Đề Cương Gk1 Hóa 8 2021-2022 Tn

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Trường Phổ Thông Thực Hành Sư Phạm Hóa học 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I HÓA 8

LÝ THUYẾT CẦN NẮM


1. Phân biệt được vật thể - chất - nguyên tố hóa học.
Ví dụ: Cơ thể con người có 63% đến 68% về khối lượng là nước. Nước được tạo nên
bởi hai nguyên tố là hiđro và oxi.
2. Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp. Cách tách một số chất cơ bản ra khỏi hỗn hợp dựa
vào tính chất vật lí (Ví dụ tách riêng muối ăn và cát ra khỏi hỗn hợp muối-cát).
3. Cấu tạo cơ bản của nguyên tử. Dựa trên cấu tạo nguyên tử cho biết:
+ Vì sao nguyên tử trung hòa về điện?
+ Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?
4. Nguyên tố hóa học là gì? Hạt gì trong nguyên tử đặc trưng cho nguyên tố hóa học?
5. Thuộc kí hiệu hóa học của một số nguyên tố cơ bản (bảng 1 trang 42/sgk).
6. Nguyên tử khối, phân tử khối là gì? Đơn vị cacbon được tính như thế nào? Cách tính
phân tử khối khi biết nguyên tử khối, cách qui đổi đvC ra gam.
7. Phân biệt đơn chất và hợp chất. Biết kí hiệu nguyên tử và phân tử (ví dụ 3Ca, 2H2O).
8. Biết công thức hóa học của một số đơn chất cơ bản (kim loại và phi kim).
Biết ý nghĩa của công thức hóa học (3 ý nghĩa để vận dụng làm bài tập).
9. Thuộc hóa trị của một số nguyên tố thường gặp (bảng 1 trang 42/sgk) và một số nhóm
nguyên tử (bảng 2 SGK/43). Vận dụng tốt qui tắc hóa trị để áp dụng tìm hóa trị của
nguyên tố, nhóm nguyên tố và viết đúng công thức hóa học của hợp chất.
10. Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
Dựa vào dấu hiệu: có chất mới tạo ra hay không để phân biệt hiện tượng vật lí với hiện
tượng hóa học
Ví dụ: + Hiện tượng vât lý: nến chảy lỏng thấm vào bấc, nến lỏng chuyển thành hơi.
+ Hiện tượng hóa học: hơi nến cháy trong kk  khí cacbondioxit và hơi nước.

MỘT SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO


BÀI: CHẤT
Câu 1: Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?
A. Hoa đào. B. Cây cỏ. C. Quần áo. D. Núi đá vôi.
Câu 2: Vật thể nào dưới đây là vật thể tự nhiên?
A. Cái bàn. B. Cái nhà. C. Quả chanh. D. Quả bóng.
Câu 3: Cho các dữ kiện sau:
- Trong cơ thể người có chứa từ 63 đến 68% về khối lượng là nước.
- Hiện nay, xoong nồi làm bằng inox rất được ưa chuộng.
- Cốc nhựa thì khó vỡ hơn cốc thủy tinh.
Dãy chất trong các câu trên là:
A. cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox. B. thủy tinh, nước, inox, nhựa.
C. thủy tinh, inox, soong nồi. D. cơ thể người, nước, xoong nồi.
Câu 4: Cho phát biểu: “Vành xe đạp được làm từ thép. Thành phần chính của thép là sắt”.
Trong phát biểu trên, vật thể, vật liệu và chất lần lượt là:
A. vành xe đạp, thép, sắt. B. thép, vành xe đạp, sắt.
C. thép, sắt, vành xe đạp. D. sắt, vành xe đạp, thép.
Câu 5: Những nhận xét nào dưới đây là đúng:
A. Hạt gạo, củ khoai, quả chuối, quặng apatit, khí quyển, đại dương, được gọi là vật thể nhân
tạo còn tinh bột, glucozo, đường, chất dẻo là chất.
B. Chiếc bàn có trên 50% khối lượng là gỗ thì chiếc bàn là chất, gỗ là vật thể.
C. Phần lớn xoong nồi, ấm đun đều bằng nhôm thì xoong nồi, ấm đun là vật thể, nhôm là chất.
D. Thịt bò, thịt gà có chứa prôtit thì thịt bò, thịt gà là chất, prôtit là vật thể.

