Hệ thống bài tập PLKD 2021

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

Phần 1

Bài 1: Anh A tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán ĐHKTQD, nay anh A
muốn mở công ty TNHH một thành viên kinh doanh ngành dược phẩm do anh A
tự bỏ vốn. Anh/chị hãy cho biết trình tự, thủ tục cần thiết để mở công ty này, nêu
rõ lập luận.
Bài 2: Có 3 nhà đầu tư như sau:
- Ông David Minh – Việt kiều Đức lần đầu tiên muốn đầu tư kinh doanh tại
Việt Nam.
- Bà Lan hiện đang là Phó giám đốc của một doanh nghiệp nhà nước.
- Ông Thắng hiện đang là thành viên hợp danh của công ty hợp danh Hùng
Thắng.
- Các nhà đầu tư này muốn cùng nhau góp vốn thành lập một Công ty TNHH
hoạt động trong lĩnh vực thiết bị y tế. Hãy phân tích tư cách chủ thể của các nhà
đầu tư này và hãy cho biết họ có thể góp vốn thành lập công ty TNHH được
không?
Bài 3: Ông Hải, bà Hoa, ông Hùng thỏa thuận góp vốn để thành lập công ty
TNHH Thuận Phát với số vốn tương ứng là 540, 520 và 580 triệu đồng. Ngoài ra,
họ còn những tài sản khác tương ứng là 250, 640 và 370 triệu đồng. Anh Cường
được thuê làm giám đốc công ty. Ngày doanh nghiệp này bị tuyên bố phá sản với
số nợ phải thanh toán là 2,1 tỷ đồng. Số tài sản có thể đưa ra để thanh toán số nợ
này là:
a. 1.640.000.000 đồng là vốn góp của các thành viên đăng ký thành lập
doanh nghiệp
b. 2.900.000.000 đồng là tổng số tài sản thuộc sở hữu của 3 thành viên
công ty
c. 2.010.000.000 đồng là vốn góp của các thành viên và tài sản để ngoài
kinh doanh của giám đốc công ty.
Anh chị đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? Hãy giải thích lý do anh chị không
đồng ý với các ý kiến còn lại.
Bài 4: A, B, C hợp tác thành lập công ty TNHH N sản xuất và mua bán
nguyên vật liệu xây dựng với dự định góp vốn như sau: A góp nhà và quyền sử
dụng 100m2 đất; B góp vốn bằng giấy nhận nợ của công ty TNHH P với B giá trị
khoản nợ theo giấy nhận nợ là 550 triệu đồng; C góp bằng đôla Mỹ tương đương 1
tỷ đồng.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên tiến
hành góp vốn vào công ty theo quy định. A, B, C nhất trí rằng: Định giá nhà và
quyền sử dụng đất của A là 1,5 tỷ đồng mặc dù giá thị trường chỉ khoảng 700 triệu
đồng, vì các thành viên tin rằng trong thời gian tới theo quy hoạch nhà của A sẽ ở
vị trí mặt đường do con đường trước nhà được mở rộng; Định giá phần vốn góp
của B bằng giấy nhận nợ là 500 triệu đồng; C cam kết góp bằng đô la Mỹ tương
đương 1tỷ đồng nhưng khi thành lập công ty C mới chỉ góp 500 triệu số vốn còn
lại các thành viên nhất trí thỏa thuận C sẽ góp khi nào công ty có yêu cầu bằng văn
bản.
Kết thúc năm tài chính đầu tiên, lợi nhuận sau thuế của công ty N là 150 triệu
đồng. Các thành viên quyết định chia hết số lợi nhuận này cho từng thành viên,
nhưng mức chia cụ thể cho các thành viên thì không có sự thống nhất. Với lý do C
chưa thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn, trên cương vị cương vị chủ tịch HĐTV, A
ra quyết định chia số lợi nhuận cho các thành viên A, B, C lần lượt là 60%, 20%,
20%. C phản đối phương án phân chia lợi nhuận này, vì cho rằng theo đúng tỷ lệ
vốn góp ghi trong điều lệ thì C được nhận 50 triệu đồng. Do không được công ty
giải quyết C đề nghị chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho A, B
nhưng A, B trả lời không mua. Sau đó C đề nghị chuyển nhượng vốn cho D (là
người quen của A, B, C) thì bị A, B phản đối bằng văn bản. Không thể tự dàn xếp
được, C khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài Hà Nội.
Theo anh/chị, việc chia lãi theo đề xuất của A; Việc chuyển nhượng phần vốn
góp của C có phù hợp quy định của pháp luật không? Trung tâm trọng tài Hà nội
có thụ lí vụ này không? Vì sao?
Bài 5: Tháng 8/2021, Công ty cổ phần CP và Công ty cổ phần BK muốn góp
vốn bằng nhau để thành lập một doanh nghiệp mới.
1. Các doanh nghiệp này có thể làm như vậy được không? Vì sao? Loại hình
thức pháp lý của doanh nghiệp mới này là gì? Vì sao? Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
của doanh nghiệp mới này cần có những loại giấy tờ gì theo quy định hiện hành?
2. Hồ sơ ĐKDN của doanh nghiệp được gửi đến phòng đăng ký kinh doanh cấp
tỉnh ngày 20/8/2021, đến ngày 25/8/2021 những người thành lập doanh nghiệp này
nhận được thong báo bằng văn bản của phòng đăng ký kinh doanh từ chối cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với lý do ngành, nghề kinh doanh mà doanh
nghiệp này đăng ký không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Hãy nêu nhận
xét của bạn về tính hộp pháp đối với văn bản trả lời của Phòng đăng ký kinh doanh
trên.Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình.
