Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Chương 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


- Đường Kách mệnh trình bày một cách khái quát những quan điểm cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin về
con đường cách mạng
- Giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về con đường cách mạng Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Vận dụng linh hoạt và sâu sắc hơn vào thực tiễn để giúp phát triển đất nước ngày một tốt đẹp hơn.

Chương 2: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


- Tìm hiểu quan điểm
- Lý luận con đường cách mạng Việt Nam trong tác phẩm Đường Kách Mệnh
Chương 3: NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và kết cấu tác phẩm
- Làm rõ những vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
Chương 4: GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Dựa trên cơ sở tác phẩm Đường Kách Mệnh
- các tài liệu tham khảo của trường Đại học Tài chính Marketing
- tài liệu mạng, tư liệu lịch sử trong viện bảo tàng TPHCM.

Chương 5: KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI


Chương 1: Khái quát hoàn cảnh ra đời và kết cấu tác phẩm Đường Kách Mệnh.

Chương 2: Hồ Chí Minh viết về con đường cách mạng Việt Nam trong tác phẩm Đường Kách Mệnh.

Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam trong cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở Việt Nam (1930 – 1975).

Phần II: PHẦN NỘI DUNG


Chương 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ KẾT CẤU TÁC PHẦM “ĐƯỜNG KÁCH MỆNH”
1.1 Hoàn cảnh ra đời
- Tác phẩm “Đường Kách Mệnh” năm 1927 là tập hợp những bài giảng của Bác Hồ cho hội viên Hội Việt
Nam thành niên cách mạng đồng chí hội.

Hoàn cảnh:
- Thế giới:
+ Hầu hết các nước trên thế giới đều đã trở thành thuộc địa
+ chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành vũ khí tư tưởng của giai cấp vô sản

+ Cách mạng Tháng Mười Nga thành công

+ Quốc tế Cộng sản lần thứ III được thành lập

- Trong nước:
+ Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta

+ giai cấp công nhân đã thể hiện khả năng lãnh đạo cách mạng

+ hàng trăm cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

+ Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.

1.2 Kết cấu


Về mặt hình thức:
- Nguyễn Ái Quốc đã tập trung đề cập 15 vấn đề
Về kết cấu nội dung: ba nội dung cơ bản
(1) Những vấn đề lý luận cách mạng chung.

(2) tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam

(3) xác định phương pháp tổ chức và hoạt động cách mạng.

Chương 2: HỒ CHÍ MINH VIẾT VỀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG TÁC
PHẨM “ĐƯỜNG KÁCH MỆNH”
- người đã dành hẳn một phần để lý giải về “cách mệnh”
- đề cập đến nguyên nhân xuất hiện của cách mệnh
- sự cần thiết phải tiến hành dân tộc cách mệnh và giai cấp cách mệnh ở Việt Nam

2.1 Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc


- Bác phân tích cách mạng thế giới => chỉ ra kinh nghiệm.
+ Pháp, Mỹ: công nông làm gốc cách mạng, tư bản là hoạt đầu, đàn bà trẻ con cũng giúp làm việc cách
mệnh.
+ cách mạng Nga: chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công
- từ lịch sử và thực tiễn và từ học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin
=> tác giả đã định hướng cho các mạng Việt Nam.

2.2 Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa


Làm cách mệnh khó vì nhiều lí do
+ mất đoàn kết dân tộc

+ vai trò hàng đầu của Đảng cộng sản

+ Bác khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất

2.1.3 Cách mạng Việt Nam phải liên hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản

- Tác giả cũng xác định rõ bạn và thù của cách mệnh Việt Nam

- Phân biệt rạch ròi giữa đế quốc Pháp và nhân dân Pháp => mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng giải
phóng dân tộc Việt Nam với giai cấp cách mệnh Pháp nói riêng và mối quan hệ giữa cách mạng giải
phóng dân tộc với cách mạng vô sản chính quốc nói chung.

- giai cấp phong kiến địa chủ:


+ điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mệnh công nông

+ những đại địa chủ thì chớ có cho họ vào hội của dân cày

=> có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng chiến lược và sách lược cách mạng

2.1.4 Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công-
nông làm nền tảng

- Hồ Chí Minh khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản Nga

=> phải dân làm gốc, toàn dân tộc đồng lòng, quyết tâm đứng lên kháng chiến cứu nước.

* theo quan điểm của Hồ Chí Minh, con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam phải dựa
vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công-nông là lực lượng cách mang nòng cốt.

2.2 Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa


- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một quan điểm lớn, xuyên suốt
- “Đường Kách mệnh” xác định rõ mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội
2.2.1 Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và được tư tưởng Mác – Lênin dẫn đường.
- Hồ Chí Minh có nói tới tầm quan trọng của đảng Kách mệnh đối với cách mạng ở Việt Nam

+ phải giác ngộ cho dân

+ giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu

+ phải hiểu phong triều thế giới phải bày sách lược cho dân

=> muốn làm kách mệnh dễ thì phải có Đảng lãnh đạo quần chúng nhân dân

Đảng nên noi theo là chủ nghĩa Mác – Lênin


- phân tích thắng lợi của Kách mệnh Nga và khuyên kách mệnh An Nam phải lấy đó mà học tập
2.2.2. Do nhân dân làm chủ

- các cuộc Kách mệnh trên thế giới => đưa ra con đường Kách mệnh cho nhân dân An Nam.

- Kách mệnh Mỹ: người đã chỉ trích chính phủ Mỹ khi luôn tuyên truyền về tự do, nhân quyền nhưng lại
không muốn ai nói về kách mệnh.