1
Trường Phổ Thông Thực Hành Sư Phạm Hóa học 8

Câu 6: Khả năng biến đổi thành chất khác, ví dụ như khả năng bị phân hủy, bị đốt cháy,... là
A. tính chất tự nhiên. B. tính chất vật lý.
C. tính chất hóa học. D. tính chất khác.
Câu 7: Câu nào sau đây nói lên tính chất vật lí của nước?
A. Tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường.
B. Tác dụng với vôi sống tạo ra nước vôi.
C. Được tạo thành từ hai nguyên tố là hiđro và oxi.
D. Sôi ở 1000C, khối lượng riêng là 1 g/ml, hòa tan được nhiều chất tạo thành dung dịch.
Câu 8: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết?
A. Nước cất. B. Nước mưa. C. Nước lọc. D. Đồ uống có gas.
Câu 9: Cho các chất: khí nitơ, khí oxi, khí metan (CH4), không khí, nước cất, nước chanh,
nước mía, nước biển, sữa. Số chất tinh khiết và hỗn hợp lần lượt là
A. 5 và 4. B. 4 và 5. C. 2 và 7. D. 3 và 6.
Câu 10: Rượu etylic sôi ở 78,3 C, nước sôi ở 100 C. Muốn tách rượu ra khỏi hỗn hợp nước có thể
0 0

dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây?


A. Lọc B. Không tách được
C. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 80 C 0
D. Bay hơi
BÀI: NGUYÊN TỬ
Câu 11: Nguyên tử trung hòa về điện là do
A. các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử đều không mang điện tích.
B. số hạt proton bằng số hạt electron.
C. số hạt proton bằng số hạt nơtron.
D. điện tích của hạt nhân bằng không.
Câu 12: Thành phần cấu tạo của hầu hết của các loại nguyên tử gồm:
A. Proton, nơtron và electron B. Proton và nơtron
C. Proton và electron D. Nơtron và electron
Câu 13: Vì sao nói khối lượng của hạt nhân cũng là khối lượng của nguyên tử?
A. Vì khối lượng hạt nhân bằng khối lượng nguyên tử.
B. Vì điện tích hạt nhân bằng điện tích ở vỏ nguyên tử.
C. Vì khối lượng electron không đáng kể.
D. Vì khối lượng nơtron không đáng kể.
Câu 14: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và ...(1)... về điện.
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi ...(2)... mang ...(3)...”
A. (1): trung hòa; (2): hạt nhân; (3): điện tích âm.
B. (1): trung hòa; (2): một hay nhiều electron; (3): không mang điện.
C. (1): không trung hòa; (2): một hạt electron; (3): điện tích dương.
D. (1): trung hòa; (2): một hay nhiều electron; (3): điện tích âm.
Câu 15: Một loại nguyên tử Đồng (Cu) có 29 eletron ở lớp vỏ và trong hạt nhân có số hạt
nơtron hơn số hạt proton là 7. Tính tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử Cu.
A. 63 B. 64 C. 65 D. 66
Câu 16: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Biết số hạt proton là 12. Tìm số hạt
nơtron
A. 16. B. 17. C. 18. D. 19.
Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt. Biết số hạt notron là 14. Tím số
hạt e
A. 11. B. 12. C. 13. D. 14.
BÀI: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 18: Hai nguyên tử khác nhau, muốn có cùng kí hiệu hóa học phải có chung tính chất nào sau
đây?
A. Cùng số electron trong nhân B. Cùng số khối
C. Cùng số nơtron trong nhân D. Cùng số prôton trong nhân
2
Trường Phổ Thông Thực Hành Sư Phạm Hóa học 8

