Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

Lý thuyết Tài chính

Chương 2
Tổng quan về
hệ thống tài chính
Tóm lược
• Để nghiên cứu ảnh hưởng của thị trường tài chính
(financial markets) và các định chế tài chính trung gian
(hay định chế trung gian - financial intermediaries) lên nền
kinh tế, chúng ta cần phải cần có một sự hiểu biết về cấu
trúc và hoạt động chung của chúng.
• Chương này bắt đầu bằng nghiên cứu tổng quan về thị
trường tài chính và các định chế.
Mục tiêu (1/2)
2.1 So sánh và đối chiếu giữa tài trợ trực tiếp và gián tiếp.
2.2 Xác định cấu trúc và các thành phần của thị trường tài
chính.
2.3 Liệt kê và mô tả các loại công cụ tài chính khác nhau.
2.4 Nhận diện quy mô quốc tế của thị trường tài chính.
Mục tiêu (2/2)
2.5 Tóm tắt vai trò của chi phí giao dịch, chia sẻ rủi ro, và chi
phí thông tin khi chúng liên quan đến các định chế trung
gian.
2.6 Liệt kê và mô tả các loại hình định chế trung gian khác
nhau.
2.7 Xác định các lý do và các loại quy định cho thị trường tài
chính.
Chức năng của thị trường tài chính
(1/2)

• Thực hiện chức năng thiết yếu là chuyển nguồn vốn từ


các chủ thể kinh tế có nguồn thặng dư cho những người
thiếu vốn.
• Tài trợ trực tiếp (direct finance): Những người đi vay
sẽ mượn nguồn vốn trực tiếp từ những người cho vay
trong thị trường tài chính bằng cách bán cho họ các
chứng khoán.
Chức năng của thị trường tài chính
(2/2)

• Thúc đẩy hiệu quả kinh tế bằng cách tạo ra sự phân bổ


hiệu quả nguồn vốn (capital), làm gia tăng sản lượng.
• Trực tiếp cải thiện phúc lợi của người tiêu dùng bằng
cách cho họ chọn thời điểm mua hàng hoá tốt hơn.
Hình 1: Dòng vốn trong hệ thống tài chính
Cấu trúc của thị trường tài chính (1/2)
• Thị trường nợ (debt) và vốn cổ phần (equity)
– Các công cụ nợ (thời gian đáo hạn - maturity)
– Cổ phiếu (cổ tức - dividend)
• Thị trường sơ cấp (primary) và thị trường thứ cấp
(secondary)
– Các ngân hàng đầu tư (investment banks) bảo
lãnh phát hành (underwrite) các chứng khoán
(securities) ở thị trường sơ cấp.
– Nhân viên môi giới (broker) và nhà giao dịch
(dealer) làm việc ở thị trường thứ cấp.
Cấu trúc của thị trường tài chính (2/2)
• Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung:
– Sàn giao dịch: NYSE, Chicago Board of Trade
– Thị trường OTC: ngoại hối, Fed funds
• Thị trường tiền tệ và thị trường vốn:
– Thị trường tiền tệ (money market) giao dịch các
công cụ nợ ngắn hạn (short-term debt instruments)
– Thị trường vốn (capital market) giao dịch các
chứng khoán nợ dài hạn (longer-term debt) và cổ
phiếu
Các công cụ thị trường tài chính (1/2)
Bảng 1: Các công cụ thị trường tiền tệ

Loại công cụ Số lượng (tỉ Số lượng (tỉ Số lượng (tỉ Số lượng (tỉ
USD, cuối USD, cuối USD, cuối USD, cuối
năm) năm) năm) năm)
1990 2000 2010 2019
Trái phiếu Kho bạc Mỹ (Treasury bills) 527 647 1,767 2,416

Chứng chỉ tiền gửi có thể sang 547 1,053 1,923 1,859
nhượng (mệnh giá lớn)
Thương phiếu 558 1,602 1,058 1,045