=> muốn Kách mệnh đến nơi đến chốn, kách mệnh triệt để thì phải giao quyền lực cho số đông chính là
nhân dân, do dân làm chủ
2.2.3. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất

- vấn đề này không được đề cập riêng lẻ nhiều nhưng được ẩn trong xuyên suốt tác phẩm

- dân chủ, nói về tự do, bình đẳng tức là mọi người đều có quyền sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải
vật chất cho mình

Chương 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT
NAM TRONG CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM (1930-1975)
3.1 Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam
- Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là một loại hình đấu tranh dân tộc và giai cấp
- Nhiệm vụ:
+ đánh đổ ách thống trị của thực dân

+ xóa bỏ mọi áp bức của chế độ phong kiến

- Tùy vào hoàn cảnh của từng thời kì tại thời điểm xảy ra cách mạng mà lựa chọn giai cấp nào nắm quyền
lãnh đạo

- Về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam
+Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc hiệu quả, đúng đắn

+ Người tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và phát triển chủ nghĩa yêu nước thành khái niệm đầy đủ, sắc
sảo
=> Tư tưởng Hồ Chí Minh được phát triển, thể hiện một cách cụ thể, sinh động trong thực tiễn cách mạng
nước ta từ những năm 1930.

3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với cách mạng
xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển từ cơ sở lý luận, thực tiễn của mối quan hệ giữa giai
cấp và dân tộc ở Việt Nam và trên thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- thực dân Pháp xâm lược, dân ta đã chiến đấu rất quyết liệt và anh dũng, song tất cả đã bị đàn áp và
thất bại

=> không thể giải quyết vấn đề dân tộc, giành độc lập dân tộc dựa trên những quan điểm phong kiến, hay
tư sản.

- Lịch sử dân tộc đặt ra một đòi hỏi cần có một lực lượng lãnh đạo đất nước với một con đường cứu nước
mới
- Người đã chỉ ra rằng, mặc dù cách mạng tư sản đã thành công, chủ nghĩa tư bản đã xây dựng và phát
triển hàng trăm năm ở các nước Mỹ, Pháp nhưng “công nông vẫn cực khổ” .
Người nghiên cứu Cách mạng Nga và Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin =>
“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng
được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như thực dân
Pháp khoe khoang bên An Nam”.
-Người rút ra kết luận: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc
giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới”
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là cách mạng vô sản”.

-ở Việt Nam:
- cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân, giữa giai cấp vô sản với tư sản, giữa
toàn dân tộc với thực dân đế quốc xâm lược phải theo lập trường của giai cấp công nhân.
- nòng cốt là liên minh công nông
- lấy chủ nghĩa Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng
- con đường cứu nước đúng đắn là phải gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và xã hội
- Tầm quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Với những thắng lợi mà nhân dân ta đã giành được, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã
trở thành một quốc gia độc lập, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa,

3.3. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giành độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, là
tiền đề để tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Nói về tính toàn diện

+ đặt cách mạng dân chủ nhân dân trong phạm trù của cách mạng vô sảna, gắn độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội
+ Hồ Chí Minh chỉ rõ mâu thuẫn chủ yếu, nổi bật cấp bách, là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam
với đế quốc xâm lược và tay sai bán nước.

=>Hồ Chí Minh xác định mục tiêu cốt yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam là giành
độc lập dân tộc

- hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám của Đảng khẳng định: “Trong lúc này quyền lợi của
bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu
không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì
chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của giai cấp đến vạn
năm cũng không đòi lại được”

- vấn đề giai cấp được Hồ Chí Minh đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với lợi ích quốc gia dân tộc

- Hồ Chí Minh soạn thảo và được Hội nghị hợp Chánh cùng vắn tắt của Đảng xác định: làm tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thể hiện cụ thể ở đường
lối “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”
Đất nước tiến vào thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975), Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ rõ, cùng với tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phải đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước.

- Độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang nội dung sâu sắc và triệt để

3.4. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là làm cho cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được tiến hành
triệt để, bảo đảm cho nền độc lập dân tộc được giữ vững, nhân dân có đời sống ấm no, tự do hạnh
phúc.

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế
quốc, phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh viết: “Cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm xoá bỏ mọi chế độ người bóc lột người ở nước
ta, nhằm đưa lại đời sống ấm no cho nhân dân ta. Đó là cuộc cách mạng vĩ đại và vẻ vang nhất trong lịch
sử loài người, nhưng đồng thời cũng là cuộc cách mạng gay go, phức tạp và khó khăn nhất”
Người chỉ ra các khả năng, điều kiện để cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển thành cách mạng xã
hội chủ nghĩa
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng ở các nước thuộc địa có
thể và cần phải nổ ra trước cách mạng vô sản ở chính quốc là hoàn toàn đúng đắn sáng tạo.
-Tóm lại, những tư tưởng, bài học của Hồ chủ tịch đã hình thành đường lối Cách mạng đúng đắn cho dân
tộc ta

+ Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh vận động toàn dân kháng chiến, khẳng định cuộc cách mạng phải có
sự trợ giúp của đồng bào cả nước

+ Thứ hai, cuộc kháng chiến của dân tộc ta xảy ra khắp lĩnh vực, mang tính toàn diện, hiệu quả.

=>Những bài học về Tư tưởng Hồ Chí Minh là vô cùng đáng giá, quý báu, góp phần và công cuộc xây
dựng Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân một cách hiệu quả.
- “Đường cách mệnh” không chỉ có giá trị lịch sử, mà còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với
cách mạng Việt Nam trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

- Tác phẩm Đường cách mệnh là một kho tàng tri thức lý luận cách mạng Việt Nam

- Là sự thể hiện tư tưởng cơ bản của lãnh tụ Hồ Chí Minh

=> Giá trị của tác phẩm càng được khẳng định khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng
sản Việt Nam tuyên bố rằng, Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động.

You might also like