Bài 6:Doanh nghiệp Hồng Hà là một doanh nghiệp tư nhân do ông Nguyễn
Nam Thắng làm chủ. Công ty Anh Vũ là 1 công ty TNHH được thành lập trên cơ
sở sự góp vốn của ông Hoàng và bà Ngân, trong đó ông Hoàng góp 70% vốn điều
lệ, bà Ngân góp 30% vốn điều lệ. Cả hai doanh nghiệp trên đều có chi nhánh tại
Hà Nội.
Nay cả hai doanh nghiệp trên thoả thuận ghép hai chi nhánh của mình để
thành lập một doanh nghiệp mới kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế.
Những vấn đề đặt ra:
1. Hai doanh nghiệp trên có thể làm như vậy được không? Nếu được thì loại
hình doanh nghiệp được thành lập là gì? Tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp?
2. Ai được coi là thành viên của doanh nghiệp mới? Vì sao?
3. Giả sử sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp mới muốn tăng vốn điều
lệ bằng cách kết nạp thêm 2 thành viên mới là doanh nghiệp nhà nước Chiến
Thắng và ông Lê Văn Sơn - Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ Y tế. Doanh nghiệp có thể
làm như vậy được không và phải tiến hành những thủ tục pháp lý gì?
Bài 7: Ngày 15-7-2021, Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hải Dương nhận
được Hồ sơ đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp tư nhân, trong đó đăng ký
tên doanh nghiệp là Doanh nghiệp tư nhân bánh đậu xanh Minh Nguyên, trụ sở
chính ở bờ Nam cầu Lai Vu, thành phố Hải Dương. Ngày 20-7-2021, Phòng đăng
ký kinh doanh tỉnh có văn bản trả lời không cấp đăng ký kinh doanh cho doanh
nghiệp này với lý do:
Thứ nhất, tên doanh nghiệp này hoàn toàn trùng với tên của một doanh
nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh trước đó hơn 1 năm trên địa bàn tỉnh này nên
cần phải đăng ký lại tên doanh nghiệp. Thứ hai, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp còn
thiếu giấy tờ xác nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (vì doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan đến thực phẩm). Thứ ba, địa chỉ trụ sở
chính của doanh nghiệp không phù hợp với quy định pháp luật.
1. Hãy nhận xét về tính hợp pháp của văn bản trả lời mà Phòng Đăng ký kinh
doanh tỉnh Hải Dương gửi cho người thành lập doanh nghiệp trong tình huống
trên. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho nhận xét của mình.
2. Theo bạn, người thành lập doanh nghiệp trong tình huống trên cần sửa đổi,
bổ sung hồ sơ như thế nào và thực hiện những hành động như thế nào để thành lập
được doanh nghiệp như dự định.
Bài 8: Phòng đăng ký kinh doanh tình HK nhận được hồ sơ đăng ký thành
lập một công ty TNHH kinh doanh Taxi. Cán bộ phòng đăng ký kinh doanh đã
thông báo cho người thành lập công ty rằng: yêu cầu đăng ký kinh doanh của công
ty đã bị từ chối vì theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh là trước mắt sẽ ngừng cấp
đăng ký kinh doanh thành lập mới doanh nghiệp kinh doanh taxi vì tại thành phố
thuộc tỉnh đã có rất nhiều doanh nghiệp kình doanh trong lĩnh vực này, cung đã
vượt cầu.
Hãy nhận xét về quyết định trên của phòng đăng ký kinh doanh và chỉ đạo
của UBND tình trên cơ sở liên hệ với Luật Doanh nghiệp 2020
Bài 9:Công ty TNHH Hà Linh có trụ sở chính tại tỉnh H, nay muốn mở rộng
hoạt động sang tỉnh K. Đại diện công ty đến phòng ĐKKD tỉnh K nộp hồ sơ thành
lập chi nhánh tại tỉnh này. Phòng ĐKKD tỉnh K tiếp nhận hồ sơ và sau khi xem xét
thấy có một ngành nghề kinh doanh mà chi nhánh đề nghị đăng ký chưa được ghi
trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu công ty Hà Linh về tỉnh
H đăng ký bổ sung. Khi công ty Hà Linh làm thủ tục bổ sung ngành nghề này tại
Phòng ĐKKD tỉnh H thì bị từ chối vì Ủy ban nhân dân tỉnh H đang có yêu cầu
quản lý chặt chẽ ngành nghề này tại địa phương. Mặc dù Công ty Hà Linh đã giải
thích là không kinh doanh tại tỉnh H những Phòng ĐKKD tỉnh H vẫn có công văn
trả lời không chấp thuận bổ sung ngành nghề vì trên nguyên tắc là công ty Hà Linh
sẽ được kinh doanh trên cả nước. Luật sư đã tư vấn cho công ty Hà Linh là không
nên thành lập chi nhánh mà hãy thành lập một công ty TNHH một thành viên tại
tỉnh K để được kinh doanh ngành nghề không được chấp thuận bổ sung.
a. Việc đăng ký thành lập chi nhánh của Cty Hà Linh có phải đăng ký theo
ngành nghề của Cty Hà Linh không? Vì sao?
b. Nhận xét về việc Phòng ĐKKD tỉnh H từ chối đăng ký bổ sung ngành
nghề của công ty Hà Linh? Nêu rõ lập luận.
Bài 10: Ông Lê Văn Thành là thợ mộc trong một doanh nghiệp nhà nước đã
nghỉ hưu, nay ông muốn tận dụng tay nghề chuyên môn và 800 triệu đồng tài sản
riêng của mình để lập một cơ sở sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ, tại quận
Long Biên, Hà Nội. Để có thể sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao, ông
Thành dự định nhập một số máy gia công gỗ hiện đại của Malaysia và tuyển
khoảng 20 thợ chuyên môn có khả năng làm việc với các máy móc này.
1. Ông Thành muốn được hướng dẫn về thủ tục cơ bản để đăng ký thành lập
cơ sở kinh doanh của mình. Hãy giúp ông Thành, và nêu ra các căn cứ pháp lý cho
những ý kiến của mình.
