Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI


HỌC

ĐỀ BÀI

Thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ trên địa bàn thành
phố Hà Nội hiện nay qua khảo sát sinh viên trường Đại học Luật
Hà Nội

NHÓM 01
LỚP 4707
Biên bản làm việc nhóm 1

1.Thành viên nhóm 1

Họ và tên MSSV
Vũ Thị Hoài 470701

Tạ Hương Giang 470702


Đào Thanh Diệp 470703

Phan Ngọc Hà ( Nhóm trưởng ) 470704


Trần Hà Anh 470705

Nguyễn Việt Đức 470706


Nguyễn Thuỳ Linh 470707

Lê Thanh Nga 470708


Đặng Khánh Hà Mi 470709

Bùi Minh Châu 470710


Nguyễn Hoàng Anh Thư 470711

Trần Việt Hoàng 470712


Tạ Hà Dương 470713

2. Phân công công việc


I - Mở đầu
1+2:Nguyễn Thuỳ Linh
3: Phan Ngọc Hà
4+5: Đào Thanh Diệp
II - Nội dung
1. Phan Ngọc Hà
2. Trần Hà Anh + Nguyễn Việt Đức + Tạ Hương Giang + Lê Thanh Nga
3: Tạ Hà Dương
4: Tạ Hà Dương
III - Kết luận : Tạ Hương Giang
IV - Phụ lục : Đặng Khánh Hà Mi
Bìa : Đặng Khánh Hà Mi
Biên bản làm việc nhóm: Phan Ngọc Hà
Mục lục: Vũ Thị Hoài
PPT: Nguyễn Hoàng Anh Thư
Thuyết trình: Trần Việt Hoàng + Phan Ngọc Hà
Bảng câu hỏi: Vũ Thị Hoài + Đặng Khánh Hà Mi + Bùi Minh Châu
3. Mức độ hoàn thành công việc và đề xuất điểm

Họ và tên MSSV Mức độ hoàn thành Điểm đề xuất


công việc
Vũ Thị Hoài 470701 100% 9/10

Tạ Hương Giang 470702 100% 9/10


Đào Thanh Diệp 470703 100% 9/10

Phan Ngọc Hà (Nhóm trưởng) 470704 100% 9/10


Trần Hà Anh 470705 100% 9/10

Nguyễn Việt Đức 470706 100% 9/10


Nguyễn Thuỳ Linh 470707 100% 9/10

Lê Thanh Nga 470708 100% 9/10


Đặng Khánh Hà Mi 470709 100% 9/10

Bùi Minh Châu 470710 100% 9/10


Nguyễn Hoàng Anh Thư 470711 100% 9/10

Trần Việt Hoàng 470712 100% 9/10


Tạ Hà Dương 470713 100% 9/10
MỤC LỤC

I. Mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu cửa đề tài
3. Giả thuyết nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Chọn mẫu điều tra

II. Nội dung


1. Một số vấn đề liên quan đến nội dung đề tài
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3. Nguyên nhân của thực trạng trên
4. Một số giải pháp

III. Kết luận

IV. Phụ lục


1. Bảng hỏi
2. Kết quả xử lý thông tin theo từng câu hỏi
3. Các nguồn tài liệu tham khảo
I.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Nhu cầu vật chất, nhu cầu đi lại của con người ngày càng tăng cao.
Chính vì thế, tình trạng giao thông diễn ra rất phức tạp. Vấn đề an toàn giao
thông đường bộ là vấn đề nan giải, mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.
Tai nạn giao thông được thẳng thắn nhìn nhận là “thảm họa”, bởi những
hậu quả to lớn nó gây ra đối với kinh tế – xã hội, nhất là những tổn thương
tinh thần khó khắc phục nhất. Tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện
nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu
vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của
toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn
đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người. Phòng, tránh, khắc phục tai
nạn giao thông với Đảng, Nhà nước và nhân dân là một nhiệm vụ rất quan
trọng. Sinh viên là một lực lượng xã hội đông đảo, là nguồn lực mạnh mẽ
thúc đẩy sự phát triển của xã hội, là chủ nhân tương lai của đất nước; nếu
không có nhận thức đúng đắn về an toàn giao thông sẽ dẫn đến hậu quả
khôn lường. Để góp phần giảm thiểu đến mức tối đa những hậu quả có thể
xảy ra, việc trang bị cho sinh viên những kiến thức về luật giao thông là vô
cùng quan trọng và cấp thiết. Bởi vậy, nhằm nâng cao nhận thức về thực
hiện pháp luật về an toàn giao thông, nhóm 1 lớp 4707 chúng em xin được
trình bày đề tài “ Thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay (qua khảo sát sinh viên trường Đại học Luật Hà
Nội)”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Thực hiện pháp luật về giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (qua khảo sát sinh viên
trường Đại học Luật Hà Nội)” trên cơ sở tìm hiểu, thu thập ý kiến và phân
tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó có thể đưa ra các biện pháp phòng
tránh giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà
Nội hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá tình hình nhận thức và việc thực hiện pháp luật về giao
thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức và thực hiện pháp luật
về giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
3. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện nghiêm chỉnh
pháp luật về giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội thì sẽ hạn
chế việc xảy ra các vụ tai nạn giao thông.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp chung:
Trong quá trình nghiên cứu và làm báo cáo nhóm em sử dụng những
phương pháp nghiên cứu như: : phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp thống kê và phân tích số liệu, phương pháp anket,…

