Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÀI MỞ ĐẦU: NHẬP MÔN HÓA HỌC (2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được đối tượng nghiên cứu của hoá học.
- Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học.
- Nêu được vai trò của hoá học đối với đời sống, sản xuất,...
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về bộ môn hóa học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về đối
tượng nghiên cứu của hóa học; phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học; vai trò
của hóa học đối với đời sống, sản xuất;…Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo
đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình
bày báo cáo.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm
nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học; Trình bày được
phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Quan sát các thí nghiệm, hiện tượng trong
tự nhiên chỉ ra được đối tượng nghiên cứu của hóa học và vai trò của hóa học với thế
giới tự nhiên.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được vai trò của hóa học đối với đời
sống, sản xuất,…
3. Phẩm chất:
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hình ảnh, video giới thiệu về đối tượng nghiên cứu của hóa học.
- Tranh ảnh/video, tài liệu tham khảo trên sách báo, Internet về vai trò của hóa học
với đời sống, sản xuất.
- Bảng khổ A0 sơ đồ hóa về phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: Không
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Thông qua câu chuyện giúp HS hiểu nhà hóa học thật tài ba, hóa học có
mặt trong hầu hết các lĩnh vực đời sống và sản xuất.
b) Nội dung:
Nhà hóa học có thể làm giáo viên dạy khoa học tự nhiên ở các cấp học, có thể làm
nhà nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới, tư vấn hỗ trợ kĩ thuật ; làm việc trong lĩnh
vực môi trường ; làm trong cơ sở pháp y hay xét nghiệm y học để phân tích lấy mẫu ;
khôi phụ các bức tranh cổ.
c) Sản phẩm: HS dựa trên câu chuyện, đưa ra suy nghĩ bản thân về nhà hóa học và
ngành hóa học.
d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo bàn, GV gợi ý, hỗ trợ HS.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Nhận biết đối tượng nghiên cứu của hóa học
Mục tiêu: HS biết đối tượng nghiên cứu hóa học là gì ?
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập: GV cho làm
cặp phiếu bài tập số 1 để tìm hiểu đối
tượng nghiên cứu của hóa học.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
a/
a/ Quan sát hình sau để chỉ ra đâu là
- Đơn chất : aluminat, nitrogen
đơn chất, hợp chất?
- Hợp chất : nước, NaCl

b/ Khi đốt nến (làm bằng b/ Hiện tượng vật lý : nến chảy.
paraffin), nến chảy ra ở dạng lỏng, Hiện tượng hóa học : nến cháy sinh khí
thấm vào bấc, cháy trong không khí, carbon dioxide và hơi nước.
sinh ra khí carbon dioxide và hơi
nước. Vậy giai đoạn nào diễn ra hiện
tượng vật lý ? giai đoạn nào diễn ra c/ Hóa học đóng vai trò « khoa học trung
hiện tượng biến đổi hóa học ? tâm » và là cầu nối giữa các ngành khoa
c/ Hình sau minh họa về mối liên hệ học tự nhiên khác như lý, hóa, sinh, địa
giữa hóa học với các lĩnh vực khác, chất.
em hãy viết một câu tổng hợp về mối
liên hệ đó.

Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành


phiếu bài tập theo cặp.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện HS đưa
ra nội dung kết quả thảo luận.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét,
đưa ra kết luận: Đối tượng nghiên cứu
của hóa học
- Khái niệm chất hóa học : đơn chất,
hợp chất, ion…
- Nhiệm vụ của hóa học và lĩnh vực
khác : nghiên cứu thành phần, cấu
trúc, tính chất, sự biến đổi của chất và
các hiện tượng đi kèm.
- Mối liên hệ giữa hóa học với các lĩnh
vực khác.
- Hóa học đóng vai trò « khoa học
trung tâm » và là cầu nối giữa các
ngành khoa học tự nhiên khác như lý,
hóa, sinh, địa chất.
Hoạt động 2. Vai trò của hóa học đối với đời sống và sản xuất
Mục tiêu: Nhận thức được tầm quan trong của hóa học trong mọi hoạt động đời
sống và sản xuất.
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS
hoạt động nhóm phiếu bài tập số 2.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2
Quan sát các hình ảnh sau và liệt kê
những lĩnh vực đời sống và sản xuất có
liên quan tới hóa học. Thuyết trình về
mối liên hệ đó.
Hìn Nhiên
Hìn
h1 liệu
h1

