Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 122

5/15/2021

Phân tích cấu trúc đề Minh họa 2021 của Bộ GD và ĐT.


20 đề thi chuẩn cấu trúc, có đầy đủ đáp án chi tiết.
Một số đề thi chọn lọc, sưu tầm.

Huỳnh Nguyễn Việt Cường


Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
PHÂN TÍCH MA TRẬN ĐỀ MINH HOẠ MÔN SINH – NĂM 2021

Nội dung kiến thức Số câu theo mức độ Tổng


Biết Hiểu VD VDC
Sinh Chuyển hoá VC và NL ở thực vật 1 1 4 câu
học 11 Chuyển hoá VC và NL ở động vật 1 1
Cơ chế di truyền và biến dị 4 2 1
Di Quy luật di truyền 2 5 2 2 23
truyền Di truyền quần thể 1 1 câu
Di truyền người 1
Ứng dụng di truyền học 2
Tiến Học thuyết tiến hoá tổng hợp 2 1 2 6 câu
hoá Sinh vật trong các đại địa chất 1
Cơ thể sinh vật và môi trường 1
Sinh Quần thể sinh vật 2 7 câu
thái Quần xã sinh vật 1
Hệ sinh thái, sinh quyển 2 1

PHÂN TÍCH THEO TỪNG CÂU


Câu Độ khó Nội dung
1 1 Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật
2 1 Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật
3 1 Cơ chế di truyền và biến dị
4 1 Ứng dụng di truyền học
5 1 Cơ chế di truyền và biến dị
6 1 Cơ chế di truyền và biến dị
7 1 Cơ thể sinh vật và môi trường
8 1 Quy luật di truyền
9 1 Quần xã sinh vật
10 1 Quy luật di truyền
11 1 Học thuyết tiến hoá hiện đại
12 1 Di truyền quần thể
13 1 Ứng dụng di truyền học
14 1 Học thuyết tiến hoá hiện đại
15 1 Quần thể sinh vật

1
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

16 1 Sự phát triển sinh giới qua các đại địa chất


17 1 Cơ chế di truyền và biến dị
18 1 Quần thể sinh vật
19 2 Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật
20 2 Quy luật di truyền
21 2 Quy luật di truyền
22 2 Quy luật di truyền
23 2 Hệ sinh thái, sinh quyển
24 2 Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật
25 2 Cơ chế di truyền và biến dị
26 2 Quy luật di truyền
27 2 Học thuyết tiến hoá hiện đại
28 2 Hệ sinh thái, sinh quyển
29 2 Quy luật di truyền
30 2 Cơ chế di truyền và biến dị
31 3 Học thuyết tiến hoá hiện đại
32 3 Hệ sinh thái, sinh quyển
33 3 Cơ chế di truyền và biến dị
34 3 Quy luật di truyền
35 3 Học thuyết tiến hoá hiện đại
36 3 Quy luật di truyền
37 4 Di truyền quần thể
38 4 Phả hệ (di truyền người)
39 4 Quy luật di truyền
40 4 Quy luật di truyền

2
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Cấu trúc nào ở rễ có vai trò hỗ trợ kiểm soát các chất đi vào mạch gỗ?
A. Biểu bì rễ. B. Đai Caspari. C. Lông hút. D. Mạch rây.
Câu 2. Ở dạ dày của thú, enzyme pepsin tham gia đã biến đổi thành phần dinh dưỡng
nào trong thức ăn?
A. Carbohydrate. B. Protein. C. Lipid. D. Cellulose.
Câu 3. Cấu trúc nào sau đây là đơn phân của ADN?
A. Nucleotide. B. Amino acid. C. Glucose. D. mARN.
Câu 4. Trong kĩ thuật di truyền, người ta thường sử dụng loại thể truyền nào sau đây để
chuyển gene vào tế bào vi khuẩn?
A. Nhiễm sắc thể nhân tạo. B. mARN.
C. Plasmid hoặc virus. D. Enzyme cắt giới hạn.
Câu 5. Mã di truyền không có tính chất nào sau đây?
A. Tính phổ biến. B. Tính đặc hiệu. C. Tính thoái hoá. D. Tính tăng cường.
Câu 6. Trong các loài sau, loài nào có cơ chế xác định giới tính khác các loài còn lại?
A. Gà. B. Ruồi giấm. C. Người. D. Mèo.
Câu 7. Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
A. Nhiệt độ. B. Đất. C. Độ ẩm. D. Dịch bệnh.
Câu 8. Biết rằng allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa
trắng, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gene khác tỷ lệ kiểu hình?
A. Aa × Aa. B. Aa × aa. C. aa × aa. D. AA × AA.
Câu 9. Mối quan hệ giữa 2 loài nào sau đây không thuộc nhóm hỗ trợ?
A. Hải quỳ và tôm kí cư. B. Trùng roi sống trong ruột mối.
C. Cá ép bám vào cá mập. D. Giun đũa sống trong ruột lợn.
Câu 10. Theo lý thuyết, kiểu gene nào sau đây cho ra giao tử không mang allele lặn?
A. Aa B. AaBb C. AABb. D. AABB.
Câu 11. Sự tiêu diệt các kiểu gene kém thích nghi trong quần thể liên quan chặt chẽ đến
nhân tố tiến hoá nào?
A. Yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gene.
Câu 12. Ở một loài, xét 2 gene gồm có các allele A, a và B, b nằm trên NST thường. Trong
quần thể loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene lưỡng bội về 2 gene này ?
A. 6. B. 4. C. 10. D. 9.
Câu 13. Dung hợp tế bào trần của loài có kiểu gene AABb và loài có kiểu gene Dd thì sẽ
tạo ra tế bào có kiểu gene nào?
A. AABBDD. B. AADd. C. AABbDd. D. ABD.
Câu 14. Nhân tố tiến hoá nào sau đây có tác động ngược lại với các nhân tố còn lại?
A. Đột biến. B. Yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 15. Một quần thể có số cá thể trước sinh sản - đang sinh sản – sau sinh sản lần lượt
chiếm 40% - 40% - 20%. Số liệu trên phản ánh đặc trưng nào của quần thể?
3
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
A. Sự phân bố cá thể. B. Cấu trúc tuổi.
C. Mật độ cá thể. D. Tỉ lệ giới tính.
Câu 16. Trong quá trình phát triển của sinh giới, Bò sát cổ tuyệt diệt ở cuối đại nào?
A. Đại Cổ sinh. B. Đại Trung sinh. C. Đại Nguyên sinh. D. Đại Tân sinh.
Câu 17. Trong quá trình phiên mã, thành phần nào có vai trò tháo xoắn 2 mạch của gene?
A. Enzyme ADN pol. B. Enzyme ARN pol.
C. Nucleotide tự do. D. mARN.
Câu 18. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ có tác dụng gì?
A. làm tăng mật độ cá thể. B. làm quần thể suy thoái.
C. điều chỉnh số lượng cá thể phù hợp. D. tăng cường hiệu quả nhóm.
Câu 19. Đồ thị dưới đây thể hiện cường độ hô hấp trung bình ở điều kiện bình thường
của một loài thực vật có hoa trong suốt chu kì sống.
Trên lý thuyết, ở vị trí D,
cây đang ở giai đoạn nào?
A. Nảy mầm.
B. Ra hoa.
C. Già hoá.
D. Cây non.

Câu 20. Ở thế hệ P, thực


hiện phép lai aaBb x Aabb thu được F1. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên. Trên lý thuyết, tỉ lệ
cá thể mang kiểu gene aabb ở F2 là bao nhiêu?
A. 49/256. B. 48/256. C. 81/256. D. 64/256.
Câu 21. Ở một loài, với mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Phép
lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con mang 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 9/256. B. 9/64. C. 27/128. D. 27/256.
Câu 22. Các nhà di truyền học khuyên nông dân không nên chỉ trồng duy nhất một loại
lúa (dù có năng suất cao) trên một diện tích rộng trong cùng một vụ. Lý do nào có thể giải
thích chính xác nhất cho lời khuyên trên?
A. Trồng nhiều loại lúa khác nhau sẽ cho được nhiều sản phẩm đa dạng hơn để phục vụ
nhu cầu thị trường.
B. Mỗi giống lúa có một mức phản ứng nhất định, do vậy nếu thời tiết biến đổi mạnh hoặc
có sâu bệnh thì có nguy cơ mất trắng toàn bộ diện tích gieo trồng.
C. Khi gieo một giống lúa, quá trình thụ phấn giữa các cây có kiểu gene giống nhau sẽ làm
thoái hóa giống.
D. Trồng một giống lúa trên diện tích rộng sẽ tốn chi phí đầu tư và công chăm sóc hơn là
nhiều giống.
Câu 23. Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động giúp hạn
chế suy kiệt các nguồn tài nguyên tái sinh?
I. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.
4
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
II. Cải tạo hệ thống thủy lợi, đê điều, khơi thông các kênh rạch.
III. Hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch, thay thế bằng nhiên liệu sạch.
IV. Tăng sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh để tăng độ phì nhiêu cho đất.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 24. Một người trưởng thành đi hiến máu nhân đạo, huyết áp của anh ta có xu hướng
biến đổi ra sao khi vừa kết thúc.
A. Huyết áp thường tăng lên. B. Huyết áp thường giảm xuống.
C. Huyết áp thường không thay đổi D. Huyết áp có thay đổi nhưng không nhiều.
Câu 25. Ở một sinh vật nhân thực lưỡng bội, giả sử có một gene có tỉ lệ 2 loại nucleotide
không bổ sung với nhau là 0,25. Gene đó có thể có nucleotide loại A chiếm bao nhiêu %?
A. 20%. B. 30%. C. 15%. D. 10%.
AB
Câu 26. Một cơ thể có kiểu gene Dd khi giảm phân bình thường và có 40% tế bào đã
ab
xảy ra hoán vị gene. Theo lý thuyết, cơ thể này tạo bao nhiêu % giao tử có 3 allele trội?
A. 15%. B. 40%. C. 30%. D. 20%.
Câu 27. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về các con đường hình thành loài, phát
biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý diễn ra trong một thời gian dài,
trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
B. Loài mới chỉ có thể được hình thành từ việc biến đổi số lượng NST từ loài gốc.
C. Quá trình hình thành loài mới trong tự nhiên có thể không chịu sự tác động của
chọn lọc tự nhiên.
D. Sự hình thành quần thể mang những đặc điểm thích nghi mới chính là hình thành
loài mới.
Câu 28. Khi nói về sự trao đổi vật chất và năng lượng trong một hệ sinh thái, có bao nhiêu
phát biểu sau đúng?
I. Một hệ sinh thái có hiệu suất sinh thái cao thì hệ sinh thái đó càng bền vững.
II. Sinh vật sản xuất đóng vai trò rất quan trọng vì nó đưa hầu hết vật chất và năng lượng
của môi trường vào quần xã.
III. Trong hệ sinh thái, vật chất thường được tuần hoàn, còn năng lượng chỉ đi một chiều.
IV. Trong hệ sinh thái, đa số năng lượng thất thoát qua quá trình hô hấp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Một loài thực vật, xét một tính trạng do một cặp gene nằm trên NST thường quy
định, trong đó allele trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
không đúng khi nói về đời con của các phép lai?
A. Nếu đời con có 2 loại kiểu hình thì đời con có ít nhất 2 loại kiểu gene.
B. Nếu đời con có 50% cá thể thuần chủng thì đời con có thể có 2 loại kiểu hình.
C. Nếu bố mẹ đồng tính thì con thuần chủng 100%.
D. Nếu có con có 1 loại kiểu hình thì đời con có nhiều nhất 2 loại kiểu gene.
Câu 30. Khi nói về các đột biến số lượng NST, có bao nhiêu phát biểu sau là đúng?
I. Các thể dị đa bội có thể được tạo ra không qua quá trình lai xa kết hợp đa bội hóa.
II. Sinh vật có tổ chức cơ thể càng cao thì càng hiếm gặp các thể đột biến số lượng NST.
5
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
III. Các chất hóa học có tác dụng ức chế sự phân ly NST đều có thể gây nên đột biến số
lượng NST.
IV. Bố hoặc mẹ tạo một số giao tử bất thường về lượng NST thì đời con cũng mang bộ
NST bất thường.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 31. Khi nói về tác động của các nhân tố tiến hóa, theo quan niệm tiến hoá hiện đại, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một nhân tố làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể thì được
xem là nhân tố tiến hóa.
II. Hiện tượng di – nhập gene chỉ hoàn toàn do sự di cư, nhập cư của các cá thể.
III. Phiêu bạt di truyền là hiện tượng các cá thể xuất cư ồ ạt gây biến đổi cấu trúc di truyền
của quần thể.
IV. Tác động của chọn lọc tự nhiên đến quần thể tùy thuộc vào sự biến đổi của môi trường
quần thể đang sống.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32. Khi nghiên cứu về quần thể chuột
lang Lemming (Lemmus lemmus) tại quần xã đài
nguyên, người ta thấy mối quan hệ về dinh
dưỡng với các loài khác như sơ đồ. Trong đó,
chồn là loài độc thực còn các loài kia đa thực.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng kích thước
quần thể chuột lang biến động theo một chu
kì 3 – 4 năm. Phân tích ví dụ quần thể Lemming và các loài liên quan trên, nhận định nào
sau đây không chính xác?
A. Quần thể chồn cũng có thể biến động theo chu kì giống như chuột Lemming.
B. Dù khí hậu khắc nghiệt, thảm thực vật vẫn có sinh khối lớn hơn so với chuột
Lemming.
C. Cáo tuyết, cú tuyết và chim ó biển ít phụ thuộc vào số lượng chuột Lemming hơn so
với chồn.
D. Do có nhiều loài khống chế, quần thể chuột Lemming thường biến động không do
tác động của vật ăn thịt.
BD
Câu 33. Một cơ thể động vật có kiểu gene Aa bd giảm phân tạo tinh trùng. Trong quá trình
giảm phân, có xảy ra hoán vị gene, và một số tế bào bị đột biến không phân ly 1 cặp NST
trong giảm phân I. Theo lý thuyết, số loại giao tử tối đa mà cơ thể này tạo ra là bao nhiêu?
A. 44. B. 36. C. 38. D. 30.
Câu 34. Ở một giống đậu, màu sắc hạt do một gene quy định, trong đó hạt vàng là trội
hoàn toàn so với hạt xanh. Tại một vườn thực vật, khi người kĩ sư gieo 1000 hạt đậu màu
vàng thành các cây P, sau đó cho các cây này giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì đời con
(F1) thu được 99% hạt vàng và 1% hạt xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lý
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong các hạt vàng F1, có 18% hạt kiểu gene dị hợp.
6
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
II. Nếu cho các cây P tự thụ phấn, có tối đa 20% cây cho ra hạt xanh.
III. Đem các cây hạt vàng F1 trồng thành cây rồi cho chúng giao phấn ngẫu nhiên, đời con
thu được 81/121 hạt vàng.
IV. Đem các cây F1 mọc ra từ 2 loại hạt có màu khác nhau giao phấn với nhau, đời con thu
được hạt vàng gấp mười lần hạt xanh.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 35. Một loài thực vật, xét 1 gene có 2 allele. Nghiên cứu thành phần kiểu gene của 1
quần thể thuộc loài này qua một số thế hệ, thu được kết quả ở bảng sau:
Kiểu gene Thế hệ P Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4
AA 5/10 3/10 4/10 36/100 25/9
Aa 4/10 2/10 4/10 48/100 20/49
aa 1/10 5/10 2/10 16/100 4/49
Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của
nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các
phát biểu sau?
I. Quần thể này là quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
II. Sự thay đổi cấu trúc di truyền ở F1 có thể do chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu gene AA.
III. Từ F1 sang F2, có thể sự di, nhập cư với số lượng lớn cá thể đã xảy ra.
IV. Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu gene aa ở F5 là 4/81.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 36. Một loài thực vật, xét 2 cặp gene, trong đó mỗi gene quy định 1 tính trạng, allele
trội là trội hoàn toàn. Đem giao phấn 2 cây mang một tính trạng trội – một tính trạng lặn
nhưng có kiểu hình khác nhau (P), thu được F1. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến,
phát biểu nào sau đây sai?
A. F1 có thể có tối đa 4 loại kiểu gene.
B. F1 có thể có 1 hoặc 2 hoặc 4 loại kiểu hình.
C. F1 có tỉ lệ 2 kiểu hình tính trạng trội bằng tỉ lệ kiểu hình 2 tính trạng lặn.
D. Nếu F1 có kiểu hình 2 tính trạng lặn, thì tỉ lệ kiểu hình 1 tính trạng trội chiếm 50%.
Câu 37. Ở một loài côn trùng giao phối, màu sắc thân do gene A trên NST thường có 3
allele A1, A2, A3 quy định. Trong đó các allele tương tác trội – lặn hoàn toàn theo thứ tự
A1 > A2 > A3. Tại một quần thể, thế hệ khả sát (P) đang cân bằng di truyền, tần số allele A2
gấp đôi tần số mỗi allele còn lại. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Quần thể đang có tỉ lệ kiểu hình là 7 : 8 : 1.
II. Trong các cá thể mang kiểu hình trội của quần thể, có 50% cá thể khi sinh sản cho 2 loại
giao tử.
III. Nếu quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào, F1 có tỉ lệ kiểu gene là 1 :
1 : 2 : 4 : 4 : 4.
IV. Nếu chọn lọc tự nhiên tác động theo hướng loại bỏ khả năng sinh sản của các cá thể
thuần chủng, F1 có tỉ lệ cá thể sinh sản bình thường chiếm 34%.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
7
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 38. Một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng,
B quy định thân cao trội hoàn toàn so với b quy định thân thấp. Ở thế hệ P, khi lai 2 dòng
thuần chủng có kiểu hình tương phản từng đôi một thì thu được F1 có kiểu hình giống
nhau. Đem F1 lai lần lượt với 2 cây có kiểu hình khác nhau, mỗi phép lai đều thu được
đời con có 4 loại kiểu hình và có 40% cây thân cao, hoa đỏ. Biết rằng quá trình giảm phân
là bình thường và giống nhau ở 2 giới. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Khoảng cách giữa 2 gene là 20cM.
II. Các cơ thể đem lai với F1 có kiểu hình giống P.
III. Chọn 1 cây ở thế hệ con mỗi phép lai bất kì, xác suất cá thể ấy thuần chủng là 10%.
IV. Chọn 1 cây thân cao, hoa đỏ ở mỗi phép lai giao phấn với nhau, xác suất đời con có
thân thấp, hoa trắng là 1/16.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 39. Ở một loài côn trùng, thế hệ (P): cho con đực (XY) và cái (XX) đều mắt đỏ lai với
nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình phân ly: 6 con cái mắt đỏ : 2 con cái mắt trắng : 3 con
đực mắt đỏ : 5 con đực mắt trắng . Theo lí thuyết, nếu không có đột biến, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Tính trạng màu mắt di truyền theo quy luật tương tác bổ sung và liên kết giới tính.
II. Ở F1, trong những con cái mắt đỏ, có 1/3 số con mang kiểu gene giống mẹ chúng.
III. Đem con đực P lai phân tích, đời con thu được những con đực toàn là mắt trắng.
IV. Lấy 2 con mắt trắng F1 lai với nhau, đời con có thể thu được 100% con mắt đỏ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của nhóm máu hệ ABO và một bệnh di
truyền ở một gia đình, trong đó bệnh do gene nằm trên vùng không tương đồng của NST
giới tính X quy định. Cho rằng không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đúng?

A Ghi chú:
1-A 2-A 3-A 4-B
Không bị bệnh.

5-O 6-A 7-A 8-B Bị bệnh .


AB, A, B, O Các nhóm máu
9-AB 10-A 11-AB
?

I. Xác định được tối đa kiểu gene của 8 người trong phả hệ.
II. Các người trong gia đình 3, 4, 7, 8 đều có kiểu gene dị hợp về nhóm máu.
III. Khả năng 10 mang kiểu gene giống 1 là 25/64.
IV. Khả năng đứa con sắp sinh của vợ chồng 10 - 11 là con trai, mang máu B và không bị
bệnh là 1/16.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

8
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Nguyên tố nào sau đây đóng vai trò không thể thiếu trong việc cấu tạo ADN ở
thực vật?
A. N. B. Cu. C. I. D. F.
Câu 2. Ở người, vị trí nào sau đây có bề mặt trao đổi khí?
A. Khoang mũi. B. Khí quản. C. Phế nang. D. Phế quản.
Câu 3. Trên NST, thành phần nào giúp các NST không dính vào nhau?
A. Tâm động. B. Vùng đầu mút.
C. Chromatid. D. Trình tự khởi đầu tự tái bản.
Câu 4. Từ cây có kiểu gene AaBb, bằng phương pháp nuôi cây hạt phấn trong ống nghiệm
có thể tạo ra tối đa bao nhiêu dòng cây đơn bội có kiểu gene khác nhau?
A. 2. B. 3 C. 4. D. 1.
Câu 5. Sản phẩm nào sau đây không nằm trong mục tiêu điều hoà gene của tế bào?
A. mARN. B. tARN. C. Protein. D. Lactose.
Câu 6. Giả sử có một gene mà cứ trung bình 1000 giao tử tạo ra, có 1 giao tử mang allele
đột biến của gene đó. Tần số đột biến của gene này là bao nhiêu?
A. 10-2. B. 10-3. C.10-4. D. 10-5.
Câu 7. Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường
nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là gì?
A. Nơi ở. B. Sinh cảnh.
C. Giới hạn sinh thái. D. Ổ sinh thái.
Câu 8. Cho biết allele A trội hoàn toàn so với allele a. Theo lí thuyết, phép lai nào sau
đây cho đời con gồm 100% cá thể có kiểu hình trội?
A. aa × aa. B. Aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × aa.
Câu 9. Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu → Nhái → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, loài
nào là sinh vật tiêu thụ bậc nhỏ nhất?
A. Cỏ. B. Diều hâu. C. Nhái. D. Sâu.
Câu 10. Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Cho phép
lai Aabb × aaBb, theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con ra sao?
A. 1 : 1. B. 1 : 1 : 1 : 1. C. 100%. D. 3 : 1.
Câu 11. Quá trình nào đã tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối. D. Di – nhập gene.
Câu 12. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số allele A = 0,25 thì có tỉ lệ kiểu
gene Aa là bao nhiêu?
A. 0,25. B. 0,5. C. 0,1875. D. 0,375.
Câu 13. Thành tựu nào sau đây không phải là của kĩ thuật chuyển gene?
A. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-caroten ở trong hạt.
B. Tạo ra giống chuột bạch mang gene tăng trưởng của chuột cống.
C. Tạo ra chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người.
D. Nhân bản vô tính Doly.
9
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 14. Hiện tượng phiêu bạt di truyền do tác động của nhân tố tiến hoá nào?
A. Đột biến. B. Biến động di truyền.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gene.
Câu 15. Sự hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài sẽ có tác dụng gì?
A. làm giảm mật độ cá thể. B. làm quần thể suy thoái.
C. tăng tỉ lệ tử vong. D. tăng cường hiệu quả nhóm.
Câu 16. Trong quá trình tiến hoá, nhóm sinh vật nào xuất hiện cùng Đại địa chất với
Lưỡng cư cổ đại?
A. Bò sát. B. Hạt kín. C. Chim. D. Thú.
Câu 17. Dạng đột biến cấu trúc NST nào có thể làm cho một gene ở NST này chuyển sang
NST khác tương đồng?
A. Lặp đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 18. Ở cá mập, con non nở ra trước sẽ ăn thịt những trứng chưa nở. Đây là biểu hiện
của mối quan hệ nào?
A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài.
C. cộng sinh. D. hỗ trợ cùng loài.
Câu 19. Hình dưới mô tả một thí nghiệm về hô hấp ở thực vật.

Từ thí nghiệm trên, nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Thí nghiệm xác định hô hấp ở thực vật toả nhiệt.
B. Sau một thời gian, giọt nước màu di chuyển qua phía trái.
C. Vôi xút giúp khẳng định hạt hấp thu khí O2.
D. Áp suất không khí bên trong ống nghiệm lớn hơn bên ngoài ống nghiệm.
Câu 20. Lấy một cây có kiểu gene Aabb tự thụ phấn. Nếu không có đột biến, tính theo lí
thuyết thì tỉ lệ các thể đồng hợp về 2 cặp gene thu được ở F1 là bao nhiêu ?
A. 1/4. B. 1/2. C. 1/8. D. 3/8.
Câu 21. Ở người, allele I quy định máu A đồng trội với allele I quy định máu B và trội
A B

hoàn toàn so với allele IO quy định máu O. Trên lý thuyết, một cặp vợ chồng cùng có máu
AB thì con họ thường sẽ không có nhóm máu nào?
A. Máu B. B. Máu A. C. Máu O. D. Máu AB.
Câu 22. Một loài thực vật, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy
định thân thấp; allele B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với allele b quy định quả dài.
Cho cây thân cao, quả tròn (P) lai phân tích, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có
20% số cây thân cao, quả tròn. Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra ở 2 giới giống nhau.
Nếu không có đột biến, theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau không đúng?
A. F1 có tỉ lệ kiểu gene giống tỉ lệ kiểu hình.
10
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
B. Ở F1, có 40% cây có kiểu hình giống bố hoặc mẹ.
C. Cơ thể thân cao, quả tròn (P) đã cho 4 loại giao tử với tỉ lệ 3 : 3 : 2 : 2.
D. Cho cây thân cao, quả dài F1 tự thụ phấn thì F2 có thể có 54% thân cao, quả tròn.
Câu 23. Trong các mối quan hệ sau, mối quan hệ nào có mức đối kháng mạnh nhất?
A. Hổ ăn thịt hươu.
B. Trùng roi sống trong ruột mối.
C. Báo và sư tử cùng săn linh dương.
D. Sán lá gan sống trong gan, mật trâu, bò.
Câu 24. Hình bên mô tả ống tiêu hoá của 2 loài thú
thích nghi với chế độ ăn khác nhau. Biết rằng kích
thước cơ thể của chúng tương đương nhau. Trên lý
thuyết phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
A. Thức ăn của loài A giàu dinh dưỡng hơn loài B.
B. Loài B có răng nanh không phát triển.
C. Loài B có thể là động vật nhai lại.
D. Loài A nhiều khả năng là loài ăn thịt.
Câu 25. Ở một loài thực vật, hoa đỏ (A) là trội hoàn toàn so với hoa trắng (a). Giả sử các
thể tứ bội chỉ cho giao tử lưỡng bội có sức sống. Trên lý thuyết, phép lai nào cho tỉ lệ hoa
trắng nhiều nhất trong các phép lai sau?
A. AAaa × AAaa. B. AAaa × AAAa. C. Aaaa × Aaaa. D. AAaa × aaaa.
Câu 26. Ở một loài động vật, cho biết mỗi gene quy định 1 tính trạng và allele trội là trội
hoàn toàn. Ở P: AaBbDdEe × aaBbDdEE, thu được F1. Theo lí thuyết, nếu không xảy ra
đột biến, F1 có loại kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 13/32. B. 15/32. C. 16/32. D. 18/32.
Câu 27. Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho giao
phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên?
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gene và tần số allele của quần thể không theo một
hướng xác định.
B. Làm giảm tính đa dạng di truyền, làm nghèo vốn gene của quần thể.
C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gene đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gene dị hợp trong quần thể.
D. Làm cho quần thể bị biến đổi vốn gene theo hướng làm xuất hiện các allele mới và
kiểu gene mới.
Câu 28. Khi nói về các chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau là đúng?
I. Phần lớn nước trong tự nhiên tồn tại trong các mạch nước ngầm.
II. Quá trình quang hợp là quá trình lớn nhất giúp đưa carbon vào chu trình của nó.
III. Chu trình sinh địa hóa giúp tái tạo năng lượng trong sinh quyển.
IV. Trong chu trình sinh địa hóa, không phải mọi vật chất đều được tuần hoàn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Ở một loài cá, thực hiện 2 phép lai, người ta thu được kết quả sau:
(1) P: ♂có râu x ♀không râu → F1: 100% không râu; F1 x F1 → F2: 100% không râu.
(2) P: ♂không râu x ♀có râu → F1: 100% có râu; F1 x F1 → F2: 100% có râu.
11
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Giả sử không có đột biến, tính trạng có hay không có râu ở loài này có khả năng tuân theo
quy luật nào nhất trong các quy luật sau?
A. Tính trạng biểu hiện phụ thuộc môi trường.
B. Tính trạng di truyền theo quy luật trội – lặn hoàn toàn (quy luật phân ly).
C. Tính trạng di truyền theo dòng mẹ.
D. Tính trạng di truyền theo quy luật phân ly độc lập.
Câu 30. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến mất đoạn làm mất gene nên luôn có hại cho sinh vật.
B. Đột biến chuyển đoạn có thể làm thay đổi nhóm gene liên kết.
C. Đột biến lặp đoạn luôn làm gia tăng số lượng các gene trên NST.
D. Đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng có thể gây lặp đoạn.
Câu 31. Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Một đặc điểm thích nghi có thể biến thành kém thích nghi khi môi trường thay đổi.
II. Quần thể sẽ không tiến hóa nếu tần số allele và thành phần kiểu gene bền vững qua
các thế hệ.
III. Quá trình di – nhập gene luôn làm vốn gene của quần thể phong phú hơn.
IV. Trong quần thể vi khuẩn, allele lặn có thể bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32. Tại một vùng đất bao xung quanh núi lửa, khi dung nham phun trào đã hủy diệt
quần xã sinh vật có sẵn. Trên nền dung nham nguội đi, quá trình diễn thế xảy ra ở vùng
đất này được mô tả theo hình sau.

Khi nói về quá trình diễn thế này, có bao nhiêu phát biểu sau là đúng?
I. Đây là quá trình diễn thế thứ sinh.
II. Từ giai đoạn a → b → c → d, lưới thức ăn của quần xã phức tạp dần.
III. Giai đoạn a là giai đoạn của quần xã tiên phong
IV. Giai đoạn d có thể xem là giai đoạn đỉnh cực.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33. Ở vi khuẩn E. coli, giả sử gene điều hòa và gene trong Operon Lac được kí hiệu
là P+ – R+ … P+ – O+ – Z+ – Y+ – A+. Do đột biến, đã xuất hiện các gene bị mất hoạt tính
tương ứng, kí hiệu là R-, P-, O-, Z-, Y-, A-. Trong các chủng vi khuẩn có kiểu gene sau, có
bao nhiêu chủng mất khả năng chuyển hóa đường lactose?
I. P- – R+ … P+ – O+ – Z+ – Y+ – A+. II. P+ – R- … P+ – O+ – Z+ – Y+ – A+.
III. P+ – R+ … P- – O+ – Z+ – Y+ – A+. IV. P+ – R+ … P+ – O- – Z+ – Y+ – A+.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

12
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 34. Một loài thực vật giao phấn, quả dài (A) là trội hoàn toàn so với quả tròn (a), khả
năng kháng nấm quả (B) trội hoàn toàn so với không có khả năng kháng nấm quả (b), 2
cặp gene này phân ly độc lập với nhau. Biết rằng loại nấm gây hại quả chỉ phát triển vào
mùa mưa, chúng làm cho quả non bị thối và hạt mất khả năng nảy mầm. Tại một vườn
trồng vào mùa khô, người ta đem các cây quả tròn giao phấn với cây quả dài, khi thu
hoạch quả thấy có 100% quả dài. Thu lấy hạt của các cây này đem trồng vào mùa mưa,
người ta thấy năng suất quả bị giảm đi 25%. Tiếp tục thu lấy hạt của các quả này, người
ta tiếp tục trồng vào mùa mưa năm sau. Theo lý thuyết, tỉ lệ quả tròn và năng suất quả bị
giảm đi lúc này lần lượt chiếm tỉ lệ là
A. 1/4 và 1/4. B. 1/6 và 1/9. C. 1/4 và 1/9. D. 1/6 và 1/4.
Câu 35. Một người nông dân đem trồng một loài cây ăn quả một năm, thụ phấn nhờ sâu
bọ vào trồng trong nhà kính, làm cho hạt phấn mỗi cây chỉ có thể tự thụ cho chính nó. Sau
1 vài thế hệ nhận thấy năng suất giảm, ông thả vào đó 1 đàn ong và duy trì qua 1 số thế
hệ. Kết quả tỉ lệ về màu hoa của các cây được ghi nhận qua bảng sau:
Thế hệ AA (hoa đỏ) Aa (hoa hồng) aa (hoa trắng)
P 0 1 0
F1 0,25 0,5 0,25
F2 0,375 0,25 0,375
F3 0,25 0,5 0,25
F4 0,25 0,5 0,25
F5 0,375 0,25 0,375
Biết rằng người nông dân xây dựng khu vườn biệt lập, ông chỉ để cho đàn ong và cây
tương tác một cách tự nhiên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đàn ong khi lấy mật đã thụ phấn cho cây một cách ngẫu nhiên.
II. Đàn ong được thả vào vườn khi các cây ở thế hệ F3.
III. Kể từ khi đàn ong thả vào, năng suất khu vườn có thể được tăng lên.
IV. Ở F4, có khả năng đàn ong đã bị đưa ra khỏi vườn.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 36. Ở một loài thực vật, khi lai phân tích cây hoa đỏ có kiểu gene AaBbDd thì thu
được đời con có 12,5% hoa đỏ. Khi cây này tự thụ phấn, nếu không có đột biến, theo lý
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. F1 có tối đa 64 kiểu tổ hợp với 27 loại kiểu gene.
II. F1 có tối đa 27/64 cây hoa đỏ.
III. Trong các cây hoa trắng, có 1/37 cây mang kiểu gene đồng hợp cả 3 cặp gene.
IV. Chọn 1 cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, xác suất đời con có xuất hiện cây hoa trắng là 8/27.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37. Tại một quần thể thực vật tự thụ phấn, allele A quy định lá nguyên trội hoàn toàn
so với allele a quy định lá xẻ; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy
định hoa trắng. 2 cặp gene này phân ly độc lập với nhau. Thế hệ xuất phát (P) của quần
thể này có thành phần kiểu gene là 0,3 AABB : 0,3 AaBb : 0,2 Aabb : 0,2 aabb. Biết rằng

13
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
quần thể không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, cũng như các nhân tố tiến hóa khác.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 4 loại kiểu gene thuần chủng.
II. Qua các thế hệ, tỉ lệ aabb tăng dần chứng tỏ tần số các allele A, B đã bị giảm xuống.
III. Ở F2, các cá thể lá xẻ, hoa trắng chiếm tỉ lệ 203/640.
IV. Ở F3, tỉ lệ các kiểu gene không thuần chủng trong quần thể là 61/640.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38. Một loài thực vật, xét 3 cặp gene nằm trên 2 cặp NST, trong đó mỗi gene quy định
một tính trạng và allele trội là trội hoàn toàn. Cho cơ thể (P) dị hợp 3 cặp gene tự thụ
phấn, thu được F1. Nếu không có đột biến và quá trình giảm phân là giống nhau ở cả 2
giới, theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Ở F1, các cơ thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội có tối đa 10 kiểu gene.
II. Ở F1, khi chọn 1 cá thể mang 2 tính trạng trội lai với cá thể mang 2 tính trạng lặn, đời
con thu được tối đa 8 loại kiểu hình.
III. Chọn ngẫu nhiên 1 cá thể F1, xác suất để cá thể ấy mang 3 tính trạng lặn không lớn
hơn 1/16.
IV. Nếu F1 có 25% cá thể thuần chủng, thì tỉ lệ cá thể dị hợp 2 trên 3 cặp gene là 50%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gene Aa và Bb nằm trên 2 cặp
NST khác nhau quy định. Kiểu gene có cả A và B thì cho hoa đỏ; kiểu gene chỉ có A hoặc
B thì cho hoa vàng, kiểu gene không có allele trội nào thì cho hoa trắng. Cặp gene Dd ở
cặp NST tương đồng khác quy định tính trạng hình dạng quả, trong đó D quy định quả
tròn trội hoàn toàn so với d quy định quả dài. Ở thế hệ P, đem cây hoa đỏ, quả tròn lai
với cây hoa vàng, quả tròn, thu được F1 có 32 kiểu tổ hợp. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Các cơ thể P cho tổng cộng 8 loại giao tử khác nhau.
II. F1 có 6 loại kiểu hình với tỉ lệ là 12 : 9 : 4 : 3 : 3 : 1.
III. Trong các cây hoa vàng, quả tròn F1, có 1/4 cây mang kiểu gene thuần chủng.
1
IV. Cho những cây hoa đỏ, quả tròn F1 ngẫu phối, F2 có hoa trắng, quả dài chiếm tỉ lệ 324.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người là bạch tạng và chứng
hói đầu. Biết rằng bệnh bạch tạng do gene a thuộc NST thường, allele A quy định không
bệnh trội hoàn toàn so với b; còn hói đầu do gene B thuộc NST thường nhưng kiểu gene
Bb biểu hiện ở nam nhưng không biểu hiện ở nữ.
Cho rằng không có đột biến xảy ra, trên lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?

A Ghi chú:
1 2 3 4
Không bị bệnh.
5 6 7 8 9 10 Bị bệnh bạch tạng
Bị hói đầu
11 12 14 13
?
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
I. Xác định được chính xác kiểu gene của tối đa 7 người trong phả hệ.
II. Người 8 lấy chồng bình thường thì xác suất sinh 1 con trai bị hói đầu là 1/8.
III. Xác suất người 11 mang gene cả hai bệnh là 2/9.
IV. Xác suất cặp vợ chồng 12 và 13 sinh con trai đầu lòng không bị bệnh nào là 1/3.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

15
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật?
A. O2. B. CO2. C. C2H5OH. D. NH3.
Câu 2. Động vật nào sau đây có tim 4 ngăn?
A. Mèo. B. Châu chấu. C. Cá mập. D. Ếch đồng.
Câu 3. Tác nhân gây đột biến nào sau đây được xếp vào tác nhân vật lý?
A. Tia UV. B. 5 – BU. C. Virus. D. G*.
Câu 4. Trong chọn giống, đối tượng nào thường không được áp dụng phương pháp gây
đột biến gene?
A. Nấm. B. Vi khuẩn. C. Động vật. D. Thực vật.
Câu 5. Điều hoà lượng mARN được tổng hợp là quá trình điều hoà gene ở mức độ nào?
A. Phiên mã. B. Dịch mã. C. Sau dịch mã. D. Tự tái bản.
Câu 6. Trong tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (2n = 8) có bao nhiêu NST thường?
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 7. Chuột chũi chuyên đào các hang trong đất. Các hang của chúng lúc này được xem
là gì?
A. ổ sinh thái chung. B. nơi ở.
C. giới hạn sinh thái. D. khoảng thuận lợi.
Câu 8. Hiện tượng mà con cái thừa hưởng các đặc điểm từ bố mẹ được gọi chung là gì?
A. Đột biến. B. Biến dị. C. Di truyền. D. Tính trạng.
Câu 9. Mối quan hệ nào sau đây có mức đối kháng cao nhất?
A. Tảo giáp nở hoa và tôm, cá sống cùng quần xã.
B. Ve kí sinh bám lên thân trâu, bò.
C. Cá ép bám vào cá mập.
D. Cáo và sói cùng săn thỏ.
Câu 10. Trong thí nghiệm của Morgan, ở F1, khi ông cho ruồi cái thân xám, cánh dài lai
phân tích, đời con thu được đời con có bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Nhân tố tiến hoá nào sau đây thường làm biến đổi tần số allele của quần thể chậm
hơn cả?
A. Đột biến. B. Biến động di truyền.
C. Di – nhập gene. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 12. Ở một loài lưỡng bội giao phối, từ một nhóm cá thể ban đầu đã ngẫu phối qua
nhiều thế hệ và đạt trạng thái cân bằng với cấu trúc di truyền là 0.36AA; 0.48Aa; 0.16aa.
Tần số tương đối của allele A ở nhóm cá thể ban đầu là bao nhiêu?
A. 0,6. B. 0.8. C. 0.5. D. 0.7.
Câu 13. Phương pháp hoặc kĩ thuật nào sau đây không thể tạo ra sinh vật mang đặc điểm
của hai loài?
A. Lai xa kết hợp đa bội hoá. B. Gây đột biến gene.
C. Dung hợp tế bào trần. D. Chuyển gene.

16
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 14. Sự tiêu diệt các kiểu gene kém thích nghi trong quần thể liên quan chặt chẽ đến
nhân tố tiến hoá nào?
A. Yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gene.
Câu 15. Giới hạn cuối cùng về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt tới, cân bằng với
sức chứa của môi trường được gọi là gì?
A. kích thước tối thiểu. B. kích thước trung bình.
C. kích thước tối đa. D. mật độ cá thể.
Câu 16. Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, thời kì băng hà của
đại Tân sinh xuất hiện sinh vật nào?
A. Chim. B. Bò sát. C. Côn trùng. D. Loài người.
Câu 17. Trong cấu trúc của NST kép, mỗi chromatid thường có bao nhiêu phân tử ADN?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 18. Những cây thông mọc gần nhau sẽ có ưu thế gì so với cây thông mọc riêng rẽ?
A. chống gió bão tốt hơn. B. có nhiều ánh sáng hơn.
C. hút được ít nước hơn. D. cạnh tranh dinh dưỡng nhiều hơn.
Câu 19. Hình bên mô tả thí nghiệm chứng minh hô
hấp ở hạt nảy mầm tạo ra khí CO2. Câu nào sau đây
nói về tác dụng của việc đổ nước vào phễu?
A. để cung cấp cho hạt nảy mầm.
B. để đẩy không khí có CO2 vào ống nghiệm.
C. để hoà tan hết khí CO2.
D. để làm mát bình thí nghiệm.

