhu cầu về “hòa bình lâu dài” và “tái hòa giải”
trong khi vẫn ủng hộ những bước đi hướng tới phục hồi nền dân chủ ở Myanmar.
Tháng 11-2003, Phó Tổng thống Ấn Độ Bhairon Singh Shekhawat đi thăm
Myanmar. Trong chuyến thăm này, Ấn Độ và Myanmar đã ký ba hiệp định song
phương về tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa và miễn thị thực
cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ [128, tr. 23-24]. Ngoài ra, ngài B.S.

32
Còn có tên gọi khác là Calcutta
76
Shekhawat cũng đã có cuộc gặp với quan chức các ngành công nghiệp Myanmar tại
Yangon và về việc hợp tác hai nước trong một số ngành như: Công nghệ thông tin,
thông tin liên lạc, dược phẩm, chế biến thực phẩm, đào tạo. Đây là những lĩnh vực
hợp tác đầy tiềm năng giữa Ấn Độ và Myanmar. Có thể thấy, hai nước đang tích
cực thúc đẩy quan hệ song phương phát triển một cách toàn diện.
Cuối tháng 10-2004, Thống tướng Than Shwe tiến hành chuyến thăm cấp
nhà nước đầu tiên đến Ấn Độ trong vòng 1/4 thế kỷ trở lại đây. Trong các cuộc hội
đàm với Tổng thống Abdul Kalam và Thủ tướng Manmohan Singh, Tướng Than
Shwe đã khẳng định rằng Myanmar sẽ không cho phép các nhóm nổi dậy sử dụng
lãnh thổ Myanmar để chống lại Ấn Độ, đồng thời cam kết khôi phục nền dân chủ ở
Myanmar và mong muốn Ấn Độ ủng hộ tiến trình này. Về phía Ấn Độ, Thủ tướng
M. Singh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Jaswant Singh cam kết sẽ ủng hộ mạnh mẽ
những nỗ lực của Thống tướng Than Shwe nhằm thiết lập một chính phủ dân chủ
tại Myanmar. Đề cập đến tiến trình dân chủ ở Myanmar, Thủ tướng M. Singh nhấn
mạnh: “giai đoạn chuyển tiếp tới một nền dân chủ là quá trình phức tạp nhưng nó
sẽ tạo ra những khả năng tốt nhất để đề cập đến những vấn đề về cả ổn định chính
trị lẫn phát triển kinh tế” [36, tr. 15]. Cùng ngày, hai bên đã ký ba văn kiện, trong
đó có Nghị định thư về tăng cường hợp tác chống khủng bố, buôn lậu ma túy, vũ
khí, rửa tiền và tội phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế quốc tế; hiệp định trao đổi văn
hóa đến năm 2006 và hợp tác trong một dự án thủy điện của Myanmar. Kết thúc
chuyến thăm, ngoài những tuyên bố được đưa ra, hai nước đã ký một bản ghi nhớ
về hợp tác an ninh phi truyền thống và tiếp ngay sau đó là chiến dịch phối hợp quân
sự chung của hai nước nhằm chống lại các nhóm phiến quân Manipur và Naga đang
hoạt động ở khu vực biên giới của Ấn Độ và Myanmar. Sự kiện Tướng Than Shwe
cùng đoàn quan chức cấp cao thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Ấn Độ là động lực
thúc đẩy quan hệ Myanmar - Ấn Độ tiến thêm một bước dài. Qua chuyến thăm này,
Ấn Độ cũng không hề giấu giếm ý định lôi kéo Myanmar về phía mình nhằm khẳng
định Ấn Độ như là một trung tâm của khu vực Nam Á.
Trong bối cảnh quan hệ hai nước diễn ra tốt đẹp, Tổng thống Ấn Độ Abdul
Kalam đã có chuyến thăm tới Myanmar vào tháng 3-2006. Đây là chuyến công du
chính thức đầu tiên của một vị nguyên thủ quốc gia Ấn Độ đến Myanmar trong vòng
24 năm qua. Trong khuôn khổ của chuyến viếng thăm, ngày 9-3-2006, hai nước đã
77
ký kết một hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cảm biến từ xa và hai bản
ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ và nghiên cứu Phật giáo [117, tr. 306]. Cũng
trong chuyến thăm nói trên, Tổng thống A. Kalam đề nghị giúp đỡ xây dựng các thể
chế và khôi phục lại hệ thống dân chủ ở Myanmar. Điều này cho thấy, những nỗ lực
của Ấn Độ đối với việc tiến hành cải cách dân chủ tại Myanmar đã góp phần quan
trọng trong việc thúc đẩy dân chủ thông qua các kênh chính thức, ngoại giao và
trong các cuộc thảo luận giữa ban lãnh đạo hai nước. Ấn Độ khẳng định không từ bỏ
những cam kết khôi phục nền dân chủ tại Myanmar trong khi hợp tác với chính
quyền quân sự nước này. Thực tế, Ấn Độ vẫn duy trì lập trường của mình, song quan
điểm, cách nhìn nhận đã thay đổi hơn so với một thập kỷ trước đó. Chuyến công du
của ông A. Kalam được coi là sự kiện chính trị quan trọng của Ấn Độ nhằm đáp lại
chuyến thăm Ấn Độ của Tướng Than Shwe vào tháng 10-2004 với mục tiêu kết nối
và tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước.
Một sự kiện quan trọng được xem như là một phép thử và có tác động mạnh
mẽ đến quan hệ toàn diện của Ấn Độ và Myanmar là cuộc “Cách mạng màu nghệ
tây” (Saffron Revolution) diễn ra ở Myanmar vào năm 2007.
Ngày 9-9-2007, Liên minh Các nhà sư toàn Miến Điện đã đưa ra một bản
tuyên bố yêu cầu chính quyền giảm giá cả hàng hoá và giá nguyên liệu, phóng thích
tất cả tù nhân chính trị, bao gồm cả bà Aung San Suu Kyi và đối thoại với các lực
lượng dân chủ nhằm hòa giải dân tộc và hoá giải những đau khổ của nhân dân. Bản
tuyên bố cũng đưa ra thời hạn đến ngày 17-9 để chính quyền Myanmar thực hiện
những yêu cầu nêu trên nếu không muốn đối mặt với một cuộc tẩy chay tôn giáo.
Sau thời hạn trên, từ ngày 18-9 đến ngày 24-9-2007, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra
rầm rộ ở Yangon với sự tham gia của khoảng 100.000 người dưới sự dẫn đầu của
hàng nghìn nhà sư [74, tr. 18-19]. Chính quyền Naypyidaw33 đã đàn áp đẫm máu các
cuộc biểu tình, bắt bớ và giam cầm hàng nghìn người, trong đó có nhiều nhà sư, gây
nên cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Myanmar. Những diễn biến nêu trên
còn được giới truyền thông gọi là cuộc “Cách mạng nâu” hay “Cách mạng cà sa”.
Sự kiện “Cách mạng màu nghệ tây” năm 2007 đã làm dấy lên làn sóng phản
đối trên thế giới, trước hết là từ các nước phương Tây và đặt ra một thách thức mới

33
tên thủ đô mới của Myanmar từ năm 2006
78
đối với nước láng giềng dân chủ Ấn Độ trong quan hệ ngoại giao với Myanmar. Ấn
Độ buộc phải có những biện pháp và bước đi thận trọng, để vừa không làm mất đi
hình ảnh truyền thống về nền dân chủ và vị thế của mình, đồng thời vẫn giữ được mối
quan hệ và những lợi ích chiến lược tại nước này. Sự kiện tháng 8-2007 ở Myanmar
đã được đưa ra thảo luận hai lần tại Liên Hợp Quốc. Thế giới kêu gọi và mong muốn
những quốc gia láng giềng của Myanmar, chủ yếu là các nước ASEAN, Trung Quốc
và Ấn Độ... cần thể hiện vai trò trong việc lên án chính quyền quân sự và ủng hộ cuộc
đấu tranh dân chủ ở Myanmar. Trong khi Mỹ và các nước phương Tây đang ra sức
phản đối chính quyền Myanmar thì New Delhi chỉ tuyên bố đây là “vấn đề dân chủ
và nhân quyền trong nội bộ Myanmar” [72, tr. 1]. Ấn Độ thể hiện thái độ như trên
trước các cuộc biểu tình tại Myanmar vì cho rằng nguyên tắc trong chính sách đối
ngoại của Ấn Độ là không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Mặt
khác, là một quốc gia có truyền thống dân chủ, Ấn Độ vẫn có tiếng nói về cuộc đấu
tranh dân chủ ở Myanmar. Đó là sự can dự mang tính xây dựng và chính sách đối
ngoại thực tế của Ấn Độ trong quan hệ với nước láng giềng Đông Nam Á này. Có thể
nói, chính sách can dự có tính thực tế của Ấn Độ với Myanmar như là “chính sách
hai đường song song” kết hợp giữa “sự ủng hộ về mặt chính trị và tinh thần của Ấn
Độ đối với các lực lượng dân chủ” và đồng thời “cam kết với chính quyền quân sự
Myanmar nhằm cải thiện và nâng cao mối quan hệ giữa hai chính phủ” [52, tr. 101-
102]. Sự linh hoạt này đã cho phép Ấn Độ “ủng hộ, khuyến khích và giữ liên lạc với
phong trào đấu tranh đòi dân chủ, trong khi vẫn tiếp tục tăng cường quan hệ với
chính phủ quân sự Myanmar” [52, tr. 200].
Để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ láng giềng với Myanmar, năm 2009, Phó
Tổng thống Ấn Độ M. Hamid Ansari đã có chuyến thăm tới nước này và có cuộc
hội đàm với Thống tướng Than Shwe. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các vấn đề
trong mối quan hệ song phương, bao gồm những nội dung của thương mại, hợp tác
kinh tế, năng lượng và an ninh. Ba bản ghi nhớ quan trọng về việc thành lập một
trung tâm đào tạo công nghệ, một trung tâm ngôn ngữ tiếng Anh và một trung tâm
đào tạo doanh nghiệp đã được ký kết trong chuyến thăm này. Đồng thời hai bên
cũng đã ký kết một bản thỏa thuận về xúc tiến đầu tư. Trong bài phát biểu của mình,
Phó Tổng thống M. Hamid Ansari đã khẳng định “việc ký kết các hiệp định là một
biểu tượng của tiềm năng to lớn trong sự hợp tác song phương của chúng ta” [49,
79
tr. 1716]. Có thể nói, trọng tâm của chuyến công du sang Myanmar của Phó tổng
thống Ấn Độ là các vấn đề hợp tác kinh tế và an ninh giữa hai nước.
Trước khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra (theo “Lộ trình dân chủ bảy bước”34),
vào ngày 25-7-2010, người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng
Than Shwe đã có chuyến thăm chính thức tới Ấn Độ nhằm tranh thủ sự ủng hộ quốc
tế đối với nỗ lực xây dựng “nền dân chủ có kế hoạch” ở Myanmar. Tướng Than
Shwe và Thủ tướng Manmohan Singh đã ra Tuyên bố chung và ký kết một số thỏa
thuận, bao gồm năm hiệp ước về hợp tác chống khủng bố và các khoản vay ưu đãi
của Ấn Độ dành cho Myanmar, trong đó có khoản vay hơn 60 triệu USD để đầu tư
vào dự án xây dựng tuyến đường Rhi-Tiddim và 10 triệu USD để mua các thiết bị
và máy móc nông nghiệp từ Ấn Độ. Trong cuộc hội đàm, Ấn Độ hứa sẽ giúp
Myanmar xây dựng thể chế dân chủ đặc biệt là đưa ra các chương trình đào tạo
quan chức cho Myanmar [50, tr. 1300-1308]. Trong bối cảnh Myanmar đang chịu
sức ép từ cộng đồng quốc tế, chuyến thăm Ấn Độ của ông Than Shwe (trước khi tới
thăm Trung Quốc) được xem là một động thái quan trọng để cải thiện hình ảnh
Myanmar trong con mắt quốc tế. Chuyến thăm của ông Than Shwe nhằm mục đích
hợp pháp hoá ở mức độ nhất định đối với kế hoạch dân chủ hóa mà Myanmar đang
thực hiện. Sự hợp tác Ấn Độ - Myanmar nói chung và quan hệ chính trị - ngoại giao
giữa hai nước nói riêng đã có những cơ sở phát triển mới như lời phát biểu của
Tổng thống Ấn Độ Pratibha Devisingh Patil “tôi tin tưởng rằng, chuyến thăm này35
sẽ chứng minh đây là một dấu mốc quan trọng trong việc mở rộng quan hệ song
phương và mang hai nước chúng ta lại gần nhau hơn nữa” [50, tr. 1310].
Ngày 12-10-2011, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã đi thăm Ấn Độ nhằm
thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương với nước láng giềng phía Tây này. Đây là
chuyến công du đầu tiên của ông Thein Sein sau khi nhậm chức vào ngày 30-3-

34
Ngày 30-8-2003, chính phủ quân sự Myanmar do Thống tướng Than Shwe đứng đầu đã công bố “Lộ trình
dân chủ bảy bước” nhằm hiện thực hoá sự hoà giải dân tộc, xây dựng một nhà nước Myanmar mới dân chủ,
có kỷ cương, giải quyết từng bước các vấn đề nội bộ của đất nước. “Lộ trình dân chủ bảy bước” gồm: Bước
1, phục hồi triệu tập Quốc dân Đại hội; Bước 2, từng bước tiến hành những bước đi cần thiết cho việc xây
dựng một nhà nước dân chủ và kỷ cương; Bước 3, soạn thảo một hiến pháp mới dựa trên những nguyên tắc
căn bản và chi tiết mà Quốc dân Đại hội thông qua; Bước 4, tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để thông qua hiến
pháp mới; Bước 5, tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra quốc hội theo quy định
của hiến pháp mới; Bước 6, triệu tập quốc hội theo quy định của hiến pháp mới; Bước 7, xây dựng đất nước
hiện đại, phát triển và dân chủ [31, tr. 6].
35
Chuyến thăm của Thống tướng Than Shwe ngày 25-7-2010
80
2011. Trong thời gian ở Ấn Độ, ông Thein Sein đã có cuộc hội đàm riêng với Tổng
thống P.D. Patil và Thủ tướng Manmohan Singh. Trong các cuộc gặp gỡ, Ấn Độ
chúc mừng việc chuyển đổi sang chính phủ dân sự và đề nghị hỗ trợ Myanmar
nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hoá diễn ra toàn diện và sâu rộng hơn nữa. Ấn Độ
cũng hoan nghênh những nỗ lực cải cách chính trị, kinh tế và xã hội ở Myanmar
trong thời gian qua. Thủ tướng Ấn Độ M. Singh và Tổng thống Myanmar Thein
Sein cam kết tăng cường và mở rộng mối quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực và
phát triển lên cấp độ mới. Hai ông khẳng định Ấn Độ và Myanmar có trách nhiệm
thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, chống chủ nghĩa khủng bố, củng cố
cơ chế chia sẻ thông tin tình báo, tăng cường hợp tác có hiệu quả và phối hợp giữa
các lực lượng an ninh của hai nước để chống lại các mối đe dọa của lực lượng nổi
dậy, buôn lậu vũ khí, buôn bán ma túy và khủng bố [51, tr. 1138]. Chuyến thăm của
Tổng thống Myanmar Thein Sein cũng là cơ hội để Ấn Độ gia tăng hơn nữa mối
quan hệ với nước láng giềng vốn còn chịu ảnh hưởng Trung Quốc, đối thủ chính
của Ấn Độ trong khu vực. Trong bối cảnh mới của thế kỷ XXI, chuyến thăm của
Tổng thống Thein Sein tới Ấn Độ phần nào chứng tỏ thiện chí của Myanmar trong
việc nâng cao mối quan hệ song phương giữa hai nước và cũng được xem là một sự
kiện mang tính bước ngoặt để thúc đẩy mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar bước sang
một thời kỳ hợp tác toàn diện và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực hơn so với trước.
Như vậy, quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1992 đến năm 2011 trên lĩnh
vực chính trị - ngoại giao đã có những biến chuyển quan trọng từ cải thiện, củng cố
đến tăng cường và ngày càng được thắt chặt hơn. Đó cũng là bước đi phù hợp với
tình hình, mục tiêu của Ấn Độ và Myanmar. Các cuộc trao đổi, viếng thăm cấp cao
thường xuyên được diễn ra trong những năm 1992 - 2011 là dấu hiệu rõ ràng nhất
của việc tăng cường một cách mạnh mẽ về quan hệ chính trị Ấn Độ - Myanmar, góp
phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị nói chung giữa hai nước.
4.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX trở đi, song song với những bước tiến
về chính trị - ngoại giao giữa Ấn Độ và Myanmar, quan hệ kinh tế hai nước cũng
bước đầu đạt được một số thành quả tích cực. Hợp tác kinh tế Ấn Độ - Myanmar
được thể hiện chủ yếu trên các lĩnh vực: Thương mại, thương mại biên giới, đầu tư,
năng lượng, cơ sở hạ tầng và các dự án chung khác...
81
4.2.2.1. Về thương mại
Myanmar được coi là “đầu cầu” thương mại quan trọng khi Ấn Độ thực hiện
chính sách “hướng Đông” nhằm thâm nhập vào thị trường ASEAN. Trong suốt
những năm 90 của thế kỷ XX, kể từ khi Ấn Độ và Myanmar cải thiện quan hệ, kim
ngạch thương mại song phương hầu như có sự tăng trưởng qua từng năm (xem bảng
3.2) nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ khá khiêm tốn. Tuy nhiên, đây vẫn là
những con số cao hơn so với kim ngạch thương mại song phương thời kỳ trước đó
(năm 1980 - 1981, giá trị thương mại hai nước đạt 12,4 triệu USD, còn năm 1990 -
1991 là 87,4 triệu USD). Trong quá trình hợp tác, Ấn Độ và Myanmar đã có nhiều
biện pháp xúc tiến thương mại song phương. Năm 1999, hai nước đã nhất trí thành
lập một Ủy ban hợp tác về thương mại nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại, nhất là
chú trọng các hoạt động buôn bán dọc biên giới. Ấn Độ và Myanmar đã xác định lại
những mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu để phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế so
sánh trong quan hệ hai nước. Hai bên còn nhất trí thảo luận các vấn đề liên quan
đến thương mại tại các cuộc gặp cấp Thứ trưởng của hai nước diễn ra hàng năm.

Bảng 3.2. Kim ngạch thương mại song phương Ấn Độ - Myanmar (1991 - 2011)
(đơn vị: triệu USD)
Xuất khẩu của Nhập khẩu của Ấn Tổng giá trị
Năm
Ấn Độ vào Myanmar Độ từ Myanmar thương mại
1991 - 1992 5 95 100
1992 - 1993 16 106 122
1993 - 1994 26 109 135
1994 - 1995 50 146 196
1995 - 1996 50 135 185
1996 - 1997 50 168 218
1997 - 1998 49,31 224,01 273,32
1998 - 1999 30,12 173,76 203,88
1999 - 2000 34,1 171,59 205,88

82
2000 - 2001 52,71 181,69 234,4
2001 - 2002 60,89 374,43 435,32
2002 - 2003 75,07 336,04 411,11
2003 - 2004 89,64 409,01 498,65
2004 - 2005 113,19 405,91 519,11
2005 - 2006 110,7 525,96 626,66
2006 ‐ 2007 140,4 782,7 923,1
2007 ‐ 2008 185,8 808,6 994,5
2008 ‐ 2009 221,6 929 1.150,6
2009 ‐ 2010 208 1.289,8 1.497,8
2010 ‐ 2011 334,4 1.017,7 1.352,1
Nguồn: Các số liệu được tổng hợp từ Niên giám thống kê thương mại, IMF và Văn
phòng Thương mại, Bộ Công thương Ấn Độ

Từ năm 2000, trao đổi thương mại giữa hai nước đã có bước phát triển mới,
một số sản phẩm của Ấn Độ, đặc biệt là dược phẩm chiếm ưu thế ở thị trường
Myanmar. Cũng từ thời điểm này, thương mại Ấn Độ - Myanmar tăng nhanh. Với
dân số đông (1,33 tỷ người tính đến năm 2016) và nhu cầu nguyên liệu cho nền kinh
tế đang lên, Ấn Độ trở thành thị trường nhập khẩu rộng lớn từ các sản phẩm của
Myanmar. Năm 2000, tổng giá trị hàng hóa của Myanmar xuất khẩu sang Ấn Độ đạt
162,88 triệu USD, trong khi đó xuất khẩu của Ấn Độ sang Myanmar cùng kỳ chỉ
mới dừng lại ở 52,85 triệu USD [63, tr. 6]. Trong năm tài khóa 2004 - 2005, kim
ngạch thương mại song phương của hai nước đạt 519,11 triệu USD sau đó tăng lên
626,66 triệu USD trong năm tài khóa 2005 - 2006 (xem bảng 3.2). So với năm tài
khoá 1997 - 1998 (273,32 tỷ USD) thì thương mại Ấn Độ - Myanmar trong những
năm 2005 - 2006 đã tăng gần 3 lần.
Từ năm 2005, thương mại giữa hai nước đã mở rộng và gia tăng trên nhiều
lĩnh vực. Nhu cầu về khí đốt của Ấn Độ là một trong những nhân tố tác động thúc
đẩy sự phát triển hợp tác kinh tế giữa hai nước. Sự có mặt của các loại hàng hóa Ấn
Độ tại Myanmar đã tăng lên đáng kể. Ấn Độ tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ
thống đường và viễn thông cho Myanmar nhằm tạo điều kiện thuận lợi gia tăng
thương mại giữa Ấn Độ và Myanmar. Do vậy, trong năm tài khóa 2006 - 2007, kim
83
ngạch thương mại giữa hai nước đã đạt 923,1 triệu USD và tăng lên 994,5 USD
trong năm 2007 - 2008. Đặc biệt, lần đầu tiên, kim ngạch thương mại song phương
Ấn Độ - Myanmar đã vượt qua con số 1 tỷ, đạt 1,15 tỷ USD trong năm tài khoá
2008 - 2009. Trong năm tài chính 2010 - 2011, thương mại song phương Ấn Độ -
Myanmar tiếp tục duy trì với mức 1,35 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Ấn Độ sang
Myanmar đạt 334,4 triệu USD còn giá trị nhập khẩu từ Myanmar vào Ấn Độ đạt
1,017 triệu USD (xem bảng 3.2).
Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, cán cân thương mại song phương Ấn Độ -
Myanmar hầu như có sự tăng trưởng qua từng năm (xem biểu đồ 3.1). Hiện nay, Ấn
Độ là đối tác thương mại lớn thứ tư của Myanmar (sau Thái Lan, Trung Quốc,
Singapore) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của Myanmar (sau Trung Quốc,
Thái Lan), đạt 25% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của nước này. Bên cạnh đó, Ấn
Độ cũng đứng thứ bảy trong danh sách các đối tác xuất khẩu hàng hoá vào
Myanmar [141].

Biểu đồ 3.1. Cán cân thương mại song phương Ấn Độ - Myanmar (2000 - 2011)
(đơn vị: triệu USD)

Nguồn: Các số liệu được tổng hợp từ Hướng dẫn thống kê thương mại, IMF trên
http://elibrary-data.imf.org/DataExplorer.aspx

84
Về cơ cấu sản phẩm: Ấn Độ chủ yếu nhập nguyên liệu thô từ Myanmar bao
gồm hàng nông sản và lâm sản như: gỗ tếch, gỗ dân dụng, đậu, than, gừng, nghệ
tươi... và cả đá quý. Các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp của Myanmar luôn
dẫn đầu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu đến Ấn Độ bởi vì đáp ứng được
yêu cầu của ngành công nghiệp Ấn Độ. Ấn Độ đang đẩy mạnh xây dựng các ngành
công nghiệp tại khu vực Đông Bắc để tận dụng nguồn nguyên liệu thô của
Myanmar. Trong khi đó, xuất khẩu của Ấn Độ sang Myanmar chủ yếu là thuốc tây
và các sản phẩm dược. Đây là những sản phẩm hàng đầu trong các mặt hàng mà
Myanmar tiếp nhận từ Ấn Độ. So với nhập khẩu thì hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ
sang Myanmar đa dạng hơn, phần lớn là sắt thép, dược phẩm, thiết bị và máy móc
cơ khí... Điều này cũng do đặc thù của nền kinh tế mỗi nước. Thông qua các số liệu
về thương mại hai nước qua các năm như đã trình bày ở trên cho thấy, kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa của Myanmar từ Ấn Độ luôn cao gấp 4,5 lần so với kim ngạch
xuất khẩu sang Ấn Độ của Myanmar. Do vậy hai nước cần cải thiện cán cân xuất
nhập khẩu để nâng cao hiệu quả hợp tác trong quan hệ thương mại hai nước.
Nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế và thương mại song phương, Uỷ ban
thương mại hỗn hợp (JTC) Ấn Độ - Myanmar đã được thành lập (năm 2003), cho tới
năm 2011, JTC đã tổ chức 4 kỳ họp chung [114, tr. 3]. Cuộc họp đầu tiên của JTC
được tiến hành tại Yangon (Myanmar) vào năm 2003 dưới sự chủ trì của các Bộ
trưởng Bộ Thương mại hai nước. Nội dung các cuộc họp của JTC chủ yếu tập trung
xem xét, đánh giá và quyết định các mục tiêu của thương mại song phương giữa hai
nước. Cuộc họp thứ hai của JTC được tổ chức tại Ấn Độ năm 2006, do Bộ trưởng
thương mại và công nghiệp hai nước chủ trì với tư cách là đồng chủ tịch. Hai vị Bộ
trưởng đã nhấn mạnh tới những nguồn lực tự nhiên của hai nền kinh tế theo đó đưa
ra triển vọng cho việc hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau như công nghệ thông tin,
du lịch, chế biến thực phẩm, dược phẩm... Có thể nói, mặc dù chưa đầy 10 năm (từ
năm 2003) nhưng các cuộc gặp giữa hai bên qua các kỳ họp, nhất là kỳ họp thứ tư
diễn ra gần đây nhất (tháng 9-2011), JTC đã thành công trong việc định hướng cho
sự phát triển trong mối quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Myanmar.
Một điểm nổi bật trong quan hệ thương mại Ấn Độ - Myanmar là hoạt động
thương mại ở khu vực biên giới. Hoạt động này trở thành một nội dung quan trọng
trong hợp tác kinh tế Ấn Độ - Myanmar từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Sự
85
kiện đầu tiên đánh dấu thương mại giữa hai nước được chính thức nối lại là Hiệp
định thương mại biên giới Ấn Độ - Myanmar ký kết tại Ấn Độ vào ngày 21-01-1994
(có hiệu lực từ tháng 4-1995) nhằm hợp pháp hóa hoạt động thương mại diễn ra
trong nhiều thế kỷ trước đó dọc theo khu vực biên giới hai nước, đồng thời thiết lập
hai trung tâm thương mại ở khu vực biên giới là Moreh - Tamu và Zowkhatar - Rhi.
Theo hiệp định này, hai nước sẽ mở một cửa khẩu biên giới cho hoạt động thương
mại giữa Moreh (Đông Bắc Ấn Độ) và Tamu (Myanmar) [152].
Từ khi Hiệp định thương mại biên giới được ký kết, việc buôn bán qua biên
giới Ấn Độ - Myanmar ngày càng mở rộng và đạt được một số kết quả bước đầu.
Các mặt hàng chủ yếu Ấn Độ bán cho thương nhân Myanmar thông qua kênh
thương mại biên giới, chủ yếu bao gồm sợi bông, phụ tùng xe ô tô, đậu nành, dược
phẩm, gừng sấy khô, đậu xanh, nghệ tươi, nhựa thông và các loại thảo mộc để bào
chế thuốc là những mặt hàng được bán từ phía Myanmar cho Ấn Độ [148]. Trong
những năm 1997 - 2011, tốc độ tăng trưởng hàng năm của thương mại biên giới hai
nước có sự dao động mạnh mẽ (xem biểu đồ 3.2). Sở dĩ kim ngạch thương mại biên
giới Ấn Độ - Myanmar có sự biến động như vậy là do Ấn Độ phải cạnh tranh gay
gắt với các nước láng giềng khác của Myanmar, nhất là Trung Quốc trong những
năm nói trên (xem Phụ lục 5).

