Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC

BÀI TẬP NHÓM SỐ 5


Lớp: IB001 – Nhóm 6

Câu 1: Giải tình huống chương 5


❖ Tình huống 5.1
1. Bạn có thể trình bày các nguyên nhân Huy gặp khó khăn trong việc quản lý
nhóm?
Các nguyên nhân Huy gặp khó khăn trong việc quản lí nhóm:
- Cấu trúc của nhóm:
+ Lãnh đạo
+ Vai trò
+ Chuẩn mực
+ Địa vị
+ Quy mô
+ Tính liên kết
+ Sự khác biệt
- Nhóm của Huy đã bị mắc lỗi trong 3 yếu tố của cấu trúc nhóm khiến nhóm làm việc
không hiệu quả. Cụ thể là:
+ Huy còn quá trẻ tuổi so với vị trí lãnh đạo và so với các thành viên khác trong
nhóm.
• Địa vị của Huy không cao dẫn đến sức ảnh hưởng của Huy trong nhóm không
cao.
• Huy chỉ mới ra trường được 5 năm nên độ dày dặn kinh nghiệm của anh không
bằng các thành viên lớn tuổi khác trong nhóm. Điều này khiến cho mọi người
trong nhóm không phục Huy.
• Huy đã không có sự đồng thuận và nể phục từ mọi người ngay từ lúc bắt đầu
nhận chức quản lí nhóm.
+ Nhóm chưa hình thành các chuẩn mực, nội quy chung.
+ Sự khác biệt về nhân khẩu học.
• Sự khác biệt về tuổi tác càng lớn sẽ làm cho nhóm càng không hiệu quả.
➔ Độ tin cậy của Huy trong lòng mọi người không bằng so với những người lớn
tuổi hơn trong nhóm. Do đó khi gặp khó khăn hay trở ngại gì thì các thành viên
trong nhóm sẽ hỏi ý kiến của những người lớn tuổi khác.
2. Bạn có thể đưa ra giải pháp giúp Huy giải quyết khó khăn trong quản lý nhóm
làm việc?
1
- Các giải pháp giúp Huy giải quyết khó khăn trong quản lí nhóm làm việc:
+ Xác định mục tiêu chung rõ ràng và cụ thể của cả nhóm.
+ Cùng mọi người thảo luận, đề xuất ý kiến để hình thành các chuẩn mực, các quy
tắc làm việc chung của cả nhóm.
+ Đưa ra chế độ khen – phạt rõ ràng. Thành viên nào làm tốt công việc sẽ được khen
thưởng, thành viên nào làm sai quy định sẽ bị phạt.
+ Tăng sự gắn kết với nhóm, tổ chức các buổi bonding tập thể, các buổi gặp mặt
giao lưu cuối tuần để mọi người có thể hiểu nhau hơn.
+ Phân chia công việc đồng đều giữa các cá nhân, chia nhóm thành các nhóm nhỏ
để dễ dàng quản lí hơn.
+ Nếu có thể, Huy nên gặp mặt, nói chuyện riêng với từng thành viên trong nhóm
để hiểu rõ vấn đề và tìm cách giải quyết.
+ Bản thân Huy phải không ngừng nỗ lực để hoàn thiện và nâng cao địa vị của bản
thân, phải gương mẫu trong công việc của nhóm và sẵn sàng lắng nghe các ý kiến từ mọi
người.
❖ Tình huống 5.2: Nếu bạn là nhà quản lý nhà máy, bạn sẽ làm gì nhóm này?
- Tình trạng nhóm hiện tại: Ở đây, kể từ khi Hoàng vào làm việc thì có thể thấy nhóm
của Hoàng đang vi phạm cả 2 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc nhóm. Đó là chuẩn
mực của nhóm chống đối lại mục tiêu của tổ chức và mức độ gắn kết của các thành viên
trong nhóm thấp. Lúc đầu, khi Hoàng chưa đến làm việc trong nhóm thì mọi người vẫn
đang đoàn kết với nhau, cùng thống nhất là không nỗ lực hết sức mà chỉ làm việc ở một
tiến độ nhất định để cùng được khen thưởng dẫn đến làm việc hời hợt, đi ngược lại với mục
tiêu của tổ chức. Từ khi Hoàng xuất hiện và làm việc rất chăm chỉ, nhóm bắt đầu lo lắng
và ông Minh đã có những hành động răn đe, cảnh cáo Hoàng nếu còn tiếp tục làm việc như
vậy sẽ bị nhóm giận và cô lập.
- Cách giải quyết của quản lý:
+ Khi Hoàng bị tai nạn và phải nghỉ việc ở nhà, quản lý nên đến thăm trực tiếp, đồng
thời hỏi thăm những tâm sự, suy nghĩ, khúc mắc và nguyện vọng của Hoàng. Nếu Hoàng
thực sự có năng lực và muốn thăng chức lên vị trí quản lý thì có thể xem xét cho Hoàng đi
học một số lớp kỹ năng.
+ Sau khi nghe Hoàng trình bày về việc nghi ngờ có người cố tình đẩy thang, quản
lý nên có cuộc nói chuyện riêng với từng thành viên trong nhóm, đồng thời quan sát biểu
hiện của họ để tìm ra manh mối. Nếu thực sự có người gây hại cho Hoàng thì phải có biện
pháp xử lý nghiêm khắc.

