Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Họ & Tên : Nguyễn Đình Thuật Lớp: 22CDN

Câu 1: Tính chất của nước cấp và nước thải khác nhau như thế nào?

Tính chất của nước cấp


1: Tính chất vật lý

Nước cấp dùng cho sinh hoạt có đặc điểm là nước có độ đục thấp do đã được thẩm thấu
qua nhiều tầng địa chất. Nước ngầm chảy qua các tầng địa chất có chứa cát và đá Granite
nên sẽ có một ít chất khoáng hòa tan, còn nếu nước ngầm thẩm thấu qua các tầng địa chất
có đá vôi thì nước ngầm có độ cứng cao. Tuy không có ôxy hòa tan nhưng trong nước có
thể có chứa các loại hóa chất như H2S, CO2,… Các loại vi sinh vật không tồn tại trong
nước ngầm là do nước ngầm thường nằm sâu trong lòng đất và không chứa oxy nên vi
sinh vật không thể sinh sống và phát triển được trong điều kiện thiếu dưỡng khí được.

2: Tính chất hóa học

Nước cấp có chứa nhiều loại chất khoáng có thể hòa tan như sắt, magiê, mangan, canxi,
… các khoáng chất này nếu về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người
cũng như hư hỏng đến các hệ thống chứa, vì thế cần phải xây dựng một hệ thống xử lý
nước cấp để xử lý các thành phần này.

Tính chất của nước thải


1:Tính chất vật lý

Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải ở mỗi khu vực là khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiệt độ
của không khí và môi trường xung quanh.

Màu sắc: Nước thải thường có màu đen hoặc nâu, phụ thuộc vào nồng độ của các tạp chất
Nước thải thường chứa rất nhiều các chất lơ lửng nên nước thường bị đục. Nước càng bị
đục thì sẽ càng bị nhiễm bẩn nhiều.Tùy vào nồng độ và thành phần chứa trong nước thải
mà nó có những mùi khác nhau. Đa phần nước thải sẽ có mùi hôi thối, gây ảnh hưởng tới
tâm lý, cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của người dân xung quanh khu vực chứa nước
thải. 

2: Tính chất hóa học


Chỉ số pH: Người ta thường xác định chỉ số pH của nước để điều chỉnh lượng hóa chất
phù hợp để xử lý nguồn nước thải.

Chỉ số DO: Đây là số liệu nhằm đo tỷ lệ lượng oxy hòa tan trong nước. Nước thải càng
nhiễm nhiều tạp chất sẽ càng làm giảm lượng oxy có trong nước. Điều này sẽ khiến cho
việc hô hấp và quang hợp của các sinh vật, thực vật thủy sinh dưới nước bị hạn chế.
Họ & Tên : Nguyễn Đình Thuật Lớp: 22CDN

Chỉ số BOD: Là tỷ lệ oxy cần để xảy ra quá trình oxy hóa sinh học các chất hữu cơ có
trong nước. Quá trình này xảy ra nhờ sự hỗ trợ của các vi sinh vật như vi khuẩn hoặc
trong môi trường hiếu khí.

Chỉ số COD: Cũng là tỷ lệ oxy cần để xảy ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong
nước thành các phân tử nước và cacbonic. Quá trình này xảy ra nhờ một tác nhân có khả
năng oxy hóa mạnh. 

Câu 2 : Trong công việc xử lý nước cấp mục đích ăn uống sinh hoạt có sử dụng vi sinh
vật để xử lý nước hay không? Tại sao?

Trong công việc xử lý nước cấp mục đích ăn uống sinh hoạt KHÔNG sử dụng vi sinh vật
để xử lý nước

Vì: - Vi sinh vật là tập hợp nhiều loại vi sinh khác nhau mà chúng ta không thể thấy
bằng mắt thường.

– Kích thước nhỏ bé: kích thước vi sinh vật thường được đo bằng micromet.

– Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh. So với các sinh vật khác thì vi sinh vật có tốc độ
sinh trưởng cực kì lớn.

– Phân bố rộng, chủng loại nhiều.

– VSV gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau. Là những cơ thể đơn bào hay tập hợp đơn
bào, có kích thước hiển vi.

– Do tính chất dễ phát sinh đột biến nên số lượng loài vi sinh vật tìm được ngày càng
tăng.

– Năng lực thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dị nên có thể chuyển từ vi sinh vật có lời
thành có hại

Trong lúc đó nước sử dụng cho mục đích ăn uống sinh hoạt cần phải tuân thủ chất lượng
theo quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT sẽ được kiểm soát 21 chỉ tiêu hóa lý và 5 chỉ tiêu
vi sinh bắt buộc. Các chỉ tiêu hóa lý có thể kể đến như Asen, Amoni, Chì, Xyanua, Thủy
ngân, chất nhiễm xạ… Các chỉ tiêu vi sinh có thể kể đến như E.Coli, Coliform…  Hầu hết
là bằng 0

 Không sử dụng được vi sinh vật để xử lý nước cấp với mục đích ăn uống sinh hoạt
Họ & Tên : Nguyễn Đình Thuật Lớp: 22CDN

You might also like