Biểu đồ 3.2. Kim ngạch thương mại biên giới Ấn Độ - Myanmar (1997 - 2011)
(đơn vị: triệu USD)

Nguồn: Các số liệu được tổng hợp từ Selected Monthly Economic Indicators,
Central Statistical Organization và Bộ Thương mại Myanmar

86
Để thúc đẩy thương mại biên giới phát triển, Ấn Độ đã trang bị thêm các
phương tiện thông tin liên lạc ở Moreh và hỗ trợ các khoản tài chính cần thiết cho
chính quyền bang Manipur để tổ chức các chương trình, hội thảo về thương mại
biên giới. Từ tháng 10-2008, Ấn Độ và Myanmar đã đồng ý mở rộng danh sách các
mặt hàng buôn bán qua biên giới từ 22 lên 40 mặt hàng. Tiếp đó, để tạo điều kiện
cho các hoạt động mậu biên, hai nước cũng đã nhất trí mở thêm 4 cửa khẩu
Pangsau, Paletwa, Lungwa-Yanyong và Pagnsha-Pagnyo. Những động thái này góp
phần tăng cường mậu dịch biên giới giữa hai nước, ngăn chặn hoạt động buôn bán
bất hợp pháp và theo dõi các hoạt động của các nhóm nổi dậy tại biên giới. Trong
hai năm 2010 - 2011, thương mại biên giới giữa hai nước đạt 12,8 triệu USD36.
Mặc dù hợp tác kinh tế Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1992 - 2011 bước đầu đạt
được nhiều thành tựu đáng kể nhưng kim ngạch thương mại hai nước vẫn chưa thể
vượt qua kim ngạch thương mại Trung Quốc - Myanmar. Trong năm 2010 - 2011,
tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Myanmar đạt 5,3 tỷ USD và Trung
Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nước này [82, tr. 179]. Tờ báo
New York Daily News ra ngày 02-7-2012 đã đăng tải lời phát biểu của Jia Xiudong
thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc: “Vị thế của Trung Quốc rất vững chắc
trong lĩnh vực kinh tế thương mại ở Myanmar và Nam Á. Trung Quốc luôn đón nhận
sự cạnh tranh từ Ấn Độ” [80, tr. 188]. Đây được xem là một trong những thách thức
đối với thương mại Ấn Độ - Myanmar trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI.
Tóm lại, kể từ khi Ấn Độ và Myanmar ký Hiệp ước thương mại, quan hệ
thương mại nói chung và hoạt động mậu dịch biên giới giữa hai nước nói riêng nhìn
chung đã có sự tăng trưởng qua từng năm, mặc dù không đồng đều. Tuy vậy, nếu so
sánh kim ngạch thương mại với các nước khác thì đây là một lĩnh vực mà Ấn Độ và
Myanmar còn hạn chế, hai bên chưa khai thác hết tiềm năng của nhau. Kim ngạch
thương mại song phương Myanmar - Ấn Độ vẫn còn ở mức khiêm tốn so với
thương mại giữa Myanmar với Trung Quốc.
4.2.2.2. Về đầu tư
Những dự án đầu tư đầu tiên và chủ yếu của Ấn Độ vào Myanmar được thực
hiện trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Sở dĩ như vậy vì nếu Ấn Độ muốn đạt

36
Số liệu từ Bộ Thương mại Myanmar
87
được mục tiêu chiến lược trong quan hệ với Myanmar thì phải xây dựng và phát triển
những công trình hạ tầng cơ bản nhằm kết nối hai nước, tạo nên các khu vực rộng lớn
hơn. Đầu tư vào các công trình cơ bản, hạ tầng góp phần mở rộng các vùng công
nghiệp, giao thông hai nước, tăng cường sự hiện diện của Ấn Độ ở Myanmar, thúc
đẩy mạnh mẽ sự phát triển thương mại, qua đó giúp Ấn Độ đạt được những mục tiêu
về an ninh, năng lượng, là cơ hội để Ấn Độ vươn sang Trung Quốc, Thái Lan và khu
vực Đông Nam Á. Mở rộng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại tại Myanmar
là bước đi quan trọng của Ấn Độ nhằm hội nhập kinh tế khu vực, thế giới và là một
bộ phận không thể thiếu trong xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu của Ấn Độ.
Đối với Myanmar, vốn là một quốc gia có trình độ phát triển kinh tế thấp, là
nước nghèo của khu vực, lại trải qua thời kỳ dài đất nước bị lâm vào các cuộc xung
đột sắc tộc và tôn giáo, đời sống nhân dân khó khăn... Vì vậy, muốn phát triển các
mối quan hệ về kinh tế với các quốc gia, thực hiện hiện đại hoá và đa dạng hóa nền
kinh tế thì yêu cầu cơ bản đầu tiên là phải phát triển cơ sở hạ tầng. Trong bối cảnh
ngân sách quốc gia còn hạn hẹp, nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì hợp tác với Ấn
Độ trong lĩnh vực này sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Myanmar. Sau nhiều
năm nối lại quan hệ, Ấn Độ đã giúp Myanmar xây dựng cơ sở hạ tầng với các dự án
đường thuỷ, đường sắt và đường bộ để cải thiện hệ thống giao thông. Trọng tâm của
các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là các khu vực biên giới, nơi mà
cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém, chưa đủ sức thông thương giữa hai nước.
Sau khi ký Hiệp định thương mại biên giới (năm 1994) và mở cửa khẩu
Moreh, để thúc đẩy sự trao đổi thương mại, hai nước đã khởi công xây dựng tuyến
đường biên giới Moreh - Kalewa tới bang Chin ở phía Tây biên giới Myanmar dự
kiến hoàn thành vào năm 2001. Hoàn thành dự án trên, tuyến đường này thực sự hữu
ích cho các hoạt động ở biên giới của hai nước. Từ đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ đã xúc
tiến một loạt dự án xây dựng đường sá và hải cảng ở Myanmar, nhằm cải thiện sự
liên kết với một số nước của ASEAN. Dự án trọng điểm đầu tiên mở đầu cho quá
trình đẩy mạnh đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng của Ấn Độ ở Myanmar là công
trình tuyến đường quốc lộ Tamu - Kalewa - Kalemyo (có tên gọi là Con đường hữu
nghị Ấn Độ - Myanmar) dài 160 km nối Moreh, một thị trấn biên giới thuộc bang
Manipur (Đông Bắc Ấn Độ) sang tới Mandalay với chi phí khoảng 27,28 triệu USD,
được tài trợ hoàn toàn bởi chính phủ Ấn Độ [78, tr. 139]. Dự án này được hoàn thành
88
và bàn giao vào năm 2001, được coi là sáng kiến của Ấn Độ không chỉ góp phần thúc
đẩy thương mại mà còn thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị của nhân dân hai nước.
Ngày 27-7-2004, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thiếu tướng Aung Min, Bộ
trưởng giao thông Myanmar, hai bên đã ký một bản ghi nhớ về việc Ấn Độ giúp
Myanmar cải tạo và nâng cấp tuyến đường sắt quốc gia Myanmar. Theo đó, Ấn Độ
sẽ cho Myanmar vay 56,38 triệu USD để cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yangon
- Mandalay và nối tuyến đường này với các tuyến đường sắt của Ấn Độ. Đồng thời
Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và kĩ thuật đường sắt của Ấn Độ sẽ cung cấp
cho Myanmar các đầu máy xe lửa, thiết bị máy móc và phụ tùng thay thế, hệ thống
đèn hiệu và thông tin trên các tuyến đường sắt. Ngoài ra, Ấn Độ đã gia hạn các
khoản tín dụng cho việc hiện đại hóa mạng lưới đường sắt của Myanmar và cung
cấp đường ray, đầu máy xe lửa cho nước này.
Từ năm 2003, Ấn Độ đã đề xuất với chính phủ Myanmar về Dự án vận tải
quá cảnh đa phương Kaladan. Dự án này đã được hai bên nhất trí về mặt nguyên
tắc vào tháng 11-2007. Điều đáng chú ý là dự án này được nhất trí vào thời điểm
chính quyền quân sự Myanmar đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích sau sự kiện
“Cách mạng cà sa” (tháng 8-2007). Năm 2008, Dự án vận tải quá cảnh đa phương
Kaladan đã được tái khởi động. Dự án sẽ kết nối các cảng biển phía Đông Ấn Độ
với cảng biển Sittwe, thuộc bang Rakhine ở phía Tây Myanmar với chiều dài tổng
cộng khoảng 593 km. Dự án này được tiến hành qua ba giai đoạn bao gồm việc mở
rộng cảng Sittwe, nạo vét sông Kaladan ở bang Chin và xây dựng đường cao tốc dài
62 km đến khu vực biên giới Ấn Độ - Myanmar. Chính phủ Ấn Độ chịu chi phí đầu
tư toàn bộ dự án với số tiền 134 triệu USD [80, tr. 183].
Dự án vận tải quá cảnh đa phương Kaladan là kết quả của những nỗ lực kéo
dài một thập kỷ của Ấn Độ nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước. Dự án này sẽ
nối liền khu vực Đông Bắc Ấn Độ với vịnh Bengal, bao gồm cả việc xây dựng các
tuyến đường nối bang Mizoram (Ấn Độ) với Kaletwa (Myanmar), sử dụng sông
Kaladan như là một tuyến vận tải đường thủy và cải thiện cơ sở hạ tầng ở cảng
Sittwe, thuộc bờ biển Arakan của Myanmar. Dự án sẽ hình thành một tuyến đường
trực tiếp từ cảng Sittwe của Myanmar vòng qua Bangladesh, tới Mizoram và các
bang Đông Bắc của Ấn Độ. Con đường trọng điểm này góp phần giảm áp lực cho

89
Hành lang Siliguri37. Thông qua tuyến vận tải Kaladan, hàng hóa Ấn Độ có thể
được vận chuyển bằng đường biển và đường sông từ các bang vùng Đông Bắc tới
cảng Sittwe và từ đó đến thị trường các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia,
Singapore... Chính vì vậy, tuyến giao thông đa phương này được xem là ưu tiên
hàng đầu trong số các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Ấn Độ tại Myanmar.
Dự án vận tải Kaladan đã đạt được nhiều kết quả, khi hoàn thành sẽ mang lại lợi ích
to lớn cho cả hai nước, nó giúp Ấn Độ có một điểm dừng chân quan trọng và
Myanmar cũng có thể thâm nhập vào Ấn Độ qua tuyến đường biển từ cảng Sittwe
dễ dàng. Vào tháng 12-2016, dự án này chính thức đưa vào hoạt động [137].
Ngoài các dự án xây dựng hạ tầng nói trên, với ưu thế và sức mạnh nổi bật
của mình, Ấn Độ đã giúp Myanmar hiện đại hóa các trung tâm liên lạc bằng vệ tinh
và thực thi các dự án công nghệ thông tin cho Myanmar. Với những cơ sở công
nghệ thông tin còn chưa phát triển, Myanmar luôn mong muốn nhận được sự giúp
đỡ của Ấn Độ trong việc hiện đại hoá lĩnh vực này. Năm 2005, chính phủ Ấn Độ đã
cung cấp một số gói tín dụng cho các dự án viễn thông và công nghệ thông tin ở
Myanmar. Đồng thời, Ấn Độ cũng đã gia hạn các khoản tín dụng cấp cho các dự án
đặc biệt khác như nâng cấp đường dây điện thoại nối Yangon với Mandalay; mở
500 km đường dây cáp quang nối Moreh (bang Manipur) với Mandalay, tạo điều
kiện cho sự liên lạc và kết nối thông qua băng tần rộng giữa các địa phương; hệ
thống công nghệ cung cấp kết nối Internet băng thông rộng tại Yangon và
Mandalay. Sau chuyến thăm của Tổng thống Thein Sein (tháng 10-2011) tới Ấn Độ,
trong số gói tín dụng trị giá 500 triệu USD dành cho Myanmar, New Delhi đầu tư
gần 300 triệu USD cho việc phát triển các tuyến đường sắt, sân bay, giao thông,
đường dây tải điện và nhà máy lọc dầu [138].
Các dự án mở rộng đường sá đã góp phần tăng cường quan hệ buôn bán giữa
Ấn Độ và Myanmar cũng như phục vụ lợi ích an ninh của Ấn Độ. Những mối liên kết
với Myanmar là rất quan trọng đối với Ấn Độ, vì Myanmar chính là “cây cầu trên
đất liền” nối khu vực Đông Bắc Ấn Độ với Đông Nam Á. Việc đầu tư xây dựng các
dự án hạ tầng nói trên cùng với việc thành lập nhóm Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về
hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực (BIMSTEC) là những cố gắng của Ấn Độ

37
Hành lang Siliguri rộng khoảng 20 km tiếp giáp với Bangladesh và Nepal, kết nối vùng Đông Bắc xa xôi
với phần còn lại của đất nước. Đây được xem là khu vực “cổ gà” có tầm quan trọng chiến lược với Ấn Độ.
90
không chỉ thúc đẩy sự hợp tác thương mại, giao thông vận tải, thông tin, năng lượng
và chống khủng bố giữa các nước thuộc vịnh Bengal với nhau, mà còn nhằm tăng
cường quan hệ với nước láng giềng Myanmar. Vì vậy, đầu tư xây dựng và phát triển
cơ sở hạ tầng là một yêu cầu của Ấn Độ và mang lại lợi ích lâu dài cho cả hai nước.
Ngoài lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thông tin viễn thông, các công ty và chính phủ
Ấn Độ còn tham gia đầu tư xây dựng một số dự án khác ở Myanmar. Năm 2008
được xem là thời điểm mở rộng đầu tư của Ấn Độ tại nước này. Từ ngày 23 đến
ngày 26-6-2008, Ấn Độ và Myanmar đã ký 4 hiệp định hợp tác kinh tế thể hiện sự
mở rộng quan hệ đối tác giữa hai nước. Hiệp định đầu tiên được ký kết là Hiệp định
xúc tiến đầu tư song phương (BIPA) giữa chính phủ hai nước nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho đầu tư của Ấn Độ ở Myanmar và ngược lại [114, tr. 3]. Theo hiệp
định này, 71 loại hình danh mục đầu tư mà Ấn Độ đã bắt đầu tiến hành sẽ cung cấp
một khuôn khổ cho việc giải quyết tranh chấp để thúc đẩy và bảo hộ sự đầu tư; mở
rộng quyền đối xử quốc gia và quyền đối xử tối huệ quốc; sự quay vòng của các
nguồn vốn đầu tư và sự quay trở lại cũng như nhập cảnh cư trú của các nhân viên kĩ
thuật và quản lí. Hiệp định thứ hai được ký kết giữa Ngân hàng Xuất nhập khẩu Ấn
Độ (IEB) và Ngân hàng Ngoại thương Myanmar (MFTB) về một dòng vốn tín dụng
trị giá 64 triệu USD để tài trợ cho 3 đường dây truyền tải 230 KV ở Myanmar, được
thực hiện bởi Tổng công ty điện lưới quốc gia Ấn Độ. Hiệp định thứ ba cũng là hiệp
định về một dòng vốn tín dụng giữa Ngân hàng IEB và Ngân hàng MFTB về việc
phía Ấn Độ sẽ tài trợ 20 triệu USD cho việc thiết lập một cơ sở sản xuất đường dây
dẫn nhôm thép tăng cường, mở rộng mạng lưới phân phối điện ở Myanmar. Hiệp
định thứ tư được ký kết giữa Ngân hàng quốc gia Ấn Độ và Ngân hàng kinh tế
Myanmar về sự cung cấp các thỏa thuận giữa các ngân hàng cho việc thi hành Hiệp
định thương mại giữa hai chính phủ diễn ra tại địa điểm Moreh (Manipur) [76, tr.
9]. Cũng trong năm 2008, hai nước đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
(DTAA) (có hiệu lực từ năm 2010). Hiệp định này nhằm khuyến khích việc đầu tư,
sự giúp đỡ cũng như hợp tác về kĩ thuật giữa hai nước.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, Ấn Độ đã đầu tư trên 200 triệu USD tại
Myanmar và là một trong những nước có nguồn đầu tư lớn nhất ở Myanmar. Tuy
nhiên, các công ty Ấn Độ, đặc biệt là tư nhân đã bị tụt lại phía sau so với nhiều quốc
gia khác trong lĩnh vực đầu tư vào Myanmar. Ngày 31-12-2010, nhà máy lắp ráp xe
91
tải hạng nặng đã được khánh thành tại Myanmar thông qua sự tài trợ, giúp đỡ của
Công ty TATA Motors của Ấn Độ với dòng vốn tín dụng đầu tư là 20 triệu USD.
Đây được xem là một khởi đầu quan trọng cho đầu tư của các công ty và tập đoàn
tư nhân Ấn Độ vào Myanmar.
Sau khi chính phủ mới được thiết lập ở Myanmar (tháng 3-2011), Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao Ấn Độ S.M. Krishna đã có chuyến đi thăm nước này từ ngày 20 đến
ngày 22-6-2011. Trong chuyến thăm, Bản ghi nhớ về việc thiết lập Trung tâm đào
tạo công nghiệp Ấn Độ - Myanmar tại Myingyan của Myanmar đã được ký kết giữa
Bộ trưởng Bộ Công thương Myanmar Soe Thant với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn
Độ. Bản ghi nhớ cũng đã đề cập đến sự giúp đỡ của Ấn Độ với số tiền 2 triệu USD
cho việc xây dựng một khu hầm dự trữ 500 tấn gạo ở Yangon. Cùng với sự kiện
Tổng thống Myanmar Thein Sein đi thăm Ấn Độ (năm 2011), quan hệ thương mại
và đầu tư Ấn Độ - Myanmar có điều kiện phát triển hơn trong những năm tiếp theo.
Tóm lại, những hoạt động đầu tư của Ấn Độ vào Myanmar trên các lĩnh vực
cơ sở hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, viễn thông... trong hai thập niên sau
Chiến tranh lạnh đã mang lại nhiều thành tựu cho cả hai nước. Tuy nhiên, đầu tư
của Ấn Độ vào Myanmar đang phải cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc. Bước
sang tháng 3-2011, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai và là nhà
đầu tư lớn nhất của Myanmar (cộng thêm Hồng Kông) với số vốn đầu tư khoảng
15,9 tỷ USD [73, tr. 101]. Bên cạnh đó, hợp tác đầu tư giữa Ấn Độ với Myanmar
mới chỉ diễn ra một chiều, do nền kinh tế Myanmar cần có thời gian và điều kiện
phát triển sau nhiều năm “đóng cửa”. Quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar trên lĩnh
vực đầu tư hứa hẹn sẽ được đẩy mạnh hơn nữa từ thập niên thứ hai của thế kỷ XXI
trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển mạnh mẽ.
4.2.2.3. Về hợp tác năng lượng
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, Ấn Độ phải nhập thêm các nguồn dầu
khí từ bên ngoài. Do vậy, nước này phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu lửa và khí đốt
từ các quốc gia khác. Trong khi đó, Myanmar lại được xếp vào danh sách những
quốc gia giàu có trên thế giới về dầu mỏ, khoáng sản, tài nguyên rừng và nguồn
thuỷ điện. Theo các chuyên gia, với 3 mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi và 19 mỏ trên
đất liền vào loại lớn nhất, Myanmar có trữ lượng khí đốt đã qua kiểm chứng lên tới
510 tỷ m3 trong tổng trữ lượng khí đốt ngoài khơi và trên bờ. Nhờ tiềm năng to lớn
92
này, Myanmar đang thu hút một lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ 21 công
ty của 13 quốc gia khác nhau tham gia thăm dò và khai thác. Trong hai năm 2005 -
2006, tổng số vốn đầu tư vào dầu mỏ và khí đốt của Myanmar chiếm 34% tổng số
vốn đầu tư của nước ngoài tại nước này (14.4 tỉ USD) [128, tr. 8]. Chỉ tính riêng
trong năm 2007, Myanmar chiếm vị trí hàng đầu trong thị trường thương mại thế
giới với 9,89 tỉ m3 khí đốt được bán ra nước ngoài [112, tr. 10]. Đối với Myanmar,
hợp tác năng lượng với các quốc gia khác nói chung và Ấn Độ nói riêng thực sự
mang lại ý nghĩa thiết thực cả về chính trị và kinh tế.
Mặc dù quan hệ Ấn Độ - Myanmar có từ lâu trong lịch sử và Myanmar là
nước có nguồn năng lượng dầu khí rất dồi dào, tuy nhiên, mãi đến đầu thế kỷ XXI,
khi nền kinh tế Ấn Độ trỗi dậy mạnh mẽ và nguồn năng lượng thế giới thực sự khan
hiếm thì Ấn Độ mới thực sự có chiến lược cạnh tranh năng lượng với các nước lớn
khác. Yêu cầu cấp bách đối với nguồn dầu khí khiến cho Ấn Độ bắt đầu tìm kiếm
các nguồn cung mới. Trong chuyến thăm Myanmar của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Ấn Độ Jaswant Singh vào năm 2001, hai nước đã thảo luận về việc thăm dò dầu
khí, vật tư và quyết định thiết lập quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực dầu khí và
năng lượng cũng như thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng cùng có lợi khác.
Trong những năm tiếp theo, nhiều chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh
đạo cấp cao Ấn Độ và Myanmar đã mang lại kết quả to lớn trong việc cụ thể hoá
chính sách đối ngoại của hai nước. Trong đó, chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng
Ngoại giao Myanmar U Win Aung vào tháng 01-2003 đã tăng cường hơn nữa quan
hệ hợp tác hai nước trong lĩnh vực năng lượng dầu khí [81, tr. 20]. Trong hai năm
2005 - 2006, Ấn Độ đã đầu tư 30,575 triệu USD vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của
Myanmar. Công ty trách nhiệm dầu khí Essar (OEF) là công ty tư nhân đầu tiên của
Ấn Độ ký kết hai hợp đồng phối hợp với Myanmar để thăm dò và khai thác 1 lô ở
ngoài khơi (A-2) và 1 lô khác trên đất liền (L) (vào tháng 5-2005), đồng thời sẽ
khoan thăm dò khí đốt tự nhiên tại bờ biển phía Đông thuộc bang Rakhine của
Myanmar (vào cuối năm 2006) [128, tr. 8-9].
Ngoài ra, ngày 27-9-2006, Công ty dầu khí quốc gia Myanmar đã ký với đại
diện của Công ty dầu khí Sun Group Ấn Độ một hợp đồng cùng khảo sát, khoan
thăm dò và khai thác dầu khí tại khu mỏ M8 nằm trong vịnh Martaban, miền Nam
Myanmar. Vào tháng 12-2006, Tập đoàn GAIL đã giành được cổ phần trong việc
93
khai thác lô A-7 ở khu vực ngoài khơi Myanmar như một sự liên hiệp đối tác cùng
với công ty Silver Wave Energy. Tuy nhiên, đến tháng 7-2007, GAIL đã quyết định
rút lui và không tham gia vào các lô A-1 và A-3 ở ngoài khơi Rakhine do thái độ khó
khăn của chính quyền Myanmar đối với những nỗ lực của Ấn Độ nhằm đảm bảo an
ninh cho nguồn khí đốt và vì cho rằng lô A-7 không nằm trong danh mục đầu tư khai
thác và sản xuất của công ty này nữa. Trên thực tế, việc rút lui của GAIL (năm 2007)
là do chính phủ Myanmar quyết định bán khí đốt ở ngoài khơi Shwe cho Trung
Quốc mặc dù hai công ty ONGC và GAIL của Ấn Độ đã có 30% cổ phần trong dự
án thăm dò và khai thác khí đốt tại mỏ ở ngoài khơi Shwe [128, tr. 9].
Vào năm 2007, trong bối cảnh Myanmar đang diễn ra cuộc khủng hoảng
chính trị, Ấn Độ, Trung Quốc đã hậu thuẫn về kinh tế và chính trị cho chính quyền
quân sự Myanmar. Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ M. Deora đã đến Yangon và cam kết
đầu tư 150 triệu USD vào việc thăm dò khí đốt tại Myanmar. Trong chuyến công du
của Bộ trưởng M. Deora, 3 hiệp định đã được ký kết giữa Công ty dầu mỏ, khí đốt
Ấn Độ với Công ty dầu mỏ, khí đốt Myanmar nhằm thăm dò khí đốt tại 3 lô khí đốt
ngoài khơi Arakan. Có thể thấy, tính đến năm 2007, Ấn Độ đã có mặt ở nhiều khu
vực khai thác dầu mỏ và khí đốt ở ngoài khơi Myanmar (bao gồm các lô A-1, A-3,
AD-2, AD-3, AD-9...), trong đó đầu tư của ONGC và GAIL của Ấn Độ chiếm tới
17% và 8,5% trong dự án khí đốt Shwe nằm trên vịnh Bengal [150]. Ngoài ra còn
có một công ty tư nhân khác của Ấn Độ là Adani Energy cũng đã đàm phán với
chính phủ Myanmar để đảm nhận việc phân phối khí đốt ở Yangon và Naypyidaw.
Trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Thein Sein (tháng 10-2011), hai
nước đã nhất trí về việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt tự
nhiên. Myanmar hoan nghênh các khoản đầu tư đáng kể của các công ty dầu mỏ và
khí đốt Ấn Độ như GAIL, ESSAR, ONGC ở các lô ngoài khơi và trong đất liền ở
Myanmar và khuyến khích hơn nữa sự đầu tư của các công ty Ấn Độ (cả nhà nước
và tư nhân) trong các lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Mặc dù còn tồn tại một
số hạn chế, song quan hệ hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Ấn Độ và Myanmar
vẫn có những tiềm năng to lớn trong tương lai.
Ngoài lĩnh vực dầu khí, để duy trì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế, Ấn Độ buộc phải
đảm bảo cung cấp đủ nguồn năng lượng dưới nhiều hình thức như điện và nhiên
liệu. Tuy nhiên, nguồn cung cấp điện của Ấn Độ không đáp ứng đủ nhu cầu ngày
94
càng cao của người dân. Để bù vào số năng lượng bị thiếu hụt, chính phủ Ấn Độ
đang thực hiện chính sách nhập khẩu năng lượng nhằm thúc đẩy sự phát triển thủy
điện ở Myanmar. Nhu cầu ngày càng cao của Ấn Độ đối với các dự án thủy điện
cũng như những lợi ích to lớn từ thu hút đầu tư nước ngoài của Myanmar trong lĩnh
vực này càng cho thấy thủy điện là lĩnh vực hợp tác tiềm tàng giữa hai nước.
Năm 2004, Ấn Độ và Myanmar ký kết thỏa thuận xây dựng dự án thủy điện
Tamanthi (1.200 MW) trên sông Chindwin nhưng sau đó dự án này lại bị ngưng trệ
do sự chậm trễ từ phía Ấn Độ. Ngày 29-10-2007, Ngân hàng IEB và Ngân hàng
MFTB đã ký gói thầu dự án xây dựng nhà máy thủy điện Thathay Chaung ở bang
Rakhine (Myanmar) trị giá 60 triệu USD [100, tr. 11]. Sau những thiệt hại do cơn
bão Nargis gây ra cho Myanmar (tháng 6-2008), Quốc vụ khanh phụ trách về
thương mại và điện lực của Ấn Độ J. Ramesh đã đi thăm Myanmar và ký với Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Phát triển quốc gia Myanmar - ông U Soe Tha - một số thỏa
thuận mới, trong đó có Hiệp định tín dụng nhằm gia hạn khoản tài chính 64 tỷ USD
đầu tư cho ba đường dây vận tải điện 230 KV. Ngoài ra, hai nước còn ký một hiệp
định khác trị giá 20 triệu USD để xây dựng một nhà máy thủy điện [41, tr. 2-3].
Trong chuyến thăm nói trên, ông Ramesh cũng bày tỏ sự quan tâm của Ấn Độ trong
việc tham gia phát triển tiềm năng thủy điện trên sông Chindwin, đồng thời
Myanmar cũng đã đồng ý nối lại dự án thủy điện Tamanthi.
Vào ngày 16-9-2008, Ngân hàng IEB đã ký với Ngân hàng MFTB một bản
ghi nhớ, theo đó hai bên cùng tham gia đầu tư vào lưu vực sông Chindwin với hai
dự án: Một dự án xây dựng đập thủy điện có công suất 1200 MW tại Tamanthi và
một đập khác với công suất 600 MW tại Shwezaye [54, tr. 245]. Ấn Độ sẽ cung cấp
tài chính cho cả hai dự án này. Một đường dẫn cũng sẽ được thiết lập để truyền điện
từ hai trạm phát điện nói trên đến bang Manipur của Ấn Độ. Năm 2011, hai bên
cũng đã nhấn mạnh lại những cam kết hợp tác trong việc thực hiện các dự án
Tamanthi và Shwezaye trên lưu vực sông Chindwin nhưng phải chú ý đến các yếu
tố tác động đến người dân và môi trường tự nhiên của địa phương. Sự đầu tư của
Ấn Độ cho các dự án thủy điện ở Myanmar sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho
cả hai nước. Myanmar cũng gia tăng mạnh mẽ số lượng các dự án đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực này, nhất là với Ấn Độ. Với tiềm năng to lớn cùng với nhu cầu
về vốn, khoa học - kỹ thuật cho cuộc cải cách đang diễn ra mạnh mẽ tại Myanmar
95
thì sự hợp tác của hai nước Ấn Độ và Myanmar trong lĩnh vực năng lượng có điều
kiện phát triển hơn nữa trong những năm gần đây.
Tóm lại, quan hệ Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1992 - 2011 trên lĩnh vực kinh
tế đã đạt được nhiều thành tựu và ngày càng đi vào chiều sâu hơn so với giai đoạn
trước (1962 - 1991). Với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ cho nhu cầu
của nền kinh tế, Ấn Độ đã thu được những kết quả quan trọng trong việc khai thác
nguồn tài nguyên dầu khí và thuỷ điện của Myanmar. Sự hợp tác giữa hai nước trên
lĩnh vực thương mại, đầu tư và năng lượng không ngừng củng cố quan hệ kinh tế Ấn
Độ - Myanmar nói riêng và quan hệ hai nước nói chung trong những năm tiếp theo.
4.2.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng
Hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Ấn Độ với Myanmar là một trong những
khía cạnh quan trọng của quan hệ song phương. Từ năm 1992 đến năm 2011, quan
hệ an ninh - quốc phòng giữa Ấn Độ với Myanmar qua diễn ra trên nhiều phương
diện như các chuyến thăm cấp cao lẫn nhau của giới lãnh đạo quân sự hai nước, các
vấn đề giúp đỡ huấn luyện và đào tạo binh sĩ, chuyển giao vũ khí, tập trận chung...
Quan hệ quốc phòng giữa Ấn Độ và Myanmar chính thức được nối lại từ năm 1995,
vào thời điểm mà Tướng Bipin Joshi là Tư lệnh Lục quân đầu tiên của Ấn Độ đến
thăm Myanmar. Sau sự kiện quan trọng đó, các hoạt động ngoại giao quân sự cấp
cao và các chuyến thăm giữa hai nước vốn đã có nền tảng trong thời kỳ 1962 - 1991
tiếp tục được diễn ra. Tuy nhiên, trong những năm 1992 - 1999, hợp tác an ninh -
quốc phòng giữa hai nước còn khá hạn chế do Ấn Độ vẫn có những quan ngại về
vấn đề dân chủ ở Myanmar. Mặc dù vậy, trong khuôn khổ của hợp tác, nhiều hợp
đồng chuyển giao vũ khí của Ấn Độ cho Myanmar vẫn được thực hiện. Cùng với
Trung Quốc, Nga, Ukraine, Ấn Độ dần trở thành nhà cung cấp vũ khí thường xuyên
cho nước láng giềng này [135]. Từ sau năm 1992, Ấn Độ cung cấp vũ khí, đạn
dược, trong đó có súng 105 mm, xe tăng T-55, máy bay lên thẳng loại nhẹ, máy bay
vận tải, đạn pháo, súng cối và một số tàu hải quân cho Myanmar [153].
Bước sang đầu thế kỷ XXI, hợp tác quốc phòng giữa hai nước mới được tăng
cường. Tháng 01-2000, Tư lệnh Lục quân Ấn Độ P. Malik đã có cuộc hội đàm với
Tướng Maung Aye tại Yangon và Shillong [60, tr. 6]. Sau đó, Ấn Độ và Myanmar
đã tổ chức những chuyến thăm thường xuyên giữa các quan chức cao cấp thuộc ba
binh chủng (hải quân, lục quân, không quân) trong quân đội hai nước.
96
Năm 2003, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Madhvendra Singh đã có
chuyến thăm Myanmar nhằm thảo luận những biện pháp tăng cường hợp tác giữa
hải quân hai nước. Đô đốc Singh là vị tư lệnh hải quân đầu tiên của Ấn Độ tới thăm
Myanmar sau gần ba thập kỷ. Một trong những mục tiêu chủ yếu của chuyến thăm
là đề nghị Myanmar cho phép các tàu chiến của Ấn Độ cập cảng nước này, tạo điều
kiện cho hải quân Ấn Độ không bị lệ thuộc vào các tàu tiếp nhiên liệu trong khi
tuần tiễu từ Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca. Cũng trong năm này, Tư lệnh
Không quân Myanmar, Tướng Myat đã đến thăm Ấn Độ nhằm trao đổi các vấn đề
hợp tác và huấn luyện sĩ quan... Đây được xem là những chuyến thăm có ý nghĩa
quan trọng trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng giữa hai nước bởi lẽ đây là một phần
trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ và cũng là lần đầu tiên hai bên tiến hành
đối thoại về hợp tác quốc phòng có liên quan đến không quân và hải quân.
Tháng 01-2006, Đô đốc Arun Pradesh, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, hội đàm
với Tướng Than Shwe về việc Ấn Độ hỗ trợ kĩ thuật cho kế hoạch hiện đại hóa hải
quân Myanmar. Ấn Độ đã bàn giao hai máy bay giám sát hàng hải BN-2 và súng
phòng không lắp trên boong tàu cho hải quân nước này. Hai nước cũng đã thảo luận
kế hoạch Ấn Độ giúp Myanmar thành lập một trung tâm đào tạo hàng không hải
quân ở Myanmar [118, tr. 3]. Nhân dịp này, chính quyền quân sự Myanmar đề nghị
thành lập các căn cứ tại Myanmar để tạo thuận lợi cho hải quân Ấn Độ tiến hành
huấn luyện cho binh sĩ nước này. Ấn Độ cũng đã đề nghị tiến hành tuần tiễu chung
giữa 7 nước thành viên Milan và đã được phía Myanmar chấp nhận. Cũng trong
năm 2006, Myanmar lần đầu tiên tham gia vào cuộc tập trận Milan38. Trong cuộc
tập trận này, tàu chiến UMA Anawratha của Myanmar đã cập cảng Blair thuộc quần
đảo Andaman (Ấn Độ). Đây là lần đầu tiên trong vòng 40 năm qua, tàu chiến
Myanmar được đưa ra bên ngoài. Từ đó, cứ hai năm một lần, hải quân Myanmar
thường xuyên tham gia vào cuộc tập trận Milan cùng với Ấn Độ và các nước khác.