Câu 20. Ở một loài lưỡng bội, xét một tính trạng do một gene có 3 allele đồng trội với
nhau quy định. Số loại kiểu hình tối đa do gene này quy định là bao nhiêu?
A. 6. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 21. Biết rằng không có độ biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây có thể cho
đời con có 3 loại kiểu gene?
Ab Ab Ab AB Ab aB Ab Ab
A. aB x Ab. B. aB x . C. aB x ab. D. aB x aB.
ab
Câu 22. Ở đậu Hà Lan, allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định
hoa trắng. Đem những cây hoa đỏ lai phân tích, thu được F1 có 2% hoa trắng. Trong F1, tỉ
lệ cây có kiểu gene thuần chủng là bao nhiêu?
A. 2%. B. 4%. C. 1%. D. 8%.
Câu 23. Các hệ sinh thái nhân tạo đều có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?
A. Độ đa dạng sinh học cao. B. Khả năng tự điều chỉnh cao.
C. Hiệu suất sinh thái thường cao. D. Lưới thức ăn thường phức tạp.

17
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 24. Đặc điểm nào sau đây không nói về bề mặt trao đổi khí của giun đất?
A. Bề mặt trao đổi khí phân bố ở toàn bộ cơ thể.
B. Bề mặt trao đổi khí mỏng và có nhiều mao mạch máu.
C. Bề mặt trao đổi khí luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
D. Tỷ số giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
Câu 25. Khi nói về phiên mã ở sinh vật nhân sơ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mạch mã gốc là mạch mang chiều 5’→ 3’.
B. Các nucleotide của môi trường được gắn vào mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung.
C. Quá trình tổng hợp mARN diễn ra suốt theo chiều dài của phân tử ADN.
D. Mạch mARN mới tổng hợp theo chiều từ 3’ → 5’.
Bd
Câu 26. Một cơ thể có kiểu gene Aa bD khi giảm phân đã xảy ra hoán vị gene với tần số
20% thì theo lý thuyết, tỉ lệ giao tử mang 2 allele trội của cơ thể này là bao nhiêu?
A. 20%. B. 10%. C. 40%. D. 45%.
Câu 27. Ý nào sau đây nói về sự giống nhau của đột biến và di – nhập gene với quá trình
tiến hoá?
A. mang lại cho quần thể những allele mới mà quần thể chưa có.
B. loại bỏ những cá thể kém thích nghi ra khỏi quần thể.
C. làm thay đổi nhanh chóng tần số allele của quần thể.
D. có thể làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 28. Trong các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước?
I. Tận dụng mọi nguồn nước từ ao, hồ, sông để tưới tiêu.
II. Xây dựng hệ thống kênh mương, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp.
III. Xây dựng các đê ngăn mặn ven biển giúp bảo vệ nguồn nước mặn.
IV. Sử dụng nước tiết kiệm, tắt vòi nước khi không sử dụng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Trong trường hợp mỗi cặp tính trạng do một cặp gene quy định, các gene phân
ly độc lập và allele trội là trội hoàn toàn, khi lai cơ thể mang 3 tính trạng trội - 1 tính trạng
lặn với cơ thể mang 1 tính trạng trội – 3 tính trạng lặn, đời con thu được tối đa bao nhiêu
loại kiểu gene và kiểu hình?
A. 16 loại kiểu gene, 8 loại kiểu hình. B. 16 loại kiểu gene, 16 loại kiểu hình.
C. 8 loại kiểu gene, 8 loại kiểu hình. D. 12 loại kiểu gene, 8 loại kiểu hình.
Câu 30. Giả sử ở một chủng vi khuẩn E. coli đã phát sinh một số đột biến điểm tại các
gene thuộc operon Lac và gene điều hòa của operon này. Các đột biến này đều làm gene
bị mất chức năng tương ứng, được kí hiệu bởi dấu trừ (-) và các gene bình thường được
kí hiệu bởi dấu (+). Trong các vi khuẩn sau, vi khuẩn nào sẽ mất hoàn toàn khả năng
chuyển hóa đường lactose?
A. …P+– R-… P+ – O+– Z+ – Y+ – A+. B. …P+– R+… P- – O+– Z+ – Y+ – A+.
C. …P+– R+… P+ – O-– Z+ – Y+ – A+. D. …P+– R+… P+ – O+– Z+ – Y+ – A+.
Câu 31. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Di – nhập gene chỉ có tác động đến quần thể khi có các lượng cá thể di hoặc nhập cư.
II. Thành phần kiểu gene của quần thể có thể thay bị đổi bởi bất kì nhân tố tiến hóa nào.
18
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
III. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
IV. Đột biến tuy thường làm biến đổi tần số allele một cách chậm chạp nhưng lại có thể
hình thành loài mới một cách nhanh chóng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32. Hình bên mô tả một lưới thức ăn đơn
giản tại một vùng biển. Khi nhận xét về lưới
thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắc xích.
III. Nếu lượng chiếu sáng của mặt trời tại
vùng biển này suy giảm, số lượng các loài
trong lưới thức ăn sẽ biến động mạnh.
IV. Khi con người tăng cường khai thác giáp
xác và mực ống thì hải âu và cá voi xanh có
thể sẽ di cư đến vùng biển khác.
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.

Câu 33. Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi sử dụng colchicine tác động lên 1 đỉnh sinh
trưởng của cây có kiểu gene AaBbDd để gây tứ bội rồi cho cây này này tự thụ phấn, thu
được F1. Biết rằng các cặp gene phân ly độc lập, trong đó mỗi gene quy định một tính
trạng, allele trội là trội hoàn toàn và cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội
có sức sống. Nếu không xảy ra thêm đột biến, theo lý thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu kiểu
gene quy định kiểu hình mang 2 tính trạng trội?
A. 48. B. 75. C. 60. D. 135.
Câu 34. Một ruồi giấm, xét 3 cặp gene, trong đó mỗi gene quy định một tính trạng, allele
AB AB
trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: ♀ ab Dd × ♂ ab Dd, thu được F1 có tổng kiểu
hình trội về cả 3 tính trạng và lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 57,5%. Biết không xảy ra
đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. F1 có tối đa 30 loại kiểu gene và 8 loại kiểu hình.
II. Ruồi giấm cái cho giao tử mang 3 allele trội chiếm tỉ lệ 20%.
III. F1 có 50% cá thể mang kiểu gene dị hợp ít nhất 2 cặp gene.
IV. Trong số các cá thể F1 có kiểu hình mang 2 tính trạng trội, cá thể đồng hợp chiếm tỉ lệ
1/4.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 35. Một quần thể thực vật có tỉ lệ kiểu gene qua các thế hệ được thể hiện ở bảng sau:
Kiểu gene P F1 F2 F3 F4
AA 6/10 81/100 5/10 49/100 100/169
Aa 3/10 18/100 4/10 42/100 60/169
aa 1/10 1/100 1/10 9/100 9/169

19
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Cho rằng qua mỗi thế hệ, có tối đa 1 nhân tố tiến hóa tác động đến quần thể. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Từ P sang F1, quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào.
II. Kích thước quần thể đã có sự biến động lớn trong giai đoạn từ F1 sang F2.
III. Từ F2 sang F3, tỉ lệ aa giảm xuống chứng tỏ chọn lọc tự nhiên đã chống lại allele lặn.
IV. Nếu từ F4 sang F5, nhân tố tiến hóa tác động giống như ở giải đoạn từ F3 sang F4, quần
thể có 39/128 cá thể dị hợp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 36. Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 cặp gene phân ly độc lập, trong đó mỗi gene
quy định một tính trạng và allele trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, nếu không có đột
biến, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Đem cây dị hợp 3 cặp gene lai phân tích, đời con có 37,5% cá thể mang 2 tính trạng trội.
II. Chọn 2 cây có kiểu hình khác nhau giao phấn, nếu đời con có kiểu hình 3 tính trạng
trội thì kiểu hình ấy có tối đa 4 loại kiểu gene.
III. Đem lai 2 cây bất kì, nếu F1 có 8 loại kiểu gene thì F1 có ít nhất 4 loại kiểu hình.
IV. Cho một cây dị hợp có kiểu hình hai tính trạng trội tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ kiểu
hình hai tính trạng trội chiếm nhiều nhất 50%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37. Một loài thực vật, xét 2 cặp gene, trong đó mỗi cặp gene quy định một cặp tính
trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Phép lai giữa 2 dòng thuần chủng thân cao, hoa trắng
với thân thấp, hoa đỏ, thu được F1 có 100% kiểu hình thân cao, hoa đỏ. Đem F1 lai với một
cá thể khác, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình mang thân cao, hoa đỏ
chiếm tỉ lệ 30%. Nếu không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. F1 đã xảy ra hoán vị với tần số 30%.
II. F2 có tối đa 5 kiểu gene dị hợp.
III. Ở F2, kiểu hình có tỉ lệ lớn nhất chiếm tối đa 45%.
IV. Ở F2, trong những cây thân cao, hoa đỏ, cây dị hợp 1 cặp gene chiếm 1/6.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38. Tại một quần thể thực vật ngẫu phối, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so
với allele a quy định thân thấp. Quần thể này sống trong rừng ngập mặn, nên những cây
thân thấp sẽ không thể kết hạt vì hoa bị ngập do thủy triều. Tại lúc khảo sát (P), quần thể
có 4% cây thân thấp. Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát
biểu sau đúng?
I. Khi chuyển quần thể cây này về môi trường rừng không ngập nước, quần thể này sẽ
đạt trạng thái cân bằng di truyền.
II. Qua nhiều thế hệ, tần số a giảm dần và bị loại bỏ hoàn toàn vì chúng không sinh sản.
III. Ở F2, tỉ lệ cây thân cao thuần chủng trong các cây thân cao là 3/4.
IV. Đem các hạt F4 về trồng tại vùng không ngập nước và tạo điều kiện sống tối ưu, F5 kì
vọng có 1/81 cây thân thấp.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
20
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 39. Một loài thực vật, màu sắc thân do 2 cặp gene phân ly độc lập quy định,
trong đó gene A quy định enzyme A biến tiền chất 1 thành màu đỏ, gene B quy định
enzyme B biến tiền chất 2 thành màu đen, các allele a, b là allele lặn hoàn toàn và bị
mất chức năng tương ứng. Biết rằng sự pha trộn giữa màu đỏ và đen làm thân cây có
màu nâu, những cây tích lũy đồng thời cả tiền chất 1 và 2 thì tạo thành chất độc làm
cây chết khi vừa nảy mầm. Ở thế hệ P, khi lấy cây thân đỏ thuần chủng, lai với cây
thân đen thuần chủng, thu được F1 có 100% thân nâu. Đem F 1 giao phấn với nhau, thu
được F2. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Các cây F2 có 8 loại kiểu gene khác nhau.
II. Đem F1 lai phân tích, thu được đời con có tỉ lệ kiểu gene giống tỉ lệ kiểu hình.
III. Lấy các cây thân đỏ F1 giao phấn với cây thân đen F1, đời con thu được 50% thân nâu.
IV. Chọn một cây thân đen bất kì để tự thụ phấn, đời con luôn thu được 100% thân đen.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 40. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người là bệnh P và bệnh M.
Allele A quy định không bị bệnh P trội hoàn toàn so với allele a quy định bệnh P; allele B
quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với allele b quy định bệnh M. Các gene này
nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.

Ghi chú:
1 2 3 4
Không bị bệnh.
5 6 7 Bị bệnh M.
Bị bệnh P.
8 9 10

Biết rằng không phát sinh thêm đột biến trong phả hệ. Dựa vào phả hệ này, có bao nhiêu
phát biểu sau là đúng?
I. Biết được chính xác tối đa kiểu gene của 8 người trong phả hệ trên.
II. Người số 10 có thể mang 1 trong 4 kiểu gene.
III. Người số 7 khi kết hôn với một người vợ không bị bệnh nào thì con họ sinh ra chỉ có
thể mắc bệnh P chứ không thể mắc bệnh M.
IV. Nếu cặp vợ chồng 5, 6 sinh thêm 1 đứa con bị cả 2 bệnh thì đứa con này là nam.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

21
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Chất nào sau đây là nguyên liệu của pha sáng quang hợp ở thực vật?
A. O2. B. CO2. C. H2O. D. N2.
Câu 2. Động vật nào sau đây có cơ quan tiêu hoá tiến bộ hơn các loài còn lại.
A. Sứa. B. San hô. C. Thuỷ tức. D. Giun đất.
Câu 3. Trong tế bào nhân thực, vị trí nào sau đây không xảy ra quá trình nhân đôi ADN?
A. Nhân. B. Ty thể. C. Lục lạp. D. Ribosome.
Câu 4. Từ cây có kiểu gene aaBbDD, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống
nghiệm có thể tạo ra dòng cây đơn bội có kiểu gene nào sau đây?
A. aBD. B. aBd. C. Abd. D. ABD.
Câu 5. Trên lý thuyết, triplet 3’GAT5’ sẽ có bộ ba bổ sung mang trình tự nào?
A. 5’GAT3’. B. 5’XTA3’. C. 5’TGA3’. D. 5’XAT3’.
Câu 6. Trong tế bào nhân thực, NST có ở vị trí nào sau đây?
A. Ty thể. B. Lục lạp. C. Nhân. D. Lysosome.
Câu 7. Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,6 → 42oC, trong đó
sinh trưởng tốt nhất ở 30oC. Giá trị nhiệt độ nước nào sẽ gây ức chế sinh trưởng cho cá?
A. 29oC. B. 31oC. C. 28oC. D. 40oC.
Câu 8. Xét 2 gene (gồm có các allele A, a và B, b) cùng thuộc một cặp NST tương đồng.
Kiểu gene nào sau đây là của cơ thể mang 2 tính trạng trội dị hợp?
Ab AB aB AB
A. ab . B. . C. aB. D. AB.
aB
Câu 9. Cây tầm gửi đâm rễ giác mút vào thân cây gỗ, lấy nước và khoáng từ mạch gỗ
những cây này. Đây là ví dụ về mối quan hệ nào trong quần xã sinh vật?
A. Hội sinh. B. Hợp tác. C. Kí sinh. D. Cạnh tranh.
Câu 10. Tập hợp các tính trạng của cơ thể được gọi là gì?
A. Allele. B. Kiểu hình. C. Di truyền. D. Kiểu gene.
Câu 11. Hiện tượng dòng gene liên qua đến nhân tố tiến hoá nào?
A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gene.
Câu 12. Một quần thể có tần số kiểu gene là q2AA : 2pqAa : p2aa. Tần số allele a của
quần thể này là bao nhiêu?
A. p. B. q. C. 2pq. D. p+q.
Câu 13. Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gene giống
nhau từ một phôi ban đầu?
A. Lai tế bào sinh dưỡng. B. Gây đột biến nhân tạo.
C. Nhân bản vô tính. D. Cấy truyền phôi.
Câu 14. Nhân tố tiến hóa đã gây nên phân hóa khả năng sống sót của các cá thể có kiểu
gene khác nhau trong quần thể?
A. Yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến. D. Di – nhập gene.
Câu 15. Vào mùa hè, ve sầu có rất nhiều, các mùa khác thấy rất ít. Đây là kiểu biến động
theo chu kì nào?
22
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
A. ngày đêm. B. tuần trăng. C. năm. D. nhiều năm.
Câu 16. Trong lịch sử Trái Đất, côn trùng phát sinh ở đại địa chất nào?
A. Đại Nguyên sinh. B. Đại Cổ sinh. C. Đại trung sinh. D. Đại Thái cổ.
Câu 17. Trong operon Lac ở vi khuẩn E. coli, khi môi trường có lactose, mối tương tác giữa
2 thành phần nào sau đây không diễn ra?
A. Protein ức chế - vùng vận hành. B. ARN polymerase – vùng khởi động.
C. ARN polymerase – các gene cấu trúc. D. Protein ức chế - lactose.
Câu 18. Trong quần thể, tuổi của một cá thể sống thực tế được gọi là gì?
A. tuổi sinh lý. B. tuổi sinh thái. C. tuổi quần thể. D. cấu trúc tuổi.
Câu 19. Trong thí nghiệm hô hấp ở thực vật, có thể phát hiện hạt nảy mầm hấp thu O 2
bằng cách nào?
A. Sử dụng vôi xút để hấp thu và phát hiện khí CO2.
B. Dẫn không khí bình thí nghiệm vào cốc nước vôi trong.
C. Dùng que đóm đang cháy đưa vào bình.
D. Dùng giấy quỳ tím để kiểm tra pH bên trong bình thí nghiệm.
Câu 20. Theo lý thuyết, khi P: AaBb x AaBb thì kiểu gene nào sẽ chiếm tỉ lệ nhỏ nhất ở F1?
A. AAbb B. AaBb. C. AaBB. D. aabb.
Câu 21. Khi nói về ý nghĩa của hiện tượng các gene liên kết hoàn toàn, phát biểu nào sau
đây đúng?
A. giúp các tổ hợp gene có lợi luôn di truyền cùng nhau.
B. làm tăng biến dị tổ hợp.
C. giúp lập bản đồ di truyền.
D. giúp tạo ra các nhóm gene liên kết mới.
Câu 22. Nếu không có đột biến, một cơ thể dị hợp 2 cặp gene sẽ cho các giao tử mang 1
allele trội chiếm tỉ lệ tối đa bao nhiêu?
A. 50%. B. 40%. C. 20%. D. 100%.
Câu 23. Khi nói về chuỗi thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật mở đầu luôn là sinh vật sản xuất.
B. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài là một mắc xích.
C. Trong một chuỗi thức ăn, một loài có thể ở nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
D. Hiệu suất sinh thái càng cao thì chuỗi thức ăn càng ngắn.
Câu 24. Hình bên mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn của rùa. Dựa vào hình,
phát biểu nào sau đây là chưa chính xác?
A. Các động vật có phổi, nhìn chung đều có
2 vòng tuần hoàn giống rùa.
B. Tỉ lệ máu bị pha trộn trong tim rùa thấp
hơn so với ếch đồng.
C. Tốc độ dòng máu trong mạch của rùa cao
hơn so với các động vật thuộc lớp Sâu bọ.
D. Tâm nhĩ phải nhận máu đỏ tươi từ tĩnh mạch phổi.

23
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 25. Một cơ thể đực có kiểu gene AaBbDD tiến hành giảm phân tạo giao tử. Trong quá
trình giảm phân, có 1 số tế bào đã xảy ra không phân ly một cặp NST ở giảm phân I, tạo
nên các giao tử đột biến. Trong các loại giao tử sau, có bao nhiêu giao tử cơ thể này có thể
tạo ra được?
I. AaBD. II. ABDD. III. AaBbD. IV. AAbD. V. BbD.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 26. Ở đậu Hà Lan, allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định
hoa trắng. Đem những cây hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 có 2% hoa trắng. Trong F1, tỉ
lệ cây có kiểu gene không thuần chủng là bao nhiêu?
A. 2%. B. 4%. C. 1%. D. 8%.
Câu 27. Tác động nào sau đây có thể làm tăng đa dạng di truyền quần thể bọ cánh cứng?
A. Các loài chim ăn thịt bắt những con có màu nổi bật.
B. Một số cá thể bọ cánh cứng giao phối với các cá thể của quần thể lân cận.
C. Cậu bé nghịch ngợm không chú ý đã dẫm bẹp một số cá thể.
D. Những con bọ cùng màu có xu hướng giao phối với nhau hơn là khác màu.
Câu 28. Trong các hoạt động khai thác tài nguyên sau, hoạt động nào được xem là hình
thức khai thác bền vững?
I. Khai thác có kế hoạch các nguồn lợi thủy, hải sản.
II. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản, kim loại, đất hiếm.
III. Xây dựng nhà máy turbine gió tại những vùng ven biển.
IV. Tăng cường bón phân hóa học cho đất để tăng lượng dinh dưỡng khoáng.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
AB AB
Câu 29 Ở một loài động vật, xét phép lai P: ♀ ab XDXd × ♂ ab XDY, thu được F1. Biết rằng
mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nếu không xét giới tính, F1 có tối đa 8 loại kiểu hình.
B. Ở F1, tỉ lệ kiểu hình 3 tính trạng trội lớn hơn kiểu hình 3 tính trạng lặn.
C. Nếu giảm phân xảy ra bình thường, cơ thể cái của P cho tối đa 4 loại giao tử.
D. Các cơ thể đực F1 giảm phân sẽ cho tối đa 12 loại giao tử.
Câu 30. Khi nói về hoạt động của operon lac ở vi khuẩn E. Coli, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Các gene trong operon có số lần sao mã và phiên mã giống nhau.
B. Phân tử mARN tổng hợp từ operon có thể quy định 3 loại protein khác nhau.
C. Hoạt động của gene điều hòa R phụ thuộc vào hoạt động của vùng vận hành (O).
D. Đột biến làm mất chức năng của vùng vận hành (P) có thể làm cho vi khuẩn không
thể chuyển hóa đường glucose.
Câu 31. Một quần thể sinh vật lưỡng bội có kích thước lớn, ngẫu phối, có cấu trúc di
truyền ở các thế hệ như sau:
Thế hệ Cấu trúc di truyền Thế hệ Cấu trúc di truyền
P 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1 F2 0,45AA + 0,3Aa + 0,25aa
F1 0,4AA + 0,6Aa = 1 F3 0,3AA + 0,25Aa + 0,45aa
24
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Khi nói về quần thể này, theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nếu thế hệ P không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa nào thì nó đang cân bằng
di truyền.
B. Ở F1, có thể đã có tác động của yếu tố ngẫu nhiên tác động đến quần thể.
C. Từ F1 sang F2, quần thể có thể đã xảy ra nhiều đột biến A thành a.
D. Từ F1 đến F3, nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, thì lúc này chọn
lọc tự nhiên đang chống lại allele trội.
Câu 32. Một lưới thức gồm có 10 loài được mô tả như hình dưới đây.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Có 4 loài chỉ tham gia vào 2 chuỗi thức ăn.
II. Cây sồi có thể được xem là loài ưu thế trong quần xã này.
III. Loài cáo có thể thuộc bậc dinh dưỡng bậc 3 hoặc bậc 4.
IV. Khi số lượng thỏ giảm xuống thì số lượng rái cá giảm.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 33. Cho các codon mã hóa một số amino acid như sau:
Codon 5’UXU3’ 5’UXA3’ 5’AXU3’ 5’AXX3’
5’UXX3’ 5’UXG3’ 5’AXA3’ 5’AXG3’
Amino acid Ser Thr
Trên lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Ở mỗi loại codon quy định Ser và Thr, đột biến thay thế cặp nu ở vị trí thứ ba đều là
đột biến trung tính.
II. Đột biến thay thế cặp nu ở vị trí thứ nhất trên codon quy định tương ứng luôn làm
Ser biến thành Thr hoặc ngược lại.
III. Đột biến điểm trên bộ ba tương ứng ở gene có thể làm codon quy định Ser biến
thành codon quy định Thr.
IV. Không có đột biến điểm nào xảy ra ở codon quy định Thr có thể làm kết thúc ngay
tức thì chuỗi polypeptide.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

25
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 34. Một loài động vật, biết rằng mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội
AB Ab
hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: Dd × aBDd, thu được F1 có tổng kiểu hình trội về cả 3
ab
tính trạng và kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 41,5%. Biết không xảy ra đột biến
nhưng xảy ra hoán vị gene ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể
mang 3 allele trội trong số các cá thể mang 3 tính trạng trội là bao nhiêu?
A. 8/81. B. 9/162. C. 3/81. D. 7/162.
Câu 35. Tại một quần thể thỏ biệt lập với các quần thể cùng loài lân cận, ghi nhận tỉ lệ
sinh và tốc độ tăng trưởng của quần thể qua các năm, người ta thu được bảng số liệu sau:
Năm 1 2 3 4
Tỉ lệ sinh 5% 3% 4% 5%
Tốc độ tăng trưởng 2% -10% 1.5% 2%
Khi nhận xét về quần thể này, có bao nhiêu ý đúng trong các ý sau?
I. Để tồn tại, quần thể buộc phải sinh nhiều con hơn số con có thể sống sót.
II. Năm thứ 2, tác động sàng lọc của chọn lọc tự nhiên là mạnh hơn so với các năm khác.
III. Cấu trúc di truyền của quần thể thỏ biến động qua các năm là không đáng kể, có thể
xem là không đổi.
IV. Tỉ lệ sinh cao hơn so với tốc độ tăng trưởng, chứng tỏ quần thể có biến động cấu trúc
di truyền do hoạt động di – nhập gene.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 36. Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 cặp gene phân ly độc lập. Cho biết mỗi gene
quy định một tính trạng, allele trôi là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu nhóm phép lai sau đây luôn cho đời con có tỉ lệ kiểu gene và kiểu
hình giống nhau?
I. Phép lai phân tích cá thể mang 3 tính trạng trội thuần chủng.
II. Phép lai giữa cá thể dị hợp 2 cặp gene với cá thể đồng hợp 2 cặp gene lặn tương ứng.
III. Phép lai giữa cá thể mang 1 tính trạng trội thuần chủng với cả thể mang 2 tính trạng
trội thuần chủng.
IV. Phép lai giữa cá thể dị hợp 3 cặp gene với cá thể thuần chủng bất kì.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 37. Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng do một cặp gene quy định,
trong đó allele trội là trội hoàn toàn, các gene này liên kết với nhau. Đem cây P dị hợp 2
cặp gene giao phấn với cây có kiểu hình khác, thu được F1 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 :
1. Biết rằng không có trao đổi chéo và không có đột biến xảy ra. Trên lý thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đúng?
I. F1 luôn có tỉ lệ kiểu gene giống tỉ lệ kiểu hình.
II. F1 có tỉ lệ kiểu hình 2 tính trạng trội chiếm 50%.
III. Đem F1 ngẫu phối, đời con có tối đa 6 loại kiểu gene.
IV. Nếu F1 có kiểu hình 2 tính trạng lặn, F1 có 50% cá thể có kiểu gene giống bố hoặc mẹ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38. Một quần thể ngẫu phối, xét 1 gene nằm trên NST thường có 3 allele là A1, A2, A3,
trong đó A1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với A2 quy định hoa hồng và A3 quy định
26
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
hoa trắng, A2 trội hoàn toàn so với A3. Ở thế hệ xuất phát (P), quần thể đang cân bằng với
tổng tỉ lệ kiểu gene thuần chủng là nhỏ nhất. Theo lý thuyết, nếu quần thể không chịu
thêm tác động của nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
I. Quần thể có tỉ lệ các loại kiểu hình đều bằng nhau.
II. Chọn 1 cây hoa đỏ bất kì, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/5.
III. Cho các cây hoa đỏ giao phấn với nhau, đời con thu được 24/25 cây hoa đỏ.
IV. Cho các cây hoa hồng ngẫu phối với cây hoa trắng, đời con thu được 2/3 cây hoa hồng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39. Một loài động vật, màu sắc thân do 2 cặp gene Aa, Bb phân ly độc lập quy định,
trong đó kiểu gene có cả 2 allele trội cho màu nâu, các kiểu gene còn lại cho màu trắng;
allele D quy định râu dài trội hoàn toàn so với allele d quy định râu ngắn. Ở thế hệ (P),
khi đem con đực có kiểu hình thân nâu, râu dài lai với con cái có kiểu hình tương phản,
thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 20% con thân nâu, râu dài. Theo lý thuyết,
nếu không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Con đực P đã cho 8 loại giao tử với tỉ lệ 4 : 4 : 4 : 4 : 1 : 1 : 1 : 1.
II. Ở F1, kiểu hình thân trắng, râu dài có tỉ lệ lớn hơn mỗi kiểu hình còn lại.
III. Cho 2 con thân nâu, râu dài F1 lai với nhau, F2 thu được tối đa 49.5% thân nâu, râu dài.
IV. Cho con thân nâu, râu ngắn F1 lai với thân nâu, râu dài F1, đời con có thể có 33,75%
thân nâu, râu dài.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40. Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh do gene lặn ở 1 gia đình, trong đó
có 1 gene bệnh liên kết với vùng không tương đồng của NST giới tính X, gene bệnh còn
lại nằm trên NST thường.

Ghi chú:
1 2 3 4
: Không bị bệnh
: Bị bệnh 1
5 6 7 8 9 10 11 : Bị bệnh 2

? : Bị cả 2 bệnh
12 13 14

Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong phả hệ có 7 người chưa thể xác định chính xác kiểu gene.
II. Người 12 có thể có kiểu gene giống dì của mình.
III. Nếu người 11 có mang gene bệnh 1, đứa con sắp chào đời của 10 – 11 có 37,5% cơ hội
không mắc bệnh nào.
IV. Nếu vợ chồng 7 - 8 tiếp tục sinh con, khả năng con họ mắc ít nhất 1 bệnh là 1/3.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

27
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình amon hoá do các vi sinh vật sống trong
đất thực hiện?
A. NO-3. B. NH+4. C. NO-2. D. N2.
Câu 2. Động vật nào sau đây có máu đi nuôi cơ thể bị pha trộn?
A. Thằn lằn. B. Cá chép. C. Chim sẻ. D. Gấu trúc.
Câu 3. Ở tế bào nhân thực, ADN ngoài nhân được nhân đôi là cơ sở để thành phần nào
nhân đôi?
A. Ribosome. B. Nhiễm sắc thể. C. Lysosome. D. Ti thể.
Câu 4. Một cây có kiểu gene AaBbDd. Tiến hành nuôi cấy mô để tạo ra 1000 cây con. Nếu
không xảy ra đột biến thì 1000 cây con này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene?
A. 8. B. 1. C. 1000. D. 64.
Câu 5. Theo lý thuyết, bộ ba 5’AXA3’ trên mạch bổ sung của gene sẽ ứng với codon nào?
A. 5’AXA3’. B. 5’UAG3’. C. 5’UGA3’. D. 5’UGU3’.
Câu 6. Trong một tế bào lưỡng bội, 2 NST tương đồng khác nhau ở điểm nào?
A. Hình thái. B. Cấu trúc. C. Nguồn gốc. D. Trình tự gene.
Câu 7. Nhân tố nào sau đây được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh?
A. Lượng mưa. B. pH đất. C. Gió. D. Cạnh tranh.
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải của ruồi giấm?
A. 2n = 4 NST. B. dễ nuôi, ít tốn kém.
C. nhiều biến dị dễ quan sát. D. vòng đời ngắn.
Câu 9. Trên lý thuyết, quần xã nào sau đây có lưới thức ăn phức tạp hơn cả?
A. Sa mạc. B. Rừng mưa nhiệt đới.
C. Rừng lá kim. D. Đồng rêu.
Câu 10. Biết rằng allele A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với allele a quy định
hoa trắng, phép lai nào sau đây cho đời con có 50% hoa đỏ?
A. Aa x AA. B. Aa x Aa. C. aa x Aa. D. aa x aa.
Câu 11. Theo học thuyết tiến hóa hiện đại, kết quả của tiến hoá nhỏ sẽ hình thành nên cấu
trúc mới nào?
A. Cá thể. B. Quần thể. C. Loài. D. Quần xã.
Câu 12. Trong 1 quần thể ngẫu phối có tần số allele ở giới đực: 0,8A : 0,2a; giới cái có: 0,4A
: 0,6a. Biết rằng gene qui định tính trạng trên NST thường. Khi quần thể cân bằng, tần số
allele A trong quần thể là bao nhiêu?
A. 0,2 . B. 0,4. C. 0,6. D. 0,8.
Câu 13. Thành tựu nào sau đây là của công nghệ tế bào?
A. Tạo giống dâu tằm tam bội. B. Tạo giống cừu sản xuất protein người.
C. Tạo cừu Doly. D. Tạo giống lợn có ưu thế lai cao.
Câu 14. Sư tử cái lai với hổ đực cho con lai là Tigon bị bất thụ, đây là ví dụ về kiểu cách
ly sinh sản nào?
A. tập tính. B. cơ học. C. sau hợp tử. D. mùa vụ.

28
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 15. Khi đến mùa sinh sản, các con linh dương đực đánh nhau để giành quyền giao
phối. Đây là biểu hiện của mối quan hệ nào?
A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài.
C. cộng sinh. D. hỗ trợ cùng loài.
Câu 16. Trong đại Trung sinh, nhóm sinh vật nào sau đây không xuất hiện?
A. Bò sát. B. Hạt kín. C. Chim. D. Thú.
Câu 17. Trong các dạng đột biến điểm xảy ra ở vùng mã hoá của gene sau, có bao nhiêu
dạng có thể gây dịch khung mã di truyền?
I. Mất 1 cặp A - T. II. Thêm 1 cặp G – X.
III. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. IV. Thay thế gặp G – X bằng cặp X – G.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18. Khi nói về mối liên quan giữa hô hấp và quá trình bảo quản nông sản, phát biểu
nào sau đây chính xác?
A. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ, do vậy cần thiết hạ cường độ hô hấp về 0.
B. Nhiệt độ cao phá huỷ enzyme hô hấp, nên có thể bảo quản nông sản ở nhiệt độ cao.
C. Môi trường bảo quản có nồng độ CO2 cao và O2 thấp có thể ức chế hô hấp nông sản.
D. Nước là sản phẩm hô hấp, do vậy lượng nước trong nông sản cao sẽ ức chế hô hấp.
Câu 19. Ở một vùng đồng cỏ rộng 10 ha, có một quần thể chim sẻ có mật độ 200 con/ha.
Theo dõi kích thước quần thể này, người ta thu được bảng sau:
Giá trị Tỉ lệ sinh Tỉ lệ tử Tỉ lệ nhập cư Tỉ lệ xuất cư
Thời điểm khảo sát 3% 10% 0% 2%
Năm thứ nhất 5% 1% 1% 0%
Trên lý thuyết, mật độ quần thể tại năm thứ hai là bao nhiêu?
A. 191 con/ha. B. 184 con/ha. C. 182 con/ha. D. 188 con/ha.
Câu 20. Ở một loài thực vật, màu hoa do một gene có 3 allele A1, A2, A3 quy định, các allele
tương tác trội lặn hoàn toàn từng đôi một. Theo lý thuyết, phép lai giữa 2 cá thể có kiểu
gene giống nhau có thể cho tỉ lệ kiểu gene nào?
A. 1 : 2 : 1. B. 1 : 1 : 1 : 1. C. 3 : 1. D. 1 : 1.
Câu 21. Biết rằng mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội không hoàn toàn.
AB Ab
Theo lý thuyết, phép lai P: x ab sẽ cho F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình?
ab
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 22. Ở một loài côn trùng, mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng. Hai cá thể P đều
mắt đỏ lai với nhau, F1 thu được có tỉ lệ xấp xỉ 3 đỏ : 1 trắng. Biết rằng không có đột biến
xảy ra. Khi cho các con mắt đỏ F1 giao phối với các con mắt trắng, theo lý thuyết F2 có tỉ
số giữa những con mắt trắng so với những con mắt đỏ là bao nhiêu?
A. 1/3. B. 1/2. C. 3/13. D. 1/8.
Câu 23. Trong quá trình diễn thế sinh thái, đặc điểm nào luôn được biểu hiện?
A. Khởi đầu của quá trình diễn thế xảy ra ở môi trường trống trơn.
B. Kết thúc quá trình diễn thế tạo nên một quần xã đỉnh cực.
C. Quá trình diễn thế luôn gắn liền với sự biến đổi của môi trường.
D. Diễn thế xảy ra do chính mâu thuẫn giữa các sinh vật bên trong quần xã.
29
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 24. Hình bên mô tả sự phối hợp hoạt động giữa miệng
và mang cá xương khi cá hô hấp. Phát biểu nào sau đây về
hoạt động này là không chính xác?
A. Hoạt động này không còn hiệu quả khi cá ở trên cạn.
B. Dòng nước lưu thông một chiều từ miệng qua mang
rồi trở lại môi trường.
C. Khi cá thở vào, nền khoang miệng hạ xuống giúp
nước giàu oxy đi vào miệng.
D. Khi cá thở ra, áp suất nước tại khoang miệng bé hơn
áp suất nước của bên ngoài mang.

Câu 25. Ở trong tế bào của một sinh vật lưỡng bội, một đoạn NST có trình tự các gene
ABCDEFGHI trở thành ADEFGHI. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. NST này có thể đã xảy ra chuyển đoạn với một NST không tương đồng khác.
II. Nếu đây là đột biến mất đoạn, chiếc NST tương đồng với NST này đã bị lặp đoạn.
III. Hàm lượng protein do gene B và C quy định có thể bị giảm so với lúc chưa đột biến.
IV. Nếu gene B, C là gene gây hại, đột biến này là đột biến có lợi cho thể đột biến.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26. Biết rằng mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Theo lý
thuyết, , phép lai nào sau đây có thể cho đời con có 7 loại kiểu gene?
Ab ab Ab AB Ab Ab Ab ab
A. x . B. x . C. x . D. x .
ab ab aB AB aB aB aB ab
Câu 27. Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của giao phối
trong quá trình tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể nhưng
không làm thay đổi tần số allele của quần thể.
B. Quá trình ngẫu phối làm quần thể cân bằng, do vậy không có ý nghĩa trong quá
trình tiến hóa.
C. Giao phối tạo ra rất nhiều loại biến dị di truyền là đột biến và biến dị tổ hợp.
D. Tự thụ phấn và giao phối gần làm tăng tần số kiểu gene đồng hợp trong quần thể,
nên nó có vai trò định hướng quá trình tiến hóa.
Câu 28. Trong các loại khí có trong khí quyển sau, loại khí nào không gây hiệu ứng nhà
kính?
A. Khí Ozone (O3). B. Khí methane (CH4).
C. Khí nitrous oxide (N2O). D. Khí carbone dioxide (CO2).
Câu 29. Ở ruồi giấm, xét 4 cặp gene cùng nằm trên một cặp NST thường, trong đó các
ABde ABde
allele trội là đều trội hoàn toàn. Ở thế hệ P, thực hiện phép lai abDE x abDE, thu được F1.
Theo lý thuyết, số loại kiểu gene tối đa ở F1 là bao nhiêu?
A. 16. B. 32. C. 31. D. 15.