2. Ý kiến của bạn có gì khác nếu như phương án kinh doanh của ông Thành
là chỉ thuê 10 người thợ chuyên môn.

Bài 11:Ngày 15/8/2021, các sáng lập viên của công ty TNHH thương mại
Thăng Long họp bàn về các vấn đề để đăng ký thành lập và quản lý hoạt động của
doanh nghiệp, dự định doanh nghiệp có trụ sở chính tại quận HBT, Hà Nội và chi
nhánh tại thành phố Vinh, Nghệ An. Nhưng các sáng lập viên đang tranh cãi với
nhau về các vấn đề sau:
a. Việc thành lập và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty căn cứ vào Luật
Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020
hay Luật thương mại 2005?
b. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nộp tại phòng đăng ký
kinh doanh quân HBT, hay phòng đăng ký kinh doanh TP Hà Nội, hay
phòng đăng ký kinh doanh thành phố Vinh hay phòng đăng ký kinh
doanh tỉnh Nghệ An?
Hãy nêu ý kiến của bạn về các vấn đề trên và giải thích tại sao?

Bài 12: Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn?
1. Một doanh nghiệp nhà nước có thể có 2 người đại diện theo pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức của mọi doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải có Hội
đồng thành viên. Các thành viên của Hội đồng thành viên do cơ quan đại
diện chủ sở hữu quyết định, bổ nhiệm.
3. Trong công ty TNHH hai thành viên trở lên, Chủ tịch hội đồng thành
viên và Giám đốc đều là người đại diện theo pháp luật của công ty.
4. Tổng giám đốc của công ty cổ phần có thể đồng thời làm giám đốc/ tổng
giám đốc của một công ty khác nếu được Hội đồng quản trị chấp thuận.
5. Theo quy định của pháp luật, thành viên hội đồng quản trị công ty cổ
phần phải là cổ đông của công ty đó.
6. Thành viên góp vốn CTHD không được chuyển nhượng vốn cho người
khác.
7. Mọi loại hình công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 đều có
thể thuê giám đốc/tổng giám đốc.
8. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi doanh nghiệp đều được hình
thành bằng việc góp vốn.
9. Hội đồng quản trị của công ty cổ phần phải họp tại trụ sở chính của công
ty và ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
10. Chủ sở hữu CTTNHH 1 thành viên có thể chỉ định một người khác làm
Chủ tịch công ty.
11. Doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia thành lập Công ty TNHH hoặc
Công ty cổ phần.
12. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được
quyền rút vốn khỏi công ty.
13. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể dùng tài sản đi vay để đầu tư vào doanh
nghiệp tư nhân.
14. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được thành lập công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên là cá nhân.
15. Có thể dùng từ tiếng Anh để cấu tạo tên doanh nghiệp.
16. Người nước ngoài có thể kinh doanh tại Việt Nam dưới hình thức hộ
kinh doanh.
17. Thành viên CTTNHH có thể dùng vốn góp tại CTTNHH để góp vốn
thành lập một doanh nghiệp khác.
18. Thành viên hợp danh CTHD không được chuyển nhượng vốn góp của
mình cho người khác.

Bài 13:Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, ngày 17/9/2021, Công ty cổ
phần xây dựng Bảo Tín có 8 cổ đồng là cá nhân và 4 cổ đông là tổ chức, có số vốn
góp bằng nhau, họp bàn và dự định ghi trong điều lệ của công ty những vấn đề
sau:
a. Công ty chỉ cố cổ phần phổ thông, không có cổ phần ưu đãi;
b. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp
đại diện ít nhất 60% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
c. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% vốn điều lệ trong thời hạn
liên tục ít nhất là 6 tháng có quyền triệu tập họp đại hội đồng cổ đông.
d. Cơ cấu tổ chức của công ty gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản
trị, Giám đốc.
e. Hội đồng quản trị có 13 thành viên và thành viên không nhất thiết phải là
cổ đông.
f.Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.
g. Giám đốc phải là thành viên Hội đồng quản trị và có nhiệm ký 8 năm.
h. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mức cổ tức hàn năm đối với cổ
phẩn của từng loại.
Đối với mỗi vấn đề nêu trên, các cổ đông sáng lập có thể quyết định như vậy
hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình.
Bài 14:Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, ngày 15-6-2021, các thành
viên sáng lập của công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cường có trụ sở chính đặt tại
quận Ba Đình thành phố Hà Nội, chi nhánh tại quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh
họp bàn việc thành lập và dự kiến ghi trong Điều lệ công ty các vấn đề như sau:
a) Cuộc họp Hội đồng thành viên do Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc
thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ triệu tập;
b) Cuộc họp Hội đồng thành viên họp mỗi quý một lần;
c) Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp khi được
số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn điều lệ chấp thuận;
d) Mỗi thành viên công ty thay phiên nhau làm Tổng Giám đốc, nhiệm kỳ 6
năm.
e) Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai được tiến hành trong thời hạn
15 ngày làm việc kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, khi có số thành viên dự họp
đại diện ít nhất 60% vốn điều lệ.
f) Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của Công ty
g) Cuộc họp Hội đồng thành viên phải tiến hành tại trụ sở chính hoặc tại chi
nhánh tại quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh;
h) Làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh
Đối với mỗi vấn đề nêu trên, các thành viên sáng lập của công ty Hùng
Cường có thể quyết định như vậy hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận
của mình.
Bải 15: A, B, C đều là thành viên của công ty TNHH hai thành viên X. A
chào bán phần vốn góp của mình cho B và C. B từ chối mua phần bốn góp của A.
C muốn mua phần vốn A chào bán cho mình và còn muốn mua cả phần vốn góp
của A chào bán cho B. Trong trường hợp này thì A có bắt buộc phải bán hết phần
vốn của mình cho C hay không? Tại sao?