38
Cuộc tập trận có tên Milan được Ấn Độ đứng ra tổ chức từ năm 1995, 2 năm/lần bao gồm sự tham dự của
nhiều quốc gia đối tác tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Australia, New Zealand, Campuchia,
Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Philippines, Thái Lan. Ngoài ra, còn có cả các quốc gia như
Maldives, Mauritius, Kenya, Bangladesh, Sri Lanka, Tanzania. Mục tiêu của cuộc tập trận là nhằm thắt chặt
hơn nữa sự hợp tác về hải quân giữa Ấn Độ với các nước. Đồng thời đây cũng được xem là cơ chế để các
nước chia sẻ quan điểm trong các vấn đề hàng hải đang tồn tại trong khu vực.
97
Tháng 10-2006, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Shekhar Dutt đã đi thăm
Myanmar. Trong chuyến đi này, ông đã đàm phán với Tướng Maung Aye và các sĩ
quan cao cấp khác của Myanmar về việc Ấn Độ sẽ cung cấp xe tăng chiến trường
T-55, pháo 105 li, các loại xe vận tải chuyển quân, súng cối và máy bay trực thăng
hạng nhẹ tiên tiến sản xuất tại Ấn Độ [120, tr. 138]. Tiếp nối chuyến đi của Bộ
trưởng Shekhar Dutt, ngày 22-11-2006, Tư lệnh Không quân Ấn Độ, Nguyên soái
S.P. Tyagi cũng đã có chuyến thăm tới Myanmar để thảo luận về việc mua bán vũ
khí mà hai nước đã dự kiến từ trước. Những bản hợp đồng lần này bao gồm một
chương trình nâng cấp toàn diện máy bay chiến đấu và bán những máy bay trực
thăng hạng nhẹ tiên tiến do tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited chế tạo, các
loại radar, các thiết bị vô tuyến và thiết bị điện tử giám sát không lưu [120, tr. 138].
Từ năm 2007, Ấn Độ (cùng với Trung Quốc) là một trong hai nguồn cung cấp vũ
khí lớn nhất cho Myanmar. Mặc dù việc bán vũ khí của Ấn Độ sang Myanmar gặp
phải nhiều chỉ trích từ phương Tây nhưng không vì thế mà việc bán vũ khí của Ấn
Độ cho Myanmar ngừng lại. Tháng 7-2007, chính phủ Ấn Độ đã bán máy bay lên
thẳng loại nhẹ hiện đại cho Myanmar - loại máy bay do công ty Hindustan
Aeronautics Limited của Ấn Độ chế tạo, có trang bị rocket và súng máy.
Bên cạnh đó, Ấn Độ còn trợ giúp huấn luyện sĩ quan cho quân đội Myanmar.
Năm 2010, một phái đoàn quân sự Ấn Độ do Tướng G.S. Malhi dẫn đầu đã đi thăm
Myanmar. Cũng trong chuyến đi, tại Học viện quốc phòng quốc gia Myanmar ở thủ
đô Naypyidaw, phái đoàn Ấn Độ đã giúp đỡ và đào tạo sĩ quan cho nước láng giềng
này. Từ lâu, Ấn Độ là một trong số ít các nước cùng với Trung Quốc, Nga, Pakistan,
Malaysia, Singapore là những nước mà chính quyền quân sự Myanmar có thể gửi
các quan chức quân sự đến nghiên cứu và đào tạo. Phía Myanmar cũng mong muốn
quân đội của họ sẽ được huấn luyện trong các chương trình chống quân nổi dậy tại
Trường huấn luyện Jungle Wafare ở Mizoram. Bước sang năm 2011, với chuyến
thăm Ấn Độ của Tổng thống Thein Sein sau khi nhậm chức, quan hệ hai nước nói
chung và hợp tác an ninh - quốc phòng nói riêng càng có điều kiện phát triển.
Bên cạnh lĩnh vực an ninh truyền thống, Ấn Độ và Myanmar còn tăng cường
phối hợp lẫn nhau trong một số vấn đề an ninh phi truyền thống như: hoạt động của
các nhóm nổi dậy, chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu vũ khí và ma tuý... ở biên giới hai
nước. Từ năm 1993, để đối phó lại những vấn đề tiêu cực nói trên, chính phủ hai
98
nước đã thiết lập cơ chế đối thoại, ký kết các văn kiện và thỏa thuận mang tính pháp
lý. Cũng từ năm 1993, Ấn Độ và Myanmar đã đạt được nhận thức chung trong vấn
đề tấn công lực lượng chống chính phủ và bọn buôn lậu ma túy qua biên giới hai
nước. Phía Myanmar cũng bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ để tiêu
diệt lực lượng nổi dậy ở biên giới Đông Bắc Ấn Độ. Hai bên đồng ý triển khai tuần
tra chung biên giới, trao đổi và chia sẻ tin tức tình báo, hợp tác an ninh. Hợp tác
giữa lực lượng an ninh Ấn Độ với lực lượng an ninh Myanmar nhằm kiểm soát tình
hình phía Đông Bắc thực tế rất có hiệu quả. Khi nạn khủng bố trở thành trọng tâm
của vấn đề an ninh thì sự hợp tác này có ý nghĩa thiết thực đối với New Delhi.
Năm 1994, Ấn Độ và Myanmar đã ký Bản ghi nhớ về việc duy trì hòa bình
và ổn định ở khu vực biên giới [118, tr. 2]. Theo nội dung bản ghi nhớ, hai bên cam
kết tiến hành các cuộc hội đàm cấp Bộ trưởng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ giữa hai
nước về việc ngăn chặn các nhóm nổi dậy và nạn buôn lậu ở khu vực biên giới Ấn
Độ - Myanmar. Các cuộc hội đàm này được tổ chức hàng năm và luân phiên tại mỗi
nước [116, tr. 136]. Đây là một văn kiện hữu ích làm cơ sở để hai nước có thể phối
hợp thường xuyên trong việc chống lại các nhóm nổi dậy. Năm 1995, quân đội
Myanmar đã thực hiện các hoạt động quân sự với quân đội Ấn Độ để chống lại các
lực lượng nổi dậy dọc khu vực biên giới hai nước. Ngay trong năm này, quân đội
hai nước đã tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm truy quét một số nhóm nổi dậy
tại khu vực Đông Bắc Ấn Độ (như nhóm ULFA, NSCN, PLA).
Ngoài ra, hai nước cũng đã tiến hành các hoạt động phối hợp triệt phá các
trại huấn luyện của lực lượng nổi dậy. Khi Ấn Độ xúc tiến các hoạt động chống lại
quân nổi dậy ở khu vực Đông Bắc, Myanmar đã thắt chặt an ninh tại biên giới nước
này và bắt giữ các tay súng chạy sang Yangon. Việc luyện tập và phối hợp quân đội
chung giữa hai nước nhằm chống lại các nhóm nổi dậy ở Đông Bắc Ấn Độ đã làm
tăng thêm sức mạnh cho quan hệ song phương và thúc đẩy mối quan hệ này phát
triển. Tuy nhiên, cũng trong năm 1995, khi Ấn Độ trao giải thưởng Jawaharlal
Nehru cho bà Aung San Suu Kyi thì Myanmar đã hết sức bất bình và ngay lập tức
rút khỏi các hoạt động quân sự đang phối hợp với Ấn Độ [103, tr. 7]. Do vậy hợp
tác an ninh - quốc phòng giữa hai nước đã bị ngừng trệ trong một thời gian sau đó.
Từ sau năm 1998, cùng với những đổi thay trong nội tình của hai nước, quan
hệ an ninh - quốc phòng Ấn Độ - Myanmar cũng được củng cố và phát triển trở lại.
99
Cùng với việc tăng cường mối quan hệ an ninh - quốc phòng trong các lĩnh vực
khác nhau, hoạt động phối hợp chống quân nổi dậy ở biên giới hai nước lại tiếp tục
được thúc đẩy mạnh mẽ. Vào tháng 11-2006, trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng
Quốc phòng Ấn Độ và Tướng Maung Aye, Ấn Độ đề nghị giúp Myanmar trong
việc huấn luyện binh sĩ nhằm chống lại các phiến quân nổi dậy. Tiếp đó, tại cuộc
gặp diễn ra bên lề của Hội nghị cấp cao ASEAN ở Cebu, Philippines (2007), Thủ
tướng Myanmar Soe Win cùng đảm bảo với Thủ tướng Ấn Độ rằng Myanmar sẽ
tiến hành các biện pháp cần thiết để tiêu diệt các nhóm nổi dậy nếu phía Ấn Độ
cung cấp các thông tin chính xác [39, tr. 11]. Từ đầu năm 2007, quan hệ quân sự Ấn
Độ - Myanmar được mở rộng hơn, các lực lượng quân đội của Ấn Độ và Myanmar
đã nhất trí tăng cường cơ chế trao đổi thông tin tình báo dọc biên giới quốc tế để
kiểm soát tội phạm biên giới cũng như các lực lượng nổi dậy. Các quan chức của
Ấn Độ cho biết sẽ cung cấp các thiết bị quân sự theo yêu cầu của Myanmar nhằm
phục vụ và nâng cao hiệu quả trong nỗ lực phối hợp chung chống quân nổi dậy.
Theo đó, chính phủ Myanmar đã quyết định cấm những nhóm nổi dậy người Ấn Độ
xây dựng căn cứ cũng như hoạt động trên lãnh thổ Myanmar [140].
Trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Thein Sein (tháng 10-2011), các
vấn đề liên quan đến khủng bố và quân nổi dậy hoạt động qua biên giới vẫn tiếp tục
được thảo luận với các nhà chức trách Ấn Độ. Cả hai nước cam kết cương quyết
chống khủng bố để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Quân đội Ấn Độ
thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát biên giới Manipur - Myanmar. Đây
là một bước đi đúng hướng nhằm ngăn chặn quân nổi dậy vượt biên giới vào Ấn Độ
cùng với vũ khí, vật liệu nổ hoặc thoát qua khỏi biên giới khi bị dồn vào đường cùng.
Ngoài việc phối hợp chống lại các nhóm nổi dậy, Ấn Độ và Myanmar còn
cùng nỗ lực trong các hoạt động chống buôn lậu ma túy, vũ khí, rửa tiền ở vùng
biên giới... “Lưỡi liềm Vàng”39 và “Tam giác Vàng”40 (Myanmar, Lào, Thái Lan)
là những khu vực sản xuất và buôn lậu ma túy khét tiếng của thế giới. Đây là những
mối lo ngại của Ấn Độ vì các hoạt động buôn lậu ma túy đều bắt nguồn từ

39
Lưỡi liềm Vàng (The Golden Crescent) là tên được đặt cho một trong hai khu vực sản xuất thuốc phiện trái
phép lớn nhất châu Á, nằm ở giữa Trung Á, Nam Á và Tây Á. Khu vực này bao trùm lên phạm vi ba quốc
gia (Afghanistan, Iran và Pakistan), nơi có vùng núi bao quanh tạo thành hình lưỡi liềm.
40
Tam giác Vàng (The Golden Triangle) là khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới ba nước Lào, Thái
Lan, Myanmar, nổi tiếng là một trong những nơi sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới.
100
Myanmar sang các bang Đông Bắc Ấn Độ. Không chỉ có nạn buôn bán ma túy, khu
vực biên giới giữa Ấn Độ và Myanmar còn là điểm nóng của chủ nghĩa khủng bố,
buôn lậu vũ khí, rửa tiền... Nếu không có những hoạt động quân sự phối hợp giữa
hai nước thì sẽ không có khả năng để giải quyết tận gốc các vấn đề nói trên.
Ấn Độ luôn được xem là một điển hình về đấu tranh chống ma túy. Là một
quốc gia láng giềng với Ấn Độ và cũng là một trong những nơi sản xuất ma túy lớn
nhất thế giới, Myanmar có nhiều cơ hội để hợp tác và chia sẻ với Ấn Độ trong lĩnh
vực này. Một số thỏa thuận đã được ký kết giữa Ấn Độ và Myanmar kể từ năm
1993 để hợp tác chống lại mối đe dọa của nạn buôn bán và sử dụng ma túy dọc biên
giới hai nước. Để kiểm soát chặt chẽ an ninh nói chung và nạn buôn bán ma túy nói
riêng, hai nước đã nhất trí lập thêm bốn điểm kiểm soát (Lungwa, Bihang, Sapi và
Zokawathar) ở khu vực biên giới Ấn Độ - Myanmar. Hai nước đã dựng rào ngăn
cách các đường biên để dễ kiểm soát trên một đoạn biên giới dọc bang Mizoram có
chiều dài 404 km. Việc rào dựng khu vực biên giới có tầm quan trọng to lớn trong
bối cảnh đang diễn ra các hoạt động buôn bán ma túy dọc biên giới hai nước. Vào
năm 2010, một vấn đề lớn khác cũng đã được đưa ra thảo luận là việc vận chuyển
trái phép chất ma túy và vũ khí qua biên giới. Mặc dù cả Ấn Độ và Myanmar đã
thực hiện kiểm tra sự di chuyển tiền bạc và vũ khí qua biên giới cho quân nổi dậy
của Ấn Độ nhưng vấn đề này vẫn chưa được giải quyết và hai bên đều nhất trí là
cần phải nỗ lực tập trung nhiều hơn nữa nhằm hạn chế tối đa các hoạt động này.
Năm 2011, chính phủ hai nước đã thỏa thuận “tăng cường tính hiệu quả
trong hợp tác và phối hợp” giữa các lực lượng an ninh trong việc giải quyết các mối
đe dọa nghiêm trọng của các nhóm nổi dậy và khủng bố. Nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề này, Ấn Độ và Myanmar đã tăng cường quyết tâm chống lại chủ
nghĩa khủng bố và nổi dậy dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, việc quản lý an ninh biên
giới vẫn còn là một thách thức chủ yếu trong tương lai đối với hai nước.
Bên cạnh vấn đề an ninh biên giới, Ấn Độ và Myanmar còn đang phải đối mặt
với một số thách thức an ninh hàng hải ở vịnh Bengal như: chống buôn bán người,
buôn bán vũ khí, cướp biển, chống khủng bố, đánh bắt cá trái phép... Hai nước nhất
trí cần “mở rộng hợp tác an ninh không chỉ nhằm duy trì hòa bình dọc biên giới trên
đất liền mà còn bảo vệ thương mại hàng hải mà hai bên hy vọng sẽ mở ra một tuyến
đường biển giữa Kolkata và Sittwe” [118, tr. 4]. Ở một khía cạnh khác, những thách
101
thức an ninh phi truyền thống cũng bao gồm các vấn đề liên quan đến biến đổi khí
hậu, môi trường biển và lực lượng hải quân cần phải đi đầu trong việc ứng phó với
thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu, tiến hành các hoạt động cứu hộ và cứu trợ.
Vịnh Bengal là vùng biển chứa đựng nhiều bất ổn thời tiết và luôn bị ảnh
hưởng bởi lốc xoáy và sóng thần. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 và cơn
bão Nargis năm 2008 đã gây cho Myanmar nhiều thiệt hại, ảnh hưởng tới 2,4 triệu
người, trong đó có 78.000 người chết hoặc mất tích. Ấn Độ luôn là nước đầu tiên
thực hiện các hoạt động nhân đạo cứu trợ cho người dân Myanmar nhằm khắc phục
hậu quả thiên tai. Ngay sau khi cơn bão Nargis đi qua, chính phủ Ấn Độ đã điều hai
tàu hải quân chở hơn 100 tấn nguyên vật liệu và hai máy bay vận chuyển 4 tấn hàng
cứu trợ cho Myanmar. Đồng thời, Ấn Độ cũng cử một nhóm nhân viên y tế sang
Myanmar để tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo [128, tr. 18].
Như vậy, từ sau năm 1992 đến năm 2011, quan hệ hợp tác an ninh - quốc
phòng giữa Ấn Độ và Myanmar ngày càng được tăng cường với việc mở rộng phạm
vi và lĩnh vực hợp tác cũng như chất lượng của các hoạt động phối hợp giữa hai
nước, thể hiện sự nỗ lực, thiện chí và nhu cầu hợp tác của cả hai phía. Quan hệ Ấn
Độ - Myanmar trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng ngày càng được đa dạng hóa và
đẩy mạnh nhanh chóng mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho cả hai nước, góp
phần củng cố mối quan hệ song phương nói chung.
4.2.4. Trên lĩnh vực hợp tác đa phương
Ngoài các lĩnh vực hợp tác song phương, Ấn Độ và Myanmar tích cực hợp
tác với nhau trong các cơ chế đa phương khác, chẳng hạn qua hai tổ chức tiểu khu
vực là BIMSTEC và MGC mà cả hai quốc gia đều là thành viên, hoặc thông qua tổ
chức ASEAN, Diễn đàn ARF và quan hệ với các nước khác.
Năm 1997, các quốc gia duyên hải vùng vịnh Bengal (Bangladesh, Ấn Độ,
Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan) đã cùng nhau thành lập Sáng kiến vùng Vịnh
Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực (BIMSTEC). Mục tiêu của tổ
chức này là tạo sự liên kết giữa Ấn Độ với các nước phía Đông, xây dựng cơ sở hạ
tầng, chẳng hạn như tuyến đường cao tốc xuyên Á đi từ Đông Bắc Ấn Độ đến
Bangkok (Thái Lan) và qua Mandalay (Myanmar) [60, tr. 9]. BIMSTEC đã xác
định 6 lĩnh vực hợp tác cho từng nước, trong đó với Myanmar là năng lượng và Ấn
Độ là giao thông vận tải, thông tin liên lạc và du lịch. Từ khi gia nhập BIMSTEC,
102
Myanmar đã tích cực tham gia vào các chương trình hợp tác và đóng vai trò dẫn đầu
trong lĩnh vực năng lượng [106, tr. 15]. Trong khuôn khổ BIMSTEC, hoạt động
thương mại của Myanmar chủ yếu diễn ra với Thái Lan và Ấn Độ. Các mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu của Myanmar đến Ấn Độ bao gồm các sản phẩm nông nghiệp
như đậu, ngô... và các sản phẩm từ rừng như gỗ tếch. Myanmar nhập khẩu từ Ấn Độ
các sản phẩm như các sản phẩm hóa chất, dược, thiết bị điện và phương tiện vận tải.
Ngoài hợp tác trong khuôn khổ tổ chức BIMSTEC, Ấn Độ và Myanmar còn
gia tăng sự hợp tác trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Mekong - Sông Hằng (MGC).
Tổ chức này được thành lập vào năm 2000 bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của năm
nước thuộc tiểu vùng sông Mekong (Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái
Lan) và Ấn Độ (sông Hằng) [60, tr. 9]. Đây cũng là một bước tiến trong việc cải
thiện mối liên kết du lịch, giáo dục và giao thông vận tải, do đó mà nó cải thiện
được thương mại và đầu tư giữa các nước trong khu vực. Trong khuôn khổ của hai
tổ chức trên, Ấn Độ và Myanmar đã xây dựng quan hệ đối tác lành mạnh thông qua
sự kết hợp với nhau về thương mại và công nghiệp. Sự tham gia của Ấn Độ đối với
Myanmar trở nên cởi mở và rộng rãi hơn với nhiều thỏa thuận song phương trong
khuôn khổ của các chương trình hợp tác tiểu khu vực. Nhiều văn bản, thỏa thuận đã
được ký kết giữa hai nước trong thời gian qua. Ấn Độ luôn ở trong một tư thế tốt để
hỗ trợ các nỗ lực đa phương trong việc phục hồi lại nền dân chủ và xây dựng các tổ
chức đoàn thể ở Myanmar. Ấn Độ đang tích cực kết hợp với Myanmar và hướng về
phía Đông để tìm kiếm đối tác với Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Năm 2007, một dự án xây dựng đường cao tốc Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan
trong khuôn khổ chương trình hợp tác MGC được thực hiện có chiều dài 1.360 km
[63, tr. 10-11]. Với chi phí ước tính khoảng 700 triệu USD, Dự án này sẽ kết nối
Moreh (thuộc bang Manipur của Ấn Độ) với thị trấn Mae Sot của Thái Lan, đi qua
Bagan ở miền trung Myanmar, cho phép vận chuyển hàng hóa và xe tải container đi
xuyên biên giới từ Ấn Độ đến Myanmar và Thái Lan theo đường Chiang Rai và các
thị trấn biên giới. Có thể nói, Dự án đường cao tốc Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan đã
tạo ra một động lực mới trong quan hệ giữa Ấn Độ với các nước trong khu vực
Đông Nam Á nói chung và với Myanmar nói riêng.
Ngoài hai tổ chức tiểu khu vực nói trên, kể từ năm 1992, Ấn Độ tích cực duy
trì mối quan hệ thương mại và chiến lược với Myanmar và các nước Đông Nam Á
103
khác và xem như là một phần trong chính sách “hướng Đông” của mình. Ấn Độ trở
thành đối tác đối thoại khu vực của ASEAN (năm 1992), là đối tác đối thoại đầy đủ
(tháng 12-1995) và là thành viên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào năm
1996 [110, tr. 2]. Quan hệ đối tác chính thức này giúp Ấn Độ có cơ sở chính trị để
đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN. Với sự tăng trưởng kinh tế ngày càng cao
và với tư cách là một nước lớn có ảnh hưởng trong khu vực, Ấn Độ cũng đã tăng
cường hội nhập và thiết lập các mối quan hệ kinh tế, chính trị - ngoại giao với
ASEAN. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ lần thứ hai tổ chức tại Bali
(Indonesia) vào tháng 10-2003, Ấn Độ và ASEAN đã ký một thỏa thuận thành lập
khu vực mậu dịch tự do [47, tr. 1]. Cũng trong năm 2003, Ấn Độ ký Hiệp ước Thân
thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) với ASEAN [42, tr. 180]. Tháng 11-2004,
ASEAN và Ấn Độ thông qua Tuyên bố “Đối tác vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng
chung” cùng với kế hoạch hành động nhằm hiện thực hoá các nội dung trong Tuyên
bố chung. Khi thúc đẩy quan hệ với ASEAN, mục tiêu của Ấn Độ là nhằm xây
dựng mối quan hệ lịch sử, văn hóa và kinh tế với tổ chức này, đồng thời nâng cao vị
thế của Ấn Độ như là một cường quốc khu vực [132].
Ngoài ra, từ tháng 8-2008, Myanmar tham gia Hiệp hội Hợp tác khu vực
Nam Á (SAARC) với tư cách là quan sát viên. Ấn Độ đã có các bước vận động để
Myanmar trở thành thành viên thường trực của tổ chức này, giúp mở rộng tầm nhìn,
tính minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh tiến tình dân
chủ hoá của Myanmar đối với thế giới bên ngoài. Với quy chế là quan sát viên của
SAARC, Myanmar là cầu nối giữa ASEAN với SAARC cũng như giữa Ấn Độ với
ASEAN. Trong khi đó, Ấn Độ cũng đã tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)
và là một trong 10 nước đối tác đối thoại của ASEAN41 nhằm nhằm thúc đẩy cơ chế
đối thoại và tham vấn về các vấn đề an ninh chính trị trong khu vực, xây dựng lòng
tin và phát triển ngoại giao phòng ngừa. Không chỉ có các cuộc tiếp xúc, trao đổi
song phương, chính phủ Ấn Độ và Myanmar còn thống nhất với nhau trong việc
quan tâm đến sự phát triển hợp tác khu vực và tiểu khu vực. Trong những vấn đề
chủ yếu, hai nước cũng đã có cùng quan điểm chung đối với nhiều vấn đề đa
phương. Hai nước cùng ủng hộ một Liên Hợp Quốc vững mạnh như là nhân tố quan

41
Australia, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ
104
trọng trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu và ủng hộ sự cải cách Liên Hợp
Quốc, bao gồm việc mở rộng thành viên Hội đồng Bảo an nhằm đảm bảo cho tổ
chức này có tính đại diện hơn, tin cậy hơn và hiệu quả hơn. Ấn Độ đã rất cảm kích
trước sự ủng hộ của Myanmar cho nỗ lực trước đây của họ trong việc trở thành
thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cũng như chính sách
thân thiện nói chung của Myanmar với Ấn Độ trong bối cảnh hợp tác tiểu khu vực
Nam Á. Myanmar cũng thống nhất đánh giá cao quan hệ của Ấn Độ với ASEAN,
đặc biệt là sự hỗ trợ đối với các quốc gia tiểu vùng Mekong (Campuchia, Lào, Việt
Nam). Hơn nữa, nhằm thúc đẩy các lĩnh vực phát triển, hai nước đã gia tăng hợp tác
tiểu khu vực thông qua các tổ chức BIMSTEC và MGC. Việc Myanmar tham gia
vào SAARC với tư cách là quan sát viên cũng là một bước đi hợp lí.
Bên cạnh đó, Ấn Độ và Myanmar còn tiến hành hợp tác đa phương trong lĩnh
vực năng lượng. Từ năm 1997, Công ty Mohona Holdings Limited của Bangladesh
nêu ra ý tưởng về dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Myanmar qua
Bangladesh đến Ấn Độ [53, tr. 4]. Theo đề xuất này, một đường ống dẫn dầu dài
290 km sẽ chạy từ bang Arakan (Myanmar), qua các bang Mizoram và Tripura (Ấn
Độ), vượt qua Bangladesh, trước khi nhập trở lại vào bang Tây Bengal (Ấn Độ).
Trong những năm 2004 - 2005, Myanmar đã đồng ý cho Ấn Độ lắp đặt một đường
ống dẫn dầu khí từ lô A-1 ở mỏ khí đốt Shwe, qua Bangladesh đến các bang Đông
Bắc Ấn Độ. Tháng 02-2005, tại Ấn Độ, cả ba nước đã ký một thỏa thuận cho dự án
xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Myanmar qua Bangladesh đến Ấn Độ với số
tiền đầu tư khoảng 1 tỷ USD [54, tr. 243].
Có thể nói, lĩnh vực hợp tác đa phương giữa Ấn Độ và Myanmar mặc dù ra
đời muộn hơn so với các lĩnh vực hợp tác khác giữa hai nước (từ giữa những năm
90 của thế kỷ XX), nhưng cũng đã góp phần đưa quan hệ Ấn Độ - Myanmar phát
triển toàn diện và sâu rộng hơn. Quan hệ hợp tác đa phương giữa hai nước diễn ra
ngày càng mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay, mang lại
nhiều lợi ích chính trị, an ninh, kinh tế cho cả Ấn Độ và Myanmar.

Tiểu kết chương


Quan hệ Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1992 - 2011 chịu tác động rõ nét của
tình hình thế giới, khu vực và nhân tố Trung Quốc cùng những chuyển biến phức
105
tạp của nội tình hai nước, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại và sự đổi thay về vị
thế chiến lược của Ấn Độ và Myanmar. Vào thời điểm Chiến tranh lạnh kết thúc,
Ấn Độ lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và trầm trọng. Để giải quyết khủng
hoảng, Ấn Độ đã tiến hành cải cách toàn diện, chủ yếu là cải cách kinh tế, ngân
hàng và đặc biệt điều chỉnh chính sách đối ngoại hướng về Đông Nam Á - chính
sách đối ngoại “hướng Đông”. Với chính sách này, Ấn Độ coi Myanmar như “tấm
ván trượt” để Ấn Độ thoát khỏi những khó khăn ở Nam Á vươn ra khu vực châu Á
- Thái Bình Dương, nâng cao lợi ích kinh tế và vị thế của mình ở khu vực và trên
thế giới. Trong thời điểm trên, chính sách đối ngoại của Myanmar cũng có nhiều đổi
thay theo xu thế đa dạng hoá, đa phương hoá nhằm tránh sự lệ thuộc quá nhiều vào
Trung Quốc. Vị thế của Ấn Độ và Myanmar ngày càng tăng trên trường quốc tế,
trong khi Ấn Độ được xem là một trong những quốc gia “mới trỗi dậy” thì
Myanmar lại được xem là “ngã tư của châu Á”. Mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar
trong những năm 1992 - 2011 nhờ đó có thêm những nhân tố thuận lợi để cải thiện
và phát triển hơn trong những năm nói trên.
Quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong những năm 1992 - 2011 bước đầu đạt được
những thành tựu lớn trên hầu khắp các lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, thương mại,
đầu tư, năng lượng, an ninh - quốc phòng. Với sự nỗ lực của chính phủ hai nước,
những biện pháp khôn khéo, linh hoạt và thực tế của Ấn Độ cũng như những thay
đổi trong tư duy đối ngoại của Myanmar nhằm tránh quá lệ thuộc vào Trung Quốc,
mối quan hệ hai nước Ấn Độ và Myanmar trong giai đoạn này đã thu được những
thành quả to lớn và tương đối toàn diện, đi vào chiều sâu và thực chất hơn so với
những năm 1962 - 1991, đáp ứng lợi ích của cả hai nước.
Trong mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 - 2011), Trung Quốc luôn là
nhân tố quan trọng và thường trực có tác động to lớn đến tiến trình quan hệ này.
Mặc dù quan hệ Ấn Độ - Myanmar có nhiều khởi sắc (đặc biệt trong lĩnh vực
thương mại, đầu tư, năng lượng dầu khí) và phát triển tương đối toàn diện, nhưng so
với Trung Quốc thì vẫn chưa thể sánh được. Điều đó vừa là thách thức vừa là nhân
tố thúc đẩy sự gắn kết và phát triển toàn diện hơn của mối quan hệ giữa Ấn Độ với
nước láng giềng Myanmar trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI.