30
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 30. Một nhóm học sinh đem trồng một giống hoa cẩm tú cầu vào các chậu đất khác
nhau. Ở mỗi chậu thí nghiệm, nhóm học sử dụng nước cốt chanh hoặc nước xà phòng để
pH đất khác nhau. Kết quả thí nghiệm được tóm tắt như sau:
Chậu 1 2 3 4 5
pH đất 5 5,5 6 6,5 7
Màu hoa Xanh Xanh tím Tím Tím hồng Hồng
Biết rằng các cây đem trồng đều có chung kiểu gene, khi nói về kết quả thí nhiệm, phát
biểu nào sau đây sai?
A. Màu sắc hoa cẩm tú cầu là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường.
B. Màu hoa cẩm tú thay đổi tùy thuộc điều kiện môi trường.
C. Sự biến đổi màu sắc hoa do tác động của pH được gọi là đột biến.
D. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gene cho kiểu hình khác nhau khi sống ở những
loại đất có pH khác nhau.
Câu 31. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa di – nhập gene và yếu tố ngẫu
nhiên cùng có những đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?
I. Có thể tạo ra quần thể mới có vốn gene khác biệt hẳn với quần thể cũ.
II. Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele nào đó ra khỏi quần thể, dù là allele có lợi.
III. Nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm nghèo vốn gene của quần thể.
IV. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì tác động làm thay đổi vốn gene càng lớn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32. Tại một đồng cỏ, mối quan hệ về dinh
dưỡng giữa các loài được mô tả qua hình sau.
Khi nói về mối quan hệ của các loài tại đồng
cỏ này, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Đồng cỏ này có tổng cộng 5 chuỗi thức ăn.
II. Sự gia tăng đột biến số lượng chuột có thể
gây hại rất lớn cho đồng cỏ này.
III. Khi số lượng rắn suy giảm, số lượng sói
cũng bị giảm theo.
IV. Số lượng các loài sói, chuột và rắn đều bị
số lượng kền kền khống chế.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
BD
Câu 33. Một cơ thể đực có kiểu gene Aa bd giảm phân tạo giao tử bình thường và không
có hoán vị gene. Khi nói về các giao tử tạo ra từ cơ thể này, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu có 1 tế bào giảm phân sinh ra tối đa 4 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
B. Nếu có 2 tế bào giảm phân thì có thể tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1.
C. Nếu có 3 tế bào giảm phân thì có thể tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 2 : 2 : 1 : 1.
D. Nếu có 4 tế bào giảm phân thì có thể tạo ra tối đa 16 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
Câu 34. Một loài thực vật, xét 2 gene, mỗi gene quy định một tính trạng, trong đó thân
cao trội hoàn toàn so với thân thấp và hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho cây
thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 10 loại kiểu gene và 4 loại kiểu hình,
31
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
trong đó có 59% cá thể có kiểu hình thân cao, hoa đỏ. Theo lý thuyết, nếu không có đột
biến, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cơ thể (P) đã cho 4 loại giao tử với tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1.
B. F1 có 16% cá thể mang kiểu hình một tính trạng trội.
C. F1 có tổng cộng 26% cá thể mang kiểu gene thuần chủng.
D. Trong những cây thân cao, hoa đỏ F1 có tối đa 4 loại kiểu gene.
Câu 35. Cho biết loài A là loài gốc đã hình thành nên các loài B, C, D và các đảo 1, 2, 3
cách xa nhau đồng thời cách xa đất liền.
Dựa vào sơ đồ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cách ly địa lý tạo điều kiện cho sự
phân hoá vốn gene giữa các quần thể
sống ở các nơi khác nhau, dẫn tới hình
thành loài mới.
B. Do các đảo ở xa nhau và xa đất liền, trở
ngại địa lý chính là cách ly sinh sản.
C. Các loài sống trên cùng một hòn đảo
do cùng điều kiện địa lý nên chúng đều
có thể giao phối với nhau.
D. Sự hình thành loài B, C, D chỉ do chọn
lọc tự nhiên kết hợp với di – nhập gene.
Câu 36. Tại 1 vùng đồng bằng mà lũ về hằng năm, có 1 giống lúa mọc dài ra rất nhanh
nhờ khả năng tạo hormone Gibberellin (GA), những cây không sản xuất đủ hormone
này sẽ bị lùn và chết khi ngập nước. Giả sử hàm lượng GA do 2 cặp gene phân ly độc
lập cùng quy định, trong đó mỗi allele trội đóng góp một lượng GA như nhau, còn allele
lặn không có khả năng tạo GA. Mức lũ định kì hằng năm cho thấy những cây có ít hơn
2 allele trội trong kiểu gene sẽ không thể sống sót. Ở thế hệ P trong vườn ươm, lấy
những cây có kiểu gene AaBb lai với nhau, thu được các hạt F1. Đem F1 gieo trồng ngay
lúc lũ chuẩn bị về, sau đó cho giao phấn ngẫu nhiên, thu được các hạt F2. Hỏi qua năm
sau, khi đem trồng cùng thời điểm các hạt F2 thì tỉ lệ sống sót là bao nhiêu?
A. 7/11. B. 7/121. C. 4/11. D. 108/121.
Câu 37. Ở một loài thực vật, xét 3 cặp gene quy định 3 tính trạng, trong đó allele A quy
định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ
trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng; allele D quy định quả tròn trội hoàn toàn
so với allele d quy định quả dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu
được F1 có tỉ lệ: 3 cao, vàng, tròn : 3 cao, vàng, dài : 6 cao, đỏ, tròn : 2 cao, đỏ, dài : 1 thấp,
đỏ, tròn : 1 thấp, đỏ, dài. Biết không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tính trạng hình dạng quả đã liên kết với tính trạng chiều cao thân.
II. F1 luôn có tối đa 4 kiểu gene thuần chủng.
III. Cho cây cao, đỏ, tròn của F1 lai phân tích thì có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình
là 1 : 1 : 1 : 1.
32
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F1, xác suất thu được cây dị hợp về
1 cặp gene là 1/3.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 38. Ở một loài động vật lưỡng bội giao phối, màu sắc thân do gene A nằm trên NST
thường quy định, gene này có n allele khác nhau (n > 1). Ở một quần thể đang cân bằng di
truyền, tỉ lệ mỗi loại kiểu gene dị hợp bằng nhau từng đôi một. Theo lý thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đúng?
1
I. Kiểu hình có tỉ lệ ít nhất trong quần thể chiếm n2.
II. Quần thể có tổng tỉ lệ kiểu gene thuần chủng luôn bé hơn tổng tỉ lệ kiểu gene không
thuần chủng.
n x (n+1)
III. Quần thể có tối đa loại kiểu hình.
2
IV. Nếu các allele là trội lặn hoàn toàn từng đôi một theo dạng A1 > A2 > A3 ... > An, loại kiểu
hình có tỉ lệ lớn nhất sẽ có n loại kiểu gene.
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39. Ở một loài thực vật, khi đem tự thụ phấn cây (P) thân cao, hoa đỏ mang kiểu gene
dị hợp 3 cặp gene, thu được F1 có 38,25% thân cao, hoa đỏ : 36,75% thân thấp, hoa đỏ :
18% thân cao, hoa trắng : 7%thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không có đột biến xảy ra, quá
trình giảm phân có hoán vị ở cả 2 giới với tần số như nhau. Theo lý thuyết, trong những
cây hoa đỏ F1, có bao nhiêu % cây mang kiểu gene thuần chủng?
A. 17/150. B. 11/50. C. 85/1000. D. 17/50.
Câu 40. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở một dòng họ. Biết rằng mỗi
bệnh do một gene có 2 allele quy định, gene bệnh 1 nằm trên vùng không tương đồng của
NST X, gene bệnh 2 nằm trên NST thường, kiểu gene dị hợp biểu hiện bệnh ở nam nhưng
lại bình thường ở nữ.
Ghi chú:
1 2 3 4 5 6 : Không bị bệnh
: Bị bệnh 1

8 9 : Bị bệnh 2
7 10
11 : Bị cả 2 bệnh
?
12
Biết người 1 có bố mẹ đều bình thường. Theo lí thuyết, nếu không có đột biến, bao nhiêu
phát biểu sau đây là đúng?
I. Xác định được chính xác kiểu gene của 8 người trong phả hệ
II. Xác suất để người 12 mang kiểu gene dị hợp cả 2 cặp gene là 50%.
III. Khả năng người 8 có kiểu gene giống người 10 là 1/3.
IV. Xác suất cặp 10 – 11 sinh đứa con con trai đầu lòng mang cả 2 bệnh là 3/16.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

33
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 6
Câu 1. Ở thực vật ở cạn, phần lớn nước thoát ra qua bộ phận nào?
A. Rễ. B. Quả. C. Hoa. D. Lá.
Câu 2. Động vật nào sau đây không thể trao đổi khí dưới nước?
A. Tôm hùm. B. Cua biển. C. Trai sông. D. Cá heo.
Câu 3. Ở operon Lac của vi khuẩn E. coli, thành phần nào đóng vai trò là chất cảm ứng?
A. Lactose. B. Protein ức chế. C. Gene điều hoà. D. Các gene cấu trúc.
Câu 4. Phương pháp nào sau đây không tạo ra được giống mới?
A. Nuôi hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa.
B. Lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
C. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.
D. Nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô.
Câu 5. Ở người nữ bình thường, cặp NST giới tính có kí hiệu nào trong các dạng sau?
A. XY. B. XX. C. XO. D. XXX.
Câu 6. Dạng đột biến NST nào sau đây thường làm thay đổi trình tự phân bố các gene
trên NST?
A. Lệch bội. B. Đa bội. C. Đảo đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 7. Khái niệm nào có thể bao gồm các khái niệm còn lại?
A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Hệ sinh thái.
Câu 8. Một loài thực vật có 2n = 12 thì loài này có số nhóm gene liên kết là bao nhiêu?
A. 12. B. 5. C. 6. D. 10.
Câu 9. Mối quan hệ sinh thái nào thể hiện rõ trong một chuỗi thức ăn?
A. Sinh vật ăn sinh vật. B. Ức chế, cảm nhiễm.
C. Kí sinh. D. Hợp tác.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hoán vị gene?
A. Hoán vị gene xảy ra khi 2 chromatid cùng nguồn trao đổi chéo với nhau.
B. Tiếp hợp NST là điều kiện để hoán vị gene.
C. Trong quá trình hoán vị gene, ADN đã bị cắt – nối.
D. Trong một loài, tần số hoán vị của 2 giới có thể khác nhau.
Câu 11. Nhân tố tiến hoá nào sau đây thường gây chết đột ngột nhiều cá thể, làm nghèo
vốn gene của quần thể?
A. ngẫu phối. B. đột biến.
C. di – nhập gene. D. yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 12. Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền ở thế hệ P gồm 0,6AA :
0,3Aa : 0,1aa. Biết rằng cây có kiểu gene aa không có khả năng kết hạt. Trên lý thuyết, tỉ
lệ cây không có khả năng kết hạt ở thế hệ F1 là bao nhiêu?
A. 1/12. B. 1/3. C. 1/4. D. 2/3.
Câu 13. Trong kĩ thuật di truyền, cấu trúc nào gồm gene cần chuyển và thể truyền?
A. Tế bào nhận. B. ADN tái tổ hợp. C. Ligase. D. Gene đánh dấu.
Câu 14. Hình thành loài bằng cách ly tập tính chỉ gặp ở nhóm sinh vật nào?
A. Động vật. B. Thực vật. C. Nấm. D. Vi khuẩn.
34
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 15. Một quần thể voi có 30 con, mật độ cá thể là 4 con/ha. Khu vực phân bố của quần
thể này là bao nhiêu?
A. 100 ha. B. 7,25 ha. C. 30 ha. D. 120 ha.
Câu 16. Ở đại Trung sinh, trong kỉ Jura, khủng long ngự trị cùng với nhóm thực vật nào?
A. Hạt trần. B. Hạt kín. C. Dương xỉ. D. Rêu.
Câu 17. Trong thụ tinh, nếu giao tử n + 1 kết hợp giao tử n thì sẽ tạo thành hợp tử có thể
phát triển thành thể đột biến nào?
A. Thể một. B. Thể ba. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội.
Câu 18. Kiểu biến động nào sau đây khác với các kiểu biến động còn lại?
A. Dịch sốt rét phát sinh vào mùa hè, cùng lúc với sự gia tăng của quần thể muỗi vằn.
B. Rươi ở nước ta tập trung sinh sản trung tuần tháng 9 và đầu tháng 10 âm lịch.
C. Ở miền bắc nước ta, những năm có mùa đông lạnh thì lượng ếch nhái giảm nhiều.
D. Mùa thu hằng năm, các loài chim di trú bắt đầu đi cư về vùng ấm áp hơn.
Câu 19. Cho sơ đồ mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ
đến quang hợp của 2 loài thực vật khác nhau. Theo
lý thuyết, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Loài A có cường độ quang hợp cao hơn B.
B. Nhiệt độ tối thiểu ngừng quang hợp của loài
A thấp hơn loài B.
C. Loài A sống tốt ở môi trường ôn hoà.
D. Loài B có thể là thực vật thuộc nhóm CAM.
Câu 20. Khẳng định nào sau đây không dựa trên cơ sở của quy luật phân ly Mendel?
A. Cơ thể có kiểu gene Aa sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ như nhau.
B. Bố mẹ có kiểu hình thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính.
C. Bố mẹ đều dị hợp các cặp gene thì đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn.
D. Lai phân tích cơ thể có kiểu gene Aa thì đời con có 2 loại kiểu gene với tỉ lệ 1 : 1.
Câu 21. Ở cá kiếm, màu mắt do một gene có 2 allele quy định. Đem cá mắt đỏ thuần chủng
lai với cả mắt đen thuần chủng, thu được F1 toàn mắt đen. Sau đó cho F1 giao phối với
nhau thì trên lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình mắt đỏ của F2 sẽ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 75%. B. 50%. C.25%. D. 100%.
Câu 22. Có 10 tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân tạo giao tử, kết quả tạo ra 30% giao tử
mang gene hoán vị. Theo lý thuyết, số tế bào không xảy ra hoán vị gene là bao nhiêu?
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 23. Để sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên không tái sinh, có bao nhiêu biện
pháp sau là phù hợp?
I. Tăng cường sử dụng xăng sinh học E5 làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông.
II. Xây dựng các nhà máy điện gió, điện mặt trời, điện sinh học.
III. Bảo vệ rừng, tăng cường trồng cây gây rừng để chống xói mòn đất.
IV. Tắt các thiết bị điện không sử dụng khi ra khỏi nhà.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

35
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 24. Khi nói về tuần hoàn máu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vận tốc máu là áp lực tác dụng của máu lên thành mạch.
B. Máu chảy trong hệ mạch của người tiếp xúc gián tiếp với các tế bào của cơ thể.
C. Khi cơ thể mất nước, áp suất thẩm thấu của máu tăng làm huyết áp tăng.
D. Ở người bình thường, nửa tim bên phải chứa máu đỏ tươi.
Câu 25. Khi nói về hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây sai?
A. Operon ngưng hoạt động hoặc hoạt động rất ít khi môi trường không có lactose.
B. Các gene cấu trúc có số lần phiên mã khác nhau và số lần tự sao giống nhau.
C. Đột biến điểm ở 1 gene cấu trúc thường ít ảnh hưởng đến các gene cấu trúc khác.
D. Khi operon hoạt động, phân tử mARN mang thông tin protein của cả 3 gene cấu
trúc được tổng hợp.
Câu 26. Ở một loài thực vật, thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp, quả dài là trội
hoàn toàn so với quả tròn. Đem cây P thân cao, quả dài tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại
kiểu hình thì trên lý thuyết, loại kiểu hình nào sẽ chiếm tỉ lệ lớn nhất?
A. Thân cao, quả dài. B. Thân cao, quả ngắn.
C. Thân thấp, quả dài. D. Thân thấp, quả ngắn.
Câu 27. Một allele quy định tính trạng có lợi cho bản thân sinh vật nhưng bị loại bỏ khỏi
quần thể. Nguyên nhân nào sau đây có thể gây ra quá trình loại bỏ đó?
A. Các allele có lợi khác tăng cường khả năng sinh sản của các cá thể.
B. Quần thể sinh vật chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên.
C. Quá trình giao phối ngẫu nhiên đã phát tán allele có lợi vào trong quần thể.
D. Allele có lợi liên kết chặt với allele có hại khác.
Câu 28. Khi nói về các hệ sinh thái nhân tạo, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Hệ sinh thái nhân tạo đôi khi không cần sinh vật sản xuất.
II. Hệ sinh thái nhân tạo thường có hiệu suất sinh thái cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
III. Các hệ sinh thái nhân tạo ít có khả năng tự điều chỉnh.
IV. Hệ sinh thái nhân tạo có thể dùng nguồn năng lượng giống với hệ sinh thái tự nhiên.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Lừa đực lai với ngựa cái cho con lai rất giống ngựa (con La), còn lừa cái lai với ngựa
đực ra con lai lại rất giống lừa (con Bardot).
Ví dụ trên minh họa cho quy luật di truyền nào?
A. Quy luật trội – lặn hoàn toàn.
B. Quy luật phân ly độc lập.
C. Gene nằm trong tế bào chất di truyền theo dòng mẹ.
D. Hoán vị gene xảy ra ở một giới.
Câu 30. Trong ADN nhân của một tế bào vi khuẩn đơn bội, xét 1 gene có allele A quy định
tổng hợp protein loại A. Một đột biến điểm xảy ra làm allele A biến thành allele a. Theo
lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Nếu protein của 2 allele là khác nhau thì số lượng mỗi loại nucleotide của 2 allele cũng
khác nhau.
II. Nếu allele a có thể tổng hợp nên protein A thì tế bào mang a gọi là thể đột biến.
36
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
III. Thể đột biến có thể không thể tổng hợp được protein A.
IV. Phân tử protein do allele a tổng hợp có thể mất chức năng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31. Tốc độ quá trình hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố
trong các yếu tố sau?
I. Tốc độ sinh sản của loài.
II. Khả năng phát sinh và tích luỹ các đột biến.
III. Áp lực của chọn lọc tự nhiên.
IV. Số lượng NST trong bộ đơn bội của loài.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 32. Lưới thức ăn của một quần xã rừng lá phong được minh họa qua hình dưới.
Có bao nhiêu nhận xét về quần xã này là chính xác?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 3 sinh vật tiêu thụ.


II. Loại chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật ăn mùn bã hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong
quần xã này.
III. Dường như cây phong chỉ đóng vai trò thứ yếu trong quần xã này.
IV. Nếu quần xã này bị nhiễm độc hóa học, cáo là loài có nguy cơ tích lũy độc nhiều nhất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33. Một cơ thể thực vật có 2n = 8, trên mỗi cặp NST, xét 2 cặp gene dị hợp. Giả sử
trong quá trình giảm phân, ở mỗi tế bào đều xảy ra trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gene ở
1 cặp NST; trong các tế bào giảm phân thì có 1 số tế bào bị đột biến không phân ly trong
giảm phân ở cặp NST số 1. Cơ thể này có thể tạo được tối đa bao nhiêu loại giao tử về các
gene đang xét?
A. 80 loại. B. 288 loại. C. 88 loại. D. 296 loại.
Câu 34. Ở một loài động vật mà XY là giới cái, allele A quy định thân xám trội hoàn toàn
so với a quy định thân đen, B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với b quy định cánh
37
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
AB
ngắn, D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Thế hệ (P): X DX d
ab
Ab
x XDY, thu được F1 có tỉ lệ con thân xám, cánh ngắn, mắt đỏ chiếm 15,75%. Biết rằng
aB
quá trình giảm phân giống nhau ở cả 2 giới. Nếu không có đột biến, theo lý thuyết, tỉ lệ
con cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ mang 4 allele trội ở F1 chiếm bao nhiêu %?
A. 12,5. B. 8,5%. C. 12%. D. 16%.
Câu 35. Tại một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gene có hai allele, allele A trội hoàn
toàn so với allele a. Giả sử chỉ dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, tần số allele của quần
thể này ở các thế hệ như sau:
Thế hệ P F1 F2 F3
Tần số allele A 3/5 5/7 7/9 9/11
I. Sự chọn lọc là có hại cho bản thân sinh vật nhưng có lợi cho quần thể.
II. Các cá thể mang kiểu gene aa đang được ưu tiên giao phối hơn so với AA và Aa.
III. Môi trường sống của quần thể từ thế hệ P có thể đã bất lợi cho khoảng 16% cá thể.
IV. Nếu vẫn tiếp tục chọn lọc, trên lý thuyết, F4 có tỉ lệ Aa = 44/169.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 36. Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng;
kiểu gene có cả B và D quy định thân cao, các kiểu gene còn lại quy định thân thấp. Ở thế
hệ (P), đem cây hoa đỏ, thân cao tự thụ phấn, thu được F1 có 3 loại kiểu hình, trong đó có
56,25% cây có kiểu hình giống P. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, có bao nhiêu phát
biểu sau đúng?
I. Cơ thể P khi giảm phân đã cho tối đa 4 loại giao tử khác nhau.
II. F1 có 18,75% cây hoa trắng, thân cao.
III. Trong những cây hoa trắng, thân thấp, có 25% cây có kiểu gene thuần chủng.
IV. Cho P lai phân tích thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37. Một loài thú, khi cho con đực chân cao, râu dài lai với con cái chân thấp, râu ngắn,
thu được F1 có tỉ lệ 1 con cái chân cao, râu dài : 1 con đực chân thấp, râu ngắn. Cho các
con F1 giao phối với nhau, thu được các con F2 có 30% con chân cao, râu dài : 30% con
chân thấp, râu ngắn : 20% con chân cao, râu ngắn : 20% con chân thấp, râu dài. Biết rằng
chân cao là trội hoàn toàn so với chân thấp và râu dài là trội hoàn toàn so với râu ngắn.
Nếu không có đột biến xảy ra, theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Ở F2, giới đực có số kiểu gene bằng giới cái.
II. Đã xảy ra hoán vị với tần số 20%.
III. Trong các cá thể cái ở F2, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 15%.
IV. Cho 2 cá thể chân cao, râu dài F2 giao phối, đời con có 10% con đực chân cao, râu ngắn.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 38. Ở một loài thực vật một năm, ngẫu phối, xét 2 cặp gene Aa và Bb phân li độc lập
cùng quy định tính trạng màu hoa, trong đó nếu kiểu gene có chỉ có A thì cho hoa đỏ, chỉ
có B thì cho hoa vàng; nếu có cả A và B thì cho hoa màu cam; không có allele trội nào thì

38
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
cho hoa trắng. Tại một quần thể đang cân bằng di truyền, tần số allele A = 0,6; a = 0,4; B =
0,4; b = 0,6. Trên lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng:
I. Những cây hoa cam có tỉ lệ lớn nhất trong quần thể.
II. Nếu cây hoa cam bị khai thác hết trước khi kết hạt, thế hệ sau có 144/289 hoa trắng.
III. Chọn một cây hoa vàng, xác suất chọn được cây thuần chủng là 25%.
IV. Nếu chỉ có các cây hoa đỏ ngẫu phối với nhau, tỉ lệ hoa màu trắng ở thế hệ sau là 4/49.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39. Ở một loài bí, khi cho cây quả dẹt, hoa vàng (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu
hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây quả dẹt, hoa vàng : 5 cây quả tròn, hoa vàng : 3 cây quả dẹt,
hoa trắng : 1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa vàng. Biết rằng tính trạng màu
hoa do 1 cặp gene quy định, không xảy ra đột biến và không có hoán vị gene. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Ad Ad
I. Cây P có thể được tạo ra từ phép lai ad Bb x aD Bb.
II. Trừ cây quả dẹt, hoa vàng, các kiểu hình còn lại ở F1 đều có kiểu gene thuần chủng.
III. Lấy một cây quả dẹt, hoa vàng F1 cho lai phân tích thì có thể thu được đời con có số tỉ
lệ 50% tròn, hoa vàng : 50% quả dẹt, hoa trắng.
IV. Ở F1, cho cây quả tròn, hoa trắng giao phấn với cây quả dài, hoa vàng, đời con có thể
thu được quả dẹt, hoa vàng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40. Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh P, Q trong một dòng họ. Biết rằng 2 bệnh này di
truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gene quy định. Biết không xảy ra đột
biến ở tất cả mọi người trong phả hệ và người 8 mang cả 2 gene bệnh.
Quy ước:
1 2 3 4 Không bị bệnh
Bị bệnh P
Bị bệnh Q
5 6 7 8 9 10 11

12 13 14
?

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Cả 2 bệnh đều do gene lặn nằm trên NST thường quy định.
II. Có thể xác định chính xác kiểu gene của 8 người trong phả hệ.
III. Khả năng người 6 mang ít nhất 1 gene gây bệnh là 8/9.
IV. Xác suất để cặp vợ chồng 12-13 sinh con đầu lòng bị cả 2 bệnh là 1/80.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

39
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 7
Câu 1. Nguyên tố khoáng nào sau đây có vai trò cấu trúc nên diệp lục?
A. I. B. Cu. C. Mg. D. Zn.
Câu 2. Động vật nào sau đây có tế bào của cơ thể trao đổi khí với máu?
A. Cá chép. B. Châu chấu. C. Ruồi. D. Nhện.
Câu 3. Một gene có allele A và A1 là bình thường, allele a là đột biến. Cơ thể mang kiểu
gene nào sau đây là thể đột biến?
A. AA1. B. Aa. C. aa. D. A1a.
Câu 4. Thành tựu nào sau đây là của công nghệ gene?
A. Tạo giống dâu tằm tam bội. B. Tạo giống cừu sản xuất protein người.
C. Tạo cừu Doly. D. Tạo giống lợn có ưu thế lai cao.
Câu 5. Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST, mức xoắn 1 ứng với cấu trúc nào sau đây?
A. Sợi ADN. B. Sợi nhiễm sắc. C. Chromatid. D. Sợi cơ bản.
Câu 6. Đâu là thể một trong các kí hiệu bộ NST sau?
A. 3n. B. 2n + 1. C. 2n. D. 2n - 1.
Câu 7. Giun đũa lợn sống trong loại môi trường nào?
A. Đất. B. Sinh vật. C. Trên mặt đất. D. Nước.
Câu 8. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, phép lai Aa x aa sẽ cho đời con có tối đa
bao nhiêu loại kiểu gene?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa cây phong lan và thân cây
gỗ mà nó bám lên?
A. Phong lan có lợi. B. Cây gỗ không có lợi.
C. Cây gỗ không có hại. D. Phong lan là loài kí sinh.
Câu 10. Ở một loài thực vật, allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy
định hoa trắng. Allele B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với allele b quy định quả dài.
Phép lai nào sau đây đời con xuất hiện cây hoa trắng, quả dài?
A. AaBb x AAbb. B. Aabb x Aabb. C. AaBB x AaBb. D. AAbb x aaBB.
Câu 11. Trong một quần thể cây Đước ở rừng ngập mặn, cây nào có hạt nảy mầm ngay
trên quả thì tỉ lệ sống sót của cây con cao hơn. Đây là ví dụ nói về tác động của nhân tố
tiến hoá nào?
A. di – nhập gene. B. đột biến.
C. chọn lọc tự nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 12. Trong một quần thể người đang cân bằng di truyền có nhóm máu O chiếm 4%.
Trên lý thuyết, tổng tần số allele IA và IB là bao nhiêu?
A. 1. B. 0,8. C. 0,2. D. 0,5.
Câu 13. Các hạt phấn của cây có kiểu gene AaBbDd được nuôi cấy và lưỡng bội hóa thành
công, sau đó trồng thành các cây F1. F1 có thể có kiểu gene nào trong các kiểu gene sau?
A. AAAAaaBBDD. B. AaabbDd. C. AaBBDD. D. AAbbdd.
Câu 14. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của quá trình chọn lọc tự nhiên?
A. Làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định.
40
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
B. Tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gene.
C. Giữ lại những cá thể có kiểu gene thích nghi.
D. Thường làm thay đổi đột ngột tần số allele của quần thể.
Câu 15. Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây?
A. Độ đa dạng. B. Kích thước quần thể.
C. Tỉ lệ đực - cái. D. Cấu trúc tuổi.
Câu 16. Trong lịch sử Trái Đất, động vật nguyên sinh xuất hiện ở đại địa chất nào?
A. Đại Cổ sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Thái cổ. D. Đại Trung sinh.
Câu 17. Một tế bào lưỡng bội đang nguyên phân, trong đó 1 NST kép không phân li thì
có thể tạo ra tế bào con nào trong các tế bào sau?
A. Tế bào 2n. B. Tế bào n + 1. C. Tế bào 2n - 1. D. Tế bào n – 1.
Câu 18. Một quần thể động vật sống biệt lập, có 5000 ngàn cá thể đang trên đà suy giảm
vì cạn kiệt nguồn thức ăn. Biết tỉ lệ sinh và tử trung bình của quần thể này lần lượt là
5%/năm và 20%/năm, loài này mỗi năm chỉ sinh sản một lần. Theo lý thuyết, sau 1 năm,
quần thể này có khoảng bao nhiêu cá thể?
A. 4250. B. 3000. C. 4500. D. 4000.
Câu 19. Trong thí nghiệm chiết chiết rút diệp lục và carotenoid ở thực vật, các nhóm học
sinh thực hiện thí nghiệm như mô tả trong bảng và tiến hành đúng quy trình.
Dung môi
Nhóm học sinh Mẫu vật Cốc thí nghiệm Cốc đối chứng
I Lá khoai lang còn xanh Cồn 90 – 96 O Nước cất
II Lá khoai lang đã úa vàng Cồn 90 – 96 O
Nước cất
III Củ cà rốt Cồn 90 – 96 O Nước cất
IV Quả cà chua chín Cồn 90 – 96 O
Nước cất
Dự đoán nào say đây sai về kết quả thí nghiệm?
A. Dịch chiết ở cốc thí nghiệm của nhóm II có màu vàng.
B. Dịch chiết ở cốc thí nghiệm của nhóm III và nhóm IV đều có màu đỏ
C. Dịch chiết ở cốc thí nghiệm của nhóm I có màu xanh lục.
D. Dịch chiết ở tất cả các cốc đối chứng đều không có màu.
Câu 20. Hiện tượng nào sau đây không phải là thường biến?
A. Gấu trắng thay đổi màu sắc bộ lông theo mùa.
B. Người mắc bệnh ung thư máu.
C. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu.
D. Con tắc kè hoa đổi màu cơ thể theo nền môi trường.
Câu 21. Ở cá kiếm, màu mắt do một gene có 2 allele quy định. Đem cá mắt đỏ thuần chủng
lai với cả mắt đen thuần chủng, thu được F1 toàn mắt đen. Sau đó cho mắt đen F1 giao
phối với nhau thì trên lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình mắt đen của F2 sẽ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 2/9. B. 4/9. C.5/9. D. 8/9.

41
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 22. Một loài thực vật, xét 2 cặp gene phân li độc lập quy định 2 tính trạng, trong đó
allele trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây P có kiểu hình giống nhau giao phấn với nhau,
thu được F1. Trên lý thuyết, kết luận nào sau đây về F1 là không chính xác?
A. F1 có thể có 4 loại kiểu gene nhưng chỉ có 1 loại kiểu hình.
B. Nếu F1 có 6 loại kiểu gene thì F1 có 2 loại kiểu hình.
C. Nếu F1 có 2 loại kiểu hình thì F1 có ít nhất 2 loại kiểu gene.
D. Nếu F1 có 4 loại kiểu hình thì F1 có 9 loại kiểu gene.
Câu 23. Hoạt động nào sau đây góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên tái sinh?
A. Khuyến khích các hộ gia đình sử dụng bồn tắm cỡ lớn thay cho vòi sen.
B. Tăng cường khai thác các loại khí đốt dưới thềm lục địa.
C. Sử dụng điện mặt trời hoặc điện gió thay cho nhiệt điện chạy bằng than.
D. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
Câu 24. Ở thú ăn cỏ, phần lớn lượng amino acid của cơ thể được cung cấp từ đâu?
A. Hấp thu từ thức ăn. B. Tế bào tự tổng hợp.
C. Vi sinh vật sống cộng sinh cung cấp. D. Sản phẩm phân giải cellulose.
Câu 25. Ở một loài động vật lưỡng bội, xét phép lai ♂AaBbDd x ♀ aaBbDd. Biết rằng
trong quá trình giảm phân, cơ thể cái hoàn toàn bình thường, một số tế bào sinh dục đực
có cặp NST chứa gene Aa không phân ly trong giảm phân 2, giảm phân 1 bình thường.
Đời con không thể có kiểu gene nào trong các kiểu gene sau?
A. AABBDd. B. AAABbDD. C. AaaBbDd. D. abbdd.
Ab ab
Câu 26. Theo lý thuyết, phép lai P: aB x ab sẽ cho F1 không có tỉ lệ kiểu hình nào?
A. 6 : 2 : 2 : 1. B. 4 : 4 : 1 : 1. C. 1 : 1. D. 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 27. Ý nào sau đây đúng khi nói về tác động của di – nhập gene với quá trình tiến hoá?
A. Di gene thường làm quần thể giảm đa dạng di truyền.
B. Nhập gene có thể làm chậm quá trình tiến hoá.
C. Di – nhập gene chỉ được xảy ra khi có sự nhập – di cư cá thể.
D. Di – nhập gene làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể mà không làm đổi
tần số allele.
Câu 28. Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ ít chặt chẽ giữa 2 loài?
I. Sáo ăn các loài sâu bọ kí sinh trên cơ thể trâu, bò.
II. Các loài chim nhỏ ăn các mảng thịt bám trên răng của thú ăn thịt như hổ, sư tử.
III. Kiến đem đất vào làm tổ bên trong thân cây, cây phát triển rễ đâm vào tổ kiến để hút
dinh dưỡng.
IV. Hải quỳ sống trên vỏ của tôm kí cư.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Ở một loài, xét 2 gene mà mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội
Ab AB
hoàn toàn. Thực hiện phép lai P: aB x , thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu
ab
hình 2 tính trạng lặn chiếm 5%. Biết rằng nếu có hoán vị 2 bên thì diễn ra cùng tần số.
Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

42
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
A. F1 có 55% cây mang 2 tính trạng trội.
B. F1 có tỉ lệ các kiểu gene thuần chủng bằng nhau từng đôi một.
C. F1 có tối đa 7 loại kiểu gene.
D. Loại kiểu hình chiếm tỉ lệ nhỏ nhất ở F1 chỉ có 1 loại kiểu gene.
Câu 30. Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. So với đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể thường gây hại nhiều hơn.
II. Đột biến mất đoạn có thể đi kèm với đột biến lặp đoạn hoặc chuyển đoạn không
tương hỗ.
III. Đột biến nhiễm sắc thể thường được di truyền cho đời con nhiều hơn đột biến gene.
IV. Các đột biến nhiễm sắc thể đều có thể hình thành loài mới nhanh chóng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31. Ý nào sau đây nói về điểm chung của chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên?
A. diễn ra một cách có hướng và có thể dự đoán được.
B. làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
C. chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gene mà không làm thay đổi tần số các allele.
D. nhắm đến việc tiêu diệt các cá thể kém thích nghi trong quần thể.
Câu 32. Lưới thức ăn của một quần xã
rừng lá kim (Taiga) được mô tả qua hình
bên. Trong các nhận xét về lưới thức ăn
của quần xã này, có bao nhiêu phát biểu
sau đúng?
I. Các cây gỗ lá kim là loài ưu thế ở quần
xã này.
II. Nếu chó sói và linh miêu biến mất thì
quần xã này có thể sẽ biến đổi mạnh.
III. Các sinh vật tiêu thụ bậc 1 có số lượng
loài nhiều nhất và sinh khối lớn nhất.
IV. Lưới thức ăn có 4 loài đóng vai trò là
sinh vật tiêu thụ bậc 2.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33. Trong các đột biến liên quan đến Operon Lac sau, có bao nhiêu đột biến khiến
Operon thay đổi trạng thái hoạt động theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt?
I. Đột biến lặp đoạn khiến số lượng các gene cấu trúc Z, Y A tăng số lượng lên gấp đôi.
II. Đột biến mất nucleotide xảy ra ở codon kết thúc trên phân tử mARN do các gene cấu
trúc tổng hợp nên.
III. Đột biến thay cặp nucleotide xảy ra tại mã mở đầu gene điều hòa R.
IV. Đột biến xảy ra ở vùng P của gene R, khiến vùng này tăng khả năng liên kết với
enzyme ARN – polymerase.
A. 1 B. 2. C. 3. D. 4.

43
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 34. Một loài thực vật, xét 2 cặp gene nằm trên cùng 1 NST mà mỗi gene quy định một
tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cây cùng dị hợp hai cặp gene (P)
cho F1. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
I. F1 có thể có 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4 loại kiểu hình.
II. F1 luôn có tỉ lệ dị hợp 2 cặp gene bằng tỉ lệ đồng hợp 2 cặp gene.
III. Nếu biết được tỉ lệ của kiểu hình mang 2 tính trạng lặn của F1, có thể trực tiếp suy ra
được tần số hoán vị gene.
IV. Nếu F1 có 10 kiểu gene thì F1 có 4 kiểu hình.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35. Có bao nhiêu phát biểu sau giải thích cho ý kiến: Lai xa và đa bội hóa hình thành
loài mới thường gặp ở thực vật nhưng ít gặp ở động vật?
I. Các loài động vật có tập tính giao phối chủ động nên lai khác loài ít gặp hơn thực vật.
II. Các loài động vật có tổ chức cơ thể cao hơn thực vật nên sự đa bội hóa thường gây rối
loạn rất lớn, khiến chúng khó sống sót.
III. Các loài động vật thường có giới tính nên đa bội hóa sẽ khiến cho giới tính bị rối loạn,
dẫn đến bất thụ.
IV. Các loài thực vật dễ phát sinh đột biến đa bội khi phân bào nên lai xa và đa bội hóa
tạo loài mới ở thực vật phổ biến hơn động vật.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 36. Một loài thực vật, màu hoa do 3 cặp gene phân ly độc lập quy định. Kiểu gene có
cả 3 allele trội A, B, D cho hoa đỏ, các kiểu gene còn lại cho hoa trắng. Ở thế hệ P, khi đem
lai phân tích cây hoa đỏ có kiểu gene AaBbDd với cây hoa trắng thì thu được đời con có
28,125% hoa đỏ. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, cây hoa trắng dị hợp
2 cặp gene ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 65,625%. B. 46,875%. C. 28,125%. D. 18,75%.
Câu 37. Ở một giống gà, allele A quy định chân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định
chân thấp, allele B quy định lông vằn trội hoàn toàn so với b quy định lông trơn. Ở thế hệ
P, đem gà trống chân cao, lông vằn lai với gà mái chân cao, lông vằn, thu được F1 có 100%
gà trống chân cao, lông vằn; 20% gà mái chân cao, lông vằn : 20% gà mái chân cao, lông
trơn : 30% gà mái chân thấp, lông vằn : 30% gà mái chân thấp, lông trơn. Theo lý thuyết,
nếu không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. 2 gene A, B phân bố trên cùng một NST với khoảng cách 20cM.
II. Ở F1, những con gà trống chân cao, lông vằn thuần chủng có tỉ lệ bằng những con gà mái
chân cao, lông vằn.
III. Chọn 1 con trống F1 lai với con mái chân thấp, lông trơn F1, khả năng đời con có 2 loại
kiểu hình là 30%.
IV. Đem gà trống P lai phân tích, đời con thu được có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 3 : 2 : 2.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38. Ở một loài giao phối, xét 2 gene phân ly độc lập quy định 2 tính trạng, trong đó
gene thứ nhất có allele A trội hoàn toàn so với a, gene thứ hai có allele B1 trội hoàn toàn
so với B2 và B3, allele B2 trội hoàn toàn so với B3. Các tính trạng tạo bởi allele B1 hoặc B2
44
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
được xem là tính trạng trội. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng có tần số A = 0,7; a
= 0,3; B1 = 0,4; B2 = 0,3; B3 = 0,1.
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Trong quần thể, kiểu gene AaB1B1 có tỉ lệ lớn hơn mỗi kiểu gene còn lại.
II. Trong các cá thể mang 2 tính trạng trội, có 144/169 cá thể không thuần chủng.
III. Nếu chỉ có các cá thể mang kiểu hình B1 có khả năng sinh sản, thế hệ sau của quần thể
có 9/256 cá thể mang kiểu hình B3.
IV. Các cá thể mang 1 tính trạng trội có tổng cộng 4 kiểu gene.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39. Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 3 cặp gene A,a; B,b; D,d phân li độc lập
quy định. Trong đó nếu kiểu gene có đủ 3 loại allele trội thì cho màu đỏ, kiểu gene có 2
trong 3 loại allele trội thì cho màu hồng, các kiểu gene còn lại cho hoa màu trắng. Cho cây
(P) màu đỏ dị hợp 3 cặp gene tự thụ phấn, thu được F1. Theo lý thuyết, nếu không có đột
biến, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Ở F1, các cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 15,625%.
II. Chọn 2 cây hoa đỏ F1, xác suất thu được cả 2 cây đều dị hợp 2 cặp gene là 16/81.
III. Cho các cây hoa đỏ F1 giao phấn với nhau, đời con có tối đa 1/729 hoa trắng.
IV. Trong các cây hoa hồng F1, có 1/3 cây mang kiểu gene thuần chủng.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 40. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh M và N ở người; mỗi bệnh
do một trong hai allele của một gene quy định. Hai gene này cùng nằm trên một nhiễm
sắc thể và không có hoán vị gene xảy ra. Biết rằng người 4 mang cả 2 gene bệnh.

Ghi chú:
1 2 3 4 5 6
Không bị bệnh.

12 Bị bệnh M.
7 8 9 10 11
Bị bệnh N.
?
Bị cả 2 bệnh
13 14
Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, khi phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Cả 2 bệnh đều do allele lặn quy định.
II. Xác định được chính xác kiểu gene của 11 người trong phả hệ.
III. Xác suất người 14 mang ít nhất 1 gene bệnh là 50%.
IV. Khả năng đứa con đầu lòng của vợ chồng 9 – 10 không bị cả 2 bệnh là 75%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

45
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 8
Câu 1. Quá trình nào làm đất bị nghèo dinh dưỡng?
A. Cố định đạm. B. Nitrite hoá. C. Amon hoá. D. Phản nitrate hoá.
Câu 2. Trong ống tiêu hoá của chim ăn hạt, mề là tên gọi khác của bộ phận nào?
A. Dạ dày cơ. B. Dạ dày tuyến. C. Diều. D. Ruột non.
Câu 3. Dạng đột biến điểm nào làm tăng tổng lượng nucleotide có trong gene?
A. Mất 1 cặp A - T. B. Mất 1 cặp G – X.
C. Thêm 1 cặp T – A. D. Thay thế cặp A – T bằng cặp T – A.
Câu 4. Phương pháp tạo giống nào giúp nhân nhanh một cây có kiểu gene quý?
A. Nuôi cấy mô. B. Gây đột biến gene.
C. Dung hợp tế bào trần. D. Nuôi cấy hạt phấn.
Câu 5. Trong chu kì tế bào, bộ NST được quan sát rõ nhất ở kì nào?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 6. Đâu là thể ba trong các kí hiệu bộ NST sau?
A. 3n. B. 2n + 1. C. 2n. D. 2n - 1.
Câu 7. Vượt ra ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ ra sao?
A. phát triển thuận lợi nhất. B. sống bình thường.
C. bị ức chế sinh trưởng. D. chết.
Câu 8. Xét phép lai P: ♀AA x ♂aa. Trong các phép lai sau, đâu là phép lai thuận nghịch
của phép lai vừa cho?
A. ♀AA x ♂aa. B. ♀aa x ♂AA. C. ♀Aa x ♂aa. D. ♀aa x ♂Aa.
Câu 9. Trong một hệ sinh thái, nhóm loài nào thường đóng vai trò là sinh vật sản xuất?
A. Thực vật. B. Động vật ăn thịt. C. Nấm. D. Động vật ăn cỏ.
Câu 10. Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gene nào sau đây khi giảm phân bình thường không
tạo ra giao tử có chứa allele B?
A. AaBb. B. AABb. C. Aabb. D. AaBb.
Câu 11. Loài thực vật A (2n = 20) bị đột biến đa bội thành loài B (4n). Loài C (3n) tạo ra từ
2 loài này bằng lai xa sẽ có bộ NST gồm bao nhiêu chiếc?
A. 20. B. 30. C. 2n = 40. D. 50.
Câu 12. Ở một loài động vật, trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, xét một
gene có 3 allele. Số loại kiểu gene lưỡng bội tối đa của quần thể này là bao nhiêu?
A. 6. B. 3. C. 9. D. 18.
Câu 13. Nuôi cấy hạt phấn của 2 cây có kiểu gene AaBb và DDEe thì thu được tối đa bao
nhiêu dòng thuần chủng về cả 2 loài?
A. 6. B. 5 C. 8. D. 3.
Câu 14. Hạt phấn cây cam không thụ phấn cho cây quýt dù trồng chung trong một khu
vườn và ra hoa cùng mùa, đây là ví dụ về kiểu cách ly sinh sản nào?
A. cách ly tập tính. B. cách ly cơ học.
C. cách ly sau hợp tử. D. cách ly mùa vụ.
Câu 15. Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên yếu tố
nào của cơ thể sinh vật?
46
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
A. kiểu hình. B. kiểu gene. C. allele. D. giao tử.
Câu 16. Trong dòng thời gian, nhóm động vật nào xuất hiện muộn hơn cả?
A. Linh trưởng. B. Bò sát cổ. C. Lưỡng cư cổ. D. Sâu bọ.
Câu 17. Dạng đột biến cấu trúc NST nào có khả năng làm thay đổi cùng lúc 2 nhóm gene
liên kết?
A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 18. Nhân tố nào sau đây khi tác động đến quần thể thường sẽ gây biến động số lượng
ít phụ thuộc vào mật độ cá thể?
A. Vật kí sinh. B. Nơi ở. C. Vật ăn thịt. D. Nhiệt độ.
Câu 19. Để tăng cường độ quang hợp của cây trồng, biện pháp nào sau đây là không
hợp lý?
A. Luân canh các loại cây trồng khác nhau.
B. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo.
C. Tạo giống mới bằng cách lai tạo hoặc gây đột biến.
D. Bón phân, tưới nước hợp lý.
Câu 20. Cho biết allele trội là trội hoàn toàn so với allele lặn. Phép lai nào sau đây cho đời
con có tỉ lệ kiểu gene khác tỉ lệ kiểu hình?
A. Aa × aa. B. aa × aa. C. AA × aa. D. Aa × AA.
Câu 21. Ở thế hệ P: AaBbDd × AabbDd. Theo lý thuyết, F1 có số cá thể đồng hợp 2 cặp
gene chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 3/8. B. 3/4. C. 1/8. D. 3/16.
Câu 22. Khi nói về mức phản ứng và thường biến, nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Mức phản ứng của kiểu gene có thể rộng hay hẹp tùy thuộc vào từng loại tính trạng.
B. Sự biến đổi của kiểu gene do ảnh hưởng của môi trường là thường biến.
C. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật càng thích nghi với môi trường.
D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Câu 23. Khi nói về các mối quan hệ sinh thái trong quần xã, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cạnh tranh khác loài giúp kìm hãm sự phát triển quá mức của mỗi loài.
B. Trong các mối quan hệ hỗ trợ, các loài tham gia đều có lợi.
C. Cạnh tranh cùng loài giúp loài phát triển ổn định và không làm tiêu diệt loài
D. Trong các mối quan hệ đối kháng, có khi có loài không có lợi cũng không có hại.
Câu 24. Cho hình mô tả vòng tuần hoàn máu của ếch đồng. Dựa vào hình, phát biểu nào
sau đây chưa chính xác?
A. Ở ếch, vòng tuần hoàn nhỏ đảm nhiệm
chức năng dẫn máu đến và đi khỏi phổi.
B. Máu đi nuôi cơ thể là máu bị pha trộn.
C. Hàm lượng O2 trong máu ở mỗi ngăn
tim là khác nhau.
D. Do tim chỉ có 3 ngăn, tốc độ lưu thông
máu trong vòng tuần hoàn lớn khá thấp.

