Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

I.

TÌNH TRẠNG CHẤT LƯỢNG KÉM CỦA TÍN HIỆU DI ĐỘNG


Tại các BUILDING ( Trading Center, Hospital, Hotel, Building Complex...), AIRPORT, METRO,
TUNNEL...:  chất lượng tín hiệu di động kém, thường xảy ra các tình trạng như rớt cuộc gọi, nghẽn mạng,
không thiết lập cuộc gọi, đàm thoại khó nghe...đặc biệt ở khu vực tầng hầm, thang máy, góc khuất, các tầng
cao... Vậy nguyên nhân do đâu?
A. NGUYÊN NHÂN
- Do vùng phủ: Các tòa nhà có chiều cao ngoài tầm vùng phủ sóng từ các trạm thu phát BTS ngoài trời, do kết
cấu, chất liệu xây dựng của tòa nhà... làm cản trở và hấp thụ làm cho tín hiệu sóng di động bị đứt đoạn, suy hao
nhiều dẫn đến vùng phủ sóng trong nhà yếu, thậm chí có những vùng không có sóng.
Ngoài ra, trước việc đô thị hóa nhanh, xung quanh tòa nhà cao tầng có nhiều các tòa nhà cao tầng khác gây ra
sự cản trở, hạn chế tín hiệu di động, hạn chế vùng phủ sóng trong tòa nhà.
- Do dung lượng: Tại các AIRPORT, METRO, HIGH BUILDING, HOSPITAL...là nơi tập trung nhiều thuê
bao với tần suất sử dụng lớn, dẫn đến tình trạng nghẽn cuộc gọi.
- Do chất lượng:
+ Thường xuyên nhiễu tín hiệu di động của các tầng trên cùng nhà và tín hiệu không ổn định của vùng phục
vụ.
+ Ảnh hưởng của giao thoa cũng như hiện tượng chuyển giao các Cell liền kề xung quanh tòa nhà.
+ Các nguyên nhân khác ...khiến chất lượng thoại trở nên xấu, thậm chí bị rớt.
II. IBS - GIẢI PHÁP HOÀN HẢO
 Khái niệm
Hệ thống phủ sóng tín hiệu IBS trong tòa nhà (IBS) là giải pháp xây dựng hệ thống thiết lập vùng phủ sóng tối
ưu cho Building bằng việc dẫn tín hiệu di động từ trạm BTS gốc và phân phối qua hệ thống Antena đưa tín
hiệu di động phủ kín không gian tòa nhà kể cả tầng hầm, thang máy, góc khuất...nhằm:
- Đảm bảo vùng phủ sóng rộng khắp với chất lượng tín hiệu cao
- Đảm bảo sự ổn định của tín hiệu để duy trì chất lượng cuộc gọi và dịch vụ tốt nhất cho các thuê bao di động
- Đáp ứng yêu cầu dung lượng phục vụ số lượng thuê bao nhiều với tần suất sử dụng lớn.
 Cấu trúc
Hệ thống IBS gồm 2 phần chính: 

 Phần tín hiệu gốc (Signal Source): Phần này có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu cho hệ thống hoạt động
cũng như khuếch đại tín hiệu, chuyển đổi tín hiệu bao gồm:
+ Hệ thống nguồn tín hiệu: Tạo ra tín hiệu chính là trạm thu phát BTS cho GSM, CDMA, WDMA, LTE...
+ Hệ thống phối hợp và khuếch đại: Gồm các bộ Booster, Combiner, Adapter...      
 Phần hệ thống Anten phân tán DAS (Distributed Antenna System): Phần này có nhiệm vụ dẫn và
phân bổ tín hiệu di động phủ khắp không gian tòa nhà, bao gồm:
+ Hệ thống cáp trục chính
+ Hệ thống cáp ngang
+ Hệ thống Antena Indoor
III. THIẾT BỊ HỆ THỐNG IBS

