Chính sách phát triển kinh tế xã hội

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc

1. Chính sách bảo đảm việc làm, thúc đẩy đào tạo nghề
Theo kế hoạch thúc đẩy việc làm trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) của
Trung Quốc đặt ra mục tiêu tạo việc làm đầy đủ hơn và tạo công việc có chất lượng tốt hơn cho
người dân. Theo đó, Trung Quốc sẽ nỗ lực thực hiện chính sách ưu tiên việc làm, cải thiện hệ
thống chính sách, tăng cường dịch vụ đào tạo và thực hiện các bước đi vững chắc để thúc đẩy
thịnh vượng chung cho tất cả mọi người

- 55 triệu việc làm mới:


Trung Quốc cam kết tạo ra thêm hơn 55 triệu việc làm mới ở thành thị trong 5 năm tới và
giới hạn tỷ lệ thất nghiệp chính thức ở thành thị ở mức 5,5%, so với hơn 50 triệu vị trí và
tỷ lệ thất nghiệp 5% theo kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020
Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp hạn chế sa thải lao động, Trung Quốc
đã hoàn trả 22,2 tỷ NDT tiền bảo hiểm thất nghiệp cho 1,46 triệu doanh nghiệp có quy mô
hoạt động siêu nhỏ, nhỏ và vừa của nước này.
- Thúc đẩy đào tạo nghề
Các nhà kinh tế cho biết việc thiếu lao động có tay nghề cao một phần là nguyên nhân dẫn
đến sự sụt giảm liên tục của khu vực sản xuất trong nền kinh tế. Để khắc phục tình trạng
này, các nhà hoạch định chính sách kêu gọi mở rộng đào tạo nghề, với trợ cấp đào tạo cho
khoảng 75 triệu người
Để thúc đẩy việc đào tạo nhân công có tay nghề cao phù hợp với yêu cầu thị trường và
ngành công nghiệp, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp chính sách sau:
 Trợ cấp đào tạo nghề cho các nhóm dân số gặp khó khăn trong tìm việc làm
 Thúc đẩy đào tạo nhân tài có tay nghề cao.
 Thiếp lập hệ thống phân loại ngành/nghề hiệu quả và phát triển các tiêu chuẩn
nghề nghiệp nhằm tạo nên cơ sở cho các hoạt động đào tạo nghề
 Thành lập hệ thống trao giải thưởng cho những người có tay nghề cao, có tài năng
nổi bật nhằm tạo nên một môi trường gia tăng nhanh lực lượng nhân tài
- Lương theo kịp năng suất lao động
Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) nhấn mạnh nhu cầu tăng lương để theo kịp tốc độ
tăng năng suất lao động với mục tiêu “nâng cao tính ổn định” tỷ trọng tiền lương tính theo
GDP.
Nhắc lại lời kêu gọi mới nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình về “thịnh vượng chung”, Kế
hoạch nhấn mạnh tiền lương là phân phối chính của của cải. Các nhà hoạch định chính
sách cũng khuyến khích người dân thành lập doanh nghiệp ở khu vực nông thôn, với lời
hứa sẽ có những hỗ trợ tích cực nhất về tài chính và chính sách.
2. Cải cách, tạo động lực phát triển
Thông qua cải cách để kích hoạt sức sống của các chủ thể thị trường, tạo động lực mới để
phát triển.
- Khó khăn, thách thức càng lớn thì càng phải đưa cải cách vào chiều sâu, tháo gỡ những rào cản
về thể chế, thúc đẩy động lực phát triển nội sinh
- Biện pháp cụ thể là đi sâu cải cách “nới rộng quản lý dịch vụ”; thúc đẩy cải cách, phân bổ theo
hướng thị trường hàng hóa; nâng cấp hiệu quả cải cách các doanh nghiệp vốn nhà nước; cải thiện
môi trường phát triển kinh tế tư nhân; thúc đẩy phát triển sáng tạo khoa học - công nghệ; đẩy
mạnh phong trào người người khởi nghiệp, nhà nhà sáng tạo.
- Việc thúc đẩy nâng cấp ngành công nghiệp chế tạo và phát triển các ngành, nghề mới nổi..
cũng tạo hướng đi mới cho thị trường lao động TQ.
3. Hỗ trợ doanh nghiệp
- Biện pháp cụ thể được đưa ra là giảm thuế, phí, hạ giá thành sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp; hỗ trợ tài chính giúp doanh nghiệp, ổn định và tạo thêm việc làm. Chính phủ cần lãnh