Hìn Nhiên
Hìn h2 liệu
h2

Hìn Xây
Hìn
h3 dựng
h3
Hìn
h4
Hìn
Y học
h4

Hìn
Hìn Mỹ
h5
h5 phẩm

Hìn
h6 Hìn Phân
h6 bón

Hìn Hìn Nghiê


h7 h7 n cứu

Hìn Hìn Thực


h8 h8 phẩm

Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành


phiếu bài tập theo nhóm.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện HS đưa
ra nội dung kết quả thảo luận.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét,
đưa ra kết luận: Hóa học có vai trò
quan trọng trong đời sống, sản xuất và
nghiên cứu khoa học.
Hoạt động 3. Phương pháp học tập
hóa học
Mục tiêu: Đề ra được phương pháp
học tập hóa học phù hợp, hiệu quả.
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ: HS tự xây dựng HS nêu được
phương pháp học tập hóa học hiệu quả - Quan sát, đặt câu hỏi
của bản thân. - Đưa ra giải thuyết khoa học
- Lập kế hoạch thí nghiệm để kiểm chứng
giả thuyết khoa học
- Tiến hành thí nghiệm
- Phân tích kết quả thí nghiệm
- So sánh kết quả thí nghiệm với giả thuyết
- Báo cáo kết quả thí nghiệm
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố lại phần kiến thức đã trình bày ở bài mở đầu.
b) Nội dung: GV đưa ra các bài tập cụ thể, gọi HS lên làm và chữa lại.
HS hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hóa học?
A. Thành phần, cấu trúc của chất.
B. Tính chất và sự biến đổi của chất.
C. Ứng dụng của chất.
D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
Câu 2. Chất nào sau đây là đơn chất, chất nào là hợp chất trong các chất Cu, O 2. N2, HCl,
H2SO4, O3, NH4NO3, Al, He, H2?
Câu 3. Cho biết đâu là hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:
a) Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được.
b) Dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục.
c) Nước đá để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.
d) Nhựa đường nấu ở nhiệt độ cao nóng chảy.
Câu 4. Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện
tượng hóa học.
a) Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.
b) Quá trình quang hợp của cây xanh.
c) Sự đông đặc ở mỡ động vật.
d) Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí.
e) Quá trình bẻ đôi viên phấn.
f) Quá trình lên men rượu.
g) Quá trình ra mực của bút bi.
Câu 5. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi vật lí, giai đoạn nào
diễn ra quá trình biến đổi hóa học trong các hiện tượng sau: “Khi sản xuất vôi sống, người ta
đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp cho vào lò nung, nung đá vôi ta
được vôi sống và khí carbonic. Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc, thêm nước
vôi đặc ta được nước vôi loãng.”
c) Sản phẩm:
Câu 1: D
Câu 2: Đơn chất: Cu, O2, N2, O3, Al, He, H2. Hợp chất: HCl, H2SO4, NH4NO3.
Câu 3: Vật lý: a, c, d. Hóa học: b.
Câu 4: Vật lý: c, e, g. Hóa học: a, b, d, f.
Câu 5:
Vật lý: Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích
hợp; Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc.
Hóa học: cho vào lò nung, nung đá vôi ta được vôi sống và khí carbonic. thêm nước vôi đặc
ta được nước vôi loãng.”
d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc cá nhân.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã được học trong bài để giải quyết các câu
hỏi, nội dung gắn liền với thực tiễn và mở rộng thêm kiến thức của HS.
b) Nội dung: Cho các bước trong phương pháp nghiên cứu hóa học: Nêu giả thuyết khoa
học; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; Thực hiện nghiên cứu; Xác định vấn
đề nghiên cứu. Hãy sắp xếp các bước trên vào sơ đồ dưới dây theo thứ tự để có quy trình
nghiên cứu phù hợp.

Sơ đồ các bước nghiên cứu hóa học


Trên cơ sở đó hãy cho biết trong nghiên cứu dưới đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu nào?
Để nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxi hóa và hoạt tính kháng khuẩn của
tinh dầu vỏ chanh, các nhà nghiên cứu đã thực hiện công việc sau:
- Tìm hiểu về cây chanh, công dụng và tác dụng dược lí của chanh cũng như hoạt tính kháng
oxi hóa, kháng vi sinh vật của nó thông qua các công bố khoa học trong và ngoài nước.
- Thu hái mẫu vỏ chanh tại vườn chanh.
- Khảo sát sự trích li tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Thử hoạt tính kháng oxi hóa, thử hoạt tính kháng vi sinh vật.
c) Sản phẩm:

(1): Xác định vấn đề nghiên cứu; Nêu giả thuyết khoa học;
(2): Thực hiện nghiên cứu;
(3) Viết báo cáo;
(4) Thảo luận kết quả và kết luận vấn đề;
Để nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxi hóa và hoạt tính kháng khuẩn của
tinh dầu vỏ chanh, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
- Lý thuyết: Tìm hiểu về cây chanh, công dụng và tác dụng dược lý cũng như hoạt tính
kháng oxi hóa, kháng vi sinh vật của nó thông qua các công bố khoa học trong và ngoài nước.
- Thực nghiệm: thu hái vỏ chanh, khảo sat sự trích li tinh dầu bằng phương pháp chưng cất
lôi cuốn hơi nước.
- Ứng dụng: thử hoạt tính kháng oxi hóa, kháng vi sinh vật.
d) Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài
liệu tham khảo qua internet, thư viện….

You might also like