4.2. Phương pháp thu thập thông tin:


Đối với đề tài này, nhóm em sử dụng phương pháp Anket là phương
pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp được sử dụng rộng rãi trong điều tra
xã hội học để thu thập thông tin. Phương pháp anket là hình thức hỏi đáp
gián tiếp dựa trên phiếu khảo sát ý kiến được soạn thảo trước. Điều tra viên
tiến hành phát phiếu, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi; người
được hỏi tự đọc các câu hỏi trong phiếu khảo sát rồi ghi câu trả lời của
mình vào phiếu và gửi lại cho điều tra viên.
5. Chọn mẫu điều tra
Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên
- Những người tham gia trả lời câu hỏi: Là sinh viên – những người
đang học tập tại trường Đại học Luật Hà Nội các khóa 44, 45, 46 và
47
- Số lượng phiếu phát ra: 50 phiếu
- Số lượng phiếu thu về: 50 phiếu
- Cách thức xử lí thông tin thu được: Tính toán và trình bày số liệu
dưới dạng bảng

II. NỘI DUNG

1. Một số vấn đề lý luận

1.1. Khái niệm về giao thông, luật giao thông, giao thông đường bộ
Giao thông là hệ thống di chuyển, đi lại của con người, bao gồm những
người tham gia giao thông dưới các hình thức khác nhau như đi bộ, đi xe
đạp, xe máy, ô tô, tàu hoả, tàu thủy,…các phương tiện giao thông khác,
một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau. Giao thông thường có tổ chức và được
kiểm soát, quản lý bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật giao thông là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các mối
quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao thông gồm có giao thông đường bộ,
giao thông đường thủy, giao thông hàng không,… Luật giao thông được
ban hành bởi nhà nước, cụ thể hơn là bởi Quốc hội.
Luật giao thông đường bộ là tổng hợp những quy định pháp luật điều
chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Luật
giao thông đường bộ quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông
đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Luật giao thông đường bộ là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao, được
Nhà nước đưa ra cho người, phương tiện trong quá trình tham gia giao
thông nhằm đảm bảo an toàn về người, phương tiện, tài sản của Nhà nước
và nhân dân. Hiện nay, Luật giao thông đường bộ được áp dụng là Luật
giao thông đường bộ năm 2008

1.2. Khái niệm về sinh viên


Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,
theo “Từ Điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên), sinh viên được hiểu là
“Người học ở bậc đại học”. Tuổi đời của họ còn trẻ, thường từ khoảng 18
tuổi trở lên, gần như hoàn thiện về sự phát triển thể chất và sinh lý, phát
triển cao sự tự ý thức, là nhóm người có tri thức đang được đào tạo chuyên
môn. Đây là tầng lớp quan trọng trong mỗi chỉnh thể, là đội ngũ chuyển
tiếp, chuẩn bị cho nguồn lực lao động xã hội có trình độ cao của đất nước.

1.3. Nội dung pháp luật liên quan


● Đối tượng điều chỉnh của Luật giao thông đường bộ:
- Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau
- Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác
- Quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân với nhau
- Các quan hệ trên phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
● Đối tượng áp dụng của Luật giao thông đường bộ:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ
nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Trong trường
hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước ký kết hoặc tham gia có
quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của Điều ước
quốc tế đó.
- Và đương nhiên, Luật giao thông đường bộ cũng áp dụng đối
với đối tượng sinh viên, trong đó bao gồm sinh viên của
trường Đại Học Luật Hà Nội - khách thể nghiên cứu của đề
tài.
● Phạm vi điều chỉnh của Luật giao thông đường bộ bao gồm: Quy
định quy tắc giao thông đường bộ, các điều kiện đảm bảo an toàn
giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham
gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ và quản lý nhà
nước về giao thông đường bộ.

