Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐỀ KIỂM TRA
TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN – HSSV
ĐẦU NĂM HỌC 2021 – 2022 CHO SINH VIÊN K45, K46

ĐỀ SỐ 03

Sinh viên: Trịnh Phương Hiền


Mã sinh viên: 207140202164
Lớp: K46D
Khoa: Giáo dục Tiểu học
Đề số 03

Câu 1: Giáo dục và đào tạo được đề cập như thế nào trong Báo cáo đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020,
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030?
Câu 2: Nêu những hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng theo Luật An ninh
mạng năm 2018
Câu 3: Là một sinh viên sư phạm và là người giáo viên tương lai, em thấy bản
thân mình phải làm gì để góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về giáo
dục đào tạo trong thời gian tới?

BÀI LÀM
Câu 1: Giáo dục và đào tạo được đề cập như thế nào trong Báo cáo đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020,
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030?
1.1.Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm
2016-2020, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025
a, Kết quả đạt được
- Công tác đào tạo nhân lực đã có những thay đổi theo hướng tập trung nâng cao
chất lượng; đào tạo gắn kết với nhu cầu lao động của địa phương, doanh nghiệp
và các đơn vị sử dụng lao động; bước đầu áp dụng các phương pháp đào tạo của
các tổ chức đào tạo nhân lực quốc tế. Giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số được quan tâm hơn. Nhân lực chất lượng cao tăng cả về số
lượng và chất lượng, trong đó một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ khu vực và quốc
tế như công nghệ thông tin, y tế, công nghiệp xây dựng, cơ khí...
- Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được tích cực triển khai. Đã ban
hành chương trình giáo dục phổ thông mới (năm 2018), trong đó chuyển dần từ
việc cung cấp kiến thức, kỹ năng sang phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Chất lượng giáo dục phổ thông được nâng cao, được nhiều nước trên thế giới đánh
giá cao và quan tâm nghiên cứu. Thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hoá đối với một
số cơ sở giáo dục - đào tạo, thí điểm với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo
hướng tự chủ cao hơn. Tiến hành chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo các cấp. Triển khai
tích cực công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công khai kết quả thực hiện.
- Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông đã được quan tâm hơn,
góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở
và trung học phổ thông. Khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp đối với học sinh, sinh
viên được đẩy mạnh triển khai thực hiện. Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ
sở giáo dục và đào tạo, dạy nghề; đầu tư trọng tâm, trọng điểm các trường, các
ngành tiến tới đạt chuẩn khu vực và thế giới. Nhiều cơ sở giáo dục - đào tạo có cơ
chế khuyến khích sinh viên, học viên nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ,
nhất là thông qua quỹ phát triển khoa học, công nghệ. Trong thời gian dịch bệnh
Covid-19, ngành giáo dục - đào tạo đã bước đầu tiếp cận dạy và học qua Internet,
truyền hình với nhiều hình thức khác nhau.
b, Hạn chế
- Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển, còn nặng về lý thuyết và nhẹ về thực hành chưa quan tâm đúng mức
về kĩ năng, nhẹ về thực hành, chưa quan tâm đúng mức đến kĩ năng xã hội, kĩ năng
sống và khả năng tự học, kỹ năng sáng tạo... Một số nhiệm vụ đổi mới
giáo dục và đào tạo triển khai còn chậm, hệ thống trường lớp phân bố chưa hợp lý
, một số nơi còn thiếu, xuống cấp. Cơ sở hạ tầng đại học ít được đầu tư, nhất là các
phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành...Việc đào tạo một số ngành nghề đặc thù còn
khó khăn, chưa có cơ chế đặt hàng đạo tạo đối với một số ngành, lĩnh vực, đối
tượng.
c, Phướng hướng, nhiệm vụ
- Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao,
trọng tâm hiện đại hóa, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo để đáp ứng yêu cầu
phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc
tế sâu rộng.

- Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách giải pháp phát triển nguồn nhân lực,
nhất là nhân lực chất lượng cao, trong các ngành lĩnh vực chủ yếu đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế-xã hội. Tập trung nâng cao nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch
nhanh cơ cấu lao động. Đa dạng hóa phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo
dục mở, khung trình độ quốc gia, gắn với thị trường và đáp ứng như yêu cầu cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để
phát triển xã hội số.

1.2 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030

*Đột phá chiến lược:

- Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng
tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự
cường và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam.

-Đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo trọng tâm là hiện đại hóa và thay đổi phương thức giáo dục, đào tạp nhất
là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng
cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, có chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng
nhân tài, chuyên gia cả trong nước và ngoài nước.
*Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình
độ, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình xã hội và Tổ Quốc. Đẩy mạnh
phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của
cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên
gia, nhà khoa học đầu ngành, chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số,
nhân lực quản trị công nghệ.
- Đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hóa và thay đổi phương thức giáo dục, đào tạo,
nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Chú trọng đào tạo nhân lực chất
lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; có chính sách vượt trội để thu hút,
trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và ngoài nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý, công chức có phẩm chất tốt, chuyên nghiệp, tận tụy, phục vụ
nhân dân.
- Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo.
Nghiên cứu để hoàn thiện, ổn định hệ thống sách giáo khoa và chế độ thi cử ở các
cấp học. Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ
học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực
tuyến, qua internet, truyền hình, các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa
học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đào
tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công
dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin,
công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu).
- Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học bắt buộc. Đưa vào
chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu, chú
trọng xây dựng nền tảng kỹ năng nhận thức và hành vi cho học sinh phổ thông.
Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học
phổ thông. Giảm tỷ lệ mù chữ ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
- Sắp xếp lại hệ thống trường học; phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và
ngoài công lập, giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và các đối tượng chính sách. Đa dạng
hóa các loại hình đào tạo, hoàn thiện chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài
công lập, thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học phù hợp với xu thế
chung của thế giới, chuyển đổi trường đại học công lập kém hiệu quả sang mô hình
hợp tác công - tư. Quy hoạch, sắp xếp lại các trường đại học, cao đẳng; có cơ chế
hỗ trợ xây dựng một số trường đại học lớn và đại học sư phạm trở thành những
trung tâm đào tạo có uy tín trong khu vực và thế giới.
- Thực hiện cơ chế tự chủ một số trường phổ thông tại các đô thị lớn, các nơi có
điều kiện; thí điểm cơ chế cho thuê một số cơ sở giáo dục sẵn có theo nguyên tắc
bảo đảm tất cả học sinh được đến trường. Xây dựng hệ thống giáo dục mở, học tập
suốt đời và xây dựng xã hội học tập; thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường
lao động. Đặc biệt, chú ý phát hiện, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhân tài cho phát
triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, coi
trọng dạy, học và sử dụng tiếng Anh. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt
Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Câu 2: Nêu những hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng theo Luật An
ninh mạng năm 2018
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn
luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt
động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc
người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi
trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây
sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng
trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản
trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ
thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát
tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng
Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin,
phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ
thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện
điện tử của người khác.
4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công,
vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ
quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

Câu 3: Là một sinh viên sư phạm và là người giáo viên tương lai, em thấy bản
thân mình phải làm gì để góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về giáo
dục đào tạo trong thời gian tới?
Với tư cách là một sinh viên sư phạm và là người giáo viên tương lai, em thấy bản
thân mình cần phải làm những điều sau để góp phần thực hiện chủ trương của
Đảng về giáo dục đào tạo trong thời gian tới là:

*Về phẩm chất chính trị

+ Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước đề ra. Thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng
học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động
giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ
chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính
trị, xã hội.

* Đạo đức nghề nghiệp

+ Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có
tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công
tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng
nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người
học, đồng nghiệp và cộng đồng.

+ Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà
trường, của ngành.
+ Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của
người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng
phí.

+ Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học
tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

* Lối sống, tác phong

+ Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn
đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng
với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống
văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

+ Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh,
lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải
quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

+ Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự,
phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người
học.

+ Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn
chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng
xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người
học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
+ Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến
những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

* Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

+ Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế,
quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.

+ Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.

+ Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người
học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập,
rèn luyện của người học và đồng nghiệp.

+ Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng
nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng
nghiệp và người khác.

+ Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.

+ Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không
được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo
dục của nhà trường.

+ Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong
khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

+ Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong
sinh hoạt tại cộng đồng.
+ Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung
trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.

+ Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn
về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên
môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.

+ Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc,
mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm
đồi trụy, độc hại.

* Tự bồi dưỡng, rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.

+ Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo phải được xem là việc làm trọng tâm,
thường xuyên có tính lâu dài không chỉ trong nhận thức, mà quan trọng hơn là mỗi
nhà giáo phải tự xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cao đạo đức của mình qua từng
năm học.

+ Thường xuyên cụ thể hóa việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”. Coi trọng việc đổi mới, khát vọng vươn lên, hoàn thiện văn
hóa sư phạm, biết tự học để có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ
năng sư phạm, luôn ý thức chấp hành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

+ Giữ gìn tình đoàn kết, thống nhất trong tập thể sư phạm, biết lắng nghe, sẵn sàng
học hỏi và cầu tiến. Nêu cao tính nguyên tắc, tính kỷ luật, tính sư phạm các hoạt
động giáo dục trong nhà trường.

+ Sống và làm việc theo pháp luật của Nhà nước và quy định về đạo đức nhà giáo
của Bộ GDĐT, thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo
đức và tự học”.
+ Luôn thể hiện sự chuẩn mực, tính sư phạm trong tác phong, lối sống, xử lý khéo
tình huống trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, với PHHS, với công việc, nhất
là đối với học sinh.

+ Về nhiệm vụ giảng dạy mỗi nhà giáo phải luôn nhận thức trách nhiệm của mình
là “Dạy tốt và học tốt” là hai nhiệm vụ không thể thiếu trong nhà trường. Thầy
muốn dạy tốt, ngoài việc trau dồi kiến thức, phải luôn tìm tòi trải nghiệm những
phương pháp thích hợp tuỳ theo nội dung bài học và đối tượng học sinh.

*Không ngừng học tập, trao dồi, rèn luyện nâng cao trình độ lí luận chính trị vào
giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu hoạt động được giao. Chăm chỉ học tập,
rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học vào trong giảng dạy,
học tập

You might also like