đạo, chỉ đạo, ban hành và triển khai nhiều chính sách vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh
tế. Chủ động, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho
sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn, miễn giảm tiền thuế, phí, lệ
phí, gia hạn thời gian nộp tiền thuê đất, giảm tiền điện, giá điện…
- Để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công cụ chính sách phi lãi suất đã được áp dụng. Các
chính sách như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR), tăng mục tiêu cho vay của ngân hàng, mở rộng
hỗ trợ tín dụng cũng như các chương trình 0-lãi-suất đối với doanh nghiệp siêu nhỏ. Nhờ vậy, các
chương trình trên đã bơm tín dụng đến nhiều ngành gặp khó khăn trong đại dịch. Việc này tác
động tích cực đến các khoản cho vay của ngân hàng & phát hành trái phiếu chính phủ - doanh
nghiệp, nhờ đó tổng tài trợ vốn trong toàn xã hội của Trung Quốc (TSF) tăng trưởng ngoạn mục
13.7% trong tháng 10, cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức tăng 10.7% cuối năm 2019.
- Những ngành công nghiệp cơ bản như dầu khí, năng lượng, sắt thép cũng được Chính phủ tăng
cường ưu đãi về tài chính. Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn hướng mạnh
về xuất khẩu như công nghiệp ôtô, điện tử, thông tin, hoá dầu. Những ngành này đã được Chính
phủ Trung Quốc cho hưởng những ưu đãi về tài chính như thuế, trợ cấp, tín dụng. Đặc biệt,
Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm tạo thuận lợi và nâng sức
cạnh tranh cho các ngành xuất khẩu
- Chiến lược Cường quốc sản xuất đã xây dựng Kế hoạch “Lộ trình kỹ thuật Made in China
2025” đề ra những mục tiêu chính sách công nghiệp cho các lĩnh vực và công nghệ chiến lược.
Tiếp đến, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT), Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc
gia cùng với 10 cơ quan khác của Trung Quốc soạn thảo và ban hành thông tư hướng dẫn về “Kế
hoạch hành động phát triển” cho từng lĩnh vực ưu tiên
4. Thu hút đầu tư nước ngoài
"Tăng cường mở cửa, ổn định kinh tế - thương mại và đầu tư vốn nước ngoài.
-Trong tình hình môi trường thế giới có nhiều thay đổi, cần phải kiên định mở rộng các hoạt động
đối ngoại, ổn định chuỗi cung ứng để thúc đẩy cải cách và phát triển. Cần bảo đảm các hoạt động
thương mại quốc tế ổn định về cơ bản, tích cực, tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài, tạo điều kiện
thuận lợi cho tự do hóa thương mại và đầu tư
- Nỗ lực tăng cường cải cách mở cửa, tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn cho các nhà đầu
tư Trung Quốc và nước ngoài, tạo nền tảng kinh tế vững chắc cho các doanh nghiệp. Với những
cam kết và thông điệp của Trung Quốc như vậy, giới chuyên gia kinh tế nhận định đây sẽ là “liều
thuốc” trấn an các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung Quốc gia tăng căng
thẳng
- Ban hành các chính sách cơ bản hoàn thiện cơ cấu sản xuất ngang bằng giữa các ngành và khu
vực trong cả nước trong từng giai đoạn, ban hành một số quy định hướng dẫn đầu tư nước ngoài
và danh mục hướng dẫn về sản xuất để thu hút FDI, phát triển vùng lãnh thổ,…
- Thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật, mở cửa các thành phố ven biển
để tạo điều kiện tập trung thu hút FDI. Trọng điểm chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc
là từng bước chuyển về phía tây, kêu gọi thương nhân nước ngoài đầu tư, gia tăng nguồn vốn để
xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường,…
5. Xây dựng cơ sở hạ tầng số và bảo hộ thị trường công nghệ trong nước.
Để thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, Trung Quốc xây dựng Kế hoạch hành