106
CHƯƠNG 5
THÀNH TỰU, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ ẤN ĐỘ -
MYANMAR (1962 - 2011)

Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) nằm trong bối cảnh chung của các
mối quan hệ quốc tế chằng chéo, lệ thuộc lẫn nhau giữa các nước trong khu vực nói
riêng và thế giới nói chung. Trải qua gần nửa thế kỷ (1962 - 2011), cả Ấn Độ và
Myanmar đã cố gắng mở rộng hợp tác, xây dựng quan hệ cùng phát triển và coi đó
là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào hoà bình và ổn định không chỉ
đối với hai nước mà còn với khu vực. Nghiên cứu thực trạng quan hệ Ấn Độ -
Myanmar (1962 - 2011), chúng ta có thể rút ra một số nhận xét về thành tựu, hạn
chế, đặc điểm và tác động của mối quan hệ này đối với mỗi nước và khu vực.
5.1. Thành tựu và hạn chế trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)
Quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1962 đến năm 2011 diễn biến phức tạp,
thăng trầm qua hai giai đoạn: 1962 - 1991 và 1992 - 2011.
Mối quan hệ hai nước giai đoạn này mở đầu bằng sự kiện chế độ quân sự được
thiết lập ở Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự của Tướng Ne Win (năm 1962).
Giai đoạn 1962 - 1991 là khoảng thời gian khó khăn của quan hệ giữa Ấn Độ với
Myanmar trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Quan hệ hai nước trong giai đoạn này chủ
yếu diễn ra trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, còn lĩnh vực kinh tế và an ninh - quốc
phòng hầu như mờ nhạt và hạn chế. Mặc dù bị giảm sút trong hầu hết các lĩnh vực,
nhất là về kinh tế và an ninh - quốc phòng, nhưng quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong
những năm 1962 - 1991 cũng đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận trên các
lĩnh vực hợp tác chủ yếu. Về chính trị - ngoại giao, những cuộc gặp gỡ cấp cao, các
chuyến viếng thăm lẫn nhau của lãnh đạo hai nước vẫn được diễn ra, cụ thể như:
chuyến thăm Ấn Độ của Tướng Ne Win vào năm 1965, chuyến thăm Myanmar của
Thủ tướng I. Gandhi (năm 1969), của Thủ tướng R. Gandhi (năm 1987)... Về kinh tế,
hai nước đã bước đầu ký kết một số hiệp định thương mại, làm tiền đề cho hợp tác
giữa hai nước, chẳng hạn như Hiệp định thúc đẩy thương mại giữa chính phủ Ấn Độ

107
và chính phủ Miến Điện (năm 1962)... Ấn Độ cũng đã hỗ trợ chính phủ Myanmar
trong quá trình xây dựng đất nước và phát triển kinh tế thông qua việc cam kết thực
hiện các dự án thí điểm theo Chương trình ITEC... Về an ninh - quốc phòng, Ấn Độ
và Myanmar đã bước đầu đạt được một số thành tựu nhất định trong lĩnh vực hợp tác
hải quân, việc phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền và trên biển giữa hai nước.
Từ năm 1988 đến năm 1991, quan hệ Ấn Độ - Myanmar xuống đến mức thấp
nhất và trở nên “đóng băng”. Nguyên nhân chủ yếu là do Ấn Độ phản ứng kịch liệt
trước hành động đàn áp những người biểu tình đòi dân chủ (trong đó có nhiều người
gốc Ấn) của chính phủ Myanmar và công khai ủng hộ lực lượng dân chủ Myanmar
sau sự kiện “8888” (năm 1988). Về mặt chiến lược, động thái trên của Ấn Độ kết
hợp với hành động cô lập Myanmar của Mỹ và phương Tây đã góp phần đáng kể
trong việc đẩy Myanmar gần hơn với Trung Quốc. Trung Quốc đã có những thuận
lợi to lớn về chính trị, kinh tế và quân sự trong quan hệ với nước láng giềng
Myanmar giai đoạn 1962 - 1991. Trong thời gian Ấn Độ “lạnh nhạt” với Myanmar,
nước này đã có Trung Quốc làm hậu thuẫn. Do đó, có thể nói, nhân tố Trung Quốc
luôn hiện hữu và cạnh tranh, là một trong những tác nhân quan trọng làm hạn chế
những thành tựu của quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong những năm 1962 - 1991.
Mặc dù vậy, vốn là hai nước láng giềng liền kề, có truyền thống quan hệ lâu
đời và tốt đẹp, có lợi ích không thể tách rời và lại có vị trí địa chiến lược trọng yếu
trong chính sách đối ngoại của nhau, nên dù có lúc quan hệ Ấn Độ - Myanmar đứng
trước thời điểm thấp nhất (năm 1988) nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức hạn chế
ngoại giao chứ không bị đứt gãy hoàn toàn. Có thể nói, quan hệ Ấn Độ - Myanmar
(1962 - 1991) đã đặt nền tảng để xây dựng quan hệ hai nước trong giai đoạn sau.
Giai đoạn 1992 - 2011 đánh dấu bước chuyển biến mới (mặc dù cũng có
những nốt trầm) và phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar trên hầu
khắp các lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, thương mại, đầu tư, an ninh - quốc phòng
dưới những định hướng chính sách đối ngoại mới của hai nước cùng những ảnh
hưởng của các nhân tố quốc tế, khu vực và xu thế phát triển kinh tế, hòa bình sau
Chiến tranh lạnh. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Myanmar có những điều
chỉnh căn bản từ năm 1992, thời điểm Ấn Độ thực thi chính sách “hướng Đông” với

108
những biện pháp khôn khéo, mềm dẻo và thực tế hơn. Đây là một trong những cơ sở
chủ yếu nhất làm cho quan hệ hai nước gia tăng và phát triển ngày càng toàn diện.
Về chính trị - ngoại giao, đây là giai đoạn khởi sắc trong quan hệ giữa Ấn
Độ với Myanmar. Mối quan hệ này được thể hiện dưới nhiều loại hình, nhiều cấp
độ, đa dạng, phong phú, nhiều sắc màu: Các cuộc hội đàm của lãnh đạo cấp cao hai
nước; các cuộc gặp gỡ cấp cao chuyên ngành, cấp lãnh đạo địa phương cùng với các
cơ chế hợp tác song phương, đa phương... Các hiệp định, hiệp ước, các tuyên bố,
thông cáo và các loại văn bản khác đã được ký kết từ hai phía đã tạo nền tảng pháp
lý và là cơ sở định hướng cho những hoạt động trên các lĩnh vực: Thương mại, đầu
tư, an ninh - quốc phòng... Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Ấn Độ và Myanmar
không tách rời với những đổi thay, biến động chính trị của hai nước cũng như
những mối quan tâm đến các tổ chức, các cơ chế đa phương ở khu vực. Chẳng hạn,
Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) mà Ấn Độ, Myanmar là thành viên hoặc các tổ chức, cơ chế mà hai nước
có mối quan hệ đặc biệt (BIMSTEC, MGC, ASEAN + 3, ARF) hoặc mối quan hệ
với các nước láng giềng liền kề (Trung Quốc, Thái Lan, Bangladesh, Pakistan...).
Về lĩnh vực kinh tế, quan hệ Ấn Độ - Myanmar trên lĩnh vực thương mại, đầu
tư (1992 - 2011) ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất hơn, đạt được nhiều thành
tựu đáng kể, đáp ứng lợi ích của cả hai nước. Để khắc phục khủng hoảng về kinh tế
sau Chiến tranh lạnh, Ấn Độ rất cần nguồn tài nguyên thiên nhiên của Myanmar. Do
vị trí địa lý chiến lược hết sức trọng yếu của Myanmar đối với Ấn Độ nên Ấn Độ
đặc biệt quan tâm đến chiến lược hợp tác kinh tế với quốc gia Đông Nam Á này
nhằm khôi phục đất nước, chuẩn bị tài lực, vật lực cho công cuộc cải cách sâu rộng,
hiện đại hóa đất nước, nâng cao địa vị Ấn Độ ở khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó,
Myanmar cũng muốn cải thiện và gia tăng hơn nữa quan hệ với Ấn Độ nhằm thu
hút vốn, khoa học kỹ thuật và đầu tư của Ấn Độ để cân bằng hai nước láng giềng
khổng lồ. Mặt khác, gia tăng quan hệ với Ấn Độ cũng là nhân tố không thể thiếu để
Myanmar đa dạng hóa đường lối đối ngoại, mở rộng hợp tác đầu tư trong cơ chế
song phương và đa phương, nâng cao tiềm lực kinh tế và địa vị của Myanmar trong
ASEAN và khu vực. Dù lĩnh vực đầu tư diễn ra có phần muộn hơn so với lĩnh vực
thương mại, nhưng quan hệ đầu tư Ấn Độ - Myanmar vẫn đạt được thành công lớn
109
với hàng loạt các dự án chủ yếu là về cơ sở hạ tầng, năng lượng, giao thông vận tải,
thông tin liên lạc, công nghệ thông tin..., hoặc các dự án trọng điểm có sự kết nối
với các dự án khác nhằm mang lại lợi ích không chỉ cho hai nước mà cho cả khu
vực, cụ thể như: Công trình tuyến đường quốc lộ Tamu - Kalewa - Kalemyo (năm
2001), Dự án vận tải quá cảnh đa phương Kaladan (năm 2008), dự án nâng cấp
đường dây điện thoại Yangon - Mandalay, dự án mở 500 km đường dây cáp quang
Moreh - Mandalay... Trong giai đoạn 1992 - 2011, quan hệ Ấn Độ - Myanmar đã có
những điều chỉnh mới nhằm vươn tới đối tác chiến lược toàn diện và mở rộng hơn
trong các cơ chế đa phương. Mối quan hệ hai nước càng có điều kiện để phát triển
nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh của nhau.
Lĩnh vực an ninh - quốc phòng giai đoạn 1992 - 2011 cũng được coi là một
trong những lĩnh vực chủ yếu của quan hệ Ấn Độ - Myanmar. Là hai quốc gia liền
kề có vị trí địa chiến lược trọng yếu với nhau, quan hệ an ninh - quốc phòng giữa
hai nước Ấn Độ và Myanmar được xem là một lĩnh vực hợp tác tất yếu. Mối quan
hệ này diễn ra với sự hợp lực, hỗ trợ của Ấn Độ và Myanmar trên nhiều phương
diện: Các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước về quân sự, an ninh biên giới, chống
buôn lậu, chuyển giao vũ khí cũng như hỗ trợ đào tạo quân đội hoặc tập trận
chung... Nhìn chung, nếu như trong giai đoạn 1962 - 1991, lĩnh vực hợp tác an ninh
- quốc phòng còn mờ nhạt và hạn chế thì quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 - 2011)
trên lĩnh vực này là rất tốt đẹp, ngày càng được mở rộng và tương đối toàn diện.
Mối quan hệ này thể hiện rõ những thiện chí và nỗ lực của cả hai phía. Tuy vẫn còn
một số khó khăn và thách thức: An ninh biên giới, an ninh hàng hải, buôn lậu, buôn
bán vũ khí, chống khủng bố, cướp biển... nhưng hợp tác Ấn Độ - Myanmar lĩnh vực
nói trên ngày càng phát triển toàn diện, đóng góp quan trọng cho lợi ích an ninh
hai nước, cho sự ổn định, hòa bình của khu vực và được coi là động lực thúc đẩy
các mối quan hệ trên các lĩnh vực khác phát triển.
Nhìn ở khía cạnh ngược lại, bên cạnh những thành tựu tốt đẹp trên các lĩnh
vực hợp tác chủ yếu, quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1962 đến năm 2011 còn tồn
tại một số hạn chế và khó khăn nhất định:
Về chính trị - ngoại giao, quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) mặc dù
phát triển đi lên, mở rộng và toàn diện theo chiều hướng khá tốt đẹp, tuy nhiên vẫn
110
còn thiếu tính nhất quán và thiếu ổn định, nhất là trong những năm 1962 - 1991. Sau
khi lực lượng quân sự lên nắm quyền lực ở Myanmar (1962), Tướng Ne Win đã
thực hiện chính sách đối ngoại không mấy thân thiện với Ấn Độ. Cũng những tác
động của các yếu tố quốc tế (Mỹ, các nước phương Tây và Trung Quốc), quan hệ
hai nước giai đoạn này hết sức khó khăn, không những chỉ giới hạn chủ yếu trên
lĩnh vực chính trị - ngoại giao mà ngay trong lĩnh vực này cũng mang tính mờ nhạt
và thiếu ổn định. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar đã có giai đoạn ở mức thấp nhất (1988
- 1991) khi mà Myanmar thực hiện đàn áp dân chủ, một chính sách đi ngược lại với
chính sách mà Ấn Độ đang theo đuổi. Trong những năm 1992 - 2011, mặc dù quan
hệ chính trị - ngoại giao giữa Ấn Độ với Myanmar đã được cải thiện và phát triển
hơn so với giai đoạn trước đó (1962 - 1991) nhưng hai nước vẫn còn tồn tại một số
hạn chế nhất định, chẳng hạn như việc chính phủ quân sự Myanmar phản đối giải
thưởng Jawaharlal Nehru của bà Aung San Suu Kyi (năm 1995), sự kiện “Cách
mạng màu nghệ tây” năm 2007...
Về kinh tế, xuyên suốt giai đoạn 1962 - 2011, nhìn chung quan hệ hai nước
đã phát triển theo xu hướng đi lên và mở rộng ra nhiều lĩnh vực, nhất là thương mại,
đầu tư song phương, đa phương, thương mại biên giới, năng lượng... và đạt được
nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên trong 30 năm đầu (1962 - 1991), quan hệ kinh tế hai
nước diễn ra hết sức hạn chế, nếu không nói là quá mờ nhạt. Ấn Độ và Myanmar
hầu như đã bỏ quên nhau trong chiến lược phát triển kinh tế. Chính điều này đã tạo
cơ hội cho Trung Quốc - nước láng giềng phía bắc Myanmar - hưởng lợi lớn không
chỉ về chính trị, an ninh quân sự mà nhất là trên lĩnh vực kinh tế.
Trong giai đoạn 1992 - 2011, quan hệ kinh tế Ấn Độ - Myanmar đã khởi sắc
đóng góp đáng kể cho lợi ích hai nước, song quan hệ thương mại vẫn còn ở mức
khiêm tốn so với thương mại giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á khác. Hoạt
động đầu tư đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông, công nghệ viễn
thông, tuy nhiên quan hệ này vẫn diễn ra chủ yếu mang tính một chiều về phía Ấn
Độ do nền kinh tế Myanmar đã bị “đóng cửa” trong nhiều năm.
Về an ninh - quốc phòng, nhìn chung quan hệ Ấn Độ - Myanmar ngày càng
theo hướng đa dạng hoá, mở rộng nhanh chóng trên các phạm vi cũng như các lĩnh
vực hợp tác. Mặc dù vậy, trong quan hệ hai nước giai đoạn 1962 - 1991, lĩnh vực an
111
ninh - quốc phòng hầu như vắng bóng và vẫn chưa thể so sánh được với quan hệ
giữa Trung Quốc với Myanmar. Ngoài ra, hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Ấn Độ
với Myanmar (1962 - 2011) vẫn còn nhiều thách thức khó giải quyết do vấn đề an
ninh biên giới và những biến động của thế giới cũng như nội tình hai nước.
Một thách thức nữa mà quan hệ Ấn Độ - Myanmar luôn phải đối mặt đó là
sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân tố Trung Quốc ở khu vực và thế giới. Có đường biên
giới liền kề với hai nước lớn đang trỗi dậy (Trung Quốc, Ấn Độ), mọi động thái của
Myanmar đều ảnh hưởng đến cả hai nước. Hơn nữa quốc gia này còn được xem như
là “người anh em” của Trung Quốc, mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar thực sự
khăng khít trong một thời gian dài trên tất cả các lĩnh vực khác nhau. Do vậy, tuy
Ấn Độ đã tìm mọi nỗ lực để gia tăng quan hệ với Myanmar nhưng nhân tố Trung
Quốc vẫn luôn hiện hữu và là đối thủ “nặng ký” trong bất cứ tình huống nào.
5.2. Đặc điểm của quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)
Thứ nhất, tiến trình quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) diễn ra phức
tạp, có thăng trầm nhưng chưa bao giờ bị đứt đoạn
Xét một cách tổng thể, nếu tính cả giai đoạn 1948 - 1962 thì mối quan hệ
giữa Ấn Độ và Myanmar (1948 - 2011) diễn ra lúc thăng lúc trầm và diễn tiến theo
sơ đồ hình sin không cân xứng do tác động của bối cảnh quốc tế, tình hình khu vực
và nội tình mỗi nước. Từ sau khi hai nước giành độc lập đến đầu năm 1962, quan hệ
Ấn Độ - Myanmar diễn ra hữu nghị và thân thiện. Tuy nhiên trong những năm 1962
- 1991, quan hệ Ấn Độ - Myanmar mang tính chưa ổn định, trì trệ và gần như là
“đóng băng”. Từ năm 1992 đến năm 2011, quan hệ hai nước mới được cải thiện và
ngày càng phát triển theo hướng toàn diện và sâu rộng.
Năm 1948, Ấn Độ và Myanmar chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với
nhau. Ngày 7-7-1951, Hiệp ước hữu nghị Ấn Độ - Myanmar được ký kết đã đưa
mối quan hệ hai nước phát triển lên một bước cao hơn. Từ năm 1948 đến năm 1962
được coi là giai đoạn “hữu nghị và thân ái” trong quan hệ giữa Ấn Độ và
Myanmar. Ấn Độ giúp Myanmar vượt qua những khó khăn trong thời gian đầu sau
khi giành độc lập bằng những viện trợ về kinh tế và quân sự, ủng hộ những chính
sách đối nội của chính phủ Thủ tướng U Nu, bao gồm cả những nỗ lực cải cách kinh
tế - xã hội trong nước. Trong thời gian cầm quyền của Thủ tướng U Nu, chính
112
quyền Myanmar phải đối phó với nhiều cuộc nổi dậy và đấu tranh ly khai về sắc tộc
và tôn giáo của nhiều tộc người không phải người Miến. Trước tình hình đó, Ấn Độ
đã đưa quân đội đến hỗ trợ Myanmar trong các năm 1949, 1958 để chống lại lực
lượng nổi dậy. Có thể nói, sự giúp đỡ và ủng hộ của Ấn Độ về các mặt chính trị,
kinh tế, quân sự đã giúp chính phủ U Nu đứng vững trong một thời gian dài sau khi
giành độc lập. Những điều đó đã làm cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar trải
qua một giai đoạn tốt đẹp kể từ sau khi Myanmar giành được độc lập.
Bước sang những năm 60 của thế kỷ XX, quan hệ Ấn Độ - Myanmar diễn
biến theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Tháng 3-1962, Tướng Ne Win cầm đầu
cuộc đảo chính lật đổ chính phủ U Nu, mở ra một thời kỳ quân đội lên nắm quyền
lực ở Myanmar. Cùng với nhiều nước trên thế giới, Ấn Độ lên án sự đàn áp dân chủ
của chính phủ quân sự Myanmar. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar dần dần đi vào trạng
thái lạnh nhạt và gần như là “đóng băng”. Mặc dù hai nước vẫn duy trì mối quan hệ
ngoại giao nhưng Ấn Độ luôn lên án sự độc tài của chế độ quân sự ở Myanmar. Đáp
lại những động thái của Ấn Độ, chính quyền Myanmar đã có những hành động đào
sâu thêm sự căng thẳng trong quan hệ hai nước. Mối quan hệ lạnh nhạt giữa Ấn Độ
và Myanmar kéo dài đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX mới có dấu hiệu ấm lại
với chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Ấn Độ R. Gandhi (năm 1987).
Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với xu thế mới của tình hình quốc
tế, Ấn Độ và Myanmar đã khép lại những sự kiện bất đồng trong quá khứ và sẵn
sàng cho một giai đoạn quan hệ mới. Ấn Độ và Myanmar bắt đầu tăng cường các
cuộc tiếp xúc, trao đổi và hợp tác cấp nhà nước, báo hiệu một triển vọng tốt đẹp cho
mối quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên sau đó không lâu, năm 1995, Ấn Độ đã trao
giải thưởng Jawaharlal Nehru cho bà Aung San Suu Kyi. Sự kiện này đã ảnh hưởng
không nhỏ đến mối quan hệ hai nước. Chính quyền Myanmar đã phản đối kịch liệt
hành động trên của Ấn Độ và ngay lập tức rút khỏi các hoạt động đang hợp tác và
phối hợp với Ấn Độ. Sau sự kiện nói trên, chính phủ Ấn Độ (thời Thủ tướng Gujral)
công khai ủng hộ lực lượng dân chủ tại Myanmar và coi khôi phục lại dân chủ
Myanmar là điều kiện để phát triển quan hệ với Myanmar. Nhưng Myanmar vẫn
kiên quyết từ chối. Thêm vào đó, trong những năm 1996 - 1998, do sự khủng hoảng
của tình hình chính trị trong nước với sự thay đổi của các chính phủ cầm quyền
113
khác nhau, Ấn Độ hầu như không có một động thái nào để thiết lập mối quan hệ gần
gũi hơn với Myanmar và ngược lại. Quan hệ hai nước trong những năm này có phần
mờ nhạt, chỉ giữ ở mức liên lạc về chính trị - ngoại giao. Tuy nhiên, từ sau khi
Myanmar gia nhập ASEAN (năm 1997) và đặc biệt là chính phủ mới Atal Bihari
Vajpayee lên cầm quyền ở Ấn Độ đã thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển trở lại.
Bước sang đầu thế kỷ XXI, quan hệ hai nước phát triển theo chiều hướng tốt
đẹp. Mặc dù vậy, vẫn còn một số lĩnh vực hợp tác của hai nước còn rất hạn chế do
tác động của một số sự kiện và sức ép quốc tế. Chẳng hạn điển hình là sự kiện tháng
8-2007 ở Myanmar cũng như những dư luận quốc tế xung quanh vấn đề này. Với
việc đàn áp thô bạo những người biểu tình trong nước ngày 19-8-2007, chính quyền
quân sự Myanmar đã vi phạm dân chủ, nhân quyền nghiêm trọng và bị lên án mạnh
mẽ trên các diễn đàn quốc tế. Dưới sức ép của Mỹ và phương Tây, Ấn Độ đã không
gia tăng cũng như có nhiều quan ngại trong quan hệ với chính quyền quân sự
Myanmar, đồng thời phải hủy bỏ một số hợp đồng, thỏa thuận về quân sự giữa hai
nước. Trước làn sóng chỉ trích việc Ấn Độ hợp tác quá chặt chẽ với chính quyền
quân sự Myanmar đã buộc Ấn Độ phải có những bước đi thận trọng và dè dặt trong
quan hệ, hợp tác với Myanmar, đặc biệt ở một số thời điểm nhạy cảm.
Quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong những năm 1992 - 2011 cũng có những lúc
khúc mắc, trở ngại (như sự kiện giải thưởng Jawaharlal Nehru của bà Aung San Suu
Kyi năm 1995 hay “Cách mạng cà sa” năm 2007), không chỉ phát triển theo một
hướng đi lên và không chỉ hoàn toàn thuận lợi. Tuy nhiên, cũng không có các vấn
đề hay sự kiện nào gây nên sự bất đồng quá lớn hay tác động quá xấu đến mối quan
hệ hai nước. Cả hai nước đều nhận thức và có những điều chỉnh cần thiết để thúc
đẩy quan hệ tiếp tục phát triển liên tục trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI.
Thứ hai, quan hệ Ấn Độ - Myanmar là mối quan hệ giữa hai quốc gia đang
phát triển cùng theo đuổi chính sách trung lập và không liên kết
Ngay khi Ấn Độ mới giành được độc lập (năm 1947) và bắt đầu bước vào kỉ
nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng và phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của J.
Nehru, L. Sastri, I. Gandhi, R. Gandhi, N. Rao..., Ấn Độ giải quyết một cách có
hiệu quả thông qua những chính sách đúng đắn, phù hợp và linh hoạt trong đối nội
và đối ngoại. Đặc biệt việc đề ra và thực hiện chính sách đối ngoại của Ấn Độ luôn
114
gắn liền với vai trò của J. Nehru thông qua đường lối “không liên kết”. Đặc trưng
của chính sách không liên kết của Ấn Độ là: Chống Chiến tranh lạnh, bảo đảm rời
xa các khối quyền lực chống đối nhau, chống lại liên minh quân sự trong bối cảnh
xung đột giữa các nước lớn; không phải là một chính sách ngoại giao trung lập thụ
động hoặc địa vị trung lập, trung lập tích cực; mà là một chính sách hành động thực
tế, ủng hộ đường lối đối ngoại độc lập, chung sống hòa bình và không can thiệp.
Chính sách không liên kết của Ấn Độ ra đời trên cơ sở sự hiện hữu của trật
tự hai cực Yalta và Chiến tranh lạnh; trên cơ sở hình thành các liên minh quân sự
song phương và đa phương thúc đẩy nguy cơ chiến tranh thế giới mới; trên cơ sở
mâu thuẫn sâu sắc giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân và Ấn Độ lại
không muốn đi theo con đường chủ nghĩa cộng sản. Thực chất tư tưởng không liên
kết là con đẻ của Chiến tranh lạnh với nội hàm căn bản nhất là không liên minh
quân sự song phương hoặc đa phương. Chính sách không liên kết được J. Nehru
khẳng định: “Không gia nhập liên minh quân sự với khối này để chống lại khối kia,
có thể gây nên chiến tranh thế giới thứ ba, Ấn Độ cố gắng thiết lập quan hệ hữu
nghị với tất cả các nước, đặc biệt là các nước châu Á. Một nước Ấn Độ độc lập sẽ
xây dựng quan hệ hữu nghị với Anh cũng như với Mỹ, Liên Xô” [2, tr. 44].
Với vị thế nước lớn và những đặc trưng về lịch sử, văn hóa cho phép Ấn Độ
thực hiện chính sách không liên kết một cách tích cực. Trong những năm 1947 -
1949, theo sáng kiến của J. Nehru, tại New Delhi đã diễn ra Hội nghị Liên Á lần thứ
nhất và lần thứ hai. Tại các Hội nghị này, J. Nehru nghiêm khắc lên án việc liên
minh phương Tây ủng hộ Hà Lan xâm lược Indonesia. Với uy tín quốc tế được nâng
cao, đến đầu năm 1950 đã có 39 nước thiết lập quan hệ ngoại giao với Ấn Độ.
Ngoài việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa
khác, Ấn Độ là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa. Ấn Độ còn đóng vai trò nòng cốt trong việc thành lập Mặt trận các nước châu
Á chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân, tạo thành lực lượng mới trỗi dậy tại diễn đàn
Liên Hợp Quốc. Tháng 4-1954, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã cùng Thủ
tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đề ra “năm nguyên tắc chung sống hoà bình”
(Panch Sheel): (1) Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau; (2) Không
tấn công nhau; (3) Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; (4) Bình đẳng
115
và cùng có lợi; (5) Cùng tồn tại hòa bình [17, tr. 27]. Năm nguyên tắc này đã trở
thành nền tảng của chính sách đối ngoại Ấn Độ và trên cơ sở đó đã phát triển thành
“Mười nguyên tắc Bandung” tại Hội nghị Á - Phi diễn ra ở Indonesia (tháng 4-
1955). Sau khi J. Nehru qua đời, các nhà lãnh đạo Ấn Độ vẫn tiếp tục thực hiện
đường lối không liên kết và Ấn Độ luôn đóng vai trò quan trọng trong phong trào
này. Có thể nói trong hơn 30 năm tồn tại của Phong trào không liên kết, Ấn Độ đã
có những hoạt động không mệt mỏi vào sự phát triển mạnh mẽ của phong trào, biểu
hiện rõ nhất điều đó là thời kỳ Ấn Độ làm chủ tịch phong trào (1983 - 1986).
Đối với Myanmar, hơn nửa thế kỷ kể từ khi được Anh trao trả độc lập, các
chính quyền của Myanmar dù dân sự hay quân sự đều luôn chủ trương nêu cao năm
nguyên tắc chung sống hòa bình, theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, không liên
kết, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là
các nước láng giềng trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của nhau, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, bình đẳng cùng có lợi; ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc, không biến
nước mình thành căn cứ quân sự của nước khác, tích cực tham gia các diễn đàn
quốc tế và khu vực. Tư tưởng xuyên suốt này đã được thể hiện trong Hiến pháp
Miến Điện năm 1947 và 1974. Điều 41 và điều 42 trong Hiến pháp Myanmar năm
2008 cũng đã ghi rõ: “Liên bang Myanmar thực hiện chính sách đối ngoại độc lập,
tích cực và không liên kết vì hòa bình thế giới, quan hệ tốt với tất cả các nước trên
nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia” (Điều 41); “Liên bang
Myanmar sẽ không tiến hành gây hấn bất cứ quốc gia nào và cũng không cho phép
quân đội nước ngoài đóng quân trên lãnh thổ Myanmar” (Điều 42) [101, tr. 11].
Ngày 15-11-1997, ngay sau khi lên nắm quyền, Hội đồng Hòa bình và Phát
triển quốc gia (SPDC) đã tuyên bố Myanmar tiếp tục theo đuổi “chính sách đối ngoại
độc lập và tích cực” [106, tr. 9]. Các nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại này
đều nhấn mạnh vào sự hợp tác với bên ngoài, bao gồm: - Ủng hộ năm nguyên tắc cùng
chung sống hòa bình; - Duy trì quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, đặc biệt là quan
hệ thân thiện với các nước láng giềng; - Ủng hộ tích cực Liên Hợp Quốc, các tổ chức
của Liên Hợp Quốc và tham gia tích cực vào các hoạt động của các tổ chức này; -
Tiến hành hợp tác song phương và đa phương trên cơ sở cùng có lợi trong khuôn khổ
116
chính sách đối ngoại độc lập; - Phối hợp và hợp tác với các nước khu vực trong các
vấn đề kinh tế và xã hội tại khu vực; - Phấn đấu cho một thế giới hòa bình, an ninh,
chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân kiểu cũ và mới, không can thiệp hay áp đặt sự
thống trị của nước này lên một nước khác; - Chấp thuận các viện trợ quốc tế có lợi cho
sự phát triển đất nước mà không có điều kiện ràng buộc kèm theo [77, tr. 11].
Trải qua một thời gian dài bị bao vây và cấm vận, trong những năm đầu thế kỷ
XXI, những nỗ lực thay đổi của chính quyền Myanmar đã làm cho các nước có cách
nhìn tích cực hơn đối với quốc gia này. Tổng thống Myanmar Thein Sein đã nêu rõ ba
nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại nước này từ đầu thế kỷ XXI: độc lập, chủ
nghĩa tích cực và không liên kết [109, tr. 128]. Myanmar đang cố gắng xây dựng hình
ảnh tốt đẹp hơn và nâng cao vị thế của mình trong mắt bạn bè quốc tế, cải thiện các
mối quan hệ quốc tế, trong đó có Ấn Độ. Có thể nói, xuất phát từ chính sách trung lập,
không liên kết đã làm cho quan hệ Ấn Độ - Myanmar thường xuyên được duy trì và
không bị đứt đoạn trong suốt thời kỳ dài kể từ sau khi giành độc lập đến thập niên đầu
thế kỷ XXI dù cho đã từng có thời điểm xuống mức thấp nhất (năm 1988).
Thứ ba, quan hệ Ấn Độ - Myanmar diễn tiến theo hướng điều chỉnh, vượt
qua khác biệt, mở rộng phạm vi hợp tác, phát triển gắn liền với xu thế hội nhập khu
vực, hoà bình, phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh
Từ lĩnh vực chính trị - ngoại giao là chủ yếu trong những năm 1962 - 1991,
theo tiến trình thời gian, quan hệ Ấn Độ - Myanmar giai đoạn sau (1992 - 2011) đã
mở rộng trên nhiều lĩnh vực và phát triển toàn diện trong giai đoạn từ sau Chiến tranh
lạnh. Giai đoạn 1962 - 1991 đánh dấu một khoảng thời gian chìm lắng trong quan hệ
Ấn Độ - Myanmar. Hai nước duy trì mối quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực chính trị -
ngoại giao, các lĩnh vực khác nhìn chung rất mờ nhạt. Tuy nhiên, từ sau khi kết thúc
Chiến tranh lạnh, sự tác động của bối cảnh quốc tế, cả Ấn Độ và Myanmar đều điều
chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại nhằm đáp ứng lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế
ở khu vực và thế giới, quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar khởi sắc và ngày càng phát
triển. Mối quan hệ hai nước diễn ra toàn diện trên nhiều lĩnh vực: Chính trị - ngoại
giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng... Ngoài ra, nếu trong giai đoạn 1962 - 1991, quan
hệ Ấn Độ - Myanmar chủ yếu mang tính chất song phương giữa hai nước; thì trong
giai đoạn 1992 - 2011, quan hệ hai nước còn diễn ra trong cơ chế hợp tác đa phương.
117
Hai nước đã cùng tham gia và có tiếng nói trong các tổ chức, diễn đàn khu vực
(BIMSTEC, MGC, ARF...) Như vậy, có thể thấy quan hệ Ấn Độ - Myanmar thời kỳ
sau Chiến tranh lạnh đã trở nên đầy đủ, toàn diện hơn, đem lại hiệu quả lớn hơn. Tuy
nhiên cũng cần phải nhận thấy rằng, hai nước hiện vẫn chưa khai thác hết tiềm năng
vốn có, chưa đáp ứng được nhu cầu hợp tác cũng như lợi ích của hai bên.
Tiến trình phát triển quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1962 đến năm 2011
còn chịu tác động to lớn của bối cảnh quốc tế, khu vực và nội tình hai nước. Từ sau
khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc cho đến đầu những năm 60 của thế kỷ
XX, dưới tác động của Chiến tranh lạnh, của phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, Ấn Độ và Myanmar đều
thực thi chính sách đối ngoại trung lập, không liên kết. Cả hai nước đều là những
thành viên sáng lập Phong trào Không liên kết nhằm thành lập mặt trận thống nhất
đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đó, quan hệ
Ấn Độ - Myanmar có điều kiện phát triển trên lĩnh vực chủ yếu là chính trị - ngoại
giao. Tuy nhiên, từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, do tình hình chính trị của
Myanmar có nhiều biến động (giới lãnh đạo quân sự lên nắm quyền) nên quan hệ
giữa quốc gia Đông Nam Á này với Ấn Độ đi xuống và rơi vào tình trạng gần như
là “đóng băng”. Sự lạnh nhạt của quan hệ hai nước kéo dài qua nhiều thập kỷ, có
thời điểm trở nên căng thẳng và xuống mức thấp nhất (năm 1988). Trong những
năm 1962 - 1991, sự chi phối của “chủ nghĩa lý tưởng” trong chính sách đối ngoại
của Ấn Độ cũng như những chính sách đối nội, đối ngoại của chính sách quân sự
Myanmar đã tác động rõ nét đến sự thăng trầm của quan hệ hai nước.
Từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Chiến tranh
lạnh kết thúc mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế. Xu thế hoà bình, hợp tác
và phát triển kinh tế trở thành xu thế chủ đạo trong các mối quan hệ quốc tế. Xu
hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa và khu vực hóa hiện nay đã tạo điều kiện thúc đẩy
quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực một cách rộng rãi hơn. Hiện tại, ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nam Á và Đông Nam Á đã và đang diễn ra sự
liên kết mạnh mẽ với các hoạt động của nhiều tổ chức như: APEC, ASEM,
SAARC, ASEAN + 3, ARF, BIMSTEC, MGC... Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hoá đã tạo điều kiện thuận lợi
118
cho quan hệ hai nước Ấn Độ - Myanmar phát triển. Vì thế, với những thành tựu đã
đạt được trong thời gian qua, thông qua cơ chế hợp tác song phương và đa phương
giữa Ấn Độ và Myanmar sẽ tăng cường hơn nữa vai trò hợp tác và liên kết giữa hai
nước nhằm khai thác và phát huy lợi thế hai bên.
Thứ tư, quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) chịu sự tác động thường
xuyên và mạnh mẽ bởi nhân tố Trung Quốc. Đây là nhân tố vừa cản trở lại vừa thúc
đẩy quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar phát triển
Trên thực tế, nếu xét toàn bộ tiến trình của quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ đầu
những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, chúng ta luôn thấy có sự hiện hữu và tác
động của nhân tố Trung Quốc. Điều này bắt nguồn từ vị trí địa - chiến lược của
Myanmar trong chiến lược của Trung Quốc và sự cạnh tranh giữa Trung Quốc với
Ấn Độ trên con đường khẳng định vị thế, sức mạnh của mình ở khu vực và thế giới.
Trước hết, Trung Quốc đóng vai trò là “nhân tố chủ chốt” thúc đẩy Ấn Độ
gác lại truyền thống dân chủ để xích lại gần Myanmar. Trung Quốc cũng là nhân tố
khiến giới lãnh đạo quân sự Myanmar tiến hành đa phương hóa quan hệ ngoại giao
nói chung và thiết lập mối quan hệ gần gũi với Ấn Độ giai đoạn đầu những năm 90
của thế kỷ XX nói riêng. Sự thân thiết của mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar từ
cuối những năm 80 của thế kỷ XX đã trở thành mối lo ngại nghiêm trọng đối với
Ấn Độ bởi vì nó đã khiến cho mối đe dọa từ Trung Quốc tiến dần tới các bang Đông
Bắc Ấn Độ. Do vậy, các chính phủ thay nhau cầm quyền tại Ấn Độ đã nỗ lực xây
dựng mối quan hệ toàn diện với Myanmar từ lĩnh vực quốc phòng, thương mại,
năng lượng, đến viện trợ phát triển...
Trong trục tam giác Ấn Độ - Myanmar - Trung Quốc, sự cạnh tranh quyết
liệt giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Không ít lần giới cầm
quyền Myanmar phải đứng trước sự chi phối quyền lợi và rơi vào tình thế khó xử
trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Có lúc Myanmar phải hi sinh quyền lợi
với đối tác này để đổi lấy những lợi ích từ đối tác khác, nhưng đồng thời Myanmar
cũng đã khai thác được những lợi ích to lớn từ sự cạnh tranh Trung - Ấn. Chính
quyền Myanmar thường lâm vào tình thế chênh vênh giữa lợi ích của Trung Quốc
hoặc của Ấn Độ. Trong trường hợp nếu không có sự xung đột giữa Ấn Độ và Trung
Quốc thì Myanmar luôn ủng hộ Ấn Độ và nhất là rất quan tâm giải quyết các vấn đề
119
khúc mắc của quốc gia Nam Á này. Nhưng khi có xung đột trong quan hệ Ấn Độ -
Trung Quốc hoặc vì lợi ích của mình thì Myanmar thường chú trọng hơn đến lợi ích
của Trung Quốc. Giới lãnh đạo Myanmar hầu như không lo sợ Ấn Độ không hài
lòng, họ chỉ sợ Trung Quốc không đồng ý.
Trường hợp Myanmar ưu ái cho Trung Quốc khai thác năng lượng năm 2007
là một ví dụ điển hình cho thấy chính sách của Myanmar trong quan hệ với “hai
người láng giềng khổng lồ”. Từ thập niên cuối thế kỷ XX, chính quyền Myanmar
ủng hộ Ấn Độ trở thành nước có vai trò lớn hơn trong khu vực nên đã dành cho
nước này vị trí ưu tiên trong các thỏa thuận với Ấn Độ, chẳng hạn như tư cách pháp
lý “khách hàng ưu đãi” trong việc khai thác năng lượng ở Myanmar được chính
phủ quân sự trao cho Công ty GAIL. Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự kiện “Cách mạng
cà sa” (năm 2007), Myanmar đã huỷ bỏ tư cách pháp lý này của Công ty GAIL tại
các lô A-1 và A-3 thuộc mỏ khí đốt tự nhiên ngoài khơi biển Andaman và bán lại
cho tập đoàn PetroChina (Trung Quốc). Quyết định này của Myanmar còn bắt
nguồn từ việc Trung Quốc lên tiếng bảo vệ chính quyền quân sự nước này tại diễn
đàn Liên Hợp Quốc vào đầu năm 2007. Ngày 12-01-2007, hai nước Mỹ và Anh đã
đệ trình một dự thảo nghị quyết về những vấn đề nội bộ của Myanmar lên Hội đồng
Bảo an Liên Hợp Quốc. Nội dung bản dự thảo lên án những vi phạm nhân quyền
của chính phủ quân sự Myanmar, kêu gọi chính nước này trả tự do cho tất cả các tù
nhân chính trị, bao gồm nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi và tham gia cuộc
đối thoại chính trị nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hoá. Để ủng hộ chính phủ
Myanmar, Trung Quốc đã sử dụng quyền phủ quyết của mình về dự thảo nghị quyết
này [72, tr. 1]. Và sau sự kiện “Cách mạng cà sa”, Trung Quốc đã không lên án
chính quyền nước cũng như từ chối hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm áp đặt lệnh
cấm vận mới đối với Myanmar. Quyết định dành cho tập đoàn PetroChina Trung
Quốc xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu chạy qua lãnh thổ của Myanmar đã phản
ánh vị thế nổi trội của Trung Quốc đối với Myanmar. Như nhà nghiên cứu
Lundholm đã khẳng định: “Mối quan hệ này (Trung Quốc - Myanmar) sẽ khiến cho
Ấn Độ khó có thể cạnh tranh trong thời gian dài hạn” [40, tr. 8].
Myanmar không chỉ quan trọng về tầm chiến lược đối với Ấn Độ mà còn là
nhân tố chủ chốt đối với tham vọng vươn ra Ấn Độ Dương của Trung Quốc. Các
120
quan chức quốc phòng Ấn Độ cho rằng, sự phát triển các cơ sở chiến lược của
Trung Quốc trên vịnh Bengal ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lâu dài của Ấn
Độ, bởi vì sẽ giúp Trung Quốc có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng xuống Ấn Độ
Dương, nơi mà từ lâu được Ấn Độ coi là “vùng biển chiến lược” của mình, là một
nhân tố an ninh hàng hải trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc
trong khu vực [119, tr. 218]. Vì vậy, song song với những nỗ lực của Ấn Độ ở
Myanmar thì Trung Quốc cũng đã thực thi những biện pháp để giữ vững những
quyền lợi và lợi ích chiến lược của mình ở Myanmar. Do vậy, trong cuộc cạnh tranh
với Trung Quốc ở Myanmar, Ấn Độ cần phải nỗ lực hơn nữa và có những chính
sách ngoại giao phù hợp để có thể đạt được thế cân bằng với Trung Quốc.
Thứ năm, quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong những năm 1962 - 2011 luôn bị
chi phối bởi vấn đề dân chủ ở Myanmar
Quan hệ Ấn Độ - Myanmar không chỉ bị tác động bởi các nhân tố quốc tế,
khu vực, nhân tố Trung Quốc mà còn bị chi phối bởi vấn đề dân chủ ở Myanmar.
Từ năm 1962 đến năm 2011, đây là vấn đề thường trực và tác động đến sự thăng
trầm trong quan hệ giữa một bên là một quốc gia dân chủ (Ấn Độ) với một bên theo
chế độ chính trị bị lên án là độc tài trong một thời gian dài với sự cai trị hà khắc,
mất dân chủ và vi phạm nhân quyền (Myanmar).
Kể từ sau khi giành độc lập, Ấn Độ luôn duy trì hình ảnh của một quốc gia
dân chủ. Trong phần mở đầu của Hiến pháp năm 1949 đã xác định Ấn Độ là một
quốc gia có chủ quyền, cộng hòa và dân chủ [57, tr. 2347]. Trong hơn 60 năm qua,
mặc dù vũ đài chính trị của Ấn Độ thay đổi liên tục, Ấn Độ vẫn duy trì một chế độ
dân chủ với các quyền tự do dân sự, một Tòa án tối cao hoạt động tích cực và một
nền báo chí độc lập ở mức độ cao [84, tr. 265-266]. Chính vì vậy, trong việc hoạch
định chiến lược và thực thi mối quan hệ giữa hai nước trên thực tế, Ấn Độ có lúc
vấp phải sự mâu thuẫn do tình hình nội bộ Myanmar đem lại.
Ở một trạng thái đối lập với Ấn Độ, Myanmar lại là quốc gia bất ổn nhất
trong tổ chức ASEAN vì vấn đề nhân quyền và dân chủ. Vấn đề dân chủ ở
Myanmar bắt nguồn từ sau sự kiện đảo chính thành lập chính phủ quân sự của
Tướng Ne Win (năm 1962). Điều này không được chính phủ Ấn Độ chấp nhận vì
những quan điểm về dân chủ, nhân văn của thời đại không được chính phủ quân sự
121
Myanmar thực hiện. Kể từ thời điểm đó đến thập niên đầu thế kỷ XXI, quan hệ giữa
Ấn Độ và Myanmar luôn bị ảnh hưởng bởi chính sách độc tài, mất dân chủ và vi
phạm nhân quyền của chính quyền quân sự Myanmar. Từ sau cuộc đảo chính quân
sự và đàn áp dân chủ năm 1988, Myanmar được thế giới biết đến như một đất nước
tự cô lập được “tô điểm” bằng sự đàn áp chính trị và chủ nghĩa phân biệt sắc tộc cố
hữu. Vụ đàn áp những người dân chủ vào năm 1988, cuộc bầu cử quốc hội năm
1990 hay cuộc “Cách mạng màu nghệ tây” năm 2007... diễn ra ở Myanmar là ba
trong nhiều sự kiện tiêu biểu liên quan đến vấn đề dân chủ của nước này. Trong
diễn biến các sự kiện trên, Ấn Độ luôn thể hiện lập trường dân chủ, lên tiếng phản
đối những hành động của chính phủ quân sự nước láng giềng. Có lúc, vấn đề dân
chủ đã làm cho quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất (năm 1988) và hai nước đã
không tìm được tiếng nói chung trên diễn đàn quốc tế cũng như khu vực.
Vấn đề dân chủ đã làm cho quan hệ Ấn Độ - Myanmar trở nên lạnh nhạt và
căng thẳng trong những năm 1962 - 1991 bao nhiêu thì lại làm cho “sợi dây” liên hệ
giữa chính quyền quân sự Myanmar với Trung Quốc bền chặt bấy nhiêu. Do đó, từ
năm 1992, Ấn Độ đã có nhiều sự điều chỉnh quan trọng trong chiến lược đối ngoại
(tiêu biểu là chính sách “hướng Đông”) nhằm vừa cải thiện quan hệ với Myanmar,
vừa có thể ủng hộ tiến trình dân chủ hoá ở nước này và ngăn cản sự mở rộng phạm
vi ảnh hưởng của Trung Quốc không chỉ ở Myanmar mà còn ở khu vực Nam Á và
Ấn Độ Dương. Ấn Độ đã phải thể hiện lập trường hai mặt và lâm vào thế nước đôi
khi phải xử lý để vừa không làm mất lòng chính quyền quân sự lại vừa không bị lên
án, chỉ trích của các tổ chức nhân quyền, lực lượng dân chủ trong nước và thế giới.
Nhờ đó, quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ sau năm 1992 ngày càng được cải thiện và
phát triển. Điều này phản ánh sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ theo
hướng thực tế, có lợi cho cả hai nước và nỗ lực thực hiện “Lộ trình dân chủ bảy
bước” của chính phủ quân sự Myanmar.
5.3. Tác động của quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) đối với hai nước và
khu vực
5.3.1. Đối với Ấn Độ
Về chính trị - ngoại giao, quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1962 đến năm
2011 có thể chia làm hai giai đoạn lớn: 1962 - 1991 và 1992 - 2011. Do vậy, tác
122
động của mối quan hệ này đối với Ấn Độ cũng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm
khác nhau (trong mỗi giai đoạn cũng có những thời điểm khúc mắc và khó khăn).
Trong những năm 1962 - 1991, mối quan hệ hai nước Ấn Độ - Myanmar chịu tác
động của Chiến tranh lạnh và việc lên nắm quyền của lực lượng quân sự ở
Myanmar. Nếu như thời kỳ trước (1948 - 1962), quan hệ hai nước diễn ra tốt đẹp,
góp phần nâng cao vị thế Ấn Độ trong phong trào giải phóng dân tộc và đặc biệt là
Phong trào Không liên kết; thì trong giai đoạn 1962 - 1991, dù Ấn Độ và Myanmar
vẫn tuyên bố đi theo tư tưởng không liên kết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc,
nhưng do tác động chủ yếu của sự biến đổi trong nội tình Myanmar nên chính sách
đối ngoại của Ấn Độ với Myanmar thời kỳ này không được chú trọng như giai đoạn
sau Chiến tranh lạnh. Việc không phát triển được mối quan hệ thân thiện với chính
phủ quân sự Myanmar trong những năm 1962 - 1991 cũng góp phần làm cho tiếng
nói của Ấn Độ ở khu vực và quốc tế giảm đi, tiêu biểu như việc Ấn Độ không thể
thuyết phục được Myanmar tái gia nhập Phong trào Không liên kết sau khi nước
này rút khỏi Phong trào vào năm 1979.
Từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, quan hệ Ấn
Độ - Myanmar đã có những dấu hiệu cải thiện và khởi sắc. Quan hệ chính trị - ngoại
giao giữa hai nước càng có điều kiện phát triển. Điều này tác động mạnh mẽ đến
chính sách đối ngoại và vị thế của Ấn Độ, góp phần ổn định an ninh biên giới và
phát triển hoà bình giữa hai nước. Từ sau Chiến tranh lạnh trở đi, trong khi duy trì
quan hệ với chính quyền quân sự Myanmar, Ấn Độ đã cam kết không từ bỏ vấn đề
dân chủ và luôn đề cập đến việc giúp đỡ nước láng giềng xây dựng thể chế dân chủ.
Có thể nói, New Delhi đã kết hợp thành công giữa “những nỗ lực nhằm ủng hộ tiến
trình dân chủ hóa ở Myanmar với chủ nghĩa hiện thực về các vấn đề lợi ích quốc
gia” [128, tr. 19]. Với tiến trình dân chủ mà Myanmar đạt được như hiện nay đã thể
hiện được vai trò, cố gắng của Ấn Độ thông qua việc phối hợp với các nước trong
khu vực và quốc tế để giải quyết vấn đề Myanmar. Phát triển mối quan hệ chính trị
ngoại giao với Myanmar một cách tốt đẹp, tham gia giải quyết vấn đề Myanmar,
đặc biệt là những vấn đề về dân chủ đã giúp Ấn Độ nâng cao vai trò, uy tín của
mình ở khu vực và quốc tế. Mặc dù còn có những quan ngại song việc Ấn Độ định