Câu 19: Kí hiệu hóa học của Agon, Bạc, Thủy ngân, Chì lần lượt là?
A. Ar, Ag, Hg, Pb B. Ar, Ag, Pb, Hg C. Ag, Ar, Pb, Hg D. Ag, Ar, Hg, Pb
Câu 20: 4N nghĩa là:
D. Cả A, B, C đều
A. 4 phân tử Nito B. 4 nguyên tố nito C. 4 nguyên tử Nito
đúng
Câu 21: Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?
C. Đơn vị cacbon
A. Kilogam B. Gam D. Cả 3 đơn vị trên
(đvC)
Câu 22: Nguyên tử Ca so với nguyên tử O nặng hơn hay nhẹ hơn?
A. Nhẹ hơn 2,5 lần B. Nặng hơn 2,5 lần C. Nhẹ hơn 0,4 lần D. Nặng hơn 0,4 lần
Câu 23: So sánh khối lượng (nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần) của nguyên tử Oxi và nguyên
tử Lưu huỳnh
A. nặng hơn 2 lần. B. bằng nhau.
C. nhẹ hơn 2 lần. D. nặng hơn 3 lần.
Câu 24: So sánh khối lượng (nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần) của phân tử nước và phân tử
muối ăn
A. nặng hơn 2 lần. B. bằng nhau.
C. nhẹ hơn 3,25 lần. D. nặng hơn 3,25 lần.
Câu 25: Tính khối lượng theo đơn vị gam của nguyên tử Fe
A. 9,2988x10-23 gam. B. 9,2988x10-25 gam.
C. 9,2988x10-22 gam. D. 9,2988x10-24 gam.
Câu 26: Tính khối lượng theo đơn vị gam của 5Cu
A. 5,3136x10-23 gam. B. 5,3136x10-25 gam.
C. 5,3136x10-22 gam. D. 5,3136x10-24 gam.
Câu 27: Tính khối lượng theo đơn vị gam của 10S
A. 5,3136x10-23 gam. B. 5,3136x10-25 gam.
C. 5,3136x10-22 gam. D. 5,3136x10-24 gam.
Câu 28: Tìm nguyên tố X (tên và ký hiệu), biết nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử nguyên
tố Oxi
A. Cacbon(C). B. Sắt (Fe).
C. Canxi (Ca). D. Lưu huỳnh (S).
Câu 29: Tìm nguyên tố X (tên và ký hiệu), biết nguyên tố X có nguyên tử khối gấp 3,5 lần
nguyên tử khối của Oxi
A. Cacbon(C). B. Sắt (Fe).
C. Canxi (Ca). D. Lưu huỳnh (S).
Câu 30: Tìm nguyên tố X (tên và ký hiệu), biết 4 nguyên tử Magie nặng bằng 3 nguyên tử
nguyên tố X
A. Cacbon(C). B. Sắt (Fe).
C. Canxi (Ca). D. Lưu huỳnh (S).
BÀI: ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT – PHÂN TỬ
Câu 31. Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất?
A. Khí cacbonic do hai nguyên tố tạo nên là C, O.
B. Than chì do nguyên tố C tạo nên.
C. Axit clohiđric do hai nguyên tố cấu tạo nên là H, Cl.
D. Nước do hai nguyên tố cấu tạo nên H, O.
Câu 32. Khẳng định sau gồm 2 ý: “Nước cất là một hợp chất, vì nước cất tạo bởi hai nguyên
tố là hiđro và oxi”. Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:
A. Ý 1 đúng, ý 2 sai. B. Ý 1 sai, ý 2 đúng. C. Cả 2 ý đều sai. D. Cả 2 ý đều
đúng.
Câu 33. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Hợp chất là những chất tạo nên từ hai chất trở lên.
3
Trường Phổ Thông Thực Hành Sư Phạm Hóa học 8

