Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Mối quan hệ biện chứng của phạm trù nội dung và hình thức

Bôi xanh Nên đề cập, phần quan trọng


In nghiêng Có thể nói thêm

Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó với nhau. Trong đó nội dung sẽ tác
động đến hình thức.

1. Nội dung và hình thức thống nhất, gắn bó với nhau:


- Thể hiện ở các điểm sau:
+ Nội dung và hình thức là hai phương diện cấu thành nên mỗi sự vật, hiện
tượng.
Bất kì sự vật nào cũng có cả nội dung và hình thức. Không có hình thức nào mà
không chứa nội dung và không nội dung nào mà không tồn tại trong một hình
thức nhất định.
+ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Nội dung là toàn bộ
những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và phát triển
của sự vật. Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là cách
thức tổ chức kết cấu của nội dung. Điều đó có nghĩa là các yếu tố vừa góp phần
tạo nên nội dung, vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Vì vậy,
nội dung và hình thức không bao giờ tách rời nhau được.
+ Nội dung và hình thức không tách rời nhau ≠ một nội dung = một
hình thức.
Một nội dung có thể = nhiều hình thức và ngược lại.
Ví dụ: - Nội dung truyện Tấm Cám có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức
như kịch, truyện tranh, truyện chữ,... (một nội dung nhiều hình thức)
- Hình thức kịch nhưng có thể diễn tả nhiều nội dung khác nhau như cổ
tích Thạch Sanh, sử thi Đăm Săn,...

2. Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận
động phát triển của sự vật
+ Nội dung sẽ có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi. Còn hình thức tương đối
bền vững, ổn định. Sự vật biến đổi bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của nội
dung, hình thức cũng biến đổi nhưng chậm hơn, ít hơn so với nội dung.
+ Sự biến đổi, phát triển của sự vật = nội dung biến đổi trước kéo theo hình
thức biến đổi cho phù hợp với nội dung. (Khi nội dung biến đổi thì hình thức
buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới.)
Ví dụ:
- Nội dung thay đổi kéo theo hình thức thay đổi:
Trước đây khi bạn Nam và Thương (ví dụ thế) còn yêu nhau, khi ấy hình thức
mối quan hệ là tình yêu giữa nam và nữ. Sau này khi hai người chia tay thì nội
dung mối quan hệ không còn là tình yêu nữa, vậy nên hình thức mối quan hệ
tình cảm buộc phải thay đổi.
3. Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung
- Tuy nội dung giữ vai trò quyết định với hình thức nhưng điều đó không
có nghĩa là hình thức chỉ đi theo nội dung. Trái lại, hình thức luôn độc lập
nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung:
Khi hình thức phù hợp với nội dung:, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội
dung. Ngược lại,nếu không phù hợp, hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát
triển nội dung.
- Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá
trình phát triển của sự vật.
- Ban đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ thống
mối liên hệ tương đối bền vững của hình thức. Nhưng khi những biến đổi
tiếp tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối
cứng nhắc đó trở nên chật hẹp và kìm hãm sự phát triển của nội dung.
→ Lúc này, hình thức không phù hợp với nội dung nữa.
- Tới một thời điểm nhất định, nội dung và hình thức xung đột sâu sắc. Nội
dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành. Trên cơ sở
hình thức mới, nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang
trạng thái mới về chất.
Ví dụ:
Việc viết truyện (nội dung) trước đây được các tác giả ghi lại bằng giấy và bút
(hình thức thể hiện là viết trên giấy). Sau này khi có sự phát triển của các loại
máy đánh chữ, sự sáng tạo được nâng cao, việc viết tay bắt đầu giảm. Đặc biệt
với phương pháp ghi chép cũ thì việc viết truyện (nội dung) sẽ bị giới hạn về
thời gian viết, số lượng viết (do tốn lượng thời gian lớn) (sự kìm hãm phát triển
nội dung do khi ấy việc ghi chép tốn thời gian nên số lượng những tác phẩm dài
đồ sộ thường khá ít).
Sau này khi con người phát triển và việc ghi chép trên máy vi tính trở nên phổ
biến, các tác giả đều chuyển qua việc viết truyện và ghi chép lại các tác phẩm
trên các phương tiện mới. Khi đó hình thức thể hiện của việc viết truyện đã thay
đổi.
Việc phát triển của hình thức không chỉ dừng lại ở việc ghi chép mà còn phát
triển tới các ấn phẩm xuất bản online (Kindle).

4. Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau


- Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức còn biểu hiện ở sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Có cái trong điều kiện này hay quan hệ
này là nội dung thì trong điều kiện khác hay quan hệ khác là hình thức, và
ngược lại.
Ví dụ: Đối với ca sĩ, thì giọng hát trong khi thể hiện một ca khúc là phần quan
trọng nhất, còn lời bài hát sẽ là phần bên ngoài của giọng hát. Nhưng xét trong
quan hệ khác, thì lời bài hát, việc câu từ liên kết trong giai điệu lại là nội dung
công việc của nhạc sĩ. (này t không chắc lắm)

You might also like