Federal funds và thỏa thuận mua lại 372 1,197 3,598 4,356
chứng khoán

Nguồn: Federal Reserve Financial Accounts of the United States: https://www.federalreserve.gov/releases/Z1


Các công cụ thị trường tài chính (2/2)
Bảng 2: Các công cụ thị trường vốn
Loại công cụ Số lượng (tỉ Số lượng (tỉ Số lượng (tỉ Số lượng (tỉ
USD, cuối USD, cuối USD, cuối USD, cuối
năm) năm) năm) năm)
1990 2000 2010 2019
Cổ phiếu doanh nghiệp (giá trị thị trường) 3,530 17,628 23,567 54,624
Vay thế chấp mua nhà 2,676 5,205 10,446 11,159
Trái phiếu doanh nghiệp 1,703 4,991 10,337 14,033
Trái phiếu chính phủ Mỹ (dài hạn, có thể bán được) 2,340 3,171 7,405 14,204
Trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ 1,446 4,345 7,598 9,431
Trái phiếu cấp bang và chính quyền địa phương 957 1,139 2,961 3,068
Các khoản cho vay thương mại của ngân hàng 818 1,497 2,001 3,818
Cho vay tiêu dùng 811 1,728 2,647 4,181
Vay thế chấp thương mại và nông nghiệp 838 1,276 2,450 3,230

Nguồn: Federal Reserve Financial Accounts of the United States: https://www.federalreserve.gov/releases/Z1


Quốc tế hoá thị trường tài chính
• Trái phiếu nước ngoài (foreign bond): được bán ở nước ngoài và
được định danh bằng đồng tiền của chính quốc gia đó.
• Eurobond: trái phiếu được định danh bằng đồng tiền khác với đồng
tiền của quốc gia nơi trái phiếu được phát hành.
• Eurocurrency: tiền được ký gửi tại các ngân hàng nước ngoài
– Eurodollar: Đồng USD được ký gửi tại các ngân hàng nước ngoài
bên ngoài nước Mỹ hoặc tại các chi nhánh nước ngoài của các
Ngân hàng Mỹ
• Thị trường chứng khoán thế giới:
– Là nơi huy động vốn của các công ty đa quốc gia và chính phủ
Chức năng của các định chế trung gian
(Financial Intermediaries): tài trợ gián
tiếp (Indirect Finance) (1/3)
• Giảm chi phí giao dịch (thời gian và tiền bạc dành để
thực hiện các giao dịch tài chính)
– Lợi ích kinh tế theo quy mô (economies of scale)
– Cung cấp thanh khoản (liquidity services)
• Giảm thiểu độ nhạy cảm của nhà đầu tư với rủi ro
– Chia sẻ rủi ro (chuyển đổi tài sản - asset
transformation)
– Đa dạng hoá (diversification)
Chức năng của các định chế trung gian
(Financial Intermediaries): tài trợ gián
tiếp (Indirect Finance) (2/3)
• Đối phó với vấn đề bất cân xứng thông tin:
– Lựa chọn đối nghịch - Adverse Selection (trước khi
giao dịch): cố gắng tránh chọn người vay rủi ro bằng
cách thu thập thông tin về họ
– Rủi ro đạo đức - Moral Hazard (sau khi giao dịch):
đảm bảo người vay sẽ không tham gia vào các hoạt
động cản trở họ trả khoản vay.
▪ Ký hợp đồng với các giao ước hạn chế (restrictive
covenants).
Chức năng của các định chế trung gian
(Financial Intermediaries): tài trợ gián
tiếp (Indirect Finance) (3/3)
• Các định chế trung gian cũng có thể đạt được lợi ích kinh
tế theo phạm vi (economies of scope); nghĩa là, họ có
thể giảm chi phí sản xuất thông tin cho mỗi dịch vụ bằng
cách áp dụng một nguồn thông tin cho nhiều dịch vụ khác
nhau, nhưng chúng cũng có thể tạo ra chi phí tiềm ẩn về
xung đột lợi ích (conflict of interest).
• Kết luận chung:
– Các định chế trung gian cho phép những người tiết
kiệm và những người vay mượn “nhỏ” hưởng lợi từ sự
tồn tại của thị trường tài chính.
Các loại hình định chế trung gian (1/6)
Bảng 3: Nợ và tài sản chính của các định chế trung gian