động Internet Cộng - Internet Plus (năm 2015) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hội nhập Internet
bằng cách sử dụng công nghệ của các công ty Baidu, Alibaba, Tencent. Theo kế hoạch, Trung
Quốc sẽ phát triển mạnh các dịch vụ dựa trên Internet và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa
các dịch vụ này với doanh nghiệp. Trung Quốc cũng phát triển một hệ sinh thái công nghiệp mới
trên nền tảng Internet bao gồm mạng lưới, dịch vụ và các ngành công nghiệp kết nối Internet.
Chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện và không gian để các doanh nghiệp số thử nghiệm.
Chính phủ vừa là nhà đầu tư, vừa là người tiêu dùng các công nghệ số. Trung Quốc cũng có
chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực
công nghệ số.
Trung Quốc thực hiện việc bảo hộ thị trường công nghệ số trong nước để tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, khẳng định vị thế độc quyền. Các doanh nghiệp
trong nước được hỗ trợ để chiếm lĩnh thị trường công nghệ số trong nước trước các đối thủ cạnh
tranh nước ngoài.
6. Xoá đói giảm nghèo, Cải thiện dân sinh
Bảo đảm và cải thiện dân sinh,nỗ lực giải quyết những vấn đề thiết yếu mà người dân quan tâm
- Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10/2017) nêu rõ mục tiêu trước mắt là
xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020, đồng thời đề ra mục tiêu dài hạn đến giữa thế
kỷ XXI, trở thành quốc gia hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa
và tươi đẹp. Đem lại nhiều hạnh phúc cho nhân dân là mục đích căn bản của phát triển. Điểm
xuất phát và điểm đứng vững của người Cộng sản Trung Quốc đương đại trong quản lý đất nước
Trung Quốc chính là đem lại càng nhiều lợi ích cho nhân dân, giải quyết càng nhiều nỗi lo của
nhân dân, bù đắp cho những khiếm khuyết về dân sinh, thúc đẩy công bằng chính nghĩa xã hội
trong phát triển
- Thực hiện mục tiêu thoát nghèo, đảm nguồn cung nông sản quan trọng, nâng cao đời sống của
nông dân. Trung Quốc đã lựa chọn cách tiếp cận có định hướng rõ ràng trong công tác xoá đói
giảm nghèo. Cán bộ các cấp phải xác định người nghèo thật sự và những nguyên nhân gây nghèo.
Một đội ngũ cán bộ đủ năng lực được lựa chọn để lãnh đạo công tác xoá đói giảm nghèo
Nguồn
1) HL, 2021. Trung Quốc cam kết tạo thêm 55 triệu việc làm mới. [online] Kinhtevadubao.
Available at: https://kinhtevadubao.vn/trung-quoc-cam-ket-tao-them-55-trieu-viec-lam-moi-
19166.html [Accessed 12 November 2021].
2) Hữu Hưng, 2020. Công tác giảm nghèo và mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả ở
Trung Quốc. [online] Tapchicongsan. Available at
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/815997/cong-
tac-giam-ngheo-va-muc-tieu-xay-dung-toan-dien-xa-hoi-kha-gia-o-trung-quoc.aspx
[Accessed 11 November 2021].
3) Thanh Bình, 2021. Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam.
[online] TapchiNganhang. Available at: http://tapchinganhang.gov.vn/phat-trien-kinh-te-so-o-
trung-quoc-va-kinh-nghiem-doi-voi-viet-nam.htm [Accessed 11 November 2021].
4) An Nhiên, 2021. Chính sách phát triển công nghiệp của một số quốc gia. [online]
BocongthuongVietNam. Available at:
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/chinh-sach-phat-trien-cong-nghiep-cua-
mot-so-quoc-gia.html [Accessed 12 November 2021].
5) Đạt Quốc, 2021. Quy hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc. [online] Daibieunhandan.
Available at: https://daibieunhandan.vn/3-mui-nhon-viec-lam-dao-tao-va-tien-luong-
pvflj8tzsj-62812 [Accessed 12 November 2021].

You might also like