1.4. Nhận thức và thực hiện Luật giao thông đường bộ ở sinh viên
● Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện Luật giao
thông đường bộ ở sinh viên
- Yếu tố môi trường: Môi trường là yếu tố quan trọng quyết định việc
hình thành nhân cách con người, ảnh hưởng lớn đến nhận thức, hành
động của con người. Cách thức tham gia giao thông đường bộ của
mọi người xung quanh có tác động rõ rệt lên một sinh viên, có thể
làm thay đổi nhận thức, hành vi của người đó khi tham gia giao
thông.
- Yếu tố học tập: Học tập đóng một vai trò cực kì quan trọng đối với
con người. Người trẻ tuổi khi học tập những kiến thức đúng đắn sẽ
có được những nhận thức và hành động chuẩn mực, từ đó hình thành
chúng thành thói quen tốt. Khi được tiếp cận với Luật giao thông
đường bộ, sinh viên sẽ trở nên gần gũi với luật hơn, tự tạo cho bản
thân kỉ luật, luôn tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông.
- Yếu tố truyền thông: Các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang
phát triển nhanh chóng cùng với đó là khả năng tiếp cận cao của giới
trẻ, từ đó các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng không
nhỏ tới sự nhận thức và hành động của con người. Vì vậy, nội dung
của đài, sách báo, áp phích quảng cáo,… cần được xem xét kỹ lưỡng.
Với nội dung an toàn giao thông đường bộ, yếu tố truyền thông sẽ
mang lại hiệu quả rất lớn trên đối tượng sinh viên.
- Bên cạnh đó còn có ảnh hưởng của các cơ chế tâm lý xã hội như:
+ Cơ chế bắt chước: Bắt chước là sự mô phỏng, lặp lại các hành động,
tâm trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm
người nào đó. Con người có khả năng bắt chước hành động, thái độ
của nhau, từ đó có thể hình thành nên hành động, thái độ của chính
mình.
+ Cơ chế lây lan: Đây là một hiện tượng, khi con người ở trong một
nhóm xã hội nhất định, nhiều người có nhận thức, hành động chuẩn
mực sẽ kéo theo những người khác có nhận thức, hành động chuẩn
mực và ngược lại.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Câu 1: Anh/Chị thường sử dụng phương tiện gì khi tham gia giao thông ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Xe gắn máy 25 50%
2 Xe hơi 1 2%
3 Phương tiện công cộng 9 18%
4 Đi bộ 15 30%
Trên tổng số 50

Bảng số liệu trên cho thấy, trong 50 sinh viên được hỏi thì số sinh viên sử
dụng phương tiện “xe gắn máy” là 25 (50%); “xe hơi” là 1 (2%); “phương
tiện công cộng” là 9(18%); “đi bộ” là 12(35.24%). Điều này cho thấy đa số
sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đều tham gia giao thông và tham gia
bằng các phương tiện khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Câu 2: Anh/Chị có tìm hiểu về luật giao thông đường bộ 2008 không ?

Mã số Phương án tra lời Số lượng Tỷ lệ


1 Có 40 80%
2 Không 10 20%
Trên tổng số 50

Nhìn vào biểu mẫu có thể thấy rằng, các sinh viên Trường Đại học Luật Hà
Nội có tìm hiểu về luật giao thông đường bộ 2008 với số trả lời “có” là
40(80%)số sinh viên chưa tìm hiểu về luật giao thông đường bộ 2008 với số
trả lời “không” là 10(20%). Có thể thấy rằng phần lớn sinh viên Trường Đại
học Luật Hà Nội đã có ý thức tìm hiểu về luật giao thông để có thể tham gia
giao thông một cách đúng luật và an toàn. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những
sinh viên chưa thực sự tìm hiểu về luật giao thông đường bộ.

Câu 3:Anh/Chị thường cập nhật những tin tức về tình hình giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội qua những phương tiện nào ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Qua các chương trình học tập từ nhà 4 8%
trường
2 Qua các phương tiện thông tin đại chúng 34 68%
3 TV 6 12%
4 Tất cả các phương án trên 2 4%
5 Khác: không cập nhật tin tức 4 8%
Nhóm báo chốt 141 113 Hà Nội
Trên tổng số 50 100%
Vì là vấn đề được quan tâm và chú trọng nên việc tiếp nhận tin tức về tình
hình giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội được các bạn sinh
viên Trường Đại học Luật Hà Nội tiếp nhận qua nhiều phương thức khác
nhau: đặc biệt qua các phương tiện thông tin đại chúng chiếm tới 68%; qua
TV chiếm 12%; qua các chương trình học tập từ nhà trường chiếm 8%; từ các
phương tiện khác chiếm 8% trong đó có “không cập nhật tin tức” và qua
“nhóm báo chốt 141 113 Hà Nội”; và qua tất cả các phương án trên chiếm
4%;. Có thể thấy được phương tiện thông tin đại chúng là phương thức hàng
đầu cho việc tiếp cận các thông tin kiến thức pháp luật nhanh chóng, đầy đủ,
chính xác đối với các bạn sinh viên hiện nay. Từ đó cho thấy vai trò vô cùng
quan trọng của các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là Internet đối với
đời sống. Bảng hỏi phản ánh đúng thực tiễn xã hội khi mà các phương tiện
truyền thông đang lên ngôi trong thời đại 4.0 hiện nay.

Câu 4: Anh/chị nhận thấy việc vi phạm luật giao thông đường bộ trên địa
bàn thành phố hà nội hiện nay chủ yếu ở bộ phận người dân nào ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Trẻ em 0 0%
2 Học sinh, sinh viên 38 76%
3 Người trung niên 12 24%
4 Người cao tuổi 0 0%
Trên tổng số 50

Biểu mẫu trên cho thấy hầu hết sinh viên Trường đại học Luật Hà Nội
(76%) đều cho rằng độ tuổi chủ yếu vi phạm pháp luật về giao thông đường
bộ là học sinh sinh viên. Ngoài ra bộ phận người trung niên cũng là nhóm
người mà sinh viên cho là có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông
đường bộ nhiều thứ hai (24%). Đây cũng là hai nhóm người chủ yếu tham
gia giao thông đường bộ hằng ngày. Đặc biệt là không có sinh viên nào cho
rằng trẻ em và người cao tuổi sẽ vi phạm luật giao thông đường bộ. Điều
này cho thấy ai tham gia giao thông thì tỉ lệ vi phạm pháp luật về giao
thông đường bộ cũng sẽ nhiều hơn các độ tuổi và nhóm người khác.