47
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các enzyme tham gia nhân đôi ADN?
A. Enzyme ADN polymerase tác động lên cả 2 mạch của ADN.
B. Enzyme ADN polymerase cần mồi mới có thể tổng hợp nên mạch mới.
C. Các đoạn Okazaki được nối lại bằng enzyme nối ligase.
D. Trên một đơn vị tái bản, enzyme tháo xoắn di chuyển theo một chiều.
Câu 26. Ở cà chua, allele A quy định quả to trội hoàn toàn so với gene allele a quy định
quả nhỏ, allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Những
cây tứ bội khi giảm phân cho giao tử lưỡng bội có sức sống. Theo lí thuyết, nếu không
xảy ra thêm đột biến, cây tứ bội có kiểu gene AAaaBBbb khi lai phân tích sẽ cho kiểu hình
quả to, hoa đỏ ở đời con chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 35/36. B. 5/36. C. 25/36. D. 31/36.
Câu 27. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quần thể là đơn vị tồn tại nhỏ nhất của sinh vật có khả năng tiến hóa.
B. Giao phối không ngẫu nhiên thường làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
C. Các nhân tố tiến hoá đều làm biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
D. Quá trình hình thành loài mới là kết quả sự tác động của một nhân tố tiến hóa.
Câu 28. Kích thước của một quần thể sinh vật tại một thời điểm nào đó được tính theo
công thức: Nt = N0 + B – D + I – E; trong đó N0 là kích thước ban đầu, B, D, I, E lần lượt là
tỉ lệ sinh, tử, nhập cư, xuất cư của quần thể sau quãng thời gian t.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kích thước quần thể tăng nhanh chóng khi B và I đạt giá trị tối đa có thể có.
B. Quần thể sẽ dễ bị diệt vong nếu B < D và I < E.
C. Sau quãng thời gian t, nếu B = D thì kích thước quần thể ổn định.
D. Quần thể sẽ đạt kích thước tối đa khi D và E đều bằng 0.
Câu 29. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 3 cặp gene Aa, Bb và Dd phân li độc
lập quy định. Kiểu gene có đủ 3 loại allele trội A, B và D cho hoa đỏ; kiểu gene có 2 loại
allele trội cho hoa vàng, các trường hợp còn lại quy định hoa trắng. Phép lai P: AaBbDd
× AaBbDD, thu được F1. Theo lí thuyết, trong các cây hoa trắng F1, tỉ lệ hoa trắng thuần
chủng là bao nhiêu?
A. 25%. B. 75%. C. 50%. D. 33%.
Câu 30. Trong các dạng đột biến điểm ở gene cấu trúc sau, có bao nhiêu dạng chỉ gây biến
đổi tối đa 1 amino acid trong chuỗi polypeptide do gene tổng hợp nên?
I. Đột biến mất 1 cặp nucleotide ở bộ ba ngay sau mã mở đầu.
II. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotide ở bộ ba ngay trước mã kết thúc.
III. Đột biến thêm 1 cặp nucleotide ở bộ ba giữa gene.
IV. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotide ở ngay bộ ba mở đầu.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31. Khi nói về tác động của nhân tố di – nhập gene đối với cấu trúc di truyền của
quần thể, có bao nhiêu là biểu sau là đúng?
I. Di – nhập gene thường làm số lượng cá thể thay đổi nên có thể làm tỉ lệ các kiểu gene
của quần thể biến đổi.
48
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
II. Di – nhập gene có thể làm giảm tần số của tất cả các allele có sẵn trong quần thể.
III. Di – nhập gene luôn đi kèm với sự di – nhập cư của các cá thể.
IV. Di – nhập gene có thể làm nghèo vốn gene của quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32. Tại một quần xã, người ta lập được lưới thức ăn như hình bên. Khi nói về lưới
thức ăn này, một học sinh đã có các phát biểu sau:
I. Chuỗi và lưới thức ăn thể hiện mối
quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài
trong quần xã.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất kết thúc
bởi diều hâu.
III. Nếu quả mọng bị khai thác hết,
các loài còn lại trong quần xã đều có
nguy cơ suy giảm số lượng.
IV. Trong các sinh vật tiêu thụ bậc I,
chim bạc má chưa chắc có vai trò
quan trọng hơn mỗi các loài còn lại.
Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng?
A. 4. B. 2.
C. 1. D. 3.
Câu 33. Ở một loài động vật có 2n = 8, trên mỗi cặp NST thường, xét 2 gene; trên cặp NST
giới tính, xét 2 gene thuộc vùng không tương đồng của NST giới tính X; mỗi gene đang
xét đều có 2 allele trội lặn hoàn toàn. Giả sử mỗi tế bào của loài này khi giảm phân đều
chỉ có tối đa 2 cặp NST có trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gene. Trên lý thuyết, khi một cơ
thể đực giảm phân tạo giao tử thì cơ thể này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 32. B. 280. C. 1120. D. 224.
Câu 34. Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gene cùng nằm trên một cặp NST, trong đó mỗi
gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) thuần chủng
tương phản lai với nhau được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 66%
cá thể mang kiểu gene dị hợp. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gene ở cả
hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây dị hợp 1 cặp gene ở F1 chiếm tỉ lệ
bao nhiêu %?
A. 34%. B. 16%.
C. 32%. D. 17%.
Câu 35. Đồ thị bên biểu thị số lượng cá
thể của một quần thể chim qua ba giai
đoạn A, B, C. Biết rằng ở giai đoạn B,
quần thể đã trải qua thiên tai nghiêm
trọng. Khi nhận xét về sự thay đổi của
quần thể này, trong các phát biểu sau,
có bao nhiêu phát biểu đúng?
49
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
I. Tính đa hình của quần thể ở giai đoạn A đã bị suy giảm nghiêm trọng.
II. Cấu trúc di truyền của quần thể C khác nhiều so với quần thể A.
III. Quần thể ở giai đoạn C là loài khác với quần thể của giai đoạn A.
IV. Sự hồi phục cá thể ở quần thể C là do tác động của đột biến kết hợp chọn lọc tự nhiên.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 36. Một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gene phân li độc lập, trong đó allele trội là
trội hoàn toàn. Cho hai cây P có kiểu hình khác nhau ở cả 2 tính trạng giao phấn với nhau,
thu được F1. Nếu không có đột biến xảy ra, theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau là
đúng khi nói về F1?
I. F1 thu được có tối đa 4 loại kiểu gene và 4 loại kiểu hình.
II. F1 có tỉ lệ thuần chủng không bao giờ vượt quá 25%.
III. Nếu F1 có tỉ lệ kiểu gene là 1 : 1 : 1 : 1 thì tỉ lệ kiểu hình cũng như vậy.
IV. F1 có thể thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 37. Ở một loài thực vật, allele A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với allele a quy
định lá xẻ; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Khi
cho 2 cây lá nguyên, hoa đỏ (P) giao phấn với nhau thì thu được F1 có 3 loại kiểu hình,
trong đó tổng tỉ lệ cây lá xẻ, hoa đỏ và lá nguyên, hoa trắng là 50%. Theo lý thuyết, nếu
không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Khi lấy những cây lá nguyên, hoa đỏ F1 lai phân tích, đời con luôn phân tính.
II. F1 có tối đa 4 loại kiểu gene.
III. Đem cây lá xẻ, hoa đỏ F1 lai với cây lá nguyên, hoa trắng F1, đời con thu được ít nhất
25% lá nguyên, hoa đỏ.
IV. Nếu F1 có 4 loại kiểu gene, khi F1 ngẫu phối thì F2 thu được 56,25% lá nguyên, hoa đỏ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38. Một quần thể thực vật lưỡng bội, màu hoa do một gene có 2 allele quy định, trong
đó allele A (đỏ) trội hoàn toàn so với allele a (trắng). Biết rằng quần thể có đầy đủ các loại
kiểu gene và kiểu hình. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Khi quần thể ngẫu phối cân bằng, nếu biết tỉ lệ 1 loại kiểu hình trở lên thì có thể xác
định được cấu trúc di truyền của quần thể.
II. Dù có kiểu giao phối nào, tỉ lệ kiểu gene và kiểu hình của quần thể luôn khác nhau.
III. Khi quần thể tự phối qua các thế hệ, tỉ lệ hoa đỏ giảm dần.
IV. Khi quần thể ngẫu phối cân bằng, các cây có kiểu gene thuần chủng chiếm ít nhất 50%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39. Ở một loài thực vật thụ phấn chéo nhờ sâu bọ, màu hoa do 2 cặp gene Aa, Bb
phân ly độc lập quy định. Kiểu gene có cả A và B cho hoa màu đỏ, vắng một trong 2 allele
A hoặc B cho hoa màu vàng và không có allele trội nào cho hoa màu trắng. Những cây
hoa trắng đồng thời quy định mùi hương kém hấp dẫn sâu bọ nên trong tự nhiên, chúng
thường không được thụ phấn. Tại một vườn ươm, người ta thụ phấn cây hoa đỏ thuần
chủng với cây hoa trắng thuần chủng, thu được F1. Sau đó, đem các hạt F1 trồng ở bìa
rừng và để chúng phát triển tự nhiên, kết thúc vụ thu được các hạt F2. Ở vụ ngay sau đó,
50
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
tiếp tục đem các hạt F2 trồng và cho phát triển như F1, thu được các hạt F3.Theo lí thuyết,
nếu không có đột biến xảy ra, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ cây hoa trắng ở F2 và F3 là khác nhau.
II. Ở F3, tỉ lệ cây hoa đỏ là 112/225.
III. Trong các cây hoa vàng F3, tỉ lệ cây thuần chủng là 2/7.
IV. Cho các cây hoa đỏ F3 giao phấn, đời con có hoa trắng chiếm tỉ lệ 9/2704.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 40. Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh do allele lặn, mỗi bệnh do 1 gene
có 2 allele quy định, trong đó allele trội là trội hoàn toàn.
Ghi chú:
1 2 3 4
: Không bị bệnh
: Bị bệnh 1
5 6 7 8 9
: Bị bệnh 2

: Bị bệnh cả 2 bệnh
10 11 12 13 14

15

Biết rằng không xảy ra đột biến, cả 2 bệnh do gene nằm trên NST X quy định và người 8
mang cả 2 gene bệnh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể xác định được tối đa kiểu gene của 3 người nữ trong phả hệ.
II. 2 chị em 13, 14 có kiểu gene giống nhau.
III. Cô gái 14 lấy chồng hoàn toàn bình thường thì con trai của họ có tối đa 50% cơ hội
không bị bệnh nào.
IV. Cặp vợ chồng 12 – 13 nếu sinh tiếp 1 người con trai thì khả năng người ấy hoàn toàn
bình thường không hơn 25%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

51
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 9
Câu 1. Chất nào sau đây là nguyên liệu không thể thiếu của quá trình quang hợp?
A. O2. B. N2. C. CO2. D. C6H12O6.
Câu 2. Động vật nào sau đây hô hấp bằng ống khí?
A. Sứa. B. Tôm. C. Cua. D. Muỗi.
Câu 3. Trên lý thuyết, codon 5’AUG3’ sẽ khớp bổ sung với tARN mang anticodon nào?
A. 3’AGA5’. B. 3’AXG5’. C. 3’GGA5’. D. 3’UAX5’.
Câu 4. Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gene AaBb thì có thể thu được ít nhất là bao
nhiêu dòng thuần chủng ở đời con?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 3.
Câu 5. Điều hoà sự biến đổi protein sau khi được tổng hợp là quá trình điều hoà gene ở
mức độ nào?
A. Phiên mã. B. Dịch mã. C. Sau dịch mã. D. Trước phiên mã.
Câu 6. Một tế bào có kiểu gene AaBb giảm phân bình thường tạo giao tử thì sẽ cho giao
tử AB với tỉ lệ tối đa là bao nhiêu?
A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. 100%.
Câu 7. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài thực vật A; B; C; D lần lượt là 10 – 28,50C;
10,5 – 220C ; 15 – 440C; 8 – 260C. Loài nào có thể phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới?
A. B. B. C. C. D. D. A.
Câu 8. Theo lý thuyết, phép lai phân tích cơ thể có kiểu gene AaBb sẽ cho đời con có tối
đa bao nhiêu loại kiểu gene?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Sinh vật nào sau đây đóng vai trò sinh vật phân giải trong quần xã?
A. Giun đất. B. Cáo. C. Cỏ. D. Gà.
Câu 10. Gene A tạo ra các protein họ A, gene B tạo ra các protein họ B. Trên thực tế, sự
tương tác giữa 2 gene này diễn ra giữa các thành phần nào?
A. các allele A và các allele B. B. các protein họ A và protein họ B.
C. các allele A và protein họ B. D. các allele B và protein họ A.
Câu 11. Nhân tố tiến hoá nào sau đây có tác dụng đến độ đa dạng quần thể ngược lại với
các nhân tố còn lại?
A. Đột biến. B. Yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 12. Một quần thể loài lưỡng bội, ngẫu phối có 2 allele là A và a đang cân bằng di
truyền, tần số allele A là 0,2. Tỷ lệ kiểu gene aa trong quần thể là bao nhiêu?
A. 0,2. B. 0,32. C. 0,04. D. 0,64 .
Câu 13. Phương pháp tạo giống nào sau đây sử dụng công nghệ tế bào?
A. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
B. Tạo giống bằng nuôi cấy hạt phấn.
C. Tạo giống bằng cách gây đột biến.
D. Tạo giống bằng kĩ thuật chuyển gene.

52
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 14. Trong các nhân tố tiến hóa sau đây, có bao nhiêu nhân tố có thể làm tăng đa dạng
di truyền quần thể?
I. Di – nhập gene. II. Chọn lọc tự nhiên.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên. IV. Đột biến.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 15. Một quần thể trâu rừng có mật độ 3 cá thể/ha sống trong khu vực rộng 10 ha. Số
lượng cá thể của quần thể này là bao nhiêu?
A. 30 cá thể. B. 3 cá thể. C. 40 cá thể. D. 10 cá thể.
Câu 16. Trong lịch sử phát triển của sinh giới, nhóm động vật nào sau đây xuất hiện muộn
hơn cả?
A. Động vật nguyên sinh. B. Lưỡng cư.
C. Côn trùng. D. Bò sát.
Câu 17. Giả sử 1 NST có trình tự gồm ABCD.EF, khi NST này bị đảo đoạn BC thì sẽ có
trình tự nào?
A. ABDC.EF. B. ABCD.EF. C. ACBD.EF. D. ABCD.FE.
Câu 18. Trong một đàn sư tử, biểu hiện nào sau đây phản ánh quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Các con sư tử cái cùng tham gia săn linh dương.
B. Khi đến tuổi trưởng thành, những con sư tử đực bị bắt phải rời khỏi đàn.
C. Khi bắt được mồi, chỉ những con đầu đàn mới được ăn đầu tiên.
D. Khi đàn sư tử thay con đầu đàn, những con sư tử con thường bị ăn thịt.
Câu 19. Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm về
hô hấp ở thực vật như hình và rút ra nhận xét.
Ý kiến nào sau đây của nhóm là chưa chính xác?
A. Thí nghiệm giúp phát hiện hô hấp ở thực vật
toả nhiệt.
B. Có lẽ không cần thiết phải bỏ mùn cưa vào
chậu thí nghiệm.
C. Sau thời gian đủ lâu, nhiệt độ bên trong bình
sẽ cao hơn 1 chút so với bên ngoài.
D. Nếu thay bằng hạt khô, thí nghiệm sẽ không
thành công.
Câu 20. Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gene nào sau đây cho ra giao tử AbD với tỉ lệ 25%
A. AaBbdd B. AabbDD C. AABbDd. D. AABbDD
Câu 21. Thực hiện phép lai P: AaBb x AaBb, thu được F1. Biết rằng 2 gene này tương tác
bổ sung với nhau, trong đó hai loại allele trội khi đứng riêng đều xác định cùng một kiểu
hình và khác với kiểu hình khi cả 2 cùng không có mặt. Tỉ lệ kiểu hình nào là của F1?
A. 9 : 3 : 3 : 1. B. 9 : 3 : 4. C. 9 : 7. D. 9 : 6 : 1.
Câu 22. Biết rằng mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Thực hiện
AB Ab
phép lai P: ab
x aB, thu được F1 có tỉ lệ 1 kiểu gene thuần chủng chiếm 4%. Theo lý thuyết,
tổng tỉ lệ các cây thuần chủng ở F1 có thể có tỉ lệ nào sau đây?
A. 34%. B. 32%. C. 68%. D. 16%.
53
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 23. Khi nói về sự trao đổi vật chất và năng lượng của hệ sinh thái, phát biểu nào sau
đây không đúng?
A. Ở mọi hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái là yếu tố quan trọng quyết định đến độ dài –
ngắn của chuỗi thức ăn.
B. Sự vận chuyển vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái đòi hỏi trải qua đầy đủ từ
sinh vật sản xuất đến sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
C. Sinh vật sản xuất là những sinh vật có khả năng tự dưỡng, chúng thường là mắc
xích đầu tiên của chuỗi thức ăn.
D. Trong quá trình chuyển hóa, một phần vật chất tách khỏi chu trình và hầu như chỉ
trở lại được chu trình nhờ hoạt động của con người.
Câu 24. Cho bảng 1 số chỉ tiêu sinh lý của cơ thể một người khoẻ mạnh bình thường trong
các trạng thái khác nhau như sau:
Nhịp tim Huyết áp Huyết áp Thân nhiệt
tối đa tối thiểu
Lúc bình thường A E H S
Vừa chạy nhanh B F I M
Ngồi nghỉ giải lao C G K L
5 phút sau khi chạy
Theo lý thuyết, khẳng định nào sau đây là chưa chính xác?
A. S < M > L. B. F > E > H. C. B > C ≥ A. D. I < K < H.
Câu 25. Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm giảm hàm
lượng vật chất di truyền trong nhân tế bào?
I. Đột biến mất đoạn NST.
II. Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ NST.
III. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ NST.
IV. Đột biến đảo đoạn NST.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26. Ở một loài thực vật, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, quả dài trội hoàn
toàn so với quả ngắn. Ở thế hệ P: thân cao, quả dài x thân thấp, quả ngắn; thu được F1 có
4 loại kiểu hình, trong đó tỉ lệ cây mang ít nhất một allele trội chiếm 60%. Theo lý thuyết,
cây thân cao, quả dài P mang kiểu gene nào trong các kiểu gene sau?
AB Ab AB AB
A. . B. . C. . D. .
aB aB ab AB
Câu 27. Trong quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lý, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các đột biến làm thay đổi tập tính giao phối khi kết hợp các nhân tố tiến hóa khác
có thể hình thành nên loài mới.
B. Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra với các loài sinh vật có khả năng
di chuyển, phát tán mạnh.
C. Sự phân ly ổ sinh thái là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự cách ly sinh sản của các
cá thể cùng loài.
D. Hình thành loài bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật,
ít gặp ở thực vật.
54
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 28. Khi nói về ứng dụng của việc nghiên cứu biến động số lượng các quần thể sinh
vật trong nông nghiệp, có bao nhiêu tác dụng sau là đúng?
I. Xác định nhu cầu nước tưới, phân bón phù hợp với từng loại cây trồng giúp tiết kiệm
chi phí và nâng cao năng suất.
II. Ban hành các quy định về kích thước đánh bắt tối thiểu tại các vùng biển để bảo vệ
nguồn lợi thủy sản.
III. Chủ động tiêm phòng cho các đàn vật nuôi trước khi mùa dịch bệnh bùng phát.
IV. Có các biện pháp để bảo tồn và phát triển hợp lý các loài thiên địch.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Cho cây P hoa đỏ (AaBb) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng. Cho các cây hoa màu đỏ F1 giao phấn với các cây
hoa trắng F1, thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa màu trắng có kiểu gene đồng hợp
lặn ở F2 là bao nhiêu?
A. 2/63. B. 9/81. C. 1/21. D. 4/49.
Câu 30. Ở ruồi giấm, allele A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định mắt
trắng; gene này nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Ở thế hệ P, con
cái mắt đỏ thuần chủng lai với con đực mắt trắng, thu được F1 có cá thể mắt trắng. Theo
lý thuyết, nếu đột biến chỉ xảy ra ở tối đa một cơ thể P và các thể đột biến thiếu một allele
A hoặc a đều có thể sống sót, cá thể mắt trắng F1 không thể tạo ra do sự tổ hợp của loại
giao tử nào trong các loại giao tử sau?
A. Giao tử cái mang đột biến mất đoạn NST chứa A.
B. Giao tử cái không mang NST giới tính nào.
C. Giao tử đực mang NST giới tính Xa.
D. Giao tử đực không mang NST giới tính nào.
Câu 31. Cho sơ đồ về quá trình hình thành một số loài chim ở 4 hòn đảo như hình. Trong
đó các mũi tên lớn chỉ sự di cư, mũi tên nhỏ chỉ sử hình thành loài sau khi di cư.

Khi nói về quá trình hình thành các loài này, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
55
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
I. Các loài B, C, D, E hình thành bằng cách ly địa lý.
II. Cách ly địa lý làm các cá thể thuộc các quần thể khó giao phối với nhau nên có thể xem
là cách ly sinh sản.
III. Tác động của chọn lọc tự nhiên ở đảo 2 và đảo 3 là khác nhau.
IV. E có thể có nhiều đặc điểm khác biệt so với các A, B, C, D.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32. Tại một đồng cỏ, nghiên cứu về thức ăn của 3 quần thể loài chim có họ hàng gần
nhau, người ta thu được bảng số liệu sau:
Loại thức ăn Thời gian kiếm ăn Nơi kiếm ăn thường
chủ yếu xuyên
Loài Sâu bọ Thú Quả Sáng Ban Đêm Đồng Rừng Rừng
chim nhỏ mọng sớm ngày cỏ cây cây
bụi gỗ
A X X X X X X X
B X X X X X X
C X X X X
Biết rằng các loại thức ăn đều có ở cả 3 khu vực kiếm ăn của chúng. Có bao nhiêu nhận
định sau là đúng:
I. Sự phân chia thời gian và khu vực kiếm ăn giúp cả 3 loài tận dụng nguồn sống tốt hơn.
II. Khi rừng cây gỗ bị thu hẹp, cạnh tranh giữa loài A và C sẽ trở nên gay gắt hơn.
III. Khi rừng cây bụi biến mất, loài B có xu hướng tăng cạnh tranh với cả A và C.
IV. Khi một trong 3 nguồn thức ăn bị suy giảm, loài A và B có kích thước quần thể ổn
định hơn là loài C.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 33. Cho biết một số codon quy định axit amin như sau:
Codon 5’XGU3’, 5’XGX3’; 5’GGG3’, 5’GGA3’,
5’XGA3’; 5’XGG3’ 5’GGX3’, 5’GGU3’
Amino acid Arg Gly
Trên lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Có tối đa 4 đột biến thay thế cặp nucleotide khiến codon quy định Arg thành codon quy
định Gly.
II. Đột biến điểm không thể khiến codon quy định Arg hoặc Gly thành codon mở đầu.
III. Đột biến thay thế cặp Nu xảy ra tại vị trí tương ứng với nucleotide thứ ba của codon
quy định Arg thì không gây hại cho cơ thể mang nó.
IV. Trên bộ ba tương ứng của mạch mã gốc, nếu xảy ra đột biến thay thế X – G thành G – X
thì khiến codon 5’XGG3’ bị đổi thành 5’GGG3’, làm Arg thay thế bằng Gly trong chuỗi
polypeptide.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 34. Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gene, trong đó mỗi gene quy định một tính trạng
và allele trội là trội hoàn toàn. Đem cây (P) dị hợp 2 cặp gene lai với cây M, thu được F1
có 7 loại kiểu gene. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, phát biểu nào sau đây sai?
56
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
A. F1 có tổng tỉ lệ các kiểu hình một tính trạng trội lớn hơn tổng tỉ lệ kiểu hình hai tính
trạng trội.
B. Cây M có thể có kiểu gene giống cây P.
C. F1 có ít nhất 2 loại kiểu hình.
D. Đem cây P lai phân tích, đời con thu được tỉ lệ kiểu gene giống tỉ lệ kiểu hình.
Câu 35. Một quần thể thực vật, allele A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với allele
a quy định hoa trắng, kiểu gene Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gene
của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu được kết quả ở bảng sau:

Thế hệ P F1 F2 F3
Tần số kiểu gene 4/9 9/16 16/25 25/36
AA
Tần số kiểu gene Aa 4/9 6/16 8/25 10/36
Tần số kiểu gene aa 1/9 1/16 1/25 1/36
Cho rằng quần thể này không chịu tác động của các nhân tố đột biến, di- nhập gene và
các yếu tố ngẫu nhiên. Phân tích bảng số liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt.
II. Tần số hoa đỏ tăng dần chứng tỏ chọn lọc đang tác động chống lại allele lặn.
III. Kiểu gene aa không có khả năng sinh sản.
IV. Nếu tiếp tục kiểu sinh sản như F3, F4 có tỉ lệ hoa đỏ chiếm 48/49.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 36. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 3 cặp gene Aa, Bb, Dd phân ly độc lập
quy định. Trong đó kiểu gene có cả 3 loại allele trội cho hoa đỏ, các kiểu gene còn lại cho
hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) không thuần chủng tự thụ phấn, thu được F1. Nếu không
có đột biến, trên lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. F1 có tối thiểu 25% hoa trắng.
II. Nếu F1 có 27/64 hoa đỏ, thì F1 có 27 loại kiểu gene.
III. Đem cây P lai phân tích, đời con luôn có tối đa 12,5% cây mang kiểu gene thuần chủng.
IV. F1 có thể có tỉ lệ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37. Một loài thực vật, xét 2 cặp gene quy định 2 tính trạng, trong đó mỗi gene quy
định 1 tính trạng và allele trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) đều dị hợp 2 cặp gene giao
phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, nếu không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng khi nói về F1?
I. Tỉ lệ kiểu hình của F1 luôn là x : y : y : z (với x = z + 0,5).
II. Số kiểu gene của F1 dao động từ 3 đến 10 kiểu gene.
III. Nếu F1 có tỉ lệ một tính trạng trội chiếm 50% thì F1 chỉ có 3 loại kiểu gene.
IV. Nếu F1 có 7 loại kiểu gene thì F1 có 4 loại kiểu hình.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38. Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, màu sắc cánh do 1 gene gồm 3 allele
nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó, allele A1 quy định hoa đỏ trội hoàn
57
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
toàn so với A2, A3; Allele A2 quy định hoa tím trội hoàn toàn so với allele A3 quy định hoa
trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ tần số các kiểu gene A1A1 :
A2A2 : A3A3 là 1 : 3 : 1. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Tỉ lệ kiểu hình của quần thể là 9 đỏ : 15 tím : 1 trắng.
II. Trong các cây dị hợp, những cây hoa tím chiếm tỉ lệ nhiều hơn những cây hoa đỏ.
III. Chọn một cây hoa tím rồi cho tự thụ phấn, xác suất đời con có hoa trắng là 10%
IV. Nếu chỉ có những cây hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên, thế hệ sau có tỉ lệ kiểu gene thuần
chủng là 35/81.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 39. Một loài động vật, xét 3 cặp gene quy định 2 tính trạng, trong đó allele A quy
định mắt đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định mắt trắng; kiểu gene có cả allele B và
AB
D cho thân xám, các kiểu gene còn lại cho thân đen. Thế hệ (P) xảy ra phép lai ♀ ab XDXd
AB
x ♂ ab XDY, thu được F1 có tỉ lệ mắt đỏ, thân xám chiếm 49,5%. Biết rằng quá trình giảm
phân xảy ra bình thường và giống nhau giữa hai giới. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau không đúng?
I. 2 gene A và B cách nhau 20cM.
II. Trong các con cái F1, những con mắt đỏ, thân đen thuần chủng chiếm 0,5%.
III. Lai phân tích con cái P, đời con thu được tỉ lệ kiểu hình là 1 : 4 : 6 : 9.
IV. Trong các con F1, những con đực mắt đỏ, thân xám có 3 allele trội chiếm 4,25%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40. Ở người, bệnh Alkan niệu do một gene nằm trên NST số 9 gây nên, trong đó allele
A quy định không bệnh trội hoàn toàn so với a quy định bệnh; bệnh máu khó đông do
một gene nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, trong đó allele B quy
định máu đông bình thường trội hoàn toàn so với allele b quy định máu khó đông.
Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh tại 1 dòng họ.
Ghi chú:
1 2 3 4
: Không bị bệnh
: Bị bệnh Alkan niệu
5 6 7 8 9
: Bị bệnh máu khó đông

: Bị cả 2 bệnh
10 11 12 13

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Có 8 người trong phả hệ xác định được chính xác kiểu gene.
II. Người 12, 13 có thể có kiểu gene khác nhau.
III. Nếu cặp vợ chồng 7, 8 sinh thêm con, khả năng con sinh ra bị cả 2 bệnh là 1/12.
IV. Nếu người 10 kết hôn với một người chồng bình thường nhưng mang gene bệnh
Alkan niệu, thì khả năng đứa con bị một trong 2 bệnh là 1/4.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

58
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 10
Câu 1. Động lực nào là quan trọng nhất để dòng nước đi lên trong thân?
A. Lực hút của lá do quá trình thoát nước.
B. Lực đẩy lên do áp suất rễ.
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch.
Câu 2. Trong các động vật sau, động vật nào có túi tiêu hoá?
A. Trùng roi. B. Trùng giày. C. Thuỷ tức. D. Trùng biến hình.
Câu 3. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzyme ADN polymerase tổng hợp mạch mới
theo chiều nào?
A. 5’ → 3’. B. 3’ → 5’. C. 5’ → 5’. D. 3’ → 3’.
Câu 4. Giống Gạo vàng mang khả năng tạo tiền chất vitamine A là thành tựu của phương
pháp tạo giống nào?
A. Tạo giống bằng công nghệ tế bào.
B. Tạo giống bằng công nghệ tế gene.
C. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
D. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
Câu 5. Một amino acid được quy định bởi triplet 3’ATA5’ thì trên lý thuyết, nó sẽ được
vận chuyển bởi tARN mang anticodon nào?
A. 5’ATA3’. B. 5’UAG3’. C. 5’UGA3’. D. 5’UGU3’.
Câu 6. Trong operon Lac ở vi khuẩn E. coli, trình tự nucleotide đặc biệt có thể gắn với
enzyme khởi đầu phiên mã nằm ở đâu?
A. Vùng khởi động. B. Vùng vận hành.
C. Gene điều hoà. D. Các gene cấu trúc.
Câu 7. Hình bên mô tả ổ sinh thái thức ăn của 4 loài A, B, C,
D sống chung trong một sinh cảnh. Trên lý thuyết, 2 loài
nào sẽ cạnh tranh gay gắt nhất?
A. A và B. B. B và C.
C. C và D. D. D và A.
Câu 8. Biết rằng allele trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời
con phân tính?
A. Aa x AA. B. BB x BB C. Dd x Dd. D. ee x ee.
Câu 9. Trong chuỗi thức ăn: Lúa → Chuột → Rắn → Diều hâu; sinh vật nào là sinh vật
tiêu thụ bậc 3?
A. Lúa. B. Chuột. C. Rắn. D. Diều hâu.
Câu 10. Ở các giống vật nuôi, loại tính trạng nào sau đây có thể được xem là tính trạng
chất lượng?
A. cân nặng. B. sản lượng sữa. C. màu lông. D. tốc độ sinh trưởng.
Câu 11. Kiểu giao phối nào sau đây không phải là giao phối không ngẫu nhiên?
A. Ngẫu phối. B. Tự thụ tinh. C. Giao phối gần. D. Tự thụ phấn.

59
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 12. Tại một quần thể lưỡng bội, xét 1 locus gene gene một cặp NST thường. Quần thể
này có tổng cộng 21 kiểu gene lưỡng bội về gene đang xét. Số allele của gene này có thể
là bao nhiêu?
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 13. Phương pháp tạo giống nào sau đây tạo các cây con có kiểu gene giống nhau?
A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy mô.
C. Nuôi cấy noãn chưa thụ tinh. D. Lai hữu tính.
Câu 14. Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa sau đây làm thay đổi tần số allele của quần thể?
I. Đột biến. II. Giao phối không ngẫu nhiên.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên. IV. Di – nhập gene.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 15. Đặc trưng nào sau đây không phải của quần thể sinh vật?
A. tỉ lệ giới tính. B. mật độ. C. độ đa dạng. D. sự phân bố cá thể.
Câu 16. Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống, đại chịa chất nào diễn ra sự tuyệt
diệt bò sát cổ?
A. Đại Cổ sinh. B. Đại Tân sinh.
C. Đại Nguyên sinh. D. Đại Trung sinh.
Câu 17. Một tế bào 2n giảm phân, trong đó có 1 cặp NST không phân ly trong giảm phân
1 thì có thể tạo ra giao tử nào trong các giao tử sau?
A. Giao tử n. B. Giao tử n + 1. C. Giao tử n + 2. D. Giao tử 2n.
Câu 18. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển được gọi là gì?
A. kích thước tối thiểu. B. kích thước trung bình.
C. kích thước tối đa. D. mật độ cá thể.
Câu 19. Hình bên mô tả sự chuyển hoá nguyên tố khoáng Nito trong tự nhiên, trong đó
các kí hiệu A, B, C, D, E, F nói về các vi sinh vật các quá trình.
Phát biểu nào sau đây không đúng về
sự chuyển hoá theo sơ đồ?
A. Loài A, B, C đều sở hữu enzyme
nitrogenease.
B. Loài D, E tham gia quá trình nitrate
hoá trong đất.
C. Loài F hoạt động mạnh khi đất
thiếu sự thông khí.
D. Sơ đồ mô tả thiếu mất 1 dạng nito
mà thực vật có thể hấp thu trực tiếp.