123
hướng đến Myanmar bằng chính sách can dự mang tính xây dựng cho thấy bước đột
phá trong chính sách đối ngoại của nước này.
Hiện nay Ấn Độ tiếp tục mở rộng các mối quan hệ quốc tế cũng như phạm vi
chiến lược. Không ít chính khách quan trọng của các nước khác công khai bày tỏ sự
ủng hộ Ấn Độ trong việc trở thành nước thường trực mới của Hội đồng Bảo an Liên
Hợp Quốc. Điều đó cho thấy uy tín và vai trò của Ấn Độ được nâng cao trong cộng
đồng quốc tế. Ấn Độ đang gia tăng và thúc đẩy quan hệ với Myanmar vì họ hiểu
rằng sẽ không thể định hình được cán cân quyền lực trong tương lai ở châu Á nếu
không tỏ rõ quyết tâm về chính trị trong khi đưa ra những quyết định khó khăn và
khả năng theo đuổi quyền lợi của mình. Phát triển mối quan hệ chính trị ngoại giao
tốt đẹp với Myanmar còn giúp Ấn Độ kiềm chế ý đồ của Trung Quốc trong việc lôi
kéo Myanmar vào nhóm các nước láng giềng “bán bất ổn” của Ấn Độ để bao vây và
cô lập quốc gia Nam Á này. Trên cơ sở quan hệ với Myanmar, Ấn Độ có thể rút ra
nhiều bài học để giải quyết mối quan hệ, hợp tác với các quốc gia láng giềng khác
(trên nhiều khía cạnh phù hợp), mang lại lợi ích chính trị thiết thực cho Ấn Độ.
Về kinh tế, giai đoạn 1962 - 1991 là khoảng thời gian khó khăn, đầy thử
thách trong quan hệ hai nước Ấn Độ và Myanmar. Trong giai đoạn này, hai nước
chỉ duy trì quan hệ ngoại giao ở mức độ rất hạn chế và chủ yếu trên lĩnh vực chính
trị - ngoại giao. Mặc dù cả Ấn Độ và Myanmar đều thấy được tầm quan trọng chiến
lược về kinh tế do có vị trí liền kề khi gia tăng quan hệ với nhau. Nhưng do những
nhân tố bất ổn về lịch sử, tác động của Chiến tranh lạnh nên trong giai đoạn 1962 -
1991, quan hệ hai nước trên lĩnh vực kinh tế hầu như rất mờ nhạt. Quan hệ song
phương trì trệ, lạnh nhạt đã làm cho Ấn Độ mất đi một đối tác láng giềng đầy tiềm
năng về xuất khẩu lúa gạo42 và Ấn Độ đã từng bước bị Trung Quốc vượt qua trong
quan hệ kinh tế với Myanmar trong giai đoạn nói trên.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Ấn Độ thực thi chính sách đối ngoại
“hướng Đông” thì những lợi thế về vị trí chiến lược và những tiềm năng phát triển
quan hệ kinh tế của Myanmar với Ấn Độ lại được khơi dậy mạnh mẽ. Trên thực tế,
Myanmar được coi là “cây cầu trên đất liền” nối Ấn Độ với các quốc gia có nền

42
Myanmar từng được mệnh danh là “bát gạo của châu Á”
124
kinh tế năng động trong tổ chức ASEAN và Trung Quốc. Một nước Myanmar hòa
bình, ổn định sẽ hỗ trợ mạnh mẽ trong quan hệ thương mại giữa Ấn Độ với Trung
Quốc, Thái Lan, Singapore, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác. Điều này
nhằm đảm bảo sự lưu thông trong hoạt động giao thông vận tải, tạo điều kiện cho
luồng hàng hóa chuyển từ Ấn Độ sang Trung Quốc và từ Ấn Độ sang Thái Lan diễn
ra thuận lợi. Đặc biệt, nguồn khí đốt tự nhiên dồi dào của Myanmar nếu được khai
thác sẽ đáp ứng nhu cầu năng lượng của Ấn Độ ngày càng gia tăng. Đây là một điều
cực kỳ quan trọng đối với an ninh năng lượng của Ấn Độ. Trong bối cảnh Myanmar
đang tiến hành cải cách dân chủ và mở cửa, các công ty Ấn Độ sẽ có thể đầu tư trực
tiếp vào Myanmar nhiều hơn. Cơ hội cho các công ty liên doanh tư nhân giữa Ấn
Độ và Myanmar ngày càng gia tăng và Myanmar sẽ trở thành một thị trường quan
trọng cho hàng hóa của Ấn Độ. Thêm vào đó, xuất khẩu của Ấn Độ theo đường bộ
sang các nước Đông Nam Á và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc cũng được tăng lên
nếu Myanmar tạo ra mối liên hệ trên đất liền với khu vực Đông Bắc của Ấn Độ.
Về an ninh - quốc phòng, sự lạnh nhạt, căng thẳng trong quan hệ Ấn Độ -
Myanmar (1962 - 1991) cũng đã góp phần làm suy giảm hoạt động chống các lực
lượng nổi dậy ở biên giới hai nước, nhất là khu vực Đông Bắc Ấn Độ và Tây Bắc
Myanmar. Chính phủ Ne Win đã không có hành động đáng kể nào để kiểm soát những
lực lượng nổi dậy chống chính phủ Ấn Độ đang hoạt động trên lãnh thổ của Miến Điện
và thể hiện sự trung lập của mình trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung
đột biên giới vào năm 1962. Chính điều này góp phần làm cho tình hình an ninh biên
giới của Ấn Độ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong gần ba thập kỷ (1962 - 1991).
Từ sau khi Ấn Độ và Myanmar cải thiện mối quan hệ (1992 - 2011), hợp tác
an ninh - quốc phòng giữa hai nước cũng được thúc đẩy và phát triển. Những thành
công trong hợp tác với Myanmar trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng mang lại hiệu
quả và có tác động tích cực đối với an ninh quốc phòng của Ấn Độ, đặc biệt là an
ninh khu vực Đông Bắc, nơi được xem là khu vực bất ổn nhất trong an ninh nội bộ
của Ấn Độ. Hợp tác an ninh - quốc phòng Ấn Độ - Myanmar thuận lợi sẽ làm dịu
bớt mối đe dọa an ninh và sẽ giảm khoản chi tiêu cho an ninh trong nước cũng như
kiểm soát được các hoạt động buôn lậu ma túy, vũ khí ở khu vực biên giới. Qua đó,
chính phủ Ấn Độ có điều kiện tập trung sức mạnh vào việc giải quyết các vấn đề an
125
ninh nội bộ khác, đặc biệt tập trung tiềm lực cho phát triển kinh tế. Tình trạng nổi
dậy tại khu vực Đông Bắc Ấn Độ được giải quyết có sự giúp đỡ của Myanmar.
Quan hệ an ninh - quốc phòng với Myanmar tiến triển tốt đẹp còn có tác động
to lớn đến chiến lược an ninh của Ấn Độ nhằm tăng cường phạm vi ảnh hưởng của
nước này và ngăn cản sự hiện diện của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, loại bỏ nguy cơ
tiềm ẩn khi Trung Quốc muốn sử dụng Myanmar như là một trong những căn cứ để
bao vây Ấn Độ. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã xây dựng một
cảng hải quân tại bờ biển Ả Rập thuộc Gwadar, Pakistan. Điều này không chỉ biến
Gwadar thành một điểm trung chuyển cho việc nhập khẩu dầu thô mà còn là một cái
cớ cho sự hiện diện hải quân của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, cho phép Trung
Quốc “giám sát hoạt động của Hải quân Mỹ tại vịnh Ba Tư, hoạt động của Ấn Độ ở
biển Ả rập và viễn cảnh hợp tác hàng hải giữa Mỹ và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương” [72,
tr. 6]. Bên cạnh đó, Bangladesh đã cho phép Hải quân Trung Quốc được quyền khai
thác cảng Chittagong, nơi mà từ lâu Ấn Độ đã nhắm đến để sử dụng làm nơi trung
chuyển dầu khí tự nhiên từ Myanmar lên vùng Đông Bắc Ấn Độ. Vào tháng 4-2005,
Trung Quốc và Sri Lanka đã ký kết một thoả thuận tổng thể cho phép Trung Quốc
được quyền sử dụng các bến cảng ở Colombo, qua đó vào Ấn Độ Dương. Do đó,
New Delhi tin rằng “sự can dự của Trung Quốc ở Myanmar đồng nghĩa với việc Ấn
Độ bị Bắc Kinh bao vây từ ba phía và phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ bị bỏ ngỏ
không có một “nước đệm”43 nào” [72, tr. 7]. Do vậy, Ấn Độ cần phải nỗ lực cải
thiện và tăng cường quan hệ với Myanmar để phá vỡ thế chiến lược bao vây của
Trung Quốc cũng như trung lập hóa ảnh hưởng của nước này ở Myanmar.
5.3.2. Đối với Myanmar
Về chính trị - ngoại giao, giai đoạn 1962 - 1991 là khoảng thời gian có nhiều
biến đổi to lớn đối với tình hình chính trị của Myanmar. Với việc giới lãnh đạo quân
sự lên nắm quyền, sự cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây, sự tác động của
Chiến tranh lạnh, quan hệ Myanmar - Ấn Độ bước vào những năm tháng đầy trở
ngại. Điều đó đã tác động rất lớn đến chính trị của Myanmar và quan hệ giữa Ấn Độ
và Myanmar trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao. Việc hạn chế ngoại giao với Ấn Độ

43
nước trung lập nhỏ giữa hai nước lớn (Myanmar - tác giả chú)
126
trong những năm 1962 - 1991 đã góp phần khiến Myanmar dần mất đi một “người
láng giềng thân thiết”, một quốc gia dân chủ luôn ủng hộ nhân dân nước này trong
những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc và sau khi giành độc lập. Thêm vào
đó, với chính sách đối ngoại trung lập “không bạn, không thù”, vị thế của Myanmar
ở khu vực và trên thế giới ngày càng suy giảm và lệ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc.
Sau khi Tướng Ne Win lên nắm quyền (năm 1962) và nhất là từ sau năm 1988, cộng
đồng quốc tế biết đến Myanmar chỉ là một nước bị cô lập và bị cấm vận. Điều này
đã hoàn toàn không có lợi cho Myanmar trên con đường hội nhập quốc tế.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ giữa Myanmar với Ấn Độ dần
dần được cải thiện. Sự hợp tác ngày càng đa dạng và chặt chẽ với Ấn Độ trong suốt
gần hai thập kỷ qua kể từ sau năm 1991 đã góp phần cải thiện, nâng cao hình ảnh
của Myanmar trên trường quốc tế, đặc biệt là hình ảnh về một quốc gia đã đạt được
những kết quả bước đầu về lộ trình dân chủ. Từ đầu thế kỷ XXI, Myanmar đã thực
hiện đa dạng hóa chính sách đối ngoại và quan tâm phát triển mối quan hệ với Ấn
Độ. Điều này có thể nhìn nhận như là một sự tìm kiếm của Myanmar trong đóng
góp của Ấn Độ cho phát triển kinh tế, an ninh và đặc biệt là sự ủng hộ về mặt chính
trị và vị thế quốc tế cho Myanmar. Gia tăng quan hệ với nước có nền dân chủ truyền
thống như Ấn Độ sẽ tạo điều kiện đảm bảo cho chính quyền quân sự Myanmar về
triển vọng của một nền dân chủ, mặt khác, có thể cân bằng quan hệ với hai nước
láng giềng lớn (Ấn Độ, Trung Quốc). Động thái này đã phản ánh nỗ lực của
Myanmar trong việc tìm kiếm quan hệ với các đối tác lớn nhằm giảm thiểu những
ảnh hưởng tiêu cực từ sự cô lập về chính trị mà Mỹ và phương Tây áp đặt với quốc
gia này. Chính mối quan hệ nước đôi với Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước có vai
trò, uy thế chính trị to lớn trên trường quốc tế - đã giúp chính quyền quân sự
Myanmar đứng vững trước đòn trừng phạt của phương Tây, làm giảm áp lực quốc
tế đối với các vấn đề dân chủ, nhân quyền trong nước. Bên cạnh đó, mối quan hệ
với Ấn Độ còn giúp Myanmar giảm bớt áp lực và sự phụ thuộc vào Trung Quốc,
đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước này.
Về mặt kinh tế, sau khi hai nước Ấn Độ và Myanmar chính thức thiết lập
quan hệ ngoại giao (năm 1948), Ấn Độ là nước có nhiều đóng góp trong việc xây
dựng và phát triển kinh tế của Myanmar. Tuy nhiên từ sau năm 1962, mối quan hệ
127
hai nước đã chuyển sang giai đoạn trì trệ, kém phát triển, tác động đến tình hình
kinh tế Myanmar. Mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar trên lĩnh vực kinh tế giai đoạn từ
đầu những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX diễn ra hết sức mờ nhạt.
Trong suốt gần ba thập kỷ (1962 - 1991), nền kinh tế Myanmar thiếu đi một đối tác
thương mại lớn của khu vực là Ấn Độ và ngày càng bị lệ thuộc vào Trung Quốc.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, với chính sách mở cửa hội nhập của chính
quyền quân sự Myanmar và sự cải thiện quan hệ Myanmar - Ấn Độ, nền kinh tế
Myanmar mới được đa dạng hoá. Nhờ đó, quan hệ kinh tế Ấn Độ - Myanmar có điều
kiện phát triển, mang lại lợi ích cho cả hai nước. Phát triển mối quan hệ nói chung và
hợp tác kinh tế nói riêng với Ấn Độ mang lại nhiều lợi ích và có tác động to lớn tới
kinh tế Myanmar. Đối với Myanmar, cả Ấn Độ và Trung Quốc (được xem là đối thủ
của nhau) đều tỏ ra rất hào phóng trong việc trợ giúp cho Myanmar phát triển kinh
tế. Chính quyền Myanmar trong một thời kỳ dài cũng đã khai thác tâm lý lo ngại lẫn
nhau của cả Trung Quốc và Ấn Độ để mặc cả những đòi hỏi và nhượng bộ, qua đó
đẩy Ấn Độ và Trung Quốc vào tình thế cạnh tranh nhau và Myanmar nghiễm nhiên
được lợi. Do đó, mặc dù bị lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ và các nước phương Tây và
bị liệt vào một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới nhưng chính quyền
Myanmar vẫn đứng vững là nhờ vào quan hệ với Trung Quốc và Ấn Độ và một số
nước khác trong khu vực. Ấn Độ hiện đang là một đối tác kinh tế quan trọng của
Myanmar, đặc biệt về thương mại. Đáng kể nhất là việc Ấn Độ luôn cấp các khoản
vốn ưu đãi hay dưới dạng tài trợ để đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho
Myanmar, giúp nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng vốn rất lạc hậu của nước này. Nhìn
chung, hợp tác với Ấn Độ trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và điều chỉnh dần
nền kinh tế sẽ giúp chính quyền Myanmar ổn định tình hình, nâng cao đời sống của
nhân dân. Việc Ấn Độ tham gia vào các ngành kinh tế của Myanmar, đặc biệt là
trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ và khí đốt, tạo ra một cuộc cạnh tranh giữa các nước
và mang lại một nguồn lợi ích to lớn cho Myanmar. Qua đó còn nâng cao vai trò của
nước này trong khu vực cũng như trên thế giới, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Về an ninh - quốc phòng, hợp tác với Ấn Độ, một quốc gia có tiềm năng
quân sự mạnh trong khu vực và trên thế giới sẽ giúp Myanmar có điều kiện và kinh
nghiệm để nâng cao khả năng tác chiến cho quân đội thông qua các cuộc tập trận
128
chung, phối hợp tác chiến giữa quân đội hai nước ở khu vực biên giới... Ngoài ra,
hàng năm Ấn Độ còn mở các khoá đào tạo sĩ quan quân đội cho Myanmar tại các
học viện quân sự của nước này, góp phần to lớn trong việc cải thiện nền an ninh -
quốc phòng Myanmar. Từ năm 1997, EU và Mỹ đã ban hành lệnh cấm vận vũ khí
đối với Myanmar, trong khi Myanmar đang chống lại sự nổi dậy của các nhóm sắc
tộc trong nước. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ trở thành một trong hai nước chủ chốt
cung cấp vũ khí cho Myanmar từ khi hai nước chính thức nối lại quan hệ đã làm
giảm sức ép quốc tế cũng như tác dụng việc cấm vận vũ khí của Mỹ và EU đối với
Myanmar. Chính quyền quân sự Myanmar đã tận dụng nguồn vũ khí của Ấn Độ
cung cấp để tiêu diệt các lực lượng chống đối trong nước, giải quyết phần nào việc
buôn bán ma túy - vấn nạn quốc gia qua khu vực biên giới hai nước.
5.3.3. Đối với khu vực
Có thể nói cho đến thời điểm nghiên cứu, quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 -
2011) đã đạt được những lợi ích đáng kể đối với khu vực. Việc tăng cường các cơ
chế đối thoại song phương giữa Ấn Độ và Myanmar trong hơn một thập kỷ qua đã
mở ra khả năng xây dựng một liên minh chiến lược mạnh mẽ ở phía Đông. Cả
Myanmar và Ấn Độ đều chia sẻ mối quan tâm đến an ninh chung dọc biên giới hai
nước. Vì vậy, một sự gia tăng phụ thuộc về kinh tế và an ninh giữa hai nước có thể
mở ra một môi trường an toàn và thân thiện trong khu vực. Đặc biệt, hợp tác quốc
phòng an ninh Ấn Độ - Myanmar có tác động rất lớn đến an ninh, hòa bình, thịnh
vượng của khu vực và thế giới (nạn buôn bán ma túy, vũ khí, khủng bố, buôn lậu...
sẽ bị hạn chế và được kiểm soát có hiệu quả hơn). Nhưng mặt khác, những biện
pháp chiến lược của Ấn Độ và Trung Quốc tại Myanmar sẽ trở thành điểm nóng
đầy tiềm ẩn giữa Ấn Độ và Trung Quốc vì hai nước đều là các cường quốc hạt
nhân. Một nước Myanmar hòa bình và ổn định trong xu thế hiện nay sẽ có thể đảo
ngược thế đối đầu giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong nhiều vấn đề chiến lược. Ấn
Độ sẽ hài lòng khi Trung Quốc rút dần sự trợ giúp quân sự cho Myanmar. Tuy
nhiên, hiện vẫn còn nhiều thách thức hơn nữa giữa Ấn Độ và Trung Quốc chẳng
hạn như những mối đe dọa an ninh phi truyền thống và sự nổi dậy của các lực lượng
biên giới hai nước... Từ khi Myanmar trở thành thành viên của ASEAN, những lo
ngại của Ấn Độ trong việc nước này trở thành vệ tinh của Trung Quốc đã giảm dần.
129
Phát triển mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar sẽ góp phần to lớn trong việc thúc
đẩy sự ổn định khu vực, thúc đẩy và nâng cao vai trò của tổ chức ASEAN. Các
nước ASEAN luôn kỳ vọng vào chính sách can dự của Ấn Độ đối với các vấn đề
của Myanmar và đã nhiều lần vận động Ấn Độ đưa ra lập trường chung, gây sức ép
với chính quyền quân sự Myanmar về các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Trong
một thời gian dài, Myanmar đã làm giảm lòng tin của các nước ASEAN, khiến cho
mối quan hệ giữa Myanmar và ASEAN có dấu hiệu rạn nứt. Myanmar cũng nhiều
lần bất mãn với các lời chỉ trích của ASEAN về tình hình nhân quyền và một số vấn
đề nội bộ khác. ASEAN bị cộng đồng quốc tế, nhất là các tổ chức nhân quyền nhiều
lần gây sức ép về tình trạng nhân quyền và mất dân chủ ở Myanmar. Việc một quốc
gia có nền dân chủ truyền thống như Ấn Độ thực hiện chính sách “can dự mang
tính xây dựng” hay “can dự tích cực” đối với Myanmar từ đầu những năm 90 của
thế kỷ XX đã góp phần to lớn trong việc hỗ trợ ASEAN giải quyết các vấn đề của
Myanmar, điều này được thể hiện rất rõ qua phát biểu của Ngoại trưởng Indonesia
H. Wirayuda: “Vấn đề Myanmar là một vấn đề phức tạp đối với ASEAN, chúng tôi
phải thừa nhận điều đó nhưng chúng ta không nên coi đó chỉ là gánh nặng đối với
khu vực ASEAN. Vẫn còn những nước lớn khác có ảnh hưởng đáng kể đó là Trung
Quốc và Ấn Độ. Hai nước này có thể thúc đẩy dân chủ ở Myanmar” [38, tr. 5].

