Cấu trúc bài thuyết trình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Cấu trúc bài thuyết trình

Một công trình tồn tại vững chắc với thời gian là nhờ kết cấu. Cũng làm từ
Cácbon nhưng Than bùn thì siêu rẻ còn Kim cương thì siêu đắt. Điều đó cũng bởi
vì chúng có cấu trúc khác nhau. Tương tự như vậy, một bài thuyết trình có hay, có
chặt chẽ thuyết phục người nghe hay không phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của bải
thuyết trình đó.
a. Dàn bài cơ bản
Dù một bài văn, một bài phát biểu đều có 3 phần: Mở đầu, Thân bài và Kết
luận. Tuy nhiên, việc tổ chức và thể hiện các phần như thế nào thì lại là vấn đề
khác.
Hẳn là khi chuẩn bị bài thuyết trình, chúng ta đều có những câu hỏi trong
đầu như:
Làm thế nào để có một mở bài sắc nhọn lôi cuốn? Làm thế nào để có một
thân bài chặt chẽ phù hợp? Làm thế nào để có một kết luận chắc chắn, dễ nhớ và đi
vào lòng người? Cả ba câu hỏi trên có thể trả lời bằng một câu: Hãy thiết kế bài
thuyết trình của ta giống như “Cái đinh”.
Chức năng của từng phần:
§ Phần mở bài: Phần mở bài giống như cái Mũi đinh. Mũi đinh phải sắc
nhọn thì mới xuyên được qua lớp gỗ đầu tiên. Vì vậy phần mở bài phải sắc xảo để
có thể:
- Thu hút người nghe
- Tạo bầu không khí ban đầu
- Giúp người nghe chuyển từ trạng thái thiếu tập trung sang trạng thái lắng
nghe.
§ Phần thân bài: Phần thân bài giống như cái Thân đinh. Thân đinh cần
chắc chắn, độ dài vừa đủ, mức độ to nhỏ phù hợp với vật cần đóng đinh. Như vậy
phần thân của bài thuyết trình cần được thiết kế phù hợp với trình độ người nghe,
thời gian và bối cảnh của hội trường. Một bài thuyết trình quá ngắn với một
khoảng thời gian quá dài không khác gì lấy đinh đóng guốc để đóng thuyền.
Ngược lại một bài thuyết trình quá dài, nội dung phức tạp trong một khoảng thời
gian quá ngắn thì không khác gì lấy đinh đóng thuyền đi đóng guốc. Vậy yêu cầu
cần có là một độ dài phù hợp, nội dung phù hợp với người nghe.
§ Phần kết luận: Phần kết luận giống như Mũ đinh. Hai mảnh gỗ không thể
kết dính chặt chẽ vào nhau nếu như chiếc đinh không có mũ. Vậy người nghe cũng
không thể nhớ được nội dung chính bài thuyết trình nếu như không có kết luận.
Phần kết luận giúp cho thính giả nắm được những điểm chính của bài thuyết trình
và lưu lại những ấn tượng về diễn giả và bài thuyết trình.
 Khi ta đã xây dựng được dàn bài cơ bản, điều ta cần làm tiếp theo là
làm thế nào để thể hiện các phần đó một cách sắc xảo, thú vị, đầy sức thuyết phục.

You might also like