Câu 20. Cho phép lai P: AaBb × AaBB1. Trên lý thuyết, các cơ thể không thuần chủng ở F1
chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 25%. B. 50%. C. 75% D. 87,5%.
60
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 21. Với một loại tính trạng do tương tác cộng gộp quy định, tính trạng càng phụ
thuộc vào nhiều cặp gene không dẫn đến hệ quả nào?
A. càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gene khác nhau.
B. số lượng kiểu hình tăng của tính trạng tăng lên.
C. làm xuất hiện những tính trạng mới chưa có ở bố mẹ.
D. tạo ra một dãy kiểu hình tương ứng với từng tổ hợp gene.
Câu 22. Biết rằng mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Thực hiện
(P): AB/ab x aB/ab thu được F1 có tỉ lệ kiểu gene đồng hợp lặn chiếm 20%. Theo lý thuyết,
một kiểu hình bất kì của F1 sẽ không có tỉ lệ nào?
A. 30%. B. 5%. C. 45%. D. 25%.
Câu 23. Cho 1 số ví dụ về các mối quan hệ trong quần xã như sau:
(1) Cú và chồn cùng săn chuột. (2) Cây tỏi tạo ra kháng sinh ức chế vi khuẩn.
(3) Cây nắp ấm bắt ruồi. (4) Cây phong lan sống bám lên thân cây gỗ.
Thứ tự các mối quan hệ nào sau đây theo nguyên tắc càng nhiều loài có lợi thì đứng trước,
càng nhiều loài có hại càng đứng sau?
A. 1 → 2 → 3 → 4. B. 4 → 3 → 2 → 1. C. 3 → 4 → 1 → 2. D. 2 → 3 → 4 → 1.
Câu 24. Khi nói về đặc điểm tim và mạch ở người, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Huyết áp tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do hở van tim.
B. Nhịp tim có xu hướng giảm xuống khi cơ thể hồi hộp, lo âu.
C. Khi lượng Na+ nạp vào máu nhiều trong thời gian đủ dài sẽ làm tăng huyết áp.
D. Vận tốc máu chảy trong mạch hầu như chỉ phụ thuộc vào nhịp tim và lực co tim.
Câu 25 Một phân tử mARN gồm có 65 codon thì khi nó tổng hợp protein, có tối đa bao
nhiêu loại tARN mang bộ ba đối mã khác nhau có thể tham gia dịch mã?
A. 64. B. 61. C. 65. D. 62.
Câu 26. Trong các quy luật di truyền sau, quy luật nào là cơ sở cho tất cả quy luật còn lại?
A. Quy luật liên kết và hoán vị gene. B. Quy luật phân ly độc lập.
C. Quy luật phân ly . D. Quy luật tương tác gene không allele.
Câu 27. Câu nào sau đây nói về điểm giống nhau trong tác động của nhân tố tiến hoá gồm
đột biến và giao phối không ngẫu nhiên
A. làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
B. làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
C. có thể tạo ra allele mới cho quần thể.
D. có thể quy định nhịp độ tiến hoá của sinh vật..
Câu 28. Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững các loại tài nguyên
thiên nhiên không tái sinh?
I. Tăng cường sử dụng các loại tài nguyên tái sinh có sẵn.
II. Xây dựng hệ thống điện mặt trời, điện gió thay cho nhiệt điện than.
III. Ngắt nguồn các thiết bị điện khi không sử dụng.
IV. Tăng cường khai thác khí đốt để thay thế cho nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

61
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 29. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gene quy định một tính trạng nào đó ở
cây trồng, người ta thực hiện một số bước như sau:
I. Trồng những cây trong những điều kiện môi trường khác nhau.
II. Theo dõi, ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở cây trồng tại các điều kiện khác nhau.
III. Tạo ra các cây có cùng một kiểu gene.
IV. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
Trình tự thực hiện nào sau đây là chính xác nhất?
A. I → II → III → IV. B. III → I → II → IV.
C. I → III → II → IV. D. III → II → I → IV.
Câu 30. Ở một loài động vật, xét một đoạn NST thường có trình tự gồm locus của các gene
cấu trúc kí hiệu ABCD.EF (dấu “.” chỉ tâm động). Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đúng?
I. Nếu gene A bị đột biến điểm làm dịch khung thì các gene B, C, D cũng dịch khung theo.
II. Sự đảo đoạn qua tâm động làm thay đổi trạng thái hoạt động của ít nhất 2 gene.
III. Nếu phát hiện một NST có cấu trúc AABCD.EF thì có khả năng chiếc NST còn lại đã
bị đột biến mất đoạn.
IV. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ có thể tạo ra NST dạng ABCD.EEF.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31. Khi nói về vai trò của ngẫu phối trong quá trình tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu
sau đúng?
I. Ngẫu phối khi không có tác nhân tiến hóa sẽ khiến loài sinh vật không bị biến đổi.
II. Ngẫu phối giúp phát tán allele đột biến và trung hòa tính có hại của đột biến.
III. Ngẫu phối giúp giải thích cho những quần thể tồn tại rất lâu dài trong lịch sử phát
triển sinh vật.
IV. Ngẫu phối giúp ổn định tần số allele nhưng làm biến đổi thành phần kiểu gene của
quần thể.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 32. Khi nghiên cứu một tiểu vùng thuộc sa mạc Sahara, người ta thu được một lưới
thức ăn minh họa như hình dưới. Biết rằng các loài ở bậc dinh dưỡng thứ II đều sử dụng
xương rồng làm thức ăn. Theo lí thuyết, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lưới thức ăn này minh họa mối quan hệ
về dinh dưỡng giữa các loài.
II. Những chuỗi thức ăn đến chim ưng và
cáo đều có 4 mắc xích.
III. Trong các sinh vật tiêu thụ bậc II, thằn
lằn mang mức năng lượng lớn nhất.
IV. Nếu chim ưng biến mất, sinh khối của
xương rồng có thể bị suy giảm mạnh.
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 1
62
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 33. Cho biết một số loại amino acid và codon tương ứng của chúng qua bảng sau:
Amino acid Cys Arg Gly Ile Pro Ser
Codon 5’UGX3’ 5’XGU3’ 5’GGG3’ 5’AUU3’ 5’XXX3’ 5’UXX3’
5’UGU3’ 5’XGX3’ 5’GGA3’ 5’AUX3’ 5’XXU3’
5’XGA3’ 5’GGX3’ 5’AUA3’ 5’XXA3’
5’XGG3’ 5’GGU3’ 5’XXG3’
Giả sử một allele E có trình tự mạch gốc gồm 3’...AXG GXA AXA TAA GGG...5’.
Do quá trình đột biến đã làm xuất hiện lần lượt các allele đột biến có đoạn có mạch gốc
tương ứng là E1, E2, E3, E4. Trong đó:
E1: 3’...XXG GXA AXA TAA GGG...5’. E2: 3’...AXG GXA AXG TAA GGG...5’.
E3: 3’...AXG GXG AXA TAA GGG...5’. E4: 3’...AXT GXA AXA TAA GGG...5’.
Theo lý thuyết, khi các các allele này được dịch mã, có bao nhiêu allele quy định đoạn
polypeptide bị thay đổi ít nhất 1 amino acid so với allele E?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 34. Ở một loài thực vật lưỡng bội, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với
allele a quy định thân; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa
trắng, các gene phân li độc lập. Đem 2 cây P có kiểu hình khác nhau giao phấn, thu được F1.
Theo lí thuyết, nếu không đột biến, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu F1 có 4 loại kiểu gene thì F1 có 4 loại kiểu hình.
B. Nếu 2 cây P có kiểu hình tương phản nhau, F1 thu được ít nhất 2 loại kiểu hình.
C. F1 có thể có 3 loại kiểu gene nhưng chỉ có 2 loại kiểu hình.
D. Nếu F1 có kiểu hình hai tính trạng trội, kiểu hình ấy luôn chiếm ít nhất 50%.
Câu 35. Một loài thực vật, xét 1 gene có 2 allele, allele A trội hoàn toàn so với allele a.
Nghiên cứu thành phần kiểu gene của 1 quần thể thuộc loài này qua các thế hệ, thu được
kêt quả ở bảng sau:
Thành phần kiểu Thế hệ P Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4
gene
AA 7/10 16/25 3/10 1/4 4/9
Aa 2/10 8/25 4/10 2/4 4/9
aa 1/10 1/25 3/10 1/4 1/9
Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của
nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:
I. Từ thế hệ P sang F1 và từ F2 sang F3 quần thể hoàn toàn cân bằng theo định luật Hardi
– Wernbeg.
II. Sự thay đổi thành phần kiểu gene ở F4 có thể do yếu tố chọn lọc
III. Sự thay đổi thành phần kiểu gene ở F2 có thể do yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Nếu F4 vẫn chịu tác động của như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là 4/16.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

63
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 36. Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 gene phân ly độc lập, mỗi gene có 3 allele
trội lặn hoàn toàn từng đôi một. Đem giao phấn 2 cây (P) đều dị hợp 2 cặp gene, thu
được F1. Nếu không có đột biến, theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. F1 có thể có tỉ lệ tất cả các kiểu gene đều bằng nhau.
II. F1 có ít nhất 4 loại kiểu hình.
III. Nếu F1 xuất hiện tính trạng không có ở P, tính trạng ấy không lớn hơn 25%.
IV. Nếu F1 có 12 loại kiểu gene thì F1 có 4 loại kiểu hình.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 37. Một loài thực vật, xét 2 tính trạng do 2 cặp gene cùng nằm trên 1 cặp NST quy
định, trong đó mỗi gene quy định một tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn. Cho 2
cây P có kiểu gene khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1 có 3 loại kiểu hình với tỉ lệ
1 : 2 : 1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở P, có ít nhất một cơ thể mang kiểu gene dị hợp 2 cặp gene.
II. Ở F1, các cây thuần chủng mang kiểu hình một tính trạng trội chiếm tối đa 25%.
III. Ở F1, những cây mang kiểu hình một tính trạng trội có tối đa 4 kiểu gene.
IV. Chọn một cây P tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ 2 tính trạng trội chiếm nhỏ nhất 50%.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 38. Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, ngẫu phối, xét một gene có n allele trội lặn
hoàn toàn từng đôi một (n > 2). Tại thời điểm khảo sát (thế hệ P), quần thể có tỉ lệ các kiểu
gene thuần chủng đều bằng nhau. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào, thế hệ P đang cân bằng tại
thời điểm khảo sát.
1
II. Nếu quần thể là cân bằng, thế hệ P có tổng tỉ lệ các kiểu hình trội bằng 1 - n2.
III. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại các kiểu
gene dị hợp, thì thế hệ F1 có cấu trúc di truyền giống với thế hệ P.
IV. Nếu quần thể không chịu tác động của nhân tố nào, ở F1, một kiểu gene không thuần
chủng bất kì có tỉ lệ gấp đôi một kiểu gene thuần chủng bất kì.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39. Ở một loài côn trùng, tính trạng màu mắt do 2 cặp gene Aa và Bb phân ly độc lập
quy định. Trong đó nếu kiểu gene có cả 2 allele trội thì cho mắt màu đỏ, thiếu một trong
2 allele trội cho mắt màu trắng, kiểu gene không có allele trội nào làm các con non bị chết
ngay khi vừa mới nở. Cho 2 cá thể (P) đều mắt đỏ giao phối với nhau, thu được F1 có con
mắt trắng. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau là đúng?
I. Các con F1 có tối đa 8 kiểu gene.
II. Trong quá trình sinh sản, có 6,25% con trong tổng số các con sinh ra đã bị chết.
III. Cho 2 cá thể mắt trắng thuần chủng F1 giao phối với nhau, đời con luôn sống sót 100%.
IV. Nếu F1 có 8 kiểu gene, khi cho các con mắt đỏ F1 ngẫu phối với nhau, F2 thu được 16/81
mắt trắng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

64
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 40. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh ở người trong một dòng họ;
mỗi bệnh đều do một trong hai allele của một gene quy định. Hai gene này cùng nằm trên
một nhiễm sắc thể thường và không có trao đổi chéo xãy ra. Biết rằng không xảy ra đột
biến và người số 8 có bố bị bệnh 1.
Ghi chú:
1 2 3 4 Không bị bệnh.
Bị bệnh 1.
5 6 7 8 Bị bệnh 2.

12 13 Bị cả 2 bệnh.
9 11
10
?

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Chỉ có 7 người trong phả hệ có thể xác định chính xác kiểu gene.
II. Nếu người 13 lấy chồng bị 1 bệnh thì khả năng họ sinh đứa con cũng bị bệnh đó là 1/6.
III. Cặp vợ chồng 1, 2 chắc chắn có kiểu gene khác nhau.
IV. Khả năng không bị bệnh nào của đứa trẻ sắp chào đời trong phả hệ là 40%.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

65
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 11
Câu 1. Ở thực vật, phần lớn nước thoát qua bề mặt cơ quan nào?
A. Rễ. B. Lá. C. Thân. D. Quả.
Câu 2. Động vật nào sau đây có ống tiêu hóa?
A. Trùng roi. B. Thủy tức. C. Trùng giày. D. Giun đất.
Câu 3. Đơn phân nào cấu tạo nên ADN?
A. Amino acid. B. Nucleotide. C. Glucose. D. Fructose.
Câu 4. Thành phần nào cấu trúc nên nucleosome ở nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực?
A. ADN và protein histone. B. mARN và protein histone.
C. ADN và tARN. D. rARN và mARN.
Câu 5. Cấu trúc nào được xem là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?
A. ADN. B. mARN. C. Nhiễm sắc thể. D. Ribosome.
Câu 6. Trong mô hình cấu trúc Operon Lac ở vi khuẩn E. Coli, protein ức chế sẽ liên kết
với thành phần nào?
A. gene điều hòa (R). B. vùng khởi động (P).
C. vùng vận hành (O). D. các gene cấu trúc.
Câu 7. Trong quá trình tiến hóa, lưỡng cư ngự trị ở đại địa chất nào?
A. Đại Trung sinh. B. Đại Tân sinh. C. Đại Cổ sinh. D. Đại Nguyên sinh.
Câu 8. Gene A có 3 allele là A1, A2, A3. Kiểu gene nào sau đây thuần chủng?
A. A1A2. B. A2A3. C. A3A3. D. A1A3.
Câu 9. Cá ép bám vào thân cá mập để được mang đi xa, đây là mối quan hệ nào?
A. kí sinh. B. hội sinh. C. cạnh tranh. D. cộng sinh.
Câu 10. Biết rằng allele A trội hoàn toàn so với allele a. Theo lý thuyết, phép lai nào cho
đời con phân tính?
A. AA x aa. B. Aa x Aa. C. aa x aa. D. AA x Aa.
Câu 11. Biết rằng allele A trội hoàn toàn so với allele a. Theo lý thuyết, phép lai nào cho
đời con có xuất hiện kiểu hình lặn?
A. AA x aa. B. Aa x Aa. C. AA x AA. D. AA x Aa.
Câu 12. Đường cong tăng trưởng của
quần thể sinh vật được thể hiện qua
hình bên. Trong hình, đường cong kí
hiệu b thể hiện cho kiểu tăng trưởng
nào của quần thể?
A. tăng trưởng theo hàm số mũ.
B. tăng trưởng theo đường con
hình chữ J.
C. tăng trưởng trong môi trường
bị giới hạn.
D. tăng trưởng theo tiềm năng
sinh học.

66
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 13. Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gene Aa sẽ thu được tối đa bao nhiêu dòng
thuần chủng khác nhau?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14. Cá rô phi Việt Nam chỉ sống được ở nhiệt độ từ 5,6 – 42 C, giá trị 5,6OC gọi là gì?
O

A. giới hạn trên. B. giới hạn dưới. C. điểm cực thuận. D. khoảng thuận lợi.
Câu 15. Cấu trúc nào được xem là hệ sinh thái lớn nhất?
A. Trái Đất. B. Đại dương.
C. Sa mạc Sahara. D. Rừng nhiệt đới Amazone.
Câu 16. Để chứng minh giả thuyết các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau, Mendel
đã thực hiện phép lai nào?
A. Phép lai khác dòng. B. Phép lai thuận nghịch.
C. Phép lai phân tích. D. Phép lai khác loài.
Câu 17. Theo học thuyết tiến hóa hiện đại, cấu trúc nào sau đây là đơn vị nhỏ nhất có thể
tiến hóa?
A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. quần xã.
Câu 18. Kích thước quần thể được trực tiếp gia tăng nhờ nhân tố nào?
A. Sự xuất cư. B. Mức tử vong. C. Mức sinh sản. D. Kiểu phân bố.
Câu 19. Loài thực vật A và loài thực vật B cùng có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14.
Loài C tạo ra từ 2 loài này bằng con đường song nhị bội hóa sẽ có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n = 14. B. 2n = 28. C. 2n = 42. D. 2n = 48.
Câu 20. Trong bản đồ di truyền, khoảng cách tương đối giữa 2 gene được xác định bằng
cách nào?
A. độ dài đoạn nối giữa 2 gene trên NT. B. tổng tần số đột biến của 2 gene.
C. tỉ lệ tế bào xảy ra hoán vị giữa 2 gene. D. tần số hoán vị giữa 2 gene.
Câu 21. Sự kiện nào sau đây nói về sự tác động của di – nhập gene đến quần thể sinh vật?
A. Mùa đông lạnh đột ngột khiến một số cá thể thỏ bị chết.
B. Chim ăn thịt săn những sóc có màu lông nổi bật.
C. Gió thổi hạt phấn cây phi lao từ nơi này sang thụ phấn nơi khác.
D. Hoa bồ công anh bị đột biến từ màu vàng thành màu trắng.
Câu 22. Tại một khu vườn nhỏ, theo yêu cầu của giáo viên, một em học sinh đã quan sát,
vẽ lưới thức ăn và ghi 4 nhận định về một vài loài như sau:
A. Chuỗi thức ăn không nhất thiết mở đầu bằng
sinh vật sản xuất.
B. Một loài bất kì trong lưới thức ăn này có thể
tham gia vào chuỗi hay lưới thức ăn khác.
C. Dù tiêu thụ loại thức ăn khác nhau, chuột nhắt
và chuột chũi thuộc cùng một bậc dinh dưỡng.
D. Để nâng cao năng suất vườn cây, cần tiêu diệt
hết rắn.
Nhận định nào ở phía trên là chưa chính xác?

67
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 23. Câu nào sau đây nói về tác động của yếu tố ngẫu nhiên?
A. làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
B. có thể tạo ra kiểu gene mới cho quần thể.
C. không làm thay đổi tần số allele
D. làm thay đổi từ từ cấu trúc di truyền của quần thể.
Câu 24. Biết rằng allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa
trắng. Một quần thể đang cân bằng ngẫu phối tỉ lệ tần số allele A : a = 2 : 1. Theo lý thuyết,
số cây hoa đỏ trong quần thể chiếm tỉ lệ
A. 2/9. B. 8/9. C. 4/9. D. 7/9.
Câu 25. Biết rằng một loại axit amin được quy định bởi codon 5’AGU3’, bộ ba bổ sung
với triplet tương ứng trên ADN của nó có trình tự là
A. 3’TXA5’. B. 5’AGT3’. C. 5’AXU3’ D. 3’UGT5’.
Câu 26. Thực hiện thí nghiệm đo thoát hơi nước qua 2 mặt lá cây ưa sáng bằng kẹp gỗ có
gắn 2 bản kính như hình. Dưới mỗi bản kính, để thêm 1 miếng giấy tấm coban clorua ép
vào bề mặt 2 bên lá.
Biết rằng khi gặp hơi nước, giấy coban clorua sẽ từ màu
xanh hóa thành màu hồng. Dự đoán nào sau đây là
đúng về kết quả thí nghiệm?
A. Chỉ có giấy coban clorua ở mặt trên lá hóa hồng.
B. Giấy coban clorua ở mặt trên hóa hồng nhanh hơn
mặt dưới.
C. Giấy coban clorua ở mặt dưới có diện tích hóa hồng
rộng hơn mặt trên.
D. Cả 2 giấy đều không chuyển màu.
Câu 27. Khi nói về NST bình thường ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dọc theo NST, các allele thuộc cùng 1 gene luôn sắp xếp theo trật tự xác định.
B. Trong 1 loài, mỗi cặp NST tương đồng có thành phần và trình tự các locus nhất định.
C. Chiều dài của phân tử ADN ngắn hơn chiều dài của NST mang nó.
D. Trong NST kép, hai chromatid có nguồn gốc khác nhau.
Câu 28. Cho bảng thành phần không khí hít vào và thở ra ở người như sau:
Phát biểu nào sai khi phân tích các số liệu của bảng này?
A. Đường hô hấp có chức năng làm ẩm không
Loại khí Không Không khí
khí đi vào.
khí hít thở ra
B. Tỉ lệ khí O2 trong khí thở ra giảm xuống
vào
chứng tỏ O2 đã từ phế nang vào máu.
O2 20,96% 16,40%
C. Tỉ lệ khí CO2 trong khí thở ra tăng lên chứng
CO2 0,03% 4,10%
tỏ CO2 đã từ máu vào phế nang.
N2 79,01% 79,50%
D. Qua quá trình hô hấp, cơ thể đã thải ra một
lượng nhỏ khí N2. Hơi nước Ít Bão hòa

68
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 29. Ở một loài động vật, xét gene có 2 allele A, a nằm trên vùng không tương đồng
của nhiễm sắc thể giới tính X. Những con đực có thể có số kiểu gene lưỡng bội tối đa là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 30. Ở hoa Cẩm tú cầu (H. macrophylla), khi trồng ở đất có pH trung tính thì hoa có
màu tím, nhưng xịt nước có pha ion Al3+ lên cánh hoa thì sau ít ngày, hoa chuyển thành
màu xanh lam. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Kết luận nào sau đây sai khi nói kết quả này?
A. Sự biểu hiện màu sắc hoa phụ thuộc vào sự có mặt ion Al3+.
B. Quá trình thay đổi màu sắc hoa do Al3+ chính là thường biến.
C. Khi có ion Al3+, sắc tố trong hoa phản xạ các tia sáng màu xanh lam.
D. Ion Al3+ có màu xanh nên đã nhuộm xanh cánh hoa.
Câu 31. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi điều kiện sống đồng đều, kiểu phân bố đều thường gặp ở các loài ít cạnh tranh
cùng loài.
B. Sự cạnh tranh cùng loài quá gay gắt sẽ dẫn đến tiêu diệt quần thể.
C. Kích của quần thể không ổn định mà thay đổi tùy thuộc vào tỉ lệ sinh – tử và nhập
cư – xuất cư.
D. Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, cấu trúc này thường ổn định.
Câu 32. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của quá trình chọn lọc tự nhiên?
A. có khả năng quy định tốc độ quá trình tiến hoá.
B. có khả năng quy định chiều hướng quá trình tiến hoá.
C. có thể tạo ra những tổ hợp gene thích nghi với môi trường sống.
D. tác động lên cá thể nhưng kết quả lại có thể hình thành quần thể thích nghi.
Câu 33. Ở một loài thú, màu lông do 1 gene có 2 allele trên NST thường quy định. Ở thế
hệ P, lấy con đực lông xám lai con cái lông đen, thu được F1 có số lượng đực – cái xấp xỉ
nhau, trong đó giới đực có tỉ lệ 3 xám : 1 đen, còn giới cái có tỉ lệ 3 đen : 1 xám. Biết rằng
không có đột biến. Theo lý thuyết, nếu cho các con đực xám F1 giao phối với những con
cái đen F1, thì tỉ lệ lông xám ở đời con là bao nhiêu?
A. 25%. B. 50%. C. 33,33%. D. 75%.
Câu 34. Một tế bào sinh tinh có kiểu gene AaBb giảm phân tạo giao tử đã xảy ra đột biến tại
giảm phân I, trong đó cặp NST mang gene Bb đã không phân ly. Theo lý thuyết, phát biểu
nào sau đây sai khi nói về giao tử của tế bào này?
A. Tất cả các giao tử đều bị đột biến.
B. Tổng allele trội trong các giao tử bằng tổng allele lặn.
C. Giao tử mang 2 allele trội nếu được tạo ra thì nó chiếm tỉ lệ 50%.
D. Các giao tử khác nhau từng đôi một.
Câu 35. Một loài thực vật, xét 2 gene thuộc cùng một cặp NST, trong đó allele A quy định
thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp, allele B qui định quả tròn trội
hoàn toàn so với allele b quy định quả dài. Trong một phép lai giữa 2 cây (P), người ta
thu được F1 có 4 loại kiểu hình có tỉ lệ khác nhau từng đôi một, trong đó có 6% thấp, dài.

69
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Cho biết không có đột biến xảy ra. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây cao, tròn ở F1 thì xác suất
gặp cây dị hợp hai cặp gene là bao nhiêu?
A. 25/31. B. 3/8. C. 15/31. D. 12/31.
Câu 36. Ở một loài động vật mà con đực là giới đồng giao tử, màu mắt do một gene có 3
allele trội lặn hoàn toàn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định.
Ở thế hệ P, khi lấy con đực mắt đỏ giao phối với con cái mắt trắng, thu được F1 có tỉ lệ 1
con cái mắt đỏ : 1 con cái mắt nâu : 1 con đực mắt đỏ : 1 con đực mắt nâu. Theo lý thuyết,
nếu không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Cả 2 cơ thể P đã cho tổng cộng 3 loại giao tử khác nhau chứa NST X.
II. Nếu lấy con đực mắt nâu lai con cái mắt trắng, đời con không xuất hiện mắt đỏ.
III. Những cá thể mắt đỏ có tối đa 5 kiểu gene khác nhau.
IV. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, trong những con mắt nâu của F2, tỉ lệ đực : cái sẽ là 3 : 2.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
AB
Câu 37. Có 3 tế bào mang kiểu gene tiến hành nguyên phân một lần đã tạo ra các tế bào
ab
con, trong đó có 1 tế bào có thành phần các loại allele với tỉ lệ 2 : 2 : 1 : 1. Biết rằng không xảy
ra trao đổi chéo và đột biến gene. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các tế bào con bình thường chiếm tỉ lệ 2/3 trong tổng các tế bào con.
II. Trong các tế bào con, có tế bào mang thành phần allele với tỉ lệ 1 : 1.
III. Trong quá trình phân bào, 1 tế bào đã xảy ra sự không phân ly của cặp NST kép chứa
gene AB.
IV. Tỉ lệ các loại tế bào con tạo ra là 2 : 2 : 1 : 1
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 38. Ở một loài thực vật, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a thân
thấp, allele B1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele B2, a; allele B2 quy định hoa
AB1 Ab
vàng trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Thực hiện phép lai P: x aB ; thu
ab 2
được F1 có 6 loại kiểu hình, trong đó thân cao, hoa vàng chiếm 16%. Biết rằng quá trình
giảm phân là bình thường và giống nhau ở 2 giới. Theo lý thuyết, trong những cây hoa
đỏ, tỉ lệ những cây thân thấp là
A. 1/4. B. 1/10. C. 1/5. D. 1/2.
Câu 39. Tại một quần thể thực vật ngẫu phối, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so
với allele a quy định thân thấp, allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy
AB AB ab
định hoa trắng. Ở thế hệ xuất phát, quần thể có 0,4 AB : 0,4 : 0,2 ab. Biết rằng không có
ab
hoán vị gene xảy ra. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Khi quần thể này cân bằng di truyền, tần số một allele trội có thể gấp 1,5 lần tần số một
allele lặn.
II. Qua hai thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, các kiểu
gene trong quần thể có tỉ lệ 9 : 12 : 4.
III. Nếu chọn lọc tự nhiên tác động theo hướng loại bỏ các cây thân cao và quần thể không
chịu thêm nhân tố tiến hóa khác, tần số b tăng dần.

70
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
IV. Nếu các cơ thể có kiểu gene aa không sinh sản, và quần thể không chịu thêm nhân tố
tiến hóa khác, F2 có 37/49 cá thể thuần chủng.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 40. Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh do gene lặn ở hai gia đình, trong
đó có 1 gene bệnh liên kết với vùng không tương đồng của NST giới tính X.
Ghi chú:
1 2 3 4
: Không bị bệnh
: Bị bệnh A
5 6 7 8 9 10 : Bị bệnh B

? : Bị cả 2 bệnh

11 12
Biết rằng không xảy ra đột biến và người 1, 2 có kiểu gene giống nhau về bệnh A, người
thứ 3 có mang gene bệnh B. Theo lí thuyết, nếu với chồng 8 – 9 sinh con thì xác suất con
họ giống cá thể 12 trong phả hệ là bao nhiêu?
A. 1/72. B. 1/56. C. 2/43. D. 5/60.

71
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 12
Câu 1. Nguyên tố khoáng nào sau đây là nguyên tố đa lượng với thực vật?
A. Nito. B. Clo. C. Đồng. D. Bo.
Câu 2. Ở các loài động vật ăn thịt, loại răng nào thường phát triển dài, nhọn?
A. Răng cửa. B. Răng nanh. C. Răng hàm. D. Răng trước hàm.
Câu 3. Gene tARN sẽ mã hóa cho cấu trúc nào?
A. ARN thông tin. B. ARN ribosome. C. ARN vận chuyển. D. Ribosome.
Câu 4. Ở người, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội có số lượng là bao nhiêu?
A. 2n = 8. B. 2n = 48. C. 2n = 46. D. 2n = 14.
Câu 5. Nếu một loài có 2n = 14 thì lượng NST trong giao tử bình thường là bao nhiêu?
A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.
Câu 6. Trong hoạt động Operon Lac ở vi khuẩn E. Coli, protein ức chế sẽ bị mất hoạt tính
khi môi trường có loại đường nào?
A. Đường glucose. B. Đường lactose.
C. Đường fructose. D. Đường mantose.
Câu 7. Trong quá trình tiến hóa, sự tuyệt diệt bò sát cổ diễn ra ở đại địa chất nào?
A. Đại Trung sinh. B. Đại Tân sinh. C. Đại Cổ sinh. D. Đại Nguyên sinh.
Câu 8. Biết rằng allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng.
Kiểu gene nào sau là của cây hoa đỏ thuần chủng?
A. AA. B. Aa. C. aaa. D. aa.
Câu 9. Mối quan quan hệ khác loài nào mà cả 2 loài cùng có lợi?
A. Kí sinh. B. Hội sinh. C. Hợp tác. D. Cạnh tranh.
Câu 10. Trong phép lai, thế hệ bố mẹ được kí hiệu là
A. F1. B. P. C. F2. D. GP.
Câu 11. Nếu không có đột biến, phép lai nào sau đây cho đời con có tối đa 3 kiểu gene?
A. AA x AA. B. AA x Aa. C. Aa x aa. D. Aa x Aa.
Câu 12. Giả sử có một quần thể chim sẻ biệt lập tại một hòn đảo thuộc quần đảo Trường
Sa có 150 cá thể. Biết rằng tỉ lệ sinh là 6%/năm, tỉ lệ tử là 2% năm. Hỏi sau một năm, kích
thước quần thể này có giá trị bao nhiêu?
A. 146 cá thể. B. 150 cá thể. C. 153 cá thể. D. 156 cá thể.
Câu 13. Cừu Doly đã được tạo ra nhờ phương pháp nào?
A. Công nghệ gene. B. Gây đột biến đa bội.
C. Cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính.
Câu 14. Trong giới hạn sinh thái, sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở
A. khoảng thuận lợi. B. khoảng chống chịu.
C. điểm giới hạn dưới. D. điểm giới hạn trên.
Câu 15. Thành phần chiếm thể tích lớn nhất trong khí quyển Trái Đất là
A. khí O2 B. khí N2. C. hơi nước. D. khí CO2.
Câu 16. Những đặc điểm có ở con nhưng không có ở bố mẹ được gọi chung là gì?
A. đột biến. B. biến dị. C. di truyền. D. tính trạng.

72
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 17. Kiểu giao phối nào mà ở đó, các cá thể cùng kiểu hình có xu hướng giao phối với
nhau hơn với cá thể có kiểu hình khác?
A. giao phối ngẫu nhiên. B. giao phối có lựa chọn.
C. giao phối gần. D. tự thụ phấn.
Câu 18. Đặc trưng nào của quần thể phản ánh tỉ lệ các nhóm tuổi?
A. Mật độ. B. Kiểu phân bố. C. Tỉ lệ giới tính. D. Cấu trúc tuổi.
Câu 19. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, đa số các cây hạt kín hình thành loài mới bằng
A. cơ chế cách ly địa lý. B. cơ chế cách ly tập tính.
C. cơ chế cách ly sinh thái. D. cơ chế lai xa kết hợp đa bội hóa.
Câu 20. Ở một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gene Aa, Bb phân ly độc lập quy định.
Tổng số kiểu gene tối đa về màu sắc hoa của loài này là bao nhiêu?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 9.
Câu 21. Khi nói về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhân tố tiến hóa là các nhân tố làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
B. Nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số allele thì sẽ làm thay đổi tỉ lệ các kiểu gene.
C. Nhân tố tiến hóa có thể tác động ngẫu nhiên hoặc định hướng lên quần thể.
D. Các nhân tố tiến hóa đều có thể quy định nhịp độ tiến hóa của sinh vật.
Câu 22. Mối quan hệ về dinh dưỡng giữa một số loài trong khu
vườn trồng xà lách được ghi lại như hình. Để tăng sản lượng
xà lách thu hoạch nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến các loài
trong tự nhiên, biện pháp nào sau đây là chưa hợp lý?
A. Nuôi nhốt, tránh thả rong gà trong vườn xà lách.
B. Tiêu diệt ốc sên ở mức vừa phải.
C. Thả thêm một vài loài là thức ăn của cáo hoặc chim sâu.
D. Trồng xà lách ở mùa ốc sên ít phát triển số lượng.

Câu 23. Trong các nhân tố sau, nhân tố nào có khả năng làm thay đổi đột ngột tần số allele
của quần thể?
A. đột biến. B. ngẫu phối.
C. chọn lọc tự nhiên. D. di – nhập gene.
Câu 24. Một quần thể có cấu trúc di truyền gồm 0,4A1A1 : 0,2A1A2 : 0,3A2A3 : 0,1 A3A3. Tần
số allele A2 trong quần thể này là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,25. D. 0,35.
Câu 25. Trong bảng mã di truyền, triplet nào mã hóa cho codon kết thúc?
A. 3’TAX5’ B. 3’AGG5’ C. 3’ATT5’ D. 5’UAG3’.
Câu 26. Yếu tố nào sau đây không góp phần khiến dịch ở tế bào lông hút là ưu trương so
với dung dịch đất?
A. Quá trình thoát hơi nước ở lá. B. Quá trình hô hấp mạnh ở rễ.
C. Các ion khoáng do rễ hấp thụ vào. D. Rễ có rất nhiều lông hút li ti.

73
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 27. Khi nói về đặc điểm bộ NST của sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?
A. NST mang vật chất di truyền cấp phân tử.
B. NST thường được phân chia trong quá trình phân bào.
C. Số NST trong bộ lưỡng bội bình thường luôn là số chẵn.
D. Trong chu kì tế bào, hình thái NST được biến đổi tuần hoàn.
Câu 28. Đặc điểm nào sau đây của động vật không phải là để thích nghi với chế độ thức
ăn giàu cellulose?
A. Ống tiêu hóa có manh tràng rất phát triển.
B. Ruột non dài hơn rất nhiều so với chiều dài cơ thể.
C. Răng cửa ngắn và sắc, răng nanh dài và nhọn.
D. Dạ dày gồm 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
Câu 29. Đem cây P hoa đỏ có kiểu gene AaBb lai phân tích, thu được F1 có tỉ lệ 3 trắng : 1
đỏ. Theo lý thuyết, tỉ lệ cây dị hợp trong những cây hoa trắng F1 là
A. 1/2. B. 1/4. C. 2/3. D. 1/8.
Câu 30. Ở các loài sinh sản hữu tính, biến dị tổ hợp có thể được tạo ra do cơ chế nào?
A. Sự liên kết hoàn toàn của các gene khác nhau trên một cặp nhiễm sắc thể.
B. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do các cặp nhiễm sắc thể trong phân bào.
C. Lắp ráp sai nguyên tắc bổ sung trong nhân đôi ADN.
D. Không phân ly của một hay một số cặp nhiễm sắc thể trong phân bào.
Câu 31. Khi nói về các mối quan hệ cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một quần thể, sự hỗ trợ phụ thuộc vào nguồn sống còn sự cạnh tranh phụ
thuộc mật độ.
B. Hỗ trợ khiến cho mật độ cá thể của quần thể giảm xuống tới mức độ hợp lý với
nguồn sống của môi trường.
C. Cạnh tranh là một đặc điểm thích nghi của quần thể, đảm bảo quần thể tồn tại và
phát triển.
D. Sự hỗ trợ thường chỉ thể hiện rõ trong quá trình khai thác nguồn sống của quần thể.
Câu 32. Trong các mối quan hệ sinh thái sau, có bao nhiêu mối quan hệ có thể thúc đẩy
sự tiến hoá của cả 2 loài?
I. Cộng sinh. II. Sinh vật ăn sinh vật.
III. Cạnh tranh khác loài. IV. Kí sinh – nửa kí sinh.
A. 4 B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 33. Ở một loài côn trùng, gene quy định hình dạng cánh nằm ở NST thường, trong
đó allele A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với allele a quy định cánh ngắn. Những
con cánh dài có thể sinh sản bình thường, còn những con cánh ngắn bất thụ. Một nhóm
cá thể loài này (P) giao phối ngẫu nhiên, thu được F1 có 4% con cánh ngắn. Nếu không có
đột biến, khi các con F1 giao phối với nhau, F2 sẽ có tỉ lệ những con cánh dài dị hợp chiếm
A. 1/9. B. 1/18. C. 5/18. D. 1/72.
AB
Câu 34. Một tế bào sinh tinh mang kiểu gene ab
Dd khi giảm phân bình thường đã cho 4
loại giao tử khác nhau.
Theo lý thuyết, 4 loại này không thể là nhóm nào trong các nhóm sau?
74
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
A. AbD, ABD, aBd, abd. B. ABD, abD, aBd, Abd.
C. abD, ABd, Abd, aBD. D. Abd, abd, ABD, aBD.
Câu 35. Ở một loài thực vật, kiểu gene AA cho hoa đỏ, Aa cho hoa hồng, aa cho hoa trắng;
allele B quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với allele b quy định lá xẻ. Đem cây hoa
hồng, lá nguyên (P) lai phân tích, thu được Fb có 30% hoa hồng, lá nguyên : 20% hoa hồng,
lá xẻ : 30% hoa trắng, lá xẻ : 20% hoa trắng, lá nguyên. Biết rằng quá trình giảm phân là
bình thường và giống nhau ở 2 giới. Khi đem cây P tự thụ phấn, theo lý thuyết thì tỉ lệ
hoa hồng, lá nguyên ở F1 là
A. 59%. B. 29%. C. 38%. D. 34%.
Câu 36. Ở một loài, xét 2 cặp gene, mỗi gene quy định một tính trạng và có 2 allele trội
lặn hoàn toàn. Đem lai 2 cơ thể cùng kiểu hình, thu được đời con có 2 loại kiểu hình với
tỉ lệ 3 : 1. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. F1 có tỉ lệ các cá thể mang 3 allele trội chiếm tối đa 50%.
II. F1 có thể có 2 hoặc 3 hoặc 4 loại kiểu gene.
III. Nếu F1 có 4 loại kiểu gene, thì 2 cơ thể P đã có một bên dị hợp 2 cặp gene.
IV. F1 có thể có tỉ lệ kiểu gene là 1 : 2 : 1 hoặc 1 : 1 : 1 : 1.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 37. Cho biết một số loại amino acid và codon tương ứng của chúng qua bảng sau:
amino acid Cys Glu Ile Gly
Codon 5’UGX3’ 5’GAA3‘ 5’AUU3’ 5’AUX3’ 5’GGG3’ 5’GGA3’
5’UGU3’ 5’GAG3‘ 5’AUA3’ 5’GGX3’ 5’GGU3’
Một allele có trình tự mạch gốc của một đoạn mã hóa gồm 3’...AXGTATXTXXXAXTX...5’.
Do đột biến điểm ngay tại đoạn mạch gốc này, đã làm xuất hiện một allele mới có trình
tự đoạn mạch gốc tương ứng gồm 3’...AXGTATXTTXXXAXTX...5‘.
Nếu các allele này đều có thể tổng hợp nên chuỗi polypeptide tương ứng, theo lý thuyết,
phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đoạn polypeptide tương ứng của 2 allele đều có 1 Cys, 1 Ile, 1 Glu, 1 Gly.
B. Chuỗi polypeptide bình thường dài hơn chuỗi đột biến ít nhất 1 amino acid.
C. Một nucleotide loại T đã cài vào mạch bổ sung khiến mạch gốc bị dịch khung.
D. Allele đột biến có quá trình phiên mã và dịch mã ngắn hơn bình thường.
Câu 38. Giả sử ở một loài động vật, con đực mang XDY thì có sừng, còn XdY thì không
sừng; ở giới cái, khi mang XDXD thì có sừng nhưng XDXd và XdXd thì không sừng. Allele A
quy định thân xám trội hoàn toàn so với allele a quy định thân đen; allele B quy định chân
AB Ab
cao trội hoàn toàn so với allele b quy định chân thấp. Phép lai P: XDXd x aB XDY, thu
ab
được F1 có 3% cá thể thân đen, chân thấp, không sừng. Biết quá trình giảm phân là bình
thường và giống nhau ở 2 giới. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong những con thân xám, chân thấp, có sừng F1, có 25% là con đực.
B. F1 có 56% cá thể có kiểu hình thân xám, chân cao, có sừng.
C. Trong các cá thể không sừng, những con cái thuần chủng chiếm 3/5.
D. Nếu đem 1 con cái thân đen, chân thấp, không sừng lai với con đực dị hợp 3 cặp
gene, đời con có tối đa 30% thân xám, chân cao, không sừng.
75
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 39. Ở một loài giao phối, allele A1 trội hoàn toàn so với allele A2 và A3; allele A2 trội
hoàn toàn so với allele A3; allele B trội hoàn toàn so với allele b. Biết mỗi gene quy định
một tính trạng và chúng phân ly độc lập với nhau. Một quần thể ngẫu phối đang cân bằng
có tỉ lệ tần số các allele A1 : A2 : A 3 = 3 : 1 : 1 và B : b = 4 : 3. Theo lý thuyết, nếu có bao
nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Trong quần thể có 18 kiểu gene, trong đó A1A1BB chiếm tỉ lệ lớn nhất.
II. Loại kiểu hình chiếm tỉ lệ lớn nhất trong quần thể chiếm 24/35.
III. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại A1 và không có tác động của nhân tố tiến hóa khác,
thì qua các thế hệ, tần số B cũng giảm dần.
IV. Nếu các cá thể bb không có khả năng sinh sản và quần thể không có tác động của nhân
tố tiến hóa khác, tỉ lệ kiểu gene A3A3bb ở thế hệ sau nhỏ hơn 1%.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 40. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở một dòng họ. Biết rằng mỗi
bệnh do một gene có 2 allele quy định, gene bệnh M nằm trên vùng không tương đồng
của NST X, bệnh H do allele trội nằm trên NST thường quy định, trong đó kiểu gene đồng
hợp quy định bệnh ở cả 2 giới, còn kiểu gene dị hợp biểu hiện bệnh ở nam nhưng lại bình
thường ở nữ.