Phần 2

Bài16: Tháng 8/2021, Công ty TNHH An Sinh ký hợp đồng mua của doanh
nghiệp tư nhân Hoa Hồng, do bà Ánh Hồng là chủ doanh nghiệp một số diện tích
nhà xưởng trị giá 3 tỷ đồng. Đại diện cho Công ty An Sinh ký hợp đồng là ông
Trần Sinh, Giám đốc đồng thời là một thành viên công ty. Được biết công ty
TNHH An Sinh được thành lập với phần vốn góp bằng nhau của 10 thành viên
công ty, có vốn điều lệ là 15 tỷ đồng và ông Trần Tiến là Chủ tịch Hội đồng thành
viên.
a. Tính chất của hợp đồng này là gì? Vì sao? Việc giao kết hợp đồng này
phải căn cứ vào những đạo luật chủ yếu nào? Vì sao?
b. Sau khi việc mua bán được tiến hành có 6 thành viên công ty tỏ ý nghi ngờ
về tính hợp pháp của hợp đồng này khi họ biết rằng bà Ánh Hồng là chị gái của
ông Trần Tiến. Ông Trần Sinh giải thích với các thành viên rằng: Việc mua bán
này là hoàn toàn công khai và thuộc thẩm quyền điều hành hoạt động của Giám
đốc công ty theo Điều lệ, cho dù chưa có sự chấp thuận của Hội đồng thành viên,
nhưng hợp đồng này sẽ được báo cáo tại cuộc họp định kỳ của Hội đồng thành
viên. Các thành viên công ty không đồng ý với cách giải thích này, do vậy họ khởi
kiện ra tòa. Giả sử là thẩm phán được giao giải quyết tranh chấp này, bạn sẽ kết
luận về tính hợp pháp và xử lý đối với bản hợp đồng này như thế nào? Nêu rõ căn
cứ pháp lý cho lập luận của mình.
Bài 17:Công ty cổ phần X, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị văn
phòng đã ký một số hợp đồng có giá trị lớn để cung cấp máy in cho Công ty
TNHH Y. Trong hợp đồng có thỏa thuận tiền hàng sẽ được thanh toán đủ trong
vòng 10 ngày kể từ ngày giao hàng.
a. Giả sử trong trường hợp bên mua là Công ty TNHH Y không thanh toán
tiền hàng theo thỏa thuận thì Công ty X có thể áp dụng những biện pháp hay hình
thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nào đối với công ty Y? Vì sao?
b. Tình cờ một số thành viên HĐQT công ty X biết Giám đốc công ty Y là
con nuôi của một thành viên khác trong HĐQT công ty mình. Theo Anh/Chị hợp
đồng mua bán trong trường hợp trên có hiệu lực không? Vì sao?
Bải 18: Công ty TNHH xây dựng Thanh Xuân sử dụng giấy tờ về quyền sở
hữu 5 xe ô tô của mình làm bảo đảm cho khoản vay 3 tỉ đồng tại Ngân hang
thương mại cổ phần ACD. Biện pháp bảo đảm này là:
a. Đặt cọc; b. Cầm cố; c. Thế chấp; d. Kỹ quỹ.
Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình.
Bài 19:Công ty TNHH A gửi một thư chào mua tới công ty TNHH B. Khi
chào mua đó chưa được gửi tới tay công ty B thì Giám đốc công ty A gọi điện tới
văn phòng công ty B để đề nghị thay đổi về điều khoản giá cả trong hợp đồng. Cô
thư ký của công ty B đã nghe điện và hứa sẽ báo ngay cho Giám đốc của mình
nhưng sau đó cô ta lại quên không báo.
Khi nhận được chào mua của Cty A gửi tới, Giám đốc công ty B ngay lập tức
soạn thư trả lời chấp nhận chào hàng và gửi ngược lại cho công ty A. Công ty A
không có tín hiệu hồi đáp. Đúng ngày giao hàng được đưa ra trong thư chào hàng
công ty B cho chuyển hàng đến địa điểm tập kết để giao hàng cho A nhưng công
ty A không nhận hàng vì lý do không có quan hệ hợp đồng giữa A và B. Công ty
B đã khởi kiện công ty A và đòi bồi thường.
Anh/ chị hãy cho biết: có tồn tại quan hệ hợp đồng giữa A và B không? Vì
sao? Công ty A có phải bồi thường cho công ty B không? Nêu rõ lập luận.
Bài 20a:Công ty X ký hợp đồng thu mua sản phẩm rau quả của ông A. Đến
kỳ thu hoạch, do giá thấp nên công ty X thông báo chỉ mua 50% sản phẩm theo
thỏa thuận. Ông A đã phải bán số rau quả còn lại cho Công ty H theo giá trị
trường. Anh (chị) hãy cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, ông A có
quyền yêu cầu Công ty X bồi thường thiệt hại vật chất gây ra do không mua hết
hàng theo thỏa thuận hay không? Nêu rõ lập luận.
Bài 20b:Ngày 15/2/2021, Phạm Văn Mẫn là chủ hộ gia đình (bên A) và Vũ
Hoàng Lợi là chủ thầu xây dựng (bên B) ký với nhau một hợp đồng, theo đó B
nhận xây cho A một ngôi nhà 3 tầng với giá tiền công là 550.000 đồng/m2. Bên A
bảo đảm cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu theo tiến độ thi công mà hai bên đã
thống nhất. Mọi vi phạm của các bên về tiến độ cung cấp nguyên vật liệu và tiến
độ thi công phải chịu phạt vi phạm là 700.000đồng/ngày. Hợp đồng không đề cập
đến việc bồi thường thiệt hại.