Câu 5: Theo anh/ chị, những hành vi thiếu an toàn giao thông đường bộ
xảy ra phổ biến ở địa bàn thành phố hà nội là gì?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao 10 20%
thông bằng xe máy, xe đạp điện
2 Lạng lách, đánh võng trên đường 1 2%
3 Không tuân thủ tín hiệu, biển báo của đèn 6 12%
giao thông
4 Chở quá số lượng người cho phép 0 0%
5 Tất cả các phương án trên 33 66%
Trên tổng số 50

Từ bảng số liệu cho thấy, sinh viên Trường đại học Luật Hà Nội cho rằng
các hành vi thiếu an toàn giao thông đường bộ xảy ra ở địa bàn thành phố
hà nội rất đa dạng: không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe
máy, xe đạp điện (20%), không tuân thủ tín hiệu, biển báo của đèn giao
thông (12%), lạng lách, đánh võng trên đường (2%), ... Và có tới 66% đồng
ý rằng tất cả các hành vi trên đều rất phổ biến. Những hành vi này chúng ta
đều có thể dễ dàng thấy được khi tham gia giao thông đường bộ trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt, không sinh viên nào cho rằng việc chở quá
số người cho phép là phổ biến, hành vi này chỉ xảy ra ở một bộ phận người
dân nhất định.

Câu 6: anh/chị đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết phải ban hành
các văn bản pháp luật về giao thông đường bộ hiện nay?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Rất cần thiết 30 60%
2 Cần thiết 14 28%
3 Bình thường 6 12%
4 Không cần thiết 0 0
5 Rất không cần thiết 0 0
Trên tổng số 50

Từ bảng số liệu cho thấy, đa số các sinh viên đã nhận thấy được tầm quan
trọng của việc ban hành Luật giao thông đường bộ hiện nay. Hay nói cách
khác, đa số sinh viên này đã hiểu được tác hại, hậu quả mà tai nạn giao
thông để lại, nên ngăn chặn hoạt động này là điều rất quan trọng. Không có
sinh viên nào cho rằng việc ban hành luật giao thông đường bộ là không
cần thiết cả. Thống kê cho thấy, có đến 60% sinh viên được hỏi đã đánh giá
việc ban hành Luật giao thông đường bộ là điều rất cần thiết, 28% chọn
“Cần thiết”, còn lại 12% là bình thường.

Câu 7: Theo anh/chị, những hành vi nào sau đây là vi phạm luật giao
thông đường bộ ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Điều khiển xe moto, xe gắn máy không 2 4%
đội mũ bảo hiểm
2 Điều khiển xe moto, xe gắn máy vượt 0 0
quá tốc độ quy định
3 Điều khiển xe moto, xe gắn máy lạng 0 0
lách, đánh võng
4 Điều khiển xe moto, xe gắn máy chở quá 0 0
số người quy định
5 Tất cả các hành vi trên 48 96%
Trên tổng số 50

Theo số liệu, số lượng người chọn tất cả các hành vi trên chiếm 96%, các
hành vi bao gồm: điều khiển xe moto, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm,
vượt quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng và chở quá số người quy
định. Câu trả lời cho thấy gần tuyệt đối sinh viên (96%) có thể nhận thức
được những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.

Câu 8: Theo anh/chị, hành vi vượt đèn đỏ đối với xe moto, xe gắn máy sẽ
bị xử phạt như thế nào theo luật giao thông đường bộ 2008 ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 800.000 26 52%
đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái
xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
2 Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 16 32%
đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái
xe từ 03 tháng đến 06 tháng 2
3 Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 8 15%
đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái
xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Trên tổng số 50

Hành vi vượt đèn đỏ đối với xe moto, xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ 800.000
đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng
đến 03 tháng. Theo số liệu từ cuộc khảo sát, chỉ có 15% sinh viên chọn
đúng câu trả lời. Điều này cho thấy một dấu hiệu đáng quan ngại trong
nhận thức của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, vượt đèn đỏ là một
lỗi vi phạm phổ biến, vậy nên cần được quan tâm, hiểu và thực hiện
nghiêm túc.

Câu 9: Theo anh/ chị, các chế tài xử phạt hành vi vi phạm luật giao thông
đường bộ hiện nay có mang lại hiệu quả hay không?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Rất hiệu quả 8 16%
2 Hiệu quả 14 28%
3 Bình thường 26 52%
4 Không hiệu quả 2 4%
5 Rất không hiệu quả 0 0
Trên tổng số 50

Theo số liệu, hơn nửa tổng số người tham gia khảo sát đều cho rằng chế tài
xử phạt hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ hiện nay đem lại hiệu
quả ở mức bình thường là có 4% cho rằng không hiệu quả. Lực lượng chức
năng đã làm việc và phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy an toàn giao thông
đường bộ, tuy nhiên việc phát hiện và xử lý vi phạm vẫn chủ yếu là thủ
công, hệ thống giám sát còn hạn chế.

