Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Ôn tập VLKT giữa kỳ II

Câu 1/ Các kiểu mạng tinh thể thường gặp ở kim loại:
-Mạng lập phương thể tâm: các nguyên tử (ion) nằm ở các đỉnh và ở tâm của khối lập
phương.
Các kim loại nguyên chất có kiểu mạng này như: Feα , Cr, W, Mo, V…

- Lập phương diện tâm: các nguyên tử (ion) nằm ở các đỉnh và giữa (tâm) các mặt của hình
lập phương.
Các kim loại nguyên chất có kiểu mạng này như: Fe, Cu, Ni, Al, Pb…

- Lục giác xếp chặt: bao gồm 12 nguyên tử nằm ở các đỉnh, 2 nguyên tử nằm ở giữa 2 mặt
đáy của hình lăng trụ lục giác và 3 nguyên tử nằm ở khối tâm của 3 lăng trụ tam giác cách đều
nhau
Các kim loại nguyên chất có kiểu mạng này như: Mg, Zn… .

Câu 2/ Tính đa hình của kim loại là gì?Nguyên nhân, kết quả.
Cho ví dụ.
*Khái niệm: là sự tồn tại của hai hay nhiều cấu trúc mạng tinh thể của cùng một nguyên tố hay
một hợp chất hóa học ở nhiệt độ và áp suất khác nhau.
*Nguyên nhân và kết quả:
Khi có sự chuyển biến thù hình thì kim loại đó có kèm theo sự thay đổi thể tích bên trong
và thay đổi tính chất. Đây là đặc tính quan trọng nhất khi sử dụng chúng.
*Ví dụ:
-Sắt là KL có tính đa hình, ở nhiệt độ <911 C và từ 1392C đến 1539C có kiểu mạng lập
phương tâm khối gọi là Feα . Trong khoảng từ 911C => 1392C có mạng lập phương tâm mặt gọi
là Feγ.
-Thiết ở nhiệt độ thường có màu sang bạc , có thể hàn, dát mỏng và kéo sợi được, đó là
Snβ. Nhưng khi làm nguội xuống -30C thì trở thành Snα có màu xám ở dạng bột.

Câu 3/ Đặc điểm và cấu tạo của mạng tinh thể trong thực tế
*ĐẶC ĐIỂM
-Sai lệch đường:sai lệch có kích thước nhỏ (cỡ kích thước nguyên tử) theo hai chiều và
lớn theo chiều thứ ba, tức có dạng của một đường.

-Sai lệch điểm:Là sai lệch có kích thước nhỏ theo cả ba phương đo, có dạng bao quanh
một điểm.
-Sai lệch mặt:sai lệch có kích thước theo lớn hai chiều đo và nhỏ theo chiều thứ ba,
tức có dạng của một mặt. Các dạng điển hình của sai lệch mặt là biên giới hạt và siêu hạt, bề
mặt tinh thể.

*CẤU TẠO
Trong kim loại thực tế các nguyên tử không hoàn toàn nằm ở các vị trí một cách trật tự
mà luôn luôn có một số ít nguyên tử nằm sai vụ trí gây nên sai lệch mạng. Trong thực tế không
có kim lạoi nguyên chất tuyệt đối . Do vậy trong kim loại bao giờ cũng có các tạp chất. Kích
thước các nguyên tử lạ này luôn khác nguyên tử kim loại nên gây ra sai lệch trong mạng tinh thể
. Sai lệch mạng tinh thể chiếm số lượng rất thấp (1-2% thể tích mạng) nhưng ảnh hưởng rất lớn
đến cơ tính của KL.

Câu 4/Độ quá nguội là gì ? Hai quá trình của sự kết tinh.
*Độ quá nguội: hiệu số giữa nhiệt độ kết tinh lý thuyết Ts và nhiệt độ kết tinh thực tế Tkt gọi là
độ quá nguội ∆t:

∆t = Ts – Tkt
➔Sự kết tinh chỉ xảy ra với độ quá nguội.

*Hai quá trình của sự kết tinh:

- Ở to Tkt < Ts sự kt xảy ra được là nhờ hai quá trình cơ bản nối tiếp nhau là: sinh mầm và mầm
phát triển thành tinh thể thực tế.

- Tốc độ của quá trình kt phụ thuộc vào tốc độ của hai quá trình:

+ Tốc độ sinh mầm là số mầm sinh ra trong một đơn vị thời gian ở trong một đơn vị thể tích, ký
hiệu n

+ Tốc độ phát triển mầm là sự lớn lên của các mầm tinh thể trong một đơn vị thời gian, ký hiệu
v ( mm/s)

a) Sự sinh mầm tinh thể: là quá trình sinh ra các phần tử rắn có cấu trúc tinh thể, với
kích thước đủ lớn, được cố định lại, không bị tan đi mà phát triển lên thành trung tâm
của tinh thể (hạt). Có hai loại mầm: tự sinh và mầm có sẵn.