2
+ Tổ chức họp lại nhóm này và có hành động cảnh cáo những thành viên làm việc
thiếu hiệu quả, không nhiệt tình với công việc. Nếu còn tiếp tục tái phạm thì có thể sử dụng
những biện pháp mạnh hơn như giảm lương, thậm chí là sa thải.
+ Đề xuất lại cách làm việc của nhóm sao cho phù hợp với mức lương thưởng của
công ty. Đồng thời chọn ra nhóm trưởng để quản lý nhóm và cùng nhau xây dựng mục tiêu
chung khi làm việc.
+ Nếu công ty đủ điều kiện, có thể lắp thiết bị theo dõi an ninh để làm bảo rằng
không có sự cố đáng tiếc nào sẽ xảy ra sau này.
Câu 2: Theo bạn câu phát biểu sau đúng hay sai: “Để tạo ra các ý tưởng sáng
tạo và nâng cao kết quả công việc, tổ chức cần phải khuyến khích các xung
đột”? Tại sao?
Câu phát biểu “ Để tạo ra các ý tưởng sáng tạo và nâng cao kết quả công việc, tổ chức
cần phải khuyển khích xung đột” có một phần đúng và một phần sai vì điều này còn phụ
thuộc vào xung đột được tạo ra thuộc vào loại xung đột nào. Có 2 loại xung đột là:
- Xung đột chức năng: là xung đột tích cực, mang tính xây dựng và kích thích con
người hướng đến nỗ lực làm việc, cộng tác với nhau và đem lại lợi ích cho việc thực hiện
nhiệm vụ của tổ chức.
➔Tổ chức cần khuyến khích loại xung đột này vì:
+ Tạo ra sự tương tác hữu ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và tăng sự gắn kết,
hiểu biết lẫn nhau qua đó nâng cao kết quả công việc.
+ Cạnh tranh lành mạnh và xung đột ôn hòa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau sẽ kích
thích các thành viên tham gia, gia tăng cam kết trong việc đạt mục tiêu và nảy ra các ý
tưởng mới mẻ, sáng tạo trong giải quyết vấn đề.
+ Tránh được tình trạng tư duy nhóm trong quá trình làm việc, tăng tính đa dạng của
các quan điểm, góc nhìn khác nhau từ các cá nhân từ đó cung cấp thông tin và kiến thức
đầy đủ hơn để nâng cao chất lượng quyết định.
+ Giúp điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên, tạo sự thoải mái trong nhóm để
các cá nhân tự do sáng tạo, trình bày ý kiến cũng như rèn luyện kĩ năng quản trị xung đột
hiệu quả của nhà quản trị.
- Xung đột phi chức năng: là xung đột có tác động xấu, gây những cản trở, khó khăn
trong việc đạt được mục tiêu chung do những vấn đề về mối quan hệ giữa các cá nhân.
➔Tổ chức cần hạn chế loại xung đột này vì:

3
+ Tiêu hao nguồn lực, thời gian và công sức của nhóm để giành chiến thắng trong
xung đột thay vì hướng đến mục tiêu.
+ Làm nhận thức và phán quyết của các nhóm trở nên thiếu chính xác do bị ảnh
hưởng bởi sự áp lực, căng thẳng mà xung đột tạo ra.
+ Ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa các thành viên dẫn đến sự phối hợp nghèo nàn.
Câu 3: Cho ví dụ về xung đột đã xảy ra trong nhóm của bạn. Trình bày giải
pháp mà nhóm đã thực hiện.
- Một tình huống xung đột trong nhóm 6 đó là: Trong một buổi họp nhóm để bàn luận
về bài thuyết trình, một tình huống khó xử cho cả nhóm đã diễn ra. Cụ thể là, cuộc họp đã
có khá nhiều tranh cãi về ý tưởng, những luồng ý kiến trái chiều liên tiếp được đưa ra, khi
một ý tưởng được nêu lên thì các thành viên còn lại đã không suy nghĩ kỹ càng góp ý cho
ý tưởng đó mà ngược lại nhóm vội vàng đánh giá ý kiến của người khác quá, chưa thực sự
lắng nghe và hiểu ý nhau. Một số coi quá trình đề xuất ý tưởng là một cuộc ganh đua, đặt
cái tôi của mình quá cao dẫn đến cuộc họp không đi đến kết quả cuối cùng.
- Giải pháp mà nhóm đã thực hiện là: Nhóm đã sử dụng phương pháp thỏa hiệp để giải
quyết xung đột về vấn đề ý tưởng. Trong đó mỗi thành viên chấp nhận từ bỏ một số điều
nào đó để có thể tiếp tục làm việc với nhau, thỏa hiệp với nhau để thống nhất ý tưởng cuối
cùng mà vẫn đảm bảo sự hài lòng của tất cả các thành viên ở một mức độ nhất định. Cụ
thể:
+ Thống nhất với nhau là nên lắng nghe và không bày tỏ thái độ một cách vội vàng
khi chưa xem xét, phân tích kỹ về một ý tưởng nào đó, chỉ đánh giá sau khi các thành viên
lần lượt trình bày xong và đã ghi nhận, tổng hợp tất cả các ý tưởng.
+ Không coi quá trình đề xuất ý tưởng là một cuộc ganh đua mà nên tham gia với
tinh thần hợp tác, đóng góp và bổ sung cho nhau. Một ý kiến đưa ra sẽ là tiền đề, cơ sở cho
ý tưởng khác nảy sinh và phát triển.
+ Hạ thấp cái tôi cá nhân của mình xuống để nhận thấy những điểm hay trong các ý
tưởng khác. Từ đó có cái nhìn khách quan hơn và nâng cao chất lượng quyết định được
đưa ra.

You might also like