1 2
Ghi chú:
3 4 5 6 : Không bị bệnh
: Bị bệnh M

7 8 9 10 11 : Bị bệnh H
: Bị cả 2 bệnh

12 13

Biết rằng người 4 không mang gene bệnh và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, khi
cặp vợ chồng 12 – 13 sinh con đầu lòng, xác suất đứa con của họ là con trai bình thường

A. 5/49. B. 15/112. C. 11/124. D. 8/113.

76
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 13
Câu 1. Con đường sinh học giúp cố định nito từ khí quyển do tác nhân nào thực hiện?
A. Thực vật tự cố định.
B. Các vi sinh vật cố định nito sống cộng sinh hoặc tự do.
C. Các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
D. Người cung cấp qua phân bón.
Câu 2. Trong ống tiêu hóa, bộ phận nào sau đây thường phát triển ở thú ăn thực vật
nhưng ít phát triển ở thú ăn thịt?
A. Dạ dày. B. Ruột non. C. Ruột già. D. Manh tràng.
Câu 3. Trên gene, mã di truyền được gọi là
A. codon. B. triplet. C. anticodon. D. amino acid.
Câu 4. Vị trí nào trên NST giúp nó liên kết với thoi vô sắc trong quá trình phân bào?
A. Vùng đầu mút. B. Tâm động. C. Trình tự khởi đầu. D. Chromatid.
Câu 5. Trong một tế bào lưỡng bội bình thường, hai nhiễm sắc thể giống nhau về hình
thái và cấu trúc thì được gọi là
A. nhiễm sắc thể cùng nguồn. B. nhiễm sắc thể tương đồng.
C. nhiễm sắc thể thường . D. nhiễm sắc thể giới tính..
Câu 6. Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hòa gene qua Operon Lac ở vi
khuẩn E. Coli?
A. Watson và Crick. B. Jacob và Mono.
C. Hardy và Weinberg. D. Darwin và Wallace.
Câu 7. Trong quá trình tiến hóa, thực vật có hoa phát sinh ở đại địa chất nào?
A. Đại Tân sinh. B. Đại Trung sinh. C. Đại Cổ sinh. D. Đại Nguyên sinh.
Câu 8. Mendel đã tìm ra các quy luật di truyền nhờ nghiên cứu đối tượng nào?
A. Đậu Hà lan. B. Ruồi giấm. C. Thỏ. D. Chuột.
Câu 9. Cây tầm gửi sống bám lên thân cây cam là ví dụ về mối quan hệ
A. kí sinh. B. cạnh tranh.
C. ức chế - cảm nhiễm. D. sinh vật ăn sinh vật.
Câu 10. Hai gene hoán vị với tần số 20% thì khoảng cách tương đối của chúng trên NST
là bao nhiêu?
A. 10 cM. B. 5 cM. C. 20 cM. D. 40 cM.
Câu 11. Biết rằng allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa
trắng, phép lai nào sau đây cho đời con 100% hoa đỏ?
A. Aa x aa. B. Aa x Aa. C. AA x Aa. D. aa x aa.
Câu 12. Cá voi sống trong loại môi trường nào?
A. đất. B. nước. C. trên mặt đất. D. sinh vật.
Câu 13. Phương pháp nào sau đây giúp nhân nhanh một cây có kiểu gene quý?
A. Nuôi cấy mô. B. Gây đột biến. C. Lai tế bào. D. Nuôi cấy noãn.
Câu 14. Tổ hợp tất cả các giới hạn sinh thái của loài được gọi là gì??
A. nơi ở của loài. B. ổ sinh thái chung của loài.
C. nhân tố sinh thái D. sinh cảnh của loài.
77
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 15. Trong chuỗi thức ăn “tảo lục đơn bào → tôm → cá rô → chim bói cá”, sinh vật
tiêu thụ bậc 3 là
A. tảo. B. tôm. C. cá rô. D. chim bói cá.
Câu 16. Theo lý thuyết, phép lai P: Aa x Aa sẽ cho F1 có tỉ lệ kiểu gene là
A. 3 : 1. B. 1 : 1. C. 1 : 1 : 1 : 1. D. 1 : 2 : 1.
Câu 17. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào không làm thay đổi tần
số allele của quần thể?
A. Đột biến. B. Yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 18. Tập hợp nào sau đây không được xem là quần thể?
A. Những con chuột đồng trong một cánh đồng.
B. Những con sói xám trong một đàn ở thảo nguyên.
C. Tập hợp các cây trong một khu vườn.
D. Những cây thông ba lá trên một ngọn đồi.
Câu 19. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt 2 loài thân thuộc là
A. tiêu chuẩn hình thái. B. tiêu chuẩn sinh lý.
C. tiêu chuẩn cách ly sinh sản. D. tiêu chuẩn sinh hóa.
Câu 20. Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gene quy định màu sắc lá đốm nằm trong tế bào
chất. Theo lý thuyết, phép lai P: ♀ lá đốm x ♂ lá xanh sẽ cho F1 có
A. 100% lá xanh. B. 75% lá đốm. C. 100% lá đốm. D. 25% lá đốm.
Câu 21. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhân tố tiến hóa luôn làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
B. Quần thể chỉ tiến hóa sau khi đạt trạng thái cân bằng di truyền.
C. Ngẫu phối giúp phát tán allele đột biến nên cũng được xem là nhân tố tiến hóa.
D. Quá trình tiến hóa hình thành loài mới kết thúc khi tạo ra được quần thể mới có
kiểu hình khác biệt quần thể cũ.
Câu 22. Trên một ngọn đồi, khi quan sát thức ăn của 4 loài chim, một nhóm học sinh lập
được bảng. Biết rằng sâu bọ và thú nhỏ cũng ăn quả mọng. Khẳng định nào sau đây
không đúng về các loài ấy? Loài Loại thức ăn
A. Cả 4 loài này đều là sinh vật tiêu thụ. chim Sâu bọ Thú nhỏ Quả
B. Loài A có thể là sinh vật tiêu thụ bậc II. A X X
C. Loài B có thể phát triển tốt vì không phải
B X
cạnh tranh thức ăn với loài khác.
C X
D. Khi môi trường bất lợi, loài C và D cũng
D X
không cạnh tranh nhau về dinh dưỡng.
Câu 23. Trong cơ chế hình thành loài khác khu vực, cách ly địa lý là gì?
A. các trở ngại như sông, núi, biển, … ngăn cản sự giao phối.
B. các trở ngại về tập tính sinh sản ngăn cản sự giao phối.
C. sự khác biệt về điều kiện sinh thái của các sinh cảnh ngăn cản sự giao phối.
D. sự không tương hợp bộ nhiễm sắc thể khiến con lai bất thụ.

78
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 24. Một quần thể thực vật có thế hệ xuất phát gồm 0,9Aa : 0,1aa. Sau 2 thế hệ tự phối,
theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gene đồng hợp của quần thể là
A. 77,5%. B. 22,5%. C. 67,5%. D. 57,5%.
Câu 25. Codon nào sau đây có triplet tương ứng nhưng không có anticodon tương ứng?
A. 3’GAU5’. B. 3’GGU5’. C. 3’UXA5’. D. 3’XGX5’.
Câu 26. Khi nói về quá trình hấp thu nito của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong điều kiện mưa nhiều, thực vật hấp thu nito chủ yếu là dạng NH4+.
B. Đất kị khí sẽ đẩy mạnh quá trình nitrat hóa trong đất.
C. Các vi khuẩn cố định đạm trong đất biến N2 thành dạng NO3- để cây hấp thu.
D. Có thể bổ sung nito cho thực vật bằng cách để lá hấp thu ion qua tầng cutin.
Câu 27. Khi nói về các đột biến dị bội ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các đột biến dị bội thường ít gây mất cân bằng hệ gene cho thể đột biến.
B. Sinh vật tổ chức cơ thể càng đơn giản thì đột biến dị bội gây hậu quả càng lớn.
C. Các đột biến dị bội có thể được ứng dụng để xác định vị trí gene trên NST.
D. Các đột biến dị bội thường không được chọn lọc tự nhiên giữ lại trong tiến hóa.
Câu 28. Cho sơ đồ mô tả về sự biến thiên của một số đại lượng trong hệ mạch của người.
Nhận định nào rút ra từ sơ đồ là đúng?
A. Tổng tiết diện mạch của động
mạch lớn hơn tĩnh mạch.
B. Trong động mạch, càng xa tim thì
huyết áp càng tăng.
C. Vận tốc máu càng nhỏ khi tổng tiết
diện mạch càng lớn.
D. Tổng tiết diện mạch tỉ lệ thuận với
huyết áp trong mạch.

Câu 29. Biết rằng mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn và không
có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu
hình nhất?
AB AB AB aB Ab ab Ab AB
A. x Ab. B. x ab. C. ab x ab. D. aB x .
ab ab aB
Câu 30. Khi theo dõi về sự di truyền của một tính trạng trong phép lai AaBb x AaBb, dấu
hiệu nào ở đời con sau đây giúp nhận biết chắc chắn tính trạng ấy do 2 cặp gene đang xét
cùng quy định?
A. Số lượng kiểu hình nhiều hơn hoặc bằng 2.
B. Tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành.
C. Số loại kiểu hình bằng tích số các tính trạng thành phần.
D. Tỉ lệ kiểu hình khác với quy luật phân ly của Mendel.
Câu 31. Khi nói về mật độ các cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể sống trong khu phân bố.
B. Trong các quần thể tự nhiên, mật độ tăng cao khiến các cá thể hỗ trợ nhau tốt hơn.
79
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
C. Khi môi trường ổn định, mật độ của quần thể thường có xu hướng không đổi.
D. Mật độ cá thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường của
quần thể.
Câu 32. Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
I. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho
quá trình tiến hóa.
II. Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele nào đó ra khỏi quần thể cho dù allele đó là có lợi.
III. Không làm đổi tần số allele nhưng làm đổi thành phần kiển gene của quần thể
IV. Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể rất chậm.
Có bao nhiêu thông tin nói về vai trò của đột biến gene trong các thông tin trên?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33. Ở gà, allele A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với allele a quy định lông trơn.
Cho gà mái lông vằn giao phối với gà trống lông trơn, F1 thu được tỉ lệ 1 gà lông vằn : 1
gà lông trơn. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình giống F1, trong
đó kiểu hình ở mỗi giới đều giống nhau. Không có độ biến xảy ra. Theo lý thuyết, kết luận
nào sau đây đúng?
A. Sự biểu hiện của màu lông chắc chắn phụ thuộc vào giới tính.
B. Mỗi cá thể ở F1 đã cho 2 loại giao tử.
C. F1 có kiểu gene ở mỗi giới là giống nhau.
D. F2 có tối đa 3 loại kiểu gene.
AB
Câu 34. Một tế bào sinh trứng mang kiểu gene tiến hành giảm phân tạo giao tử đã có
ab
trao đổi chéo đơn xảy ra giữa gene B và b. Biết rằng trong giảm phân I, cặp NST này
không phân ly; giảm phân II diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, loại trứng nào sau đây
không thể được tạo ra?
AB aB Ab
A. aB . B. ab. C. O. D. aB.
Câu 35. Ở một giống bí, khi đem 2 cây quả dẹt, hoa vàng lai với nhau, đời con thu được
có tỉ lệ gồm 9 quả dẹt, vàng : 3 quả tròn, trắng : 3 quả tròn, vàng : 1 quả dài, trắng. Biết
rằng quá trình tạo giao tử là bình thường và giống nhau ở cả 2 giới. Theo lý thuyết, lấy
một cây quả dẹt, hoa vàng F1 lai phân tích, Fb có thể thu được tỉ lệ quả dài, hoa trắng lớn
nhất là bao nhiêu?
A. 50%. B. 25%. C. 37,5%. D. 75%.
Câu 36. Ở một loài thực vật lưỡng tính, màu sắc hạt do một gene nằm trên NST thường
quy định. Ở thế hệ P, lấy hạt phấn của cây mọc từ hạt đỏ (1) thụ phấn cho cây mọc từ hạt
đỏ (2), thu được các quả, trong đó có 75% hạt đỏ và 25% hạt vàng. Tiếp tục gieo các hạt
vàng này mọc thành cây (F1), cho giao phấn thì thu được các hạt F2 gồm 75% hạt vàng và
25% hạt đen. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quả của cây P mang tối đa 3 loại hạt khác nhau về kiểu gene.
B. Lấy hạt đỏ F1 trồng thành cây rồi cho giao phấn, đời con thu được 25% hạt vàng.
C. Lấy cây hạt đỏ P lai với hạt vàng F2, đời con có thể có tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1.
D. Khi các hạt đen F2 mọc thành cây rồi giao phấn, có thể thu được hạt đỏ.

80
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 37. Một đoạn mạch gốc của gene A có trình tự là: …3’AXG GXA TAA GGG XXA
TGX5’… mã hóa các axit amin. Một đột biến điểm xảy ra khiến đoạn polypeptide mà gene
tổng hợp nên có trình tự là Cys – Pro – Ile – Pro – Gly – Thr.
Cho biết codon mã hóa cho 1 số axit amin trong bảng sau :
Axit amin Cys Ile Arg Gly Pro Thr
Codon 5’UGX3’ 5’AUA3’ 5’XGA3’ 5’GGA3’ 5’XXA3’ 5’AXA3’
5’UGU3’ 5’AUU3’ 5’XGU3’ 5’GGU3’ 5’XXU3’ 5’AXU3’
5’AUX3’ 5’XGG3’ 5’GGG3’ 5’XXG3’ 5’AXG3’
5’XGX3’ 5’GGX3’ 5’XXX3’ 5’AXX3’
Đoạn mạch nào sau đây có thể là mạch bổ sung với mạch gốc của gene đột biến ?
A. 5’…TGX XGT ATT XXX GGT AXG….3’.
B. 5’…TGX XGT ATX XXX GGG AXG…3’.
C. 5’…TGX XGT ATT XXG GGT AXG…3’.
D. 5’…TGX XXT ATT XXX GGT AXG…3’.
Câu 38. Một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng,
B quy định thân cao trội hoàn toàn so với b quy định thân thấp. Ở thế hệ P, khi lai 2 dòng
thuần chủng có kiểu hình tương phản từng đôi một thì thu được F1 có kiểu hình giống
nhau. Đem F1 lai lần lượt với cây X và Y có kiểu hình khác nhau, mỗi phép lai đều thu
được đời con có 4 loại kiểu hình và có 40% cây thân cao, hoa đỏ. Biết rằng quá trình giảm
phân là bình thường và giống nhau ở 2 giới. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lấy cây X lai với cây Y, đời con có 50% thân cao, hoa đỏ.
B. Khoảng cách tương đối giữa 2 locus gene A, B là 20cM.
C. Ở thế hệ con mỗi phép lai, trung bình cứ 4 cây thì sẽ có 1 cây thuần chủng.
D. Các cây thân cao, hoa đỏ ở mỗi phép lai có thành phần kiểu gene giống nhau.
Câu 39. Ở một loài thực vật lưỡng bội ngẫu phối, màu hoa do một gene có n allele quy
định (n > 1), trong đó các allele trội lặn hoàn toàn với nhau từng đôi một. Giả sử ở một
quần thể đang cân bằng di truyền, trong đó tần số các allele đều bằng nhau. Theo lý
thuyết, nếu các thế hệ sau của quần thể chỉ chịu tác động của tối đa 1 nhân tố tiến hóa, có
bao nhiêu phát biểu sau đúng?
1
I. Trong quần thể, những kiểu gene dị hợp có tổng tỉ lệ là 1 - n.
II. Nếu chọn lọc tự nhiên tác động theo hướng loại bỏ các cá thể thuần chủng,thì tần số
các allele không đổi qua các thế hệ.
III. Nếu quần thể có 4 allele, lúc này các cá thể không thuần chủng gấp 3 lần các cá thể
thuần chủng.
IV. Nếu quần thể có 3 allele và F1 tự phối, thì ở F2, các cá thể đồng hợp sẽ chiếm tỉ lệ 2/3.
A. 2. B. 3. C. 1. D.4.

81
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 40. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của nhóm máu hệ ABO và một bệnh
do gene nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Cho rằng không
có đột biến xảy ra.
Ghi chú:
A
1-AB 2-A 3-B 4-A Không bị bệnh.

Bị bệnh.
5-A 6-B 7-A 8-A 9-AB
AB, A, B, O Các nhóm máu

10-A 11-A 12-O


?
Theo lý thuyết, khi 11 mang thai 1 đứa con đầu lòng, khả năng người này sinh con có máu
A và bị bệnh là bao nhiêu?
A. 1/16. B. 4/7. C. 5/112. D. 31/112.

82
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 14
Câu 1. Enzyme Nitrogenease của các vi sinh vật cố định đạm đã xúc tác phản ứng khí
N2 thành dạng khí nào sau đây?
A. O2. B. CO2 C. NO. D. NH3.
Câu 2. Ở cá chép, … cơ quan nào giúp lấy khí O2 từ trong nước rất hiệu quả?
A. Vây ngực. B. Miệng C. Mang. D. Các ống khí.
Câu 3. Trong nhân đôi ADN, nucleotide loại A trên mạch khuôn sẽ được gắn với loại
nucleotide tự do nào?
A. Thymine (T). B. Adenine (A) C. Uracil (U). D. Guanine (G).
Câu 4. Loài nào có cơ chế xác định giới giới tính khác với 3 loài còn lại?
A. Chuột. B. Ruồi giấm. C. Người. D. Châu chấu.
Câu 5. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào được ứng dụng để loại bỏ những gene
gây hại?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn.
Câu 6. các gene cấu trúc có liên quan về chức năng, phân bố liền nhau và có chung một
cơ chế điều hòa được gọi là
A. ribosome. B. exon. C. operon. D. promoter.
Câu 7. Trong đại Cổ Sinh, nhóm thức vật ngự trị trong thời gian khí hậu ẩm và nóng là
A. rêu. B. dương xỉ. C. hạt kín. D. hạt trần.
Câu 8. Nhà khoa học nào đã đặt nền móng cho Di truyền học?
A. Morgan. B. Mendel. C. Darwin. D. Watson.
Câu 9. Mối quan hệ khác loài nào thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa 2 loài?
A. Hợp tác. B. Hội sinh. C. Cộng sinh. D. Kí sinh.
Câu 10. Một gene tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng được gọi là gì?
A. gene đa hiệu. B. gene đa allele. C. tương tác gene. D. liên kết gene.
Câu 11. Biết rằng allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa
trắng, theo lý thuyết cây hoa trắng sẽ có kiểu gene
A. AA. B. Aa. C. Aaa. D. aa.
Câu 12. Tuổi của một cá thể có thể sống đến được, sau đó chết vì già thì được gọi là gì?
A. tuổi sinh lý. B. tuổi sinh thái. C. tuổi quần thể. D. cấu trúc tuổi.
Câu 13. Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được dòng thuần chủng 100%?
A. Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa. B. Dung hợp tế bào trần.
C. Cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính.
Câu 14. Ổ sinh thái về dinh dưỡng của một loài không bao gồm
A. loại thức ăn. B. kích cỡ thức ăn. C. độ ẩm không khí. D. cách kiếm mồi.
Câu 15. Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây được xem là sinh vật phân giải?
A. Lúa B. Cỏ. C. Thỏ. D. Giun đất.
Câu 16. Các trạng thái khác nhau của một gene được gọi là
A. các kiểu gene. B. các allele. C. các giao tử. D. các đột biến gene.
Câu 17. Quá trình nào đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa?
A. Đột biến. B. Chọn lọc. C. Giao phối. D. Di – nhập gene.
83
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 18. Ở cây thiên nam tinh (Arisaema japonica), rễ củ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng
nảy chồi sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, ngược lại rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có
hoa đực. Ví dụ này nói về đặc trưng nào của quần thể?
A. Cấu trúc tuổi. B. Tỉ lệ giới tính. C. Mật độ. D. Kiểu phân bố.
Câu 19. Từ một quần thể loài A, một số cá thể phát tán đến nơi khác cách xa nơi cũ và
hình thành nên loài B. Đây là ví dụ về sự hình thành loài bằng cơ chế
A. Cách ly địa lý. B. Cách ly tập tính.
C. Cách ly sinh thái. D. Lai xa kèm đa bội hóa.
Câu 20. Theo lý thuyết, cơ thể thực vật có kiểu gene nào sau đây tạo ra được nhiều loại
noãn nhất?
A. AAbbDd. B. AaBBdd. C. Aabbdd. D. AaBbDd.
Câu 21. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về đặc điểm của chọn lọc tự nhiên, ý
nào sau đây không đúng?
A. Trong quá trình chọn lọc, những tổ hợp gene kém thích nghi sẽ bị đào thải dần.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động theo thứ tự kiểu hình → kiểu gene → allele.
C. Chọn lọc tự nhiên quy định nhịp độ và chiều hướng tiến hóa của sinh vật.
D. Chọn lọc tự nhiên có thể xem là sự phân hóa khả năng sinh trưởng của các cá thể có
các kiểu gene khác nhau.
Câu 22. Nghĩa đen câu thành ngữ “Cá lớn nuốt cá bé” thể
hiện qua mối quan hệ giữa các loài dưới nước như hình.
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về chuỗi thức ăn đó?
A. Khi một loài bị thay đổi số lượng, các loài khác ít bị
ảnh hưởng.
B. Mỗi loài có thể sẽ ăn thịt loài phía trước và bị loài phía
sau ăn thịt.
C. Các loài ở bậc dinh dưỡng cao sẽ phát triển, các loài
ở bậc thấp sẽ bị tiêu diệt dần dần.
D. Hai loài ở hai bậc dinh dưỡng liền kề thường có kích
thước tương đương nhau.
Câu 23. Tác nhân nào sau đây có thể làm quần thể tăng đa dạng di truyền lên một cách
nhanh chóng?
A. chọn lọc tự nhiên. B. yếu tố ngẫu nhiên. C. nhập gene. D. đột biến.
Câu 24. Một quần thể ngẫu phối cân bằng có cấu trúc gồm 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa. Khi
quần thể này sinh sản, các cá thể sẽ cho tỉ lệ các giao tử mang allele trội chiếm
A. 25%. B. 40%. C. 20%. D. 50%.
Câu 25. Dạng đột biến điểm nào xảy ra ở triplet tương ứng có thể khiến codon 5’UAU3’
biến thành codon kết thúc?
A. Thay thế nucleotide U ở vị trí thứ 3 thành nucleotide A.
B. Thay thế nucleotide U ở vị trí thứ 3 thành nucleotide G.
C. Thay thế nucleotide A ở vị trí thứ 2 thành nucleotide G.
D. Thay thế nucleotide A ở vị trí thứ 3 thành nucleotide T.
84
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 26. Khi nói về quá trình hút nước và khoáng ở rễ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nước xâm nhập từ đất vào rễ một cách thụ động theo cơ chế thẩm thấu.
B. Hoạt động hô hấp ở rễ có vai trò quan trọng với chức năng hút nước và khoáng.
C. Đai Caspari có vai trò điều chỉnh dòng vận chuyển từ mạch gỗ vào lông hút.
D. Ion K+ có thể từ đất vào rễ một cách chủ động hoặc thụ động.
Câu 27. Khi nói về quá trình trao đổi đoạn giữa các NST, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự trao đổi đoạn giữa 2 NST không tương đồng gây đột biến đảo đoạn NST.
B. Sự trao đổi đoạn bình thường có thể diễn ra giữa 2 NST không tương đồng.
C. Sự trao đổi đoạn giữa 2 NST không tương đồng là cơ sở cho hoán vị gene.
D. Sự trao đổi đoạn giữa 2 NST tương đồng có thể tạo ra đồng thời 2 NST bị đột biến
khác nhau.
Câu 28. Hình dưới đây mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở.
Từ thông tin trên hình, hãy cho biết
nhận xét nào sau đây sai?
A. Máu chảy trong mạch với áp
lực thấp.
B. Van tĩnh mạch giúp máu chảy
một chiều.
C. Các mao mạch giúp thu gom
máu về tĩnh mạch.
D. Các tế bào lấy trực tiếp chất
dinh dưỡng từ máu.

AB
Câu 29. Đem cây (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng mỗi gene quy định một tính
ab
trạng, allele trội là trội hoàn toàn và quá trình phát sinh giao tử đực – cái đều có 40% tế
bào có hoán vị gene. Theo lý thuyết, F1 có bao nhiêu % cơ thể mang hai tính trạng lặn?
A. 16%. B. 9%. C. 24%. D. 25%.
Câu 30. Có 1 loài côn trùng sống trên loài cây A. Một số cá thể loài này chuyển sang sống
ở loài cây B (cùng khu rừng). Dần dần, 2 nhóm côn trùng này cách ly sinh sản với nhau
và hình thành nên loài mới. Nhận định nào sau đây là sai về quá trình này?
A. Sự hình thành loài mới ở đây thuộc nhóm hình thành loài khác khu vực địa lý.
B. Do ở 2 ổ sinh thái khác nhau, 2 nhóm cá thể này không giao phối với nhau.
C. Sự khác biệt vốn gene của 2 nhóm này đã tích luỹ dần cho đến mức cách ly sinh sản.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động ở mỗi nhóm có thể có hướng rất khác nhau.
Câu 31. Khi nói về sự tác động của các yếu tố làm thay đổi kích thước quần thể, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Khi tỉ lệ nhập cư bằng tỉ lệ di cư, kích thước của quần thể không đổi.
B. Điều kiện môi trường bất lợi đến mức làm suy giảm đột ngột kích thước quần thể
thì làm quần thể diệt vong.

85
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
C. Mật độ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì kích thước quần thể, vì nó ảnh
hưởng tới tỉ lệ sinh – tử.
D. Kích thước quần thể được duy trì ổn định khi môi trường thuận lợi.
Câu 32. Ở một loài côn trùng, con đực là giới dị giao tử. Khi thực hiện phép lai P gồm 2
cá thể cánh nâu, thu được F1 có tỉ lệ 6 cái cánh nâu : 2 cái cánh đen : 3 đực cánh nâu : 5
đực cánh đen (tỉ lệ giới tính là 1 : 1). Theo lý thuyết, khi những con cái cánh nâu F1 sinh
sản, chúng sẽ tạo giao tử mang 2 loại allele trội với tỉ lệ
A. 1/3. B. 1/4. C. 1/2. D. 1/9.
Câu 33. Ở một loài, xét 3 cặp gene phân ly độc lập, trong đó mỗi gene quy định một tính
trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Thực hiện phép lai giữa con đực dị hợp 3 cặp gene và
con cái dị hợp 2 cặp gene, theo lý thuyết, loại kiểu hình có tỉ lệ nhỏ nhất ở đời con sẽ chiếm
A. 3,125%. B. 9,375%. C. 12,5%. D. 18,75%.
AB
Câu 34. Hai tế bào sinh tinh mang kiểu gene XY tiến hành giảm phân bình thường tạo
ab
giao tử. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu 2 tế bào đều có hoán vị gene thì các giao tử tạo ra có tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
B. Để tạo được 6 loại giao tử khác nhau thì cả 2 tế bào đều không hoán vị gene.
C. Nếu 1 tế bào có hoán vị gene thì giao tử AbX và aBY sẽ có thể cùng được tạo ra.
D. Nếu tạo ra được giao tử ABX và AbY thì cả 2 tế bào đã có hoán vị giữa gene B và b.
Câu 35. Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gene cùng nằm trên một cặp NST, trong đó mỗi
gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Khi đem 2 cá thể P cùng dị hợp
2 cặp gene giao phấn với nhau, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lý
thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. F1 có thể có tỉ lệ kiểu hình 2 tính trạng trội chiếm 50%.
B. Nếu F1 có 4 loại kiểu hình sẽ không có kiểu hình nào đạt tỉ lệ 75%.
C. F1 có thể chỉ có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1, trong đó tỉ lệ kiểu gene là 1 : 2 : 1.
D. F1 có tổng tỉ lệ kiểu hình 1 tính trạng trội lớn hơn tỉ lệ kiểu hình 2 tính trạng lặn.
Câu 36. Có bao nhiêu khẳng định sau đây nói về cơ sở của quy luật phân ly Mendel
I. Mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân ly về một cực của tế bào trong quá trình tạo
giao tử.
II. Tế bào sinh tinh mang cặp gene Aa khi giảm phân bình thường cho 2 loại giao
tử tỉ lệ bằng nhau.
III. Mỗi NST kép được đóng xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau của quá trình
phân bào.
IV. Các NST kép phân ly độc lập với nhau trong kì sau của giảm phân I.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Ab
Câu 37. Có 2 tế bào sinh tinh mang kiểu gene aB Dd khi giảm phân đã cho 6 loại giao tử
khác nhau. Biết rằng có một tế bào xảy ra đồng thời hoán vị gene và không phân ly của
cặp NST mang gene AB trong giảm phân 1, các quá trình sinh học khác diễn ra bình
thường. Theo lý thuyết phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tế bào còn lại đã không xảy ra hoán vị gene.

86
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
B. Tỉ lệ các loại giao tử có thể là 1 : 1 : 2 : 2 : 1 : 1.
C. Các giao tử đột biến dạng n + 1 luôn có allele D.
D. Giao tử có Ab aB D nếu được tạo ra thì sẽ có tỉ lệ 1/3.
Câu 38. Ở một loài bí, khi cho cây quả dẹt, hoa vàng (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu
hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây quả dẹt, hoa vàng : 5 cây quả tròn, hoa vàng : 3 cây quả dẹt,
hoa trắng : 1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa vàng. Biết rằng tính trạng màu
hoa do 1 cặp gene quy định, không xảy ra đột biến và không có hoán vị gene. Theo lí
thuyết, khi lấy một cây quả dẹt F1 lai phân tích, đời con có thể thu được quả dẹt, hoa trắng
chiếm bao nhiêu tỉ lệ trong các tỉ lệ sau?
I. 100%. II. 25%. III. 75%. IV. 50%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39. Ở một động vật giao phối, màu sắc vỏ do một gene có 3 allele nằm trên NST
thường quy định. Trong đó A1 quy định vỏ có vân xám, A2 quy định vỏ chấm và A3 quy
định vỏ trơn; các allele này trội lặn hoàn toàn theo thứ tự A1 >> A2 >> A3. Tại một quần thể
đang cân bằng di truyền, thế hệ đang xét có tỉ lệ tần số các allele A1 : A2 : A3 = 5 : 3 : 2.
I. Quần thể hiện đang có 21% con có vỏ chấm.
II. Nếu thế hệ sau quần thể vẫn cân bằng di truyền, thì quần thể có tỉ lệ cá thể đồng hợp
bằng 19/31 so với tỉ lệ cá thể dị hợp.
III. Khi môi trường thay đổi làm cho những con vỏ chấm bị nổi bật và dễ bị ăn thịt, tần số
allele A2 giảm dần qua các thế hệ cho đến khi không còn con có vỏ chấm nào thì A2 = 0.
IV. Nếu các cá thể mang vỏ trơn không có khả năng sinh sản và quần thể không chịu tác
động nào khác, thế hệ sau của quần thể có 1/36 con vỏ trơn.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 40. Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh do 2 gene liên kết hoàn toàn trên vùng không
tương đồng của NST X, mỗi gene đều có 2 allele, allele trội là trội hoàn toàn.
Quy ước:
1 2 3 4 Không bị bệnh
Bị bệnh M
Bị bệnh N
5 6 7 8 9 10
Bị cả 2 bệnh

11 12 13
?
Biết rằng người 1 mang kiểu gene dị hợp về cả 2 cặp gene, và phả hệ không có đột biến.
Nếu 12 mang thai đứa con đầu lòng là con trai, xác suất bị ít nhất một bệnh của đứa bé là
A. 1/4. B. 1/2. C. 2/3. D. 1/5.

87
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 15
Câu 1. Ở tế bào thực vật, bào quan nào thực hiện chức năng quang hợp?
A. Ti thể. B. Ribosome. C. Không bào. D. Lục lạp.
Câu 2. Nhóm động vật nào hô hấp hiệu quả nhất trên cạn?
A. Chim. B. Bò sát. C. Thú. D. Sâu bọ.
Câu 3. Cấu trúc nào giúp tăng hiệu suất tổng hợp protein?
A. Operon. B. Promoter. C. Polypeptide. D. Polyribosome.
Câu 4. Hậu quả nào sau đây là của đột biến mất đoạn?
A. Làm sắp xếp lại vị trí các gene trên nhiễm sắc thể.
B. Làm tăng số lượng gene trên nhiễm sắc thể.
C. Làm thay đổi trạng thái hoạt động của gene.
D. Làm giảm số lượng gene trên nhiễm sắc thể.
Câu 5. Kí hiệu nào sau đây là đúng khi nói về cặp NST giới tính của ruồi giấm?
A. Cái XY, đực XX. B. Cái XX, đực XO. C. Cái XX, đực XY. D. Cái XO, đực XX.
Câu 6. Trong mô hình cấu trúc Operon Lac ở vi khuẩn E. Coli, các enzyme phân giải đường
lactose được mã hóa bởi thành phần nào?
A. gene điều hòa. B. vùng khởi động. C. vùng vận hành. D. các gene cấu trúc.
Câu 7. Trong quá trình tiến hóa, nhóm thực vật nào ngự trị ở đại Trung sinh?
A. Hạt kín. B. Dương xỉ. C. Rêu. D. Hạt trần.
Câu 8. Biết rằng allele A trội hoàn toàn so với allele a, phép lai nào sau đây được xem là
phép lai phân tích?
A. AA x AA. B. AA x Aa. C. Aa x aa. D. Aa x Aa.
Câu 9. Trong quá trình sống, một loài vô tình gây hại cho loài khác là mối quan hệ
A. cạnh tranh khác loài. B. ức chế, cảm nhiễm.
C. cộng sinh. D. sinh vật ăn sinh vật.
Câu 10. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, phép lai Aa x aa sẽ cho đời con có tối đa
A. 1 loại kiểu gene. B. 2 loại kiểu gene. C. 3 loại kiểu gene. D. 4 loại kiểu gene.
Câu 11. Kiểu gene nào sau đây dị hợp ở tất cả các cặp gene?
A. AaBBDd. B. Aabbdd. C. aabbDd. D. AaBbDd.
Câu 12. Kiểu phân bố cá thể nào trong quần thể giúp hạn chế cạnh tranh cùng loài?
A. nhóm. B. đều. C. ngẫu nhiên. D. vòng cung.
Câu 13. Phương pháp nào sau đây? tạo được các mô đơn bội?
A. Nhân bản vô tính. B. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn.
C. Cấy truyền phôi. D. Lai tế bào.
Câu 14. Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn về nhiệt độ từ 0 → 90OC, trong đó chúng
phát triển tốt nhất ở 55OC. Giá trị 55OC lúc này gọi là
A. giới hạn trên. B. điểm cực thuận. C. khoảng thuận lợi. D. giới hạn dưới.
Câu 15. Thành phần có vai trò đưa vật chất và năng lượng của môi trường vào quần xã là
A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật tiêu thụ.
C. sinh vật phân giải. D. xác sinh vật.

88
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 16. Quy luật di truyền nào giúp các loài sinh vật duy trì ổn định những nhóm gene
thích nghi?
A. Quy luật phân ly. B. Quy luật phân ly độc lập.
C. Quy luật liên kết gene. D. Quy luật tương tác gene bổ sung.
Câu 17. Nhân tố tiến hóa nào không làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể?
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 18. Đặc trưng nào của quần thể sinh vật ảnh hưởng mạnh tới mức độ sử dụng nguồn
sống trong môi trường?
A. Mật độ. B. Tỉ lệ giới tính.
C. Cấu trúc tuổi. D. Kiểu phân bố.
Câu 19. Trong cơ chế hình thành loài khác khu vực, cách ly địa lý là
A. các trở ngại như sông, núi, biển, … ngăn cản sự giao phối.
B. các trở ngại về tập tính sinh sản ngăn cản sự giao phối.
C. sự khác biệt về điều kiện sinh thái của các sinh cảnh ngăn cản sự giao phối.
D. sự không tương hợp bộ nhiễm sắc thể khiến con lai bất thụ.
Câu 20. Một tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kiểu gene AB/ab khi giảm phân bình thường
sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 21. Một allele quy định tính trạng có lợi cho bản thân sinh vật, nhưng vẫn có thể bị
loại bỏ khỏi quần thể. Nguyên nhân nào sau đây không gây ra quá trình loại bỏ đó?
A. Allele có lợi liên kết chặt với các allele có hại khác.
B. Quần thể sinh vật xảy ra phiêu bạt di truyền.
C. Quá trình giao phối phát tán allele vào trong quần thể.
D. Các cá thể mang allele có lợi di cư đến nơi ở mới.
Câu 22. Tại một hồ nước có rất nhiều muỗi, người ta lập được lưới thức ăn như hình.
Để tiêu diệt hiệu quả muỗi mà không
làm ảnh hưởng mạnh đến môi trường
sinh thái, có bao nhiêu biện pháp sinh
học sau là hợp lý?
I. Thả thêm một lượng vừa phải cá rô
vào hồ.
II. Thả thêm thủy tức (là vật ăn thịt rận
nước) vào hồ.
III. Trồng thêm rong đuôi chó vào hồ.
IV. Bắt bớt bọ gậy trong hồ.
A. 2. B. 3.
C. 1. D. 4.

89
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 23. Ở bọ cánh cứng, allele A quy định thân màu nổi bật trội hoàn toàn so với allele a
quy định thân màu chìm. Những con chim săn mồi sẽ dễ dàng bắt các con bọ có màu sắc
nổi bật. Cấu trúc di truyền của quần thể bọ cánh cứng có xu hướng biến đổi ra sao?
A. tần số các allele không đổi. B. tần số allele a tăng lên.
C. tần số allele A tăng lên. D. tần số allele A không đổi còn a tăng lên.
Câu 24. Một quần thể ngẫu phối cần bằng có tần số các allele gồm 0,2A1 : 0,5A2 : 0,3A3.
Theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể thuần chủng trong quần thể là
A. 38%. B. 31%. C. 25%. D. 13%.
Câu 25. Khi nói về mối liên quan giữa các mã di truyền gồm có triplet và anticodon tương
ứng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có 3 triplet trong tổng 64 triplet không có anticodon tương ứng.
B. Triplet khớp với anticodon tương ứng theo nguyên tắc bổ sung.
C. Chiều của triplet và anticodon tương ứng là giống nhau.
D. Đột biến trong triplet có thể khiến nó có anticodon tương ứng khác.
Câu 26. Cho hình ảnh thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp dưới đây. Trong
các nhận xét rút ra từ đồ thị, nhận xét nào chưa chính xác?
A. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cường độ
quang hợp thông qua ảnh hưởng hoạt
tính enzyme.
B. Tại nhiệt độ tối ưu của cà chua, khoai
tây có cường độ quang hợp thấp hơn.
C. Khi cường độ ánh sáng chưa bão hòa,
tăng cường độ ánh sáng sẽ tăng cường
độ quang hợp.
D. Khi nhiệt độ vượt lên trên 50OC, cả 2
loài đều gần như ngừng quang hợp.

Câu 27. Trong quá trình nguyên phân, một tế bào sinh dưỡng mang các NST kí hiệu
AaBbDdXY đã bị đột biến, trong đó 1 trong 2 NST của cặp Aa đã không phân ly ở kì sau.
Tế bào con vừa tạo ra có thể mang 9 NST là
A. AAaBbDdXY. B. aaaBbDdXY. C. AAABbDdXY. D. AaBBbDdXY.
Câu 28. Đặc điểm nào sau đây là của hình thức hô hấp bằng hệ thống ống khí?
A. Các tế bào của cơ thể trực tiếp lấy O2 từ môi trường.
B. Bề mặt trao đổi khí có hệ thống mao mạch máu dày đặc.
C. CO2 đi ra ngoài nhờ phân áp CO2 bên trong tế bào luôn thấp.
D. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể lớn.
Câu 29. Biết rằng không có hoán vị gene xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào cho F1 có tỉ
lệ kiểu gene khác các phép lai còn lại?
Ab AB Ab Ab AB Ab Ab AB
A. aB x ab
. B. aB x aB
. C. aB x ab
. D. aB x Ab.

90
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 30. Ở một loài động vật, gene A quy định có râu. Locus chứa gene A chỉ nằm trên
nhiễm sắc thể giới tính Y. Câu nào sau đây nói đúng nhất về sự di truyền của tính trạng
có râu ở loài này?
A. Con sinh ra có kiểu hình giống bố. B. Tính trạng chỉ xuất hiện ở một giới.
C. Tính trạng không đồng đều ở 2 giới. D. Tính trạng di truyền chéo.
Câu 31. Khi nói về chuỗi thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất luôn là sinh vật mở đầu.
B. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi sinh vật đóng vai trò là một mắc xích.
C. Một sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
D. Trong chuỗi thức ăn đồng cỏ, sinh vật tiêu thụ bậc I là loài ăn thịt.
Câu 32. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của sự hình thành loài bằng con
đường địa lý?
A. Cách ly địa lý đồng thời là cách ly sinh sản.
B. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính gây nên sự khác biệt vốn gene giữa các quần thể.
C. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý thường gặp ở thực vật có hoa.
D. Cách ly địa lý cần đi kèm với cách ly tập tính mới hình thành loài mới.
Câu 33. Ở một loài thú, vùng không tương đồng của NST giới tính X có allele A quy định
lông hung, allele a quy định lông đen. Do quá trình bất hoạt NST X không đều giữa các
tế bào, những con cái dị hợp có kiểu hình lông vàng – đen xen kẽ. Nếu không có đột biến
xảy ra, theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu con có cá thể lông xen kẽ thì có thể bố mẹ đều không có lông đen.
B. Nếu mẹ có lông xen kẽ thì mỗi giới đời con có 2 loại kiểu hình.
C. Nếu tất cả con đều giống bố hoặc mẹ, chúng không có lông xen kẽ.
D. Nếu bố mẹ khác kiểu hình thì một nửa con có lông xen kẽ.
Ab DE
Câu 34. Một tế bào động vật có kiểu gene aB khi giảm phân bình thường đã tạo ra 4 tế
de
bào con hoàn chỉnh, sau đó các tế bào con phát triển thành giao tử. Theo lý thuyết, phát
biểu nào sau đây không đúng?
A. Có thể tạo ra 4 tinh trùng mang lần lượt 0, 1, 3, 4 allele trội.
B. Khi hoán vị gene xảy ra ở ít nhất 1 cặp NST thì mới có thể tạo ra trứng có abde.
C. Nếu giới tính là đực, không thể đồng thời tạo ra giao tử Ab dE và aB De.
D. Một loại giao tử tạo ra bất kì có thể có tỉ lệ 25% hoặc 50% hoặc 100%.
Câu 35. Ở một loài thực vật, locus gene A, a và B, b liên kết hoàn toàn trên một cặp NST
tương đồng, trong đó mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Thực
Ab aB
hiện phép lai giữa 2 cây (P): Ab x aB, thu được các hạt F1. Đem tứ bội hóa, sau đó lựa các
hạt tứ bội thành công để trồng thành cây F1. Cho F1 ngẫu phối, thu được F2. Giả sử các cây
tứ bội đều tạo giao tử lưỡng bội có sức sống. Theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể mang 2 tính trạng
trội ở F2 là
A. 15/18. B. 3/18. C. 11/18. D. 17/18.