Tiểu kết chương


Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tiến trình của mối quan hệ Ấn Độ -
Myanmar giai đoạn 1962 - 2011, chương này tập trung trình bày, luận giải những
thành tựu, hạn chế trong quan hệ hai nước, đồng thời rút ra một số nhận xét về đặc
điểm đánh giá tác động của mối quan hệ này. Có thể khẳng định, quan hệ Ấn Độ -
Myanmar từ năm 1962 đến năm 2011 diễn biến phức tạp, thăng trầm nhưng đã đạt
được nhiều thành tựu khả quan trên các lĩnh vực chủ yếu: Chính trị - ngoại giao,
kinh tế, an ninh - quốc phòng và hợp tác đa phương (nhất là trong giai đoạn 1992 -
2011). Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn còn tồn tại một số hạn chế và khó khăn nhất
định. Về chính trị - ngoại giao, quan hệ Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1962 - 2011
vẫn còn thiếu tính nhất quán và ổn định, nhất là trong những năm 1962 - 1991. Về
kinh tế, quan hệ hai nước từ năm 1962 đến năm 1991 diễn ra hết sức hạn chế. Trong
130
giai đoạn 1992 - 2011, quan hệ thương mại giữa Myanmar với Ấn Độ vẫn còn ở
mức khiêm tốn so với thương mại giữa Myanmar với Trung Quốc và một số nước
Đông Nam Á khác, cụ thể là nước láng giềng Thái Lan. Hoạt động đầu tư chủ yếu
mang tính một chiều về phía Ấn Độ. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1962 -
1991 trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng hầu như vắng bóng cho đến thập niên đầu
thế kỷ XXI và vẫn chưa thể so sánh được với hợp tác an ninh - quốc phòng Trung
Quốc - Myanmar. Quan hệ an ninh - quốc phòng giữa Ấn Độ và Myanmar vẫn còn
nhiều thách thức khó đoán định do những biến động của nhân tố quốc tế và trong
nước, đặc biệt nhất là vấn đề an ninh biên giới. Ngoài ra, nhân tố Trung Quốc cũng
là một thách thức nữa mà quan hệ Ấn Độ - Myanmar luôn phải đối mặt. Đây là
nhân tố vừa cản trở lại vừa thúc đẩy mối quan hệ phát triển.
Từ việc nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011), nội dung
chương này đã đưa ra một số đặc điểm chủ yếu của mối quan hệ này. Thứ nhất,
quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) diễn ra phức tạp, có thăng trầm nhưng
chưa bao giờ bị đứt đoạn. Thứ hai, quan hệ Ấn Độ - Myanmar là mối quan hệ giữa
hai quốc gia đang phát triển cùng theo đuổi chính sách trung lập và không liên kết.
Thứ ba, quan hệ Ấn Độ - Myanmar diễn tiến theo hướng điều chỉnh, mở rộng phạm
vi hợp tác, phát triển gắn liền với xu thế hội nhập khu vực, hoà bình, phát triển của
thế giới sau Chiến tranh lạnh. Thứ tư, quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)
chịu sự tác động thường xuyên và mạnh mẽ bởi nhân tố Trung Quốc. Đây là nhân tố
vừa cản trở lại vừa thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Thứ năm, quan hệ Ấn Độ -
Myanmar (1962 - 2011) luôn bị chi phối bởi vấn đề dân chủ ở Myanmar
Bên cạnh đó, nội dung chương này cũng phân tích những tác động của quan
hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) đối với hai nước và khu vực trên các lĩnh vực
chủ yếu: Chính trị - ngoại giao, kinh tế và an ninh - quốc phòng. Ngoài ra, những
thành tựu khá toàn diện của quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong giai đoạn nói trên cũng
tác động có lợi đến các nước ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, góp phần tạo một
môi trường hoà bình, an ninh trong khu vực. Mặc dù vẫn còn những khó khăn và hạn
chế, nhưng quan hệ hai nước đầu thế kỷ XXI vẫn diễn tiến theo xu hướng thuận lợi,
toàn diện hơn, góp phần đáng kể cho sự phát triển của mỗi nước và khu vực.

131
KẾT LUẬN

Từ cơ sở địa - chính trị, lịch sử, văn hóa, tôn giáo... và tác động của những
nhân tố quốc tế, khu vực cũng như những chuyển biến nội tình hai nước, quan hệ
Ấn Độ - Myanmar đã được hình thành và phát triển. Trong những năm 1886 - 1937,
Myanmar đã từng là một phần lãnh thổ của Ấn Độ thuộc Anh. Phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc, đòi tự do dân chủ ở Ấn Độ đã lan rộng sang nước láng giềng
Myanmar. Có thể nói, những mối liên hệ về chính trị, văn hóa, tôn giáo, xã hội của
Ấn Độ và Myanmar trong quá khứ đã đặt cơ sở cho quan hệ hai nước trong hiện tại.
1. Quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar từ năm 1962 đến năm 2011 trải qua hai
giai đoạn thăng trầm khác nhau và mang những nét riêng biệt: 1962 - 1991 và 1992
- 2011. Trước đó, quan hệ hai nước từ sau khi giành độc lập (năm 1948) đến trước
năm 1962 nhìn chung là hữu nghị và thân thiện. Năm 1962, chế độ quân sự được
thiết lập ở Myanmar đã tác động xấu đến sự tiến triển quan hệ song phương của hai
nước. Ấn Độ và Myanmar trải qua thời kỳ “băng giá” kéo dài do những bất đồng
trong đối ngoại. Mối quan hệ này từ năm 1962 đến năm 1991 diễn ra chủ yếu trên
lĩnh vực chính trị - ngoại giao, các lĩnh vực khác hạn chế và mờ nhạt. Cho đến trước
năm 1988, Ấn Độ vẫn duy trì chính sách hợp tác, giúp đỡ Myanmar ở nhiều cấp độ
khác nhau. Tuy nhiên từ sau sự kiện “8888”, mối quan hệ hai nước bị rơi xuống
điểm thấp nhất. Ấn Độ đã thay đổi chính sách đối với Myanmar, từ thái độ hợp tác
chuyển sang lên án mạnh mẽ những hành động vi phạm nhân quyền của chính phủ
quân sự đối với những người đấu tranh cho nền dân chủ của Myanmar. Đến đầu
những năm 90 của thế kỷ XX, quan hệ hai nước bắt đầu được cải thiện. Mặc dù lực
lượng quân sự vẫn nắm quyền ở Myanmar nhưng tư tưởng lúc bấy giờ đã cởi mở
hơn, dân chủ hơn và có xu hướng mở rộng đối thoại với các nước, trong đó có Ấn
Độ. Sự xích lại gần nhau giữa Ấn Độ và Myanmar trong những năm 80 - 90 của thế
kỷ XX đã đặt nền tảng cho sự phát triển quan hệ hai nước giai đoạn tiếp sau.
2. Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh (1992 - 2011), quan hệ Ấn Độ -
Myanmar phát triển mạnh dưới những tác động của sự điều chỉnh chính sách đối
ngoại hai nước và sự cộng hưởng của bối cảnh quốc tế, khu vực mới. Mối quan hệ
132
này được phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu của giai đoạn trước nhưng
thay vì trước đây chủ yếu hợp tác trên lĩnh vực chính trị, thì từ những năm 1992 -
2011 đã phát triển toàn diện, khởi sắc và tốt đẹp trên nhiều mặt cả về bề rộng lẫn
chiều sâu. Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Ấn Độ và Myanmar được thể hiện đa
dạng, phong phú thông qua các cuộc hội đàm của lãnh đạo hai nước; các cuộc gặp
gỡ cấp cao, cấp lãnh đạo địa phương cùng các hình thức ngoại giao khác như ngoại
giao nhân dân... với các cơ chế song phương, đa phương... Các hiệp định, hiệp ước,
các tuyên bố, thông cáo và các loại văn bản khác đã được ký kết từ hai phía đã tạo
nền tảng pháp lý và là cơ sở định hướng cho những hoạt động trên các lĩnh vực
khác: Thương mại, đầu tư, năng lượng, an ninh - quốc phòng... Nếu quan hệ Ấn Độ
- Myanmar về chính trị - ngoại giao được tiếp nối giai đoạn trước thì quan hệ kinh
tế đặc biệt khởi sắc từ sau năm 1992, bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể
cho sự phát triển của hai nước. Trong giai đoạn 1992 - 2011, quan hệ Ấn Độ -
Myanmar đã có những điều chỉnh mới nhằm vươn tới đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện và mở rộng hơn trong các cơ chế đa phương. Mối quan hệ giữa hai nước
càng có điều kiện phát triển nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh của
nhau. Về an ninh - quốc phòng, quan hệ Ấn Độ - Myanmar diễn ra tốt đẹp, ngày
càng được mở rộng về nhiều phương diện: Các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước
về quân sự, an ninh biên giới, chống buôn lậu, chuyển giao vũ khí cũng như hỗ trợ
đào tạo quân đội hoặc tập trận chung... Ngoài ra, từ sau năm 1992, quan hệ Ấn Độ -
Myanmar còn chịu tác động của chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá, nhiều tầng
nấc của các tổ chức quốc tế, khu vực. Do vậy, quan hệ hai nước không chỉ diễn ra
song phương mà còn phát triển trong cơ chế hợp tác đa phương (BIMSTEC, MGC,
ARF, SAARC...). Trong những năm 1992 - 2011, quan hệ Ấn Độ - Myanmar đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, mang lại lợi ích không chỉ cho hai
nước mà còn đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực.
3. Bên cạnh đó, trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011), nhân tố
Trung Quốc luôn tác động thường xuyên và liên tục. Trung Quốc là một nước lớn ở
châu lục có biên giới liền kề với cả hai nước Ấn Độ và Myanmar. Trung Quốc có
mối quan hệ mật thiết với Myanmar từ trong những năm Chiến tranh lạnh, là một
đối tác thương mại lớn nhất và là nơi hậu thuẫn vững chắc giúp chế độ quân sự
133
Myanmar đứng vững trước các lệnh cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây, lệnh
trừng phạt của Liên Hợp Quốc về các vụ đàn áp dân chủ và vi phạm nhân quyền
trong nước. Sự suy giảm trong quan hệ giữa Ấn Độ với Myanmar (nhất là từ năm
1962 trở đi) đã góp phần đẩy Myanmar lại gần hơn với Trung Quốc, đến mức gần
như là quan hệ anh em. Những phân tích trên cho thấy Ấn Độ sẽ phải tiếp tục tìm
mọi cách để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, xác lập vị thế của Ấn Độ ở
Myanmar nói riêng và khu vực nói chung. Về phía Myanmar, giới cầm quyền cũng
đã sớm nhận thấy họ cần Ấn Độ để giảm bớt sự quá lệ thuộc vào Trung Quốc và mở
rộng chính sách đối ngoại đa phương nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho đất nước.
4. Trong gần nửa thế kỷ của mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011),
mặc dù vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn nhất định nhưng hai nước đã đạt
được nhiều thành quả đáng ghi nhận trong các lĩnh vực hợp tác cụ thể: Chính trị -
ngoại giao, kinh tế và an ninh quốc phòng theo cơ chế song phương và cả đa
phương. Quan hệ giữa Ấn Độ với Myanmar (1962 - 2011) mang nhiều đặc điểm
riêng biệt gắn liền với sự thăng trầm trong tiến trình hợp tác giữa hai nước. Mối
quan hệ này cũng đã có tác động to lớn đến Ấn Độ và Myanmar cũng như tình hình
an ninh khu vực Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
5. Dựa trên việc phân tích quan hệ hai nước trong những năm gần đây, dưới
tác động của xu thế hội nhập trong quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại đa dạng
hoá, đa phương hoá của Ấn Độ và Myanmar, có thể thấy mối quan hệ hai nước vào
thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đang diễn tiến theo chiều hướng tốt đẹp. Mặc dù
còn tồn tại không ít khó khăn, trở ngại (vấn đề an ninh khu vực biên giới, tội phạm
ma tuý, sự lôi kéo của Trung Quốc...), quan hệ Ấn Độ - Myanmar vẫn phát triển
trên cơ sở nền tảng vững chắc, ngày càng đóng góp cho lợi ích và nâng cao vị thế
của hai nước ở khu vực và quốc tế, thúc đẩy quan hệ song phương bước sang một
thời kỳ tốt đẹp hơn trong những năm tiếp theo.

134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Tuấn Bình (2013), “Hợp tác năng lượng giữa Ấn Độ và Trung Quốc
(2001 - 2010) - Thành tựu và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ
và Châu Á, số 05 (06), ISSN 0866-7314, tr. 30-42.
2. Hoàng Thị Minh Hoa, Nguyễn Tuấn Bình (2014), “Chính sách của Ấn Độ đối
với Đông Bắc Á đầu thế kỷ XXI - Những thành tựu và một số vấn đề gay cấn”,
Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 01 (14), ISSN 0866-7314, tr. 27-42.
3. Hoàng Thị Minh Hoa, Nguyễn Tuấn Bình (2014), “Myanmar trong chính sách
tái cân bằng của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương”, Tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á, số 02 (167), ISSN 0868-2739, tr. 35-41.
4. Nguyễn Tuấn Bình, Đoàn Thị Hương Thảo (2014), “Kinh tế Miến Điện thời kỳ
thuộc Anh (1886 - 1948)”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cán bộ trẻ các trường Đại
học Sư phạm toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 57-66.
5. Hoang Thi Minh Hoa, Nguyen Tuan Binh (2014), “Myanmar in India’s Look
East Policy”, Proceedings of the 3rd International Conference on Language,
Society, and Culture in Asian Contexts (LSCAC 2014) on “Asian Dynamics:
Prospects and Challenges”, Mahasarakham University, Thailand, p. 561-568.
6. Nguyễn Tuấn Bình (2015), “Đông Bắc Á trong chính sách “hướng Đông” của
Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI: Một số vấn đề đặt ra”, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học quốc tế “Điều chỉnh chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ trong bối
cảnh mới”, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Hà Nội, tr. 184-201.
7. Nguyễn Tuấn Bình (2015), “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối
với Trung Quốc trong hai thập niên sau Chiến tranh lạnh (1991 - 2011)”, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ
V, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 267-275.
8. Nguyễn Tuấn Bình (2015), “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong hai thập niên sau
Chiến tranh lạnh: Thành tựu và tác động”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu
Á, số 6 (31), ISSN 0866-7314, tr. 01-12.
135
9. Nguyễn Tuấn Bình (2016), “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong lĩnh vực dầu khí
những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 03 (192),
ISSN 0868-2739, tr. 10-16.
10. Lê Văn Anh, Hoàng Thị Minh Hoa (đồng chủ biên), Bùi Thị Thảo, Nguyễn
Tuấn Bình (2016), Quan hệ quốc tế thời hiện đại, Nxb. Đại học Huế, Huế.
11. Nguyễn Tuấn Bình (2016), “Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ và tác động
của nó đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí
Khoa học Đại học Huế, tập 125, số 11, ISSN 1859-1388, tr. 5-16.
12. Nguyễn Tuấn Bình (2017), “Quan hệ an ninh - chính trị giữa Ấn Độ và
Myanmar (1948 - 1991)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học
Khoa học - Đại học Huế, tập 9, số 2, ISSN 2354-0850, tr. 85-97.
13. Nguyễn Tuấn Bình (2017), “Hợp tác thương mại và đầu tư giữa Ấn Độ với
Myanmar trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Trẻ
2017, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Nxb. Thông tin và Truyền
thông, Chi nhánh thành phố Đà Nẵng, tr. 146-154.
14. Đặng Văn Chương, Nguyễn Tuấn Bình (2017), “Chính sách đối ngoại của Ấn
Độ đối với Myanmar giai đoạn 1962 - 1992: Từ Chủ nghĩa lý tưởng đến Chủ
nghĩa hiện thực”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11 (212), ISSN 0868-
2739, tr. 3-10.

136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


1. Lê Văn Anh, Hoàng Thị Minh Hoa (đồng chủ biên), Bùi Thị Thảo, Nguyễn
Tuấn Bình (2016), Quan hệ quốc tế thời hiện đại, Nxb. Đại học Huế, Huế.
2. Lê Thế Cường (2011), “Đường lối không liên kết của Ấn Độ: nhận thức từ
hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác Ấn Độ - Liên Xô năm 1971”, Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, số 1, tr. 43-48.
3. Lê Thế Cường, Phan Thị Châu (2016) “Quan hệ thương mại và đầu tư giữa
Ấn Độ và Myanmar từ năm 2010 đến 2015”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam
Á, số 7, tr. 53-58.
4. Nguyễn Duy Dũng (chủ biên, 2013), Myanmar: Cuộc cải cách vẫn đang tiếp
diễn, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
5. Đàm Thị Đào (2015), “Chính sách đối ngoại trung lập của Miến Điện giai
đoạn 1962 - 1988”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5, tr. 14-22.
6. Đàm Thị Đào (2015), “Quan hệ đối ngoại của Myanmar với Trung Quốc giai
đoạn 1988 - 2003”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr. 15-21.
7. Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam (2001), Lịch sử quan hệ quốc tế (1945 -
1990), Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.
8. Đỗ Đức Định (1999), 50 năm kinh tế Ấn Độ, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
9. Lê Thị Quí Đức (2014), “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1947 - 1962”,
Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 7, tr. 40-49.
10. Daniel George Edward Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, (bản dịch của Bùi
Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hương, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Tùng,
Đoàn Thắng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Văn Trung Hiếu (2013), “Cải cách và mở cửa ở Myanmar”, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 5, tr. 24-31.
12. Hoàng Thị Minh Hoa (2009), “Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và tác
động của nó tới quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế
và chính trị thế giới, số 9, tr. 3-9.
137
13. Hoàng Thị Minh Hoa (2012), “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông
Nam Á giai đoạn 1991 - 2010 và tác động của nó”, Tạp chí Những vấn đề
kinh tế và chính trị thế giới, số 1, tr. 49-59.
14. Hoàng Thị Minh Hoa, Lê Thị Quí Đức (2013), “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar
giai đoạn 1962 - 2000”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Huế, số 1 (25), tr. 47-55.
15. Hoàng Thị Minh Hoa, Phạm Văn Mười (2012), “Myanmar trong chính sách
của Trung Quốc thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí
Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 2, tr. 66-76.
16. Nguyễn Cảnh Huệ (1998), “Tìm hiểu tư tưởng hoà bình trong chính sách đối
ngoại của nước Cộng hoà Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3, tr. 59-65.
17. Nguyễn Quốc Hùng (2011), “Ấn Độ với Phong trào Không liên kết”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr. 24-30.
18. Trần Khánh (2002), “Vị thế địa - chính trị Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ
XXI”, Tạp chí Cộng sản, số 21, tr. 60-64.
19. Trần Khánh (2012), “Cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ
ở Myanmar: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4, tr.
131-154.
20. Trần Thị Lý (chủ biên, 2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ
từ 1991 đến 2000, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
21. Phạm Bình Minh (chủ biên, 2012), Cục diện thế giới đến 2020, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Vũ Dương Ninh (chủ biên, 1995), Lịch sử Ấn Độ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
23. Lương Ninh (chủ biên), Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh (2005), Lịch sử
Đông Nam Á, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
24. Ngô Minh Oanh (2005), “Tư tưởng không liên kết ở Ấn Độ từ Jawaharlal
Nehru đến Indira Gandhi”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2, tr. 52-59.
25. Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý (đồng chủ biên, 1997), Ấn Độ xưa và nay, Nxb.
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
26. Chu Công Phùng (chủ biên, 2011), Myanmar - Lịch sử và hiện tại, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
138
27. Lê Văn Sang (chủ biên, 2005), Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên đầu
thế kỷ XXI, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
28. Mẫn Huyền Sâm (2013), “Cải cách dân chủ ở Myanmar: Nguyên nhân và tác
động”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, tr. 72-77.
29. Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Du (2006), Chiến lược đối ngoại của các
nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Nguyễn Trường Sơn (2015), Hướng về phía Đông - Một chiến lược lớn của
Ấn Độ, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
31. Đào Tuấn Thành (2013), ““Lộ trình dân chủ bảy bước” và quá trình dân chủ
hoá ở Myanmar”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr. 3-16.
32. Tôn Sinh Thành (2001), “Vài suy nghĩ về tư duy đối ngoại của Ấn Độ”, Tạp
chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, tr. 46-49.
33. Vũ Quang Thiện (1997), Quá trình phát triển của Myanmar, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
34. Vũ Quang Thiện (2005), Lịch sử Myanmar, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
35. Thông tấn xã Việt Nam (2004), “New Delhi xích lại gần chính quyền quân
sự Myanmar”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 25/4/2004.
36. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Ấn Độ nối nhịp cầu với Myanmar”, Tài liệu
tham khảo đặc biệt, (98).
37. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Ấn Độ gia tăng sức ép với Myanmar”, Tài
liệu tham khảo đặc biệt, (155).
38. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “ASEAN: Trung Quốc, Ấn Độ cần sử dụng
đòn bẩy kinh tế đối với Myanmar”, Tin tham khảo thế giới, ngày 21/4/2006.
39. Thông tấn xã Việt Nam (2007), “Myanmar trong chính sách đối ngoại của
Ấn Độ”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, 24/1/2007.
40. Thông tấn xã Việt Nam (2008), “Chính sách của Ấn Độ đối với Mianma”,
Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 21/6/2008.
41. Thông tấn xã Việt Nam (2008), “Myanmar tăng cường hợp tác khai thác dầu
mỏ với nước ngoài”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 16/7/2008.

139
42. Trần Nam Tiến (chủ biên, 2016), Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh
quốc tế mới, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh.
43. Lê Nguyễn Hương Trinh (2005), Chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kỳ cải
cách, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Võ Xuân Vinh (2009), “Một số nội dung cơ bản trong chính sách hướng
Đông của Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10, tr. 55-61.
45. Võ Xuân Vinh (2011), ASEAN trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ,
Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
46. Võ Xuân Vinh (chủ biên, 2015), Biến đổi chính trị, kinh tế ở Myanmar từ 2011
đến nay: Bối cảnh, nội dung và tác động, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
47. Mohit Anand (2009), “India - ASEAN Relations: Analysing Regional
Implications”, IPCS Special Report, No. 72, Institute of Peace and Conflict
Studies, New Delhi, India, p. 1-12.
48. Azman Ayob (2015), “Myanmar in India’s Intertwined Idealism - Realism
Foreign Policy: A “Modified Structuralism” Perspective”, Journal of
Management Research, Volume 7, No. 2, Macrothink Institute, United
States, p. 46-54.
49. Avtar Singh Bhasin (2010), India’s Foreign Relations - 2009 Documents,
Geetika Publishers, New Delhi, India.
50. Avtar Singh Bhasin (2011), India’s Foreign Relations - 2010 Documents,
Geetika Publishers, New Delhi, India.
51. Avtar Singh Bhasin (2012), India’s Foreign Relations - 2011 Documents,
Geetika Publishers, New Delhi, India.
52. Rajiv Bhatia (2016), India - Myanmar Relations: Changing Contours,
Routledge Taylor & Francis Group, New Delhi, India.
53. Srinjoy Bose (2007), “Energy Politics: India - Bangladesh - Myanmar
Relations”, IPCS Special Report, No. 45, Institute of Peace and Conflict
Studies, New Delhi, India, p. 1-5.

140
54. Varigonda Kesava Chandra (2013), “India’s Struggle for Myanmar’s
Energy”, FPRC Journal 2013, No. 3, Foreign Policy Research Centre, New
Delhi, India, p. 240-248.
55. Li Chenyang (2012), “China - Myanmar Comprehensive Strategic
Cooperative Partnership: A Regional Threat?”, Journal of Current Southeast
Asian Affairs, Volume 31, No. 1, GIGA German Institute of Global and Area
Studies, Institute of Asian Studies and Hamburg University Press, Germany,
p. 53-72.
56. Priscilla Clapp (2007), Building Democracy in Burma, The United States
Institute of Peace, Washington, DC.
57. Constituent Assembly of India, Government of India (1949), The
Constitution of India 1949, The Gazette of India Extraordinary, November
26th, India.
58. Prabir De, Jayanta Kumar Ray (2013), India - Myanmar Connectivity: Current
Status and Future Prospects, KW Publishers Pvt Ltd, New Delhi, India.
59. Konsam Shakila Devi (2014), “Myanmar under the Military Rule 1962 -
1988”, International Research Journal of Social Sciences, Volume 3, India,
p. 46-50.
60. Renaud Egreteau (2003), “India and Burma/Myanmar Relations: From
Idealism to Realism”, Conference Room I, India International Center, New
Delhi, India, p. 1-15.
61. Renaud Egreteau (2008), “India’s Ambitions in Burma: More Frustration
than Success?”, Asian Survey, Volume XLVIII, No. 6, University of
California Press, p. 936-957.
62. Hongwei Fan (2011), “China’s “Look South”: China - Myanmar Transport
Corridor”, Ritsumeikan International Affairs, Volume 10, Kyoto, Japan, p. 43-65.
63. Hector Florento, Maria Isabela Corpuz (2014), “Myanmar: The Key Link
between South Asia and Southeast Asia”, ADBI Working Paper, No. 506,
Asian Development Bank Institute, Japan, p. 3-29.

141
64. Lixin Geng (2007), “Sino - Myanmar Relations: Analysis and Prospects”,
Culture Mandala: The Bulletin of the Centre for East-West Cultural and
Economic Studies, Volume 7, Issue 2, Article 1, p. 1-15.
65. Baladas Ghoshal (2007), “Some New Thoughts on India’s Look East
Policy”, IPCS Issue Brief, No. 54, Institute of Peace and Conflict Studies,
New Delhi, India, p. 1-4.
66. Pierre Gottschlich (2015), “New Developments in India - Myanmar Bilateral
Relations?”, Journal of Current Southeast Asian Affairs, Volume 34, No. 2,
GIGA German Institute of Global and Area Studies, Institute of Asian
Studies and Hamburg University Press, Germany, p. 139-163.
67. Y.D. Gundevia (1984), Outside the Archives, Sangam Books Pvt.Ltd,
Hyderabad, India.
68. Ranjit Gupta (2013), “China, Myanmar and India: A Strategic Perspective”,
Indian Foreign Affairs Journal, Volume 8, No. 1, New Delhi, India, p. 80-92.
69. Jurgen Haacke (2006), Myanmar’s Foreign Policy: Domestic Influences and
International Implications, Adelphi Paper 381, The International Institute for
Strategic Studies, London, England.
70. Daniel George Edward Hall (1950), Burma, Hutchinson University Library,
London, England.
71. Thongkholal Haokip (2011), “India's Look East Policy: Its Evolution and
Approach”, South Asian Survey, 18 (2), p. 239-257.
72. Zhao Hong (2008), “China and India’s Competitive Relations with
Myanmar”, ICS Working Paper No. 2008-7, Institute of China Studies,
University of Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia, p. 1-15.
73. Zhao Hong (2011), “China - Myanmar Energy Cooperation and Its Regional
Implications”, Journal of Current Southeast Asian Affairs, Volume 30, No.
4, GIGA German Institute of Global and Area Studies, Institute of Asian
Studies and Hamburg University Press, Germany, p. 89-109.
74. Richard Horsey (2008), “The Dramatic Events of 2007 in Myanmar:
Domestic and International Implications”, in Dictatorship, Disorder and

142
Decline in Myanmar, edited by Monique Skidmore, Trevor Wilson, ANU E
Press, The Australian National University, Australia, p. 13-28.
75. Lindsay Hughes (2013), “Principles, Pragmatism, and Pipelines: The
Evolution of India’s Myanmar Policy”, FPRC Journal 2013, No. 3, Foreign
Policy Research Centre, New Delhi, India, p. 249-259.
76. “India, Myanmar Sign Four Economic Cooperation Agreements”, Bridges
Weekly Trade News Digest, Volume 12, No. 24, International Centre for
Trade and Sustainable Development, 2 July 2008.
77. International Crisis Group (2001), Myanmar: The Military Regime’s View of
the World, ICG Asia Report No. 28, Bangkok/Brussels.
78. Fukunari Kimura, So Umezaki (2011), ASEAN - India Connectivity: The
Comprehensive Asia Development Plan, Phase II, ERIA Research Project
Report 2010, No. 7, Economic Research Institute for ASEAN and East Asia,
Jakarta, Indonesia.
79. Toshihiro Kudo (2008), “Myanmar’s Economic Relations with China: Who
Benefits and Who Pays?”, in Dictatorship, Disorder and Decline in
Myanmar, edited by Monique Skidmore, Trevor Wilson, ANU E Press, The
Australian National University, Australia, p. 87-109.
80. C.S. Kuppuswamy (2013), “India - Myanmar Economic Relations”, FPRC
Journal 2013, No. 3, Foreign Policy Research Centre, New Delhi, India, p.
183-189.
81. Marie Lall (2008), “India - Myanmar Relations - Geopolitics and Energy in
Light of the New Balance of Power in Asia”, ISAS Working Paper, No. 29,
Institute of South Asian Studies, National University of Singapore, p. 1-35.
82. Hank Lim, Yasuhiro Yamada (2014), Myanmar’s Integration with Global
Economy: Outlook and Opportunities, BRC Research Report No. 13,
Bangkok Research Center, IDE-JETRO, Bangkok, Thailand.
83. Bertil Lintner (1998), “Burma and Its Neighbours”, in Indian and Chinese
Foreign Policies in Comparative Perspective, edited by Surjit Mansingh,
Radiant Publishers, New Delhi, India, p. 225-259.

