Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 44

TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN

HOÀNG, TP BMT
CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ SÓNG CƠ HỌC
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1) CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN
a) Sóng cơ: là dao động lan truyền trong một môi trường vật chất.
b) Sóng ngang: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền
sóng. Sóng ngang truyền trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.
c) Sóng dọc: là sóng cơ trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
Sóng dọc truyền được cả trong môi trường rắn, lỏng, khí.
d) Các đại lượng đặc trưng của sóng:
 Biên độ sóng (AM): là biên độ dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền quA.
 Chu kỳ sóng (T): là chu kỳ dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua, là thời gian để sóng lan
truyền được một bước sóng.
 Tần số sóng (f): là tần số dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua, là số bước sóng mà sóng lan
truyền được trong một giây.
 Tốc độ truyền sóng (v): là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường. Với mỗi môi trường, tốc độ truyền sóng có
giá trị nhất định không phụ thuộc tần số của nguồn sóng.
 Bước sóng (  ):

 Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ dao động.
v
  vT 
f
 Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên cùng một phương truyền sóng dao động cùng phA.
 Năng lượng sóng:là năng lượng dao động của các phần tử môi trường khi có sóng truyền quA.
 Nếu sóng truyền theo một phương thì năng lượng sóng không đổi.
 Nếu sóng lan tỏa theo hình tròn trên mặt nước thì năng lượng sóng giảm và tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến
nguồn.
 Nếu sóng lan tỏa theo hình cầu (sóng âm) thì năng lượng sóng giảm và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng
cách đến nguồn.
2) PHƯƠNG TRÌNH SÓNG
Nếu phương trình dao động của nguồn nguồn O:
uO  A cos(t   )
d
Thì phương trình dao động tại điểm M trên phương truyền sóng
cách O một đoạn d:
d
uM  A cos(t    2 ) O M

3) ĐỘ LỆCH PHA GIỮA HAI ĐIỂM TRÊN PHƯƠNG TRUYỀN SÓNG
Nếu tại O: uO  A cos(t   )
d1 d2
Thì tại M: uM  A cos(t    2 ) d1

d2
Và tại N: uN  A cos(t    2 ) O M N

độ lệch pha giữa M và N:
d d
  (t    2 1 )  (t    2 2 )
 
d 2  d1 d
  2  2 ; CÀNG XA NGUỒN CÀNG CHẬM PHA
 
CÙNG PHA VÀ NGƯỢC PHA
Nếu M và N dao động cùng pha Nếu M và N dao động ngược pha
d d  1 
  k 2  2  k 2  d  k      k 2  2    k 2  d   k      2k  1
   2  2
Hai điểm dao động cùng pha trên cùng một phương Hai điểm dao động ngược pha trên cùng một phương truyền sóng
truyền sóng cách nhau một số nguyên lần bước cách nhau một số bán nguyên lần bước sóng hoặc một số lẻ lần
sóng. nửa bước sóng.

II. CÁC VÍ DỤ
Ví dụ 1. Trên mặt biển người quan sát thấy 10 ngọn sóng cách nhau 90 m. Hãy tính bước sóng của sóng biển.
A.9m B.10m C.8m D.11m
Hướng dẫn
[Đáp án B]
Khoảng cách giữa 10 ngọn sóng là 9 lần bước sóng.
Ví dụ 2. Sóng trên mặt nước có hai ngọn sóng liên tiếp cách nhau 40 cm. Nguồn sóng dao động với tần số f=20Hz. Xác định

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 1


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
vận tốc truyền sóng.
A.80 cm/s B.80 m/s C.4 m/s D.8 m/s
Hướng dẫn
[Đáp án D]
v
   v  f   20.0,4  8m / s
f
Ví dụ 3. Một nguồn sóng cơ tại O có phương trình: u0  4cos20 t (cm) . Sóng truyền theo phương ON với vận tốc 20 cm/s.
Hãy xác định phương trình sóng tại điểm N cách nguồn O 5cm.
A. uN  4cos  20 t  5  (cm) B. uN  4cos  20 t    (cm)
C. uN  4cos  20 t  2,5  (cm) D. uN  4cos  20 t  5,5  (cm)
Hướng dẫn
[Đáp án A]
 v 20
 d     2cm
Phương trình sóng tại N có dạng: uN  4cos  20 t  2  (cm) . Với
 f 10  uN  4cos  20 t  5  (cm)
   
 d 5 cm
Ví dụ 4. Một nguồn sóng cơ có phương trình u0  4cos20 t (cm) . Sóng truyền theo phương ONM với vận tốc 20cm/s. Hãy
xác định độ lệch pha giữa hai điểm M và N biết MN=1 cm.
 
A. 2 rad B.  rad C. rad D. rad
2 3
Hướng dẫn
[Đáp án B]
d  1cm
d  1
  2 ,   v  20  2cm    2   ad
  2
 f 10
 
Ví dụ 5. Tại hai điểm M, N trên phương truyền sóng cách nhau 4cm có phương trình lần lượt là: uM  2cos  4 t   (cm)
 6
 
và uN  2cos  4 t   (cm) . Xác định chiều truyền sóng và tính vận tốc truyền sóng.
 3
A.Sóng truyền từ N đến M với vận tốc 96m/s B. Sóng truyền từ N đến M với vận tốc 0,96m/s
C. Sóng truyền từ M đến N với vận tốc 96m/s D. Sóng truyền từ M đến N với vận tốc 0,96m/s
Hướng dẫn
[Đáp án B]
CÀNG XA NGUỒN CÀNG CHẬM PHA, vì M chậm pha hơn N  M xa nguồn hơn N  sóng truyền từ N đến M.
d   
  2    rad    12d  12  4cm  48cm
 3 6 6
4
v   f  48cm   96cm / s  0,96m / s
2
x
Ví dụ 6. Một sóng cơ truyền với phương trình u  5cos(20 t  )cm (trong đó x tính bằng m, t tính bằng giây). Xác định
2
vận tốc truyền sóng trong môi trường.
A.20 m/s B. 40 cm/s C. 20 cm/s D. 40 m/s
Hướng dẫn
[Đáp án D]
x
Theo đề cho: u  5cos(20 t  )cm
2
x
Theo lý thuyết: u  A cos(t    2 )

x x
 2      4m
 2
 v   f  4  10  40m / s
x
Ví dụ 7. Phương trình sóng tại điểm M trên phương truyền sóng: uM  5cos(20 t  )cm (trong đó x tính bằng m, t tính
2
bằng giây). Tại thời điểm t1 thì M có li độ u1M  4cm . Tính li độ u2M vào thời điểm t2  t1  2s
A.-4 cm B. 2 cm C. 4 cm D. -2 cm
Hướng dẫn
[Đáp án C]
x
Tại t1 : u1M  5cos(20 t  )cm  4cm
2
  x x x
 Tại t2  t1  2s thi u2 M  5cos 20 (t  2)   4cm  5cos(20 t   40 )  5cos(20 t  )  4cm
 2  2 2
Cách 2: Dùng Casio Fx

Trang 2 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014


TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
1) Tính pha1 : bấm SHIFT COS 4 : 5 =
2) Thật ra, pha1  0,6435  k 2 (rad ) : 0,6435(rad ) (:= là “phép gán”). Nhưng để làm trắc nghiệm ta có thể lấy một trường
hợp là pha1  0,6435(rad ) như Fx tính đượC.
3) Tính pha 2 : pha2  pha1    pha1  .t . Ta bấm : Ans + 20 π x 2 =
4) Tính u2 : bấm 5 cos Ans = , ta được đáp số 4 cm.
x
Ví dụ 8. Phương trình sóng tại điểm M trên phương truyền sóng: uM  5cos(20 t  )cm (trong đó x tính bằng m, t tính
2
bằng giây). Tại thời điểm t1 thì li độ của M có giá trị u1M  4cm và đang tăng. Tính li độ u2M vào thời điểm t2  t1  2,025s
A.-4 cm B. 3 cm C. 4 cm D. -3 cm
Hướng dẫn
[Đáp án B]
Dùng Casio Fx
1) Tính pha1 : bấm SHIFT COS 4 : 5 =
2) Nghĩa là : pha1  0,6435  k 2 (rad ) : 0,6435(rad ) (:= là “phép gán”). Nhưng vì u1M đang tăng nên ta chọn
pha1  0,6435(rad ) . Bấm chỉnh dấu : Ans x – 1 =
3) Tính pha 2 : pha2  pha1    pha1  .t . Ta bấm : Ans + 20 π x 2,025 =
4) Tính u2 : bấm 5 cos Ans = , ta được đáp số 3 cm.
Nếu bạn không chỉnh dấu ở bước 2), thì bạn tính được đáp số - 3cm, và dĩ nhiên đó là đáp số sai !
Ví dụ 9. Một mũi nhọn S chạm nhẹ vào mặt nước dao động điều hòa với tần số 20Hz thì thấy hai điểm A và B trên mặt
nước cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau một khoảng d=10 cm luôn luôn dao động ngược pha với nhau. Tốc
độ truyền sóng (có giá trị nằm trong khoảng 0,8m / s  v  1m / s ) là :
A. v  0,8m / s B. v  1m / s C. v  0,9m / s D. v  0,7m / s
Hướng dẫn
[Đáp án A]
d d ng ­ îc pha
  2  2 f    k 2 (v× A vµ B ng­îc pha)
 v
d. f 80  v 100 cm / s d. f d. f d. f
v (1)  80   100   0,5  k   0,5, thay sè ta ®­îc: 1,5  k  2  k=2
k  0,5 k  0,5 100 80
thay k vào (1) tính được v=80cm/s
 
Ví dụ 10. Một nguồn sóng O dao động với phương trình x  A cos(t  )cm . Tại điểm M cách O một khoảng vào
2 2
T
thời điểm dao động với li độ 2 3cm . Hãy xác định biên độ sóng.
3
A. 2 3cm B. 4cm C. 8cm D. 4 3cm
Hướng dẫn
[Đáp án B]
 d 
uM  Aco s(t   2 )  A cos(t 
  )cm
2  2
T 2 T  
ë thêi ®iÓm t=  uM  A cos(    )  A cos( )  2 3 cm
3 T 3 2 6
 A  4 cm.
III. BÀI TẬP
Câu 1. Chọn nhận xét sai về quá trình truyền sóng
A.Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian.
B.Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền trạng thái dao động trong môi trường truyền sóng theo thời gian.
C.Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng dao động trong môi trường truyền sóng theo thời gian.
D.Quá trình truyền sóng là quá trình lan truyền phần tử vật chất trong môi trường truyền sóng theo thời gian.
Câu 2. Nhận định nào là đúng về sóng cơ học
A.Sóng cơ học truyền trong môi trường chất lỏng thì chỉ truyền trên mặt thoáng.
B.Sóng cơ học không truyền trong môi trường chân không và cả môi trường vật chất.
C.Sóng cơ học truyền được trong tất của các môi trường vật chất và chân không.
D.Sóng cơ học chỉ truyền được trong môi trường vật chất mà không truyền được trong chân không.
Câu 3. Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta căn cứ vào
A.Môi trường truyền sóng B.Vận tốc truyền sóng
C.Phương dao động của phần tử vật chất D.Phương dao động và phương truyền sóng.
Câu 4. Sóng ngang
A.chỉ truyền được trong chất rắn B.truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng
C.không truyền được trong chất rắn D.truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí
Câu 5. Điều nào sau đây là đúng khi nói về phương dao động của sóng ngang ?
A.Nằm theo phương ngang B. Vuông góc với phương truyền sóng
C.Nằm theo phương thẳng đứng D.Trùng với phương truyền sóng.
Câu 6. Điều nào sau đây là đúng khi nói về phương dao động của sóng dọc ?
A.Nằm theo phương ngang B. Vuông góc với phương truyền sóng
C.Nằm theo phương thẳng đứng D.Trùng với phương truyền sóng.

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 3


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
Câu 7. Sóng dọc
A.truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí B.có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng
C.truyền được qua chân không D.chỉ truyền được trong chất rắn
Câu 8. Bước sóng  của sóng cơ học là
A.quãng đường sóng truyền đi trong thời gian một chu kỳ sóng
B.khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha trên phương truyền sóng.
C.quãng đường sóng truyền được trong 1s.
D.khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động vuông pha trên phương truyền sóng.
Câu 9. Nhận xét nào sau đây là đúng đối với quá trình truyền sóng?
A.Vận tốc truyền sóng không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng.
B.Năng lượng sóng càng giảm khi sóng truyền đi càng xa nguồn.
C.Pha dao động không đổi trong quá trình truyền sóng.
D.Vận tốc truyền sóng không phụ thuộc vào tần số của sóng.
Câu 10. Trong hiện tượng sóng trên mặt nước do một nguồn sóng gây ra, nếu gọi bước sóng là  thì khoảng cách giữa n
vòng tròn sóng (gợn nhô) liên tiếp nhau sẽ là :
A. n B.  n 1  C. 0,5n D.  n  1 
Câu 11. Coi môi trường truyền sóng là lý tưởng. Nhận xét nào sau đây sai khi nói về quá trình truyền năng lượng sóng trong
không gian từ một nguồn điểm?
A.Khi sóng truyền trong mặt phẳng thì những điểm cách xa nguồn có năng lượng giảm tỉ lệ bậc nhất với khoảng cách từ điểm
đó đến nguồn sóng.
B.Khi sóng truyền trong không gian thì những điểm cách xa nguồn có năng lượng giảm tỉ lệ với bậc hai của khoảng cách từ
điểm đó đến nguồn sóng.
C.Khi sóng truyền theo một phương thì năng lượng sóng ở những điểm cách xa nguồn không đổi và không phụ thuộc vào
khoảng cách tới nguồn.
D.Trong quá trình truyền sóng, tất cả mọi điểm của môi trường vật chất có sóng truyền qua đều như nhau.
Câu 12. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự truyền của sóng cơ học?
A.Tần số dao động của sóng tại một điểm luôn bằng tần số dao động của nguồn sóng.
B.Khi sóng truyền trong một môi trường, nếu tần số dao động của sóng càng lớn thì tốc độ truyền sóng càng lớn.
C.Khi sóng truyền trong một môi trường thì bước sóng tỉ lệ nghịch với tần số dao động của sóng.
D.Tần số dao động của một sóng không thay đổi khi truyền đi trong các môi trường khác nhau.
Câu 13. Chọn câu trả lời sai
A.Sóng cơ học là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
B.Sóng cơ học là sự lan truyền các phần tử trong một môi trường.
C.Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ là T.
D.Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn trong không gian với bước sóng là 
Câu 14. Sóng dọc truyền được trong các môi trường nào?
A.Chỉ trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng.
B.Chất rắn, chất lỏng và chất khí.
C.Chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.
D.Không truyền được trong chất rắn.
Câu 15. Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?
A.Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.
B.Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.
C.Sóng cơ không truyền được trong chân không.
D.Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.
Câu 16. Tốc độ truyền sóng cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?
A.Tần số sóng B.Bản chất của môi trường truyền sóng.
C.Biên độ của sóng D.Bước sóng
Câu 17. Quá trình truyền sóng là
A.quá trình truyền pha dao động B.quá trình truyền năng lượng
C.quá trình truyền phần tử vật chất. D.Cả A và B
Câu 18. Điều nào sau đây đúng khi nói về bước sóng.
A.bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ.
B.Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha nhau trên phương truyền sóng.
C.Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng phA.
D.Cả A và C.
Câu 19. Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây đàn hồi. Bước sóng của sóng đó không phụ thuộc vào
A.Tốc độ truyền sóng B.Chu kỳ dao động của sóng.
C.Thời gian truyền đi của sóng D.Tần số dao động của sóng
Câu 20. Môi liên hệ giữa bước sóng  , vận tốc truyền sóng v, chu kỳ T và tần số f của một sóng là
1 v 1 T T v v
A. f   B. v   C.    D.    v. f
T  f  v f T
Câu 21. Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?
A.Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.
B.Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
C.Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.

Trang 4 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014


TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
D.Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
Câu 22. Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước
sóng
A.tăng 4 lần. B.tăng 2 lần. C.không đổi. D.giảm 2 lần.
Câu 23. Một sóng cơ truyền trên một đường thẳng và chỉ truyền theo một chiều thì những điểm cách nhau một số nguyên
lần bước sóng trên phương truyền sẽ dao động
A.cùng pha với nhau B.ngược pha với nhau C.vuông pha với nhau D.lệch pha nhau bất kì
Câu 24. Một sóng cơ truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài thì những điểm trên dây cách nhau một số lẻ lần nửa bước sóng
sẽ dao động
A.cùng pha với nhau B.ngược pha với nhau C.vuông pha với nhau D.lệch pha nhau bất kì
Câu 25. Một sóng trên mặt nước có hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng dao động vuông pha với nhau thì
cách nhau một đoạn bằng
A.bước sóng B.nửa bước sóng C.hai lần bước sóng D.một phần tư bước sóng
Câu 26. Về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây sai?
A.Sóng có hạt vật chất của môi trường dao động theo phương song song với phương truyền sóng là sóng dọc
B.Sóng ngang không truyền trong chất lỏng và chất khí, trừ một vài trường hợp đặc biệt.
C.Sóng ngang và sóng dọc đều truyền được trong chất rắn với tốc độ như nhau.
D.Sóng tạo ra trên lò xo có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang.
Câu 27. Khi biên độ sóng tại một điểm tăng lên gấp đôi, tần số sóng không đổi thì
A.năng lượng sóng tại điểm đó không thay đổi. B.năng lượng sóng tại điểm đó tăng lên 2 lần.
C.năng lượng sóng tại điểm đó tăng lên 4 lần. D.năng lượng sóng tại điểm đó tăng lên 8 lần.
Câu 28. Trong quá trình truyền sóng âm trong không gian, năng lượng sóng truyền từ một nguồn điểm sẽ
A.giảm tỉ lệ với khoảng cách đến nguồn B.giảm tỉ lệ với bình phương khoảng cách đến nguồn
C.giảm tỉ lệ với lập phương khoảng cách đến nguồn. D.không đổi
Câu 29. Một quan sát viên đứng ở bờ biển nhận thấy rằng: khoảng cách giữa 5 ngọn sóng liên tiếp là 12m. Bước sóng là:
A.2m B.1,2m C.3m D.4m
Câu 30. Đầu A của một dây cao su căng ngang được làm cho dao động theo phương vuông góc với dây, chu kỳ 2s, sau 4s
sóng truyền được 16m dọc theo dây. Bước sóng trên dây nhận giá trị nào sau đây:
A.8m B.24m C.4m D.12m
Câu 31. Một mũi nhọn S được gắn vào đầu A của một lá thép nằm ngang và chạm vào mặt nướC. Lá thép dao động với tần
số f=100Hz, S tạo ra trên mặt nước những vòng tròn đồng tâm, biết rằng khoảng cách giữa 11 gợn lồi liên tiếp là 10 cm. Vận
tốc truyền sóng trên mặt nước nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây?
A.v=100cm/s B.v=50cm/s C.v=10cm/s D.v=0,1m/s
Câu 32. Tại một điểm O trên mặt thoáng của chất lỏng yên lặng, ta tạo ra một dao động điều hòa vuông góc với mặt thoáng
có chu kỳ 0,5s. Từ O có các vòng tròn lan truyền ra xa xung quanh, khoảng cách hai vòng liên tiếp là 0,5m. Vận tốc truyền
sóng nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A.1,5m/s B.1m/s C.2,5m/s D.1,8m/s
Câu 33. Một dây đàn hồi căng ngang, một đầu dao động theo phương thẳng đứng với chu kỳ 2s thì trên dây có sóng truyền
đi. Say thời gian 0,3s dao động truyền đi được 1,5m. Tìm bước sóng.
A.2,5m B.10m C.5m D.4m
Câu 34. Tại điểm O trên mặt nước yên tĩnh có một nguồn sóng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kỳ
T=0,5s. Từ O có những gợn sóng tròn lan rộng ra xung quanh. Khoảng cách giữa hai gợn sóng kế tiếp là 2m. Vận tốc truyền
sóng trên mặt nước là
A.16m/s B.8m/s C.4m/s D.2m/s
Câu 35. Phương trình dao động của một nguồn phát sóng có dạng u  U0cos100 t . Trong khoảng thời gian 0,2s sóng
truyền được quãng đường bằng
A.10 lần bước sóng B.4,5 lần bước sóng C.một bước sóng 5 lần bước sóng
Câu 36. Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình u  A cos20 t cm với t tính bằng giây. Trong khoảng thời gian
2s, sóng này truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?
A.20 B.40 C.10 D.30
Câu 37. Một nguồn phát sóng có dao động với phương trình u  20cos10 t cm . Trong thời gian 8s sóng truyền đi được
quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?
A.60 B.20 C.80 D.40
Câu 38. Đối với sóng truyền theo một phương thì những điểm dao động ngược pha nhau cách nhau một khoảng:
 
A. d   2k  1  B d   2k  1 Cd k D d  k
2 2
Câu 39. Hai điểm M1, M2 ở trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng D. Sòng truyền từ M1 đến M2. Độ
lệch pha của sóng ở M2 so với sóng ở M1 là
d d  
A.   2 B.   2 C.   2 D.   2
  d d
Câu 40. Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là vận tốc truyền sóng, f là tần số của sóng. Nếu
v
d   2n  1 , n=0,1,2,.. thì hai điểm này
2f
A.dao động cùng phA. B.dao động ngược pha C.dao động vuông phA. D.có độ lệch pha bất kỳ
Câu 41. Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là vận tốc truyền sóng, T là chu kỳ của sóng. Nếu
d=n.v.T (n=0,1,2,..) thi hai điểm này

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 5


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
A.dao động cùng phA. B.dao động ngược pha C.dao động vuông phA. D.có độ lệch pha bất kỳ
Câu 42. Sóng cơ có tần số 50Hz truyền trong môi tường với tốc độ 160 m/s. Ở cùng một thời điểm, hai điểm gần nhau nhất
trên một phương truyền sóng có dao động cùng pha với nhau cách nhau
A.3,2m. B.2,4m. C.1,6m. D.0,8m.

Câu 43. Một sóng cơ truyền từ nguồn sóng O, hỏi hai điểm M và N cùng cách nguồn O một đoạn là thì sẽ cơ pha dao
4
động như thế nào với nhau?

A.cùng pha B.ngược pha C.vuông pha D.lệch pha
4

Câu 44. Một nguồn sóng cơ học dao động điều hòa theo phương trình u  A cos(10t  ) cm . Khoảng cách giữa hai
2

điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng, lệch pha nhau rad là 5m. Tốc độ truyền sóng là
3
A.75m/s B.100m/s C.6m/s D.150m/s
Câu 45. Một nguồn sóng cơ dao động với biên độ không đổi, tần số dao động 100Hz. Hai điểm M, N gần nhau nhất trên
phương truyền sóng luôn dao động vuông pha với nhau cách nhau 0,5m. Vận tốc truyền sóng là
A.50m/s B.200m/s C.150m/s D.100m/s
Câu 46. Một sóng cơ học lan truyền trên một phương truyền sóng. Phương trình sóng của hai điểm M và N trên phương
  
truyền sóng lần lượt là u M  3cos  t cm và u N  3cos   t   cm . Khoảng cách MN=25cm. Kết luận đúng là
 4 
A.Sóng truyền từ M đến N với vận tốc 2m/s. B. Sóng truyền từ N đến M với vận tốc 2m/s.
C.Sóng truyền từ N đến M với vận tốc 1m/s. D. Sóng truyền từ M đến N với vận tốc 1m/s.
  
Câu 47. Một nguồn O phát sóng cơ dao động theo phương trình u O  3cos   t   cm (u tính bằng mm, t tính bằng
 3 
giây). Xét sóng truyền theo một đường thẳng từ O đến điểm M với tốc độ không đổi 0,1 m/s. Trong khoảng từ O đến M có
bao nhiêu điểm dao động cùng pha với dao động tại nguồn O? Biết M cách O một khoảng 45cm.
A.4 B.3 C.2 D.5
  
Câu 48. Một nguồn O phát sóng cơ dao động theo phương trình u O  3cos   t   cm (u tính bằng mm, t tính bằng
 3 
giây). Xét sóng truyền theo một đường thẳng từ O đến điểm M với tốc độ không đổi 0,1 m/s. Trong khoảng từ O đến M có
bao nhiêu điểm dao động ngược pha với dao động tại nguồn O? Biết M cách O một khoảng 45cm.
A.4 B.3 C.2 D.5

Câu 49. Một sóng cơ truyền trong môi trường với bước sóng 2m. Các điểm dao động lệch pha so với nguồn cách nguồn
4
một đoạn là
1 1 1 1
A. 2k  (m) B. 2k  (m) C. k  (m) D. 2k  (m)
4 4 8 8
Câu 50. Một sóng ngang truyền trên mặt nước với tần số f=10Hz. Tại một thời
điểm nào đó một phần mặt cắt của nước có hình dạng như hình vẽ.Trong đó B
khoảng cách từ vị trí cân bằng của A đến vị trí cân bằng của D là 60cm và điểm C C E
đang đi xuống qua vị trí cân bằng. Chiều truyền sóng và tốc độ truyền sóng là A
A.Từ A đến E, 8m/s B.Từ A đến E, 6m/s
C.Từ E đến A, 6m/s D.Từ E đến A, 8m/s. D
Câu 51. Hình bên biểu diễn
sóng ngang truyền trên một sợi Q dây theo chiều từ trái sang phải. Tại thời
điểm như biểu diễn trên hình, điểm P có li độ bằng 0, còn điểm Q có li độ
cực đại. Vào thời điểm đó hướng chuyển động của P và Q lần lượt là:
A.P đi xuống, Q đứng yên B.P đứng yên, QPđi xuống
C.P đứng yên, Q đi lên D.P đi lên, Q đứng yên
Câu 52. Một sóng truyền theo phương AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng
N
sóng như hình vẽ. Biết rằng điểm M đang đi lên vị trí cân bằng. Khi đó điểm N
đang chuyển động: M
A.đi lên B.đi xuống
C.đứng yên D.chạy ngang
3
Câu 53. Hai điểm M và N cùng nằm trên phương truyền sóng, cách nhau bước sóng. Tại thời điểm t1 M và N có li độ
4
lần lượt là uM=3cm và uN=-3cm. Tính biên độ sóng.
A. 3 2 cm B. 3 3 cm C. 7 cm D. 6 cm
1
Câu 54. Hai điểm M và N cùng nằm trên phương truyền sóng, cách nhau bước sóng. Tại thời điểm t1 M và N có li độ lần
3
lượt là uM=3cm và uN=4cm. Tính biên độ sóng.
A. 5 cm B. 3 3 cm C. 7 cm D. 6 cm
1
Câu 55. Hai điểm M và N cùng nằm trên phương truyền sóng, cách nhau bước sóng. Tại thời điểm t1 M và N có li độ lần
3
lượt là uM=3cm và uN=-3cm. Tìm thời điểm t2 liền sau đó để M có li độ uM=+A, biết sóng truyền từ M đến N.