Vì ngôi nhà đã hoàn thành chập 15 ngày, nên ông Mẫn bị lỡ hợp đồng cho
thuê một tầng của ngôi nhà, thiệt hại tính ra là 9.000.000 đồng. Ngoài tiền phạt
10.500.000 đồng, ông Mẫn còn đòi bồi thường thiệt hại, cả hai khoản là
19.500.000 đồng.
a. Hãy cho biết tính chất của quan hệ hợp đồng trong tình huống trên, giải
thích vì sao?
b. Ông Mẫn có thể đòi bồi thường thiệt hại được hay không? Vì sao? Có gì
khác nếu ông Mẫn là chủ doanh nghiệp tư nhân, ký hợp đồng xây dựng
căn nhà trên để làm văn phòng kinh doanh của doanh nghiệp mình?
c. Trong tình huống trên, nếu hai bên không tự thương lượng để giải quyết
tranh chấp thì có thể giải quyết trannh chấp trên tại cơ quan tài phán nào?
Vì sao?
Bài 21:Công ty kinh doanh nước sạch hà Nội có trụ sở chính tại quận Tây
Hồ, Hà Nội, ký một hợp đồng cung cấp nước sạch cho Công ty liên doanh dệt
nhuộm Đài Việt, có trụ sở chính tại quận Long Biên, Hà Nội. Theo hợp đồng, khi
cần ngừng cung cấp nước từ 5 giờ trở lên, bên cung cấp phải báo trước ít nhất 24
giờ. Bên mua phải thanh toán tiền nước vào 5 ngày đầu của tháng, bằng chuyển
khoản và nếu quá hạn 15 ngày mà không thanh toán thì bên cung cấp có quyền
đơn phương ngừng thực hiện hợp đồng. Mỗi vi phạm của các bên được xử lý theo
quy định của pháp luật hiện hành, bên vi phạm bị phạt 5% giá trị hợp đồng của
tháng liền trước đó và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Cuối tháng 1/2021, Công ty Đài Việt bị mất nước 1 ngày mà không hề được
báo trước. Thiệt hại do dây chuyền nhuộm bị ngừng hoạt đồng 1 ngày và chi phí
khắc phục hậu quả của 5 mẻ nhuộm dở bị hỏng do mất nước là 48 triệu đồng.
Giữa tháng 3/2021, Nguyễn Văn Tuấn là công nhân lái xe của công ty Đài
Việt có xếp dỡ hai container hóa chất ở góc sân công ty nơi có đường ống cấp
nước (đoạn từ ngoài đường vào trước đồng hồ đo) chèn lên đường ống, gây nứt
vỡ, làm thất thoát nước. Tổng thiệt hại do 3 tháng thất thoát nước và chi phí làm
lại đường ống là 37 triệu đồng. Bên cung cấp yêu cầu công ty Đài Việt phải bồi
thường và nộp phạt nhưng không được chấp nhận, nên đã đơn phương ngừng cung
cấp nước 15 ngày. Cuối tháng 7/2021, ông tổng giám đốc – người Đài Loan của
công ty Đài Việt phản đối vì lập luận rằng: theo pháp luật của Đài Loan với lỗi vô
ý thì pháp nhân không phải bồi thường thiệt hại. Đồng thời còn cho rằng bên cung
cấp đã vi phạm hợp đồng là tự ý ngừng cung cấp nước nên bên cung cấp còn phải
bồi thường thiệt hại cho công ty là 90 triệu đồng.
a. Hãy xét tính chất của quan hệ hợp đồng trên, giải thích vì sao? Khi ký
kết và thực hiện hợp đồng trên, các bên phải căn cứ vào những văn bản
quy phạm pháp luật nào? Vì sao?
b. Hai bên có thể đòi bồi thường thiệt hại được không? Vì sao?
c. Nếu các bên không tự thỏa thuận được thì tranh chấp trong tình huông
trên có thể đưa ra giải quyết tại Trọng tài thương mại hoặc tòa án hay
không? Vì sao? Hãy cho biết những tổ chức Trọng tài và Tòa án mà các
bên có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp này?Nêu rõ căn cứ pháp lý cho
lập luận của mình.
Bài 22: Ngày 15/4/2021, doanh nghiệp tư nhân A có trụ sở chính tại quận H
thành phố Hà Nội, đăng ký kinh doanh chuyên sản xuất hang dệt may ký một hợp
đồng bán cho công ty TNHH thương mại B, đặt trụ sở chính tại quận T thành phố
Hà Nội một lô hang quần áo các loại trị giá 460 triệu đồng.
a. Tranh chấp từ hợp đồng này (nếu có) có thể được giải quyết bằng những
phương thức nào?
b. Nếu tranh chấp được giải quyết bằng phương thức trọng tài thương mại
thì cần phải có điều kiện gì?
Bài 23: Ngày 10/3/2021, Công ty TNHH Sao Mai (bên A) ký hợp đồng bán
1000 tấn gạo cho doanh nghiệp tư nhân Minh Hải (bên B).
Mặc dù đã ứng tiền theo thoả thuận nhưng do giá gạo có chiều hướng xuống
giá, bên B đã đề nghị huỷ bỏ hợp đồng đã ký với bên A, đồng thời yêu cầu bên A
trả lại toàn bộ số tiền đã ứng và lãi suất theo mức lãi suất cho vay của Ngân hàng
công thương Việt Nam.
Bên A không chấp nhận và làm đơn kiện lên Toà án có thẩm quyền với yêu
cầu phạt bên B 100 triệu đồng.
Hãy cho biết yêu cầu của bên A đòi phạt bên B 100 triệu đồng có được TA
giải quyết không? Bên B có được miễn trách nhiệm pháp lý không?Nêu rõ lập
luận.
Bài 24:
Công ty TNHH An Hải có trụ sở chính tại quận M, tỉnh HP (bên A) ký hợp
đồng bán cho DNTN chuyên kinh doanh thiết bị xây dựng Bình Minh có trụ sở
chính tại huyện N, tỉnh HY (bên B) một lô hang 06 xe trộn bê tông, xuất xứ Trung
Quốc theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, trị giá 23 tỷ đồng. Hàng được giao
làm 2 đợt.Đợt 1 vào ngày 10/3/2021 số lượng 03 chiếc; đợt 2 giao 3 chiếc còn lại
vào ngày 25/3/2017.Bên B đã ký hợp đồng giao số thiết bị này cho một doanh
nghiệp khác vào ngày 15/4/2021.