B. Khí cacbonic tạo bởi 2 nguyên tố là cacbon và oxi.


C. Khí cacbonic gồm 2 đơn chất cacbon và oxi.
D. Khí cacbonic gồm chất cacbon và chất oxi tạo nên.
Câu 34: Phân tử khối của FeO là
A. 72. B. 148. C. 232. D. 160.
Câu 35: Để chỉ hai phân tử nitơ ta viết
A. 2N. B. 4N. C. 2N2. D. 4N2.
Câu 36: Số nguyên tử trong phân tử HNO3 là
A. 3. B. 7. C. 4. D. 5.
Câu 37: Dãy chất nào sau đây đều là phi kim?
A. Oxi, nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc.
B. Sắt, chì, kẽm, thủy ngân, đồng.
C. Oxi, nitơ, cacbon, clo, lưu huỳnh.
D. Clo, oxi, magie, photpho, canxi.
Câu 38: Dãy chất nào sau đây đều là kim loại
A. Natri, Canxi, Oxi, Bari
B. Sắt, Muối, Đồng. Nhôm
C. Lưu huỳnh, Bạc, Vàng, Magie
D. Chì, Nhôm, Sắt, Canxi
Câu 39: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và
nặng hơn phân tử hiđro 31 lần. Tính PTK của hợp chất
A. 62. B. 61. C. 60. D. 63.
Câu 40: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và
nặng hơn phân tử hiđro 31 lần. Tìm X
A. Natri. B. Canxi.
C. Bari. D. Kali.
Câu 42: Phân tử 1 hợp chất gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử H và nặng
bằng nguyên tử O. Tìm X
A. Oxi. B. Cacbon.
C. Nitơ. D. Kali.
BÀI: CÔNG THỨC HÓA HỌC
Câu 43. Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố.
B. Công thức hoá học biểu diễn thành phần phân tử của một chất.
C. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố và số nguyên tử của các
nguyên tố đó.
D. Công thức hoá học biểu diễn thành phần nguyên tử tạo ra chất.
Câu 44: Trong các chất sau: O2, HCl, Br2, CO2, H2CO3, H2, I2, H2O, NaOH, có bao nhiêu chất là
đơn chất?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 45: Cho công thức hóa học của một số chất sau: H2, Zn, NaOH, Al, H3PO4, O2, NaNO3.
Số hợp chất và đơn chất lần lượt là
A. 4 và 3. B. 3 và 4. C. 1 và 6. D. 5 và 2.
Câu 46: Trong dãy các chất sau: Fe, H2O, K2SO4, NaCl, N2, H3PO4, HBr số chất là đơn chất
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 47: Trong dãy các chất sau: H2, Ca(OH)2, CH4, Cl2, P, H2SO4, Na2 CO3, CuO, Mg, N2O3,
Br2, HCl số chất là hợp chất
A. 6. B. 7. C. 3. D. 4.
Câu 48. Công thức của hợp chất amoniac NH3 ta biết được điều gì?
A. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17.
B. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17.
4
Trường Phổ Thông Thực Hành Sư Phạm Hóa học 8

C. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17. Có 1 nguyên tử N, 3 nguyên tử H trong