Trang 6 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014


TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
11T T T T
A. B. C. D.
12 12 6 3
1
Câu 56. Hai điểm M và N cùng nằm trên phương truyền sóng, cách nhau bước sóng. Tại thời điểm t1 M và N có li độ lần
3
lượt là uM=3cm và uN=-3cm. Tìm thời điểm t2 liền sau đó để M có li độ uM=+A, biết sóng truyền từ N đến M.
11T T T T
A. B. C. D.
12 12 6 3
Câu 57. Hai điểm A và B ùng nằm trên một phương truyền sóng và cách nhau 24 cm. Trên đoạn AB có 3 điểm A1, A2, A3
dao động cùng pha với A và 3 điểm B1, B2, B3 dao động cùng pha với B. Sóng truyền theo thứ tự A, B1, A1, B2, A2, B3, A3, B.
Biết khoảng cách AB1=3 cm. Tìm bước sóng.
A.4cm B.5cm C.6cm D.7cm
Câu 58. Dao động tại một nguồn O có phương trình u  A cos 20 t cm . Vận tốc truyền sóng là 1m/s. Phương trình dao
động tại điểm M cách O 2,5 cm là:
 
A. u  A cos  20 t   cm B. u  A cos 20 t cm
 2
 
C. u  A cos  20 t   cm D. u  A cos 20 t cm
 2
Câu 59. Tạo sóng ngang tại O trên một dây đàn hồi. Một điểm M cách nguồn phát sóng O một khoảng d=20 cm có phương
trình dao động uM  5cos 2 (t  0,125) cm . Vận tốc truyền sóng trên dây là 80 cm/s. Phương trình dao động của nguồn O
là:
   
A. u  5 cos  2 t   cm B. u  5 cos  2 t   cm
 2  2
   
C. u  5 cos  2 t   cm D. u  5 cos  2 t   cm
 4  4
Câu 60. Lúc t=0, đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên từ vị trí cân bằng theo chiều dương
với biên độ 1,5 cm, chu kỳ T=2s. Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6 cm. Viết phương trình dao
động tại M cách O 1,5cm.
 
A. u  1,5 cos   t -  cm B. u  1,5 cos  2 t    cm
 2
 3 
C. u  1,5 cos   t   cm D. u  1,5 cos  t    cm
 2 
Câu 61. Một dao động lan truyền trong môi trường liên tục từ điểm M đến điểm N cách M một đoạn 0,9 m với vận tốc 1,2
m/s. Biết phương trình sóng tại N có dạng uN  0,02cos 2 t m . Viết biểu thức sóng tại M
 3 
A. uM  0,02cos 2 t m B. uM  0,02 cos  2 t   m
 2 
 3   
C. uM  0,02 cos  2 t   m D. uM  0,02 cos  2 t   m
 2   2
Câu 62. Đầu O của một sợi dây đàn hồi dao động với phương trình uO  4 cos 4 t cm tạo ra một sóng ngang trên dây có
tốc độ v=20 cm/s. Một điểm M trên dây cách O một khoảng 2,5 cm dao động với phương trình:
   
A. uM  4 cos  4 t   cm B. uM  4 sin  4 t   cm
 2   2
 
C. uM  4 sin 4 t cm D. uM  4 cos  4 t   cm
 4
Câu 63. Sóng truyền trên mặt nước với vận tốc 80 cm/s. Hai điểm A và B trên phương truyền sóng cách nhau 10 cm, sóng
 3 
truyền từ A đến M rồi đến B. Điểm M cách A một đoạn 2cm có phương trình sóng là uM  2 cos  40 t   cm thì
 4 
phương trình sóng tại A và B là:
 13   7 
A. uA  2 cos  40 t   cm và uB  2 cos  40 t   cm
 4   4 
 13   7 
B. uA  2 cos  40 t   cm và uB  2 cos  40 t   cm
 4   4 
 7   13 
C. uA  2 cos  40 t   cm và uB  2 cos  40 t   cm
 4   4 
 7   13 
D. uA  2 cos  40 t   cm và uB  2 cos  40 t   cm
 4   4 
Câu 64. Trên mặt chất lỏng yên lặng người ta gây ra một dao động điều hòa tại A với tần số 60Hz. Vận tốc truyền sóng trên
mặt chất lỏng 2,4 m/s. Điểm M cách A 30cm có phương trình dao động là uM  2 sin  t  15  cm . Điểm N cách A 120
cm nằm trên cùng một phương truyền từ A đến M có phương trình dao động là

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 7


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC

A. uN  sin 60 t  45  cm B. uN  2 sin 60 t  45  cm


C. uN  2 sin 60 t  60  cm D. uN  sin 120 t  60  cm
Câu 65. Trên mặt thoáng của một chất lỏng yên lặng, người ta gây dao động tại O có biên độ 5cm, chu kỳ 0,5s. Vận tốc
truyền sóng là 40 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi. Chọn gốc thời gian là lúc phân tử vật chất tại O đi qua vị trí cân bằng
theo chiều dương. Phương trình dao động tại M cách O một khoảng 50 cm là:
A. uM  5cos 4 t cm víi t<1,25s B. uM  5cos  4 t  5,5  cm víi t<1,25s
C. uM  5cos  4 t  5  cm víi t>1,25s D. uM  5cos  4 t  5,5  cm víi t>1,25s
Câu 66. Một sóng ngang có biểu thức truyền sóng trên phương x là u  3cos  314t  x  cm . Trong đó t tính bằng s, x tính
bằng m. Bước sóng  là:
A.8,64 cm B.8,64 m C.6,28 cm D.6,28 m
t x 
Câu 67. Biểu thức sóng của điểm M trên dây đàn hồi có dạng u  A cos 2    cm . Trong đó x tính bằng cm, t tính
 2 20 
bằng giây. Trong khoảng thời gian 2s sóng truyền được quãng đường là:
A.20 cm B.40 cm C.80 cm D.60 cm
Câu 68. Một sóng truyền dọc theo trục Ox có phương trình u  0,5cos(10x  100 t) m . Trong đó thời gian t tính bằng
giây, x tính bằng m. Vận tốc truyền của sóng này là
A.100 m/s B.62,8 m/s C.31,4 m/s D.15,7 m/s
Câu 69. Phương trình sóng tại một điểm trên phương truyền sóng cho bởi u  6cos(2 t   x) . Vào lúc nào đó li độ một
1
điểm là 3 cm và đang tăng thì sau đó s và cũng tại điểm nói trên li độ sóng là:
8
A.1,6 cm B.-1,6 cm C.5,8 cm D.-5,3 cm
  t  d 
Câu 70. Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường với phương trình u  3 sin     cm . Trong đó d tính
 6 24 6 
bằng m, t tính bằng s. Vận tốc truyền sóng là:
A.400 cm/s B.4 cm/s C.5 m/s D.5 cm/s
Câu 71. Một sóng ngang truyền trên một sợi dây dài có phương trình u  6cos(4 t  0,2 x) cm . Độ dời của điểm có tọa
độ x=5cm lúc t=0,25s là bao nhiêu?
A.6cm B.-6cm C.3cm D.0
t 
Câu 72. Biểu thức của sóng tại một điểm có tọa độ x nằm trên phương truyền sóng cho bởi: u  2 cos   2 x  cm ,
 5 
trong đó t tính bằng s. Vào lúc nào đó li độ của sóng tại một điểm P là 1cm thì sau lúc đó 5s li độ của sóng cũng tại điểm P là:
A.-1cm B.+1cm C.-2cm D.+2cm
Câu 73. Phương trình sóng trên phương Ox cho bởi: u  2cos(7,2 t  0,02 x) cm . Trong đó t tính bằng s. Li độ sóng tại
một điểm có tọa độ x vào thời điểm t là 1,5cm thì li độ sóng cũng tại điểm đó vào thời điểm t+1,25s là:
A.1 cm B.1,5 cm C.-1,5 cm D.-1 cm
t
Câu 74. Sóng truyền từ O đến M với vận tốc v=40cm/s, phương trình sóng tại O là u  4 sin cm . Biết vào thời điểm t
2
thì li độ của M là 2cm, lúc t+6s thì li độ của M là
A.-2cm B.3cm C.-3cm D.2cm
Câu 75. Đầu O của một sợi dây đàn hồi nằm ngang dao động điều hòa với biên độ 3cm và tần số 2Hz. Sau 2s sóng truyền
được 2m. Chọn gốc thời gian lúc đầu O đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Li độ của điểm M trên dây cách O đoạn
2,5m tại thời điểm t=2s là:
A.xM=-3cm. B. xM=0. C. xM=1,5cm. D. xM=3cm.
 t x 
Câu 76. Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u  5 cos     mm . Trong đó x tính bằng cm, t tính bằng
 0,1 2 
giây. Vị trí của phần tử sóng M cách gốc tọa độ 3m ở thời điểm t=2s là
A.uM=5mm B.uM=0 C. uM=5cm. D. uM=2,5cm.
Câu 77. Nguồn sóng ở O có tần số 10Hz, dao động truyền đi với vận tốc 0,4m/s trên phương Oy. Trên phương này có 2
điểm P và Q cách nhau 15cm với Q ở xa nguồn hơn. Cho biên độ A=1cm và biên độ không thay đổi khi sóng truyền. Nếu tại
thời điểm nào đó P có li độ 1cm thì li độ tại Q là:
A.0 B.2cm C.1cm D.-1cm
Câu 78. Một sóng cơ học được truyền theo phương Ox với tốc độ 20cm/s. Cho rằng khi truyền sóng biên độ không đổi. Biết
t
phương trình sóng tại O là uO  4 cos cm , li độ dao động tại M cách O 40cm lúc li độ dao động tại O đạt cực đại là:
6
A.4cm B.0 C.-2cm D.2cm
Câu 79. Lúc t=0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên biên độ A. Biết chu kỳ sóng T=1s.
Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6cm. Tính thời điểm đầu tiên để điểm M cách O 12cm dao
động cùng trạng thái ban đầu với O. Coi biên độ sóng không đổi.
A.t=0,5s B.t=1s C.t=2s D.t=0,75s
Câu 80. Lúc t=0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên biên độ 1,5cm. Biết chu kỳ sóng
T=2s. Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6cm. Tính thời điểm đầu tiên để M cách O 6cm lên đến
điểm cao nhất. Coi biên độ sóng không đổi.
A.t=0,5s B.t=1s C.t=2s D.t=0,75s

Trang 8 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014


TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
Câu 81. Lúc t=0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm đang bắt đầu dao động và qua vị trí cân bằng theo chiều dương của
trục tọa độ Ou. Tìm thời điểm đầu tiên để điểm M cách O một khoảng 12 cm đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Biết sóng
có chu kỳ 1s và bước sóng 6cm.
A.t=2,5s B.t=1s C.t=2s D.t=2,75s
Câu 82. Hai điểm M, N trên dây có sóng truyền qua, cách nhau 28cm, luôn luôn lệch pha với nhau một góc

  (2k  1) với k  0, 1, 2,.. Tốc độ truyền sóng là 4m/s và tần số của sóng có giá trị trong khoảng từ 22Hz đến
2
26Hz. Tần số f bằng:
A.25Hz B.20Hz C.23Hz D.45Hz
Câu 83. Một sợi dây đàn hồi dài, đầu O dao động với tần số f từ 40Hz đến 53Hz, tốc độ truyền sóng là 5,2m/s. Để điểm M
trên dây cách O 20cm luôn luôn dao động cùng pha với O thì tần số f là:
A.42Hz B.52Hz C.45Hz D.50Hz
Câu 84. Một mũi nhọn S chạm vào mặt nước dao động điều hòa với tần số f=40Hz. Người ta thấy rằng hai điểm A và B trên
mặt nước cun gf nằm trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng a=20cm luôn dao động ngược pha nhau. Biết tốc độ
truyền sóng nằm trong khoảng từ 3m/s đến 5m/s. Tốc độ đó là:
A.3,5m/s B.4,2m/s C.5m/s D.3,2m/s
Câu 85. Một mũi nhọn S chạm nhẹ vào mặt nước dao động điều hòa với tần số 20Hz thì thấy hai điểm A và B trên mặt nước
cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau một khoảng d=10cm luôn luôn dao động ngược pha với nhau. Tốc độ
truyền sóng có giá trị (thỏa 0,8m / s  v  1m / s ) là:
A.v=0,8m/s B.v=1m/s C.v=0,9m/s D.0,7m/s
Câu 86. Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động với tần số f theo phương vuông góc với sợi dây với tốc độ truyền sóng
v=20m/s. Hỏi tần số f phải có giá trị nào để một điểm M trên dây và cách A một đoạn 1m luôn luôn dao động vùng pha với
A. Biết tần số thỏa: 20Hz  f  50Hz .
A.10Hz hoặc 30Hz B.20Hz hoặc 40Hz C.25Hz hoặc 45Hz D.30Hz hoặc 50Hz
Câu 87. Một điểm O trên mặt nước dao động với tần số 20Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt nước thay đổi từ 0,8m/s đến
1m/s. Trên mặt nước hai điểm A và B cách nhau 10cm trên phương truyền sóng luôn luôn dao động ngược pha nhau. Bước
sóng trên mặt nước là:
A.4cm B.16cm C.25cm D.5cm
x
Câu 88. Một sóng ngang truyền trên trục Ox được mô tả bỡi phương trình: u  A cos 2 (ft  ) , trong đó x và u đo bằng

cm và t tính bằng s. Tốc độ dao động cực đại của phần tử môi trường gấp 4 lần tốc độ truyền sóng, nếu:
A A
A.   B.   C.    A D.   2 A
4 2
Câu 89. Một sóng cơ học có biên độ A, bước sóng  . Vận tốc dao động cực đại của phần tử môi trường bằng 3 lần tốc độ
truyền sóng khi:
2 A 3 A 3 A
A.   B.   C.   2 A D.  
3 4 2
Câu 90. Một sóng ngang truyền trên trục Ox được môt tả bỡi phương trình: u  0,5cos(50x  1000t ) , trong đó x,u được
đo bằng cm và t đo bằng s. Tốc độ dao động cực đại của phần tử môi trường lớn gấp bao nhiêu lần tốc độ truyền sóng:
A.20 B.25 C.50 D.100
Câu 91. Cho sóng lan truyền dọc theo một đường thẳng. Cho phương trình dao động ở nguồn O là u 0  A cos t . Một
1 1
điểm nằm trên phương truyền sóng cách xa nguồn bằng bước sóng, ở thời điểm bằng chu kỳ dao động thì có độ dịch
3 2
chuyển là 5cm so với vị trí cân bằng. Biên độ dao động bằng:
A.5,8cm B.7,7cm C.10cm D.8,5cm
Câu 92. Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường từ nguồn O với biên độ truyền đi không đổi. Ở thời điểm t=0,
1
điểm O đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Một điểm M cách nguồn một khoảng bằng bước sóng có li độ 2cm ở thời
6
1
điểm bằng chu kỳ. Biên độ sóng là:
4
A.2cm B.4cm C.5cm D.6cm
 2 
Câu 93. Một sóng cơ học lan truyền dọc theo một đường thẳng có phương trình sóng tại nguồn O là: u  A sin  t  cm .
T 
1 T
Một điểm M cách nguồn O bằng bước sóng ở thời điểm t  có độ dịch chuyển 2cm so với vị trí cân bằng. Biên độ
3 12
sóng A là:
4
A.2cm B. cm C.4cm D. 2 3cm
3
Câu 94. Một sóng cơ học lan truyền dọc theo một đường thẳng với biên độ sóng không đổi và có phương trình sóng tại
 1 0,5
nguồn O là: u  A cos(t  )cm . Một điểm M cách nguồn O bằng bước sóng, ở thời điểm t  có li độ
2 6 
3cm . Biên độ sóng A là:
A.2cm B. 2 3cm C.4cm D. 3cm

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 9


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
Câu 95. Sóng truyền với tốc độ 5m/s giữa hai điểm O và M nằm trên cùng một phương truyền sóng. Biết phương trình sóng
 
tại O là u O  5 cos(5 t  )cm và tại M là u M  5 cos(5 t 
)cm . Xác định khoảng cách OM và chiều truyền sóng
6 3
A.từ O đến M, OM=0,5m. B.từ M đến O, OM=0,25m.
C.truyền từ O đến M, OM=0,25m. D.truyền từ M đến O, OM=0,5m.
Câu 96. Sóng thứ nhất có bước sóng bằng 3,4 lần bước sóng của sóng thứ hai, còn chu kỳ của sóng thứ hai nhỏ bằng một
nửa chu kỳ của sóng thứ nhất. Khi đó vận tốc truyền của sóng thứ nhất so với sóng thứ hai lớn hay nhỏ hơn bao nhiêu lần?
A.lớn hơn 3,4 lần B.nhỏ hơn 1,7 lần C.lớn hơn 1,7 lần D.nhỏ hơn 3,4 lần
Câu 97. Một sóng cơ có bước sóng  , tần số f và biên độ A không đổi, lan truyền trên một đường thẳng từ điểm M đến
7
điểm N cách M một đoạn . Tại một thời điểm t>3T nào đó, tốc độ dao động của M bằng 2πfA, lúc đó tốc độ dao động
3
của điểm N bằng:
A. 2 fA B.  fA C.0 D. 3 fA
 t x 
Câu 98. Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u  8 sin2    mm , x tính bằng m, t tính bằng s. Bước
 0,1 50 
sóng là:
A.   8m B.   50m C.   1m D.   0,1m
Câu 99. Phương trình mô tả một sóng truyền theo trục x là u  0,04 cos  (4t  0,5x ) , trong đó u và x tính bằng m, t tính
bằng giây. Vận tốc truyền sóng là:
A.5m/s B.4m/s C.2m/s D.8m/s
Câu 100. Xét một sóng cơ truyền trên dây đàn hồi, khi ta tăng gấp đôi biên độ của nguồn sóng và gấp ba tần số sóng thì
năng lượng sóng tăng lên gấp
A.36 lần B.6 lần C.12 lần D.18 lần
Câu 101. (CĐ 2008) Sóng cơ có tần số 80Hz lan truyền trong một môi trường với vận tốc 4m/s. Dao động của các phần tử
vật chất tại hai điểm trên một phương truyền sóng cách nguồn sóng những đoạn 31cm và 33,5cm lệch pha nhau góc
 
A. rad B.  rad C. 2 rad D. rad
2 3
Câu 102. (ĐH 2009) Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
A.trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha
B.gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
C.gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
D.trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
 
Câu 103. (ĐH 2009) Một nguồn phát sóng cơ dao động theo phương trình u  4 cos  4 t   cm . Biết dao động tại hai
 4

điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 0,5m có độ lệch pha là . Tốc độ truyền của sóng đó là:
3
A.1,0 m/s B.2,0 m/s C.1,5 m/s D.6,0 m/s
Câu 104. (ĐH 2010) Tại một điểm trên mặt chất lỏng có một nguồn dao động với tần số 120Hz, tạo ra sóng ổn định trên
mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi liên tiếp trên một phương truyền sóng, ở về một phía so với nguồn, gợn thứ nhất cách gợn thứ
năm 0,5m. Tốc độ truyền sóng là
A.12m/s B.15m/s C.30m/s D.25m/s
Câu 105. (CĐ 2010) Một sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình
u  5cos(6t   x )cm , x tính bằng m, t tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng bằng
1 1
A. m / s B. 3 m / s C. 6 m / s D. m / s
6 3
Câu 106. (ĐH 2011) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?
A.Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó
cùng phA.
B.Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang.
C.Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc
D.Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
Câu 107. (ĐH 2011) Một sóng hình sin truyền theo phương Ox từ nguồn O với tần số 20Hz, có tốc độ truyền sóng nằm
trong khoảng từ 0,7m/s đến 1m/s. Gọi A và B là hai điểm nằm trên Ox, ở cùng một phía so với O và cách nhau 10cm. Hai
phần tử môi trường tại A và B luôn dao động ngược pha với nhau. Tốc độ truyền sóng là
A.90cm/s B.80cm/s C.85cm/s D.100cm/s
Câu 108. (CĐ-2012) Một nguồn âm điểm truyền sóng âm đẳng hướng vào trong không khí với tốc độ truyền âm là v.
Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất trên cùng hướng truyền sóng âm dao động ngược pha nhau là D. Tần số của âm là
v 2v v v
A. . B. . C. . D. .
2d d 4d d
Câu 109. (CĐ-2012) Một sóng ngang truyền trên sợi dây rất dài với tốc độ truyền sóng là 4m/s và tần số sóng có giá trị từ
33Hz đến 43Hz. Biết hai phần tử tại hai điểm trên dây cách nhau 25cm luôn dao động ngược pha nhau. Tần số sóng trên dây

A. 42Hz. B. 35Hz. C. 40Hz. D. 37Hz.
Câu 110. (ĐH-2012) Hai điểm M, N cùng nằm trên một hướng truyền sóng và cách nhau một phần ba bước sóng. Biên độ
sóng không đổi trong quá trình truyền. Tại một thời điểm, khi li độ dao động của phần tử tại M là 3cm thì li độ dao động của
phần tử tại N là -3cm. Biên độ sóng bằng
A. 6cm. B. 3cm. C. 2 3 cm. D. 3 2 cm.
Trang 10 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
Câu 111. (ĐH-2012) Khi nói về sự truyền sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Những phần tử của môi trường cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng phA.
B. Hai phần tử của môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau 900.
C. Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động
cùng phA.
D.Hai phần tử của môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược phA.
Câu 112. (CĐ-2013) Một sóng hình sin truyền theo trục Ox với phương trình dao động của nguồn sóng đặt tại O là u0 =
4cos(100t) cm. Ở điểm M theo phương Ox cách O một phần tư bước sóng, phần tử môi trường dao động với phương trình:
A. uM  4cos100 t cm B. uM  4cos(100 t  0,5 ) cm
C. uM  4cos(100 t   ) cm D. uM  4cos(100 t  0,5 ) cm
Câu 113. (CĐ-2013) Một sóng hình sin đang lan truyền trong một môi trường. Các phần tử môi trường ở hai điểm nằm
trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động:
 
A. lệch pha nhau B. cùng pha nhau C. ngược pha nhau D. lệch pha nhau
4 2
Câu 114. (ĐH-2013) Một nguồn phát sóng dao động điều hòa tạo ra sóng tròn đồng tâm O truyền trên mặt nước với bước
sóng . Hai điểm M và N thuộc mặt nước, nằm trên hai phương truyền sóng mà các phần tử nước đang dao động. Biết OM =
8, ON = 12 và OM vuông góc với ON. Trên đoạn MN, số điểm mà phần tử nước dao động ngược pha với dao động của
nguồn O là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 7.
Câu 115. (ĐH-2013) Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều
dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 (đường nét
đứt) và t2 = t1 + 0,3 (s) (đường liền nét). Tại thời điểm t2, vận tốc của điểm N trên đây

A. 65,4 cm/s. B. -65,4 cm/s.
C. -39,3 cm/s. D. 39,3 cm/s.

ĐÁP ÁN
1D 2D 3D 4B 5B 6D 7A 8A 9D 10B 11D 12B 13B 14B 15B 16B
17D 18D 19C 20A 21C 22D 23A 24B 25D 26C 27C 28B 29C 30A 31A 32B
33B 34C 35A 36A 37D 38B 39B 40B 41A 42A 43A 44D 45B 46C 47C 48C
49B 50D 51A 52A 53A 54C 55B 56A 57D 58C 59C 60D 61B 62C 63D 64D
65D 66D 67A 68C 69C 70A 71A 72A 73C 74A 75B 76A 77A 78D 79C 80C
81A 82A 83B 84D 85A 86B 87A 88B 89A 90B 91C 92B 93A 94B 95D 96C
97B 98B 99D 100A 101B 102B 103D 104B 105C 106A 107B 108A 109C 110C 111C 112D
113B 114C 115D

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 11


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
BÀI 2: GIAO THOA SÓNG
I. PHƯƠNG PHÁP
1) CƠ SỞ LÝ THUYẾT
a) Định nghĩa:
 Hai sóng do hai nguồn kết hợp (hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời
gian) phát ra là hai sóng kết hợp.
 Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường
lẫn nhau; có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
b) Đặt vấn đề:
Giả sử trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1, S2 đặt các nhau một M
khoảng L dao động với phương trình:
S1 : u1  A1 cos t  1  d1 d2
S : u  A cos t  
 2 2 2  2 
Tại điểm M trên mặt chất lỏng, cách các nguồn các khoảng d1 và d2. Phương S1 S2
trình dao động tại M do S1 và S2 truyền tới lần lượt là:
  2 d1 
S1  M : u1M  A1 cos  t  1 
M   
S2  M : u2M  A2 cos  t  2  2 d2 
   
M sẽ dao động với phương trình dao động tổng hợp: uM  u1M  u2M
Giả sử uM có dạng: uM  AM cos t  M 
Ta cần tìm sự phụ thuộc của AM theo d1 và d2.
c) “Bất đẳng thức kép”
Theo bài tổng hợp dao động ở chương 1
A1  A2  AM  A1  A2
u vµ u ng-îc pha u vµ u cïng pha
1M 2M 1M 2M
d) Độ lệch pha của hai dao động thành phần tại M
 2 d2   2 d1 
   t  2   t  1 
     
2
  d1  d2   2  1 

e) Điều kiện để AM cực đại, cực tiểu:
( AM )max  A1  A2    0  k 2 , k  Z (u1M vµ u2M cïng pha)


( AM )min  A1  A2      k 2 , k  Z (u1M vµ u2M ng-îc pha)

f) Biên độ dao động tổng hợp AM:
AM2  A12  A22  2A1A2cos
2) CÁC BÀI TOÁN THƯỜNG GẶP
a) Hai trường hợp quen thuộc:
2  1  0 hoÆc 2  1   HAI NGUỒN CÙNG PHA HAI NGUỒN NGƯỢC PHA
Điều kiện cực đại d1  d2  k  d1  d2   k  0,5 
Điều kiện cực tiểu d1  d2   k  0,5  d1  d2  k 
Quĩ tích các điểm cực đại, cực
tiểu: 2. 1. 0. 1. 
2.2. 1. 0. 1. 2.
(hypebol)
Đường nét liền: cực đại
Đường nét đứt: cực tiểu
S1 S2 S1 S2

1,5. 0,5. 0,5. 1,5. 1,5. 0,5. 0,5. 1,5.