Câu 10: Anh/chị đánh giá như nào về mức độ nghiêm chỉnh khi chấp hành
luật giao thông đường bộ của sinh viên trường đại học luật hiện nay ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Rất nghiêm chỉnh 3 6%
2 Nghiêm chỉnh 20 40%
3 Bình thường 27 54%
4 Không nghiêm chỉnh 0 0
5 Rất không nghiêm chỉnh 0 0
Trên tổng số 50

Bảng số liệu trên cho thấy, mức độ hiểu biết của sinh viên về chấp hành
nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ hiện nay đa số ở mức “Bình
thường” (54%). 6% ở mức độ “Rất nghiêm chỉnh” và 40% ở mức độ
“Nghiêm chỉnh”. Còn lại, 0% ở mức “Không nghiêm chỉnh” và 0% ở mức
“Rất không nghiêm chỉnh”. Hiện nay, sinh viên Trường Đại học Luật Hà
Nội, vẫn còn tình trạng sinh viên không chấp hành luật giao thông hay coi
thường luật giao thông. Họ tham gia giao thông khi đã sử dụng rượu bia,
chất có cồn gây nguy hiểm cho người khác. Nhiều ngươi còn cho rằng, việc
không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ là sự thể hiện của bản lĩnh đàn
ông, hành động ấy sẽ thu hút phái nữ. Ngoài ra việc cố gắng nhanh một vài
giây cũng là một lối suy nghĩ sai lầm của rất nhiều người, dẫn tới nhiều hệ
lụy như ùn tắc giao thông hay tai nạn. Nhiều sinh viên có thói quen vượt
đèn đỏ hoặc đi cố khi đèn xanh còn vài giây để cho nhanh nhưng không
biết rằng hành động ấy ẩn chứa nhiều nguy hiểm . Bởi vậy việc nhận thức
của các sinh viên chưa được đầy đủ toàn diện, chặt chẽ về vấn đề nay và
chưa thực hiện tốt theo pháp luật.
Câu 11: Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn đến sự vi phạm pháp luật về
an toàn giao thông của sinh viên trường đại học luật hà nội ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Sự thiếu hiểu biết về pháp luật đặc biệt là 10 20%
luật giao thông đường bộ
2 Sự buông lỏng quản lý đến từ vị trí của gia 0 0
đình và nhà trường
3 Sự lỏng lẻo trong công tác xử phạt đối với 2 45
những hành vi vi phạm
4 Sự thiếu ý thức, coi thường tính mạng của 34 68%
bản thân và những người xung quanh của
một bộ phận con người
5 Khác: mình không biết 4 8%
tuỷ theo ý thức mỗi người
Trên tổng số 50

Sự vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học
Luật Hà Nội được thể hiện khảo sát như sau: phần lớn sinh viên đều cho rằng
nguyên nhân là do sự thiếu ý thức, coi thường tính mạng của bản thân và
những người xung quanh (chiếm 68%), thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật
(20%), Sự lỏng lẻo trong công tác xử phạt (45%)... Còn nhiều nguyên nhân
khác đã được sinh viên lựa chọn, qua khảo sát cho thấy, nguyên nhân chủ yếu
của sự vi phạm là do sự chủ quan của mỗi người, tuy nhiên cũng không thể
phủ nhận nguyên nhân khách quan bên cạnh đó. Con số thống kê trên đáng
cho chúng ta phải suy nghĩ về nguyên nhân của tình trạng tham gia giao thông
trong lứa tuổi sinh viên.

Câu 12: Theo anh/ chị, là một sinh viên trường luật, việc hiểu biết pháp
luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ đem lại những lợi ích gì cho
cuộc sống và công việc học tập của mình?

Mã số Phương án trên Số lượng Tỷ lệ


1 Để tự giác chấp hành pháp luật, phòng tránh 6 12%
hành vi phạm
2 Giúp bản thân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp 14 28%
pháp của mình, người thân và cộng đồng
3 An toàn tính mạng cho bản thân và những 26 52%
người xung quanh
4 Tất cả ý kiến trên 4 8%
Trên tổng số 50
Sau khi tham gia khảo sát ở các câu hỏi trước, sinh viên trường Luật đều nhận
ra được lợi ích của việc hiểu biết pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường
bộ. Trong đó ý kiến nâng cao an toàn tính mạng cho bản thân và những người
xung quanh chiếm đa số phiếu (52%%), Giúp bản thân tự bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình, người thân và cộng đồng (28%%), Để tự giác chấp
hành pháp luật, phòng tránh hành vi phạm (12%). Ngoài ra còn rất nhiều lợi
ích khác, song các lợi ích đều hướng tới hàng đầu việc nâng cao ý thức chủ
quan khi tham gia giao thông của sinh viên.

Câu 13: Từ những thực trạng và nguyên nhân trên, anh/chị hãy đề ra một
số giải pháp thiết thực cho việc giảm thiểu tình trạng vi phạm luật giao
thông đường bộ ở một bộ phận sinh viên đại học luật hà nội ?