91
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 36. Ở một loài sâu bướm, vòng đời của
chúng tóm tắt như hình. Biết rằng màu sắc
thân sâu bướm và màu sắc cánh do 2 cặp
gene khác nhau quy định, và gene quy định
màu sắc cánh nằm ở trên vùng không tương
đồng của NST giới tính X. Ở thế hệ P, khi cho
bướm cánh xanh giao phối nhau, thu được
các trứng F1. Trong các con sâu F1, tỉ lệ kiểu
hình gồm có 25% nâu : 50% xanh lá : 25%
vàng. Khi những con sâu này lột xác thành
bướm, thu được 50% con đực cánh xanh :
25% con cái cánh xanh : 25% con cái cánh trắng.
Cho các con bướm cánh xanh F1 cho giao phối với nhau, F2 sẽ có tỉ lệ như thế nào ở kiểu
hình sâu bướm và bướm?
A. Sâu có 25% nâu : 50% xanh lá : 25% vàng; bướm có 75% cánh xanh : 25% cánh trắng.
B. Sâu có 50% nâu : 25% xanh lá : 25% vàng; bướm có 75% cánh xanh : 25% cánh trắng.
C. Sâu có 55% nâu : 30% xanh lá : 15% vàng; bướm có 50% cánh xanh : 50% cánh trắng.
D. Sâu có 25% nâu : 50% xanh lá : 25% vàng; bướm có 87,5% cánh xanh : 12,5% cánh
trắng.
AB
Câu 37. Xét một cơ thể động vật có kiểu gene đang tiến hành giảm phân tạo giao tử.
ab
Biết rằng ở kì đầu giảm phân I, có một số tế bào bị đột biến không phân ly cặp NST đang
xét, các quá trình khác diễn ra bình thường. Giả sử các tế bào con thiếu hay thừa một NST
đều có thể phát triển thành giao tử. Theo lý thuyết, số loại giao tử tối đa mà cơ thể này
tạo được là
A. 9. B. 11. C. 13. D. 15.
Câu 38. Ở một loài thực vật, màu hoa do hai cặp gene Aa, Bb phân ly độc lập cùng tương
tác quy định, trong đó kiểu gene không có allele trội nào thì cho hoa trắng, các kiểu gene
còn lại cho hoa đỏ. Allele D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với allele d quy định quả
dài. Đem tự thụ phấn cây P có hoa đỏ, quả tròn, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó
có 4% hoa trắng, quả dài. Theo lý thuyết, nếu quá trình giảm phân là bình thường và
giống nhau ở 2 giới, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cơ thể P đã cho mỗi loại giao tử với tỉ lệ 5% hoặc 20%.
B. Các cây hoa đỏ, quả dài ở F1 chiếm tỉ lệ 21%.
C. Trong những cây hoa đỏ, quả tròn F1, có 1/8 cây thuần chủng.
D. Trong những cây hoa trắng, cây quả tròn ít hơn cây quả dài.
Câu 39. Ở một loài thực vật, ngẫu phối, màu hoa do 2 cặp gene Aa, Bb phân ly độc lập
quy định. Trong đó nếu kiểu gene có chỉ có A thì cho hoa đỏ, chỉ có B thì cho hoa vàng;
nếu có cả A và B thì cho hoa màu cam; không có allele trội nào thì cho hoa trắng. Tại một
quần thể đang cân bằng di truyền có 18,36% hoa cam : 17,64% hoa đỏ : 32,64% hoa vàng :
31,36% hoa trắng. Nếu không có đột biến, theo lí thuyết, khi khai thác hết những cây hoa
cam và đỏ trước khi chúng kết hạt, tỉ lệ hoa trắng ở thế hệ sau xấp xỉ là
92
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
A. 56%. B. 31%. C. 49%. D. 25%.
Câu 40. Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh trong một dòng họ, mỗi bệnh này do 1 gene có 2
allele quy định, trong đó allele trội là trội hoàn toàn. Locus cả 2 gene này liên kết hoàn
toàn trên một cặp NST thường.

1 2 3 4
Quy ước:
Không bị bệnh
Bị bệnh P
Bị bệnh Q
5 6 7 8 9 10 11

12 13 14
?

Biết rằng người 1 – 2 có kiểu gene giống nhau, người 8 có mẹ bị cả 2 bệnh. Xác suất để cặp
vợ chồng 12-13 sinh con bị một trong hai bệnh là bao nhiêu?
A. 1/4. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/6.

93
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 16
Câu 1. Sản phẩm nào sau đây không phải của pha sáng quang hợp?
A. O2. B. H2O. C. ATP. D. NADPH.
Câu 2. Loài nào sau đây có sự pha trộn máu ở tâm thất?
A. Cá chép. B. Ếch đồng. C. Cá sấu. D. Chim bồ câu.
Câu 3. Trong cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền, thành phần nào trực tiếp biểu hiện
thành tính trạng?
A. ADN. B. mARN. C. Protein. D. tARN.
Câu 4. Một đoạn nhiễm sắc thể bị đứt ra, quay ngược 180 rồi nối lại. Đây là cơ chế của
o

đột biến
A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn.
Câu 5. Sự không phân ly của một hay một số cặp nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào
có thể tạo nên
A. thể song nhị bội. B. đột biến cấu trúc NST.
C. thể đa bội lẻ. D. thể dị bội.
Câu 6. Trong hoạt động Operon Lac ở vi khuẩn E. Coli, khi môi trường không có lactose,
các gene cấu trúc Z, Y, A sẽ ra sao?
A. tăng cường phiên mã. B. bị ức chế phiên mã.
C. liên kết protein ức chế. D. liên kết với ARN - polymerase.
Câu 7. Nhóm sinh vật vật nào sau đây xuất hiện ở đại Nguyên sinh?
A. Tảo. B. Hạt kín. C. Dương xỉ. D. Hạt trần.
Câu 8. Vị trí phân bố của các gene trên nhiễm sắc thể gọi là
A. allele. B. locus. C. chromatid. D. giao tử.
Câu 9. Mối quan hệ nào sau đây giúp tăng lượng đạm trong đất?
A. cộng sinh giữa vi khuẩn Rhizobium và cây họ Đậu.
B. cộng sinh giữa hải quỳ và cua.
C. hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng.
D. hội sinh giữa phong lan và cây gỗ.
Câu 10. Mendel đã phát hiện ra quy luật phân ly độc lập nhờ nghiên cứu đối tượng nào?
A. Ruồi giấm. B. Thỏ. C. Đậu Hà Lan. D. Lúa.
Câu 11. Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gene Aabb sẽ cho tối đa
A. 1 loại giao tử. B. 2 loại giao tử. C. 3 loại giao tử. D. 4 loại giao tử.
Câu 12. Ở ruồi nhà, ban ngày có rất nhiều cá thể, ban đêm lại có rất ít. Đây là kiểu biến
động theo chu kì nào?
A. ngày đêm. B. tuần trăng. C. mùa. D. năm.
Câu 13. Lấy noãn của cây có kiểu gene AaBB nuôi cấy rồi lưỡng bội hóa, có thể thu được
cây có kiểu gene nào?
A. AaBb. B. aaBB. C. AABb. D. AaBB.
Câu 14. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó, sinh vật có thể tồn tại
và phát triển ổn định theo thời gian gọi là gì?
A. ổ sinh thái. B. giới hạn sinh thái. C. nguồn sống. D. nơi ở.
94
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 15. Yếu tố nào sau đây là thành phần hữu sinh của hệ sinh thái?
A. Đất. B. Nước. C. Ánh sáng. D. Quần xã.
Câu 16. Các allele của cùng một gene không có kiểu tương tác nào?
A. Trội – lặn hoàn toàn. B. Trội không hoàn toàn.
C. Tương tác đồng trội. D. Tương tác cộng gộp.
Câu 17. Theo học thuyết tiến hóa hiện đại, kết quả của quá trình nào có thể tạo nên quần
thể thích nghi?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Phiêu bạt di truyền.
C. Di – nhập gene. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 18. Trong một khu rừng rộng 100 ha có một quần thể voi gồm 20 con. Mật độ cá thể
của quần thể voi này là
A. 5 con/ha. B. 2 con/ha. C. 0,5 con/ha. D. 0,2 con/ha.
Câu 19. Ở động vật, những đột biến gene gây thay đổi tập tính giao phối là tác nhân khởi
đầu cho việc hình thành loài mới bằng cơ chế
A. Cách ly địa lý. B. Lai xa kết hợp đa bội hóa.
C. Cách ly sinh thái. D. Cách ly tập tính.
Câu 20. Ở một loài động vật, xét gene có 2 allele B, b nằm trên nhiễm sắc thể thường. Số
kiểu gene tứ bội tối đa về gene này là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 21. Chọn lọc tự nhiên thường làm biến đổi tần số allele ở quần thể vi khuẩn nhanh
hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội. Phát biểu nào sau đây không giải thích điều đó?
A. Vi khuẩn có bộ gene đơn bội, nên allele đột biến thường sẽ biểu hiện ngay thành
kiểu hình.
B. Vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng nhanh nên quá trình chọn lọc diễn ra nhanh hơn.
C. Vật chất di truyền của vi khuẩn thường có cấu trúc đơn giản hơn so với sinh vật
nhân thực nên dễ phát sinh đột biến hơn.
D. Vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh nên allele quy định đặc điểm thích nghi được
nhân lên nhanh chóng.
Câu 22. Ở một đồng cỏ, người ta xét mối quan hệ về dinh dưỡng
giữa một số loài chính và vẽ được lưới thức ăn đơn giản như hình.
Từ lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chuột tham gia vào 2 chuỗi thức ăn.
B. Cỏ có thể là loài ưu thế ở quần xã này.
C. Kền kền là loài khống chế số lượng chuột và rắn.
D. Quần xã không bị ảnh hưởng nếu chuột phát triển mạnh.
Câu 23. Có bao nhiêu nhân tố sau có thể làm cho quá trình tiến hoá của sinh vật chậm lại?
I. Ngẫu phối. II. Đột biến. III. Di – nhập gene. IV. Chọn lọc tự nhiên.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24. Một quần thể ngẫu phối đang đạt trạng thái cân bằng di truyền có tần số các allele
A, a, B, b lần lượt là 0,3; 0,7; 0,5; 0,5 thì sẽ có tỉ lệ cá thể mang 4 allele lặn là bao nhiêu?
A. 34,25%. B. 38,25%. C. 12,25%. D. 2,25%.
95
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 25. Khi nói về codon mở đầu AUG, phát biểu nào sau đây sai?
A. Codon mở đầu đồng thời quy định axit amin Methionin hoặc FormylMethionin.
B. Codon mở đầu đọc theo chiều từ 5’ → 3’.
C. Codon mở đầu có triplet tương ứng là 3’TAX5’.
D. Codon mở đầu mang tín hiệu khởi đầu quá trình phiên mã.
Câu 26. Khi nói về mối liên hệ giữa 2 pha quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. ADP và NADP+ tạo ra từ pha sáng được chuyển đến cho pha tối.
B. Sự kết hợp giữa pha sáng và pha tối đã tích lũy quang năng thành hóa năng trong
chất hữu cơ.
C. Khí O2 thoát ra từ quá trình pha sáng đã được sử dụng 1 phần cho pha tối.
D. RiDP được tái sinh trong pha tối đã quay lại cung cấp electron cho diệp lục.
Câu 27. Khi nói về hậu quả của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào
sau đây sai?
A. Đột biến mất đoạn gây mất gene nên thường gây chết.
B. Đột biến lặp đoạn có thể làm tăng cường hay giảm bớt sự biểu hiện tính trạng.
C. Đột biến đảo đoạn làm thay đổi số lượng và trật tự phân bố các gene trên NST
D. Đột biến chuyển đoạn có thể làm thay đổi nhóm gene liên kết.
Câu 28. Khi bắt giun đất lên khỏi mặt đất khô ráo, giun đất sẽ nhanh chết vì sao?
A. Bề mặt trao đổi khí bị giảm phần lớn diện tích.
B. Bề mặt trao đổi khí bị mất độ ẩm nghiêm trọng.
C. Hệ thống mao mạch bên dưới bề mặt trao đổi khí bị tổn thương.
D. Các sắc tố hô hấp bị mất chức năng vận chuyển O2.
Câu 29. Quá trình nào sau đây sẽ làm chậm sự hình thành loài mới bằng con đường sinh
thái hoặc con đường địa lý?
A. Di – nhập gene. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Biến động di truyền. D. Đột biến.
Câu 30. Trong các phát biểu nói về quần thể sinh vật sau, phát biểu nào không chính xác?
A. Sự phân bố đồng đều giúp giảm cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
B. Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
C. Cạnh tranh cùng loài rất khốc liệt, nhưng nó là đặc điểm thích nghi của quần thể.
D. Kích thước quần thể thường ổn định khi nguồn sống của môi trường ổn định.
Câu 31. Khi nghiên cứu về hoạt động Operon Lac ở 3 chủng vi khuẩn E. coli, người ta thu
được bảng kết quả ngắn gọn như sau:
Chủng 1 Chủng 2 Chủng 3
Điều kiện Có Không Có Không Có Không
nuôi cấy lactose lactose lactose lactose lactose lactose
Protein ức chế + + + + - -
mARN của các + - + + + +
gene cấu trúc
(+ : sản phẩm được tạo ra; - : sản phẩm không được tạo ra hoặc tạo ra không đáng kể)
Khi rút ra kết luận từ bảng, phát biểu nào sau đây sai?
96
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
A. Có 2 chủng bị lãng phí vật chất và năng lượng bởi phiên mã không kiểm soát.
B. Chủng 1 có Operon Lac hoạt động một cách bình thường.
C. Có thể vùng P của gene R ở chủng 3 đã bị mất hoạt tính.
D. Chủng 2 có thể đã bị đột biến trong các gene Z, Y, A khiến chúng tăng phiên mã.
Câu 32. Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do 3 cặp gene Aa, Bb, Dd, tương tác bổ sung với
nhau cùng quy định. Trong kiểu gene có 3 loại allele trội thì cho màu đỏ, 2 loại allele trội
thì cho màu vàng, chỉ có 1 loại allele trội thì hoa tím và không có allele trội nào thì cho
hoa trắng. Đem cây hoa đỏ P dị hợp ba cặp gene tự thụ phấn, thu được F1. Khi lấy các cây
hoa tím F1 giao phấn, đời con sẽ có số hoa trắng chiếm bao nhiêu?
A. 1/8. B. 3/32. C. 5/27. D. 1/9.
Câu 33. Ở một loài, xét 2 cặp gene Aa, Bb phân ly độc lập, trong đó mỗi gene quy định
một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Lai 2 cá thể có kiểu hình một tính trạng trội,
thu được F1. Theo lý thuyết, kết quả nào sau đây không xảy ra ở F1?
A. F1 có thể có tối đa 4 loại kiểu gene.
B. F1 có thể có tỉ lệ kiểu hình dạng 3 : 3 : 1 : 1.
C. F1 có thể có 100% cá thể mang hai tính trạng trội.
D. F1 có thể có tỉ lệ kiểu gene dạng 1 : 2 : 1.
AB
Câu 34. Ở một cơ thể động vật, xét 2 tế bào sinh dục chín có kiểu gene Dd. 2 tế bào này
ab
thực hiện quá trình giảm phân bình thường (trong đó có 1 tế bào có hoán vị gene) đã tạo
ra 6 loại giao tử. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cơ thể này có cặp NST giới tính là XY.
B. Ở kì giữa giảm phân 2, trong mỗi tế bào con có tối đa 5 allele trội.
C. Mỗi loại giao tử tạo ra có thể có số lượng dao động từ 1 đến 3.
D. Trong các giao tử tạo ra, có 3/4 giao tử chứa AB hoặc ab.
Câu 35. Ở một loài thực vật, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy
định thân thấp; allele B quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với allele b hạt trắng; allele D
quy định quả tròn trội hoàn toàn so với allele d quy định quả dài. 2 cặp gene Aa, Bb cùng
AB Ab
nằm trên một cặp NST tương đồng và cách nhau 30cM. Thực hiện phép lai P: Dd x aB
ab
Dd, thu các hạt F1. Trước khi đem trồng, loại bỏ các hạt trắng. Theo lý thuyết, tỉ lệ của cây
thân cao, quả tròn trong số các cây F1 là
A. 50,5% B. 55,25%. C. 71,25% D. 74,5%.
Câu 36. Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gene nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau,
trong đó gene A có 2 allele trội lặn hoàn toàn, gene B có 3 allele trội lặn hoàn toàn từng
đôi một. Đem lai 2 cây P đều dị hợp 2 cặp gene, thu được F1. Theo lý thuyết, nếu không
có đột biến, khi nói về F1, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Nếu F1 có 6 loại kiểu hình thì loại kiểu hình lớn nhất chiếm 37,5%.
B. Nếu F1 có 12 loại kiểu gene thì có 4 loại kiểu gene cùng chiếm tỉ lệ 12,5%
C. Nếu F1 có 4 loại kiểu hình thì tỉ lệ kiểu gene thuần chủng chiếm tối đa 25%.
D. Một kiểu hình khác P xuất hiện ở F1, kiểu hình ấy chiếm ít nhất 12,5%.

97
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Ab
Câu 37. Có 3 tế bào sinh tinh mang kiểu gene aB khi giảm phân tạo giao tử cùng xảy ra
hoán vị gene giữa A và a. Đồng thời có tế bào xảy ra đột biến làm cặp NST đang xét không
phân ly trong giảm phân I. Giả sử các tế bào con đột biến đều phát triển thành giao tử.
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau là đúng?
I. Nếu có 1 tế bào bị đột biến thì tỉ lệ giao tử đột biến là 1/3.
II. Nếu tạo ra được 7 loại giao tử thì chứng tỏ có ít nhất 1 tế bào đã không xảy ra đột biến.
III. Nếu cả 3 tế bào cùng đột biến thì có thể tạo giao tử mang 3 allele trội chiếm tỉ lệ 25%.
IV. Nếu có 2 tế bào đột biến thì tạo ra tối đa 9 loại giao tử.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38. Ở một loài thực vật lưỡng bội, cho cây P thân cao, hoa đỏ có kiểu gene dị hợp 3
cặp gene tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình gồm 44,25% thân cao, hoa đỏ : 30,75%
thân cao, hoa trắng : 12% thân thấp, hoa đỏ : 13% thân thấp, hoa trắng. Biết rằng quá trình
giảm phân xảy ra giống nhau ở cả 2 giới và không có đột biến. Theo lý thuyết, tỉ lệ các
loại kiểu gene trong những cây thân thấp, hoa đỏ là
A. 6 : 3 : 3 : 1. B. 6 : 3 : 2 : 1. C. 6 : 2 : 2 : 3. D. 6 : 2 : 1 : 1.
Câu 39. Một quần thể thực vật lưỡng bội, màu hoa do một gene có 2 allele quy định, trong
đó AA quy định đỏ, Aa quy định hồng và aa quy định trắng. Biết rằng quần thể có đầy
đủ các loại kiểu gene và kiểu hình. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Khi quần thể ngẫu phối cân bằng, nếu biết tỉ lệ 1 loại kiểu hình trở lên thì có thể xác
định được cấu trúc di truyền của quần thể.
II. Dù quần thể ngẫu phối hay tự phối, tỉ lệ kiểu gene và kiểu hình của quần thể luôn
giống nhau.
III. Nếu ban đầu quần thể chỉ toàn hoa hồng, khi các cây hoa trắng không sinh sản, thì
sau 5 thế hệ ngẫu phối, hoa hồng chiếm tỉ lệ 12/49.
IV. Nếu ban đầu quần thể chỉ toàn hoa đỏ và trắng, khi các cây hoa hồng không sinh sản,
thì tần số các allele của quần thể không đổi qua các thế hệ ngẫu phối.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 40. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở một dòng họ, mỗi bệnh do
một allele nằm ở cặp NST thường quy định, trong đó allele trội là trội hoàn toàn. Các gene
phân ly độc lập với nhau và người 9 có mang gene bệnh P. Ghi chú:

Không bị bệnh.
1 2 3 4
Bị bệnh M.
5 6 7 8 9 Bị bệnh P.
? ?
Bị cả 2 bệnh

Những người 5 và 8 đang cùng mai thai là con gái, theo lý thuyết, khả năng cả 2 người
đều sinh con bình thường là bao nhiêu?
A. 5/24. B. 2/3. C. 3/5. D. 9/64.

98
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 17
Câu 1. Các loài thực vật CAM có các đặc điểm thích nghi trong môi trường nào?
A. Các vùng có khí hậu mát mẻ, ôn hòa. B. Các vùng thuộc khí hậu nhiệt đới.
C. Các vùng thuộc khí hậu cận nhiệt đới. D. Các vùng hoang mạc khô hạn.
Câu 2. Động vật nào thường có số nhịp tim/phút lớn nhất trong các loài sau?
A. Voi. B. Trâu. C. Lợn. D. Chuột.
Câu 3. Khi ribosome tiếp xúc codon nào trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất?
A. 5’AUG3’. B. 5’UAG3’. C. 5’XXX3’. D. 5’AUU3’.
Câu 4. Một nhiễm sắc thể gồm các đoạn ABCD.EF (dấu “.” chỉ tâm động) bị biến đổi thành
ABCD.EEF. Dạng đột biến này được gọi là gì?
A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. chuyển đoạn. D. lặp đoạn.
Câu 5. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào đã làm tăng hoạt tính enzyme amylase
ở lúa đại mạch?
A. mất đoạn. B. lặp đoạn. C. chuyển đoạn. D. đảo đoạn.
Câu 6. Trong hoạt động Operon Lac ở vi khuẩn E. Coli, khi môi trường có lactose, một số
phân tử lactose sẽ liên kết với thành phần nào?
A. gene điều hòa. B. vùng khởi động. C. protein ức chế. D. các gene cấu trúc.
Câu 7. Trong quá trình tiến hóa, ở đại Trung sinh, thực vật Hạt trần ngự trị cùng với nhóm
động vật nào?
A. Chim, Thú. B. Lưỡng cư. C. Bò sát cổ. D. Côn trùng.
Câu 8. Theo lý thuyết, phép lai Aa x Aa sẽ thu được tỉ lệ kiểu gene Aa ở đời con chiếm
A. 100%. B. 50%. C. 25%. D. 0%.
Câu 9. Hiện tượng số cá thể của một loài được ổn định nhờ các mối quan hệ khác loài
trong quần xã được gọi là gì?
A. sự phân bố cá thể. B. khống chế sinh học.
C. cân bằng sinh thái. D. cạnh tranh khác loài.
Câu 10. Trong thí nghiệm của Mendel, khi ông cho cây AABB (vàng, trơn) giao phấn với
cây aabb (xanh, nhăn), F1 thu được có kiểu hình
A. 100% vàng, trơn. B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.
C. 100% xanh, trơn. D. 3 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn.
Câu 11. Kiểu gene nào sau đây là kiểu gene thuần chủng?
A. AaBBDd. B. aabbdd. C. aabbDd. D. AaBbDd.
Câu 12. Một quần thể của một quần thể dao động ổn định từ 40 – 70 cá thể. Theo lý thuyết,
số lượng cá thể thực tế nào sau đây là nguy hiểm nhất đến sự tồn tại của quần thể này?
A. 35 cá thể. B. 20 cá thể. C. 50 cá thể. D. 120 cá thể.
Câu 13. Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra thể song nhị bội (2nA + 2nB)?
A. Nuôi cấy mô. B. Nhân bản vô tính. C. Lai tế bào. D. Công nghệ gene.
Câu 14. Ở các loài thực vật, các ổ sinh thái về tầng cây trong rừng do nhu cầu nào quyết
định chính?
A. Ánh sáng. B. Độ ẩm. C. Nhiệt độ. D. CO2.

99
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 15. Thành phần nào sau đây là tập hợp gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh?
A. quần thể sinh vật. B. hệ sinh thái.
C. giới hạn sinh thái. D. ổ sinh thái.
Câu 16. Loài nào có cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con đực khác các loài còn lại?
A. Gà. B. Vịt. C. Bướm. D. Châu chấu.
Câu 17. Sống trên cây, những con sâu màu đỏ sẽ dễ bị chim ăn thịt hơn những con sâu
màu xanh. Đây là ví dụ về tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A. Biến động di truyền. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Di – nhập gene.
Câu 18. Đặc trưng nào của quần thể sinh vật ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống
trong môi trường?
A. Kích thước. B. Tỉ lệ giới tính. C. Kiểu phân bố. D. Mật độ.
Câu 19. Quần thể thằn lằn C. sonorae gồm toàn những con cái 3n, chúng được tạo ra bởi
sự lai tự nhiên giữa loài 4n và loài 2n, và ngẫu nhiên có khả năng sinh sản vô tính. Đây là
ví dụ về sự hình thành loài bằng cơ chế nào?
A. Cách ly tập tính. B. Cách ly sinh thái.
C. Lai xa kết hợp đa bội hoá. D. Cách ly địa lý.
Câu 20. Ở một loài lưỡng bội, xét một tính trạng do một gene có 2 allele đồng trội với
nhau quy định. Số loại kiểu hình tối đa do gene này quy định là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vai trò của nhân tố tiến hoá đột biến?
A. Đột biến làm thay đổi tần số allele mà không làm thay đổi thành phần kiểu gene.
B. Đột biến gene cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa
C. Đột biến gene thường chỉ có ý nghĩa tiến hóa khi kết hợp với quá trình giao phối.
D. Đột biến gene thường thay đổi tần số allele nào đó một cách nhanh chóng.
Câu 22. Tại một vùng đồng cỏ nằm liền kề khu đất nông nghiệp, người ta lập được một
lưới thức ăn đan xen như hình. Khi rút ra nhận xét từ lưới thức ăn này, phát biểu nào sau
đây chính xác?
A. Để bảo vệ hệ sinh thái nông
nghiệp, cáo và cú mèo là 2 loài cần
được duy trì số lượng.
B. Tiêu diệt chim sẻ sẽ giúp cho sản
lượng lúa mì tăng lên.
C. Nếu khu đất biến thành khu dân
cư thì hệ sinh thái sẽ bị ảnh hưởng
lớn do có nhiều loài biến mất.
D. Cào cào là loại tham gia vào
nhiều chuỗi thức ăn nhất trong
lưới thức ăn này, nên nó là loài ưu
thế của quần xã đồng cỏ.

100
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 23. Mọi cơ chế hình thành loài đều khởi đầu từ sự tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A. di – nhập gene. B. đột biến.
C. yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 24. Qua các thế hệ, quần thể tự phối không có đặc điểm nào sau đây?
A. Tỉ lệ các cá thể thuần chủng tăng dần. B. Tần số các allele trội giảm dần.
C. Tỉ lệ các cá thể dị hợp giảm dần. D. Sự đa dạng di truyền thường suy giảm.
Câu 25. Codon nào sau đây không thể trở thành codon kết thúc khi xảy ra đột biến điểm?
A. 5’UGX3’. B. 5’UAU3’. C. 5’XXU3’. D. 5’UGG3’.
Câu 26. Khi nói về mối liên hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng, phát biểu nào sau
đây sai?
A. Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng.
B. Có thể tăng cường độ quang hợp bằng nhiều biện pháp kĩ thuật hợp lý.
C. Việc tăng diện tích lá của thông qua bón phân hợp lý giúp tăng năng suất.
D. Khi tuyển chọn các giống có cường độ quang hợp cao sẽ làm tăng hệ số kinh tế.
Câu 27. Ở một cơ thể lưỡng bội, cặp NST số 1 có một chiếc bình thường và một chiếc
mang đột biến mất đoạn, các cặp NST khác đều bình thường. Khi cơ thể này giảm phân
tạo giao tử, theo lý thuyết thì giao tử mang đột biến sẽ chiếm tỉ lệ
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 100%.
Câu 28. Khi nói về đặc điểm của ống tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào đúng?
A. Dạ dày là bộ phận tiêu hóa quan trọng nhất.
B. Thức ăn được di chuyển nhiều chiều trong ống tiêu hóa.
C. Ruột non là nơi hấp thu chủ yếu các chất dinh dưỡng.
D. Các tuyến tiêu hóa thực hiện các hoạt động tiêu hóa cơ học.
Câu 29. Ở một vùng hồ, có 2 loài cá rất giống nhau sống cùng 1 tầng nước, chỉ khác nhau
về màu sắc. Khi nuôi nhân tạo và chiếu sáng để chúng không biệt màu, chúng giao phối
lại với nhau. Dự đoán nào sau đây là chính xác nhất về sự hình thành hai loài cá này?
A. Hai loài cá này có thể hình thành nhờ quá trình lai xa.
B. Có thể đã có đột biến làm đổi màu sắc dẫn đến thay đổi tập tính sinh sản 2 loài này.
C. Hai loài này ở 2 ổ sinh thái khác nhau nên lâu dần cách ly sinh sản.
D. Cách ly địa lý đã thúc đẩy phân hoá 1 loài gốc thành 2 loài này.
Câu 30. Yếu tố nào sau đây không tạo ra biến dị tổ hợp ở sinh vật sinh sản hữu tính?
A. Sự sắp xếp lại các khối gene trên nhiễm sắc thể.
B. Sự phân ly độc lập của các cặp NST.
C. Sự tổ hợp ngẫu nhiên các giao tử.
D. Quá trình trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gene.
Câu 31. Khi nói về ổ sinh thái của các loài sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ổ sinh thái của một loài là nơi cư trú của loài.
B. Ở trong ổ sinh thái của loài, các cá thể loài đó có thể tồn tại và phát triển ổn định.
C. Ổ sinh thái của loài chỉ có thể mở rộng khi môi trường sống thay đổi.
D. Cách sinh sống của loài tạo nên ổ sinh thái về dinh dưỡng của loài.

101
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 32. Ở một loài thực vật, đem cây hoa đỏ dị hợp 3 cặp gene lai phân tích, thu được F1
có tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ F1 giao phấn với nhau, thu được
F2. Biết rằng các cặp gene nằm trên các cặp NST khác nhau. Theo lý thuyết, nếu không có
đột biến, F2 có tỉ lệ những cây hoa trắng mang 3 allele trội là bao nhiêu?
A. 12,5%. B. 6,25%. C. 18,75%. D. 25%.
Câu 33. Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gene Aa, Bb phân ly độc lập, trong đó mỗi gene quy
định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Chọn một cây có kiểu gene dị hợp lai
phân tích, thu được F1. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. F1 có 50% cây mang kiểu hình 1 tính trạng trội.
B. F1 có 4 loại kiểu gene với tỉ lệ như nhau.
C. Nếu F1 có kiểu gene mang 2 allele trội, thì tỉ lệ của nó là 25%.
D. F1 có kiểu hình mang 2 tính trạng lặn chiếm tối đa 25%.
Câu 34. Trong cơ thể của một loài động vật có 2n = 8, có một số tế bào sinh dục chín đang
giảm phân tạo giao tử. Nếu các quá trình đều diễn ra một cách bình thường, kết luận nào
sau đây đúng?
A. Sự sắp xếp và phân ly các NST đảm bảo sao cho mỗi NST kép trong cặp tương đồng
sẽ có mặt trong một giao tử.
B. Trong phát sinh giao tử của cơ thể này, hoán vị gene là quá trình duy nhất có khả
năng tạo ra thêm biến dị tổ hợp.
C. Dù có hay không có hoán vị, số loại giao tử liên kết tối đa của cơ thể này không đổi.
D. Nếu mỗi cặp NST chỉ xét 2 cặp gene dị hợp, cơ thể này tạo tối đa 80 loại giao tử.
Câu 35. Một loài thực vật, xét 2 cặp gene cùng nằm trên 1 cặp NST, trong đó mỗi gene
quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây P có kiểu gene khác nhau
giao phấn với nhau, thu được F1 có 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 2 : 1. Theo lí thuyết, nếu
không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở P, có ít nhất một cơ thể mang kiểu gene dị hợp 2 cặp gene.
B. Ở F1, các cây thuần chủng mang một tính trạng trội chiếm tối đa 25%.
C. Ở F1, những cây mang kiểu hình một tính trạng trội có tối đa 4 kiểu gene.
D. Cho 1 cây P tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ 2 tính trạng trội không nhỏ hơn 50%.
Câu 36. Khi nói về quá trình phát sinh giao tử ở động vật, có bao nhiêu nhận định sau nói
về hiện tượng liên kết và hoán vị gene?
I. Một tế bào sinh tinh mang kiểu gene AB/ab khi giảm phân bình thường luôn cho các
loại tinh trùng có số lượng bằng nhau từng đôi một.
II. Sự không phân ly của một cặp NST tương đồng trong kì đầu của giảm phân một đã
tạo ra giao tử có bộ NST là n + 1.
III. Sự trao đổi chéo giữa 2 chromatid cùng nguồn gốc xảy ra trong kì đầu giảm phân I
khiến các allele đổi vị trí cho nhau.
IV. Một tế bào sinh trứng mang kiểu gene Ab/aB khi giảm phân bình thường, trên lý
thuyết có thể tạo ra loại trứng mang 2 allele trội với xác suất 0%.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

102
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 37. Cho một số codon và amino acid tương ứng trong bảng sau:
amino acid Met Cys Glu Ile Gly Thr
Codon 5’AUG3’ 5’UGX3’ 5’GAA3’ 5’AUA3’ 5’GGA3’ 5’AXA3’
5’UGU3’ 5’GAG3’ 5’AUX3’ 5’GGG3’ 5’AXG3’
Một gene mã hóa protein có trình một đoạn mạch bổ sung với mạch gốc như sau:
5’ATG AXG GGX GGG TGX ATT…3’
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Khi mARN của gene dịch mã, các tARN mang amino acid vào ribosome theo trình tự
Met – Thr – Gly – Gly – Cys – Ile.
II. Nếu gene xảy ra đột biến điểm tại các triplet đang quan tâm, chỉ có 1 triplet có khả
năng đột biến làm chuỗi polypepide bị ngắn đi.
III. Đột biến điểm xảy ra ở triplet thứ 3 hoặc thứ 4 đều có thể khiến Gly bị thay thế bởi
Glu trong chuỗi polypeptide.
IV. Đột biến điểm dạng G – X thay bằng X – G sẽ không xảy ra ở triplet mở đầu.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 38. Ở ruồi giấm, allele A quy định thân xám trội hoàn toàn so với allele a quy định
thân đen; allele B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với allele b quy định cánh cụt; allele
AB
D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với allele d quy định mắt trắng. Phép lai P: ab XDXd
AB
x XDY, thu được F1. Ở F1, trong tổng số ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ, số ruồi dị
ab
hợp 3 cặp gene chiếm tỷ lệ 7/27. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mỗi cơ thể P đều cho giao tử AbXD với tỉ lệ 7,5%.
B. Ở F1, tổng số ruồi cái thân đen, cánh dài, mắt đỏ và ruồi đực thân xám, cánh dài,
mắt trắng là 20,625%.
C. Trong tổng số cá thể F1, số ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ nhỏ hơn ruồi đực
thân xám, cánh cụt, mắt trắng.
Ab
D. Ở F1, tỷ lệ kiểu gene aB XDXd chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Câu 39. Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, màu hoa do một gene có 4 allele quy định,
trong đó, A1 quy định đỏ; A2 quy định vàng; A3 quy định tím và A4 quy định trắng. Các
allele tương tác trội lặn hoàn toàn theo thứ tự A1 > A2 > A3 > A4. Theo lý thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Mỗi loại kiểu hình trong quần thể có nhiều nhất 3 kiểu gene dị hợp.
II. Khi quần thể cân bằng, nếu tần số các allele A1, A2, A3, A4 có tỉ lệ bằng 1 : 2 : 3 : 4 thì
quần thể có 19% hoa đỏ.
III. Nếu quần thể cân bằng và có tỉ lệ các kiểu gene dị hợp chiếm tỉ lệ lớn nhất, thì tần số
các allele bằng nhau từng đôi một.
IV. Nếu quần thể có tỉ lệ các kiểu gene thuần chủng đều bằng nhau và không chịu tác
động của nhân tố tiến hóa thì quần thể đang cân bằng di truyền.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

103
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 40. Ở người, bệnh A do một gene nằm trên NST thường gây nên, trong đó allele A
quy định không bệnh trội hoàn toàn so với a quy định bệnh; bệnh B do gene thuộc vùng
không tương đồng của NST giới tính X, với allele B quy định không bệnh trội hoàn toàn
so với allele b quy định bệnh.
Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh tại 1 dòng họ. Biết rằng người 13 có bố bị
cả 2 bệnh và người 1, 2 cùng mang allele bệnh A và người 5 không mang gene bệnh A.

Ghi chú:
1 2 3 4
: Không bị bệnh
: Bị bệnh A
5 6 7 8 9 : Bị bệnh B

14 : Bị cả 2 bệnh
10 11 12 13

15

Theo lí thuyết, nếu vợ chồng 12 - 13 sinh thêm một đứa con thì khả năng đứa con ấy
không bị 2 bệnh là bao nhiêu?
A. 43/48. B. 23/24. C. 13/25. D. 12/37.

104
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 18
Câu 1. Loại sắc tố nào đóng vai trò trực tiếp biến quang năng thành hóa năng trong
quang hợp?
A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Caroten. D. Xanthophyll.
Câu 2. Trong hệ dẫn truyền tim, bộ phận nào có khả năng tự phát ra xung điện?
A. Nút xoang nhĩ. B. Nút nhĩ thất. C. Bó His. D. Mạng Purkinje.
Câu 3. Hóa chất 5-BU có thể gây đột biến gene dạng nào?
A. Mất một cặp nucleotide B. Thêm một cặp nucleotide
C. Thay thế cặp nucleotide D. Mất nhiều cặp nucleotide.
Câu 4. Sự kết hợp của giao tử n và giao tử n + 1 có thể tạo thành thể đột biến nào?
A. Thể một B. Thể ba. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội.
Câu 5. Các giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu, … thường có bộ nhiễm sắc thể
dạng nào?
A. thể đa bội lẻ. B. thể lưỡng bội. C. thể song nhị bội. D. thể dị bội.
Câu 6. Điều hòa gene là
A. điều hòa lượng sản phẩm của gene được tạo ra.
B. điều hòa số lần phân chia của gene.
C. điều hòa số nucleotide cấu tạo nên gene.
D. điều hòa lượng liên kết hydro giữa 2 mạch trong gene.
Câu 7. Trong quá trình tiến hóa, nhóm sinh vật nào không ngự trị ở đại Tân sinh?
A. Chim. B. Thú. C. Bò sát cổ. D. Côn trùng.
Câu 8. Theo lý thuyết, cơ thể mang kiểu gene nào sau đây khi giảm phân sẽ cho 4 loại
giao tử?
A. AaBb. B. AAbb. C. Aabb. D. aabb.
Câu 9. Trong một quần xã, những loài đóng vai trò quan trọng được gọi là gì?
A. loài thiên địch. B. loài đặc trưng. C. loài ưu thế. D. loài đặc hữu.
Câu 10. Sự tác động qua lại giữa các gene trong quá trình hình thành một kiểu hình gọi là
A. thường biến. B. tương tác gene. C. gene đa hiệu. D. hoán vị gene.
Câu 11. Các gene cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng sẽ
A. di truyền liên kết với nhau. B. phân ly độc lập với nhau.
C. luôn di truyền theo dòng mẹ. D. cùng xảy ra đột biến điểm.
Câu 12. Đặc trưng nào sau đây không phải của quần xã sinh vật?
A. tỉ lệ giới tính. B. loài ưu thế. C. loài đặc trưng. D. độ đa dạng.
Câu 13. Dòng thuần chủng mang kiểu gene aabb có thể được tạo ra từ quá trình nuôi cấy
hạt phấn rồi lưỡng bội hóa của cây có kiểu gene nào sau đây?
A. AABB. B. AaBb. C. AaBB. D. AABb.
Câu 14. Trong giới hạn sinh thái, khoảng của nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động
sinh lý của sinh vật gọi là gì?
A. ổ sinh thái. B. khoảng chống chịu.
C. khoảng thuận lợi. D. điểm cực thuận.

105
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 15. Trong chuỗi thức ăn “Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn hổ mang”, sâu được xếp
vào bậc dinh dưỡng
A. cấp 1. B. cấp 3. C. cấp 2. D. cấp 4.
Câu 16. Gene không nằm ở vị trí nào trong tế bào nhân thực?
A. Ty thể. B. Lục lạp. C. Nhân. D. Ribosome.
Câu 17. Nhân tố tiến hóa nào thay đổi tần số allele của quần thể theo hướng xác định?
A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 18. Tập hợp các cá thể cùng loài, sống cùng một nơi, tại một thời điểm nhất định và
có khả năng sinh sản tạo thế hệ con được gọi là
A. quần xã. B. quần thể. C. kiểu phân bố. D. mật độ.
Câu 19. Mọi cơ chế hình thành loài đều cần có sự tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A. Di – nhập gene. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 20. Trong thí nghiệm của Morgan, để xác định được gene quy định màu mắt ruồi
giấm liên kết với nhiễm sắc thể giới tính, ông đã thực hiện phép lai nào?
A. Phép lai phân tích. B. Phép lai thuận – nghịch.
C. Phép lai khác dòng. D. Phép lai khác loài.
Câu 21. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về sự tác động của các nhân tố tiến hóa,
phát biểu nào sau đây đúng?
A. Không phải nhân tố tiến hóa nào cũng làm thay đổi tần số allele của quần thể.
B. Các nhân tố tiến hóa đều có thể quy định chiều hướng và tốc độ tiến hóa.
C. Các nhân tố tiến hóa đều hướng đến việc tạo ra quần thể có nhiều cá thể thích nghi.
D. Tại một thời điểm xác định, một quần thể thường chỉ chịu sự tác động của một nhân
tố tiến hóa.
Câu 22. Phát biểu nào đúng khi nói về các loài tham gia trong lưới thức ăn ở hình dưới?
A. Chim sâu có thể xếp ở 2 bậc dinh
dưỡng khác nhau.
B. Nếu châu chấu di cư đi hết thì
thỏ sẽ phát triển mạnh.
C. Chim ưng là loài duy nhất chỉ sử
dụng một nguồn thức ăn.
D. Nếu thời tiết khô hạn, chim ưng
và cú mèo sẽ tăng cạnh tranh.

Câu 23. Tại sao có thể xem đột biến là nhân tố tiến hoá?
A. Đột biến làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống.
B. Đột biến không gây hại cho quần thể.
C. Đột biến làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
D. Đột biến làm sinh vật biến đổi theo hướng xác định.