Khoảng cách giữa 2 cực đại hoặc 2 cực tiều liên tiếp trên phương S1S2 luôn là
2
L L L L
Tìm số cực đại  k    k  0,5 
   
L L L L
Tìm số cực tiều   k  0,5   k 
   
b) Điều kiện cực đại, cực tiểu
 
2
 1 2 
d  d   2  1   k 2k:2cùc ®¹i
: cùc tiÓu
c) Số cực đại, cực tiểu giữa hai điểm:
Trang 12 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT

 Trên đoạn MN: MS1  MS2  d1  d2  NS1  NS2


 Trên đoạn S1S2: S1S2  d1  d2  S1S2
d) Viết phương trình sóng tổng hợp:
uM  u1M  u2M
  2 d1 
u  A1 cos  t  1   A1 cos t  1M 
 1M
Với:    
u2M  A2 cos  t  2  2 d2   A2 cos t  2M 

   
Nếu có giá trị cụ thể của A1, A2, φ1M, φ2M thì có thể sử dụng Casio Fx: A11M  A22M
e) Tính biên độ sóng tổng hợp:
Công thức tổng quát: AM2  A12  A22  2A1A2cos

 Trường hợp đơn giản nhất, nếu A1  A2  A  AM  2A cos
2
 Nếu có giá trị cụ thể của A1, A2, φ1M, φ2M thì có thể sử dụng Casio Fx: A11M  A22M
 Nếu có giá trị cụ thể của A1, A2 và ∆φ thì bấm: A10  A2 (vì biên độ tổng hợp chỉ phụ thuộc A1, A2 và ∆φ,
nên để đơn giản ta cho φ1M=0; φ2M=∆φ)

II. CÁC VÍ DỤ
DẠNG 0: TRÊN S1S2 CỰC ĐẠI VÀ CỰC TIỂU XEN KẺ, CÁCH ĐỀU.
Ví dụ 1. Hai nguồn sóng cơ dao động cùng tần số, cùng phA. Quan sát hiện tượng giao thoa thấy trên đoạn AB có 5 điểm
dao động với biên độ cực đại (kể cả A và B). Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AB là
A.4 B.2 C.5 D.6
hướng dẫn:
[Đáp án A]
A B
5 điểm cực đại4 điểm cực tiểu (không dao động).
Cực đại cực tiểu
DẠNG I: ĐIỀU KIỆN CỰC ĐẠI, CỰC TIỂU
A. HAI NGUỒN CÙNG PHA
Ví dụ 2. Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn cùng pha có tần số 10Hz, vận tốc truyền
sóng trên mặt nước là v=50 cm/s. Hỏi tại vị trí M cách nguồn thứ nhất đoạn d1=20cm và cách nguồn thứ hai đoạn d2=25cm,
là điểm cực đại hay cực tiểu thứ mấy tính từ đường trung trực của đoạn nối hai nguồn?
A.Cực tiểu thứ nhất. B.Cựu đại thứ nhất. C.Cực đại thứ hai. D.Cực tiểu thứ hai.
Hướng dấn:
[Đáp án B]
d  d 2  d1  25  20  5 cm

Ta có:   v  50  5 cm  d  1   k  1

 f 10
Điểm M nằm trên đường cực đại thứ nhất.
Ví dụ 3. Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn cùng pha có tần số 10Hz, vận tốc truyền
sóng trên mặt nước là v=50 cm/s. Hỏi tại vị trí M cách nguồn thứ nhất đoạn d1=17,5cm và cách nguồn thứ hai đoạn d2=25cm,
là điểm cực đại hay cực tiểu thứ mấy tính từ đường trung trực của đoạn nối hai nguồn?
A.Cực tiểu thứ nhất. B.Cựu đại thứ nhất. C.Cực đại thứ hai. D.Cực tiểu thứ hai.
Hướng dấn:
[Đáp án D]
 d  d2  d1  25  17,5  7,5 cm
  1
Ta có:  v 50  d  1,5    1     k  1, cùc tiÓu.
   5 cm  2

 f 10
Điểm M nằm trên đường cực tiểu thứ hai.
Ví dụ 4. Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt chất lỏng với hai nguồn cùng pha có tần số 30Hz, vận tốc
truyền sóng trên mặt nước là v=150 cm/s. Trên mặt chất lỏng có 4 điểm có hiệu khoảng cách đến các nguồn lần lượt như
sau : M(d1=25 cm ; d2=30 cm) ; N(d1=5 cm ; d2=10 cm) ; O(d1=7 cm ; d2=12 cm) ; P(d1=27,5 cm ; d2=30 cm) . Hỏi có mấy
điểm nằm trên đường cực đại giao thoa thứ nhất tính từ đường trung trực của đoạn nối hai nguồn ?
A.1 B.2 C.3 D.4
Hướng dấn:
[Đáp án C]
v 150
Ta có:     5 cm
f 30
Điểm M nằm trên đường cực tiểu thứ hai.
Tại M : d  d2  d1  30  25  5 cm=1  n»m trªn ®-êng cùc ®¹i thø nhÊt.
Tại N : d  d2  d1  10  5  5 cm=1  n»m trªn ®-êng cùc ®¹i thø nhÊt.
Tại O : d  d2  d1  12  7  5 cm=1  n»m trªn ®-êng cùc ®¹i thø nhÊt.

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 13


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
1
Tại P : d  d2  d1  30  27,5  2,5 cm= 0    n»m trªn ®-êng cùc tiÓu thø nhÊt.
2
Có 3 điểm là M, N, O nằm trên đường cực đại thứ nhất.
Ví dụ 5. Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn cùng pha và có cùng tần số là 10Hz. M là
một điểm dao động với biên độ cực đại có các khoảng cách đến nguồn thứ nhất là d1=25cm, đến nguồn thứ 2 là d2=35cm.
Biết giữa M và đường trung trực của đoạn nối hai nguồn còn có một cực đại nữA. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là :
A.50m/s B.0,5cm/s C.50cm/s D.50mm/s
Hướng dấn: 2. 1. 0.
[Đáp án C]
Giữa M và đường trung trực có một cực đại  M thuộc đường cực đại
thứ 2 (k=-2)
S1 S2
d1  d2  k   25  35  2    5cm
v  f .  50cm / s M

Ví dụ 6. Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn cùng pha và có cùng tần số là 10Hz. M là
một điểm dao động với biên độ nhỏ nhất có khoảng cách đến nguồn thứ nhất là d1=25cm, đến nguồn thứ 2 là d2=40cm. Biết
giữa M và đường trung trực của đoạn nối hai nguồn còn có một cực đại nữA. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là :
A.50m/s B.0,5m/s C.5cm/s D.50mm/s
Hướng dẫn:
[Đáp án B] M
Gi ữa M và đường trung trực có một cực đại  M thuộc đường cực tiểu thứ 2
tính từ đường trung trực  d1-d2=-1,5 
S1 S2

d1  d2   k  0,5   25  40  1,5    5cm


v  f .  50cm / s 0,5.
1,5.
Ví dụ 7. Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ với hai nguồn S1, S2 cùng pha, cùng tần số 10Hz, cách nhau 4m. Vận
tốc truyền sóng của môi trường là 16m/s. Trên đường thẳng qua S1 và vuông góc với S1S2, điểm M dao động với biên độ cực
đại và gần S1 nhất cách S1 một đoạn là
A.4,1cm B.4cm C.0,9cm D.5,1cm
Hướng dẫn: 2. 1. 0.
[Đáp án C]
Để MS1min thì M nằm trên đường hypebol ngoài cùng, ứng với giá trị M
tận cùng của k
S1 S2
L L v
  k  ;  =  1,6m; L=4m  -2,5<k<2,5  M: k=-2
  f
d1  d2  3,2
MS1  MS2  2 
 d  d  4  d1  0,9m
2
MS 2  MS 2  L2
 1  3,2
2 1 2

Ví dụ 6 : dữ kiện như trên, nhưng M là điểm dao động với biên độ cực tiểu và xa S1 nhất. HS tự giải.

Ví dụ 8. Hai mũi nhọn S1, S2 cách nhau 9cm, gắn ở đầu một cần rung có tần số f=100Hz được đặt cho chạm nhẹ vào mặt
một chất lỏng. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là v=0,8m/s. Gõ nhẹ cho cần rung thì 2 điểm S1, S2 dao động theo
phương thẳng đứng với phương trình u  A cos 2 ft . M là điểm trên mặt chất lỏng cách đều và dao động cùng pha S1, S2
gần đoạn S1S2 nhất. Xác định khoảng cách từ M đến đoạn S1S2.
A. 2,79cm B. 6,17cm C. 7,16cm D. 1,67cm
Hướng dẫn:
[Đáp án D] M
v 80
   0,8cm.
f 100 d d
Các phương trình dao động thành phần tại M(d1=d2=d) và phương trình dao
động tổng hợp tại M (A1=A2=A) S1 S2
  2 d  4,5cm I 4,5cm
u  A cos  t 
 1M     u  u  u  2A cos  t  2 d 
 
u2M  A cos  t  2 d 
M 1M 2M
  

   
2 d d 4,5
M cùng pha với nguồn   k 2  k  (d>4,5cm)  k>  5,625
  0,8
MImin  dmin  kmin  6  d  6  4,8cm
MImin  4,82  4,52  1,67 cm
B. HAI NGUỒN NGƯỢC PHA
Ví dụ 9. Trên mặt nước có hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 20cm dao động theo phương thẳng đứng với phương
trình: uA  4 cos 30t mm và uB  4 cos  30t   mm . Tại điểm M trên mặt nước cách A và B 11cm và 24cm sóng có
biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có 2 dãy cực đại kháC. Tìm vận tốc truyền sóng.
A.66cm/s B.70cm/s C.74cm/s D.78cm/s

Trang 14 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014


TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
Hướng dấn:
[Đáp án D]
Điều kiện cực đại của hai nguồn ngược pha: d1  d2   k  0,5  M
Giữa M và đường trung trực của AB có 2 dãy cực đại khác, đó là: A B
 Dãy ứng d1  d2  0,5
 Dãy ứng d1  d2  1,5 2,5.
M nằm trên dãy cực đại ứng d1  d2  2,5 1,5. 0,5.

 11 24  2,5    5,2cm


  
v   30  78cm / s
T 2 2
C. HAI NGUỒN LỆCH PHA BẤT KỲ

 
Ví dụ 10. Hai nguồn sóng S1, S2 trên mặt nước dao động với phương trình: u1  A1cost và u2  A2cos  t   . Trên
 6
mặt nước, tìm điểm dao động với biên độ cực đại gần đường trung trực của S1S2 nhất.
Giải
Các điểm cực đại giao thoa nằm trên các đường hypebol nhận S1, S2 làm hai tiêu S1 M O S2
điểm. Do tính đối xứng, điểm M trên một hypebol cực đại và M gần đường
trung trực của S1S2 nhất khi M nằm trên S1S2. Ta cần lựa chọn đường hypebol d1 d2
nào mà giao điểm M của nó với S1S2 gần O nhất, với O là trung điểm của S1S2.
Đặt MO=x>0, ta có: d1  d2  2x (chưa xác định M nằm gần nguồn nào hơn). x
Độ lệch pha của hai dao động thành phần tại M:
2 2 
  d  d   2  1   d1  d2   (1)
 1 2  6
2 
Để M là cực đại giao thoa:   k 2  d  d    k 2 ,k=0,  1,  2,..(2)
 1 2 6
Cách 1:
 1 d  d2 1 
(2)  d1  d2 =  k-    x= 1  k-
 12  2 12 2
1  
xmin ứng với k=0 xmin =  0- 
12 2 24
 1 
Vì k=0  d1  d2 =  0-    0  d1  d2  Điểm M nằm trên S1S2, cách O một đoạn MO  về phía S1.
 12  24
Cách 2:

Từ (1) ta có nhận xét: Nếu M  O  d1  d2  0     k2 . Tại điểm O không là cực đại. Từ O, ta cần dịch chuyển
6

điểm M, nghĩa là thay đổi d1  d2 để được   k2 . M dịch chuyển ít nhất ứng với sự thay đổi nhỏ nhất của  ,  
6
gần với   0 nhất trong số các giá trị   0,  2,..
d1  d2
2   
  0, (1)   d1  d2   =0  d1  d2    d1  d2 
 6 12  xmin 
 2

24

 Điểm M nằm trên S1S2, cách O một đoạn MO  về phía S1.
24
 11 
Ví dụ 11. Hai nguồn sóng S1, S2 trên mặt nước dao động với phương trình: u1  A1cost và u2  A2cos  t  . Trên
 6 
mặt nước, tìm điểm dao động với biên độ cực đại gần đường trung trực của S1S2 nhất.

Giải
S1 M O S2
2 2 11
  d  d   2  1   d1  d2   (1) d1
 1 2  6 d2
Để M là cực đại giao thoa:
2 11 x
  k 2  d1  d2    k 2 ,k=0,  1,  2,..(2)
 6
11
Nếu M  O  d1  d2  0    gần giá trị   2 nhất trong số các giá trị   0,  2,..
6
d1  d2
2 11 
  2 , (1)  d1  d2   =2  d1  d2   x  d1  d2  
 6 12 

min
2 24

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 15


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC

 Điểm M nằm trên S1S2, cách O một đoạn MO  về phía S2.
24

 
Ví dụ 12. Hai nguồn sóng S1, S2 trên mặt nước dao động với phương trình: u1  A1cost và u2  A2cos  t   . Trên
 4
mặt nước, tìm điểm dao động với biên độ cực tiểu gần đường trung trực của S1S2 nhất.
Giải
S1 M O S2
2 2 
  d  d   2  1   d1  d2   (1) d1
 1 2  4 d2
Để M là cực tiểu giao thoa:
2  x
  k 2  d1  d2      k 2 ,k=0,  1,  2,..(2)
 4

Nếu M  O  d1  d2  0     gần giá trị    nhất trong số các giá trị   ,  3,..
4
d1  d2
2  3
   , (1)  d1  d2   =-  d1  d2    x  d1  d2  3
 4 8 

min
2 16
3
 Điểm M nằm trên S1S2, cách O một đoạn MO  về phía S1.
16
Ví dụ 13. Trên mặt nước có hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 20cm dao động theo phương thẳng đứng với phương
 
trình: uA  4 cos 30t mm và uB  4 cos  30t   mm . Tại điểm M trên mặt nước cách A và B 11cm và 24cm sóng có
 3
biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có 2 dãy cực đại khác, biết rằng một trong hai dãy cực đại này có giao
điểm N với AB, là điểm cực đại giao thoa trên AB gần trung điểm I của AB nhất. Tìm vận tốc truyền sóng.
A.70cm/s B.80cm/s C.90cm/s D.100cm/s
Hướng dấn:
[Đáp án C]
1) Điều kiện cực đại của 2 nguồn
2 2 
  d  d   2  1   d1  d2   (1)
 1 2  3
2 
Để M là cực đại giao thoa:   k 2  d  d    k 2 ,k=0,  1,  2,..(2)
 1 2 3
2) Tìm N là điểm cực đại giao thoa trên AB gần với I nhất:

Nếu N  I  d1  d2  0    gần giá trị   0  2 nhất trong số các giá trị   0,  2,..
3
 điểm N ứng với   0  2
3) Tìm độ lệch pha ứng vị trí điểm M.
Chú ý đề cho: d1  11cm  d2  24cm  M nằm về phía A, và càng ra xa đường hypebol chứa điểm N (tức càng xa đường
trung trực),  càng “âm”.
1 2 0  2
Giữa M và đường trung trực có 2 cực đại khác, đó là: 2  2
 Một cực đại chứa điểm N ứng   0  2
 Cực đại còn lại ứng   1 2 N I
A B
M nằm trên cực đại ứng   2  2
4) Thay số và kết thúc bài toán: M
2  26 13
(2)  11 24   2  2       6cm
 3  3
  
v   30  90cm / s
T 2 2

DẠNG 2 : SỐ CỰC ĐẠI, CỰC TIỂU


A. HAI NGUỒN CÙNG PHA
Ví dụ 14. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 12,5 cm dao động cùng pha
với tần số 10Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20cm/s. Số đường dao động cực đại trên mặt nước là :
A.13 B.11 C.15 D.12
Hướng dẫn :
[Đáp án A]
L L
Cực đại :   k   6,25  k  6,25  k  6  6  số giá trị của k= 6-(-6)+1=13 giá trị của k
 
Ví dụ 15. Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn cùng tần số, cùng biên độ, cùng pha S1, S2
cách nhau 6  . Hỏi trên S1S2 có bao nhiêu điểm dao động cực đại và cùng pha với hai nguồn.
A.8 B.6 C.7 D.5
Hướng dẫn :
[Đáp án D]
Trang 16 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
S : u1  A cos t 
Hai nguồn cùng pha , cùng tần số, cùng biên độ. Gọi phương trình của 2 nguồn:  1
S2 : u2  A cos t 
  2 d1 
u  A cos  t 
 1M   

u2M  A cos  t  2 (6  d1)   A cos  t  12  2 d1   A cos  t  2 d1 

         
  2 d1   2 d1    2 d1  
uM  u1M  u2M  A cos  t    cos  t    2A cos    cos t 
          
  2 d1 
 A cos t  , nªu cos  0
 2 d1   M   
Đặt AM  2A cos   , A là biên độ dao động tại M, thì: u   A cos   t   
 AM cos t  nªu cos  2 d1   0
M
  
M M


   
2 d1 2 d1
Để M dao động cùng pha với hai nguồn và (AM)max  cos  1  k 2  d1  k 
 
Mà 0  d1  L  0  k   6  k  1 5  có 5 điểm trên S1S2 dao động với biên độ cực đại và cùng pha với S1, S2.
Ví dụ 16. Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn cùng pha S1, S2 cách nhau 6  . Hỏi trên S1S2
có bao nhiêu điểm dao động cực đại và ngược pha với hai nguồn.
A.8 B.6 C.7 D.5
Hướng dấn:
[Đáp án B]
S : u1  A cos t 
Hai nguồn cùng pha , cùng tần số, cùng biên độ. Gọi phương trình của 2 nguồn:  1
S2 : u2  A cos t 
  2 d1 
u  A cos  t 
 1M   

u2M  A cos  t  2 (6  d1)   A cos  t  12  2 d1   A cos  t  2 d1 

         
  2 d1   2 d1    2 d1  
uM  u1M  u2M  A cos  t    cos  t    2A cos    cos t 
          
  2 d1 
 A cos t  , nªu cos  0
 2 d1   M   
Đặt AM  2A cos   , A là biên độ dao động tại M, thì: u   A cos   t   
 AM cos t  nªu cos  2 d1   0
M
  
M M


   
2 d1 2 d1  1
Để M dao động ngược pha với hai nguồn và (AM)max  cos  1     k 2  d1   k   
   2
 1
Mà 0  d1  L  0   k     6  0,5  k  5,5k  0  5  có 6 điểm trên S1S2 dao động với biên độ cực đại và
 2 
ngược pha với S1, S2.
Lưu ý: Trường hợp 2 nguồn cùng pha, những điểm cách 2 nguồn các khoảng bằng bội số của bước sóng thì cũng dao động
cùng pha với 2 nguồn.
S : u1  A1 cos t   
Thật vậy, xét 2 nguồn cùng pha:  1
S2 : u2  A2 cos t   
  2 d1   2 k1 
u  A1 cos  t      A1 cos  t     A1 cos t   


Tại điểm M có:
d1  k1  1M
, k1, k 2  Z        
d 2  k 2
u2M  A2 cos  t    2 d2   A2 cos  t    2 k 2   A2 cos t   

      
 uM  u1M  u2M  A1  A2 cos t    , điều phải chứng minh.
Do đó, các Ví dụ 10 và 11 có thể chỉ cần giải bằng hình vẽ như sau:

S1 S2

Trường hợp 2 nguồn cùng pha (không cần cùng biên độ), cách nhau một số nguyên lần bước sóng:
S1S2   k1  k 2    N  6 . Xét các cực đại trên phương S1S2.
Các mũi tên hướng lên là 2 nguồn và các điểm dao động với biên độ cực đại và cùng pha với 2 nguồn.
Các mũi tên hướng xuống là các điểm dao động với biên độ cực đại và ngược pha với 2 nguồn
So với lời giải trong 2 ví dụ trên, thì cách giải bằng hình vẽ này không những vừa nhanh, vừa dễ “như đếm”, mà còn giải
quyết được cả trường hợp 2 nguồn cùng pha nhưng biên độ không bằng nhau.
B. HAI NGUỒN NGƯỢC PHA
Ví dụ 17. Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo
GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 17
CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là : u1  A cos 40 t cm và u2  B cos  40 t    cm .Tốc độ truyền sóng
trên bề mặt chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 lầ
A.8 B.9 C.10 D.11
Hướng dẫn :
[Đáp án C]
2
  v.T  v  4cm

Hai nguồn ngược pha, cực đại trên S1S2:
L L
  k  0,5   5  k  0,5  5  5,5  k  4,5  k  5  4  số giá trị của k= 4-(-5)+1=10 giá trị của k
 
 Có 10 cực đại.
Chú ý: bất đẳng thức kép không lấy dấu “=” nào.