Stt Đáp án tự luận


1 Mỗi người cần nâng cao hiểu biết của mình về luật giao thông
đường bộ bằng nhiều cách khác nhau.đừng nên xem thường việc
đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, vượt đèn
đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại di động khi lái xe, sử dụng
còi xe sai quy định, đi bộ không đúng nơi quy định

2 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ttatgt, phối hợp với
gia đình, chính quyền và các ban ngành chức năng tăng cường
công tác quản lý, giáo dục sinh viên - tăng cường công tác tuần tra
kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm đối với sinh viên.
3 Nhà trường phối hợp cùng các cơ quan chức năng tăng cường
tuyên truyền, nâng cao ý thức của sinh viên. - cần có chế tài xử
phạt hợp lý, có tính răn đe đối với những người vi phạm
4 Tuyên truyền để sinh viên hiểu biết rõ về những mối nguy hiểm
khi vi phạm luật an toàn giao thông giáo dục để tự nâng cao ý thức
chấp hành luật giao thông đường bộ

5 Phổ biến luật giao thông đường bộ rộng rãi hơn, tổ chức nhiều
cuộc thi về giao thông đường bộ
6 Trừ điểm thi đua, nặng thì đình chỉ học
7 Đi cẩn thận
3. Nguyên nhân:

- Một bộ phận sinh viên chưa có ý thức tìm hiểu luật giao thông đường
bộ hoặc thiếu kiến thức về luật này, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng
của vấn đề an toàn giao thông đường bộ
- Một số bộ phận sinh viên coi thường, thờ ơ việc thực hiện nghiêm
chỉnh luật khi tham gia thông như là: đội mũ bảo hiểm, không vượt
đèn đỏ,…
- Sự lỏng lẻo trong công tác giám sát và xử phạt các hành vi vi phạm
luật giao thông đường bộ

4. Giải pháp:

- Báo đài, TV, các trang mạng xã hội cần phải tích cực tuyên truyền,
phổ biến về vấn đề tham gia an toàn giao thông, cùng với đó gia
đình, nhà trường cần phải tăng cường giám sát và quản lý sinh viên
trong việc tham gia giao thông
- Nhà trường cần có biện pháp nghiêm khắc hơn khi phát hiện sinh
viên vi phạm luật giao thông đường bộ hay không thực hiện tốt việc
tham gia an toàn giao thông như: kỷ luật, trừ điểm,…
- Treo các loại áp phích quảng cáo ở gần trường học nhằm nhắc nhở
sinh viên về an toàn giao thông
- Cần có các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, trong đó có các hoạt
động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông
- Nhà trường đưa luật giao thông đường bộ vào chương trình giảng
dạy nhiều hơn, nâng cao kiến thức cho sinh viên…

III - KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, điều tra, lấy ý kiến từ các bạn
sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội với đề tài “Thực hiện pháp luật về
giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay qua khảo sát
sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội”, nhóm chúng em xin đưa ra kết
luận về vấn đề nghiên cứu lần này như sau: Đầu tiên thông qua việc nghiên
cứu, nhóm em đã có thêm hiểu biết và thực hiện pháp luật một cách nghiêm
chỉnh khi tham gia giao thông đường bộ nói chung và trên địa bàn thành
phố Hà Nội nói riêng. Đề tài nhóm em chọn hết sức bổ ích, lý thú, nó giúp
chúng em nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và nâng cao hiểu biết về pháp
luật trong việc tham gia giao thông đường bộ. Sinh viên Đại học Luật Hà
Nội không chỉ có kiến thức phong phú, lối tư duy tốt mà còn vô cùng năng
động sáng tạo, nhiệt huyết và am hiểu; đặc biệt là các bạn K47, tuy mới vào
trường chưa được lâu nhưng các bạn cũng thể hiện hiểu biết, vốn kiến thức
của mình về pháp luật nói chung và về pháp luật giao thông đường bộ nói
riêng, hứa hẹn sẽ là một khóa sinh viên tài năng, nhiệt huyết, năng động,
sáng tạo, đầy tiềm năng.Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận
sinh viên vẫn chưa có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về pháp luật khi tham
gia giao thông. Là người tham gia giao thông nói chung và là sinh viên
trường Luật nói riêng, việc bổ sung kiến thức, hiểu biết xã hội về luật pháp
giao thông là vô cũng cần thiết. Hãy trang bị cho bản thân những hiểu biết,
kiến thức để có thể trở thành một công dân thông thái tham gia giao thông
một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn.

IV. Phụ lục


1. Bảng hỏi (phiếu điều tra câu hỏi)

Stt Câu hỏi Phương án


1 Anh/chị thường sử dụng Xe gắn máy
phương tiện gì khi tham Xe hơi
gia giao thông ? Phương tiện công cộng
Đi bộ
2 Anh/chị có tìm hiểu về Có
luật giao thông đường bộ
2008 không ? Không
3 Anh/chị thường cập nhật Qua các chương trình học tập từ nhà
những tin tức về tình trường
hình giao thông đường bộ Qua các phương tiện thông tin đại chúng
trên địa bàn thành phố hà Tv
nội qua những phương Tất cả các phương án trên
tiện nào ?
Khác

4 Anh/chị nhận thấy việc vi Trẻ em


phạm luật giao thông Học sinh, sinh viên
đường bộ trên địa bàn Người trung niên
thành phố hà nội hiện nay Người cao tuổi
chủ yếu ở bộ phận người
dân nào ?