1/ Anten
Do đặc điểm của hệ thống inbuilding là phủ sóng di động giới hạn trong một khu vực nhất định có kết
cấu không gian đặc thù khác nhau ( khu vực hành lang, khu vực thang máy, khu vực ngầm...) nên có các loại
Anten có đặc tính kỹ thuật để tối ưu cho thiết kế và sử dụng, gồm các loại sau:
+ Anten Omni
+ Anten Panel
+ Anten Log

Anten Omni Anten Panel Anten Log


Tuy nhiên với hệ thống trong Metro, Tunnel của tàu điện ngầm, công trình giao thông ngầm khác sẽ
sử dụng loại cáp bức xạ (Leacky Cable)
Leacky Cable có hình dạng như cáp đồng trục chạy dọc theo đường hầm, có chức năng như một hệ thống các
anten thu phát tín hiệu vô tuyến.
Leacky Cable
2/ Cáp (Cable)
Hệ thống IBS trong Building sử dụng 2 loại Cáp chính là:
+ Cáp đồng trục: Feeder 1/2, Feeder 7/8
+ Cáp Quang ( Optical cable)

Cáp 7/8 Cáp 1/2 Cáp quang


3/ Bộ chia (Splitter)
Là loại vật tư IBS sử dụng trong các tòa nhà, giải pháp triển khai phủ sóng là đi cáp. Tức là sóng sẽ
lan truyền từ trạm BTS indoor theo cable ra đầu anten. Như đã biết, các tòa nhà hiện nay đều là nhà cao tầng vì
thế khi đi cable phải rẽ nhánh, phân chia công suất hợp lý. Đó cũng chính là lý do ta sử dụng bộ chia (splitter).
Có nhiều bộ chia:bộ chia 2, chia 3… tùy thuộc vào yêu cầu mà ta sử dụng loại nào.
Ở mỗi bộ chia khác nhau thì thông số suy hao (split loss) là khác nhau. Trên đây là thông số của một bộ chia 2.
bộ chia càng nhiều thì split loss càng lớn.

2way 3way 4way 2way 3way 4way


4/ Coupler
Là loại vật tư IBS về bản chất giống bộ chia 2, nhưng bộ chia không đều. Nó được sử dụng khi ta
muốn điều chỉnh công suất phát. Coupler cũng có nhiều loại: 5dB, 6dB, 7dB…

5/ Đầu nối cáp (Connector)


connector 1/2 thẳng connector 1/2 Vuông connector 7/8

6/ Combiner hay các bộ POI


Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ cùng muốn phủ sóng trong một tòa nhà. Nhưng nếu mỗi nhà cung cấp
thực hiện lắp đặt một hệ thống riêng thì sẽ rất tốn kém tiền bạc. Thêm nữa làm mất mỹ quan, vì quá nhiều
anten. Vì vậy, giải pháp vật tư IBS là dùng các bộ POI (hoặc Combiner). Để kết hợp phát sóng các tần số của
các nhà cung cấp khác nhau trên một hệ thống. Thiết bị Combiner có tác dụng kết hợp các tần số vào và cho
tần số ra ở cùng một tần số sóng mang. Còn trong thiết bị POI thì được sử dụng bộ lọc các tần số. Do đó sử
dụng POI có ưu điểm hơn là không gây nhiễu so với vệc sử dụng Combiner.

Combiner POI
7/ Thiết bị khuyếch đại
Các thiết bị khuyếch đại thường được sử dụng trong các IBS cho các công trình Building, Airport... có
diện tích lớn, nhằm đáp ứng mức tín hiệu tới các Anten ở các khu vực xa tủ BTS của hệ thống được đảm bảo 

MU (Master unit) RU (Remote unit)


IV. HIỆU QUẢ SAU KHI PHỦ SÓNG QUA HỆ THỐNG IBS
Sau khi đưa hệ thống phủ sóng IBS vào trong tòa nhà, chất lượng tín hiệu di động đã được thay đổi rõ
rệt, đảm bảo có vùng phủ sóng ở mọi nơi, sử dụng được điện thoại di động tại mọi chỗ trong tòa nhà, trong
công trình.

You might also like