Ví dụ 18. Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng cách nhau 15cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương
trình : u1  A cos 40 t cm và u2  B cos  40 t    cm . Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng là 40cm/s. Gọi E, F là
2 điểm trên đoạn AB sao cho AE=EF=FB. Tìm số cực đại trên EF.
A.5 B.6 C.4 D.7
Hướng dẫn :
[Đáp án B]
v
   2cm
f A E F B
Hai nguồn ngược pha, cực đại : d1  d2   k  0,5 
 5-10  k  0,5   10  5  3  k  2
Trên đoạn EF : AE  BE  d1  d2  AF  BFÀ
 k  3  2 cuối – đầu + 1=2-(-3)+1=6 cực đại.
Chú ý: bất đẳng thức kép có lấy 2 dấu “=”
Ví dụ 19. (ĐH 2010) Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương
thẳng đứng với phương trình u A  2cos 40 t và u A  2cos  40 t    (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ
truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ
cực đại trên đoạn BM là
A.19 B.18 C.20 D.17
Hướng dẫn :
[Đáp án A]
M N
2
  v.T  v  1,5cm

Hai nguồn ngược pha, cực đại :
d1  d2   k  0,5 
Trên đoạn BM : hiệu khoảng cách d1  d2 đạt cực trị tại M ( d1  d2  MA  MB )
và tại B ( d1  d2  BA  BB ), chỉ cần thay số là biết cực trị nào là cực đại, cực trị
A B
nào là cực tiểu. Nên ta cứ thực hiện bất đẳng thức kép bên dưới, nếu nhầm 2 đầu
cho nhau ta đổi lại.
 20  20 2   k  0,51,5  20  0  6,03  k  12,8  k  6  12 cuối – đầu + 1=12-(-
MA  MB  d1  d2  BA  BBÀ
6)+1=19 cực đại.
Chú ý: bất đẳng thức kép lấy dấu “=” ở đầu M và không lấy dấu “=” ở đầu B. Vì không có cực đại hay cực tiểu nào tại B (về
mặt toán học thì không có hypebol nào lại dám đi qua tiêu điểm của chính nó). Còn ở M thì vẫn có thể có hypebol cực đại đi
quA.
C. HAI NGUỒN LỆCH PHA BẤT KỲ
Ví dụ 20. Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng cách nhau 48cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương
 
trình : u1  5cos100 t mm và u2  5 cos 100 t   mm . Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng là 2m/s. Số điểm
 2
trên đoạn AB dao động với biên độ cực đại (không kể A và B) là :
A.23 B.24 C.25 D.26
Hướng dẫn :
[Đáp án B]
v 200
   4cm
f 50
Hai nguồn lệch pha bất kỳ :
2 2  cùc ®¹i
  d1  d2   2  1   d1  d2    k 2
  2
 1
 d1  d2   k   
 4
Trên đoạn AB :
AB AB AB 1 AB 48 1 48 1
  d1  d2   k    k    11,75  k  12,25  k  11 12
   4  4 4 4 4

Trang 18 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014


TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
cuối – đầu +1=24 cực đại.
DẠNG 3 : VIẾT PHƯƠNG TRÌNH SÓNG TỔNG HỢP
Ví dụ 21. Hai mũi nhọn S1, S2 cách nhau 9cm, gắn ở đầu một cần rung có tần số f=100Hz được đặt cho chạm nhẹ vào mặt
một chất lỏng. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là v=0,8m/s. Gõ nhẹ cho cần rung thì 2 điểm S1, S2 dao động theo
phương thẳng đứng với phương trình u  A cos 2 ft . Điểm M trên mặt chất lỏng cách đều và dao động cùng pha S1, S2 gần
đoạn S1S2 nhất có phương trình dao động là:
A. uM  A cos  200 t  20  B. uM  2A cos  200 t  12 
C. uM  2A cos  200 t  10  D. uM  2A cos  200 t 
Hướng dẫn:
[Đáp án B] M
v 80
   0,8cm; =2 f=200 rad/s
f 100 d d
Các phương trình dao động thành phần tại M(d1=d2=d) và phương trình dao
động tổng hợp tại M (A1=A2=A) S1 S2
  2 d  4,5cm I 4,5cm
u  A cos  t 
 1M     u  u  u  2A cos  t  2 d 
 
u2M  A cos  t   d 
 2 M 1M 2M
  

   
2 d d 4,5
M cùng pha với nguồn   k 2  k  (d>4,5cm)  k>  5,625
  0,8
MImin  dmin  kmin  6  d  6
 2 6 
 uM  2A cos  t   2A cos  200 t  12 
  
DẠNG 4 : TÍNH BIÊN ĐỘ SÓNG TỔNG HỢP
Ví dụ 22. Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình :
u1  10cos100 t mm và u2  10cos 100 t    mm . Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 2m/s. Goi M là một điểm
trên mặt nước có hiệu khoảng cách đến nguồn A và nguồn B là 21cm và Q là điểm trên đoạn AB cách trung điểm I của AB
1cm. Trong một chu kỳ dao động, khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp li độ của Q có độ lớn bằng biên độ của M

1 1 1 1
A. s B. s C. s D. s
100 200 300 400
Hướng dẫn :
[Đáp án B]
v 200
   4cm
f 50
1) Biên độ của M:
2 2 23
  d  d   2  1    21   
 1 2 4 2
Hai dao động thành phần do A và B truyền tới M (u1M và u2M) có biên độ lần lượt là 5 3 cm; 5cm và lệch pha nhau góc
23
. Để tính biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động này thì bấy nhiêu thông tin là đủ, ta không cần biết pha ban
2
23
đầu của u1M và u2M. Vậy ta cứ cho pha ban đầu của u1M là 0, còn pha ban đầu của u2M là .
2
23
Nên ta bấm: 100  10  10 2
2
 AM  10 2 cm
2) Dao động của Q:

Để ý: QI  1cm 
4
Trên đoạn thẳng nối hai nguồn, các cực đại và các cực tiểu cách đều nhau, khoảng cách giữa 2 cực đại liên tiếp=khoảng cách
 
giữa 2 cực tiểu liên tiếp= . Khoảng cách giữa cực đại và cực tiểu kề nhau là .
2 4

Hai nguồn ngược pha thì trung điểm I của AB là cực tiểu. Q cách I một đoạn nên Q là cực đại.
4
Vậy Q dao động với biên độ bằng tổng biên độ hai nguồn:
AQ=10+10=20cm.
3) Bài toán tương đương:
Một vật dao động điều hòa với biên độ 20cm và tần số góc 100π rad/s. Trong một dao động, khoảng thời gian ngắn nhất giữa
hai lần liên tiếp li độ của vật có độ lớn 10 2 cm là
1 1 1 1
A. s B. s C. s D. s
100 200 300 400

P2
GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 P1 Trang 19

10 2 10 2 uQ
CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
A Q 2 tmin  ? A 2
uQ    uQ  Q
2 2
Đường tròn này chúng ta cũng đã xét rất nhiều ở chương 1.
T
t12  t 23  t 34  t 41 
4
T 1 2 1
Vậy: tmin  min t12 , t 23 , t 34 , t 41     s
4 4 100 200

III. BÀI TẬP


Câu 1. Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn sóng
A.cùng tần số, cùng phương truyền.
B.cùng biên độ, có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
C.cùng tần số, cùng phương dao động, có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
D.có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Câu 2. Tạ hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có
sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nướC. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai
nguồn sóng đó dao động
 
A.lệch pha nhau góc B.cùng pha nhau. C.ngược pha nhau. D.lệch pha nhau góc
3 2
Câu 3. Trong giao thoa của hai sóng trên mặt nước từ hai nguồn kết hợp, cùng pha nhau, những điểm dao động với biên độ
cực tiểu có hiệu khoảng cách tới hai nguồn (với k  Z ) là:
 1 
A. d2  d1  k B. d2  d1  2k C. d 2  d1   k    D. d 2  d1  k
 2 2
Câu 4. Trong giao thoa của hai sóng trên mặt nước từ hai nguồn kết hợp, ngược pha nhau, những điểm dao động với biên
độ cực tiểu có hiệu khoảng cách tới hai nguồn (với k  Z ) là:
 1 
A. d2  d1  k B. d2  d1  2k C. d 2  d1   k    D. d 2  d1  k
 2 2
Câu 5. Tại hai điểm S1, S2 cách nhau 5cm trên mặt nước đặt hai nguồn kết hợp phát sóng ngang cùng tần số f=50Hz và
cùng phA. Tốc độ truyền sóng trong nước là 25cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hai điểm M, N nằm trên mặt
nước với S1M=14,75cm, S2M=12,5cm và S1N=11cm, S2N=14cm. Kết luận nào đúng:
A.M dao động với biên độ cực đại, N dao động với biên độ cực tiểu.
B.M và N dao động với biên độ cực đại.
C.M dao động với biên độ cực tiểu, N dao động với biên độ cực đại.
D.M và N dao động với biên độ cực tiểu.
Câu 6. Hai nguồn dao động kết hợp S1, S2 gây ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt thoáng chất lỏng. Nếu tăng tần số dao
động của hai nguồn S1 và S2 lên 2 lần thì khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên S1S2 có biên độ dao động cực tiểu sẽ thay
đổi như thế nào?
A.Tăng lên 2 lần. B.Không thay đổi. C.Giảm đi 2 lần. D.Tăng lên 4 lần.
Câu 7. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng dao động với cùng biên độ, cùng tần số và cùng phA. Ta quan sát được hệ
các vân đối xứng. Nếu biên độ của một nguồn tăng lên gấp đôi nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn lại thì
A.hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, hình dạng và vị trí của các vân giao thoa không thay đổi.
B.hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực tiểu có biên độ khác 0 và vân cực đại có biên độ
lớn hơn.
C.hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, nhưng vị trí các vân cực đại và cực tiểu đổi chỗ cho nhau.
D.hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng biên độ của vận cực đại giảm xuống, biên độ của vân cực
tiểu tăng lên.
Câu 8. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng dao động với cùng biên độ, cùng tần số và cùng phA. Ta quan sát được hệ
các vân đối xứng. Nếu biên độ một nguồn giảm xuống nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn lại thì
A.hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, hình dạng và vị trí của các vân giao thoa không thay đổi.
B.hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng biên độ vân cực tiểu khác 0 và biên độ vân cực đại lớn
hơn.
C.hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, nhưng vị trí các vân cực đại và cực tiểu đổi chỗ cho nhau.
D.hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không thay đổi nhưng biên độ vân cực đại giảm xuống, biên độ vân cực tiểu
tăng lên.
Câu 9. Thực hiện giao thoa trên mặt chất lỏng với hai nguồn S1, S2 giống nhau. Phương trình dao động tại S1 và S2 đều là:
u  2cos40 t cm . Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 8m/s. Bước sóng là
A.12cm B.40cm C.16cm D.8cm
Câu 10. Trên mặt nước phẳng lặng có hai nguồn điểm dao động S1, S2 với tần số là f=120Hz. Khi đó trên mặt nước, tại
vùng giao S1, S2 người ta quan sát thấy 5 gợn lồi và những gợn này chia đoạn S1S2 thành 6 đoạn mà hai đoạn ở hai đầu chỉ
dài bằng một nửa các đoạn còn lại. Cho S1S2=5cm. Bước sóng  là:
A.4cm B.8cm C.2cm D.1cm
Câu 11. Trong một thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động cùng pha với tần số f=15Hz.
Tại điểm M cách A và B lần lượt là d1=23cm và d2=26,2cm sóng có biên độ dao động cực đại, giữa M và đường trung trực
của AB còn có một dãy cực đại kháC. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:
A.18cm/s B.21,5cm/s C.24cm/s D.25cm/s
Câu 12. Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha với tần số 20Hz. Người ta
thấy điểm M dao động cực đại và giữa M với đường trung trực của AB có một đường không dao động. Hiệu khoảng cách từ
M đến A, B là 2cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A.10cm/s B.20cm/s C.30cm/s D.40cm/s
Trang 20 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
Câu 13. Tiến hành thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt thoáng của một chất lỏng nhờ hai nguồn kết hợp cùng pha S1, S2. Tần
số dao động của mỗi nguồn là f=40Hz. Một điểm M nằm trên mặt thoáng cách S2 một đoạn 8cm và cách S1 một đoạn 4cm.
Giữa M và đường trung trực của S1S2 có một gợn lồi dạng hypebol. Biên độ dao động của M là cực đại. Vận tốc truyền sóng
bằng
A.1,6m/s B.1,2m/s C.0,8m/s D.40cm/s
Câu 14. Hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 50mm trên mặt thoáng thủy ngân dao động với cùng phương trình
u  Acos60 mm . Xét về một phía đường trung trực của S1, S2 thấy vân thứ k đi qua điểm M có MS1-MS2=12mm và vân
thứ k+4 đi qua điểm M’ có M’S1-M’S2=36mm. Tìm bước sóng, vân thứ k là cực đại hay cực tiểu?
A.8mm, cực tiểu B.6mm, cực đại C.24mm, cực tiểu D.24mm, cực đại
Câu 15. Hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 50mm trên mặt thoáng thủy ngân dao động với cùng phương trình
u  Acos60 mm . Xét về một phía đường trung trực của S1, S2 thấy vân thứ k đi qua điểm M có MS1-MS2=12mm và vân
thứ k+3 đi qua điểm M’ có M’S1-M’S2=36mm. Tìm vận tốc truyền sóng trên mặt thủy ngân, vân thứ k là cực đại hay cực tiểu?
A.24cm/s, cực tiểu B.80cm/s, cực tiểu C.24cm/s, cực đại D.80cm/s, cực đại
Câu 16. Thực hiện giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng tần số f. Tốc độ
truyền sóng trên mặt nước là v=30cm/s. Tại điểm M trên mặt nước có AM=20cm và BM=15,5cm dao động với biên độ cực
đại. Giữa M và đường trung trực của AB có hai đường cong cực đại kháC. Tần số dao động của hai nguồn A và B là:
A.20Hz B.13,33Hz C.26,66Hz D.40Hz
Câu 17. Thực hiện giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp A và B cùng pha, cùng tần số f=40Hz, cách nhau
10cm. Tại điểm M trên mặt nước có AM=30cm và BM=24cm dao động với biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của
AB có 3 gợn lồi giao thoa (3 dãy cực đại). Tốc độ truyền sóng trong nước là:
A.30cm/s B.60cm/s C.80cm/s D.100cm/s
Câu 18. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 12mm phát sóng ngang với
cùng phương trình u1  u2  cos100 t mm , t tính bằng s. Các vân lồi giao thoa (các dãy cực đại giao thoa) chia đoạn S1S2
thành 6 đoạn bằng nhau. Tốc độ truyền sóng trong nước là:
A.20cm/s B.25cm/s C.20mm/s D.25mm/s
Câu 19. Tại hai điểm M và N trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp cùng phương và cùng pha dao
động. Biết biên độ, vận tốc của sóng không đổi trong quá trình truyền, tần số của sóng bằng 40Hz và có sự giao thoa sóng.
Trong đoạn MN, hai điểm dao động có biên độ cực đại gần nhau nhất cách nhau 1,5cm. Tốc độ truyền sóng trong môi trường
này là:
A.2,4m/s B.1,2m/s C.0,3m/s D.0,6m/s
Câu 20. Thực hiện giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn phát sóng ngang kết hợp S1 và S2 nằm trên mặt nước, dao
động điều hòa cùng tần số f=40Hz và cùng phA. Điểm M nằm trên mặt nước (cách S1 và S2 lần lượt là 32cm và 23 cm) có
biên độ dao động cực đại. Giữa M và đường trung trực thuộc mặt nước của đoạn S1S2 có 5 gợn lồi. Sóng truyền trên mặt
nước với vận tốc:
A.60cm/s B.240cm/s C.120cm/s D.30cm/s
Câu 21. Trên mặt nước có hai nguồn dao động M và N cùng pha, cùng tần số f=12Hz. Tại điểm S cách M 30cm, cách N
24cm dao động với biên độ cực đại. Giữa S và đường trung trực của MN còn có hai cực đại nữA. Tốc độ truyền sóng trên
mặt nước là
A.36cm/s B.72cm/s C.24cm/s D.2cm/s
Câu 22. Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số 16Hz. Tại điểm M
cách nguồn A, B những khoảng d1=30cm, d2=25,5cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có 2 dãy
các cực đại kháC. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:
A.24cm/s B.36cm/s C.12cm/s D.100cm/s
Câu 23. Trong một môi trường vật chất đàn hồi có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 10cm, cùng tần số. Khi đó tại vùng
giữa hai nguồn người ta quan sát thấy xuất hiện 10 dãy dao động cực đại và cắt đoạn S1S2 thành 11 đoạn và hai đoạn gần các
nguồn chỉ dài bằng một nữa các đoạn còn lại. Biết tốc độ truyền sóng trong môi trường đó là 50cm/s. Tần số dao động của
hai nguồn là:
A.25Hz B.30Hz C.15Hz D.40Hz
Câu 24. Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp AB dao động cùng pha, cùng tần só f=10Hz.
Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d1=22cm, d2=28cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung
trực của AB không có cực đại nào kháC. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:
A.30cm/s B.15cm/s C.60cm/s D.45cm/s
Câu 25. Tại hai điểm S1, S2 trên mặt nước ta tạo ra hai dao động điều hòa cùng phương thẳng đứng, cùng tần số 10Hz và
vùng phA. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 25cm/s. M là một điểm trên mặt nước cách S1, S2 lần lượt là 11cm, 12cm. Độ
lệch pha của hai sóng truyền đến M là:
  4 
A. rad B. rad C. rad D. rad
2 6 5 5
Câu 26. Trên mặt chất lỏng có điểm M cách hai nguồn kết hợp dao động cùng pha O1, O2 lần lượt là 21cm và 15cm. Tốc độ
truyền sóng trên mặt chất lỏng là 15cm/s. Chu kỳ dao động của nguồn là 0,4s. Tính từ đường trung trực của O1, O2 thì điểm
M sẽ nằm trên vân giao thoa cực đại hay cực tiểu thứ bao nhiêu?
A.Vân cực đại thứ 2. B.Vận cực tiểu thứ 2 C.Vân cực đại thứ nhất D.Vân cực tiểu thứ nhất
Câu 27. Trên đường nối hai nguồn giao thoa kết hợp trên mặt nước, giữa hai đỉnh của hai vân cực đại giao thoa xa nhất có 3
vân cực đại giao thoa nữa, và khoảng cách giữa hai đỉnh này là 5cm. Biết tần số dao động của nguồn là 9Hz. Tốc độ truyền
sóng trên mặt nước là:
A.22,5cm/s B.15cm/s C.25cm/s D.20cm/s
Câu 28. Thực hiện giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn S1, S2 cách nhau 130cm. Phương trình dao động tại S1,
S2 đều là u  2cos40 t mm . Vận tốc truyền sóng là 8m/s. Biên độ sóng không đổi. Số điểm cực đại trên đoạn S1, S2 là:
A.7 B.12 C.10 D.5
Câu 29. Tại hai điểm A, B cách nhau 40cm trên mặt chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha với bước sóng là
2cm. M là điểm thuộc đường trung trực AB sao cho AMB là tam giác đều. Tìm số điểm đứng yên trên MB.
A.19 B.20 C.21 D.40

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 21


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
Câu 30. Tại mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp A, B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là
 
u1  A1cos(40 t  ) và u2  A2cos(40 t  ) . Hai nguồn đó tác động lên mặt nước tại hai điểm A, B cách nhau 18cm. Biết
6 2
v=120cm/s. Gọi C và D là hai điểm thuộc mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động cực tiểu trên đoạn C, D

A.4 B.3 C.2 D.1
Câu 31. Tại mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp A, B dao động theo phương thẳng đứng với cùng phương trình
u1  u2  A cos(40 t   ) . Hai nguồn đó tác động lên hai điểm A, B cách nhau 18 cm. Biết vận tốc truyền sóng v=120cm/s.
Gọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn CD là:
A.4 B.3 C.2 D.1
Câu 32. Hai nguồn kết hợp A, B trên mặt nước giống nhau dao động với cùng phương trình. Khoảng cách giữa hai ngọn
sóng liên tiếp do mỗi nguồn tại ra là 2cm. Khoảng cách giữa hai nguồn sóng là 9,2cm. Số vân giao thoa cực đại quan sát được
giữa hai nguồn A, B là:
A.11 B.7 C.8 D.9
Câu 33. Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp cùng pha S1, S2 cách nhau 10,75cm dao động với cùng phương trình, với tần
1
số góc ω=20rad/s. Vận tốc truyền sóng là 3,18cm/s, coi biên độ sóng không đổi. Lấy  0,318 . Số điểm dao động cực tiểu

trên đoạn S1S2 là:
A.18 B.20 C.22 D.16
Câu 34. Hai nguồn sóng O1, O2 cách nhau 20cm dao động theo phương trình u1  u2  2cos40 t cm , sóng lan truyền với
vận tốc v=1,2m/s. Số điểm không dao động trên đoạn thẳng nối O1O2 là:
A.4 B.5 C.6 D.7
Câu 35. Tiến hành thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt thoáng của một chất lỏng nhờ hai nguồn kết hợp cùng pha S1, S2. Tần
số dao động của mỗi nguồn là f=30Hz. Cho biết S1S2=10cm. M là điểm nằm trên mặt thoáng cách S2 một đoạn 8cm và cách
S1 một đoạn 4cm, giữa M và đường trung trực của S1S2 có một gợn lồi dạng hypepol. Biên độ dao động của M là cực đại. Số
điểm dao động với biên độ cực tiểu trên S1S2 là:
A.12 B.11 C.10 D.9
Câu 36. Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1,S2 cách nhau 8,2cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động
điều hòa theo phương thẳng đứng có tần số 15Hz và luôn cùng phA. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s, coi
biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là:
A.11 B.8 C.7 D.9
Câu 37. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 28mm phát sóng ngang với
phương trình u1  2cos100 t mm và u2  2cos 100 t    mm , t tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng trong nước là 30cm/s.
Số cực đại giao thoa quan sát được là:
A.9 B.10 C.11 D.12
Câu 38. Hai mũi nhọn S1, S2 cách nhau một khoảng L=8,6cm, dao động với phương trình u1  A cos100 t cm và
  
u2  A cos 100 t   cm . Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40cm/s. Số các gợn lồi trên đoạn S1, S2
 2 
A.22 B.23 C.21 D.24
Câu 39. Hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 50mm lần lượt dao động theo phương trình u1  A cos200 t cm và
 
u2  A cos  200 t   cm trên mặt thoáng của thủy ngân. Xét về một phía của đường trung trực của AB, người ta thấy vân
 2
lồi bậc k đi qua điểm M có MA-MB=12mm và vân lồi bậc k+3 đi qua điểm N có NA-NB=36mm. Số điểm cực đại giao thoa
trên đoạn AB là:
A.12 B.13 C.11 D.14
Câu 40. Hai nguồn kết hợp giống hệt nhau được đặt cách nhau một khoảng x trên đường kính của một vòng tròn bán kính R
( x  R) và đối xứng qua tâm của vòng tròn. Biết rằng mỗi nguồn đều phát sóng có bước sóng  và x  5,2 . Tính số
điểm dao động cực đại trên vòng tròn.
A.20 B.22 C.24 D.26
Câu 41. Hai nguồn phát sóng điểm M, N cách nhau 10cm dao động ngược pha nhau, cùng tần số là 20Hz, cùng biên độ là
5mm và tạo ra một hệ vân giao thoa trên mặt nướC. Tốc độ truyền sóng là 0,4m/s. Số các điểm có biên độ 5mm trên đường
nối hai nguồn là:
A.10 B.21 C.20 D.11
Câu 42. Hai nguồn sóng cơ dao động cùng tần số, cùng phA. Quan sát hiện tượng giao thoa thấy trên đoạn AB có 5 điểm
dao động với biên độ cực đại (kể cả A và B). Số điểm không dao động trên đoạn AB là:
A.4 B.2 C.5 D.6
Câu 43. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn AB cách nhau 9,4cm dao động cùng phA. Điểm M trên
mặt nước thuộc đoạn AB cách trung điểm của AB một khoảng gần nhất là 0,5cm luôn không dao động. Số điểm dao động
cực đại trên AB là:
A.10 B.7 C.9 D.11
Câu 44. Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 47cm có hai nguồn sóng giống nhau. Nếu chỉ có một nguồn thì sóng
lan truyền trên mặt nước với khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 3cm. Khi hai sóng trên giao thoa với nhau thì trên
đoạn AB có số điểm không dao động là:
A.32 B.30 C.16 D.15
Câu 45. Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng cách nhau 15cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình
u1  A cos40 t cm và u2  B cos  40 t    cm . Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng là 40cm/s. Gọi E, F là 2 điểm
trên đoạn AB sao cho AE=EF=FB. Tìm số cực đại giao thoa trên EF.
A.5 B.6 C.4 D.7
Trang 22 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
Câu 46. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 12,5cm dao động ngược pha với
tần số 10Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20cm/s. Số vân dao động cực đại trên mặt nước là:
A.13 B.15 C.12 D.11
Câu 47. Tại hai điểm A và B (AB=16cm) trên mặt nước dao động cùng tần số 50Hz, cùng pha, vận tốc truyền sóng trên mặt
nước là 100cm/s. Trên AB số điểm dao động với biên độ cực đại là:
A.15, kể cả A và B B.14, trừ A và B C.16, trừ A và B D.15, trừ A và B
Câu 48. Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 8,2cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động
điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số 15Hz và luôn cùng pha nhau. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s,
coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là:
A.9 B.5 C.8 D.11
Câu 49. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha với tần số 10Hz. Tốc
độ truyền sóng trên mặt nước là 20cm/s. Hai điểm M, N trên mặt nước có MA=15cm, MB=20cm, NA=32cm, NB=24,5cm.
Số đường dao động cực đại giữa M và N là:
A.4 B.7 C.5 D.6
Câu 50. Tại hai điểm O1, O2 cách nhau 48cm trên mặt chất lỏng có 2 nguồn phát sóng dao động theo phương thẳng đứng
 
với phương trình: u1  5cos100 t mm và u2  5cos 100 t   mm . Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 2m/s. Coi
 2
biên độ sóng khong đổi trong quá trình truyền sóng. Số điểm trên đoạn O1O2 dao động với biên độ cực đại (không kể O1O2)
là:
A.23 B.24 C.25 D.26
Câu 51. Hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 24cm dao động với tần số 25Hz và cùng pha tọa ra hai sóng giao thoa với nhau
trên mặt nướC. Vận tốc truyền sóng là 1,5m/s. Giữa S1S2 có bao nhiêu gợn sóng hình hypebol?
A.7 B.6 C.5 D.4
Câu 52. Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo
   7 
phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1  5cos  40 t   mm và u2  5cos  40 t   mm . Tốc độ truyền
 6  6 
sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Hỏi tại M cách nguồn S1 một đoạn là 8cm, cách nguồn S2 một đoạn 6cm thì biên độ dao
động là:
A.10cm B.0 C. 5 2 cm D. 5 3 cm
Câu 53. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn A,B cách nhau 14,5cm dao động ngược phA. Điểm M
trên AB gần trung điểm I của AB nhất, cách I là 0,5cm luôn dao động cực đại. Số điểm dao động cực đại trên đoạn AB là:
A.18 B.30 C.28 D.14
Câu 54. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng tại hai điểm cố định A
và B cách nhau 7,8cm. Biết bước sóng là 1,2cm. Số điểm có biên độ cực đại nằm trên đoạn AB là:
A.12 B.13 C.11 D.14
Câu 55. Âm thoa điện gồm hai nhánh dao động với tần số 100Hz, chạm vào mặt nước tại hai điểm S1, S2. Khoảng cách
S1S2=9,6cm. Vận tốc truyền sóng nước là 1,2m/s. Có bao nhiêu gợn sóng trong khoảng giữa S1 và S2?
A.17 B.14 C.15 D.8
Câu 56. Hai nguồn âm O1, O2 coi là hai nguồn điểm cách nhau 4m, phát sóng kết hợp cùng tần số 425Hz, cùng biên độ 1cm
và cùng có pha ban đầu bằng 0. Vận tốc truyền âm là 340m/s. Số điểm dao động với biên độ 1cm ở trong khoảng giữa O1O2
là:
A.18 B.9 C.8 D.20
Câu 57. Tại hai điểm A, B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng phương với phương
 
trình là: u A  A cos t và uB  A cos  t   , biết vận tốc và biên độ sóng do mỗi nguồn tại ra không đổi trong quá trình
 2
truyền sóng. Trong khoảng giữa A và B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây rA. Phần tử vật chất tại trung điểm của A, B
dao động với biên độ là:
A
A.0 B. C.A D. A 2
2
Câu 58. Tại hai điểm A và B trong môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng phương với phương
trình lần lượt là u A  A cos t và uB  A cos t    . Biết vận tốc và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá
trình sóng truyền. Trong khoảng giữa A và B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây rA. Phần tử vật chất tại trung điểm của
AB dao động với biên độ là:
A
A.0 B. C.A D.2A
2
Câu 59. Tại hai điểm O1, O2 trên mặt chất lỏng có hai nguồn cùng dao động theo phương thẳng đứng với phương trình
u1  u2  2cos10 t cm . Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Hiệu khoảng cách từ 2 nguồn đến điểm M trên mặt
chất lỏng là 2cm. Biên độ sóng tổng hợp tại M là:
A. 2 2 cm B.4cm C. 2 cm D.2cm
1
Câu 60. Hai điểm O1, O2 trên mặt chất lỏng dao động điều hòa ngược pha với chu kỳ s . Biên độ 1cm. Tốc độ truyền sóng
3
trên mặt nước là 27cm/s. M là một điểm trên mặt chất lỏng cách O1, O2 lần lượt 9cm, 10,5cm. Cho rằng biên độ sóng không
đổi trong quá trình truyền sóng. Biên độ sóng tổng hợp tại M là:
A.1cm B.0,5cm C.2cm D. 2 cm
Câu 61. Trên mặt thoáng một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 20cm, dao động với phương trình
u1  u2  cos100 t cm . Tốc độ truyền sóng là 4m/s. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Biên độ và pha
ban đầu của dao động tổng hợp tại trung điểm AB là:

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 23


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
 5  2 
A. 2 2 cm và B. 2 cm và - C. 2 cm và - D. cm và
4 2 6 2 3
Câu 62. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động với phương trình
 5
u1  1,5cos(50 t  ) cm và u2  1,5cos(50 t  ) cm . Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 1m/s. Tại điểm M trên
6 6
mặt nước cách S1 một đoạn d1=10cm, và cách S2 một đoạn d2=17cm sẽ có biên độ sóng tổng hợp bằng
A. 1,5 3 cm B.3 cm C. 1,5 2 cm D.0
Câu 63. Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng dao động với phương trình: u A  4cos t cm và
 
uB  2cos  t   cm . Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Tính biên độ sóng tổng hợp tại trung điểm của đoạn AB
 3
A.0 B.5,3cm B.4cm D.6cm
Câu 64. Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này
dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng phA. Xem biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm
thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ
A.dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại B.dao động với biên độ cực tiểu
C.dao động với biên độ cực đại D.không dao động
Câu 65. Tại mặt nước có 2 nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 có cùng biên độ, dao động theo phương thẳng đứng và cùng pha
với nhau, tạo ra sự giao thoa sóng trên mặt nướC. Khoảng cách hai nguồn S1S2=4cm, bước sóng là 2mm, coi biên độ sóng
không đổi. M là một điểm trên mặt nước cách hai nguồn lần lượt là 3,25cm và 6,75cm. Tại M các phần tử chất lỏng
A.đứng yên B.dao động mạnh nhất
C.dao động cùng pha với S1S2 D.dao động ngược pha với S1S2
Câu 66. Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp cùng pha, biên độ lần lượt là 4cm và 2cm, bước sóng
là 10cm. Điểm M trên mặt nước cách A 25cm và cách B 30cm sẽ dao động với biên độ là
A.2cm B.4cm C.6cm D.8cm
Câu 67. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp ngược pha A và B, những điểm trên mặt nước
nằm trên đường trung trực của AB sẽ
A.đứng yên không dao động. B.dao động với biên độ có giá trị trung bình
C.dao động với biên độ lớn nhất D.dao động với biên độ bé nhất.
Câu 68. Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn kết hợp ngược pha nhau, biên độ lần lượt là 4cm và 2cm, bước
sóng là 10cm. Coi biên độ không đổi khi truyền đi. Điểm M cách A 25cm và cách B 35cm sẽ dao động với biên độ bằng
A.0 B.6cm C.2cm D.8cm
Câu 69. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp dao động với phương trình: u1  u2  2cos20 t cm . Sóng truyền với tốc
độ 20 cm/s và biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. M là một điểm cách hai nguồn lần lượt là 10 cm và 12,5
cm. Phương trình sóng tổng hợp tại M là:
 3 
A. u  2cos20 t cm B. u  2cos  20 t   cm
 4 
    
C. u  cos  20 t   cm D. u  2cos  20 t   cm
 20   6
Câu 70. Hai điểm S1, S2 trên mặt một chất lỏng dao động cùng pha với pha ban đầu bằng 0, biên độ 1,5cm và tần số
f=20Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,2m/s. Điểm M cách S1, S2 các khoảng lần lượt bằng 30 cm và 36 cm dao
động với phương trình:
A. u  1,5cos  40 t  11  cm B. u  3cos  40 t  11  cm
C. u  3cos  40 t  10  cm D. u  3cos  40 t  10  cm
Câu 71. Tại hai điểm S1, S2 cách nhau 3cm trên mặt nước đặt hai nguồn kết hợp phát sóng ngang với cùng phương trình
u  2cos100 t mm , t tính bằng s. Tốc độ truyền sóng trong nước là 20cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi.
Phương trình sóng tại điểm M nằm trên mặt nước với S1M=5,3 cm và S2M=4,8 cm là:
A. u  4cos 100 t  0,5  mm B. u  2cos 100 t  0,5  mm
C. u  2 2cos 100 t  0,25  mm D. u  2 2cos 100 t  0,25  mm
Câu 72. Sóng kết hợp được tạo ra tại hai điểm S1 và S2. Phương trình dao động tại S1 và S2 là: u1  u2  cos20 t cm . Vận
tốc truyền sóng của sóng bằng 60 cm/s. Phương trình sóng tại M cách S1 một đoạn d1=5cm và cách S2 một đoạn d2=8cm là:
 13   
A. uM  2cos  20 t   cm B. uM  2cos  20 t   cm
 6   6
 9 
C. uM  2cos  20 t   cm D. uM  0
 2 
Câu 73. Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20 cm dao động với phương trình:
u1  u2  cost cm . Bước sóng   8cm . Biên độ sóng không đổi. Gọi I là một điểm trên đường trung trực của AB dao
động cùng pha với các nguồn A, B và gần trung điểm O của AB nhất. Khoảng cách OI đo được là:
A.0 B. 156 cm C. 125 cm D.15 cm
Câu 74. Hai nguồn sóng cơ học A và B có cùng biên độ, dao động cùng pha, cách nhau 10cm. Sóng truyền với vận tốc 1m/s
và tần số 50Hz. Hỏi trên đoạn AB có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại cùng pha nhau và cùng pha với trung
điểm I của AB.
A.11 B.10 C.4 D.5
Câu 75. Thực hiện giao thoa sóng với hai nguồn cùng pha S1S2 cách nhau 5  . Hỏi trên đoạn S1S2 có bao nhiêu điểm dao
động với biên độ cực đại và cùng pha với hai nguồn?
Trang 24 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
A.6 B.5 C.4 D.7
Câu 76. Thực hiện giao thoa sóng với hai nguồn ngược pha S1, S2 cách nhau 5,5  Hỏi trên đoạn S1S2 có bao nhiêu điểm
dao động với biên độ cực đại và ngược pha với nguồn S1?
A.6 B.5 C.11 D.7
Câu 77. Thực hiện giao thoa sóng với hai nguồn cùng pha S1S2 cách nhau 8  . Hỏi trên đoạn S1S2 có bao nhiêu điểm dao
động với biên độ cực đại và ngược pha với hai nguồn?
A.7 B.8 C.17 D.9
Câu 78. Thực hiện giao thoa sóng với hai nguồn ngược pha S1S2 cách nhau 8,5  . Hỏi trên đoạn S1S2 có bao nhiêu điểm
dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn S2?
A.7 B.8 C.17 D.9
Câu 79. Thực hiện giao thoa sóng với hai nguồn cùng pha S1S2 cách nhau 20 cm. Biết vận tốc truyền sóng trên bề mặt chất
lỏng là 40 cm/s, tần số của nguồn là f=8Hz. Hỏi trên đoạn S1S2 có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại và ngược pha
với hai nguồn?
A.3 B.5 C.4 D.9
Câu 80. Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn kết hợp cùng dao động với phương trình u  Acos100 t cm . Tốc
độ truyền sóng trên mặt nước là v=40cm/s. Xét điểm M trên mặt nước có AM=9cm và BM=7cm. Hai dao động tại M do hai
sóng từ A và từ B truyền đến
A.ngược pha nhau. B.vuông pha nhau. C.cùng pha nhau. D.lệch pha nhau 450
Câu 81. Cho hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 dao động với phương trình u1  u2  2 A cos2 ft , bước sóng  , khoảng cách
S1S2=10  =12 cm. Nếu đặt nguồn phát sóng S3 dao động với phương trình u3  A cos 2 ft tại một điểm S3 trên đường trung
trực của S1S2 sao cho tam giác S1S2S3 vuông tại S3, tại M cách trung điểm O của S1S2 một đoạn ngắn nhất bằng bao nhiêu thì
M dao động với biên độ 5A.
A.0,81cm B.0,94cm C.1,1cm D.1,2cm
Câu 82. Hai nguồn sóng kết hợp cùng pha trên mặt nước S1S2 cách nhau 20cm, bước sóng   2cm , cho hệ vân giao thoa
1
trên mặt nướC. gọi O là trung điểm S1S2. Xét đường tròng tâm S1 bán kính S1O đối xứng qua đường thẳng S1S2. Hỏi có
2
1
bao nhiêu điểm cực đại, bao nhiêu điểm đứng yên trên đường tròn trên?
2
A.13;14 B.13;12 C.12;12 D.13;13
Câu 83. Hai nguồn sóng kết hợp trên mặt nước S1S2 tạo một hệ vân giao thoa trên mặt nướC. Điểm M có MS1=14cm;
MS2=8cm. Điểm N có NS1=7cm; NS2=14cm. Giữa M và N có 6 điểm cực đại giao thoa, 6 điểm cực tiểu giao thoA. N là một
cực đại, M là một cực tiểu. Tìm bước sóng, hai nguồn là cùng pha hay ngược pha?
A.2cm, ngược pha B.2cm, cùng pha C.1cm, cùng pha D.1cm. ngược pha
Câu 84. (CĐ 2007) Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 8,2 cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết
hợp, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có tần số 15Hz và luôn dao động đông phA. Biết vận tốc truyền sóng trên
mặt nước là 30cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao đọng với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là:
A.11 B.8 C.5 D.9
Câu 85. Tại hai điểm A, B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng phương với phương

trình lần lượt là u A  A cos(50 t ) và uA  A cos(50 t   ) , biết vận tốc truyền sóng v=1m/s và biên độ sóng do mỗi
2
nguồn tạo ra không đổi trong quá trình truyền sóng. Trong khoảng giữa A và B có giao thoa sóng dao hại nguồn trên gây rA.
M là một điểm cách nguồn A và nguồn B lần lượt là d1 và d2. Với n là số nguyên, để M nằm trên một đường cực đại thì:
A. d1-d2=4n+2 cm B.d1-d2=4n-1 cm C. d1-d2=4n+1 cm D. d1-d2=2n+2 cm
Câu 86. Tại hai điểm A, B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng phương với phương

trình lần lượt là u A  A cos(50 t ) và uA  A cos(50 t   ) , biết vận tốc truyền sóng v=1m/s và biên độ sóng do mỗi
2
nguồn tạo ra không đổi trong quá trình truyền sóng. Trong khoảng giữa A và B có giao thoa sóng dao hại nguồn trên gây rA.
M là một điểm cách nguồn A và nguồn B lần lượt là d1 và d2. Với n là số nguyên, để M nằm trên một đường cực tiểu thì:
A. d2-d1=4n+1 cm B.d2-d1=4n-1 cm C. d2-d1=4n+2 cm D. d2-d1=2n+1 cm
Câu 87. Tại hai điểm S1, S2 trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng phương với

phương trình lần lượt là u A  A cos10 t và uB  A cos(10 t  ) . Biết vận tốc truyền sóng là v=1m/s và biên độ sóng do
2
mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình truyền sóng. Hai điểm A, B thuộc vùng giao thoa sóng, biết A.O1-AO2=5cm và
BO1-BO2=35cm. Chọn phát biểu đúng:
A.A và B đều thuộc cực đại giao thoA. B.A thuộc cực đại, B thuộc cực tiểu giao thoA.
C.B thuộc cực đại, A thuộc cực tiểu giao thoA. D.A và B đều không thuộc cực đại hay cực tiểu giao thoA.
Câu 88. (ĐH 2007) Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai
nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng phA. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền
sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ
A.dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại. B.dao động với biên độ cực tiểu.
C.dao động với biên độ cực đại. D.không dao động.
Câu 89. (CĐ 2008) Tại hai điểm M và N trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn kết hợp cùng phương và cùng pha
dao động. Biết biên độ, vận tốc của sóng không đổi trong quá trình truyền, tần số của sóng bằng 40Hz và có sự giao thoa
sóng trong đoạn MN. Trong đoạn MN, hai điểm dao động có biên độ cực đại gần nhau nhất cách nhau 1,5cm. Vận tốc truyền
sóng trong môi trường này bằng
A.2,4m/s B.1,2m/s C.0,3m/s D.0,6m/s
Câu 90. (ĐH 2008) Tại hai điểm A và B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng
phương với phương trình lần lượt là u A  A cos t và uB  A cos(t   ) . Biết vận tốc và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 25


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
không đổi trong quá trình truyền sóng. Trong khoảng giữa A và B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây rA. Phần tử vật
chất tại trung điểm của đoạn AB dao động với biên độ bằng
A
A.0 B. C.A D.2A
2
Câu 91. (CĐ 2009) Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình
u  A cos t . Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có
hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng
A.một số lẻ lần nửa bước sóng. B.một số nguyên lần bước sóng.
C.một số nguyên lần nửa bước sóng. D.một số lẻ lần bước sóng.
Câu 92. (ĐH 2009) Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20 cm. Hai nguồn này dao
động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1  5cos40 (mm) và u1  5cos  40    (mm) . Tốc độ truyền
sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 là:
A.11 B.9 C.10 D.8
Câu 93. (ĐH 2010) Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn
dao động
A.cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
B.cùng tần số, cùng phương.
C.có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.
D.cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 94. (ĐH 2010) Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương
thẳng đứng với phương trình u A  2cos 40 t và u A  2cos  40 t    (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ
truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ
cực đại trên đoạn BM là
A.19 B.18 C.20 D.17
Câu 95. (CĐ 2010) Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động điều hòa cùng pha với nhau và
theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra
bằng 12 cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên đoạn thẳng AB là
A.9 cm B.12 cm C.6 cm D.3 cm
Câu 96. (ĐH 2011) Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18cm dao động theo phương thẳng đứng với phương
trình là uA  uB  A cos50 t (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng ở mặt chất lỏng là 50cm/s. Gọi O là trung điểm của AB,
điểm M ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của AB và gần O nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động cùng pha
với phần tử chất lỏng tại O. Khoảng cách MO là:
A.10 cm. B.2 cm C. 2 2 cm D. 2 10 cm
Câu 97. (CĐ-2012) Tại mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng S1 và S2 dao động theo phương thẳng đứng với
cùng phương trình u = Acos40πt (a không đổi, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng bằng 80cm/s. Khoảng
cách ngắn nhất giữa hai phần tử chất lỏng trên đoạn thẳng S1S2 dao động với biên độ cực đại là
A. 4cm. B. 6cm. C. 2cm. D. 1cm.
Câu 98. (CĐ-2012) Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới.
B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới.
D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
Câu 99. (CĐ-2012) Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 dao động theo phương vuông góc với mặt
chất lỏng có cùng phương trình u=2cos40t (trong đó u tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là
80cm/s. Gọi M là điểm trên mặt chất lỏng cách S1,S2 lần lượt là 12cm và 9cm. Coi biên độ của sóng truyền từ hai nguồn trên
đến điểm M là không đổi. Phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ là
A. 2 cm. B. 2 2 cm C. 4cm. D. 2cm.
Câu 100. (ĐH-2012) Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn dao động theo phương vuông góc với mặt nước,
cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50Hz được đặt tại hai điểm S1 và S2 cách nhau 10cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước
là 75cm/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm S1, bán kính S1S2, điểm mà phần tử tại đó dao động với biên độ
cực đại cách điểm S2 một đoạn ngắn nhất bằng
A. 85mm. B. 15mm. C. 10mm. D. 89mm.
Câu 101. (CĐ-2013) Trong thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp dao động cùng pha được đặt tại A và B
cách nhau 18cm. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 3,5cm. Trên đoạn AB, số điểm mà tại đó phần tử nước dao động
với biên độ cực đại là:
A. 10 B. 9 C. 11 D.12
Câu 102. (ĐH-2013) Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp O1 và O2 dao động cùng pha,
cùng biên độ. Chọn hệ tọa độ vuông góc Oxy (thuộc mặt nước) với gốc tọa độ là vị trí đặt nguồn O1 còn nguồn O2 nằm trên
trục Oy. Hai điểm P và Q nằm trên Ox có OP = 4,5 cm và OQ = 8cm. Dịch chuyển nguồn O2 trên trục Oy đến vị trí sao cho
góc PO2Q có giá trị lớn nhất thì phần tử nước tại P không dao động còn phần tử nước tại Q dao động với biên độ cực đại.
Biết giữa P và Q không còn cực đại nào kháC. Trên đoạn OP, điểm gần P nhất mà các phần tử nước dao động với biên độ
cực đại cách P một đoạn là
A. 1,1 cm. B. 3,4 cm. C. 2,5 cm. D. 2,0 cm.
Câu 103. (ĐH-2013) Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha tại hai
điểm A và B cách nhau 16cm. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 3cm. Trên đoạn AB, số điểm mà tại đó phần tử
nước dao động với biên độ cực đại là
A. 10 B. 11 C. 12 D. 9
ĐÁP ÁN
1C 2B 3C 4A 5C 6C 7B 8D 9B 10C 11C 12D 13C 14B 15A 16A

Trang 26 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014


TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
17B 18A 19B 20A 21C 22A 23A 24C 25C 26C 27A 28A 29B 30C 31C 32D
33C 34C 35C 36D 37B 38C 39A 40B 41A 42A 43C 44A 45B 46C 47D 48A
49D 50B 51B 52A 53D 54B 55C 56D 57D 58A 59D 60A 61B 62C 63B 64C
65A 66A 67D 68C 69B 70D 71C 72D 73B 74D 75C 76A 77B 78B 79C 80A
81C 82B 83A 84D 85B 86A 87C 88C 89B 90A 91B 92C 93D 94A 95C 96D
97C 98B 99B 100C 101C 102D 103B

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 27


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC

BÀI 3: SÓNG DỪNG


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. ĐỊNH NGHĨA
Sóng dừng là trường hợp đặc biệt của giao thoa sóng, trong đó có sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ. Những
điểm tăng cường lẫn nhau gọi là bụng sóng, những điểm triệt tiêu lẫn nhau gọi là nút sóng.
Sóng phản xạ:
 Sóng phản xạ có cùng tần số, cùng bước sóng với sóng tới.
 Nếu đầu phản xạ cố định thì sóng phản xạ ngược pha với sóng tới và chậm pha π so với sóng tới.
 Nếu đầu phản xạ tự do thì sóng phản xạ cùng pha với sóng tới.
2. HÌNH ẢNH SỢI DÂY CÓ SÓNG DỪNG

2Anguồn

-2Anguồn

  

 Khoảng cách giữa 2 bụng sóng liên tiếp = khoảng cách2giữa 2 nút sóng4liên tiếp = . 2
2

 Khoảng cách giữa một bụng và một nút kề nhau = .
4
 Các điểm trong cùng một bụng thì luôn dao động cùng pha với nhau.
 Các điểm bất kỳ ở 2 bụng liên tiếp luôn dao động ngược pha với nhau.
 Điểm bụng dao động với biên độ cực đại, gấp 2 biên độ nguồn: Abông  2Anguån .
T
 Khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là .
2
3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ SÓNG DỪNG
Dây hai đầu cố định Dây một đầu cố định, một đầu tự do

  
2  2   4
lk lk 
2 2 4

   
lk víi k=1,2,3,.. l  k + víi k=1,2,3,..  l=m víi m=1,3,5,..
2 2 4 4

sèsè nót
bông =k
= k+1
Số bụng = số nút = k+1 =
m 1
2
v v
Tần số nhỏ nhất có sóng dừng: f0  Tần số nhỏ nhất có sóng dừng: f0 
2l 4l
f = kf0 với k=1,2,3,.. f = kf0 với k=1,3,5,..

4. PHƯƠNG TRÌNH SÓNG DỪNG


A. Đầu phản xạ cố định. (sợi dây 2 đầu cố định)
Sóng truyền trên dây qua M rồi tới O, với O là đầu dây Sóng tới
được cố định. Sóng phản xạ tại O ngược pha với sóng
tới tại O.
Sóng phản xạ từ O truyền theo chiều ngược lại tới M O
điểm M. M thực hiện đồng thời 2 dao động thành phần Sóng phản xạ
do sóng tới và sóng phản xạ truyền tới.
d
o Nếu biết phương trình sóng tới tại M.
utM  A cos(t  )
d
Phương trình sóng tới tại O (do M truyền tới, M cách O một đoạn d): utO  A cos(t    2 )

d
Tại O, sóng phản xạ ngược pha với sóng tới. upO  utO  A cos(t    2  )

Trang 28 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014


TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
d d
O là nguồn phát sóng phản xạ. Sóng phản xạ tại M do O truyền tới: upM  A cos(t    2    2 )
 
u  A cos(t  )
 tM
M thực hiện đồng thời 2 dao động thành phần:  d
upM  A cos(t    4  )

 
Phương trình dao động tổng hợp tại M: uM=utM+upM
d
uM  utM  upM  A cos(t  )  A cos(t    4  )

d  d 
=2A cos(2  ).cos(t    2  )
 2  2
d  d 
=  2A cos(2  ) .cos(t    2  )
 2  2
AM
o Nếu biết phương trình sóng tới tại O.
utO  A cos(t  )
d
Sóng tới truyền theo chiều từ A tới M, nên sóng tới tại M nhanh pha hơn sóng tới tại O một lượng 2 . Sóng tới tại M:

d
utM  A cos(t    2 )

Tại O, sóng phản xạ ngược pha với sóng tới. upO  utO  A cos(t    )
d
O là nguồn phát sóng phản xạ. Sóng phản xạ tại M do O truyền tới: upM  A cos(t      2 )

 d
utM  A cos(t    2  )
M thực hiện đồng thời 2 dao động thành phần: 
d
upM  A cos(t      2 )
 
Phương trình dao động tổng hợp tại M: uM=utM+upM
d d
uM  utM  upM  A cos(t    2 )  A cos(t      2 )
 
d  
=2A cos(2  ).cos(t    )
 2 2
d  
=  2A cos(2  ) .cos(t    )
 2 2
AM
Nhận xét: Trường hợp đầu phản xạ là đầu cố định, thì biên độ của điểm M cách một nút sóng đoạn d là:
d 
AM =2A cos(2  )
 2
B. Đầu phản xạ là đầu tự do. (sợi dây một đầu cố định, một đầu tự do)
Nếu biết phương trình sóng tới tại M:
Sóng tới
utM  A cos(t  )
Phương trình sóng tới tại O cách M một đoạn d:
d M O
utO  A cos(t    2 )
 Sóng phản xạ
Tại O, sóng phản xạ cùng pha với sóng tới. d
d
upO  utO  A cos(t    2 )

d d
O là nguồn phát sóng phản xạ. Sóng phản xạ tại M cách O đoạn di: upM  A cos(t    2  2 )
 
 u  A cos(t  )
 tM
M thực hiện đồng thời 2 dao động thành phần:  d
upM  A cos(t    4 )

 
Phương trình dao động tổng hợp tại M: uM=utM+upM
d
uM  utM  upM  A cos(t  )  A cos(t    4 )

d d
=2A cos(2 ).cos(t    2 )
 
d d
=  2A cos(2 ) .cos(t    2 )
 
AM
Nhận xét: Trường hợp đầu phản xạ là đầu tự do, thì biên độ của điểm M cách một bụng sóng đoạn d là:
d
AM =2A cos(2 )

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 29


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC

Lưu ý: điểm M cách bụng sóng một đoạn d, thì cũng cách nút sóng đoạn d  d 
4

d 
 AM =2A cos(2 4 )  2A cos(2 d   )
  2

5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH BIÊN ĐỘ TỔNG HỢP


Tại điểm M cách bụng sóng đoạn D. Tính biên độ sóng của M.
d
Cách 1: Áp dụng công thức: AM =2A cos(2 )

d
Cách 2: Đặt y=2A cos(2 ) thì AM  y và y là hàm số biến thiên điều hòa theo khoảng cách D.