5 Theo anh/ chị, những Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia
hành vi thiếu an toàn giao giao thông bằng xe máy, xe đạp điện
thông đường bộ xảy ra Lạng lách, đánh võng trên đường
phổ biến ở địa bàn thành Không tuân thủ tín hiệu, biển báo của đèn
phố hà nội là gì? giao thông
Chở quá số lượng người cho phép
Tất cả các phương án trên
6 Anh/chị đánh giá như thế Rất cần thiết
nào về mức độ cần thiết Cần thiết
phải ban hành các văn Bình thường
bản pháp luật về giao Không cần thiết
thông đường bộ hiện Rất không cần thiết
nay?

7 Theo anh/chị, những Điều khiển xe moto, xe gắn máy không


hành vi nào sau đây là vi đội mũ bảo hiểm
phạm luật giao thông Điều khiển xe moto, xe gắn máy vượt
đường bộ ? quá tốc độ quy định
Điều khiển xe moto, xe gắn máy lạng
lách, đánh võng
Điều khiển xe moto, xe gắn máy chở quá
số người quy định
Tất cả các hành vi trên
8 Theo anh/chị, hành vi Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 800.000
vượt đèn đỏ đối với xe đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái
moto, xe gắn máy sẽ bị xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
xử phạt như thế nào theo Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000
luật giao thông đường bộ đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái
2008 ? xe từ 03 tháng đến 06 tháng 2
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000
đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái
xe từ 01 tháng đến 03 tháng
9 Theo anh/ chị, các chế tài Rất hiệu quả
xử phạt hành vi vi phạm Hiệu quả
luật giao thông đường bộ Bình thường
hiện nay có mang lại hiệu Không hiệu quả
quả hay không? Rất không hiệu quả

10 Anh/chị đánh giá như Rất nghiêm chỉnh


nào về mức độ nghiêm Nghiêm chỉnh
chỉnh khi chấp hành luật Bình thường
giao thông đường bộ của Không nghiêm chỉnh
sinh viên trường đại học Rất không nghiêm chỉnh
luật hiện nay ?

11 Theo anh/chị, nguyên Sự thiếu hiểu biết về pháp luật đặc biệt là
nhân nào dẫn đến sự vi luật giao thông đường bộ
phạm pháp luật về an Sự buông lỏng quản lý đến từ vị trí của
gia đình và nhà trường
Sự lỏng lẻo trong công tác xử phạt đối
với những hành vi vi phạm
Sự thiếu ý thức, coi thường tính mạng
toàn giao thông của sinh
của bản thân và những người xung quanh
viên trường đại học luật
của một bộ phận con người
hà nội ?
Khác
12 Theo anh/ chị, là một Để tự giác chấp hành pháp luật, phòng
sinh viên trường luật, tránh hành vi phạm
việc hiểu biết pháp luật Giúp bản thân tự bảo vệ quyền, lợi ích
trong lĩnh vực giao thông hợp pháp của mình, người thân và cộng
đường bộ sẽ đem lại đồng
những lợi ích gì cho cuộc An toàn tính mạng cho bản thân và
sống và công việc học tập những người xung quanh
của mình? Tất cả ý kiến trên

13 Từ những thực trạng và nguyên nhân trên, anh/chị hãy đề ra một số


giải pháp thiết thực cho việc giảm thiểu tình trạng vi phạm luật giao
thông đường bộ ở một bộ phận sinh viên đại học luật hà nội ?

2. Kết quả xử lý thông tin theo từng câu hỏi


Câu 1: anh/chị thường sử dụng phương tiện gì khi tham gia giao thông ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Xe gắn máy 25 50%
2 Xe hơi 1 2%
3 Phương tiện công cộng 9 18%
4 Đi bộ 15 30%
Trên tổng số 50

Câu 2: anh/chị có tìm hiểu về luật giao thông đường bộ 2008 không ?

Mã số Phương án tra lời Số lượng Tỷ lệ


1 Có 40 80%
2 Không 10 20%
Trên tổng số 50
Câu 3: anh/chị thường cập nhật những tin tức về tình hình giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội qua những phương tiện nào ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Qua các chương trình học tập từ nhà 4 8%
trường
2 Qua các phương tiện thông tin đại chúng 34 68%
3 Tv 6 12%
4 Tất cả các phương án trên 2 4%
5 Khác: không cập nhật tin tức 4 8%
nhóm báo chốt 141 113 hà nội
Trên tổng số 50

Câu 4: anh/chị nhận thấy việc vi phạm luật giao thông đường bộ trên địa
bàn thành phố hà nội hiện nay chủ yếu ở bộ phận người dân nào ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Trẻ em 0 0%
2 Học sinh, sinh viên 38 76%
3 Người trung niên 12 24%
4 Người cao tuổi 0 0%
Trên tổng số 50