Các định chế nhận tiền gửi (ngân hàng)

Loại nợ chính Loại tài sản chính


Loại định chế (Nguồn tiền) (Sử dụng tiền)
Ngân hàng thương mại Tiền gửi Cho vay doanh nghiệp & tiêu
dùng, cho vay thế chấp, trái
phiếu chính phủ
Hiệp hội tiết kiệm và cho vay Tiền gửi Cho vay thế chấp
(S&L)
Ngân hàng tiết kiệm hỗ tương Tiền gửi Cho vay thế chấp
Liên minh tín dụng Tiền gửi Cho vay tiêu dùng
Các loại hình định chế trung gian (2/6)
Bảng 3 [tiếp theo]:

Các tổ chức tiết kiệm hợp đồng - Contractual savings institutions

Loại nợ chính Loại tài sản chính


Loại định chế (Nguồn tiền) (Sử dụng tiền)
Công ty bảo hiểm nhân thọ Phí bảo hiểm Trái phiếu doanh nghiệp và cho
vay thế chấp
Công ty bảo hiểm hỏa hoạn Phí bảo hiểm Trái phiếu chính phủ và doanh
và tai nạn nghiệp
Quỹ lương hưu công và tư Tiền đóng góp từ chủ Trái phiếu doanh nghiệp, cổ
lao động và nhân viên phiếu
Các loại hình định chế trung gian (3/6)
Bảng 3 [tiếp theo]:

Các định chế đầu tư - Investment intermediaries

Loại nợ chính Loại tài sản chính


Loại định chế (Nguồn tiền) (Sử dụng tiền)
Công ty tài chính Thương phiếu, cổ phiếu, Cho vay tiêu dùng và doanh
trái phiếu nghiệp
Quỹ tương hỗ Cố phần Cổ phiếu, trái phiếu
Quỹ tương hỗ thị trường Cổ phần Công cụ thị trường tiền tệ
tiền tệ
Hedge fund Đối tác hùn vốn Cổ phiếu, trái phiếu, khoản
vay, ngoại tệ và nhiều loại tài
sản khác
Các loại hình định chế trung gian (4/6)
Bảng 4: Các tổ chức định chế trung gian chính và giá trị tài sản
của họ

Các định chế nhận tiền gửi (ngân hàng)

Loại định chế Giá trị tài sản Giá trị tài sản Giá trị tài Giá trị tài
(tỉ USD, cuối (tỉ USD, cuối sản (tỉ USD, sản (tỉ USD,
năm) năm) cuối năm) cuối năm)
1990 2000 2010 2019

Ngân hàng thương mại,


S&L, ngân hàng tiết 4,744 7,687 12,821 18,518
kiệm hỗ tương
Liên minh tín dụng 217 441 876 1,534
Các loại hình định chế trung gian (5/6)
Bảng 4 [tiếp theo]:

Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng

Loại định chế Giá trị tài sản (tỉ Giá trị tài sản Giá trị tài sản Giá trị tài sản (tỉ
USD, cuối năm) (tỉ USD, cuối (tỉ USD, cuối USD, cuối năm)
1990 năm) năm) 2019
2000 2010
Công ty bảo hiểm nhân
1,367 3,136 5,168 8,508
thọ
Công ty bảo hiểm hỏa
hoạn và tai nạn 533 866 1,361 2,650

Quỹ lương hưu tư nhân 1,619 4,423 6,614 10,919

Quỹ lương hưu cấp bang


và chính quyền địa 820 2,290 4,779 9,335
phương
Các loại hình định chế trung gian (6/6)
Bảng 4 [tiếp theo]:

Các đinh chế đầu tư

Loại định chế Giá trị tài sản (tỉ Giá trị tài sản (tỉ Giá trị tài sản (tỉ Giá trị tài sản (tỉ
USD, cuối năm) USD, cuối năm) USD, cuối năm) USD, cuối năm)
1990 2000 2010 2019
Công ty tài chính 612 1,140 1,589 1,528
Quỹ tương hỗ 608 4,435 7,873 17,660
Quỹ tương hỗ thị 493 1,812 2,755 3,634
trường tiền tệ

Nguồn: Federal Reserve Financial Accounts of the United States:

https://www.federalreserve.gov/releases/Z1 , Tables L110, L114, L115, L116, L118, L120, L121, L122, L127.
Điều tiết hệ thống tài chính (1/4)
• Nhằm tăng cường thông tin sẵn có cho nhà đầu tư:
– Giảm thiểu vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo
đức
– Giảm thiểu giao dịch nội gián (insider trading)
Điều tiết hệ thống tài chính (2/4)
• Để đảm bảo sự lành mạnh của các định chế tài chính
trung gian (định chế trung gian):
– Hạn chế gia nhập (quy trình cấp giấy phép)
– Công bố thông tin
– Giới hạn tài sản và hoạt động (kiểm soát việc nắm
giữ tài sản rủi ro).
– Bảo hiểm tiền gửi (tránh hiện tượng rút tiền hàng loạt
– bank run).
– Giới hạn về cạnh tranh:
▪ Mở chi nhánh
▪ Giới hạn lãi suất
Điều tiết hệ thống tài chính (3/4)
Bảng 5: Các Cơ quan Quản lý Chính của Hệ thống Tài
chính Hoa Kỳ

Cơ quan điều tiết Đối tượng điều tiết Bản chất điều tiết

Securities and Exchange Sàn giao dịch có tổ chức và Yêu cầu minh bạch thông tin; hạn
Commission (SEC) thị trường tài chính chế giao dịch nội gián
Commodities Futures Trading Sàn giao dịch futures (giao Điều tiết quy trình giao dịch trong thị
Commission (CFTC) sau) trường futures
Office of the Comptroller of the Ngân hàng thương mại và Cấp phép thành lập và kiểm tra sổ
Currency định chế tiết kiệm có đăng sách các ngân hàng thương mại và
ký liên bang định chế tiết kiệm có đăng ký liên
bang; hạn chế tài sản các định chế
này có thể nắm giữ
National Credit Union Liên minh tiền tệ có đăng ký Cấp phép thành lập và kiểm tra sổ
Administration (NCUA) liên bang sách các liên minh tiền tệ có đăng ký
liên bang; hạn chế tài sản các định
chế này có thể nắm giữ
Điều tiết hệ thống tài chính (4/4)
Bảng 5 [tiếp theo]:

Cơ quan điều tiết Đối tượng điều tiết Bản chất điều tiết

Ủy ban ngân hàng và bảo hiểm Các định chế tiền gửi đăng Cấp phép thành lập và kiểm tra sổ
cấp bang ký cấp bang sách các ngân hàng và công ty bảo
hiểm đăng ký cấp bang; hạn chế tài
sản các định chế này có thể nắm giữ
và hạn chế thành lập chi nhánh
Federal Deposit Insurance Ngân hàng thương mại, Bảo hiểm tối đa 250,000 USD cho
Corporation (FDIC) ngân hàng tiết kiệm hỗ mỗi người gửi tiền ngân hàng; kiểm
tương, S&L tra sổ sách của ngân hàng có bảo
hiểm; hạn chế tài sản các ngân hàng
này có thể nắm giữ
Federal Reserve System Tất cả định chế tiền gửi Kiểm tra sổ sách của ngân hàng
thương mại thành viên của hệ thống;
đưa ra yêu cầu dự trữ cho tất cả
ngân hàng

You might also like