phân tử.
D. PTK = 17.
Câu 49: Phân tử khối của Fe(NO3)3 là bao nhiêu đvC?
A. 150. B. 179. C. 242. D. 270.
Câu 50: Để chỉ 2 phân tử nước người ta viết
A. H2O. B. HO2. C. 2H3O. D. 2H2O.
Câu 51: Phân tử axit photphoric chứa 3H, 1P và xO. Biết phân tử khối của axit photphoric là
98 đvC. Công thức hóa học của phân tử axit photphoric là
A. H3PO4. B. H3PO2. C. H3PO3. D. H3PO.
Câu 52: Phân tử A chứa Al và xCl. Biết phân tử khối của Alà 133,5 đvC. Công thức hóa học
của phân tử A là
A. AlCl4. B. AlCl2. C. AlCl. D. AlCl3.
Câu 53: Phân tử B chứa xFe và 3O. Biết phân tử khối của B là 160 đvC. Công thức hóa học
của phân tử B là
A. Fe2O3. B. Fe3O3. C. Fe4O3. D. FeO3.
BÀI: HÓA TRỊ
Câu 54. Hóa trị là con số biểu thị:
A. Khả năng phản ứng của các nguyên tử.
B. Khả năng liên kết của các nguyên tử hay nhóm nguyên tử.
C. Khả năng phân li các chất.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 55. Biết S có hoá trị II, hoá trị của magie trong hợp chất MgS là
A. I. B. II. C. III. D. IV
Câu 56. Hóa trị của C trong CO2 là (biết oxi có hóa trị là II)
A. I. B. II. C. III. D. IV.
Câu 57. Hóa trị II của Fe ứng với công thức nào?
A. FeO. B. Fe3O2. C. Fe2O3. D. Fe3O4.
Câu 58. Crom có hóa trị II trong hợp chất nào?
A. CrSO4. B. Cr(OH)3. C. Cr2O3. D. Cr2(OH)3.
Câu 59. Nguyên tử P có hoá trị V trong hợp chất nào?
A. P2O3. B. P2O5. C. P4O4. D. P4O10.
Câu 60. Nguyên tử S có hoá trị VI trong phân tử chất nào?
A. SO2. B. H2S. C. SO3. D. CaS.
Câu 61. Trong hợp chất NO, NO2 nitơ lần lượt có hóa trị là
A. I, III. B. II, IV. C. I, II. D. III, IV.
Câu 62. Hóa trị của C trong các hợp chất sau: CO, CH4, CO2 là
A. II, IV, IV. B. II, III, V. C. III, V, IV. D. I, II, III.
Câu 63. Trong hợp chất FeS2 thì hoá trị của Fe là bao nhiêu?
A. II. B. IV. C. II và III. D. III.
Câu 64. Hóa trị của đồng, photpho, silic, sắt trong các hợp chất: Cu(OH)2, PCl5, SiO2,
Fe(NO3)3 lần lượt là:
A. Cu(II), P(V), Si(IV), Fe(III). B. Cu(I), P(I), Si(IV), Fe(III).
C. Cu(I), P(V), Si(IV), Fe(III). D. Cu(II), P(I), Si(II), Fe(III).
Câu 65: Hóa trị của Br và Na trong hợp chất HBr và Na2O lần lượt là
A. I và II. B. II và I. C. I và I. D. II và II.
Câu 66: Lập công thức hóa học của chất sau biết P (V) và O
A. PO5. B. P2O5. C. P5O2. D. PO.
Câu 67: Lập công thức hóa học của chất sau biết Ba (II) và OH
A. Ba(OH)2. B. BaOH. C. Ba2OH. D. Bax(OH)2.
Câu 68: Lập công thức hóa học của chất sau biết Fe (III) và SO4 (II)
5
Trường Phổ Thông Thực Hành Sư Phạm Hóa học 8