*Mầm tự sinh: là sự tạo mầm từ kl lỏng đồng nhất (không có sự trợ giúp của các phần tử rắn có
sẵn trong nó). Giả thiết rằng chúng là các khối hình cầu bán kính r, lúc đó những nhóm nguyên
tử phải có kích thước đủ lớn r > rth (bán kính tới hạn của mầm).
rth = 2σ/ ∆fv
. σ: sức căn bề mặt giữa lỏng và rắn

. ∆fv: độ chênh năng lượng tự do (Fl – Fr) tính cho một đơn vị thể tích.

Khi r > rth những nhóm ntử có trật tự gần trở nên ổn định, không bị tan đi,phát triển lên thành
hạt ➔đó là các mầm tự sinh.

- Khi kết tinh ở to thấp, ∆t lớn thì ∆fv cũng lớn ➔rth nhỏ ➔ nhiều nhóm trật tự gần có sẵn trong
thõa mãn đk về kích thước ➔ có nhiều mầm được sinh ra.

*Mầm ký sinh (mầm có sẵn): trong kl lỏng thường có nhiều tạp chất lẫn vào như bụi tường lò,
bụi than, các hạt oxyt, nitrit khó chảy. Những hạt nào có sức căng bề mặt giữa nó với kl lỏng
nhỏ hơn giữa kl lỏng với hạt rắn mới hình thành thì những hạt tạp chất đó mới được gọi là mầm
có sẵn.

b) Phát triển mầm: khi các mầm sinh ra trước phát triển lên thì trong kl lỏng vẫn tiếp tục
sinh ra các mầm mới, quá trình cứ xảy ra như vậy cho đến khi các mầm đi đến gặp nhau
và kl lỏng hết cuối cùng được tổ chức đa tinh thể gồm các hạt

Câu5/Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hạt và các phương pháp


tạo hạt nhỏ trong quá trình kết tinh.
a) Các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn hạt.

Trong thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của hạt kim loại nhưng ảnh hưởng mạnh
nhất là độ quá nguội ∆T. Để đánh giá ảnh hưởng của độ quá nguội đến độ lớn hạt ta sử dụng
hai đại lượng sau :

*Tốc độ sinh mầm : là số lương tâm mầm sinh ra trong một đơn vị thể tích và trong một đơn vị
thời gian , ký hiệu n, đơn vị đo 1/mm3.s

*Tốc độ phát triển mầm: Là tốc độ phát triển về kích thước dài của tâm mầm trong một đơn vị
thời gian, ký hiệu v, đơn vị mm/s.

Tốc độ sinh mầm càng lớn thì kích thước hạt càng nhỏ và tốc độ phát triển mầm càng tang thì
kích thước hạt càng lớn . Bằng thực nghiệm, người ta đã tính được kích thước hạt A theo hai
đại lượng trên như sau :

𝒗
𝑨 = 𝒂√𝒏 với a là hệ số thực nghiệm.
Từ đó thấy rằng: Nguyên lý chung để tạo hạt nhỏ là tang tốc dộ sinh mầm và hạn chế tốc độ
phát triển mầm.

b) Các phương pháp làm nhỏ hạt.

-Tăng tốc độ quá nguội khi kết tinh: Độ quá nguội phụ thuộc vào tốc độ nguội,tốc độ nguội càng
lớn thì độ quá nguội càng tang.Dể tăng tốc độ nguội người ta dùng khuôn kim loại có tính dẫn
nhiệt cao thay cho khuôn cát. Với các vật đúc lớn người ta còn dùng nước lạnh làm nguội ngoài
thành khuôn kim loại.

-Phương pháp biến tính:

*Tăng số lượng tâm mầm không tự sinh: Người ta cố ý cho vào kim loại lỏng các chất
đặc biệt để giúp cho sự tự mầm không tự sinh.

*Hạn chế tốc độ phát triển mầm: Người ta cho vào KL lỏng một chất đặc biệt, nó hòa tan
và hấp thụ vào bề mặt mầm hạn chế cho sự phát triển dài của mầm.

*Ngoài ra chất biến tính còn có tác dụng làm thay đổi hình dáng hạt (tạo graphit cầu
trong gang) cải thiện rất mạnh cơ tính của vật liệu.

➔Cần phải chú ý là phải tiến hành biến tính đúng lúc, chất biến tính chỉ cho vào kim loại
lỏng vài phút trước khi rót khuôn. Nếu quá sớm thì KL chưa kịp kết tinh chất biến tính sẽ nổi lên
và đi vào gỉ. Nếu quá muộn thì không kịp phản ứng.

Câu 6/Cấu tạo tinh thể của vật đúc và các khuyết tật.
*Cấu tạo tinh thể vật đúc:

+ Vùng 1: Là vùng tinh thể hạt nhỏ đẳng trục, do kết tinh với độ quá nguội ∆T lớn.

+ Vùng 2: Là vùng trung gian gồm các hạt dài có trục vuông góc với thành khuôn.

+ Vùng 3: Là vùng trung tâm, vùng này kết tinh với trường nhiệt độ đồng đều, tốc độ nguội giảm
rất mạnh, vì vậy tạo hạt có kích thước lớn.

*Các khuyết tật:

- Khuyết tật là các dạng tổ chức, cấu trúc không đúng theo yêu cầu của người sản xuất.

-Các dạng khuyết tật của thỏi đúc là: Lõm co, rỗ co, rỗ khí và thiên tích.

You might also like