Sau khi đã hoàn thành giao hàng đợt 1, bên A đã không có số hang đợt 2 để
giao theo thoả thuận và đề nghị bên B chờ thêm 2 tháng nữa để nhà cung cấp của
mình khắc phục sự cố dây chuyền sản xuất. Bên B trả lời không chấp nhận đó là lý
do khách quan để bên A chậm giao hang và chỉ đồng ý gia hạn trong vòng 15 ngày
cho số xe còn lại. Đến 15/5/2021, bên B vẫn không nhận được số hang đợt 2 và
qua nhiều lần thương lượng không có kết quả nên đã khởi kiện bên A ra Toà án.
1. Giao dịch trên giữa A và B thuộc loại hợp đồng gì? Nêu rõ lập luận.
2. Bên B có thể khởi kiện bên A ra toà án nơi nào? Cấp nào? Tại sao?
3. Hành vi giao hang chậm đợt 2 của bên A có phải là vi phạm cơ bản không?
Vì sao?
4. Nếu câu trả lời ở câu c là “có”, hãy đề xuất chế tài phù hợp đối với bên vi
phạm. Nêu rõ căn cứ pháp lý theo quy định của Luật thương mại 2005.
Bài 25:Ngày 15/7/2021, doanh nghiệp H gửi một đề nghị giao kết hợp đồng
tới công ty phần mềm máy tính M. Đề nghị này yêu cầu công ty M cung cấp 5
phần mềm quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn nội bộ của doanh nghiệp H. Sau
khi nhận được đề nghị này vào ngày 16/7/2021, công ty M yêu cầu doanh nghiệp
H chờ một thời hạn là 10 ngày để công ty tiến hành thử nghiệm sản phẩm. Doanh
nghiệp H đồng ý.
Đến ngày 24/7/2021, doanh nghiệp H gửi một đề nghị có nội dung giống hệt
nội dung của bản đề nghị giao kết hợp đồng với công ty M cho công ty máy tính
K. Công ty K ngay lập tức đã chấp nhận giao kết hợp đồng.
Doanh nghiệp H đã thông báo ngay cho công ty M về việc huỷ đề nghị giao
kết hợp đồng với lý do đã ký kết hợp đồng với công ty K.
Doanh nghiệp H có được phép huỷ đề nghị giao kết hợp đồng với công ty M
không? Vì sao? Nêu hậu quả pháp lí của hành vi này.
Bài 26:
Công ty TNHH Hoà Vũ ký hợp đồng vận chuyển lô hàng máy vi tính với
công ty vận tải Hà Hải. Thời điểm giao nhận hàng là vào ngày 16/9/2021, nhưng
phải đến ngày 26/9/2021 lô hàng mới tới nơi.
Công ty Hoà Vũ yêu cầu công ty Hà Hải phải nộp phạt vi phạm hợp đồng 25
triệu do giao hàng chậm và bồi thường thiệt hại do việc chậm hàng khiến công ty
phải huỷ một hợp đồng với đối tác G.
Công ty Hà Hải không chấp nhận, cho rằng việc chậm giao hàng do sự kiện
bất khả kháng là trời mưa lớn nên không thể chuyên chở đúng hạn và công ty cũng
đã gửi thông báo ngay cho bên Hòa Vũ rồi. Đồng thời, công ty Hải Hà cũng cho
rằng hợp đồng không có thoả thuận phạt vi phạm nên bên Hoà Vũ không có quyền
yêu cầu.
Cơ sở pháp lý cho yêu cầu của công ty Hoà Vũ là gì? Viện dẫn sự kiện bất
khả kháng của công ty Hải Hoà có căn cứ pháp lý không? Công ty Hoà Vũ có
quyền vừa đòi bồi thường thiệt hại vừa đòi nộp phạt vi phạm không? Vì sao?
Bài 27:
Tháng 5/2021, A là một công ty cổ phần xây dựng đã ký một hợp đồng với
B là .......................................................... Theo hợp đồng hai bên thỏa thuận:
- ..........................................
- ...........................................
- ...............................................
Hãy điền vào những chỗ trống một vài dữ kiện điển hình để hợp đồng
giữa A và B là:
a. Một hợp đồng kinh doanh, thương mại
b. Một hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp
c. Một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
d. Một hợp đồng lao động
Nêu ra những căn cứ pháp lý cho lập luận của mình.
Bài 28:Doanh nghiệp tư nhân Viết Á ký hợp đồng thuê công ty cổ phần An
Tâm vận chuyển một số đồ gỗ cho mình với trị giá hợp đồng là 70 triệu đồng. Do
vi phạm về thời hạn vận chuyển, số đồ gỗ của DNTN Viết Á đã bị trả lại theo hợp
đồng mua bán với CT TNHH Đại Lợi và phải chịu bồi thường thiệt hại cho CT
TNHH Đại Lợi là 80 triệu đồng.
a. Khi giao kết hợp đồng, DNTN Viết Á và CTCP An Tâm phải căn cứ vào
những đạo luật cơ bản nào? Vì sao?
b. Giả sử, trong hợp đồng DNTN Viết Á và CTCP An Tâm có thỏa thuận:
mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng được giải quyết tại Tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội. Hãy xác định giá trị pháp lý của điều khoản đó.
Bài 29: Tháng 3/2021, Cty TNHH A (tỉnh D) ký hợp đồng với Cty TNHH B
(tỉnh N) mua lốp xe ô tô các loại trị giá 1 tỷ đồng. Cty A đã ứng trước cho công ty
B 3000 triệu đồng.
Theo hợp đồng ngày 1/3/2021, công ty B giao hàng đợt 1 cho Cty A trị giá là
400 triệu đồng.Số hàng còn lại sẽ giao tiếp đợt hai là ngày 10/3/2021.