143
84. Barbara D. Metcalf, Thomas R. Metcalf (2006), A Concise History of
Modern India (2nd edition), Cambridge University Press, England.
85. Ministry of External Affairs, Government of India (1951), Annual Report
1950 - 1951, Policy Planning and Research Division, Ministry of External
Affairs, New Delhi, India.
86. Ministry of External Affairs, Government of India (1962), Annual Report
1961 - 1962, Policy Planning and Research Division, Ministry of External
Affairs, New Delhi, India.
87. Ministry of External Affairs, Government of India (1963), Annual Report
1962 - 1963, Policy Planning and Research Division, Ministry of External
Affairs, New Delhi, India.
88. Ministry of External Affairs, Government of India (1966), Annual Report
1965 - 1966, Policy Planning and Research Division, Ministry of External
Affairs, New Delhi, India.
89. Ministry of External Affairs, Government of India (1969), Annual Report
1968 - 1969, Policy Planning and Research Division, Ministry of External
Affairs, New Delhi, India.
90. Ministry of External Affairs, Government of India (1970), Annual Report
1969 - 1970, Policy Planning and Research Division, Ministry of External
Affairs, New Delhi, India.
91. Ministry of External Affairs, Government of India (1977), Annual Report
1976 - 1977, Policy Planning and Research Division, Ministry of External
Affairs, New Delhi, India.
92. Ministry of External Affairs, Government of India (1979), Annual Report
1978 - 1979, Policy Planning and Research Division, Ministry of External
Affairs, New Delhi, India.
93. Ministry of External Affairs, Government of India (1980), Annual Report
1979 - 1980, Policy Planning and Research Division, Ministry of External
Affairs, New Delhi, India.

144
94. Ministry of External Affairs, Government of India (1981), Annual Report
1980 - 1981, Policy Planning and Research Division, Ministry of External
Affairs, New Delhi, India.
95. Ministry of External Affairs, Government of India (1985), Annual Report
1984 - 1985, Policy Planning and Research Division, Ministry of External
Affairs, New Delhi, India.
96. Ministry of External Affairs, Government of India (1987), Annual Report
1986 - 1987, Policy Planning and Research Division, Ministry of External
Affairs, New Delhi, India.
97. Ministry of External Affairs, Government of India (1988), “Agreement
between the Republic of India and the Socialist Republic of the Union of
Burma on the Delimitation of the Maritime Boundary in the Andaman Sea,
in the Coco Channel and in the Bay of Bengal”, The Gazette of India
Extraordinary, Part II, Section 3, No. 223, April 26, p. 1145-1151.
98. Ministry of External Affairs, Government of India (1988), Annual Report
1987 - 1988, Policy Planning and Research Division, Ministry of External
Affairs, New Delhi, India.
99. Ministry of External Affairs, Government of India (1996), Annual Report
1995 - 1996, Policy Planning and Research Division, Ministry of External
Affairs, New Delhi, India.
100. Ministry of External Affairs, Government of India (2008), Annual
Report 2007 - 2008, Policy Planning and Research Division, Ministry of
External Affairs, New Delhi, India.
101. Ministry of Information, Government of Myanmar (2008),
Constitution of the Republic of the Union of Myanmar (2008), Printing &
Publishing Enterprise, Myanmar.
102. Minority Rights Group (1992), The Chinese of South-East Asia,
Manchester Free Press, England.
103. C. Raja Mohan (2013), “India’s Security Cooperation with Myanmar:
Prospect and Retrospect”, ISAS Working Paper, No. 166, Institute of South
Asian Studies, National University of Singapore, p. 1-12.
145
104. S.D. Muni (2011), “India’s “Look East” Policy: The Strategic
Dimension”, ISAS Working Paper, No. 121, Institute of South Asian Studies,
National University of Singapore, p. 1-25.
105. Thant Myint-U (2011), Where China Meets India: Burma and the
New Crossroads of Asia, Farrar, Straus and Giroux, New York.
106. Maung Aung Myoe (2006), “Regionalism in Myanmar’s Foreign
Policy: Past, Present, and Future”, ARI Working Paper, No. 73, Asia
Research Institute, National University of Singapore, p. 1-30.
107. Maung Aung Myoe (2007), “A Historical Overview of Political
Transition in Myanmar Since 1988”, Working Paper Series, No. 95, Asia
Research Institute, National University of Singapore, p. 1-30.
108. Maung Aung Myoe (2015), “Myanmar’s China Policy since 2011:
Determinants and Directions”, Journal of Current Southeast Asian Affairs,
Volume 34, No. 2, GIGA German Institute of Global and Area Studies,
Institute of Asian Studies and Hamburg University Press, Germany, p. 21-54.
109. Maung Aung Myoe (2016), “Myanmar’s Foreign Policy under the
USDP Government: Continuities and Changes”, Journal of Current
Southeast Asian Affairs, Volume 35, No. 1, GIGA German Institute of
Global and Area Studies, Institute of Asian Studies and Hamburg University
Press, Germany, p. 123-150.
110. Shankaran Nambiar (2011), “India’s Engagement with ASEAN:
Beyond Trade in Goods”, ISAS Working Paper, No. 129, Institute of South
Asian Studies, National University of Singapore, p. 1-22.
111. Jawaharlal Nehru (1961), India’s Foreign Policy: Selected Speeches,
September 1946 - April 1961, The Publications Division, Ministry of
Information and Broadcasting, Government of India, New Delhi.
112. Namrata Panwar (2009), “India and China Competing over Myanmar
Energy Resources”, Working draft for BISA Conference 2009, University of
Leicester, England, p. 1-19.
113. Swatanter Kumari Pradhan (1981), Indo - Burmese Relations, 1948 -
1962, Jawaharlal Nehru University, New Delhi, India.
146
114. Gareth Price (2013), “India’s Policy towards Burma”, Asia ASP
2013/02, Chatham House, London, p. 1-12.
115. Keshab Chandra Ratha, Sushanta Kumar Mahapatra (2012), “India
and Burma: Exploring New Vista of Relationship”, Working Paper, Amrita
School of Business, No. 126, India, p. 5-21.
116. Lex Rieffel (ed, 2010), Myanmar/Burma: Inside Challenges, Outside
Interests, Brookings Institution Press, Washington, D.C.
117. B.P. Routray (2011), “India - Myanmar Relations: Triumph of
Pragmatism”, Jindal Journal of International Affairs, Volume 1, Issue 1,
India, p. 299-321.
118. V. Sakhuja (2012), “India and Myanmar: Choices for Military
Cooperation”, ICWA Issue Brief, Indian Council of World Affairs, New
Delhi, India, p. 1-9.
119. A. Selth (1996), “Burma and the Strategic Competition between
China and India”, The Journal of Strategic Studies, Volume 19, No. 2, Frank
Cass, London, p. 213-230.
120. Mukul Sharma (2010), Human Rights in a Globalised World: An
Indian Diary, SAGE Publications Pvt. Ltd, India.
121. Poon Kim Shee (2002), “The Political Economy of China - Myanmar
Relations: Strategic and Economic Dimensions”, Ritsumeikan Annual
Review of International Studies, Volume 1, Japan, p. 33-53.
122. H. Shivananda (2011), “Sino - Myanmar Military Cooperation and Its
Implications for India”, Journal of Defence Studies, Volume 5, No. 3, New
Delhi, India, p. 117-127.
123. Yogendra Singh (2007), “India’s Myanmar Policy: A Dilemma
Between Realism and Idealism”, IPCS Special Report, No. 37, Institute of
Peace and Conflict Studies, New Delhi, India, p. 1-5.
124. Tuli Sinha (2009), “China - Myanmar Energy Engagements:
Challenges and Opportunities for India”, IPCS Issue Brief, No. 134, Institute
of Peace and Conflict Studies, New Delhi, India, p. 1-4.

147
125. Nicholas Tarling (1999), History of Southeast Asia, Volume 4 (From
World War II to the present), Cambridge University Press, England.
126. Tin Maung Maung Than (2003), “Myanmar and China: A Special
Relationship?”, in Southeast Asian Affairs 2003, edited by Daljit Singh and
Chin Kin Wah, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, p. 189-211.
127. Rahul Tripathi (2010), Monetary and Payments Cooperation in South
Asia, Concept Publishing Company PVT.LTD., New Delhi, India.
128. Khriezo Yhome (2009), India - Myanmar Relations (1998 - 2008): A
Decade of Redefining Bilateral Ties, ORF Occasional Paper #10, Observer
Research Foundation, New Delhi, India.
129. Khriezo Yhome (2011), “India’s “Look East” Policy - The Emerging
Discourse”, FPRC Journal, No. 8, Foreign Policy Research Centre, New
Delhi, India, p. 208-214.
130. Hnin Yi (2013), “Myanmar’s Policy toward the Rising China since
1989”, RCAPS Working Paper Series “Dojo”, Ritsumeikan Asia Pacific
University, Japan, p. 1-25.
131. A. Zaw, D. Arnott, K. Chongkittavorn, Z. Liddell, K. Morshed, S.
Myint, T.T. Aung (2001), Challenges to Democratization in Burma:
Perspectives on Multilateral and Bilateral Responses, International Institute
for Democracy and Electoral Assistance, Stockholm, Sweden.
TÀI LIỆU INTERNET
132. “ASEAN trong “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ” trên
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh-luan/2016/38143/ASEAN-
trong-Hanh-dong-huong-Dong-cua-An-Do.aspx, 30/3/2016
133. Central Intelligence Agency, The World Factbook (2017), “Burma” trên
https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/bm.html
134. Varigonda Kesava Chandra (2012), “India’s Myanmar Fascination”,
Journal of Energy Security, trên
http://www.ensec.org/index.php?option=com_content&view=article&id=38
1:india-myanmar-fascination&catid=128:issue-content&Itemid=402

148
135. Col R. Hariharan (2007), “India - China - Myanmar Relations”, Asian
Tribune trên http://www.asiantribune.com/index.php?q=node/6641
136. Huỳnh Hoa (2015), “Myanmar: từ độc tài đến dân chủ” trên
www.thesaigontimes.vn/138324/Myanmar-tu-doc-tai-den-dan-chu.html
137. Wasbir Hussain (2016), “In Myanmar, a New Balancing Act” trên
www.asianage.com/columnists/myanmar-new-balancing-act-336
138. “India Announces 500 Million Dollar Credit for Myanmar” trên
http://www.deccanherald.com/content/197863/content/213841/F, 14/10/2011
139. Happymon Jacob (2003), “India - Myanmar Energy Cooperation”,
trên http://www.orfonline.org/research/india-myanmar-energy-cooperation/
140. Bharat Defence Kavach (2012), “India - Myanmar Cooperation in
Combating Terrorism”, trên
http://www.bharatdefencekavach.com/news/beyond-headlines/india-
myanmar-cooperation-in-combating-terrorism/12653.html
141. Harshit Ladva (2014), “Why is Myanmar Important for India?” trên
https://www.quora.com/Why-is-Myanmar-important-for-India
142. Bertil Lintner (2007), “India Stands by Myanmar Status Quo”, Asia
Times online, trên http://www.atimes.com/atimes/South_Asia/IK14Df02.html
143. Debidatta Aurobinda Mahapatra (2012), “India needs Myanmar and
Myanmar also needs India”, trên
https://www.rbth.com/articles/2012/06/01/india_needs_myanmar_and_myan
mar_also_needs_india_15894
144. T.S. Maini (2014), “India’s ‘Look East’ Policy Begins with Myanmar”,
http://thediplomat.com/2014/11/indias-look-east-policy-begins-with-myanmar/
145. Ministry of External Affairs, Government of India (1951), “Treaty of
Friendship Between India and the Union of Burma 1951” trên
http://www.commonlii.org/in/other/treaties/INTSer/1951/12.html
146. Ministry of External Affairs, Government of India (1962), “Agreement
Between the Government of India and the Government of Burma Concerning
Trade and Commerce” trên http://www.mea.gov.in/bilateral-
documents.htm?dtl/7235/Agreement_on_Trade_and_Commerce
149
147. Ministry of External Affairs, Government of India (1967), “Boundary
Agreement between the Government of India and the Government of the Union
of Burma”, trên http://mea.gov.in/bilateral-
documents.htm?dtl/5886/Agreement+on+International+Boundary+with+India
148. Ministry of External Affairs, Government of India (2012), “India -
Myanmar Relations” trên
https://www.mea.gov.in/Portal/ForeignRelation/myanmar-july-2012.pdf
149. “Myanmar’s Aung San Suu Kyi released” trên
www.aljazeera.com/news/asia-pacific/2010/11/20101113105340355661.html,
14/11/2010
150. Nina Rach (2013), “Pipelines off Myanmar Carry Shwe Gas,
Imported Oil” trên http://www.oedigital.com/component/k2/item/3896-
pipelines-off-myanmar-carry-shwe-gas-imported-oil
151. Sridhar Ramaswamy, Tridivesh Singh Maini (2014), “The Strategic
Importance of Myanmar for India”, http://thediplomat.com/2014/08/the-
strategic-importance-of-myanmar-for-india/
152. Saurabh (2010), “Dynamics of Indo - Myanmar Economic Ties” trên
http://www.idsa.in/idsacomments/DynamicsofIndo-
MyanmarEconomicTies_saurabh_060110
153. Gautam Sen (2013), “Cooperation Between Indian and Myanmar
Armed Forces: Need to Move away from a Weapons and Equipment Supply-
Based Relationship”, trên
http://www.idsa.in/idsacomments/CooperationBetweenIndianandMyanmarA
rmedForces_gsen_150113
154. Khriezo Yhome (2012), “Myanmar and India - a Bridge, and a
Gateway to the East”, http://www.business-standard.com/article/opinion/k-
yhome-myanmar-and-india-a-bridge-and-a-gateway-to-the-east-
112052700026_1.html

150
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
BẢN ĐỒ ẤN ĐỘ VÀ MYANMAR

Nguồn: Rajiv Bhatia (2015), India - Myanmar Relations: Changing Contours,


Routledge, New Delhi, India.

P1
PHỤ LỤC 2
NIÊN BIỂU CÁC SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRONG QUAN HỆ
ẤN ĐỘ - MYANMAR (1962 - 2011)

Sự kiện Nội dung sự kiện


Cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ dân sự U Nu do Tướng Ne
Win cầm đầu đã thành lập chế độ quân sự ở Miến Điện. Sự
Tháng 3-1962
kiện này cũng đánh dấu mối quan hệ Ấn Độ - Miến Điện từ
hữu nghị trở nên căng thẳng.
Hiệp định thúc đẩy thương mại giữa Ấn Độ và Miến Điện
Ngày 24-12-1962
được ký kết tại Rangoon.
Chủ tịch Hội đồng cách mạng Miến Điện, Tướng Ne Win đi
Tháng 2-1965
thăm chính thức Ấn Độ.
Chính phủ Miến Điện và Chính phủ Ấn Độ đã ký kết Hiệp
Ngày 10-3-1967
định Biên giới tại Rangoon.
Tháng 3-1969 Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đi thăm Miến Điện.
Ngày 17-8-1974 Ấn Độ và Miến Điện ký kết Hiệp định thương mại.
Ấn Độ và Miến Điện đã ký kết một Bản ghi nhớ, theo đó, Ấn
Tháng 6-1976 Độ đồng ý thực hiện thí điểm 15 dự án hỗ trợ theo Chương
trình ITEC cho Chính phủ Miến Điện
Năm 1980 Tướng Ne Win có chuyến đi thăm chính thức Ấn Độ lần hai.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Miến Điện U Ye Goung và người
đồng cấp Ấn Độ Narayan Datt Tiwari đã ký Hiệp định về
Ngày 23-12-1986
việc phân định ranh giới hàng hải ở biển Andaman, hòn đảo
Coco và vịnh Bengal tại Rangoon
Năm 1987 Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi sang thăm Miến Điện
Ấn Độ bắt đầu thực thi chính sách đối ngoại “hướng Đông”,
trong đó khu vực Đông Nam Á nói chung và Myanmar nói
Năm 1992 riêng được Ấn Độ xem là trọng tâm trong chính sách đối
ngoại mới này. Dưới góc nhìn của các nhà hoạch định chính
sách Ấn Độ, Myanmar được xem như là một “cửa ngõ” để

P2
Ấn Độ tiến vào thị trường ASEAN. Từ sau năm 1992, quan
hệ giữa Ấn Độ với Myanmar dần dần được cải thiện và đạt
được nhiều thành tựu bước đầu trên các lĩnh vực chủ yếu:
Chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng và trên
lĩnh vực hợp tác đa phương.
Tháng 3-1993 Ngoại trưởng Ấn Độ J.N. Dixit có chuyến đi thăm Myanmar
Hiệp định thương mại biên giới Ấn Độ - Myanmar được ký
Tháng 01-1994
kết tại Ấn Độ
Thứ trưởng ngoại giao Ấn Độ K. Ragunath sang thăm
Tháng 2-1998
Myanmar
Tướng Maung Aye - Phó chủ tịch Hội đồng hòa bình và
Ngày 14-11-2000
phát triển quốc gia (SPDC) Myanmar đi thăm Ấn Độ
Ấn Độ và Myanmar ký Hiệp định tái thiết lập Tổng lãnh sự
Tháng 01-2002
quán ở mỗi nước
Ngoại trưởng Myanmar U Win Aung có chuyến thăm hữu
Tháng 01-2003
nghị tới Ấn Độ
Thống tướng Than Shwe (Chủ tịch SPDC) tiến hành chuyến
Tháng 10-2004
thăm Ấn Độ cấp nhà nước đầu tiên
Từ ngày 8 đến Tổng thống Ấn Độ A.P.J. Abdul Kalam đã có chuyến đi
ngày 10-3-2006 thăm tới Myanmar
Thống tướng Than Shwe đã có chuyến thăm chính thức năm
Ngày 25-7-2010
ngày tới Ấn Độ
Tổng thống Myanmar Thein Sein cùng với 13 Bộ trưởng
trong chính phủ đã đi thăm Ấn Độ. Đây là chuyến công du
đầu tiên của ông Thein Sein sau khi nhậm chức vào ngày
Ngày 12-10-2011 30-3-2011. Chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Thein Sein
và chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Manmohan Singh
(năm 2012) góp phần mở ra một giai đoạn phát triển mới
trong quan hệ hai nước.
(Tác giả tổng hợp)

P3
PHỤ LỤC 3
TREATY OF FRIENDSHIP BETWEEN INDIA AND THE UNION OF BURMA

Rangoon, 7 July 1951


The President of India and the President of the Union of Burma being desirous of
strengthening and developing the many ties that have bound the two countries for
centuries and being urged by mutual recognition of the need for maintaining the
peace and friendship that have always existed between the two States, have resolved
to conclude this Treaty for the common benefit of their peoples and in furtherance
of the objectives of their respective countries, and have, to this end, appointed as
their Plenipotentiaries the following persons, namely,
 The President of India:
 His Excellency Dr. M.A. RAUF,
Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary.
 The President of the Union of Burma:
 The Hon’ble SAO HKUN HKIO, K.S.M.,
Minister for Foreign Affairs.
Who, having examined each other’s credentials and found them good and in due
form, have agreed to and signed the following Articles:
Article I
The two States recognize and respect the independence and rights of each other.
Article II
There shall be everlasting peace and unalterable friendship between the two States
who shall ever strive to strengthen and develop further the cordial relations existing
between the peoples of the two countries.
Article III
The two States agree to continue diplomatic and consular relations with each other
by means of representatives of either party in the territory of the other and agree that
such representatives and their agreed staff shall have, on a reciprocal basis, such

P4
privileges and immunities as are customarily granted by recognized international
principles.
Article IV
The two States agree that their representatives shall meet from time to time and as
often as occasion requires to exchange views on matters of common interest and to
consider ways and means for mutual co-operation in such matters.
Article V
The two States agree to start negotiations for the conclusion of agreements, on a
reciprocal basis, relating to trade, customs, cultural relations, communications,
extradition of criminals, immigration or repatriation of nationals of each country
resident in the other, or of dual nationals of the two countries, and all other matters
of common interest to the two countries.
Article VI
Any difference or dispute arising out of the interpretation or application of this
Treaty or one or more of its Articles shall be settled by negotiations through the
ordinary diplomatic channels and if no settlement is reached by that method within
a reasonable time, the matter shall be referred to arbitration in such manner as may
be mutually determined by a general or special arrangement between the two
parties.
Article VII
The treaty shall be subject to ratification and shall come into force from the date of
exchange of the instruments of ratification, which shall take place as soon as
possible at Rangoon.
Article VIII
This Treaty shall continue in force for five years from the date of its coming into
force and shall thereafter remain in force: Provided that after the termination of the
said period of five years either party may give to the other party a notice of not less
than six months intimating its intention to terminate the Treaty and on the expiry of
the period of such notice the Treaty shall cease to be in force.

P5
IN FATTH WHEREOF, the said Plenipotentiaries have signed the present Treaty in
the Hindi, Burmese and English languages (the English text shall prevail in case of
conflict between the three texts) and have affixed hereto their seals.
DONE in duplicate in Rangoon on the seventh day of July 1951.
For the President of the Union of Burma:
(Sd.) S.H. HKIO. In the presence of - (Sd.) TUN SHETN.
For the President of India:
(Sd.) M.A. RAUF. In the presence of - (Sd.) K.M. KANNAMPTLTY.

Nguồn: Ministry of External Affairs, Government of India, “Treaty of Friendship


between India and the Union of Burma 1951” trên
http://www.commonlii.org/in/other/treaties/INTSer/1951/12.html.

P6
PHỤ LỤC 4
AGREEMENT BETWEEN THE GOVERNMENT OF INDIA AND THE
GOVERNMENT OF BURMA CONCERNING TRADE AND COMMERCE

Rangoon, 24 December 1962


The Revolutionary Government of the Union of Burma and the Government of the
Republic of India,
BEING desirous of strengthening the friendship traditionally existing between them
and of promoting closer economic and commercial relations between their countries,
HAVE agreed as follows:
Article I
The two Governments, shall, within the framework of their laws and regulations in
force from time to time, afford necessary facilities for the import/export of
commodities mentioned in the attached Schedules ‘A’ and ‘B’.
Article II
The two Governments shall provide reasonable facilities for import into and export
from either country of commodities not specifically mentioned in the attached
Schedules ‘A’ and ‘B’.
Article III
Each Government shall give full consideration to suggestions that may be made
from time to time by the other Government for facilitating the import into one
country of commodities which are available for export from the other.
Article IV
Each Government shall, subject to prices and quality being satisfactory, give full
consideration to suggestions that may be made from time to time by the other
Government for the development and expansion of commerce and the
diversification and balancing of trade between the two countries.

P7
Article V
The two Governments recognize the needs and requirements of each other for foreign
exchange in the context of their developing economies and agree to take such steps as
may be necessary to achieve as near a balance in their trade as may be practicable.
Article VI
Each Government shall accord to the commerce of the other country treatment no
less favourable than that accorded to the commerce of any third country.
Article VII
The two Governments agree to explore ways and means and to take necessary step's for the
most convenient and economical transportation of commodities between the two countries.
Article VIII
The two Governments will use their best endeavours to promote the development
and interest of shipping of both countries, and, in particular, shall accord to the
ships sailing under the flag of the other country, while entering, staying in or
leaving the ports of the other country, all facilities consistent with their respective
laws, rules and regulations.
Article IX
This Agreement takes effect from the date on which it is signed and will remain in
force for a period of three (3) years, subject to such modifications as may be agreed
upon between the two Governments at the beginning of each calendar year.
DONE at Rangoon, on the Twenty fourth day of December, 1962, in two original
copies in the English language, both of which are authentic.
Sdl-V. SHANKAR
For the Government of the Republic of India.
Sdl-SEIN KYI
For the Revolutionary Government of the Union of Burma.
SCHEDULE A: COMMODITIES FOR EXPORT FROM BURMA TO INDIA
1. Rice
2. Teak
3. Hardwoods
P8
4. Hides and skins
5. Pig lead and other mineral ores
6. Seed potatoes
SCHEDULE B: COMMODITIES AVAILABLE FOR EXPORT FROM INDIA TO
BURMA
1. Cotton yarn and sewing thread.
2. Cotton and woollen piece goods; synthetic fibre textiles; their manufactures and
made up goods.
3. Jute and jute products.
4. Coir yarn and manufactures.
5. Dried prawns, fish and preparations.
6. Agricultural and food items like spices, coffee, tea, vegetable and hydrogenated
oils, Biri leaves, sandalwood.
7. Coal.
8. Chemical, Pharmaceutical and allied products, including paints, pigments,
varnishes, inks and dyestuffs.
9. Engineering goods, including electrical goods; machinery for jute, textile, sugar,
oil, printing, paper and cement mills; fans, bicycles, sewing machines and their
components and spare parts; pumps, diesel engines, oil expellers; railway rolling
stock; safes and strong boxes, telephone and telegraph equipment; agricultural tools
and implements; machinery components, parts and accessories.
10. Hardware and constructional material, including household and building material.
11. Miscellaneous goods like synthetic stones, gums and resins, lac and shellac, printed
books, newspapers, periodicals, stationery and sports goods, rubber and plastic goods.

Nguồn: Ministry of External Affairs, Government of India, “Agreement between


the Government of India and the Government of Burma Concerning Trade and
Commerce” trên http://www.mea.gov.in/bilateral-
documents.htm?dtl/7235/Agreement_on_Trade_and_Commerce

P9
PHỤ LỤC 5
BẢNG SO SÁNH KIM NGẠCH THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA
MYANMAR VỚI TRUNG QUỐC VÀ VỚI ẤN ĐỘ (1997 - 2011)

Đơn vị: triệu USD


Năm Myanmar - Trung Quốc Myanmar - Ấn Độ
1997 - 1998 145,81 22,25
1998 - 1999 194,29 3,61
1999 - 2000 96,39 8,55
2000 - 2001 267,628 16,004
2001 - 2002 276,35 19,37
2002 - 2003 331,797 11,798
2003 - 2004 387,116 10,279
2004 - 2005 496,711 15,195
2005 - 2006 481,36 15,41
2006 - 2007 749,76 15,77
2007 - 2008 977,429 14,83
2008 - 2009 986,598 9,88
2009 - 2010 1.076,811 13,74
2010 - 2011 1.800,282 12,8

Nguồn: Các số liệu được tổng hợp từ Tổ chức Thống kê Trung ương và Bộ Thương
mại Myanmar

P10
PHỤ LỤC 6
JOINT STATEMENT DURING THE VISIT OF CHAIRMAN, STATE
PEACE AND DEVELOPMENT COUNCIL OF MYANMAR

New Delhi, July 27, 2010


1. At the invitation of the President of India, Smt. Pratibha Devisingh Patil, the Head
of State of the Union of Myanmar, Senior General Than Shwe, Chairman of the State
Peace and Development Council of the Union of Myanmar, is paying a State Visit to
India from July 25 - 29, 2010. The Chairman is accompanied by his wife Daw
Kyaing Kyaing. Apart from his official engagements in New Delhi, Senior General
Than Shwe will also visit places of economic, historical and religious interest.
2. This visit is a part of a series of high-level contacts that India and Myanmar have had
over the past few years. These include visits by Vice Senior General Maung Aye, Vice-
Chairman of the State Peace and Development Council of the Union of Myanmar, in
April 2008 and Shri M. Hamid Ansari, Vice President of India, in February 2009.
3. In New Delhi, Senior General Than Shwe was accorded a ceremonial reception at
Rashtrapati Bhavan on 27 July 2010. He was received by the President of India,
who hosted a banquet in his honour.
4. Shri M. Hamid Ansari, Vice President of India, Shri S. M. Krishna, External
Affairs Minister and Smt. Sushma Swaraj, Leader of Opposition called on Senior
General Than Shwe.
5. Senior General Than Shwe had a meeting with the Prime Minister of India, Dr.
Manmohan Singh, which was followed by delegation level talks. The meetings and
exchanges were positive and marked by cordiality on both sides.
6. India and Myanmar are close and friendly neighbours linked, inter alia, by
civilizational bonds, geographical proximity, culture, history and religion. Apart
from a boundary that stretches over more than 1640 kilometers and borders four
North-Eastern states of India, there is a large population of persons of Indian origin
in Myanmar. Bilateral relations are reflective of these multifarious and traditional

P11
linkages and the two countries live side by side as close neighbors based on the Five
Principles of Peaceful Coexistence.
7. Recalling these shared bonds of civilization, the Head of State of Myanmar and the
Prime Minister of India expressed their commitment to further strengthen and
broaden the multi-dimensional relationship which now encompasses a range of areas
of cooperation. Enhancing economic, social and developmental engagement will help
harness the considerable potential in India-Myanmar bilateral relations, which would,
in turn, contribute to the socio-economic betterment of their respective peoples.
8. Recognizing that peace and stability in the region is essential for development
and for the well-being of the people of their respective countries, the two leaders
agreed on close cooperation between the security forces of the two countries in
tackling the pernicious problem of terrorism. They agreed that security cooperation
should be given immediate attention since terrorists, insurgents and criminals
respect no boundaries and undermine the social and political fabric of a nation. Both
leaders reiterated the assurance that the territory of either would not be allowed for
activities inimical to the other and resolved not to allow their respective territory to
be used for training, sanctuary and other operations by terrorist and insurgent
organizations and their operatives.
9. Understanding that continued cooperation will lead to success in fighting the
insurgency issue, the two leaders agreed to strengthen cooperation and collective
efforts of the two countries along the border. In this context, the two leaders
welcomed the Home Secretary level talks held in Nay Pyi Taw in January 2010 and
the important decisions taken in that meeting.
10. Both leaders expressed their desire for greater economic engagement. In this
context, the Prime Minister of India conveyed India's commitment to continue with
developmental assistance to Myanmar. The Myanmar side expressed deep
appreciation for the generous and concessionary credit facilities given by India to
finance significant infrastructure and other projects. Projects that are currently
underway under such aid assistance include railways, road and waterway
development, power and industrial training centres, tele-communication, etc. The
P12
Indian side agreed to consider Myanmar's request for assistance in the three areas
namely: IT development, Industrial development and Infrastructure development in
Myanmar which will lead to upliftment of the bilateral cooperation to a higher level.
11. Senior General Than Shwe and Prime Minister Dr. Manmohan Singh welcomed
the considerable enhancement of the connectivity between the two countries. In this
context, they welcomed the progress made by M/s Inland Waterways Authority of
India towards implementation of the Kaladan Multi-modal Transit Transport Project
and reiterated their respective Governments' commitment to this project. In
particular, they welcomed the finalization of the contract for port development and
Inland waterway with M/s ESSAR. It was also agreed that the scope of the project
with respect to the road component would be revised. The road component
between Paletwa and Myeikwa on the India border would be executed by the
Myanmar Ministry of Construction with M/s IRCON.
12. The two leaders expressed satisfaction at the construction, maintenance and
repair work by Indian Border Roads Organization of the Tamu-Kalaywa-Kalemyo
Road connecting Moreh in Manipur to Myanmar and the handing over of most of
the segments of the TKK Road to the Government of Myanmar.
13. To enhance road connectivity, especially through the State of Mizoram, both
leaders announced the construction and revamping of the Rhi-Tiddim road at a cost
of more than US$ 60 million to be financed through grant assistance from India.
The Myanmar side expressed its appreciation for this gesture.
14. Both leaders emphasized the need to enhance cooperation in the area of
agriculture. The Indian side announced a grant of US$ 10 million for procurement
of agricultural machinery from India. The leaders expressed the hope that this
machinery will help enhance productivity in Myanmar's agricultural sector, which is
the mainstay of its economy. The Myanmar side also requested for technical
assistance in manufacturing of agricultural machinery.
15. The Indian side also announced a project to set up rice silos to facilitate disaster relief
operations particularly in the cyclone prone delta areas, with grant in aid from India.