A. FeSO4. B. Fe2SO4. C. Fe2(SO4)3. D. Fe3(SO4)2.


Câu 69: Lập công thức hóa học của chất sau biết Al và NO3
A. AlNO3. B. Al(NO3)2. C. Al2NO3. D. Al(NO3)3.
Câu 70: Lập công thức hóa học của chất sau biết Na và PO4
A. Na3PO4. B. NaPO4. C. Na2PO4. D. Na(PO4)2.
Câu 71: Lập công thức hóa học của chất sau biết Cu (II) và O
A. Cu2O3. B. CuO. C. CuO2. D. Cu2O .
Câu 72: Lập công thức hóa học của chất sau biết Ca và CO3
A. CaCO3. B. Ca(CO3)2. C. Ca2CO3. D. Ca3CO3.
Câu 73: Lập công thức hóa học của chất sau biết Zn và Cl
A. ZnCl. B. ZnCl3. C. Zn2Cl. D. ZnCl2.
Câu 74: Lập công thức hóa học của chất sau biết Mg và SO3
A. MgSO3. B. Mg2SO3. C. Mg(SO3)3. D. Mg3SO3.
Câu 75: Công thức hóa học đúng của Bari nitrat là
A. BaNO3. B. Ba2NO3. C. Ba(NO3)3. D. Ba(NO3)2.
Câu 76: X và Y tạo được hợp chất X2O5 và HY. Coi hóa trị của X và Y không đổi, công thức
hóa học hợp chất được tạo thành từ X và Y là
A. XY5. B. X5Y. C. X2Y5. D. X5Y2.
Câu 77: Tìm CTHH đúng trong các hợp chất sau
A. AlCl4. B. Al2O3. C. Al(OH)2. D. Al3SO4.
Câu 78: Tìm CTHH sai trong các hợp chất sau
A. ZnOH. B. Ag2O. C. MgO. D. H2O.
Câu 79: Tìm CTHH đúng trong các hợp chất sau
A. FeCl3. B. CaOH C. KSO4. D. S2O6.
Câu 80: Tìm CTHH sai trong dãy các hợp chất sau: CaO2, NaOH, CuCl2, Fe2O3.
A. CaO2. B. NaOH. C. Fe2O3. D. CuCl2.
Câu 81: Một oxit có công thức Mn2Ox có phân tử khối là 222. Tìm hoá trị của Mn.
A. II. B. V. C. VII. D. III.
BÀI: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
Câu 82: Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà..............................
A. Có chất mới sinh ra B. Vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
C. Có chất rắn tạo thành D. Có chất khí tạo thành.
Câu 83: Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lý?
A. Thanh sắt bị gỉ tạo ra chất mới là gỉ sắt. B. Cho vôi sống vào nước thành vôi tôi.
C. Sáng sớm khi mặt trời mọc sương mù tan. D. Đun nóng đường ngả màu nâu đen.
Câu 84: Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hóa học?
A. Thức ăn bị ôi thiu. B. Dây sắt cắt nhỏ từng đoạn.
C. Rượu nhạt để lâu ngày chuyển thành giấm. D. Hiện tượng trái đất nóng lên.
Câu 85: Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lí?
A. Mặt trời mọc sương bắt đầu tan. B. Đường cháy thành than.
C. Nến cháy trong không khí. D. Cơm bị ôi thiu.
Câu 86: Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lí:
A. Điều chế nhôm (Al) nguyên chất từ quặng boxít (Al2O3)
B. Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn.
C. Trứng để lâu ngày sẽ bị thối.
D. Làm sữa chua
Câu 87: Trong các câu sau câu nào chỉ hiện tượng vật lí ?
A. Khí hiđrô cháy. B. gỗ bị cháy.
C. Sắt nóng chảy. D. nung đá vôi
Câu 88: Đâu là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau?
A. Hòa tan nước vào đường. B. Hòa tan nước muối.
6
Trường Phổ Thông Thực Hành Sư Phạm Hóa học 8

C. Đá lạnh tan ra thành nước. D. Sắt bị tan trong axit.


Câu 89: Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hoá học?
A. Dây sắt cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh. B. Hòa tan thuốc tím vào nước.
C. Đèn tín hiệu chuyển từ màu đỏ sang màu xanh. D. Dao bằng sắt lâu ngày bị gỉ.
Câu 90: Trong các hiện tượng sau đâu là hiện tượng hoá học:
A. Chậu hoa quỳnh trong phòng làm việc toả hương thơm ngát.
B. Khi nấu canh riêu cua thì riêu sẽ kết dính lại từng mảng và nổi trên mặt nước.
C. “Ma trơi” là ánh sáng màu đỏ thường được nhìn thấy vào ban đêm do photphin
(PH3) cháy trong không khí.
D. Cồn đựng trong lọ không kín bị bay hơi

CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT!

You might also like