 2 2
   Ty    (1)
Đặt:  y  s

t y  d
y là hàm tuần hoàn với chu kỳ Ty   . ymax=2A, ymin=-2A. VTCB ; y=0.
Tại bụng sóng :d=ty=0 (điểm B)
Tại điểm M cách bụng sóng khoảng d : ty=d, ứng với vị trí M trên đường tròn N
xác định bởi góc :
2 M
  y .t y  .d
 B O ∆φ B y
Hình chiếu của M trên trục Oy cho giá trị của y.  AM  y 2A
cách làm nhanh :
1 vòng tròn ứng khoảng cách 
N
d
Khoảng cách d ứng với vòng tròn.

II. CÁC VÍ DỤ
Ví dụ 1. Thực hiện thí nghiệm sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định có chiều dài 90cm. Tần số của nguồn sóng là 10Hz
thì thấy trên dây có 2 bụng sóng. Xác định vận tốc truyền sóng trên dây:
A.9m/s B.8m/s C.4,5m/s D.90cm/s
Hướng dẫn
[Đáp án A]
 
Dây 2 đầu cố định: l  k , k=sè bông=2  90=2    90cm  v  f  900cm / s
2 2
Ví dụ 2. Một sợi dây đàn hồi 2 đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là L. Chiều dài của dây là:
L
A. B.2L C.L D.4L
2
Hướng dẫn
[Đáp án A]
 2l L
l  k     max  2l (khi k=1)  l=
2 k 2
Ví dụ 3. Trong thí nghiệm về sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2m với hai đầu cố định, người ta quan sát thấy ngoài
2 đầu dây cố định còn có hai điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi
thẳng là 0,05s. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A.12m/s B.8m/s C.16m/s D.4cm/s
Hướng dẫn
[Đáp án A]

1) Tìm bước sóng: 2 đầu dây là 2 nútcó 4 bút3 bụngk=3. l  3  1,2    0, 8m
2
2) Tìm chu kỳ: giữa 2 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng thì một điểm trên dây (không phải nút sóng) dao động tại chỗ từ
T
VTCBbiênVTCB.   0,05s  T  0,1s
2
 0, 8
3) Bước sóng: v    8 m /s
T 0,1
Ví dụ 4. Một sợi dây đàn hồi 2 đầu cố định, khi tần số kích thích là 48Hz thì trên dây có sóng dừng với 8 bụng sóng. Để
sóng dừng trên dây có 3 bụng sóng thì tần số kích thích là
A.48Hz B.6Hz C.30Hz D.18Hz
Hướng dẫn
[Đáp án D]
v
Nhắc lại:Dây 2 đầu cố định, tồn tại tần số nhỏ nhất gây ra sóng dừng trên dây là f0: f0  . Nếu tần số fk cũng gây sóng
2l
dừng thì: fk  k.f0 , với k là số bụng, k+1 là số nút, k=1,2,3,..

Trang 30 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014


TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT

Áp dụng: ff 8
3
 8f 0  48Hz
 3f 0  ?
 f3  3
48
8
 18Hz

Ví dụ 5. Một sợi dây hai đầu cố định, dài 1m, vận tốc truyền sóng trên dây là 30m/s. Trong các tần số sau đây, tần số nào có
khả năng gây ra hiện tượng sóng dừng trên dây?
A.20Hz B.40Hz C.35Hz D.45Hz
Hướng dẫn
[Đáp án D]
v 30
Tần số nhỏ nhất gây sóng dừng: f0    15Hz
2l 2.1
fk  k.f0 , k  1,2,3...  chỉ có f3=45Hz thỏa mãn.
Ví dụ 6. Người ta tạo ra sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi một đầu thả tự do, một đầu gắn với máy rung. Khi tần số kích
thích là 50Hz thì trên dây có 3 bụng sóng. Để trên dây có 2 bụng sóng thì tần số kích thích là
A.30Hz B.33,33Hz C.70Hz D.45Hz
Hướng dẫn
[Đáp án A]
v
Nhắc lại:Dây1 đầu cố tự do, tồn tại tần số nhỏ nhất gây ra sóng dừng trên dây là f0: f0  . Nếu tần số fk cũng gây sóng
4l
m1
dừng thì: fk  m.f0 , với số bụng = số nút   m  2.bông  1 , m=1,3,5,..
2
Áp dụng: 3 bụng  m=2.3-1=5  50=f5  5f0  f0  10Hz
2 bụng  m=2.2-1=3  f3  3f0  30Hz

Ghi nhớ: Tần số nhỏ nhất để có sóng dừng trên dây:f0


v
 Dây 2 đầu cố định: f0   fk  kf0  k  1,2,3,.., bông =k, nót =k+1
2l
v m 1
 Dây 1 đầu tự do: f0   fm  mf0  m  1,3,5,.., bông = nót =
4l 2

Ví dụ 7. Một sợi dây đàn hồi có hai tần số liên tiếp gây sóng dừng trên dây là 50Hz và 70Hz. Hãy xác định tần số nhỏ nhất
có sóng dừng trên dây.
A.25Hz B.10Hz C.30Hz D.40Hz
Hướng dẫn
[Đáp án B]
Nếu dây 2 đầu cố định: Nếu dây 1 đầu tự do:

f k  kf 0  50
f k 1  (k  1)f 0  70
 f 0  20Hz 
f m  mf 0  50
f m  2  (m  2)f 0  70
 f 0  10Hz

 không có đáp án.  đáp án B.


Ví dụ 8. Phương trình sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có dạng: u  3cos(25 x )sin(50 t ) cm , trong đó x tính bằng
m, t tính bằng s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A.200cm/s B.2cm/s C.4cm/s D.4m/s
Hướng dẫn
[Đáp án A]
d 
Biểu thức tính biên độ sóng dừng có dạng: AM =2A cos(2  ) , víi =0 hoÆc =
 2
Với khoảng cách từ điểm M đến bụng sóng hoặc đến nút sóng ký hiệu là d hoặc x.
x 2x
Ta có: 2  25x     0,08m (  cùng đơn vị với x)
 25x

f   25Hz ; v=f   2 m / s
2

Ví dụ 9. Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng, bước sóng là  và biên độ dao động của bụng sóng là 2A. Điểm M

trên dây cách bụng sóng một đoạn sẽ dao động với biên độ là
8
A 2
A.0 B.2A C. A 2 D.
2
Hướng dẫn
[Đáp án C]

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 31


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
Biên độ tại M: AM  y , với y là hàm điều hòa có chu kỳ  .
Từ một bụng B1, đi tới một điểm bụng cùng pha với B1 và gần B1 nhất ứng với N1
quay một vòng tròn để hàm y thực biến thiên một chu kỳ. Tức là ứng với M
khoảng cách  . (B2 cũng là một điểm bụng nhưng ngược pha với B1) 
B2 O ∆φ B1 y
Như vậy : 4
1 vßng trßn 2A 2
B1  B1 2
 1 2 
 vßng trßnB1OM 
8 8
B  8 4 M N2
1 1

Từ góc B1OM, xác định M trên đường tròn, chiếu xuống trục y ta được :
(2A) 2
y  A 2  AM  y  A 2
2

III. BÀI TẬP


Câu 1. Khảo sát hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi AB=l, đầu A nối với nguồn dao động, đầu B cố định thì dao động
của sóng tới và sóng phản xạ tại B

A.cùng phA. B.ngược phA. C.vuông phA. D.lệch pha
4
Câu 2. Khảo sát hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi AB=l, đầu A nối với nguồn dao động, đầu B tự do thì dao động
của sóng tới và sóng phản xạ tại B

A. vuông phA. B. lệch pha C. cùng phA. D. ngược phA.
4
Câu 3. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng
A.một phần tư bước sóng. B.một bước sóng. C.nửa bước sóng. D.hai bước sóng.
Câu 4. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng
A. một nửa bước sóng. B.một bước sóng. C. một phần tư bước sóng. D.một số nguyên lần bước
sóng.
Câu 5. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng
A.một số nguyên lần bước sóng. B.một nửa bước sóng.
C.một bước sóng. D.một phần tư bước sóng.
Câu 6. Một dây đàn hồi có chiều dài L, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là:
L
A. B.L C.2L D.4L
2
Câu 7. Một dây đàn hồi có chiều dài L, một đầu cố định, một đầu tự do. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là:
L
A. B.L C.2L D.4L
2
Câu 8. Một sợi dây đàn hồi hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là L, chiều dài của dây là:
L
A. B.2L C.L D.4L
2
Câu 9. Chọn câu sai khi nói về sóng dừng xảy ra trên sợi dây:
A.Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là nửa chu kỳ.
B.Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liền kề là một phần tư bước sóng.
C.Hai điểm đối xứng với nhau qua điểm nút luôn dao động cùng phA.
D.Hai điểm đối xứng với nhau qua điểm nút luôn dao động cùng phA.
Câu 10. Một sợi dây đã được kéo căng dài 2L, có các đầu M và N cố định. Sợi dây được kích thích để tạo sóng dừng trên nó
sao cho ngoài hai điểm đầu thì chỉ có điểm chính giữa G của sợi dây là nút sóng. A và B là hai điểm trên sợi dây, nằm hai bên
điểm G và cách G một đoạn x (x<L) như nhau. Dao động tại các điểm A và B sẽ
A. có biên độ bằng nhau và cùng phA. B. có biên độ khác nhau và cùng phA.
C. có biên độ khác nhau và ngược pha nhau. D. có biên độ bằng nhau và ngược pha nhau.
Câu 11. Sóng dừng trên một sợi dây do sự chồng chất của hai sóng truyền theo chiều ngược nhau: u1  U0cos(kx  t) và
u2  U0cos(kx  t) . Biểu thức biểu thị sóng dừng trên dây là
A. u  2U0 sin(kx).cos(t) B. u  2U0cos(kx).cos(t) C. u  U0 sin(kx).cos(t) D. u  2U0 sin(kx  t).
Câu 12. Để có sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu dây cố định và một đầu tự do thì chiều dài của dây
phải bằng
A.một số nguyên lần bước sóng. B.một số nguyên lần một phần tư bước sóng
B.một số nguyên lần nửa bước sóng. D.một số lẻ lần một phần tư bước sóng.
Câu 13. Thực hiện sóng dừng trên dây AB có chiều dài l với đầu B cố định, đầu A dao động theo phương trình
u  A cos 2 ft . Gọi M là điểm cách B một đoạn d, bước sóng là  , k là các số nguyên. Khẳng định sai là:

A.Vị trí các nút sóng được xác định bởi công thức d  k
2

B.Vị trí các bụng sóng được xác định bởi công thức d   2k  1
2

C.Khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp là d 
2

Trang 32 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014


TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT

D.Khoảng cách giữa một nút sóng và một bụng sóng liên tiếp là d 
4
Câu 14. Một sợi dây đàn hồi có đầu A được gắn cố định. Cho đầu dây B dao động với tần số f thì thấy có sóng truyền trên
sợi dây với tốc độ v. Khi hình ảnh sóng ổn định thì xuất hiện những điểm luôn dao động với biên độ cực đại và có những
điểm không dao động. Nếu coi B là một nút sóng thì chiều dài sợi dây là:
v v v
A. l  k víi k  N* B. l  kvf víi k  N* C. l  k víi k  N* D. l   2k  1 víi k  N*
f 2f 4f
Câu 15. Hai bước sóng cộng hưởng lớn nhất của một ống chiều dài L, hai đầu hở là bao nhiêu?
4L L L
A. 4L vµ B. 2L vµ L C. 4L vµ 2L D. vµ
3 2 4
Câu 16. Trên một sợi dây có chiều dài l, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết tốc độ truyền
sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là:
v v 2v v
A. B. C. D.
2l 4l l l
Câu 17. Sóng dừng là
A.sóng không lan truyền nữa do bị vật cản.
B.sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường.
C.sóng được tạo thành so sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ.
D.sóng trên dây mà hai đầu dây được giữ cố định.
Câu 18. Sóng dừng tạo ra trên dây đàn hồi hai đầu cố định khi
A.chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng. B.bước sóng gấp đôi chiều dài dây.

C.bước sóng bằng bội số lẻ của chiều dài dây. D.chiều dài của dây bằng bội số nguyên lần của
2
Câu 19. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định thì bước sóng là:
A.Khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp. B.Độ dài của dây.
C.Hai lần độ dài của dây. D.Hai lần khoảng cách giữa hai nút howcj hai bụng liên tiếp.
Câu 20. Trên phương x’Ox có sóng dừng được hình thành, phần tử vật chất tại hai điểm bụng gần nhau nhất sẽ dao động
A.cùng phA. B.ngược phA. C.lệch pha 900. D.lệch pha 450.
Câu 21. Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về các hiện tượng sóng dừng?
A.Sóng dừng không có sự lan truyền dao động.
B.Sóng dừng trên dây đàn là sóng ngang, trong cột không khí của ống sáo, kèn là sóng dọC.
C.Mọi điểm giữa hai nút của sóng dừng có cùng pha dao động.
D.Bụng sóng và nút sóng dịch chuyển với vận tốc bằng vận tốc lan truyền sóng.
Câu 22. Sóng dừng trên dây đàn hồi tạo bởi âm thoa điện có gắn nam châm điện, biết dòng điện xoay chiều có tần số f, biên
độ dao động của đầu gắn với âm thoa là A. Chọn câu sai:
A.Biên độ dao động của bụng là 2A.
1
B.Khoảng thời gian ngắn nhất (giữa hai lần liên tiếp) để dây duỗi thẳng là t 
2f
C.Mọi điểm giữa hai nút liên tiếp của sóng dừng đều dao động cùng pha với biên độ khác nhau.
D.Mọi điểm nằm hai bên của một nút của sóng dừng đều dao động ngược phA.
Câu 23. Quan sát trên một sợi dây thấy có sóng dừng với biên độ của bụng sóng là A. Tại điểm trên sợi dây cách bụng sóng
một phần tư bước sóng có biên độ dao động bằng:
A A
A. B.0 C. D.A
2 4
Câu 24. Trên một sợi dây có sóng dừng, điểm bụng M cách nút gần nhất N một đoạn 10cm, khoảng thời gian giữa hai lần
liên tiếp trung điểm P của đoạn MN có cùng li độ với điểm M là 0,1 giây. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A.400cm/s B.200cm/s C.100cm/s D.300cm/s
Câu 25. Dùng nguyên lý chồng chất để tìm biên độ tổng hợp của hai sóng: u1  U0cos(t  kx) và
u2  U0cos(t  kx  ) ta được:
 U0
A. A  2U0 cos B. A  C. A  U0 cos D. A  2U0
2 2
Câu 26. Sóng truyền trên một sợi dây hai đầu cố định có bước sóng  . Muốn có sóng dừng trên dây thì chiều dài l ngắn
nhất của dây phải thỏa mãn điều hiện nào?
 
A. l  . B. l   C. l  D. l  2
2 4
Câu 27. Trên dây có sóng dừng với tần số dao động là 10Hz, khoảng cách giữa hai nút kế cận là 5cm. Vận tốc truyền sóng
trên dây là:
A.50cm/s. B.1m/s C.1cm/s D.10cm/s
Câu 28. Phương trình sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có dạng: u  3cos(25 x )sin(50 t ) cm , trong đó x tính bằng
mét, t tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A.200cm/s B.2cm/s C.4cm/s D.4m/s
Câu 29. Hai sóng chạy có vận tốc 750m/s, truyền ngược chiều nhau và giao thoa nhau tạo thành sóng dừng. Khoảng cách từ
một nút N đến nút thứ N+4 bằng 6m. Tần số các sóng chạy bằng
A.100Hz B.125Hz C.250Hz D.500Hz
Câu 30. Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, người ta đo được khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 100cm.
Biết tần số của sóng truyền trên dây bằng 100Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là:
A.50m/s B.100m/s C.25m/s D.75m/s

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 33


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
Câu 31. Đầu một lò xo gắn vào một âm thoa dao động với tần số 240Hz. Trên lò xo xuất hiện một hệ thống sóng dừng,
khoảng cách từ nút thứ nhất đến nút thứ tư là 30cm. Tính vận tốc truyền sóng.
A.24m/s B.48m/s C.200m/s D.55m/s
Câu 32. Phương trình sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có dạng u  3cos(25 x )sin(50 ) cm , trong đó x tính bằng cm,
t tính bằng s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A.200cm/s B.2cm/s C.4cm/s D.4m/s
Câu 33. Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu còn lại gắn vào máy rung. Người ta tạo ra
f
sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để lại có sóng dừng, phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ số 2 bằng
f1
A.4 B.3 C.6 D.2
Câu 34. Trên dây AB dài 2m có sóng dừng với hai bụng sóng, đầu A nối với nguồn dao động (coi là một nút sóng), đầu B
cố định. Tìm tần số dao động của nguồn, biết vận tốc sóng trên dây là 200m/s.
A.50Hz B.25Hz C.200Hz D.100Hz
Câu 35. Trong thí nghiệm về sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2m với hai đầu cố định, người ta quan sát thấy ngoài
hai đầu dây cố định còn có hai điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi
thẳng là 0,05s. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A.12m/s B.8m/s C.16m/s D.4m/s
Câu 36. Một sợi dây đàn dài 1,2m được giữ cố định ở hai đầu. Khi kích thích cho dây đàn dao động gây ra một sóng dừng
lan truyền trên dây thì bước sóng dài nhất có thể là
A.0,3m B.0,6m C.1,2m D.2,4m
Câu 37. Khi có sóng dừng trên một dây AB hai đầu cố định với tần số là 42Hz thì thấy trên dây có 7 nút. Muốn trên dây AB
có 5 nút thì tần số phải là:
A.58,8Hz B.30Hz C.63Hz D.28Hz
Câu 38. Một dây AB dài 1,8m căng thẳng nằm ngang, đầu B cố định, đầu A gắn vào một bản rung tần số 100Hz. Khi bản
rung hoạt động, người ta thấy trên dây có sóng dừng gồm 6 bó sóng, với A xem như một nút. Tính bước sóng và vận tốc
truyền sóng trên dây AB.
A.   0,3m; v=60m/s B.   0,6m; v=60m/s C.   0,3m; v=30m/s D.   0,6m; v=120m/s
Câu 39. Một dây đàn hồi AB dài 60cm có đầu B cố định, đầu A mắc vào một nhánh âm thoa đang dao động với tần số
f=50Hz. Khi âm thoa rung, trên dây có sóng dừng với 3 bụng sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A.v=15m/s B.v=28m/s C.v=20m/s D.v=25m/s
Câu 40. Trên một sợi dây dài 1m (hai đầu dây cố định) đang có sóng dừng với tần số 100Hz, người ta thấy có 4 điểm dao
động rất mạnh. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A.200m/s B.100m/s C.25m/s D.50m/s
Câu 41. Một dây đàn dài 40cm, căng ở hai đầu cố định, khi dây dao động với tần số 600Hz, ta quan sát trên dây có sóng
dừng với hai bụng sóng. Bước sóng trên dây là:
A.   13,3 cm B.   20 cm C.   40 cm D.   80 cm
Câu 42. Một sợi dây đàn hồi có độ dài AB=80cm, đầu B giữ cố định, đầu A gắn với cần rung dao động điều hòa với tần số
50Hz theo phương vuông góc với AB. Trên dây có một sóng dừng với 4 bụng sóng, coi A và B là nút sóng. Tốc độ truyền
sóng trên dây là:
A.10m/s B.5m/s C.20m/s D.40m/s
Câu 43. Một sợi dây được căng ra giữa hai đầu A và B cố định. AB=30cm. Cho biết tốc độ truyền sóng cơ trên dây là
vs=600m/s, tốc độ truyền âm thanh trong không khí là va=300m/s. Khi sợi dây rung, bước sóng của âm trong không khí là
bao nhiêu? Biết rằng giữa hai đầu dây có 2 bụng sóng.
A.15cm B.30cm C.60cm D.90cm
Câu 44. Một dây AB dài 100cm có đầu B cố định. Tại đầu A thực hiện một dao động điều hòa có tần số f=40Hz. Tốc độ
truyền sóng trên dây là v=20m/s. Số điểm nút, số điểm bụng trên dây là bao nhiêu?
A.3 nút, 4 bụng. B.5 nút, 4 bụng.
Câu 45. Một dây đàn hồi AB dài 60 cm có đầu B cố định, đầu A mắc vào một nhánh âm thoa đang dao động với tần số
f=50Hz. Khi âm thoa rung trên dây có sóng dừng, dây rung thành 3 múi, tốc độ truyền sóng trên dây có thể nhận giá trị nào
trong các giá trị sau?
A.v=25m/s B.v=28m/s C.v=15m/s D.v=20m/s
Câu 46. Tốc độ truyền sóng trên một sợi dây là 40m/s. Hai đầu dây cố định. Khi tần số sóng trên dây là 200Hz, trên dây
hình thành sóng dừng với 10 bụng sóng. Hãy chỉ ra tần số nào cho dưới đây cũng tạo ra sóng dừng trên dây:
A.90Hz B.70Hz C.60Hz D.110Hz
Câu 47. Một sợi dây dài 1,2m, hai đầu cố định. Khi tạo sóng dừng trên dây, ta đếm được có tất cả 5 nút sóng (kể cả 2 đầu).
Bước sóng của sóng trên dây là:
A.24cm B.30cm C.48cm D.60cm
Câu 48. Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau
nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150Hz và 200Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây là:
A.50Hz B.125Hz C.75Hz D.100Hz
Câu 49. Sóng dừng trên sợi dây OB=120cm, hai đầu cố định. Ta thấy trên dây có 4 bó với biên độ dao động của bụng sóng
là 1cm. Tính biên độ dao động tại một điểm M cách O một đoạn 65cm.
A.0 B.0,5cm C.1cm D.0,3cm
Câu 50. Sóng dừng trên dây dài 2m với hai đầu cố định. Vận tốc sóng trên dây là 20m/s. Tìm tần số dao động của sóng
dừng nếu biết tần số nằm trong khoảng từ 4Hz đến 6Hz.
A.10Hz B.5,5Hz C.5Hz D.4,5Hz
Câu 51. Trên một sợi dây dài 2m đang có sóng dừng với tần số 100Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm
khác luôn đứng yên. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A.40m/s B.100m/s C.60m/s D.80m/s
Câu 52. Một dây có một đầu bị kẹp chặt, đầu kia bị mắc vào một nhánh của âm thoa có tần số 600Hz. Âm thoa dao động và
tọa ra sóng dừng có 4 bụng. Vận tốc truyền sóng trên dây là 400m/s. Bước sóng và chiều dài của dây là:

Trang 34 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014


TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
2 2
A.   1,5m; l=3m B.   m; l=1,66m C.   1,5m; l=3,75m D.   m; l=1,33m
3 3
Câu 53. Sóng dừng xuất hiện trên dây đàn hồi 2 đầu cố định. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là
0,25s. Biết dây dài 12m, vận tốc truyền sóng trên dây là 4m/s. Tìm bước sóng và số bụng sóng N trên dây
A.   1m; N=24 B.   2m; N=12 C.   4m; N=6 D.   2m; N=6
Câu 54. Dây AB=30cm căng ngang, 2 đầu cố định, khi có sóng dừng thì tại N cách B 9cm là nút thứ 4 (kể từ B). Tổng số
nút trên dây AB là:
A.9 B.10 C.11 D.12
Câu 55. Một sợi dây đàn dài 60cm, căng giữa hai điểm cố định, khi dây đàn dao động với tần số f=500Hz thì trên dây có
sóng dừng với 4 bụng sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A.50m/s B.100m/s C.25m/s D.150m/s
Câu 56. Một dây đàn hồi AB dài 60cm có đầu B cố định, đầu A mắc vào một nhánh âm thoa đang dao động với tần số
f=50Hz. Khi âm thoa rung, trên dây có sóng dừng với 3 bụng sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A.v=15m/s B.v=28m/s C.v=20m/s D.v=25m/s
Câu 57. Trên một sợi dây dài 1m (dai đầu cố định) đang có sóng dừng với tần số 100Hz. Người ta thấy có 4 điểm dao động
rất mạnh. Vận tốc truyền sóng trên dây là
A.200m/sB.100m/s C.25m/s D.50m/s
Câu 58. Một sợi dây đàn hồi l=100cm, có hai đầu AB cố định. Một sóng truyền trên dây với tần số 50Hz thì ta đếm được
trên dây có 3 nút sóng, không kể hai nút A và B. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A.30m/s B.25m/s C.20m/s D.15m/s
Câu 59. Một dây thép dài 90cm có hai đầu cố định, được kích thích cho dao động bằng một nam châm điện nuôi bằng mạng
điện xoay chiều có tần số 50Hz. Trên dây có sóng dừng với 6 bó sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A.15m/s B.60m/s C.30m/s D.7,5m/s
Câu 60. Một sợi dây đàn hồi căng ngang giữa hai điểm cách nhau 75cm, người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần
nhau cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150Hz và 200Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây là:
A.50Hz B.125Hz C.75Hz D.100Hz
Câu 61. Một sợi dây đàn hồi chiều dài 100cm, hai đầu được gắn cố định. Biết tốc độ truyền sóng trên dây đàn hồi là 300m/s.
Hai tần số âm thấp nhất mà dây đàn phát ra là:
A.200Hz, 400Hz B.250Hz, 500Hz C.100Hz, 200Hz D.150Hz, 300Hz
Câu 62. Một dây AB dài 90cm có đầu B thả tự do. Tạo ở đầu A một dao động điều hòa theo phương ngang có tần số
f=100Hz. Trên dây có sóng dừng với 4 múi sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A.60m/s B.50m/s C.35m/s D.40m/s
Câu 63. Một sợi dây thép AB dài 41cm treo lơ lửng, đầu A cố định, đầu B tự do. Kích thích dao động cho dây nhờ một nam
châm điện với tần số dòng điện là 20Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 160cm/s. Khi xảy ra hiện tượng sóng dừng, trên dây
xuất hiện số nút và bụng sóng là:
A.21 nút, 21 bụng B.21 nút, 20 bụng C.11 nút, 11 bụng D.11 nút, 10 bụng
Câu 64. Sóng dừng trên dây dài 1m với vật cản cố định, tần số f=80Hz. Tốc độ truyền sóng là 40m/s. Các điểm M1, M2, M3
trên dây và lần lượt cách vật cản cố định là 12,5cm; 37,5cm; 62,5cm. Trạng thái dao động tại các điểm này:
A.M1, M2 và M3 dao động cùng pha B.M2 và M3 dao động cùng pha và ngược pha với điểm M1
C.M1 và M3 dao động cùng pha và ngược pha với M2. D.M1 và M2 dao động cùng pha và ngược pha với M3.
Câu 65. Một dây AB đàn hồi, đầu A gắn vào một âm thoa rung với tần số f=100Hz, đầu B để lơ lửng. Tốc độ truyền sóng là
4m/s. Cắt bớt để dây chỉ còn 21cm. Bấy giờ có sóng dừng trên dây. Hãy tính số bụng và số nút.
A.11 và 11 B.11 và 12 C.12 và 11 D.12 và 12
Câu 66. Một sợi dây AB treo lơ lửng, đầu A gắn vào một nhánh của âm thoa có tàn số f. Có sóng dừng trên dây, người ta
thấy khoảng cách từ B đến nút dao động thứ 3 (kể từ B) là 5cm. Bước sóng là :
A.4cm B.5cm C.8cm D.10cm
Câu 67. Sợi dây OB=21cm với đầu B tự do. Gây ra tại O một dao động ngang có tần số f. Tốc độ truyền sóng là 2,8m/s.
Sóng dừng trên dây có 8 bụng sóng thì tần số dao động là :
A.40Hz B.50Hz C.60Hz D.20Hz
Câu 68. Một sợi dây mãnh AB dài 50cm, đầu B tự do và đầu A dao động với tần số f. Tốc độ truyền sóng trên dây là
25cm/s. Điều kiện về tần số để xảy ra hiện tượng sóng dừng trên dây là :
A.f=0,25k. B.f=0,5k (k=1,2,..) C.f=0,75k (k=1,3,5,..) D.f=0,125k (k=1,3,5,..)
Câu 69. Một sợi dây đàn hổi AB dài 1,2m, đầu A cố định, đầu B tự do, được rung với tần số f và trên dây có sóng lan truyền
với tốc độ 24m/s. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy 9 nút. Tần số dao động của dây là :
A.95Hz B.85Hz C.80Hz D.90Hz
Câu 70. Sóng dừng trong ống sáo có âm cực đại ở hai đầu hở. Biết ống sáo dài 40cm và trong ống có 2 nút. Tìm bước sóng.
A.20cm B.40cm C.60cm D.80cm
Câu 71. Một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với hai tần số liên tiếp là 30Hz, 50Hz. Dây thuộc loại một đầu cố định hay hai
đầu cố định, tính tần số nhỏ nhất để có sóng dừng.
A.Một đầu cố định, fmin=30Hz. B.Hai đầu cố định, fmin=30Hz.
C.Một đầu cố định, fmin=10Hz. D.Hai đầu cố định, fmin=10Hz
Câu 72. Tạo ra sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định, nếu tần số của nguồn là 48Hz thì trên dây có 8 bụng sóng. Hỏi để
trên dây chỉ có 4 nút (không kể hai nguồn) thì tần số kích thích phải là bao nhiêu ?
A.28Hz B.30Hz C.40Hz D.18Hz
Câu 73. Tạo ra sóng dừng trên dây có một đầu gắn vào máy rung, một đầu để tự do. Kích thích với tần số 50Hz thì trên dây
có 3 bụng sóng. Hỏi phải kích thích với tần số là bao nhiêu để trên dây có 4 bụng sóng ?
A.40Hz B.65Hz C.70Hz D.90Hz
Câu 74. Tạo sóng dừng trên sợi dây có đầu A gắn với nguồn dao động với phương trình u  4cos t cm , đầu B gắn vào
một điểm cố định. Sợi dây dài 1,2m. Khi có sóng dừng thì dây có 2 bụng sóng. Gọi M là điểm đầu tiên trên dây kể từ B dao
động với biên độ 4cm. Hãy xác định khoảng cách từ A đến M.
A.10cm B.6cm C.15cm D.20cm

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 35


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
Câu 75. Tạo sóng dừng trên sợi dây có đầu A gắn với nguồn dao động với phương trình u  4cos t cm , đầu B gắn vào
một điểm cố định. Sợi dây dài 1,2m. Khi có sóng dừng thì dây có 2 bụng sóng. Gọi M là điểm thứ 2 trên dây kể từ B dao
động với biên độ 4cm. Hãy xác định khoảng cách từ A đến M
A.10cm B.6cm C.15cm D.20cm
Câu 76. Tạo ra sóng dừng trên sợi dây có đầu A cố định, đầu B gắn với nguồn sóng có phương trình u  3cos10 t cm .
Vận tốc truyền sóng trên dây là 600cm/s. Gọi M là điểm cách A là 15 cm. Hãy xác định biên độ tại M.
A.3cm B.6cm C.3 3 cm D.3 2 cm
Câu 77. Tạo sóng dừng trên sợi dây có đầu A cố định, đầu B được gắn vào máy rung có phương trình u  4cos 8 t cm .
Vận tốc truyền sóng trên dây là 240cm/s. Kể từ A, 5 điểm đầu tiên dao động với biên độ 4cm cách A những khoảng :
A.5cm ; 25cm ; 35cm ; 55cm ; 65cm B.5cm ; 20cm ; 35cm ; 50cm ; 65cm
C.10cm ; 25cm ; 30cm ; 45cm ; 50cm D.25cm ; 35cm ; 55cm ; 65cm ; 85cm
Câu 78. Tại ra sóng dừng trên dây có đầu A tự do, điểm B là nút đầu tiên kể từ A, cách A 20cm. Khoảng thời gian liên tiếp
để li độ tại A bằng với biên độ tại B là 0,2s. Hãy xác định vận tốc truyền sóng trên dây.
A.3m/s B.2m/s C.4m/s D.5m/s
50
Câu 79. Tại ra sóng dừng trên sợi dây có đầu A tự do, M là một điểm trên dây cách A một khoảng là cm . Biết bước
6
sóng   50cm . Khoảng thời gian ngắn nhất để độ lớn li độ tại A bằng với biên độ tại M là 0,1s. Hãy tìm vận tốc truyền
sóng trên dây.
A.83,33 cm/s B.250 cm/s C.400 cm/s D.500 cm/s
Câu 80. Tạo ra sóng dừng trên một sợi dây có đầu A cố định, bước sóng  , biên độ dao động của nguồn sóng là U0. Tính

biên độ dao động tại điểm M cách A một đoạn .
8
A.U0 B. U0 2 C.2U0 D. U0 3
Câu 81. Tạo ra sóng dừng trên một sợi dây có đầu A cố định, bước sóng  , biên độ dao động của nguồn sóng là U0. Tính

biên độ dao động tại điểm M cách A một đoạn .
6
A.U0 B. U0 2 C.2U0 D. U0 3
Câu 82. Tạo ra sóng dừng trên một sợi dây có đầu A cố định, bước sóng  , biên độ dao động của nguồn sóng là U0. Tính

biên độ dao động tại điểm M cách A một đoạn .
12
A.U0 B. U0 2 C.2U0 D. U0 3
Câu 83. Sóng dừng trên sợi dây có nguồn sóng U0, gọi A là bụng sóng, M là điểm gần A nhất dao động với biên độ U0. Biết
AM=10cm. Hãy xác định bước sóng.
A.90cm B.60cm C.80cm D.120cm
Câu 84. Sóng dừng trên sợi dây có nguồn sóng U0, gọi A là nút sóng, M là điểm gần A nhất dao động với biên độ U0. Biết
AM=10cm. Hãy xác định bước sóng.
A.90cm B.60cm C.80cm D.120cm
Câu 85. Sóng dừng trên sợi dây với nguồn sóng có biên độ U0. Gọi A và B là hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động với
biên độ U0, biết AB=20cm. Xác định bước sóng.
A.90cm B.60cm C.80cm D.120cm
Câu 86. Sóng dừng trên sợi dây với nguồn sóng có biên độ U0. Lấy A, B là hai điểm trên dây dao động với biên độ U0 sao
cho các điểm nằm trong đoạn AB đều có biên độ nhỏ hơn U0. Biết AB=20cm. Xác định bước sóng.
A.90cm B.60cm C.80cm D.120cm
Câu 87. (ĐH 2010) Một sợi dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động
điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là
20m/s. Kể cả A và B, trên dây có
A.3 nút và 2 bụng. B.7 nút và 6 bụng. C.9 nút và 8 bụng. D.5 nút và 4 bụng.
Câu 88. (ĐH 2011) Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là một
điểm bụng gần A nhất, C là trung điểm của AB, với AB=10cm. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao
động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là 0,2s. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A.0,25m/s. B.0,5m/s. C.2m/s. D.1m/s.
Câu 89. (ĐH-2012) Trên một sợi dây đàn hồi dài 100cm với hai đầu A và B cố định đang có sóng dừng, tần số sóng là
50Hz. Không kể hai đầu A và B, trên dây có 3 nút sóng . Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 15m/s B. 30m/s C. 20m/s D. 25m/s
Câu 90. (CĐ-2012) Trên một sợi dây có sóng dừng với bước sóng là  . Khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề là
 
A. . B. 2  . C. . D.  .
2 4
Câu 91. (ĐH-2012) Trên một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định đang có sóng dừng. Không xét các điểm bụng hoặc
nút, quan sát thấy những điểm có cùng biên độ và ở gần nhau nhất thì đều cách đều nhau 15cm. Bước sóng trên dây có giá trị
bằng
A. 30cm. B. 60cm. C. 90cm. D. 45cm.
Câu 92. (CĐ-2013) Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết khoảng cách ngắn nhất giữa một nút sóng và vị trí
cân bằng của một bụng sóng là 0,25m. Sóng truyền trên dây với bước sóng là:
A. 2,0m B. 1,0m C. 0,5m D. 1,5m
Câu 93. (ĐH-2013) Trên một sợi dây đàn hồi dài 1m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 5 nút sóng (kể cả hai đầu
dây). Bước sóng của sóng truyền trên đây là
A. 1m. B. 1,5m. C. 0,5m. D. 2m.
Trang 36 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT

ĐÁP ÁN
1B 2C 3C 4A 5D 6C 7D 8A 9D 10D 11B 12D 13B 14C 15B 16A
17C 18D 19D 20B 21D 22B 23B 24B 25A 26A 27B 28A 29C 30A 31B 32B
33D 34D 35B 36D 37D 38B 39C 40D 41C 42C 43A 44B 45D 46C 47D 48A
49B 50C 51B 52D 53B 54C 55D 56C 57D 58B 59C 60A 61D 62D 63A 64C
65A 66B 67B 68D 69B 70B 71C 72B 73C 74A 75D 76D 77A 78B 79A 80B
81D 82A 83B 84D 85B 86D 87D 88B 89D 90A 91B 92B 93C

BÀI 4: SÓNG ÂM, NHẠC ÂM


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1) SÓNG ÂM
 Sóng âm là những sóng cơ học truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí.
 Sóng âm không truyền được trong chân không.
 Tốc độ truyền âm trong các môi trường theo thứ tự tăng dần: khílỏngrắn.
 Một vật dao động phát ra âm gọi là nguồn âm.
 Trong chất khí và chất lỏng sóng âm là sóng dọC. Trong chất rắn sóng âm là sóng dọc hoặc sóng ngang.
2) ĐẶC TRƯNG VẬT LÝ CỦA SÓNG ÂM
a) Tần số âm:f(Hz)
Hạ âm Âm nghe được (âm thanh) Siêu âm
16Hz 20 000Hz f
b) Cường độ âm:I(W/m2)
Là đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền
sóng trong một đơn vị thời gian.

P P
I  IAR2A  IBRB2
S 4R2


Trong đó: P lµ c«ng suÊt nguån ©m (W).
S lµ diÖn tich mÆt cÇu t©m P b¸n kinh R (m2 )
c) Mức cường độ âm: L(dB)
I
L  10lg (dB)
I0

Trong đó: I : c-êng ®é ©m t¹i ®iÓm cÇn tinh
2
L
I0 : c-êng ®é ©m chuÈn (W/m )
3) ĐẶC TRƯNG SINH LÝ CỦA SÓNG ÂM
a) Độ cao:độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý của âm gắn liền với tần số âm.
f càng lớnâm càng cao.
b) Độ to (độ nghe rõ):là một đặt trưng sinh lý của âm gắn liền với mức cường độ âm
L(của âm thanh) càng lớn nghe càng to.
c) Âm sắc: âm sắc một đặc trưng sinh lý của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát rA. Âm sắc có liên
quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
4) NHẠC ÂM, HỌA ÂM
 Nhạc âm là các âm do nhạc cụ phát rA.
 Khi một nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tần số f0 thì đồng thời cũng phát ra một loạt các họa âm có tần số 2f0, 3f0,..

a) Với đàn có hai đầu dây cố định


 v v
l  k =k  f=k =kf0 , víi k=1,2,3,..
2 2f 2l

v
Tần số âm cơ bản: f0 = 2
2l
Tần số họa âm bậc k: fk  k.f0 , k=1,2,3,..
b) Với ống sáo có một đầu kín, một đầu hở
   v
lk +  l=m  f=m =m.f0 víi m=1,3,5,..
2 4 4 4l  
v 2 4
Tần số âm cơ bản: f0 =
4l
Tần số họa âm bậc m: fm  m.f0 , m=1,2,3,..
5) CÁC CÔNG THỨC LOGARIT
loga b  x  b  ax lgb  x  b  10x
a
lg(a.b)  lga  lgb lg  lga  lgb
b

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 37


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
II. CÁC VÍ DỤ
Ví dụ 1. Một thanh kim loại dao động với tần số 200Hz, tạo ra trong nước một sóng âm có bước sóng 7,17m. Vận tốc
truyền âm trong nước là
A.27,89m/s. B.1434m/s. C.1434cm/s. D.0,036m/s.
Hướng dẫn
[Đáp án B]
v  f  7,17.200  1434Hz
Ví dụ 2. Xác định cường độ âm tại một điểm cách nguồn âm 5m. Biết công suất của nguồn là 30W.
A. 0,2 W / m2 B. 30 W / m2 C. 0,095 W / m2 D. 0,15 W / m2
Hướng dẫn
[Đáp án C]
P 30
I   0,095 W / m2
4R2 4.52
Ví dụ 3. Tại điểm A trên phương truyền sóng có cường độ âm I=103 W / m2 . Hãy xác định mức cường độ âm tại đó.
Biết cường độ âm chuẩn I0 =1012 W / m2
A.90B B. 90dB C. 9dB D. 80dB
Hướng dẫn
[Đáp án B]
103
L  10lg 12  90dB
10
Ví dụ 4. Tại điểm A trên phương truyền sóng có mức cường độ âm là 50dB. Hãy xác định cường độ âm tại đó. Biết cường
độ âm chuẩn I0 =1012 W / m2
A. 105 W / m2 B. 106 W / m2 C. 107 W / m2 D. 108 W / m2
Hướng dẫn
[Đáp án C]
I I I
L  10lg A  50dB  lg A  5  A  105  IA  105.1012  107 W / m2
I0 I0 I0
Ví dụ 5. Tại một vị trí, nếu cường độ âm là I thì mức cường độ âm là L, nếu cường độ âm tăng lên 1000 lần thì mức cường
độ âm tăng lên bao nhiêu?
A.1000dB B. 1000B C. 30 B D. 30dB
Hướng dẫn
[Đáp án C]
I
L  10lg A (dB)
I0
1000IA I
L  10lg (dB)=10lg1000+10lg A  30dB  L
I0 I0
IA
Ví dụ 6. Hai điểm A, B trên phương truyền sóng, mức cường độ âm tại A lớn hơn tại B 20dB. Tính tỉ số
IB
A.20 lần B.10 lần C.1000 lần D.100 lần
Hướng dẫn
[Đáp án D]
 I I  I I  I
LA  LB  10  lg A -lg B   20  lg  A  0   2  A  100 .
 I0 I0   I0 IB  IB
Ví dụ 7. Tại điểm A cách nguồn âm 1m trên phương truyền sóng, có cường độ âm là IA =102 W / m2 .Cường độ âm tại
điểm B cách muồn 100m là
A. 103 W / m2 B. 104 W / m2 C. 105 W / m2 D. 106 W / m2
Hướng dẫn
[Đáp án D]
R2 1
IAR2A  IBRB2  IB  IA A2  102  106 W / m2
RB 1002
Ví dụ 8. Tại hai điểm A và B trên phương truyền sóng có khoảng cách đến nguồn âm lần lượt là 1m và 100m. Biết mức
cường độ âm tại A là 70dB. Mức cường độ âm tại B là
A.30dB B. 40B C. 50 B D. 60dB
Hướng dẫn
[Đáp án A]
R 2A
A R A  IBRB  IB  IA
2 2

RB2
I I R2   I R2  R2
LB  10lg B  10lg  A  A2   10 lg A  lg A2   LA  10lg A2  70  10.( 4)  30dB
I0  I0 RB   I0 RB  RB

III. BÀI TẬP


Câu 1. Tìm phát biểu sai về sóng âm:
A.Sóng âm là sóng cơ học truyền được trong cả 3 môi trường rắn, lỏng, khí
Trang 38 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
B.Trong cả 3 môi trường rắn, lỏng, khí sóng âm luôn là sóng dọc
C.Trong chất rắn sóng âm có cả sóng dọc và sóng ngang
D.Âm thanh có tần số từ 16Hz đến 20KHz
Câu 2. Trong các nhạc cụ thì hộp đàn có tác dụng:
A.Làm tăng độ cao và độ to của âm.
B.Giữ cho âm có tần số ổn định.
C.Vừa khuếch đại âm, vừa tạo âm sắc riêng của âm do đàn phát rA.
D.Tránh được tạp âm và tiếng ồn, làm cho tiếng đàn trong hơn.
Câu 3. Một lá thép mỏng dao động với chu kỳ T  102 s . Sóng âm do lá thép phát ra là
A.hạ âm B.siêu âm C.tạp âm D.âm nghe được
Câu 4. Tìm phát biểu đúng về sóng âm:
A.Tạp âm là âm có tần số không xác định
B.Những vật liệu như bông, nhung, xốp truyền âm tốt
C.Vận tốc truyền âm tăng theo thứ tự môi trường: rắn, lỏng, khí.
D.Nhạc âm là âm do các nhạc cụ phát rA.
Câu 5. Hai âm có cùng độ cao thì
A.cùng tần số B.cùng biên độ
C.cùng truyền trong một môi trường D.hai nguồn âm cùng pha dao động.
Câu 6. Tìm phát biểu sai:
A.Sóng âm truyền được trong các môi trường vật chất rắn, lỏng, khí.
B.Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20 000Hz.
C.Sóng âm không truyền được trong chân không.
D.Vận tốc truyền sóng âm không phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ vật chất của môi trường.
Câu 7. Yếu tố ảnh hưởng đến âm sắc của âm là:
A.Tần số, phương truyền sóng. B.Biên độ, phương dao động.
C.Tần số, biên độ các họa âm. D.Biên độ, phương dao động.
Câu 8. Sóng âm nghe được là sóng dọc có tần số nằm trong khoảng từ
A.16Hz đến 2.104 Hz B.16Hz đến 20MHz C.16Hz đến 200KHz D.16Hz đến 2KHz
Câu 9. Âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra luôn khác nhau về
A.độ cao B.âm sắc C.cường độ D.cả độ cao, âm sắc
Câu 10. Cảm giác âm phụ thuộc vào
A.nguồn âm và môi trường truyền âm B.nguồn âm và tai người nghe
C.tai người và môi trường truyền D.nguồn âm, môi trường truyền và tai người nghe
Câu 11. Chọn câu đúng
A.Trong chất khí, sóng âm là sóng dọc vì trong chất khí lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi có biến dạng nén, dãn.
B.Trong chất lỏng, sóng âm là sóng dọc vì trong chất lỏng lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi có biến dạng lệch.
C.Trong chất rắn, sóng âm luôn là sóng ngang vì trong chất rắn lực đàn hồi xuất hiện khi có biến dạng lệch.
D.Trong chất lỏng và chất rắn, sóng âm gồm cả sóng ngang và sóng dọc vì lực đàn hồi xuất hiện khi có biến dạng lệch và
biến dạng nén, dãn.
Câu 12. Chọn câu sai:
A.Sóng âm có cùng tần số với nguồn âm
B.Sóng âm không truyền được trong chân không
C.Đồ thị dao động của nhạc âm là những đường sin tuần hoàn có tần số xác định.
D.Đồ thị dao động của tạp âm là những đường cong không tuần hoàn và không có tần số xác định.
Câu 13. Đặc trung vật lý của âm bao gồm:
A.Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm và đồ thị dao động của âm.
B.Tần số, cường độ, mức cường độ âm và biên độ dao động của âm.
C.Cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động và biên độ dao động của âm.
D.Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động và biên độ dao động của âm.
Câu 14. Hai âm sắc khác nhau thì khác nhau về
A.tần số B.dạng đồ thị dao động C.cường độ âm D.mức cường độ âm
Câu 15. Mức cường độ âm là một đặc trưng vật lí của âm gây ra đặc trưng sinh lý của âm là
A.độ to. B.độ cao. C.âm sắC. D.âm lượng.
Câu 16. Với tần số từ 1000Hz đến 1500Hz thì giới hạn nghe của tai người
A.từ 10-2dB đến 10dB B.từ 0 đến 130dB C.từ 0 đến 13dB D.từ 13dB đến 130dB
Câu 17. Chiều dài ống sáo càng lớn thì âm phát ra
A.càng cao B.càng trầm C.càng to D.càng nhỏ
Câu 18. Chọn câu sai: Hộp đàn có tác dụng
A.như hộp cộng hưởng B.làm cho âm phát ra cao hơn
C.làm cho âm phát ra to hơn D.làm cho âm phát ra có một âm sắc riêng
Câu 19. Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
A.tần số và bước sóng đều thay đổi. B.tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.
C.tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi. D.tần số và bước sóng đều không thay đổi.
Câu 20. Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kỳ không đổi 0,08s. Âm do lá
thép phát ra là
A.âm thanh B.nhạc âm C.hạ âm D.siêu âm
Câu 21. Cường độ âm là
A.năng lượng âm truyền trong 1 đơn vị thời gian.
B.độ to của âm.
C.năng lượng âm truyền qua 1 đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm.
D.năng lượng âm truyền trong 1 đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm.
Câu 22. Giọng nói của nam và nữ thường khác nhau về