P13
16. The Myanmar side expressed appreciation for India's generous assistance in the
relief and rehabilitation efforts that followed the devastating Cyclone Nargis which
hit Myanmar in May 2008. He noted that the assistance from India, which included
dispatch of a large medical contingent to work in cyclone affected areas as well as
providing immediate medical and food supplies, supply of GI sheets, 16 electricity
transformers, 20 biomass gasifiers and funds for restoration work on the holy
Shwedagon pagoda, was timely and catered to Myanmar's urgent requirements.
17. Both leaders identified the power sector as an area of growing cooperation. In
this context, the two leaders agreed to cooperate in the implementation of the
Tamanthi and Shwezaye projects on the Chindwin River Basin in Myanmar. They
welcomed the involvement of M/s NHPC in carrying out the much required
additional investigations after the signing of the MoU on Cooperation in Hydro-
power Development projects in the Chindwin River Basin in September 2008.
Subject to the findings of these additional investigations, the two leaders will
endeavour to conclude the Memorandum of Agreement within a year.
18. The Myanmar side conveyed their gratitude for India's line of credit of US$ 64
million in the transmission lines sector to be executed through M/s. PGCIL. Both
leaders also noted the need to provide for inter-grid connectivity between the two
countries. They agreed that the two countries shall cooperate in this area, including
generation of electricity from renewable sources, and, where necessary, set up joint
projects or corporate entities for that purpose.
19. The Myanmar side welcomed the interest of Indian companies in the mining
sector. They promised all necessary assistance to enable these companies to explore
such opportunities.
20. The Indian side agreed to explore possibilities for cooperation in the field of
solar energy and wind energy in Myanmar. They also agreed to offer Myanmar,
training in related fields.
21. Cooperation in the energy sector is poised for greater growth, especially in the
area of oil and natural gas. Both leaders emphasized the importance they attach to
energy security which has a direct bearing on the welfare of the peoples of the two
P14
countries. They expressed satisfaction at the ongoing bilateral collaboration in
exploration and production in Myanmar's petroleum sector and agreed to encourage
further investment by Indian companies both public and private, in this sector.
22. The Myanmar side welcomed the substantial additional investment by ONGC
and GAIL for the development in the upstream and downstream projects of
Myanmar offshore blocks A-1 and A-3 including the natural gas pipeline under
construction at Ramree in Myanmar.
23. In the field of telecom, following the successful functioning of the official Fibre
link between India and Myanmar via Moreh, the two leaders agreed to upgrade the
microwave link between Moreh to Mandalay under a line of credit of US$ 6 million
from India. Further, a new Optical Fibre Link between Monywa to Rhi-Zawkhathar
will also be undertaken with Indian assistance.
24. The Myanmar side thanked India for its continued assistance through renewal of
the agreement to provide IRS-P5 and Cartosat Data through Antrix.
25. The two leaders agreed to encourage collaboration between Myanmar and India
in the area of Information and Communication Technology.
26. Recalling India's earlier assistance in supplying railway rolling stock,
machineries and equipments to Myanmar, both leaders agreed to further cooperation
in the railway sector. The Indian side extended a line of credit of US$ 60 million to
procure railway equipment.
27. The two leaders noted with satisfaction that the project being undertaken by
TATA Motors to set up a heavy turbo truck plant at Magway is proceeding well and
encouraged other Indian companies to enter into the industrial sectors in Myanmar.
The Myanmar side assured that current investment proposals by private Indian
companies in Myanmar would be actively facilitated.
28. The two leaders welcomed the expansion of trade and commerce between the
two countries manifest in the increase in the volume of trade to more than US$ 1
billion per annum. They agreed that trade at border trade points should be further
enhanced to boost the immense potential that exists in bilateral trade. This would
also directly benefit the North-East States of India.
P15
29. Referring to the existing border trading points at Moreh-Tamu (Manipur) and
Zawkhathar-Rhi (Mizoram) as well as the additional point agreed to be
operationalised at Avankhug-Somra (Nagaland), the two sides agreed to put in place
the necessary infrastructure to make these points viable and business friendly.
30. The two leaders welcomed the establishment of direct banking links between
India and Myanmar following the signature of the correspondent banking
relationship agreement between United Bank of India and Myanma Foreign Trade
Bank, Myanma Economic Bank and Myanma Investment and Commercial Bank for
providing banking arrangements relating to upgrading of border trade to normal
trade. They encouraged the business community to make optimal use of this
arrangement and thus enhance direct trade transactions.
31. The two leaders encouraged to conduct business meetings to be held alternately
in both countries for trade promotion. They noted that such measures can help build
bridges at the business level and promote business and commercial opportunities.
32. In recognition of the close and friendly tourism cooperation between India and
Myanmar and cooperation under the frameworks of ASEAN+India and BIMSTEC, the
two sides agreed to further promote tourist contacts. The Myanmar side thanked India
for the facilities and courtesies being extended to Myanmar pilgrims visiting India.
33. Both leaders welcomed the proposal for the restoration of the historic Ananda
temple in Bagan to be undertaken with the assistance of the Archaeological Survey
of India, with the involvement of the Ministry of Culture of Myanmar.
34. Both leaders expressed satisfaction at the ongoing implementation of the MoU
for cooperation in Buddhist studies and the related work plan agreed to between the
Ministry of Religious Affairs of Myanmar and the Nava Nalanda Mahavihara
University. Several hundred Myanmar Buddhist scholars and monks are currently
studying in this university in various disciplines.
35. The Myanmar side expressed gratitude to India for its numerous HRD initiatives
in Myanmar which included setting up of the following:
• the Myanmar - India Centre for English language Training;
• the Myanmar - India Entrepreneurship Development Centre;
P16
• the India - Myanmar Centre for Enhancement of IT Skills; and
• the Industrial Training Centre in Pakokku.
36. The Myanmar side also indicated that the training offered by India under the
ITEC and TCS schemes have been valuable for scholars and Government officials in
Myanmar. The Indian side agreed to offer more opportunities for higher studies and
training in Universities and training institutions in India to scholars from Myanmar.
37. The Myanmar side informed the Indian side about developments in Myanmar
including the groundwork for elections scheduled towards the end of the year. The
Indian side thanked the Myanmar side for the detailed briefing and emphasized the
importance of comprehensively broad-basing the national reconciliation process and
democratic changes being introduced in Myanmar.
38. While discussing international developments, the two sides emphasized the
importance of an effective multilateral system, centred on a strong United Nations,
as a key factor in tackling global challenges. In this context, they stressed the urgent
need to pursue the reform of the United Nations including the Security Council, to
make it more representative, credible and effective.
39. The leader of Myanmar reiterated Myanmar's support for India's bid for the
permanent membership of the United Nations Security Council. He also conveyed
its support to India's candidature for a nonpermanent seat in the UNSC for the term
2011-2012.
40. The two leaders also emphasized the importance of India and Myanmar to work
together in the cause of regional cooperation. The Indian leadership offered its good
wishes to Myanmar for a successful term as BIMSTEC Chair, a responsibility that it
assumed in 2009. The Indian side welcomed participation of Myanmar at the 16th
SAARC Summit as an Observer for the first time.
41. The two sides expressed satisfaction at the ongoing cooperation between India
and Myanmar under the ASEAN-India Summit Relations and welcomed the
implementation of the ASEAN-India FTA. The Myanmar side appreciated India's
support for building an ASEAN Community in 2015, and to the Vientiane Action
Programme including the Initiative for ASEAN Integration and other sub-regional
P17
growth initiatives such as Mekong-Ganga Cooperation Initiative and EAS
cooperation. Myanmar side recognized that ASEAN-India Framework Agreement
on Comprehensive Economic Cooperation which was signed in 2003 has played a
significant role in strengthening the Dialogue Partnership. Myanmar being a natural
bridge between ASEAN and India, the Indian side reiterated its intention of building
upon the commonalities and synergies between the two countries to advance its
Look East Policy.
42. In the above context, both leaders reiterated their commitment to undertake the
tri-lateral connectivity from Moreh in India to Moe Sot in Thailand via Myanmar.
The Indian side agreed to take up the preparation of DPRs for roads and causeways
in Myanmar to realize this project.
43. During the visit, the following documents were signed;
a. Treaty on Mutual Assistance in Criminal Matters
b. MOU regarding Indian Grant Assistance for Implementation of Small
Developmental projects.
c. MoU on Information Cooperation
d. Agreement on Cooperation in the fields of Science & Technology
e. MoU on Conservation and Restoration of Ananda Temple in Bagan, Myanmar
44. Senior General Than Shwe thanked the President of India and the Indian
Government and people for the warm and gracious hospitality extended to him and
the members of his delegation during their stay in India.
45. Senior General Than Shwe also extended a warm invitation to the President and
Prime Minister of India to visit Myanmar at a mutually convenient time. The
President and Prime Minister of India thanked him and accepted the invitation with
great pleasure. The dates for the visit would be decided by mutual consultations
through diplomatic channels.

Nguồn: Avtar Singh Bhasin (2011), India’s Foreign Relations - 2010 Documents,
Geetika Publishers, New Delhi, India, p. 1300-1308.

P18
PHỤ LỤC 7
JOINT STATEMENT ON THE OCCASION OF THE STATE VISIT OF THE
PRESIDENT OF THE REPUBLIC OF THE UNION OF MYANMAR TO INDIA

NAY PYI TAW, 15 Oct - President of the Republic of the Union of Myanmar U
Thein Sein held talks with Indian Prime Minister Dr Manmohan Singh on matters
of mutual interest between the two countries, at the Conference Room of Hyderabad
House in New Delhi yesterday noon.
After the meeting, the joint statement was released as follows:
1. At the invitation of the President of India Smt. Pratibha Devisingh Patil,
President of the Republic of the Union of Myanmar U Thein Sein is paying a State
visit to India from 12-15 October, 2011. He was accompanied by his wife Daw
Khin Khin Win. Apart from his official engagements in New Delhi, President U
Thein Sein visited places of economic, historical and religious interest, including
Bodh Gaya, Kushinagar and Varanasi.
2. In New Delhi, President U Thein Sein was accorded a ceremonial reception at
Rashtrapati Bhavan on 14 October, 2011. The President of Myanmar will meet with
the President of India who will host a banquet in his honour.
3. The President of Myanmar paid tribute and respect to the memory of Mahatma
Gandhi at Rajghat.
4. External Affairs Minister Shri S. M. Krishna called on President U Thein Sein.
5. President U Thein Sein had a meeting with the Prime Minister of India Dr.
Manmohan Singh, which was followed by delegation level talks.
The meetings and exchanges were held in a warm, cordial and constructive
atmosphere, reflecting the close and friendly relations between the two
neighbouring countries and peoples.
6. During the official talks, the Prime Minister of India was assisted by Home
Minister Shri P. Chidambaram, External Affairs Minister Shri S.M Krishna,
Minister of Petroleum and Natural Gas Shri Jaipal Reddy, Minister of Power Shri
Sushil Kumar Shinde, Minister of Commerce and Industry Shri Anand Sharma,
P19
Minister for Science and Technology Shri Vilasrao Deshmukh, Minister of State for
Defence Shri M. M. Pallam Raju, National Security Adviser Shri Pulok Chatterji,
Foreign Secretary Shri Ranjan Mathai, Secretary to the Ministry of Development of
North Eastern Region Ms Jayati Chandra and other senior officials.
7. The President of Myanmar was assisted by Chief of General Staff Lt-Gen Hla
Htay Win, Union Minister for Border Affairs and for Myanma Industrial
Development Lt-Gen Thein Htay, Union Minister for Foreign Affairs U Wunna
Maung Lwin, Union Minister for Agriculture and Irrigation U Myint Hlaing, Union
Minister for Religious Affairs Thura U Myint Maung, Union Minister for Industry-
1 and for Industry-2 U Soe Thein, Union Minister for Electric Power No. 1 U Zaw
Min, Union Minister for National Planning and Economic Development and for
Livestock and Fisheries U Tin Naing Thein, Union Minister for Transport U Nyan
Tun Aung, Union Minister for Energy U Than Htay, Union Minister for Science
and Technology U Aye Myint, Union Minister for Commerce U Win Myint,
Deputy Minister for Health Dr Win Myint, and other senior officials.
8. The visit represented the first State visit to India following the swearing in of a
new Government in Myanmar in March 2011 that marks welcome progress in
moving towards an open and democratic framework.
9. The Prime Minister of India congratulated the President of Myanmar on the
transition towards democratic Government and offered all necessary assistance in
further strengthening this democratic transition in an inclusive and broad based
manner. He welcomed the ongoing efforts at political, economic and social reforms in
Myanmar. He also welcomed the convening of the Pyidaungsu Hluttaw, Pyithu
Hluttaw and Amyotha Hluttaw (National Parliament of Myanmar) and the elected
assemblies in all the States and Regions in Myanmar and expressed readiness to share
India’s own experiences in evolving parliamentary rules, procedures and practices.
In this context, it was noted that the Speaker of the Pyithu Hluttaw (Lower house of
Myanmar’s Parliament) has been invited to lead a delegation to India in December 2011.
10. The Prime Minister of India and the President of Myanmar reiterated their
shared commitment to strengthening and broadening the multifaceted relationship
P20
based on shared history, civilizational ties and close religious, linguistic and cultural
affinities and to take it to a new level. While acknowledging the fact that both sides
have a responsibility to promote peace, security and stability in the region, they
emphasized the need to intensify economic, social and developmental engagement
in order to bring about overall socio-economic betterment and inclusive growth.
11. With a view to carrying forward the momentum of bilateral exchanges, it was
agreed that a meeting of the External Affairs/Foreign Minister of the two countries
would be held in New Delhi in early 2012 and the next round of Foreign Office
Consultations would be held in India at mutually convenient dates in 2012.
12. Both sides reaffirmed their unequivocal and uncompromising position against
terrorism in all its forms and manifestations. They agreed on enhancing effective
cooperation and coordination between the security forces of the two countries in
tackling the deadly menace of insurgency and terrorism, which has caused countless
loss of innocent lives. Both sides also underscored the need to strengthen
institutional mechanisms for sharing of intelligence to combat the menace of
insurgency, arms smuggling and drug trafficking. In this context, they discussed
matters relating to further strengthening of border management mechanisms. The
two leaders reiterated the assurance that the territory of either would not be allowed
for activities inimical to the other and resolved not to allow their respective territory
to be used for training, sanctuary and other operations by terrorist and insurgent
organizations and their operatives.
13. They welcomed the scheduling of meeting of the Heads of Survey Department
of India and Myanmar in November 2011, directed the Heads to jointly work out
and implement a schedule for inspection and maintenance of boundary pillars in the
open season in 2011-2012 in a time bound manner.
14. Both sides reiterated their common desire to complete the repatriation process of
Myanmar fishermen who drifted into Indian maritime territory and who are being
looked after by Indian authorities in Port Blair, Andaman and Nicobar.
15. The two sides reviewed the infrastructure development and cooperation projects
that are being undertaken in Myanmar with technical and financial assistance from
P21
Government of India, including in the field of roads, waterways, power, health,
education and industrial training, telecommunications, and others.
16. During the visit, the following documents were signed:
(i) Memorandum of Understanding for the upgradation of the Yangon Children's
Hospital and Sittway General Hospital; and
(ii) Programme of Cooperation in Science & Technology for the period of 2012 -
2015.
17. The Myanmar side conveyed its gratitude for Lines of Credit amounting to
nearly US$ 300 million that have been extended by India, including for the
development of railways, transport, power transmission lines, oil refinery, OFC
link, etc. The President of Myanmar welcomed the interest of Indian companies to
invest in Myanmar.
18. The Prime Minister of India announced the extension of a new concessional
facility of US$ 500 million line of credit to Myanmar for specific projects including
irrigation projects, each of which will be duly processed and approved in
accordance with the modalities applicable for least developed countries for such
lines of credit.
The President of Myanmar thanked the Prime Minister of India for extending this
new credit facility.
19. The two leaders welcomed the progress made towards enhancing connectively
between the two countries to mutual benefit of the peoples of the two countries.
They expressed satisfaction at the implementation of the Kaladan Multi-modal
Transit Transport Project, especially the port development and Inland waterways. It
was decided that the road component of the project be started at the earliest, a study
be undertaken on the commercial usages of the Kaladan project and necessary
agreements to operationalize the route finalized. It was also decided to open an
additional Land Customs Station/border trade point on the India-Myanmar border to
allow for the smooth flow of goods generated by the Kaladan Project.
20. Both sides reiterated their commitment for an early implementation of the Reed-
Tiddim Road Development Project with grant assistance from India.
P22
21. Reviewing the progress in establishing tri-lateral connectivity from Moreh in
India to Mae Sot in Thailand via Myanmar, it was noted that substantial progress
had been achieved in preparation of a DPR for roads and causeways in Myanmar.
Both sides reiterated the commitment to realize this project.
22. The two leaders also expressed their commitment to enhance cooperation in the
area of Science & Technology. They noted that following the renewal of Science &
Technology Agreement in 2010, the programme of Cooperation in Science &
Technology for the period of 2012 - 2015 was signed during the current visit. The
Prime Minister of India announced India's support for training of Myanmar
researchers in the areas of mutual interest and twinning of Indian and Myanmar
institutions under India - Myanmar Programme of Cooperation in Science &
Technology.
23. The two sides also expressed their commitment to enhance cooperation in the
area of agriculture. They noted that the contract for the supply of Agricultural
machinery under the US$ 10 million grant assistance from India had been awarded.
The Prime Minister of India announced that India would extend technical and
financial support for following new projects:
(i) Setting up an Advanced Centre for Agricultural Research and Education
(ACARE) in Yezin; and
(ii) Setting up a Rice Bio Park demonstrating the various techniques in rice biomass
utilization in the integrated Demonstration Farm at Nay Pyi Taw.
The President of Myanmar expressed gratitude for the assistance being extended by
the Government of India and emphasized that these institutions could play a vital
role in reviving the country’s agricultural sector, on which over 70% of the
population is dependent.
24. Recognizing the fundamental place of education and human resource
development in bringing about overall economic development, and the importance
of IT in today’s global scenario, the Prime Minister of India announced India's
support for setting up an Information Technology Institute in Mandalay in
cooperation with the Government of the Republic of the Union of Myanmar.
P23
25. Welcoming the successful completion of the Industrial Training Centre in
Pakokku, with India's assistance, the two sides expressed satisfaction at the progress
on the setting up of another Industrial Training Centre at Myingyan with technical
support from MS/ HMTI.
26. The Myanmar side expressed appreciation for India's assistance in the relief and
rehabilitation efforts that followed the severe earthquake that struck North-Eastern
Shan State in March 2011. It was noted that the assistance of over US$ 1 million
from India, which included assistance in the reconstruction of a high school and 6
primary schools in the affected area, was timely and catered to urgent requirements
of the people of the area.
27. The two sides agreed to promote trade, investment and economic cooperation in
a sustainable manner. In this context, the two leaders endorsed the understandings
arrived at the 4th meeting of the bilateral Joint Trade Committee that was held in
New Delhi recently, and called for the expeditious implementation of decision
taken, including the proposal to establish a Trade and Investment Forum at the
business level, expand the basket of goods under border trade, visit of an Indian
banking delegation to Myanmar to facilitate better trade and payment arrangements,
etc. The two sides also welcomed the decision to hold the “Enterprise India” Show
in Yangon on 10-14 November, 2011 and urged companies on both sides to look
seriously at opportunities in the other. The two sides encouraged business
associations in their respective countries to enter into closer ties with their
counterparts and also participate in each other's trade fairs.
28. With a view to promoting border trade, the two sides agreed that meetings
between Indian and Myanmar customs, immigration, border chambers of
commerce, officials of bank branches at the border, border trade officials (Tamu
and Reed-OSS Team), and Government officials would take place at Tamu-Moreh
and Reed-Zowkhathar at regular interval. The business representatives of the
Manipur/Sagaing Region and of Mizoram/Chin State will also participate in these
meetings.

P24
29. It was agreed to consider opening up new Border Trading Points along the
Border for the economic upliftment of the people of the area. It was also agreed to
consider better functioning of the existing points to facilitate movement of peoples
and goods between the two countries.
30. Recognizing the importance of the power sector as a major area of cooperation,
the two sides reiterated their commitment to cooperate in the implementation of the
Tamanthi and Shwezaye projects on the Chindwin River Basin in Myanmar. They
welcomed the successful completion of the task of updating the DPR on the
Tamanthi project by NHPC on the basis of essential additional investigations. They
noted that the final updated DPR for Shwezaye would be available by March 2012.
They directed the concerned officials on both sides to finalize plans for
implementation of the project within six months.
31. Both leaders underscored the need for energy security and expressed satisfaction
at ongoing bilateral cooperation in the area. They agreed to enhance cooperation in
the area of oil and natural gas. In this context, the Myanmar side welcomed the
substantial investments made by Indian companies like GAIL, ESSAR, ONGC and
others in off-shore and on-shore blocks, and construction of natural gas pipelines.
Myanmar agreed to encourage further investments by Indian companies, both in
public and private sector, in the oil and natural gas sectors.
32. It was also agreed to extend bilateral cooperation to generation of electricity
from renewable energy sources, including solar and wind. In this regard, companies,
both in public and private sectors, in India and Myanmar would be encouraged to
set up joint projects.
33. Appreciating the importance of people-to-people contacts in forging even closer
ties, the two sides agreed to take steps to ease the movement of people between
India and Myanmar. The Myanmar side thanked India for the facilities and
courtesies being extended to Myanmar pilgrims visiting India.
34. The two sides agreed on the need for expansion of air connectivity between the
two countries, and directed the concerned officials to work towards enhancing air

P25
services which could cover more carriers, flights and destinations. It was noted that
this would transform business and cultural ties between the two nations.
35. Both sides agreed to examine feasibility of establishing railways links, ferry and
bus services between the two countries. In this context, both sides agreed to
examine commencement of ferry services on the Kolkata-Yangon and Chennai-
Yangon routes.
36. The two leaders agreed for early upgradation of the microwave link between
Moreh and Mandalay or other necessary link under the Indian line of Credit, and
directed the concerned officials to work towards establishment of the new Optical
Fibre link between Monywa to Reed-Zowkhathar with Indian assistance.
37. The Myanmar side expressed gratitude for the training offered by India under
the ITEC and TCS schemes to Myanmar scholars and Government officials. The
Indian side agreed to Myanmar's request to increasing the number of training slots
offered annually to Myanmar nationals to 250 from 2012-2013.
38. Both sides agreed to support joint research projects and exchanges of a
historical, archaeological, cultural and educational nature. In this context, it was
agreed to enter into a comprehensive Cultural Exchange Programme to promote
bilateral exchanges with special emphasis on the four Indian States of Arunachal
Pradesh, Nagaland, Manipur and Mizoram and cooperation in the fields of art,
archaeology, museology, sports, media, etc. Both sides agreed to view the
Statement of the Memorandum of Understanding between the Ministry of Religious
Affairs, the Republic of the Union of Myanmar, and the Indian Council for Cultural
Relations, the Republic of Indian on 9 March 2006 in Myanmar, for expeditious
implementation. It was also agreed that both sides would jointly organize a high
level international conference on Buddhist Philosophy in Myanmar in 2012.
39. It was noted with satisfaction that two teams of professionals from the
Archeological Survery of India (ASI) visited Myanmar and carried out detailed
studies on the conservation and restoration of the Ananda Temple in Bagan,
Myanmar. It was agreed that restoration work on the site would start at the earliest
based on the report by ASI.
P26
40. With a view to strengthening diplomatic and consular presence in each other's
countries, it was noted with appreciation that Myanmar side has agreed that it shall
make available the identified plots of land in Nay Pyi Taw, its capital city, on a
lease in perpetuity and shall transfer the ownership of the LIC properties in Yangon
in the name of the Government of India lease for 60 years which is extendable
further by a block period of 30 years each time, on the same term, as long as India
maintains its Diplomatic/Consular Mission in Myanmar. With regard to transfer the
ownership of the LIC properties in Yangon, it was agreed in principle that
Government of Myanmar, in exercise of the power vested in it under the Article 14
of the Transfer of Immovable Property Restriction Law 1987, authorizes the Life
Insurance Corporation of India to handover the land and building thereon at 545-
547, Merchant Street and 654-666 Merchant Street, Yangon. The Government of
India agreed to the request of the Government of Myanmar to facilitate allocation of
land in Bodh Gaya for setting up a Buddhist monastery for use of pilgrims and
monks from Myanmar.
41. While discussing international developments, the two sides emphasized the
importance of an effective multilateral system, centred on a strong United Nations,
as a key factor in tackling global challenges. In this context, they stressed the urgent
need to pursue the reform of the United Nations including the Security Council, to
make it more representative, credible and effective. The President of Myanmar
reiterated his country’s support for India's candidature for the permanent
membership of the United Nations Security Council.
42. The two sides emphasized the importance of close coordination towards the
cause of regional cooperation. The Indian leadership offered its good wishes to
Myanmar for a successful term as BIMSTEC Chair, including its proposal to host
the next BIMSTEC Summit meeting. The Indian side also offered to deepen its
engagement with Myanmar under its “Initiative for ASEAN Integration (IAI)
programme”. Myanmar being a natural bridge between the ASEAN and India, the
Indian side reiterated its intention of building upon the commonalities and synergies
between the two countries to advance its “Look East” Policy.
P27
43. The President of Myanmar thanked the President of India for the warm and
gracious hospitality extended to him and the members of his delegation during their
stay in India.
44. President U Thein Sein extended invitations to the President and Prime Minister
of India to visit Myanmar at a mutually convenient time. The invitations were
accepted and it was agreed that the dates of the visits would be decided by mutual
consultations through diplomatic channels.
New Delhi,
October 14, 2011

Nguồn: Avtar Singh Bhasin (2012), India’s Foreign Relations - 2011 Documents,
Geetika Publishers, New Delhi, India, p. 1137-1144.

P28
PHỤ LỤC 8
CHÂN DUNG CÁC TỔNG THỐNG ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1962 ĐẾN NAY (2017)

STT Chân dung Họ tên Nhiệm kỳ

Sarvepalli
1 13/5/1962 - 13/5/1967
Radhakrishnan

2 Zakir Husain 13/5/1967 - 3/5/1969

Varahagiri
3 3/5/1969 - 20/7/1969
Venkata Giri

P29
Mohammad
4 20/7/1969 - 24/8/1969
Hidayatullah

Varahagiri
5 24/8/1969 - 24/8/1974
Venkata Giri

Fakhruddin Ali
6 24/8/1974 - 11/2/1977
Ahmed

Basappa Danappa
7 11/2/1977 - 25/7/1977
Jatti

P30
Neelam Sanjiva
8 25/7/1977 - 25/7/1982
Reddy

9 Giani Zail Singh 25/7/1982 - 25/7/1987

Ramaswamy
10 25/7/1987 - 25/7/1992
Venkataraman

Shankar Dayal
11 25/7/1992 - 25/7/1997
Sharma

P31
Kocheril Raman
12 25/7/1997 - 25/7/2002
Narayanan

A. P. J. Abdul
13 25/7/2002 - 25/7/2007
Kalam

14 Pratibha Patil 25/7/2007 - 25/7/2012

Pranab 25/7/2012 - nay


15
Mukherjee (2017)

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Presidents_of_India
P32
PHỤ LỤC 9
CHÂN DUNG CÁC THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1962 ĐẾN NAY (2017)

STT Chân dung Họ tên Nhiệm kỳ

1 Jawaharlal Nehru 15/8/1947 - 27/5/1964

2 Gulzarilal Nanda 27/5/1964 - 9/7/1964

Lal Bahadur
3 9/7/1964 - 11/1/1966
Shastri

P33
4 Gulzarilal Nanda 11/1/1966 - 24/1/1966

5 Indira Gandhi 24/1/1966 - 24/3/1977

6 Morarji Desai 24/3/1977 - 28/7/1979

7 Charan Singh 28/7/1979 - 14/1/1980

P34
14/1/1980 -
8 Indira Gandhi
31/10/1984

31/10/1984 -
9 Rajiv Gandhi
2/12/1989

Vishwanath 2/12/1989 -
10
Pratap Singh 10/11/1990

10/11/1990 -
11 Chandra Shekhar
21/7/1991

P35
P. V. Narasimha
12 21/7/1991 - 16/5/1996
Rao

Atal Bihari
13 16/5/1996 - 1/7/1996
Vajpayee

H. D. Deve
14 1/7/1996 - 21/4/1997
Gowda

P36
Inder Kumar
15 21/4/1997 - 19/3/1998
Gujral

Atal Bihari
16 19/3/1998 - 22/5/2004
Vajpayee

17 Manmohan Singh 22/5/2004 - 26/5/2014

26/5/2014 - nay
18 Narendra Modi
(2017)

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Prime_Ministers_of_India
P37
PHỤ LỤC 10
CHÂN DUNG CÁC TỔNG THỐNG MYANMAR TỪ NĂM 1962 ĐẾN NAY (2017)

STT Chân dung Họ tên Chức vụ Nhiệm kỳ

Chủ tịch Hội


đồng Cách
mạng 02/3/1962 -
1 Ne Win
(1962-1974) 9/11/1981
Tổng thống
(1974-1981)

9/11/1981 -
2 San Yu Tổng thống
25/7/1988

25/7/1988 -
3 Sein Lwin Tổng thống
12/8/1988

P38
Quyền Tổng 12/8/1988 -
4 Aye Ko
thống 19/8/1988

Maung 19/8/1988 -
5 Tổng thống
Maung 18/9/1988

Chủ tịch Hội


đồng Khôi
Saw 18/9/1988 -
6 phục Trật tự
Maung 23/4/1992
và Luật pháp
Liên bang

Chủ tịch Hội


đồng Khôi
phục Trật tự
và Luật pháp
Than Liên bang 23/4/1992 -
7
Shwe (1992-1997) 4/02/2011
Chủ tịch Hội
đồng Hòa bình
và Phát triển
Liên bang

P39
(1997-2010)

4/02/2011 -
8 Thein Sein Tổng thống
30/3/2016

30/3/2016 -
9 Htin Kyaw Tổng thống
nay (2017)

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Presidents_of_Myanmar

P40

You might also like