Câu 5: theo anh/ chị, những hành vi thiếu an toàn giao thông đường bộ xảy
ra phổ biến ở địa bàn thành phố hà nội là gì?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao 10 20%
thông bằng xe máy, xe đạp điện
2 Lạng lách, đánh võng trên đường 1 2%
3 Không tuân thủ tín hiệu, biển báo của đèn 6 12%
giao thông
4 Chở quá số lượng người cho phép 0 0%
5 Tất cả các phương án trên 33 66%
Trên tổng số 50
Câu 6: anh/chị đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết phải ban hành các
văn bản pháp luật về giao thông đường bộ hiện nay?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Rất cần thiết 30 60%
2 Cần thiết 14 28%
3 Bình thường 6 12%
4 Không cần thiết 0 0
5 Rất không cần thiết 0 0
Trên tông số 50

Câu 7: theo anh/chị, những hành vi nào sau đây là vi phạm luật giao thông
đường bộ ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Điều khiển xe moto, xe gắn máy không 2 4%
đội mũ bảo hiểm
2 Điều khiển xe moto, xe gắn máy vượt 0 0
quá tốc độ quy định
3 Điều khiển xe moto, xe gắn máy lạng 0 0
lách, đánh võng
4 Điều khiển xe moto, xe gắn máy chở quá 0 0
số người quy định
5 Tất cả các hành vi trên 48 96%
Trên tổng số 50

Câu 8: theo anh/chị, hành vi vượt đèn đỏ đối với xe moto, xe gắn máy sẽ bị
xử phạt như thế nào theo luật giao thông đường bộ 2008 ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 800.000 26 52%
đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái
xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
2 Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 16 32%
đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái
xe từ 03 tháng đến 06 tháng 2
3 Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 8 15%
đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái
xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Trên tổng số 50

Câu 9: theo anh/ chị, các chế tài xử phạt hành vi vi phạm luật giao thông
đường bộ hiện nay có mang lại hiệu quả hay không?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Rất hiệu quả 8 16%
2 Hiệu quả 14 28%
3 Bình thường 26 52%
4 Không hiệu quả 2 4%
5 Rất không hiệu quả 0 0
Trên tổng số 50

Câu 10: anh/chị đánh giá như nào về mức độ nghiêm chỉnh khi chấp hành
luật giao thông đường bộ của sinh viên trường đại học luật hiện nay ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Rất nghiêm chỉnh 3 6%
2 Nghiêm chỉnh 20 40%
3 Bình thường 27 54%
4 Không nghiêm chỉnh 0 0
5 Rất không nghiêm chỉnh 0 0
Trên tổng số 50

Câu 11: theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn đến sự vi phạm pháp luật về an
toàn giao thông của sinh viên trường đại học luật hà nội ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Sự thiếu hiểu biết về pháp luật đặc biệt là 10 20%
luật giao thông đường bộ
2 Sự buông lỏng quản lý đến từ vị trí của gia 0 0
đình và nhà trường
3 Sự lỏng lẻo trong công tác xử phạt đối với 2 45
những hành vi vi phạm
4 Sự thiếu ý thức, coi thường tính mạng của 34 68%
bản thân và những người xung quanh của
một bộ phận con người
5 Khác: mình không biết 4 8%
tuỷ theo ý thức mỗi người
Trên tổng số 50
Câu 12: theo anh/ chị, là một sinh viên trường luật, việc hiểu biết pháp luật
trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ đem lại những lợi ích gì cho cuộc
sống và công việc học tập của mình?

Mã số Phương án trên Số lượng Tỷ lệ


1 Để tự giác chấp hành pháp luật, phòng tránh 6 12%
hành vi phạm
2 Giúp bản thân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp 14 28%
pháp của mình, người thân và cộng đồng
3 An toàn tính mạng cho bản thân và những 26 52%
người xung quanh
4 Tất cả ý kiến trên 4 8%
Trên tổng số 50

Câu 13: từ những thực trạng và nguyên nhân trên, anh/chị hãy đề ra một số
giải pháp thiết thực cho việc giảm thiểu tình trạng vi phạm luật giao thông
đường bộ ở một bộ phận sinh viên đại học luật hà nội ?

Stt Đáp án tự luận


1 Mỗi người cần nâng cao hiểu biết của mình về luật giao thông
đường bộ bằng nhiều cách khác nhau.đừng nên xem thường việc
đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, vượt đèn
đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại di động khi lái xe, sử dụng
còi xe sai quy định, đi bộ không đúng nơi quy định

2 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ttatgt, phối hợp với
gia đình, chính quyền và các ban ngành chức năng tăng cường
công tác quản lý, giáo dục sinh viên - tăng cường công tác tuần tra
kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm đối với sinh viên.
3 Nhà trường phối hợp cùng các cơ quan chức năng tăng cường
tuyên truyền, nâng cao ý thức của sinh viên. - cần có chế tài xử
phạt hợp lý, có tính răn đe đối với những người vi phạm
4 Tuyên truyền để sinh viên hiểu biết rõ về những mối nguy hiểm
khi vi phạm luật an toàn giao thông giáo dục để tự nâng cao ý thức
chấp hành luật giao thông đường bộ

5 Phổ biến luật giao thông đường bộ rộng rãi hơn, tổ chức nhiều
cuộc thi về giao thông đường bộ
6 Trừ điểm thi đua, nặng thì đình chỉ học
7 Đi cẩn thận
3. Các nguồn tài liệu tham khảo
- Giáo trình Xã hội học pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB
Tư pháp Hà Nội - 2022
- Luật giao thông đường 2008

You might also like