106
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 24. Một quần thể có thế hệ P gồm 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. Hỏi sau bao nhiêu thế hệ tự
phối thì quần thể có 92,5% cá thể thuần chủng?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 25. Tính thoái hóa của mã di truyền có ý nghĩa gì?
A. Giúp hạn chế tác hại của đột biến điểm.
B. Giúp ribosome dễ dàng tìm đến mã mở đầu trên mARN.
C. Đảm bảo quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
D. Hỗ trợ quá trình điều hòa gene ở cấp phiên mã.
Câu 26. Cho hình ảnh thể hiện ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến quang hợp dưới đây.
Trong các nhận xét rút ra từ đồ thị, nhận xét nào là chưa chính xác?
A. Sự phụ thuộc của cường
độ quang hợp vào nồng độ
CO2 là khác nhau giữa 2 cây.
B. Cường độ quang hợp tăng
tỉ lệ thuận khi nồng độ CO2
tăng lên.
C. Cường độ quang hợp của
cả 2 cây đều tối đa tại điểm
bão hòa CO2 của chúng.
D. Khi vượt qua điểm bão
hòa CO2, cường độ quang
hợp giảm từ từ.
Câu 27. Một thể tứ bội có kiểu gene Aaaa. Theo lý thuyết, thể tứ bội này có thể được tạo
thành nhờ phương pháp nào?
A. tứ bội hóa thể lưỡng bội. B. lưỡng bội hóa giao tử rồi cho thụ tinh.
C. lai thể lưỡng bội với thể tứ bội. D. lai hai thể tứ bội với nhau.
Câu 28. Đặc điểm nào sau đây nói về hệ tuần hoàn của Lớp Bò sát?
A. Các tế bào của cơ thể trao đổi chất trực tiếp với dịch tuần hoàn.
B. Sự cung cấp O2 đủ để đảm bảo nhiệt độ cơ thể ổn định.
C. Tim đẩy máu đi với áp lực thấp, tốc độ chậm.
D. Đa số ở tâm thất có sự pha trộn máu giàu CO2 và máu giàu O2.
Câu 29. Ở một giống gà, màu sắc lông do một gene nằm trên vùng không tương đồng của
NST giới tính X chi phối, trong đó allele A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với allele
a quy định lông trơn. Thực hiện phép lai nào sau đây có thể phân biệt giới tính đàn con
qua màu lông ngay khi chúng chưa phát dục?
A. XaY x XAXa. B. XAY x XaXa. C. XaY x XAXA. D. XAY x XAXa.
Câu 30. Cơ chế hình thành loài nào sau đây có thể tạo ra loài tứ bội từ một loài lưỡng bội?
A. Song nhị bội hóa. B. Lai xa kết hợp đa bội hóa nhiều lần.
C. Cách ly tập tính sinh sản. D. Tự đa bội hóa.
Câu 31. Khi nói về giới hạn sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Vượt ra ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật có thể sống sót nhưng không sinh sản.
107
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
II. Trong cùng một loài, với cùng một nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái là khác nhau
giữa các cá thể khác nhau.
III. Các loài có các giới hạn sinh thái giống nhau càng nhiều thì sự cạnh tranh gây gắt càng
dễ xảy ra.
IV. Một loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố sinh thái khác nhau thì thường
có nơi phân bố hạn chế.
A. 4. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 32. Ở một loài thực vật, màu hoa do 3 cặp gene phân ly độc lập Aa, Bb, Dd quy định,
trong đó kiểu gene có đủ 3 allele trội thì cho màu đỏ, các kiểu gene còn lại cho hoa trắng.
Đem lai cây hoa đỏ P với cây hoa trắng thuần chủng, thu được 25% hoa đỏ. Giả sử không
có đột biến xảy ra, theo lý thuyết, khi lấy hạt phấn cây P để lưỡng bội hóa, số dòng thuần
chủng hạt trắng ít nhất thu được là bao nhiêu?
A. 1. B. 3. C. 5. D. 7.
Câu 33. Ở một loài, thực hiện phép lai P: ♂AaBbDd x ♀AabbDd, thu được F1. Biết rằng
trong quá trình phát sinh giao tử, cơ thể đực đã xảy ra đột biến không phân ly cặp NST
mang Aa trong giảm phân I (giảm phân II bình thường), tạo ra 1% giao tử n+1 và 1% giao
tử n-1; các quá trình sinh học khác diễn ra bình thường. Nếu các hợp tử dị bội đều có thể
sống sót thì theo lý thuyết, tỉ lệ thể cá thể mang 3 tính trạng trội ở F1 là bao nhiêu?
A. 23,125%. B. 27,5625%. C. 28,125%. D. 0,5625%.
Câu 34. Ở một chủng vi khuẩn đơn bội, xét 1 gene trong nhân có allele A quy định tổng
hợp protein loại A. Một đột biến điểm xảy ra ở vùng mã hóa làm allele A biến thành a.
Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu protein của 2 allele là khác nhau thì số lượng mỗi loại nucleotide của 2 allele
cũng khác nhau.
B. Tính thoái hóa của mã di truyền có thể giúp allele a tổng hợp nên protein A hoàn
chỉnh về cấu trúc lẫn chức năng.
C. Nếu allele a không tổng hợp được protein A thì tế bào mang a là thể đột biến.
D. Phân tử protein do allele a tổng hợp có thể tạo ra nhưng bị mất chức năng.
Câu 35. Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gene cùng nằm trên một cặp NST, trong đó mỗi
gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) thuần chủng
tương phản lai với nhau thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có
66% cá thể mang kiểu gene dị hợp. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gene
ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây dị hợp 1 cặp gene ở F1 chiếm tỉ
lệ bao nhiêu %?
A. 34%. B. 16%. C. 32%. D. 17%.
Câu 36. Có bao nhiêu khẳng định sau đây nói về bản chất hoặc hệ quả của quy luật phân
ly độc lập của Mendel?
I. Ở kì giữa giảm phân I, các NST kép sắp xếp sao cho mỗi NST kép trong cặp tương đồng
sẽ đứng một bên của mặt phẳng xích đạo thoi phân bào.
II. 2 chromatid khác nguồn của cặp NST tương đồng trao đổi đoạn với nhau ở kì đầu giảm
phân I.
108
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
III. Mỗi NST kép tách thành 2 NST đơn và phân chia đồng đều cho 2 tế bào con trong
nguyên phân.
IV. Tế bào sinh tinh mang cặp gene AaBb khi giảm phân bình thường sẽ tạo ra 2 tinh trùng
mang A, 2 tinh trùng mang a, 2 tinh trùng mang B, 2 tinh trùng mang b.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37. Cho biết codon mã hóa cho 1 số amino acid trong bảng sau :
amino acid Met Cys Arg Gly Pro Thr
Codon 5’AUG3’ 5’UGX3’ 5’XGA3’ 5’GGA3’ 5’XXA3’ 5’AXA3’
5’UGU3’ 5’XGU3’ 5’GGU3’ 5’XXU3’ 5’AXU3’
5’XGG3’ 5’GGG3’ 5’XXG3’ 5’AXG3’
5’XGX3’ 5’GGX3’ 5’XXX3’ 5’AXX3’
Giả sử có một đoạn polypeptide có trình tự gồm:
Cys – Gly – Pro – Met – Thr – Arg – Gly…
Theo lý thuyết, trong các đoạn mạch gốc có trình tự sau đây, có bao nhiêu đoạn có thể mã
hóa nên chuỗi polypeptide này?
I. 3’TAX AXA GGA GGX TAX TGG GXA XXA…ATT5’.
II. 3’TAX AXG XXA GGA TAX TGA GXX XXT…ATT5’.
III. 3’TAX AXA XXT GGT TAX AXA GXG XXG…ATT5’.
IV. 3’TAX AXG XXG XXX TAX TGG GXX XXX…ATT5’.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 38. Ở một loài thực vật, xét 3 cặp gene nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau,
trong đó mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Đem lai 2 cây
cùng dị hợp 3 cặp gene với nhau, thu được tỉ lệ kiểu hình một tính trạng trội chiếm 12,5%.
Giả sử không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình một tính trạng lặn ở F1 là
A. 50%. B. 25%. C. 37,5%. D. 12,5%.
Câu 39. Ở một loài côn trùng giao phối, allele A1 quy định thân xám trội hoàn toàn so với
allele A2 và a; allele A2 quy định thân đen trội hoàn toàn so với allele a quy định thân
trắng. Một quần thể đang cần bằng di truyền có tỉ lệ gồm 7 thân xám : 8 thân đen : 1 thân
trắng. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Nếu tần số đột biến từ allele A1 thành a là 10-5 thì sau một vài thế hệ, tần số allele a có
thể tăng lên gấp đôi.
II. Quần thể có tỉ lệ kiểu gene gồm 1 : 1 : 2 : 4 : 4 : 4.
III. Những con thân trắng chiếm tỉ lệ 1/16 chứng tỏ chúng là dạng kém thích nghi, đang
bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
IV. Nếu chỉ có những con thân xám giao phối, thế hệ sau sẽ có 8/49 con thân đen.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 40. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người, mỗi bệnh do một
gene có 2 allele quy định, allele trội là trội hoàn toàn. Locus 2 gene quy định nằm trên
NST thường, và bệnh P do allele trội quy định.

109
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

A Ghi chú:
1 2 3 4
Không bị bệnh

Bị bệnh P
6 7 8 9 10
Bị bệnh Q

Bị cả 2 bệnh
11 12 13
?

Biết rằng người 1 và 2 đều dị hợp 2 cặp gene. Theo lý thuyết, khi vợ chồng 12, 13 sinh
được một người con, khả năng đứa trẻ ấy chỉ mắc 1 trong 2 bệnh là bao nhiêu?
A. 15/40. B. 7/12. C. 17/25. D. 21/35.

110
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 19
Câu 1. Quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật xảy ra ở bào quan nào?
A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Ribosome. D. Không bào.
Câu 2. Trong tim người, bộ phận nào có vai trò kích hoạt sự co bóp??
A. Nút xoang nhĩ. B. Nút nhĩ thất. C. Bó His. D. Mạng Punkinje.
Câu 3. Những cá thể mang allele đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình được gọi là gì?
A. Thể đột biến. B. Thể mang đột biến.
C. Allele đột biến. D. Tần số đột biến gene.
Câu 4. Thể song nhị bội có kí hiệu bộ nhiễm sắc thể là
A. 2nA + 2nB. B. 2n - 1. C. 2n. D. 4n.
Câu 5. Hóa chất colchicine gây ức chế hình thành thoi phân bào, được ứng dụng để tạo
ra dạng đột biến nào?
A. mất đoạn nhiễm sắc thể. B. đột biến đa bội.
C. đột biến gene. D. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 6. Trong cấu trúc Operon, cấu trúc nào chứa trình tự đặc biệt để ARN – polymerase
có thể bám vào?
A. vùng khởi động (P). B. vùng vận hành (O).
C. các gene cấu trúc (Z, Y, A). D. gene điều hòa (R).
Câu 7. Trong quá trình tiến hóa, cây có mạch và động vật lên cạn ở đại đại chất nào?
A. Đại Cổ sinh. B. Đại Tân sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Nguyên sinh.
Câu 8. Một loài thực vật có 2n = 8 thì có số nhóm gene liên kết tối đa là
A. 4. B. 8. C. 2. D. 16.
Câu 9. Trong quần xã, mối quan hệ nào gây tổn hại cho cả 2 loài tham gia?
A. Kí sinh. B. Cộng sinh. C. Cạnh tranh. D. Hội sinh.
Câu 10. Ở người, kiểu gene nào quy định nhóm máu AB?
A. IAIO. B. IBIO. C. IAIB. D. IOIO.
Câu 11. Tứ bội hóa thành công kiểu gene Aa thì có thể thu được kiểu gene
A. Aaa. B. AAa. C. AAaa. D. AA.
Câu 12. Câu nào sau đây giải thích chính xác nhất về nơi ở của loài?
A. là giới hạn sinh thái của loài B. là nơi cư trú của loài.
C. là khoảng không gian sinh thái của loài. D. là ổ sinh thái của loài.
Câu 13. Enzyme nào được sử dụng để nối các đoạn ADN trong quy trình chuyển gene?
A. Ligase. B. ADN pol. C. ARN pol. D. Amylase.
Câu 14. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái nào đó được xem là gì?
A. nơi sinh sống của loài. B. nơi ở của loài.
C. ổ sinh thái riêng của loài. D. khoảng thuận lợi của loài.
Câu 15. Hoạt động nào làm giảm lượng CO2 trong khí quyển?
A. Chặt phá rừng bừa bãi. B. Tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
C. Núi lửa phun trào. D. Quang hợp của cây xanh.
Câu 16. Trong quá trình sinh sản, bố mẹ đã truyền cho con những gì?
A. tính trạng. B. allele. C. kiểu gene. D. kiểu hình.
111
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 17. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào có khả năng quy định chiều hướng
tiến hóa của sinh vật?
A. Đột biến. B. Di – nhập gene.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 18. Số lượng cá thể phân bố trong không gian sống của quần thể được gọi là
A. mật độ cá thể. B. kích thước quần thể.
C. kiểu phân bố cá thể. D. tỉ lệ giới tính.
Câu 19. Cơ chế hình thành loài nào sau đây có thể tạo ra loài tứ bội từ một loài lưỡng bội?
A. Song nhị bội hóa. B. Lai xa kết hợp đa bội hóa nhiều lần.
C. Cách ly tập tính sinh sản. D. Tự đa bội hóa.
Câu 20. Ở người, sự biểu hiện tác hại của bệnh Phenylketo phụ thuộc vào chế độ ăn có
hay không có amino acid loại Tryptophan. Đây là ví dụ cho hiện tượng nào?
A. thường biến. B. hoán vị gene. C. đột biến gene. D. tương tác gene.
Câu 21. Tác động nào sau đây không làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc những cá thể kém thích nghi.
B. Các cá thể của hai quần thể khác nhau giao phối với nhau ở khu vực giáp ranh.
C. Núi lửa phun trào đột ngột khiến phần lớn cá thể bị giết chết.
D. Các cá thể có xu hướng giao phối với những cá thể khác có cùng kiểu hình.
Câu 22. Cho chuỗi thức ăn gồm ruồi → ếch → rắn → Nhím. Nhận xét nào sai khi nói về
chuỗi thức ăn này?
A. Ruồi mở đầu chuỗi thức ăn nhưng nó không phải là sinh vật sản xuất.
B. Nếu nhím tăng số lượng thì sẽ có nhiều ruồi.
C. Nếu ếch biến mất thì rắn và nhím đều giảm số lượng.
D. Rắn vừa ăn loài phía trước nó, vừa bị loài phía sau ăn thịt.
Câu 23. Hạt phấn cây cam không thụ phấn cho cây quýt dù trồng chung trong một khu
vườn và ra hoa cùng mùa, đây là ví dụ về kiểu cách ly sinh sản nào?
A. Cách ly tập tính. B. Cách ly cơ học.
C. Cách ly sau hợp tử. D. Cách ly mùa vụ.
Câu 24. Ở một loài, allele A quy định lông nâu trội hoàn toàn so với allele a quy định lông
đen. Một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ lông nâu : lông đen = 24 : 1 thì sẽ có tần số allele a là
A. 0,4. B. 0,25. C. 0,2. D. 0,7.
Câu 25. Axit amin Serin do triplet 3’AGX5’ trên mạch gốc của gene quy định, theo lý
thuyết thì nó sẽ được vận chuyển bởi tARN mang anticodon nào?
A. 3’UXG5’. B. 3’GXU5’. C. 3’AXG5’. D. 3’AGX5’.
Câu 26. Trong các biện pháp bảo quản nông sản hiện nay, biện pháp nào không có ý nghĩa
hạn chế hô hấp diễn ra trong nông sản?
A. Tăng nồng độ CO2, giảm nồng độ O2 trong môi trường bảo quản.
B. Hạ nhiệt độ môi trường bảo quản xuống thấp.
C. Phơi khô nông sản sao cho độ ẩm giảm xuống vừa đủ.
D. Ngâm nông sản vào các hóa chất ức chế vi sinh vật.

112
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 27. Ở châu chấu, 2n = 24 và con đực có cặp NST giới tính là XO. Khi quan sát các tế
bào trong cơ quan sinh dục của châu chấu đực trưởng thành bình thường, có thể tìm được
tinh trùng có bộ NST gồm có những gì?
A. 23 NST đơn. B. 11 NST đơn. C. 12 NST kép. D. 11 NST kép.
Câu 28. Khi nói về tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây sai?
A. Miệng túi tiêu hóa đồng thời là hậu môn.
B. Thức ăn được tiêu hóa kết hợp ngoại bào và nội bào.
C. Tế bào thành túi đóng vai trò tiêu hóa thức ăn.
D. Thức ăn tiêu hóa ngoại bào dang dở được thải ra ngoài.
Câu 29. Ở một loài côn trùng, gene quy định màu mắt nằm trên NST thường, trong đó
mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng. Hai cá thể P đều mắt đỏ lai với nhau, F1 thu được
có tỉ lệ xấp xỉ 3 đỏ : 1 trắng. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Khi cho những con mắt
đỏ F1 giao phối với nhau, theo lý thuyết F2 có tỉ số giữa những con mắt trắng so với những
con mắt đỏ là bao nhiêu?
A. 1/3. B. 1/4. C. 3/13. D. 1/8.
Câu 30. Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên có tác động
nào giống nhau?
A. có thể làm xuất hiện allele mới làm phong phú vốn gene của quần thể.
B. làm thay đổi tần số các allele mà không làm đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
C. làm cho một gene nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
D. quy định nhịp độ và chiều hướng tiến hóa.
Câu 31. Khi nói về nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mức độ tác động của nhân tố sinh thái lên cá thể sinh vật đều phụ thuộc vào mật độ của
quần thể.
II. Ở trong ổ sinh thái của một loài, các nhân tố sinh thái đều nằm trong giới hạn của loài.
III. Sự tác động của một nhân tố sinh thái vô sinh có thể khiến cho mật độ quần thể thay
đổi lớn.
IV. Con người cũng được xem là một nhân tố sinh thái đặc biệt, vừa có lợi vừa có hại cho
nhiều sinh vật.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32. Ở một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, hình dạng quả do sự tương tác bởi 2
cặp gene Aa, Bb phân ly độc lập quy định. Những kiểu gene có allele trội thì cho quả hình
tam giác, kiểu gene toàn allele lặn thì cho quả hình trứng. Ở thế hệ P, khi cho các cây AaBb
giao phấn, thu được F1. Ở vụ đầu, khi các cây F1 ra quả, tiến hành loại bỏ những cây quả
hình trứng. Ở vụ ngay sau đó, thu lấy hạt và trồng thành thế hệ F2. Tỉ lệ cây có quả hình
trứng ở F2 là bao nhiêu?
A. 1/16. B. 1/64. C. 1/25. D. 2/15.
Câu 33. Ở một loài thực vật, xét một tính trạng do một gene có 3 allele quy định, trong đó
có 2 allele đồng trội hoàn toàn với allele còn lại. Lai hai cá thể cùng mang kiểu gene dị
hợp, thu được F1. Theo lý thuyết, một loại của F1 không chiếm tỉ lệ nào sau đây?
A. 25%. B. 50%. C. 37,5%. D. 75%.
113
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 34. Trong một tế bào sinh dục đực chín chứa cặp allele BB, mỗi allele dài 4080Ao và
gồm 3100 liên kết hydro. Khi tế bào này giảm phân, một đột biến điểm đã xảy ra khiến
môi trường nội bào đã cung cấp tổng cộng 1401 nucleotide loại G. Biết rằng không có đột
biến NST xảy ra. Theo lý thuyết, nếu chỉ xét các allele này, trong các tinh trùng sau đây,
tinh trùng không thể tạo ra từ tế bào này?
A. Tinh trùng có A = T = 500; G = X = 700. B. Tinh trùng có A = T = 500; G = X = 701.
C. Tinh trùng có A = T = 499; G = X = 701. D. Tinh trùng có A = T = 501; G = X = 700.
Câu 35. Ở một loài thực vật, xét mỗi tính trạng do một cặp gene quy định, trong đó thân
cao trội hoàn toàn so với thân thấp, quả tròn trội hoàn toàn so với quả dài, hoa đỏ trội
hoàn toàn so với hoa trắng. Khi cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, đời
con thu được tỷ lệ kiểu hình gồm 40,5% thân cao, hoa đỏ, quả tròn: 15,75% thân cao, hoa
trắng, quả tròn: 15,75% thân thấp, hoa đỏ, quả tròn: 13,5% thân cao, hoa đỏ, quả dài: 5,25%
thân cao, hoa trắng, quả dài: 5,25% thân thấp, hoa đỏ, quả dài: 3% thân thấp, hoa trắng,
quả tròn: 1% thân thấp, hoa trắng, quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Nếu mọi diễn
biến trong giảm phân tạo giao tử của 2 giới là như nhau thì cơ thể P sẽ cho giao tử mang
2 allele trội chiếm tỉ lệ là
A. 49%. B. 40%. C. 30%. D. 36%.
Câu 36. Ở một loài thực vật, màu hoa do một gene có 3 allele quy định, trong đó allele A1
quy định đỏ, allele A2 quy định vàng, allele A3 quy định xanh. Sự pha trộn sắc tố đỏ và
vàng tạo màu cam, đỏ và xanh tạo màu tím, vàng và xanh tạo màu lục; 3 loại sắc tố sẽ ra
màu đen. Lấy cây hoa màu cam lai với hoa màu tím, thu được các hạt F1. Tứ bội hóa F1,
thu được các hạt tứ bội và trồng thành cây. Biết rằng các cây tứ bội chỉ cho giao tử lưỡng
bội có sức sống. Theo lý thuyết, khi chọn các cây tứ bội F1 lần lượt lai với cây màu lục
lưỡng bội, tỉ lệ kiểu hình hoa màu đen lớn nhất trong mỗi phép lai là
A. 1/3. B. 1/4. C. 5/12. D. 1/6.
Câu 37. Cho biết các codon mã hóa 1 số amino acid như sau:
amino acid Met Phe Leu Tyr Asp Glu
Codon 5’AUG3’ 5’UUU3’ 5’UUA3’ 5’UAU3’ 5’AAU3’ 5’GAA3’
5’UUX3’ 5’UUG3’ 5’UAX3’ 5’AAX3’ 5’GAG3’
Một đoạn mạch mã gốc của allele A có chức năng tổng hợp protein có trình tự nucleotit
gồm 3’… AAG TTA XTT AAX ATG……ATX5’. Allele A bị đột biến điểm tạo ra 4 allele
mới có trình tự như sau:
A1: 3’… AAT TTA XTT AAX ATG……ATX5’
A2: 3’… AAG TTA XTT TAX ATG……ATX5’
A3: 3’… AAG TTG XTT AAX ATG……ATX5’
A4: 3’… AAG TTA XTX AAX ATG……ATX5’
Theo lí thuyết, có bao nhiêu allele chắc chắn tổng hợp nên protein không thay đổi?
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 38. Một ruồi giấm, xét 3 cặp gene, trong đó mỗi gene quy định một tính trạng, allele
AB AB
trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: ♀ ab Dd × ♂ ab Dd, thu được F1 có tổng kiểu
hình trội về cả 3 tính trạng và lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 57,5%. Biết không xảy ra
114
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
đột biến, theo lí thuyết, phát biểu sau đây là đúng?
A. F1 có tối đa 30 loại kiểu gene và 8 loại kiểu hình.
B. Ruồi giấm cái cho giao tử mang 3 allele trội chiếm tỉ lệ 30%.
C. F1 có 50% cá thể mang kiểu gene dị hợp ít nhất 2 cặp gene.
D. Trong số các cá thể F1 có kiểu hình mang 2 tính trạng trội, cá thể đồng hợp chiếm tỉ
lệ 1/4.
Câu 39. Ở một quần thể ngẫu phối, xét một tính trạng do một gene có 3 allele A1, A2, A3
quy định; thứ tự trội lặn hoàn toàn là A1 >> A2 >> A3. Theo lý thuyết, nếu quần thể chỉ chịu
tác động tối đa một nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Nếu quần thể đang cân bằng di truyền, tỉ lệ các loại kiểu gene thuần chủng bao giờ cũng
bé hơn tỉ lệ các loại kiểu gene không thuần chủng.
II. Nếu tần số các allele đều bằng nhau từng đôi một, thì tỉ lệ các loại kiểu gene thuần
chủng cũng bằng nhau từng đôi một.
III. Nếu chọn lọc tự nhiên tác động theo hướng loại bỏ các cá thể mang kiểu hình do A2
quy định, tần số allele A2 sẽ giảm dần về không.
IV. Nếu quần thể đang cân bằng và có tỉ lệ các kiểu gene là thuần chủng đều bằng 1/9 thì
loại kiểu hình do A1 quy định có tỉ lệ gấp 1,25 lần tổng 2 loại kiểu hình còn lại.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 40. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả 2 bệnh di truyền ở người trong một dòng họ. Biết
rằng mỗi một bệnh do một cặp gene quy định, trong đó có gene nằm trên vùng không
tương đồng của NST giới tính X gây nên, và các allele trội là trội hoàn toàn.

Ghi chú:
1 2 3 4
: Không bị bệnh
1
5 : Bị bệnh A
6 7 8 9
: Bị bệnh B

10 11 12
?
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Theo lý thuyết,
nếu cặp vợ chồng 11 và 12 sinh con, khả năng họ sinh ra đứa con đầu lòng không bị bệnh
nào là bao nhiêu?
A. 15/16. B. 9/16. C. 14/23. D. 19/32.

115
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
ĐỀ SỐ 20
Câu 1. Hô hấp sáng gây ra hậu quả gì?
A. Lãng phí sản phẩm quang hợp. B. Lãng phí năng lượng do hô hấp tạo ra.
C. Tích tụ nhiều khí O2 trong mô thực vật. D. Tạo ra nhiều ATP cho cây sử dụng.
Câu 2. Động vật nào sau đây có lỗ miệng đồng thời là lỗ thải bã?
A. Sán lá gan. B. Ốc sên. C. Rắn. D. Cua.
Câu 3. Dạng đột biến điểm nào không làm thay đổi số liên kết hydro của gene?
A. Thêm một cặp G – X. B. Mất một cặp A – T.
C. Thay thế cặp A – T bằng cặp T – A. D. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
Câu 4. Sự không phân ly của toàn bộ các nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân của
một tế bào 2n = 8 có thể tạo ra được tế bào có bao nhiêu NST?
A. 8. B. 16. C. 4. D. 12.
Câu 5. Dạng đột biến cấu trúc NST có thể xảy ra giữa 2 NST không tương đồng là
A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn.
Câu 6. Thành phần nào không nằm trong Operon Lac nhưng đóng vai trò quan trọng
trong việc điều hòa các gene của Operon?
A. Vùng khởi động. B. Vùng vận hành. C. Các gene cấu trúc. D. Gene điều hòa.
Câu 7. Trong quá trình tiến hóa, các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại địa chất nào?
A. Đại Cổ sinh. B. Đại Tân sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Nguyên sinh.
Câu 8. Hiện tượng một kiểu gene có thể cho nhiều kiểu hình ở các môi trường khác nhau
gọi là gì?
A. đột biến. B. hoán vị gene. C. tương tác gene. D. thường biến.
Câu 9. Những con cá nhỏ ăn các mảng bám trên răng lươn biển. Mối quan hệ nào đã xảy
ra giữa 2 loài này?
A. cộng sinh. B. kí sinh. C. hội sinh. D. hợp tác.
Câu 10. Ở ruồi giấm, allele D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với allele d quy định mắt
trắng. Gene này nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Kiểu gene nào
sau đây là của ruồi đực mắt đỏ?
A. XdXd. B. XDXD. C. XdY. D. XDY.
Câu 11. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST tương đồng trong kì đầu giảm phân I là cơ sở
của hiện tượng nào?
A. Tự nhân đôi nhiễm sắc thể. B. Đột biến gene.
C. Hoán vị gene. D. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 12. Để tính mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần
thể và yếu tố nào của quần thể?
A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.
B. kiểu phân bố của các cá thể.
C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố.
D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng.
Câu 13. Trên lý thuyết, chất nào sau đây có thể được sử dụng để lưỡng bội hóa hạt phấn?
A. 5-BU. B. CO2. C. Colchicine. D. Lactose.
116
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 14. Trong cùng một sinh cảnh, sự trùng lắp ổ sinh thái riêng nào sau đây thường
không làm 2 loài cạnh tranh nhau?
A. Thức ăn. B. Nơi ở. C. Nhiệt độ. D. Ánh sáng.
Câu 15. Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất
vô cơ?
A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ. C. Sinh vật phân giải. D. Sinh vật kí sinh.
Câu 16. Theo lý thuyết, kiểu gene nào sau đây sẽ cho nhiều loại giao tử nhất?
A. AAbb. B. AaBb. C. Aabb. D. aaBb.
Câu 17. Theo lý thuyết, chọn lọc tự nhiên thường làm thay đổi tần số allele của loại quần
thể nào sau đây nhanh nhất?
A. Vi khuẩn. B. Động vật. C. Thực vật. D. Nấm.
Câu 18. Đặc trưng nào của quần thể cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể?
A. Tỉ lệ giới tính. B. Kiểu phân bố. C. Mức tử vong D. Sự phát tán cá thể.
Câu 19. Trên cùng một con suối, từ một quần thể ốc ban đầu đã hình thành nên 2 quần
thể ở đầu và cuối con suối khiến chúng không thể gặp nhau để giao phối, dần dần thành
hai loài ốc rất giống nhau. Đây là ví dụ về sự hình thành loài bằng cơ chế nào?
A. Cách ly tập tính. B. Cách ly sinh thái. C. Cách ly địa lý. D. Song nhị bội hóa.
Câu 20. Ở cá kiếm, màu mắt do một gene có 2 allele quy định. Đem cá mắt đỏ thuần chủng
lai với cá mắt đen thuần chủng, thu được F1 toàn mắt đen. Sau đó cho F1 giao phối với
nhau thì trên lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình của F2 sẽ ra sao?
A. 3 mắt đỏ : 1 mắt đen. B. 3 mắt đen : 1 mắt đỏ.
C. 100% mắt đỏ. D. 100% mắt đen.
Câu 21. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về sự tác động của các nhân tố tiến hóa,
phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cá thể là đơn vị tồn tại nhỏ nhất của sinh vật có khả năng tiến hóa.
B. Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa vì không làm thay đổi cấu trúc
khi truyền của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa chính hình thành nên các quần thể thích nghi.
D. Tốc độ biến đổi tần số một allele do đột biến thường chậm hơn so với các nhân tố
tiến hóa khác.
Câu 22. Xét một chuỗi thức ăn trong rừng nhiệt đới gồm có lá cây → sâu → tắc kè → rắn
→ cầy. Phát biểu nào đúng khi rút ra nhận xét từ chuỗi thức ăn này?
A. Cầy là loài ở bậc dinh dưỡng thứ 4.
B. Tắc kè là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
C. Rắn có thể là sinh vật phân giải.
D. Mối quan hệ giữa sâu và cây là mối quan hệ ký sinh.
Câu 23. Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hóa nhỏ diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
B. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài.
C. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
D. Tiến hoá lớn là hệ quả của tiến hoá nhỏ.
117
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 24. Một quần thể ngẫu phối có 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa. Biết rằng các cá thể aa không có
khả năng sinh sản. Sau một thế hệ, tỉ lệ các thể aa trong quần thể sẽ xấp xỉ
A. 4%. B. 20%. C. 25%. D. 2,8%
Câu 25. Một tARN có bộ ba đối mã là 3’GAU5’ thì sẽ có bộ ba mã sao tương ứng là
A. 3’AUG’. B. 5’AUG3’. C. 5’XUA3’. D. 3’XTA5’.
Câu 26. Cho hình mô tả thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm như sau:
Khẳng định nào sau đây là chính xác khi nói về thí nghiệm này?
A. Thí nghiệm chứng minh hô hấp đã
hút O2 và thải CO2.
B. Nước vôi ở ống nghiệm 4 trong hình
bị đục có thể do CO2 từ bên ngoài lọt
vào.C. Khi bơm hút hoạt động, dòng
không khí di chuyển đã mang CO2 từ
bình 3 vào ống nghiệm 4.
D. Dung dịch KOH ở ống nghiệm 1 sẽ
bị vẩn đục nếu thí nghiệm kéo dài.
Câu 27. Ở một cơ thể thực vật lưỡng bội, trên một cành cây có sự xuất hiện của một số tế
bào mà có một cặp NST tương đồng chứa 3 chiếc NST, các cặp còn lại bình thường. Theo
lý thuyết, các tế bào này có thể được tạo ra do nguyên nhân ban đầu nào?
A. Sự không phân ly của một NST trong nguyên phân.
B. Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ.
C. Sự thụ tinh giữa giao tử n + 1 và giao tử n.
D. Đột biến điểm xảy ra tại một gene trên NST.
Câu 28. Hình bên mô tả sơ lược về một
phần quá trình điều hòa xảy ra khi
đường huyết tăng cao. Phát biểu nào
đúng khi nói về quá trình này?
A. Quá trình này thường xảy ra sau
khi cơ thể vận động nhiều.
B. Tuyến tụy là cơ quan trực tiếp
thực hiện quá trình này.
C. Insulin thúc đẩy quá trình tổng
hợp glucose từ glycogene.
D. Glycogene dự trữ trong gan giúp
đường huyết giảm xuống.
Câu 29. Ở một loài thực vật, màu hoa do một gene có 3 allele A1, A2, A3 quy định, các allele
tương tác trội lặn hoàn toàn từng đôi một. Theo lý thuyết, phép lai giữa 2 cá thể cùng dị
hợp không thể cho tỉ lệ kiểu hình nào?
A. 1 : 2 : 1. B. 1 : 1 : 1 : 1. C. 3 : 1. D. 1 : 1.
Câu 30. Trong các mối quan hệ sinh thái sau, có bao nhiêu mối quan hệ thể hiện sự đối
kháng giữa các loài, trong đó chỉ có một loài có lợi?
118
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
I. Cáo săn các loài gặm nhấm.
II. Rắn ăn thằn lằn.
III. Sói và đại bàng cùng săn thỏ.
IV. Bò và các vi sinh vật sống trong dạ cỏ của nó.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 31. Khi nói về nhân tố tiến hóa đột biến, theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao
nhiêu phát biểu sau là đúng?
I. Đột biến gene gây chết sẽ bị loại bỏ hoàn hoàn bởi chọn lọc tự nhiên.
II. Những đột biến gene ít nhất là không có hại thì thường được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
III. Một đột biến trội có lợi vẫn có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
IV. Sự tích lũy đột biến khiến quần thể giảm sự đa dạng di truyền.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32. Tại 1 vùng đồng bằng mà lũ về hằng năm, có 1 giống lúa mọc dài ra rất nhanh
khi bị ngập nhờ khả năng tạo hormone Gibberellin (GA). Lượng GA do 2 cặp gene phân
ly độc lập Aa, Bb cùng quy định, trong đó mỗi allele trội đóng góp một lượng GA như
nhau, các allele lặn không có khả năng tạo GA. Những cây có ít hơn 2 allele trội trong
kiểu gene sẽ không thể sống sót. Ở thế hệ P trong vườn ươm, lấy những cây có kiểu
gene AaBb lai với nhau, thu được các hạt F1. Đem F1 gieo trồng ngay lúc lũ chuẩn bị về,
sau đó cho giao phấn ngẫu nhiên, thu được các hạt F2. Hỏi qua năm sau, khi đem trồng
cùng thời điểm các hạt F2 thì tỉ lệ sống sót qua lũ là bao nhiêu?
A. 77/121. B. 27/121. C. 41/121. D. 108/121.
Câu 33. Ở một loài thực vật, allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy
định hoa vàng. Một số hạt mang kiểu gene Aa được ngâm trong dung dịch colchicine,
sau đó đem trồng thành các cây P. Qua kiểm tra cho thấy tỉ lệ hạt chết và tứ bội hóa thành
công trên tổng số hạt ban đầu lần lượt là 10% và 2%. Biết rằng các cây tứ bội chỉ cho giao
tử lưỡng bội có sức sống. Theo lý thuyết, khi các cây P giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ những
cây hoa đỏ tam bội ở F1 xấp xỉ
A. 2%. B. 4%. C. 6%. D. 8%.
Câu 34. Trong một tế bào sinh dục chín của một cá thể động vật, xét
một cặp NST thường có cấu trúc kí hiệu ABD.EF và abd.ef.
Kết thúc quá trình giảm phân và hoàn thiện giao tử của tế bào này,
người ta thấy trong các giao tử tạo ra, có 2 giao tử mang NST như
hình minh họa. Theo lý thuyết, phát biểu nào sai khi nói về sự hình
thành giao tử này?
A. Quá trình giảm phân có thể đã diễn ra hoàn toàn bình thường.
B. Trong giảm phân I, cặp NST đang xét có thể đã xảy ra trao đổi
chéo không cân.
C. Có thể tìm được thêm một giao tử có chứa ABD.EFf.
D. Hợp tử tạo ra từ các giao tử này có hàm lượng ADN bị thay đổi.

119
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 35. Ở một loài côn trùng, thân xám trội hoàn toàn so với thân đen; cánh dài trội hoàn
toàn so với cánh ngắn. Thực hiện phép lai P: thân xám, cánh dài x thân xám, cánh ngắn,
thu được F1 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9 : 6 : 4 : 1. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến,
các gene đang xét nằm trên cặp NST thường, phát biểu nào sau đây sai?
Ab
A. Cá thể thân xám, cánh dài P có thể có kiểu gene aB.
B. Những con thân xám, cánh dài ở F1 đều không thuần chủng.
C. F1 có 7 loại kiểu gene, trong đó có 3 kiểu gene thuần chủng.
D. Tỉ lệ 1/20 ở F1 có thể là những cá thể thân đen, cánh dài.
Câu 36. Ở một loài thực vật, allele A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy
định quả màu vàng, allele B quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele b quy định thân
thấp. Cho cây tứ bội AAaaBbbb (cây P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng thể tứ bội chỉ
cho giao tử lưỡng bội có sức sống. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cây P có thể tạo ra bằng cách tứ bội hóa hạt của một cây khác.
B. F1 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 105 : 35 : 35 : 1.
C. Cho các cây quả vàng F1 giao phấn, đời con có 25% thân thấp.
D. Lấy 1 cây quả đỏ, thân cao F1 tự thụ, có thể thu được 1/16 quả vàng, thân thấp.
Câu 37. Tại một phòng thí nghiệm, một nhóm nhà khoa học tổng hợp các phân tử mARN
nhân tạo rồi đưa các mARN này vào các ống nghiệm có sẵn phức hợp tổng hợp protein.
Nguyên liệu trong mỗi ống nghiệm chỉ có 1 loại amino acid. Kết quả thí nghiệm ở bảng.
Loại mARN Ống nghiệm tổng hợp được protein
Chỉ có nucleotide loại A Ống có Lysine (Lys)
Chỉ có nucleotide loại U Ống có Phenyl alanine (Phe)
Chỉ có nucleotide loại G Ống có Glycine (Gly)
Chỉ có nucleotide loại X Ống có Proline (Pro)
Từ kết quả thí nghiệm, có bao nhiêu nhận định sau đây sai?
I. Trong bảng mã di truyền, triplet 3’AAA5’ mã hóa cho axit amin Phe.
II. Trên mARN, dịch mã có thể diễn ra khi không có codon mở đầu.
III. Nếu cho các loại amino acid khác nhau vào cùng 1 ống nghiệm, có thể thu được loại
protein có nhiều hơn 2 loại amino acid.
IV. Mỗi loại axit amin Lys, Phe, Gly, Pro đều được mã hóa bởi duy nhất 1 codon.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 38. Ở một loài côn trùng, allele A quy định thân xám trội hoàn toàn so với allele a
quy định thân đen, allele B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với allele b quy định cánh
ngắn. Ở thế hệ P, khi lấy con cái (XX) thân xám, cánh dài lai với con đực (XY) cùng kiểu
hình, thu được F1 có những con cái toàn thân xám, cánh dài; những con đực có tỉ lệ 10%
thân xám, cánh dài : 10% thân đen, cánh ngắn : 40% thân xám, cánh ngắn : 40% thân xám,
cánh dài. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, khi đem những con đực F1 lai với những
con cái có kiểu gene giống P thì ở đời con, những con cái thân xám, cánh dài chiếm tỉ lệ
bao nhiêu?
A. 25,5%. B. 50%. C. 35%. D. 30%.

120
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 39. Tại một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có
thành phần kiểu gene là 0,5AABB : 0,1AaBb : 0,2Aabb : 0,2aabb. Biết rằng quần thể không
chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
I. Chỉ cần sau 1 thế hệ, quần thể có đủ tất cả các loại kiểu gene.
II. Qua mỗi thế hệ, tỉ lệ mỗi kiểu gene dị hợp giảm đi một nửa.
III. Qua các thể hệ, tần số AABB tăng lên chứng tỏ tần số a, b bị giảm xuống.
IV. Ở F2, tỉ lệ các kiểu gene không thuần chủng trong quần thể là 47/160.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của nhóm máu ABO và một bệnh di
truyền X do gene nằm trên NST thường quy định. Giả thiết rằng không có đột biến xảy
ra, người 3 và 4 có kiểu gene khác nhau về bệnh X và giống nhau về nhóm máu.

Ghi chú:
1-B 2-B 3-A 4-A
Không bị bệnh X.
Bị bệnh X.
5-B 6-O 7-B 8-A 9-A 10 - B
A, B, O, AB Các nhóm máu
?
11 - AB 12 - B
Theo lý thuyết, nếu vợ chồng 7 – 8 sinh con đầu lòng thì khả năng đứa trẻ có nhóm máu
B và không bệnh là bao nhiêu?
A. 21/112. B. 11/37. C. 11/54. D. 3/7.

121

You might also like