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 39


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
A.tần số âm. B.biên độ âm. C.cường độ âm. D.độ to âm.
Câu 23. Khi hai ca sĩ cùng hát một câu ở cùng một độ cao, ta vẫn phân biệt được giọng hát của từng người là do:
A.tần số và biên độ âm khác nhau. B.tần số và cường độ âm khác nhau.
C.tần số và năng lượng âm khác nhau. D.âm sắc khác nhau.
Câu 24. Tìm phát biểu đúng:
A.Âm có cường độ lớn thì tai ta có cảm giác âm đó to B.Âm có cường độ nhỏ thì tai ta có cảm giác âm đó nhỏ
C.Âm có tần số lớn thì tai ta có cảm giác âm đó to D.Âm to hay nhỏ phụ thuộc vào mức cường độ âm
Câu 25. Để tăng gấp đôi tần số của âm do dây đàn phát ra ta phải:
A.Tăng chiều dài dây gấp 2 lần. B.Giảm chiều dài dây 2 lần.
C.Tăng chiều dài dây gấp 4 lần D.Giảm chiều dài dây 4 lần.
Câu 26. Độ to của âm được đặc trưng bằng:
A.Cường độ âm. B.Mức áp suất âm. C.Mức cường độ âm. D.Biên độ âm.
Câu 27. Vận tốc truyền âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?
A.Nước nguyên chất. B.Kim loại. C.Khí hidro. D.Không khí.
Câu 28. Hai âm có âm sắc khác nhau là do chúng có:
A.cường độ khác nhA. B.các họa âm có tần số và biên độ khác nhau.
C.biên độ khác nhau. D.tần số khác nhau.
Câu 29. Đại lượng nào sau đây không phải là đặc trưng vật lý của sóng âm:
A.cường độ âm. B.tần số âm. C.độ to của âm. D.đồ thị dao động âm.
Câu 30. Tìm phát biểu sai:
A.Âm sắc là một đặc tính sinh lý của âm dựa trên tần số và biên độ âm.
B.Cường độ âm lớn thì tai ta nghe âm to.
C.Trong khoảng tần số âm nghe được, tần số âm càng thấp âm càng trầm.
I
D.Mức cường độ âm đặc trưng cho độ to của âm và tính theo công thức: L(dB)  10lg
I0
Câu 31. Một sóng âm truyền từ không khí vào nướC. Ở hai môi trường sóng âm có:
A.Cùng bước sóng. B.Cùng tần số. C.Cùng vận tốc truyền. D.Cùng biên độ.
Câu 32. Đối với âm cơ bản và họa âm bậc 2 của cùng 1 dây đàn phát ra thì
A.Họa âm bậc 2 có cường độ lớn gấp 2 lần cường độ âm cơ bản.
B.Tần số họa âm bậc 2 lớn gấp đôi tần số âm cơ bản.
C.Tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa âm bậc 2.
D.Vận tốc truyền âm cơ bản gấp đôi vận tốc truyền họa âm bậc 2.
Câu 33. Chọn phát biểu sai khi nói về môi trường truyền âm và vận tốc âm:
A.Môi trường truyền âm có thể là rắn, lỏng hoạc khí.
B.Những vật liệu như bông, nhung, xốp truyền âm tốt.
C.Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ của môi trường.
D.Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường
Câu 34. Chọn câu sai trong các câu sau:
A.Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì âm càng to.
B.Cảm giác nghe âm to hay nhỏ chỉ phụ thuộc vào cường độ âm
C.Cùng một cường độ âm, tai con người nghe âm cao to hơn nghe âm trầm
D.Ngưỡng đâu hầu như không phụ thuộc vào tần số của âm
Câu 35. Chọn câu sai
A.Ngưỡng nghe của tai phụ thuộc vào tần số của âm B.Tốc độ truyền sóng âm phụ thuộc vào nhiệt độ
C.Sóng âm và sóng cơ có cùng bản chất vật lý D.Sóng âm truyền trên bề mặt vật rắn là sóng dọC.
Câu 36. Khi đi vào một ngõ hẹp, ta nghe tiếng bước chân vọng lại, đó là hiện tượng
A.khúc xạ sóng. B.phản xạ sóng. C.nhiễu xạ sóng. D.giao thoa sóng.
Câu 37. Khi âm thanh truyền từ không khí vào nước, bước sóng và tần số của âm thanh có thay đổi không ?
A.Bước sóng thay đổi, nhưng tần số không đổi. B.Bước sóng và tần số cùng không thay đổi.
C.Bước sóng không thay đổi còn tần số thay đổi. D.Bước sóng thay đổi và tần số cũng thay đổi.
Câu 38. Tốc độ truyền âm
A.phụ thuộc vào cường độ âm. B.không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
C.phụ thuộc vào độ to của âm. D.phụ thuộc vào tính đàn hồi và khối lượng riêng của môi trường
Câu 39. Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây :
A.Sóng cơ học có chu kỳ 2µs. B.Sóng cơ học có chu kỳ 2ms.
C.Sóng cơ học có tần số 30kHz D.Sóng cơ học có tần số 10Hz.
Câu 40. Tần số nào sau đây là do dây đàn phát ra (hai đầu cố định) :
nv nv nv nv
A. f  (n=1,2,3,..) B. f  (n=1,2,3,..) C. f  (n=1,2,3,..) D. f  (n=1,,3,5,...)
4l 2l l 4l
Câu 41. Một dây đàn dài 15cm, khi gãy phát ra âm cơ bản với tốc độ truyền sóng trên dây là 300m/s. Tốc độ truyền âm
trong không khí là 340m/s. Bước sóng của âm phát ra trong không khí là :
A.0,5m B.1,24m C.0,34m D.0,68m
Câu 42. Một người đứng cách một bức tường 500m nghe một tiếng súng nổ. Vị trí đặt súng cách tường 165m. Người và
súng cùng trên đưuòng thẳng vuông góc với tường. Sau khi nghe tiếng nổ, người này lại nghe tiếng nổ do âm thanh phản xạ
trên bức tường. Tốc độ âm thanh trong không khí là 330m/s. Khoảng thời gian giữa hai tiếng nổ là
1 2 4
A. s B. s C. 1s s
3 3 3
Câu 43. Tốc độ truyền âm trong không khí là 330m/s, trong nước là 1435m/s. Một âm có bước sóng trong không khí là
50cm thì khi truyền trong nước có bước sóng là :
A.217,4cm B.11,5cm C.203,8cm D.103,8cm

Trang 40 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014


TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
Câu 44. Sóng âm có tần số 450Hz lan truyền với tốc độ 360m/s trong không khí. Hai điểm cách nhau 1m trên phương
truyền sóng dao động

A.lệch pha . B.ngược pha. C.vuông pha. D.cùng pha.
4
Câu 45. Một thanh kim loại dao động với tần số 200Hz, tạo ra trong nước một sóng âm có bước sóng 7,17m. Vận tốc truyền
âm trong nước là :
A.27,89m/s B.1434m/s C.1434cm/s D.0,036m/s
Câu 46. Người ta đặt chìm trong nước một nguồn âm có tần số 725Hz. Biết tốc độ âm trong nước là 1450m/s. Hãy tính
khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trong nước dao động ngược pha nhau.
A.0,5m B.1m C.1,5m D.2m
Câu 47. Một người gõ một nhát búa vào đường sắt. Ở cách đó 1056m một người khác áp tại vào đường sắt thì nghe thấy 2
tiếng gõ cách nhau 3s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 330m/s thì tốc độ truyền âm trong đường sắt là
A.5200m/s B.5280m/s C.5300m/s D.5100m/s
Câu 48. Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với tốc độ lần lượt là 330m/s và 1452m/s.
Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ:
A.tăng 4 lần. B.tăng 4,4 lần. C.giảm 4,4 lần. D.giảm 4 lần.
Câu 49. Có hai loa là nguồn phát sóng âm S1, S2 phát âm cùng phương trình u1  u2  A cos t . Vận tốc sóng âm trong
không khí là 330m/s. Một người đứng ở vị trí M cách S1 3m, cách S2 3,375m. Để người này không nghe được âm từ hai loa
thì tần số âm của loa nhận giá trị nhỏ nhất là
A.420Hz B.440Hz C.460Hz D.480Hz
Câu 50. Gõ vào một thanh thép dài để tạo âm. Trên thanh thép người ta thấy khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao
động cùng pha bằng 8m. Vận tốc âm trong thép là 5000m/s. Tần số âm phát ra bằng:
A.250Hz B.500Hz C.1300Hz D.625Hz
Câu 51. Chu kỳ của âm có giá trị nào sau đây mà tai con người không thể nghe được?
A. T  6,25.105 s B. T  6,25.104 s C. T  6,25.103 s D. T  625.103 s
Câu 52. Biết nguồn âm có kích thước nhỏ và công suất 125,6W. Tính mức cường độ âm tại vị trí cách nguồn 1000m. Cho
I0=10-12W.
A.7dB B.70dB C.10dB D.70dB
Câu 53. Một nguồn âm phát ra sóng âm là sóng cầu truyền đi giống nhau theo mọi hướng và năng lượng âm được bảo toàn.
Lúc đầu một người đứng cách nguồn âm một khoảng d, sau đó người này đi lại gần nguồn thêm 10m thì cường độ âm nghe
được tăng lên 4 lần. Khoảng cách d là:
A.160m B.80m C.40m D.20m
Câu 54. Một nguồn âm phát sóng âm theo mọi hướng đều giống nhau trong một môi trường không hấp thụ âm. Để cường
độ âm nhận được giảm đi 4 lần thì khoảng cách đến nguồn phải
A.tăng lên 2 lần B.giảm đi 2 lần C.tăng lên 4 lần D.giảm đi 4 lần
Câu 55. Một người đứng trước nguồn âm S một đoạn D. Nguồn này phát sóng cầu. Khi người đó đi lại gần nguồn âm thêm
50m thì nhận thấy cường độ âm tăng lên gấp đôi. Khoảng cách d xấp xỉ là:
A.222m B.22,5m C.29,3m D.171m
Câu 56. Cho cường độ âm chuẩn là I0=10-12W/m2. Một âm có mức cường độ âm là 80dB thì cường độ âm là:
A.10-4W/m2 B.3.10-5W/m2 C.105W/m2 D.10-3W/m2
Câu 57. Một nguồn âm xem như một nguồn điểm, phát âm trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm. Ngưỡng
nghe của âm đó là I0=10-12W/m2. Tại một điểm A người ta đo được mức cường độ âm là L=70dB. Cường độ âm tại A là:
A.10-7W/m2 B.107W/m2 C.10-5W/m2 D.70W/m2
Câu 58. Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA=1m, có mức cường độ âm là LA=90dB. Biết
ngưỡng nghe của âm đó là I0=0,1nW/m2. Hãy tính cường độ âm tại A.
A.IA=0,1W/m2 B.IA=1W/m2 C.IA=10W/m2 D. IA=0,01W/m2
Câu 59. Một nguồn âm xem như một nguồn điểm, phát âm trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm. Ngưỡng
nghe của âm đó là I0=10-12W/m2. Tại một điểm A ta đo được mức cường độ âm là L=70dB. Cường độ âm I tại A có giá trị là
A.70W/m2 B.10-7W/m2 C.107W/m2 D.10-5W/m2
Câu 60. Một sóng âm biên độ 0,2mm có cường độ âm bằng 3W/m2. Một sóng âm khác có cùng tần số sóng này nhưng biên
độ bằng 0,4mm thì sẽ có cường độ là
A.4,2W/m2 B.6,0W/m2 C.12W/m2 D.9,0W/m2
Câu 61. Một sóng âm biên độ 0,12mm có cường độ âm tại một điểm bằng 1,80W.m-2. Hỏi một sóng âm khác có cùng tầm
số, nhưng biên độ bằng 0,36mm thì sẽ có cường độ âm tại điểm đó bằng bao nhiêu?
A.0,60W.m-2 B.5,40W.m-2 C.16,2W.m-2 D.2,70W.m-2
Câu 62. Một người đứng cách nguồn âm một khoảng tối đa bao nhiêu thì cảm thấy đau tai. Biết nguồn âm có kích thước
nhỏ và công suất là 125,6W. Giới hạn đau tai của người này là 10W/m2.
A.1m B.2m C.10m D.5m
Câu 63. Khi cường độ âm tăng lên 10n lần thì mức cường độ âm tăng
A.thêm 10n dB. B.thêm 10n dB. C.lên n lần. D.lên 10n lần.
Câu 64. Mức cường độ âm tăng lên thêm 30dB thì cường độ âm tăng lên gấp
A.30 lần. B.103 lần. C.90 lần. D.3 lần.
Câu 65. Tiếng ồn ngoài phố có cường độ âm lớn gấp 104 lần tiếng nói chuyện ở nhà. Biết tiếng ồn ngoài phố là 8B thì tiếng
nói chuyện ở nhà là:
A.40 dB. B.20dB. C.4dB. D.60dB.
Câu 66. Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau 20dB. Tỉ số cường độ âm của chúng là:
A.10. B.20. C.1000. D.100.
I
Câu 67. Trên đường phố có mức cường độ âm là L1=70dB, trong phòng đo được mức cường độ âm là L2=40dB. Tỉ số 1
I2
bằng
A.300. B.10 000. C.3000. D.1000.
GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 41
CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
Câu 68. Khi cường độ âm tăng 10 000 lần thì mức cường độ âm tăng lên bao nhiêu?
A.4B B.30dB C.3B D.50dB
Câu 69. Trên phương truyền âm AB, nếu tại A đặt một nguồn âm thì âm tại B có mức cường độ là 20dB. Hỏi nếu đặt hai
nguồn âm tại A thì mức cường độ âm tại B là bao nhiêu?
A.40dB B.30dB C.23dB D.10dB
Câu 70. Trên phương truyền âm AB, nếu tại A đặt một nguồn âm thì âm tại B có mức cường độ âm là 20dB. Hỏi để tại B có
cường độ âm là 40dB thì cần đặt tại A bao nhiêu nguồn âm?
A.100 B.10 C.20 D.80
Câu 71. Trên phương truyền âm AB, nếu tại A đặt một nguồn âm thì âm tại B có mức cường độ âm là 60dB. Nếu mức độ
ồn cho phép là 80dB thì tại A chỉ được đặt tối đa bao nhiêu nguồn?
A.100 B.10 C.20 D.80
Câu 72. Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA=1m, có mức cường độ âm LA=90dB. Biết
ngưỡng nghe của âm đó là I0=0,1nW/m2. Mức cường độ âm tại điểm B cách N một khoảng NB=10m là:
A.7dB B.7B C.80dB D.90
Câu 73. Tại điểm A cách nguồn âm đẳng hướng 10m có mức cường độ âm là 24dB thì tại nơi mà mức cường độ âm bằng 0
cách nguồn
A.  B.3162m C.158,49m D.2812m
Câu 74. Âm lớn nhất mà tai người có thể nghe có mức cường độ âm là 13B. Đối với âm có cường độ âm chuẩn thì âm này
có cường độ âm lớn gấp:
A.13 lần B.19,95 lần C.130 lần D.1013 lần
Câu 75. Mức cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là L=70dB. Cường độ âm tại điểm đó gấp
A.107 lần cường độ âm chuẩn I0. B.7 lần cường độ âm chuẩn I0.
C.710 lần cường độ âm chuẩn I0. D.70 lần cường độ âm chuẩn I0.
Câu 76. Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA=1m, có mức cường độ âm LA=90dB. Biết
ngưỡng nghe của âm đó là I0=10-12W/m2. Tại điểm B cách nguồn N một khoảng NB=10m có mức cường độ âm là
A.70dB B.7dB C.80dB D.90dB
Câu 77. Từ nguồn S phát ra âm có công suất P không đổi và truyền về mọi phương như nhau. Cường độ âm chuẩn I0=10-
12W/m2. Tại điểm A cách S một đoạn R =1m, mức cường độ âm là L =70dB. Tại điểm B cách S một đoạn R =10m, mức
1 1 2
cường độ âm là
A. 70dB B.7B C.7dB D.50dB
Câu 78. Công suất âm thanh cực đại của một máy nghe nhạc gia đình là 10W. Cho rằng cứ truyền trên khoảng cách 1m,
năng lượng âm bị giảm 5% so với lần đầu do sự hấp thụ của môi trường truyền âm. Biết I0=10-12W/m2, nếu mở to hết cỡ thì
mức cường độ âm ở khoảng cách 6m là
A.102dB B.107dB C.98dB D.89dB
Câu 79. Một nguồn âm N phát âm đều theo mọi hướng. Tại điểm A cách N 10m có mức cường độ âm L0(dB) thì tại điểm B
cách N 20m mức cường độ âm là
L L
A.L0-4(dB) B. 0 (dB) C. 0 (dB) D.L0-6(dB)
4 2
Câu 80. Mức cường độ âm do nguồn S gây ra tại điểm M là L, khi cho S tiến lại gần M một đoạn 62m thì mức cường độ âm
tăng thêm 7dB. Khoảng cách từ S đến M xấp xỉ bằng
A.210m B.209m C.112m D.42,9m
Câu 81. Một ống sáo dài 50cm. Tốc độ truyền sóng trong ống là 330m/s. Ống sáo này khi phát họa âm bậc hai có 2 bụng
sóng thì tần số họa âm đó là:
A.495Hz B.165Hz C.330Hz D.660Hz
Câu 82. Một dây đàn phát ra âm cơ bản có tần số 500Hz, khi trên sợi dây đàn này hình thành sóng dừng có 4 nút thì phát ra
âm có tần số là:
A.1500Hz B.2000Hz C.2500Hz D.1000Hz
Câu 83. Một ống sáo dài 85cm (một đầu kín một đầu hở). Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Khi trong ống
sáo có họa âm có 3 bụng thì tần số âm phát ra là:
A.300Hz B.400Hz C.500Hz D.1000Hz
Câu 84. Một ống rỗng dựng đứng, đầu dưới kín, đầu trên hở dài 50cm. Tốc độ truyền sóng trong không khí là 340m/s. Đặt
âm thoa ngang miệng ống dao động với tần số không quá 400Hz. Lúc có hiện tượng cộng hưởng âm xảy ra trong ống thì tần
số dao động của âm thoa là:
A.340Hz B.170Hz C.85Hz D.510Hz
Câu 85. Tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau 0,4m, có 2 nguồn phát sóng âm kết hợp cùng pha, cùng biên độ, tần
số là 800Hz. Vận tốc âm trong không khí là 340m/s, coi biên độ sóng không đổi trong khoảng AB. Số điểm không nghe được
âm trên đoạn AB là
A.2 B.1 C.4 D.3
Câu 86. Biết tần số của họa âm bậc 3 mà ống sáo có 1 đầu kín, 1 đầu hở phát ra là 1320Hz, vận tốc truyền âm v=330m/s.
Chiều dài của ống sáo là:
A.18,75cm B.20,25cm C.25,75cm D.16,25cm
Câu 87. Một ống thủy tinh dựng đứng, đầu dưới kín, đầu trên hở, chứa nướC. Thay đổi cột nước làm cho chiều cao cột
không khí trong ống có thể thay đổi trong khoảng từ 45cm đến 85cm. Một âm thao dao động trên miệng ống với tần số
680Hz. Biết tốc độ âm trong không khí là 340m/s. Lúc có cộng hưởng âm trong không khí thì chiều dài cột không khí là:
A.56,5cm B.48,8cm C.75cm D.62,5cm
Câu 88. Một ống dài 0,5m có một đầu kín, một đầu hở, trong có không khí. Tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s.
Tại miệng ống có căng ngang một dây dài 2m. Cho dây dao động phát âm cơ bản, đồng thời xảy ra hiện tượng cộng hưởng
âm với ống và âm do ống phát ra cũng là âm cơ bản. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A.550m/s B.680m/s C.1020m/s D.1540m/s
Câu 89. Người ta tạo ra sóng dừng trong ống hình trụ AB có đàu A bịt kín, đầu B hở. Ống đặt trong không khí, sóng âm
trong không khí có tần số f=1kHz, sóng dừng hình thành trong ống sao cho tại đầu B nghe thấy âm to nhất và giữa A và B có
hai nút sóng. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Chiều dài AB là:
Trang 42 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA & LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÂN PHƯƠNG-247 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP BMT
A.42,5cm B.4,25cm C.85cm D.8,5cm
Câu 90. Cột không khí trong ống thủy tinh có độ cao l có thể thay đổi được nhờ điều khiển mực nước trong ống. Đặt một
âm thoa k trên miệng ống thủy tinh. Khi âm thoa dao động, nó phát ra một âm cơ bản, ta thấy trong cột không khí có một
sóng dừng ổn định. Khi độ cao thích hợp của cột không khí có trị số nhỏ nhất I0=13cm, người ta nghe thấy âm to nhất, biết
rằng đầu A hở của cột không khí là một bụng sóng, còn đầu B kín là một nút sóng, vận tốc truyền âm là 340m/s. Tần số của
âm do âm thoa phát ra là:
A.563,8Hz B.658Hz C.653,8Hz D.365,8Hz
Câu 91. (ĐH 2010) Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát
sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60dB, tại B là 20dB. Mức
cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là
A.26dB B.17dB C.34dB D.40dB
Câu 92. (ĐH 2011) Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng
và không hấp thụ âm. Hai điểm A, B cách nguồn âm lần lượt là r1 và r2. Biết cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại B.
r
Tỉ số 2 bằng
r1
1 1
A.2 B. C.4 D.
2 4
Câu 93. (CĐ-2012) Xét điểm M ở trong môi trường đàn hồi có sóng âm truyền quA. Mức cường độ âm tại M là L (dB).
Nếu cường độ âm tại điểm M tăng lên 100 lần thì mức cường độ âm tại điểm đó bằng
A. 100L (dB). B. L + 100 (dB). C. 20L (dB). D. L + 20 (dB).
Câu 94. (ĐH-2012) Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm, giống nhau với
công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA có mức cường độ
âm là 30dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt thêm tại O bằng
A. 4. B. 3. C. 5. D. 7.
Câu 95. (ĐH-2012) Một sóng âm và một sóng ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì bước sóng
A. của sóng âm tăng còn bước sóng của sóng ánh sáng giảm.
B. của sóng âm giảm còn bước sóng của sóng ánh sáng tăng.
C. của sóng âm và sóng ánh sáng đều giảm.
D. của sóng âm và sóng ánh sáng đều tăng.
Câu 96. (CĐ-2013) Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340m/s và bước sóng 34cm. Tần số của sóng âm này
là :
A. 1500Hz B. 500Hz C. 2000Hz D. 1000Hz.
Câu 97. (ĐH-2013) Trên một đường thẳng cố định trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ và phản xạ âm, một máy
thu ở cách nguồn âm một khoảng d thu được âm có mức cường độ âm là L; khi dịch chuyển máy thu ra xa nguồn âm thêm 9
m thì mức cường độ âm thu được là L – 20 (dB). Khoảng cách d là
A. 8 m B. 1 m C. 9 m D. 10 m

GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014 Trang 43


CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC
ĐÁP ÁN
1B 2C 3D 4A 5A 6D 7C 8A 9B 10D 11A 12C 13D 14B 15A 16B
1B7 1B8 1C9 2C0 2D1 22A 23D 24D 25B 26C 27B 28B 29C 30B 31B 32B
33B 34B 35D 36B 37A 38D 39B 40B 41C 42C 43A 44C 45B 46B 47B 48C
49B 50D 51D 52B 53D 54A 55D 56A 57C 58A 59D 60C 61C 62A 63A 64B
65A 66D 67D 68A 69C 70A 71A 72B 73C 74D 75A 76A 77D 78A 79D 80C
81D 82A 83C 84B 85A 86A 87D 88B 89A 90C 91A 92A 93D 94B 95A 96D
97B

MỤC LỤC
CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC ............................................................................................................ 1
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ SÓNG CƠ HỌC ......................................................................................... 1
II. CÁC VÍ DỤ ................................................................................................................................ 1
III. BÀI TẬP ................................................................................................................................. 3
ĐÁP ÁN ............................................................................................................................................ 11
II. CÁC VÍ DỤ .............................................................................................................................. 13
DẠNG 0: TRÊN S1S2 CỰC ĐẠI VÀ CỰC TIỂU XEN KẺ, CÁCH ĐỀU. ............................. 13
DẠNG I: ĐIỀU KIỆN CỰC ĐẠI, CỰC TIỂU ......................................................................... 13
A. HAI NGUỒN CÙNG PHA .............................................................................................. 13
B. HAI NGUỒN NGƯỢC PHA .......................................................................................... 14
C. HAI NGUỒN LỆCH PHA BẤT KỲ .............................................................................. 15
DẠNG 2 : SỐ CỰC ĐẠI, CỰC TIỂU ........................................................................................ 16
A. HAI NGUỒN CÙNG PHA .............................................................................................. 16
B. HAI NGUỒN NGƯỢC PHA .......................................................................................... 17
C. HAI NGUỒN LỆCH PHA BẤT KỲ .............................................................................. 18
DẠNG 3 : VIẾT PHƯƠNG TRÌNH SÓNG TỔNG HỢP ........................................................ 19
DẠNG 4 : TÍNH BIÊN ĐỘ SÓNG TỔNG HỢP....................................................................... 19
III. BÀI TẬP ............................................................................................................................... 20
ĐÁP ÁN ............................................................................................................................................ 26
BÀI 3: SÓNG DỪNG .......................................................................................................................... 28
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ........................................................................................................ 28
II. CÁC VÍ DỤ .............................................................................................................................. 30
III. BÀI TẬP ............................................................................................................................... 32
ĐÁP ÁN ............................................................................................................................................ 37
BÀI 4: SÓNG ÂM, NHẠC ÂM .......................................................................................................... 37
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ........................................................................................................ 37
II. CÁC VÍ DỤ .............................................................................................................................. 38
III. BÀI TẬP ............................................................................................................................... 38
ĐÁP ÁN ............................................................................................................................................ 44

Trang 44 GIÁO TRÌNH VẬT LÝ LTĐH 2013-2014

You might also like