Đến ngày 25/4/2021 theo giấy báo của Cty B, Cty A đến nhận hàng. Qua
kiểm tra thấy chất lượng hàng hóa không đảm bảo, do vậy Cty A từ chối không
nhận hàng và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Biết rằng trong hợp đồng các bên có thỏa thuận: vi phạm về chất lượng hàng
hóa phạt 6% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm; vi phạm về thời hạn thực hiện hợp
đồng phạt 2% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm cho 10 ngày đầu, thêm 1% giá trị
phần hợp đồng bị vi phạm cho 10 ngày tiếp theo, tổng số không quá 8%.
Hãy cho biết hợp đồng trên thuộc loại hợp đồng gì, vì sao?Các điều khoản
của hợp đồng có hiệu lực pháp luật không? Nêu rõ lập luận
Bài 30:Nhận định đúng/sai, giải thích:
1. Nếu các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng phương thức hoà giải
thương mại thì phải có thoả thuận hoà giải, thoả thuận hoà giải bắt buộc
phải xác lập bằng văn bản và phải được lập trước khi xảy ra tranh chấp.
2. Nếu các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thì
phải có thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tai bắt buộc phải xác lập
bằng văn bản và phải được lập trước khi xảy ra tranh chấp.
3. Hoạt động thương mại không được quy định trong luật thương mại và
trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.
4. Trong mọi trường hợp, bên vi phạm đều có quyền đòi tiền phạt khi có vi
phạm hợp đồng trong hợp đồng thương mại.
5. Khi có đơn yêu cầu của một bên, Toà án nhân dân tối cao sẽ xem xét ra
quyết định huỷ phán quyết trọng tài nếu phán quyết trọng tài trái với
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;
6. Khi đã có thoả thuận trọng tài trong hợp đồng kinh doanh thương mại,
các bên trong quan hệ hợp đồng mất quyền khởi kiện ra Toà án.
7. Trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, hoà giải thương mại
là thủ tục bắt buộc trước khi các bên tranh chấp muốn khởi kiện ra Toà
án.

Bài tập hỗn hợp

Câu 1.
Giả sử tháng 12/2021, Công ty TNHH sản xuất dụng cụ y tế MT và Công ty cổ
phần thương mại PK cùng ông Nguyễn Xuân T là một bác sỹ đã nghỉ hưu thỏa thuận góp
vốn để thành lập một doanh nghiệp, đặt trụ sở chính tại quận H, thành phố Hồ Chí Minh.
a) Hai công ty MT, PK và ông Nguyễn Xuân T có thể làm như vậy hay không?
Doanh nghiệp mới được thành lập có thể là những loại hình doanh nghiệp nào? Vì sao?
b) Hãy tự xác định 1 loại hình doanh nghiệp cho doanh nghiệp mới thành lập và
doanh nghiệp mới này có thể thực sự tiến hành các hoạt động kinh doanh thì chủ doanh
nghiệp cần phải thực hiện những thủ tục cụ thể như thế nào? Tại đâu? Hồ sơ có những tài
liệu gì?
Câu 2.
Có ý kiến cho rằng: "Trong mọi trường hợp, muốn áp dụng chế tài phạt vi phạm,
bên bị vi phạm phải chứng minh được rằng hợp đồng giữa họ với bên vi phạm có điều
khoản thỏa thuận về áp dụng chế tài phạt vi phạm".
Theo bạn, ý kiến này có phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như Bộ
luật dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập
luận của mình.
Câu 3.
Tháng 4/2021, Công ty Cổ phần X hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị văn
phòng ký một hợp đồng trị giá 1,2 tỷ đồng cung cấp máy photocopy cho công ty TNHH
Y. Trong quá trình tìm hiểu, Ban Kiểm soát công ty X biết rằng Giám đốc Công ty Y là
con nuôi của một thành viên trong Hội đồng Quản trị của Công ty X.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, hãy cho biết ý kiến về hiệu lực pháp lý của
hợp đồng mua bán giữa công ty X và công ty TNHH Y. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập
luận của mình.

Câu 4.
Công ty TNHH Hoa Ban sử dụng hệ thống nhà xưởng thuộc sở hữu của mình để làm tài
sản đảm bảo cho khoản vay 5 tỷ đồng của Ngân hàng SCB. Trong thời hạn vay, công ty
Hoa Ban vẫn được sử dụng hệ thống nhà xưởng đó. Hãy cho biết biết biện pháp bảo đảm
trên là:
A) Cầm cố
B) Bảo lãnh
C) Thế chấp
D) Đặt cọc
Giải thích và nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình.
Câu 5.
Phân tích những điều kiện và thủ tục để một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lấy những quy định của pháp luật hiện hành đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên để minh họa cho phần phân tích của mình.
Câu 6
Nhận định sau đây là đúng hay sai. Nêu rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình:
a) Thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần nhất thiết phải sở hữu một tỷ
lệ cổ phần nhất định của công ty.
b) Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân thuê giám đốc để điều hành hoạt động
của doanh nghiệp thì người đại diện theo pháp luật là giám đốc được thuê.
c) Tất cả các thành viên của công ty hợp danh đều là người đại diện theo pháp luật
của công ty hợp danh
d) Người chưa thành niên không thể tham gia góp vốn vào mọi loại hình doanh
nghiệp

Câu 7
Công ty TNHH thiết bị văn phòng BT có trụ sở chính tại quận 10, thành phố Hồ
Chí Minh. Công ty cổ phần xây dựng dân dụng AB có có trụ sở chính tại quận Hải Châu
thành phố Đà Nẵng. Tháng 12/2021, AB ký hợp đồng với BT nhận xây dựng công trình
nhà 3 tầng làm trụ sở chi nhánh của BT tại đường Thái Hà quận Đống Đa, Hà Nội và đã
hoàn thành giữa tháng 8/2022. Thời hạn bảo hành là 3 năm. Sau khi đưa vào sử dụng 1
tháng, công trình đã bị hư hỏng, lún nứt nhiều chỗ. BT yêu cầu AB sửa chữa và bồi
thường thiệt hại nhưng không được đáp ứng. Sau quá trình hai bên tự giải quyết không có
kết quả, BT quyết định khởi kiện.
Trong trường hợp này, đơn kiện của BT phải được gửi đến Tòa án cấp nào, của
địa phương nào? Giải thích rõ vì sao.
Câu 8
Công ty Cổ phần X ký hợp đồng bán 1000 tấn gạo cho công ty TNHH Y. Khi
giao hàng, do nhầm lẫn nên nhân viên đã giao 1200 tấn. Công ty Y nhận 200 tấn thừa.
Sau đó công ty Y gửi thông báo: “với 200 tấn thừa, sẽ chỉ trả bằng 2/3 giá thỏa thuận
trước trong hợp đồng”. Theo quy định của Luật Thương mại 2005, công ty X có buộc
phải hạ giá hay không?
Câu 9
Ngày 12/9/2021, Công ty TNHH xây dựng XD có trụ sở chính tại quận H thành
phố Hà Nội ký một hợp đồng mua một lô hàng hóa trị giá 450 triệu đồng của Công ty cổ
phần cơ khí CK có trụ sở chính tại thị xã C tỉnh Quảng Ninh. Trong hợp đồng, hai bên
thỏa thuận là nếu có tranh chấp, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ giải quyết.
Hãy chỉ ra 2 điểm sai trong thỏa thuận nói trên về Tòa án giải quyết tranh chấp.
Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình
Câu 10
Phân tích các trường hợp miễn trách nhiệm (miễn áp dụng chế tài) đối với hành vi vi
phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại. Mỗi trường hợp cho 1 ví dụ để minh họa
Câu 11
Ngày 15/4/2021, Doanh nghiệp tư nhân A có trụ sở chính tại quận HK thành phố
Hà Nội, đăng ký kinh doanh chuyên sản xuất hàng dệt may ký một hợp đồng bán cho
Công ty TNHH thương mại B, đặt trụ sở chính tại quận TX thành phố Hà Nội một lô
hàng quần áo các loại trị giá 460 triệu đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên
phát sinh tranh chấp.
Nếu các bên tranh chấp muốn được giải quyết bằng phương thức trọng tài thương
mại thì cần phải có điều kiện gì và với những nguyên tắc như thế nào?
Câu 12
a. Hãy phân tích những đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh.
b. Trình bày về thủ tục thành lập công ty hợp danh theo quy định của pháp luật
hiện hành.
Câu 13
Công ty cổ phần X (trụ sở tại quận HK, thành phố Hà Nội) ký hợp đồng với
Công ty cổ phần Y (trụ sở tại quận 3, thành phố Hồ Chí Minh), theo hợp đồng bên
X mua của bên Y số hàng 150 tấn nhôm thành phẩm, hàng được giao tại cảng Hải
Phòng - quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Sau khi giao hàng bên Y đã gửi
công văn đòi 35% tiền hàng còn thiếu nhưng sau 2 tháng Bên mua (X) vẫn chưa
thanh toán.
A) Theo quy định của pháp luật, có những phương thức nào để có thể giải
quyết tranh chấp nêu trên?
B) Nếu giải quyết bởi Toà án thì tranh chấp nói trên thuộc thẩm quyền của
Toà án nào? Vì sao?
Câu 14
Công ty TNHH Hùng Long có trụ sở chính tại huyện N, tỉnh X ký hợp đồng
bán cho Doanh nghiệp tư nhân Bình Minh có trụ sở chính tại huyện M, tỉnh Y một
lô hàng 06 xe trộn bê tông, xuất xứ Trung Quốc theo tiêu chuẩn chất lượng đã
đăng ký, trị giá 25 tỷ VNĐ. Hàng được giao làm 2 đợt: Đợt một vào ngày
10/3/2021 số lượng 03 chiếc xe; Đợt hai vào ngày 25/3/2021 số lượng 03 xe còn
lại.
Sau khi đã hoàn thành giao hàng đợt 1, Bên bán đã không có số hàng đợt hai
để giao theo thoả thuận và đề nghị bên mua chờ thêm 2 tháng nữa để nhà cung cấp
của mình khắc phục sự cố sản xuất. Bên mua trả lời không chấp nhận đó là lý do
khách quan và chỉ đồng ý gia hạn thêm 20 ngày. Đến 20/5/2021, bên mua vẫn
không nhận được số hàng đợt 2 và đã khởi kiện bên bán ra Tòa án.
a) Phân tích tính chất pháp lý của quan hệ hợp đồng nói trên?
b) Bên mua có thể khởi kiện ra Tòa án nơi nào, cấp nào? Giải thích?

Câu 15
Công ty TNHH A (Bên mua) trụ sở tại quận Hoàng Mai , thành phố Hà Nội ký
hợp đồng mua của công ty Cổ phần B (Bên bán) trụ sở tại quận 1, thành phố Hồ
Chí Minh lô hàng 10 tấn nhôm thành phẩm. Hai bên thỏa thuận hàng sẽ được giao
tại Cảng Hải phòng - quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Sau khi giao hàng Bên
bán đã gửi công văn đòi 70% tiền hàng còn thiếu nhưng Bên mua không thanh
toán. Bên mua gửi thông báo: 2 tháng sau mới trả được với lập luận là trong hợp
đồng hai bên không quy định thời hạn thanh toán.
A) Lập luận của Bên mua có đúng pháp luật hay không? Vì sao?
B) Nếu Bên bán muốn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thì Tòa án nơi
nào, cấp nào có thẩm quyền giải quyết? Vì sao?

You might also like